Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam

ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ MINH TRANG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐẾN KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 5 năm 2006 Tháng 4 / 2006 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐẾN KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM Chuyên

pdf70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành: Tài chính doanh nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: DH3TC. Mã số SV: DTC021681 Người hướng dẫn: Th.s.Đặng Hùng Vũ Long Xuyên, tháng 5 năm 2006 Mục lục    Trang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lí do chọn đề tài...........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................1 1.3 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................1 1.4 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ KINH DOANH NGOẠI TỆ...........................3 2.1 Tỷ giá hối đoái........................................................................................................3 2.1.1 Khái niệm...................................................................................................... 3 2.1.2 Các loại tỷ giá................................................................................................3 2.1.3 Cân bằng tỷ giá..............................................................................................4 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá.......................................5 2.2. Kinh doanh ngoại tệ.............................................................................................. 8 2.2.1 Khái niệm...................................................................................................... 8 2.2.2 Chức năng......................................................................................................9 2.2.3 Các yếu tố chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ............................. 9 2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự tác động của tỷ giá hối đoái đến kinh doanh ngoại tệ........ 10 2.3.1 Trạng thái ngoại hối.................................................................................... 10 2.3.2 Biến động tỷ giá.......................................................................................... 11 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NH TMCP PHƯƠNG NAM............... 12 3.1.Lịch sử hình thành................................................................................................ 12 3.1.1 Sự hình thành...............................................................................................12 3.1.2 Lĩnh vực hoạt động .....................................................................................14 3.1.3 Quan hệ đối tác............................................................................................14 3.2. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................................15 3.2.1 Ngân hàng....................................................................................................15 3.2.2 Phòng kinh doanh tiền tệ............................................................................. 16 CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NH TMCP PHƯƠNG NAM..........................................................................................19 4.1. Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá...............................................................................19 4.1.1 Cơ sở để nhận biết rủi ro tỷ giá................................................................... 19 4.1.2 Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá.......................................................................22 4.2. Thực trạng diễn biến tỷ giá trên thị trường trong thời gian qua.......................... 24 4.3 Tình hình kinh doanh ngoại tệ.............................................................................26 4.3.1 Thuận lợi và khó khăn.................................................................................26 4.3.2 Kết quả hoạt động của NH.......................................................................... 27 4.3.3 Tình hình kinh doanh ngoại tệ.....................................................................28 4.4 Rủi ro tỷ giá và các biện pháp quản lí rủi ro tỷ giá của NH................................. 36 4.4.1 Thực trạng rủi ro tỷ giá................................................................................36 4.4.2 Biện pháp quản lí rủi ro tỷ giá của NH........................................................40 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ................................................................................................................................. 42 5.1 Quản lý rủi ro tỷ giá thông qua hạn mức chịu rủi ro............................................ 43 5.2 Chương trình quản trị rủi ro................................................................................. 45 5.2.1 Xác định hạn mức rủi ro.................................................................................46 5.2.2 Đánh giá rủi ro................................................................................................47 5.4 Dự báo tỷ giá bằng phân thích cơ bản.................................................................. 50 5.5 Một số giải pháp khác.......................................................................................... 50 5.5.1 Giải pháp về tổ chức và nhân sự................................................................. 50 5.5.2 Giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh.............................................................51 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN........................................................................................52 1. Kiến nghị................................................................................................................ 52 1.1 Đối với NHNN............................................................................................... 52 1.2 Đối với NHPN................................................................................................52 2.Kết luận................................................................................................................... 52 Sơ đồ - Đồ thị - Biểu bảng    Trang  SƠ ĐỒ: Sơ đồ 3.1: Mạng lưới hoạt động.................................................................................13 Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của NHPN........................................................................ 15 Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh tiền tệ........................................... 16 Sơ đồ 3.4: Quy trình tác nghiệp nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệ...........17  ĐỒ THỊ: Hình 2.1: Đường cầu của đồng đô la Mỹ..................................................................... 4 Hình 2.2: Đường cung của đồng đô la Mỹ................................................................... 4 Hình 2.3: Xác định tỷ giá cân bằng.............................................................................. 5 Hình 2.4: Tác động của việc lạm phát Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh...6 Hình 2.5: Tác động của sự gia tăng lãi suất Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh..................................................................................................................................... 6 Hình 2.6: Tác động của sự gia tăng thu nhập tương đối Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh................................................................................................................... 8 Hình 3.1: Vốn điều lệ qua các năm của NHPN..........................................................15 Hình 4.1: Tỷ trọng của từng loại ngoại tệ năm 2003..................................................31 Hình 4.2: Tỷ trọng của từng loại ngoại tệ năm 2004..................................................31 Hình 4.3: Tỷ trọng của từng loại ngoại tệ năm 2005..................................................32 Hình 4.4: Diễn biến tỷ giá GBP/USD........................................................................ 33 Hình 4.5: Diễn biến tỷ giá USD/CHF........................................................................ 34 Hình 4.6: Diễn biến tỷ giá USD/JPY......................................................................... 35 Hình 4.7: Diễn biến tỷ giá USD/VND....................................................................... 36 Hình 5.1: Tốc độ tăng của vốn điều lệ qua các năm................................................. 46  BIỂU BẢNG: Bảng 4.1: Trạng thái ngoại hối tại thời điểm 2/3/2006.............................................. 20 Bảng 4.2: Trạng thái ngoại hối tại thời điểm 3/3/2006.............................................. 21 Bảng 4.3: Giao dịch phát sinh đối với đồng USD......................................................23 Bảng 4.4: Bảng yết tỷ giá ngày 30/3/2006................................................................. 23 Bảng 4.5: Biến động tỷ giá năm 2004........................................................................ 25 Bảng 4.6: Biến động tỷ giá năm 2005........................................................................ 26 Bảng 4.7: Kết quả hoạt động của NHPN qua các năm...............................................27 Bảng 4.8: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ qua 3 năm..............................................28 Bảng 4.9: Doanh số mua bán từng loại ngoại tệ qua các năm....................................29 Bảng 4.10: Tỷ trọng doanh số mua bán của từng loại ngoại tệ.................................. 30 Bảng 4.11: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của NHPN..................................................35 Bảng 4.12: Mức biến động của tỷ giá VND/USD......................................................36 Bảng 4.13: Trạng thái ngoại hối năm 2003, 2004 và 2005........................................ 37 Bảng 4.14: Biến động tỷ giá từ 1/1/2006 đến 31/3/2006........................................... 38 Bảng 4.15: Thu nhập và rủi ro từ tỷ giá trong khoảng thời gian từ 15/3 đến 31/3/2006 .......................................................................................................................................... 39 Bảng 5.1: Tổn thất dự kiến tại thời điểm 31/3/2006.................................................. 