Ảnh hưởng ban đầu của gia nhập WTO tới chăn nuôi lợn thịt tại Thị Trấn Văn Giang Tỉnh Hưng Yên

Tài liệu Ảnh hưởng ban đầu của gia nhập WTO tới chăn nuôi lợn thịt tại Thị Trấn Văn Giang Tỉnh Hưng Yên: ... Ebook Ảnh hưởng ban đầu của gia nhập WTO tới chăn nuôi lợn thịt tại Thị Trấn Văn Giang Tỉnh Hưng Yên

doc110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng ban đầu của gia nhập WTO tới chăn nuôi lợn thịt tại Thị Trấn Văn Giang Tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹I häc n«ng nghiÖp hµ néi ------› ¶ š------ luËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc ẢNH HƯỞNG BAN ĐẦU CỦA GIA NHẬP WTO TỚI CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI THỊ TRẤN VĂN GIANG TỈNH HƯNG YÊN Tên sinh viên : NGUYỄN THỊ TRÀ Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp Lớp : KT 50B Niên khoá : 2005 - 2009 Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Trà LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, với đề tài nghiên cứu “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình” tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn. giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS Nguyễn Thị Dương Nga, người đã trực tiếp chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện về mọi mặt của lãnh đạo các ban ngành và nhân dân Thị Trấn Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tôi về thực tế nghiên cứu đề tài tốt nghiệp tại địa phương. Cuối cùng xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè đã động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Thị Trà DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ Bình quân ITO Tổ chức thương mại quốc tế CC Cơ cấu ĐVT Đơn vị tính GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GO Giá trị sản xuất NN Nông nghiệp GTSX Giá trị sản xuất CN Công nghiệp TTCN Tiểu thủ công nghiệp XD Xây dựng NK Nhân khẩu LĐ Lao động DV Dịch vụ TĂCN Thức ăn chăn nuôi IC Chi phí trung gian MI Thu nhập hỗn hợp WTO WorldTrade Organization VA Giá trị gia tăng Trđ Triệu đồng PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 1986 đến nay ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định và có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng trưởng đạt giá trị bình quân 5,27% năm, cao hơn ngành trồng trọt và dịch vụ. Trong hơn 20 năm qua, trong ngành chăn nuôi, lợn là gia súc có xu hướng tăng khá nhanh, nhất là trong giai đoạn sau thập kỷ 90. Trong giai đoạn 1986 đến 1990, số đầu lợn chỉ tăng bình quân xấp xỉ 1% năm, giai đoạn 1991 đến 1995 tốc độ tăng trưởng bình quân đã đạt 5,97%. Giai đoạn 2000 đến 2003 mặc dù thị trường xuất khẩu khó khăn nhưng chăn nuôi lợn vẫn tăng trưởng cao, bình quân 7,2% năm. Đến nay, cả nước đã có trên 24000 con lợn, gấp trên hai lần so với năm 1990. Hiện nay nước ta sản xuất được khoảng 1,8 triệu tấn thịt hơi các loại, trong đó thịt lợn chiếm 76%, có khoảng 90% lượng thịt lợn của các hộ nông dân sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường. Chăn nuôi lợn phát triển mạnh, tạo ra một động lực lớn góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm thịt cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu tạo ra một lượng việc làm lớn cho người nông dân. Chăn nuôi lợn đang từng bước giúp người nông dân thoát nghèo, tạo ra sự phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp nông thôn. Việt nam sau một quá trình nỗ lực đàm phán ngày 7-11-2006 chúng ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua khi việt nam được tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Đến nay, WTO đã có 159 thành viên chiếm 90% dân số thế giới, 95% GDP và 95% giá trị thương mại toàn cầu. Khi Việt Nam gia nhập WTO, nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn cả khi thực hiện cam kết cắt giảm thuế nông sản. Nông nghiệp là lĩnh vực bị sức ép cạnh tranh khá lớn, nhất là trong điều kiện nông nghiệp nước ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém. Bên cạnh những khó khăn đó chúng ta cũng có được những cơ hội lớn: được tiếp cận với thị trường hàng hoá ở các nước thành viên với mức thuế cắt giảm, không bị phân biệt đối xử. Điều đó tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu. Chăn nuôi lợn cũng không nằm ngoài ảnh hưởng khi việt nam gia nhập WTO , đặc biệt là chính sách cho nhập khẩu thịt lợn đã tác động làm thay đổi rất lớn đến ngành chăn nuôi lợn đê có một đánh giá khách quan hơn, cụ thể hơn về chăn nuôi lợn tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng ban đầu của gia nhập WTO tới chăn nuôi lợn thịt tại Thị Trấn Văn Giang Tỉnh Hưng Yên”. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tác động của WTO tới ngành chăn nuôi lợn thịt, phân tích tác động của WTO đến chăn nuôi lợn thịt của thị trấn và đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các hộ chăn nuôi thích ứng với tiến trình hội nhập. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động, ảnh hưởng của gia nhập WTO tới sản xuất nông nghiệp. - Phân tích tác động, ảnh hưởng của gia nhập WTO tới chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Văn Giang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Văn Giang. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các hộ và trang trại chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Văn Giang - huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Tại thị trấn Văn Giang huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. - Phạm vi thời gian: Từ ngày 8/1/2009 đến ngày 23/5/2009 - Phạm vi nội dung: nghiên cứu những lý luận và thực tiễn tác động của gia nhập WTO đến ngành chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn. Tác động của việc gia nhập WTO rất nhiều mặt nhưng chủ yếu là đi vào nghiên cứu tác động của chính sách nhập khẩu thịt của nước ta đầu năm 2008 đến ngành chăn nuôi lợn tại thị trấn Văn Giang. PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm kinh tế hộ, trang trại - Theo Ellis năm 1988: Hộ nông là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng cơ bản đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao [1,2] - Khái niệm kinh tế hộ nông dân: Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức hình thức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất - kinh doanh và đời sống tuỳ thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận hỗ trợ tạo điều kiện để phát triển [1,4] - Khái niệm kinh tế trang trại: Trang trại là loại hình kinh tế cơ sở sản xuất nông nghiệp các hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường từ khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến, khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở một số nước châu âu [3]. Theo Lê Trọng ( 2000): kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên cơ sở hiệp tác và phân công lao động xã hội, được chủ trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được nhà nước bảo hộ theo luật định [8] 2.1.2 Giới thiệu về tổ chức thương mại thế giới (WTO) WTO là: Tổ chức thương mại thế giới ( tiếng anh: World Trade Organization – WTO) là tổ chức quốc tế có trụ sở ở Giơnevơ - Thụy Sĩ. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Tính đến ngày 7 - 1- 2006, WTO có 150 thành viên, 31 nước quan sát viên, kiểm soát tới 90% giá trị thương mại toàn cầu. Lịch sử hình thành WTO: Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập tổ chức thương mại quốc tế ( ITO) nhằm thiết lập các quy tắc luật lệ cho thương mại giữa các nước Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hợp quốc về thương mại và việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn Hiến chương này. Một số nhà sử học cho rằng, sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại Tổ chức Thương mại quốc tế có thể sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ ( Lisa Wilkins, 1997). ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ( GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thoả ước thương mại mới. Vòng đàm phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vao ngày 1-1-1995. Nguyên tắc hoạt động của WTO: Nguyên tắc thứ nhất của WTO là không phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại giữa cả hai phương diện quốc tế và quốc gia. Trong giao dịch thương mại quốc tế, đó là quy chế tối huệ quốc dành ưu đãi như nhau cho tất cả các nước thành viên WTO, không phân biệt đối xử thuế quan và qui chế xuất nhập khẩu cho các nước theo mức cao thấp khác nhau. Trong phạm vi quốc gia, nguyên tắc đối xử quốc gia không có sự phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Nguyên tắc thứ hai của WTO là tự do hoá thương mại, thực hiện bảo hộ sản xuất bằng thuế quan, giảm và tiến tới bãi bỏ những biện pháp bảo hộ phi thuế quan không có lợi cho người lao động, người sản xuất – kinh doanh. Nguyên tắc thứ ba của WTO là tăng cường tình minh bạch và ổn định. Nguyên tắc thứ tư của WTO thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Nguyên tắc thứ năm là khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế. Chức năng của WTO: Một là: Đề xuất và tạo điều kiện thực thi các công cụ quản lý điều tiết hoạt động thương mại giữa cac quốc gia phát trên quy mô quốc tế; hai là các diễn đàn để các nước thành viên tiếp tục đàm phán về các vấn đề trong các hiệp định và những vấn đề mới nhằm mở rộng tự do hoá thương mại; ba là giải quyết tranh chấp và bất đồng giữa các thành viên; bốn là rà soát thường lỳ chính sách thương mại của các nước thành viên. Cơ cấu tổ chức của WTO: Có các cấp độ quyền lực như sau 1. Hội nghị Bộ trưởng, gồm đại diện của tất cả các nước thành viên của WTO. Hội nghị Bộ trưởng họp hai năm 1 lần. Hội nghị Bộ trưởng là cơ quan cao có quyền lực cao nhất của WTO. 2. Đại hội đồng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời gian các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng thì chức năng của Hội nghị Bộ trưởng sẽ do Đại hội đồng là cơ quan quyết định tối cao của WTO trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng. Ngoài ra WTO còn có các hội đồng, các uỷ ban, các nhóm công tác trong từng lĩnh vực và Ban thư ký của WTO. 2.1.3 Sơ lược quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam Là một quốc gia nhỏ bé, Việt Nam là một nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu. Cho đến tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên của các nước Đông Nam Á (ASEAN), là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) vào tháng 3 năm 1996. Tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC) vào tháng 11- 1998. Cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của viẹc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngày 1-1-1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO, WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của WTO của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức này. Đến ngày 7/11/2006 Việt nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc chính thức gia nhập WTO, là một sự kiện lớn đánh dấu một mốc lớn vào kinh tế Việt Nam. Khi gia nhập cùng kinh tế thế giới kinh tế của nước ta chính thức đứng trước những cơ hội lớn và những thách thức không hề nhỏ. 2.1.4 Các cam kết về nông nghiệp, chăn nuôi khi Việt Nam ra nhập WTO a) Cam kết WTO trong lĩnh vực nông nghiệp 1. Mở cửa thị trường: + Cam kết thuế: Giảm 10% so với mức thuế MFN hiện hành ( nếu tình theo mức thuế ngoài hạn ngạch ) giảm xấp xỉ 20% ( nếu tính theo mức thuế trong hạn ngạch của một số nông sản ). Nhìn chung, nông sản chế biến có mức bảo hộ qua thuế cao ( 40-50%) phải giảm nhiều hơn nông sản thô. Những nhóm sản phẩm phải giảm nhiều: thịt lợn, thịt bò, sữa, rau quả ôn đới, nông sản và thực phẩm đã qua chế biến. + Biện pháp phi thuế: Tất cả các hàng rào phi thuế quan phải loại bỏ, trừ hạn ngạch thuế quan áp dụng cho 4 nhóm sản phẩm là đường, trứng gia cầm, lá thuốc là và muối. Quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp ( giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, lâm sản, động thực vật hoang dã quý hiếm) đã phù hợp, không phải điều chỉnh. 