1 vài ý kiến về chế độ và kế toán tài sản cố định thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay

Lời mở đầu Trong những năm qua, với nhận thức muốn tồn tại thì căn bản nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã coi trọng đầu tư, đổi mới công nghệ do đó đã duy trì mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, sự đầu tư đổi mới công nghệ diễn ra còn chậm chạp, ở trình độ thấp và mang tính cục bộ, manh mún chưa tương xứng với nhu cầu đổi mới thiết bị và công nghệ của các doanh nghiệp. Hầu hết các thiết bị hiện đang sử dụng đều từ những năm 50-60.

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu 1 vài ý kiến về chế độ và kế toán tài sản cố định thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ ASEAN, mức độ công nghệ trang thiết bị cuả Việt Nam lạc hậu từ hai đến ba thế hệ so với các nước đang phát triển trong khu vực. Tỉ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm chi khoảng 5-7%, trong khi đó, của thế giới hiện nay là khoảng 20% năm.Vì vậy việc nghiên cứu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ đã trở thành nỗi bức xúc của các doanh nghiệp, thế nhưng trở ngại lớn nhất là tìm đầu ra nguồn vốn? Thực tế cho thấy vốn tự có của doanh nghiệp thì nhỏ bé, việc vay vốn ngân hàng đòi hỏi các doanh nghiệp tín dụng rất ngặt nghèo và thời hạn cũng thường ngắn không đảm bảo được vốn trung và dài hạn cho việc đổi mới các máy móc thiết bị. Trong bối cảnh đó, thuê mua tài chính ra đời là một giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn và là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng hoạt động thuê tài chính ở nước ta đang còn là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, các chế độ tài chính còn nhiều vướng mắc, khung pháp lý hoạt động còn chưa đầy đủ... nên việc nghiên cứu và hoàn thiện về hoạt động này là cần thiết.Với tầm quan trọng như vậy, trong đề án môn học Kế toán Tài chính em xin trình bày : “Một vài ý kiến về chế độ và kế toán TSCĐ thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay”. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự góp ý của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Trần Quí Liên và các thầy cô giáo trong khoa kế toán đã giúp em hoàn thành đề án này.  Nội dung I. Lý thuyết chung về tài sản cố định thuê tài chính. 1. Lịch sử hình thành hoạt động thuê tài chính. Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn, ra đời cách đây hàng trăm năm và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Lúc đầu cho thuê tài chính chỉ là hình thức bán hàng của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, từ những năm 1950 trở lại đây, hoạt động cho thuê tài chính phát triển mạnh mẽ và trở thành một loại hình dịch vụ tài chính chuyên sâu với sự ra đời của hàng loạt các công ty cho thuê tài chính độc lập. Năm 1994, giá trị máy móc, thiết bị tài trợ qua hình thức cho thuê tài chính trên thế giới khoảng 350 tỷ USD thì đến năm 1998 con số này là 450 tỷ USD . Cho thuê tài chính hiện nay đang phát triển rất nhanh ở các nước đang phát triển. Năm 1994, giá trị máy móc, thiết bị thông qua hoạt động cho thuê tài chính lên tới 44 tỷ USD , tăng gần 3 lần so với năm 1998 . Hàn Quốc là một trong những nước mà hoạt động cho thuê tài chính phát triển mạnh mẽ, năm 1994, nước này đã trở thành thị trường cho thuê tài chính đứng thứ năm trên thế giới. ở Việt Nam, trước đây, một số thiết bị với số vốn lớn mà trong nước không thể sản xuất được như Máy bay, Tàu thủy có trọng tải lớn, chúng ta đã áp dụng phương thức này đối với các nhà sản xuất hoặc nhà cho thuê nước ngoài. Trước tình hình đó, tháng 5 năm 1995, ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành thể lệ tín dụng thuê mua kèm theo quyết định số 149-QĐ/NHNN quyết định nghiệp vụ thuê-mua ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, đến tháng 10 năm 1995, chính phủ chính thức ban hành nghị định 64/CP quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính Việt Nam. Cho đến tháng 10 năm 2001, cả nước ta đã có 9 công ty cho thuê tài chính ra đời và hoạt động dưới các hình thức : Công ty cho thuê tài chính nhà nước; Công ty cho thuê tài chính cổ phần; Công ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng; Công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài. Trong đó, những công ty cho thuê tài chính thuộc tổ chức tín dụng là mô hình công ty mẹ và công ty con hoạt động có hiệu quả và phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta. 2. Những vấn đề về TSCĐ thuê tài chính. 2.1. Một số khái niệm. Để tiến hành các hoạt động sản xuất-kinh doanh, doanh nghiệp cần thiết phải có ba yếu tố:Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Tài sản cố định (TSCĐ) là tư liệu lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.Song không phải tất cả các tư liệu lao động trong doanh nghiệp đều là TSCĐ mà TSCĐ chỉ là những tư liệu lao động có giá trị lớn thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kì sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần và chi phí sản xuất - kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Tài sản cố định có nhiều loại. Theo quyền sở hữu, TSCĐ được phân thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. ã TSCĐ tự có: Là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh... ã TSCĐ thuê ngoài: TSCĐ thuê ngoài lại được phân thành : +) TSCĐ thuê hoạt động: Là những TSCĐ đơn vị đi thuê của các đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng kí kết .Thời gian thuê ngắn so với toàn bộ đời sống hữu ích của tài sản . Các bên thuê có thể huỷ ngang hợp đồng chỉ cần báo trước một thời gian ngắn .Và người cho thuê phải chịu mọi sự chi phí vận hành của tài sản như bảo trì, bảo hiểm cùng mọi rủi ro và sự sụt giảm giá trị của tài sản.Mặt khác người cho thuê được hưởng tiền thuê và sự gia tăng giá trị của tài sản hay những quyền lợi do quyền sở hữu tài sản mang lại.Đây là hình thức thuê ngắn hạn nên tổng số tiền mà người thuê phải trả cho người cho thuê có giá trị thấp hơn nhiều so với toàn bộ giá trị của tài sản, khi hợp đồng hết hạn người chủ sở hữu có thể bán lại tài sản đó hoặc gia hạn hợp đồng cho thuê hay tìm một khách hàng thuê khác. Người thuê có quyền sở hữu tài sản trong thời gian đã thoả thuận và có bổn phận trả tiền thuê, người thuê không phải chịu các chi phí bảo trì hay những rủi ro liên quan đến tài sản nếu không phải do những lỗi của họ gây ra.Thuê hoạt động không phải là một giải pháp tài trợ cho hành động mua tài sản trong tương lai. +) TSCĐ thuê tài chính: Là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê trao quyền quản lí và sử dụng trong hầu hết thời gian tuổi thọ của TSCĐ.Tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với khoản lợi nhuận từ đầu tư đó. 2.2. Vài nét về nghiệp vụ thuê tài chính TSCĐ. Thuê tài chính là thuê tài sản có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.Theo phương thức này, người cho thuê phải mua tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản đó với nhà cung cấp hoặc người cho thuê cung cấp tài sản của họ cho người thuê.Thuê tài chính được chia làm ba phần là thời hạn thuê cơ bản, thời hạn gia hạn tuỳ chọn và phần giá trị còn lại. Thời hạn thuê cơ bản là thời hạn mà người thuê trả những khoản tiền thuê cho người cho thuê để được quyền sử dụng tài sản, trong suốt thời gian này người cho thuê thường kì vọng thu hồi đủ số tiền bỏ ra ban đầu cộng với tiền lãi trên số vốn đã tài trợ. Đây là thời hạn tất cả các bên không được huỷ ngang hợp đồng nếu không có sự chấp thuận của bên kia. Thời hạn