Báo cáo Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Nhà máy thiết bị bưu điện Hà Nội

Lời nói đầu Cùng với sự đổi mới của đất nuớc, nền kinh tế Việt nam đang vận động theo cơ chế thi trường có sự quản lí vĩ môcủa nhà nước. Các cá nhân, đơn vị tổ chức kinh tế ngày càng có sự phụ thuộc, liên kết chặt chẽ với nhau , cùng hợp tác để cùng nhau có lợi. Trong bối cảnh đó, để tạo điều kiện cho các nhân, các tổ chức, đơn vị kinh tế, kiểm tra giám sát lẫn nhau tạo điều kiên cho các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quản lí điều hành vĩ mô nền kinh tế.Chế độ tài chính qui định tât

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Nhà máy thiết bị bưu điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả các hoạt động tài chính phát sinh của các doanh nghiệp đều phải được ghi chép phản ánh vào chứng từ, sổ sách theo chế độ kế toán qui định. Lập BCTC là khâu cuối cùng trong công tác kế toán tài chính của doanh nghiệp. BCTC là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh , tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Vì vậy BCTC rất hữu ích cho các nhà quản lí doanh nghiệp với các cơ quan chức năng, với cácchủ đầu tư, chủ nợ, các nhà cung cấp, khách hàng … Mỗi đối tượng sử dụng thông tin khác nhau thì tiến hành phân tích và khai thác baó cáo tài chính trên những gốc độ khác nhau. Phân tích BCTC góp phần không nhỏ cho các đối tượng sử dụng thông tin trên.Khi đã có các BCTC, đối tượng sử dụng thông tin cần phải tiến hành phân tích để thấy được những điểm yếu, điểm mạnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định chính xác hiệu quả. Ra đời từ những năm 1954 ,cùng với thời gian Nhà máy Thiết bị Bưu điện Hà nội đã và đang khẳng định vị trí, tầm quan trọng của mình trong xu hướng đổi mới chung của đất nước. Nhưng việc tìm tòi những giải đáp tài chính, luôn là vấn đề thường trực và nỗi băn khoăn của ban lãnh đạo để tìm được những giải pháp phù hợpvà hữu hiệu nhất. Qua quá trình học tập ở trường và qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện Hà nội. Với mục đích tìm hiểu sâu hơn một đề tài còn mới em đã quyết định chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện Hà nội” Do thời gian thực tập và kiến thức có hạn nên mặc dù có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo và sự giúp đỡ tận tình của các anh các chị trong phòng kế toán nhưng chuyên đề thực tập không tránh khỏi khiếm khuyết .Em mong nhận được sự đóng góp í kiến thầy cô và các bạn .Em xin chân thành cảm ơn. ChƯơng I Lí LUậN cơ bản về Phân tích tàI chính Doanh nghiệp 1.1.Các báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Thông tin kế toán tài chính Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD, được lập chứng từ, phản ánh vào các TK, sổ kế toán . Số liệu được lập phân loại, hệ thống hoá , tổng hợp theo các chỉ tiêu để trình bày trên BCTC .Việc trình bày và cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng được coi là khâu cuối cùng trong toàn bộ công tác kế toán tài chính của doanh nghiệp . Thông tin kế toán tài chính có đặc điểm :Là những thông tin tổng hợp, hiện thực về hoạt động kinh tế - tài chính đã diễn ra và hoàn thành, có độ tin cậy và giá trị pháp lí cao . 1.1.2 Mục đích tác dụng của BCTC BCTC vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện truyên tải thông tin kế toán tài chính đến người sử dụng đẻ ra quyết đinh kinh tế . BCTC là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hệ thống tình hình vận động, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp: Tình hình tài của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các nguồn lực kinh tế do doạnh nghiệp kiểm soát, cơ cấu tài chính và khả năng thạnh toán và khả năng thích ứng, phù hợp với môi trường kinh doanh . Nhờ đó có thông tin về nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát và năng lực của doanh nghiệp trong quá khứ đã tác động đến nguồn lực kinh tế này mà có thể dự đoán năng lực của doanh nghiệp có thể tạo ra các khoản tiền và tương đương tiền trong tương lai. Thông tin về cơ cấu tài chính có tác dụng lớn để dự đoán nhu cầu đi vay phương thức phân phối lợi nhuận, tiền lưu chuyển đều là mối quan tâm của doanh nghiệp và cũng là những thông tin cần thíêt để dư đoán khả năng huy động các nguồn tài chính của doanh nghiệp … Thông tin về tình hình kinh doanh : Là những thông tin về tính sinh lợi , thông tin về tình hình biến động trong SXKD tư đó có thể kiểm soát được trong tương lai , để đánh giá khả năng tạo ra các nguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp có thể sử dụng . Thông tin về biến động tình hình tài chính : BCTC hữu ích trong việc đánh giá các hoạt động đầu tư, tài trợ và kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Tác dụng của BCTC: BCTC có tác dụng quan trọng trong quản lí , cung cấp thông tin hữu cho các đối tượng ra quyết định phù hợp cụ thể : - Với các nhà quản lí doanh nghiệp, BCTC có tác dụng cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản , nguồn hình thành cũng như kết quả hoạt động kinh doanh sau một kỳ hoạt động để có thể đánh giá đúng đắn tình hình tài chính từ đó có thể ra được quyết định kịp thời phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai . - Các cơ quan quản lí chức năng của nhà nước như cơ quan thuế , thống kê , tài chính ,BCTC cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát hoạt đông SXKD, giám sát việc chấp hành các chính sách chế độ về quản lí kinh tế tài chính nói chung , các chế độ kế toán riêng, để điều hành và quản lí thống nhất toàn nền kinh tế quốc dân. - Với các đối tượng sử dụng khác : + Với chủ đầu tư : BCTC cung cấp thông tin về những rủi ro tìêm tàng cóliên quan đến đầu tư của họ xác định thời điểm đầu tư , đầu tư nữa hay thôi, nhiều hay ít , đầu tư vào lĩnh vực hoạt động nào. c Với các chủ nợ : Thông tin BCTC giúp họ xem các các khoản nợ gốc và lãi của họ doanh nghiệp có thể trả khi đến hạn hay không , để có quyết định cho vay phù hợp hoặc lãi suốt vay phù hợp, có tiếp tục cho vay nữa hay không … + Với các nhà cung cấp và các tín chủ khác thông tin trên BCTC giúp họ xác định xem những khoản tiền mà doanh nghiệp nợ liệu có thanh toán đúng hạn hay không? + Với khách hàng đặc biệt là khách đăc biệt là những có mối liên quan dài hạn hoặc phụ thuộc vào doanh nghiệp, thông tin BCTC có thể giúp họ đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp . + Với các cổ đông, nhân viên : Thông tin trên BCTC giúp họ đánh giá được khả năng trả cổ tức, khả năng chi trả lương, trợ cấp hưu trí … 1.1.3 Yêu cầu của BCTC Để đạt được mục đích là cung cấp những thông tin thực sự hữu ích cho các đối tượng sử dụng với nhưng mục đích khác nhau, ra được quyết định phù hợp, BCTC phải đảm bảo các yêu cầu : BCTC phải thiết thiết thực hữu ích ; Đảm bảo độ tin cậy, trình bày trung thực, khách quan, phải đảm bảo tính thống nhất và khả năng so sánh được , phải phản ánh tổng quát , đầy đủ những thông tin trên BCTC , tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, và điểm quan trọng nữa la BCTC phải trình bày dễ hiểu để mọi đối tượng cần thông tin trên BCTC có thể nắm và lí giải được thông tin trên BCTC. Ngoài ra mọi số liệu thông tin trình bày trên các BCTC phải đảm bảo sự phù hợp với những khái niệm , nguyên tắc và chuẩn mực kế toán tài chính được thừa nhận. 1.1.4.Nguyên tắc cơ bản lập BCTC: Để đảm bảo được những yêu cầu đối với BCTC thì việc lập hệ thống BCTC phải tuân thủ nhưng nguyên tắc cơ bản : - Trình bày trung thực : Tình hình tài chính, kinh doanh và lưu chuyển tiền . - Doanh nghịêp tiến hành kinh doanh liên tục . - Nguyên tắc dồn tích : Các tài sản, các khoản nợ , vốn chủ sở hữu, các khoản thu nhập và chi phí được hạch toán ghi sổ khi phát sinh . - Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán. -Tính trọng yếu và sự hợp nhất : Thông tin trọng yếu, riêng lẻ không được sáp nhập với những tin khác, mà phải trình bày riêng lẻ. -Nguyên tắc bù trừ : Tài sản, các khoản công nợ, thu nhập, chi phí không được bù trừ lẫn nhau . -Tính nhất quán: Việc trình và phân loại các khoản mục trên BCTC phải đảm bảo sự nhất quán từ niên độ kế toán này sang niên độ kế toàn khác. 1.1.5. Nội dung và phương pháp lập BCTC Để đạt được mục đích trên, BCTC phải cung cấp về các nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp kiểm soát. Các khoản công nợ , lợi nhuận và các donglưu chưyển tiền mặt gốc . Bởi vậy theo quy định hiện hành hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, BCTC doanh nghiệp gồm bốn bảng biểu : Bảng CĐKT, bảng BCKQKD , bảng BCLCTT, thuyết minh BCTC 1.1.5.1. Bảng cân đối kế toán * Khái niệm và bản chất của bảng CĐKT Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán và là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghịêp theo hai cách phân loại: cấu thành và nguồn hình thành vốn của doanh ở một thờ điểm nhất định, được chia thành hai phần theo hai cách phản ánh tài sản và số tổng cộng hai phần luôn bằng nhau, nó phản ánh vốn và nguồn vốn tại một thời điểm là ngày cuối của kỳ hạch toán . * Kết cấu và nội dung của bảng CĐKT Kết cấu : bảng CĐKT được kêt cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lí . Bảng CĐKT chia lám hai phần (có thể sắp xếp dọc hay ngang ). - Phần tài sản : Phản ánh toàn bộ giá trị hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình hoạt đông kinh doanh . Các chỉ tiêu được phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản trong quá trình tái sản xuất . Xét về mặt kinh tế : Số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên tài sản thể hiện số vốn và kết cấu các loại vốn của đơn vị hiện có tại thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới hình tháI vật chất, tiền tệ, các hình thức đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào nguồn số liệu này trên cơ sở tổng số và kết cấu tài sản hiện có mà đánh gía một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Xét về mặt pháp lí: Số liệu của bên tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lí, quyền sử dụng của doanh nghiệp . -Phần nguồn vốn: Phản ánh các nguồn hình thành các loại tài sản, các loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp phân chia theo từng nguồn hình thành tài sản. Tỷ trọng và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động,thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Xét về mặt kinh tế : Số liệu phần của bảng CĐKT thể hiện qui mô, nội dung và tính chất của doanh nghịêp đối với các nguồn vốn doanh nghiệp đang quản lí và sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Xét về mặt pháp lí: Số liệu của các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm về mặt pháp lí, vật chất của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lí và sử dụng cụ thể là đối với Nhà nước , với cấp trên, với nhà đầu tư, với cổ đông,với ngân hàng, với các tổ chức tín dụng, với khách hàng,với CBCNV… Nội dung của bảng CĐKT. Nội dung của bảng CĐKT thể hiện qua các hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản . Các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng loại, mục , từng chỉ tiêu cụ thể . Các chỉ tiêu đều được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lí thông tin trên máy vi tính và được phân chia thành số đầu năm và cuối kỳ . Phần tài sản : Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ tài sản tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành hai loại chỉ tiêu +Loại A: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn +Loại B: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Phần “nguồn vốn” : Bao gồm các chỉ tiêu các nguồn hình thành các loại tài sản tại thời điểm lập báo cáo được chia thành hai loại chỉ tiêu. + Loại A: Nợ phải trả + Loại B: Nguồn vồn chủ sở hữu Ngoài các chỉ tiêu trong phần chính, bảng CĐKT còn có các chỉ tiêu ngoàI bảng CĐKT * Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng CĐKT a , Cơ sở số liệu - Bảng CĐKT niên độ trước - Số dư các TK loại I, II, III,IV, và tàI khoản loại 0 trên các sổ kế toán chi tiết sổ kế toán tổng hợp của kỳ lập bảng CĐKT . b, Công tác chuẩn bị trước lập bảng CĐKT Để đảm bảo tính kịp thời chính xá của các chỉ tiêu trên bảng CĐKT cần làm tốt công tác chuẩn bị sau đây : -Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các TK, sổ kế toán liên quan, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa sổ kế toán của doanh nghiệp với đớnvị có liên quan. -Kiểm kê tài sản trong những trường hợp cần thiết và điểu chỉnh kịp thời số liệu trên các TK , số kế toán đúng với kết quả kiểm kê. - Khoá sổ kế toán tại thời điểm lập bảng CĐKT . - Chuẩn bị mẫu biểu qui định. c, Phương pháp chung lập bảng CĐKT - Cột “ số đầu năm “ : Căn cứ vào cột “cuối kỳ “ của bảng CĐKT niên độ kế toán trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng - Cột số cuối kỳ : Căn cứ vào số dư của các TK ( cấp 1, 2) trên các sổ kế toán liên quan đã khoá ở thời điểm lập báo cáo . d, Phương pháp cụ thể đối với từng chỉ tiêu trên bảng CĐKT: bảng 1.1 Bảng 1.1 Bảng CĐKT. Ngày …tháng … năm… Đơn vị tính… CHỉ TIÊU Ms Số ĐN Số cuối kỳ A-TSLĐ và ĐầU TƯ NGắN HạN 100 = MS(110+120+130+140+150+160) I- Tiền 110 = Mã số(111+112+113) 1. Tiền mặt tại quỹ 111 - Số dư nợ TK 111 trên sổ cái 2. Tiền gửi ngân hàng 112 - Số dư nợ TK 112 trên sổ cái 3. Tiền đang chuyển 113 - Số dư nợ TK 113 trên sổ cái II- Các khoản đầu tư TCNH 120 = Mã số (121+128) 1. Đầu tư chứng khoán NH 121 - Số dư nợ TK 121 trên sổ cái 2. Đầu tư NH khác 128 - Số dư nợ TK 128 trên sổ cái 3. Dự phòng giảm giá đầu tư - Số dư nợ TK 129 trên sổ cái, được ghi bằng số âm (+ + +) III- Các khoản phải thu 130 = Mã số(131+132+133+134+138) 1. Phải thu của khác hàng 131 - Số dư nợ tài khoản 131 theo dõi chi tiết trên từng TK 2.Trả trước cho người bán 132 -Số dư nợ TK 331 mở theo từng người thanh toán 3. Thuế GTGT được khâú trừ 133 -Số dư nợ TK 133 trên sổ cái 4. Phải thu nội bộ 134 =Mã số (135+136) -Vốn KD ở các đơn vị trực thuộc 135 -Số dư nợ của của TK1361trên sổ cái -Phải thu nội bộ 136 -Số dư nợ củaTK1368 trên sổ cái 5.Các khoản phải thu khác 138 -Số dư nợ của TK 138, 338 và các TK liên quan khác theo chi tiết. 6. Dự phòng phải thu khó đòi 139 -Số dư có TK 139 trên sổ cái được ghi bằng số âm (+++) IV-Hàng tồn kho 140 =Mã số (141+142+143+144+145+146+147+149) 1.Hàng mua đang đi đường 141 -Số dư nợ TK151 trên sổ cái 2.Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 -Số dư nợ TK 152 trên sổ cái 3.Công cụ dụng cụ trong kho 143 -Số dư nợ TK 153 trên sổ cái 4. Chi phí SXK dở dang 144 -Số dư nợ TK154 trên sổ cái 5.Thành phẩm tồn kho 145 -Số dư nợ TK155 trên sổ cái 6. Hàng hoá tồn kho 146 -Số dư TK 156 trên sổ cái 7. Hàng gửi đi bán 147 -Số dư nợ TK 157 trên sổ cáI 8. Dự phòng giảm giá tồn kho 149 -Số dư có TK 159 trên sổ cái ghi bằng số âm (+++) V.Tài sản lưu động khác 150 =MS (151+152+ 153+ 154+155) 1Tạm ứng 151 -Số dư nợ TK141 trên sổ cái 2. Chi phí trả trước 152 -Số dư nợ TK1421trên sổ cái 3. Chi phí chờ kết chuyển 154 -Số dư nợ TK 11422 trên sổ cái 4. Tài sản thiếu chờ xử l‎í 154 -Số dư nợ TK1381 trên sổ cái 5. Các khoản thế chấp kí quỹ, kí cược ngắn hạn 155 -Số dư nợ TK 1422 tren sổ cái VI . Chi sự nghiệp 160 =MS(161+162) 1.Chi sự nghiệp năm trước 161 -Số dư nợ TK 1611 trên sổ cái 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 -Số dư nợ TK1612 trên sổ cái B. TSCĐ, Đâu tư dài hạn 200 I TSCĐ 210 =MS(211+214+217) 1. TSCĐ hữu hình 211 =MS(212+213) -Nguyên giá 212 -Số dư nợ TK 211 trên sổ cái -Giá trị hao mòn luỹ kế 213 -Số dư nợ TK2141trên sổ cái 2. TSCĐ thuê tài chính 214 =MS(215+216) -Nguyên giá 215 -Số dư nợ TK212 trên sổ cái -Giá trị hao mòn luỹ kế 216 -Số dư có TK2143 trên sổ cái II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 =MS(221+222+ 228+229) 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 - Số dư nợ TK 221 trên sổ cái 2. Góp vốn liên doanh 222 - Số dư nợ TK 222 trên sổ cái 3. Đầu tư dài hạn 228 - Số dư nợ TK 228 trên sổ cái 4. Dự phòng giảm giá đầu tư 229 - Số dư có TK 229 trên sổ cái III- Chi phí XDCB dở dang 230 - Số dư nợ TK 241 trên sổ cái IV- Các khoản kí quỹ kí cược dài hạn 140 - Số dư nợ TK 244 trên sổ cái Tổng cộng tài sản 250 = Mã số (100+ 200) NGUồN VốN A- Nợ PHảI TRả 300 = Mã số (310+320+330) I- Nợ ngắn hạn 310 = Mã số (311+312+313+314+315+316+317+318) 1. Vay ngắn hạn 311 - Số dư có TK 311 trên sổ cái 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 - Số dư có TK 315 trên sổ cái 3. Phải trả cho người bán 313 - Tổng dư có TK 331 mở theo từng người bán trên sổ chi tiết thanh toán 4. Người mua trả tiền trước 314 - Tổng dư có TK 131 mở theo từng khách hàng trên sổ chi tiết thanh toán 5. Thuế và các khoản phả nộp nhà nước 315 - Số dư có TK 333 trên sổ cái 6. Phải trả CNV 316 - Số dư có TK 334 trên sổ cái 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ - Số dư có TK 336 trên sổ cái 8. Các khoản phải trả phảI nộp khác - Số dư có TK 338,138 trên sổ cái II- Nợ dài hạn 320 = Mã số (331+332) 1. Vay dài hạn 321 - Số dư có TK 341 trên sổ cái 2. Nợ dài hạn khác 332 - Số dư có TK 342 trên sổ cái II- Nợ khác 330 = Mã số (331+332+333) 1. Chi phí phải trả 331 - Số dư có TK 335 trên sổ cái 2. Tài sản thừa chờ sử lí 332 - Số dư có TK 3381trên sổ cái 3. Nhận kí quỹ kí cược dài hạn 333 - Số dư có TK 344 trên sổ cái B-Nguồn vốn chủ sở hữu 400 = Mã số(410+420) I Nguồn vốn quỹ 410 =MS(411+412+413+414+415+416+417+418+419) 1.Nguồn vốn kinh doanh 411 -Số dư có của TK411 trên sổ cái 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 -Số dư có của TK 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 -Số dư có của TK 413 4.Quỹ đầu tư phát triển 414 -Số dư có của TK 414 trêsổ cái 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 -Số dư có của TK 415 trên sổ cái 6. Quỹ dự về trợ cấp mất việc làm -Số dư có của TK 416 trên sổ cái 7. Lợi nhuận chưa phân phối 417 -Số dư có của TK 421 trên sổ cái 8.Quỹ khen thưởng phúc lợi 418 Số dư nợ TK431 trên sổ cái 9. Quỹ đầu tư XDCB 419 Số dư có của TK 441 trên sổ cái II - Nguồn kinh phí 420 =Mã số(421+422) 1.Quỹ quản lí cấp trên 421 -Số dư có của TK 451 trên sổ cái 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 =Mã số (423+424) - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 423 Số dư có của TK 4611 trên sổ cái - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay Số dư có của TK 4612 trên sổ cái Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 425 Số dư có của TK 466 trên sổ cái Tổng cộng nguồn vốn 430 1.1.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Tác dụng của BCKQHĐKD BCKQHĐKD là một BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm , nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước trong một kì kế toán. BCKQHĐKD có những tác dụng sau : Là căn cứ để kiểm tra phân tích và đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác . Thông qua BCKQHĐKD mà đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kì khác nhau. -Nội dung và kết cấu của BCKQHĐKD BCKQHĐKD gồm ba phần : + PhầnI: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kì hoạt động: Lãi hoặc lỗ. Các chỉ tiêu thuôc phần này đều được theo dõi chi tiết theo số quí trước, quí này và luỹ kế từ đầu năm. +PhầnII: phản ánh trách nhiệm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Các chỉ tiêu thuộc phần này được theo dõi chi tiết thành còn phải nộp kỳ trước, số phải nộp kì này, số đã nộp trong kì và số còn phảI nộp đến cuối kì này. +PhầnIII: Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGTđược hoàn lại, thuế GTGT được miễn giảm , thuế GTGT bán hàng nội địa. -Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCKQHĐKD 1. Cơ sở số liệu BCKQHĐKD được lập dựa trên các nguồn số liệu sau: + BCKQHĐKD kỳ kế toán trước + Số liệu các tài khoản chủ yếu là loại 3, 5, 7, 8, 9 trên các sổ kế toán + Các tài liệu liên quan khác. Bảng 1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PHÂN I: lãI - lỗ Đơn vị tính: ... CHỉ TIÊU Mã số Quí trước Quí này Lũy kế từ đầu năm Tổng doanh thu 01 +Luỹ kế SPS có TK 511 đối ứng nợ TK 111 Trong đó: DT hàng XK 02 +Sổ chi tíêt DT bán hàng (Phần bán hàng XK) Các khoản giảm trừ 03 =Mã số(05+06+07) +Giảm giá 05 +Luỹ kế SPS TK532 đối ứng nợ TK 511 +Hàng bán bị trả lại 06 +Luỹ kế SPS có TK 531 đối úng nợ TK 511 +Thuế TTĐB, Thuế XNK 07 +Luỹ kế SPS TK3332, TK3333 1.Dtthuần 10 +Luỹ kế SPS nợ TK511 TK512 đối ứngTK911hoặc=Mã số 01-Mã số 03 2.Giá vốn hàng bán 11 +Luỹ kế SPS có TK632đối ứng nợ911 3. Lợi nhuận gộp 20 =Mã số 10-Mã số 11 4. Chi phí bán hàng 21 +Luỹ kế SPS có TK641và 142 đối ứng nợ TK911 5. Chi phí QLDN 22 +Luỹ kế SPS có TK642 và 142 đối ứng nợ TK 911 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 30 =Mã số (20-21-22) -Thu nhập hoạt động TC 31 +Luỹ kế SPS cóTK711đối úng nợ TKlq -Chi phí hoạt động TC 32 + Luỹ kế SPS nợ TK 811 7.Lợi nhuận thuần từ HĐTC 40 =Mã số (31-32) -Các khoản TN bất thường 41 +Luỹ kế SPS cóTK721 -Chi phí bất thường 42 + Luỹ kế SPS nợTK821 8. Lợi nhuận bát thường 50 =Mã số(41-42) 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 60 =Mã số(30+40+50) 10. thuế TNDN phảI nộp 70 +Luỹ kế SPS cóTK3334 11.Lợi nhuận sau thuế 80 =Mã số(60-70) Phương pháp lập . Phương pháplập phần I : Lãi Lỗ +Cột “quí trước “ căc cứ vào số liệu cột “quín này của BCKQKD hoạt động kinh doanh kì trước để ghi vào cột “quí trước “ theo các chỉ tiêu tương ứng . +Cột “quí này “ Số liệu ghi vào cột này được căn cứ vào các tài liệu, số liệu trên các TK ở các sổ kế toán liên quan để ghi vào từng chỉ tiêu  +Cột “luỹ kế từ đầu năm “ Số liệu ghi vào được căn vào cột số liệu “luỹ kế từ đầu năm “ của báo cáo quí trước cộng với cột “quí này “ của báo cáo này quí này b.Phương pháp lập phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Số liệu ghị vào các chỉ tiêu được căn cứ chủ yếu trên các tài khoản cấp II (Chi tiết theo từng loại ) của TK 333-thuế và các khoản phải thu phải nộp Nhà nước , TK338-Phải trả phải nộp khác và các sổ chi tiêt cóliên quan. Phương pháp lập phần III :Bạo gồm thuế GTGT được khấu trừ , Bạo gồm thuế GTGT được hoàn lại ,Thuế GTGT được giảm , Thuế GTGT hàng bán nội địa. 1.1.5.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bclctt là BCTC tổng hợp phản ánh sự hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lượng tiền phát sinh trong kì báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lượng của doanh nghiệp có tác dụng trong việc cung cấp thông tin trên các BCTC có cơ sở để đánh giá khả năng tạo các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các nhâ đầu tư, các chủ nợ… BCLCTTcó những tác dụng sau : Cung cấp thông tin đẻ đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiên, các khoản tương đương và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc tạo ra các khoản tiền. Cung cấp thông tin cho các đối tướngử dụng để phân tích, đánh giá về thời gian cũng như mức độ chắc chắn của viêc tạo ra các khoản tiền trong doanh nghiệp Cung cấp thông tin về các nguồn hình thành từ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tàI chính củadoanh nghiệp. Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu về tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo. * Nội dung và kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nội dung của BCLCTT gồm 3 phần : * Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh Phần này gồm các chỉ tiêu phản ánh việc hình thành các khoản tiền và việc sử dụng chúng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp *.Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư Phần này gồm các chỉ tiêu : tiền thu về do thu hồi các khoản tiền đầu vào các đơn vị khác , tiền lãi do các hoạt động đầu tư ,tiền bán nhượng TSCĐ, tiền chi phí cho việc mua sắm xây dựngTSCĐ, các khoản tiền đem đi đâu tư *Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Gồm các chị tiêu với các nội dung phản ánh các khoản tiền được tạo ra và sử dụng vào các hoạt động tái chính của doanh nghiệp *Phương pháp lập BCLCTT Bảng 1.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp ) Quí …năm… chỉ tiêu ms Kì này Kì trước I Lưu chuyển từ hoạt động SXKD 1.Tiền thu bán hàng 1 2.Tiền thu từ các khoản nợ phải thu 2 3. Tiền thu từ các khoản phảI thu khác 3 4.Tiền đã trả cho người bán 4 5. Tiền đã trả cho CNV 5 6.Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước 6 7. Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác 7 8. Tiền đã trả cho các khoản khác 8 Tổng tiênlưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD 20 MS(01+02+03+04+05+06+07+08) II Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 1. Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư từ các đơn vị khác 21 2. Tiền thu lãi từ lãi đầu vào các đơn vị khác 22 3. Tiền thu do bán TSCĐ 23 4. Tiền đầu tư vào các đơnvị khác 24 5. Tiền mua TSCĐ 25 Tổng tiền Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 =MS(21+22+23+24+25) III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu do đi vay 31 2.Tiền thu do các chủ đầu tư góp vốn 32 3. Tiền thu từ lãi tiền gửi 33 4. Tiền đã trả nợ vay 34 5. Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu 35 Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư 36 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 40 =MS(31+32+33+34+35+36) Lưu chuyển tiền thuần trong kì 50 =MS(20+30+40) Tiền tồn đầu kì 60 Tiền tồn cuối kì 70 =MS(50+60) 1.1.5.4. Thuyết minh BCTC + Tác dụng của thuyết minh BCTC Thuyết minh BCTC là báo cáo được lập nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động SXKD, tình hình taì chính của doanh nghiệp trong kì báo cáo, mà chưa được trình bày đẩy đủ, chi tiết trong các BCTC khác . Thyết minh BCTC có tác dụng sau : Cung cấp số liệu thông tin để phân tích đánh giá một cách cụ thể tình hình chi phí thu nhập và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cung cấp số liệu thông tin để phân tích đánh giá tình hình tăng, giảm TSCĐ theo từng loại, nhóm , tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn và từng nguồn cung cấp và phân tích tính hợp lí tronh việc phân bổ, cơ cấu vốn, tình hình khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Thông qua Thuyết minh BCTC mà biết được chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp từ đó kiểm tra chấp hành các qui định, chế độ thể lệ kế toán, phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã đăng kí áp dụng cũng như những đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp. +.Nội của thuyết minh BCTC Thuyết minh BCTC gồm các bộ phận cấu thành sau : -Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp -Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp -Chi tiết một số chỉ tiêu trong BCTC -Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh -Một số chỉ tiêu đánh giá khaí quát tình hình hoat động của doanh nghiệp -Phương hướng SXKD trong kì tới -Các kiến nghị .+.Cơ sở số liệu và phương pháp lậpThuyết minh BCTC * Cơ sở lập -Các sổ kế toán tổng hợp ,sổ kế toán chi tiết kì báo cáo -Bảng CĐKT kì báo cáo -BCKQHĐKD kì báo cáo -Thyết minh BCTC kì trước năm trước *.Phương pháp chung lập Thuyết minh BCTC. Các quyđịnh về phương pháp chung lập Thyết minh BCTC Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn rõ ràng ,dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải đảm bảo thống nhất với sốliệu trên các BCTC khác. Các báo cáo quí: Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phảI thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nêú có sự thay đổi về nội dung nào đó phảI có sự trình bày lí do thay đổi một cách rõ ràng. Trong các biểu cột số kế hoạch phải trình bày số liệu kế koạch của kì báo cáo, còn cột số thực hiện kì trước phải là số liệu của kì ngay trước kì báo *.Phương pháp lập cụ thể: a, Phương pháp lập phần “Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố “ Toàn bộ chi phí sản xúât, kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố chi phí căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí, bao gồm: Yếu tố chi phí Số tiền 1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu 2.Chi phí nhân công 3. Chi phí KHTSCĐ 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 5. Chi phí khác bằng tiền Tổng cộng b, Phương pháp lập phần “tình hình tăng, giảm TSCĐ” Các chỉ tiêu phần này phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại lúc đầu kì và cuối kì. Số liệu ghi vào các chỉ tiêu phần này được căn cứ trực tiếp vào các TK cấp 2 liên quan trên sổ cáI và các sổ kế toán theo dõi chi tiết TSCĐ. c, Phương pháp lập phần “thu nhập nhập của công nhân viên” Các chỉ tiêu được phản ánh theo số kế hoach và sổ thực kì này, thực hiện kì trước để làm cơ sở cho việc phân tích tình hình thu nhập của công nhân viên trong kì báo cáo. d ,Phương pháp lập phần “Tình hình tăng giảm nguồn vốn CSH” Nguồn vốn kinh doanh và các nguồn vốn đầu tư XDXB đều được theo dõi chi tiêt theo từng nguồn. Ngân sách nhà nước cấp và các nguồn khác tự bổ xung như vốn kinh doanh , vốn cổ phần, các quỹ của doanh nghiệp cũng được phản ánh chi tiết theo từng loại quỹ phù hợp với việc hình thành và sử dung quỹ doanh nghiệp của cơ chế tàI chính hiện hành. Ngoài ra phần này còn trình bày lí do tăng giảm chủ yêú nguồn vốn CSH của doanh nghiệp . e. Phương pháp lập phần “Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác” Đối với từng khoản đầu tư theo dõi tình hình hiện có lúc đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ, hiện có lúc cuối kỳ và kết quả đầu tư (lãi, lỗ). f. Phương pháp lập phần “Các khoản phải thu và nợ phải trả”. Phần này gồm các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán giữa các doanh nghiêp với các đối tượng khác nhau: người mua người bán Nhà nước ,CNV… và được theo dõi riêng thành các khoản phải trả . Đối với từng khoản phải thu, khoản phải trả đều được phản ánh theo số tăng, giảmvà hiện có lúc đầu, cuối kỳ. Riêng số đầu ,cuối kì còn được theo dõi riêng số đã quá hạn thanh toán. Số liệu ghi vào các chỉ tiêu này đựôc căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán theo dõi chi tiết các khoản phải thu và các khoản phải trả trong kì. 1.2 phân tích bctc 1.2.1.Mục tiêu của phân tích BCTC Việc phân tích BCTC giúp cho những người sử dụng hiểu được con số nói gì một cách chính xác đầy đủ. Đối với hầu hết những người sử dụng báo cáo, việc doanh nghiệp hoạt động như thế nào ở hiện tại không quan trọng bằng nó sẽ hoạt động như thế nào trong tương lai. Xu hướng phát triển và khả năng phát triển là mối quan tâm hàng đầu và là nhân tố quyết định cho hành động của họ.Bên cạnh đó việc thu thập thông tin từ báo cáo tàI chính chỉ cho phép nhận biết._. các thông tin tài chính chỉ cho phép nhận biết các thông tin tài chính còn các thông tin phi tài chính lại không được đề cập đến. Chính vì vậy, để hiểu thực lực của doanh nghiệp nhằm đưa ra những nhận xét,đánh giá chính xác và hành động sáng suốt, tối ưu, chúng ta phải tiến hành phân tích. Phân tích BCTC đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ đáp ứng các vấn đề khác nhau: +Đối với nhà quản lí : phân tích BCTC để đánh giá hoạt động quảnlí tronh các giai đoạn đã qua ; hướng các quyết định của ban lãnh đạo theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế; là công cụ để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời nó là cơ sở cho những dự đóan tàI chính. +Đối với người cho vay: Phân tích BCTC để xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng .Đối với những khoản vay ngắn hạn : Người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp hay nói cách khác là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ đến hạn. Đối với những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phảI tin chắc khả năng khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. + Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến tính thanh khoản của doanh nghiệp nhưng còn quan tâm đến khả năng lợi nhuận hơn nữa. Hoạt động lợi nhuận làm tăngVCSH của doanh nghiệp và đem lại cho chủ đầu những kết quả khả quan. Vì vậy họ cần những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng, việc điều hành hoạt độngvà tính hiệu quả của công tác quản lí. Những điều đó đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó các cơ quan thuế ,tàI chính thống kê…cũng đều có nhu cầu thông tin vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của họ.Với các mục tiêu khác nhau nhưng thường liên quan đến nhau những người sử dụng thông tin nhận thấy việc phân tích BCTC là công cụ không thể thiếu cho quá trình lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng tiềm năng của doanh nghiệp. 1.2.2.Nội dung phân tích BCTC Phân tích BCTC với vị trí là công cụ giúp các đối tượng đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Do đó phân tích BCTC thường được tiến hành theo nhưng nội dung cơ bản sau: - Phân tích cấu thành, tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn -Phân tích kết quả kinh doanh -Phân tích tình hình đầu tư và tự tài trợ -Phân tích công nợ và khả năng thanh toán . -Phân tích rủi ro tái chính -Phân tích hiệu quả của việc quản lí và sử dụng vốn. -Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ. 1.2.3.Phương pháp phân tích báo cáo tài chính. Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của công ty ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó giúp các đối tượng đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn của từng đối tượng. Để đáp ứng mục tiêu phân tích tài chính thông thường người ta sử dụng các phương pháp sau đây: 1.2.3.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng được áp dụng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình phân tích: Từ khi sưu tầm tài liệu đến khi kết thúc phân tích. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú y đến điều kiện so sánh, tiêu thức so sánh và kĩ thuật so sánh. * Điều kiện so sánh +Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu. +Các đại lượng, các chỉ phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường . *.Tiêu thức so sánh Tuỳ thuộc vào mục đích của cuộc phân tích người ta có thể lựa chọn mổt trong các tiêu thức sau đây: +Để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra : tiến hành so sánh giữa tàI liệu thực tế đạt được với các tàI liệu kế hoạch, dự toán hoặc định mức. +Để xác định xu hướng cũng như tốc độ phát triển tiến hành so sánh giữa số liệu thực tế này với thực tế kì trước hoặc hàng loạt kì trước. +Để xác định vị trí cũng như sức mạnh của doanh nghiệp tiến hành so sánh số liệu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác cùng loại hình kinh doanh hoặc giá trị trung bình của ngành kinh doanh. Số liệu của một kì được chọn làm căn cứ so sánh được gọi là gốc so sánh. 1.2.3.2Phương pháp chi tiết. Là phương pháp chia nhỏ đối tượng nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu khác nhau tạo nên đối tượng phân tích. Các hướng chi tiết ấy thường thấy đó là : Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu: KQHĐKD được biểu hiện bằng các chỉ tiêu bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết theo bộ phận giúp ta đánh giá kết quả hoạt động một cách chính xác. Chi tiết theo thời gian và địa điể:KQHĐKD bao giờ cũnglà kết quả của một quá trình. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá KQKD được sát đúng và tìm được giảI pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh. Chi tiết theo phân xưởng,đội tổ giúp đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ, phát hiệncác đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh, từ đó khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động tiền vốn, đát đai…trong kinh doanh. 1.2.3.3. Phương pháp phân tích nhân tố Là kĩ thuật phân tích và xàc định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu phân tích dạng nghiên cứu. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng trước hết cần xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, sau đó xem xét tính chất ảnh hưởngcủa các nhân tố, những nguyên nhân dẫn đến sự biến độngcủa từng nhân tố và xu thế nhân tố đó trong tương lai sẽ vận động như thế nào .Từ đó có dự đoán chỉ tiêu phân tích trong tương lai sẽ phát triển đến đâu. Tuỳ thuộc mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích người ta có thể chia thành phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp cân đối… để xác định mức độ ảnh hương của các nhân tố. 1.2.3.4.Phương pháp dự đoán Là các kĩ thuật được sử dụng đẻ ước tính các chi tiêu kinh tế tươnglai. Tùy thuộc vào mối quan hệ cũng như việc dự đoán tình hình kinh tế, xã hội, tác động đến kinh doanh của các doanh nghiệp mà sử dụng các phương pháp khác nhau. Thường người ta sử dụng phương pháp hồi qui, toán xác suốt, toán tài chính … Các phương pháp nàycó tác dụng rất quan trọng trong việc lựa chọn các phương án đầu tư hoặc kinh doanh. 1.2.3.5.Kĩ thuật phân tích -So sánh về số tuyệt đối:Là việc xác định chêch lệch giữa trị số của chỉ tiêu kì phân tích với trị số của chỉ tiêu kì gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của hiện tượng kinhtế đang nghiên cứu. So sánh bằng số tương đối là xác định số phần trăm tăng hay giảm giữa thực tế so với kì gốc của chỉ tiêu phân tích cũng có khi tỉ trọng của một hiện tượng kinh tế trong tổng thể qui mô chung được xác định. Kết quả tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức phổ biến của hiện tượng kinh tế. Khi phân tích các báo cáo tài chính có thể sử dụngcác kĩ thuật phân tích theo chiều dọc hoặc phân tích theo chiều ngang: -Phân tích theo chiều ngang là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên cùng một hàng (cùng một chỉ tiêu) trên báo cáo tàI chính. Qua đó thấy sự biến động của từng chỉ tiêu. - Phân tích theo chiều dọc là việc xem xét, xác định tỉ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể qui mô chung cho phù hợp với từng báo cáo và mối quan hệ giữa chỉ tiêu xem xét với qui môchung đó. 1.2.4. Tổ chức công tác phân tích BCTC trong doanh nghiệp -Lập kế hoạch phân tích : Giai đoạn này được tiến hành chu đáo,chuẩn xác sẽ giúp cho các giai đoạn sau tiến hành có kết quả tốt. Vì vậy, giai đoạn này được coi là giai đoạn chuẩn bị . -Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích. Kế hoạch phân tích phảI xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi, thời gian tiến hành, những thông tin cần thu thập, tìm hiểu. -Giai đoạn tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch. Tiến hành phân tích bao gồm các công việc cụ thể sau: +Sưu tầm tài liệu, xử lí số liệu. +Tính toán các chỉ tiêu phân tích. +Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích. +Xác địnhvà dự đóan những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp . +Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp. -Giai đoạn kết thúc: Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích .Trong giai đoạn này tiến hành : Viết báo cáo phân tích và hoàn chỉnh hồ sơ phân tích. 