Ảnh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT THÔNG DỤNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TH.S. NGUYỄN VĂN BỈNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người LỜI CẢM ƠN    Trong quá trình thực hiện khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía thầy cô, bạn bè và gi

pdf110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã giúp đỡ em trong thời gian qua, đặc biệt là : - Thầy Nguyễn Văn Bỉnh, người đã trực tiếp hướng dẫn và góp ý tận tình cho em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. - Thầy trưởng Khoa Trịnh Văn Biều, các thầy cô trong khoa Hóa đã tạo mọi điều kien có thể giúp em có thể thuận lợi trong việc liên hệ đến các cơ quan thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn. - Các bạn trong lớp Hóa 4B, một số bạn ở trường ĐH Y Dược TPHCM đã góp ý rất nhiều cho bài viết của em được hoàn thành tốt hơn. Do lần đầu tiếp xúc với những kiến thức hoá sinh còn khá mới lạ, do trình độ hiểu biết và thời gian có hạn nên chắc chắn trong bài viết sẽ còn nhiều chỗ thiếu sót về nội dung và cả hình thức trình bày. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để cho bài viết được hoàn thiện hơn. Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6 nam 2007 Nguyễn Thị Ngọc Quyên GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người Phần I : MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hoá chất đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Hóa chất hiện diện trong ngôi nhà chúng ta đang sống, trong thực phẩm chúng ta ăn, trong nước chúng ta uống, trong sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm dùng hằng ngày, ngay cả trong không khí chúng ta hít thở. Có thể nói đó là một ngừơi bạn đồng hành cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), trong 50 năm qua, với sự phát triển của công nghiệp, có một sự gia tăng khổng lồ về số lượng hoá chất mà chúng ta tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày. Con người đã tổng hợp hơn 90.000 hợp chất hoá học mới, đó là những chất nhân tạo, và không có một chất nào trong số này tồn tại một mình nó trong tự nhiên, trong đó chỉ ½ được thử nghiệm về ảnh hưởng của chúng đến con người. Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều hoá chất độc hại ngay trong nhà của mình: Sản phẩm gia dụng như bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những chất tẩy rửa kiếng, gỗ, kim loại, lò nướng, toilet và các vết ố chứa những hoá chất nguy hại như amoniac, axit sunfuric và axit photphoric, kiềm , chlorine, formaldehide (phooc môn) và phenol. Những hành vi đơn giản như giặt thảm, rửa chén hoặc sơn tường có thể dễ dàng khiến chúng ta tiếp xúc với các sản phẩm gây hại cho sức khoẻ. Tham chí, ngay cả việc làm đẹp của phụ nữ cũng đã vô tình đưa họ vào tình huống tự nguyện tiếp xúc với hoá chất gây hại, bởi việc trang điểm dù chỉ áp dụng trên bề mặt da nhưng các hoá chất trong mỹ phẩm sẽ ngấm trực tiep qua da và đi vào máu trong cơ thể… Với hơn 90.000 hoá chất đang hiện diện, thoát khỏi việc tiếp xúc với hoá chất là điều không thể, bởi vì chúng gần như có mặt trong mọi khía cạnh của đời sống hiện đại; riêng đối với người giáo viên hóa học thì đó là một hoạt động tất yếu. Mỗi hoá chất bên cạnh những ưu điểm đã được ứng dụng nó còn chứa đựng những nguy hại khôn lường, đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Nham cung cấp thêm thông tin về các độc chất hoá học, cách sơ cứu và dự phòng các hoá chất độc hại, em đã quyết định chọn đề tài : “ảnh hưởng của một số hoá chất thông dụng đến sức khoẻ con người” để trình bày. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : - Đưa ra những tính chất cơ bản của một số hoá chất thông dụng trong cuộc sống (cơ sở để xác định tính độc hại của hoá chất). - Các ứng dụng, nguồn gây ô nhiễm, nguồn đưa hoá chất độc hại vào cơ thể người. - Triệu chứng gây hại của một số hoá chất thường gặp trong cuộc sống và trong chương trình phổ thông. - Cách sơ cứu, dự phòng độc chất hoá học. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Nghiên cứu, tìm hiểu về những tác hại của các độc chất hoa học, các nguyên nhân phát sinh, thực trạng và cách phòng tránh. Từ đó giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về độc tính của hoá chất đối với sức khoẻ con người. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người IV. KHÁCH THỂ – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : - Khách thể nghiên cưu : quá trình, cơ chế tác động của hoá chất đến sức khoẻ. - Đối tượng nghiên cứu : con người. V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC : Nếu mọi người đều nhận thức được tính độc hại của hoá chất thì sẽ tự có biện pháp phòng tránh, để vừa đảm bảo được hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày được duy trì phát triển, vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. VI. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU : - Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tong hơp trong các sách báo và sách chuyên ngành. - Lấy thông tin trên mạng internet, số liệu trong các bệnh viện, thông tin tổng quát từ viện khoa học môi trường. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người PHẦN II : NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN A – MỘT SỐ KHÁI NIỆM: I. Độc tính: 1) Khái niệm: - Độc tính của một chất là khả năng của chất đó gây tác hại hoặc gây tử vong cho cơ thể sinh vật. Độc tính trước đây được hiểu là độc tính cấp tính của một chất với liều lượng (tính ra mg) đủ khả năng giết chết 50% súc vật thí nghiệm (tính ra kg thể trọng). Đó là liều chí tử (DL50) hay liều hiệu lực (DE50). - Ngày nay, các khái niệm được hiểu rộng hơn. Người ta định nghĩa chất độc hay chất nguy hại là chất khi xâm nhập vào cơ thể gây nên các biến đổi sinh lý, sinh hóa , phá vỡ cân bằng sinh học, gây rối loạn chức năng sống bình thường, dẫn đến trạng thái bệnh lý của các cơ quan nội tạng, các hệ thống ( tiêu hóa, tuần hòan, thần kinh…) hoặc tòan bộ cơ thể. - Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại của Chính phủ Việt Nam ( ban hành 7/1999) quy định: “ chất thải nguy hại là những chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người”. Chất nguy hại có trong môi trường lao động có thể liên quan tới một loại bệnh nào đó gọi là độc chất nghề nghiệp, còn bệnh do độc chất gây ra gọi là bệnh nghề nghiệp. - Độc tính là khả năng gây tổn thương, tác hại cho cơ thể sống, nó liên quan tới lượng hóa chất đưa vào hoặc hấp thụ, đường đưa hóa chất vào cơ thể (hít thở, tiêu hóa, tiêm, tiếp xúc với da…), sự phân bố hóa chất theo thời gian (liều lượng một lần hoặc liên tiếp), loại và mức độ tổn thương, thời gian cần để gây ra tổn thương, bản chất của cơ thể bị tác động và các điều kiện khác. Mức độ của độc tính gây ra do tiếp xúc với hóa chất thường tỉ lệ thuận với nồng độ tiếp xúc và thời gian tiếp xúc. Các tác hại ở mức nhẹ có thể phục hồi, còn ở mức nặng hay trạng đôi khi không thể khắc phục được. Ví dụ, sưng phổi hay thay đổi hóa tính của huyết thanh ở mức nhẹ thì có khả năng chữa được, nhưng ung thư thì rất nặng va khó có thể chữa khỏi. Những thay đổi bất lợi ở mức nhẹ bao gồm như thay đổi tiêu hóa thức, tăng trọng lượng cơ thể… Các tác động nặng bao gồm những thay đổi cấu trúc , chức năng của mô làm cho chức năng bình thường bị thay đổi có thể dẫn đến tử vong. Các dạng tác nhân độc hại tiềm tàng: - Bao gồm các tác nhân hoá học (tự nhiên, tổng hợp, vô cơ hay hữu cơ) ,vật lý (sóng điện từ, vi sóng) và sinh học (các độc chất vi nấm, thực và động vật). - Các tác nhân hoá học và lý học có thể gây ra những tác động có hại bằng việc thay đổi sự thống nhất , cấu trúc, chức năng của mô cũng như làm thay đổi quá trình sinh GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người trưởng, phát triển… Các tác hại có thể khắc phục được hoặc đôi khi không khắc phục được dẫn đến tử vong. 2) Liều lượng độc: (dose) - Là đơn vị của sự xuất hiện các tác nhân hoá học, vật lý hay sinh học. Liều lượng có thể được diễn tả qua đơn vị khoi lượng hay thể tích trên một trọng lượng cơ thể (mg, g, ml/kg trọng lượng cơ thể) hay đơn vị khối lượng hay thể tích trên một đơn vị bề mặt cơ thể ( mg, g, ml/m2 bề mặt cơ thể). Nồng độ trong không khí có thể được thể hiện qua đơn vị khối lượng hay thể tích trên phần triệu thể tích không khí (ppm ) hay miligam, gam trên m3 không khí. Nồng độ trong nước có thể diễn tả qua đơn vị ppm hay pp. - Liều lượng thấp nhất gây ra phản ứng mà ta bắt đầu quan sát được gọi là liều lượng ngưỡng. Dưới liều lượng ngưỡng ,không thể quan sát được phản ứng. Mỗi liều lượng ngưỡng ứng với mỗi hiện tượng sinh học. Trong một chuỗi những phản ứng, tồn tại từng ngưỡng cho mỗi bước phản ứng. - Các yếu tố gây ảnh hưởng đến ngưỡng bao gồm: liều lượng và khả năng lắng đọng của hoá chất, sự nhạy cảm của cơ thể có phản ứng, bản chất của phản ứng được tạo thành…. Độ nhạy của phương pháp dùng để xác định phản ứng ảnh hưởng đến ngưỡng quan sát. 3) Độ độc cấp tính : Là độ độc tính thường được xác định bằng nồng độ của một hoá chất, một tác nhân gây độc tác động lên một nhóm sinh vật thử nghiệm trong thời gian ngộ độc ngắn trong điều kiện có kiểm soát. Để đánh giá độc tính cấp và ngưỡng độc, người ta dùng các đại lượng sau để đánh giá : - LD50 : (median lethal dose) : liều lượng gây chết 50 % động vật thực nghiệm. Đơn vị mg/kg động vật sống trên cạn. - LC50 : (median lethal concentration ): nồng độ gây chết 50% động vật thực nghiệm . Đơn vị mg/ l dung dịch hoá chất . Thường dùng để đánh giá độc tính của chất độc dạng lỏng hoà tan trong nước sông suối hay nồng độ hơi hoặc bụi trong môi trường không khí ô nhiễm có thể gây chết 50% số động vật thực nghiệm. - Tổ chức Y tế thế giới (WHO ) đã dựa vào giá trị LD50 để phân loại độc tính của độc chất. Giá trị LD50 càng nhỏ, độc tính càng cao. - Có nhiều quy ước phân loại chất độc dựa vào LD50 của chúng như sau : Nhóm I : rất độc , LD50 < 100 mg/kg Nhóm II : Độc cao, LD50 = 100 – 300 mg/kg Nhóm III : độc vừa , LD50 = 300 – 1000 mg/kg Nhóm IV : độc ít , LD50 > 1000 mg/kg. 4) Độ độc mãn tính: Là công cụ để hiểu rõ và đánh giá khả năng gây độc của hoá chất đối với thuỷ sinh vật. Nói chung, nồng độ gây ra độ độc mãn tính thường thấp hơn nồng độ ngộ độc cấp tính, do đó độ độc mãn tính cung cấp nhiều số liệu nhạy cảm hơn độ độc cấp tính. Khái niệm không ngưỡng : - Có giả định rằng bệnh ung thư và các bệnh khác liên quan đến thay đổi vật liệu di truyền không ngưỡng. Điều này có nghĩa là khả năng gây ra phản ứng tỷ lệ với các tác nhân gây hại ngay cả khi liều lượng tiếp xúc thấp nhất. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người - Việc giả định không ngưỡng chỉ ra rằng không có một mức tiếp xúc nào mà không mang lai nguy cơ cho sức khoẻ. - Sự liên hệ giữa liều lượng- đáp ứng thể hiện mối tương quan giữa liều lượng và đáp ứng quan sát được. Đồ thị là đường cong liên hệ giữa cường độ của đáp ứng và liều lượng. 