gia hạn tuỳ chọn là giai đoạn mà người thuê có thể tiếp tục thuê thiết bị tuỳ theo ý muốn của họ, tiền thuê trong giai đoạn này thường rất thấp so với tiền thuê trong thời hạn cơ bản. Phần giá trị còn lại theo thông lệ tại thời điểm kết thúc giao dịch thuê tài chính người cho thuê thường uỷ quyền cho ngưqời thuê làm đại lý bán tài sản.Người thuê được phép hưởng phần tiền bán tài sản lớn hơn so với giá mà người cho thuê đưa ra hoặc được khấu trừ vào tiền thuê và nó được coi như là một khoản hoa hồng bán hàng. Các loại chi phí bảo trì vận hành phí bảo hiểm và mọi rủi ro thường do người thuê chịu nên khoản tiền thuê nhận được coi là giá trị thuần của tài sản. Trong thời gian diễn ra hoạt động thuê tài sản quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản thuộc về quyền cho thuê và quyền sử dụng hưởng dụng những lợi ích kinh tế thuộc về người thuê . Do giữ quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản nên mọi ưu đãi về thuế và các khoản tiền bồi thường do cơ quan bảo hiểm trả cho tài sản dều do người thuê hưởng, nhưng người cho thuê thường chiết khấu phần tiền khuyến khích về thuế vào tiền thuê mà người thuê phải trả theo định kỳ còn khoản tiền bồi thường của công ty bảo hiểm thường được người cho thuê chuyển cho người cho thuê sau khi người thuê hoàn thành trọn vẹn mọi nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng. Việc phân loại thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động phải căn cứ vào bản chất các điều khoản ghi trong hợp đồng ví dụ các trường hợp thường dẫn đến hợp dồng thuê tài chính là : +) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê khi hết thời hạn thuê . +) Bên đi thuê tài sản có quyền lựa chọn mua tài sản vào cuối thời kỳ thuê với giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý tại ngày mua và vào ngày khởi đầu thuê tài sản gần như chắc chắn bên đi thuê sẽ mua lại tài sản thuê . +) Thời gian thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hửu . +) Vào ngày khởi đầu thuê tài sản giá trị hiện tại của tiền thuê tối thiểu ít nhất bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê . +) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên đi thuê có khả năng sử dụng không cần có sự sữa chữa lớn nào . Ghi nhận thuê tài sản trong báo cáo tài chính: +) Đối với bên thuê: Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lí của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lí của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản hoặc lãi suất ghi trong hợp đồng. Trường hợp không thể xác định được lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê thì sử dụng lãi suất biên đi vay của bên thuê tài sản để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Khi trình bày các khoản nợ phải trả về thuê tài chính trong báo cáo tài chính, phải phân biệt nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính, như chi phí đàm phán kí hợp đồng được ghi nhận vào nguyên giá tài sản đi thuê. Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải đượcchia ra thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính phải được tính theo từng kỳ kế toán trong suốt thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán. Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán. Chính sách khấu hao tài sản thuê phải nhất quán với chính sách khấu hao tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê thời gian sử dụng hữu ích của nó. Khi trình bày tài sản cố định thuê trong báo cáo tài chính phải tuân thủ các qui định của chuẩn mực kế toán “TSCĐ hữu hình”. +) Đối với bên cho thuê: Bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán bằng giá trị đầu tư thuần trong hợp đồng cho thuê tài chính. Đối với thuê tài chính phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho bên