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới nội dung phân tích các báo cáo tài chính doanh nghIệP 1.3.1.Nguốn thông tin cần thiết cho phân tích BCTC Sự tồn tại,phát triển cũng như quá trình suy thoái của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố , có những yếutố có những yếu tố bên trong (đặc điểm tổ chức quản lí , sản phẩm , qui trình công nghệ…)và những yếu tố bên ngoài (Tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế,sự tiến bộ của nến khoa học kinh tế, chính sách tàI khoá …) Phân tích tài chính có mục tiêu đivới những dự đoán tài chính, dự đoán kết quă tương lai của doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà đưa ra được những quyết định phù hợp. Như vậy ,khi phân tích ngoài cácBCTC còn phải tập hợp được những thông tin liên quan đến tình hình tàI chính của doanh nghiệp . +Các thông tin chung đó là những thông tin cóliên quan đến cơ hội kinh doanh. Sự suy thoái hoặc tăng trưởng có tác động mạnh mẽ đến kết quả kilnh doanh,cũng như thông tin về các cuộc thăm dò thị trường,triển vọng phát triển trong sản xuất kinh doanhvà dịch vụ thương mại … + Các thông tin theo nghành kinh tế :Cơ cấu sản xuát có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kì kinh tế,độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển … +Các thông tin liên quan đến nhân lực …. Trong quá trình sưu tầm tài liệu có những số liệu không biểu hiện bằng những con số cụ thể mà nó thông qua việc miêu tả đời sống kinh tế của doanh nghiệp thì phải quan sát, nghiên cứu và phân tích đánh giá để có những thông tin đầyđủ phục vụ cho quá trình phân tích BCTC 1.3.2.Phương pháp phân tích BCTC Phương pháp phân tích BCTC là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến nội dung phân tích các BCTCDN. Mỗi doanh nghiệp có một đặc thù sản xuất kinh doanh cụ thể khác nhau nên có thể lựa chọn các phương pháp phân tích khác nhau. Mỗi phương pháp phân tích có những ưu nhược điểm khác nhau mang lại những thông tin khác nhau.Mỗi đối tượng khác nhau có những mục tiêu khác nhau trong công tác tài chính doanh nghiệp nên họ sẽ lựa chọn những phương pháp khác nhau. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp xử lí các thông tin một cách khoa học phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Mỗi phương pháp khác nhau cho nhưng kết quả khác nhau nội dung khác nhau. 1.3.3. Những cán bộ tài chính thực hiện phân tích BCTC Sau khi đã thu thập đầy đủ chính xác các thông tin cần thiết, lựa chọn phương pháp thích hợp muốn tiến hành phân tích tốt các BCTCDN chúng cần phải làm tốt công tác tổ chức.Trình độ chuyên môn thái độ làm việc của các cán bộ tài chính ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích Chương II Thực trạng công tác phân tích bctc của nhà máy thiết bị bưu điện hà nội 2.1 Khái quát chung về nhà máy 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Năm 1954, Tổng cục bưu điện đã thành lập nhà máy thiết bị truyền thanhđể sản xuất những sản phẩm phục vụ nghành bưu điện và dân dụng. Sản phẩm là loa truyền thanh, điện từ thanh nam châm và một số thiết bị thô sơ khác … Đến năm 1967 do yêu cầu phát triển của đất nước , Tổng cục bưu điện đã tách nhà máy thiết bị tuyền ra làm 4 nhà máy trực thuộc: nhà máy 1, 2, 3 và 4. Năm 1970 Tổng cục bưu điện sát nhập nhà máy 1, 2, 4, thành một nhà máy thực hiện hạch toán độc lập. Sản phẩm cung cấp bươc đầu đã được đa dạng Đến năm 1977 nhà máy lại tiếp nhận khu đồi A02 Lim – Hà Bắc. Từ khi được tiếp nhận đến nay nhà máy không ngừng phát huy mọi khả năng có thể ,khu kho được cải tạo tu sửa và đưa vào hoạt động trở thành cơ sở sản xuất thứ 3 của nhà máy. Từ khi chính thức được thành lập, nhà máy không ngừng mở rộng qui mô sản xuất , đổi mới trang thiết bị dây chuyền lắp ráp điện tử hiện đại, nâng cao tay nghề công nhânvà trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lí để nâng cao năng suôts lao động , nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà máy luôn tìm tòi trong công việc để nâng cao năng suốt lao động, đổi mới mẫu mã và đa dạng hoá sản phẩm. Trong quan hệ với nhà cung cấp đầu vào nhà máy luôn phấn đấu là một khách hàng đáng tin cậy. Mở rộng mối quan hệ không chỉ ở các nhà cung cấp trong nước mà cả với nhà cung cấp nước ngoàI đảm bảo đầu vào đáp ứng được tính kĩ thuật cao cho sản phẩm. Hiện nay trên phạmvi cả nước hầu như tất cả các bưu điện của các tỉnh thành phố và các doanh nghiệp có sử dụng thiết bị điện thoại đều sử dụng sản phẩm của nhà máy. Trong đó 85%cung cấp cho nghành bưu chính viễn thông cả ba miền trên toàn quốc. 2.1.2 Đặc điểm qui trình công nghệ và hệ thống tổ chức quản lỉ sản xuất của Nhà máy Thiết bị Bưu điện 2.1.2.1 Đặc điểm qui trình công nghệ của nhà máy Trong các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến qui trình sản xuất hoạt động kinh doanh nói chung tổ chức quản lí sản xuất , tổ chức công tác kế toán nói riêng. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm qui trình công nghệ. Sản phẩm của nhà máy có nhiều loại khác nhau, có qui trình công nghệ phức tạp, qua nhiều giai đoạn sản xuất, từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm là một quá trình liên tục, khép kín được phác hoạ bằng sơ đồ sau : Vật tư Sản xuất Bán thành phẩm Lắp ráp Bán thành phẩm mua ngoài Thành phần Vật liệu từ kho chuyển đến phân xưởng sản xuất : Phân xưởng sản xuất các sản phẩm cơ khí … Sau đó chuyển tiếp sang kho bán thành phẩm để chuyển đến phân xưởng lắp ráp. Cuối cùng là khâu nhập kho thành phẩm. Suốt quá trình đó có kiểm tra chất lượng, loại bỏ sản phẩm hỏng,sản phẩm không đạt chất lượng . Do qui trình công nghệ khép kín nên nhà máy có thể tiết kiệm thời gian luân chuyển nguyên vật liệu để nhanh chóng chuyển thành bán thành phẩm ở các tổ sản xuất, tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên bên cạnh đó có nhược điểm là công nghệ khép kín nên không thể tiến hành sản xuất đồng loạt không tận dụng hết khả năng , năng lực sản xuất của TSCĐ. Mặt khác nhà máy sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng số lượng của mỗi loại thì ít nên qui trình sản xuất phức tạp, vốn đầu tư lớn. 2.1.2.2. Hệ thống tổ chức quản lí của nhà máy Hiện nay nhà máy có 575 người, trong đó có công nhân sản xuất trực tiếp và quản lí phân xưởng 430 người. Công nhân của nhà máy có trình độ tay nghề cao đáp ứng sản xuất công nghiệp, máy móc thiết bị hiện đại, hầu hết họ được đào tạo qua trường lớp vô tuyến điện viễn thông, và các trường dạy nghề khác. Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá sản xuất và thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế , toàn bộ cơ cấu quản lí và sản xuất được bố trí và sắp xếp thành các phòng ban, phân xưởng. +Ban giám đốc gồm: 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc Hai phó giám đốc: 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất và một phó giám đốc phụ trách kinh doanh trợ lí giúp việc cho giám đốc. +Các phòng ban: Hệ thống quản lí theo chức năng, thông qua trưởng phòng mới đến từng nhân viên Các phòng ban của nhà máy bao gồm : Phòng đầu tư phát triển Phòng kĩ thuật Phòng kế toán thống kê Phòng tổ chức Phòng vật tư Phòng marketing Phòng tổ chức điều độ lao động tiền lương. +Các phân xưởng :có quan hệ mật thiết vói nhau tạo thành một dây chuyền khép kín và sản xuất hàng loạt hoặc đơn chiếc tuỳ theo nhu cầu thị trường. Cơ cấu bộ máy quản lí và sản xuất có thể được phác hoạ qua sơ đồ sau: PX PVC mềm PX PVC cứng PX BC P X 9 P X 8 P X 7 P X 6 P X 5 P X 4 P X 3 P X 2 P X 1 Giám đốc P.G.đốc phụ trách sx P.G.đốc phụ trách KD Các phòng ban chức năng và phòng ban nhân viên Các tổ chế thử Các phân xưởng SX Các phòng ban kỹ thuật Phân xưởng 1 : là phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ chính là chế tạo khuôn mẫu cho các phân xưởng khác . Phân xưởng 2 : Chế tạo các sản phẩm có tính chất cơ khí như các kim loại, hàn đột các chi tiết sản phẩm. Phân xưởng 5 : Phân xưởng đúc áp lực Phân xưởng 6 :Phân xưởng sản xuất sản xuất sản phẩm nhựa và các sản phẩm lắp điện dân dụng Phân xưỏng7 : Sản xuất và lắp rắp các thiết bị điện tử hiện đại cho toàn bộ lao động trẻ có kĩ thuật điều hành . Phân xưởng 8 : Lắp ráp loa Phân xưởng 3,4 : Là hai phân xưởng cơ khí ở ThượngĐình chuyên sản xuất loa, ngoài ra còn có tổ cuốn biến áp, tổ cơ điện . Có hệ thống hạch toán độc lập tương đối vì cơ sở Thượng Đình tuy có bộ máy kế toán riêng nhưng vẫn phụ thuộc về mặt tài chính ở cơ quan chính Phân xưởng bưu chính là phân xưởng sản xuất những sản phẩm bưu chính như : dấu nhật ấn kìm niêm phong Ngoài ra còn có hai phân xưởng PVC cứng và PVC mềm, PVC cứng: sản xuất ống nhựa luồn cáp, ống sóng PVCmềm sản xuất sản xuất ống nhựa phục vụ cho dân dụng Nhìn chung công tác tổ chức bộ máy quản lí của nhà máy là hợplí ,chính nhờ bộ máy tổ chức chặt chẽ như như vậy mà doanh nghiệp đã được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực sản xuất của mình. Sản phẩm của nhà máy được người tiêu dùng tin cậy, tạo cho nhà máy có chỗ đứng vững chắc trên thị trườngtrong nước. 2.1.3.Tổ chức bộ máy kế toán và công tác hạch toán tại Nhà máy . 2.1.3.Đặc điểm Cùng với thành tựu đổi mới kinh tế của đất nước là sự tăng tốc của nghành bưu chính viễn thông Việt nam và sự phát triển của nhà máy thiết bị bưu điện. Phòng kế toán thông kê là một bộ phận của nhà máy .Ngay từ khi mới thành lập nhà máy đã tiến hành hạch toán độc lập. Bộ máy kế toán của nhà máy có nhiêm vụ thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của nhà máy giúp ban lãnh đạo có căn cứ tin cậy để phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. 2.1.3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán . Trong điều kiện kinh tế thị trường bộ máy kế toán của doanh nghiệp sắp xếp gọn nhẹ phù hợp với tình hình chung hiện nay. Phòng kế toán thống kê của nhà máy gồm 9 người đảm nhiệm các phần hạch toán kế toán khác nhau bao gồm 1 kế toán trưởng và 8 kế toán nghiệp vụ: 1 Kế toán trưởng. 2 Kế toán tổng hợp 3 Kế toánTSCĐ kiêm kế tóan thu chi 4 Kế toán tiền lương, thanh toán tạm ứng, kế toán nguyên vật liệu và tổng hợp vật tư 5 Kế toán thành phẩm và tiêu thụ. 6 Kế toán ngân hàng 7 Kế toán vật và thống kê tàI sản 8 Kế toán vật tư và lương tại cơ sở 9 Kế toán kho bán thành phẩm, thu và chi tổng hợp tại cơ sở 2 Cơ cấu bộ máy kế toán tại nhà máy được thể hiện qua sơ đồ sau : Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán với ngân hàng Kế toán thu chi, TSCĐ, BHXH Kế toán T.hợp VT, Lương, T.ứng K.toán thành phẩm và tiêu thụ K. toán T. hợp BTP cơ sở 2 K.toán VT, lương cơ sở 2 Kế toán VT và thống TS Phòng kế toán của nhà máy đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công và kết quả thu được trong những năm qua. Phòng được trang bị một hệ thống máy tính để phục vụ cho việc ghi chép và cập nhật tổng hợp thôngtin một cách chính xác của thông tin kế toán tài chính 2.1.3.3.Tổ chức hạch toán kế toán 2.1.3.3.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán Nhà máy tổ chức kế toán theo hình thức tập trung tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tẩp trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà máy. Theo hình thức này toàn bộcông tác kế toán được tập trung tại phòng kế tóan của nhà máy, ở các bộ phận đơn vị trực thuộ không có kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên kế toán làm nhiệmvụ hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ và gửi chứng từ về phòng kế toán của nhà máy. Nghĩalà các đơn vị trực thuộc sẽ hạch toán báo sổ, còn tại nhà máy thì hạch toán tổng hợp . 2.1.3.3.2.Hệ thống tài khoản nhà máy sử dụng. Sau khi thực hiện hệ thống kế toán mới, nhà máy đã sử dụng hầu hết các tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐCĐKT. Ngày 1/11/1995 2.1.3.3.2.Hệ thống tổ chức sổ kế toán Nhà máy đã áp dụng hệ thống kế toán với hình thức Nhật kí chưng từ 1/1/95 đến năm 1997. Nhưng từ năm1998thì lại chuyển đổi theo hình thức Nhật kí chứng từ . Hình thức sổ kế toán mới từ khi được áp dụng đén nay, phòng kế toán có một hệ thống sổ sách kế toán chặt chẽ có quan hệ mật thiết với nhau, có hệ thống sỏ từ chi tiết đến sổ tổng hợp rõ ràng mạch lạc đảm bảo nguyên tắc chung của hình thức Nhật kí Chứng từ . 2.2 thực tiễn công tác phân tích bctc của nhà máy thiết bị bưu điện 2.2.1.Thực tiễn công tác lập các báo cáo tài chính 2.2.1.1.Các báo cáo tài chính Tổng công ty bưu chính viễn thông Nhà máy thiết bị bưu điện hà nội bảng cân đối kế toán Tại 31/12/2003 Đơn vị tính đồng STT tài sản MS Số đầu năm Số cối kỳ A tslđ và đầu tư ngắn hạn 100 101.579.645.774 96.293.166.974 I I Tiền 110 5.707.111.838 4.889.540.620 1 Tiền mặt tại quỹ 111 352.549.481 273.058.435 1 Tiền gửi ngân hàng 112 5.354.562.357 4.616.482.185 3 Tiền đang chuyển 113 II Các khoản đầu tư tài chinh 120 1 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2 Đầu tư ngắ hạn khác 128 3 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III Các khoản phải thu 130 57.735.129.069 38.868.070.889 1 Phải thu khách hàng 131 57.232.169.528 38.611.172.544 2 Trả trước cho người bán 132 414.596.088 3 Thuế GTGTđược khấu trừ 133 1.392.430.075 115.868.969 4 Phải thu nội bộ 134 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 Phải thu nội bộ khác 136 5 Các khoản phải thu khác 138 11.942.420 6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 -889.470.534 -285.059.132 IV Hàng tồn kho 140 36.797.134.178 52.061.850.005 V Tài sản lưu động khác 150 1.166.004.191 473.705.460 VI Chi sự nghiệp 160 165.266.498 B TSCĐ Và ĐầU TƯ DàI HạN 200 34.209.638.014 21.860.794.739 I Tài sản cố định 210 34.089.638.014 21.740.794.739 1 Tài sản cố định hữu hình 211 34.089.638.014 21.205.063.350 2 Tài sản cố định thuê tài chính 214 535.731.389 3 Tài sản cố định vô hình 217 0 0 II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 120.200. 000 120.200.000 1 Đầu tư chứng kháon dài hạn 221 120.200. 000 120.200. 000 2 Góp vốn liên doanh 222 3 Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 4 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 III Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 IV Chi phí kí quỹ, kí cược dàI hạn 240 Tổng cộngtàI sản 250 135.780.283.788 118.153.961.713 nguồn vốn A Nợ phải trả 300 98.530.187.209 77.027.884.976 I Nợ ngắn hạn 310 89.466.130 69.491.797.607 1 Vay ngán hạn 311 35.231.623.339 47.427.864.952 2 Vay dài hạn đến hạn trả 312 3 Phải trả cho người bán 313 17.945.727.292 5.345.793.864 4 Người mua trả tiền trước 314 98.839.022 21.791.654 5 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 6.030.910.287. 