44 Bảng 5.2: Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị......................................................47 Bảng 5.3: Cách xác định hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị...............................48 Bảng 5.4: Bảng theo dõi tổn thất dự kiến của từng cặp ngoại tệ................................49 Danh mục những từ viết tắt    CNC Chi nhánh cấp ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long ĐVT Đơn vị tính KDNT Kinh doanh ngoại tệ NH Ngân hàng NHCP Ngân hàng cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước NHPN Ngân hàng Phương Nam NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần. TP Thành phố TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTNH Trạng thái ngoại hối Chương 1: Tổng quan CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lí do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh… ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM). Các ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng trước hết là trung gian tài chính, chúng “đứng trong vòng vây” của bốn nhóm của những người có vốn và cần vốn trong nền kinh tế gồm : Hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài. Sản phẩm mà các NHTM mua, bán kinh doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn và các tiện ích ngân hàng khác. Trong hoạt động tín dụng cho dù hệ số an toàn vốn đạt tới 8% thì so với tài sản có, số vốn liếng của bản thân ngân hàng chỉ là không đáng kể (hoặc có thể nói theo các nhà toán học thì có thể dùng cụm từ “vô cùng nhỏ bé”). Nói một cách ngắn gọn là hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút nguồn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là người đứng giữa các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy có từng phát biểu : “Kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro, kinh doanh ngoại tệ càng rủi ro bởi đánh giá được biến động của các đồng tiền trên thị trường quốc tế tính bằng phút. Chỉ cần tính sai là lỗ.”. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia…thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ là hết sức cần thiết và qua đó ta có thể tìm ra một số biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá. Chính vì lí do này mà em chọn đề tài “Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Việc chọn đề tài : “Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam” nhằm các mục tiêu sau: - Tìm hiểu về hoạt động mua bán ngoại tệ của NH, mua bán bao nhiêu loại ngoại tệ, cách thức giao dịch với khách hàng. - Nghiên cứu về sự tác động của tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ. Khi tỷ giá biến động nó sẽ ảnh hưởng đến lãi (lỗ) của hoạt động kinh doanh ngoại tệ như thế nào. - Để từ đó đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH. 1.3 Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài này thông qua một số phương pháp sau: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 1 Chương 1: Tổng quan - Thu thập số liệu + Số liệu sơ cấp: • Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ trong phòng kinh doanh tiền tệ của NH. • Quan sát những cách thức mua bán, giao dịch của nhân viên với khách hàng. + Số liệu thứ cấp: • Các nguồn tài liệu của NHPN. • Tham khảo tài liệu thông tin từ nhiều nguồn: sách, báo, tạp chí, internet, truyền hình… - Phân tích số liệu bằng một số phương pháp sau: + Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu giữa các năm rồi đi đến kết luận. + Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê theo năm để từ đó so sánh, phân tích và rút ra kết luận. + Phương pháp nghiên cứu trường hợp: phân tích các số liệu trong một thời điểm nhất định, trong từng trường hợp cụ thể. 1.4 Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện tiếp cận với NHPN có hạn, hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài này còn nhiều hạn chế nên phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu tình hình kinh doanh ngoại tệ và sự tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Nam trong 3 năm 2003- 2004-2005. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 2 Chương 2: Tỷ giá hối đoái và kinh doanh ngoại tệ CHƯƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ KINH DOANH NGOẠI TỆ 2.1 Tỷ giá hối đoái: 2.1.1 Khái niệm: - Về nội dung: Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia. - Về hình thức: Tỷ giá hối đoái là giá cả của các loại ngoại tệ một nước nhất định được thể hiện như giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ khác trên nước đó – được biểu thị qua giá trị của đồng bản tệ. Như vậy, tỷ giá hối đoái là lượng tiền của một nước khác mà dân nước này có thể nhận được khi đổi một lượng tiền tệ của chính mình. Nói một cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác, là hệ số quy đổi của một đồng tiền này sang đồng tiền khác được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Ví dụ: 1 USD = 15.913 VND 2.1.2 Các loại tỷ giá:  Tỷ giá chính thức: Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của mỗi nước công bố, tỷ giá này có tác dụng là cơ sở để hình thành các tỷ giá trên thị trường và là công cụ để điều hành mạnh mẽ các hoạt động của nền kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương.  Tỷ giá thị trường: Tỷ giá thị trường là tỷ giá hình thành do cân bằng cung cầu trên thị trường hối đoái hay trên thị trường liên ngân hàng.  Tỷ giá danh nghĩa: Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu hiện thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.  Tỷ giá thực: Tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và nước ngoài. Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Như vậy, tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và việc phân tích tỷ giá hối đoái thực sẽ là một vấn đề được quan tâm. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 3 Chương 2: Tỷ giá hối đoái và kinh doanh ngoại tệ  Tỷ giá kinh doanh: - Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại tệ của ngân hàng mà trong đó ngoại tệ được thực hiện dưới dạng tiền mặt. - Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại tệ không dùng tiền mặt mà bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. Tỷ giá chuyển khoản luôn luôn cao hơn tỷ giá tiền mặt. - Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá giao dịch ngoại hối đầu tiên trong ngày giao dịch. - Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá giao dịch cuối cùng trong ngày ( tỷ giá đóng cửa của ngày hôm nay không phải là tỷ giá mở của ngày mai). 2.1.3 Cân bằng tỷ giá: Cầu tiền tệ: Hình 2.1: Đường cầu của đồng USD 16.000 15.000 14.000 D Số lượng đồng USD Hình 1.1 cho thấy số lượng đồng đô la Mỹ thay đổi với những khả năng khác nhau của tỷ giá. Tại một điểm thời gian nhất định chỉ có một tỷ giá. Hình 1.1 cũng cho thấy đồng đô la Mỹ cần thiết đối với các mức tỷ giá khác nhau. Lý do giải thích tại sao cho đường cầu đi xuống là các công ty Việt Nam sẽ nổ lực mua hàng hóa của Mỹ nhiều hơn khi đồng đô la có giá trị thấp vì sẽ ít tốn VND hơn đổi lấy một số đô la Mỹ.  Cung tiền: Hình 2.2: Đường cung của USD 16.000 15.000 14.000 Số lượng đồng USD SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 4 G iá trị đồng U SD G iá trị đồng U SD Chương 2: Tỷ giá hối đoái và kinh doanh ngoại tệ Hình 1.2 cho thấy số lượng đồng đô la Mỹ cho giao dịch ( cung ứng cho thị trường ngoại hối để đổi lấy VND) tương ứng với mỗi mức tỷ giá. Đường cung trong hình 1.2 có mối tương quan xác định giữa giá trị đồng đô la Mỹ với số lượng đô la Mỹ cho giao dịch. Mối tương quan này có thể được giải thích như sau: khi đồng đô la Mỹ được định giá cao, các nhà tiêu dùng Mỹ và công ty thích mua hàng hóa của Việt Nam hơn. Ngược lại khi đồng đô la Mỹ giảm giá, mức cung của đồng đô la Mỹ cho giao dịch sẽ ít đi, phản ánh nhu cầu mua hàng hóa Việt Nam của người Mỹ giảm xuống.  Cân bằng tỷ giá: Hình 2.3: Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng S 16.000 15.000 14.000 D Số lượng đồng USD Giống như bất kỳ một loại sản phẩm nào được bán trên thị trường, giá cả của một đồng tiền được xác định bởi cung cầu của đồng tiền đó. Như vậy, đối với mỗi mức giá của đồng đô la Mỹ, sẽ có một mức cầu và một mức cung đồng đô la Mỹ tương ứng. Tại bất kỳ thời điểm nào, một đồng tiền nào sẽ thể hiện mức giá tại đó mức cân bằng với mức cung của đồng tiền đó và đây chính là tỷ giá cân bằng. Trong hình 1.3 đường cung và đường cầu của đồng đô la Mỹ giao nhau tại một điểm, mà tại điểm này hình thành nên tỷ giá cân bằng giữa đồng USD và đồng VND. Dĩ nhiên, các điều kiện có thể thay đổi theo thời gian làm cho mức cung hoặc mức cầu của một đồng tiền cho sẵn sẽ điều chỉnh, điều này sẽ làm dịch chuyển giá cả của đồng tiền. 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái : Tỷ giá hối đoái là biến số có vai trò quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế mở, vì sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến cả hai nhóm mục tiêu của nền kinh tế là mục tiêu cân bằng ngoại (cân bằng ngoại thương) và mục tiên cân bằng nội ( sản lượng, công ăn việc làm…). Do đó, người ta phải theo dõi các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái để có biện pháp điều chỉnh và phòng ngừa kịp thời. Các nhân tố chủ yếu ảnh hướng đến sự biến động tỷ giá hối đoái là: Sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng các hoạt động thương mại, đến lượt nó những hoạt động thương mại này tác động đến cầu tiền và cung tiền, và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái. Để thấy rõ được sự tác động của tỷ lệ lạm phát tương đối đến tỷ giá hối đoái , ta xem xet ví dụ minh họa sau đây. Trong mục 1.4 các ví dụ đều xem đồng đô la Mỹ là nội tệ, đồng bảng Anh là ngoại tệ.  Tỷ lệ lạm phát tương đối: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 5 G iá trị đồng U SD Chương 2: Tỷ giá hối đoái và kinh doanh ngoại tệ Nếu lạm phát ở Mỹ đột ngột tăng lên đáng kể trong khi lạm phát ở Anh vẫn duy trì ở mức cũ ( giả sử công ty ở Anh và ở Mỹ đều bán hàng hóa có thể thay thế lẫn nhau). Sự tăng vọt bất thình lình trong lạm phát ở Mỹ sẽ gây ra một sự gia tăng nhu cầu của người Mỹ đối với hàng hóa Anh và vì thế cũng tạo ra một sự tăng trong nhu cầu của Mỹ đối với đồng bảng Anh. Thêm đó, sự tăng vọt trong lạm phát ở Mỹ sẽ làm giảm nhu cầu của người Anh đối với hàng hóa Mỹ. Và vì thế giảm cung đồng bảng Anh để mua hàng hóa. Những phản ứng của thị trường như trên được minh họa trong hình 1.4. Ở mức cân bằng trước là 1,55 đô la Mỹ sẽ có một thiếu hụt đồng bảng Anh trên thị trường ngoại hối. Cầu đồng bảng Anh đối với cư dân Mỹ tăng lên và cung đồng bảng Anh giảm đã tạo sức ép gia tăng giá trị đồng bảng Anh. Giá trị cân bằng mới là 1,57 đô la Mỹ. Hình 2.4: Tác động việc lạm phát của Mỹ đến giá trị cân bằng của GBP S’ S S $1,57 $1,55 D’ D Số lượng đồng GBP Trong thực tế, đường cung và đường cầu có tỷ giá cân bằng phản ảnh cùng một lúc nhiều yếu tố khác nhau. Điểm cân bằng trong ví dụ này chỉ thể hiện một cách logic thông qua cơ chế là lạm phát cao hơn ở một quốc gia có thể tác động đến tỷ giá hối đoái như thế nào. Mỗi nhân tố được xác định ảnh hưởng của riêng nhân tố đó đến tỷ giá trong khi các nhân tố khác không thay đổi  Lãi suất: • Lãi suất tương đối: Hình 2.5: Tác động của sự gia tăng lãi suất Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh S’ S S $1,55 $1,50 D D’ Thay đổi trong lãi suất tương đối tác động đến đầu tư chứng khoán nước ngoài, đến lượt nó đầu tư chứng khoán nước ngoài lại ảnh hưởng đến cung và cầu và vì thế ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Giả