thuê, vì vậy các khoản phải thu về cho thuê tài chính phải được ghi nhận là khoản phải thu vốn gốc và doanh thu tài chính từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê. Việc ghi nhận doanh thu tài chính phải dựa trên cơ sở lãi suất định kỳ cố định trên số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính.Các khoản thanh toán tiền thuê tài chính cho từng kỳ kế toán (không bao gồm chi phí cung cấp dịch vụ) được trừ vào đầu tư gộp để làm giảm đi số vốn gốc và doanh thu tài chính chưa thực hiện. Các chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu tài chính như tiền hoa hồng và chi phí pháp lý phát sinh khi đàm phán ký kết hợp đồng thường do bên cho thuê chi trả và được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc được phân bổ dần vào chi phí theo thời hạn cho thuê tài sản phù hợp với việc ghi nhận doanh thu. Thuế GTGT đối với hoạt đông cho thuê tài chính. Tài sản thuê tài chính là tài sản mà bên cho thuê tài chính dùng vào dịch vụ cho thuê tài chính. Tài sản này được hình thành từ việc nhập khẩu hoặc mua trong nước. Đối với tài sản nhập khẩu, bên cho thuê tài chính là đối tượng nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu. Đối với tài sản mua trong nước, bên cho thuê tài chính gián tiếp nộp thuế GTGT thông qua việc thanh toán tài sản mua. Dịch vụ cho thuê tài chính theo qui dịnh của pháp luật là dịch vụ tín dụng trung, dài hảntên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê với bên đi thuê. Doanh thu cho thuê tài chính không thuộc diện chịu thuế GTGT bao gồm tiền thu cho thuê tài chính, phí cam kết sử dụng vốn, giá trị mua lại (trường hợp bên thuê mua lại tài sản thuê vào cuối kỳ hạn thuê theo giá danh nghĩa). Thuế GTGT của tài sản thuê tài chính do bên cho thuê tài chính đã nộp sẽ được bên đi thuê trả dần trên cơ sở hợp đồng thuê tài chính. 2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên: Quyền và nghĩa vụ của công ty cho thuê tài chính: +) Có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp đầy đủ, toàn bộ các báo cáo quý, về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và các vấn đề có liên quan đến tài sản thuê +) Đựoc quyền sở hữu và đính ký hiệu sở hữu trên tài sản thuê trong suốt thời hạn cho thuê. +) Có quyền yêu cầu bên thuê bồi thường mọi thiệt hại phát sinh do bên thuê không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo quản, sữa chữa, thanh toán tiền bảo hiểm tài sản thuê trong thời hạn cho thuê . +) Được quyền chuyển nhượng các quyền của mình trong hợp đồng cho một công ty cho thuê tài chính khác mà không cần sự đồng ý của bên thuê. Trong trường hợp này, công ty cho thuê tài chính phải thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê. +) Có quyền yêu cầu bên thuê đặt tiền ký quĩ bảo đảm cho hợp đồng hoặc yêu cầu có người bão lãnh đối với bên thuê. +) Có trách nhiệm đăng ký hợp đồng, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê . +) Chịu trách nhiệm ký hợp đồng mua hàng, thanh toán tiền mua tài sản để cho thuê với bên cung ứng theo các điều kiện đã được thoả thuận trong Hợp đồng mua hàng, công ty cho thuê tài chính không chịu trách nhiệm về việc tài sản không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên thuê thoả thuận với bên cung ứng. Trong trường hợp tài sản thuê được nhập khẩu, Công ty cho thuê tài chính có nghĩa vụ hoàn tất mọi thủ tục nhập khẩu cần thiết. +)Thực hiện các nghĩa vụ của mình và phải bồi thường mọi thiệt hại cho bên thuê, trong trường hợp tài sản thuê không được giao đúng hạncho bên thuê do Công ty cho thuê tài chính vi phạm hợp đồng mua hàng Quyền và nghĩa vụ của bên thuê +) Có quyền lựa chọn, thương lượng và thoả thuận với bên cung ứng tài sản thuê về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, việc bảo hiểm, cách thức