Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Hiểm HCM

lời nói đầu. Hiện nay số lượng xe cơ giới tham gia vào hoạt động giao thông đường bộ ở nước ta rất lớn và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Tuy nhiên, xe cơ giới cũng gây ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông, làm thiệt hại rất lớn về người và của. Để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, số lượng xe cơ giới sẽ còn tăng lên rất lớn, điều này đặt con người phải đối mặt với rủi ro tai nạn giao thông càng lớn. Đứng trước những rủi ro tai nạn giao thông,

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Hiểm HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người ta có nhiều biện pháp khác nhau để đối phó, trong đó tham gia bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Biện pháp này có tác dụng rất to lớn trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất, khắc phục nhanh chóng những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, tạo tâm lý an tâm cho chủ xe và người tham gia... Để học hỏi, trao đổi, nghiên cứu sâu hơn về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, nên trong quá trình thực tập ở phòng bảo hiểm khu vực 5 – chi nhánh của Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội, em đã chọn đề tài “Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1999 – 2001”. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Hải Đường cùng toàn thể cán bộ phòng bảo hiểm khu vực 5 đã nhiệt tình gúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. chương I lý luận chung về bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. I/ thực trạng hoạt động giao thông đường bộ ở nước ta, sự cần thiết và tác dụng phải bảo hiểm TNDS của chủ xe. 1/ Thực trạng giao thông đường bộ ở Việt Nam. Trong những năm vừa qua, để đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, thông qua nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và sự hỗ trợ của vốn ODA. Nguồn vốn này được dùng cho việc: Nâng cấp đường quốc lộ số 1, đường 5, làm mới đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, đường cao tốc Láng – Hoà Lạc...Do đó, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ cũng đang được cải tạo để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết và khắc phục: -Giao thông đường bộ bị hạn chế bởi địa hình với 3/4 là đồi núi. Từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược có nhiều đèo cao, vực sâu quanh co hiểm trở, như: Đèo Phadin, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông... -Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta còn yếu kém, có nhiều đường không đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ rải đường nhựa thấp, đường bề mặt rộng 2 làn xe hiện nay có rất ít ( trong hệ thống quốc lộ chỉ chiếm 26,2 % ), cường độ mặt đường trên các quốc lộ chỉ đảm bảo 50 -70 % so với yêu cầu, nhiều con đường xuống cấp nghiêm trọng. Cùng với thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế thì hoạt động của xe cơ giới tham gia vào giao thông cũng còn nhiều nan giải. Bảng 1: Số lượng xe cơ giới tham gia vào giao thông đường bộ ở Việt Nam (1995 – tháng 9/2001) Năm Ô tô Xe máy Số lượng xe lưu hành (xe) Lượng tăng năm sau so với năm trớc (xe) Tốc độ tăng (%) Số lượng xe lưu hành (xe) Lượng tăng năm sau so với năm trước (xe) Tốc độ tăng (%) 1995 335.779 28.701 9,35 3.578.156 252.309 17,42 1996 372.100 36.321 10,82 4.022.400 444.244 12,42 1997 417.768 45.668 12,30 4.827.219 804.819 20,00 1998 439.529 21.761 5,20 5.232.100 404.881 8,39 1999 460.000 20.417 4,66 5.800.000 567.900 10,85 2000 500.988 40.988 8,19 7.195.876 1.196.997 19,95 Tháng 9/2001 520.243 19.255 3,84 7.791.698 595.822 8,28 (Nguồn: tạp chí giao thông vận tải) Qua số liệu thống kê ở bảng 1 ta thấy: Số lượng xe ô tô, xe máy là rất lớn và có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Điều này là lẽ tất nhiên, vì khi nền kinh tế càng phát triển dẫn đến đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, đồng thời sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ cho ra đời ngày càng nhiều loại xe cơ giới. Điều này báo hiệu tình trạng tai nạn giao thông sẽ càng gia tăng. Bởi vì số lượng xe tăng rất nhanh trong khi mạng lưới giao thông đường bộ không đáp ứng kịp. Mặt khác, tình trạng tai nạn giao thông gia tăng còn do hiện nay có rất nhiều xe được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan có chất lượng thấp. 2. Sự cần thiết của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Trong cuộc sống hàng ngày con người luôn phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro và luôn tìm cách để đề phòng, hạn chế và khắc phục rủi ro. Để đối phó với rủi ro người ta dùng rất nhiều biện pháp khác nhau. Hiện nay, theo quan điểm của các nhà quản trị rủi ro có hai nhóm biện pháp đối phó với rủi ro - đó là nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro ( bao gồm các biện pháp tránh né rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu rủi ro. Các biện pháp này thường được sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro ) và nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro.( bao gồm các biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm ). Để quản trị rủi ro tốt thì cần phải kết hợp hài hoà giữa hai nhóm biện pháp này. Dù khoa học kỹ thuật và công nghệ có phát triển đến thế nào đi nữa, dù con người có hiểu biết nhiều thế nào đi nữa thì cũng không thể loại trừ được rủi ro ra khỏi cuộc sống của mình. Ví dụ, con người không thể tránh được những rủi ro như: Hạn hán, lũ lụt, động đất, rủi ro đầu cơ...Trong trường hợp này cách giải quyết tốt nhất là hạn chế bớt các thiệt hại và tìm biện pháp khắc phục hậu quả. Mặt khác,khoa học kỹ thuật phát triển, một mặt nó mang lại cho con người những phát minh sáng chế có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống, song nó cũng làm nảy sinh nhiều rủi ro mới, máy móc, thiết bị càng hiện đại với các tính năng ngày càng ưu việt thì cấu tạo cũng ngày càng phức tạp, đòi hỏi người sử dụng nó phải có trình độ chuyên môn cao và chỉ cần một sơ xuất nhỏ hay sự trục trặc của máy móc, sự bất cẩn của người sử dụng sẽ dẫn đến những thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Xe cơ giới cũng là một phát minh vĩ đại của loài người. Từ khi ra đời, với những tính năng ưu việt của mình, nó ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên xe cơ giới lại đặt con người trước những rủi ro tai nạn giao thông phức tạp. Trong các loại rủi ro, thì rủi ro tai nạn giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ xảy ra rất nhiều và có nhiều vụ tổn thất rất lớn về người và tài sản. Hàng năm tai nạn giao thông đường bộ cướp đi sinh mạng và làm tàn phế hàng chục triệu người. Song dường như số vụ tai nạn không giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Theo thống kê của cục cảnh sát giao thông, tai nạn giao thông đường bộ xảy ra do nhiều nguyên nhân: Do vi phạm về tốc độ cho phép, do tránh sai, vượt ẩu, đi lấn đường, do say bia, rượu khi điều khiển xe. do chở quá tải, quá số hành khách quy định, do mệt mỏi dẫn đến xử lý kém, do thiết bị kỹ thuật xe không an toàn, do cầu đường xuống cấp không đảm bảo tiêu chuẩn... Có thể thấy có rât nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Tuy nhiên,dù là nguyên nhân nào thì sau mỗi vụ tai nạn giao thông, cả người bị nạn và người gây tai nạn đều gặp rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Trong cuộc sống mỗi cá nhân hay tổ chức đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Khi cá nhân hay tổ chức gây thiệt hại cho người khác thì đều phải chịu trách nhiệm trong phần lỗi của mình. Theo quy định của