2. Chính sách hỗ trợ trong nước: - Nhóm hộp xanh: tự do áp dụng ( Chính sách hộp xanh là những chính sách hỗ trợ trong nước mà không hoặc rất ít có tác dụng làm bóp méo thương mại, được xây dựng thành rất nhiều các chương trình do chính phủ phê duyệt với các tiêu chí áp dụng. Tất cả các thành viên WTO đều đựơc tự do áp dụng nhóm chính sách này, một số dạng hỗ trợ của chính sách này như: Dịch vụ chung: nghiên cứu, khuyến nông, đào tạo…,trợ cấp lương thực thực phẩm cho người nghèo hay thiên tai lũ lụt, trợ cấp cho người có thu nhập thấp…) - Chương trình phát triển: tự do áp dụng ( Các chính sách nhằm khuyến khích sản xuất, gọi tắt là “ Chương trình phát triển” là các chính sách mà các nước đang phát triển được phép áp dụng không phải cam kết cắt giảm. Đây là điều khoản đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển (S & D). Hình thức trợ cấp như: trợ cấp đầu tư, trợ cấp các loại vật tư đầu vào cho người nghèo; nông dân có thu nhập thấp, hỗ trợ chuyển đổi cây thuốc phiện sang một số cây khác) - Hộp đỏ: Áp dụng ở mức tối thiểu ( 10% giá trị sản lượng nông nghiệp). Các chính sách “ Hộp đỏ” là những chính sách hỗ trợ còn lại sau khi xếp các chính sách vào các hộp nêu trên. Các chính sách này phải cam kết cắt giảm nếu vượt quá mức tối thiểu: 5% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước phát triển, 10% giá trị sản luợng của các sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước đang phát triển. - Cam kết thực hiện các chính sách trên phù hợp với quy định của Hiệp định Nông nghiệp. 3. Trợ cấp xuất khẩu: Nước ta cam kết không trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập. Bảo lưu quyền được hưởng các ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này. 4. Quyền kinh doanh xuất khẩu: Các doanh nghiệp nước ngoài được phép kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản ngay khi gia nhập WTO, trừ gạo đến năm 2011. Các cam kết về thuế trong lĩnh vực nông nghiệp Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết thuế bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10,6%. b) Cam kết về chăn nuôi Với năng lực cạnh tranh thấp, chăn nuôi là một trong những lĩnh vực gặp nhiều khó khăn thách thức khi Việt Nam mở cửa thị trường chăn nuôi cho sản phẩm nước ngoài (thông qua việc hạ mức thuế nhập khẩu và bỏ các biện pháp hạn ngạch, cấm nhập khẩu…). Mức độ tác động của hội nhập đối với từng sản phẩm sẽ phụ thuộc vào mức giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm đó. Nhìn vào biểu thuế cam kết theo WTO và theo các cam kết khu vực thì cam kết khu vực mạnh hơn nhiều (mức giảm thuế nhập khẩu nhiều hơn). Tuy nhiên, khác với một số ngành hàng trồng trọt phải chịu sức ép lớn hơn từ cam kết khu vực, ngành chăn nuôi sẽ chịu tác động mạnh nhất từ cam kết của WTO (chứ không phải từ cam kết khu vực). Lý do là tuy cam kết khu vực có mức cắt giảm thuế cao hơn, thời hạn ngắn hơn, nhưng do trình độ phát triển chăn nuôi của các nước trong khu vực không cao hơn Việt Nam bao nhiêu nên khả năng các sản phẩm chăn nuôi tràn vào từ các nước này vào Việt Nam do thuế nhập khẩu giảm theo các cam kết khu vực là không đáng kể. Trong khi đó, các nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về sản phẩm chăn nuôi như Úc, New Zealand, Mỹ, EU…có lợi thế không chỉ ở quy mô và trình độ sản xuất mà còn có nhiều lợi thế về chất lượng, vệ sinh ATTP, và cam kết giảm thuế theo WTO sẽ là cơ hội để sản phẩm chăn nuôi có sức cạnh tranh mạnh từ các nước này vào Việt Nam thuận lợi hơn. Trong ngành chăn nuôi, mức độ chịu sự tác động của cam kết WTO giảm dần từ sản phẩm bò sữa, thịt bò, gia cầm, thịt lợn đến sản phẩm ong. Bảng 2.1 Cam kết về thuế nhập khẩu trong WTO đối sản phẩm thịt lợn ĐVT: % Mã số SH Sản phẩm Thuế hiện hành 2007 Cam kết WTO TS ban đầu TS cuối cùng Năm thực hiện Thịt lợn ướp lạnh, cấp đông - Thịt lợn ướp lạnh 30 30 25 2012 2030 - Thịt lợn cấp đông 30 30 15 2012 ( Nguồn: www.docs.google.com) Thuế suất ban đầu: là mức thuế áp dụng năm đầu tiên khi gia nhập WTO Thuế suất cuối cùng: là mức thuế phải giảm xuống sau một số năm nhất định (trường hợp để trống “ - ” là không cam kết mức thuế suất cuối cùng/năm thực hiện) Năm thực hiện: là số năm thực hiện giảm thuế từ mức ban đầu xuống mức cuối cùng Qua đó ta thấy rằng, năm mà chúng ta đến năm 2012 thì mức thuế về nhập khẩu thịt lợn mới giảm xuống mức 25%. Nhưng trên thực tế năm 2008 chúng ta thực hiện giảm thuế nhập khẩu thịt lợn. Và chính lý do này đã làm cho ngành chăn nuôi lợn thịt đã có những thay đổi rất lớn trong năm 2008 và định hướng trong năm tiếp theo khi mà chúng ta ra hội nhập cùng kinh tế thế giới. 2.1.5 Ảnh hưởng của gia nhập WTO tới Việt Nam Các ảnh hưởng có thể khi chúng ta gia nhập WTOs *) Khi thuế nhập khẩu thịt giảm xuống Giả định trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, thì việc giảm thuế nhập khẩu thịt lợn đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình chăn nuôi – tiêu thụ lợn thịt trong nước. Việc giá thịt lợn giảm mạnh do thịt nhập khẩu tràn vào thị trường trong nước cùng với giá rẻ hơn giá lợn trong nước. Trong khi đó giá các sản phẩm thay thế như: thịt gà, thịt bò, cá…cũng giảm xuống do vậy mà giá thịt lợn lại càng giảm mạnh. - Tác động đến quy mô chăn nuôi: Ngay sau thời điểm chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn có hiệu lực, làm cho giá lợn hơi trong nước giảm mạnh. Chính vì vậy đã có hơn 30% các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã bỏ nuôi. Điều này làm cho quy mô đàn trong cả nước giảm đi vào năm 2008 ( Bảng 2.6). - Tác động đến công nghệ sử dụng: Vậy việc chúng ta gia nhập vào WTO cùng chung với việc giá cả các đầu vào trên thế giới tăng lên làm cho các chi phí chăn nuôi lợn tăng lên. Tình hình sử dụng giống, cách thức cho ăn có sự thay đổi không, và chiều hướng thay đổi đó là gì?. Quan trọng hơn nữa là giá cả các mặt hàng trong nước có những biến động rất mạnh. Các mặt hàng tiêu dùng giảm thì người tiêu dùng có lợi, song những người nông dân sản xuất thì lại rất khó khăn. *) Khi mà chúng ta gia nhập WTO thì thuế các đầu vào giảm, do thuế nhập khẩu giảm vậy nó tác động đến quy mô chăn nuôi, công nghệ sử dụng cho chăn nuôi, đến giá bán của thịt lợn, đến thu nhập. Những yếu tố này sẽ thay đổi ra sao khi mà thuế giảm trong khi các yếu tố khác giả định là không thay đổi. Khi mà các đầu vào giảm thì giá các loại đầu vào cũng giảm lúc này người nông dân có tăng quy mô lên, và thay đổi cách thức chăn nuôi. Nhưng trong điều kiện như vậy liệu giá thịt của chúng ta có tăng lên hy giảm đi. Và điều đó có ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi không. *) Trong khi đó cùng hoà chung với nền kinh tế thế giới thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng một cách trực tiếp các thay đổi của nền kinh tế thế giới. Năm 2007 và 2008 là hai năm mà nền kinh tế thế giới xảy ra tình trạng khung hoảng trầm trọng. Chính yếu tố đó làm cho nền linh tế Việt Nam có những biến động rất lớn. Giá các đầu vào cho sản xuất chăn nuôi tăng mạnh. Đặc biệt giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng lên nhanh chóng. Điều này đã làm cho các hộ chăn nuôi gặp phải những khó khăn rất lớn. Nhìn chung khi chúng ra hội nhập thì cơ hội cho mở rộng thị trường là rất lớn. Bên cạnh đó là các thách thức không nhỏ. Sân chơi WTO đã thực sự là nơi cho nền kinh tế Việt Nam phải thay đổi những thói quen không lành mạnh cho nền kinh tế nói chung, khu vực chăn nuôi nói riêng. Đó là một cơ hội lớn cho nền kinh tế chúng ta có thể học hỏi rất nhiều kinh nghiệm của các nước đã đi trước. Đặc biệt là ngành chăn nuôi chúng ta sẽ phải tiếp cận với thị trường một cách sâu hơn để đưa ra các quyết định sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. 2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn - Điều kiện tự nhiên: Lợn là loại động vật có lớp da hầu như không có tuyến mồ hôi, dưới da lại có lớp mỡ dày. Tuy lớp mỡ này ở lợn con có mỏng hơn nhưng ở lợn trưởng thành lớp mỡ này lại “ bốc nóng” nhanh hơn. Người ta nhận xét rằng quanh nhiệt độ 300C thì lợn sống bình thường, thân nhiệt có tăng nhưng cũng tăng thêm 10C. Nhưng nếu nhiệt độ ngoài 300C tăng lên thì thân nhiệt trung tâm cũng tăng lên nhanh có khi gây sốc mạnh, lợn có thể chết. Nếu nhiệt độ 350C thì con vật có thể chết trong vòng 6 giờ, còn nếu nhiệt độ 400C thì con vật chết trong vòng 3 giờ. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn sức tăng trọng của lợn, người ta cho biết khi nhiệt độ tăng lên thì tăng trọng giảm đi 1/3 khi hệ số tiêu tốn thức ăn không thay đổi. Ẩm độ cũng ngăn cản sự thoát hơi từ hệ thống hô hấp của lợn, như vậy càng tăng thêm nhiệt trung tâm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của lợn và làm cho hiệu quả chăn nuôi bị giảm sút. - Về kỹ thuật chăn nuôi + Giống Tuỳ theo trình độ phát triển mà mỗi nước, mỗi vùng trên thế giới có phương hướng chăn nuôi và sử dụng các giống lợn vào mục đích chăn nuôi của nước mình khác nhau. Cũng vì vậy tuỳ tiềm lực kinh tế gia đình mà chọn giống lợn nuôi, phù hợp với quy hoạch giống lợn nền của địa phương. Một điều không thể phủ nhận là chất lượng các giống lợn càng tốt thì sản lượng thịt hơi càng cao. Theo đánh giá của hộ nông dân thì yếu tố quan trọng đầu tiên trong chăn nuôi lợn là con giống tốt. Con giống tốt sẽ hữa hẹn cho sản lượng thịt cao, ít bệnh tật, chất lượng thịt ngon, hay ăn chóng lớn…Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực (vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm…) mà mỗi hộ quyết định chăn nuôi các loại hình khác nhau với chất lượng khác nhau. Từ đó mà hiệu quả chăn nuôi của họ cũng khác nhau. + Thức ăn Như đã nói ở trên, nguồn thức ăn kinh tế và tin cậy quyết định việc chăn nuôi có lãi, khoảng 60-70% tổng số giá thành sản xuất thịt lợn là thức ăn. Như vậy, con giống tốt và thức ăn là hai yếu tố quan trọng trong chăn nuôi lợn, hai yếu tố này không thể tách rời nhau. Muốn lợn tăng trọng nhanh, nhiều nạc phải đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, protein, khoáng đa, vi lượng và các vitamin. Nguồn thức ăn chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng thịt (tỷ lệ nạc), mà chất lượng thịt lại quyết định giá bán sản phẩm. Vì vậy, cần phải nuôi theo nhu cầu sinh lý sinh trưởng phát triển lợn để có được hiệu quả cao trong chăn nuôi. + Chăm sóc dinh dưỡng Khi đã có con giống tốt thì việc chăm sóc nuôi dưỡng nó lại cần thiết. Công việc chăm sóc nuôi dưỡng bao gồm có cho ăn, quan sát lợn khi nó ăn để kịp thời phát hiện bệnh tật, dọn chuồng, tắm cho lợn…Ngoài ra, còn phải biết đặc tính sinh lý của từng loại lợn, từng thời kỳ và lứa tuổi để chăm sóc cho tốt và hợp lý. Thực hiện tốt các khoa học chăm sóc nuôi dưỡng, không chỉ là điều kiện tốt cho việc sinh trưởng và phát triển của đàn lợn mà quan trọng hơn là giảm được chi phí và nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi. + Công tác thú ý, vệ sinh chuồng trại Bệnh