Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam

Lời mở đầu Kiểm toán là lĩnh vực chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Mặc dù kiểm toán đã phát triển từ rất sớm ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Anh nhưng ở Việt Nam kiểm toán mới ra đời và phát triển trong hơn 16 năm. Tuy bắt đầu muộn hơn các nước khác nhưng ngành kiểm toán Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ hai công ty kiểm toán ban đầu tới nay đã hơn một trăm công ty kiểm toán lớn nhỏ đang cạnh tranh trên thị trường. Trong các loại hình dịch vụ của kiểm toán th

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì kiểm toán báo cáo tài chính luôn là loại hình truyền thống và chiếm tỉ trọng cao nhất trong doanh thu của các công ty kiểm toán. Tuy các thông tin trình bày trên hệ thống báo cáo tài chính rất đa đạng và phức tạp, song về cơ bản, đều xoay quanh các chu trình kế toán chính. Trong đó, chu trình tiền lương và nhân viên đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong mỗi doanh nghiệp, tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ. Về bản chất tiền lương tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Tổ chức tốt kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những điều kiện để quản lí tốt quỹ lương và quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo cho việc trả lương và bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, có tác dụng khuyến khhích người lao động nâng cao năng xuất lao động; đồng thời tạo điều kiện tính và phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm chính xác. Do đó, kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên thường được kiểm toán viên chú trọng trong các cuộc kiểm toán. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên trong thời thời gian thực tập tại Công ty kiểm toán Việt Nam em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitt Việt Nam” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp đại học của mình. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, luận văn tốt nghiệp của em còn có các phần nội dung sau: Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Deloitte Việt Nam Phần 2: Thực trạng kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện Cùng với những kiến thức đã được học ở trường và sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Phương Hoa, Ban giám đốc công ty kiểm toán Việt Nam cùng các anh chị phòng kiểm toán 1 và 2 đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài. Sinh viên Trần Văn Hải Phần I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Deloitte Việt Nam Gần một năm sau khi chính thức trở thành thành viên đầy đủ của một trong bốn hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Deloitte Touche Tohmatsu vào tháng 5/2007, Deloitte Việt Nam vẫn tiếp tục kế thừa, phát triển trên nền tảng và thành quả mà đơn vị tiền thân là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) đã xây dựng trong suốt hơn 16 năm hoạt động Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 165TC/QĐ/TCCB ngày 13 tháng 5 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tuy nhiên do đòi hỏi của nền kinh tế thị trường công ty muốn tham gia đấu thầu các dự án nước ngoài thì cần chuyển đổi loại hình hoạt động của công ty vì vậy công ty đã thực hiện chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên theo Quyết định số 1927/QĐ-BTC ngày 30/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 0104000112 ngày 19 tháng 01 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. VACO là công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, và các dịch vụ liên quan cho nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các dự án quốc tế. Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh cao, ban lãnh đạo VACO đã mạnh dạn đưa một bộ phận của VACO liên doanh với hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu, một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới từ năm 1992 và tháng 4 năm 1994 liên doanh VACO-DTT chính thức được thành lập. Sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam đó là: từ ngày 01 tháng 10 năm 1997, VACO với sự đại diện của phòng dịch vụ quốc tế (ISD), đã chính thức được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu. VACO – ISD là đại diện hợp pháp của Deloitte Touche Tohmatsu tại Việt Nam. Sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn kinh nghiệm của một hãng kế toán, kiểm toán có bề dày và danh tiếng hàng trăm năm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán với Công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam có những hiểu