Áp dụng phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin để phân tích yếu tố văn hoá trong cơ chế thị trường

Phần I - Lời nói đầu Ngày nay , văn hoá và phát triển thường được nhắc tới như một cặp phạm trù.Bởi lẽ càng ngày con người càng nhận thức được rằng động lực cho sự phát triển kinh tế -xã hội của một đất nước phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hoá.Nền tảng cốt lõi tạo nên nền văn hoá của một quốc gia , của một dân tộc là bản sắc văn hoá dân tộc. Sự tăng trưởng kinh tế nào mà mất đi bản sắc văn hoá dân tộc thì sẽ chóng lụi tàn . Các học thuyết mới về kinh tế hiện nay chú ý nhiều hơn vào yếu tố

doc10 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Áp dụng phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin để phân tích yếu tố văn hoá trong cơ chế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn hoá , coi đó như là một yếu tố quan trọng , quyết định tính bền vững của sự tăng trưởng. Các cơ quan của Liên hiệp quốc cho rằng “ thừa nhận vị trí văn hoá trong phát triển , đảm bảo các nhân tố văn hoá được nhận thức , coi trọng một cách thích đáng trong các dự án , chương trình phát triển là mục tiêu quan trọng góp phần quyết định cho sự thành công của công cuộc phát triển ’’ ở Việt Nam , trong lãnh đạo và quản lý đất nước , Đảng và Chính Phủ Việt Nam luôn luôn chủ trương kết hợp , đặt sự phát triển kinh tế xã hội trên nền tảng phát huy bản sắc văn hoá dân tộc , coi văn hoá là mục tiêu ,động lực và là phương tiện của sự phát triển. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc và xây dựng chính sách văn hoá trong quá trình phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề rộng lớn và phức tạp. Do vậy em chọn đề tài: " áp dụng phép duy vật biện chứng của triết học mác-lênin để phân tích yếu tố văn hoá trong cơ chế thị trường" Do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, bài viết này em chỉ xin tập trung đề cập đến việc trình bày một số khía cạnh quan trọng nhất có liên quan tới việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và xây dựng chính sách văn hoá trong quản lý nhà nước đối với quá trình chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường ở Việt Nam. phần ii - Nội dung chính chương i : Những vấn đề cơ bản của văn hoá trong công cuộc đổi mới kt-xh của đất nước I – Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Trong cương lĩnh xây dưng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định rõ “ văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội .Các sản phẩm dịch vụ văn hoá là một loại thức ăn không thể thiếu đối với sự phát triển bền vững của xã hội , của dân tộc ’’. Nền văn hoá thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh nhưng cái gì tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội , với thiên nhiên .Nó vùa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội , vừa là một mục tiêu của chúng ta .Nhu cầu về thoả mãn sự hưởng thụ hay nói theo thuật ngữ kinh tế là tiêu dùn các sản phẩm văn hoá , nghệ thuật là một bộ phận trọng yếu của nền văn hoá thể hiên khát vọng của nhân dân về cái chân – thiện – mỹ .Vì vậy cùng với viếc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá , phải xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến , đậm đà bản sắc đân tộc , theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những dặc trưng cơ bản là dân tộc , hiện đại , nhân văn như hiến pháp năm 1992 ghi rõ . Đó là nền văn hoá đậi chúng , vì nhân dân lao động cùng với đội ngũ tri thức của mình là người tham gia sáng tạo những giá trị văn hoá ,đồng thời, là người hưởng thụ những thành quả do mình làm ra. Trong công cuộc đổi mới sang nền kinh tế thị trường Việt Nam đang gặp phải một số vấn đề có liên quan tới việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà nó ảnh hưởng to lớn tới tiến trình đổi mới