Ảnh hưởng của biến động giá một số yếu tố chi phí đến kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách - Hải Dương

Tài liệu Ảnh hưởng của biến động giá một số yếu tố chi phí đến kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách - Hải Dương: ... Ebook Ảnh hưởng của biến động giá một số yếu tố chi phí đến kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách - Hải Dương

doc116 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của biến động giá một số yếu tố chi phí đến kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách - Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- NGUYÔN H¶I Hµ ¶nh h­ëng cña biÕn ®éng gi¸ mét sè yÕu tè chi phÝ ®Õn kÕt qu¶ s¶n xuÊt lóa cña Hé n«ng d©n huyÖn Nam s¸ch - h¶I d­¬ng LuËn v¨n th¹c sÜ KINH TÕ Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ n«ng nghiÖp M· sè: 60.31.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: pgs.ts ng« thÞ thuËn Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng và bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả Nguyễn Hải Hà LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp với đề tài “ Ảnh hưởng của biến động giá một số yếu tố chi phí đến sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách - Hải Dương ” Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa kinh tế nông nghiệp và PTNT, Viện Đào tạo sau đại học và tập thể các Thầy Cô giáo bộ môn phân tích định lượng thuộc Khoa Kinh tế và PTNT trường Đại học nông nghiệp - Hà Nội. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS Ngô Thị Thuận đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ cho tôi thực hiện đề tài luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn: - Phòng Nông nghiệp huyện Nam Sách và UBND các xã: Hiệp Cát, An Sơn, Đồng Lạc, Thái Tân và các hộ gia đình đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đề tài. - Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng Bắc Bộ và các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn tới tất cả sự chia sẽ, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả Nguyễn Hải Hà MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 5 2.1. Lý luận về hộ nông dân trồng lúa 5 2.2. Giá và biến động giá trong sản xuất nông nghiệp 14 2.3. Tình hình giá cả và biến động giá của một số yếu tố sản xuất trên thế giới và ở Việt nam 24 2.4 Tổng quan về sản xuất lúa của Việt Nam 30 2.5 Những nghiên cứu mới đây liên quan đến giá và biến động giá trong sản xuất lúa gạo 35 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38 3.2 Phương pháp nghiên cứu 47 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52 4.1. Tình hình sản xuất lúa của huyện Nam Sách-Hải Dương 52 4.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa 52 4.1.2. Các chương trình dự án và công tác khuyến nông hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa của các hộ nói riêng. 55 4.2. Thực trạng đầu tư chi phí và biến động giá các yếu tố chi phí trong sản suất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách 58 4.2.1. Đặc điểm và điều kiện sản xuất lúa của hộ nông dân 59 4.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra 61 4. 2.3. Đầu tư chi phí và biến động giá các yếu tố chi phí sản xuất lúa của hộ nông dân 63 4.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất luá của hộ nông dân 77 4.3. Ảnh hưởng của biến động giá 1 số yếu tố chi phí đến kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân 79 4.3.1. Ảnh hưởng của biến động giá đến tăng chi phí sản xuất lúa 79 4.3.2. Ảnh hưởng của biến động giá các yếu tố chi phí đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa hộ nông dân. 83 4.3.3 Mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của biến động giá các yếu tố chi phí đến kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân 87 4.3.4. Ảnh hưởng của biến động giá các yếu tố chi phí đến thay đổi quy mô sản xuất lúa và cơ cấu sản xuất của hộ nông dân huyện Nam Sách. 91 4.4. Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm ổn định sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách 93 4.4.1 Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp 93 4.4.2. Định hướng về sản xuất lúa của huyện nói chung và đối với các hộ nông dân trồng lúa nói riêng 94 4.5.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn định sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ nông dân 95 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100 5.1. Kết luân 100 5.2. Kiến nghi 101 TÀI LIÊU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC 1 105 DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long BQ Bình quân FAO Tổ chức lương thực thế giới GO Tổng giá trị sản xuất TC Tổng chi phí IC Chi phí trung gian VA Giá trị gia tăng MI Thu nhập hỗn hợp Pr Lợi nhuận L Lao động HTX Hợp tác xã TLSX Tư liệu sản xuất GTSX Giá trị sản xuất CPVC Chi phí vật chất CCSX Cơ cấu sản xuất DANH MỤC BẢNG STT Tªn b¶ng Trang 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam 31 3.1. Diện tích và cơ cấu diện tích đất của huyện Nam Sách 39 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Nam Sách 40 3.3. Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản của huyện Nam Sách 43 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa toàn huyện qua các năm 52 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số giống luá vụ xuân năm 2008 54 4.3. Thông tin cơ bản về các chủ hộ điều tra 59 4.4 Tình hình đất đai, lao động và vốn của các hộ nông dân trồng lúa huyện Nam Sách 60 4.5 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa bình quân các hộ nông dân huyện Nam Sách 62 4.6. Diện tích, NS,SL lúa của các hộ nông dân ở các xã điều tra 62 4.7. Khối lượng các yếu tố CPVC sản xuất lúa qua các năm 64 4.8 Khối lượng các yếu tố CPVC sản xuất lúa của hộ ở các xã 65 4.9. Khối lượng sử dụng phân bón vô cơ cho 1ha lúa vùng ĐBSH 66 4.10. Giá bình quân của các CPVC sử dụng trong sản xuất lúa 67 4.11. Giá trị các khoản CPVC bình quân 1 ha lúa của các hộ nông dân huyện Nam Sách - Hải Dương 69 4.12. Chi phí các yếu tố CPVC sản xuất lúa của các hộ nông dân 71 4.13. Chi phí thuê các dịch vụ trong sản xuất lúa của các hộ 72 4.14. Giá thuê một số dịch vụ và công thuê lao động 73 4.15. Chi phí dịch vụ bình quân 1ha lúa của các hộ nông dân ở 4 xã Nam Sách 74 4.17. Chi phí lao động gia đình bình quân 1ha lúa của các hộ ở 4 xã 76 4.18. Chi phí sản xuất bình quân 1ha lúa của hộ nông dân Nam Sách 77 4.19. Chi phí sản xuất trong 3 năm (2006-2008) bình quân các hộ 78 4.20 Khối lượng, giá và chi phí của các yếu tố vật chất cho sản xuất lúa vụ xuân của các hộ nông dân Nam Sách 80 4.21 Khối lượng, giá và chi phí của các yếu tố vật chất cho sản xuất lúa vụ mùa của các hộ nông dân Nam Sách 81 4.22 Khối lượng, giá và chi phí lao động cho sản xuất lúa vụ mùa của các hộ nông dân Nam Sách 82 4.23 Phân tích ảnh hưởng của biến động giá tới biến động chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện Nam Sách 82 4.24. Kết quả và HQKT sản xuất lúa của hộ nông dân Nam Sách 84 4.25 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ nông dân ở 4 xã huyện Nam Sách năm 2006-2008 85 4.26: Hệ số tương quan và hệ số ảnh hưởng của các yếu tố chi phí tới GTSX lúa bình quân 1ha của hộ nông dân vụ xuân huyện Nam Sách. 89 4.27: Hệ số tương quan và hệ số ảnh hưởng của các yếu tố chi phí tới GTSX lúa bình quân 1ha của hộ nông dân vụ mùa huyện Nam Sách. 90 4.28. So sánh DTGT lúa 3 năm gần đây với năm 2003 huyện Nam Sách 92 4.29. Công thức luân canh và GTSX của huyện Nam Sách 93 4.30. Kế hoạch sản xuất lúa của huyện đến năm 2010 94 DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ STT Tªn biÓu ®å Trang Hình 1.1 Hộ nông dân trong mối quan hệ với các hệ thống sản xuất 5 Đồ thị 1.2 Người sản xuất nhỏ và sự lựa chọn ổn định thu nhập 22 Đồ thị 1.3 Diễn biến giá phân bón thế giới 2006 – 2009 25 Đồ thị 1.4 Diễn biến giá phân bón trong nước 2006 – 2009 28 Đồ thị 4.1 Giá một số vật tư phân bón so với giá thóc 68 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Sản xuất lúa gạo của Việt Nam là ngành sản xuất quan trọng có ý nghĩa không chỉ đối với an ninh lương thực quốc gia mà còn có ý nghĩa về kinh tế - chính trị và xã hội. Đây là ngành sản xuất gắn liền với đời sống của hơn 10 triệu hộ nông dân, 75% dân số và hơn 65% lao động xã hội đang quản lý, sử dụng trên 4.2 triệu ha canh tác lúa (khoảng 7,2 triệu ha gieo trồng). Sản xuất lúa gạo tập trung chủ yếu ở 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật canh tác đặc biệt với chính sách đổi mới mà sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng không chỉ đáp ứng yêu cầu lương thực mà còn hướng ra xuất khẩu. Kết quả sản xuất lúa gạo Việt Nam đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thúc đẩy quá trình hội nhập với kinh tế thế giới. Trước năm 2003, giá cả vật tư và phân bón - yếu tố đầu vào chủ yếu. Trong sản xuất lúa gạo, nhìn chung tương đối ổn định và thấp, nhưng từ sau năm 2003 cho đến nay đặc biệt một số năm gần đây giá cả tăng lên khá nhanh, nhiều lúc không ổn định đã gây ra những biến động lớn trên thị trường và ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người dân. Mức độ ảnh hưởng, cơ chế và những tác động lâu dài của sự biến động này như thế nào? Vẫn chưa có nghiên cứu nào trả lời mà chỉ thấy một số hiện tượng mang tính kinh tế -xã hội đã nảy sinh như: Một số nơi nông dân ít thiết tha với gieo trồng lúa, họ cắt giảm đầu tư, thậm chí chuyển sang gieo trồng cây khác có hiệu quả hơn, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, v.v… Trên thực tế người sản xuất (nông dân) và người tiêu dùng đều mong muốn, có một hệ thống “giá đúng” và ổn định đối với các loại hàng hóa trên thị trường. Vì thế, muốn hạn chế tác động xấu của tình trạng biến động giá trong nông nghiệp, cần phải có các chính sách và giải pháp dài hạn tác động đến giá cả đầu vào sản xuất và cho các tác nhân khác nhau trên thị trường. Trước tình hình giá cả tăng như hiện nay nhiều câu hỏi lớn đang đặt ra cho các nhà quản lý như: (i) thực trạng và những tác động của sự biến động giá đến kết quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập của các hộ nông dân trồng lúa như thế nào? (ii) Cần phải có những giải pháp chính sách nào nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của sự biến động giá đến sản xuất nông nghiệp nói chung, đối với trồng lúa nói riêng ? Huyện Nam Sách - Hải Dương là một huyện thuần nông thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, chuyên sản xuất lúa gạo, với dân số 118.040 người, trong đó lao động trong nông nghiệp là 44,9 ngàn người (chiếm 61,4% tổng số lao động của huyện) cũng đang nằm trong tình trạng trên. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa có ảnh hưởng tới đời sống và thu nhập của hộ nông dân. Vì vậy phân tích sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào tới sản xuất lúa đến sản xuất và đời sống người trồng lúa là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thời sự. Để góp phần giải quyết những bất cập nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của biến động giá một số yếu tố chi phí đến kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách - Hải Dương”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng biến động giá và ảnh hưởng của biến động giá các yếu tố chí phí đến kết quả sản xuất lúa, đề xuất các giải pháp nhằm ổn định sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho hộ nông dân huyện Nam Sách trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về biến động giá và ảnh hưởng của biến động giá đến sản xuất lúa của hộ nông dân. Đánh giá thực trạng biến động giá và đầu tư chi phí trong sản xuất lúa của hộ nông dân Nam Sách những năm qua. Phân tích ảnh hưởng biến động giá một số yếu tố chi phí đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân Nam Sách. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn định sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách - Hải Dương trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau: Thực trạng sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách - Hải Dương những năm qua ra sao? Giá cả và đầu tư chi phí trong sản xuất lúa của hộ nông dân ở huyện Nam Sách - Hải Dương những năm qua ra sao? Sự biến động giá và ảnh hưởng của nó đến kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách ra sao ? Những rủi ro, khó khăn của hộ nông dân trồng lúa trước sự biến động giá cả là gì? Cần có giải pháp chính sách gì, nhằm ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và thu nhập cho hộ nông dân huyện Nam Sách - Hải Dương trong thời gian tới ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: a) Hộ nông dân trồng lúa. b) Các yếu tố chí phí chủ yếu: - Vật tư sản xuất: Giống, phân bón,… - Công lao động. - Giá các dịch vụ. - Giá bán thóc. c) Các dịch vụ cho sản xuất lúa - Cung ứng vật tư nông nghiệp - Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá (thóc hàng hoá của nông dân) 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Nam Sách - Hải Dương (Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các nhóm hộ sản xuất lúa ở các thôn, xã đại diện ) Về thời gian: Các thông tin có liên quan đến biến động giá của một số yếu tố chi phí sản xuất lúa được thu thập từ 2003 -2008. Các giải pháp đề xuất có thể áp dụng 2009-2010. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về chi phí sản xuất biến động giá yếu tố chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách - Hải Dương. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 2.1. Lý luận về hộ nông dân trồng lúa 2.1.1. Các khái niệm cơ bản a) Hộ nông dân Trong lịch sử nông nghiệp thế giới, hộ nông dân là khái niệm chỉ đơn vị cấu thành cơ bản trong sản xuất nông nghiệp, một nhóm hộ sống ở vùng nông thôn và liên quan đến hoạt động nông nghiệp xen lẫn với phi nông nghiệp. Theo lý thuyết về hệ thống nông nghiệp (FAO, 1999), thì hộ nông dân là đơn vị cơ bản cho các phân tích KTXH, là hệ thống sản xuất có cấu trúc phức hợp, quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác ở mức độ cao hơn, được thể hiện ở hình 1.1. Nguồn: FAO(1999), Guidelines for Agrarian Systems Diagnosis, Rome Hình 1.1 Hộ nông dân trong mối quan hệ với các hệ thống sản xuất Nghiên cứu hộ nông dân không thể tách rời riêng lẻ mà phải xem xét trong hệ thống liên quan đến KTXH, văn hóa, tập quán. Từ đó xuất hiện khái niệm hệ thống nông dân. Theo FAO (1999): “Hệ thống hộ nông dân như một tập hợp gồm 3 hệ thống phụ (sub-system), đó là Cư trú (habitat), Sản xuất (Production) và Tiêu dùng (Cónumption) có sự xen kẽ và tác động lẫn nhau”, cụ thể là: + Hộ nông dân được xem như 1 đơn vị cư trú: Mọi người sống chung một nhà hình thành một hộ. + Hộ nông dân là một đơn vị sản xuất: Thành viên cùng nhau làm việc trên diện tích đất sở hữu chung. + Hộ nông dân là đơn vị tiêu thụ: Những thành viên cùng ăn chung vì hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng. Dưới khía cạnh kinh tế, hoạt động chính của hộ nông dân là sản xuất nông nghiệp, đất đai là phương tiện sống, cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, sử dụng lao động gia đình cho nông nghiệp, đặc trưng bởi sự tham gia một phần trong thị trường sản phẩm đầu vào và đầu ra chưa hoàn hảo [10]. Hộ gia đình sống nông thôn làm nông nghiệp được xem là hộ nông dân [20]. Với cách nhìn nhận này nhiều nhà kinh tế khác như Frank Ellis(1988) đều thống nhất cho rằng hộ nông dân có các đặc trưng chủ yếu sau: - Hộ vừa là đơn vị sản xuất kinh doanh vừa là đơn vị tiêu dùng. Như vậy đã là hộ phải bảo đảm cả về mặt sản xuất và tiêu dùng. - Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất quyết định sự tham gia thị trường của hộ. Sự tham gia thị trường của hộ nông dân càng nhiều hàng hóa thể hiện trình độ của hộ nông dân đó. Như vậy, chúng ta có thể thấy hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, sống ở nông thôn, tiến hành sản xuất nông nghiệp và còn có thể tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau. b) Kinh tế hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp, được hình thành và tồn tại một cách khách quan, sử dụng lao động gia đình là chính và gắn liền quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Kinh tế hộ nông dân có các đặc trưng sau: - Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống. Về mức độ phát triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự cấp tự túc và kinh tế hộ sản xuất hàng hóa. - Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ giữa nông dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế hộ nông dân. Ở nước ta, từ năm 1988 khi nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa, đã có mức tăng chưa từng có về năng suất và sản lượng. Người nông dân phấn khởi trong sản xuât. Một vấn đề quan trọng ở đây là việc xác định họ được quyền kiếm sống gắn bó với mảnh đất của họ. - Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê mướn lao động mang tính chất thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn để đáp ứng nhu cầu khác của gia đình. Một thực tế là hiệu quả sử dụng lao động trong nông nghiệp rất cao, khác với ngành kinh tế khác. - Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành viên trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơn của cộng đồng. Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông nghiệp, tất yếu có quan hệ với thị trường song mức quan hệ còn thấp, chưa gắn chặt với thị trường. Nếu tách họ ra khỏi thị trường họ vẫn tồn tại. - Các quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống của hộ phụ thuộc vào chủ hộ. Hộ sử dụng lao động gia đình là chính, hộ có thể thuê hay không thuê lao động để đảm bảo thời vụ, nhưng trong hộ không tính tiền lương và không tính lợi nhuận. c) Hộ trồng lúa và kinh tế hộ trồng lúa Lúa nước xuất hiện từ thời kỳ nền văn hóa Óc-Eo, thời Chúa Nguyễn (khoảng 1705-1858) [22]. Trồng lúa nước chủ yếu là hộ nông dân. Vậy, hộ trồng lúa là hộ nông dân có diện tích gieo trồng lúa là chủ yếu, thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích của hộ. Trước những năm 90 các hộ trồng lúa thường là độc canh chuyên lúa, nhưng do mở rộng thị trường, các hộ nông dân có xu hướng đa dạng hóa trong sản xuất. Họ bố trí nhiều loại cây trồng theo hướng luân canh, xen canh, gối vụ nhưng diện tích lúa vẫn là nhiều nhất. Theo MARD (2000): Hộ trồng lúa là hộ nông dân có trên 60% đất nông nghiệp trồng lúa, sản lượng lúa chiếm 91% tổng sản lượng lương thực và đóng vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của hộ. Tháng 10-2001, cả nước có 13,91 triệu hộ nông dân, hộ nông nghiệp trồng lúa chiếm 77,1% [6]. Xuất khẩu gạo chiếm 30% tổng nguồn thu xuất khẩu nông sản. Hộ trồng lúa có tầm quan trọng do các hộ trồng lúa mang lại, nhưng chưa có tài liệu nào đưa ra định nghĩa hộ trồng lúa và kinh tế hộ nông dân trồng lúa đầy đủ và khái quát. Ở đây chúng tôi đưa ra một số đặc thù của hộ trồng lúa là: - Dành một phần hoặc toàn bộ diện tích đất cho trồng lúa. - Sản lượng lúa một phần sử dụng cho gia đình, phần thặng dư là lúa hàng hóa. - Tỷ trọng đóng góp thu nhập có thể thấp hơn cây trồng khác trong hệ thống canh tác của hộ, nhưng diện tích lúa vẫn được duy trì theo điều kiện kinh tế. Từ những phân tích về hộ nông dân và tích đặc thù của hộ trồng lúa, có thể khái quát thành khái niệm về hộ trồng lúa và được sử dụng xuyên suốt trong đề tài nghiên cứu này: “Hộ nông dân sản xuất lúa - gọi tắt là hộ trồng lúa - là hộ nông dân có dành một phần hoặc toàn bộ diện tích đất cho canh tác lúa, lúa được sử dụng cho mục đích kép: tự tiêu dùng và hàng hóa, có đóng góp vào nguồn thu nhập của nông hộ.” 2.1.2. Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp Sự tồn tại của hộ nông dân là do đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản, là chủ thể sản xuất nông nghiệp trong nông thôn. Ở các nước nông nghiệp lạc hậu, thủ công thì kinh tế hộ là hình thức tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả cao [10]. Nhìn nhận theo lý thuyết phát triển, kinh tế hộ là “ hệ thống các nguồn lực ” có nghĩa là: hộ là đơn vị để duy trì và phát triển nguồn lao động, vốn,… đảm bảo cho quá trình phát triển của ngành nông nghiệp cũng như của toàn xã hội. Hệ thống nguồn lực của hộ được sử dụng theo các phương thức khác nhau, do đó đem lại hiệu quả khác nhau. Về phương diện lịch sử thì kinh tế hộ là một trong những con đường tích lũy tư bản sau đó khi xã hội càng phát triển thì sự phân công lao động càng diễn ra sâu sắc, càng tạo nhiều cơ hội để các cá nhân, các hộ tự nguyện tham gia vào sự phân công lao động của xã hội, đóng góp thành quả cho nền kinh tế đất nước. Ở Trung Quốc đã giao quyền tự chịu trách nhiệm trong sản xuất mà sản xuất nông nghiệp đạt được kết quả ngạc nhiên. Trong nông thôn hình thành nhiều loại hình nông hộ, công nghiệp nông thôn phát triển nhanh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế 12-13% của nước này. Các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaisia, Indonexia, Philippin,… trong chiến lược phát triển kinh tế cũng rất chú ý tới khu vực kinh tế nông thôn mà hạt nhân cơ bản là kinh tế nông hộ. Ở các nước này chủ thể kinh tế nông nghiệp là hộ nông dân. Khi sản xuất gặp khó khăn và có biến động lớn thì kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng cao, nó có khả năng phục hồi rất nhanh sau mỗi biến động. Ở nước ta, trong thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp, kinh tế hộ cũng chỉ được coi là “ kinh tế phụ gia đình ” nhưng trên thực tế sản xuất của nông hộ chiếm tới 48% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, thu nhập chiếm 50-60% tổng thu nhập của hộ. Tuy kinh tế tập thể sử dụng trên 90% đất đai và các tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng thu nhập của người nông dân từ kinh tế tập thể cũng chỉ chiếm 40-50%. Thời kỳ này thực chất là thời kỳ trì trệ nhất của nông nghiệp nước ta trong hơn 30 năm qua. Nghị quyết 10 đã xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất kinh doanh thì kinh tế hộ đã có những bước phát triển đáng kể và khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở nước ta. Từ các quan điểm đánh giá của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy kinh tế hộ nông dân có những vai trò và ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở các khía cạnh sau: - Cung cấp sản phẩm không thể thiếu cho xã hội loài người, nhằm đáp ứng tiêu dùng và tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân. - Cung cấp và duy trì các nguồn lực như đất đai, lao động, góp phần phân công lao động xã hội. - Là thị trường rộng lớn của các ngành kinh tế quốc dân. - Phát triển kinh tế hộ nông dân sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, giải quyết các vấn đề về văn hóa xã hội nông thôn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái. 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nói chung và hộ sản xuất lúa nói riêng 2.1.3.