dịch là nguyên nhân quan trọng làm cho chăn nuôi không có lãi, lợn chết hoặc lợn mắc một bệnh nào đó thì tính phàm ăn, sự tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng sinh sản, cho sữa của lợn đều bị ảnh hưởng. Do đó, chìa khoá để duy trì một đàn lợn khoẻ mạnh là quản lý tốt. Bệnh dịch có nhiều loại: do bẩm sinh, có khuyết tật từ sơ sinh, do dinh dưỡng thức ăn gây ra do quá ít hoặc quá nhiều chất liệu nào đó trong khẩu phần, hoặc nhiễm aflatoxin. Con đường xâm nhập của bệnh là một con lợn khác, do người tiếp xúc với lợn, do chuột, chim là những nguy cơ lớn nhất. Do vậy, phải định kỳ tiêu diệt chuột, không để thức ăn vương vãi trong chuồng, không để các góc bừa bãi, rác, đống dụng cụ cũ…Mà chuột chim có thể làm chỗ cư trú. Đất thừa giữa các chuồng cần phỉa don sạch rác rưởi, cày xới trồng rau. Thực hiện tốt quy định thú ý về tiêm phòng dịch, quản lý tốt đàn lợn, chăm sóc sức khoẻ hàng ngày sẽ làm biện pháp bảo vệ đàn lợn hữu hiệu nhất. - Các nhân tố kinh tế xã hội + Thị trường Đối với người sản xuất thì vấn đề thị trường đầu ra cũng là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Sản phẩm của chăn nuôi lợn thuộc loại tươi sống, bởi vậy nó không có khả năng dự trữ lâu dài nếu không qua chế biến. Mặt khác, do chu kỳ chăn nuôi rất ngắn nên không xuất chuồng đúng kỳ hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi (tăng chi phí, giảm chất lượng thịt…). Bởi vậy, thị trường là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả, tốc độ tính bền vững trong phát triển chăn nuôi. Sự ổn định về thị trường tiêu thụ là động lực ban đầu giúp cho ngành chăn nuôi lợn phát triển, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn thì điều này càng quan trọng. + Vốn cho chăn nuôi lợn Dù sản xuất kinh doanh bất kỳ một hàng nào thì vốn đầu tư ban đầu cũng quan trọng. Trong chăn nuôi lợn, nếu chỉ nuôi theo phướng thức truyền thống, tận dụng từ 3 - 4 con thì vốn đầu tư ban đầu không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, khi chăn nuôi ngày càng phát triển, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi hàng hoá, tập trung quy mô lớn thì vốn lại là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với công việc chăn nuôi hay phát triển đàn lợn. Nhu càu về vốn cho chăn nuôi lợn bao gồm: vốn để xây dựng chuồng trại, mua con giống tốt, mua thức ăn và các trang trại thiết bị cần thiết cho chăn nuôi lợn. + Lao động Bất cứ một hoạt động sản xuất cũng cần đến lao động, và chăn nuôi lợn cũng vậy. Lao động càng có kiến thức về chăn nuôi thì việc chăm sóc cho đàn lợn càng tốt và mang lại hiệu quả càng cao. Chính vì vậy mà lao động là yếu tố không thể thiếu trong chăn nuôi. + Sự phát triển của công nghiệp chế biến sản phẩm Như chúng ta đã biết đặc điểm của nông sản hàng hoá là dễ bị hỏng, ôi thiu nếu không được chế biến, bảo quản kịp thời. Bởi vậy, sự phát triển công nghiệp chê biến có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chăn nuôi lợn. Khi công nghiệp chế biến phát triển nó không chỉ đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi lợn trong nước phát triển nó còn tạo ra nhiều loại sản phẩm tiêu dùng (từ thịt lợn) mang tính công nghiệp đáp ứng nhu cầu phong phú của nhân dân, tiết kiệm chi phí lao động xã hội và tăng ngoại tệ cho đất nước nhờ xuất khẩu. + Các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước Đối với ngành sản xuất thì sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước hết sức quan trọng. Sự điều tiết này có thể khuyến khích ưu tiên hay hạn chế một ngành nào đó phát triển. Chăn nuôi lợn đã được xác định là một ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi ở nước Việt Nam. Bởi vậy, Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi này phát triển hơn nữa trong những năm tới. 2.2 Cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu 2.2.1 Sản xuất và thương mại thịt lợn trên thế giới Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2009 dự báo đạt 97,862 triệu tấn, tăng 1,2% so với sản lượng ước tính đạt năm 2008. Sản lượng của các nước năm 2009 dự báo đạt (đơn vị: triệu tấn): Trung Quốc 46,00; EU-27  22,10; Braxin 3,16; Liên bang Nga 2,18; Việt Nam 1,85; Canađa 1,77; Nhật Bản 1,24; Philippin 1,20; Mêhicô 1,17; Hàn Quốc 1,05; Mỹ 10,51 và các nước khác 5,64. Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc, chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng thế giới, dự báo sẽ đạt 46,00 triệu tấn trong năm 2009, tăng 1,41 triệu tấn (trên 3%) so với sản lượng ước tính đạt trong năm 2008. Lợi ích to lớn trong sản xuất chăn nuôi lợn cùng với sự trợ cấp của Chính phủ và khuyến khích về thuế dự báo sẽ kích thích sản xuất. Tuy nhiên, chi phí sản xuất cao hạn chế tốc độ phát triển nhanh hơn. Sản lượng sẽ chưa phục hồi về mức trước khi bùng phát “dịch bệnh tai xanh” trong năm tới. Tiêu dùng thịt lợn ở Trung Quốc trong năm 2009 dự báo đạt 46,19 triệu tấn, tăng so với 44,88 triệu tấn của năm 2008. Nhập khẩu thịt lợn năm 2009 dự báo đạt 170.000 tấn, giảm so với 198.000 tấn nhập năm 2008 nhờ sản lượng tăng Tại LB Nga, Chính phủ đã đề ra một trình tự cắt giảm 24% hạn ngạch thuế quan về nhập khẩu gia cầm vào năm tới, đồng thời tăng hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng thịt lợn (xem bảng 1). Bảng 2.2 Hạn ngạch nhập khẩu mặt hàng thịt lợn giai đoạn 2006 - 2009 ĐVT: Tấn   Tên các nước 2006 2007 2008 2009 Thịt lợn           476.100   484.800   493.500  531.900   Liên minh Châu Âu     240.500   244.900   249.300   253.400   Mỹ   54.800   49.000    49.800     100.000   Paraguay         1.000    1.000    1.000     1.000   Khác       179.800   189.900   193.400  177.500 Mức thuế vượt quá hạn ngạch (%/theo tỉ giá thấp nhất của đồng euro/1(kg) Thịt lợn   Hạn ngạch           15/0,25   15/0,25   15/0,25 15/0,25   Ngoài hạn ngạch    60/1,0   55/0,9   60/1,00   75/1,5   ( Nguồn: www. Agroviet.gov.vn) Theo USDA, tổng nguồn cung thịt đỏ tại Mỹ tính đến ngày 30/11 là 1.020.665.000 lb, tăng 2% so với tháng trước và tăng 5% so với năm ngoái. Với 517.235.000 lb, tổng nguồn cung thịt lợn đã tăng 1% so với tháng 10 và tăng 9% so với năm trước. Nguồn thịt rọi đông lạnh đạt 34.453.000 lb, tăng 59% so với tháng 10 và tương đương với một năm trước. Sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi lợn trong nước cho phép Mỹ tăng khối lượng xuất khẩu ra nước ngoài. Năm 2007, xuất khẩu thịt lợn chiếm 14% tổng lượng xuất khẩu của Mỹ với Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất, tiếp theo là Mêhicô và Canađa. Nhưng trong năm 2008, Hồng Kông đã vượt qua Canađa trở thành nhà nhập khẩu thịt lợn lớn thứ ba của Mỹ. Mỹ cũng nhập khẩu thịt lợn, chủ yếu từ các nước Canada, Đan Mạch, Mêhicô và Ba Lan. Bảng 2.3 Sản lượng thịt lợn trên thế giới (Đơn vị: triệu tấn)  Tên nước 2006 2007 2008 ( Dự báo._.) Sản lượng Cơ cấu Sản lượng Cơ cấu Sản lượng Cơ cấu (%) (%) (%) Trung Quốc 51,972 52,761 47,000 49,641 48,000 51,617 EU-27 21,677 21,996 22,040 23,278 21,910 23,56 Braxin 2,830 28,729 2,980 3,147 3,095 3,328 Nga 1,805 1,832 1,880 1,985 2,000 2,15 Nhật Bản 1,247 1,265 1,260 1,33 1,255 1,349 Canađa 1,898 1,926 1,850 1,95 1,790 1,924 Mêhicô 1,200 1,218 1,200 1,26 1,250 1,344 Hàn Quốc 1,000 1,015 1,065 1,12 1,095 1,177 Đài Loan 0,905 0,918 0,910 0,961 0,910 0,978 Ukraina 0,485 0,492 0,530 0,559 0,540 0,58 Mỹ 9,559 9,704 9,877 10,43 10,108 10,86 Các nước khác 3,926 3,985 4,086 5,076 1,039 1,117 Tổng 98,504 100 94,678 100 92,992 100 (Nguồn: www. Agroviet.gov.vn) Tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2008 dự báo sẽ giảm 3,9%, đạt xấp xỉ 93 triệu tấn. Trung Quốc, nước chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng thịt lợn thế giới, dự báo sẽ  phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2008. Đàn lợn đang phục hồi vững chắc sau một năm thiếu hụt trong cung ứng do bùng phát dịch bệnh tai xanh ở qui mô lớn, do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, và do đàn lợn nái giảm. Nhìn chung toàn biểu cho ta thấy rằng cùng chung với tình hình dịch bệnh và giá cám cho chăn nuôi tăng lên làm cho việc sản xuất của toàn thế giới có xu hướng giảm. Trung quốc là nước đứng đầu trong số các nước sản xuất nhiều trên thế giới, sau đó là đến EU-27 chiếm trên 20% tổng sản lượng thịt lợn trên thế giới và đứng thứ 3 là Mỹ chiếm trên 10%. Việt Nam chúng ta chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên, chất lượng thịt không đảm bảo yêu cầu cho thê giới chính vì vậy mà sản lượng thịt chúng ta sản xuất ra đang một phạm vi rất nhỏ. Chính vì vậy mặc dù là sản lượng chăn nuôi trong nước có tăng nhưng chúng ta chưa hề khẳng định đựơc vị trí của ngành chăn nuôi trong thị trường quốc tế. Bảng 2.4 Xuất khẩu thịt lợn trên thế giới (Đơn vị: triệu tấn) Tên nước 2006 2007 2008 ( Dự báo) EU-27 1,283 1,270 1,130 Canađa 1,081 1,040 1,025 Braxin 0,639 0,715 0,775 Trung Quốc 0,595 0,440 0,450 ChiLê 0,130 0,160 0,177 Mêhicô 0,066 0,070 0,080 Ôxtrâylia 0,060 0,054 0,060 Hàn Quốc 0,014 0,015 0,015 Nga 0,001 0,001 0,001 Ukraina 0,003 0,001 0,001 Mỹ 1,359 1,373 1,442 Các nước khác 0,019 0,015 0,000 Tổng 5,250 5,154 5,156 (Nguồn: www. Agroviet.gov.vn) Xuất khẩu thịt lợn của Braxin dự báo sẽ tăng trên 8%, đạt 775 ngàn tấn trong năm 2008 nhờ sản lượng dự báo tăng 4%; xuất khẩu sẽ chiếm 25% tổng sản lượng thịt lợn gần 3,1 triệu tấn. Braxin vẫn duy trì được vị trí thuận lợi về chi phí sản xuất, tạo khả năng cạnh tranh ở Nga và ở các thị trường nhạy cảm về giá khác mặc dù đồng tiền của nước này vững lên. Nga vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Braxin bởi nhu cầu gia tăng vượt quá năng lực sản xuất của Nga. Nhờ thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường, xuất khẩu thịt lợn sang các thị trường phi truyền thống như Hồng Công, Xingapo và Angola đều phát triển. Sản lượng thịt lợn của EU-27 dự báo sẽ  giảm nhẹ do giá thức ăn chăn nuôi cao. Do sản lượng giảm, giá thịt lợn EU cao sẽ xói mòn xuất khẩu, thách thức khả năng cạnh tranh của EU về mặt dài hạn. Ở Mỹ, tỉ giá hối đoái thuận lợi và sản xuất có hiệu quả sẽ làm tăng xuất khẩu thịt lợn của nước này lên mức kỷ lục 1,4 triệu tấn, tăng khoảng 5% so với năm 2007. Nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn vững do ngành chăn nuôi lợn ở hai nước này gặp các vấn đề về môi trường và giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cao. Mỹ sẽ tiếp tục giành được thị phần ở Viễn Đông từ hai đối thủ cạnh tranh là EU và Canađa. Dấn số thế giới ngày một gia tăng do vậy mà nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá, thực phẩm ngày một tăng lên. Thịt lợn lại là thực phẩm mang tính phổ biến cao do vậy mà nhu cầu tiêu dùng nó ở các quốc gia cũng ngày một tăng cao. Theo Dow Jones, báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, tiêu thụ thịt lợn thế giới năm 2007 dự báo sẽ tăng 3,5% sau khi đã tăng 3,9% năm trước. 