5) Nồng độ cho phép của chất độc: - Nồng độ cho phép là biện pháp khống chế chất độc trong việc bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.Nó là cơ sở giám sát môi trường, đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp và tác hại sức khoẻ cũng như có ý nghĩa dự phòng. - Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) : nồng độ tối đa cho phép là những nồng độ chất độc mà người công nhân tiếp xúc 8 giờ / ngày và 40 giờ /tuần không hề gây những ảnh hưởng gì cho sức khoẻ của họ. - Ở Liên Xô (cũ) , nồng độ tối đa cho phép là những nồng độ không làm ảnh hưởng gì đến sức khoẻ người công nhân trong thời gian họ đang làm việc và cả sau này suốt đời họ. - Các giá trị giới hạn ngưỡng của Mỹ qui định chỉ áp dụng cho đa số công nhân có sức khoẻ bình thường, không kể những ngoại lệ. Qui định này chỉ có tính chất chỉ dẫn về vệ sinh. II. Đáp ứng : - Đáp ứng là phản ứng của toàn bộ cơ thể hay của một hoặc vài bộ phận của cơ thể sinh vật đối với chất kích thích (chất gây đáp ứng). - Chất kích thích có thể có rất nhiều dạng, và cường độ của đáp ứng thường là hàm số của cường độ kích thích. Chất kích thích càng nhiều thì cường độ đáp ứng trong cơ thể xảy ra càng lớn. Khi chất kích thích là hoá chất thì đáp ứng thường là hàm số của liều lượng và mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ liều lượng – đáp ứng. - Những đáp ứng đối với các tác nhân hoá hay lý học có thể xảy ra ngay lập tức hoặc xảy ra muộn hơn; có thể nhẹ hoặc nặng; phục hồi hoặc không phục hồi được; trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể có lợi hoặc bất lợi (có hại). - Đáp ứng là phản ứng bất bình thường hay không đeu đặn, có thể liên quan đến hệ thống miễn dịch hoặc có thể gây ra những thay đổi về gen tại những điểm lắng đọng hoá chất. - Các đáp ứng đối với các tác nhân phụ thuộc vào điều kiện tiếp xúc như thời gian, liều lượng tiếp xúc, tính chất hoá , lý tác nhân, tình trạng sức khoẻ của cơ thể tại thời điểm tiếp xúc…. III. Cơ quan tiếp nhận: Tác nhân hoá học hay vật lý thường kết hợp với nhau ở mô, ở các cơ quan tiếp nhận. Cơ quan tiếp nhận có thể coi là “ bến định vị của hoá chất”. Đó là điểm nhạy cảm hay điểm đáp ứng, nằm tại tế bào đối tượng mà các tác nhân vật lý hay hoá học cùng tác động lên. Cơ quan tiếp nhận có thể đặc trưng cho tác nhân hoá học hay một nhóm hoá chất. - Khi liều lượng hoá chất tăng, lượng hoá chất nhiễm vào các cơ quan tiếp nhận cũng có thể tăng theo. Hóa chất gắn với cơ quan tiếp xúc có thể là liên kết cộng hoá trị, liên kết ion, hydrogen hay lực VandeWalls. Bản chất của sự liên kết sẽ ảnh hưởng đến thời gian của phức hoá chất- cơ quan tiếp nhận và thời gian của tác động tạo ra. Liên kết hoá trị GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người thường là không phục hồi được, còn liên kết ion, hydrogen, VandeWalls thường là phục hồi được. - Để cơ quan tiếp nhận có thể gây ra được phản ứng, trước hết nó phải gắn với hoá chất. Liên kết này thường không phải là liên kết hoá trị và có thể phục hồi được. Tiếp theo, các cơ quan tiếp nhận phải được kích hoạt và quá trình này xác định hoạt động nội lực. Sau đó là hàng loạt các hiện tượng và cuối cùng là tạo ra sự đáp ứng của cơ thể. Quá trình này gọi là quá trình liên kết giữa cơ quan tiếp nhận – đáp ứng. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến phản ứng hóa chất: Các yếu tố ảnh hưởng đối với hoá chất bao gồm: - Đặc tính lý hoá, độ tinh khiết - Độ bền - Điều kiện tiếp xúc (liều lượng , thời gian, mật độ) - Thể trang di truyền, loài, giới tính, trọng lượng cơ thể, tình trạng sức khoẻ của cơ thể tại thời điểm tiếp xúc. - Sự có mặt của những hoá chất khác (sự tương tác) : khi trong môi trường có nhiều độc chất cùng tồn tại thì tính đoc sẽ thay đổi –phản ứng thu được có thể là tính cộng: chất A + chất B  độ độc tăng gấp 2 lần, thậm chí nhiều trường hợp , khuyếch đại độ độc lên gấp bội (5 lần hoặc cao hơn) và thường không thể dự báo được.Bên cạnh đó, phản ứng hóa chất xảy ra còn có thể mang tính tiêu độc (chất A + chất B < 1 lần độ độc, hoặc cũng có thể có trường hợp tiêu độc hoàn toàn). - Các điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng…) - Tính thích ứng và tính nhạy cảm của từng cá thể - Liều lượng và số lượng bộ phận tiếp nhận bị nhiễm và bị kích hoạt. (Liều lượng thấp, phản ứng có thể không quan sát được.Khi liều lượng tăng, phản ứng tạo thành ở mức có thể quan sát được). IV. Nhiễm độc và gây ngạt: - Nhiễm độc và gây ngạt có mối quan hệ nhân quả với nhau. Đa số các hiện tượng gây ngạt là do cơ thể bị nhiễm độc. - Nhiễm độc là do chất độc tác động trên một cơ quan hay một hệ thống các cơ quan dẫn tới tử vong do các hoạt động sinh học của cơ quan bị nhiễm độc không phục hồi. - Ngạt là do một hoặc nhiều cơ quan của cơ thể thiếu oxi dẫn tới tử vong là do cơ thể thiếu oxi. Léon Derobert cho rằng hiện tượng nhiễm độc và ngạt chỉ là một và có 4 loại ngạt: 1/ Ngạt do thiếu oxi cho huyết sẵc tố do nhiều lý do, ví dụ do nguyên nhân cơ học như thắt cổ, phù phổi cấp, tê liệt hô hấp. 2/ Ngạt do huyết sắc tố không còn khả năng liên kết với oxi, như do huyết sắc tố chuyển thành cacboxihemoglobin (COHb) trong nhiễm độc CO (cacbon oxit), hoặc chuyển thành methemoglobin (MetHb) trong nhiễm độc NO2 , nitrit… 3/ Ngạt do tuần hòan bị chậm, như bị nhiễm độc do các dẫn suất của clo, do máu đặc lại trong bệnh suy tim. 4/ Ngạt do oxi không đưa tới tổ chức làm nhiệm vụ hô hấp tế bào, như trong nhiễm độc axit xianhidric (HCN) và xianua (CN-) … Quan niệm trên đây đúng cho đa số trường hợp. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người B – Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính: I. Bản chất của hoá chất và các tính chất lý hoá của chúng: 1) Cấu trúc hoá học: Theo Lazarev, cấu trúc hóa học quyết định tính chất lý hóa và hoạt tính hóa học của độc chất. Những tính chất trên lại quyết định hoạt tính sinh vật học của độc chất. Visacscon đưa ra quy luật hoạt động các chất hóa học dựa vào cấu trúc hóa học: Hoạt tính hóa học Cấu trúc hóa học Hoạt tính sinh vật học Tính chất lý hóa  Các hợp chất hydrocacbon có độc tính tăng tỉ lệ thuận với số nguyên tử cacbon có trong phân tử. Ví dụ: Pentan (5C) độc hơn butan (4C) Butylic (4C) độc hơn etylic (2C)  Trong những hợp chất có cùng số nguyên tố, những hợp chất chứa ít nguyên tử độc hơn các hợp chất chứa nhiều nguyên tử. Ví dụ: Nitrit (NO2-) độc hơn nitrat (NO3-) Oxit cacbon (CO) độc hơn cacbonic (CO2).  Khi nguyên tố halogen thay thế cho hyđro nhiều bao nhiêu trong cac hợp chất hữu cơ thì độc tính tăng lên bấy nhiêu. Ví dụ: Tetracloruacacbon (CCl4) độc hơn Chlorofoc (CHCl3).  Gốc nitro (-NO2) và gốc amino ( -NH2) thay thế cho H trong các hợp chất carbua vòng nhiêu bao nhiêu thì độc tính tăng lên bấy nhiêu. Ví dụ: Nitrobenzen (C6H5NO2) độc hơn bezen ( C6H6). 2) Tính chất lý học của độc chất: được đặc trưng bằng nhiệt độ sôi , độ bay hơi, độ hòa tan, khả năng hấp phụ….  Nhiệt dộ sôi : xác định các hằng số lý học khác như tính bay hơi và tốc độ bay hơi. Các chất bay hơi cao tạo ra nồng độ cao trong không khí. Mặt khác các chất này sẽ làm tăng tỉ trọng của không khí lên.  Tính hòa tan: Các tính chất lý hóa kể cả dạng của hóa chất ( chất bột, chất lỏng, chất khí) và dộ hòa tan trong mỡ sẽ xác định tốc độ và cường độ vận chuyển hóa chất qua màng tế bào cũng như nồng độ hóa chất tại cơ quan tiếp nhận. Độc chất càng dễ hòa tan trong nước, trong dịch thể và mỡ thì càng độc. Các chất càng dễ tan trong mỡ thì độc tính cho hệ thần kinh càng cao. Các hóa chất tan được trong mỡ có thể dễ dàng đi qua màng tế bào hơn các hóa chất tan được trong nước. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người Độ hòa tan trong mỡ được biểu thị bằng hệ số Oerton Mayer là tỷ số giữa độ hòa tan của một chất trong mỡ so với nước. Ví dụ: Benzen có hệ số là 300, độc hơn rượu etylic có hệ số là 2,5. Mức độ ion hóa cũng làm ảnh hưởng đến di chuyển của hóa chất. Sự lắng đọng sinh học cũng phụ thuộc vào tính chất này. Sự lắng đọng sinh học ở đây bao gồm cả hấp thụ, phân bố, chuyển hóa sinh học, đào thải và cơ cấu tĩnh động học của những quá trình này. Trong quá trình chuyển hóa sinh học, cơ thể thường chuyển hóa các hợp chất tan trong mỡ sang một dạng khác dễ đào thải và ít hoat tính hơn dưới dạng hóa chất tan được trong nước.  Khả năng hấp phụ là khả năng tập trung những chất ở dạng khí, bụi, hơi trên bề mặt chất rắn. Mức độ hấp phụ tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của vật liệu xây dựng, nhiệt độ không khí, nồng độ độc chất và thời gian tiếp xúc. 3) Tác dụng phối hợp của độc chất: Trong thực tế, khi có nhiều độc chất cùng tồn tại thì tính độc sẽ thay đổi, có thể tăng cường và cũng có thể tiêu giảm độ độc. Hình 1: tác hại kết hợp của hai hoá chất có thể lớn hơn tổng tác hại của từng hoá chất thành phần. Ví dụ: Về bản chất hóa học, cùng một cách vào cơ thể qua đường hô hấp nhưng ozon có thể tác động tại chỗ gây kích ứng và viêm, còn các chất gây mê gây tác động tòan thân và ảnh hưởng đến thần kinh. Các khí qua đường hô hấp kết hợp với nước ở đó tạo ra các chất gây tổn thương cục bộ (HCHO, SO2 , NO2). II. Điều kiện tiếp xúc: Ngoài bản chất của hóa chất và các đặc tính lý hóa của chúng, phản ứng đối với một hóa chất thường bị ảnh hưởng bởi điều kiện tiếp xúc bao gồm liều lượng hay nồng độ, dòng tiếp xúc và thời gian tiếp xúc. 1) Liều lượng: có thể tiếp nhận được về phương diện sinh học của tác nhân, nồng độ tại cơ quan tiếp nhận sẽ xác định cường độ phản ứng. Có thể nói “ liều lượng làm các chất trở thành độc chất”. Phản ứng đối với một hóa chất có thể được xác định bởi độ lớn của mối liên kết với cơ quan tiếp nhận, đó là số lượng các cơ quan tiếp nhận riêng biệt được hóa chất chiếm giữ và thời gian tương tác giữa các hóa chất – cơ quan tiếp nhận. Đó là hàm số của bản chất mối liên kết hóa học ( hydro hay Vander Waals) và nồng độ hóa chất tại cơ quan tiếp nhận. Liều lượng GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người hay nồng độ càng lớn thì số cơ quan tiếp nhận tham gia càng nhiều, sự liên kết càng lâu hơn, phản ứng gây ra lớn hơn và trong một thời gian dài hơn. Ví dụ: người ta tính tóan liều lượng caffein trong 100 tách cà phê có thể gây chết người; lượng solanine tìm thấy trong 180 kg khoai tây có thể gây chết người.  Liều lượng là đơn vị có khả năng phản ứng của chất hóa học, lý học hay sinh học. Liều lượng có thể là khối lượng trên thể trọng (mg,g,ml/ trọng lượng cơ thể) hoặc khối lượng trên đơn vị bề mặt tiếp xúc của cơ thể (mg, g, ml/ diện tích da). Tiêu chuẩn để xác định độc tính là liều chí tử hoặc nồng độ chí tử (LC50).  Nồng độ trong không khí có thể được biểu diễn như đơn vị trọng lượng hay khối lượng trên một thể tích không khí như ppm ( mg/m3 không khí ). Nồng độ trong nước có thể biểu diễn bằng đơn vị khối lượng/ lít nước (mg/l = ppm hay g/l = ppb). 