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý và đặc điểm đất đai Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của kinh tế hộ nông dân. Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi như gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn,… sẽ có điều kiện phát triển kinh tế hơn các hộ nông dân khác. Sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong quá trình sản xuất. Do vậy quy mô đất đai, địa hình và tính chất nông hoá thổ nhưỡng có liên quan mật thiết tới từng loại nông sản phẩm, tới số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tới giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu được. - Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái: Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Những nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ hạn chế được những bất lợi, những rủi ro do thiên nhiên gây ra và có cơ hội để phát triển nông nghiệp. Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển hộ nông dân, nhất là nguồn nước, không khí. Bởi vậy, những cây trồng và vật nuôi tồn tại và phát triển theo quy luật sinh học. Nếu môi trường sinh thái thuận lợi thì cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, năng suất cao; còn ngược lại sẽ phát triển chậm, năng suất chất lượng giảm từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. 2.1.3.2. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế và tổ chức sản xuất Đây là nhóm yếu tố liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủ yếu, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế hộ nói riêng. - Trình độ học vấn và kỹ năng lao động: Người lao động cần có trình độ học vấn và khả năng để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong sản xuất phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao. Điều này đối với chủ hộ là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại trong sản xuất, ngoài ra còn phải có những tố chất của một người dám làm kinh doanh. - Vốn sản xuất: Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là điều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng như thuê nhân công để tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm. Khi có quy mô vốn đủ lớn hộ gia đình có xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhằm nâng cao thu nhập. - Công cụ sản xuất Trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, công cụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất. Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải sử dụng hệ thống công cụ phù hợp. Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sản xuất nông nghiệp đã không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao cho các hộ nông dân trong sản xuất. Năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên, chất lượng sản phẩm tốt hơn, do đó công cụ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả trong sản xuất của các hộ nông dân. - Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, nhà xưởng, trang thiết bị nông nghiệp,… đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất của kinh tế hộ nông dân. Thực tế cho thấy, nơi nào có cơ sở hạ tầng phát triển nơi đó sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống của các hộ nông dân được cải thiện. - Tổ chức sản xuất Thể hiện ở việc lựa chọn phương án sản xuất và cách bố trí sản xuất của hộ nông dân. Những hộ lựa chọn được phương án sản xuất và bố trí sản xuất phù hợp với nguồn lực hiện có, hộ đó sẽ có thu nhập cao và ngược lại sẽ không tận dụng được hết nguồn lực của mình. - Hợp tác trong sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế mở, để cạnh tranh có hiệu quả các hộ nông dân cần có sự hợp tác để có thêm vốn, nhân lực, kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm làm ăn,… Ngoài ra các hộ nông dân cần hợp tác để chống ép giá của tư thương. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường về nông sản hàng hóa, các hộ nông dân phải liên kết, hợp tác lại với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và giúp nhau tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có các hình thức liên kết, hợp tác mà các hộ nông dân có điều kiện áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động. - Thị trường: Sản phẩm sản xuất của hộ nông dân phụ thuộc nhiều vào giá thị trường, những sản phẩm nào được giá thì các hộ nông dân chú ý phát triển. Vì vậy, nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất với số lượng bao nhiêu và theo tiêu chuẩn chất lượng nào. Trong cơ chế thị trường, các hộ nông dân hoàn toàn tự do lựa chọn nông sản mà thị trường cần và họ có khả năng sản xuất. Từ đó kinh tế hộ nông dân mới có điều kiện phát triển. 2.1.3.3 Nhóm yếu tố về khoa học kỹ thuật và công nghệ - Kỹ thuật canh tác Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng có khác nhau, với yêu cầu giống cây trồng, vật nuôi khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế hộ nông dân . - Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì nó tạo ra cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực tế cho thấy những độ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, chấp nhận rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, họ giàu lên rất nhanh. Các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc thiết bị,… được kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Như vậy ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, thậm trí những tiến bộ kỹ thuật là thay đổi hẳn trình độ sản xuất. 2.1.3.4 Nhóm yếu tố thuộc về quản lý vĩ mô Nhà nước Nhóm nhân tố này bao gồm các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước như: chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ sản phẩm, trợ giá nông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, … Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế hộ nông dân và là công cụ đắc lực để nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa. Tóm lai: Từ các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa, có thể khẳng định: Hộ nông dân sản xuất tự cung tự cấp muốn phát triển kinh tế cần phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất hàng hóa cà chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để kinh tế hộ nông dân hoạt động có hiệu quả. 2.2. Giá và biến động giá trong sản xuất nông nghiệp 2.2.1 Khái niệm và các loại giá nông nghiệp Giá nông nghiệp bao gồm: (1) Giá sản phẩm đầu vào và (2) Giá các sản phẩm đầu ra trong nông nghiệp. Trong tiếng Việt “giá” được một số từ điển kinh tế sử dụng bao gồm cả 2 nghĩa: (1) Chi phí (the cost) và (2) Giá cả (the price). Theo nghĩa chi phí, giá là các khoản chi thường xuyên phải trả bằng hiện vật hoặc tiền mặt trong suốt quá trình sản xuất hay giao dịch (vật tư, giống, vận chuyển...). Còn giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm được hiểu là giá trị đo bằng tiền các vật tư, dịch vụ, của các nhân tố đầu vào của sản xuất. Trong một số thị trường, giá cả hoàn toàn có thể do quy luật cung cầu quyết định (ví dụ ở thị trường hoàn hảo theo giả thuyết của các nhà kinh tế tân cổ điển). Trong những thị trường độc quyền, các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ có thể tác động đáng kể đến giá thị trường. Trong một số trường hợp khác giá cả có thể bị chính phủ quy địn._.h hay điều tiết bằng các công cụ của chính sách giá và thu nhập. Như vậy, khái niệm chi phí gắn chặt với quá trình hoạt động sản xuất, còn giá cả nhằm đo giá trị của một sản phẩm, một dịch vụ hàng hoá cụ thể. Theo các học thuyết kinh tế, giá cả luôn biến động quanh một giá trị trung bình, bao gồm giá trị sở hữu và giá trị sử dụng, của hàng hoá. Vì thế một sản phẩm, hay dịch vụ sẽ được gắn với giá nhất định khi sản phẩm và dịch vụ đó trở hành hàng hoá được sử dụng trong giao dịch. Trong quá trình giao dịch, giá sẽ thay đổi ở từng công đoạn giao dịch, từng thị trường khác nhau. Giá luôn biến động và nguyên nhân của sự biến động giá trên thị trường rất phức tạp và khó xác định. Đối với chi phí và giá, tuy khác nhau về khái niệm, nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Khi giá của các yếu tố tham gia quá trình sản xuất (giá đầu vào) thay đổi sẽ làm cho chi phí sản xuất hay chi phí cung cấp một dịch vụ (giá đầu ra) cũng biến đổi theo (do giá thành thay đổi). Nếu sản phẩm đầu ra là sản phẩm cuối cùng phục vụ tiêu dùng thì việc tăng giá sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của người tiêu dùng. Khi chi phí tái sản xuất sức lao động trở nên đắt đỏ hơn thì bản thân giá lao động cũng sẽ thay đổi. Còn nếu sản phẩm sản xuất ra lại là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất khác, viêc tăng giá ở quá trình sản xuất trước đã kéo theo sự tăng giá ở quá trình tiếp theo. Như vậy, tác động tăng giá là tác động lan toả, kéo theo và phức tạp. Rất ít có sự biến động giá đơn lẻ đối với một mặt hàng hay dịch vụ này mà không ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng khác. Vì vậy, cần nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động giá và sự thay đổi kết quả kinh tế của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người nông dân. Có nhiều loại giá được sử dụng trên thị trường tùy thuộc vào mục đích và quan hệ trao đổi. Trong nghiên cứu này với mục đích xem xét biến động của giá và ảnh hưởng của nó đến kết quả sản xuất lúa của các hộ nông dân chúng tôi đề cập đến các loại giá sau: 1. Giá đầu vào sản xuất: Giá vật tư, Giá dịch vụ, và Giá thuê lao động (lao động phải thuê). (a) Giá vật tư bao gồm: Phân bón, mà chủ yếu là phân vô cơ như Đạm, lân, Ka ly, Thuốc sâu, thuốc cỏ, các loại phân khác… (b) Giá dịch vụ phục vụ sản xuất ở hộ nông dân bao gồm : Dịch vụ làm đất, dịch vụ BVTV và Dịch vụ khác... (c) Giá công lao động, chỉ tính giá cho lao động gia đình phải thuê thêm. Đối với giá cả vật tư, phân bón đầu vào: Nhiều nhà nghiên cứu có chung ý kiến rằng, nếu giá vật tư, phân bón đầu vào biến động sẽ làm tăng chi phí sản xuất và có thể dẫn đến việc nông dân (1) hoặc sẽ hạn chế đầu tư thâm canh, (2) hoặc sẽ chuyển đổi hệ thống sản xuất, lựa chọn những cây trồng vật nuôi dễ tính, ít phải đầu tư hơn nhằm giảm sức ép về vốn. Hệ quả là năng suất nông nghiệp có thể giảm xuống và thu nhập của người nông dân cũng giảm bị theo (F. Ellis, 1995). Cơ cấu sản lượng cung cấp ra thị trường vì thế có thể bị thay đổi. Tuy nhiên, do đặc thù của nông nghiệp là tính mùa vụ vì thế, sự tác động của giá có những điểm đặc thù. Người ta nói nhiều đến “tính trễ” của sự thay đổi về sản lượng nông nghiệp khi có sự thay đổi về giá (hay sơ đồ mạng nhện). Mỗi khi có sự biến động giá (ví dụ giá tăng), do tính mùa vụ trong nông nghiệp nên phải đợi đến vụ tiếp sau nông dân mới tăng diện tích gieo trồng lên được. Và như vậy phải đợi thêm 1 chu kỳ sản xuất nữa sản lượng nông nghiệp mới tăng, khi đó giá lại bắt đầu giảm xuống. Tương tự như vậy phải mất 1 chu kỳ sản xuất tiếp theo khi nông dân không đầu tư sản xuất nữa thì sản lượng mới giảm xuống và giá lúc đó lại tăng lên. Cho khi biến động như vậy đã vẽ nên đường viền hình vuông bao quanh điểm giao cắt “cung” và “cầu”. 