5 nước tiêu thụ lớn nhất, chiếm 87,5%. Trung Quốc tăng 5,3% so với năm trước; Nga tăng 5,1%; Nhật Bản giảm 3,1%; Mỹ tăng 2,5%; EU-25 tăng 0,2%. Tổng mức tiêu dùng thịt lợn toàn cầu năm 2009 dự báo đạt 97,610 triệu tấn, tăng 1,3% so với 96,386 triệu tấn của năm 2008. Mức tiêu dùng thịt lợn ở các nước trong năm 2009 dự báo đạt (đơn vị: triệu tấn): Trung Quốc 46,19; EU-27 20,68; Liên bang Nga 3,14; Nhật Bản 2,49; Braxin 2,46; Việt Nam 1,89; Mêhicô 1,61; Hàn Quốc 1,47; Philippin 1,24; Canađa 0,98; Mỹ 8,57 và các nước khác 6,90. Tổng mức tiêu dùng thịt lợn ở các nước thành EU-27 trong năm 2009 dự báo sẽ đạt 20,68 triệu tấn, giảm nhẹ so với 20,92 triệu tấn của năm 2008. Do mức tiêu dùng cao hơn sản lượng trong nước, trong năm 2009 EU-27 sẽ phải nhập khẩu 1,48 triệu tấn thịt lợn, giảm nhẹ so với 1,53 triệu tấn nhập năm 2008 để đáp ứng nhu cầu trong khối. Bảng 2.5 Tiêu thụ thịt lợn trên thế giới Đơn vị: 1.000 tấn 2005 Ước 2006 Dự báo 2007 Số lượng Cơ cấu(%) Số lượng Cơ cấu(%) Số lượng Cơ cấu(%) Tổng cộng 95.236 100 98.914 100 102.374 100 Trung Quốc 49.652 52,041 52.536 53,112 55.324 54,041 EU-25 19.766 20,754 20.027 20,453 20.122 19,655 Mỹ 8.671 9,104 8.657 8,661 8.874 8,668 Nga 2.476 2,599 2.580 2,608 2.715 2,124 Nhật Bản 2.057 2,159 2.530 2,557 2.501 2,443 Nước khác 10.164 10,672 12.539 12,676 13.838 13,517 (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam) Trung Quốc là nước sản xuất thịt lợn đứng đầu trên thế giới chiếm hơn 50% sản lượng của toàn thê giới, và cũng là nước tiêu thụ thịt lớn nhất. Qua biểu trên ta thấy là nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của các quốc gia đều tăng trong năm 2008 đấy là một cư hộ cho ngành chăn nuôi lợn thịt của các nước tiếp tục phát triển nâng cao quy mô chăn nuôi. Dự báo trong năm 2008 Hàn Quốc sẽ nhập khẩu 475 ngàn tấn thịt lợn, tăng 5% so với 450 ngàn tấn nhập năm 2007 và tiếp tục tăng so với 410 ngàn tấn nhập năm 2006. Trong khi đó, xuất khẩu thịt lợn của Hàn Quốc dự báo sẽ đạt 15 ngàn tấn, bằng mức xuất khẩu năm 2007. Sản lượng thịt lợn của Hàn Quốc năm 2008 dự báo sẽ đạt 1,095 triệu tấn, tăng so với 1,065 triệu tấn của năm 2007 và 1,00 triệu tấn của năm 2006. Tổng mức tiêu dùng thịt lợn năm 2008 dự báo đạt 1,55 triệu tấn, tiếp tục xu hướng tăng so với 1,52 triệu tấn của năm 2007 và 1,42 triệu tấn của năm 2006. Về nhập khẩu, Nhật Bản sẽ tiếp tục đứng đầu thế giới về nhập khẩu thịt lợn trong năm 2008 với 1,21 triệu tấn. Tiếp theo là Nga 875 ngàn tấn, Hàn Quốc 475 ngàn tấn, Mỹ 465 ngàn tấn, Mêhicô 410 ngàn tấn, Hồng Công 300 ngàn tấn. 2.2.2 Tổng quan ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam 2.2.2.1 Thực trạng ngành chăn nuôi lợn thịt hiện nay Vài nét về ngành chăn nuôi lợn hiện nay Hiện mỗi năm nước ta xuất chuồng khoảng 25 triệu con lợn. Tham gia vào hệ thống sản xuất lợn thịt gồm các trang trại nhà nước, tư nhân và trang trại thuộc các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nhà nước chủ yếu cung cấp con giống. Các công ty nước ngoài hoạt động chăn nuôi lợn tại Việt Nam dưới hình thức gia công (CGF Pig), liên kết sản xuất với bà con nông dân (cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y, có nhân viên giám sát kỹ thuật và quản lý), bao tiêu sản phẩm. Lợn xuất chuồng, công ty bán ra thị trường, tự hạch toán lỗ lãi và dựa vào năng suất chăn nuôi của từng chuồng trại để trả công cho người nuôi gia công. Việt Nam hiện có hai công ty lớn đang hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia công là Charoen Pokphand (Thái Lan) và Japfa Comfeed (Inđônêxia). Một trong những thành phần đang dần chiếm giữ vị thế quan trọng trong ngành chăn nuôi lợn là các trang trại tư nhân. Nếu 10 năm trước, nước ta chưa có trang trại tư nhân quy mô vài trăm con, thì hiện đã có hàng trăm trang trại với quy mô 50 con lợn nái và 500 đầu lợn thương phẩm trở lên. Trại chăn nuôi Bắc Đẩu (Từ Sơn - Bắc Ninh) hiện có 200 đầu lợn nái và hàng ngàn con lợn thịt. Hợp tác xã chăn nuôi Cổ Đông với 1800 lợn nái và 24.200 con lợn thương phẩm. Trang trại của anh Nguyễn Văn Sơn ở xã ứng Hoè (Ninh Giang - Hải Dương) mỗi năm cung cấp cho thị trường 5.000 con lợn thịt... Trong 10 năm qua, ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, sản lượng lợn thương phẩm tăng cao, tỷ trọng thịt siêu nạc ngày càng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chăn nuôi lợn đang chuyển từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. *) Những thuận lợi của ngành chăn nuôi lợn thịt nước ta hiện nay Khi bước vào sân chơi cung WTO cái được đầu tiên của chúng ta đó là thị trường tiêu thụ được mở rộng. Chúng ta đã chiếm lĩnh được thị trường một số quốc gia như Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia… và vào sân chơi WTO thì chúng ta sẽ mở rộng thị trường sang các quốc gia khác. Việc mở rộng thị trường là một động lực lớn cho ngành chăn nuôi lợn thịt của chúng ta thay đổi về nhiều mặt. Đặc biệt là công tác phòng dịch bệnh và đam bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, điều quan trọng thư hai là chúng ta tiếp cận với những kiến thức chăn nuôi mới và hiệu quả hơn. Việc người chăn nuôi tiếp cận được với kỹ thuật chăn nuôi tốt thì là một bước thay đổi căn bản cho toàn ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay. Thay thế một ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa là một điều tất yếu. Việc các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm dần và thay vào đó là khu chăn nuôi tập trung quy mô tăng dần lên. Đáp ứng không chỉ nhu cầu trong nước mà vươn xa hơn ra thị trường thế giới với việc tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. *) Những khó khăn của ngành chăn nuôi lợn thịt của nước ta hiện nay - Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ Việt nam có đến 90% trên tổng số là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, mặc dù trong xu thế hiện nay là phát triển theo quy mô trang trại nhưng không thể bỏ được cách chăn nuôi tận dụng của các hộ chăn nuôi Việt Nam. Chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ luôn tiềm ẩn các loại dịch bệnh, hầu như các loại bệnh dịch đều bùng nổ từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong lần kiểm tra dịch heo (lợn) tai xanh tại Thanh Hoá, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã phải thốt lên: “Dịch bệnh lây lan nhanh khủng khiếp”. Không chỉ lây lan nhanh, mức độ thiệt hại mà dịch bệnh gây ra cho ngành chăn nuôi ngày càng lớn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là hình thức chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ. Điển hình là Thanh Hóa, toàn tỉnh có 1, 3 triệu con lợn, hầu hết đều được nuôi ở quy mô hộ gia đình. Mà đã nuôi nhỏ lẻ theo kiểu “năng nhặt chặt bị”, tận dụng thức ăn thừa thì tất nhiên chẳng hộ nào quan tâm tới công tác tiêm phòng hay phòng chống dịch bệnh theo quy trình của cơ quan thú y. Việc chăn nuôi quy mô lớn của chúng ta so các nước trong khu vực thì đạt quy mô vừa và nhỏ. Việc chăn nuôi quy mô nhỏ nó đang vẫn rất phù hợp với nền chăn nuôi tận dụng và không có khả năng đầu tư như nước ta. Song hiện nay thì việc các hộ quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ đang dần giảm đi thay vào đó là các hộ chăn nuôi quy mô trang trại. Việc chăn nuôi theo quy mô trang trại thực sự mang lại lợi ích cho người chăn nuôi hiện nay. Song với nhu cầu hiện nay chúng ta không thể chỉ dừng lại ở đó mà còn phải vươn xa hơn để phát triển một nền chăn nuôi lâu dài và mang tính tương lai. - Giá thành cao Chúng ta biết rằng các chi phí chăn nuôi lợn như: lợn giống, thức ăn, điện, nước, lao động…trong đó thì có chi phí về con giống và thức ăn chiếm đến hơn 80% tổng chi phí. Trong đó riêng thức ăn chiếm đến gần 70%, mà nguyên liệu để chúng ta sản xuất ra thức ăn này lại là nhập khẩu từ nước ngoài là chủ yếu. Chính vì vậy mà giá thành của thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng trực tiếp theo giá chung của thế giới khi mà chúng ra hội nhập. Con giống thì hiện này chúng ta vẫn phải mua giống lợn ngoại và về nước tụ nhân giống lên, chi phí mua lợn giống ngoại cũng rất cao do vậy mà làm tăng chi phí con giống lên. Hai chi phí chính tăng lên làm cho giá thành sản xuất thịt của chúng ta cao hơn so với các nước. Do vậy khi mở cửa thị trường thịt thì ngay lập tức giá thịt nhập khẩu thấp hơn giá thịt trong nước, cùng với khủng hoảng kinh tế thì chi tiêu của người dân hạn hẹp hơn do vậy mà họ chuyển sang tiêu dùng thịt nhập khẩu. Đó là lý do mà dẫn đến thịt của chúng ta không tiêu thụ được và làm giá lợn hơi giảm một cách nhanh chóng trong năm 2008. - Chất lượng kém không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thị trường thế giới chưa tin dùng mặt hàng thịt của chúng ta. Thực tế mà nói thì mỗi một xã, thị trấn sẽ có cán bộ chuyên trách về công tác thú y. Chăm lo bệnh dịch và công tác tiêm phòng cho toàn xã, song công tác này thì chưa hề được chú trọng và phạm vi lớn song nhân lực lại có hạn do vậy mà công tác này chưa được nhìn nhận và chăm lo một cách đúng mức. Hầu như các hộ chăn nuôi tự lấy kinh nghiệm của mình để chăm lo công tác phòng dịch bệnh. Không cần đến bác sỹ thú y để có những lời tư vấn và công tác chạy chữa. Đối các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì giải pháp duy nhất khi lợn mắc bệnh là bán gấp. Mặc cho là vừa tiêm thuốc xong nhưng nếu không khỏi bệnh thì giải pháp tốt nhất các hộ là bán. Còn đối các hộ chăn nuôi lớn thì công tác phòng dịch bệnh tốt hơn hẳn song không phải là không có tình trạng thịt lợn bệnh vẫn xuất bán ra thị trường. Trong quá khứ Việt Nam từng xuất khẩu thịt heo sang Nga, Trung Quốc (Hongkong). Tháng 4 vừa qua, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu 1.000 tấn thịt heo (mảnh và nạc) sang Nga, nhưng do Việt Nam bị dịch bệnh lở mồm long móng nên phải dừng hợp đồng. Một khi dịch bệnh được giải quyết căn cơ thì Nga vẫn là thị trường tiềm năng. Ngay cả thị trường Trung Quốc (Hongkong) cũng có thể xuất khẩu heo sữa và heo choai đông lạnh. Nhưng, Tổng Công ty Chăn nuôi VN nhận định, khó khăn của việc xuất khẩu thịt gia súc không chỉ vì giá thành cao mà còn do chúng ta chưa có đầy đủ các điều kiện cơ bản về cơ sở chăn nuôi tập trung, trong lúc đa số cơ sở giết mổ chưa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Điều kiện cho chúng ta phát triển một ngành chăn nuôi lớn là rất khó Nguyên nhân đầu tiên chính là điều kiện tự nhiên có những hạn chế, khí hậu nhiệt đới gió mùa dễ sinh ra các loại bệnh về đường hô hấp. Thứ hai chúng ta đề cập đến đó là diện tích hạn chế cho việc phát triển các khu chăn nuôi lớn. Vì diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp trong khi đó thì việc chăn nuôi không thể trong khu dân cư mà phải là ở những khu đất rộng xa khu dân cư. Không những về đất mà về vốn, kỹ thuật, lao động có tay nghề, công tác thú y, về chế biến sau giết mổ…tất cả các yếu tố đó rất cần cho việc phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Song ở nước ta hiện nay tất cả các vấn đề đó người nông dân muốn làm giàu mà so cơ chế không thông thoáng. - Chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải đối mặt với các nước trong xu thế hội nhập Các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ phải đối mặt với các nước phát triển trợ cấp cho ngành chăn nuôi của họ rất lớn. VD: EU trợ cấp cho thịt lợn xuất khẩu từ 400 – 600 USD/tấn việc trợ cấp này làm cho nông dân các nước đó sản xuất ra dưới giá thành sản xuất. Đối với một số nước không trợ cấp thì như Ôxtrâylia, Niu Dilân, thì ngành chăn nuôi của họ rất có lợi thế về điều kiện tự nhiên giống và hệ thống sản xuất, chế biến hiện đại. VD: Bò nước ta bò của nước ta lấy 35kg thịt/ tạ, nhưng bò nước ngoài lấy 48kg thịt/tạ. Bò của Việt Nam nuôi từ 3-4 năm mới giết thịt trong khi đó bò các nước chỉ 2 – 2,5 năm là đã có thể giết thịt Tất cả các yếu tố đó ở Việt Nam hoàn toàn không đủ khả năng cạnh tranh khi mà bước ra thị trường thế giới. 2.2.2.2 Sản xuất thịt lợn Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời và đã trở thành tập quán sản xuất của nhân dân. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của nền kinh tế chăn nuôi lợn cũng có những bước thăng trầm trong quá trình phát triển. Từ hình thức sản xuất tâp trung quy mô dưới dạng các trang trại chăn nuôi đến hình thức nuôi gia công cho nhà nước tại các hộ gia đình và từ khi có chính sách đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn, chăn nuôi lợn được tồn tại dưới nhiều hình thức chăn nuôi hộ gia đình. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước sự tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ giống và thức ăn gia súc ngành chăn nuôi lợn nước tac đã đạt được các thành tựu đáng kể trong năm 2006 ngành chăn nuôi nói chung đã tạo ra kết quả là 48654,5 tỷ đồng, chiếm 23% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Qua biểu 2.1 ta thấy tình hình sản xuất thịt lợn trong cả nước từ năm 2000 đến 2007 là có xu hướng tăng dần qua các năm. Cho thấy rằng ngành chăn nuôi đang ngày một khẳng định vai trò và vị trí của nó trong ngành nông nghiệp. Quy mô các đàn lợn tăng lên thể hiện được kinh nghiệm của bà con nông dân và công tác chăn nuôi ngày một có sự tham gia rất lớn của các nhà kỹ thuật. Trong tổng quy mô cả đàn trong cả nước thì Đồng Bằng Sông Hồng là vùng mà có kết quả sản xuất thịt lợn cao nhất chiếm đến 26%, đây là kết quả đáng mừng và cũng cho thấy đây là vùng này có khí hậu thích hợp cho phát triển ngành chăn nuôi. Các vùng như Tây Nguyên, Tây Bắc thì tình hình sản xuất thịt chiếm tỷ trọng thấp so cả nước cũng một phần là khí hai vùng này, một vùng quá nóng một vùng quá lạnh đều không thuận lợi cho việc phát triển quy mô đàn lợn. Nhưng không vì vậy mà làm cho sự phát triển đàn lợn của các vùng đó bị hạn chế mà sản lượng lợn hàng năm của hai vùng vẫn tăng lên nhưng chậm hơn các vùng khác. Nhưng năm 2007 thì số lượng lợn chăn nuôi trong cả nước giảm, lý do của việc này là dịch tai xanh đã làm cho tâm lý bà con phải thu hẹp lại quy mô chăn nuôi. Đây là một tín hiệu không đáng mừng cho ngành chăn nuôi nói chung, không những dịch bệnh lại cộng thêm thị trường có mở rộng song sức cạnh tranh các sản phẩm của các nước cũng là lý do số lượng lợn chăn nuôi hiện nay đang có xu hướng giảm. Điều này được thể hiện qua các con số: năm 2006 có 26,7 triệu con trong cả nước đến năm 2007 chỉ còn 26,6 triệu con đẫ giảm đi 0.2 triệu con, năm 2007 sản lượng thịt hơi là 2,5 triệu tấn nhưng năm 2007 tăng lên 2,55 triệu tấn tuy số con giảm nhưng sản lượng tăng lên do việc chăn nuôi khó tiêu thụ do vậy mà trọng lượng lợn tăng. Sau những đợt rét đậm, rét hại đầu năm và dịch bệnh lan rộng trong những tháng đầu năm, ngành chăn nuôi hiện nay đang có xu hướng phát triển tích cực. Đàn lợn tại thời điểm 1/10/2008 bằng 100,53% so với thời điểm 1/8/2007. Sản lượng thịt lợn xuất chuồng năm 2008 đạt 2 771 nghìn tấn, tăng 4,07% so năm 2007. Nhiều tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long số lượng đầu con giảm do ảnh hưởng của dịch Tai xanh và Lở mồm long móng. Cuối năm 2008, các dịch bệnh không phát sinh mới và được khống chế. Từ đầu năm 2008 đến nay, dịch Tai xanh đã xảy ra hai đợt chính tại 953 xã, phường thuộc 99 huyện, thị và thành phố của 25 tỉnh. Tổng số lợn mắc bệnh là 308.901 con, số chết, buộc phải tiêu huỷ là 299.988 con. Song ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục được Đảng và Nhà nước quan tâm, và không ngừng khắc phục các khó khăn để ngày một phát triển tôt hơn. Bảng 2.6 Quy mô đàn lợn các vùng trong cả nước giai đoạn 2000 - 2007 ĐVT: Nghìn con Tên khu vực Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Cả nước 20193,8 21800,1 23169,5 24884,6 26143,7 27435,0 26855,3 26560,7 ĐB Sông Hồng 5398,5 5921,8 6307,1 6757,6 6898,5 7420,6 7168,8 6890,5 Đông Bắc 3509,8 3868,0 4007,4 4236,1 4391,0 4568,6 4498,3 4720,3 Bắc Trung Bộ 2944,0 3351,9 3569,9 3803,4 3852,3 3913,1 3804,6 3803,7 ĐB Sông Cửu Long 2976,6 2946,1 3151,6 3448,6 3713,8 3828,6 3982,0 3784,8 Đông Nam Bộ 1649,6 1651,8 1862,7 2072,5 2402,7 2618,0 2819,0 2698,3 DH Nam Trung Bộ 1725,0 1922,0 2028,7 2137,7 2220,5 2242,9 2052,0 2015,8 Tây Nguyên 1122,8 1111,6 1191,2 1329,8 1488,7 1590,5 1386,2 1451,3 Tây Bắc 867,5 1026,9 1050,9 1098,9 1176,3 1252,7 1144,4 1196,0 ( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007) Bên cạnh các thành tựu đáng kể đó ngành chăn nuôi lợn của nước ta hiện nay vẫn đang tồn tại một số các hạn chế sau đây: + Chăn nuôi chủ yếu là quy mô nhỏ lẻ, phân tán. Mặc dù số đầu con và sản lượng xuất chuồng qua các năm đều tăng lên đáng kể nhưng quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán đã hạn chế việc chuyển giao công nghệ vào sản xuất. + Phương thức chăn nuôi phổ biến theo phương thức chăn nuôi truyền thống, tận dụng sản phẩm phụ ngành trồng trọt, năng suất thấp, vệ sinh thực phẩm không đảm bảo, hạn chế khả năng xuất khẩu. + Chế biến, giết mổ, bảo quản phần lớn các địa phương còn tự phát mang tính thủ công, chưa có quy hoạch đồng bộ nên khó kiểm soát khi có dịch bệnh. + Công tác kiểm dịch an toàn thực phẩm mới thực sự đảm bảo ở những cơ sở giết mổ quy mô lớn làm nhiệm vụ xuất khẩu, vẫn còn những bất cập ở địa phương khi khi lực lượng cán bộ chuyên làm công tác này còn rất mỏng. Trước mắt chúng ta cần khắc phục các tồn tại trên để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển trong tương lai và tăng khả năng cạnh tranh và xâm nhập ra thị trường quốc 2.2.2.3 Tình tình tiêu thụ thịt lợn Nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo cùng với quy mô dân số, việc tiêu dùng thịt lợn ngày càng nhiều khi mà diễn biến phức tạp của ngành chăn nuôi gia cầm. Nhưng không thể không nói đến dịch bệnh tai sanh đã làm ảnh hưởng lớn đến tam lý của người tiêu dùng thịt lợn. Tại thị trường trong nước, 6 tháng đầu năm với đợt rét kéo dài và dịch bệnh tai xanh bùng phát ở các tỉnh phía Bắc đã gây thiệt hại 180.000 đầu gia súc lớn, hơn 260.000 đầu lợn làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn cung thịt . Nếu tính toán một cách đơn giản thì sản lượng thịt bò năm 2008 không những tăng mà còn giảm 0,2%, thịt lợn sẽ chỉ tăng 5,9%, (đạt 269.500 tấn và 1.940.000 tấn). Các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ lại dự báo tình hình dịch bệnh tai xanh nghiêm trọng, tác động xấu từ thị trường tài chính và giá thức ăn chăn nuôi cộng với những bất cập nội tại trong khâu sản xuất tái đàn sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt lợn của Việt Nam giảm mạnh, chỉ ở mức 0,32%. Nếu áp dụng mức tiêu dùng bình quân đối với thịt lợn tính theo tốc độ tăng bình quân của giai đoạn 2004-2007 thì năm 2008 với tình hình dân số Việt Nam dự báo khoảng 86,25 triệu người , tổng lượng thịt lợn tiêu dùng sẽ phải đạt 2.019.000 tấn mới đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Chênh lệch giữa tiêu dùng và sản xuất trong nước sẽ vào khoảng 79.000 tấn (hoặc lên tới 159.000 tấn theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ). Theo cách tính như trên thì mức chênh lệch thịt bò cũng vào khoảng 119.000 tấn. Trong khi đó, lượng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam trong suốt giai đoạn 2003-2007 chỉ vào khoảng 25-30 nghìn tấn/năm, lượng thịt bò nhập khẩu là khoảng 75-90nghìntấn/năm Trong quý 3 giá các loại thịt sẽ giảm nhưng biên độ giảm không lớn và không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu sử dụng thịt không lớn vì người dân lo ngại về dịch bệnh cộng với tác động của lạm phát khiến đời sống khó khăn nên phải giảm tiêu dùng hoặc chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm thay thế khác rẻ hơn. Trong khi nguồn cung lại tăng mạnh do người sản xuất bán xả trại vì lo sợ bệnh dịch và muốn cắt lỗ sau một thời gian dài phải chịu chi phí cao. Tuy nhiên, bước vào những tháng cuối năm, thói quen tiêu dùng trong dịp lễ tết, hội hè, cưới hỏi khiến cầu thịt lợn tăng lên đột biến. Trong khi đó bệnh dịch, thiên tai và các nhân tố chủ quan khác lại làm sụt giảm đàn gia súc và gia cầm và không kịp khôi phục chăn nuôi dẫn đến thiếu hụt nguồn cung đẩy giá thịt các loại lên cao. 2.2.2.4 Một số mô hình chăn nuôi lợn hiện nay Mô hình chăn nuôi lợn mới ở Hoà Bình: Lợn Rừng là giống vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những người chăn nuôi ở một số nước như Thái Lan, Trung Quốc. Ở Việt Nam, phong trào nuôi lợn rừng đang phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Năm 2008, huyện Kim Bôi triển khai mô hình trình diễn lai lợn rừng với lợn địa phương kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ nông dân. Hiện nay, chăn nuôi đang phải đối mặt nhiều khó khăn đặc biệt là giá lợn giống khá cao, để giải quyết khó khăn trên việc giải pháp lai lợn đực thuần và nái địa phương được nhiều người áp dụng. Giá giống lợn rừng lai hiện nay khoảng từ 120 – 150 nghìn đồng/kg, với lợn thương phẩm. Qua đánh giá sơ bộ, cả mô hình có tổng đầu tư 1 năm khấu hao gồm: giống, thú y, chuồng trại, thức ăn, công lao động, lãi và vốn là 136 trđ. Trong khi đó số lợn thương phẩm thu được giá trị 510 trđ, hạch toán thu về 373 trđ. Hiện nay. Mô hình này đang được người dân trong vùng ủng hộ và mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho hộ. Mô hình chăn nuôi lợn sạch: Xuất phát từ dịch lở mồm long móng lây lan rất nhanh và nơi phát dịch đều rơi vào các nuôi nhỏ lẻ, gia súc không tiêm phòng vacxin định kỳ. Hiện nay, chủ trương bà con nông dân không trong tình trạng “đợi” dịch đến mới “chống”. Điển hình là hộ chăn nuôi của ông Đào Tất Hiệp ở văn giang, ông có cách tổ chức chăn nuôi khoa học và ngay ở những lần dịch lớn gia đình ông vẫn bình an vô sự. Cùng với ý thức của các hộ nuôi lớn là bắt tay với doanh nghiệp. Sự hình thành của công ty phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng (netde), công ty này cung cấp thức ăn cho người chăn nuôi đồng thời tổ chức mạng lưới cán bộ kỹ thuật tư vấn giám sát cũng như các biện pháp kiểm soát dịch bệnh cho nông dân. Tính đến nay công ty Netde đã xây dựng được 18 mô hình điểm như ở các tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tây… Mô hình chăn nuôi lợn vệ tinh: Công ty chăn nuôi thuộc tổng công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh đựơc thành lập từ năm 2005, ban đầu từ quy mô 250 con lợn nái ông bà, bố mẹ được du nhập từ công ty cổ phần Thái Lan đến năm 2007 công ty tiếp tục nhập về 80 con, đến nay công ty đã có 1200 nái ông bà, bố mẹ giống lợn Yorshire, Landrát, Du rốc…Hàng năm, công ty sản xuất được 24000 con lợn thương phẩm để cung cấp cho các trang trại, gia trại chăn nuôi vệ tinh có quy mô lớn và vừa ở các huyện, thị trong tỉnh. Nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh nên trong “cơn bão tai xanh” xấy ra đầu năm 2008, đàn lợn của công ty vẫn phát triển tốt, không bị dịch bệnh. Ngoài việc đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất công ty đã phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phát triển chăn nuôi lợn thương phẩm theo hình thức trang trại, gia trại tập trung. Sau 3 năm triển khai đến nay đã xây dựng được 14 trang trại chăn nuôi thương phẩm vệ tinh ở các huyện, mỗi hộ nuôi có quy mô từ 300-500 con/ lứa. Công ty chăn nuôi cung ứng giống, đầu tư xây dựng chuồng trại, thức ăn, thú y, chăm lo dịch bệnh, bao tiêu sản phẩm. 2.2.2.2.5 Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển chăn nuôi lợn Quyết định số 394 /2006/QĐ-TTg Ngày 13 tháng 3 năm 2006 Thủ Tướng chính phủ đã ký về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp Quyết định Số: 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hỗ trợ trực tiếp cho các chủ chăn nuôi (bao gồm hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của Trung ương, địa phương và các đơn vị quân đội) có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức tương đương 70% giá trị gia súc, gia cầm thương phẩm của người sản xuất bán trên thị trường Quyết định số: 166/2001/Q§-TTg của thủ tướng chính phủ về một số biện pháp phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2010. Trong quyết định quy định 12 điều về quy mô, phương thức, về vốn vay ưu đãi, trách nhiệm… do phó thủ tướng Nguyễn Công Ngạn đã ký, hà nội ngày 26 tháng 10 năm 2001. 