2) Đường tiếp xúc: cũng là một yếu tố đáng kể ảnh hưởng đến phản ứng. Ví dụ: Đường mía là thực phẩm dùng để ăn, uống, nhưng bụi đường vào phổi lại gây bệnh cho phổi. Động vật hít metylenclorua thì bị các khối u, nhưng cho vào khẩu phần ăn của chúng có metylen clorua thì không gây bệnh.. Đường tiếp xúc ảnh hưởng đến phản ứng của hóa chất do chúng sẽ xác định một lượng lớn như thế nào được thâm nhập vào cơ thể. Con đường tiếp xúc thông thường là qua miệng vào đến hệ tiêu hóa, qua da, qua hệ hô hấp. Ví dụ: khi ta tiếp xúc với nước qua miệng hay qua da, điều này chẳng gây nên một tác động xấu nào, nhưng nếu ta tiếp xúc với nước qua phổi thì điều nay có thể gây chết người. Phần nhiều những tiếp xúc với hóa chất gây ra đồng thời do nhiều đường, nhưng không phải tất cả các hóa chất đều được hấp thụ qua tất cả mọi đường. Ví dụ: các thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ nhìn chung hấp thụ vào cơ thể qua tất cả các đường và gây độc như nhau không phân biệt về con đường thâm nhập. Uống vitamin D vơi nồng độ cao có thể gây độc, nhưng nếu tiếp xúc với vitamin D qua da thì không gây nên độc tính nào cả. Thủy ngân kim loại không độc nếu bị thâm nhập qua tất cả các đường; nếu thâm nhập qua đường thức ăn nó sẽ được thải nguyên vẹn ra ngòai. Song nếu hơi của Hg bị hít vào qua phổi hay tiếp xúc hơi qua da thì nó sẽ bị hấp thụ và gây nên tính độc rất lớn. 3) Thời gian tiếp xúc: Tiếp xúc trong một thời gian ngắn thường chỉ bị những tác động gây hại mang tính có thể phục hồi được, nhưng nếu tiếp xúc trong một thời gian dài sẽ bị những tác hại không thể phục hồi được. Ví dụ: Tiếp xúc ngắn hạn với rượu etylic có thể dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ (do gan không thể lọc nổi mỡ trong một thời gian nhất định), nhưng tiếp xúc dài hạn có thể dẫn tới benh xơ gan…. III. Loài, giới tính, độ tuổi và tình trạng của cơ thể sinh vật tại thời điểm tiếp xúc: - Phản ứng đối với một hóa chất mang tính đặc thù riêng về loài. Ví dụ: methanol rất độc hại đối với con người và các lòai động vật linh trưởng, nó có thể gây mù cho những loài này, nhưng không gây mù cho các loài khác. Nitrobenzen gây nên bệnh về máu gọi là methemoglobineme và nó rất độc đối với con người nhưng lại không độc đối với khỉ, chuột hay thỏ; 1,2- dichloroethane gây ung thư phổi ở chuột nhắt nhưng không gây ung thư cho chuột to… GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người Tác động của các hóa chất trong cơ thể người chỉ được đánh giá khi có đủ các số liệu độc chất học thu được từ các thí nghiệm dựa trên cơ sở động vật. Nói chung, các loài động vật phân loại gần người có thể được coi là loài phù hợp hơn để nghiên cứu độc chất học. Trong một số trường hợp nghiên cứu có thể sử dụng đến các lòai động vật mang tính nhạy cảm cao. - Phản ứng đối với hóa chất có thể bị ảnh hưởng bởi độ tuổi của cơ thể tại thời điểm tiếp xúc. Ví dụ: DDT không có tính độc hại tức thời đối với những chuột con mới sinh nhưng chúng sẽ trở nen độc hại hơn rất nhiều đối với những con chuột có tuổi đời lâu năm hơn; Boric axit độc đối với chuột mới sinh hơn là với chuột có tuổi đời lâu hơn… Cơ sở của những khác biệt trong phản ứng có thể liên quan đến kích thước cơ thể, trọng lượng bề mặt, thành phần cấu tạo cơ thể, khả năng chuyển hóa sinh học, hay các yếu tố khác chưa xác định được. - Phản ứng với hóa chất còn phụ thuộc nhiều đến giới tính. Ví dụ: chuột đực nhạy cảm hơn chuột cái gấp 10 lần khi bị tiếp xúc lâu với DDT. Một số các hợp chất photpho hữu cơ độc hơn đối với chuột nhắt cái và chuột cái to trong khi một số hợp chất khác lại độc hơn đối với chuột đực… - Tình trạng sức khỏe của cơ thể sinh vật, trong đó tình trạng bệnh tật có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng hóa chất. Thông thường điều này gây nên những ảnh hưởng xấu đến tồn đọng của hóa chất trong cơ thể sinh vật. Ví dụ: khi gan bị bệnh ( như khi bị tiếp xúc với các hyđrocacbon bị halogen hóa ) thì phản ứng của gan đối với rượu có thể bị kéo dài hơn do cơ chế chuyển hóa sinh học của rượu trong gan bị thay đổi. Sự tồn tại các bệnh về gan hay phổi làm tăng các tác động có hại của các tác nhân gây độc đối với gan và phổi. Sự tồn tại của các bệnh về thận gây ảnh hưởng đến sự đào thải các hóa chất và kéo dài thời gian hoạt động của các hóa chất này trong cơ thể. IV. Sự có mặt của các hoá chất trong cơ thể sinh vật, trong môi trường và trong thời gian tiếp xúc: Mức độ phản ứng đối với hoá chất trong hệ thống sinh học là hàm số lượng hoá chất có hoạt tính sinh học tại cơ quan tiếp nhận, tại mô tế bào được tiếp nhận, thời gian tương tác giữa hoá chất và cơ quan tiếp nhận; phản ứng đối với một hoá chất là hàm số của liều lượng và điều kiện tiếp xúc. Mức độ của mối tương tác độc chất hoc phụ thuộc vào liều lượng. Tác động của hai hay nhiều hoá chất đồng thời hoạt động cùng nhau có thể là : tác động tương đương, tác động lớn hơn hay tác động nhỏ hơn. Cộng thêm các tác động xuất hiện khi kết hợp tác động của hai hay nhiều hoá chất gây ra một phản ứng, chúng bằng tổng các tác động riêng biệt cộng lại. Cơ chế hoạt động của các chất tương tác co thể giống hệt nhau, tương tự hay khác hẳn nhau. Ví dụ: A + B  phản ứng; 1 mức độ tác động + 3 mức độ tác động = 4 mức độ tác động. Khi hai loại thuốc trừ sâu : lân hữu cơ được đưa đồng thời, thì tác hại gây ức chế enzym cholinesterase thường được tăng theo phép tính cộng. C – Phân loại chất độc: I. Phân loại dựa theo tính chất nguy hại: 1) Hóa chất phóng xạ 2) Các chất nguy hại thuộc các nhóm kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, các chất dược liệu gồm 2 nhóm: + Các chất tổng hợp hữu cơ GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người + Muối kim loại, axit và kiềm vô cơ. 3) Chất thải bệnh viện, các phòng thí nghiệm. 4) Chất gây nổ 5) Chất gây cháy II. Phân loại dựa theo độ bền vững: Dựa vào tính bền vững của chất nguy hại có thể phân ra 4 nhóm sau: 1) Không bền vững :độ bền vững 1-2 tuần (P hữu cơ, carbonate…) 2) Bền vững trung bình : độ bền vững từ 3 tháng đến 18 tháng. 3) Bền vững: thời gian bền vững kéo dài từ 2-5 năm ( DDT, aldrin, chlorodane…) 4) Rất bền vững ; lưu tồn rất lâu trong cơ thể sinh vật (kim loại nặng…) III. Phân loại dựa trên cơ quan bị tác động: 1) Các chất gây ảnh hưởng tập trung, điểm: Cl2 , O3 , kiềm, muối kim loại nặng, formol, F… 2) Các chất gây ảnh hưởng hệ thần kinh: CO2 , phenol, F, formol… 3) Các chất gây độc hại máu: Zn, P… 4) Các chất gây độc hại nguyên sinh chất: F… 5) Các chất gây độc hại hệ enzym: Phc , Na2SO4 , F… 6) Các chất gây mê: Chlorofoc, CCl4 , ete… 7) Các chất gây tác động tổng hợp: Formol, F… 8) Một số độc chất có hàm lượng khác nhau gây ảnh hưởng khác nhau. Ví dụ: phenol hàm lượng thấp  hệ thần kinh Phenol hàm lượng cao  máu IV. Phân loại dựa trên mức tác dụng sinh học: Tại hội nghị quốc tế năm 1969 về độc học sinh thái, các chuyên gia đã đề nghị phân loại sinh học các chất công nghiệp. Việc phân loại này dựa vào 4 mức độ tác dụng của chất nguy hại: Loại A :(tiếp xúc không nguy hiểm) tiếp xúc không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Loại B : Tiếp xúc có thể gây tác hại đến sức khoẻ nhưng có thể phục hồi được. Loại C : Tiếp xúc có thể gây bệnh nhưng không hồi phục được. Loại D : Tiếp xúc có thể gây bệnh không thể phục hồi được hoặc chết. Sự phân loại này phù hợp với thời gian tiếp xúc 8 giờ/ ngày và 5 ngày/ tuần. Tuy nhiên, phân loại này khó đối với những chất gây ung thư hoặc đot biến gen. V. Phân loại các hoá chất dựa trên nguy cơ gây ung thư ở người:._. Dựa trên những chứng cứ rõ ràng, IARC (cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế ) đã phân loại các chất hoá học theo 4 nhóm có khả năng gây ung thư: Nhóm 1 : tác nhân là chất gây ung thư ở người. Nhóm 2A : tác nhân có thể gây ung thư ở người. Nhóm 2B : tác nhân có lẽ gây ung thư ở người. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người Nhóm 3 : tác nhân không thể phân loại dựa trên tính gây ung thư ở người. Nhóm 4 : tác nhân có lẽ không gây ung thư ở người. IARC xem xét toàn thể các chứng cứ để đánh giá toàn diện về khả năng gây ung thư ở người của các tác nhân, hỗn hợp và tình huống gây nhiễm. Việc phân nhóm các yếu tố này mang tính khoa học dựa trên thông tin số liệu tin cậy, chứng cứ thu được từ những nhóm nghiên cứu ở người, động vật thí nghiệm.  Nhóm 1 : tác nhân (hoặc hỗn hợp ) chắc chắn gây ung thư cho ngừơi: Đây là những chất mà khả năng gây ung thư ở người của chúng đã cónhững chứng cứ chắc chắn. Ngoài ra, một tác nhân (hỗn hợp ) có thể xếp vào nhóm này khi bằng chứng gây ung thư cho người chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng chắc chắn là gây ung thư trên động vật thí nghiệm và có luận cứ cho thấy khi vào cơ thể nó sẽ có tác động theo cơ chế dẫn đến ung thư.  Nhóm 2 : Nhóm này bao gồm các tác nhân, hỗn hợp, tình huống nhiễm mà trong một số trường hợp thì có đầy đủ bằng chứng về tính gây ung thư ở người, trong những trường hợp khác không có dữ liệu về tính gây ung thư ở người nhưng có đủ bằng chứng trên động vật thí nghiệm. Các tác nhân hỗn hợp trong trường hợp này phân thành 2 nhóm : nhóm A và nhóm B dựa trên cơ sở các chứng cứ thí nghiệm và dịch tễ học về khả năng gây ra ung thư hoặc những dữ liệu thích hợp khác. * Nhóm 2A : Tác nhân (hoặc hỗn hợp ) có thể gây ung thư cho người Đó là những chất mà có một số bằng chứng chưa hoàn toàn đầy đủ về tính gây ung thư cho người nhưng có bằng chứng xác nhận là gây ung thư cho động vật thí nghiệm. Trong một vài trường hợp, một tác nhân (hỗn hợp ) có thể xếp vào nhóm này khi các bằng chứng về tính gây ung thư trên người không thoả đáng, nhưng đủ bằng chứng xác nhận là gây ung thư trên động vật thí nghiệm và có luận cứ vững chắc cho thấy tiến trình gây ung thư đó tương tự như cơ chế gây ung thư ở người. Một số trường hợp ngoại lệ, một số tác nhân (hỗn hợp) có thể xếp vào nhóm này chỉ vì lý do có một bằng chứng cho thấy có thể gây ung thư ở người. * Nhóm 2B : Tác nhân (hỗn hợp) có lẽ gây ung thư cho người Đó là các tác nhân ( hỗn hợp) mà có một số bằng chứng (nhưng chưa đầy đủ hoàn toàn ) về khả năng gây ung thư cho người và gần đầy đủ bằng chứng về tính gây ung thư trên động vật thí nghiệm. Cũng xếp vào nhóm này những chất mà chứng cứ gây ung thư cho người không thoả đáng nhưng có đủ bằng chứng thích hợp về tính gây ung thư ở động vật thí nghiệm. Trong một vài trường hợp, một tác nhân (hỗn hợp) cũng được xếp vào nhóm này khi bằng chứng gây ung thư cho người không thoả đáng, nhưng có một số bằng chứng gây ung thư ở động vật thí nghiệm đi kèm với những chứng cứ bổ sung từ những nguồn thông tin, số liệu đáng tin cậy.  Nhóm 3 : tác nhân (hoặc hỗn hợp) chưa thể xếp vào nhóm chất gây ung thư cho người Đó là các tác nhân (hỗn hợp ) không có bằng chứng rõ ràng gây ung thư ở người nhưng lại có đầy đủ bằng chứng gây ung thư ở động vật thí nghiệm, song cơ chế gây ung thư ở đây không giống như đối với người.  