Báo cáo Chế độ tài chính và phân tích tình hình tài chính tại Công ty cơ khí Z-179

lời nói đầu Việc học chay học theo lý thuyết mà không có thực hành là một thực trạng một vấn đề trong các trường của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Nhận thức được điều đó trường Đại học công đoàn cũng như Khoa quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tế tham quan doanh nghiệp. Tham quan doanh nghiệp là một sáng kiến hết sức đúng đắn và cần thiết mà trường và khoa đã áp dụng. Trước hết nó cần thiết bởi việc tham quan tìm hiểu doanh nghiệp là một khâu của mô hình đào tạo kết

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Chế độ tài chính và phân tích tình hình tài chính tại Công ty cơ khí Z-179, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp. Thông qua đợt kiến tập tìm hiểu doanh nghiệp này một mặt giúp cho sinh viên làm quen với cách thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu, cách thức trình bày và phương pháp nghiên cứu độc lập đồng thời củng cố thêm kiến thức đã học tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành . Mặt khác, bước đầu giúp cho sinh viên làm quen với doanh nghiệp và địa bàn công tác sau này. Đối với sinh viên khoa quản trị kinh doanh và là sinh viên chuyên nghành kế toán, đợt đi kiến tập không những giúp chúng em hiểu được kỹ hơn về những môn học lý thuyết trên giảng đường mà nó còn giúp chúng em làm quen với mô hình doanh nghiệp, bộ máy công ty và chuyên ngành mình đang theo học. Chúng em được tiếp cận trực tiếp hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán mà từ trước chỉ biết qua sách vở. Hơn thế chúng em hình dung được công việc sau này khi mình rời ghế nhà trường. Qua đợt đi kiến tập và tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí Z179, nên em đã đi sâu tìm hiểu đề tài: “ Chế độ báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính tại Công ty cơ khí Z-179” . Ngoài lời mở đầu và kết kuận đề án gồm hai phần: Phần I: Lý luận chung về báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp Phần II: Thực trạng báo cáo tài chính và Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cơ khí Z-179 phần I lí luận chung về báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp I-Khái niệm, mục đích, vai trò của việc lập báo cáo tài chính : 1- Khái niệm báo cáo tài chính : Báo cáo kế toán tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm . 2- Mục đích của việc lập báo cáo tài chính : Hệ thống báo cáo tài chính được lập mục đích sau: - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kì . - Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kì hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để đề ra các quyết định về quản lí, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. 3- Vai trò của báo cáo tài chính : Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, như các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, các chủ nợ, nhà quản lý, kiểm toán viên độc lập và các đối tượng khác có liên quan. Sau đây chúng ta sẽ xem xét vai trò chủ yếu của báo cáo tài chính thông qua một vài đối tượng sau : + Đối với nhà nước : Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước đối nền kinh tế, giúp cho các cơ quan tài chính nhà nước thực hiện kiểm tra định kì hoặc đột xuất đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản nộp của ngân sách nhà nước . + Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp : Các nhà quản lý thường cạnh tranh với nhau để tìm kiếm nguồn vốn và cố gắng thuyết phục với các nhà đầu tư và các chủ nợ rằng họ sẽ đem lại mức lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất. Để thực hiện được điều này các nhà quản lý phải công bố thông tin trên báo cáo tài chính định kì về hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra các nhà quản lý còn sử dụng báo cáo tài chính để tiến hành hoạt động quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình . + Đối với các chủ nợ : Nhìn chung các nhà đầu tư và các chủ nợ đòi hỏi báo cáo tài chính vì 2 lí do : họ cần các thông tin tài