2. Giá đầu ra của nông sản: Là giá bán các loại nông sản. Giá cả đầu ra ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thu nhập của người sản xuất. Một số tác giả cho rằng giá nông sản cao không chỉ làm tăng thu nhập cho người sản xuất mà còn góp phần điều chỉnh thu nhâp giữa các khu vực nông thôn và thành thị. Nói cách khác là giá cao góp phần chuyển một phần thu nhập từ thành phố, nơi đa phần là người tiêu dùng nông sản về nông thôn. Tuy nhiên một số người khác lại cho rằng vấn đề không đơn giản như vậy. Sự phân bổ này ngoài sự phụ thuộc vào cơ cấu sản lượng tự tiêu của chính nông hộ, còn phụ thuộc vào tỷ lệ người dân không có đất ở nông thôn là nhiều hay ít ? Trong những người dân nông thôn không có đất phải mua giá lương thực cao sẽ làm gia tăng nhanh tỷ lệ nghèo ở nông thôn (F.Ellis, 1995). Tương tự, theo Nakajima, năm 1986, sự tăng giá đầu ra có thể dẫn đến tăng thu nhập cho các nông hộ. Nhưng do thu nhập tăng có thể có sự tăng tiêu dùng trong chính các nông hộ khiến sản lượng bán ra thị trường không tăng. Do vậy, phản ứng cung cho thị trường đối với các hộ nửa tự cung, nửa tự cấp là rất khó xác định về lí thuyết ? Kết luận này trái với quan điểm thứ nhất và càng không đúng với kết luận của Timmer, 1983 rằng: Đối với nền kinh tế nông dân phản ứng cung cho thị trường luôn dương, có nghĩa là khi giá tăng thì nông dân sẽ tăng sản lượng bán ra thị trường. Ngoài ra còn một tác giả khác cũng cho rằng, tác động của giá đến Cung là thường xuyên. Nhưng việc sản lượng cung có tăng hay không còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất của các hộ nông dân. Nếu quy mô sản xuất của các hộ nông dân quá bé, manh mún, phản ứng Cung từ các hộ này bị hạn chế hơn rất nhiều. Mặt khác giá đầu ra tăng sẽ khuyến khích đầu tư, thâm canh nông nghiệp. Khi giá cao, các nông hộ sản xuất hàng hoá sẽ tập trung vốn, lao động, đất đai để sản xuất. Không chỉ có vậy, lợi nhuận nông nghiệp cao sẽ thu hút các nhà đầu tư từ các khu vực khác vào khu vực nông nghiệp, tạo nên sự cân đối mới về đầu tư trong nền kinh tế. Khi giá có lợi, người sản xuất mang thái độ lạc quan sẽ tăng mức đầu tư vốn, lao động, đất đai vào sản xuất. Khi đó, một sự thay đổi tương đối của mức đầu ra này so với đầu ra khác dẫn đến sự thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm của nông hộ do hộ nông dân đã điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo sự thay đổi về khả năng sinh lợi tương đối của các sản phẩm đầu ra. 2.2.2 Nguyên nhân biến động giá Trước hết cần khẳng định rằng nghiên cứu về những nguyên nhân làm biến động giá không phải là đối tượng chính của nghiên cứu này. Mục đích của nghiên cứu này nằm ở phần sau của sự biến động giá đó là (1) mô tả rõ sự biến động giá, (2) tìm hiểu những tác động của sự biến động giá đến kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thu nhập của một số nhóm hộ trong nông thôn và (3) đề xuất các giải pháp khắc phục các tác động xấu của biến động giá (xem phần mục đích, yêu cầu của nghiên cứu). Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu cho thấy nếu ít nhiều không tìm hiểu nguyên nhân của biến động giá thì rất khó có thể đề xuất được các biện pháp khắc phục có hiệu quả. Tuy biến động giá là hiện tượng phổ biến nhưng nguyên nhân biến động giá lại rất phức tạp trong nền kinh tế thị trường. Lạm phát dẫn đến biến động giá nhưng nguyên nhân của những biến động giá thông thường khác ít nhiều không giống với nguyên nhân tăng giá do lạm phát. Nếu lạm phát làm cho giá tăng mạnh và liên tục, biến động giá có thể hiểu là hiện tượng giá có thể tăng hoặc giảm tuy theo từng trường hợp. Nếu lạm phát có nhiều nguyên nhân và trong tất cả các trường hợp đều liên quan đến những chính sách về tiền tệ, thì sự biến động giá cũng có nhiểu nguyên nhân nhưng không phải trường hợp nào cũng liên quan đến chính sách tiền tệ. Vì thế, khi xử lí lạm phát thông thường người ta sử dụng nhiều đến các công cụ tiền tệ, còn đối phó với biến động giá người ta có thể áp dụng các biện pháp phi tiền tệ, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra biến động giá. Biến động giá liên quan nhiều đến khả năng cung cầu của các hàng hoá. Những nguyên nhân chính gây ra sự biến động giá là: Lạm phát tiền tệ (phụ thuộc vào chính sách vĩ mô của chính phủ) Biến động giá từ bên ngoài (giá quốc tế và khu vực) Đô thị hóa: Làm tăng cầu, thu hút lao động nông thôn làm cho giá lao động nông thôn tăng lên Các sự kiện, yếu tố gây ra tình trạng giảm Cung hoặc tăng Cầu (ví dụ thiên tai, cúm gà, dịch bò điên, dịch lở mồm long móng). Tâm lí người tiêu dùng (ví dụ sợ sản phẩm lây nhiễm bệnh) Tình trạng độc quyền mua, độc quyền bán Các nguyên nhân khác.... * Biến động giá, lạm phát tăng giá của hàng hóa. Lạm phát là tăng giá nói chung của hàng hóa. Có vô vàn nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng giá của lạm phát, nhưng nhìn chung các nguyên nhân này đều gián tiếp hay trực tiếp liên quan đến sự tăng quá mức về lượng tiền trong nền kinh tế dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa tiền và hàng (tiền nhiều hơn hàng). Giá cả tăng làm cho sức mua của đồng tiền giảm xuống. Vì thế người ta còn ta gọi đây là hiện tượng “mất giá” của đồng tiền. Lạm phát bản thân cũng là sự biến động về giá. Đây là hiện tượng phức tạp liên quan đến các vấn đề của nền kinh tế vĩ mô. Nhưng sự khác của sự tăng giá do lạm phát so với các hiện tượng tăng giá khác chính là ở sự tăng giá đồng loạt của tất cả các hàng hóa chứ không diễn ra ở từng lĩnh vực nào đó. Nhìn chung đồng tiền mất giá sẽ làm cho thu nhập thực tế của cả người sản xuất và người tiêu dùng giảm xuống. Việc nghiên cứu thu nhập của nông dân ở các thời điểm khác nhau liên quan đến sự biến động giá (dù là sự tăng giá nào) cũng cần xét đến yếu tố lạm phát. Khi so sánh chi phí, sản lượng hay thu thập, ở các thời điểm khác nhau cần được tính toán bằng đồng tiền cố định là đồng tiền được quy về giá trị ở một thời điểm nhất định (còn gọi là giá thật) sau khi đã loại bỏ yếu tố lạm phát. 2.2.3 Ảnh hưởng biến động giá đầu vào tới sản xuất Khái niệm biến động giá được hiểu “ là sự tăng hoặc giảm giá của các sản phẩm trên thị trường theo thời gian hoặc không gian”, song trong nghiên cứu này được xét theo nội dung biến động về tăng giá đầu vào của sản xuất thông thường là giữa một hoặc vài chu kỳ sản xuất, có thể tạo ra nguy cơ xáo trộn hay những ”cú sốc” cho sản xuất và lưu thông sản phẩm. Hộ nông dân luôn vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng. Vì thế, khi phản ứng với sự biến động giá, thông thường chủ hộ vừa đóng vai trò của người sản xuất, vừa đóng vai trò của người tiêu dùng. Nhưng nhìn chung có thể phân biệt được tư cách của họ trong mỗi hành vi này. * Biến động giá, hiện tượng không mới nhưng chứa đựng nhiều tiềm ẩn về sự không ổn định đối với sản xuất nông nghiệp. Giá có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với hoạt động sản xuất của nông hộ mà cả với những nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu phát triển nông nghiêp, nông thôn... Giá biến động có thể dẫn đến sự thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của nông hộ, làm chuyển đổi các hệ thống canh tác cấp vùng, thậm chí cấp quốc gia. Vì thế mà tình trạng và sự biến động giá không chỉ lôi cuốn sự quan tâm của các nông hộ sản xuất kinh doanh mà lôi cuốn cả các nhà quản lí, các tổ chức, thể chế hỗ trợ phát triển cùng quan tâm. Trong kinh tế thị trường, sự biến động của giá hàng hoá nói chung và giá nông sản, vật tư nông nghiệp nói riêng là hiện tượng phổ biến. Những người có quan điểm theo hướng tả cho rằng, chính nhờ sự biến động giá mới có thể cải tạo đặc tính cố hữu của nông dân là không dám mạo hiểm, bảo thủ trì trệ làm cho sản xuất nông nghiệp kém linh hoạt, chậm thay đổi. Tuy nhiên, tình trạng giá, sự biến động của giá và những tác động của giá đến sản xuất là vấn đề hết sức phức tạp, nhưng tầm quan trọng của giá nên người ta luôn nỗ lực nghiên cứu không chỉ nhằm tìm cách đo đếm “quản lí giá” mà “quản lí cả những rủi ro” do giá gây nên. Mặc dù vậy, không phải bao giờ người ta cũng có được kết quả như ý muốn. Những khủng hoảng về giá, hiện tượng giá tăng quá cao hoặc giảm quá thấp, đều có thể dẫn đến những khủng hoảng khác trong các khu vực sản xuất và lưu thông phân phối. Nhưng cần phân biệt hai loại biến động giá là giá biến động theo chu kỳ dài và giá biến động giá nhất thời: Theo giáo sư M. Mazoyer, giá của các sản phẩm nông nghiệp, tính theo đồng tiền cố định (giá thực), luôn có xu thế giảm xuống theo thời gian. Trong vòng gần 1 thế kỷ qua, giá thực của sản phẩm ngô thế giới đã giảm từ 3 đến 5 lần. Lí do chính của sự giảm giá theo chu kỳ dài hạn này là do năng suất lao động trong nông nghiệp luôn tăng cao nhờ khả năng cải tiến về công nghệ trong sản xuất (M. Mazoyer, 1996). Loại biến động giá thứ 2 là các biến động giá nhất thời mà nguyên nhân của nó không phải khi nào cũng dễ dàng nhận ra. Đó là những biến động giá diễn ra trong giai đoạn ngắn hơn, chỉ từ vài tháng đến vài năm. Mà nguyên nhân lúc thì do thay đổi của cung cầu, khi lại do tác động tâm lí của con người trước những hiện tượng kinh tế xã hội, nhiều khi lại do chính sự can thiệp của các Chính phủ gây nên... Loại biến động giá thứ hai này có tác động rất lớn và phức tạp đến sản xuất, thu nhập và đời sống của người dân nông thôn. Trong nhiều trường hợp mà người ta đã quan sát được sự biến động giá đột ngột có thường có những tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Hay nói cách khác, sự biến động giá luôn tiềm ẩn đằng sau những rủi ro. * Rủi ro về giá là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của các nông hộ có quy mô sản xuất nhỏ. Đồ thị 1.2: Người sản xuất nhỏ và sự lựa chọn ổn định thu nhập Nguồn: Lê Đức Thịnh (ảnh hưởng của biến động giá tới hiệu quả và thu nhập của hộ nông dân, 2007) Nghiên cứu tác động của biến động giá đến tình trạng tiêu dùng của hộ nông dân không phải là mục đích của chúng tôi trong báo cáo này. Tuy nhiên, hộ nông dân nhất là những nông hộ nhỏ (hoặc nông dân nghèo) là đơn vị đa chức năng vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng... Sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm lương thực do hộ sản xuất ra trước hết là để bảo đảm tiêu dùng cho hộ sau đó mới bán ra thị trường. Vì thế, giá lương thực cao có thể có tác động làm thay đổi chiến lược sản xuất của nông hộ, bằng cách các nông hộ nhỏ có thể quay về với việc sản xuất lương thực vì mục tiêu an ninh lương thực cho chính mình hơn là tham gia sản xuất các sản phẩm hàng hóa khác (F. Ellis, 1986). Với các hộ nông dân, tăng trưởng nhanh là điều nhiều người mong đợi nhưng tăng trưởng ổn định lại được họ quan tâm hơn nhiều. Chỉ một lần gặp rủi ro, hộ nông dân sẽ phải mất nhiều năm để có thể khôi phục lại tình trạng ban đầu. Tổng kết từ nghiên cứu trên diện rộng qua thế giới nông dân ở nhiều nước nhiều khu vực trên thế giới, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng: “Các hộ nhất là nông dân nhỏ luôn có xu thế chọn mức thu nhập tuy thấp hơn đôi chút nhưng đều đặn và ổn định thay vì mức thu nhập cao nhưng rủi ro và biến động hơn nhiều” (đồ thị 5). Tương tự như thế, hộ nghèo với thu nhập thấp sẽ là những hộ dễ bị tồn thương nhất trước những biến động của thị trường, cho dù họ có tham gia thị trường với tư cách là nhà cung cấp hàng hóa hay người tiêu thụ. * Kinh tế hợp tác một giải pháp giúp cho các hộ sản xuất nhỏ vượt qua các “cú sốc” về giá cả và tăng hiệu quả sản xuất. Hành động tập thể là sự phối hợp giữa các tác nhân chia sẻ một mục đích hay một số mục đích chung. Mục tiêu của hành động tập thể là quyền lợi chung của các thành viên trong nhóm. Hành động tập thể được thực hiện trong khuôn khổ các tổ chức, đó có thể là những pháp nhân có đăng kí chính thức như HTX, hiệp hội, hội hay chỉ là những nhóm, tổ hợp tác nhỏ không đăng kí. Trong một tổ chức những thành viên liên kết với nhau nhằm đạt mục tiêu chung, dựa trên những nội qui và thủ tục thống nhất. Tổ chức được tạo ra một cách có chủ ý và trong quá trình thực hiện các mục tiêu của mình thì tổ chức là tác nhân quan trọng đóng góp vào sự thay đổi thể chế. Hành động tập thể có nhiều tác dụng, thứ nhất hành động tập thể làm tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ: Người sản xuất nhỏ ít có quyền, ít có cơ hội hay phương tiện để tiếp cận và sử dụng với các dịch vụ nông nghiệp. Hành động tập thể giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ vì một cá nhân khó/không thể tiếp cận được với điều kiện của họ. Thứ hai, hành động tập thể giúp người sản xuất nhỏ tăng sức mạnh, có thời gian hay tiền bạc để sử dụng hàng hoá và dịch vụ công nhờ nguyên lí “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Hành động tập thể sẽ giúp họ vượt qua được các khó khăn về quy mô và hạ tầng cơ sở chất lượng thấp. Làm việc chung sẽ giúp họ tăng năng suất và giảm chi phí. Cuối cùng hành động tập thể sẽ giúp họ tăng quy mô, tăng sự chắc chắn về nhu cầu vì vậy giúp họ tham gia được vào ngành hàng và thị trường. Liên quan đến biến động giá và tác động của nó đến sản xuất và đời sống của người nông dân, sự hợp tác cho phép giảm thiểu đáng kể các “cơn sốc” do giá gây ra nhờ vào việc tổ chức mua chung bán chung sản phẩm đầu vào đầu ra. Khi giá đầu vào tăng cao, các thành viên của tổ chức mua chung sản phẩm với giá rẻ hơn để dự trữ. Khi giá đầu ra hạ thấp đột ngột, các thành viên cũng có thể giúp nhau chia sẻ rủi ro... Ngoài ra, các quỹ hỗ trợ rủi ro của các tổ chức hợp tác cũng cho phép giảm thiểu tác động xấu của sự biến động trên thị trường nói chung và biến động giá nói riêng. 