và thời hạn giao nhận,lắp đặt, bảo hành tài sản thuê. +) Được trực tiếp nhận tài sản thuê từ bên cung ứng +) Trường hợp hợp đồng bị huỷ bỏ trước khi tài sản thuê được giao cho bên thuê do lỗi của bên thuê, bên thuê phải hoàn trả mọi thiệt hại cho công ty cho thuê tài chính. +) Phải sử dụng tài sản thuê theo đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng . +) Phải chịu mọi rủi ro về mất, hỏng đối với tài sản thuê và những rủi ro mà tài sản thuê gây ra cho bên thứ ba. +) Phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sữa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê. +) Không được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê cho bên thứ ba nếu không được Công ty cho thuê tài chính đồng ý trước bằng văn bản. +) Không được dùng tài sản thuê để cầm cố, thế chấp. +) Bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê đúng thời hạn được qui định trong hợp đồng và về nguyên tắc phải chịu các khoản chi phí có liên quan đến tài sản thuê như: chi phí nhập khẩu, thuế, chi phí đăng ký hợp đồng và tiền bảo hiểm đối với tài sản thuê. +) Có nghĩa vụ hoàn trả tài sản thuê cho Công ty cho thuê tài chínhkhi kết thúc thời hạn thuê và chịu mọi chi phí liên quan đến việc hoàn trả tài sản thuê, trừ trường hợp được quyền sở hữu , mua tài sản thuê hoặc tiếp tục theo qui định trong hợp đồng. 3. Hợp đồng thuê mua tài chính: Hợp đồng thuê mua tài chính là một loại hợp đồng kinh tế được ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê một hoặc một số máy móc, thiết bị Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoã mãn một hoặc cả ba trường hợp: +) Nếu bên đi thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê. +) Khoản thu hoặc khoản thiệt hại do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên đi thuê. +) Bên đi thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường . Bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn khi có một trong các trường hợp sau: +) Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định trong hựop đồng cho thuê tài chính. +) Bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính. +) Bên thuê bị phá sản giải thể. +) Người bảo lãnh bị phá sản giải thể và bên cho thuê không chấp nhận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê. Bên thuê có thể chấm dứt hợp đồng trước hạn khi bên cho thuê vi phạm một trong các trường hợp sau: +) Bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho thuê. +) Bên cho thuê vi phạm hợp đồng . Các loại hợp đồng: +) Hợp đồng bán và tái thuê : trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều doanh nghiệp thường gặp khó khăn về nguồn lưu động trong khi đó doanh nghiệp có nhu cầu phải duy trì sản xuất nên không thể bán bớt TSCĐ để chuyển thành TSLĐ nên hình thức bán và tái thuê đã đáp ứng được nhu cầu này. Bán và tái thuê là một thoả thuận tài trợ tín dụng mà công ty A(người thuê) bán một tài sản của chính họ cho công ty B (người cho thuê) đồng thời ngay lúc đó một hợp đồng thuê mua được thảo với nội dung công ty B đồng ý cho công ty A thuê lại chính tài sản mà họ vừa bán . +) Hợp đồng thuê mua giáp lưng: thuê mua giáp lưng là phương thức tài trợ mà trong đó được sự thoả thuận của người cho thuê. Người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê. Kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được ký kết mọi quyền lợi và nghĩa vụ cùng tài sản được chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai các chi phí phát sinh do người thuê thứ nhất và người thuê thứ hai thoả thuận với nhau. Tuy nhiên người thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản vì họ là người trực tiếp kí hợp đồng với người cho thuê. -+) Hợp đồng thuê mua bắc cầu : hình thức này mới phổ biến thời gian gần đây. Theo thể thức mua này người ta cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê từ một hay nhiều người nào đó. Người cho vay được hoàn trả tiền đã cho vay từ các khoản tiền thuê thường do người thuê trực tiếp chuyển trả theo yêu cầu của người cho thuê, sau khi trả hết các món nợ vay những khoản tiền thuê còn lại sẽ được trả cho người thuê. II. Hạch toán TSCĐ thuê tài chính 1. Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính Theo chế độ tài chính quy định hiện hành, ở Việt Nam, khi đi thuê tài chính tài sản cố định, bên thuê căn cứ vào các chứng từ liên quan do bên cho thuê chuyển dến để xác định nguyên giá tài sản đi thuê. Nói cách khác, nguyên giá ghi sổ TSCĐ thuê tài chính được căn cứ vào nguyên giá do bên cho thuê chuyển giao. Ngoài ra , nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính cố thể tính theo một trong các cách sau dây: +) Tính theo số nợ gốc thực tế phải trả : Nếu trong hợp đồng ghi rõ số tiền bên đi thuê phải trả cho mỗi kỳ thì nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính được xác định theo công thức: Nguyên giá TSCĐ đi thuê = Tổng số nợ phải trả theo hợp đồng thuê - Số kỳ thuê x Số lãi phải trả mỗi kỳ +) Tính theo giá trị hiện tại của số tiền thuê: Trong đó: PV: Giá trị hiện tại của tiền thuê (gốc) FV: Lượng tiền phải trả ở một thời điểm trong tương lai (tổng số tiền thuê TSCĐ phải trả). r: tỷ lệ lãi suất. t: số kỳ đi thuê (thời gian thuê). Cách tính trên đây được sử dụng trong những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính lãi gộp tức là lãi kỳ sau được tính bằng (tiền gốc + số lãi kỳ trước ) x lãi suất. Phương pháp này chỉ áp dụng với cách cho thuê tài sản cố định thu hồi một lần cả gốc lẫn lãi. Trên thực tế, xu hướng của người cho thuê và người đi thuê là thoả thuận với nhau sao cho trong suốt thời gian cho thuê và đi thuê, số tiền trả cuối mỗi năm (mỗi kỳ) bằng nhau (mỗi lần trả nợ bao gồm tiền lãi và một phần tiền nợ gốc). Điều này vừa tránh được rủi ro vừa có nguồn thu thực tế hàng năm một cách ổn định đối với người cho thuê. Đồng thời, với người đi thuê, do số tiền trả hàng năm bằng nhau nên giúp cho tình hình tài chính không bị xáo trộn trong quá trình tìm nguồn trả nợ và giảm bớt chi phí lãi vay phải trả. Mặt khác, trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc bán lại tài sản cho bên đi thuê trước thời hạn, việc xác định giá trị còn lại chưa thu hồi khá dễ dàng. Số tiền trả đều đặn (thu đều đặn) mỗi năm được tính theo công thức: Số tiền phải trả đều đặn hàng kỳ = 2. Hạch toán TSCĐ thuê tài chính. 2.1. Tại đơn vị đi thuê: Tài khoản sử dụng: Theo chế độ hiện hành việc hạch toán TSCĐ thuê tài chính được theo dõi trên các tài khoản sau: TK 212 “TSCĐ thuê tài chính”: Theo dõi tình hình hiện có và biến động của TSCĐ thuê tài chính tại doanh nghiệp (theo nguyên giá ). Bên nợ : Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ thuê tài chính (khi tiếp nhận TSCĐ thuê). Bên có : Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ thuê tài chính ( trả lại khi kết thúc hợp đồng thuê, chuyển về TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp). Dư nợ : Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có . TK 2142 “Hao mòn TSCĐ thuê tài chính”: Dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính hiện có. Bên nợ : Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính. Bên có : Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính (do trích khấu hao...). Dư có : Giá trị hao mòn TSCĐ thuê tài chính hiện có. Phương pháp hạch toán: Theo chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 ,TSCĐ thuê tài chính được hạch toán như sau: Căn cứ hợp đồng thuê TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ ghi: Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính(Nguyên giá của TSCĐ đi thuê) Nợ TK 142 - Chi phí trả trước(1421) (Số lãi thuê phải trả hoặc số chênh lệch giữa tổng số tiền thuê và nguyên giá TSCĐ) Có TK 342 - Nợ dài hạn (Tổng số nợ thuê TSCĐ) Để đơn giản trong việc tính toán các chỉ tiêu, số lãi TSCĐ thuê tài chính có thể được xác định ngay trong hợp đồng thuê, cũng có thể bên đi thuê phải tự xác định bằng cách lấy tổng số nợ thuê TSCĐ theo hợp đồng trừ ( - ) nguyên giá TSCĐ (do bên thuê xác định theo giá thị trường hoặc theo giá hiện tại của TSCĐ). 2) Trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ thuê tài chính, bên đi thuê phải tính chi phí thuê TSCĐ (tính, trích khấu hao và phân bổ chi phí tiền lãi thuê) vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đối tượng có liên quan: +) Khi tính, trích chi phí khấu hao TSCĐ, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2142) +) Tính lãi phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 142 – Chi phí trả trước (1421) 3) Hàng tháng (hoặc định kỳ theo thoả thuận trong hợp đồng thuê) trả tiền thuê TSCĐ cho bên cho thuê, ghi: Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (phần nợ đến hạn trả) Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (phần nợ trả trước hạn) Có TK 111 - Tiền mặt; hoặc Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng 4) Khi kết thúc thời hạn thuê TSCĐ: Nếu bên đi thuê được chuyển giao quyền sỡ hữu hoặc được mua lại TSCĐ thuê: Trường hợp chuyển giao quyền sỡ hữu: Ghi chuyển TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ thuộc sỡ hữu của đoanh nghiệp: +) Ghi chuyển nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính +) Ghi chuyển giá trị hao mòn: Nợ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ đi thuê Có TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình (Nếu TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ vô hình thì cũng ghi tương tự, những thay TK 211 bằng TK 213, thay TK 2141 bằng TK 2143) Trường hợp phải chi thêm tiền để mua lại TSCĐ thì đồng thời với việc ghi chuyển TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ thuộc sỡ hữu của doanh nghiệp (bằng hai bút toán nói trên) phải phản ánh việc chi trả tiền và giá trị tăng thêm của TSCĐ đó, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 111 - Tiền mặt; hoặc Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Nếu khi kết thúc hợp đồng thuê, bên đi thuê trả lại TSCĐ cho bên cho thuê, thì căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm “ TSCĐ thuê tài chính”: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2142) Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính Nếu khấu hao chưa hết thì phải trích khấu hao cho đủ và tính vào chi phí kinh doanh. Trường hợp chưa trả hết nợ thì phải chuyển tiền thanh toán nốt, khi thanh toán ghi: Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (chi tiết nợ thuê TSCĐ tài chính ) Có TK 111 - Tiền mặt; hoặc Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Sơ đồ hạch toán Sơ đồ 1a : ( Trong thời gian thuê ) TK 342 TK 212 TK 111,112 TK 315 (3a) (1a) TK 142 TK 627, 641, 642 (1b) (3b) (2b) TK 2142 (2a) Giải thích sơ đồ : (1a) Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính (1b) Tổng số lãi thuê phải trả (2a) Khấu hao TSCĐ thuê tài chính (2b) Lãi phải trả kỳ này (3a) Thanh toán phần nợ đến hạn (3b) Thanh toán nợ trước hạn Sơ đồ 1b : (Khi kết thúc hợp đồng thuê-Trả lại TSCĐ thuê) TK 212 TK 2142 TK 627,641,642 (1) (2) TK 111,112 TK 342 (3) Giải thích sơ đồ : Ghi giảm TSCĐ thuê tài chính Trích đủ khấu hao Thanh toán nốt số nợ chưa trả hết Sơ đồ 1c : (Khi kết thúc hợp đồng thuê-chuyển giao quyền sở hữu hoặc mua lại TSCĐ) TK 212 TK 211 TK 2141 TK 2142 (1a) (2) TK 111,112 (1b) Giải thích sơ đồ : (1a) Chuyển nguyên giá TSCĐ (1b) Chi thêm tiền mua lại TSCĐ (2) Chuyển giá trị hao mòn Theo thông tư số 107/ 1999/ TT – BTC hướng dẫn kế toán thuế GTGT đối với hoạt động đi thuê tài chính, việc hạch toán TSCĐ thuê tài chính có một số thay đổi sau: 1) Khi nhận TSCĐ thuê ngoài, căn cứ vào chứng từ liên quan (hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính, hợp đồng thuê tài chính...) ghi: Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Nguyên giá TSCĐ ở thời diểm thuê) Nợ TK 133 (1332)- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 342 - Nợ dài hạn (Tổng số tiền thuê phải trả). Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính và số thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra, tính xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ theo chế độ thuế quy định để xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 (33311) - Thuế GTGT phải nộp Có TK 133 - Thuế GTGT được kháu trừ 2) Trường hợp thuê TSCĐ dùng vào hoạt động SX - KD hàng hoá ,dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay không chịu thuế GTGT,kế toán ghi: Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính). Có TK 342 - Nợ dài hạn (Tổng số tiền thuê phải trả) . 3) Số lãi thuê phải trả trong kỳ sẽ được hạch toán vào TK 642. Kế toán ghi: Nợ TK 342-Nợ dài hạn(tổng số tiền thuê phải trả kỳ này trừ (-) lãi thuê phải trả ) Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp (lãi thuê phải trả kỳ này) Có TK 315-Nợ dài hạn đến hạn trả(Tổng số tiền thuê phải trả kỳ này) 4) Về phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài chính, ghi : Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 342 - Nợ dài hạn. Có TK 111,112 Hiện nay, số lãi thuê phải trả trong kỳ và phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài chính lại được hạch toán vào TK 635-Chi phí hoạt động tài chính.Và việc hạch toán TSCĐ thuê tài chính được hạch toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê tài chính ( Sơ đồ 2 ) TK 211, 213 TK 212 TK 342 TK 315 TK 111, 112 (1) (9) (5) TK 133 TK 3331 (2) (7) (3) TK 635 (8) (4) TK 2141 TK 2142 TK 627,641,642 (10) (6) Giải thích sơ đồ : Nguyên giá TSCĐ thuê TC Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Số nợ gốc phải trả hàng kỳ Số lãi thuê phải trả hàng kỳ Thanh toán cho bên cho thuê Khấu hao TSCĐ thuê tài chính Kết chuyển số thuế khấu trừ vào số phải nộp trong kỳ Phí cam kết sử dụng vốn Kết chuyển nguyên giá TSCĐ thuê (10) Kết chuyển hao mòn TSCĐ thuê 2.2. Tại đơn vị cho thuê: TSCĐ cho thuê tài chính, về thực chất là một khoản vốn bằng hiện vật cho bên ngoài thuê, TSCĐ vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê phải theo dõi TSCĐ đã cho thuê tài chính về mặt hiện vật và hạch toán giá trị TSCĐ cho thuê như khoản đầu tư tài chính. Căn cứ hợp đồng cho thuê TSCĐ và biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán cần tính toán các chỉ tiêu cần thiết để ghi sổ kế toán. 1) Phản ánh giá trị TSCĐ cho thuê tài chính, ghi: Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác (giá trị thực tế của TSCĐ cho thuê ) Nợ TK 214 -Hao mòn TSCĐ ( 2141 ) ( giá trị hao mòn -nếu có ) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình 2) Tiền thu do cho thuê TSCĐ ( căn cứ hợp đồng kinh tế ghi số tiền phải thu căn cứ các phiếu thu ghi số tiền thu được ) đựơc tính là khoản thu nhập đầu tư tài chính. Nợ TK 111 – Tiền mặt, hoặc Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng ( số tiền dã thu được ) Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng ( số còn nợ ) Có TK 515 – Thu nhập hoạt đồng tài chính. Đồng thời định kỳ phản ánh giá trị TSCĐ đầu tư cho thuê cần phải thu hồi trong quá trình đầu tư, và coi dây là một khoản chi phí đầu tư, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí hoạt đồng tài chính Có T._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35421.doc
Tài liệu liên quan