đất nước .Trong thư gửi Hội nghị báo chí và xuất bản 20-22/2/1992 Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã viết “ nói đến văn hoá là nói đến dân tộc ,một dân tộc đánh mất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tốc thì dân tộc ấy sẽ mất tất cả .Văn hoá suy thoái sẽ trực tiếp cản trở cho tiến trình xây dựng nền kinh tế và không thể xây dựng kinh tế thành công .Bởi vì văn hoá và kinh tế là hainội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc .Muốn xây dựng kinh tế phải có những con người được đò tạo,rèn luyện trong môi trường văn hoá lành mạnh ...’’Nhất là sắp tới đây Việt Nam sẽ mở rộng thị trường dể giao lưu với thương trường quốc tế Việt Nam phải giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời kế thùa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. 2 - Đầu tư cho sự nghiệp văn hoá là đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế và xã hội Quan điểm này xuất phát từ quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà Nước trong cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế xã hội là coi trọng con người ,coi con người là động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội ,Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cung như nhiều quốc gia khác trên thế giới ,nguồng lực con người được thừa nhận là yếu tố quyết định so với các nguồn lực tự nhiên khác . Để trở thành nguồn lực quyết định con người phải được chuẩn bị không chỉ là mặt thể chất ,kỹ năng lao dộng mà còn cả về văn hoá tinh thần .Không phải ngẫu nhiên mà mà trong thời đại phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trên thế giới ngày nay người ta thường nói đến văn hoá kinh doanh, văn hoá quản lý ... như là yếu tố quyết định đến năng xuất kinh doanh. Con người có văn hoá sẽ không chỉ đói sử một cách hài hoà , hợp lý ,thông minh đối với thự nhiên mà còn đối sủ ,quan hệ giưa con người với nhau có tổ chức .hoà thuận,thông minh tránh được những tiêu cực,mà suy cho cùng xã hội lại phải chi tiêu tiền của ,sức lực ,thời gian để khắc phục hậu quả . Kinh nghiệm quốc tế và ở nước ta cho thấy tong nhiều trường hợp chi phí cho việc khắc phục hậu quả lớn hơn nhiều lần so với việc đầu tư phòng tránh. Quan niệm đầu tư cho văm hoá là tạo điều kiện ,động lực phát triển kinh tế xã hội còn bao hàm ý nghĩa của một cuộc đầu tư cơ bản cho con người , sự tích luỹ vốn quý nhất của xã hội ,Sự đầu tư cơ bản này sẽ chắc chắn sẽ không kém phần quan trọng so cới đầu tư cơ bản kết cấu hạ tầng kinh tế . 3 - Kết hợp thống nhất , hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị xã hội trong hoạt động văn hoá Sản phẩm văn hoá là hàng hoá công cộng ,hàng hoá khuyến dụng ,các sản phẩm văn hoá có ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế (vì bản thân chúng ta là kêt quả của lao động ) mà còn cả về mặt kinh tế chính trị xã hội ( chỉ vì phục vụ cho mọi người trong xã hội ).Sự kết hợp thống nhất giữa lợi ích kinh tế và hiệu quả xã hội trong quá trình sản xuất,kinh doanh của các sản phẩm văn hoá không phải chỉ của nhà lãnh đạo của đảng và nhà nước mà còn là chính bản thân của loại hàng hoá này,tức là hàng hoá công cộng. Hàng hoá công cộng và hàng hoá tư nhân khác nhau ở chỗ nó được sản xuất ra cho cả xã hội tiêu dùngvà bằng phương thức lựa chọn xã hội. Nếu tách nó ra khỏi tiêu dùng xã hội ,lựa chọn xã hội và gắn với sự tiêu dùng ,lựa chọn ấy là hiệu quả xã hội thì bản thân hàng hoá ấy sẽ không còn là hàng hoá công cộng hàng hoá khuyến dụng nữa. Do vậy , đối với hoạt động sản xuất ,kinh doanh các sản phẩm dịch vụ văn hoá không nên chỉ đánh giá thuần tuý hoặc chỉ theo hiệu quả chính trị xã hội hoặc hiệu quả kinh tế tách rời khỏi hiệu quả kinh tế xã hội. Bởi vì , văn hoá có chức năng nhiệm vụ cao cả là “ Bồi dưỡng đậo đức ,tình cảm và năng lực thẩm mỹ cho con người ,thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân’’, không thể để phó mặc cho cơ chế thị trường chi phối chạy theo lợi nhuận bất chấp tác hại của nó như thế nào đối với đạo đức, tình cảm,thẩm mỹ của con người . Ngược lại cũng không thể tiến hành các hoạt động văn hoá phi kinh tế theo kiểu bao cấp “thực thanh , thực chi”như trước kia . Cả hai cách trên đều làm cho sự nghiệp văn hoá trỏ nên xa rời thực tế ,xa rời mục đích hoạt động đích thực của mình ,do vậy không thực hiện được chức năng cao cả của văn hoá thông tin mà nó phải đảm nhận trong công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của đất nước. Trong thực tế chỉ đạo và quản lý hoạt động văn hoá có lúc , có nơi đã xảy ra tình trạng quá coi trọng mặt nàyt hay mặt kia của của hiệu quả sản xuất kinh doanh các sản phẩm , dịch vụ văn hoá ,và do cậy , để lại những hậu quả về kinh tế , cả về chính trị và văn hoá xã hội mà phải mất nhiều năm nhiều công sức mới có thể khắc phục được. Về nhận thức việc chống bao cấp tràn lan đã xép văn hoá cũng như các ngành kinh tế khác , mọi hoạt động văn hoá thông tinđều phải nhằm vào kinh doanh thu lãi , thu càng hiều lãi càng tốt .Chính do ảnh hưởng của sự chỉ đạo này ,có nhiều huyện khi đặt kế hoạch xây dựng nhà văn hoá , thể thao cũng đật lợi ích kinh tế lên hàng đầu , chọn công trình có khả năng thu hồi vốn nhanh và có lãi để xây dựng không xét đến nhiệm vụ của văn hoá -thông tin –thể thao tự cân đối thu chi ,thậm chí ra lệnh cho nhà văn hoá , các đoàn nghệ thật nộp lãi Chính vì thế đã dẫn đến tình trạng nghệ thuật thương mại ,sách đen ,video đen , đến mức chúng ta phải ngăn chặn , phê phán hiện tượng gọi là “thương mại hoá các hoạt động văn hoá -thông tin –thể thao .Nhiều công trình văn hoá bị xuống cấp do thiếu kinh phí tu sửa ’’.Những hiện tượng ấy đâu phải nay đã hết .Chúng vẫn còn tồn tại ở nơi này ,nơi khác lúc này ,lúc khác.Sự thống nhất hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị xã hội cũng còn quy định rằng trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiêu quả chính trị xã hội cần yêu tiên cho hiệu quả chính trị xã hội,Điều này không chỉ xuất phát từ sứ mệnh cao cả của văn hoá thông tin phải đảm nhiệm như ở trên đã nói ,mà còn xuất phát từ yêu cầu ngăn ngừa hậu quả và tác động xấu về chính trị xã hội .Trong nhiều trường hợp ,hiệu quả về kinh tế thu được không đủ bù đắp ,khắc phục những hậu quả và tác động xấu đó .Những lộn xộn cùng những hậu quả chính trị xã hội trong hoạt động văn hoá thông tin trong thời gian qua đã được đảng và nhà nước ta phân tích kỹ và cuối cùng đã rút ra được kết luận rằng “sắp xếp lại hệ thống báo chí,xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng ,hiệu quả chính trị ,tư tưởng , văn hóa.’’ chương ii - vai t00rò quản lý của nhà nước đối với văn hoá thông tin trong nền kinh tế thị trường “Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ,vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi với việc tăng cường hoạt động quản lý nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là lời tổng kết 15 năm chặng đường đổi mới của Đảng. Nghĩa là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và tăng cường vai trò quản lý nhà nước là hai mặt cuả một vấn đề.Lý luận cũng như thực tiễn và kinh nghiêm trong nước cũng như ngoài nước đều nói nên điều đó . Hiện nay trên thế giới vẫn đang tồn tại nhiều mô hình quản lý kinh tế khác nhau với vai trò và sự tác động khác nhau của nhà nước đối với hoạt động của nền kinh tế .