pháp luật: Sau khi lái xe gây ra tai nạn cho người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này chủ xe thường gặp phải khó khăn về tài chính, vì vậy tính tương hỗ giúp đỡ lẫn nhau là cần thiết, nhưng các vụ thiệt hại lớn về người và tài sản thì biện pháp này không có hiệu quả. Do đó, để giải quyết vấn đề này, các chủ xe đã phải đóng góp tiền theo thời hạn nhất định để hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung và quỹ này dùng để bồi thường TNDS cho người thứ ba ( người bị nạn ) thay cho chủ xe, giúp cho họ nhanh chóng khắc phục được hậu quả và ổn định cuộc sống. Đây chính là biện pháp bảo hiểm. Cùng với sự phát triển cao của đời sống xã hội, nhu cầu sử dụng các loại xe cơ giới ngày càng cao, mối nguy hiểm do tai nạn giao thông gây ra ngày càng lớn. Vì vậy, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba càng trở lên cần thiết. tạo cho chủ xe cảm thấy yên tâm hơn khi lưu hành xe. II.Cơ sở hình thành bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba dưới hình thức bắt buộc. Thứ nhất: Phương tiện xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ. Ta thấy xe cơ giới là phương tiện giao thông phổ biến, nó có tính cơ động cao, có thể hoạt động được trên nhiều loại địa hình, giúp cho hàng hoá lưu chuyển một cách nhanh chóng từ nơi này đến nơi khác. Xe cơ giới là một nhân tố quan trọng giúp cho nền kinh tế đất nước tăng trưởng và phát triển. Mặc dù xe cơ giới là phương tiện vận tải đường bộ có tác dụng to lớn nhưng việc lưu hành nó cũng gây rất nhiều thiệt hại về người và của. Trong năm 2001, tính đến tháng 9, xe cơ giới đã gây ra: 26974 vụ tai nạn, 10548 người chết, 30175 người bị thương. Đây là những con số nói lên xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ. Thứ hai: Việc giải quyết hậu quả của TNDS giao thông là vấn đề phức tạp, phát sinh nhiều tranh chấp kéo dài. Khi tai nạn xảy ra gây thiệt hại không những về tài sản mà còn đe doạ đến tính mạng, tình trạng sức khoẻ của con người. Hậu quả tai nạn đối với con người không thể đo được bằng yếu tố vật chất. Trong trường hợp vụ tai nạn dẫn đến chết người, mà người đó lại là lao động chính, trụ cột của gia đình, thì đó là sự mất mát lớn không gì có thể thay thế được. Nếu người bị nạn bị thương nặng thì sẽ là gánh nặng không chỉ cho gia đình mà cho toàn xã hội. Dù người bị tai nạn chết hay bị thương tật thì đây cũng đều là những tổn thất khó bù đắp được. Bên cạnh đó còn có thiệt hại về tài sản, những tổn thất này còn có thể khắc phục được. Tất cả những sự bồi thường thiệt hại về người và tài sản bằng tiền chỉ xoa dịu bớt vết thương của sự mất mát, ổn định được phần nào cuộc sống của họ. Để bảo vệ những người bị thiệt hại từ những vụ tai nạn giao thông đường bộ, pháp luật dân sự quy định: TNDS của chủ xe cơ giới khi lưu hành xe gây thiệt hại về người và tài sản cho người thứ ba, chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại trong phần lỗi mà họ gây ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc bồi thường của chủ xe cho người thứ ba gặp một số khó khăn, như: Lái xe bị thương hoặc bị chết ngay sau vụ tai nạn. Mà việc bồi thường hầu hết do lái xe, chủ xe gánh chịu nên việc khắc phục tai nạn chủ xe khó có thể đủ khả năng đồng thời chi trả cho người bị thiệt hại; Lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn do hoang mang lo sợ không đủ khả năng tài chính để bồi thường cho người bị thiệt hại. Để khắc phục được những vấn đề này, Nhà nước phải huy động sự đóng góp của tất cả các chủ phương tiện cơ giới để thành lập nên quỹ bảo hiểm đủ lớn để giải quyết bồi thường TNDS cho chủ xe khi có tai nạn xảy ra. Trên đây là cơ sở hình thành tính bắt buộc của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Nhìn chung, mục đích của sự bắt buộc là nhằm: Bảo vệ lợi ích cho người bị nạn khi tai nạn xảy ra. Ngoài ra, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được áp dụng dưới hình thức bắt buộc cũng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội ở nước ta. Đây là biện pháp chủ động độc lập của chủ xe, đồng thời huy động được sự đóng góp cộng đồng. Với tính bắt buộc của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba sẽ phát huy được tính tích cực của phương tiện vận chuyển đường bộ. III/ nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm . 1.1. Đối tượng bảo hiểm . Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cá nhân hay đại diện cho một tập thể. Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho một phần trách nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều khiển xe cơ giới của người lái xe. Như vậy đối tượng được bảo hiểm là TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là trách nhiệm hay nghiã vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ 3 do việc lưu hành gây tai nạn. Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước, chỉ khi nào việc lưu hành xe gây ra tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ 3 thì đối tượng này mới được xác định cụ thể. Bên thứ 3: là người bị thiệt hại về thân thể, tài sản do xe cơ giới gây ra loại trừ người trên xe, lái phụ xe và hành khách trên chính chiếc xe đó. TNDS là trách nhiệm được tính bằng tiền theo quy định của pháp luật và sự phán quyết của toà án mà chủ xe phải gánh chịu do việc lưu hành xe của mình gây thiệt hại cho bên bên thứ 3. Các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ 3: -Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ 3. -Chủ xe (lái xe) phải có hành vi pháp luật. Có thể do vô tình hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các quy định khác của Nhà nước... -Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe (lái xe) với những thiệt hại của người thứ 3. Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp có ý thức quyết định dẫn đến thiệt hại thực tế xảy ra, đó là kết quả tất yếu. Nếu không xác định được mối quan hệ này thì không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp đó có những hành vi trái pháp luật là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại, nhưng không có mối quan hệ nhân quả không có trách nhiệm bội thường. -Chủ xe phải có lỗi. Lỗi do trạng thái tâm lý của chủ xe nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Lỗi biểu hiện dưới hình thức vô tình hay cố ý. Việc xác định hình thức và mức lỗi là căn cứ vào diễn biến cụ thể của sự việc về thời gian, địa điểm, những điều kiện khách quan và trình độ nhận thức của người gây thiệt hại. Lỗi là cơ sở để tính toán trách nhiệm bồi thường của chủ xe khi gây ra tai nạn cho người thứ 3, tuy nhiên không phải bất kỳ vụ tai nạn nào người lái xe cũng có lỗi. Thực tế những vụ tai nạn xẩy ra không do lỗi của ai mà nguyên nhân do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ như: xe đang chạy bị nổ nồi hơi gây tai nạn, xe bị nổ lốp, xe không điều khiển được tay lái gây ra tai nạn, xe đứt phanh khi đang xuống dốc..., trong trường hợp này, TNDS vẫn có thể phát sinh nếu có đủ 3 điều kiện đầu. Nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện đầu tiên TNDS của chủ xe không phát sinh và do đó không phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. điều kiện 4 có thể có hoặc không, vì nhiều khi tai nạn xẩy ra là do tính nguy hiểm cao độ của xe cơ giới mà không hoàn toàn do lỗi của chủ xe. 2.2.Phạm vi bảo hiểm a. Rủi ro bảo hiểm Người bảo hiểm nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được gây ra tai nạn và làm phát sinh TNDS của chủ xe. Bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường phần TNDS của chủ xe phát sinh đối với người thứ ba đối với các thiệt hại sau: - Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ 3 - Thiệt hại về tài sản, hàng hoá... của bên thứ 3 - Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập - Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả). - Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứu chữa ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân. b. Rủi ro loại trừ Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn mặc dù có phát sinh TNDS trong các trường hợp sau: - Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại. - Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ. - Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ như: Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường. Lái xe không có bằng lái hoặc bị tịch thu , bằng không hợp lệ. Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như: rượu, bia,ma tuý... Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép. Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa. Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn, hoặc chỉ có đèn bên phải. Xe không có hệ thống lái bên phải. - Thiệt hại do chiến tranh, bạo động. - Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh. - Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn. - Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ khi có thoả thuận khác. Ngoài ra, người bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệt như vàng bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt. Tham gia bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Việc phân định các rủi ro được bảo hiểm và các rủi ro loại trừ một mặt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ phương tiện, mặt khác giúp công ty bảo hiểm giảm các vụ khiếu lại. 2. Phí bảo hiểm. 2.1.Khái niệm Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm đóng cho người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) trên cơ sở mức trách nhiệm đã hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn và quỹ này dùng để bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn phát sinh TNDS của chủ xe. 2.2.Cách tính phí Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện: Người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 theo số lượng đầu phương tiện của mình. Mặt khác các phương tiện khác nhau về chủng loại, về độ lớn có xác suất gây ra tai nạn khác nhau. Do đó, phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện (hoặc nhóm phương tiện). Phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 căn cứ vào các yếu tố sau: Xác suất số vụ tai nạn phát sinh TNDS. TNDS phát sinh bình quân mỗi vụ tai nạn. Số xe tham gia bảo hiểm. Công thức tính phí cho mỗi đầu phương tiện đối với mỗi loại phương tiện (thường tính theo năm) là: P = f + d Trong đó: P: Phí bảo hiểm / đầu phương tiện f: Phí thuần d: phụ phí Phí thuần được xác định theo công thức: Trong đó: Si: Số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh TNDS của chủ xe được bảo hiểm bồi thường trong năm i Ti: Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn trong năm i Ci: Số đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm i n: Số năm thống kê, thường từ 3-5 năm , (i=1,n) Như vậy, f thực chất là số tiền bồi thường bình quân trong thời kỳ n năm cho mỗi đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong thời kỳ đó. Để thấy rõ được cách tính phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3, ta xét ví dụ sau: Ví dụ: Có số liệu thống kê 5 năm về tình hình tai nạn giao thông có phát sinh TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đối với xe có trọng tải 3-5 tấn, như sau: Năm Số xe tham gia bảo hiểm - Ci (Chiếc) Số vụ tai nạn- Si (vụ) Thiệt hại bình quân 1 vụ - Ti (triệu đồng) 1 400.000 7000 5,1 2 700.000 10.200 5,4 3 650.000 9000 5,6 4 900.000 11.100 6,4 5 800.000 9. 250 6,9 Xác định phí bảo hiểm cho mỗi đầu xe trong năm thứ sáu, giả sử tỷ lệ phụ phí là 20 %. Trước hết ta tính phí thuần: 7000x5,1+10200x5,4+9000x5,6+11100x6,4+9250x6,9 276045 f = = = 34500000 34500000 = 0,080013 (triệu đồng/xe) = 80013 ( đồng/xe) Do tỉ lệ phụ phí là 20% nên phí bảo hiểm năm thứ sáu bình quân mỗi đầu xe là: f 80013 P = = = 100016 ( đồng/xe ) 0,8 0,8 Đây là cách tính phí bảo hiểm cho các phương tiện giao thông thông dụng dựa trên quy luật số đông bù số ít. Còn đối với các trường hợp cụ thể như sau: -Đối với các phương tiện không thông dụng, mức độ rủi ro lớn hơn, như xe kéo rơmooc, xe chở hàng nặng... thì tính thêm tỉ lệ phụ phí so với phí cơ bản. ở Việt Nam hiện nay thường cộng thêm 30% mức phí cơ bản ( phí bảo hiểm bằng 130 % mức phí cơ bản ). -Đối với xe có các thiết bị đặc biệt như thiết bị nâng bốc hàng, trộn bê tông, xe chở xăng dầu... thì cộng thêm 20% mức phí cơ bản ( phí bảo hiểm bằng 120 % mức phí cơ bản ) của xe có cùng trọng tải. -Đối với xe vận chuyển hành khách: Xe chở khách liên tỉnh : Phí = Phí cơ bản + 30% phí cơ bản. Xe chở khách nội tỉnh: Phí = phí cơ bản + 15% phí cơ bản. Xe tắc xi: Phí = Phí cơ bản + 30% phí cơ bản. Đối với các phương tiện giao thông hoạt động ngắn hạn( dưới một năm), thời gian tham gia bảo hiểm được tính tròn tháng và phí bảo hiểm được xác định như sau: Pngắn hạn Pnăm. x số tháng xe hoạt động 12 tháng = Hoặc phí ngắn hạn có thể được tính theo công thức: Pngắn hạn = Pnăm x Tỷ lệ phí ngắn hạn Trường hợp đã đóng phí cả năm nhưng vào một thời điểm nào đó phương tiện không hoạt động nữa hoặc chuyển chủ sở hữu mà không chuyển quyền bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được hoàn lại phí bảo hiểm tương ứng với số thời gian còn lại của của năm (làm tròn tháng) nếu trước đó chủ phương tiện chưa có khiếu lại nào và chưa được bảo hiểm bồi thường. Số phí hoàn lại được xác định như sau: Pnăm x Số tháng xe không hoạt động Phoàn lại = 12 tháng Ví dụ: Một chủ xe tham gia bảo hiểm TNDS với mức phí năm là 800.000 đồng. Nhưng khi xe hoạt động được 4 tháng thì bị hỏng không thể tiếp tục hoạt động được nữa và trong thời gian trước khi ngừng hoạt động, xe cha gây ra tai nạn phát sinh TNDS. Chủ xe đã làm đơn yêu cầu công ty bảo hiểm hoàn lại phí bảo hiểm cho những tháng mà xe ngừng hoạt động. Công ty bảo hiểm hoàn lại phí bảo hiểm cho chủ xe với mức phí như sau: 800.000x(12 - 4) Phoàn lại = = 533333 (đồng) 12 Nộp phí bảo hiểm là trách nhiệm của chủ phương tiện . Tuỳ theo số lượng phương tiện, người bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần nộp và mức phí nộp tương ứng theo tỉ lệ tổn thất và giảm phí theo số lượng phương tiện tham gia bảo hiểm ( mức giảm tối đa thường là 20%). Nếu không thực hiện đúng quy định thì sẽ bị phạt. Ví dụ: -Chậm từ 1 đến 2 tháng phải nộp thêm 100% mức phí cơ bản. -Chậm từ 2 đến 4 tháng phải nộp 200% mức phí cơ bản. -Chậm từ 4 tháng trở lên nộp 300% phí cơ bản. -Hoặc huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm . 3. Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm. Khi tai nạn xảy ra, để yêu cầu người bảo hiểm bồi thường, chủ xe phải gửi hồ sơ khiếu lại bồi thường cho người bảo hiểm, hồ sơ bao gồm: -Giấy chứng nhận bảo hiểm. -Biên bản khám nghiệm hiện trường. -Tờ khai tai nạn của chủ xe. -Bản kết luận điều tra tai nạn ( nếu có ). -Biên bản hoà giải (nếu có ). -Quyết định của toà án ( nếu có ). -Các chứng từ liên quan đến thiệt hại của người thứ ba, bao gồm: Thiệt hại về con người, thiệt hại về tài sản. Các chứng từ phải hợp lệ. Sau khi nhận được hồ sơ khiếu lại bồi thường, người bảo hiểm sẽ tiến hành giám định xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba và tiến hành bồi thường tổn thất. Thiệt hại của bên thứ ba gồm: -Thiệt hại về tài sản: Tài sản bị mất, bị hư hỏng hoặc bị phá huỷ; thiệt hại liên quan đến việc sử dụng tài sản và các chi phí hợp lý để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Thiệt hại về tài sản lưu động được xác định theo giá thực tế ( giá thị trường ) tại thời điểm tổn thất. Thiệt hại về tài sản cố định được xác định căn cứ vào khầu hao. Cụ thể: Giá trị thiệt hại = Gía mua mới – mức khấu hao -Thiệt hại về con người gồm thiệt hại về sức khoẻ và thiệt hại về tính mạng. Thiệt hại về sức khoẻ gồm: +Các chi phí hợp lý cho công việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ và các chức năng bị mất hoặc bị giảm sút như: Chi phí cấp cứu, tiền hao phí vật chất và các chi phí y tế khác. +Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân và khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi dưỡng. +Khoản thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của người đó. +Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Các thiệt hại về tính mạng của người thứ ba gồm: +Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc, cứu chữa người thứ ba trước khi chết. +Chi phí hợp lý cho việc mai táng người thứ ba ( những chi phí do hủ tục sẽ không được thanh toán ). +Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ ba phải nuôi dưỡng. Khoản tiền trợ cấp này được xác định tuỳ theo quy định của mỗi quốc gia, tuy nhiên sẽ được tăng thêm nếu hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. Như vậy toàn bộ thiệt hại của bên thứ ba: Thiệt hại thực tế của bên thứ ba = Thiệt hại về tài sản + Thiệt hại về người. Việc xác định số tiền bồi thường được dựa trên hai yếu tố: -Thiệt hại thực tế của bên thứ ba. -Mức độ lỗi của chủ xe trong vụ tai nạn. Trên thực tế, nếu người thứ ba là người không có thu nhập từ lao động; là người có thu nhập thấp thuộc các đối tượng chính sách của nhà nước; nếu người thứ ba bị chết nhưng gia đình nạn nhân không được hưởng các khoản mất hoặc giảm thu nhập do khi còn sống người này không phải nuôi dưỡng người khác...thì nhìn chung một khoản trợ cấp sẽ được trả trên tinh thần nhân đạo. Trong trường hợp có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho bên thứ ba thì: Số tiền bồi thường = ( lỗi của chủ xe + lỗi khác ) x thiệt hại của bên thứ ba. Sau đó người bảo hiểm sẽ được đòi lại người khác phần thiệt hại do họ gây ra theo lỗi của họ. Nói chung trong mọi trường hợp, người bảo hiểm bồi thường theo trách nhiệm thực tế phát sinh nhưng số tiền bồi thường tối đa không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm. Tóm lại, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có tác dụng rất to lớn trong việc đề phòng, hạn chế và khắc phục những rủi ro, tổn thất tai nạn giao thông đường bộ, góp phần làm cho hoạt động giao thông vận tải được diễn ra một cách liên tục, giúp người được bảo hiểm và người bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục được những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra...từ đó giúp cho xã hội thêm ổn định và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước. Chính vì tầm quan trọng tác dụng của nghiệp vụ này nên cần có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để nó phát huy được đầy đủ tác dụng của mình và đi theo định hướng của Nhà nước. chương II Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh. I. sự hình thành và phát triển của Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh. 1. Sự hình thành và phát triển. Ngày 28/11/1994 công ty bảo hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) được thành lập và hoạt động, trên cơ sở một chi nhánh lớn nhất của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Bảo Minh là doanh nghiệp nhà nước, có chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm trên phạm vi cả nước. Từ khi thành lập công ty đã không ngừng đa dạng hoá sản phẩm. Hiện nay công ty đã triển khai được hầu như tất cả các sản phẩm bảo hiểm chủ yếu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đồng thời công ty đã hoạt động kinh doanh ở 37 tỉnh thành trong cả nước, với 23 chi nhánh, 13 văn phòng đại diện, 6 phòng bảo hiểm khu vực tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Để thúc đẩy sự phát triển công ty còn tiến hành thành lập công ty liên doanh bảo hiểm liên hiệp (UIC) (năm 1997), Thành lập công ty liên doanh bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh – CMG (1999), tham gia hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (1999), ngoài ra công ty còn ký hợp tác bảo hiểm, tái bảo hiểm với rất nhiều công ty. Về cơ cấu tổ chức, công ty cũng không ngừng thay đổi và hoàn thiện để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế, Cụ thể: -Từ tháng 12/1994 – 1998 cơ cấu tổ chức gồm có Ban giám đốc công ty, các phòng tại văn phòng công ty, các phòng quản lý và các phòng khai thác, các chi nhánh địa phương, phòng bảo hiểm khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện ở một số tỉnh, ngoài ra còn có hệ thống đại lý cộng tác viên. -Năm 1998-2000 cơ cấu tổ chức giữ nguyên như trên, ngoài ra có thành lập một số phòng quản lý tại văn phòng công ty, thành lập các công ty liên doanh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Phát triển các chi nhánh đều khắp các tỉnh trong cả nước (22 chi nhánh, 7 văn phòng đại diên). -Năm 2000-2001 ban giám đốc chủ trương tách khối quản lý và khối khai thác trên văn phòng công ty thành hai bộ phận riêng biệt. Đặc biệt năm 2001 sát nhập các phòng khai thác ở văn phòng công ty và các phòng bảo hiểm khu vực thành phố hồ chí minh thành sở giao dịch để tăng thêm sức mạnh và tập trung chỉ đạo. Thành lập các văn phòng đại diện để quản lý đại lý ở các tỉnh không có chi nhánh. Đối với các tỉnh có đủ điều kiện để thành lập chi nhánh thì có thể thành lập mới hoặc chuyển văn phòng đại diện thành chi nhánh tại địa bàn. Mặc dù sự chuyển đổi cơ cấu tổ chức như trên đã từng bước phù hợp với nhu cầu của từng thời kỳ, nó đã phát huy được tác dụng là tăng doanh thu, mở rộng thị phần và phủ tương đối kín địa bàn. Bên cạnh đó nó có những nhược điểm như: Giao quyền quản lý cho một số chi nhánh lớn trong khi khả năng cán bộ quản lý hạn chế, phát triển tổ chức không đồng đều, phía bắc còn mỏng, tổ chức còn cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, chưa thống nhất, trách nhiệm, quyền hạn chưa rõ ràng...Để khắc phục những nhược điểm trên trong thời gian tới công ty sẽ chuyển cơ cấu tổ chức từ dọc sang ngang, mà nội dung chủ yếu là: Chuyển từ cơ cấu tổ chức nhiều cấp sang cơ cấu ít cấp ( 3 cấp – cấp công ty;cấp chi nhánh, sở giao dịch, văn phòng đại diện; cấp phòng nghiệp vụ khu vực ); tập trung củng cố khối văn phòng công ty; bố trí hợp lý lực lượng khai thác khách hàng, hợp tác với các công ty dịch vụ, cung cấp dịch vụ tốt, ổn địnhvà vì lợi ích lâu dài của hai bên; định hướng vào khách hàng và thị trường; thành lập thêm các chi nhánh để tăng thị phần và tăng khả năng phục vụ khách hàng; thành lập các đội quá trình nhóm, tổ theo dõi thực hiện các quy trìnhvà kịp thời phát hiện lỗi để khắc phục. Về tình hình doanh thu phí bảo hiểm gốc nghiệp vụ bảo hiểm gốc của một số nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu của công ty được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 3: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của một số nghiệp vụ bảo hiểm chính. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 Tai nạn con người Tr.đ 37235 46321 53521 70260 tài sản và thiệt hại Tr.đ 38762 28463 25354 27914 Hàng hóa vận chuyển Tr.đ 47565 37470 49211 51126 Thân tàu và TNDS chủ tàu Tr.đ 46533 43435 48617 53468 Trách nhiệm chung Tr.đ 9201 7436 10395 11256 Hàng không Tr.đ 57394 73480 80558 158309 Xe cơ giới Tr.đ 95229 90927 103009 129510 Cháy Tr.