Nhóm 4 : tác nhân ( hỗn hợp ) có thể gây ung thư cho người GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người Đó là những tác nhân (hỗn hợp) mà bằng chứng cho thấy không có tính gây ung thư cho ngườivà động vật thí nghiệm. Trong một số trường hợp, những tác nhân (hỗn hợp ) có bằng chứng không chắc chắn là gây ung thư cho người, nhưng từ nhiều thông tin, số liệu rõ ràng chứng minh là không gây ung thư cho động vật thí nghiệm cũng được xếp vàp nhóm này. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người CHƯƠNG I I : TÁC HẠI CỦA HOÁ CHẤT ĐẾN SỨC KHOẺ CON NGƯỜI A. Đường xâm nhập của hoá chất vào cơ thể người: Sự luân chuyển của hoá chất xảy ra bên ngoài và bên trong cơ thể sống. Sự luân chuyển ngoài cơ thể liên quan đến các tác nhân môi trường như các điều kiện khí hậu và đặc tính hoá, lý của hoá chất, kể cả độ tan nếu như hoá chất được tìm thấy trong môi trường nước. Sự khuyếch đại sinh học cũng có thể xuất hiện. Ví dụ: Metyl thuỷ ngân tham gia vào dây chuyền thực phẩm thông qua sinh vật phù du và khuyếch đại do tích đọng ở cá với nồng độ lớn gấp khoảng 103 lần hoặc hơn so với lúc đầu. Sự lưu chuyển hoá chất từ môi trường ngoài vào cơ thể người trải qua các giai đoạn cơ bản sau: CH3Hg+ Cá nhỏSâu bọ Sinh vật trôi nổi Chim Cá lớn Vi khuẩn kị khí Người Hg2+  Tiếp xúc: Sự tiếp xúc độc chất với cơ thể sống có thể được hiểu là sự có mặt của một xenobiotic (hoá chất lạ đối với cơ thể) trong cơ thể sinh vật. Đơn vị của sự tiếp xúc thường được tính bằng ppm (đơn vị một phần triệu ) hay đơn vị khối lượng trên một mét khối không khí, một lít nước hay một kg thực phẩm. Liều lương tiếp xúc qua da thường được tính bằng nồng độ của dung dịch tiếp xúc với diện tích bề mặt cơ thể.  Hấp thụ: GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người Hấp thụ là quá trình các chất thấm qua màng tế bào và xâm nhập vào máu. Sự hấp thụ các độc chất con có thể xảy ra qua đường tiêu hoá, hô hấp, da… Sự vận chuyển của độc chất từ hệ tuần hoàn vào trong mô cũng được gọi là sự hấp thụ, nó tương tự như quá trình hấp thụ hoá chất từ bề mặt cơ thể vào hệ tuần hoan. Lượng hấp thụ các chất trong cơ thể động vật phụ thuộc vào lượng chất đưa vào, thời gian cơ thể bị tiếp xúc, kiểu , loại xâm nhập… Ví dụ: độc chất trong không khí có thể ở dạng khí , cũng có thể ở dạng hạt bụi. Sự hấp thụ và thời gian lưu trữ các độc chất trong cơ thể động vật phụ thuộc nhiều vào kích thước hạt của chúng. Những hạt này có thể sẽ kết lắng ở bề mặt cơ quan hô hấp theo 1 trong 3 quá trình sau: + Phân tán hạt : xảy ra đối với những hạt có kích thước vài micron khi luồng khí gặp bề mặt dốc. + Lắng đọng theo lực hấp dẫn : phụ thuộc vào khối lượng và hình dạng của hạt. Đối với hạt có đồng mật độ thì quá trình này thường có ở hạt có đường kính 0,5 – 5 micron. + Khuyếch tán: hiện tượng này thường có ở hạt có kích thước nhỏ. Ngoài ra, sự hấp thụ còn phụ thuộc vào các quá trình phân bố, chuyển hoá và bài tiết trong cơ thể.  Phân chuyển : Từ hệ thống tuần hoàn trong cơ thể, độc chất đi qua một, nhiều hay thậm chí tất cả các cơ quan trong cơ thể gọi là quá trình phân chuyển hay sự phân chuyển. Phân chuyển là quá trình vận chuyển độc chất sau khi đã xâm nhập vào máu đến các cơ quan trong cơ thể. Sau đó một số chất có thể chuyển hoá, một số chất bị tích đọng trong cơ thể. Tốc độ phân chuyển các độc chất tới các tế bào của mỗi cơ quan phụ thuộc vào dòng máu lưu chuyển qua cơ quan đó. Tuy nhiên, sự phân chuyển của bất kì một chất nào đó có thể bị ảnh hưởng bởi sự tích luỹ tại các tế bào khác nhau trong cơ thể mà có thể được xem như những khu vực lưu giữ. Các khu vực này là: + Các protein của huyết tương. + Mỡ của cơ thể + Xương + Gan và thận Do phản ứng lý hoá của độc chất với các hệ thống cơ quan tương ứng mà có sự phân bố đặc biệt cho từng chất: + Độc chất có tính điện ly lưu giữ ở một số tổ chức và cơ quan khác nhau như chì, flo tập trung trong xương, bạc ,vàng ở da, hoặc lắng đọng ở gan, thận dưới dạng phức chất. + Các chất không điện ly loại dung môi hữu cơ tan trong mỡ tập trung trong các tổ chức giàu mỡ như thần kinh. + Các chất không điện ly và không hoà tan trong các chất béo nói chung thấm vào tổ chức kém hơn và phụ thuộc vào kích thước phân tử và nồng độ độc chất.  Bài tiết: Các độc chất thải ra ngoài cơ thể theo đường thận, tiêu hoá, da, tuỳ thuộc vào tính chất lý hoá của chúng. Thận là cơ quan đào thải chính. Bên cạnh đó, độc chất cũng được đào thải ra qua các nội cơ quan khác như: kim loại nặng thường đào thải ra khỏi cơ thể qua đường ruột…., ở gan một số độc chất được chuyển hoá rồi liên hợp với sulfo hoặc glucuronic, sau đó được đào thải. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người Qua hơi thở có thể đào thải một số lượng lớn chất độc dưới dạng khí và hơi. Ngoài ra các độc chất cũng còn được bài tiết qua mồ hôi và sữa.  Tồn lưu: Khả năng tồn lưu của các chất trong cơ thể phụ thuộc vào đặc điểm hoá học, cấu trúc phân tử và tính chất vật lý của chúng. Một số chất thường tập trung ở các tổ chức mỡ như: Chlordane, DDT,… Protein của plasma có thể liên kết với Cu, Zn. Còn Pb tích đọng trong xương. ( nguồn : độc học môi trường và sức khoẻ con người – Trịnh Thị Thanh. Trang 55) Sơ đồ chu trình tương tác giữa các độc chất và độc tố với cơ thể sinh vật Xâm nhập Độc chất và độc tố Sinh vật Gây độc trực tiếp, cấp tính Đào thải Chuyển hoá Tích luỹ độc chất và độc tố Môi trường bên trong Nguồn Chuyển hoá và đào thải (môi trường bên ngoài) Gây độc mãn tính Ví dụ: Rượu etylic ở một nồng độ nào đó là độc chất với con người, cơ chế tác động thể hiện như sau: Rượu etylic Cơ thể Đào thải Chuyển hoá trong cơ thể Tiết niệu - Sự lưu chuyển hoa chất trong cơ thể liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự lắng đọng sinh học chất đó ở trong cơ thể. Điều này bao gồm cả tính chất hoá – lý như : cỡ hạt, điều kiện tiếp xúc và tình trạng sức khoẻ của cơ thể. Cơ thể người được ngăn cách với môi trường bên ngoài bởi ba loại màng chính: + Da + Biểu mô của hệ tiêu hoá. + Biểu mô của hệ hô hấp. Các con đường tiếp xúc giữa hoá chất với cơ thể động vật và con người : qua đường tiêu hoá, hô hấp, tiếp xúc qua da…. Nhìn chung, độc chất hấp thụ qua đường tiêu hoá ít hơn so với đường da và biểu mô của hệ hô hấp. Độ độc của các chất sẽ bị giảm bớt khi qua đường tiêu hoá do tác động của dịch tiêu hoá. Hóa chất vận chuyển từ điểm tiếp xúc vào hệ mạch máu. Để xâm nhập vào máu, độc chất phải vượt qua được các màng trên trước khi tân công lên một khu vực nào đó của cơ thể. Sự GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người xâm nhập của một độc chat qua bất kì một màng sinh học nào đều được quyết định bởi tính chất lý hoá của nó như: + Mức độ ion hoá thấp. + Hệ số phân bố mỡ / nước của dạng không ion hoá cao + Các bán kính nguyên tử hoặc phân tử của các chất có khả năng tan ít trong nước. Ngay khi một độc chất đã vượt qua các màng, nó nhập vào vòng tuần hoàn máu và mang đi khắp cơ thể với một số dạng khác nhau: + Các phân tử cókhả năng khuyếch tán tự do được hoà tan trong nước nhũ tương. + Các phân tử liên kết thuận nghịch với các protein, chylommicron hoặc các cấu tử khác của huyết thanh. + Các phân tử tự do hoặc liên kết nằm trong hồng cầu và các yếu tố tạo thành khác. Trong mau, hoá chất có thể tồn tại tự do, không cần liên kết , hoặc liên kết với protein ( thường là liên kết với albumin). Hoá chất có thể từ máu để vào mô và các tế bào ( ở gan ), tích đọng lại (ở mô mỡ ), đào thải ra khỏi cơ thể (qua thận), hay sẽ tạp nên các phản ứng ( trong não). Biên độ của phản ứng phụ thuộc vào nồng độ của hoá chất tại cơ quan tiếp nhận, ái lực của chúng và hoạt động trong cơ thể. Nhìn chung, tác động của bất ky một độc chất nào cũng đều phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ của nó tại khu vực tác động. Có nhiều dạng phản ứng tạo thành do sự tương tác của hoá chất và bộ phận tiếp nhận. Chúng bao gồm những thay đổi hình dạng trông thấy được và không trông thấy được, hoặc những thay đổi trong các chức năng sinh lý và sinh hoá. Các phản ứng có thể không đặc trưng như viêm nhiễm, hoặc đặc trưng như :đột biến gen, dị hình, ung thư…. Các phản ứng có thể quan sát được ngay lập tức hay phải một khoảng thời gian sau đó; phản ứng có thể phục hồi được, hoặc không phục hồi được, có thể tại chỗ, có thể liên quan đến một hay nhiều bộ phận và nó có thể có lợi hoặc có hại. Các phản ứng này có thể liên quan đến tính thống nhất, chức năng, sự phát triển và liên hệ giữa các tế bào. Tuy nhiên, bản chất cơ bản của tế bào không thể nào bị thay đổi do hoá chất; ví dụ: tế bào cơ không thể bị biến đổi thành tế bào bài tiết. I. Hấp thụ qua đường hô hấp : - Hệ thống hô hấp bao gồm: đường hô hấp trên (mũi, miệng, họng ); đường thở (khí quản, phế quản, cuống phổi) và vùng trao đổi khí (phế nang), nơi oxy tư không khí vào máu và đioxit cacbon từ máu khuyếch tán vào không khí. - Đây là con đường xâm nhập quan trọng nhất và luôn xảy ra do con người luôn phải hít thở.Thể tích hô hấp khí của người lớn là 20m3/ngày và trẻ em la 5m3/ngày. - Các độc chất hấp thụ qua đường này thường ở dạng khí như CO, NO2 , SO2 ,…hơi của các chất lỏng dễ bay hơi như benzen, CCl4 , hơi chì trong xăng và các Sol khí. Hình 2 : không khí vào phổi tới tận phế nang, GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người nơi đó xảy ra sự trao đổi giữa oxy và cacbonic. - Thống kê thấy rằng, 95% nhiễm độc nghề nghiệp là qua hô hấp. Với một người lớn khoẻ mạnh thì diện tích bề mặt trao đổi khí của phổi là 90m2, trong đó 70m2 là của phế nang; ngoài ra còn có một mang lưới mao mạch với diện tích 140m2, dòng máu qua phổi nhanh và nhiều thuận lợi cho việc xâm nhập của khí độc. Chúng đi vào mũi, qua họng, khí quản, vào phổi, phế nang, các mao quản trong phổi và cuối cùng là túi phổi. Ở đây có những mạch máu nhỏ li ti, màng nhầy là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí. Một hoá chất khi lọt vào đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp trên và phế quản- đây là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của hoá chất. Sau đó, chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu hành trong máu. Máu tuần hoàn nhanh, trong 23 giây, sẽ đưa đến các cơ quan như não, gan, thận, mật. - Mức độ thâm nhập của các hạt bụi vào cơ thể phụ thuộc vào kích thước hạt và tính tan của chúng:  Các chất khí có khả năng tan trong nước khi vào cơ thể sẽ tan trong nước nhầy của khí quản, tích đọng và gây tổn thương. Các chất khí tan trong mỡ thẩm thấu qua màng phổi với tốc độ phụ thuộc vào hệ số tỷ số phân bố mỡ/ nước và sự hoà tan của khí trong máu.  Các hạt bụi có đường kính lớn hơn 10 m thường gây tác động đến đường hô hấp trên, đặc biệt là phần mũi và khí quản.  Các hạt có đường kính từ 1-5 m tác động đến phổi và các mao mạch trong phổi. Các hạt có đường kính nhỏ hơn 1 m thường đến tới màng phổi. Các hạt lọt vào phần trên của hệ hô hấp thường bị thải ra thông qua việc ho, hắt hơi hoặc đôi khi nuốt vào theo đường tiêu hoá.  