Đó là mô hình quản lý dựa trên cơ sỏ “bàn tay hưu hình’’của nhà nước ,mô hình quản lý “bàn tay vô hình’’ của thị trường và mô hình hỗn hợp “bàn tay hưu hình’’ của nhà nước với “bàn tay vô hình’’của thị trường. áp dụng và phát triển mô hình quản lý kinh tế hỗn hợp trong điều kiện cụ thể của Việt Nam ,Tiếp tục vận dụng tư tưởng này trong hoạt đọng quản lý văn hoá -thông tin có thể xác định rằng Nhà nước có vai trò to lớn ,quan trọng và ngày càng tăng tong việc định hướng,điều tiết và cung cấp các sản phẩm dịch vụ văn hoá thông tin cùng với đà phất triển của nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần tham gia Từ những quan điểm nêu trên ,rõ ràng đối với hoạt động văn hoá thông tin phải có chính sách đầu tư , cơ chế riêng cho loại hoạt động này. Mặt khác, sản phẩm của loại hình này là để phục vụ nhu cầu tinh thần của con người. Sản phẩm này có những nét đặc trưng riêng so voí các sản phẩm thông thường khác ỏ chỗ Các nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm này không chỉ ở dạng vật chất mà còn ở dạnh phi vật chất ( như kiến thức , quan điểm tư tưởng ,đạo đức , thẩm mỹ ,kinh nghiệm...) Công cụ lao động ,công nghệ sản xuất ra sản phẩm văn hoá không chỉ đơn thuần là mấy móc, công nghệ theo nghĩa thông dụng của từ này mà phần quan trọng hơn là nó được tạo ra bởi bộ óc và tài năng của người sáng tạo ra sản phẩm văn hoá Bên cạnh những giá trị của sản phẩm giống như các sản phẩm vật chất khác như giá trị , giá trị sử dụng ,sản phẩm văn hoá còn có thêm các giá trị khác quan trọng hơn nhiều đó là giá trị đạo đức , giá trị thẩm mỹ , giá trị văn hoá .Hay nói cách khác là những giá trị chính trị xã hội Kết quả của hoạt động sản xuất ngành văn háo thông tin không vchỉ thể hiện ở giá trị bằng tiền (doanh thu , lỗ,lãi đơn thuần ) mà phần quan trọng là ở dạng không phải là giá trị cụ thể hay nói cách khác là khó quy ra giá trị bằng tiền. Phương thức sử dụng phần lớn sản phẩm văn hoá thông tin đều mang tính tiêu dùng cộng đồng .Điều đó có nghĩa là nếu người này sủ dụng rồi người khác hoàn toàn có thể sủ dụng tiếp,cùng một lúc có thể nhiều người dùng và mọi người dân nên tiêu dùng hoặc tiếp nhận ,cho dù thu nhập của người đó như thế nào đi chăng nữa . Chính vì những đặc điểm của sản phẩm văn hoá thông tin nói trên cần có chính sách đầu tư , cơ chế cho lĩnh vực văn hoá thông tin một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về chính sách quản lý văn hoá trong cơ chế thị trường ,từng bước khắc phục những vướng mắc ,đưa hoạt động văn hoá thông tin vào nề nếp , góp phần quan trọng vào việc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ,thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng lần thứ IX. phần iii – kết luận Vấn đề văn hoá trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội không chỉ vì nó có vị trí quan trọng , mà có thể xem đây là một mặt trận mới ,có ý nghĩa thử thách đối với mọi người ,trước hết là những người có chức có quyền .Đồng thời, đây cũng là thủ thách lòng kiên nhẫn , óc sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta tong bối cảnh quốc tế có những diễn biến phức tạp nhằm đua đất nước ta vượt qua những thác ghềnh để xây dụng thành công chủ nghĩa xã hội. tài liệu tham khảo Văn hoá và kinh doanh , NXB Lao Động 2001 Tạp chí Triết học , số 2(2002) Văn kiện đại hội Đảng VIII , NXB Chính Trị Quốc Gia 1996 Văn hoá -Thông tin –Thể thao trong cơ chế thị trường , Bộ văn hoá thông tin và uỷ ban kế hoạch nhà nước xuất bản , 1992 Phạm Văn Đồng, Văn hoá và đổi mới , NXB Chính Trị Quốc Gia 1996 Mục lục Phần I – Lời nói đầu Phần II - nội dung chính Chương I : Những vấn đề cơ bản của văn hoá trong công cuộc đổi mới kinh tế Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội Đầu tư cho sự nghiệp là đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế Hoạt động văn hoá thông tin là một hình thức sản xuất ,dịch vụ đặc biệt ,góp phần làm tăng tổng sản phẩm xã hội Kết hợp thống nhất ,hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội trong hoạt động văn hoá Chương II : Vai trò quản lý của nhà nước đối với văn hoá thông tin trong nền kinh tế thị thường Phần III – kết luận ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0302.doc
Tài liệu liên quan