2.3 Một số nghiên cứu về tác động của WTO tới chăn nuôi 1) Việt Nam – WTO Các cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nhiệp: Nghiên cứu này cho chúng ta biết được các khó khăn, thách thức, thuận lợi và cơ hội cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Đồng thời là các cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong quá trình hội nhập. Cuối cùng là các cam kết liên quan đến doanh nghiệp: tất cả các vấn đề trên đều liên quan đến tiến trình hội nhập các bước và hiệp định về thuế quan và kinh tế thương mại chúng ta hoàn toàn phải tuân thủ nghiêm ngặt. Đồng thời là có đề cập đến các kinh nghiệm của các nước đã tham gia vào WTO trước Việt Nam và bài học rút ra được từ kinh nghiệm đó. 2) Nghiên cứu: Tác động của sự hội nhập vào WTO đến nông nghiệp Việt Nam hiện nay của PGS.TS. Lê Thanh Bình ( 2007). Trong nghiên cứu đã đề cập đến những tác động lớn toàn diện đến nền nông nghiệp Việt Nam như: Thứ nhất là việc rớt giá của các loại nông sản, thứ hai là việc tăng giá của các loại vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, thứ ba là giá xăng dầu thường xuyên thay đổi, thứ tư là việc một số điểm ảnh hưởng đến an ninh lương thực ( Trợ giá cho nông nghiệp của các nước khác nhau, sự mở cửa thị trường nông sản dẫn đến các tác nhân có hại là điều không tránh khỏi ). Trong nghiên cứu còn đề cập đến những cơ hội và thách thức cho nền nông nghiệp Việt Nam và tác động của gia nhập WTO đến nguồn lực nông nghiệp Việt Nam. 3) Nghiên cứu: Hội nghị đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến cơ cấu kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam của Đặng Đức Anh, Bộ KH & ĐT ( 2007). Khi tham gia vào sân chơi WTO chúng ta có được những cơ hội cũng như những thách thức to lớn. Các tác động to lớn mà ngay từ khi nước ta nộp đơn xin gia nhập vào WTO là: tác động đến cơ cấu kinh tế, tác động đến cơ cấu xuất nhập khẩu, tác động đến nguồn thu ngân sách, tác động đến lạm phát, chính sách tiền tệ và tỷ giá, tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác động thị trường chứng khoán, tác động đến cán cân thanh toán và dự trữ quốc tế. Với những tác động tổng hợp như vậy các nhà phân tích đánh giá đưa ra một số các khuyến nghị để đảm bảo cho kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đứng vững trong nền kinh tế thế giới. 4) Nghiên cứu: Đánh giá tác động hội nhập sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO của PGS.TS. Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương. Hội nghị bàn về 3 chủ đề chính, đánh giá tác động của việc Hội nhập Tổ chức Thươmg mại thế giới (WTO) đến thể chế, chính sách, luật pháp; Tác động đối với các ngành ki._.qua bảng 4.15, đặc biệt là các trang trại họ đã quyết định chăn nuôi tiếp và chờ giá tăng cao. Nên trọng lượng xuất chuồng năm 2008 đã tăng cao hẳn so năm 2007. Bảng 4.15 Trọng lượng xuất chuồng của nhóm hộ điều tra qua hai năm Tính bình quân cho một hộ, trang trại Diễn giải Năm 2007 (1) Năm 2008 (2) Khác biệt Chênh lệch (2) – (1) t- stat 97,941 99,852 1,911** 2,667 Hộ quy mô lớn ( n = 11) 96,363 98,181 1,818* 2,07 Trang trại ( n = 15) 93 98,667 5,667** 2,7 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Chú thích: ***, **,* có ý nghĩa thống kê mức 1%, 5% và 10% tương ứng, NS: không có ý nghĩa thống kê. 4.3.6 Ảnh hưởng tới thu nhập chăn nuôi lợn thịt Động lực lớn nhất cho các hộ chăn nuôi đó chính là nguồn thu từ việc chăn nuôi. Chính vì vậy mà thu nhập của các hộ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh được tình hình chăn nuôi các hộ có mang lại lợi ích thực sự không. Sau khi gia nhập WTO thì nguồn thu từ ngành chăn nuôi của các hộ như thế nào?, tăng hay là giảm đó phản ánh mức độ ảnh hưởng trực tiếp của việc thực hiện chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thịt. Khi mà giá thịt giảm nhanh, chi phí tăng lên do vậy mà thu nhập của hộ giảm một cách nhanh chóng. Nhìn vào bảng 4.13 ta nhận thấy là qua hai năm thu nhập của cả 3 nhóm hộ điều tra đều giảm mạnh. Mức độ giảm có sự khác nhau giữa ba nhóm hộ. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô vừa, thu nhập họ giảm song thiệt hại là ít nhất, điều này là do việc họ tiêu thụ dễ hơn so hộ quy mô lớn. Chính vì thời điểm tiêu thụ của họ sớm hơn khi có ảnh hưởng do vậy mà thu nhập của họ giảm so hai nhóm hộ kia là ít hơn. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn thì họ khó khăn hơn trong tiêu thụ nên giá họ bán đi là thấp do vậy mà thu nhập năm 2008 là giảm đi nhiều so năm 2007. Trong các hộ được điều tra thì thu nhập năm 2008 nếu may ra thì hòa vốn vì lứa đầu năm vẫn có nguồn thu, nhưng lứa cuối năm thì lỗ mạnh. Nên tính chung cả năm 2008 thì thu nhập cả năm hòa vốn là may, còn hầu như các hộ đều bị thua lỗ. Trung bình lỗ từ 300.000 đồng – 500.000 đồng/con. Chính vì vậy mà có hộ lỗ hàng mấy chục triệu Như các trang trại thu nhập của họ năm 2007 là cao nhưng năm 2008 thì giảm đến 0,417 nghìn đồng/100kg lợn hơi. Thu nhập họ giảm ít hơn so với các hộ chăn nuôi lớn là do họ chăn nuôi đầu tư nhiều, tận dụng và tiết kiệm các chi phí khác. Như chi phí thú y nên thu nhập của họ cũng bị ảnh hưởng nhưng là ít hơn so với các hộ chăn nuôi lớn. Theo quy luật các hộ chăn nuôi nhỏ chấp nhận lãi ít và rủi ro ít, các trang trại thì lại khác họ chấp nhận được ăn cả mà ngả về không. Bảng 4.16 Thu nhập trung bình/ 100kg lợn hơi qua hai năm của nhóm hộ điều tra Tính bình quân cho một hộ, trang trại ĐVT: Triệu đồng Diễn giải Năm 2007 (1) Năm 2008 (2) Năm 2008 (3) Khác biệt Chênh lệch (3) – (1) t- stat Hộ quy mô vừa ( n = 34) 0,587 0,225 0,183 - 0,404*** 8,62 Hộ quy mô lớn ( n = 11) 0,671 0,122 0,099 - 0,572*** 5,43 Trang trại ( n = 15) 0,623 0,206 0,167 - 0,456*** 10,87 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Chú thích: ***, **,* có ý nghĩa thống kê mức 1%, 5% và 10% tương ứng, NS: không có ý nghĩa thống kê. (3). Thu nhập thực tế năm 2008 đã tính đến tỷ lệ lạm phát Kết quả kiểm định cho thấy rằng các > Ttb cho thấy rằng các giá trị có sự khác biệt giữa trước và sau khi gia nhập. Và các con số này khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các mức tin cậy khá cao: chăn nuôi quy mô trang trại và quy mô vừa mức độ tin cậy tại 99%, các hộ chăn nuôi quy mô lớn mức độ tin cậy là 95%. 4.3.7 Ảnh hưởng về mặt xã hội Nói đến tác động về mặt xã hội là nói đến tình hình lao động cho việc sử dụng vào chăn nuôi lợn thịt. Nhìn chung cả hộ và các trang trại chăn nuôi đều sử dụng lao động gia đình để phục vụ quá trình chăn nuôi, mà không cần đến lao động thuê mướn. Do không thuê lao động thường xuyên nên khi giảm quy mô đối với các hộ cũng như tăng quy mô đối với các trang trại, không ảnh hưởng rõ rệt tới việc làm của những người làm thuê cho nhóm hộ và trang trại Công việc chăn nuôi lợn thì trung bình một ngày thì cần dọn chuồng trại từ 2 đến 3 lần, cho lợn ăn 2 lần trong ngày. Thời gian cho việc rửa chuồng trại cho lợn mất khoảng 30 – 60 phút/1lần, điều này còn tuỳ thuộc vào quy mô của hộ và trang trại khác nhau. Thời gian cho lợn ăn cũng như thời gian dọn chuồng trại, song đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thì thời gian cho lợn ăn và rửa chuồng trại thì ít hơn so với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Song việc lao động trong gia đình sử dụng vào chăn nuôi không có thay đổi khi mà ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi chính sách nhập khẩu thịt của Việt Nam. Khi trong gia đình ai là người có thời gian rãnh rỗi thì làm công việc cho lợn ăn và rửa chuồng không nhất thiết là phân công việc đó cho một lao động cụ thể. Chính vì vậy mà việc tăng hay giảm quy mô chỉ ảnh hưởng đến thời gian lao động của hộ gia đình. Riêng đối với các hộ cho ăn theo phương thức cho ăn cám trộn thì thời gian cho chăn nuôi nhiều hơn các hộ cho ăn cám viên. Đối các hộ đó thì phải trộn cám trước khi cho lợn ăn, do vậy mà thời gian cho ăn nhiều hơn và lao động mất nhiều thời gian hơn. Song cùng với việc đầu tư tư liệu sản xuất vào chăn nuôi ngày một tốt hơn thì công việc lao động chăn nuôi cũng nhẹ nhàng hơn và tốt ít thời gian hơn. Nhưng theo đúng thực tế thì các hộ chăn nuôi sau khi mà thua lỗ ở năm 2008 thì tâm lý về việc tiếp tục chăn nuôi là rất hoang mang, chưa nói đến việc tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi là mở rộng quy mô. Tâm lý của các hộ là kéo dài thời gian chăn nuôi giữa các lứa, như vậy rõ ràng là lao động thường ngày cho chăn nuôi sẽ có thời gian rãnh rỗi song lại không có thu nhập từ chăn nuôi. Chính và vậy mà lao động này phải tìm một công việc khác làm và tạo ra thu nhập, nhưng cũng có thể là không tìm đựơc công việc và chính thức trở thành lao động thất nghiệp và không có thu nhập. Một số các hộ khác lại để cho chuồng trống, chờ một thời gian dài cho giá thức ăn chăn nuôi, giá thịt thực sự ổn định thì tiếp tục chăn nuôi trở lại. Chính vì lý do này đã tạo ra một bộ phận ngừng chăn nuôi ( Bảng 4.7) vậy lao động gia đình không chăn nuôi, và phải tìm cho mình công việc khác để tạo ra thu nhập. Nếu không tìm được việc làm thì đã tạo ra một lượng lao động thất nghiệp, điều này ảnh hưởng một cách trực tiếp đến mức sống của hộ chăn nuôi. Rõ ràng chúng ta thấy rằng việc tác động về mặt xã hội không phải ngay tại thời điểm đó, mà phản ứng của các hộ chăn nuôi là sau khi ảnh hưởng họ đã đưa ra các quyết định đầu tư hoàn toàn khác nhau. Nên về mặt xã hội mà nói thì lao động cho chăn nuôi không hề thay đổi mà chỉ tác động các lao động sử dụng cho chăn nuôi sau khi có ảnh hưởng của chính sách nhập khẩu thịt lợn của nước ta. 4.3.8 Ảnh hưởng đến môi trường Do hạn hẹp về thời gian và nguồn lực đề tài chưa thể đánh giá được tác động về mặt môi trường tại khu vực chăn nuôi của các hộ, trang trại của thị trấn. Tuy nhiên qua điều tra ta thấy hầu hết chất thải từ chăn nuôi đều không được xử lý. Đối với các trang trại chăn nuôi tại khu tập trung phân lợn sau khi thu gom thì hầu như là bán cho người thu mua, riêng hệ thống nước sau khi họ rửa chuồng thì một phần họ thải xuống ao cá, nhưng phần này là rất ít chủ yếu là họ thải ra ngòi chảy trực tiếp ra sông Đông Giang. Nguồn nước thải này chưa qua xử lý vì các hộ chăn nuôi tập trung chỗ ở và sinh hoạt gia đình do vậy mà rất hiếm hộ sử dụng hệ thống biogas. Nên nguồn nước thải ra sông đều là phân lợn đuợc rửa từ chuồng ra. Họ không biết là sông Đông Giang ấy ở đâu và không quan tâm đến việc dòng sông đó thế nào. Trung bình một ngày một trang trại rửa chuồng trại từ 2 – 3 lần, tất cả đều thải ra ngòi và thông qua quan sát thì hệ thống ngòi này đã chuyển sang màu đen và mùi bốc lên rất khó chịu và ảnh hưởng một cách trực tiếp đến việc sinh hoạt của chính các hộ đó. Song hầu như việc họ quen với môi trường đó là tất yếu rồi, chính vì vậy mà chẳng ai tự hỏi liệu sau này khi hệ thống ngòi này quá ô nhiễm và không