định lãi suất của Mỹ tăng lên trong lãi suất của Anh giữ nguyên không đổi. Trong trường hợp này, các công ty Mỹ có khả năng sẽ giảm nhu cầu SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 6 G iá trị đồng G B P G iá trị đồng G B P Số lượng đồng GBP Chương 2: Tỷ giá hối đoái và kinh doanh ngoại tệ của họ đối với đồng bảng Anh. Vì giờ đây lãi suất của Mỹ hấp dẫn hơn một cách tương đối so với lãi suất Anh và vì thế có ít đầu tư vào các khoản ký gửi tại ngân hàng Anh. Vì lãi suất của Mỹ giờ đây hấp dẫn hơn đối với các công ty Anh với các khoản tiền vượt trội nên cung đồng bảng Anh sẽ tăng khi họ thiết lập nhiều khoản ký gửi vào ngân hàng Mỹ. Do một sự dịch chuyển vào bên trong của đường cầu bảng Anh và dịch chuyển ra bên ngoài của đường cung đồng bảng Anh nên tỷ giá cân bằng sẽ giảm. Nếu lãi suất Mỹ giảm đi một cách tương đối so với lãi suất Anh, chúng ta sẽ dự kiến sự dịch chuyển sẽ ngược lại. • Lãi suất thực: Trong khi lãi suất tương đối có thể thu hút dòng vốn nước ngoài ( để đầu tư vào chứng khoán có lãi suất cao) thì lãi suất này có thể phản ánh dự kiến lạm phát cao. Vì lạm phát cao có thể đặt áp lực giảm giá trị đồng tiền của nước đó nên không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các chứng khoán định danh bằng đồng tiền này. Vì lí do đó, cần thiết phải xem xét lãi suất thực, là lãi suất danh nghĩa đã được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. Theo hiệu ứng Fisher quốc tế: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát Để minh họa tác động tiềm ẩn của lãi suất lên tỷ giá, vào năm 1997 và 1998 lãi suất dài hạn ở Nhật xấp xỉ 2% so với giữa lãi suất 6% và 7% ở Mỹ. Trong suốt thời kỳ này, đồng Yên Nhật đã giảm giá đáng kể so với đô la Mỹ dẫn đến đồng Yên Nhật có giá trị thẩp trong vòng 7 năm vì dòng vốn từ Nhật Bản đã chảy sang Mỹ để kiếm lời trên lãi suất cao ở Mỹ. Dòng chuyển vốn đã tạo ra một mức cung lớn của đồng Yên được chuyển đổi sang đô la Mỹ trên thị trường hối đoái trong suốt thời kỳ này.  Thu nhập tương đối: Hình 1.6: Tác động của sự gia tăng thu nhập tương đối Mỹ đến giá trị cân bằng của GBP S’ S $1,55 $1,50 D’ D Số lượng đồng GBP Nhân tố kế tiếp tác động đến tỷ giá hối đoái là mức thu nhập tương đối. Giả định rằng thu nhập của Mỹ tăng đáng kể trong khi thu nhập của Anh vẫn không thay đổi. Điều này làm cho đường cầu đồng bảng Anh sẽ dịch chuyển sang phía ngoài phản ảnh một sự gia tăng trong thu nhập của Mỹ và vì thế làm tăng nhu cầu về hàng hóa Anh của người Mỹ. Còn đường cung đồng bảng Anh vẫn không thay đổi. Vì thế tỷ giá cân bằng của đồng bảng Anh tăng lên như lên trong hình.  Kiểm soát của chính phủ: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 7 G iá trị đồng G B P Chương 2: Tỷ giá hối đoái và kinh doanh ngoại tệ Nhân tố tiếp theo cũng không kém phần quan trọng tác động đến tỷ giá hối đoái là kiểm soát của chính phủ. Chính phủ của mỗi nước có thể tác động đến tỷ giá cân bằng qua nhiều cách khác nhau như: - Áp đặt rào cản về ngoại hối - Áp đặt những rào cản về ngoại thương - Can thiệp vào thị trường ngoại hối - Tác động đến những biến động vĩ mô như lạm phát, lãi suất và thu nhập quốc dân. Sau đây, ta sẽ ví dụ minh họa ảnh hưởng tiềm ẩn của chính phủ lên tỷ giá hối đoái. Lãi suất Mỹ tăng tương đối so với lãi suất Anh. Phản ứng dự kiến là cung đồng bảng Anh sẽ tăng lên ( để đầu tư và hưởng lãi suất cao ở Mỹ). Tuy nhiên, nếu chính phủ Anh áp đặt thuế cao lên thu nhập khi đầu tư nước ngoài, điều này có thể không làm tỷ giá hối đoái của đồng bảng Anh so với đô la Mỹ.  Kỳ vọng: Nhân tố thứ năm tác động đến tỷ giá hối đoái là kỳ vọng của thị trường vào tỷ giá tương lai. Giống như các thị trường tài chính, thị trường ngoại hối phản ứng lại các thông tin trong tương lai có liên quan đến tỷ giá. Ví dụ, tin về gia tăng lạm phát tiềm ẩn ở Mỹ có thể làm những nhà đầu tư bán đô la do dự kiến đồng đô la sẽ giảm giá trong tương lai. Điều này gây áp lực giảm giá trị đồng đô la ngay lập tức.  Những yếu tố ngắn hạn ảnh hưởng đến tỷ giá bao gồm: • Đồng tiền nóng: Một khối lượng lớn tiền ngắn hạn có trên thị trường tiền tệ quốc tế nơi có khả năng chuyển đổi tự do từ loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác. Trong nhiều tình huống luồng “tiền nóng” này lớn đến mức có khả năng áp đảo những nổ lực của ngân hàng trung ương nhằm điều tiết sự biến động của tỷ giá. • Yếu tố thời vụ: Ở một vài nước, có thể xảy ra hiện tượng trong một vài tháng nào đó, luồng ra vào ngoại tệ bỗng gia tăng bất thường. Đó là khu vực kinh tế chủ đạo tạo ra ngoại tệ của nền kinh tế nước đó lại hoạt động có tính thời vụ ( ví dụ : trồng trọt, du lịch ). • Mối quan hệ giữa các loại tiền tệ: Khi hai hoặc nhiều nước có mối liên hệ với nhau bởi những mối quan hệ kinh tế mạnh thì sự biến động của đồng tiền nước này cũng có thể tác động đến động tiền nước khác. Hông Kông là một ví dụ, đồng tiền của nó thật sự gắn chặt với đô la Mỹ và do đó cũng biến động theo đô la Mỹ. • Công bố số liệu thống kê quan trọng: Các loại tiền tệ thường biến động trước hoặc sau khi công bố các số liệu kinh tế ví dụ cán cân thương mại và dự trữ hối đoái được công nhận rộng rãi là chỉ số quan trọng hàng đầu thể hiện sức mạnh hay sự yếu kém của một loại ngoại tệ. 2.2 Kinh doanh ngoại tệ: 2.2.1 Khái niệm: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 8 Chương 2: Tỷ giá hối đoái và kinh doanh ngoại tệ  Khái niệm ngoại hối: Ngoại hối là những phương tiện thanh toán thể hiện dưới dạng ngoại tệ hoặc các khoản phải thu, phải đổi bằng ngoại tệ kể cả vàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo khái niệm này thì ngoại hối bao gồm hối phiếu, séc bằng ngoại tệ và số dư ngoại tệ trên tài khoản tại ngân hàng.  Khái niệm kinh doanh ngoại hối: - Theo nghĩa rộng: Kinh doanh ngoại hối bao gồm việc mua bán ngoại hối, đảm bảo ổn định số dư tài khoản kinh doanh ngoại hối tại nước ngoài và tìm cách thu lời thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các điểm khác nhau. - Theo nghĩa hẹp: Kinh doanh ngoại hối chỉ đơn thuần là việc mua và bán số dư có trên tài khoản bằng ngoại tệ. 2.2.2 Chức năng: Kinh doanh ngoại hối thực hiện các chức năng cơ bản sau: - Trước hết đây là một hoạt động dịch vụ để đảm bảo chắc chắn việc thực hiện thanh toán cho các khách hàng của ngân hàng giữa các nước một cách trôi chảy. - Tạo cho các doanh nghiệp khả năng tránh rủi ro thay đổi tỷ giá trong thanh toán bằng ngoại tệ. - Tạo khả năng tiếp cận tín dụng của nước ngoài bằng bản tệ tại ngân hàng trong nước. - Thực hiện nghiệp vụ tiền gửi bằng ngoại tệ cho khách hàng tại ngân hàng trong nước. - Tạo cho các ngân hàng khả năng tận dụng sự chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường hối đoái khác nhau. - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính toán hiệu quả kinh tế trong hoạt động trao đổi kinh tế đối ngoại thông qua đồng bản tệ. 2.2.3 Các yếu tố chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cần có các yếu tố chủ yếu sau:  Thị trường hối đoái: Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc trao đổi mua bán các loại ngoại tệ và phương tiện chi trả có giá trị bằng ngoại tệ mà giá cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở cung cầu. Hoặc có thể, th._.ị trường hối đoái là nơi chuyên môn hóa về trao đổi mua bán ngoại tệ thông qua sự cọ sát giữa cung và cầu ngoại tệ để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế đồng thời xác định các điều kiện giao dịch tức giá cả và số lượng ngoại tệ mua bán.  Một số nghiệp vụ trong giao dịch hối đoái: - Nghiệp vụ SPOT: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 9 Chương 2: Tỷ giá hối đoái và kinh doanh ngoại tệ Đây là nghiệp vụ mua hoặc bán một đồng tiền này lấy một đồng tiền khác mà việc giao nhận thanh toán nó thực sự diễn ra vào ngày hôm đó hay sau đó hai ngày. - Nghiệp vụ FORWARD: Đây là một giao dịch mua bán ngoại tệ trong đó giá cả được thống nhất ngày hôm nay, nhưng thanh toán vào một ngày cụ thể được quy định trong tương lai. Thời hạn của các giao dịch này thường là một tháng đến một năm. - Nghiệp vụ SWAPS: Là giao dịch trong đó một đồng tiền được mua bán đồng thời, loại giao dịch này được tiến hành với hai ngày thanh toán khác nhau. - Nghiệp vụ quyền mua – bán ngoại tệ lựa chọn: Quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn là sự thỏa thuận bằng hợp đồng giữa người mua và người bán về quyền chọn mua ( call option) hoặc quyền chọn bán ( put – option) một loại ngoại tệ nhất định với số lượng cụ thể, theo một tỷ giá cố định và một thời điểm cố định. - Nghiệp vụ Ác – bit hối đoái ( Exchange Arbitrage ): Là nghiệp vụ hối đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán giữa các thị trường hối đoái để thu lãi. Đó là việc tiến hành mua và bán ngoại tệ đồng thời trên các thị trường hối đoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất.  Tỷ giá hối đoái:  Hàng hóa của thị trường hối đoái: - Ngoại tệ. - Hối phiếu, kỳ phiếu, séc bằng ngoại tệ. - Các chứng khoán có giá như: cổ phiếu, trái phiếu, công trái bằng ngoại tệ. - Vàng, bạc, kim cương, đá quý và các kim loại quý hiếm khác được dùng để thanh toán. - Số dư trên tài khoản có bằng ngoại tệ ngân hàng.  Những người tham gia thị trường hối đoái: - Ngân hàng trung ương. - Ngân hàng thương mại. - Các công ty đa quốc gia. - Các công ty hoạt động xuất nhập khẩu. - Các nhà môi giới. - Các cá nhân. 2.3 Chỉ tiêu đánh giá sự tác động của tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 10 Chương 2: Tỷ giá hối đoái và kinh doanh ngoại tệ 2.3.1 Trạng thái ngoại hối: Trạng thái ngoại hối là khoản chênh lệch giữa số lượng ngoại tệ mua vào và số lượng ngoại tệ bán ra trong tất cả các loại ngoại tệ được ngân hàng đang sử dụng. Trạng thái ngoại hối = Số lượng ngoại tệ mua vào - Số lượng ngoại tệ bán ra Khi xem xét trạng thái ngoại hối cần lưu ý rằng mọi giao dịch được tính vào trạng thái ngoại hối ngay khi phát sinh giao dịch. Trạng thái ngoại hối Biến động tỷ giá Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm Trạng thái ngoại hối dương NH có lãi NH lỗ Trạng thái ngoại hối âm NH lỗ NH lãi Trạng thái ngoại hối cân bằng Không ảnh hưởng tới thu nhập của NH Không ảnh hưởng tới thu nhập của NH Nếu trạng thái ngoại hối của ngoại tệ lớn hơn 0 thì ta gọi là trạng thái trường hay trạng thái dương, còn nếu nhỏ hơn 0 thì gọi là trạng thái đoản hay trạng thái âm. Trường hợp trạng thái ngoại hối bằng 0 thì gọi là trạng thái ngoại hối cân bằng. 2.3.2 Biến động tỷ giá: Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá trị ngoại tệ được tính toán như sau: % thay đổi trong giá trị ngoại tệ = St - S t-1 St -1 Trong đó: St : tỷ giá giao ngay tại thời điểm t. St -1 : tỷ giá giao ngay tại thời điểm t -1. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 11 Chương 3: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM 3.1 Lịch sử hình thành: 3.1.1 Sự hình thành: Ngân hàng TMCP Phương Nam tiền thân là Hợp tác xã tín dụng Hùng Vương, được thành lập theo quyết định số 393/GB-UB, ngày 15/04/1993. Trụ sở Ngân hàng Phương Nam đặt tại 258, Minh Phụng, Phường 2, Quận 11, TP HCM. Bước đầu mới thành lập chỉ có 1 hội sở và 1 chi nhánh tại TP HCM với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, hoạt động đơn giản với hình thức huy động vốn ngắn hạn và cho vay ngắn hạn. Đến cuối năm 1993, Ngân hàng Phương Nam mở rộng quy mô hoạt động với sự cho phép của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Phương Nam mở thêm chi nhánh Lý Thường Kiệt theo giấy phép thành lập số 63/NHTM, ngày 03/03/1994 do NHNN Thành phố cấp. Trong khoảng thời gian này, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Để đáp ứng nguồn vốn bổ sung theo nhu cầu khách hàng, NHPN đã tăng vốn điều lệ và mở rộng các hình thức huy động vốn cũng như cho vay, đẩy mạnh hơn nữa dịch vụ trong ngành ngân hàng. Đến năm 1997, NH TMCP Phương Nam tiến hành thủ tục sát nhập NHCP Đồng Tháp. Đây là bước tiên phong trong ngành ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam. Với phương thức đẩy mạnh và tầm nhìn sáng suốt, ban lãnh đạo NHPN đã xúc tiến sát nhập NHCP Đồng Tháp với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường tại Đồng Bằng Sông Cửu Long _ vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Quy mô ngày càng lớn mạnh cùng với chiến lược sát nhập đã mang đến nhiều thuận lợi: - Thứ nhất, tăng vốn điều lệ. - Thứ hai, có sẵn được mặt bằng và một lượng khách hàng ổn định. Để phát huy tín hiệu quả của việc mở rộng kinh doanh, NHNN Việt Nam cho phép Ngân Hàng Đại Nam được tiếp tục sát nhập vào NHPN vào năm 1998. Và trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2002 các ngân hàng sau đây tiến hành sát nhập vào NHPN: Ngân Hàng Nông Thôn Châu Phú (2001), Quỹ tín dụng Định Công (2002), NH TMCP Nông Thôn Cái Sắn. Đến ngày 9/12/2003 trụ sở của NH được dời đến 279, Lí Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, TP HCM. Cuối năm 2005 vừa qua, NHPN đã tăng vốn điều lệ từ 312 tỷ lên 580 tỷ. Tính đến cuối năm 2004, hệ thống NHPN gồm có: 1 hội sở, 1 sở giao dịch, 13 chi nhánh cấp 1, 19 chi nhánh cấp 2, 1 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản và 3 phòng giao dịch được bố trí khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam: TP Hà Nội, Đà Nẵng, Bình thuận, TP HCM, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang được cung đầy đủ các sản phẩm dịch vụ hiện tại và cả trong tương lai, từng bước tiến tới giao dịch một cửa nhằm phục vụ tốt cho khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 12 Chương 3: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam Sơ đồ 3.1: Mạng lưới hoạt động của NHPN SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 13 CNC1 Đại Nam CNC1 Đồng Tháp CNC1 Minh Phụng CNC1 Lê Văn Sỹ CNC1 ĐBSCL CNC1 Đà Nẵng CNC1 Tiền Giang CNC1 Lý Thường Kiệt CNC1 Hòa Hưng CNC1 Bình Thuận Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản CNC1 Hà Nội CNC1 An Giang CNC1 Hưng Thuận CNC2 Hồng Bàng CNC2 Quận 1 Phòng giao dịch số 1 CNC2 Chợ Lớn CNC2 Sa Đéc 7 Chi nhánh 1. CN Cần Thơ 2. CN Long Mỹ 3. CN Vị Thanh 4. CN Thốt Nốt 5. CN Ô Môn 6. Bình Thủy 7. CN Cái Khế CNC2 Phú nhuận 2 Chi nhánh 1. CN Minh Phụng 2. CN Hà Nội CNC2 Gò Vấp CNC2 Hưng Phú CNC2 Cái Dầu CNC2 Châu Đốc CNC2 Tháp Mười Sở giao dịch Đại hội đồng cổ đông Ban cố vấnBan kiểm soát Hội đồng quản trị Ban lãnh đạo Ban phát triển nguồn nhân lực Ban bảo vệ tòa nhà Chương 3: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam Hình 3.1 Vốn điều lệ qua các năm của NHPN. ĐVT: triệu đồng 10.00010.000 30.900 50.000 70.23070.230 80.030 80.030 80.030 114.260 142.501 321.680 580.240 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 V n đi u l qua các nămố ề ệ Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN 3.1.2 Lĩnh vực hoạt động: Các dịch vụ hiện có tại Ngân hàng: - Tiền gửi thanh toán. - Tiền gửi tiết kiệm. - Cho vay thanh toán quốc tế. - Chuyển tiền nhanh thông qua dịch vụ Western Union, Xoom. - Cho thuê ngăn tủ sắt. - Các dịch vụ khác như chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, kiểm định tiền giả/tiền thật, tư vấn và hổ trợ trong mua bán bất động sản. 3.1.3 Quan hệ đối tác: Đã thiết lập quan hệ với gần 3000 đại lý tại 48 nước trên thế giới hoàn tất việc mở 4 tài khoản Nostro (EUR, USD, SPD, AUD) tại ngân hàng nước ngoài nâng tổng tài khoản hiện nay lên 10 tài khoản góp phần mở rộng mạng lưới thanh toán để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Uy tín trong thanh toán của NHPN ngày càng cao, cụ thể ngân hàng đã thiết lập thêm quan hệ với một số ngân hàng nước ngoài như UOB, BHF… trong việc xác lập L/C. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 14 Vốn điều lệ Năm Chương 3: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam 3.2 Cơ cấu tổ chức: 3.2.1 Ngân hàng: Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của NHPN SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 15 Đại hội đồng cổ đông Ban cố vấnBan kiểm soát Hội đồng quản trị Ban lãnh đạo Ban phát triển nguồn nhân lực Ban bảo vệ tòa nhà Phòng kế toán Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng hành chính Ban thẩm định dự án Phòng kinh doanh tiền tệ Phòng thanh toán quốc tế Phòng Marketting Phòng tổ chức và phát triển nhân lực Phòng pháp lý thu hồi nợ Trung tâm công nghệ thông tin Phòng kế hoạch tổng hợp Chương 3: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam 3.2.2 Phòng kinh doanh tiền tệ:  Sơ đồ tổ chức: Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức của Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 16 TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG - Được ủy quyền điều hành chung khi vắng Trưởng Phòng. - Chịu trách nhiệm Bộ Phận Kinh Doanh tiền tệ - Điều hành chung. - Chịu trách nhiệm Bộ Phận Quản Lý Nguồn Vốn và Thị Trường Tiền Tệ. Kinh Doanh Thị Trường Tiền Tệ Kinh doanh Thị Trường Ngoại Hối Quản Lý Nguồn Vốn Back Office - Thực hiện các giao dịch trên thị trường tiền tệ. - Quản lý trạng thái tiền tệ. - Xuất nhập tiền mặt ngoại tệ. - Thực hiện các nghiệp vụ nhận gửi và cho vay của các ngân hàng trong nước và nước ngoài đối với VND và các loại ngoại tệ. - Kinh doanh chứng từ có giá. - Đảm bảo thanh toán. - Quản lý bảng tổng tài sản. - Quản lý dự dữ bắt buộc. - Quản lý tài sản Nostro. - Quản lý vốn của các chi nhánh. - Thực hiện các thủ tục pháp lý của các giao dịch đã xác nhận bởi Bộ Phận Kinh Doanh. - Lưu trữ hồ sơ. - Lập tất cả các báo cáo của Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ Chương 3: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam  Quy trình tác nghiệp: Sơ đồ 3.4: Quy trình tác nghiệp nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối 1 2 1 3 3 4 5 7 6 8 Chú thích: Quan hệ trao đổi thông tin, nghiên cứu để đưa ra quyết định kinh doanh Quan hệ giao dịch kinh doanh Quan hệ luân chuyển chứng từ thể hiện kết quả của giao dịch SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 17 Các yếu tố tác động đến thị trường tiền tệ Bộ phận nghiệp vụ Kinh Doanh Thị Trường Ngoại Hối Các Ngân hàng trong nước Trưởng phòng Kinh Doanh Tiền Tệ Lưu hồ sơ (Lập báo cáo) Phòng kế toán Nhân viên giao dịch ( Back Office ) Ban Tổng Giám Đốc Chương 3: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam Diễn giải chi tiết: Bước 1: Sau khi xem xét đánh giá lãi suất thị trường vay gửi liên ngân hàng, kiểm tra và cân đối với kế toán lượng tiền mặt, tiền chuyển khoản sẵn có và đưa ra quyết định sơ bộ về vay gửi liên ngân hàng trong ngày. Đây là bước rất quan trọng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, và quyết định sự thành công hay thất bại của nghiệp vụ đó. Bước 2: Sau khi nghiên cứu kỹ thông tin trên thị trường và xem xét đánh giá hạn mức, xác định được xu hướng biến động của thị trường, nhân viên giao dịch sẽ tiến hành chào hỏi giá các ngân hàng thông qua hệ thống Dealing 3000 hoặc qua điện thoại (chủ động chào lãi suất với ngân hàng đối tác hoặc nhận lời chào từ ngân hàng khác trước). Bước 3: Sau khi các giao dịch được xác nhận, Dealers sẽ ghi lại các giao dịch và chuyển cho Back Office và các thủ tục còn lại sẽ do Back Office đảm nhận. Bước 4,5,6: Sau khi nhận được giao dịch từ Dealers, Back Office sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng hoặc theo dõi hợp đồng nhận được từ đối tác, tiến hành kiểm tra các hợp đồng và trình lãnh đạo phòng và ban tổng giám đốc ký duyệt. Bước 7: Ban tổng giám đốc ký xác nhận xong, Back Office chuyển một bản cho phòng kế toán để theo dõi thanh toán. Bước 8: Back Office lưu trữ hồ sơ và lập báo cáo cuối mỗi ngày. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 18 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam CHƯƠNG 4 : TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NH TMCP PHƯƠNG NAM 4.1 Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá: 4.1.1 Cơ sở để nhận biết rủi ro tỷ giá: Mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế đều chứa đựng khả năng rủi ro. Chẳng hạn một nhà doanh nghiệp khi sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó, anh ta tin rằng sẽ có thị trường tiêu thụ và sẽ được số tiền lớn hơn đã bỏ ra do tiêu thụ sản phẩm. Số tiền này nhà doanh nghiệp dùng để trang trải chi phí làm ra sản phẩm, nộp thuế cho nhà nước…nhưng sự thật đôi khi lại rất lại rất phũ phàng, vì mọi thứ có thể không diễn ra theo trật tự logic của nó: sản phẩm sản xuất ra rồi nhưng việc tiêu thụ lại không trôi chảy, việc thanh toán tiền hàng cũng không hề suông sẻ hoặc đồng tiền thu được do bán hàng bị mất giá. Đấy là chưa kể đôi khi cũng có những nguyên nhân bên ngoài tác động như khó khăn trong việc thu tiền hàng, hoặc ở nước con nợ bắt đầu xuất hiện hàng loạt các tình hình không tốt như chiến tranh, nội chiến hay đảo chính, thậm chí nước con nợ bị cấm vận hay bao vây kinh tế của các thế lực bên ngoài. Hoặc do làm ăn yếu kém, các đối tác là những con nợ bị phá sản, không có khả năng thanh toán. Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng giống như hoạt động của các tổ chức kinh tế khác có liên quan đến mua bán, thu chi ngoại tệ, cũng không tránh khỏi rủi ro. Những rủi ro xuất hiện tại NH Phương Nam là: rủi ro thực hiện, rủi ro thanh khoản và đặc biệt là rủi ro do tỷ giá gây ra.  Rủi ro do biến động tỷ giá: Kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động của các NHTM nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng sinh lời cho NH. Việc tham gia vào các giao dịch ngoại hối ngày càng gia tăng đã đặt các NH trước nguy cơ rủi ro tỷ giá và do các NH thường xuyên không cân bằng về trạng thái ngoại tệ. Lịch sử đã ghi lại không ít dấu ấn về sự đổ vỡ NH như: sự phá sản của NH Herstatt năm 1974, sự sụp đổ của tập đoàn Barrings hay gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á trong đó rủi ro tỷ giá là một trong những nguyên nhân cơ bản. Vậy rủi ro tỷ giá mà NHPN đang phải đối mặt là gì ? Rủi ro do biến động tỷ giá là loại rủi ro do chênh lệch giá của các đồng tiền mang lại. Chênh lệch giá có thể hiểu đơn giản đó là chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. Nếu tỷ giá bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi. Ngược lại thì bị lỗ. Lãi là do năng lực kinh doanh cũng có thể là do vận may. Nếu là vận may thì không phải lúc nào vận may cũng xuất hiện thậm chí còn có nguy cơ phá sản do lỗ gây ra, nó không chỉ xuất hiện trong một lĩnh vực mà ngược lại nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động kinh tế. Song trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối thì loại rủi ro tỷ giá là biểu hiện điển hình nhất. Rủi ro do biến động tỷ giá xuất hiện do NH duy trì trạng thái ngoại hối. Ta có thể thấy rõ điều này hơn sau khi thử tìm hiểu trạng thái ngoại hối của NH tại thời điểm 2/3/2006. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 19 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam Bảng 4.1: Trạng thái ngoại hối tại thời điểm ngày 2/3/2006 ĐVT: Nguyên tệ Loại ngoại tệ TTNH đầu ngày Doanh số mua vào Doanh số bán ra TTNH cuối ngày Ý nghĩa kinh tế USD 2.526.153 546.561 53.600 3.019.114 Trạng thái ngoại hối trường - Lãi khi USD tăng. - Lỗ khi USD giảm EUR 2.5626.153 12.700 - 2.513.453 Trạng thái ngoại hối trường - Lãi khi EUR tăng. - Lỗ khi EUR giảm JPY 665.487 - - 665.487 Trạng thái ngoại hối trường - Lãi khi JPY tăng. - Lỗ khi JPY giảm Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Qua bảng trạng thái ngoại hối trên ta thấy rủi ro tỷ giá đã xuất hiện do NH đã duy trì trạng thái trường đối với ba đồng tiền USD, EUR và JPY. Khi mà các đồng này đồng loạt giảm giá thì NH sẽ chịu một khoản lỗ. Theo tỷ giá do Vietcombank công bố hàng ngày, ta có tỷ giá ngày 02/03/2006 như sau: VND/USD = 15.885 EUR/VND =18.790,45 JPY/VND = 134,63 Đến ngày 03/03/2006. Tỷ giá ngoại tệ đã có biến động như sau: VND/USD = 15.890 EUR/VND =18.965,85 JPY/VND = 134,14 Như vậy do đã duy trì trạng thái trường đối với hai đồng USD và JPY đồng thời do hai đồng này tăng giá nên NH đã thu được lãi 5 điểm (15.890 – 15.885) đối với đồng USD và 175,4 điểm (18.965,85 – 18.790,45) đối với đồng EUR. Còn đối với đồng JPY có trạng thái trường nhưng vì tỷ giá JPY/VND giảm giá nên NH lỗ 49 điểm (134,63 – 134,14). Và cũng trong ngày 3/3/2006, NH tiến hành các giao dịch mua bán đã thay đổi trạng thái ngoại hối của NH: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 20 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam Bảng 4.2 :Trạng thái ngoại hối ngày 03/03/2006 ĐVT: Nguyên tệ Loại ngoại tệ TTNH đầu ngày Doanh số mua vào Doanh số bán ra TTNH cuối ngày Ý nghĩa kinh tế USD 3.019114 315.550 1.066.170 2.268.494 Trạng thái ngoại hối trường - Lãi khi USD tăng. - Lỗ khi USD giảm EUR 2.513.453 20.500 100.000 2.433.953 Trạng thái ngoại hối trường - Lãi khi EUR tăng. - Lỗ khi EUR giảm JPY 665.487 440.000 880.000 225.487 Trạng thái ngoại hối trường - Lãi khi JPY tăng. - Lỗ khi JPY giảm Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong ngày 3/3/2006 NH đã tiến hành bán nhiều hơn mua vào đối với cả 3 đồng tiền. Nhưng trạng thái ngoại hối của các đồng tiền này vẫn trường. Điều đó cũng nói lên rằng NH phải đối mặt với rủi ro khi các đồng tiền này giảm giá Qua phân tích hai bảng trạng thái ngoại hối trên, ta thấy NH dường như có xu hướng là duy trì trạng thái ngoại hối trường đối với các loại ngoại tệ mà NH đang nắm giữ. Một phần nguyên nhân là do NH phải duy trì một số lượng ngoại tệ vừa phải để nhằm mục đích thanh toán quốc tế. Rủi ro tỷ giá là rủi ro có ý nghĩa rộng lớn của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Nó sẽ xuất hiện nếu vị thế được tạo ra, ví dụ ngân hàng mua của một khách hàng hay một ngân hàng khác một số lượng USD với tỷ giá nào đó, thì cho đến lúc bán lại khối lượng này NH mới hết lo lắng về rủi ro tỷ giá. Rủi ro chỉ tồn tại trong khoảng thời gian mà “vị thế” này tồn tại, nhưng nó cũng quan trọng ngay cả khi khoảng thời gian giữa lúc hình thành và khóa sổ “vị thế” này. Thậm chí chỉ trong vòng một phút. Khi chỉ có một biến động nhỏ về tỷ giá có thể dẫn đến là một khoản lãi khổng lồ mà cũng có thể là một thất thoát lớn, nếu khối lượng kinh doanh lớn. Nếu NH vẫn giữ khoản này qua đêm thì rủi ro càng lớn hơn nữa.  Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản xuất hiện khi NH không tìm được đối tác để thực hiện các giao dịch mua bán nhằm cân bằng vị thế của mình. Rủi ro này rất ít xuất hiện ở NH do hầu hết các NH thực hiện giao dịch với nhau đều dựa trên tỷ giá mà mỗi NH đã công bố trên thị trường. Theo tỷ giá này các NH sẽ tiến hành mua hoặc bán tùy vào mục đích riêng của mỗi NH. Như vậy, vấn đề ở đây là NH có chấp nhận mức tỷ giá mà đối tác SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 21 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam đưa ra hay không, chứ hành vi muốn mua hay bán để cân bằng vị thế của NH sẽ ít gặp rủi ro là không thực hiện được  Rủi ro thực hiện: Đây là loại rủi ro xảy ra với NH khi mà đối tác của NH không thực hiện hợp đồng đã ký kết. Hầu hết các đối tác của NH đều là các NH có uy tín trên thị trường như: NH Ngoại Thương, NH Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank), NH TMCP Á Châu (ACB), … Sau khi ký hợp đồng thì các NH đều thực hiện đúng như hợp đồng đã thỏa thuận. Do dó, rủi ro thực hiện ở NH trong thời gian qua là hầu như không xảy ra, đây là một điều rất thuận lợi trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH. Nhưng không vì thế mà NH không quan tâm đến nó, NH nên có một số biện pháp phòng ngừa để nó không xảy ra. Nhất là rủi ro thực hiện trong nghiệp vụ thời hạn lớn hơn là nghiệp vụ giao ngay do thời hạn thực hiện dài hơn. Điều này xảy ra không chỉ trong giao dịch chuyển đổi với khách hàng mà cả đối với các NH khác. Trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giữa các NH, hai hoạt động mua và bán được thực hiện ở các địa điểm khác nhau, nên hai đối tác trong hợp đồng khi phân chia nhiệm vụ thanh toán không biết được liệu bạn hàng có thực hiện trách nhiệm của họ hay không. Rủi ro này càng đặc biệt hơn, nếu trừ lí do chênh lệch thời gian giữa hai thời điểm thanh toán, thì một bên đối tác phải trả trước cho bên kia.. Giả sử NH mua USD bằng VND của một NH khác thì phải VND trước 5 -6 giờ trước khi nhận được USD. Nếu trong khoảng thời gian đó, bạn hàng không chịu thanh toán, thì có khi mất toàn bộ số tiền. Điều này thực tế đã xảy ra với NH Herstatt, vừa trả đồng DEM vào buổi trưa. Ngay sau đó các quầy giao dịch của NH Herstatt bị đóng cửa theo chỉ thị của Cục Thanh Tra Liên Bang Tín Dụng ngành NH. Thông tin về việc đình chỉ thanh toán đã nhanh chóng lan ra trên toàn thế giới. Các NH ở Mỹ đã không thực hiện những hợp đồng thanh toán đã ký kết với NH Herstatt, mặc dù nó nhận đồng DEM và lượng ngoại tệ này bây giờ chỉ được xem như những món nợ phải đòi đối với tài sản thanh lí còn lại. Như vậy rủi ro thực hiện phụ thuộc vào uy tín thanh toán của bạn hàng, người ta thường gọi rủi ro này là rủi ro uy tín thanh toán hoặc rủi ro mất địa chỉ. Rủi ro uy tín thanh toán trong nghĩa hẹp, cần phân biệt với rủi ro thanh toán. Sự khác biệt ở chỗ, những khoản không thực hiện khi hết thời hạn, mặc dù người bạn hàng thực chất vẫn đủ tài sản và đủ vốn tự có để thanh toán khoản nợ bị đòi. Lí do của việc tạm thời không thanh toán này, có thể là do chưa chuyển đổi tài sản bằng hiện vật sang tiền ngay được hoặc lí do nằm ở điều kiện kỹ thuật ( ví dụ như vấn đề vi tính) mặc dù uy tín thanh toán vẫn còn. 4.1.2 Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá:  Nguồn phát sinh: Trên thị trường ngoại hối ( mua, bán các đồng tiền khác nhau). Có ba phương pháp cơ bản để NH thu lãi. - Lãi phát sinh khi NH tạo trạng thái ngoại hối (exchange position): NH có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán đồng tiền nào đó, chờ cho tỷ giá biến động. Sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi. Đây còn gọi là hoạt động đầu cơ. Để thấy rõ được điều này ta sẽ xét một hoạt động giao dịch của NH trong thời gian từ 10/3 đến 20/3/2006 (xem bảng 4.3) NH dự đoán USD sẽ tăng giá mạnh so với VND trong nay mai, NH đã tiến hành mua đồng USD vào ngày 10/3/2006 tại tỷ giá 1 USD = 15.915 VND, sau 10 ngày tỷ giá SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 22 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam tăng lên tới 1USD = 15.925 VND, NH đã tiến hành bán đồng USD để cân bằng trạng thái, lãi kinh doanh ngoại hối thu được là 10 điểm . Bảng 4.3: Giao dịch phát sinh đối với USD Thời điểm Giao dịch USD VND Tỷ giá áp dụng 10/3/2006 Mua USD bằng VND +1 -15.915 1USD = 15.915 VND 20/3/2006 Bán USD lấy VND -1 +15.925 1USD = 15.925 VND Kết quả kinh doanh 0 +10 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN - Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage): Là việc tại cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi có giá cao hơn để hưởng được khoản lãi do chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng một thời điểm với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá (vì không tạo ra trạng thái ngoại hối mở) và không phải bỏ vốn. Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin đã phát triển, cải tiến được hoạt động truyền thông trên thị trường (bằng màn hình). Thông tin về tỷ giá được truyền đi trên thị trường một cách nhanh chóng và chính xác bằng các phương tiện truyền thông hiện đại : điện thoại, mạng Reuters, …làm cho nghiệp vụ arbitrage đã thuộc về quá khứ và bị lãng quên do khoảng cách trên lệch giữa giá mua của NH này và giá bán của NH kia đã bị thu hẹp dần hoặc không còn nữa. Và thực tế trong thời gian qua NH đã không thu được lãi từ nghiệp vụ này. - Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra. Bảng 4.4: Bảng yết tỷ giá ngày 30/3/2006 ĐVT: VND Loại ngoại tệ Tỷ giá mua Tỷ giá bán Chênh lệch AUD 11.222 11.260 38,00 CAD 13.530 13.651 121,00 CHF 12.058 12.201 143,00 EUR 19.044 19.153 109,00 GBP 27.408 27.744 336,00 HKD 2.038 2.066 28,00 JPY 134,37 135,80 1,43 SGD 9.806 9.853 47,00 THB 390 417 27,00 SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 23 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam USD 15.930 15.935 5,00 Nguồn: www.phuongnambank.com.vn Do tỷ giá mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra nên chênh lệch tỷ giá mua bán chính là thu nhập của NH. Về thực chất trong giao dịch này NH đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng nên không chịu rủi ro tỷ giá nên không cần bỏ vốn. Bảng 4.4 sẽ thể hiện rõ khoảng chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. Qua phân tích cho thấy, nhà kinh doanh ngoại hối chỉ chịu rủi ro tỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại hối mở (open position). Trạng thái mở của một ngoại tệ là là chênh lệch giữa doanh số mua vào và doanh số bán ra của ngoại tệ đó tại một thời điểm. Tất cả các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ ( hiện tại và tương lai) đều tạo ra trạng thái ngoại hối. Trong đó thông qua giao dịch mua bán là chủ yếu. Như vậy, rủi ro tỷ giá phát sinh khi NH mua bán cho chính mình, hay nói một cách khác rủi ro tỷ giá chỉ xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các loại ngoại tệ mà NH đang giữ tức là trạng thái mở để đầu cơ kiếm lãi. Đối với mỗi loại ngoại tệ, tại một thời điểm, nếu tổng doanh số mua vào lớn hơn tồng doanh số bán ra thì ngoại tệ đó ở trạng thái trường. Khi đồng tiền này lên giá sẽ làm phát sinh lãi ngoại hối và ngược lại khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lỗ ngoại hối. Nếu tổng doanh số mua vào nhỏ hơn tồng doanh số bán ra thì ở trạng thái đoản. Khi đồng tiền này lên giá sẽ là phát sinh lỗ ngoại hối và ngược lại khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lãi ngoại hối. Tóm lại, nếu không duy trì trạng thái ngoại hối mở thì nhà kinh doanh không chịu rủi ro tỷ giá, hoặc duy trì trạng thái ngoại hối mở nhưng tỷ giá không biến động thì rủi ro tỷ giá cũng không phát sinh. Tuy nhiên một thực tế là, đã là nhà kinh doanh ngoại hối (FX dealer) thì động cơ kiếm lãi là chủ yếu là thông qua việc tạo trạng thái ngoại hối ( vì đó là công việc của anh ta) và tỷ giá biến động càng nhanh, càng mạnh, càng khó dự đoán thì cơ hội kiếm lãi của anh ta càng nhiều. Nguyên nhân: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá tại NH. Có 2 nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. • Nguyên nhân chủ quan: Do NH duy trì trạng thái ngoại hối không cân xứng, tức là chênh lệch giữa doanh số mua vào và doanh số bán ra của đồng tiền. • Nguyên nhân khách quan: Do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi đối với NH. Nguyên nhân của sự biến động này là cung cầu ngoại tệ trên thị trường, cán cân thanh toán, chính sách thuế quan, năng suất lao động, tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước, lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ…. 