2.3. Tình hình giá cả và biến động giá của một số yếu tố sản xuất trên thế giới và ở Việt nam 2.3.1 Trên thế giới Trên thế giới, hầu hết các nước thuộc khu vực có nền nông nghiệp phát triển mạnh đều là những thị trường sản xuất và tiêu thụ phân bón lớn như: Bắc Mỹ, Mỹ La tinh, Tây Âu, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, các nước Đông Á và Nam Á… Cung cầu phân bón phụ thuộc vào tính chất mùa vụ nên thị trường thường có sự thay đổi nhu cầu, nên giá cả cũng có sự tăng giảm theo từng thời điểm. Trong vài năm gần đây, giá phân bón trên thị trường thế giới biến đổi liên tục theo đà tăng lên nhất là thời điểm từ sau năm 2003, đặc biệt từ năm 2007 đến nay. Thời điểm quý 3 năm 2007 giá phân DAP tại vùng vịnh Mỹ và miền trung Florida và giá Amoniac khan tại Vùng Vịnh đã tăng cao do nhu cầu được cải thiện theo mùa. Đầu năm 2008, thị trường phân bón thế giới chịu tác động của việc Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu phân bón và giảm mạnh nguồn cung đã tiếp tục tăng đồng thời giá dầu thô tăng cao và nhu cầu nhập khẩu phân bón các nước cũng tăng. Giá phân Urê liên tục có chiều hướng tăng, có nơi đã tăng lên 650 USD/tấn, trong khi mức giá cao nhất của 5 tháng đầu năm 2007 chỉ là 330 USD/tấn. Đặc biệt trong năm 2008 giá DAP bình quân gần đạt mốc 1000 USD/tấn ở mức 967.2 USD/tấn. Đồ thị 1.3. Diễn biến giá phân bón thế giới 2006 – 2009 Nguồn: Ngân hàng Thế giới. Ghi chú: Năm 2009 theo số liệu 4 tháng đầu năm Giá phân bón các loại trên thị trường thế giới đã tăng ở mức kỷ lục trong vòng 35 năm qua. Theo tạp chí chuyên ngành Green Markets, giá Phosphate (lân) tăng phi mã từ 365 USD/tấn năm 2007 lên 1.000 USD/tấn năm 2008. Riêng giá Kali nhảy vọt từ 230 USD/tấn lên 7.000 USD/tấn. Thời điểm đầu tháng 8/2008, giá DAP (Diamonium Phosphate) giao dịch trong khoảng 1.268-1.275 USD/tấn, (CFR). Tại Mỹ, giá dao động trong khoảng 1.065-1.075 USD/tấn FOB Nola. Trong khi đó, giá Urê Yuzhny đạt mốc 785 USD/tấn, FOB còn giá hợp đồng chỉ ở mức 735 USD/tấn, FOB. Khách hàng Brazil mua với giá khoảng 850-855 USD/tấn, CFR tương đương với 780-790 USD/tấn, FOB, urê Nga/Ucraina. Giá Nitrate ammonium tại Mỹ dao động trong khoảng 765-770 USD/tấn, FOB. Giá Ammonia tăng thêm 360-380 USD/tấn tùy thị trường so với thời điểm đầu năm 2008, giá tại Yuzhny đang dao động ở mốc 800 USD/tấn, FOB. Đến tháng 10/2008 giá Urê giảm trên hầu hết các thị trường do nhu cầu tiêu thụ giảm, giá tại thị trường Yuzhny ở mức 710 USD/tấn, FOB. Tại Mỹ, giá Urê dao động ở mức 710 USD/tấn, FOB Nola, nhưng nhu cầu không nhiều. Từ đầu năm 2009, giá phân bón trên thế giới đã không ngừng tăng lên hàng tuần, hàng tháng. Đối với phân Ure, giá thị trường thế giới đang ở mức trên 300 USD/tấn, tăng tới 100 USD/tấn so với cuối năm 2008. Tuy nhiên, giá phân Urê từ khối các nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ (FSU) giảm mạnh kể từ đầu tháng 3/2009 đã bắt đầy gây tác động đến các nhà sản xuất Urea tại những khu vực khác. Giá mời thầu Urea Prilled cho hợp đồng giao hàng tại Trung Quốc đã giảm xuống dưới 290 USD/tấn, FOB. Giá Urê Granular hợp đồng tháng 4/09 đứng ở mức khoảng 280 USD/tấn FOB. Tại Ai Cập, dưới áp lực bởi nhu cầu mua yếu tại Thái Lan và châu Âu, giá chào bán Urea đã được điều chỉnh giảm xuống còn 290-295 USD/tấn, FOB. Tại Mỹ latinh, giá chào bán phân Urê xuất xứ từ Venuezuela trong khu vực đạt khoảng 280 USD/tấn, FBO. Nhìn chung giá các loại vật tư, phân bón chủ yếu của sản xuất nông nghiệp trên thế giới trong những năm gần đây tăng liên tục kể từ sau năm 2003, có những thời điểm tăng rất mạnh, đặc biệt trong năm 2007- 2008 giá tăng nhanh làm ảnh hưởng tới giá phân bón trong nước cũng tăng theo. 2.3.2 Ở Việt Nam Việt Nam tuy có tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản tạo điều kiện cho phát triển ngành công nghiệp phân bón trong nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng hiện nay sản xuất phân bón trong nước mới đáp ứng được 50% nhu cầu, có loại phân bón phải nhập khẩu tới 100% như phân DAP, Kali, … nên giá phân bón trong nước bị chi phối bởi giá phân bón và giá vật tư thế giới. Cùng với biến động giá trên thị trường thế giới, giá các loại vật tư, phân bón trong nước cũng thay đổi liên tục và trở thành nỗi lo cho người nông dân. Theo trung tâm thông tin của Viện CSCL về giá cả các loại phân bón vào thời điểm cuối tháng 3/2007, giá các loại phân urê bán lẻ tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp khoảng 8.5 ngàn đồng/kg. Cuối tháng 4/2007 phân DAP có giá bán lẻ vào ở mức phổ biến khoảng 8,5-9 ngàn đồng/kg. Trong tháng 8-2007, hầu hết các loại phân NPK, phân kali và phân lân giá vẫn đứng ở mức cao, tuy có giảm giảm nhẹ không đáng kể (giảm 150-200 đồng/kg). Nhưng từ đầu tháng 9/2008, giá các loại phân bón lại tăng trở lại và tăng liên tục, mức tăng bình quân từ 350- 400 đồng/kg so với tháng 8/2007. Cụ thể, giá phân Urê (Phú Mỹ) bán lẻ từ mức 8,5 - 8,7 ngàn đồng/kg vào thời điểm đầu tháng 8-2007 đã tăng lên mức 8,7 - 9,2 ngàn đồng/bao. Giá phân DAP (Trung Quốc, loại hột xanh) tăng từ từ 7, 9 ngàn đồng/kg 8,5- 8,7 ngàn đồng/kg; DAP hột đen có giá thấp hơn loại xanh khoảng 100 - 150 đồng/kg... Nguyên nhân phân bón trong nước đang tăng cao do giá các loại phân bón và nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh. Giá phân urê và DAP nhập khẩu từ nhiều nước như: Trung Quốc, Philippines… tăng 9 - 15 USD/tấn so với tháng 8/2007. Giá cước vận chuyển hàng và nhiều loại nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất các loại phân NPK và phân lân như: lưu huỳnh, axit sunfuric, kali… cũng đã tăng giá từ 10 - 50% so với trước Đầu năm 2008, giá phân bón các loại tăng thêm từ 1,4- 2,0 ngàn đồng/kg. Không chỉ phân bón, mà thuốc bảo vệ thực vật cũng đều tăng giá. Nếu như vụ trước thuốc trừ cỏ dẫn, cỏ cháy bán với giá trên 20 ngàn đồng/gói, thì nay lên 50.ngàn đồng/gói… các loại khác tăng bình quân từ 30 - 40%. Cuối tháng 8/2008 các loại phân bón đều tăng và đứng ở mức: Uê giá 8.500 - 9.000 đồng/kg; Tổng công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí cũng đã công bố giá phân đạm Phú Mỹ giảm từ 9.500 đồng/kg xuống còn 9.200 đồng/kg kể từ tháng 9/2008. . Đồ thị 1.4. Diễn biến giá phân bón trong nước 2006 – 2009 Nguồn: Bộ Tài chính. Ghi chú: Năm 2009 theo số liệu 5 tháng đầu năm Theo Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công Thương, từ thời điểm cuối năm 2008, sang năm 2009 giá phân bón trong nước có ổn định hơn và có xu hướng giảm nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu do tác động giảm mạnh của giá dầu mỏ khiến giá phân bón thế giới đã giảm rất mạnh, xu hướng này đã tác động mạnh tới thị trường phân bón Việt Nam. Bên cạnh đó, nguồn cung phân bón cuối năm 2008 khá dồi dào trong khi nhu cầu lại rất yếu do chưa vào chính vụ và nhiều địa phương gặp bão lũ khiến hoạt động trồng trọt gặp nhiều khó khăn. Đầu tháng 3, giá urê bán lẻ trong nước phổ biễn ở mức 6.500-6.800 đồng/kg, có nơi trên 7.000 đồng/kg. Giá kali cũng tăng trung bình đạt 12.8000-13.000 đồng/kg. Giá phân đạm Phú Mỹ bán tại các đại lý ở mức 6.300 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg so với tháng 2/2009. Phân DAP bán lẻ ở mức khoảng 9.000 – 10.000 đồng/kg, DAP Trung Quốc là 9.100 – 9.200 đồng/kg. Các loại phân khác như: phân lân, NPK…cũng có xu hướng tăng dưới tác động của giá thế giới, v.v… Quý I năm 2008, trong khi giá lương thực tăng trung bình 17,4%, giá thực phẩm tăng 22% thì giá phân bón tăng đến 71,3%, giá thuốc trừ sâu tăng 50%. Đến cuối tháng 5/2008, giá phân bón nhập khẩu đã tăng 96% so với tháng 1/2008. Sự tăng giá không đồng đều này làm cho sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập từ sản xuất có xu thế tiếp tục giảm xuống. Mức tăng giá sản phẩm đầu ra trên thực ra chỉ có lợi cho người những người nông dân sản xuất hàng hóa có quy mô đáng kể. Đối với phần lớn nông dân sản xuất ở mức tự cung tự cấp thì mức tăng giá về đầu ra không có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của họ. Ngoài ra, người nông dân còn phải chịu mức tăng giá của mọi sản phẩm hàng hóa của công nghiệp và kinh tế đô thị, phải chịu mức tăng giá của mọi loại dịch vụ, ví dụ thuốc chữa bệnh, nhiên liệu, vật liệu xây dựng đã tăng giá rất nhanh. 2.3.3. Dự báo diễn biến giá phân bón trong nước và thế giới trong thời gian tới Từ đầu tháng 2-2004 đến nay, giá nhiều loại phân bón tăng nhanh, giá phân bón tăng tập trung nhiều ở các loại phân urê, ka li, thuốc sâu...và vẫn đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh khủng khoảng tài chính. Hiện giá phân urê trên thế giới tăng 60 -70 USD/tấn so với cách đây hơn 1 tháng, lên ở mức 330 -340 USD/tấn. Giá phân urê tăng mạnh do tác động của việc Trung Quốc tăng thuế đối với mặt hàng phân bón từ 75% lên 110%, áp dụng từ 1-2-2009. Nếu so với tháng 12-2008, giá phân urê trên thế giới đang tăng trở lại khoảng 120 USD/tấn. Còn phân DAP cũng tăng 110 USD/tấn lên ở mức khoảng 500 USD/tấn. Theo Ngân hàng Thế giới kinh tế toàn cầu năm 2009 chỉ tăng khoảng 0,9%. Tăng trưởng chậm lại sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về hàng hóa, thương mại thế giới năm 2009 dự kiến giảm 2,1% (năm 2008 tăng 6,2%). Vì vậy, thị trường hàng hóa thế giới năm 2009 còn diễn biến phức tạp và khó lường. Thời gian qua, giá phân bón cũng luôn tăng giảm khó đoán. Dự báo năm 2009, nhu cầu sử dụng phân bón tại một số nước sẽ tăng cao hơn, tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên giá phân bón thị trường thế giới dự báo sẽ không tăng nhiều như năm 2008. Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khoảng 1,5 triệu tấn phân bón các loại, với trị giá 466 triệu USD, giảm 9,81% về lượng và 33,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, trong những tháng tới, nhập khẩu sẽ tăng lên do lượng hàng hoá, vật tư dự trữ từ cuối năm 2008 đã gần cạn. Bên cạnh đó, do giá bán than cho sản xuất phân bón sẽ tăng theo lộ trình nên tác động đến chi phí sản xuất làm cho giá phân bón trong nước có nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh theo chiều hướng tăng. Theo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (DPM), nhu cầu sử dụng phân bón cho vụ hè thu sắp tới rất lớn, ước tính nhu cầu cả nước từ 650.000 - 700.000 tấn, tập trung trong thời gian ngắn, do đó có nhiều khả năng dẫn đến giá phân bón sẽ tiếp tục tăng. Bộ Công Thương dự báo, giá phân urê trong những tháng tới đây có thể sẽ tăng nhẹ lên ở mức khoảng 7.300 - 7.500 đồng/kg, các loại phân khác như kali, lân, NPK tăng 300 - 500 đồng/kg tùy loại. 2.4 Tổng quan về sản xuất lúa của Việt Nam 2.4.1 Khái quát chung về kết quả sản xuất lúa Sản xuất lương thực là một ngành sản xuất chính của nước ta, từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) và khối lượng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Hơn 20 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo tăng trưởng liên tục và chất lượng ngày càng cao trên cả 3 phương diện năng suất, chất lượng và hiệu quả. Năm 1986, diện tích gieo trồng lúa chỉ có 5.688,6 nghìn ha, năng suất bình quân 28,1tạ/ha/vụ và sản lượng 16.874,8 nghìn ha, đến năm 2007 ba con số tương ứng đã lên tới 7.329,2 nghìn ha; 48.9tạ/ha và 35.832,9 nghìn tấn. Tính chung 20 năm, sản lượng lúa tăng thêm 19 triệu tấn, gấp hơn 2 lần, bình quân tăng gần 1 triệu tấn/năm, (tăng 4,5%/năm). Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam Năm Diện tích Năng xuất Sản lượng Số lượng (1000 ha) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Số lượng (Tạ/ha) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Số lượng (1000 tấn) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 2000 7505 - 43,3 - 32529,5 - 2001 7491 99,81 42,9 99,08 32108 98,70 2002 7503 100,16 45,9 106,99 34447 107,28 2003 7451 99,31 46,4 101,09 34569 100,35 2004 7444 99,91 48,6 104,74 36149 104,57 2005 7328 98,44 48,9 100,62 35833 99,13 2006 7323 99,93 48,9 100,00 35827 99,98 2007 7210,5 98,46 49,9 102,04 35993 100,46 2008 7600 105,40 50,8 101,80 38602 107,25 Bình quân 7428,38 100,16 47,28 102,02 35117,50 102,16 Nguồn : Niên giám thông kê  Qua bảng 1.1 cho thấy trong 8 năm vừa qua (2000-2008) sản xuất luá không ngừng được tăng trưởng khá ổn định và vững chắc. Tuy diện tích gieo trồng lúa có giảm qua các năm, nhưng yếu tố năng suất tăng với mức bình quân năm 2,02%/năm, nên sản lượng lúa qua các năm đều tăng với mức tăng bình quân 2,16%/năm. Đặc biệt năm 2008 do mở rộng diện tích gieo trồng luá vụ hè, nên sản lượng tăng lên đáng kể. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, nhiều địa phương đã chủ động đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ trọng diện tích các giống lúa có chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Các tỉnh vùng ĐBSCL đã chú trọng nhiều đến việc chỉ đạo tăng diện tích lúa hàng hoá chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Đến vụ đông xuân năm 2007, nhiều tỉnh trong vùng có tỷ lệ diện tích lúa chất lượng cao đạt khá như An Giang trên 90%, Tiền Giang trên 70%, Đồng Tháp 60%, ... Các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đã bước đầu hình thành những vùng sản xuất lúa đặc sản Tám thơm, Dự hương, nếp cái Hoa vàng vùng Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương ...  Xuất khẩu gạo: Do sản xuất lúa chuyển dịch theo hướng đầu tư thâm canh, tăng chất lượng gạo nên gạo xuất khảu cũng tăng nhanh cả về số lượng chất lượng và giá cả. Lượng gạo xuất khẩu năm 2001 là 3,7 triệu tấn, năm 2002 là 3,2 triệu tấn, năm 2003 là 3,8 triẹu tấn , năm 2004 là 4,1 triệu tấn. Năm 2005, lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt mức 5,3 triệu tấn thu về cho đất nước hơn 1,34 tỷ USD, giá gạo bình quân đạt 267 USD/tấ._.g giá các yếu tố chi phí đến kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân, dựa trên các số liệu sơ cấp thu thập được năm 2003 và từ năm 2006-2008 của các hộ nông dân trồng lúa huyện Nam Sách, chúng tôi sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglass (C-D) như sau: * Lựa chọn mô hình: Hàm Cobb-Douglass có dạng: y^ = α0 X1α1 X2α2 Xkαk Hoặc có dạng Ln (Y) = α0 +α1ln X1 + α2ln X2 + …+ αkln Xk Trong đó: Ký hiệu Nội dung kinh tế y^ Giá trị sản xuất 1ha lúa (1000đ/ha) X1 Chi phí giống /1ha (1000đ/ha) X2 Chi phí phân chuồng /1ha (1000đ/ha) X3 Chi phí đạm /1ha (1000đ/ha) X4 Chi phí Lân /1ha (1000đ/ha) X5 Chi phí Kali /1ha (1000đ/ha) X6 Chi phí NPK /1ha (1000đ/ha) X7 Chi phí lao động/1ha (1000đ/ha) α0 Hệ số tự do (giá trị sản xuất 1 ha lúa tối thiểu đạt được khi các yếu tố chi phí = 0) αi(i=1,k) Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố chi phí Xi tới giá trị sản xuất lúa 1 ha Sử dụng hàm sản xuất có dạng nêu trên phân tích mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chi phí đầu vào chủ yếu đến giá trị sản xuất của các hộ nông dân trồng lúa năm 2003 và bình quân 3 năm 2006-2008, ở từng vụ sản xuất (vụ xuân, vụ mùa). * So sánh kết quả chạy hàm (C-D), đặc biệt so sánh các hệ số ảnh hưởng của các yếu tố Xi (i=1,k) ở 2 giai đoạn: năm 2003 và bình quân 3 năm gần đây (2006-2008). Sự chênh lệch về hệ số ảnh hưởng phần nào đánh giá được sự ảnh hưởng của giá các yếu tố chi phí (vì lượng các yếu tố đầu tư có tăng nhưng không nhiều) tới kết quả sản xuất. Với ý tưởng nêu trên kết quả chạy hàm Coob-Douglass được thể hiện như sau: a) Ở vụ xuân Mô hình có dạng: Ln (Y) = 4.98 +0.17ln X1 + 0.03ln X2 +0.22ln X3 + 0.003ln X4 +0.01ln X5 + 0.04ln X6 - 0.003ln X7 - Vụ xuân 3 năm gần đây (2006-2008): Các yếu tố Xi (i=1,k) với giá trị sản xuất có liên hệ tương quan khá chặt chẽ (R=0.84), các yếu tố này ảnh hưởng 71,01% tới giá trị sản xuất lúa. Bảng 4.26: Hệ số tương quan và hệ số ảnh hưởng của các yếu tố chi phí tới GTSX lúa bình quân 1ha của hộ nông dân vụ xuân huyện Nam Sách. Diễn giải Số liệu 2003 Số liệu (2006-2008) Hệ số ảnh hưởng P-values Hệ số ảnh hưởng P-values Hệ số α0 12,3325*** 1,87E-05 4,983042*** 1,81E-44 X1 Chi phí giống (1000đ/ha) 2,513948 0,172267 0,173959*** 0,000625 X2 Phân chuồng (1000đ/ha) -0,42282 0,074536 0,036019 0,191441 X3 Chi phí đạm (1000đ/ha) -0,08525 0,721264 0,220527*** 2,66E-06 X4 Chi phí Lân (1000đ/ha) 0,071636 0,745581 0,003107 0,942545 X5 Chi phí Kali (1000đ/ha) -3,8753* 0,05491 0,011674 0,804492 X6 Chi phí NPK (1000đ/ha) -0,11796 0,855291 0,04522** 0,028956 X7 Chi phí lao động (1000đ/ha) 0,133914 0,255755 -0,00376 0,920318 R 0,614162 0,842725 R2 0,377195 0,710185 n 80 240 Ghi chú: * có ý nghĩa thống kê ở mức 95% ** có ý nghĩa thống kê ở mức 98% *** có ý nghĩa thống kê ở mức 99,99% Yếu tố đạm ảnh hưởng tới giá trị sản xuất lúa có ý nghĩa thống kê ở mức 99,99%, yếu tố giống ảnh hưởng tới giá trị sản xuất lúa có ý nghĩa thống kê ở mức 99,94%, yếu tố NPK ảnh hưởng tới giá trị sản xuất lúa có ý nghĩa thống kê ở mức 97,11%. - Vụ xuân 2003: Các yếu tố Xi (i=1,k) với giá trị sản xuất có liên hệ tương quan nhưng không chặt chẽ (R=0.61), các yếu tố này chỉ ảnh hưởng 37,71% tới giá trị sản xuất, còn 62,29% do ảnh hưởng của các yếu tố khác. Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố này tới giá trị sản xuất đều không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, so sánh hệ số ảnh hưởng của các yếu tố tới giá trị sản xuất lúa bình quân 1 ha lúa vụ xuân của các hộ nông dân thì 3 năm gần đây các yếu tố chi phí có quan hệ chặt chẽ hơn, các hệ số ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê hơn với giá trị sản xuất lúa của hộ; cho nên chúng tôi cho rằng có thể là do ảnh hưởng của giá các yếu tố này tới giá trị sản xuất lúa của hộ nông dân. b) Vụ mùa Mô hình có dạng: Ln (Y) = 4.21+0.22ln X1 + 0.04ln X2 +0.18ln X3 + 0.06ln X4 +0.04ln X5 + 0.05ln X6 + 0.05ln X7 - Vụ mùa 3 năm gần đây (2006-2008): Các yếu tố Xi (i=1,k) với giá trị sản xuất có liên hệ tương quan khá chặt chẽ (R=0.92), các yếu tố này ảnh hưởng 85,89% tới giá trị sản xuất lúa. Bảng 4.27: Hệ số tương quan và hệ số ảnh hưởng của các yếu tố chi phí tới GTSX lúa bình quân 1ha của hộ nông dân vụ mùa huyện Nam Sách. Diễn giải Số liệu 2003 Số liệu (2006-2008) Hệ số ảnh hưởng P-values Hệ số ảnh hưởng P-values Hệ số α0 5,851253 0,131534 4,219307*** 5,34E-47 X1 Chi phí giống (1000đ/ha) -0,00662 0,96305 0,227821*** 1,09E-14 X2 Phân chuồng (1000đ/ha) -0,19957 0,589092 0,048427** 0,020365 X3 Chi phí đạm (1000đ/ha) -5,5962 0,36602 0,185514*** 5,26E-08 X4 Chi phí Lân (1000đ/ha) 57,53591 0,126472 0,063916* 0,05138 X5 Chi phí Kali (1000đ/ha) -51,9689 0,116115 0,044101 0,148745 X6 Chi phí NPK (1000đ/ha) -0,07962 0,746025 0,050246*** 0,000619 X7 Chi phí lao động (1000đ/ha) 0,277795 0,228368 0,057031 0,079581 R 0,379541 0,926805 R2 0,144052 0,858968 n 80 240 Ghi chú: * có ý nghĩa thống kê ở mức 95% ** có ý nghĩa thống kê ở mức 98% *** có ý nghĩa thống kê ở mức 99,99% Yếu tố giống, đạm ảnh hưởng tới giá trị sản xuất lúa có ý nghĩa thống kê ở mức 99,99%, yếu tố NPK ảnh hưởng tới giá trị sản xuất lúa có ý nghĩa thống kê ở mức 99,94%, yếu tố phân chuồng ảnh hưởng tới giá trị sản xuất lúa có ý nghĩa thống kê ở mức 97,97%. - Vụ mùa 2003: Các yếu tố Xi (i=1,k) với giá trị sản xuất có liên hệ tương quan nhưng không chặt chẽ (R=0.37), các yếu tố này chỉ ảnh hưởng 14,40% tới giá trị sản xuất, còn 85,60% do ảnh hưởng của các yếu tố khác. Cũng giống như vụ xuân, so sánh hệ số ảnh hưởng của các yếu tố chi phí đầu vào tới giá trị sản xuất lúa của hộ ở 2 thời gian: năm 2003 và bình quân 3 năm 2006-2008 với giá trị sản xuất lúa chặt chẽ hơn, hệ số tương quan là 0,9268, hệ số xác định tương quan là 0,8589. Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố chi phí tới giá trị sản xuất lúa của hộ 3 năm gần đây (2006-2008) có ý nghĩa thống kê cao (đều có ở mức từ 95% trở lên)... Điều này phần nào nói lên ảnh hưởng của giá các yếu tố đầu vào tới giá trị sản xuất lúa của hộ nông dân. 4.3.4. Ảnh hưởng của biến động giá các yếu tố chi phí đến thay đổi quy mô sản xuất lúa và cơ cấu sản xuất của hộ nông dân huyện Nam Sách. a) Diện tích gieo trồng lúa giảm dần Thăm dò ý kiến của nhiều nhà lãnh đạo của huyện, họ cho biết diện tích gieo trồng lúa giảm do nhiều nguyên nhân, song sự biến động giá các loại vật tư đầu vào sản xuất lúa như đã phân tích trên có ảnh hưởng tới qui mô sản xuất lúa của huyện và của các hộ. Bảng 4.28 cho thấy, về diện tích canh tác lúa của huyện đã giảm so với năm 2003 là 570 ha (giảm 9,82%) và dện tích gieo trồng giảm 1.240 ha (giảm 10,58%). Tại các xã điều tra về DTGT lúa cũng đã giảm, trong đó xã An Sơn giảm 25 ha (giảm 4,22%); Hiệp Cát giảm 21 ha (giảm 4,45%)...Và hầu hết ở các hộ đều giảm diện tích gieo trồng lúa. Bảng 4.28. So sánh DTGT lúa 3 năm gần đây với năm 2003 huyện Nam Sách Diễn giải ĐVT 2003 BQ (2006-2008) So sánh (+;-) (%) A B 1 2 3=2-1 4=2/1 1.DT canh tác lúa toàn huyện 1000ha 5.780,0 5.212,0 -570,0 90,18 2. DT gieo trồng lúa toàn huyện 1000ha 11.718,0 10.478,0 -1240,0 89,42 Trong đó DTGT lúa các xã - DTGTlúa Xã Hiệp Cát ha 472,0 451,0 -21,0 95,55 - DTGTlúa xã Thái Tân ha 518,0 500,6 -17,4 96,65 - DT GTlúa xã An Sơn ha 592,0 567,0 -25,0 95,78 - DTGTlúa xã Đồng Lạc ha 783,0 763,3 -19,7 97,49 3. DTGT lúa bình quân 1hộ - Xã Hiệp Cát ha/hộ 0,358 0,320 -0,0373 89,57 - Xã Thái Tân ha 0,476 0,435 -0,0407 91,46 - Xã An Sơn ha 0,452 0,445 -0,007 98,45 - Xã Đồng Lạc ha 0,465 0,414 -0,0507 89,10 3. Vốn SX bình quân của của hộ tr.