đ 74545 48775 54740 55966 (Nguồn: Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh) Ta thấy doanh thu phí bảo hiểm gốc của các nghiệp vụ trên nói chung là đều tăng qua các năm. Nghiệp vụ bảo hiểm nạn con người năm 1998 doanh thu đạt 37235 (triệu đồng), năm 1999 đạt 46321 (triệu đồng), tăng 24,40% so với năm trước, năm 2000 đạt 53521 (triệu đồng), tăng 15,54% so với năm 1999, năm 2001 đạt tới 70206 (triệu đồng), tăng 31,28% so với năm 1999. Nghiệp vụ tai nạn con người, đây là nghiệp vụ duy nhất mà doanh thu liên tục giảm qua 2 năm liên tiếp, năm 1998 đạt 3876._.2 (triệu đồng), năm 1999 đạt 28463 (triệu đồng), giảm tới 26,57%, năm 2000 lại tiếp tục giảm và chỉ đạt 25354 (triệu đồng), giảm 10,92%, so với năm 1999, năm 2001 tăng lên nhưng chỉ đạt 27914 (triệu đồng), tăng 10,10% so với năm 2000. Nghiệp vụ hàng hoá vận chuyển, năm 1998 đạt 47565 (triệu đồng), năm 1999 đạt 37470 (triệu đồng), giảm 21,22% so với năm 1998, năm 2000 đạt 49211 (triệu đồng), tăng 31,33% so với năm 1999, năm 2001 đạt 51126 (triệu đồng), tăng 3,89% so với năm 2000. Nghiệp vụ thân tàu và TNDS của chủ tàu, năm 1998 đạt 46533 (triệu đồng), năm 1999 đạt 43435 (triệu đồng), giảm 6,66% so với năm 1998, năm 2000 đạt 48617 (triệu đồng), tăng 11,93% so với năm 1999, năm 2001 đạt 53468 (triệu đồng), tăng 9,98% so với năm 2000. Nghiệp vụ Trách nhiệm chung, năm 1998 đạt 9201 (triệu đồng), năm 1999 đạt 7436 (triệu đồng), giảm 19,18% so với năm 1998, năm 2000 tăng mạnh và đạt 10395 (triệu đồng), tăng tới 39,79% so với năm 1999, năm 2001 đạt 11256 (triệu đồng), tăng 8,28% so với năm 2000. Nghiệp vụ hàng không, năm 1998 đạt 57394 (triệu đồng), năm 1999 đạt 73480 (triệu đồng), tăng 28,03% so với năm 1998, năm 2000 đạt 80558 (triệu đồng), tăng 9,63% so với năm 1999, năm 2001 đạt mức rất cao (158309 (triệu đồng) ), tăng tới 96,52% so với năm 2000. Nghiệp vụ xe cơ giới, năm 1998 đạt 95229 (triệu đồng), năm 1999 giảm một chút và đạt 90927 (triệu đồng), giảm 4,52% so với năm 1998, năm 2000 đạt 103009 (triệu đồng), tăng 13,29% so với năm 1999, năm 2001 đạt 129510 (triệu đồng), tăng 25,73% so với năm 2000. Nghiệp vụ cháy, năm 1998 đạt 74545 (triệu đồng), năm 1999 đạt 48775 (triệu đồng), giảm tới 34,57% so với năm 1998, năm 2000 đạt 54740 (triệu đồng), tăng 12,23% so với năm 1999, năm 2001 đạt 55966 (triệu đồng), tăng 2,24% so với năm 2000. Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng đã làm cho thị phần của Bảo Minh không ngừng tăng hiện nay thị phần của Bảo Minh là 26.3% tăng 70% so với lúc mới thành lập công ty và tăng 7,3% so với năm 2000. Trong các năm trên thì chỉ có năm 1999 là doanh thu phí bảo của hầu hết các nghiệp vụ bị giảm sút. Điều này chủ yếu là do: Đây là năm tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm so với các năm trước(chỉ đạt 4,8%). Chính vì vậy đã có tác động to lớn làm cho doanh thu lĩnh vực phi nhân thọ trên toàn thị trường nói chung và Bảo Minh nói riêng bị giảm; cùng với sự phát triển chậm của nền kinh tế là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bảo hiểm làm thị phần bị xé nhỏ, doanh thu phí bảo hiểm gốc bị giảm; một nguyên nhân nữa là năm 1999 áp dụng luật thuế mới( 4% thuế doanh thu được thay bằng 10% thuế VAT) nên doanh thu phí bảo hiểm phải tách riêng thuế vì vậy làm cho việc so sánh doanh thu phí năm nay với năm trước sẽ thay đổi theo khuynh hướng giảm. Tóm lại ,công ty đã đạt được doanh thu khá tốt với các nghiệp vụ chủ yếu của mình. Điều đó đạt được một phần là do các yếu tố bên ngoài, như: sự tăng trưởng kinh tế, sự giúp đỡ của Nhà nước, nhưng phần lơn những kết quả đó là do công ty luôn cải thiện bộ máy quản lý, không ngừng mở rộng các chi nhánh, văn phòng đại diện ra các tỉnh và thành phố, tăng cường tuyên truyền quảng cáo, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm,có chính sách hoa hồng hợp lý, tăng cường lòng tin đối với khách hàng thông qua các công tác: Giám định, bồi thường... Để đánh giá các nghiệp vụ trên ta còn cần xem xét tình hình bồi thường của nó. Bảng 4: Tình hình bồi thường của các nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 Tai nạn con người Tr.đ 19811 25622 32581 40092 tài sản và thiệt hại Tr.đ 4705 2815 19389 4546 Hàng hóa vận chuyển Tr.đ 16410 45628 27551 11478 Thân tàu và TNDS chủ tàu Tr.đ 18703 32876 42445 29972 Trách nhiệm chung Tr.đ 1365 809 1129 700 Hàng không Tr.đ 4866 115559 73366 80226 Xe cơ giới Tr.đ 51304 54540 58227 79942 Cháy Tr.đ 3597 8648 24278 40139 (Nguồn: Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh) Mặc dù bồi thường của các nghiệp vụ biến động khách nhau qua các năm tuy nhiên nhìn chung cũng gia tăng qua các năm. Nghiệp vụ tai nạn con người, năm 1998 bồi thường 19811 (triệu đồng), năm 1999 đã lên đến 25622 (triệu đồng), tăng 29,33 so với năm 1998, năm 2000 tăng lên 32581 (triệu đồng), tăng 27,16% so với năm 1999, năm 2001 tiếp tục tăng lên 40092 (triệu đồng), tăng 23,05% so với năm 2000. Nghiệp vụ tài sản và thiệt hại, năm 1998 bồi thường 4705 (triệu đồng), năm 1999 chỉ bồi thường 2815 (triệu đồng), giảm 40,17% so với năm 1998, năm 2000 đột biến lên đến 19389 (triệu đồng), tăng 588,77% so với năm 1999, năm 2001 lại giảm mạnh và chỉ còn 4546 (triệu đồng), giảm 76,55% so với năm 2000. Nghiệp vụ hàng hoá vận chuyển, năm 1998 bồi thường 16410 (triệu đồng), năm 1999 tăng mạnh, lên đến 45628 (triệu đồng), tăng 178,05% so với năm 1998, năm 2000 giảm xuống chỉ còn 27551 (triệu đồng), giảm 39,62 % so với năm 1999, năm 2001 lại tiếp tục giảm xuống còn 11478 (triệu đồng), giảm 58,34% so với năm 2000. Nghiệp vụ thân tàu và TNDS của chủ tàu, năm 1998 bồi thường 18703 (triệu đồng), năm 1999 tăng lên đến 32876 (triệu đồng), tăng 75,78% so với năm 1998, năm 2000 tăng lên 42445 (triệu đồng), tăng 29,11% so với năm 1999, năm 2001, giảm xuống và chỉ còn 29972 (triệu đồng), giảm 29,39% so với năm 2000. Nghiệp vụ trách nhiệm chung, năm 1998 bồi thường 1365 (triệu đồng), năm 1999 giảm xuống còn 809 (triệu đồng), giảm 40,73% so với năm 1998, năm 2000 tăng lên 1129 (triệu đồng), tăng 39,56% so với năm 1999, năm 2001 lại giảm xuống chỉ còn 700 (triệu đồng), giảm 38% so với năm 2000. Nghiệp vụ hàng không, năm 1998 bồi thường 4866 (triệu đồng), năm 1999 tăn đột ngột lên tới 115559 (triệu đồng), tăng 2274,80% so với năm 1998, năm 2000 giảm xuống chỉ còn 73366 (triệu đồng), giảm 36,51% so với năm 1999, năm 2001 tăng lên 80226 (triệu đồng), tăng 9,35% so với năm 2000. Nghiệp vụ xe cơ giới, năm 1998 bồi thường 51304 (triệu đồng), năm 1999 tăn lên 54540 (triệu đồng), tăng 6,31% so với năm 1998, năm 2000 tăng lên 58227 (triệu đồng), tăng 6,76% so với năm 1999, năm 2001 tăng lên 79942 (triệu đồng), tăng 37,27% so với năm 2000. Nghiệp vụ cháy, năm 1998 bồi thường 3597 (triệu đồng), năm 1999 tăng lên đến 8648 (triệu đồng), tăng 140,42% so với năm 1998, năm 2000 lại tiếp tục tăng lên đến 24278 (triệu đồng), tăng 180,74 (triệu đồng), năm 2001 lại tăng lên 40139 (triệu đồng), tăng 65,33% so với năm 2000. Bồi thường nói chung là tăng qua các năm, là điều dễ hiểu. Bởi vì doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng lên đi kèm với số đơn bảo hiểm cấp cũng tăng nên do đó số vụ rủi ro sẽ nhiều hơn từ đó tất yếu dẫn đến thiệt hại sẽ tăng lên. Để thấy rõ hơn về tình hình bồi thường ta cần xem xét chỉ tiêu tỉ lệ bồi thường trên doanh thu. Bảng 5: Tỉ lệ bồi thường trên doanh thu của một số nghiệp vụ chủ yếu của Bảo Minh . Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 Tai nạn con người Tr.đ 53,21 55,31 60,88 57,06 Tài sản và thiệt hại Tr.đ 12,14 9,89 76,47 16,29 Hàng hóa vận chuyển Tr.đ 34,50 121,77 55,99 22,45 Thân tàu và TNDS chủ tàu Tr.đ 40,19 75,69 87,31 56,06 Trách nhiệm chung Tr.đ 14,84 10,88 10,86 6,22 Hàng không Tr.đ 8,48 157,27 91,07 50,68 Xe cơ giới Tr.đ 53,87 59,98 56,53 61,73 Cháy Tr.