Các hạt mắc vào phần dưới cua hệ hô hấp có thể sẽ được vận chuyển đến tận màng phổi. Trung bình, khoảng ½ các chất sẽ thâm nhập vào cơ thể trong vòng 1 ngày, điều này cũng còn phụ thuộc vào bản chất của độc chất. Phần còn lại sẽ được thâm nhap trong những ngày tiếp theo, thậm chí hàng năm sau. - Chỉ những hạt nhỏ ( đường kính nhỏ hơn 1/7000 mm) mới tới được vùng trao đổi khí. Những hạt bụi này sẽ lắng đọng ở đó hoặc khuyếch tán vào máu tuỳ theo độ tan của hoá chất.  Các hạt tan thấm qua màng phổi và đi vào hệ tuần hoàn máu.  Các hạt không tan được khuyếch tán chậm hơn và vào đến được mạch máu thông qua hệ tuần hoàn của bạch cầu.  Những hạt bụi không hoà tan gan như được loại trừ bởi bộ phận làm sạch của phổi. Những hạt bụi lớn hơn sẽ được lông mũi giữ lại hoặc lắng đọng dọc theo khí , phế quản. Cuối cùng chúng sẽ được chuyển tới họng và nuốt, ho, hay khạc ra ngoài. - Bên cạnh đó, qua hơi thở cũng có thể đào thải một số độc chất dưới dạng khí hay hơi. Như ta đã biết toàn bộ phế nang phổi có một mạng lưới mao mạch dày đặc làm cho chất độc khuyếch tán nhanh vào trong máu, không qua gan để giải độc một phần như hệ tiêu hoá mà qua ngay tim để đi đến các phủ tạng, đặc biệt đến hệ thần kinh trung ương. Khi chất độc qua đường hô hấp vào máu, rồi theo máu tuần hoàn đi khắp cơ thể chỉ trong thời gian 23 giây. Do đó có thể nói sự xâm nhập của hoá chất vào trong cơ thể theo con đường hô hấp diễn ra nhanh và gần như tiến thẳng vào tĩnh mạch. (nguồn : Độc học môi trường và sức khoẻ con người- Trịnh Thị Thanh, trang 62, 63 và tai liệu mạng). II. Hấp thụ qua da : GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người - Da có vai trò bảo vệ cơ thể chống các yếu tố hoá học, lý học và sinh học. Một số hoá chất do có áp lực lớn với lớp mỡ dưới da, đi qua lớp thượng bì và mô bì, đi vào hệ tuần hoàn và gây nhiễm độc cho cơ thể. Rất nhiều hợp chất được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và công nghiệp có khả năng tan trong mỡ cao và đã gây độc cho người sử dụng. Các hoá chất đó là xăng pha chì, nicotin, các dẫn suất nitro và amin thơm, các dung môi có Cl2, thuốc trừ sâu photphat (DFP , parathinon..) và clo hữu cơ CCl4 … - Những yếu tố để xác định khả năng hấp thụ qua da của chất độc trước hết là tính chất lý học và hoá học của các chất như tính hoà tan trong nước và trong các dung môi, trọng lượng phân tử, sự ion hoá, tính hoạt động bề mặt… Rồi đến tính nguyên vẹn của da, độ dày nơi tiếp xúc, các điều kiện tiếp xúc… Nếu da bị tổn thương từ trước thì đươc xem như cửa mở sẵn cho chất độc xâm nhập cơ thể. - Khả năng xâm nhập qua da phụ thuộc vào :  Độ dày của da.  Sắc tố da.  Mao mạch dưới da.  Thời tiết: nóng nhanh hơn lạnh.  Độ ẩm da: da đổ mồ hôi nhiều dễ bị nhiễm độc tố tan trong nước.  Bộ phận cơ thể: da so hấp thụ nhanh hơn da lòng bàn tay, bàn chân… - Một chất dây dính trên da có thể có các phản ứng sau:  Da và tổ chức mỡ tác dụng như hàng rào bảo vệ chống lại sự xâm nhập của độc chất gây tổn thương cơ thể.  Độc chất có thể phản ứng với bề mặt da và gây viêm da sơ phát.  Độc chất xâm nhập qua da vào máu. Tuỳ theo tính chất của hoá chất, có chất tác dụng mạnh mẽ tai chỗ da tiếp xúc gây hư hại da, gây kích ứng hoặc hoại tử, đặc biệt có thể phá huỷ ngay tức khắc, ví dụ H2SO4. Nhiều hoá chất có thể vượt qua các lớp của da hấp thụ vào máu gây nhiễm độc toàn thân… - Da dễ cảm thụ với các chất độc như paraphenylendiamin, dinitrobenzen, toluen…, và các kim loại như : Ni, Hg, Cr (VI) …. - Một số chất độc có thể qua da nguyên vẹn một cách nhanh chóng và gây nhiễm độc, ví dụ các hợp chất lân hữu cơ dùng làm chất trừ sâu : parathion, vophatoc, DDVP…, các hợp chất khác như nicotin, anilin…. - Nhiễm độc qua niêm mạc càng nguy hiểm hơn vì ở niêm mạc có các mao mạch dày đặc như niêm mạc mắt… chúng hấp thụ dễ dàng một số chất độc và nhạy cảm với một số chất kích thích. Về nguyên tắc, các độc chất qua mắt tương tự qua da nhưng về cường độ thì mạnh mẽhơn nhiều vì mắt và các bộ phận của mắt rất nhạy cảm với chất độc. Các chất dễ gây tổn thương cho mat là các chất kích ứng, các chất ăn mòn, các dung môi hữu cơ, các chất tẩy rửa, các chất độc chiến tranh gây phỏng rộp, các chất làm chảy nước mắt…. III. Hấp thụ qua đường tiêu hoá: Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, miệng rồi vô tình nuốt phải, hoặc ăn uống, hút thuốc trong khi bàn tay dính hoá chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm hoá chất là những nguyên nhân chủ yếu để hoá chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoa. Nhiều độc chất môi trường là các cấu tử của thực phẩm và do đó được hấp thụ qua hệ tiêu hoá. Các độc chất thường rất giống các chất dinh dưỡng về cấu trúc và các chất điện ly thường vận chuyển chúng vào mau. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Hình 3 : ăn, uống hoặc hút thuốc ở nơi làm việc có sử dụng hoá chất. Thức ăn, đồ uống có thể bị nhiễm bẩn do tay bẩn hoặc do hơi hoá chất. Nhìn chung, độc chất hấp thụ qua đường tiêu hoá ít hơn so với hai đường hô hấp và đường da. Ngoài ra, tính độc của nhiều chất sẽ bị giảm đi khi đi qua đường tiêu hoá do tác động của dịch dạ dày (axit) và dịch tụy (kiềm ). Sư biến đổi sinh học này có thể do các vi khuẩn sống trong ruột hay trong dạ dày tiết ra các men làm thay đổi đặc tính các chất không phân cực hay phân cực yếu trở nên phân cực mạnh hơn Sự hấp thụ có thể xảy ra từ miệng cho đến ruột già. Nói chung, các hợp chất được hấp thụ qua ruột tại những nơi chúng có mặt với nồng độ cao nhất và ở dạng tan được trong mỡ. Các độc chất có trong thức ăn, nước uống..vào đường tiêu hoá, qua miệng dạ dày, ruột non, gan (được giải độc một phần), qua đường tuần hoàn, đến các phủ tạng và gây độc. Tuy nhiên, không phải tất cả các hoá chất đều đi qua được mà chỉ có những phần tử có đường kính bằng 0,1mm đi qua các kẽ hở của tế bào chất ruột non, chúng đi vào tế bào chất. Tại đây, chúng huỷ hoại tế bào chất ruột non, sau đó đi vào máu phá vỡ bạch cầu, làm giảm sức đề kháng của con người. Một số loại chất độc khu trú lai trong mô mỡ hay trong gan, xương… B. Tác động, tích luỹ và đào thải hoá chất trong cơ thể người: I. Các dạng tác động của chất độc trên cơ thể : 1/ Tác động cục bộ: Là tác động của chất độc chỉ xảy ra ở vị trí nó tiếp xúc với cơ thể như da, mắt, đường hô hấp, đường tiêu hoá. Hậu quả của tác động cục bộ của chất độc phụ thuộc vào tính chất và nồng độ của nó, có thể là gây kích ứng, gây phù thũng, gây viêm mạc hoặc có thể gay hoại tử và các tổn thương khác… Hình 4 : Nhiễm hoá chất gây viêm da Nhiễm hoá chất gây kích ứng mắt 2/ Tác động tòan thân: Là tác động của chất độc xảy ra ở xa điểm tiếp xúc ban đầu, chất độc vào máu và được chuyển đi khắp cơ thể, nó có thể tác động đến một hoặc nhiều cơ quan của cơ thể, gây ra các triệu chứng hoặc hội chứng nhiễm độc… Chất độc có thể tác động chọn lọc đối với một số cơ quan đặc thù. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố , ví dụ mức độ dẫn truyền của máu qua cơ quan đó có chứa một lượng chất độc quá lớn , thành phần hoá học của cơ quan nào thích hợp nhất với tính chất của chất độc, vị trí của cơ quan trên đường xâm nhập cơ thể của chất độc như phổi thường bị tấn công bởi Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người các chất độc trong không khí hít vào hoặc gan là cơ quan đích của các chất độc nuốt vào… và nhiều đặc điểm sinh hoá khác của cơ quan chịu tác động của chất độc… 3/ Tác dụng chọn lọc: Là các tác dụng của chất độc lên cơ quan riêng biệt. Các tác dụng đó phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Độ dẫn truyền của các cơ quan (lưu lượng máu qua cơ quan) kéo theo nồng độ chất độc quá đáng vào cơ thể. - Cấu tạo hoá học của các cơ quan. - Tình trạng riêng của đường vận chuyển độc chất. - Các đặc điểm sinh hoá học của các cơ quan bị tác động. Chẳng hạn, cơ quan có khả năng chuyển hoá chat độc thành chất không độc,hoặc thành chất độc hơn. II. Sự phân bố, chuyển hoá và tích luỹ chất độc trong cơ thể: 1/ Sự phân bố: Chất độc khi đã đi vào hệ thống tuần hoàn, nó có thể qua một hay nhiều cơ quan của cơ thể. Chất độc có thể khu trú trong các mô thích hợp với nó. Sự khu trú này không nhất thiết liên quan đến vị trí tác động ban đầu, được gọi là sự tích luỹ. Một số chất độc được phân bố và tích luỹ như sau: - Các chất có khả năng hoà tan trong các dịch của cơ thể thì phân bố khá đồng đều trên toàn cơ thể, ví dụ các cation Na+ , K+ , Li+ , Ru+, Ca2+… một số nguyên tố hoá trị 5,6,7 ; các anion Cl- , Br-, F-, rượu etylic…. - Các chất có thể tập trung trong xương, chúng có ái lực với các mô xương gọi là các nguyên tố hướng xương, ví dụ: Ca2+, Ba2+ , Be2+…và F-… - Các chất có thể tập trung và khu trú trong các mô mỡ , mô béo, trứơc hết phải kể đến các hơp chất clo hữu cơ dùng làm thuốc trừ sâu là những chất rất ít tan trong nước nên tích luỹ trong các mô mỡ, mặt khác chúng rất bền vững về mặt hoá học nên tồn tại dai dẳng nhiều năm, rồi đến các dung môi hữu cơ; các khí trơ; các thuốc ngủ khu trú ở các tế bào thần kinh, gan, thận… - Các chất có thể khu trú trong cơ quan đặc thù, ví dụ iot trong tuyến giáp, uran trong thận, digitalin ở tim… 2/ Sự chuyển hoá: Trong cơ thể, các chất lạ (độc chất) nói chung chịu sự chuyển hoá của cơ thể để chuyển thành hợp chất có cực và được thải loại (bài xuất) một cách dễ dàng hơn. Những sự chuyển hoá này hầu hết được xúc tác bởi các enzim của gan và các mo khác (da,máu, thận, phổi, rau thai). Cũng có một số phản ứng được xúc tác bởi các enzim loại khác. Nhiều hoá chất lạ cũng có thể bị chuyển hoá bởi các tạp khuẩn đường ruột….  Các phản ứng của sự chuyển hoá: Sư chuyển hoá sinh học xảy ra trong cơ thể khi tác động với chất lạ là một quá trình phức tạp. Ở đây chỉ nêu một số ví dụ thường gặp:  Sự oxi hoá: Là phản ứng chuyển hoá xảy ra thường xuyên nhất. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người Ví dụ: rượu etylic mot phần được oxi hoá thành CO2 và H2O rồi theo không khí thở ra ngoài cùng với một lượng rượu etylic. Người ta thấy rượu metylic bị oxi hoá chậm hơn rượu etylic từ 2 -4 lần. Các nitrit bị oxi hoá thành nitrat. Các axit bị oxi hoá với mức độ khác nhau tuỳ theo loài động vật. Các hợp chất hữu cơ có nhân thơm khó bị oxi hoá hơn các hiđrocacbon mạch thẳng.  Sự khử: Ví dụ : các andehit bị khử thành rượu, cloral bị khử thành rượu tricloetylic; các xeton bị khử thành rượu thứ cấp.  Sự thuỷ phân: Là phản ứng phức tạp có cơ chế khác nhau tuỳ theo loài động vật, Ví dụ: ở thỏ, atropin bị thuỷ phân thành hợp chất có độc tính cao hơn và hiện tượng đó không xảy ra ở người.  Sự liên hợp : Sự liên hợp được xem là giai đoạn thứ hai của sự chuyển hoá của chất độc trong cơ thể và là cơ chế quan trọng của sự giải độc trong cơ thể. Ví dụ: trong giải độc axit xianhydric hoặc xianua, có giai đoạn người ta dùng Natri thiosunfat, chất này liên hợp với gốc CN- để tạo thành phức chất sunfo- xianua và được thải qua nước tiểu.  