đ /hộ 5.015,0 7.652,3 2.637,3 152,59 Trong đó : Vốn tự có của hộ tr.đ /hộ 2.793,0 3.990,0 1.197,0 142,86 4. Lao động bình quân của hô LĐ/hộ 2,89 2,79 -0.1 96,54 * Nguồn : Niên giám TK huyện (2008) và kết quả điều tra hộ trồng lúa b) Thay đổi cơ cấu cây trồng Như đã phân tích trên do tăng giá đầu vào mà hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giảm nên quy mô diện tích gieo trồng lúa không chỉ giảm mà còn chuyển đổi sang mục đích khác như hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tận dụng mùa vụ phát triển cây rau màu vụ đông để tăng thêm thu nhập. Đặc biệt đối với đất màu và trên diện tích 2 vụ lúa theo công thức “ 2 lúa - màu ”. Để nâng cao thêm thu nhập của hộ và tăng giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác (bảng 4.29). Bảng 4.29. Công thức luân canh và GTSX của huyện Nam Sách Diễn giải ĐVT 2003 BQ (2006 -2008) So sánh (+;-) (%) A B 1 2 3=2-1 4=2/1 1. Các công thức luân canh - 2 lúa 1000đ/ha 11.420,0 19.368,7 7.948,65 169,60 - 2 lúa – 1 màu 1000đ/ha 20.920,0 32.158,0 11.238,0 153,71 2.GTSX ngành trồng trọt toàn huyện Tr.đ 195.620,0 211.773,0 16.153 108,26 - Cây lương thực Tr.đ 153.840,0 195.617,0 41.777 127,15 - Rau màu và cây công nghiệp Tr.đ 41.773,0 16.156,0 -25.617 38,67 3. Tỷ trọng thu từ lúa trong tổng thu của hộ % 52,2 41,9 -10,3 80,26 Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn điều tra Tuy vậy, Nam Sách là huyện thuần nông chủ yếu là sản xuất lúa nên GTSX cây lương thực vẫn là chính chiếm trên 90% GTSX của ngành trồng trọt và thu nhập từ sản xuất lúa của hộ nông dân vẫn là nguồn thu chính chiếm tới từ 41,9 - 52,2% trong tổng thu nhập của hộ. Chính vì vậy sự biến động về giá cả các yếu tố đầu vào sản xuát lúa đã ảnh hưởng lớn và có tính trực tiếp đến sản xuất và thu nhập của các hộ nông dân trồng lúa nói chung ở Nam Sách nói riêng. 4.4. Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm ổn định sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách 4.4.1 Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp - Căn cứ vào phân tích thực trạng đầu tư, biến động và những ảnh hưởng biến động các yếu tố chi phí đến sản xuất lúa hộ nông dân Nam Sách về xu hướng tăng giá các yếu tố đầu vào tới việc mở rộng qui mô và đầu tư thâm canh của các hộ nông dân… - Căn cứ vào các điều kiện sản xuất của huyện, đặc biệt về về quĩ đất canh tác lúa và quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, theo hướng phát huy lợi thế của huyện nâng cao giá trị sử dụng đất. - Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu sản xuất cuả tỉnh Hải Dương. Mục tiêu và kế hoạch sản xuất lúa của huyện Nam Sách trong các năm tới như sau: * Mục tiêu về sản xuất lúa của huyện đến năm 2010 - Tốc độ tăng của ngành nông nghiệp bình quân 3,5%/năm, trong đó trồng trọt 3,2%/năm; chăn nuôi - thủy sản 4,5%/năm; dịch vụ 5%/năm - Sản lượng lương thực qui thóc: 56,5 ngàn tấn - Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 45 -50 triệu/ha Bảng 4.30. Kế hoạch sản xuất lúa của huyện đến năm 2010 Diễn giải ĐVT 2008 2009 2010 1 Diện tích gieo trồng lúa cả năm ha 9.437,0 9.427,0 9.000,0 Diện tích vụ xuân ha 4.717,0 4.717,0 4.500,0 Diện tích vụ mùa ha 4.720,0 4.710,0 4.500,0 2 Năng xuất lúa cả năm ta/ha 60,0 61,0 62,5 Năng xuất lúa vụ xuân ta/ha 62,0 62,5 63,5 Năng xuất lúa vụ mùa ta/ha 58,0 59.2 61,0 3 Sản lượng lúa cả năm tấn 56.615,0 57.504,7 56.500,0 5 Bình quân (lúa)/người kg/người 521,0 528,0 500,0 Nguồn: kế hoạch sản xuất nông nghiệp huyện (2009) 4.4.2. Định hướng về sản xuất lúa của huyện nói chung và đối với các hộ nông dân trồng lúa nói riêng Xuất phát từ các căn cứ nêu trên, chúng tôi cho rằng sản xuất lúa của huyện nói chung và các hộ nông dân theo các định hướng sau: a. Đối với huyện: - Trên cơ sở đó huyện tập trung rà soát về quĩ đất đai tiến hành qui hoạch ổn định diện canh tác lúa đến năm 2010 là 4.500 ha, đối với những diện tích sản xuất lúa năng xuất thấp (chủ yếu vùng đất trũng ) chuyển đổi sang phát triẻn các cây trồng vật nuôi khác. - Qui hoạch hình thành các tiểu vùng sản xuất lúa cao sản và chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo bước phát triển mới về năng xuất 62- 62,5 tấn/ha ( tăng 1,5-2%năm). - Tập trung tạo điều kiện về hỗ trợ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng, đẩy mạnh áp dụng các TBKT, chuyển đổi cơ cấu giống một cách hợp lý, nâng cao diện tích lúa lai vào khoảng 25-35%, diện tích. - Hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ cho thâm canh đảm bảo 100% diện tích lúa được tưới tiêu chủ động. - Xây dựng các tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân hoạt động ngày càng có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế hộ. b. Đối với các hộ nông dân: - Các hộ nông dân trồng lúa theo hướng sản xuất hàng hóa , thính ứng với biến độgn giá cả trên thị trường - Các hộ nông dân trồng luá theo hướng tập trung, mở rộng qui mô - Các hộ nông dân trồng luá mạnh dạn áp dụng TBKT về giống, phân bón…. - Các hộ nông dân trồng luá liên kết hợp tác, nhằm tiết kiện chi phí và tạo lợi thế mới trong sản xuất lúa. 4.5.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn định sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ nông dân A. Đối với hộ sản xuất lúa 1. Đầu tư có hiệu quả Tập trung đầu tư hợp lý cho sản xuất để giảm chi phí và hạ giá thành sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả. Muốn vậy cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Trước hết: cần đẩy mạnh áp dụng rộng rải các TBKT trong canh tác lúa, như áp dụng hình thức gieo thẳng để tiết kiệm giống và chi phí lao động (theo định mức tiêu chuẩn kỹ thuật nếu gieo thẳng giống tối đa chỉ hết 35-40 kg/ha (1-1,5 kg/sào), tiết kiệm khá lớn về chi phí giống, đồng thời giảm được công lao động về gieo cấy và chăm sóc. Thứ hai: Tăng cường sự phối hợp giữa các hộ thực hiện tốt lịch gieo cấy mùa vụ và cơ cấu diện tích các trà lúa ( sớm, muộn, và chính vụ ) với cơ cấu giống lúa thích hợp, nhằm mở rộng qui mô liên kết của các hộ trên từng cánh đồng theo phương châm “ cùng trà, cùng giống, nhiều chủ), tạo điều kiện thuận tiện áp dụng các biện phá kỹ thuật và giảm các chi phí thuê dịch vụ như: bảo vệ thực vật, tưới nước, bảo vệ đồng ruộng… góp phần giảm chi phí hạ giá thành. Thứ ba: Thực hiện chuyển đổi ruộng đất dồn điền, đổi thửa giữa các hộ, tập trung được qui mô canh tác của hộ, tạo lợi thế nhờ qui mô tăng hiệu qủa kinh tế tính của sản xuất. Thứ tư: Kết hợp sản xuất lúa với đa dạng hóa sản xuất của hệ thống nông nghiệp có hiệu quả, nhằm đa dạng hóa thu nhập giảm độc canh cây lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 2. Tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp nói chung , sản xuất lúa nói riêng. Tổ chức các hình thức kinh tế hợp tác, HTX các tổ chức của nông dân hình thành các liên kết trong sản xuât lúa, góp phần giải quyết các khó khăn và hỗ trợ sản xuất trong cộng đồng nông thôn. B. Đối với huyện, xã 1. Quy hoạch lại đất đai: Tiến hành rà soát lại diện tích đất lúa, qui hoạch các cánh đồng thâm canh, ổn định diện tích trên cơ sở quĩ đất hiện có tiến hành rà soát qui hoạch cải tạo hình thành các vùng sản xuất tập trung xây dựng các công thực canh luân canh trong hệ thống canh tác lúa. Từ đó làm cơ sở hoàn thiện các cơ sở hạ tầng như thủy lợi, giao thông nội đồng. 2. Tăng cường công tác khuyến nông: Tập trung chỉ đạo sản xuất và đẩy mạnh công tác chuyển giao TBKT cho nông dân như: kỹ thuật bón phân hợp lý; ứng dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa (IPM) để tiết kiệm chi phí thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để tiết kiệm nước tưới; đẩy mạnh cơ giới hoá tiết kiệm chi phí lao động trong các khâu: Làm đất, vận chuyển, thu cắt, phơi sấy sản phẩm. Công tác khuyến nông cần hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao kịp thời các TBKT cho người dân, tổ chức các lớp tập huấn và các mô hình trình diễn và dự báo phát hiện kịp thời về tình hình sâu bệnh giúp công tác phòng ngừa có hiệu quả. 3. Phát triển ngành hàng lúa gạo: Thực hiện tốt mô hình liên kết 4 nhà, và sự tham gia của người nông dân vào chuõi giá trị ngành hàng luá gạo để cùng chia sẽ hỗ trợ giúp đỡ nông dân khi sản xuât gặp khó khăn... là mối quan hệ trách nhiệm và lợi ích nhằm đảm bảo sự phát triển ngành hàng luá gạo bền vững góp phần thực chiến lược về an ninh lương thực quốc gia. 4. Chính sách thị trường: Tăng cường cung cấp các dịch vụ cung ứng các loại vật tư và phân bón kịp thời khắc phục các biểu hiện đầu cơ trục lợi về giá và tăng cường dịch vụ khuyến nông đối với các hệ thống kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách tiếp cận chi phí đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm đầu ra. C. Đối với Nhà nước Sản xuất lúa vùng ĐBSH nói chung ở Nam Sách nói riêng, tuy có nhiều lợi thế, nhưng trong bối cảnh giá phân bón và các loại vật tư có xu hướng gia tăng là điều bất lợi cho nông dân. Để ổn định sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất bên cạnh sự cố gắng của người dân, thì các chính sách và gải pháp vĩ mô của nhà nước có một vai trò hết sức quan trọng tạo sự ổn định và phát triển sản xuất, đó là: 1. Hình thành một hệ thống các chính sách và các giải pháp dài hạn. Để hỗ trợ nông dân trong điều kiện thị trường không ổn định, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá gây nên. Để sản xuất ổn định và mang lại nhiều lợi ích hơn cho người sản xuất, đó là các chính sách hướng tới các nội dung sau: - Hỗ trợ cho quá trình thúc đẩy tập trung nguồn lực, tăng quy mô sản xuất của nông hộ, nhất là đất đai, vốn tài chính. - Phát triển kinh tế hợp tác trên tất cả các cấp độ HTX hay cấp tổ, đội, nhóm đều có tác dụng tốt cho việc hộ trợ nông dân vượt qua khó khăn khi giá biến động. Các loại hình kinh tế hợp tác ngoài chức năng liên doanh liên kết hợp tác trong sản xuất tọa lợi thế về qui mô, ngoài ra còn có tác dụng lo tổ chức dịch vụ giá rẻ cho thành viên của mình, còn giúp cho nông dân tránh và khắc phục những bất lợi đến từ biến động về giá và sự bấp bênh của thị trường - Cần có các chính sách đầu tư nhằm kiểm soát, phòng chống giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. - Bảo hiểm nông nghiệp và và nông dân, tuy không đơn giản có thể xây dựng và thực hiện được một sớm một chiều. Nhưng từ bây giờ cần phải có nghiên cứu về vấn đề này, bởi trong nông nghiệp tính rủi ro cao (rủi ro về thị trường và rủi ro về thiên tai, dịch bệnh) thì mục tiêu tập trung sản xuất, tăng quy mô sản xuất ở nông hộ sẽ gặp khó khăn. 2. Tăng cường quản lý chất lượng giống và vật tư nông nghiệp Giống, phân bón hoá học và thuốc phòng trừ sâu bệnh là các yếu tố đầu vào trọng yếu của sản xuất lúa. Trong những năm qua, khâu tổ chức cung ứng giống và vật tư cho sản xuất lúa còn nhiều yếu kém, thị trường vật tư không được kiểm soát chặt chẽ nên đã xảy ra tình trạng gian lận trong việc cung ứng giống và vật tư cho sản xuất, ở nhiều địa phương đã có tình trạng cung cấp các loại giống và vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu) không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho người sản xuất. Trong giai đoạn tới cần phải tăng cường công tác quản lý chất lượng giống và vật tư cho sản xuất lúa với các biện pháp: + Nhà nước tăng cường công tác quản lý chất lượng giống theo các tiêu chuẩn quy định và có các biện pháp đủ mạnh để quản lý, giám sát chất lượng giống khi đưa ra cung cấp cho người sản xuất. Để quản lý tốt hơn chất lượng giống lúa, Nhà nước quy định tất cả các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống đều phải đăng ký chất lượng, ghi rõ nguồn gốc sản xuất, đăng ký thương hiệu và cung cấp giống cho người sản xuất bằng các hợp đồng bảo lãnh chất lượng. + Nhà nước tiếp tục thống nhất quản lý chất lượng các giống nhập, tất cả các giống mới nhập đều phải qua khảo nghiệm sản xuất và khu vực hoá, khi đảm bảo chất lượng ổn định mới đưa vào sản xuất. + Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng thường xuyên đối với các cơ sở sản xuất giống, phân bón, thuốc BVTV trong nước và có các biện pháp xử lý kiên quyết, nghiêm khắc đối với các cơ sở sản xuất không đảm bảo chất lượng. 