đ 4,83 17,73 44,35 71,72 (Nguồn: Tính toán từ các số liệu ở trên) Qua bảng trên ta thất tỉ lệ bồi thường trên doanh thu của các nghiệp vụ: Tai nạn con người, trách nhiệm chung và xe cơ giới biến đông không nhiều qua các năm, các nghiệp vụ còn lại thì tỉ lệ này biến động lớn qua các năm, -Đối với các nghiệp vụ biến động nhỏ. Nghiệp vụ tai nạn con người, tỉ lệ bồi thường trên doanh thu từ 1998 – 2001 ở mức cao và luôn chỉ biến động trong khoảng 53- 61%. Nghiệp vụ trách nhiệm chung, tỉ lệ này luôn ở mức thấp (dưới 15%) và cũng chỉ biến động trong khoảng từ 6 – 15%. Nghiệp vụ xe cơ giới, tỉ lệ bồi thường trên doanh thu luôn ở mức khá cao(hơn 53%) đồng thời tăng đều qua các năm, tuy nhiên tăng không lớn và chỉ nằm trong khoảng 53-62%. -Đối với các nghiệp vụ biến động lớn: Nghiệp vụ tài sản và thiệt hại năm 1998 tỉ lệ bồi thường trên doanh thu là 12,14%, năm 1999 giảm xuống rất thấp, chỉ còn 9,89%, sang năm 2000 đột ngột tăng lên đến 76,47%, đến năm 2001 lại giảm xuống, chỉ còn 16,29%. Nghiệp vụ hàng hoá vận chuyển, năm 1998 tỉ lệ này là 34,50%, năm 1999 tăng kỷ lục và đạt 121,77%, sang năm 2000 giảm mạnh xuống còn 55,99%, đến năm 2001 thì chỉ còn 22,45%. Nghiệp vụ thân tàu và TNDS của chủ tàu, năm 1998 là 40,19%, năm 1999 tăng lên đến 75,69%, năm 2000 tiếp tục tăng lên đến 87,31%, đến năm 2001 lại giảm xuống chỉ còn 56,06%. Nghiệp vụ hàng không, đây là nghiệp vụ mà tỉ lệ bồi thường trên doanh thu biến động lớn nhất, năm 1998 chỉ có 8,48%, năm 1999 tăng lên đến 157,27 % đây là tỉ lệ lớn nhất của các nghiệp vụ qua các năm , năm 2000 giảm mạnh nhưng vẫn ở mức rất cao, 91,07%, năm 2001 tiếp tục giảm và chỉ còn 50,68%. Nghiệp vụ cháy, năm 1998 chỉ là 4,83%, năm 1999 tăng lên đến 17,73%, năm 2000 tăng lên 44,35%, đến năm 2001 đã đạt mức cao 71,72%. Từ các kết quả trên ta thấy các nghiệp vụ quan trọng của Bảo Minh nói chung tỷ lệ bồi thường trên doanh thu còn ở mức khá cao, có nhiều nghiệp vụ tỉ lệ bồi thường trên doanh thu biến động thất thương qua các năm, điều này nói nên rủi ro mà Bảo Minh gặp phải lớn. Sở dĩ có những tồn tại này là do công ty chưa quản lý tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất, quá trình thẩm định rủi ro chưa chính xác nhiều khi còn qua loa, do mải chạy theo doanh thu... 2. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn (1999-2001). Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty trong một khoảng thời gian nhất định,thông thường là một năm. Kết quả kinh doanh được biểu hiện dưới hai chỉ tiêu chính là doanh thu và lợi nhuận. Bảng 6: kết quả kinh doanh của Bảo Minh trong giai đoạn(1998-2001)   Năm Chỉ tiêu đơn vị 1998 1999 2000 2001 Tổng doanh thu Tr.đ 469400 445642 488991 599102 Tổng chi phí Tr.đ 451778 434002 478642 586817 1. Chi bồi thường thực trả Tr.đ 100085 104585 141731 148369 2. Chi quản lý Tr.đ 46940 44564 48899 59910 3. Chi hoa hồng Tr.đ 23470 22282 24450 29955 4. Chi ĐP&HCTT Tr.đ 21123 20054 22005 26960 5. Phí nhượng tái bảo hiểm Tr.đ 201769 175656 176107 259871 7. Chi khác Tr.đ 58391 66861 65451 61752 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 17622 11640 10349 12285 (Nguồn: Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh) Năm 1998 tổng doanh thu đạt 469400 triệu đồng trong khi đó tổng chi phí chỉ là 451778 triệu đồng, sở dĩ chi phí thấp là do tỉ lệ bồi thường thực trả trên tổng doanh thu thấp (21,32%) do đó làm cho lợi nhuận đạt được cao (17622 triệu đồng). Năm 1999, Đây là năm công ty gặp rất nhiều khó khăn như đã nói ở trên dẫn đến lợi nhuận đầu tư thấp, tỉ lệ tổng chi bồi thường thực trả trên tổng doanh thu cao hơn năm trước (23,47%), về số tuyệt đối là 104585 triệu đồng. Trong khi doanh thu lại thấp hơn năm trước, chỉ đạt 445642 triệu đồng, giảm 5,1% so với năm trước... những kết quả đó dẫn đến lợi nhuận của công ty bị sút giảm chỉ còn 11640 triệu đồng (giảm 33,95% so với năm trước). Năm 2000. Đây là năm đánh dấu sự kết thúc giai đoạn sụt giảm của nền kinh tế, bắt đầu một chu kỳ phát triển mới. Các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ đều tăng khá ( công nghiệp tăng 15,7%, nông lâm ngư nghiệp tăng 4,5%,xuất nhập khẩu tăng 25%...) từ đó làm cho GDP tăng 6,7%. Chính những thuận lợi về môi trường kinh doanh kết hợp với những giải pháp đúng đắn của mình, trong năm này tổng doanh thu của hầu như tất cả các nghiệp vụ của Bảo Minh đều tăng từ 10-20% so với năm trước, từ đó góp phần to lớn làm cho tổng doanh thu của Bảo Minh cũng tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 488991 triệu đồng, tăng 9,73% so với năm trước. Tuy doanh thu cao nhưng tổn thất xảy ra lại nhiều, bồi thường thực trả 141731 triệu đồng, tăng 35,52% so với năm trước từ đó dẫn đến lợi nhuận giảm chỉ còn 10349 triệu đồng, giảm 11,09% so với năm trước. Năm 2001. Kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi và phát triển, Việt Nam trở thành nước có GDP tăng trưởng cao vào hàng thứ hai trên thế giới: 6,2%, chỉ sao Trung Quốc, hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết... Đã góp phần làm cho tổng doanh thu của Bảo Minh tăng nhanh chóng, đạt 599102 triệu đồng, tăng 22,52% so với năm trước. Bồi thường thực trả là 148369 triệu đồng, tăng 4,68% so với năm trước tuy nhiên vẫn rất nhỏ so với tốc độ tăng doanh thu. Từ các kết quả đó đã làm cho lợi nhuận đạt 12285 triệu đồng, tăng 18,71% so với năm trước. Kết quả này tạo ra điều kiện và động lực cho sự phát triển của công ty trong năm sau. II.Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty bảo hiểm Bảo Minh. 1. Công tác khai thác. Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đây là khâu quyết định tới sự thành bại của các Công ty bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng, bởi vì hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy luật số đông bù số ít. Chỉ khi số lượng xe đủ lớn tham gia bảo hiểm thì mới hình thành được một quỹ tiền tệ tập trung chi trả cho chủ xe khi tai nạn xẩy ra và bù đắp các chi phí. Vì vậy khâu khai thác có ảnh hưởng quyết định đến doanh thu và lợi nhuận từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung và từng nghiệp vụ nói riêng. Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, điều này tạo ra sự thuận lợi cho các công ty trong việc khai thác. Tuy nhiên không phải vì tính bắt buộc mà việc khai thác trở nên đơn giản. Bởi vì sản phẩm bảo hiểm vốn đã trừu tượng, thì bảo hiểm trách nhiệm nói chung và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng lại càng trở lên trừu tượng hơn, càng khó thấy được tác dụng, lợi ích hơn, vì vậy khách hàng rất dễ trốn tránh không tham gia. Mặt khác hiện nay trên thị trường lại có rất nhiều công ty đang triển khai nghiệp vụ này vì vậy tình trạng cạnh tranh rất gay gắt do đó việc khai thác càng trở lên khó khăn. Nhận rõ tầm quan trọng và những khó khăn trong khâu khai thác bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Bảo Minh đã có những quy định, những biện pháp tích cực để thúc đẩy khai thác: -Các quy định: +Nhân viên khai thác phải nắm vững các văn bản, các quy định của bộ tài chính và công ty, các điều khoản liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Lãnh đạo các đơn vị phải có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn cán bộ khai thác thuộc đơn vị mình về các văn bản, các điều khoản đó. +Việc khai thác bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba phải được phân công cho tổ, nhóm hoặc phòng trực tiếp theo dõi và quản lý. Mỗi khai thác viên (KTV) phải tiếp thị khai thác được một số lượng khách hàng phù hợp với năng suất lao động định mức. Để đạt được và vượt mức năng suất lao động được giao, ngoài tự khai thác KTV phải có trình độ quản lý và tổ chức hoạt động của hệ thống