chính để giám sát và bắt buộc các nhà quản lý phải thực hiện theo đúng hợp động đã kí kết và họ cần các thông tin tài chính để quyết định đầu tư và cho vay của mình . II- Nội dung của báo cáo tài chính : Theo qui định hiện hành (theo quyết định 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 ) báo cáo tài chính qui định cho các doanh nghiệp gồm 4 mẫu biểu nhưng ta chỉ xem xét 2 mẫu biểu chính : + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1- Cơ sở để lập bảng cân đối kế toán : Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo . A- Phần tài sản : a1 : Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị của tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thường là trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu tài sản lưu động (A ) được tính bằng cách tổng cộng chỉ tiêu từ 1 đến 6 (A = I + II +... + IV + VI). I. Tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác VI. Chi sự nghiệp a 2 : Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Bao gồm tài sản đã và đang hình thành, giá trị của các khoản đầu tư dài hạn có khả năng thu hồi trên một năm hay một chu kỳ kinh doanh được tính (B= I + II +III + IV ). I. Tài sản cố định II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang IV. Các khoản kí quĩ kí cược dài hạn Tổng cộng tài sản : Phán ánh tổng giá trị thuần của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. B- Phần nguồn vốn : b1 : Nợ phải trả (A) : Phán ánh các khoản doanh nghiệp với chủ nợ (A = I + II + III). I.Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Nợ khác b2: Nguồn vốn chủ sở hữu (B) : Phán ánh các khoản vốn chủ sở hữu đầu tư ban đầu và bổ xung (B = I + II ). I. Nguồn vốn - quỹ II. Nguồn kinh phí Tổng cộng nguồn vốn : Phán ánh tổng nguồn hình thành của tài sản (A + B) 2- Cơ sở để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp hình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp. Phần I : Lãi, lỗ Phần này phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến kết quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh như tổng doanh thu, doanh thu thuần, giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý... Qua phần I người sử dụng biết được kết quả các hoạt động kinh doanh hoạt động tình chính và hoạt động bất thường . Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Phần II phản ánh các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản khác mà đơn vị phải nộp (kì trước chuyển sang, phải nộp kì này và còn phải nộp đến cuối kì ), đã nộp trong kì báo cáo. Phần III. Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại , được miễn giảm 1. Thuế GTGT được khấu trừ 2. Thuế GTGT được hoàn lại 3. Thuế GTGT được miễn giảm III- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: 1- Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: - Khái niệm : Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh về số liệu tài chính hiện hành với quá khứ . - Mục đích của việc phân tích tình hình tài chính là giúp những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. - ý nghĩa : thông qua việc phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. 2- Phân tích nội dung tình hình tài chính doanh nghiệp : 2.1- Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp: Nó giúp chúng ta những thông tin khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp trong kì là khả quan hay không khả quan . Trước hết cần so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn. Bằng cách này sẽ thấy được qui mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp . Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho thấy một cách khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, Vì vậy cần tính ra và so sánh chỉ tiêu ‘’Tỷ suất tài trợ’’. Nguồn vốn CSH ( loại B,NVốn ) Tỷ suất tài trợ = ------------------------------ Tổng số nguồn vốn Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng nguồn vốn của mình. Tình hình tài chính của doanh nghiệp lại được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Do vậy, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp không thể không xem xét khả năng thanh toán. Do vậy dùng chỉ tiêu sau : Tỷ suất thanh toán Tổng tài sản lưu động ( Loại A,TS ) hiện hành = ---------------------------------------------------- Tổng nợ ngắn hạn (loại A, mục I, NVốn) Tỷ suất này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường và khả quan . Tỷ suất thanh toán Tổng số vốn bằng tiền ( Loại A, mục I, TS) của vốn lưu động = ------------------------------------------------------- Tổng số tài sản lưu động( Loại A,TS) Chỉ tiêu này phán ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Thực tế cho thấy nếu chỉ tiêu này tính ra mà lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì gây ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn để thanh toán. Tổng số nguồn vốn bằng tiền (Loại A,mục I, Tài sản) Tỷ suất thanh toán tức thời = --------------------------------------- Tổng số nợ ngắn hạn Thực tế cho thấy, tỷ suất này nếu > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu < 0,5 thì danh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán . 2.2 Phân tích khả năng thanh toán và khả năng tài trợ: Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa lột tả hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ. Do đó người ta coi các hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định . a) Khả năng thanh toán : Đây là chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu... Họ luôn đặt ra câu hỏi : hiện doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn hay không. Để xem xét khả năng thanh toán của một doanh nghiệp người ta dụng đến một số công thức về hệ số khả năng thanh toán . Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát = --------------------------------- Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng số tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. Hệ số thanh toán TSLĐ và đầu tư ngắn hạn nợ ngắn hạn = ----------------------------------- Tổng nợ ngắn hạn TSLĐ và ĐTNH – vật tư hàng hoá tồn kho Khả năng thanh toán nhanh = ------------------------------------------------------ Tổng số nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một thời gian ngắn . Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành bằng nợ vay Hệ số thanh toán nợ dài hạn = ---------------------------------------- Nợ dài hạn Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay = -------------------------------------- Lãi vay phải trả b) Khả năng tự tài trợ: Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = ---------------------------------- TSCĐ và đầu tư dài hạn Tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tài chính vững mạnh. Khi tỷ suất nhỏ hơn một thì một bộ phận tài sản cố định được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm khi đấy là vốn vay ngắn hạn. 2.3- Phân tích đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh : Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động.Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả . Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau từ bản thân nguồn vốn chủ sở hữu, hình thành từ vốn vay và nợ hợp pháp. Cuối cùng nguồn vốn hình thành từ nguồn bất hợp pháp. Có thể phân thành 2 loại : Nguồn tài trợ thường xuyên : là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên lâu dài vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ dài hạn, trung hạn ( trừ vay – nợ quá hạn). Nguồn tài trợ tạm thời : là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. Thuộc nguồn tài trợ tạm thời bao gồm bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay nợ quá hạn ( kể cả vay – nợ dài hạn ), các chiếm dụng hợp pháp của người bán , người mua, của công nhân viên.... Có thể khái quát nguồn tài trợ của doanh nghiệp qua sơ đồ sau: Tổng số tài sản TSCĐ TSCĐ HH TSCĐ VH TCCĐ thuê mua Đầu tư dài hạn v.v... Vốn chủ sở hữu Thường xuyên Nguồn tài trợ Vay dài hạn ,trung hạn Nợ dài hạn, trung hạn TSLĐ Tiền Nợ phải thu Đầu tư ngắn hạn Hàng tồn kho v.v.... Vay ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chiếm dụng bất hợp pháp Tạm thời 2.4 – Phân tích hiệu quả và khẳ năng sinh lời của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất. Các chỉ số sinh lời luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kì nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định trong tương lai. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh một dồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kì có mấy đồng lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu = ------------------------------- Doanh thu ( DTT ) Tổng doanh thu thuần Sức sản xuất TSCĐ = ----------------------------- NGTSCĐ bình quân Lợi nhuận thuần Sức sinh lời của TSCĐ = ------------------------------ NGTSCĐ bình quân Hiệu quả sử dụng vốn lưu động phán ánh qua chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lời của vốn lưu động. Tổng doanh thu thuần Sức sản xuất của VLĐ = -------------------------------------- Vốn lưu động bình quân Lợi nhuận thuần Sức sinh lời của VLĐ = ------------------------------ Vốn lưu dộng bình quân Phần II Thực trạng báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính tại công ty cơ khí Z-179 I. Những nét chung về công ty cơ khí Z-179: 1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cơ khí 79. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty cơ khí 79 có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu dài. Thời gian đầu Công ty là một Công ty sản xuất công nghiệp trực thuộc Tổng cục kỹ thuật (nay là Tổng cục công nghiệp quốc phòng - Bộ quốc phòng) Công ty chuyên sản xuất những mặt hàng phục vụ hoạt động quốc phòng và nền kinh tế quốc dân. Tiền thân của Công ty cơ khí Z179 là trạm sửa chữa trong chiến tranh, một bộ phận của phòng công nghệ thuộc Tổng cục có tên là Q179, được thành lập từ những năm 70, Công ty đã trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì thế tính kỷ luật của cán bộ công nhân viên rất cao và nhiệt tình trong lao động. Đó là những tiền đề vững chắc để từng bước đưa Công ty phát triển. Mặt khác trình độ của cán bộ công nhân viên khá cao và có nhiều kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp. Không những thuận lợi về mặt trình độ, Công ty cơ khí 79 còn thuận lợi về mặt địa lý. Công ty nằm ngay trên K12 - Qlộ 1A - thuộc địa bàn xã Tứ Hiệp - Huyện Thanh Trì - thành phố Hà Nội, với tổng diện tích là 3,2ha. Đây là một môi trường kinh doanh tương đối tốt, tạo điều kiện giao lưu hợp tác, mở rộng thị trường và các bạn hàng trên toàn quốc. Với vị trí nằm ngay sát đường bộ, đường sắt Công ty có thể vận chuyển hàng hoá vật tư tương đối dễ dàng cả hai khâu xuất và nhập hàng hoá. Trong thời gian đầu khi thành lập Công ty đã trải qua những khó khăn gian khổ đó là tập hợp được đội ngũ cán bộ kỹ sư, công nhân lành nghề. Tập hợp các trang thiết bị để chế thử một số mặt hàng mới như: đúc thân máy động cơ xe Trường Sơn, luyện đúc gang cầu, chế tạo mâm chia điện, sản xuất một số khuôn mẫu và phục hồi phụ tùng cũ để kịp thời thay thế cho các loại xe cơ giới bị hỏng. Không những thế, vào đầu những năm 1971 do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh leo thang miền Bắc vô cùng dữ dội thì nhiệm vụ của Công ty ngày càng trở nên khó khăn và đầy thử thách. Tình hình đó đã đặt ra cho Công ty một yêu cầu bức xúc là phải có trình độ công nghệ cao, một phương thức tiên tiến để chế thử động cơ xe Trường Sơn của Liên Xô, Chế tạo trục khuỷu và một số mặt hàng khác phục vụ cho chiến trường. Ngày 15/03/1971 Cục quản lý quyết định tách xưởng mẫu khỏi phòng công nghệ và chính thức thành lập Công ty A179. Đến ngày10/09/1974 với nhiệm vụ mới đã đặt ra, Tổng cục kỹ thuật ra đời, A179 được đổi thành Z179 trực thuộc Tổng cục kỹ thuật. Toàn bộ kinh phí để đầu tư máy móc và trang thiết bị, quy trình công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đều do Bộ quốc phòng cấp. Tại thời điểm mới thành lập lực lượng lao động của Công ty gồm có 1100 người trong đó có 42 kỹ sư, 6 đại học nghiệp vụ, 64 trung cấp kỹ thuật, 55 trung cấp nghiệp vụ, 667 công nhân kỹ thuật với bậc thợ bình quân là 3.3 và 266 nhân viên. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty cơ khí 79 đã có những bước tiến không ngừng. Bên cạnh những mặt hàng chính như các loại phụ tùng cho xe cơ giới: Bơm trợ lực tay lái, hộp chuyển hướng tay lái, bơm dầu động cơ... Công ty còn tận dụng năng lực dư thừa để sản xuất nhiều loại mặt hàng khác phục vụ cho nền kinh tế quốc dân như: lưỡi bừa đĩa, máy tuốt lúa, dây chuyền sản xuất xích líp xe đạp, bánh răng...Công ty vừa sản xuất theo chỉ tiêu cấp trên giao, vừa sản xuất theo đơn đặt hàng của các cơ sở trong và ngoài quân đội. Công ty cơ khí 79 còn tự liên hệ tạo nguồn sản xuất và tiêu thụ. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Công ty không còn được hưởng chế độ bao cấp như trước mà phải tự hạch toán kinh doanh, thuộc ngành cơ khí nên cũng có những khó khăn nhất định. Đây là ngành công nghiệp nặng thiết yếu ở nước ta, nó đã được duy trì và phát triển từ lâu, vì thế Công ty vẫn chịu ảnh hưởng của cơ chế bao cấp tồn tại từ trước. Mặt khác, Cơ khí đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư lớn việc thu hồi vốn rất chậm, yêu cầu kỹ thuật cao, sản phẩm rất đa dạng và không có lô loạt lớn nên việc tổ chức sản xuất cũng như hạch toán sản phẩm có nhiều khó khăn hơn. Vừa phải nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu mặt hàng vừa phải tự vận động đi tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo kinh doanh có lãi. Không quản mọi khó khăn, bằng tinh thần tự lực tự cường kết hợp với trí thông minh và sáng tạo, đặc biệt là kinh nghiệm lâu năm trong ngành cơ khí Công ty đã vươn lên đứng vững trong nền kinh tế thi trường. 1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ những năm chuyển sang cơ chế mới, thị trường cơ khí bị giảm sút ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thêm vào đó phải đối mặt với những khó khăn do cơ chế cũ để lại: tổ chức bộ máy cồng kềnh, cơ cấu sản xuất bất hợp lý, thiết bị lạc hậu, nhưng bằng những bước đi đúng hướng và việc cải cách hợp lý, đơn vị đã dần tìm được chỗ đứng riêng cho mình. Các mặt hàng do Công ty sản xuất như phụ tùng máy xúc, bánh răng côn xoắn...được bán ở nhiều nơi trong nước. Chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu theo báo cáo của đơn vị trong 2 năm 2001-2002. Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Số tiền 01/KH Số tiền 20/01 Giá trị sản xuất 10.429.929.336 16.2% 15.599.492.819 149% Doanh thu 11.179.702.086 112% 16.568.845.244 148% Lãi kinh doanh 18.586.476 109% 15.605.300 84% Tỷ suất lợi nhuận 0.012 0.07 Nộp ngân sách 730.250.900 100% 812.030.617 Vốn cố định 1.766.400.000 1.766.400.000 Vốn lưu động 1.879.865.429 1.879.865.429 Thu nhập BQ 1 tháng/người 589.000 612.000 Qua các chỉ tiêu trên ta thấy sự tăng trưởng khá cao. Doanh thu năm 2001/KH tăng 12%, năm 2002/2001 tăng 36%. Giá trị sản suất hàng năm , năm 2001/KH tăng khoảng 16,2% nhưng năm 2000 chỉ tăng 1,4%. Điều này cũng thể hiện sự chuyển hướng đa dạng hoá hoạt động của Công ty: Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính còn có các hoạt động khác như đầu tư liên doanh Công ty đã liên doanh với tập đoàn DAEWOO của Hàn Quốc thành lập liên doanh VIDAMCO chuyên sản xuất các loại xe ô tô. Chỉ tiêu nộp ngân sách cũng tăng, Thu nhập bình quân người lao động tăng dần qua các năm. Mặc dù chưa tăng ở mức cao nhưng đó là kết quả của sự cố gắng hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên. Với tổng số nguồn vốn 17.118.632.889 đồng và đội ngũ lao động. Từ việc nghiên cứu khảo sát thị trường, từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua đơn vị đã đề ra những nhiệm vụ sau: + Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ sản xuất những mặt hàng quân sự theo chỉ tiêu pháp lênh. + Sản xuất các mặt hàng kinh tế phục vụ theo đơn đặt hàng. - Phụ tùng cho ngành điện : Ty sứ 10KV, 15KV... - Phụ tùng cho ngành xi măng: con lăn - Phụ tùng cho ngành than: phụ tùng máy xúc, băng tải... - Các thiết bị phục vụ công nghiệp. 