3. Đẩy mạnh phát triển sản xuất vật tư nông nghiệp trong nước Để hạn chế những biến động thất thường về giá vật tư nông nghiệp, việc đẩy mạnh phát triển sản xuất vật tư trong nước để chủ động nguồn cung ứng là biện pháp hết sức quan trọng. Vừa tiết kiệm được một lượng ngoại tệ nhập khẩu vật tư phân bón, vừa đẩy mạnh sản xuất trong nước. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luân Nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của biến động giá một số yếu tố chi phí đến kết quả sản xuất lúa của hộ nông dân huyện Nam Sách - Hải Dương. Chúng tôi có một số kết luận sau: 1. Giá các yếu tố đầu vào sản xuất lúa trong những năm gần đây đã có sự biến động theo hướng tăng giá, đối với các yếu tố chi phí vật chất (đạm, lân, kali, NPK) bình quân 3 năm (2006-2008) tăng so với năm 2003 từ 1,63 – 2,75 lần. Giá các yếu tố chi phí dịch vụ và công lao động bình quân 3 năm (2006-2008) tăng so với năm 2003 từ 1,2 – 2,83 lần. 2. Biến động giá tăng đã làm tăng chi phí vật chất trong sản xuất lúa của hộ nông dân. Cụ thể: ở vụ xuân, bình quân chi phí vật chất cho 1ha lúa 3 năm (2006 -2008) so với năm 2003 tăng 80,30% hay 2.696.000 đồng/ha là do giá các yếu tố đầu vào tăng làm chi phí vật chất tăng 122,05% hay 3.327.110 đồng/ha; ở vụ mùa, bình quân chi phí vật chất cho 1 ha 3 năm 2006 – 2008 so với năm 2003 cũng tăng 171,6% hay 3.073.980 đồng/ha chủ yếu do tăng giá các yếu tố đầu vào làm tăng 142,75% hay 2.861.060 đồng/ha. 3. Tốc độ tăng giá trị sản xuất (tăng 77,45%) và giá trị gia tăng (54,99%) nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí trung gian (tăng 142,14%) đây là điều bất lợi cho nông dân. Xét về hiệu quả, lợi nhuận tính trên 1 đồng vốn chi phí trung gian giảm 21,36%, giá trị sản xuất tính trên 1 đồng vốn chi phí chung gian giảm 26,71%, giá thành của 1 kg thóc tăng lên đáng kể (tăng 61,77%), điều đó cho thấy các hộ trồng lúa không có hiệu quả, mà người nông dân vẫn thường nói “càng làm càng lỗ” hoặc “lấy công làm lãi”. 4. Trên cơ sở những tác động và ảnh hưởng về sự biến động giá đầu vào sản xuất lúa, luận văn đã đề xuất làm rõ các nhóm giải pháp chủ yếu (đối với hộ sản xuất, đối với huyện xã, và đối với nhà nước) nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi, nâng cao hiệu qủa và thu nhập cho hộ trồng lúa. 5.2. Kiến nghi 5.2.1. Đối huyện, xã và các bộ phận chuyên môn 1. Tiến hành rà soát lại diện tích đất lúa, qui hoạch ổn định diện tích lúa xác đinh các vùng sản xuất tập trung canh luân canh lúa cao sản và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng như thủy lợi, giao thông nội đồng. 2. Tăng cường cung cấp các dịch vụ cung ứng các loại vật tư và phân bón kịp thời khắc phục các biểu hiện đầu cơ trục lợi về giá và tăng cường công tác khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao kịp thời các TBKT cho người dân. 5.2.2. Đối với nhà nước 1. Xây dưng hệ thống các chính sách và các giải pháp dài hạn để hỗ trợ nông dân trong điều kiện thị trường không ổn định, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá gây nên. 2. Cần có các chính sách đầu tư nhằm kiểm soát, phòng chống giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. 3. Tăng cường quản lý chất lượng giống và vật tư nông nghiệp đảm bảo cung cấp kip thời và đảm bảo chất lượng. 4. Đẩy mạnh phát triển sản xuất vật tư nông nghiệp trong nước, Để hạn chế những biến động thất thường về giá vật tư nông nghiệp, việc đẩy mạnh phát triển sản xuất vật tư trong nước để chủ động nguồn cung ứng là biện pháp hết sức quan trọng. TÀI LIÊU THAM KHẢO 1. Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương - năm 2008 2. Niên giám thống kê huyện Nam Sách - năm 2008 3. Các báo cáo tổng kết về sản xuất nông nghiệp năm 2003; 2004 và 2008 của phòng nông nghiệp huyện Nam Sách. 4. Kết quả điều tra về kinh tế hô nông dân của huyện Nam Sách thuộc chương trình xây dựng mô hình phát triển nông thôn (10/2008) 5. Kết quả điều tra về hộ sản xuát lúa ở 4 xã (5/2009) 6. Trung tin thông tin Bộ NN & PTNT (2004) - Báo cáo tổng quan ngành hàng lúa gạo. 7. Trung tâm thông tin Viện CSCL (2008) - Báo cáo thường niên về ngành hành lúa gạo Việt Nam 2007 và triển vọng. 8. Nguyễn Đình Chính - Báo cáo nghiên cứu về “ Dự báo các yếu tố chi phí sản xuất trong nông nghiệp” (2007) 9. GS.TS. Đỗ Kim Chung (2004). Chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa và so sánh hiệu quả kinh tế với qui trình sản xuất của nông dân. 10. Frank E. (1993) , Kinh tế hộ nông dân và phát triển nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 11. Jean- Yves Martin - “Phát triển bền vững ” Nhà xuất bản thế giới Hà Nội 2007. 12. PGS. TS. Nguyễn Đình Long - Báo cáo nghiên cứu về “ Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở vùng ĐBSH ” (2005) 13. Phan Văn Ngọc - Báo cáo “Tác động của biến động giá cả đến đời sống và sinh kế của người nghèo tại Việt Nam ” Hà Nội 11/2008 14. TS. Lê Thị Nghệ - “ Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở ĐBSH ” ISPIRD và MISPA - Hà Nội 4-2006 15. TS. Ngô Văn Hải - Tổng quan phương pháp phân tích định lượng về xu hướng biến động và ảnh hưởng của sự biến động các yếu tố chi phí đầu vào đến giá thành nông sản - báo cáo chuyên đề thuộc đê tài “ dự báo các yếu tố chi phí sản xuất trong nông nghiệp” 2007 16. Nguyễn Hải Hà - “Thực trạng chi phí và thu nhập hộ trồng lúa vùng ĐBSH và giải pháp trong thời gian tới ”. Tạp chi Kinh tế & phát triển số 5/2009. 17. PGS.TS. Nguyễn Thị Tâm - Phương pháp tính giá trị lao động trong nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường (báo cáo chuyên đề thuộc đề tài “ dự 18. PGS. TS. Ngô Thị Thuận - Báo cáo đề tài “ Một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân miền núi huyên Yên Thế - Bắc Giang ” 2007 báo các yếu tố chi phí sản xuất trong nông nghiệp) 2007 19. Lê Đức Thịnh - Báo cáo nghiên cứu về “ Ảnh hưởng biến động giá tới hiệu quả và thu nhập của hộ nông dân ” (2007) 20.GS. VS Đào Thế Tuấn (1997) Kinh tế hộ nông dân, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 21. Phạm Minh Trí, Nguyễn Đình Long - “Nông nghiệp đa chức năng ở Việt Nam” NXB Nông nghiệp 2007. 22. TS. Trần Tiến Khai và CS (1998) “ Nghiên cứu tính cạnh tranh của hệ thống sản xuất - thương mại lúa gạo vùng sông Mê kông, Việt Nam ” 23. TS. Đặng Kim Sơn - “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau ” NXB Chính trị quốc gia 2008 24. GS. TS. Nguyễn Trung Vãn - “Luá gạo Việt Nam trước thiên niên kỹ mới hướng xuất khẩu ” NXB Nông nghiêp 2005 25. Nguyễn Ngọc Quế, Trần Đình Thao (2004) về “ báo cáo tổng quan ngành hàng lúa gạo Việt Nam ” PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT LÚA HUYỆN NAM SÁCH - HẢI DƯƠNG A. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HỘ I. Những thông tin cơ bản 1. Tên chủ hộ .................................................... Số................ 2. Trình độ văn hoá: Lớp .............. Trình độ kỹ thuất (chuyên môn): ..................... 3. Nếu đã qua đào tạo cho biết chuyên ngành, hoặc kỹ thuật đã đào tạo ........................ 4. Nhân khẩu và lao động của hộ: 5. Nhân khẩu ........ ............Số lao động ............................ 6. Hộ theo ngành nghề Thuần nông..............kiêm ngành nghề ............... kiêm dịch vụ ...................... 7. Phân lọai hộ theo mức độ kinh tế: Khá......... Trung bình.......... Nghèo.................... 1. Tinh hình đất đai của hộ năm 2008. ĐVT: m2 Loại đất 2005 2006 2007 2008 1 Đất nôngnghiệp 1.1 Đất lúa 1.2 Đất chuyên màu 1.3 Đất cây lâu năm 1.4 Ao hồ 1.5 Đất nông nghiệp khác 2 Đất lâm nghiệp 3 Đất ở (Nhà vườn...) 4 Đất chưa sử dụng * Ghi chú : Các giải thích thêm nếu có ......................... ............................................................................................................. 2. Tình hình thu nhập của hộ ĐVT: 1.000 đ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 A Tổng thu 1 Thu từ nông nghiệp Trong đó: Thu từ sản xuất lúa 2 Thu từ ngành nghề và dịch vụ 3 Thu khác B Thu nhập 1 Thu từ nôgn nghiệp Trong đó: Thu từ sản xuất lúa 2 Thu từ ngành nghề và dịch vụ 3 Thu khác Phần II. Tình hình về đầu tư sản xuất lúa của hộ theo mùa vụ và theo các năm từ 2006 2008 2.1. Tình về chi phí sản xuất lúa của hộ năm: 200..... (sử dụng cho điều tra qua các năm) Tổng diện tích gieo trồng năm .........................m2, hoặc ...................sào, ................ha 1. Diện tích: Vụ Xuân ....................... m2, Loại giống:............................................... 2. Diện tích: Vụ Mùa ..................... ..m2, Loại giống:............................................... TT KHOẢN CHI ĐVT Vụ XUÂN Vụ MÙA Lượng Đơn giá Tiền 1.000đ Lượng Đơn giá Tiền 1.000đ CHI PHÍ VẬT CHẤT A Chi phí vât chất 1 Giống Kg 2 Phân chuồng - 3 Đam. Ủrê - 4 DAP - 5 Lân - 6 Ka li - 7 NPK - 8 Vi sinh 1000đ 9 Thuốc trừ sâu bệnh và cỏ ... - 10 CPVCkhác (dụng cụ sx).... - B Thuê các dịch vụ 1 Làm đất 1000đ 2 Gieo trồng - 3 Tưới tiêu nước, bơm nước - 4 Thu hoạch - 5 Tuốt lúa - 6 Các dịch vụ thuê ngoài khác - C Công lao động của hộ Công 1 Làm đất - 2 Cấy lúa - 3 Chăm sóc - 4 Thu hoạch - D Các chi phí khác - Sản lượng thu hoạch Kg Các giải thích nếu có của hộ :............................................................................. ................................................................................................................................................ .............................. 2.2. Tình hình về vốn sản xuất của hộ trong năm ĐVT: Triệu đồng Diễn giải 2006 2007 2008 Ghi chú 1 Vốn tự có 2 Vốn vay 3 Khác 4 Mô tả về tình hình sử dụng vốn - Mức độ thiếu vốn .................... Thời điểm thiếu vốn ................... - Lãi suất tiền vay ....................................................... - Tỷ lệ vốn dùng cho sản xuất lúa .................................................. 2.3. Các hình thức mua vật tư, phân bón sản xuất lúa của hộ - Mua tại các đại lý của các công ty Mua tại các cữa hàng tư nhân - Mua qua hệ thống cung ứng của HTX Các hình thức khác: - Mua qua hình thức nào là chủ yếu .................................. 2.4. Các đề nghị của hộ nếu có - Về giá bán thóc .......................... - Về giá các loại vật tư phân bón............................. - Về các hỗ trợ kỹ thuật .......................................... - Các ý kiến khác....................................................... 2.5. Các dự kiến về sản xuất lúa của ông bà trong thời gian tới - Về diện tích ................ - Về chuyển đổi cơ cấu sản xuất ...................... - Các vấn đề khác ...................................... Xin chân thành cảm ơn Ông/ bà đã trao đổi và giúp đỡ. Các thông tin trên chỉ nhằm phục vụ cho nghiên cứu của đề tài luận văn./. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09016.doc
Tài liệu liên quan