1. Trình bày quá trình chuyển hoá giá trị hàng hoá trong điều kiện tự do cạnh tranh. 2. Thế nào là lợi nhuận siêu ngạch, so sánh lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp và công nghiệp

Đề bài Câu 1: Trình bày quá trình chuyển hoá giá trị hàng hoá trong điều kiện tự do cạnh tranh. Câu 2: Thế nào là lợi nhuận siêu ngạch, so sánh lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp và công nghiệp. Bài làm Câu 1. Trong điều kiện tự do cạnh tranh, giá trị hàng hoá đã có sự chuyển hoá. Vậy quá trình chuyển hoá này bắt nguồn từ đâu? Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữ những người sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàn

doc7 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4279 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu 1. Trình bày quá trình chuyển hoá giá trị hàng hoá trong điều kiện tự do cạnh tranh. 2. Thế nào là lợi nhuận siêu ngạch, so sánh lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp và công nghiệp , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoá dể thu được lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Tồn tại hai loại cạnh tranh là cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh trong nội bộ ngành. Về sự cạnh tranh giữa các ngành. Chúng ta đều biết, ở các ngành sản xuất có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật và tổ chức quản lí khác nhau nên tỉ suất lợi nhuận khác nhau. Do đó cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức là nơi có tỉ suất lợi nhuận cao hơn với biện pháp là tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác.Vì vậy, các nhà tư bản ở các ngành có tỉ suất lợi nhuận thấp sẽ chuyển tư bản sang ngành có tỉ suất lợi nhuận cao hơn. Ta xét một ví dụ cụ thể như sau: ngành da là ngành có cấu tạo hữu cơ của tư bản (chính là giá trị hàng hoá) thấp nhất nhưng lại có tỉ suất lợi nhuận cao nhất. Ngược lại, ngành cơ khí có cấu tạo hữu cơ cao nhất nhưng lại có tỉ suất lợi nhuận thấp nhất. Chính vì vậy những nhà tư bản trong ngành cơ khí sẽ tự phát chuyển tư bản của mình sang ngành da. Điều này khiến số lượng hàng hoá của ngành da tăng lên (cung vượt quá cầu ) do đó giá cả hàng hóa ở ngành da sẽ giảm xuống thấp hơn giá trị của nó, tỉ suất lợi nhuận giảm. Còn ngành cơ khí thì ngược lại, giá cả sẽ tăng cao hơn giá trị, tỉ suất lợi nhuận tăng lên. Khi đó, tư bản ở ngành da lại chuyển sang ngành cơ khí hoặc một ngành khác có tỉ suất lợi nhuận cao hơn. Sự tự do di chuyển tư bản này làm thay đổi cả tỉ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành, và nó chỉ tạm thời dừng lại khi tỉ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau. Từ đó hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân. Khi hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân thì lượng lợi nhuận của tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau sẽ đều tính theo lợi nhuận bình quân và do đó, nếu lượng tư bản ứng ra bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân. Vì vậy lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào. Ta cũng đã biết, giá trị thặng dư là một bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Hay nói thẳng ra thì đây chính là lợi nhuận của nhà tư bản. Vì vậy, xét về bản chất thì giá trị thặng dư hay lợi nhuận bình quân cũng đều là lợi nhuận của nhà tư bản, đều có chung nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân. Chỉ có điều, giá trị thặng dư là lợi nhuận cá biệt của mỗi nhà tư bản còn lợi nhuận bình quân là lợi nhuận của toàn xã hội tư bản chia đều ra cho mỗi nhà tư bản. Giá trị hàng hoá biểu hiện qua tư bản bất biến, tư bản khả biến và giá trị thặng dư. Giá cả sản xuất biểu hiện qua tư bản bất biến, tư bản khả biến và lợi nhuận bình quân. Như vậy có thể kết luận, trong giai đoạn cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, hình thành nên tỉ suât lợi nhuận bình quân, là khi giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hoá chuyển hoá thành giá cả sản xuất và quy luật giá trị cũng biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Tiền đề của sự chuyển hoá từ giá trị hàng hoá sang giá cả sản xuất chính là sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân đã nói ở trên. Và điều kiện để có sự chuyển hoá này là nền đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển, sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất, quan hệ tín dụng phát triển và tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác. Trong sản xuất hàng hoá giản đơn thì giá cả hàng hoá xoay quanh giá trị hàng hoá. Giờ đây, giá cả hàng hoá sẽ xoay quanh giá cả sản xuất. Xét về mặt lượng, ở mỗi ngành, giá cả sản xuất và giá trị hàng hoá có thể không bằng nhau, nhưng đứng trên phạm vi toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn băng tổng giá trị hàng hoá. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất, giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, và giá trị thị trường xoay quanh giá cả sản xuất. Câu 2. Để hiểu thế nào là lợi nhuận siêu ngạch trước tiên ta phải tìm hiểu lợi nhuận bình quân. Lợi nhuận bình quân hình thành dựa trên sự hình thành của tỉ suất lợi nhuận bình quân ( đã nói rất kĩ ở câu 1). Nó là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào. Và lợi nhuận siêu ngạch là phần lợi nhuận đặc biệt vượt quá lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản thu được trong một thời gian nhất định trong qua trình cạnh tranh nhờ thường xuyên cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, ... hoặc do những lợi thế về điều kiện sản xuất tác động làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá của mình sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó. So sánh lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp và lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệp: Giống nhau: cả hai đều là phần lợi nhuận vượt quá lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản thu được trong một thời gian nhất định trong quá trình cạnh tranh nhờ thường xuyên cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động,... hoặc do những lợi thế về điều kiện sản xuất tác động làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá mình sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Khác nhau: Đối với lợi nhuận siêu ngạch trong công ngiệp: do đi trước trong việc cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động đã giúp một số nhà tư bản thu được lợi nhuận siêu ngạch (bỏ qua mặt lợi thế về điều kiện sản xuất của một số rất ít nhà tư bản như vị trí địa lí thuận lợi,...). Nhưng sau đó, khi những cải tiến kĩ thuật, phương pháp nâng cao năng suất lao động này được tất cả các nhà tư bản khác áp dụng thì lúc này lợi nhuận lợi nhuận siêu ngạch không còn nữa mà thay vào đó là một mức lợi nhuận bình quân mới được thiết lập trong toàn ngành. Rồi lại sau một khoảng thời gian nhất định, lợi nhuận siêu ngạch lại được tạo ra bởi một số nhà tư bản, rồi sau đó lại được thay bằng một mức lợi nhuận bình quân mới. Điều này luôn được lặp đi lặp lại trong sản xuất công nghiệp tự do cạnh tranh. Vì vậy có thể nói, trong công nghiệp sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch chỉ là hiện tượng tạm thời đối với từng tư bản cá biệt. Trái lại, trong nông nghiệp, sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch lại có tính ổn định và lâu dài. Nguyên nhân là do trong nông nghiệp ruộng đất là tư liêu sản xuất cơ bản, ruộng đất tốt, xấu khác nhau, đại bộ phận là xấu. Do người ta không thể tạo thêm được ruộng đất, mà những ruộng đất tốt lại bị độc quyền kinh doanh kiểu tư bản chủ nghĩa cho thuê hết nên buộc phải thuê cả ruộng đất xấu. Điều đó làm cho những nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài vì nó dựa trên tính cố định của ruộng đất và độ màu mỡ tự nhiên của ruộng đất. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26645.doc
Tài liệu liên quan