biết toàn diện về môi trường kinh doanh, luật pháp Việt Nam chính là chìa khóa cho sự thành công vượt bậc hơn hẳn các công ty kiểm toán khác ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đặc biệt tới ngày 7/5/2007 VACO đã chính thức công bố hoàn thành việc chuyển đổi sở hữu và trở thành thành viên đầy đủ của Deloitte Touche Tohmatsu -một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới. Nhân dịp này, VACO cũng công bố chính thức đổi tên thành Deloitte Việt Nam, hiện diện đầy đủ của hãng kiểm toán danh tiếng nhất trên thế giới tại Việt Nam Cùng trong chuỗi sự kiện này, Deloitte Vietnam cũng tuyên bố chính thức gia nhập Deloitte Đông Nam Á. Deloitte Đông Nam Á được thành lập từ tháng 6 năm 2006. Việc gia nhập của Deloitte Vietnam và trở thành thành viên thứ 7 của Deloitte Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược kinh doanh nhằm nhân đôi sức mạnh của Deloitte tại khu vực Đông Nam Á trong vòng 5 năm tới. Như vậy, với sự kết hợp của bảy nước thành viên bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Guam và sắp tới là Việt Nam, Deloitte Đông Nam Á sẽ có hơn 170 đối tác, và gần 4.300 chuyên gia và nhân viên làm việc tại hơn 19 văn phòng trong khu vực. 2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty 2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 2.1.1. Dịch vụ kiểm toán Deloitte Việt Nam cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho các tổng công ty nhà nước, các công ty liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Deloitte Việt Nam thực hiện kiểm toán độc lập theo các chuẩn mực kiểm toán việt Nam và Quốc tế và cung cấp giá trị gia tăng cho khác hàng thong qua tư vấn bằng văn bản hàng năm về cánh thức cải thiện các hệ thống hoạt động và kiểm soát nội bộ. 2.1.2. Dịch vụ tư vấn thuế Các chuyên gia tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam bao gồm các chuyên gia tư vấn thuế trong nước am hiểu sâu sắc về chế độ thuế Việt Nam và các chuyên gia tư vấn thuế quốc tế giàu kinh nghiệm có thể tối đa hoá thu nhập của khách hàng bằng cách kết hợp giữa kiến thức toàn diện về các luật thuế và khả năng hoạch định sáng tạo làm giảm bớt thuế phải đóng một cách hợp pháp. Công ty giúp khách hàng khối doanh nghiệp cơ cấu đầu tư của họ tại Việt Nam,vàn hỗ trợ hoạt động quốc tế để đầu tư vốn vào những nơi hoặc lĩnh vực có mức thuế suất thấp giữa các nơi thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau. Đối với khách hàng là cá nhân người Việt hay người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam công ty cung cấp các giải pháp về lương trọn gói có tính hiệu quả cao về thuế và tư vấn về các giải pháp chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Deloitte Việt Nam còn giúp khách hàng làm việc với cơ quan thuế, cung cấp thông tin cập nhật về thuế, và tổ chức các buổi đào tạo, hội thảo về thuế. 2.1.3. Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp Dịch vụ này của Deloitte Việt Nam giúp khách hàng thực hiện được những mục tiêu tài chính doanh nghiệp của mình bằng việc xây dựng các chiến lược và kế hoạch hiệu quả với nhiều phương án như sáp nhập, mua lại, cổ phần hoá, mở rộng, đầu tư mới, tái cơ cấu tài chính, phục hồi hoạt động kinh doanh, giảm vốn hay bán lại công ty thông qua những dịch vụ tư vấn Tài chính Doanh nghiệp đa dạng. Đồng thời các dịch vụ thiết kế cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, tư vấn về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ thích hợp… giúp cho khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, do đó, sẽ có nhiều thời gian đóng góp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hơn 2.1.4. Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực Dịch vụ đào tạo của Deloitte Việt Nam do những chuyên gia cao cấp giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh thực hiện,chương trình này bao gồm nhiều lĩnh vực: kế toán, kiểm toán, thuế và quản trị kinh doanh, không những giúp khách hàng áp dụng đầy đủ theo chuẩn mực kế toán và kiểm toán mà còn giới thiệu với khách hàng các kỹ năng quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và cập nhật các chế độ chính sách của nhà nước. Hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ đem lại cho khách hàng sự đảm bảo chắc chắn về việc lập báo cáo tài chính, tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành.Nhằm trợ giúp các doanh nghiệp vận hành chế hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, Deloitte Việt Nam cũng tổ chức các khoá đào tạo về kỹ năng kiểm toán nội bộ. Các chương trình này được xây dựng trên các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung tại Việt Nam và các phương pháp thực hành kiểm toán quốc tế. 2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Với bề dầy lịch sử trong ngành kiểm toán Việt Nam, Deloitte Việt Nam đã không ngừng gặt hái được những thành công.Kết quả đó thể hiện ở những chỉ tiêu sau: Bảng 2.2.1: Một số chỉ tiêu phẩn ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Deloitte Việt Nam Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 (Tính trong 8 tháng) Năm 2007 1 Tổng doanh thu 64826 62752 98763 2 Lợi nhuận trước thuế 30107 28825 48946 3 Lợi nhuận sau thuế 21677 20754 35241 4 Nộp ngân sách Nhà nước 8430 8071 13705 5 Tổng số lao động (người) 409 345 293 Nguồn: Bảng cáo bạch công ty TNHH Deloitte Việt Nam Doanh thu của công ty liên tục tăng(năm 2006 doanh thu chỉ là 62,752 tỉ vì đó là do số liệu chỉ tổng hợp trong 8 tháng) chỉ trong vòng 2 năm doanh thu của công ty đã tăng lên gấp 1,5lần từ 64,826 tỉ đồng năm 2005 lên đến 98,763 tỉ đồng năm 2007 cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, công ty ngày càng có nhiều hợp đồng kiểm toán có giá trị lớn, số lượng khách hàng cũng không ngừng mở rộng, uy tín của công ty ngày càng được khẳng định. Tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu hàng năm đạt 20% - cao nhất trong số các công ty kiểm toán ở Việt Nam. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng lên trên 1,5 lần từ năm 2005 đến năm 2007 điều này phù hợp với sự tăng lên của doanh thu và số lượng lao động của công ty. Số tiền công ty nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên không ngừng Biểu đồ 2.2.1: Doanh thu theo loại hình khách hàng Năm 2007 Biểu đồ 2.2.2: Doanh thu theo loại hình dịch vụ năn 2007 2.3. Những thành tựu đạt được Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, với những thành tựu đã đạt được Deloitte Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh đã đề ra và trở thành lá cờ đầu của ngành kiểm toán Việt Nam. Với những thành tích đó Deloitte Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. Những thành tích đã đạt được: Năm 1999: đón nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ Năm 2001: Huân chương Lao động hạng Ba Năm 2002: Giải thưởng Sao vàng đất Việt Năm 2003: Giải thưởng Ngôi sao bạch kim về thương hiệu VACO do tổ chức BDI có trụ sở tại Madrit, Tây Ba Nha bình chọn Năm 2005: Cúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng do Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam tổ chức bình chọn Năm 2005: Huân chương Lao động hạng Nhì Và nhiều danh hiệu cao quý khác. Gần đây nhất vào tháng 1/2008 Deloitte Việt Nam vinh dự là một trong mười doanh nghiệp Việt Nam có hệ thống quản lí tốt nhất, nhận giải thưởng Ngôi sao quản lí do Bộ Ngoại giao Việt Nam trao tặng. 2.4. Chiến lược của công ty trong tương lai Chiến lược phát tiển trong tương lai của công ty là vẫn tiếp tục đầu tư phát triển nguồn nhân lực hiện đang là lợi thế của công ty, có chính sách thu hút thêm nhiều nhân tài ở cấp bậc kiểm toán viên, mở rộng đào tạo nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ tư vấn, kiểm toán, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng số lượng khách hàng ra cả trong và ngoài nước, từ đó trở thành công ty kiểm toán hàng đầu về cung cấp dịch vụ chất lượng và hiệu quả ở Việt Nam, phấn đấu đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp có thương hiệu và uy tín tại Việt Nam và trong vung Châu Á Thái Bình Dương. Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty: Đầu tư phát triển toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin và giải pháp phần mềm phục vụ Deloitte Audit và mục đích kế toán quản trị. Thực hiện mục tiêu mở rộng đối tượng khách hàng ít rủi ro và hiệu quả như các khách hàng FDI và ODA. Tập trung mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ vào các địa bàn trọng điểm, có nhiều tiềm năng phát triển, bao gồm các trung tâm kinh tế lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…. đồng thời đẩy mạnh công tác Marketing, mở rộng hoạt động tư vấn tài chính và tư vấn thuế đối với khách hàng chiến lược, trong đó tập trung vào các thị trường như: Nhật, Hà Quốc và các nước trong khu vực. Nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là chất lượng phục vụ kiểm toán và tư vấn tài chính, góp phân tăng uy tín của Công ty với khách hàng và đa dạng hóa loại hình dịch vụ. Mở rộng hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực có hiệu quả như: dịch vụ ERS, tư vấn chia tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp. Định hướng phát triển các loại hình cụ thể: Lĩnh vực kiểm toán: tập trung phát