được thải nước rửa chuồng ra nữa rồi họ phải làm gi?. Đặc biệt một số các trang trại họ kết hợp với trồng cam thì nguồn phân họ lại không bán để bón cho cam thì ảnh hưởng một cách trực tiếp vào môi trường đang đến ô nhiễm cả nguồn nước, không khí, môi trường đất. Chính vì vậy mà đây chính là một hạn chế của chính các cấp chính quyền xã khi thành lập khu chăn nuôi tập trung đáng nhẽ ra việc xử lý chất thải chăn nuôi phải được tính đến hàng đầu thì lại không được quan tâm. Còn đối với các hộ việc này có vẻ khó khăn hơn khi mà việc chăn nuôi lại diễn ra trong phạm vi hẹp lại có những người dân cư sinh sống. Các hộ hầu như là 100% dùng hệ thống biôgas, ngoài nguồn phân lợn được bán đi thì nước rửa chuồng được dẫn hết vào hệ thống biogas để dùng cho việc sinh hoạt trong gia đình. Nguồn nước sau khi đi qua hệ thống biogas thì được dẫn ra ngoài cùng hệ thống rãnh dẫn nước của thôn và thải ra ngoài một hồ lớn thuộc địa phận của làng. Đối với các hộ chăn nuôi thì việc ô nhiễm đó là ô nhiễm không khí chính là không gian chăn nuôi quá nhỏ nên mùi phân bốc lên làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sồng, sinh hoạt của các hộ xung quanh. Các hộ chăn nuôi thực ra vì điều kiện sống không cho phép làm ô nhiễm, vì ngay trong các hộ khi hỏi có muốn mở rộng quy mô thì các hộ cũng muốn, tất nhiên về nguồn lực cho chăn nuôi là không thể thiếu, song lý do là không gian sống bị hạn chế do vậy mà họ bảo là ảnh hưởng làng xóm không dám mở rộng thêm quy mô. Đây là một điều nên suy nghĩ đến vì khi bước vào các hộ chăn nuôi, khi đi từ xã đã thấy không khí rất khó chịu đấy là chỉ trong một thời gian ngắn, nếu sống trong một khoảng thời gian dài với môi trường như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng và ngay chính thành viên của các hộ đó. Qua đó ta thấy rằng việc chăn nuôi cần có quy hoạch đến các yếu tố môi trường, điều này vô cùng quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua. Môi trường chính là nơi bao bọc cho con người không chỉ vì lợi ích kinh tế mà lại bỏ qua lợi ích về môi trường. Đối với các hộ chăn nuôi ở thị trấn cần kết hợp với ban lãnh đạo để cùng đưa ra một hướng giải quyết cho thích đáng để có thể phát triển ngành mũi nhọn của thị trấn lại vừa đảm bảo được môi trường nước, đất, không khí. Để cho việc phát triển kinh tế đi cùng lợi ích cho xã hội và môi trường. Như vậy tác động ban đầu của WTO là giảm quy mô chăn nuôi của các hộ gia đình điều này có thể giảm mức độ ô nhiễm không khí và nguồn nước tại khu dân cư. Trong khi đó, các hộ chăn nuôi lớn và trang trại không qua xử lý chất thải, tác động ban đầu của tăng quy mô nuôi có thê tăng ô nhiễm môi trường. Đây chỉ là nhận định một cách định tính ban đầu cần nghiên cứư sâu hơn để làm sáng tỏ vấn đề này. 4.4 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn của thị trấn cho phù hợp với tiến trình hội nhập WTO 4.4.1 Các khó khăn và thách thức trong chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Văn Giang khi Việt Nam gia nhập WTO Cùng với xu thế chung của cả nước thì ngành chăn nuôi lợn thịt của thị trấn trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng mừng. Về mặt số lượng thì số đầu con được tăng dần qua các năm, số các hộ chăn nuôi có giảm song quy mô của các hộ chăn nuôi có tăng lên. Về chất lượng thịt không ngừng được cải thiện, điều này thể hiện là việc đầu tư trang thiết bị vào chăn nuôi. Hơn thế nữa là việc các chủ hộ không ngừng học hỏi tham gia vào các lớp tập huấn và bồi dưỡng nâng cao kiến thức phục vụ công việc chăn nuôi. Sau khi đất nước ta chính thức trở thành một trong những thành viên của WTO thì ngành chăn nuôi của thị trấn vẫn tiếp tục phát triển và có những đóng góp nhất định. Trong thời gian qua mặc dù ngành chăn nuôi lợn thịt đã phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ. Cùng chung tình hình chăn nuôi cả nước các hộ, trang trại chăn nuôi đã trải qua những biến cố rất lớn. Giá thức ăn tăng nhanh, giá thịt hơi xuất chuồng giảm mạnh đã làm cho thu nhập của các hộ chăn nuôi lỗ nặng. Những hộ chăn nuôi quy mô lớn lại càng thua lỗ nặng. Tính trên đầu mỗi con lợn lỗ từ 200.000 – 500.000 đồng. Đã có hộ đã trở thành những người vay nợ, trong khi đó không còn tự tin để tiếp tục phát triển chăn nuôi. Tạo ra những khó khăn thật sự cho các hộ chăn nuôi lợn của thị trấn. Trong tình hình đó thì ban lãnh đạo thị trấn đã luôn sát cánh cùng người chăn nuôi để tiếp tục phát triển ngành mũi nhọn của thị trấn. Trong những năm tới đây thị trấn tiếp tục phát triển mạnh ngành chăn nuôi lợn thịt, là ngành chủ lực của các hộ nông dân nơi đây. Không những tăng quy mô đàn lợn mà phải tăng cả về chất lượng, về thương hiệu của vùng lên. Về phía tâm lý của các hộ chăn nuôi thì luôn muốn phát triển kinh tế cho gia đình bằng việc phát triển ngành chăn nuôi. Cùng với tâm lý của cả nước, một sô hộ chăn nuôi trong thị trấn đã không đủ can đảm để tiếp tục chăn nuôi tại thời điểm hiện nay. Song không hoàn toàn là các hộ chăn nuôi bỏ hẳn công việc chăn nuôi mà chờ cho tình hình giá cả của thức ăn và giá thịt lợn đi vào ổn định thì họ mới tiếp tục lại công việc chăn nuôi. Thực ra trong suy nghĩ của bà con vẫn luôn muốn mở rộng thêm quy mô chăn nuôi song vì điều kiện hạn chế về các yếu tố đầu tư cho chăn nuôi nên các hộ còn e ngại. Nếu có được sự đồng tình của các cấp lãnh đạo thị trấn tạo điều kiện mở rộng thêm quy mô của khu chăn nuôi tập trung nhất định họ sẽ ủng hộ và dám đầu tư làm giàu. Khó khăn thứ hai mà chúng ta cần nói đến đó là công tác thú y, phòng chống dịch bệnh của thị trấn. Tại thị trấn có 3 thôn mỗi thôn cũng có 1 cán bộ thú y, song việc khi lợn mắc bệnh các hộ thường hay dựa vào kinh nghiệm cảu mình và ít nhờ đến các bác sỹ thú y. Chính vì lý do này mà nhiều khi đã có những sai lầm đáng tiếc xảy ra. Công tác phòng trừ dịch bệnh của thị trấn nhìn chung cũng là khá tốt. Năm 2008 là năm mà dịch bệnh tai xanh diễn ra trên phạm vi rộng mà toàn thị trấn không hề bị ảnh hưởng. Song vì còn chủ quan của các hộ chăn nuôi nên dịch tiêu chảy hay diễn ra trong các hộ chăn nuôi cũng như trang trại. Điều này không những làm cho chi phí các hộ tăng cao mà còn làm cho chất lượng thịt xuất chuồng giảm xuống ảnh hưởng đến giá bán. Hầu như các bệnh này lan rộng ra nguyên nhân từ các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Do công tác phòng trừ dịch bệnh không tốt, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ chăn nuôi xung quanh. Công tác chăn nuôi của thị trấn chưa hoàn mang tính tập thể, chưa hề có một câu lạc bộ hay một đoàn thể nào về việc trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi. Chính lý do này đã không thúc đẩy được người chăn nuôi xích lại gần nhau cùng nhau học hỏi, cùng vượt qua các khó khăn trong tình hình kinh tế hiện nay. Và công tác này phải là do bên quản lý của thị trấn đứng ra và giúp đỡ người dân. Trong xu thế hội nhập hiện nay thì với tình hình chăn nuôi mạnh ai người ấy giầu không thể nào có thể phát triển được ngành chăn nuôi lợn thịt của thị trấn thành thương hiệu được. 4.4.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Văn Giang trong quá trình hội nhập - Mặc dù có thách thức song người chăn nuôi không phải có ít cơ hội để phát triển. Bởi nói cho cùng chăn nuôi nhỏ lẻ không mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân, nhưng luôn rình rập nguy cơ của dịch bệnh. Do đó, đây là cơ hội để chúng ta thay đổi tập quán chăn nuôi tạo tiền đề xây dựng các hệ thống chăn nuôi an toàn sinh học tập trung. 4.4.2.1 Giải pháp về chính sách Tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các quy định, hình thức hỗ trợ cho phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Phải hình thành các trang trại lớn quy mô. Tuy nhiên, để làm được điều đó phải có quy hoạch cũng như trợ giúp về khoa học kỹ thuật của Nhà nước, và một điều không thể thiếu nữa đó là bản thân các hộ phải có sự liên kết với nhau. Nghĩa các hộ chăn nuôi phải thay đổi phương thức “mạnh ai nấy làm” như hiện nay. Nếu với cách suy nghĩ và truyền thống chăn nuôi manh mún như vậy, sẽ chỉ mang lại tai hoạ cho ngành chăn nuôi khi chúng ta hội nhập. Đơn giản vì ai cũng biết sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý của các nước sẽ đánh bại sản phẩm chăn nuôi mang tính gia đình, không an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam. Vậy thì việc liên kết ở đây cần thể hiện ở chỗ, các hộ nông dân phải tạo ra các vùng nguyên vật liệu tức là người sản xuất chỉ sản xuất giống người chăn nuôi cũng chỉ tập trung chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi trang trại này đang là hình thức phù hợp nhất với trình độ của nước ta hiện nay. Chăn nuôi theo quy mô này mang lại hiệu quả thực sự cho người chăn nuôi. Tại thị trấn thì hình thức này rất phổ biến song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển chăn nuôi của các hộ. 4.4.2.2 Giải pháp về kỹ thuật - Nhà nước nên hỗ trợ các hộ nông dân thông qua việc phổ biến kinh nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ tư vấn. Đào tạo người chăn nuôi nâng cao chất lượng, hình thức và an toàn thực phẩm. Nên xây dựng một hệ thống theo dõi an toàn thực phẩm đặt ra những hình phạt nặng đối với các hành vi vi phạm các quy định của vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc mở rộng phạm vi tìm hiểu kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề an toàn thực phẩm rất quan trọng. Thực ra để sản phẩm thịt của chúng ta không lấy lòng đựơc người tiêu dùng trong nước thì rất khó khi sản phẩm thịt lợn của chúng tc có thê xâm nhập ra thị trường các nước trên thế giới. Chính vì vậy mà công tác này cần được các cấp lãnh đạo quan tâm và đào tạo đội ngũ cán bộ để giúp các hộ chăn nuôi hiểu và làm theo chỉ dẫn để có thể nâng cao chất lượng cho sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn của thị trấn. Ngành chăn nuôi nước ta không thể cạnh tranh với các nước trên thế giới một phần là sự hỗ trợ của nhà nước cho nông nghiệp thấp. Giá các sản phẩm chăn nuôi vào nước ta thấp hơn giá chúng ta sản xuất ở trong nước. Cần có sự tham gia của nhà nước vào công tác phát triển ngành chăn nuôi của cả nước nói chung cũng như thị trấn Văn Giang nói riêng. - Một giải pháp mang tính tổng hợp để phát triển ngành chăn nuôi lợn mang tính lâu dài. Bao gồm: giải pháp thú y, huấn luyện kỹ thuật cho người chăn nuôi, về giống, kỹ thuật, chuồng trại, về tổ chức sản xuất. Muốn phát triển ngành chăn nuôi phù hợp với xu thế hội nhập thì việc thực hiện tốt các khâu trên là không thể thiêu. Vì mỗi một khâu là một mắt xích quan trọng để có thể giúp tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Việc phát triển ngành chăn nuôi lợn của nước ta hiện nay cần giải pháp mang tính tổng hợp như vậy mới đạt được hiệu quả cao. Muốn làm được điều này thì cần được sự hỗ trợ của nhà nước và các doanh nghiệp cùng với các nhà khoa học cùng. Sự liên kết 4 nhà này làm cho việc sản xuất và nghiên cứu liên quan chặt chẽ với nhau. Giúp phát triển cả đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất. - Chúng ta cần xây dựng một hệ thống chăn nuôi mang tính tự chủ từ những khâu đầu vào cho đến đầu ra. Đó chính là vấn đề về con giống, thức ăn.. cho đến tiêu thụ hay các ngành sản xuất sau giết mổ. Hai chi phí lớn nhất trong chăn nuôi hiện nay chúng ta vẫn đang chưa tự túc được thì cấn có cách khắc phục trong xu thế hội nhập hiện nay. Để có thể đảm bảo giá thành sản xuất của chúng ta không quá cao so với các nước trên thế giới. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt của chúng ta thì phải đảm bảo cao độ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm để làm được điều này chúng ta phát triển mạnh công tác thú y, phòng dịch bệnh. Đây là một vấn đề rất khó đặt ra cho chúng ta khi chúng ta nhập khẩu giống lợn, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Các chi phí này lại rất lớn trong chăn nuôi lợn thịt. Khi chúng ta tự chủ các khâu này thì ngành chăn nuôi lợn của cả nước cũng như của thị trấn có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Cải thiện năng lực thoả thuận và ký kết hợp đồng của nông dân thông qua việc tuyên truyền về các kinh nghiệm thành công. Đào tạo nông dân về quyền và trách nhiệm trong các hợp đồng cung cấp và đặc biệt xây dựng các quy tắc thực hành tốt. Nên hỗ trợ nông dân tìm ra các lợi thế và những đặc sản mới. VD: Giống lợn đặc biệt chỉ có nông dân ở một số vùng nuôi được. Khi đứng vững được trên sân chơi WTO thì kinh tế nông nghiệp sẽ tiếp tục trở thành động lực thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. 4.4.2.3 Giải pháp về thị trường Trong tình hình hiện nay, các hộ quy mô lớn ngày một nhiều trong khi đó thị trường tiêu thụ lại thu hẹp. Chính vì vậy mà thị trường tiêu thụ là một vấn đề rất quan trọng. Nhà nước và doanh nghiệp chế biến sau sản xuất cần liên kết lại với nhau, giúp cho việc tiêu thụ của người nông dân được thuận lợi. Một trong các điểm yếu của chúng ta là khâu chế biến sau khi sản xuất ra sản phẩm, cải thiện được điều này chúng ta có thể lấy lại được lòng của người tiêu dùng trong nước cũng như thị trường thế giới. Cần phát triển hệ thống thông tin như đài, báo, mạng… để các hộ chăn nuôi nắm bắt một cách nhanh chóng và đầy đủ thông tin về thị trường sản xuất và tiêu thụ thịt lợn. Từ đó là cơ sở cho họ đưa ra các quyết định thật chính xác cho nhu cầu của thi trường. 4.4.2.4 Giải pháp về vốn So với các nước trên thế giới thì quy mô chăn nuôi của chúng ra rất nhỏ, hơn thế nữa là việc trợ cấp của chính phủ cho ngành chăn nuôi là rất thấp. Khi ra thị trường thế giới mà không có rào cản như hiện nay chúng ta hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh các san phẩm nhập ngoại. Do vây, các cơ quan quản lý cần có các chính sách ưu đãi về vốn vay cũng như sự hỗ trợ từ phía nhà nứơc cho ngành chăn nuôi được cải thiện thì chắc chắn sản phẩm của chúng ta được nâng lên. V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Một nền kinh tế hội nhập toàn cầu, tham gia vào sân chơi WTO Việt Nam đang và đã từng ngày tạo ra những thay đổi lớn. Nông nghiệp là một trong những ngành cơ sở cho nền kinh tế Việt Nam đi lên. Trong đó chăn nuôi là ngành đã có từ lâu đời và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với những thay đổi chung của thế giới chúng ta phải tuân theo những luật định cụ thể. Đã làm cho ngành chăn nuôi lợn thịt gặp phải những khó khăn, những thách thức rất lớn. Chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt ngoại trước thời hạn đã thực sự làm cho thịt lợn trong nước không đủ sức cạnh tranh. Ảnh hưởng đến giá cả thị trường trong nước, lợn thịt đã giảm giá đi khoảng 14 – 25% giữa hai năm 2007 và 2008. Trong khi đó giá cám tăng lên từ khoảng 30% đến 50% làm cho người chăn nuôi lợn thịt đã chịu thua lỗ rất nhiều. Việc đó làm ảnh hưởng đến 8 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ của nước ta, đã hơn 30% số hộ đã bỏ chăn nuôi lợn. Cùng với việc thua lỗ ngay trước mắt là về phát triển lâu dài chúng ta cần có biện pháp mang tính chất lâu dài và bền vững. Chính vì vậy mà cần có các giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn để có thể tiếp tục đáp ứng được nhu cầu thịt lợn chỉ tiêu dùng trong nước, xa hơn nữa là khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới. Cùng với tác động đến mặt kinh tế là tác động về xã hội và môi trường. Các hộ chăn nuôi giảm quy mô đã tạo nên một khoảng thời gian dư thừa cho chính lao động phục vụ chăn nuôi. Ngoài ra các hộ bỏ nuôi thì lao động cho chăn nuôi lại trở thành lao động thất nghiệp nếu không tìm được việc làm để tạo ra thu nhập cho bản thân. Về môi trường các hộ chăn nuôi quy mô gia đình giảm đi nhưng những hộ này lại hạn chế gây ô nhiễm môi trường thông qua hệ thống xử lý nước thải biogas. Trong khi đó các hộ chăn nuôi quy mô trang trại và quy mô lớn lại không hề xử lý trước khi thải ra môi trường. Các giải pháp cụ thể để có thể phát triển một ngành chăn nuôi bền vững và lâu dài đó là: Giải pháp về kỹ thuật ( phát triển trình độ các hộ chăn nuôi và hệ thống cán bộ thú y để họ có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong quá trình chăn nuôi); giải pháp về vốn ( Các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi được vay vốn với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay được kéo dài hơn); về chính sách ( Cần bổ sung và hoàn thiện các chính sách để giúp cho người dân hiểu rõ các quy định về phát triển ngành chăn nuôi, để đảm bảo được quyền lợi cũng như các nghĩa vụ của mình)… Một tác động tổng hợp đã làm cho các hộ chăn nuôi thực sự cần phải cùng với các cấp chính quyền liên kết nhau lại và cùng xây dựng nên một nền chăn nuôi hiện đại và đạt hiệu quả cao hơn. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với nhà nước - Cần có những rào cản để bảo vệ được sản phẩm trong nước, đảm bảo được lợi ích cho người chăn nuôi. Chúng ta tuân thủ theo luật định của thế giới nhưng vẫn không để cho các hộ chăn nuôi gặp khó khăn như thời gian vừa qua. - Không những giúp đỡ về mặt chính sách mà bằng những khoản viện trợ thực sự như việc phát triển các hợp tác xã tín dụng. Phục vụ đủ vốn cho các hộ chăn nuôi có thể đảm bảo các hộ có được vốn cho chăn nuôi. Hay phát triển công tác nghiên cứu để tạo ra các giống lợn tốt hay những kỹ thuật chăn nuôi hợp với tiêu chuẩn của thế giới để sản phẩm thịt của chúng ta có thể vươn ra thị trường thế giới. - Đối với ban lãnh đạo thị trấn thì nên giúp đỡ tạo điều kiện cho các hộ có điều kiện phát triển về mọi mặt. Luôn làm trung gian giữa nhà nước và địa phương để giúp người dân hiểu được đường lối của nhà nước và làm đúng nghĩa vụ của mình. Phát triển kinh tế hộ nông dân ngày một tốt hơn để có thể góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế đất nước. 5.2.2 Đối với hộ chăn nuôi - Không ngừng nâng cao kiến về chăn nuôi thức thông qua tìm hiểu và học hỏi để có thể tiếp thu tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào công tác chăn nuôi. Cần tiếp cận với thị trường ở mức độ sát hơn để đưa ra các quyết định chăn nuôi thật đúng đắn khi tham gia vào thị trường. - Việc phát triển chăn nuôi nên quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống cho chính hộ chăn nuôi và các hộ xung quanh. Không nên vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua đi việc bảo vệ sức khỏe cho con người. - Thay đổi cách căn bản về cách thức chăn nuôi hiện nay, là cùng nhau hợp tác trong chăn nuôi. Cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi bằng nhiều cách khác nhau: hội thảo, thăm quan, sách, báo... Để ngành chăn nuôi thực sự đem lại thu nhập lớn cho các hộ chăn nuôi lợn thịt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến (2002), ‘Kinh tế hộ nông dân’, NXB Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Nguồn cho khái niệm kinh tế trang trại. Nguyễn Thị Minh Hiền. Bài giảng lập và phân tích dự án khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội. July L.Bake ( 2003). Đánh giá tác động của dự án phát triển đối với đói nghèo ( Mai Văn Anh dịch), Nhà xuất bản văn hoá thông tin. Nguyễn Trọng Khương ( 2001). ‘Đánh giá tác động của dự án thuỷ lợi đến phát triển nông thôn ở xã Lương Lỗ - Thanh Ba – Phú Thọ’, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà nội. Ban tư tưởng văn hoá trung ương ( 2007), ‘ Việt Nam – WTO những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp’, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Lê Trọng (2000), ‘Phát triển và quản lý trang trại trong nền kinh tế thị trường’, Nhà xuất bản nông nghiệp – Hà Nội. Bộ NN& PTNT (2008). ‘ Báo cáo thị trường thịt và thực phẩm: thách thức tiềm ẩn’. Nhà xuất bản trung ương. Nguyễn Thị Vân Anh ( LVTN). ‘Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông hộ xã Đông Dư – Gia Lâm – Hà Nội’.Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng (LVTN). “Đánh giá tác động dự án thuỷ lợi vũng sú Thạch Thành – Thanh hoá đến kinh tế địa phương”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet Bùi Hữu Đoàn (2008).Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi năm 2008. Ngày truy cập 1/4/2009 Chu Minh Khôi (2008). Lời giải cho bài toán hạ giá thành và nâng cao chất lượng trong chăn nuôi lợn: Đầu tư quy mô lớn.  Ngày truy cập 15/04/2009. Trần Nga (2008). Giá lợn hơi giảm mạnh nhiều, hộ chăn nuôi khốnđốn. Ngày truy cập 1/4/2009.) Phạm Như Quỳnh (2008). Báo cáo mặt hàng thịt lợn năm 2008.Nguồn http//.www.cucchannuoi.gov.vn/ccn_cms/vanban/2006112151847.rtf. Ngày truy cập 15/03/2009. Bạch thanh (2008). Giá nguyên liệu cao trang trại chăn nuôi điêu đứng. Ngày tuy cập 1/4/2009). PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Tên chủ hộ:……………………………………Nam , Nữ Tuổi: ……….. Thôn ……………………………….. 2. Trình độ văn hoá cấp I, II, III Cao đẳng đại học sơ cấp…. 3.Tổng số nhân khẩu…………………………Lao động……………. 4. Đất để sản xuất. Diện tích chuồng nuôi: ….. Diện tích chuồng kiên cố:….. Diện tích chuồng xây tạm:…….. 5. Tài sản phục vụ sản xuất Tên tài sản ĐVT Số lượng Máy bơm nước Máy phát điện Hầm Biogas 6. Kết quả sản xuất chỉ tiêu Năm 2008 ĐVT Số lượng Giá bán Thành tiền I. ngành NN 1. trồng trọt Lúa 2, chăn nuôi lợn Gà Ngan vịt Cá Trâu bò 3. ngành nghề dvụ 4. ngành khác 7. Quy mô của hộ diễn giải hộ Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch lợn thịt 8. tác động công nghệ sử dụng thường sử dụng giống gì? tỷ lệ ? cám cho ăn có thay đổi sau khi diễn giải Hộ năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch tỷ lệ lợn ngoại tỷ lệ lợn lai Tác động tỷ lệ cám cho ăn ĐVT : % diễn giải Hộ Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Cám viên Cám trộn 9. tác động tiêu thụ diễn giải Hộ Năm 2007 Năm 2008 P thịt P giống P lợn sữa việc tiêu thụ bác có thấy khó khăn hơn trước không? Có or không 10. tác động thu nhập hộ diễn giải ĐVT 2007 2008 SLg Pmua Ttiền SLg Pmua Ttiền I.Tổng chi 1.Giống 2.thức ăn a.Thức ăn tinh Cám chế biến CN Cám tận dụng b.thức ăn xanh c.thức ăn khác 3. chi phí thú y 4. chuồng trại dụng cụ  khấu hao chuồng trại  vật rẻ tiền mau hỏng 5.lao động trực tiếp  LĐ gia đình LĐ thuê mướn 6. chi phí khác Điện Nước Tổng thu của hộ sau về tính thu nhập TB/100kg lợn hơi Diễn giải ĐVT Năm 2007 Năm 2008 số lượng Pbán Ttiền số lượng Pbán Ttiền lợn thịt 11. tác động vào xã hội Nhà bác qua hai năm việc sử dụng lao động vào chăn nuôi có thay đổi gì không ạ? Diễn giải Năm 2007 Năm 2008 ĐVT Số lượng ĐVT Số lượng 1. lao động gia đình 2. LĐ thuê - Thường xuyên - Thời vụ 12. Phân chuồng thải ra qua đường nao? Dùng hệ thống biogas hay thải ra sông và quan sát cho đánh giá sơ bộ việc giam quy mô chăn nuôi theo bác có giảm sự ô nhiễm môi trường không? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 13. trong những năm tới bác có muốn mở rộng thêm để chăn nuôi không? ………………….. 14. Bác có kiến nghị hay góp ý gì cho việc chăn nuôi đạt hiệu qủa cao hơn……………………………………………………………………………………….. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33. LUAN VAN _TRA.doc