cộng tác viên, đại lý theo nguyên tắc quản lý đại lý của công ty. số lượng khách hàng của từng KTV phải được lập thành danh sách, cuối tháng có báo cáo cho lãnh đạo phòng. Chi nhánh cập nhật số lượng tăng, giảm và hàng quý phải có tổng hợp báo cáo công ty. Những khách hàng có phí bảo hiểm từ 100 triệu đồng hoặc từ 50 xe trở lên là những khách hàng lớn và phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc theo chế độ quy định về chính sách khách hàng của công ty. Trên cơ sở khách hàng đanh quản lý, các đơn vị phải giao kế hoạch cụ thể cho từng KTV, ngoài khách hàng cũ phải có phải có chỉ tiêu khai thác khách hàng mới. Hàng tháng hoặc hàng quý sơ kết đánh giá tình hình khách hàng mới và khách hàng bị mất ( lý do ). Việc kiểm tra công việc của KTV sẽ dựa vào số liệu này theo từng quý, từng năm. +Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm do Bộ Tài Chính, công ty ban hành được áp dụng chung cho các đơn vị thuộc Bảo Minh. Nghiêm cấm các đơn vị tự ý điều chỉnh, thay đổi quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm khi chưa có ý kiến của công ty. Trong quá trình khai thác nếu gặp khó khăn phải báo cáo công ty bằng văn bản để được hướng dẫn. -Các biện pháp để thúc đấy khai thác. Để thúc đẩy công tác khai thác công ty đã tiến hành tuyên truyền, quảng cáo để giúp khách hang hiểu biết về sản phẩm của công ty từ đó thúc đẩy họ mua sản phẩm của mình; trả hoa hồng thoả đáng để khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty, đối với những khách hàng lớn, không những được trả hoa hồng mà còn được giảm phí, thăm hỏi...để tạo niềm tin và sự hài lòng từ đó khách hàng tham gia bảo hiểm lâu dài tại công ty. Cùng với các biện pháp tác động lên khách hàng công ty còn có các biện pháp tích cực nhằm khuyến khích, động viên các KTV và nâng cao chất lượng KTV, như: Khen thưởng những khai thác viên có thành tích tốt, bằng các hình thức: Thưởng tiền, bằng khen, tăng lương, tăng cấp bậc...; tuyển chọn KTV cẩn thận kỹ lưỡng, bằng cách đề ra những tiêu chuẩn về khả năng giao tiếp, về trình độ, về doanh thu... Bằng những chính sách, những giải pháp của mình kết hợp với những thuận tiện mà môi trường vĩ mô đem lại, công ty đã đạt được những kết quả khai thác rất tốt: Số lượng và tốc độ tăng số xe tham gia bảo hiểm , doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng nhanh, đồng thời phí bảo hiểm bình quân trên một đầu xe cũng có tiến triển hợp lý. Bảng 7: Tình hình khai thác bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Minh.   Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 Số xe tham gia bảo hiểm -Xe máy -Ô tô Xe Xe Xe 193719 127000 66719 226384 150884 75500 327755 240016 87739 Doanh thu phí bảo hiểm gốc -Xe máy -Ô tô Tr.đ Tr.đ Tr.đ 35820 4940 30880 41037 6060 34977 50757 9836 40921 Tốc độ tăng số xe TGBH -Xe máy -Ô tô % % % 16,86 18,81 13,16 44,78 59,07 16,21 Tốc độ tăng doanh thu -Xe máy -Ô tô % % % 14,56 22,67 13,27 23,69 62,31 16,99 Doanh thu bình quân trên một đầu xe -Xe máy -Ô tô Tr.đ Tr.đ Tr.đ 0.1849 0.0389 0.4628 0.1813 0.0402 0.4633 0.1549 0.041 0.4664 (Nguồn: Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh) Nhìn vào bảng này ta thấy số lượng cả ô tô và xe máy tham gia bảo hiểm đều lớn, tốc độ tăng trưởng rất cao. Năm 2000 tốc độ tăng số xe máy tham gia bảo hiểm là 18.81%, năm 2001 đã tăng vọt lên đến 59,07%. Đối với ô tô, năm 2000 tốc độ tăng số xe tham gia bảo hiểm là 13,16%,năm 2001 tốc độ này cũng đã tăng đến 16.21%. Ta thấy tốc độ tăng số xe ô tô tham gia bảo hiểm đều nhỏ hơn so với xe máy qua các năm. Điều này không phải tốc độ tăng số xe ô tô tham gia bảo hiểm là chậm mà là do số ô tô lưu hành có tốc độ tăng chậm hơn rất nhiều so với xe máy đồng thời Tỉ lệ ô tô hiện đã tham gia bảo hiểm trên toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam chiếm khoảng 80%, còn đối với xe máy thì tỉ lệ này mới chỉ chiếm khoảng 25%, một tỉ lệ rất thấp so với ô tô, do đó khai thác đối với xe máy sẽ dễ hơn nhiều so với khai thác ô tô. Tỉ lệ số xe ô tô và xe máy tham gia bảo hiểm hiện nay như trên là vẫn còn nhỏ, đặc biệt là xe máy, điều đó hứa hẹn sự tiến triển tốt của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói chung và của công tác khai thác của Bảo Minh nói riêng. Đi liền với số xe ô tô và xe máy tham gia bảo hiểm lớn và tốc độ tăng trưởng không ngừng, doanh thu phí bảo hiểm gốc cũng có tiến triển rất khả quan. Đối với xe máy: Năm 1999 doanh thu phí là 4940 triệu đồng, năm 2000 đạt được 6060 triệu đồng, tăng 22,67% so với năm 1999, đến năm 2001 đã tăng lên đến 9836 triệu đồng, tăng 62,31% so với năm 2000. Đối với ô tô: năm 1999 đạt 30880 triệu đồng, năm 2000 đạt 34977 triệu đồng, tăng 13,27% với năm 1999, năm 2001 đã đạt được 40921 triệu đồng, tăng 16,99% so với năm 2000. Chính những thành tựu đạt được về doanh thu phí bảo hiểm gốc này đã góp phần rất lớn vào việc tăng tổng doanh thu của công ty vì đấy là nghiệp vụ chiếm tỉ trọng khá lớn trong công ty. Đặc biệt những kết quả này về doanh thu phí bảo hiểm gốc tác động rất lớn đến lợi nhuận của công ty do doanh thu phí bảo hiểm gốc lớn trong khi hầu như không tái đi, trong khi gần như tất cả các nghiệp vụ khác đều tái đi khá nhiều, có nghiệp vụ tái đi gần hết, như: Bảo hiểm hàng không, bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm cháy đều tái đi đến hơn 90% mỗi năm, các nghiệp vụ quan trọng khách cũng tái đi xấp xỉ 50% mỗi năm. Doanh thu phí bảo hiểm gốc phí của xe máy và ô tô tăng lên một phần do sự tăng lên của phí bảo hiểm bình quân một đầu xe tăng lên. Sở dĩ phí bình quân trên một đầu xe tăng lên là do tác động lớn của việc áp dụng biểu phí mới của Bộ Tài Chính. Ta thấy khi áp dụng biểu phí mới làm cho mức phí tăng lên từ đó gây khó khăn cho việc khai thác, tuy nhiên công ty vẫn không ngừng tăng được số xe khai thác và tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc phí bảo hiểm gốc. Điều đó càng cho thấy khâu khai thác đã đạt được kết quả tốt. Mặc dù công tác khai thác của công ty đã đạt được những thành tích đáng kể, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục: -Việc quản lí còn lỏng lẻo, không rõ ràng trong việc sang tên, đổi chủ, không thực hiện nghiêm túc kiểm tra xe thường xuyên theo định kỳ. -Việc kiểm soát xe không thường xuyên, nhiều khi bị lơ là. -Nhận thức của chủ xe về tác dụng của việc tham gia bảo hiểm chưa tốt. -Việc tuyên truyền, quảng cáo mặc dù đã được chú ý nhưng còn nhiều hạn chế, như: Chi phí cho quảng cáo còn thấp, hình thức quảng cao tuyên truyền chưa phong phú, chất lượng quảng cáo chưa cao... -Nhiều khi nhân viên khai thác mải chạy theo doanh thu phí bảo hiểm gốc do đó rủi ro không được thẩm định một cách cẩn thận, nhiều khi còn không được thẩm định. -Tồn tại tình cạnh tranh không đẹp trong khai thác giữa nhân viên khai thác trong công ty và ở những công ty khác nhau, như: Nhiều nhân viên khai thác trong công ty muốn có thành tích hơn người khác, muốn được thăng tiến đã tìm cách làm giảm uy tín của người khác, giúp nhân viên khai thác công ty khác khai thác khách hàng hiện có của đồng nghiệp...Đối với các công ty khác nhau thì nói xấu nhau, tranh dành khách hàng của nhau... 2.Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Đề phòng hạn chế tổn thất là hoạt động cơ bản của con người nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra tổn thất và làm giảm mức độ trầm trọng của tổn thất. Đối với các công ty bảo hiểm công tác đề phòng hạn chế tổn thất có vai trò rất quan trọng, do hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, tức là: Người tham gia bảo hiểm nộp cho người bảo hiểm một số tiền gọi là phí bảo hiểm, người bảo hiểm nhận phí bảo hiểm đồng thời chấp nhận rủi ro mà người tham gia bảo hiểm chuyển cho. Chính vì vậy các công ty bảo hiểm rất chú trọng đến công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Nếu làm tốt công tác này cả công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đều được lợi, bởi vì khi làm tốt công tác này thì rủi ro xảy ra sẽ ít đi do đó công ty bảo hiểm phải bồi thường ít đồng thời người tham gia bảo hiểm cũng ít gặp rủi ro hơn. Để làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất, Bảo Minh đã tuyên truyền về khả năng xảy ra tổn thất, tư vấn cho người tham gia bảo hiểm lựa chọn các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, bỏ kinh phí thích đáng để làm các biển chỉ đường, xây dựng các đường lánh nạn, giám định xe định kỳ... , tổ chức các buổi hội thảo về công tác đề phòng hạn chế tổn thất, khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Mặc dù công ty đã có nhiều chính sách, biện pháp tích cực để làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất, tuy nhiên kết quả đạt được lại chưa được như mong muốn. Bảng 8: Kết quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất   Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 Tổng chi cho công tác ĐPHCTT -Xe máy -Ô tô Tr.đ Tr.đ Tr.đ 1612 222 1390 1847 273 1574 2284 443 1841 Tổng chi bồi thường -Xe máy -Ô tô Tr.đ Tr.đ Tr.đ 17409 856 16553 23896 1098 22798 28659 2172 26487 Tốc độ tăng chi ĐPHCTT -Xe máy -Ô tô % % % 14,56 22,67 13,27 23,69 62,31 16,99 Tỉ lệ giữa chi ĐPHCTT và STBT -Xe máy -Ô tô % % % 9.26 25,97 8,39 7,73 24,84 6,90 7,97 20,38 6,95 (Nguồn: Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh) Ta thấy, số tiền chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 1999 tổng chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất là 1612 triệu đồng. Trong đó, chi cho xe máy là 222 triệu đồng, chi cho ô tô là 1390 triệu đồng. Năm 2000 tổng số chi là 1874 triệu đồng, tăng 14,56% so với năm 1999. Trong đó, chi cho xe máy là 273 triệu đồng, tăng 22,67% so với năm 2000, tổng chi cho ô tô là 1574 triệu đồng, tăng 13,27% so với năm 2000. Đến năm 2001 tổng chi đề phòng hạn chế tổn thất đã lên đến 2284 triệu đồng, tăng 23,69% so với năm trước. Trong đó chi cho xe máy là 443 triệu đồng, tăng 62,31% so với năm trước, chi cho ô tô là 1841 triệu đồng, tăng 16,99% so với năm trước. Chi đề phòng hạn chế tổn thất của Bảo Minh là khá cao và tăng nhanh qua các năm, tuy nhiên để xem chí phí này có hiệu quả không ta phải xét tỉ lệ giữa nó với số tiền bồi thường. Tỉ lệ giữa chi đề phòng hạn chế tổn thất với chi bồi thường từ năm 1999 đến năm 2001 tương ứng là 9,26%, 7,73%, 7,97%. theo số liệu này thì hiệu quả của chi đề phòng hạn chế tổn thất cao nhất là vào năm 1999, giảm mạnh vào năm 2000, đến năm 2001 lại tăng lên một chút. Cụ thể: Đối với xe máy, tỉ lệ này năm 1999 đạt được là 25,97%, năm 2000 giảm xuống còn 24.84%, đến năm 2001 giảm mạnh xuống chỉ còn 20,38%. Đối với ô tô, năm 1999 đạt 8,39%, năm 2000 giảm xuống còn 6.90, đến năm 2001 tăng lên chút ít và đạt 6,95%. Từ kết quả trên ta thấy mặc dù công ty rất cố gắng để nâng cao hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất nhưng hiệu quả chưa được cao, đặc biệt ô tô tổn thất xảy ra lớn, xe máy thì có xu hướng tổn thất ngày càng lớn. Mặc dù tổn thất xảy ra không phải do công tác đề phòng hạn chế tổn thất quyết định tất cả mà nó còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như: những hạn chế của khâu khai thác, sự tích luỹ rủi ro làm cho xác suất xảy ra rủi ro giữa các năm khác nhau có sự khác nhau rất lớn, các chính sách kinh tế vĩ mô mà công ty không kiểm soát được. Tuy vậy có rất nhiều rủi ro mà công tác đề phòng hạn chế tổn thất có thể gíup công ty tránh được nhưng vẫn xảy ra, từ đó góp phần to lớn làm tăng thiệt hại đối với công ty. Điều đó nói lên những hạn chế của công tác đề phòng hạn chế tổn thất. 3. Công tác giám định, bồi thường. 3.1/ Công tác giám định. Giám định tổn thất là một khâu trung gian, có tác dụng giúp cho việc tính toán bồi thường được chính xác đúng người, đúng việc. Công tác giám định hoàn thành tốt sẽ đảm bảo lợi ích cho người tham gia bảo hiểm, và đảm bảo lợi ích cho công ty bảo hiểm. Những thiệt hại về người và tài sản đối với người thứ ba, mức độ lỗi của các bên, việc giám định tổn thất rất phức tạp đòi hỏi phải chính xác. Khi tai nạn xẩy ra giám định là một khâu rất quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm vì kết quả của công tác này là cơ sở để công ty bảo hiểm phân định trách nhiệm bảo hiểm và xác định số tiền bồi thường. Vì thế, khi có thông báo tai nạn xẩy ra, các giám định viên của công ty phải kịp thời tới ngay hiện trường để thu thập các chứng cứ có liên quan đến vụ tai nạn và phối hợp với cảnh sát giao thông để xác định nguyên nhân tai nạn. Đồng thời cán bộ giám định đánh giá thiệt hại và mức độ lỗi của các bên những kết luận cuả cán bộ giám định là cơ sở để thực hiện việc bồi thường. Trong trường hợp vụ tai nạn được giải quyết bằng hoà giải giữa các bên thì cảnh sát giao thông và cảnh sát điền tra nơi thụ lý vụ án thông báo cho cơ quan bảo hiểm thông nhất về cách thức và thực hiện việc hoà giải được tốt. Và cảnh sát giao thông hoặc cảnh sát điều tra cung cấp bản sao hồ sơ tai nạn cho công ty bảo hiểm. Nhìn chung khi cán bộ giám định hoàn tất hồ sơ thì công tác bồi thường mới bắt đầu triển khai. Để bồi thường được sát với thực tế, giảm được những thất thoát trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm , đồng thời nâng cao chất lượng của sản phẩm và uy tín của công ty. Các công ty bảo hiểm phải làm tốt công tác giám định. Vì vậy công tác giám định có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nhận rõ được vai trò quan trọng đó Bảo Minh đã chú trọng nâng cao chất lượng của công tác giám định. Để nâng cao chất lượng công tác giám định trước tiên công ty chú trọng đến việc nâng cao chất lượng của nhân tố con người, tức là nâng cao trình độ của giám định viên. Bằng cách tự đào tạo đồng thời cử cán bộ các khoá học đào tạo dành cho giám định viên trong và ngoài nước.Để không ngừng nâng cao chất lượng giám định cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giám định viên, tạo điều kiện cho họ hoàn tất nhiệm vụ của mình công ty còn trang bị cho giám định viên: máy ảnh, phương tiện đi lại, phương tiện liên lạc...Trong công tác giám định, yêu cầu đối với các cán bộ giám định rất khắt khe: Ngoài việc, các cán bộ giám định phải có trình độ chuyên môn về bảo hiểm, thì các cán bộ phải có những hiểu biết về pháp luật, để xác định thiệt hại về người và tài sản được chính xác thì họ phải tập huấn qua những lớp y học về con người..., và hơn hết phải trung thực, có phẩm chất đạo đức...Chỉ khi hội tụ đủ các yếu tố trên thì công tác giám định mới đạt được kết quả tốt, đảm bảo lợi ích cho công ty và cho cả người tham gia bảo hiểm. Vì vậy cán bộ giám định cần được đào tạo cẩn thận là chính sách đúng đắn của công ty. Về mặt tổ chức công tác giám định. Công tác giám định được công ty sắp xếp theo một qui trình khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Cụ thể là: Ngay sau khi tiếp nhận khai báo tai nạn, đơn vị mở hồ sơ giải quyết tai nạn phải cử giám định viên xuống ngay hiện trường để tham gia xử lý tai nạn. Giám định viên phải có trách nhiệm.: -Xin ý kiến lãnh đạo đơn vị hoặc phòng công ty để chỉ thị cho chủ xe hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan để ngăn ngừa, đề phòng hạn chế tổn thất. -Yêu cầu chủ xe, lái xe và các cơ quan chức năng đưa nạn nhân đi cấp cứu. -Tiến hành ghi nhận tình huống tai nạn, giám định sơ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0047.doc
Tài liệu liên quan