Kết quả của sự chuyển hoá : Sự chuyển hoá chất độc trong cơ thể cóthể dẫn tới một trong ba kết quả sau: - Làm cho chất độc dễ bị thải loại khỏi cơ thể qua thận. - Làm giảm độc tính của chất độc. Đó là sự giải độc thực sự cho cơ thể. Ví dụ: sự chuyển hoá xianua thành sunfo xianua hoặc sự liên hợp của phenol glucuronic, các phức chất là sản phẩm của phản ứng liên hợp được thải khỏi cơ thể… - Sự chuyển hoá có thể tạo ra chất mới độc hơn chất độc ban đầu. Ví dụ:  Rượu metylic bị oxi hoá bởi enzym ( của gan và võng mạc) thành fomandehit, là chất được cho là tác nhân gây mù ( CH3OH  HCHO ).  2- Naphtylamin bị oxi hoá thành 2- Naphtyl hidroxilamin, chất được cho là tác nhân gây bệnh ung thư bàng quang.  Chì tetraetyl bị oxi hoá thành chì trietyl là chất gây bệnh về thần kinh : Pb(C2H5)4  Pb (C2H5)3 + CH3CHO Chì tetraetyl chì trietyl axetaldehyt  Flo etanol độc, ít chuyển thành Flo axetat rất độc. 3/ Sự tích lũy : - Sau khi vào cơ thể, chất độc lưu thông trong máu, bạch huyết, đến các tổ chức và phủ tạng. Trong phần lớn trường hợp, có sự tích luỹ chọn lọc , sự tích luỹ này ít nhiều phụ thuộc vào ái tính rât đặc biệt của từng loại chất độc, của từng loại tổ chức của cơ thể, như :  Các chất có khả năng hoà tan trong nước (cồn etylic) có thể được giữ lại trong toàn bộ các phủ tạng.  Các chất hoà tan trong mỡ như các dung môi, các chat trừ sâu clo hữu cơ tích luỹ trong các tổ chức giàu mỡ cũng như trung ương thần kinh, gan, thận. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người  Các ion kim loại nặng (như Hg, Pb, Cd, As …) tác dụng lên nhóm thiol, ức chế hoạt tính các enzym và tích luỹ ở lông, tóc, móng…… - Một số cơ quan, tổ chức đóng vai trò là nơi tích luỹ của chất độc như :  Gan là một cơ quan quan trọng , là nơi các chất độc bị giữ lại, chuyển hoá và biến đổi. Phần lớn các ion vô cơ đọng lại ở gan, do đó người ta thường gặp nhiều chất độc ở mật rồi thải ra ngoài qua đường tiêu hoá.  Máu là một tổ chức không thuần nhất, một số ion kim loại như thuỷ ngân, đồng… được giữ lại trong huyết tương, dưới dạng hợp chất protein. Các ion khác như chì hầu như tích luỹ trong hồng cầu. Đối với các chất hữu cơ, nhiều chất kết hợp với prrotein huyết tương, song có chất tập trung ở hồng cầu như hyđro asen. (nguồn : độc chất học công nghiệp – Hoàng Văn Bính, trang 38 - 40) III. Sự thải loại chất độc khỏi cơ thể : Quá trình chuyển dời các chất độc khỏi cơ thể gọi là sự thải loại hay bài xuất chất độc và quá trình này có kèm theo các tác động của các bộ phận cơ thể như thận (tạo ra nước tiểu), gan (tạo ra mật), và phổi ( thở ra các chất độc bay hơi)… chất độc trong môi trường xâm nhập cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, chúng cũng có thể thải loại khỏi cơ thể băng nhiều đường, nhiều cách, ví dụ chúng có thể bị thải loại khỏi cơ thể theo trình tự tự nhiên, hoặc chúng được đào thải do sự can thiệp của con người, do tác dụng nhân tạo như gây nôn, rửa dạ dày, tháo thụt, uống hoặc tiêm thuốc giải độc… Các chất độc được thải loại khỏi cơ thể theo nhiều cơ chế phản ứng khác nhau, trong thực tế có thể tóm tắt một số đường đào thải chất độc như sau: 1. Qua đường hô hấp: - Đường hô hấp có thể đào thải phần lớn các chất được hít vào và cả các chất được cơ thể hấp thụ bằng các đường khác nữa. Phần lớn cac khí, các hơi dung môi được thải một phần đáng kể qua phổi theo không khí thở ra, ví dụ CO, CO2, H2S, HCN, ete, clorofom, rượu etylic… ._. hay không. ( nguồn: tổng hợp từ vietnamnet.vn) XI –Thận trọng với nước làm mềm vải : “Mềm mịn như nhung, hương thơm quyến rũ”, hình ảnh em bé bọc trong tấm chăn lông mềm mại, thơm tho, biểu thị cho tình thương bao la của mẹ… là những nét chung của nhiều quảng cáo các sản phẩm làm mềm vải nhưng ít ai biết rằng bên trong hương thơm ngọt ngào, quyến rũ kia là những hơp chất độc hại. Bài viết trên tạp chí Natural Life số tháng 7-8 năm 2006 sẽ cho chúng ta một cái nhìn mới, thận trọng hơn khi sử dụng chất làm mềm vải. Câu hỏi đặt ra là : các chất làm mềm vải có gây hại hay không? Có người đã quyết định không dùng nó và sẵn lòng mặc chiếc quần Jean cứng đơ và chiếc khăn tắm nhăn nhúm. Tuy vậy, hàng xóm láng giềng của anh vẫn dùng chúng bới thích thú với mùi thơm mà chúng đem lại. Thực tế chất làm mềm vải có thể gây hại. Hiểm họa cho sức khoẻ có thể kể theo thứ tự : nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, gây nên tình trạng rối loạn trầm trọng ở hệ thần kinh trung ương và các cơ quan và thậm chí dẫn tới ung thư. Theo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ ( the US Enviromental Protection Agency – EPA ) và dữ liệu về những hợp chất an toàn công nghiệp, chúng ta không khỏi giật mình về những chất hoá học nguy hại trong sản phẩm làm mềm vải. Các thử nghiệm đã cho thấy những chất độc hại sau có trong các loại nước làm mềm vải: - Benzyn acetate : gắn liền với ung thư tuyến tụy và sự bay hơi của nó gây kích ứng mắt (chảy nước mắt) và khí quản (ho). Hoá chất này có thể hấp thụ qua da làm dị ứng da, sinh mụn, chàm… - Benzyn alcohol : gây kích ứng đường hô hấp trên dẫn đến hắt hơi, sổ mũi, ho. Nó còn làm rối loạn thần kinh trung ương, đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt và giảm huyết áp đột ngột. - Ethyl acetate : là hoá chất thuộc dòng thuốc ngủ trong danh mục của cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ. Nó gây kích ứng mắt và khí quản, gây đau đầu và buồn ngủ, làm suy giảm dòng bạch cầu khiến khả năng chống nhiễm trùng kém và làm tổn thương tế bào gan, thận. Với những người bị viêm xoang dị ứng sẽ bị viêm triền miên. - Limonene :là hoá chất gây ung thư. Nó cũng là nhân tố hại mắt và hại da. - A – Terpineol : là hoá chất gây rối loạn thần kinh trung ương và gây kích ứng màng tế bào, rối loạn nhịp thở, thở nông và da tái xanh vì thiếu oxy. - Camphor : là hoá chất gây rối loạn thần kinh. Nó dễ dàng được hấp thu vào các tổ chức của cơ thể, gây kích ứng ở mắt, mũi và họng, đặc biệt là gây viêm xoang. Nó cũng gây chóng mặt, gây rối loạn ở các cơ quan, buồn nôn và co giật cơ. - Linalool : là loại thuốc ngủ gây nên rối loạn thần kinh và rối loạn hô hấp. Ở động vật thí nghiệm liều vừa phải đã gây chết. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người - Chloroform : gây độc thần kinh, gây mê và gây ung thư. Hít hơi Chloroform sẽ đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, ngủ lơ mơ, kích thích khí quản và làm mất ý thức. Rối loạn cung trầm trọng ở gan, thận, tim và ngoài da. Vì chất làm mềm vải lưu trữ trong quần áo nên các hoá chất sẽ được giải phóng từ từ vào không khí. Chúng ta hít nó đi vào đường thở, nó thấm qua da nhờ tiếp xúc với quần áo; trên khăn mặt có hoá chất,bạn rửa mặt chúng sẽ nằm trên da bạn. Quần áo được làm nóng nhờ là ủi, hong lửa hoặc phơi nắng đều tạo cơ hội cho chất độc khuyếch tán ra môi trường và chẳng riêng gia đình sử dụng mà cả cộng đồng dân cư hít phải. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và tất cả dân cư đều phải chịu hiểm họa của những hoá chất làm mềm vải. Trẻ sơ sinh có thể phản ứng bằng các nốt phát ban, quấy khóc thường xuyên và tieu chảy. Một số nhà khoa học đề nghị cần phải nghiên cứu mối liên quan giữa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ với những chất làm mềm vải ở quần áo trẻ và giường nệm. Họ khuyến cáo rằng đã có một số ca đột tử do phản ứng quá mẫn cảm với chất làm mềm vải. Vấn đề càng trở nên xấu hơn khi các chất làm mềm vải được cho thêm hoá chất tạo mùi thơm. Chúng làm cho sản phẩm trở nên độc hại hơn và càng nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng. (nguon : báo Thuốc và Sức khoẻ, ngày 19 – 1-2006). XII –Mỹ phẩm có thể chứa hoá chất độc hại : Nhiều tá dược trong dầu gội đầu,sữa tắm, kem đánh răng… có khả năng gây các bệnh ung thư, đục thuỷ tinh thể, ảnh hưởng len gan, thận, não và gây nhiều tác hại khác. Điều nguy hiểm là những tá dược này rất ít được nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm. Nhiều loại hoá mỹ phẩm được bày bán hiện nay chứa những chất là sản phẩm phụ của dầu hoả ( những chất được cảnh báo về tác hại đối với sức khoẻ). Sau đây làmột số chất độc được dùng trong hoá mỹ phẩm : 1. Sodium lauryl sulfate (SLS) : được sử dụng nhiều nhất, chủ yếu trong kem đánh răng, kem cạo râu, dầu gội đầu, sữa tắm, nước súc miệng… với chức năng tẩy rửa và tạo bọt. SLS ảnh hưởng đến thị giác trẻ em, gây bệnh đục thuỷ tinh thể, rụng tóc, ung thư thận, não… khiến da bị thô ráp và sần sùi, làm chậm lành vết thương. Tuy chưa chính thức bị cấm sử dụng nhưng SLS được xem là nguy hiểm nhất trong các chất hữu cơ dùng để sản xuất mỹ phẩm. Nó có thể kết hợp với những chất khác để trở thành nitrosamines, một chất gây ung thư. 2. Polyethylene glycol (PEG) : sử dụng trong kem dưỡng da, chống khô da. Chất này gây ảnh hưởng bất lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể. 3. Prolylen glycol (PG) : có trong son môi, thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, khử mùi, kem đánh răng. PG gây ảnh hưởng xấu lên gan, não, thận. 4. Isopropyl alcohol : được dùng trong thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, kem làm mềm da tay. Chất này gây nhức đầu. 5. Triethnolamine (TEA), Diethanolamine (DEA) và Monoethanolamine (MEA) : có trong sữa tắm, dầu khử mùi cơ thể, kem chống nắng, dầu gội đầu. Chất này dễ được hấp thu qua da, gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương. (Nguồn : http :// chemsafety.environment- safety.com) B. Một số biện pháp phòng tránh và xử lý hoá chất độc : GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người Qua những thực tiễn điển hình trên, chúng ta có thể thấy rằng hoá chất luôn hiện diện xung quanh cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người, trong thực phẩm, trong nước uống, trong sản phẩm vệ sinh cá nhân, mỹ pham dùng hằng ngày và trong cả không khí như là một yếu tố gắn bó mật thiết với con người. Thế nên việc tiếp xúc với hoá chất là một điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu khéo léo và cẩn thận, chúng ta có thể hạn che tối đa sự xâm nhập của những hoá chất đó vào cơ thể mình. Tuỳ theo tính chất, trạng thái và đường xâm nhập của hoá chất độc mà chúng ta có cách dự phòng khác nhau :  Đối với chất khí và hơi : - Khi làm việc nên đeo khẩu trang, mặt nạ phòng độc để tránh nguy cơ rủi ro. - Tránh để nhiệt độ nơi làm việc quá cao bởi chất độc ở dạng này bốc hơi nhanh, khiến cho nồng độ của nó trong không khí tăng lên nhanh chóng. Đồng thời, khi nhiệt độ tăng cao làm cho mồ hôi người tiết ra nhiều, chất độc dễ bị giữ lại ở da và dễ hấp thụ qua da; các mạch trong cơ thể giãn ra, tăng tuần hoàn tạo điều kiện để chất độc chuyển hoá nhanh trong cơ thể và dễ xâm nhập vào cac tổ chức. - Độ ẩm không khí tại nơi làm việc cũng phải được duy trì ở mức vừa phải, bởi khi độ ẩm cao chất độc sẽ dễ hòa tan, dễ chuyển hóa hơn; niêm mạc đường hô hấp dễ giữ lại chất độc và sự thải loại chất độc qua đường mồ hôi bị giảm. - Phải đảm bảo sự lưu thông không khí tại nơi làm việc để tránh tình trạng chất độc chậm khuyếch tán khỏi không khí vùng thở, cơ thể dễ hấp thụ nhiều chất độc.  