2.203.274.947 6 Phải trả cán bộ công nhân viên 316 2.829.626.746 3.256.334.964 7 Phaỉ trả các đơn vị nội bộ 317 26.405.824.982 10.154.135.893 8 Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 924.286.462 1.082.061.333. II Nợ dài hạn 320 4.594.564.079 3.957.102.360 1 Vay dài hạn 321 4.403.929.513 3.449.937.388 2 Nợ dài hạn 322 190.634.566 507.128.972 III Nợ khác 33o 4.468.785.000 3.57898500 1 Chi phí phải trả 331 3.204.800.000 2.315.000.000 2 Tài sảnthừa chờ xử lí 332 1.263.985.000 1.263.985.000 3 Nhật kí quỹ, kí cược dài hạn 333 B Nguồn vốn chủ sở hữu 400 37.250.096.579 41.017.030.837 I Nguồn vốn quỹ 410 37.000.096.579 41.017.030.837 1 Nguồn vốn kinh doanh 411 27.420.108.302 31.527.231.991 2 Chênh lệch đánh giá lại tàI sản 412 3 Chênh lệch tỉ giá 413 4 Quĩ phát triển sản xuất kinh doanh 414 5 Quĩ dự phòng tài chính 415 1.069.066.035 1.760.276.945 6 Quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc 416 528.949.416 861.547.765 7 Lợi nhuận chưa phân phối 417 7.138.812.177 6.235.653.167 8 Quĩ khen thưởng phúc lợi 418 843.160.694 662.511.902 9 Nguồn vốn đầu tư XDCB 419 II Nguồn Kinh phí 420 250.000.000 55.045.909 1 Quĩ quản lí cấp trên 421 2 Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 250.000.000 55.045.909 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 423 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424 3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 425 Tổng cộng nguồn vốn 430 135.780.283.788 118.153.961.713 Tổng công ty bưu chính viễn thông Nhà máy thiết bị bưu điện Hà nội kết quả hoạt động kinh doanh quý 4 /2003 phần  :lãi lỗ Đơn vị tính :đồng TT Chỉ tiêu MS Quí 3/2000 Quí 4/2000 Luỹ kế từ đầu năm Tổng doanh thu 1 39.709.612.072 57.483.902.043 154.326.562239 DT hàng xuất khẩu 2 Các khoản giảm trừ 3 242.242.991 443.039.655 5704.835.488 Chiết khấu 4 0 0 0 Giảm giá 5 6.150.800 0 6.668.982 Giá trị hàng bán bị trả lại 6 236.092.191 443.039.655 5.698.166.506 Thuế TTĐBvà thuế XNK 7 0 0 0 1 Doanh thu thuần 10 39.467.369.081 57.040.862.388 148.621.726.751 2 Giá vốn hàng bán 11 31.332.750.338 45.440.540.460 120.011.774.249 3 Lợi tức gộp 20 8.134.618.734 11.600.321.928 28.609.952.502 4 Chi phí bán hàng 21 3.399.145.817 5.760.602.249 13.523.397.367 5 Chi phí quảnlí DN 22 2.677.777.655 7.961.750.982 13.897.609.035 6 LN thuần từ hoạt động SXKD 30 2.507.695.271 -2.122.031.303 1.188.946.100 Thu nhập HĐTC 31 156.008.648 1.079.054.893 1.428.579.169 Chi phí HĐTC 32 521971451 1.166.848.506 2.43.729.981 7 Lợi nhuận từ HĐTC 40 -365.962.803 -87.793.613 -1.004.150.812 Thu nhậpbất thường 41 40.337.800 8.436.517.408 9.654.761.626 Chi phí bất thường 42 2.798.042 165.666.954 854.580.276 8 Lợi nhuận bất thường 50 37.539.758 8.270.850.463 8.800.181.350 9 Tổng lợi nhuận trước thuế 60 1.729.272.226 6.061.025.547 8.984.976.638 10 Thuế lợi nhuận phải nộp 70 553.367.112 1.539.876414 2.702.234.843 11 Lợi nhuận sau thuế 80 1.175.905.114 4.521.149.133 6.282.732.795 Tổng công ty bưu chính viễn thông Nhà máy thiết bị bưư điện Hà nội báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đơn vị tính: đồng TT Chỉ tiêu Mã số Năm 2003 I Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD 1 Tiền thu bán hàng 1 7.930.403.489 2 Tiền thu từ các khoản nợ phải thu 2 174.925.290.999 3 Tiền thu từ các khoản thu khác 3 108.652.065.781 4 Tiền đã trả cho người bán 4 -112.909.907.109 5 Tiền đã trả cho công nhân 5 -8.544.302.592 6 Tiền đã nộp thuế và các khoản cho Nhà nước 6 -17.152.920.221 7 Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả 7 -65.158.394.263 8 Tiền đã trả cho các khoản khác 8 -6.079.205.142 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD 20 81.663.030.942 II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1 Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơnvị khác 21 0 2 Tiền thu lãi đầu tư vào đơn vị khác 22 0 3 Tiền thu do bán TSCĐ 23 972.733.643 4 Tiền đầu tư vào các đơnvị khác 24 0 5 Tiền mua TSCĐ 25 -1.927.956.747 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 -955.223.104 III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1 Tiền thu do đi vay 31 29.475.744.684 2 Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn 32 0 3 Tiền thu từ lãi tiền gửi 33 645.510.825 4 Tiền đã trả nợ vay 34 -110.049.603.016 5 Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở 35 0 6 Tiền trả lãi cho các nhà đầu tư vào nhà máy 36 -1.596.635.847 Lưu chuyển từ hoạt động tài chính 40 -81.524.983.354 Lưu chuyển tiền thuần trong kì 50 -817.175.516 Tiền tồn đầu kì 60 5.707.111.838 Tiền tồn cuối kì 70 4.889.936.322 2.2.1.2. Thực trạng công tác phân tích BCTC ở Nhà máy ở Nhà máy Thiết bị đã tiến hành phân tích BCTC, việc phân tích là rất khái quát và chưa được diễn giải băng lời Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn TSCĐ chiếm trong tổng tài sản năm2002 là 25% năm2003 là 18%,năm 2003 tỷ suất giảm so với năm 2002là 27% , tốc độ giảm rất nhanh,nếu xét về số tuyệt đối thì TSCĐcũng giảm với số tiền rất lớn hơn 12tỉ tức là giảm 36%.Trong khi TSCĐcó xu hướng ngày càng giảm thì TSLĐcó xu hướng tăng lên tương ứng. Từ chiếm 74,81% trong tổng số tài sản lên 81,5% -Chỉ tiêu nguồn vốn CSH/TTS .Năm 2002 trong tổng tàI sản của nhà máy được tài trợ 27, 43 bằng nguồn vốn chủ sở hữu ,năm 2003 là 34,81%,tỉ lệ tăng 27%. Nhìn vào số tuyệt đối ta thấy giá trị tài sản năm 2003 giảm so với năm 2002, nhưng nguồn vốn chủ sở hưu thì lại tăng. Điều này có nghĩa là Nhà máy năm 2003có thu hẹp qui mô sản xuất do giảm các khoản nợ vay,đặc biệt là vay ngắn hạn. Cụ thể nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn giảm từ 72,57%(năm2002 ) xuống 65,19%(năm2003) Như vậy qua phân tích cơ cấu nguồn cho thấy:TSCĐ chiếm trong tổng vốn đâu tư là không lớn lắm.Tuy nhiên xét về lĩnh vực kinh doanh thì nó đóng vai trò rất qun trọng, thế mà tỉ trọng ngày càng giảm,điều ngày có nghĩa là vai trò của TSCĐ đang ngày càng giảm trong hoạt động SXKD,đây là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và vị thế cạnh tranh của Nhà máy Khả năng thanh toán Để phân tích khả năng thanh toán, kế toán nhà máy đã sử dụng các chỉ tiêu: Hệ số thanh toán hiện hành ,Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán nợ dài hạn. -Trong đó hệ số khả năng thanh toán hiện hành =Tổng tài sản/Tổng nợ -Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =Tổng TSLĐ/ Tổng nợ ngắn hạn -Hệ số khả năng thanh toán nhanh =Tổng tiền/Nợ ngắn hạn - Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn Căn cứ vào số liệu ở bảng phân tích trên Thuyết minh báo cáo tàI chính ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của nhà máy như: Nặm 2002 là 1,43; năm 2003là 1,75 có nghĩa là cả hai năm nhà máy hoàn toàn có khả năng thanh toán nợ các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm .Nhưng để thanh toán nhanh thì nhà máy không đủ tiền để thanh toán.Cụ thể về khả năng thanh toán nhanh năm 2002 là 0,06; năm 2004 là 0,07 Còn hệ số khả năng thanh toán hiện hành là một chỉ tiêu tổng quát nhất cho khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp bằng tài sản của mình như thế nào, nó là chỉ tiêu nghịch đảo của hệ số nợ/Tổng tài sản .Năm 2002 hệ số khả năng thanh toán hiện hành là 1.38. Năm 2003 hệ số này tăng lên 1,53 đây là một điều dễ hiểu vì hệ số nợ giảm 72,5% xuống 65,19% Khả năng thanh toán nợ dài hạn cho biết các khoản nợ dài hạn được ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0114.doc