4.2 Thực trạng diễn biến tỷ giá trên thị trường trong thời gian qua: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ và chủ động vào thị trường thế giới. Lãi suất ngoại tệ được tự do hóa từ tháng 6/2001, các giao dịch kinh doanh ngoại tệ của các NHTM được tiến hành tức thời-trực tiếp với cộng đồng tài chính-tiền tệ SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 24 Chương 4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam quốc tế. Do đó, thị trường ngoại hối trong nước chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ diễn biến phức tạp trên thị trường ngoại hối quốc tế. Nhìn lại diễn biến tỷ giá của thị trường ngoại hối trong thời gian qua thấy có những nổi bật như sau: Vào năm 2004, đồng đô la Mỹ liên tục mất giá mạnh so với đồng EUR, JPY và một số loại ngoại tệ chủ đạo khác. Giá vàng liên tục tăng cao và diễn biến bất thường. Cho đến trung tuần tháng 12/2004 thị trường thế giới đã chứng kiến những đợt mất giá nghiêm trọng của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác, thời điểm mất giá lớn nhất là vào ngày 9/12/2004, 1 EUR đổi được 1,3434 USD, có thời điểm đạt gần 1,4 USD, mức giá kỷ lục từ trước đến thời điểm này. Hay nói một cách khác, kể từ khi đồng EUR chính thức lưu hành đến năm 2004, đồng USD mất giá tới 50% so với đồng EUR, tương tự 1USD chỉ đổi được 102,18 JPY. Tại thời điểm cuối năm 2004, 1 USD cũng chỉ đổi được 1,192 đô la Canada; 0,515 bảng Anh; 1,2794 đô la Úc; 1,1325 France Thụy Sỹ…Một trong những nguyên nhân chủ yếu giải thích cho xu hướng mất giá mạnh của đô la Mỹ là tâm lý bi quan của thị trường trước những dấu hiệu đình trệ của nền kinh tế Mỹ bắt đầu từ cuối quý II và quan trọng hơn là nỗi lo ngại của các nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế về khả năng của nước Mỹ trong việc đương đầu với tình trạng thâm hụt ngân sách tích lũy trong nhiều năm nay mà chưa có cách nào khắc phục. Diễn biến đó tác động mạnh đến các luồng chu chuyển tiền tệ, lãi suất, tỷ giá tác động đến sự chu chuyển giữa đồng VND với các loại ngoại tệ mạnh qua kênh NH ở thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ trong nước. Từ đầu năm đến cuối năm 2004, đồng VND đã mất giá gần 0,8% so với USD; 5,51% so với JPY 10,69% so với GBP và 8,98% so với EUR … Đồng EUR, đồng JPY lên giá mạnh so với đồng USD lên giá mạnh hơn so với đồng VND. Sang năm 2005, thị trường ngoại hối có một số diễn biến sau: Ngược lại với diễn biễn lãi suất USD luôn có xu hướng tăng, giá vàng cũng tăng cao và biến động phức tạp, thì tỷ giá giữa đồng VND và đồng USD trên cả ba thị trường: thị trường giao dịch không chính thức, thị trường ngoại tệ liên ._.ách thức đối với các NHTM nói chung và NHPN nói riêng trong thời gian tới. Do đó rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH trong tương lai sẽ rất lớn. Chính vì thế, NH cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là điều cần thiết. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để NH tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong việc đương đầu với rủi ro và tận dụng được sự biến động của tỷ giá để kinh doanh kiếm lãi. Điều đó còn tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của NH. 5.1 Quản lí rủi ro tỷ giá thông qua hạn mức chịu rủi ro: Bên cạnh việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ hạn mức mà NH đang áp dụng hiện nay. Sau đây xin đề xuất một biện pháp quản lí rủi ro tỷ giá nhằm hổ trợ thêm biện pháp quản lí của NH đó là quản lí hạn mức chịu rủi ro. Tổn thất dự kiến của NH phụ thuộc vào hai yếu tố trạng thái ngoại hối và sự biến động tỷ giá. Việc quy định về hạn mức trạng thái ngoại hối chưa phải là công cụ quản lí rủi ro hữu hiệu bởi vì trạng thái ngoại hối chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro. Như vậy, yếu tố thứ hai là sự biến động về tỷ giá. Sau đây chúng ta xét đến giá trị chịu rủi ro và hạn mức chịu rủi ro. Giá trị chịu rủi ro (value at risk) là tổn thất dự kiến của NH đối với những biến động về tỷ giá. Hạn mức chịu rủi ro là mức tổn thất dự kiến tối đa mà NH có thể chịu đựng được. Phương pháp tính: Giá trị chịu rủi ro = Trạng thái ngoại hối x Độ biến động dự tính của tỷ giá x tỷ giá đóng cửa Trong đó: - Trạng thái ngoại hối được tính theo từng đồng tiền. - Mức độ biến động tỷ giá dự tính với mức độ tin cậy là 99% là: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 45 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá ( ) n xx i i∑ = − 90 1 2 x 2,5     = − 1 E ln i i i E x Ln : Hàm lô-ga-rit tự nhiên Ei : Tỷ giá vào thời điểm i Ei-1: Tỷ giá vào thời điểm i-1 Khi tính xi, cần lấy tỷ giá trong 90 ngày làm việc liên tiếp vì theo thống kê, 90 là mẫu đủ lớn để ước tính sự biến động của tỷ giá. x = Số trung bình của xi n = 90 (90 tỷ giá đóng cửa trong 90 ngày làm việc liên tục) 2,5 là số độ lệch chuẩn mà tại đó có 99% trường hợp tỷ giá sẽ biến động theo dự tính. Nói cách khác 99% là mức độ tin cậy. Ví dụ tỷ giá USD/JPY là 100 giá trị tại 2,5 độ lệch chuẩn là +10 và -10. Điều này có nghĩa là tỷ giá của 99% các trường hợp có thể nằm trong khoản 90 – 110. Có 0,5% trường hợp tỷ giá có thể thấp hơn 90. Qua khảo sát biến động của các đồng USD, EUR, JPY, GBP, AUD, CAD, CHF, SGP và THB trên cơ sở quan sát tỷ giá của chúng từ ngày 1/1/2006 đến 31/3/2006 theo nguồn tin trang web của NHPN cho thấy: Bảng 5.1: Tổn thất dự kiến tại thời điểm 31/3/2006 ĐVT: Nguyên tệ Loại ngoại tệ Trạng thái ngoại hối (31/3/2006) Mức độ biến động tỷ giá dự kiến với độ tin cậy (99%) Tỷ giá đóng cửa (31/3/2006, VND) Tổn thất dự kiến (VND) USD 1.577.915 0,07% 15.931 17.355.391 EUR 298.380 1,15% 19.183 65.740.460 JPY 2.676.893 1,51% 134,34 5.418.591 AUD 178.513 1,41% 11.330 28.608.599 GBP 45.260 1,05% 27.426 13.008.595 SGP 139.188 0,55% 9.832 7.560.249 CHF 11.991 1,32% 12.106 1.913.775 CAD 1.207 0,79% 13.585 130.006 THB 3.450 1,01% 390 13.560 Tổng 139.749.226 Nguồn : Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ và tổng hợp từ tác giả SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 46 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá Ta thấy đối với đồng EUR có trạng thái ngoại hối là 298.380 EUR mà mức độ tổn thất dự kiến của NH là 65,74 triệu đồng. Điều này cho thấy khi kinh doanh trên thị trường ngoại hối 298.380 EUR là mức không đáng kể nhưng mức tổn thất dự kiến như vậy là con số không nhỏ đối với NH. Trạng thái ngoại hối đối với từng loại ngoại tệ mà NH duy trì là không lớn lắm nhưng tổng mức tổn thất dự kiến của NH là 139,75 triệu đồng. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tiềm ẩn rủi ro tỷ giá rất cao. Bảng tổn thất dự kiến là một công cụ giúp cho nhà kinh doanh nhận biết được loại ngoại tệ nào chứa đựng rủi ro cao bằng cách nhìn vào mức biến động tỷ giá dự kiến và mức độ tổn thất của từng loại ngoại tệ. Từ đó giúp cho NH xác định được các hạn mức hợp lý hơn. Qua tính bảng tổn thất dự kiến này nhà kinh doanh có thể điều chỉnh trạng thái ngoại hối của từng loại ngoại tệ sao cho tổng tổn thất dự kiến nằm trong giới hạn cho phép. Hiện nay NH cho phép phòng kinh doanh tiền tệ được lỗ trong giới hạn là 7.000 USD/ ngày quy đổi ra VND là 112 triệu đồng (nếu tính theo tỷ giá tại thời điểm 31/12/2006). Nhìn vào tổng mức tổn thất dự kiến mà ta tính được thì nó đã vượt quá giới hạn cho phép là 28 triệu đồng (140 triệu – 112 triệu). Từ đó, nhà kinh doanh có thể điều chỉnh lại mức tổn thất này cho phù hợp với mức đã đề ra. Nhà kinh doanh phải giảm trạng thái ngoại hối của một trong các ngoại tệ mà họ đang nắm giữ bằng cách bán bớt đi. Chẳng hạn, nhân viên kinh doanh bán đồng EUR (vì đồng EUR có mức tổn thất dự kiến lớn nhất 65,7 triệu đồng). Lượng EUR nên duy trì là: 65,7 - 28 19.183 x 1,15 % Vì thế là nhà kinh doanh phải bán bớt đi 127.485 EUR ( 298.380 – 170.895 ) thì lúc đó NH mới khống chế được tổn thất dự kiến nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, giá trị chịu rủi ro phản ảnh được mức độ rủi ro về tỷ giá trên cơ sở xem xét hai yếu tố trạng thái ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá dự kiến đối với từng đồng tiền. Ngoài ra giá trị chịu rủi ro đo lường được mức độ rủi ro về tỷ giá, tức là mức độ tổn thất dự kiến đối với NH khi tỷ giá biến động. Hạn mức về giá trị chịu rủi ro cho phép NH giới hạn được mức độ tổn thất. Trong khi đó hạn mức về trạng thái ngoại hối mặc dù có thể hạn chế được rủi ro về tỷ giá nhưng chưa tính được sự biến động của tỷ giá, nên chưa đo lường được mức độ tổn thất của NH. Hạn mức giá trị chịu rủi ro hữu hiệu đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ tự doanh của NH. Có thể xác định được hạn mức giá trị chịu rủi ro cho từng nhân viên giao dịch bằng việc xây dựng những hạn mức như vậy, NH có thể xác định rõ thẩm quyền và phạm vi giao dịch hay “ sân chơi” cho từng nhân viên giao dịch. Qua đó nhân viên giao dịch được tự chủ trong giao dịch và đồng thời tổn thất của NH cũng được giới hạn ở mức độ nhất định. Hạn mức giá trị chịu rủi ro là công cụ quản lí rủi ro tỷ giá có hiệu quả hơn. 5.2 Chương trình quản trị rủi ro: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH chứa đựng nhiều rủi ro. Kinh nghiệm cho thấy không phải việc tránh né rủi ro mà chính là việc kiểm soát, kềm chế, thậm chí chấp nhận rủi ro mới là điều kiện cần thiết để đạt được kết quả hoạt động tốt dựa trên cơ sở quản lí rủi ro hiệu quả. Nhà kinh doanh NH không thể không tập trung về vấn đề SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 47 = 170.895 EUR Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá quản trị rủi ro khi muốn tối đa hóa lợi nhuận và đưa ra các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho NH. Vì thế NH cần xây dựng một chương trình quản lí rủi ro.  