2. Tổ chức bộ máy quản lý: Công ty cơ khí Z179 được tổ chức theo cơ cấu quản lý trực tuyến. Đứng đầu là Giám đốc có vai trò chỉ đạo trực tiếp xuống từng phòng ban và phân xưởng sản xuất. Hỗ trợ cho Ban Giám đốc là các phòng ban chức năng và các phòng nghiệp vụ. * Ban giám đốc là người đứng đầu đơn vị và đại diện cho cán bộ công nhân viên của Công ty vừa chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vừa thanh toán với ngân sách, bảo toàn và phát triển vốn cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên trong đơn vị. - Giám đốc Công ty là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản cấp trên. Ngoài việc uỷ quyền cho các Phó Giám đốc điều hành các công việc, Giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp xuống các phòng kế toán, phòng kế toán và phòng lao động. - Phòng Giám đốc kỹ thuật phụ trách phần kỹ thuật và điều hành công tác sản xuất và công tác kỹ thuật, công tác quản trị, đời sống hành chính nội bộ. - Phó giám đốc kinh doanh : phụ trách công tác mua bán vật tư và tìm kiếm thị trường hàng hoá. * Các phòng ban nghiệp vụ được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc. - Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý công nghệ kỹ thuật, là cơ quan chức năng giải quyết các khâu từ thiết kế chế thử, xây dựng định mức kỹ thuật theo dõi quy trình công nghệ sản xuất cho từng sản phẩm. - Phòng hành chính: Phụ trách công tác văn thư quản lý con dấu, lưu trữ công văn thông tin liên lạc, sao chụp tài liệu và công tác bảo vệ phục vụ cho hoạt động của đơn vị theo quy định của Giám đốc và Nhà nước. - Phòng chính trị: Là phòng ban làm công tác Đảng, công tác chính trị, chịu trách nhiệm giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, giúp cho cán bộ công nhân trong Công ty, an tâm công tác và có lập trường vững vàng, gắn bó vì sự phát triển của Công ty. Tổ chức các đợt học tập chính trị, phổ biến các chỉ thị Nghị quyết của cấp trên đưa ánh sáng của các Nghị quyết chỉ thị vào thực tiễn cuộc sống hoàn thành nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất cho Công ty từng tháng, từng quý, từng năm và kiểm tra điều độ sản xuất để đảm bảo kế hoạch sản xuất đề ra. - Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc về mặt quản lý hạch toán kinh tế. Điều hoà phân phối tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn tiền tệ cùng với việc tính toán phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty. - Phòng cơ điện KCS: Đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, sửa chữa thay thế các thiết bị sản xuất để đảm bảo sản xuất kịp thời và thực hiện việc kiểm tra nguyên vật liệu nhập kho, thành phẩm nhập kho cả số lượng và chất lượng. - Phòng tổ chức lao động: Thực hiện việc tuyển dụng lao động và đào tạo lao động. Đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên. Ban hành các định mức lao động như lương, thưởng và tổ chức công tác nâng bậc cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. * Các phân xưởng: Có chức năng chung là trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm nhưng mỗi phân xưởng có chức năng riêng khác nhau. - Phân xưởng cơ khí 1: Sản xuất các mặt hàng cơ khí - Phân xưởng cơ khí 2: Sản xuất sản phẩm cơ khí và các trang thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất. - Phân xưởng cơ khí 3: Sản xuất mặt hàng cơ khí làm công tác sửa chữa. - Phân xưởng gia công nóng: Sản xuất các sản phẩm đúc và làm nhiệm vụ tạo phôi, nhiệt luyện cho các sản phẩm và mạ các sản phẩm sau khi đã hoàn thành. - Phân xưởng đúc: Sản xuất các sản phẩm đúc và nhiệt luyện cho các sản phẩm tổ chức quản lý ở các phòng ban tuỳ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ riêng. Mỗi phòng ban phân xưởng đều có người đứng đầu ( trưởng phòng hoặc Quản đốc) có nhiệm vụ điều hành các hoạt động và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về những vấn đề có liên quan đến phòng ban của phân xưởng. Ngoài ra còn có phó phòng Quản đốc để trợ giúp và thay thế trong những trường hợp cần thiết. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có thể được thể hiện qua sơ đồ : Sơ đồ 7: Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty Z 179 Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó Giám đốc kỹ thuật Phòng hành chính Phòng kỹ thuật Phòng chính trị Phòng cơ điện KCS Phòng kế hoạch Phòng tổ chức lao động Phòng kế toán tài chính Phân xưởng gia công nóng Phân xưởng cơ khí I Phân xưởng cơ khí II Phân xưởng cơ khí III 3. Đặc điểm quy trình công nghệ: Công ty Z 179 là một Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí, tổ chức sản xuất từ khâu tạo phôi qua cơ khí đến xử lý bề mặt và hoàn chỉnh sản phẩm, nên quy trình sản xuất công nghệ ở Công ty là quy trình sản xuất liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn, chu kỳ sản phẩm kéo dài. Qua nghiên cứu quy trình công nghệ của các loại sản phẩm của Công ty cơ khí Z179 em thấy quy trình công nghệ sản xuất bánh răng côn xoắn Benla là sản phẩm có dây chuyền công nghệ được coi là đầy đủ và điển hình nhất. Sơ đồ 8: Quy trình công nghệ sản xuất bánh răng côn xoắn Benla. NVL ủ phôi Rèn Cắt phôi Tiện thô Tôi 28-32 HRC Tiện tinh Nhiệt luyện Rà theo độ Phay răng Bảo quản hòm hộp Mài KCS Thành phẩm nhập kho 4. Đặc điểm tình hình lao động và bộ máy kế toán của Công ty: * Đặc điểm tình hình lao động: Công ty cơ khí Z-179 đang xây dựng cho mình đội ngũ công nhân viên có trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay Công ty có 263 lao động với 37 kỹ sư, 44 trung cấp và 182 công nhân . Trong đó có 213 công nhân sản xuất trực tiếp, 50 cán bộ công nhân viên lao động gián tiếp. Trình độ công nhân của Công ty có bậc thợ trung bình từ 4,5 đến 5,1. Hàng năm để tăng cường trình độ cho đội ngũ người lao động Công ty thường cử các cán bộ đi học để nâng cao trình độ làm việc và góp phần xây dựng công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Với đội ngũ người lao động như trên công ty hoàn toàn yên tâm sản xuất và ngày càng nâng cao hơn nữa trình độ của người lao động. Bảng cơ cấu lao động Chỉ tiêu Năm 2002 Người % 1.Tổng số lao động hiện có 263 100 a- Lao động gián tiếp 50 19,01 b- Lao động trự tiếp 182 80,99 2. Cán bộ công nhân viên có trình độ đại học 37 14.06 3.Cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp 44 16,73 4.Cấp bậc thợ bình quân 4,5 – 5,1 * Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cơ khí Z179 a. Tổ chức bộ máy kế toán: Công ty cơ khí Z179 đã xây dựng được một mô hình bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là mô hình bộ máy kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty gồm 5 nhân viên bao gồm: 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên. Mỗi nhân viên kế toán thực hiện một nhiệm vụ riêng và mỗi nhân viên phải chịu trách nhiệm về phần hành kết toán mà họ đảm nhiệm. * Kế toán trưởng kiêm kết toán tổng hợp: Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và ghi chép tính toán phản ánh chính xác trung thực kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của Công ty. Tổ chức kiểm tra thực hiện các chế độ thể lệ kế toán. Trên cơ sở đó kế toán trưởng giúp Giám đốc thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh và tham mưu đề xuất, kiến nghị với Giám đốc để củng cố hoàn thiện chế độ quản lý kinh tế tài chính trong đơn vị. Kế toán trưởng còn có trách nhiệm là phải bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ máy kế toán thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính, kế toán. * Kế toán nhập xuất vật tư kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh tổng hợp về tình hình thu mua vận chuyển, bảo quản nhập xuất tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và phân bổ công cụ dụng cụ. Kế toán còn có nhiệm vụ là hàng ngày, tháng vào sổ thu chi quỹ và thường xuyên kiểm tra tiền mặt tồn quỹ và bảo đảm chứng từ thu chi, hàng tháng có trách nhiệm đối chiếu số dư tiền mặt với kế toán thanh toán. * Kế toán TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản, ngân hàng: Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng tài sản cố định trong toàn đơn vị. Kế toán còn phải theo dõi các khoản thu chi thanh toán liên qua._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35408.doc
Tài liệu liên quan