Đối với chất lỏng và rắn : - Thường gặp trường hợp nhiễm độc do dung môi hữu cơ, bụi kim loại, hữu cơ hay tổng hợp… - Ở trường hợp này, chúng ta cũng cần phải đeo khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc để ngăn chặn độc chất xâm nhập qua đường hô hấp. Đồng thời, phải chú ý bảo vệ các phần da hở và mắt. - Phải ghi rõ tên và kí hiệu độc hại của hoá chất ngoài bình chứa, tránh tình trạng uống nhầm hoặc sử dụng sai công dụng của hoá chất, gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. - Tuyệt đối không ăn, uống tại nới làm việc, bảo đảm vệ sinh cơ thể sau khi lao động, tránh tình trạng lan truyền độc chất từ nơi làm việc đến sinh hoạt trong gia đình. Mỗi người cần phải tự bảo vệ mình và những người thân trong gia đình, nên có biện pháp để nâng cao ý thức, tinh thần cảnh giác đối với độc chất hoá học nói riêng và các độc chất khác nói chung. Với những người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất nên đi khám sức khoẻ theo định kì để sớm phát hiện bệnh ngay từ những giai đoạn đầu để kịp thời cho việc chữa trị. Bên cạnh đó còn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cho sự thải loại chất độc diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Ngoài ra, chúng ta còn có thể hạn chế sự xâm nhiễm của hóa chất từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày qua một vài biện pháp sau : 1. Tránh sử dụng sản phẩm có hương liệu vì chúng chứa các hoá chất có khả năng tích luỹ trong cơ thể. Ví dụ, chỉ sử dụng nước hoa vào những dịp đặc biệt; mở cửa sổ ra thay vì dùng nước hoa xịt phòng làm từ hoá chất; chỉ nên sử dụng các sản phẩm không có hương liệu (fragrance free). Bởi nước hoa mặt hàng đáng sợ nhất trong số các sản phẩm của công nghệ làm đẹp. Phần lớn các phụ nữ sử dụng nước hoa thường xuyên nhưng điều mà nhiều người không biết là công nghiệp sản xuất nước hoa là công nghiệp không có nguyên tắc. Lý do GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người ngành này được pháp luật bảo vệ như vậy vì nhà sản xuất được quyền giữ bí mật thành phần hương liệu. Nhiều hoá chất có trong nước hoa dễ hấp thụ vào da để từ đó tích luỹ trong cơ quan chính của cơ thể. Trong khi chưa có công trình nghiên cứu nghiêm túc nào về ảnh hưởng của nước hoa, một số bác sĩ và nhà khoa học tin rằng nước hoa có thể gây hại cho sức khoẻ như khói thuốc lá, do 95% hoá chất sử dụng trong hương liệu là những chất tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ. Các hợp chất này bao gồm dẫn suất benzen, aldehydes và nhiều chất độc khác có khả năng gây ung thư, quái thai, rối loạn he thần kinh trung ương và dị ứng. Các mùi hương hoá chất này còn có thể tìm thấy trong nước hoa xịt phòng, khăn giấy, bột giặt, nước làm mềm vải… 2. Sử dụng sơn nước thay vì sơn dầu vì loại này ít độc hơn. 3. Tránh sử dụng thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu trong nhà và vườn. Không đến gần những nơi mới xịt các loại thuốc này. Một sản phẩm diệt côn trùng khác được con người sử dụng là dầu gội trị chí cũng chứa một liều lượng thuốc trừ sâu độc hại như organophosphates hoặc ngay cả lindane; khi nuốt phải hoặc ngấm vào da, có thể làm ói hoặc tiêu chảy; các chất này còn tổn hại đến gan, làm cho thai nhi chết non, quái thai và ung thư. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng. Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu gia dụng để diệt mối, vòng cổ trừ bọ chét cho chó (mèo), thuốc xịt muỗi hoặc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ… làm tăng rủi ro ung thư não ở trẻ. Một khảo sát được thực hiện bởi Viện Quốc gia về An toàn Nghề nghiệp và sức khoẻ Mỹ cho thấy 884 hoá chất được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ cá nhân và mỹ phẩm là độc hại (thông tin lấy từ ) 4. Giảm việc sử dụng nhựa nói chung , sử dụng ly vật chứa bằng thủy tinh. Bởi vì một số thành phần phụ trong quá trình sản xuất nhựa có thể gây độc cho người khi sử dụng. Chẳng hạn như Formaldehide thể hiện trong phần lớn các gia đình qua một số sản phẩm như sơn latex, vải, vật liệu bằng nhựa trong xe hơi, đồ gỗ. Đây là một trong những chất ô nhiễm, là hợp chất hữu cơ bay hơi và là một chất gây ung thư; gây kích ứng mắt, da và họng, cũng như gây các triệu chứng cúm, nổi mề đay và các bệnh thần kinh. 5. Cần lắp đặt hệ thống thông gió hiệu quả tại gia đình và nơi làm việc 6. Cần đeo găng tay hoặc khẩu trang khi sử dụng bất cứ vật liệu độc hại nào, nhất là khi làm việc tiếp xúc với các hoá chất tẩy rửa. Vì không ít bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, những chất tẩy rửa kiếng, gỗ, kim loại, lò nướng,nhà vệ sinh, các vết ố…chứa những hoá chất nguy hại như amoniac, axit sunfuric, axit photphoric, kiềm, chlorine, formalđehie (phooc môn) và phenol….Nhiều chất tẩy rửa thảm và đồ gỗ bọc vải chứa hoá chất độc hại nhằm đánh bật các vết ố có thể chứa perchlorethylene, một chất được biết có thể gây ung thư ở động vật từ những năm 1990. Nước rửa chén cũng độc hại với việc chứa một lượng lớn chlorine ở dạng đậm đặc, là chất gây nhiễm độc nếu nhiễm vào bên trong cơ thể vơi liều lượng lớn. 7. Thay thế thường xuyên bộ lọc của máy điều hoà không khí cũng là biện pháp có ích. 8. Dinh dưỡng cần để hỗ trợ chức năng của các cơ quan liên quan trực tiếp đến việc giải độc : gan, đường ruột và thận là VitanminA, B3, B6, C, E, beta carotên, amino acid L – cysteine và L – glutamine và một thành phần được biết đến với tên gọi glutathione và phospholipid là những chất hỗ trợ chức năng của gan. GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Vitamin A, C, B6 và khoáng chất Mg, K, hỗ trợ cho chức năng của thận. Thận cung cấp lộ trình chính để bài tiết chất độc thông qua nước tiểu, vì vậy cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể được loại bỏ chất độc. 9. Cần ăn uống điều độ với nhiều thưc phẩm tươi, tránh ăn thừa chất béo,đường tinh luyện và những thực phẩm cónhiều chất bảo quản, phụ gia. Tại saovậy? Tất cả các lọai thực phẩm chế biến đều chứa các chất phụ gia độc hại ở mức độ khác nhau. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ được sử dụng tuỳ tiện trên thực phẩm chúng ta ăn và chúng có thể chứa những thành phần làm ảnh hưởng không chỉ đến hệ thần kinh của côn trùng mà còn đến sức khoẻ của người ăn thực phẩm này. Nhiều hoá chất trong thuốc trừ sâu không thể loại bỏ ra khỏi cơ thể theo đường tiêu hoá, mà tích luỹ trong các mô mỡ và có liên quan đến các bệnh về suy giảm chức năng. Ví dụ : organochlorine rất phổ biến trong thuốc trừ sâu, rât bền vững, không tan trong nước, có thể duy trì lâu dài trong môi trường. 10. Giảm trọng lượng sẽ có ích cho những ai thừa cân. Lượng chất béo dư trong cơ thể tạo ra một vị trí sẵn sàng cho các độc tố ưa chất béo đi vào cơ thể. Một khi độc tố được lưu giữ trong cơ thể thông qua việc gắn kết với lượng chất béo thừa này sẽ rất khó loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể và chúng có khả năng trở thành nguồn độc tố duy trì liên tục trong cơ thể. (Tổng hợp theo Thạc sĩ Đỗ Hoàng Oanh –Sở tài nguyên môi trường /SGGP) Từ trước tới nay, khi nghe hai chữ “ nhiễm độc” chúng ta thường chỉ liên tưởng đến các trường hợp bệnh ngộ độc cấp tính, như ngộ độc thuốc trư sâu, thuốc ngủ, cá nóc, thực phẩm… Còn các trường hợp ngộ độc mãn tính do chất độc thấm từ từ vào cơ thể, với liều lượng nhỏ mỗi ngày và kéo dài trong thời gian nhiều tháng, nhiều năm rồi gây ra các triệu chứng tư nhẹ không đáng chú ý cho tới lúc bộc phát nặng nguy hiểm đến tính mạng thì lại ít được quan tâm, bởi đôi khi nó bị lầm tưởng với một số bệnh thông thường khác. Chính điều này làm cho hoá chất đã độc lại càng độc hơn. Điển hình như bệnh “tê tê say say” ở Lạng Sơn vừa qua đã khiến không ít người phải giật mình lo sợ, thực chất đó là do nhiễm độc thuỷ ngân gây nên. Nhưng nếu không có những kiến thức nhất định về độc chất hoá học thì đoi khi con người lại lầm tưởng đó là bệnh dịch khác hoặc thậm chí là sự trừng phạt của một thế lực siêu nhiên nào đó – hậu quả sẽ khó mà lường được. Hoặc trường hợp một công nhân nữ làm công việc thoa hồ vào giấy đe cho người khác rắc cát lên làm giấy nhám phải nhập viện vì các triệu chứng ăn không tiêu, hay buồn nôn, thỉnh thoảng khó thở, ho khạc ra máu, sốt nhẹ về chiều, gầy sút nhanh, suy nhược cơ thể, mệt mỏi trong 4 tháng trước khi nhập viện.. Việc chẩn đoán xác định ở trường hợp này tưởng chừng như dễ nhưng thực tế lại không phải vậy.. Với bác sĩ chuyên khoa nhiễm độc sẽ chẩn đoán là nhiễm độc Xylen do “ hồ”, bệnh nhân được điều trị giải đoc bằng cách tái tạo phục hồi nhóm – SH trong cơ thể đã bị xylen phá huỷ. Nhưng nếu bác sĩ không có ý niệm của chuyên khoa nhiễm độc thì không bao giờ chẩn đoán được bệnh mà sẽ có suy nghĩ của bệnh phổi hay bệnh tiêu hoá; Và nếu không rành về hoá chất sử dụng trong từng khâu của công việc làm ở xí nghiệp thì sẽ không thể nào chẩn đoán ra được là chất độc gì. Việc quan trọng là chấm dứt nguồn độc, còn thuốc chỉ là phụ trợ mà thôi. Chính vì vậy, hiểu biết về độc hoá học là một điều rất quan trọng, cần được đưa ra phổ biến rộng rãi. Riêng đối với một giáo viên dạy hoá học thì việc thường xuyên tiếp xúc với hoá chất là một điều tất yếu. Không những thế, họ còn là người hướng dẫn cho học sinh trực tiếp tham gia trong các thí nghiệm, chính vì vậy việc nắm vững các tác hại của độc chất, các nguyên tắc an toàn hoá chất là hết sức cần thiết. Nét đặc trưng cua thí nghiệm hoá học là sự kết hợp hoặc Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên phân huỷ của các chất để tạo thành chất mới, có kèm theo các hiện tượng để nhận biết. Nhiều thí nghiệm gây ra các hiện tượng rất đẹp mắt, chắc chắn sẽ kích thích trí tò mò của học sinh, dẫn đến một số hành động nguy hiểm như lấy cắp hoá chất để về nhà làm thử, hay tự ý thêm các hoá chất lạ không có trong quy trình vào thí nghiệm… Đã có không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra, không chỉ gây thiệt hại cho cơ sở vật chất của trường mà còn cho chính bản thân các em và các học sinh khác cùng tham gia. Như trường hợp em Phạm Minh Quốc, 15 tuổi, học sinh lớp 9B trường THCS Lê Văn Tám (xã An Hoà, huyện Tuy An, Phú Yên) đăng trên báo thanh niên ngày 12-2-2006, khi Quốc đang làm thí nghiệm tại trường thì bình đựng 2 lít cồn công nghiệp bị đổ, lửa phụt lên gây bỏng nặng, cháy đen cả mặt và một phần ngực, em phải điều trị một thời gian khá tai bệnh đa khoa Phú Yên nhưng vẫn không thể hoàn toàn phục hồi như trước được. Hay một vụ nổ hoá chất khác trong phòng thí nghiệm xảy ra tại trường Tiểu học xã Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh, Phú Yên) và tác giả là Phạm Xuân Thương (14 tuổi, học lớp 8A Trường THCS xã Đức Bình Tây). Năm lớp 8, bắt đầu được học môn Hoá, Thương mê các lọ hoá chất đủ màu và đã âm thầm “sưu tập”, trộm đến 22 lọ hoá chất từ phòng thí nghiệm của trường. Sau đó, em đã pha chế một lọ hoá chất rồi bỏ vào túi quần mang đến lớp học võ taekwondo, với ý định học xong sẽ biểu diễn vài pha cho đồng môn xem. Nhưng trong lúc tập các động tác võ thuật thì lọ hoá chất trong túi quần bong nóng ran, Thương đưa cho Hảo đang đứng bên cạnh. Bất thần tiếng nổ lớn vang lên, Hảo bị đứt rời mấy ngón tay, còn bàn tay Thương cũng dập nát. Đến giờ vết thương của hai em đã tạm ổn nhưng bàn tay phải của Hảo bị đứt luôn 3 ngón, 2 ngón còn lại bị dị tật, buộc phải viết bằng tay trái; bàn tay phải của Thương bị đứt gân 2 ngón và vài vết sẹo trong lòng bàn tay ( theo Thanh niên ngày 20/2/2006). Đây được xem như là một tín hiệu cảnh báo dành cho ngành giáo dục về an toàn ở các phòng thí nghiệm trường học và cả những biện pháp nhằm ngăn chặn các tai nạn đáng tiếc xảy ra đối với đông đảo học sinh. Một thực tế hiện nay là một số hoá chất ở trường phổ thong không đảm bảo đủ an toàn, do điều kiện khách quan và chủ quan nên nhiều hóa chất không đảm bảo đủ độ tinh khiết, rất nguy hiểm khi sử dụng. Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh về an toàn thí nghiệm và ý thức hành vi khi tiếp xúc với hóa chất là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu. Ngoài ra , nhân viên phòng thí nghiệm cần phải tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hoá chất và dụng cụ làm thí nghiệm của học sinh trước và sau khi tiến hành, nhằm hạn chế tối đa những sai sót có thể gây hậu quả xấu trong thí nghiệm. Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên KẾT LUẬN Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường tiếp xúc với hoá chất, có thể là do vô tình hoặc cố ý, nhưng ít ai để ý đến việc chúng sẽ gây hại cho sức khoẻ của mình và những người xung quanh như thế nào. Thực tế cho thấy những chính sách bảo vệ, giáo dục môi trường nói chung và độc chất học nói riêng vẫn chưa được triển khai hợp lý. Ngành công nghiệp hóa chất phát triển tạo ra những tiện ích mới cho con người nhưng đồng thời cũng gieo rắc nhiều hiểm họa khó lường. Điều này cũng dễ hiểu bởi cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Chúng ta nghiên cứu , tìm toi ra những ứng dụng mới từ hoá chất nhưng lại ít quan tâm đến việc chúng sẽ gây hại cho môi trường như thế nào, tác hại lâu dài của nó ra sao, cuối cùng con người lại phải tự gánh chịu hậu quả do chính mình tạo ra. Có thể nói sự cảnh giác với hóa chất, đặc biệt là các hóa chất mới của chúng ta vẫn chưa cao, ngay cả đối với giáo viên hoá học – những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất trong các thí nghiệm bộ môn. Trong giới hạn của đề tài này, em đã trình bày những đường xâm nhập của độc chất vào cơ thể người, các tính chất, ứng dụng, nguồn ô nhiễm, độc tính của một số hoá chất thường gặp trong quá trình dạy học ở phổ thông, và một so hoá chất khác được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày mà chúng ta thường ít để ý đến. Qua những vấn đề được nêu ra trong bài viết, người đọc có thể hình dung một cách tổng quát về độc chất hoá học, những trường hợp nào khiến bản thân có khả năng tiếp xúc với hoá chất độc hại, từ đó có các phòng tránh hợp lý. Đồng thời, trong bài cũng đã nêu lên một vài bước sơ cứu cơ bản mà chúng ta có thể thực hiện khi đối diện với người bị nhiễm hoá chất hay khi chính bản thân chúng ta bị mắc phải, giúp ngăn chặn phần nào sự xâm nhập của độc chất vào sâu trong cơ thể, tăng thêm khả năng kháng cự cho người bệnh và tăng tỉ lệ sống sót nếu bị nhiễm độc cap tính. Bên cạnh đó, em cũng đưa ra một số ví dụ minh họa thực tiễn được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như sách báo, các website giúp mọi người có sự hình dung về nguy cơ và thực trạng nhiễm độc hóa chất hiện nay, từ đó góp phần nâng cao ý thức cảnh giác của mọi người đối với độc chất hóa học. Chắc chắn rằng những vấn đề đã trình bày vẫn chưa được đầy đủ, và những hoá chất được nói đến trong đề tài chỉ là những hoá chất thường gặp và có ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống, với mục đích giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quát về tác hại của hoá chất, kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu nhiễm độc hoá chất và chữa trị đúng lúc. Qua đây, em cũng xin có đề xuất là nên đưa môn độc chất hóa học vào giảng dạy ở trường phổ thông và ở các bậc học cao hơn, ngay từ khi các em học sinh mới bắt đầu tiếp xúc với hóa chất, giúp ngăn chặn từ đầu những hành vi không phù hợp, đưa các em đến việc tiếp xúc với độc chất nguy hại. Đối với bậc phổ thông thì có thể bắt đầu bằng việc lồng những kiến thức về độc chất trong các bài giảng lý thuyết về tính chất của chất đó, hoặc trong các giờ thực hành. Đối với bậc Đại học, cao đẳng…nhất là những ngành có liên quan đến hóa học thì nên xem đây là một môn học chính thức. Riêng với các nhà khoa học, những người có thẩm quyền thì cần phải có tầm nhìn chiến lược, phải kiểm tra thật kĩ , dự đoán những tác hại có thể có của các hoá chất mới trước khi đưa chúng vào ứng dụng trong cuộc sống, để tránh hiểm họa cho môi trường, con người và cả thế hệ mai sau. Đã có người quan niệm rằng bệnh tim mạch, đái tháo đường là “bệnh nhà giàu” còn bệnh nhiễm độc là “bệnh của nhà nghèo”, bởi người nghèo là đối tượng tiếp xúc thường xuyên với những nơi môi trường ô nhiễm, trực tiếp tham gia trong dây chuyền sản xuất ở các nhà máy, Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên nhưng thực tế cho thấy không ai trong chúng ta có khả năng miễn dịch hoàn toàn với hoá chất. Đã đến lúc chúng ta rung lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng nhiễm độc hoá chat và có những biện pháp giáo dục, hướng dẫn cho mọi người có cái nhìn tổng quát, sâu sắc về độc chất để tự bản thân mỗi người có cách phòng tránh riêng cho mình và cho mọi người. Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Độc học môi trường – Lê Huy Bá ( nhà xuất bản Quốc gia TPHCM) 2. Độc học, môi trường và sức khỏe con người – Trịnh Thị Thanh ( Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội) 3. Độc chất học công nghiệp và dự phòng nhiễm độc – Hoàng Văn Bính ( Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 4. Sinh lý học y khoa tập I – Chủ biên Phạm Đình Lựu ( Nhà xuất bản y học 2004) 5. Các nguồn báo : Tuổi trẻ, Thanh niên, Sức khoẻ và đời sống… 6. Các trang web : http:// search.msn.com, http:// irv.moi.gov.vn, www.amazon.com, www.machsong.org, www.vacne.org.vn 7. Tài liệu tập huấn vệ sinh lao động – bệnh nghề nghiệp ( trung tâm sức khoẻ lao động và môi trường TPHCM). 8. Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng ( Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật) Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên PHỤ LỤC Bảng 1 : Nồng độ tối đa của chất ô nhiễm dùng để kiểm tra tính độc hại nguy hiểm (theo quy định của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ ) (nguồn : môi trường không khí- Phạm Ngọc Đăng) Chất ô nhiễm Nồng độ cực đại 1. Asen 5,0 2. Bari 100,0 3. Cadimi 1,0 4. Cromium VI 5,0 5. Chì 5,0 6. Thuỷ ngân 0,2 7. Selen 1,0 8. Bạc 5,0 9. Endrin 0,02 10. Lindan 0,4 11. Metoxyclo 10,0 12. Toxaphen 0,5 13. Axit diclorophenoxgaxetic 10,0 14. Axit triclorophenoxypropionic 1,0 Bảng 2 : Ví dụ về các chất thải nguy hiểm ở các xưởng sản xuất thông thường (nguồn : Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng) Xưởng sản xuất Các dạng chất thải nguy hiểm 1. Sản xuất hóa chất Các chất axit và chất kiềm mạnh Các chất tẩy rửa mạnh Các chất thải phóng xạ 2. Xưởng bảo dưỡng và sửa chữa ô tô Sơn thải có chứa kim loại nặng Các chất thải dễ cháy ( như xăng, dầu, crêp..) Các ăcquy axit chì bị hỏng Các chất tẩy rửa mạnh 3. Công nghiệp in Dung dịch chứa kim loại nặng Mực in thải ra Các chất tẩy rửa mạnh Các chất thải từ mạ điện Cặn mực in chứa kim loại nặng 4. Sản xuất đồ da Chất thải toluen và benzen 5. Công nghiệp giấy Các chất tẩy rửa dễ bắt lửa Các chất axit và chất kiềm manh 6. Công nghiệp ngành Sơn thải dễ bắt lửa Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên xây dựng Các chất tẩy rửa mạnh Các chất axit và kiềm mạnh 7. Sản xuất mỹ phẩm và chất làm sạch Bụi kim loại nặng Các chất thải dễ bắt lửa Các chất tẩy tẩy rửa dễ cháy Các chất axit và chất kiềm mạnh 8. Sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất Các chất thải dễ bắt lửa Các chất tẩy rửa mạnh 9. Chế tạo kim loại Sơn thải có chứa kim loại nặng Các chất axit và chất kiềm mạnh Chất thải xyanit Cặn bã chứa kim loại nặng. Bảng 3 : Nồng độ và thời gian gây tác hại của Clo ( Theo R.Fabre – độc chất học công nghiệp, Hoàng Văn Bính) Nồng độ Clo ppm mg/l Thời gian chịu đựng được Tác hại: 1.000 100 50 10 1 3,2 0,32 0,16 0,03 0,003 Rất ngắn 5 giây 30 phút 60 phút Kéo dài Nhanh chóng làm ngạt thở. Không dung thứ được Rất nguy hiểm Phù, viêm phế quản Có thể chịu đựng được Bảng 4 : Điều kiện có thể làm việc trong bầu không khí có nồng độ Clo ( Theo Matt – độc chất học công nghiệp, Hoàng Văn Bính) Nồng độ Cl2 Tình trạng làm việc mg/l ppm - Có thể làm việc an toàn - Có thể làm việc được nhưng tiếp xúc lâu đã khó chịu - Không thể làm việc được 0,001 0,006 – 0,01 0,012 0,35 2,1 – 3,5 4 Bảng 5 : Độc tính của SO2 khí ( Độc chất học công nghiệp, Hoàng Văn Bính) Theo Henderson – Haggard Theo Lehmann Hess Triệu chứng mg/m3 ppm (cm3/m3) ppm -Chết nhanh từ 30 phút– 1giờ - Nguy hiểm sau khi thở hít khoảng 30 phút – 1 giờ - Kích ứng đường hô hấp, ho - Giới hạn độc tính - Giới hạn ngửi thấy mùi. 1300 – 1000 260 – 130 50 30 – 20 13 – 8 500 – 400 100 – 50 20 12 – 8 5 – 3 665 – 565 165 – 130 10 Theo WHO (1992) hậu quả trên người do tiếp xúc với H2S được tóm tắt trong bảng sau: Đề tài : Anh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh SVTH :Nguyễn Thị Ngọc Quyên Nồng độ H2S Hậu quả mg/m3 ppm Thời hạn tiếp xúc Ngưỡng khứu giác khoang Ngưỡng kích ứng mắt Viêm kết mạc cấp tính Mất khứu giác Các triệu chứng toàn thân và chết trong vòng 1 giờ Chết 0,0007- 0,2 16 – 32 75 – 150 225 – 300 1350 2250 0,0005- 0,13 10,5 – 21 50 -100 150 – 200 900 1500 Từ vài giây đến 1 phút Từ 6-7 giờ Trên 1 giờ Từ 2-15 phút Dưới 30 phút Từ 15-30 phút Bảng 6 : Anh hưởng nhiễm độc NO2 với nồng độ khác nhau ở người Nồng độ NO2 (ppm) Thời gian đầu độc Hậu quả đến sức khoẻ con người 0,06 Tiếp xúc lâu dài Gây bệnh phổi cho người 5 Vài phút tiếp xúc Tác hại đến bộ máy hô hấp 15-50 Tiếp xúc vài giờ Gây nguy hiểm đến phổi, tim , gan 50 -100 Dưới 1 giờ Viêm phổi trong 6- 8 tuần 150 – 200 Dưới 1 giờ Phá huỷ dây khí quản, sẽ chết nếu thời gian đầu độc là 3-5 tuần 500 hoặc lơn hơn 2- 10 ngày Chết Bảng 7 : Tác hại sức khoẻ khi tiếp xúc với NH3 Nồng độ NH3 (ppm) Triệu chứng Thời hạn tiếp xúc 50 Giới hạn nhận biết mùi Lao động được trong 8 giờ 400 Tác hại trên các đường hô hấp Tiếp xúc ngoại lệ Hậu quả dưới 60 phút 700 Tác dụng giới hạn trên thị giác - Tiếp xúc ngoại lệ Hậu quả dưới 60 phút 1.720 Ho, co giật có thể chết Cấm tiếp xúc Hậu quả dưới 30 phút 5000 đến 10.000 Co thắt do phản xạ họng, xuất huyết phổi, ngất phản xạ do ngạt, có thể chết Cấm tiếp xúc Hậu quả sau 10 phút ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7182.pdf
Tài liệu liên quan