Nội dung chương trình: Một chương trình quản lí rủi ro gồm hai yếu tố: 5.2.1 Xác định hạn mức rủi ro: Hiện nay NH đã xác định các hạn mức rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Cụ thể là đối với hạn mức qua đêm thì NH quy định là 300.000 đối với đồng yết giá. Hạn mức giao dịch trong ngày là 1.000.000 đối với đồng yết giá. Trong 3 năm trở lại đây, vốn điều lệ của NH liên tục tăng với tốc độ cao đặc biệt là tăng hàng năm. Từ năm 2003 trở về trước đó thì cách 2 hoặc 3 năm NH mới tăng vốn điều lệ. Sắp tới NHPN có kế hoạch sẽ tăng vốn điều lệ lên 1200 tỷ đồng vào cuối năm 2006. Hình 5.1: Tốc độ tăng của vốn điều lệ qua các năm 0,00% 209,00% 61,81% 40,46% 0,00% 13,95% 0,00% 0,00% 42,77% 24,72% 125,74% 80,38% 0% 50% 100% 150% 200% 250% T ố c đ ộ tă ng Năm 1995 1997 1999 2001 2003 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN Vốn điều lệ của NH liên tục tăng cũng có nghĩa là quy mô hoạt động của NH ngày càng mở rộng. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày một phát triển cùng nhịp độ phát triển của toàn NH thì định kỳ hàng năm hội đồng quản trị nên xem xét và thông qua các hạn mức, thay đổi các hạn mức cho phù hơp với mục tiêu đề ra của từng năm. Cụ thể, mục tiêu đề ra trong năm 2006 là tổng doanh số mua bán ngoại tệ phải đạt 1.012,2 triệu USD trong khi đó tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt được trong năm 2005 là 463,66 triệu USD có nghĩa là trong năm 2006 phòng kinh doanh tiền tệ phải phấn đấu sao cho doanh số mua bán ngoại tệ có tốc độ tăng 118,3% so với năm trước. Để đạt được tốc độ tăng đúng như kế hoạch đã đề ra cần phải có sự nổ lực rất nhiều của nhân viên phòng kinh doanh tiền tệ và nhân viên phòng thanh toán quốc tế. Bên cạnh sự nổ lực trên NH có thể linh hoạt thay đổi các hạn mức, hạn mức nên thay đổi là hạn mức giao dịch trong ngày vì rủi ro ít hơn. NH nên thay đổi các hạn mức giao dịch trong ngày như trong bảng 5.2 còn việc lí giải tại sao các hạn mức lại thay đổi như thế sẽ được nghiên cứu kỹ hơn trong phần định lượng rủi ro. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 48 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá Bảng 5.2: Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị ĐVT: đồng Cặp ngoại tệ Hạn mức cũ Hạn mức đề nghị GBP/USD 1.000.000 1.200.000 EUR/USD 1.000.000 1.200.000 JPY/USD 1.000.000 2.000.000 AUD/USD 1.000.000 800.000 CAD/USD 1.000.000 800.000 CHF/USD 1.000.000 800.000 SGB/USD 1.000.000 800.000 THB/USD 1.000.000 800.000 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ NHPN và mức đề nghị từ tác giả 5.2.2 Đánh giá rủi ro: Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, NH định kỳ nên đánh giá lại rủi ro. Quy trình đánh giá rủi ro có 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro. - Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có một chương quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận biết rủi ro và xác định đối với loại ngoại tệ nào có nhiều rủi ro, rủi ro ở đây có nghĩa là đồng tiền nào sẽ gây tổn thất đáng kể đối với NH trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Sự nhận biết này có được thông qua sự phân tích các tổn thất dự kiến của NH. Qua phân tích bảng tổn thất dự kiến, ta thấy đồng EUR, USD, AUD, GBP là những đồng tiền có mức tổn thất dự kiến cao, điều đó cũng có nghĩa là kinh doanh đối với các loại ngoại tệ này thì rủi ro cao hơn so với các loại ngoại tệ khác. Đi kèm với rủi ro cao thì tiềm năng thu lãi từ các đồng tiền này cũng rất lớn. - Định lượng rủi ro: Bước tiếp theo là định lượng rủi ro. Dựa trên sự phân tích mức biến động tỷ giá dự kiến và hạn mức lỗ của một giao dịch mà NH đã đề ra. Hạn mức giao dịch trong ngày nên thay đổi như sau: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 49 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá Bảng 5.2 : Cách xác định hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị ĐVT: đồng yết giá Cặp ngoại tệ Hạn mức giao dịch trong ngày cũ Mức biến động tỷ giá dự kiến (%) Tỷ giá đóng cửa (31/3/2006) Lỗ dự kiến cũ (USD) Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị Lỗ dự kiến mới (USD) GBP/USD 1.000.000 0,1500 1,7215 2.582 1.200.000 3.099 EUR/USD 1.000.000 0,1640 1,2041 1.975 1.200.000 2.370 JPY/USD 1.000.000 0,2157 0,0083 18 2.000.000 36 AUD/USD 1.000.000 0,2014 0,7111 1.432 800.000 1.146 CAD/USD 1.000.000 0,1128 0,8527 962 800.000 769 CHF/USD 1.000.000 0,1885 0,7599 1.432 800.000 1.146 SGB/USD 1.000.000 0,0785 0,6172 485 800.000 388 THB/USD 1.000.000 0,1430 0,0245 35 800.000 28 Tổng 8.921 8.981 Nguồn : Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ và tổng hợp từ tác giả GBP/USD, EUR/USD, JPY/USD là những cặp đồng tiền được mua bán nhiều trên thị trường nên việc nới lỏng hạn mức giao dịch của chúng lên từ 1.000.000 đến 1.200.000 đối với đồng yết giá là cần thiết. Qua đó nhằm giúp cho NH đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tăng doanh số mua bán ngoại tệ và đạt được mục tiêu đề ra. Việc nới lỏng hạn mức này sẽ làm cho lỗ dự kiến cho mỗi giao dịch sẽ tăng lên : GBP/USD tăng từ 2.582 USD lên 3.099 USD, EUR/ USD tăng từ 1.975 USD lên 2.370 USD và JPY/ USD tăng từ 18 USD lên 36 USD. Nhưng các khoản lỗ dự kiến mới này vẫn nằm trong giới hạn cho một giao dịch mà NH cho phép là 3.000 USD. Để bù đắp cho khoản lỗ dự kiến tăng lên này NH nên giảm khoản lỗ dự kiến của các cặp đồng tiền AUD/USD, CAD/USD, CHF/USD, SGP/USD và THB/USD bằng cách giảm hạn mức giao dịch trong ngày từ 1.000.000 xuống còn 800.000 đối với các đồng yết giá. Việc thay đổi hạn mức giao dịch trong ngày đối với các cặp đồng tiền có điểm lợi là tổng lỗ dự kiến trước ( 8.921 USD) và sau ( 8.981 USD) khi thay đổi vẫn không có sự khác biệt đáng kể. Điều đó cũng có nghĩa là rủi ro tỷ giá mà NH phải đối mặt không tăng lên khi ta thay đổi các hạn mức. Nhưng quan trọng một điều là qua sự thay đổi hạn mức này NH có thể giao dịch đối với cặp ngoại tệ GBP/USD, EUR/USD và JPY/USD với khối lượng nhiều hơn và nhân viên kinh doanh ngoại tệ sẽ chủ động hơn SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 50 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá trong nhiều giao dịch lớn với khách hàng từ đó sẽ giúp NH tăng doanh số mua bán và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Theo dõi rủi ro: Sau khi đã đề ra các hạn mức rủi ro, trong quá trình hoạt động để đảm bảo rủi ro tỷ giá nằm trong giới hạn đã xác định, tránh trường hợp nó tăng lên quá mức khi đó sẽ khó kiểm soát. Vì vậy, NH nên theo dõi sát bảng lỗ dự kiến của từng cặp đồng tiền nhằm quản quản lí tốt trạng thái mở của chúng. Giả sử NH đã mở trạng thái đối với cặp ngoại tệ GBP/USD là 1.200.000 bằng với hạn mức đã đề ra, rủi ro mà NH phải đối mặt là khoản dự kiến 3.100 USD. Mà mức lỗ tối đa trong một ngày mà NH cho phép là 7.000 USD. Như vậy nhân viên kinh doanh chỉ còn được mở trạng thái đối với bất kỳ cặp ngoại tệ nào cũng được sao cho lỗ dự kiến là 3.900 USD ( 7.000 – 3.100). Chẳng hạn nhân viên kinh doanh tạo trạng thái mở đối với các cặp ngoại tệ EUR/USD, AUD/USD và CAD/USD. Để tính được số tiền mà nhà kinh doanh tạo trạng thái mở đối với cặp đồng tiền này là bao nhiêu sao cho đảm bảo tổng rủi ro tỷ giá trong một ngày không tăng lên, ta tính toán như sau: Bảng 5.3: Bảng theo dõi tổn thất dự kiến của từng cặp ngoại tệ ĐVT: đồng yết giá Cặp ngoại tệ Trạng thái mở Mức biến động tỷ giá dự kiến (%) Tỷ giá đóng cửa (31/3/2006, USD) Lỗ dự kiến (USD) GBP/USD 1.200.000 0,1500 1,7215 3.100 EUR/USD 1.200.000 0,1640 1,2041 2.370 AUD/USD 800.000 0,2014 0,7111 1.146 CAD/USD ? 0,1128 0,8527 ? Nguồn : tổng hợp từ tác giả Vì để tổng lỗ dự kiến nằm trong giới hạn cho phép, từ đó ta suy ra được lỗ dự kiến của ngoại tệ CAD/USD là 386 USD ( 3.900 – 2.370 -1.146 ). Sau khi biết được lỗ dự kiến thì ta sẽ tính được trạng thái mở : 386 0,1128 x 0,8527 Như vậy, sau khi nhà kinh doanh ngoại tệ đã mở trạng thái đối với cặp ngoại tệ GBP/USD thì chỉ có thể tạo trạng thái mở đối với cặp đồng tiền EUR/USD là 1.200.000, AUD/USD là 800.000 và CAD/USD là 401.215. Nếu NH không tạo trạng thái mở đối với các cặp ngoại tệ trên thì có thể chọn cặp ngoại tệ khác nhưng phải đảm bảo sao cho tổng lỗ dự kiến nằm trong giới hạn cho phép. Việc tính toán này khá đơn giản, chỉ cần sử dụng bảng excel là nhà kinh doanh có thể theo dõi, kiểm soát được rủi ro tỷ giá của NH. - Kiểm soát rủi ro: Theo yêu cầu của NHPN, thì hiện nay bộ phận kinh doanh ngoại tệ phải lập báo cáo trạng thái ngoại hối cuối mỗi ngày nhằm kiểm soát rủi ro tỷ giá. Điều này có nghĩa SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 51 = 401.215 USD Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá là các giao dịch mua bán trong ngày do nhà kinh doanh tự quản lí và không được kiểm soát từ phía NH. Để kiểm soát rủi ro của NH đạt được hiệu quả hơn thì NH nên kiểm tra đột xuất tại bất kỳ thời điểm nào về việc chấp hành đúng hạn mức mà NH đã đề ra. 5.2 Dự báo tỷ giá bằng phân tích cơ bản: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá. Vì vậy các kỹ thuật dự báo tỷ giá là rất cần thiết đối với NH và qua đó có thể giúp cho NH phòng ngừa được rủi ro tỷ giá.  Phân tích cơ bản: Công cụ chủ yếu được sử dụng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiện nay là phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật giúp cho nhà kinh doanh dự đoán được xu hướng biến động của tỷ giá trong ngắn hạn và trả lời cho hai câu hỏi giá hiện nay như thế nào và biến động trong quá khứ ra sao. Giá là kết quả cuối cùng của trận chiến giữa cung và cầu. Còn để biết được xu hướng biến động của tỷ giá trong dài hạn và trả lời cho câu hỏi tại sao giá lại biến động như thế thì NH nên sử dụng phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản là dựa trên các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế với tỷ giá hối đoái. Dựa trên giá trị hiện tại của các biến số này cùng với tác động lịch sử của chúng đối với tỷ giá. Phân tích cơ bản có thể hổ trợ cho phân tích kỹ thuật mà NH đang áp dụng hiện nay, giúp cho NH cái nhìn tổng quát hơn về xu hướng biến động của tỷ giá để từ đó NH có thể đưa ra các quyết định chính xác hơn. 5.3 Một số giải pháp khác: 5.3.1 Giải pháp về tổ chức và nhân sự: Theo cơ cấu tổ chức của NHPN hiện nay thì phòng kinh doanh tiền tệ có 3 bộ phận: - Bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối. - Bộ phận kinh doanh trên thị trường tiền tệ. - Bộ phận quản lí nguồn vốn. Trong bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối gồm có một nhà kinh doanh ngoại hối (Dealer) trực tiếp kinh doanh với khách hàng và yết giá các loại ngoại tệ, kinh doanh đầu cơ mua thấp bán cao. Sau khi giao dịch này được xác nhận, Dealer sẽ ghi lại các giao dịch và chuyển cho Back Office đảm nhận các thủ tục còn lại. Sau khi đã soạn thảo xong hợp đồng và trình ban giám đốc ký duyệt thì Back Office sẽ chuyển một bản cho phòng kế toán. Phòng kế toán là bộ phận có trách nhiệm về thanh toán cho NH đối tác cho mỗi giao dịch đã thực hiện tại bộ phận kinh doanh tiền tệ. Họ cũng trách nhiệm về việc theo dõi hạn mức, hạch toán các bút toán cần thiết. Còn bộ phận quản lí nguồn vốn là bộ phận có trách nhiệm theo dõi trạng thái ngoại hối, lãi lỗ trong kinh doanh ngoại tệ. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực. Việt Nam cũng đang cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng theo lộ trình nới lỏng dần và tiến tới xóa bỏ các hạn chế đối với hoạt động NH. Giai đoạn từ 2001 đến 2010, các NH Mỹ sẽ được thành lập các NH liên doanh với số vốn từ 30-49%, tới năm 2010 được thành lập với số vốn 100% của Mỹ. Để nâng cao năng lực cạnh tranh với các NH đối tác, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ và qua đó cũng phòng ngừa được rủi ro tỷ giá NH nên tổ chức bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối theo mô hình chuẩn quốc tế như sau: SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 52 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá Bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối bao gồm: Các nhà kinh doanh tiền tệ là những người ra các quyết định mua bán một đồng tiền nào đó. Thông thường trong bộ phận này gồm hai nhân viên kinh doanh chính: + Nhà kinh doanh phụ trách khách hàng (Dealer) có nhiệm vụ sau: • Trực tiếp kinh doanh với khách hàng và yết giá cần thiết. • Marketing cho bộ phận kinh doanh tiền tệ của NH, tức là hổ trợ cho khách hàng những thông tin cần thiết về khả năng đồng tiền đó sẽ tăng hay mất giá. • Tư vấn trong giao dịch mua bán tiền tệ cho khách hàng của mình. + Nhà kinh doanh ngoại hối chịu hoàn toàn về một vị thế của NH (Trader) sẽ có nhiệm vụ: • Trả lời các câu hỏi về yết giá của các Dealer. • Kinh doanh đầu cơ bằng cách mua thấp bán cao. • Theo dõi các lệnh mua bán của khách hàng. 5.5.2 Giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh: - NH cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà chủ yếu là đa dạng hóa loại nghiệp vụ kinh doanh. Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH chủ yếu mới thực hiện nghiệp vụ giao ngay và một số ít nghiệp vụ kỳ hạn còn các nghiệp vụ khác như mua bán quyền chọn, hoán đổi thì hầu như rất ít thực hiện. Vì vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH mang tính đơn giản. Đa dạng hóa các loại hình giao dịch trên thị trường tạo ra các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trước những biến động của tỷ giá trên thị trường trong tương lai. Giúp cho NH chủ động trong hoạt động kinh doanh ngoại hối thúc đẩy và phát triển các giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường hối đoái Việt Nam. - Phải có định hướng kế hoạch để tiến hành mở rộng mạng lưới hoạt động của NH ra thị trường nước ngoài. Đối với hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế cần nhanh chóng nghiên cứu các thị trường khu vực, đồng thời nghiên cứu triển khai việc thành lập các chi nhánh và văn phòng đại diện tại Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, … Mở rộng thị trường sẽ giúp cho NH đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, có điều kiện học hỏi thêm để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, mặc khác sẽ góp phần tăng thêm doanh số và lợi nhuận từng bước phát triển và hội nhập với NH quốc tế. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 53 Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 54 Kiến nghị và kết luận KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Kiến nghị: 1.1 Đối với NHNN: Để giám sát và kiểm tra việc thực hiện trạng thái ngoại tệ NHNN đã yêu cầu các tổ chức được phép phải báo cáo cho NHNN về trạng thái ngoại tệ cuối ngày. Việc NHNN chỉ quy định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày đã trở thành khe hở để những nhà kinh doanh thực hiện các phi vụ mua bán mạo hiểm quá mức có thể diễn ra trong ngày. Nghĩa là trong ngày, nhà kinh doanh có thể mua bán bao nhiêu cũng được, miễn sao đến cuối ngày cân bằng được trạng thái theo quy định của NHNN. Nhằm hạn chế rủi ro kinh doanh ngoại tệ trong thời gian tới kiến nghị NHNN nên chuyển từ quy định quản lý trạng thái tại thời điểm cuối ngày sang quản lí ngoại hối thường xuyên tại bất kỳ thời điểm nào. 1.2 Đối với NHPN: Chú trọng việc thường xuyên mời chuyên gia cấp chiến lược của ngành để tranh thủ ý kiến, bài nói hoặc lời khuyên cho cán bộ chủ chốt của NH theo từng chuyên đề, từng thời kỳ và bối cảnh của nền kinh tế thị trường. Mọi sự thành công của một NH hay bất kỳ doanh nghiệp nào đều xuất phát từ yếu tố con người. Do đó NH cần có một chế độ đãi ngộ thích hợp cho các nhân viên nhất là nhân viên kinh doanh ngoại tệ do công việc kinh doanh của họ rất căng thẳng và chịu áp lực rất cao, từ đó mới động viên được tinh thần làm việc của họ. 2. Kết luận: Thị trường ngoại hối diễn biến rất phức tạp, tỷ giá biến động không theo chiều hướng nào và khó có thể dự đoán được. Chính những sự biến động tỷ giá này đã tạo ra không ít cơ hội và rủi ro cho nhà kinh doanh ngoại tệ của NH. Nhìn chung, trong thời gian qua NH đã tận dụng được không ít cơ hội từ những biến động của tỷ giá trên thị trường để kinh doanh kiếm lãi đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của NH. Đồng thời bên cạnh những khoản đóng góp đó, nhà kinh doanh cũng gặp khá nhiều rủi ro từ sự biến động của tỷ giá gây ra. Kinh doanh ngoại hối bao giờ cũng đi kèm với rủi ro. Do vậy bên cạnh việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì NH cũng cần phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro ở mức độ có thể chấp nhận được. SVTH: Nguyễn Thị Minh Trang Trang 55 Phụ lục    1. Hình 1: Diễn biến tỷ giá EUR/USD 2. Hình 2: Diễn biến tỷ giá AUD/USD 3. Hình 3: Diễn biến tỷ giá USD/CAD 4. Hình 4: Diễn biến tỷ giá NZD/USD 5. Hình 5: Diễn biến tỷ giá GBP/USD 6. Hình 6: Diễn biến tỷ giá USD/CHF 7. Hình 7: Diễn biến tỷ giá USD/JPY 8. Bảng 1: Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi USD năm 2003 9. Bảng 2: : Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi USD năm 2004 10. Bảng 3: : Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi USD năm 2005 Hình 1: Diễn biến tỷ giá EUR/USD Hình 2: Diễn biến tỷ giá AUD/USD Hình 3: Diễn biến tỷ giá USD/CAD Hình 4 : Diễn biến tỷ giá NZD/USD Hình 5: Diễn biến tỷ giá GBP/USD Hình 6: Diễn biến tỷ giá USD/CHF Hình 7: Diễn biến tỷ giá USD/JPY T ổn g D số m ua b án 2 13 .3 34 .6 23 4 1. 45 2. 43 8 1 1. 76 8. 34 0 2 18 .1 16 5 5. 66 3. 63 4 4 35 .2 41 2 .3 12 .7 31 4 18 .7 47 74 .7 24 3 25 .6 78 .5 92 Q uy đ ổi U SD 1 06 .8 17 .7 16 2 0. 46 1. 57 0 5. 88 8. 95 6 1 09 .0 58 2 7. 84 0. 17 7 2 25 .2 69 1 .1 54 .7 08 2 09 .3 73 37 .3 62 1 62 .7 44 .1 90 B án 10 6. 81 7. 71 6 1 6. 43 2. 33 4 6 40 .4 33 .7 03 1 47 .0 93 1 5. 85 3. 29 2 3 88 .6 46 1 .4 52 .9 58 2 99 .6 61 48 .9 90 Q uy đ ổi U SD 1 06 .5 16 .9 07 2 0. 99 0. 86 8 5. 87 9. 38 4 1 09 .0 58 2 7. 82 3. 45 7 2 09 .9 72 1 .1 58 .0 22 2 09 .3 73 37 .3 62 1 62 .9 34 .4 03 T ỷ gi á m ua 1, 00 00 1, 24 52 0, 00 92 0 ,7 41 4 1, 75 61 0 ,5 79 6 0 ,7 94 7 0 ,6 98 7 0, 76 26 M ua 1 06 .5 16 .9 07 1 6. 85 7. 40 4 6 39 .3 92 .7 51 1 47 .0 93 1 5. 84 3. 77 1 3 62 .2 54 1 .4 57 .1 28 2 99 .6 61 48 .9 90 1 06 .5 16 .9 07 L oạ i n go ại tệ U SD EU R JP Y A U D G B P SG P C H F N ZD C A D T ổn g T ổn g D số m ua b án 34 1. 28 5. 31 8 7 2. 21 4. 82 0 1 9. 85 9. 99 2 3 65 .2 56 9 7. 12 5. 83 4 73 1. 69 0 4 .0 90 .2 83 66 9. 89 6 1 29 .6 28 5 36 .4 72 .7 17 Q uy đ ổi U SD 17 0. 88 3. 27 1 3 5. 64 6. 36 2 9. 93 8. 07 3 1 82 .6 28 4 8. 57 7. 50 4 37 8. 70 3 2 .0 42 .2 11 33 4. 94 8 6 4. 81 4 2 68 .0 48 .5 14 B án 17 0. 88 3. 27 1 2 6. 28 7. 87 8 1 .0 24 .5 43 .5 88 2 35 .3 15 2 5. 36 1. 54 5 62 1. 74 2 2 .3 24 .3 92 47 9. 38 8 7 8. 37 3 Q uy đ ổi U SD 17 0. 40 2. 04 7 3 6. 56 8. 45 8 9. 92 1. 92 0 1 82 .6 28 4 8. 54 8. 33 0 35 2. 98 7 2 .0 48 .0 72 33 4. 94 8 6 4. 81 4 2 68 .4 24 .2 03 T ỷ gi á m ua 1, 00 00 1, 35 60 0, 00 97 0, 77 61 1, 91 54 0, 60 91 0, 87 86 0, 69 87 0, 82 70 M ua 17 0. 40 2. 04 7 2 6. 96 7. 88 9 1 .0 22 .8 78 .3 09 2 35 .3 15 2 5. 34 6. 31 4 57 9. 52 2 2 .3 31 .0 63 47 9. 38 8 7 8. 37 3 L oạ i n go ại tệ U SD EU R JP Y A U D G B P SG P C H F N ZD C A D T ổn g T ổn g D số m ua bá n 4 14 .8 31 .7 25 1 8. 94 3. 45 8 1 2. 46 8. 20 5 2 58 .2 20 1 2. 79 7. 79 3 4 .0 73 .5 09 1 67 .1 60 12 2. 75 8 4 63 .6 62 .8 29 Q uy đ ổi U SD 2 02 .7 35 .7 14 8. 33 2. 03 2 5. 14 3. 28 0 1 53 .8 99 6. 42 7. 80 4 1. 52 4. 04 4 83 .5 80 6 1. 37 9 2 24 .4 61 .7 33 T ỷ gi á bá n 1, 00 1, 19 0, 01 0, 74 1, 73 0, 60 0, 02 0, 68 B án 20 2. 73 5. 71 4 7 .0 01 .7 08 51 4. 32 7. 98 9 2 07 .9 72 3 .7 15 .4 93 2 .5 40 .0 74 4 .1 79 .0 11 9 0. 26 3 Q uy đ ổi U SD 2 12 .0 96 .0 11 1 0. 61 1. 42 6 7 .3 24 .9 25 1 04 .3 21 6 .3 69 .9 89 2 .5 49 .4 64 83 .5 80 6 1. 37 9 2 39 .2 01 .0 96 T ỷ gi á m ua 1, 00 1, 18 0, 01 0, 73 1, 72 0, 60 0, 02 0, 68 M ua 2 12 .0 96 .0 11 8 .9 92 .7 34 73 2. 49 2. 51 2 1 42 .9 06 3 .7 03 .4 82 4 .2 49 .1 07 4 .1 79 .0 11 9 0. 26 3 L oạ i n go ại tệ U SD EU R JP Y A U D G B P SG P TH B N ZD T ổn g B ản g 1: D oa nh số m ua b án n go ại tệ q uy đ ổi U SD n ăm 2 00 3 N gu ồn : P hò ng K in h D oa nh ti ền T ệ B ản g 2: D oa nh số m ua b án n go ại tệ q uy đ ổi U SD n ăm 2 00 4 N gu ồn : P hò ng K in h D oa nh ti ền T ệ B ản g 3: D oa nh số m ua b án n go ại tệ q uy đ ổi U SD n ăm 2 00 5 N gu ồn : P hò ng K in h D oa nh ti ền T ệ Tài liệu tham khảo    Hà Thị Kim Nga. 2005. “Các loại rủi ro và quản lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng”. Tạp chí ngân hàng số chuyên đề. Lê Thị Huyền Diệu. 2005. “Rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại Việt Nam – Một số giải pháp và kinh nghiệm phòng ngừa”. Tạp chí ngân hàng số chuyên đề. TS. Nguyễn Đại Lai. 2005. “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tạp chí ngân hàng số 9. Nguyễn Văn Tiến. 2003. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong kinh doanh Ngân hàng. TPHCM: Nhà xuất bản Thống Kê. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến. 2005. “Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối và những nguyên tắc phòng ngừa”. Tạp chí ngân hàng số 7. Phạm Bảo Khánh. 2006. “Hạn mức giá trị chịu rủi ro trong quản lí rủi ro tỷ giá”. Tạp chí ngân hàng số 3. Phan Tiến Nam. 2005. “USD mất giá, đợi chờ và đối phó”. Tạp chí tài chính số 5. TS. Phí Trọng Hiền. 2005. “Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lí thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tạp chí ngân hàng số chuyên đề. Thi Huy Thanh. 2005. Nghiên cứu thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh chênh lệch tỷ giá tại NH TMCP Phương Nam. Chuyên đề tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa Ngân Hàng. Đại học Kinh Tế TPHCM. Trần Ngọc Minh. 2005. “Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Từ thực tiễn hoạt động của các NHTM trên địa bàn TPHCM”. Tạp chí ngân hàng số chuyên đề. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ – TS. Nguyễn Ngọc Định. 2005. Tài chính quốc tế. TPHCM: Nhà xuất bản Thống Kê. Th.s.Vũ Thị Ngọc Dung. 2006. “Thực trạng diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại hối năm 2005”. Tạp chí ngân hàng số 1+2. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1021.pdf
Tài liệu liên quan