triển các khách hàng là các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít rủi ro. Nâng cao sức mạng cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán chẩn đoán, kiểm toán dự án và kiểm toán hoạt động, mở thêm dịch vụ phát triển rủi ro doanh nghiệp. Lĩnh vực tư vấn: Tăng cường, phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, mở rộng các loại hình dịch vụ phát sinh trong quá trình hội nhập như tư vấn nghiên cứu thị trường, đánh giá môi trường đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ pháp lý; hạn chế rủi ro, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hiện tại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tập trung phát triển các khách hàng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty trong nước có quy mô lớn. Lĩnh vực tư vấn thuế: tập trung phát triển các dịch vụ kiểm toán thuế và kế hoạch thuế cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và cho các loại hình doanh nghiệp khác; phấn đấu doanh thu tư vấn thuế đạt từ 15-18% tổng doanh thu. 2.5. Những điều làm nên thành công của Deloitte Việt Nam hiện nay Ngay từ khi mới thành lập Deloitte Việt Nam đã rất chú trọng đến vấn đề con người, vì mục đích đầu tư và phát triển lâu dài tại Việt Nam, hãng kiểm toán Deloitte luôn duy trì một đội ngũ chuyên gia ở các cấp cao và trong các lĩnh vực dịch vụ khác nhau làm việc tại Deloitte Việt Nam để vừa trợ giúp cho Deloitte Việt Nam phục vụ khách hàng là các công ty đa quốc gia, các dự án quốc tế lớn, vừa đào tạo trực tiếp cho các kiểm toán viên của mình. Chính điều này giúp cho Deloitte Việt Nam có cơ hội chuyển giao “chất xám” từ các chuyên gia tới cả ban lãnh đạo lẫn nhân viên của Công ty. “Nhờ vậy, cho đến nay, ở nhiều vị trí , nhân viên của Deloitte Việt Nam còn giỏi hơn cả chuyên gia nước ngoài, tạo cho Deloitte Việt Nam nhiều lợi thế cạnh tranh cao so với các công ty kiểm toán nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam”, thành viên ban lãnh đạo Deloitte Việt Nam tự hào nói. Trước xu thế hội nhập ban giám đốc Deloitte Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai chương trình quốc tế hoá đội ngũ nhân viên Việt Nam, thông qua việc liên tục cử nhân viên ra nước ngoài đào tạo các chương trình ngắn hạn và dài hạn về kiểm toán do Deloitte tổ chức. Đồng thời, Deloitte Việt Nam cũng tập trung đầu tư đào tạo nhân viên theo các khoá học quốc tế về kiểm toán, kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính quốc tế trong nước. Lợi thế thành viên của Deloitte càng được nhân mạnh hơn khi Deloitte Việt Nam có một đội ngũ quản lý và kiểm toán viên là người Việt Nam thông hiểu pháp luật và hệ thống kinh doanh trong nước và được đào tạo có hệ thống tại nước ngoài. Trong hơn 300 nhân viên của Deloitte Việt Nam ở 3 văn phòng tại Hà Nội, Hải Phòng, và TP.HCM có hơn 20% nhân viên đã và đang được đào tạo theo các chương trình quốc tế về kế toán, kiểm toán, tài chính, quản trị doanh nghiệp (DN) và gần 100 trong tổng số 800 kiểm toán viên quốc gia đang hành nghề ở hơn 90 công ty kiểm toán độc lập đăng ký hành nghề tại Việt Nam đang làm việc tại Deloitte Việt Nam. Điều này thể hiện chất lượng quốc tế của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Deloitte Việt Nam mà không công ty kiểm toán của Việt Nam nào có được. “Mạnh dạn đầu tư cho con người là hướng đi mà Deloitte Việt Nam đã chọn trong thời gian qua và Ban giám đốc Deloitte Việt Nam xác định sẽ tiếp tục thực hiện điều này trong tương lai. Đây là cách đầu tư đúng đắn để đảm bảo sự phát triển bền vững của Công ty”, thành viên ban lãnh đạo Deloitte Việt Nam phát biểu. 3. Tổ chức bộ máy quản lí của Deloitte Việt Nam Tổ chức bộ máy quản lý của Deloitte Việt Nam được thiết kế và thực hiện theo mô hình tập trung. Deloitte Việt Nam có trụ sở chính ở Hà nội và các chi nhánh ở Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh ( trước công ty có 1 chi nhánh tại đà nẵng, nhưng đến nay chi nhánh này đã ngừng hoạt động ) Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty Trụ sở chính của công ty tại Hà Nội Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh Với mô hình như trên, Ban lãnh đạo công ty có quyền chỉ đạo, điều hành trực tiếp các hoạt động của công ty ở cả trụ sở chính và các chi nhánh. Trong đó trụ sở chính ở Hà nội sẽ tiến hành kiểm toán cho các khách hàng ở phía bắc, các tổng công ty do nhà nước bổ nhiệm cũng như các dự án quốc tế lớn khác. Mô hình tổ chức trên không có nghĩa là chi nhánh nào thì chỉ thực hiện kiểm toán cho các khách hàng ở khu vực đó mà thường xuyên có sự di chuyển nhân viên từ trụ sở chính cũng như giữa các chi nhánh với nhau. Các khách hàng của công ty nằm trên khắp các tỉnh thành trong cả nước nên sự di chuyển nhân viên của công ty là hợp lý. Các chi nhánh cũng thường xuyên nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và về nhân lực. Trụ sở chính của công ty cũng trực tiếp thực hiện việc hợp tác với Deloitte toàn cầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tiếp nhận phương pháp kỹ thuật. Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy tại Deloitte Việt Nam Chủ tịch công ty Ban giám đốc Đội ngũ chuyên gia nước ngoài Các phòng nghiệp vụ Các phòng tư vấn Các chi nhánh: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng Khối hành chính o Phòng kiểm toán 1 Phòng kiểm toán 2 Phòng IT và dịch vụ quản lý rủi ro Phòng quản trị nhân sự Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng tư vấn thuế Phòng tư vấn tài chính và giải pháp Nguồn: Bảng cáo bạch công ty TNHH Deloitte Việt Nam Chức năng nhiệm vụ: Chủ tịch công ty: là người đứng đầu công ty, có toàn quyền quyết định các chiến lược hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến công ty. Đội ngũ chuyên gia nước ngoài: thực hiện sự hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các phòng ban và các hợp đồng kiểm toán của công ty. Ban giám đốc: có trách nhiệm lập các định hướng chung như chiến lược kinh doanh, chính sách tuyển dụng và đào tạo…Giám đốc là đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ Tài chính và công ty Deloitte Touche Tohmatsu về mọi hoạt động của công ty, có quyền điều hành, quyết định mọi hoạt động của công ty và các văn phòng đại diện. Phó giám đốc là người phụ trách soát xét kỹ thuật kiểm toán và nghiên cứu khoa học tại các bộ phận mình phụ trách, giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc uỷ quyền và phân công thực hiện. Các phòng nghiệp vụ: - Phòng kiểm toán 1: thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án quốc tế. Phòng kiểm toán 2: thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay thì không có sự phân biệt rõ ràng về khách hàng giữa hai phòng kiểm toán mà hai phòng này luôn hỗ trợ nhau trong công việc để đạt mục tiêu chung của công ty. Phòng IT và dịch vụ quản lý rủi ro: thực hiện hỗ trợ khách hàng các phần mềm, đánh giá, quản lý rủi ro, tăng cường độ tin cậy của hệ thống cũng như chu trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Các phòng tư vấn Phòng tư vấn tài chính và giải pháp: thực hiện tư vấn tài chính, giải pháp quản lý, tư vấn kế toán và các dịch vụ hỗ trợ dự án. Phòng tư vấn thuế: hoạt động trên các lĩnh vực: hoạch định chiến lược thuế, cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích thuế, soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp, lập kế hoạch, tính toán và kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thuế nhà thầu nước ngoài, tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi gặp vướng mắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế, tổ chức hội thảo và đào tạo kiến thức về thuế. Khối hành chính Phòng kế toán: thực hiện thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm phục vụ công tác quản lý, công tác tín dụng. Phòng hành chính: thực hiện quản lý hồ sơ nhân sự, lưu trữ văn thư, giải quyết các thủ tục liên lạc, giao dịch hành chính, cập nhật thông tin, văn bản mới…. Phòng quản trị nhân sự: theo dõi, phân công lao động, bố trí điều kiện cho nhân viên đi công tác… Các chi nhánh: đại diện cho công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn và thuế theo khu vực. 3. Khái quát về hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam 3.1. Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Deloitte Việt Nam Ở Deloitte Việt Nam kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện trong suốt cuộc kiểm toán, đó là một yêu cầu bắt buộc. Theo hướng dẫn kiểm toán của Deloitte Việt Nam, việc kiểm tra, soát xét lại công việc cấp dưới đã làm được thực hiện một cách nghiêm ngặt và gắn với trách nhiệm của kiểm toán viên. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên chính thức có ít nhất 2 năm kinh nghiệm nghề nghiệp cho đến các manager (chủ nhiệm kiểm toán, giám đốc kiểm toán). Để hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất, trong mỗi cuộc kiểm toán sẽ có một manager và một chuyên gia người nước ngoài phụ trách. Và trước khi báo cáo kiểm toán được phát hành thì giám đốc công ty sẽ là người soát xét cuối cùng để đảm bảo rằng báo cáo kiểm toán không có bất cứ một sai sót đáng kể nào. Chính vì cuộc kiểm toán được sự kiểm soát chặt chẽ như vậy mà chất lượng các cuộc kiểm toán của công ty không ngừng đựơc nâng cao. 3.2. Sơ lược về phương pháp kiểm toán của Deloitte (AS/2) Hệ thống kiểm toán AS/2 được DTT chuyển giao cho tất cả các thành viên của DTT trên toàn cầu trong đó có cả Deloitte Việt Nam. AS/2 là một hệ thống kiểm toán tiên tiến nhất theo tiêu chuẩn của DTT toàn cầu. Hệ thống AS/2 bao gồm 3 bộ phận là: Quy trình kiểm toán Hệ thống hồ sơ kiểm toán Phần mềm kiểm toán ứng dụng Quy trình kiểm toán theo AS/2: được DTT thiết kế và áp dụng tại tất cả các thành viên của mình. Đây là một quy trình phức tạp và chặt chẽ được thể hiện qua 6 bước như sau: - Bước 1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán. Bước này sẽ được thực hiện bởi các partner và cũng có thể có sự hỗ trợ của các chủ nhiệm kiểm toán, nội dung công việc của bước này sẽ gồm: Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro của các cuộc kiểm toán Lựa chọn nhóm kiểm toán Lập và lựa chọn các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán - Bước 2: lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Công việc của bước này bao gồm: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu môi trường kiểm soát Tìm hiểu các chu trình kế toán áp dụng Thực hiện các bước phân tích tổng quát Xác định mức độ trọng yếu Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng Tổng hợp kế hoạch kiểm toán - Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. Công việc của bước này bao gồm: Xác định mức độ rủi ro tiềm tàng Lập kế hoạch cho các thủ tục khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ Lập kế hoạch cho các kiểm tra chi tiết Tổng hợp kế hoạch kiểm toán - Bước 4: Thực hiện kiểm toán. Công việc của bước này bao gồm; Thực hiện các thủ tục kiểm soát để đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá kết quả Thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết. Trong bước này gồm 2 phần việc đó là thủ tục phân tích chi tiết và kiểm tra chi tiết. Và đánh giá kết quả Đánh giá toàn diện những sai sót và phạm vi của cuộc kiểm toán Soát xét lại báo cáo tài chính - Bước 5: Tổng hợp kết quả kiểm toán và báo cáo. Công việc của bước này bao gồm: Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo Thu thập thư giải trình của giám đốc Tổng hợp toàn bộ các bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến Lập báo cáo kiểm toán - Bước 6: Công việc thực hiện sau kiểm toán. Công việc cuả bước này bao gồm: Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán Giữ mối quan hệ với khách hàng Thêm vào đó đối với công việc cụ thể trong từng bước trong quy trình kiểm toán theo AS/2 đều có các hướng dẫn cụ thể và chi tiết sơ đồ 2.2 : Quy trình kiểm toán tại Deloitte Vi ệt Nam theo tiêu chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu Quản lý hợp đồng kiểm toán Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Lựa chọn nhóm phụ trách hợp đồng Thiết lập nhóm kiểm toán Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán Kế hoạch kiểm toán chiến lược Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ Tìm hiểu chu trình kế toán Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ Xác lập mức trọng yếu Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Đánh giá mức độ rủi ro của các sai sót tiềm tàng Lập kế hoạch quy trình kiểm toán Đánh giá và quản lý rủi ro Chất lượng kiểm toán Lập kế hoạch các thủ tục kiểm tra hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Tổng hợp và trao đổi, thảo luận về kế hoạch kiểm toán Thực hiện kế hoạch kiểm toán Thực hiện các thủ tục kiểm tra hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát Thực hiện các quy trình phân tích và kiểm tra chi tiết Đánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kểm toán Thực hiện xem xét lại báo cáo tài chính Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán Xem xét lại những sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc Tổng hợp các ghi chép Phát hành báo cáo kiểm toán Những công việc thực hiện sau kiểm toán Đánh giá chất lượng hợp đồng Chuẩn bị, xem xét lại và kiểm soát các giấy tờ làm việc Mỗi giai đoạn của cuộc kiểm toán đều được phân công phân nhiệm rõ ràng. Trước hết, những công việc đánh giá, xử lý các rủi ro của cuộc kiểm toán và thiết lập các điều khoản hợp đồng kiểm toán là những công việc mà ban giám đốc có sự cố vấn của các chuyên gia thực hiện trước khi kiểm toán. Sau khi tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán, trên cơ sở phân công của các giám đốc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán có thể là các kiểm toán viên cao cấp sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chi tiết. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ giao cho các thành viên trong nhóm kiểm toán những phần việc phải thực hiện. Và trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm vào file kiểm toán. Cuối cùng là đưa ra báo cáo kiểm toán. Hệ thống Hồ sơ kiểm toán theo AS/2: Hệ thống hồ sơ kiểm toán của Deloitte Việt Nam xây dựng nhằm mục đích trợ giúp quá trình lập kế hoạch kiểm toán, lập các giấy tờ làm việc, xác định và kiểm tra các bước kiểm soát, lập báo cáo tài chính sau kiểm toán, lưu trữ các thông tin khác để giao dịch và phục vụ khách hàng. Hồ sơ kiểm toán góp phần rút ngắn quá trình lập kế hoạch kiểm toán, đưa ra các khả năng rủi ro của từng phần hành khi lập kế hoạch kiểm toán. Đồng thời, hồ sơ kiểm toán cũng giúp kiểm toán viên thiết lập các giấy tờ làm việc phục vụ quá trình kiểm tra chi tiết. Mặt khác, hồ sơ kiểm toán chuẩn được thiết kế và quản lý bởi phần mềm kiểm toán AS/2 cũng góp phần đảm bảo cho các kiểm toán viên nói riêng và công ty nói chung có thể áp dụng đúng phương pháp kiểm toán chuẩn DTT. Do vậy, hồ sơ kiểm toán góp phần toàn cầu hóa phương pháp kiểm toán và mang lại hiệu quả cao trong các cuộc kiểm toán. Hệ thống hồ sơ kiểm toán dựng trên cơ sở hệ thống các chỉ mục chuẩn như sau: + 1000: Lập kế hoạch kiểm toán 1100: Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng 1200: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát 1300: Thiết lập các điều khoản Hợp đồng kiểm toán 1400: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng 1500: Tìm hiểu các chu trình kế toán 1600: Các thủ tục đánh giá, phân tích tổng quát 1700: Xác định mức độ trọng yếu 1800: Tổng hợp rủi ro và kế hoạch kiểm toán + 2000: Báo cáo 2100: Báo cáo về tình hình phục vụ và giao dịch với khách hàng 2200: Báo cáo tài chính 2300: Tổng hợp kết quả kiểm toán 2400: Các báo cáo khác + 3000: Quản lý cuộc kiểm toán 3100: Đánh giá và thực hiện việc giao dịch và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. 3200: Thời biểu và nguồn tài liệu cho kiểm toán viên 3300: Tài liệu họp với khách hàng 3400: Tài liệu giao dịch với khách hàng + 4000: Hệ thống kiểm soát 4100: Kết luận về quá trình kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ 4200: Giảm thiểu các bước kiểm soát – khu vực không có rủi ro 4300: Các bước kiểm soát thông qua hệ thống máy tính – không có rủi ro cụ thể + 5000: Kiểm tra chi tiết phần tài sản 5100: Phần tiền mặt, tiền gửi ngân hàng 5200: Các khoản đầu tư 5300: Các khoản phải thu 5400: Hàng tồn kho 5500: Tài sản lưu động khác 5600: Tài sản cố định hữu hình 5700: Tài sản cố định vô hình + 6000: Kiểm tra chi tiết phần công nợ 6100: Các khoản phải trả 6200: Chi phí phải trả 6300: Vay và phải trả dài hạn 6400: Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp + 7000: Kiểm tra chi tiết phần vốn sở hữu 7100: Vốn chủ sở hữu + 8000: Kiểm tra chi tiết Báo cáo lãi lỗ 8100: Doanh thu 8200: Giá vốn hàng bán 8300: Chi phí hoạt động 8400: Thu nhập và chi phí khác - Phần mềm kiểm toán ứng dụng: Ngoài việc cung cấp cho Deloitte Việt Nam một phương pháp kiểm toán rất thông minh và hệ thống hồ sơ, giấy tờ làm việc tiên tiến, AS/2 còn cung cấp một phần mềm máy tính để trợ giúp kiểm toán vi._.ên trong công việc. Phần mềm máy tính hoàn hảo này đã giúp cho kiểm toán viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức trong công việc. Song phần mềm này không thể hoàn toàn làm được tất cả mọi công việc cho KTV vì bên cạnh việc đưa ra các số liệu tổng hợp, xử lý số liệu do chương trình máy tính thực hiện thì kiểm toán viên phải tiến hành kiểm tra chi tiết cũng như đối chiếu số liệu, đánh tham chiếu… Như vậy có thể thấy AS/2 là một hệ thống phương pháp kiểm toán tiên tiến với rất nhiều hữu ích đã giúp cho các KTV của Deloitte Việt Nam hoàn thành tốt công việc cũng như góp phần tạo nên những thành công của Deloitte Việt Nam như ngày hôm nay. Phần II THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TR ÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN I. Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính 1. Vai trò, mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.1. Vai trò của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp vì một số lí do sau đây: - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phí lớn trong hầu hết các doanh nghiệp và các tổ chức - Chi phí tiền lương được xem là một khoản mục trọng yếu khi đánh giá giá trị hàng tồn kho của các công ty sản xuất hay xây dựng vì nếu việc phân loại và phân bổ chi phí tiền lương mà không đúng đắn cho các đối tượng chịu chi phí thì sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu về giá trị sản phẩm dở dang và giá trị hàng tồn kho và tất nhiên ảnh hưởng tới lợi tức - Tiền lương là một lĩnh vực có thể xảy ra các hình thức gian lận của nhân viên làm cho một lượng tiền lớn của công ty bị sử dụng kém hiệu quả hoặc bị thất thoát. - Ngoài ra tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ. Về bản chất tiền lương tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Tổ chức tốt kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những điều kiện để quản lí tốt quỹ lương và quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo cho việc trả lương và bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, có tác dụng khuyến khhích người lao động nâng cao năng xuất lao động; đồng thời tạo điều kiện tính và phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm chính xác. Do đó, kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên thường được kiểm toán viên chú trọng trong các cuộc kiểm toán. 1.2. Mục tiêu của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên Mục tiêu chung: đối với chu trình này là kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng để khẳng định tính trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ về tiền lương và nhân viên, tất cả các thông tin tài chính trọng yếu có liên quan tới chu trình đều được trình bày phù hợp với các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành Mục tiêu hiện hữu: nghĩa là các nghiệp vụ tiền lương đã được ghi chép thì thực sự đã xảy ra và số dư tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực sự tồn tại. Mục tiêu trọn vẹn: mục tiêu về sự trọn vẹn đối với các nghiệp tiền lương có ý nghĩa rằng tất cả các nghiệp vụ tiền lương đã xảy ra thì đều được ghi chép đầy đủ. Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ: mục tiêu quyền và nghĩa vụ đối với chu trình này có nghĩa rằng đơn vị phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lương và các khoản trích trên tiền lương theo đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành. Mục tiêu tính giá: mục tiêu về sự đo lường và tính giá đối với các nghiệp vụ tiền lương và các số dư có liên quan nghĩa là những giá trị đã được ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương hợp lệ là đúng. Nhiều khi giá trị của các nghiệp vụ về tiền lương được phản ánh, ghi chép không chính xác do một số các nguyên nhân khác nhau. Mục tiêu về tính giá đối với các nghiệp vụ tiền lương còn có ý nghĩa quan trọng trong công việc lập các bản báo cáo các khoản thuế phải nộp và các khoản phải nộp khác có liên quan tới tiền lương. Để tránh rủi ro về sai phạm trong việc tính toán các khoản thuế và các khoản phải nộp liên quan tới tiền lương thì các tổ chức thường phân công một nhân viên thực hiện rà soát một cách độc lập về vấn đề tính toán và lập các báo cáo. Mục tiêu phân loại và trình bày: mục tiêu phân loại và trình bày đối với nghiệp vụ tiền lương có nghĩa là chi phí tiền lương và các khoản phải thanh toán cho công nhân viên phải được trình bày vào các tài khoản thích hợp. Có nhiều khi chi phí nhân công trực tiếp lại được phản ánh vào tài khoản chi phí sản xuất chung, chi phí quản lí doanh nghiệp hay chi phí bán hàng. Những sai phạm như vậy sẽ dẫn đến những sai lệch trong các khoản chi phí và ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho cũng như những tài sản có liên quan khác trên báo cáo tài chính. 1.3. Các loại hình kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền lương Các loại hình kiểm soát nội bộ trong chu trình tiền lương và nhân viên được thiết lập nhằm thực hiện các chức năng của chu trình Nghiệp vụ phê duyệt: Các cần được tuyển dụng dựa trên các tiêu chuẩn do ban quản lí phê duyệt để phòng nhân sự có thể tuyển chọn được đúng người, đúng việc thì doanh nghiệp cần có các tiêu chí tuyển dụng lao động rõ ràng. Nếu không, sẽ chỉ tuyển chọn, thuê mướn được những lao động kém về năng lực và phẩm chất dẫn tới việc tăng chi phí đào tạo, phải bỏ ra những chi phí không đáng có. Ghi sổ kế toán về tiền lương: các khoản chi liên quan tới lương, thưởng, các khoản trích theo lương, khoản khấu trừ, thuế, phúc lợi phải được ghi chép chính xác về số học, nếu không sẽ dẫn tới việc chi phí và nợ sau đó bị trình bày sai, và việc phân bổ chi phí nhân công sẽ không chính xác. Thực chi: thiết lập các thủ tục tiền lương và nhân viên cần phải tuân thủ theo sự phê chuẩn của ban quản lí, tất cả các khoản chi tiền lương phải căn cứ váo các khoản nợ đã được ghi nhận. Tiếp cận hệ thống sổ sách: nhằm kiểm soát đối với các khoản chi không đúng chỗ và những chi phí nhân công không được thông qua thì ban quản lí doanh nghiệp cần đưa ra chính sách nhằm hạn chế việc tiếp cận hệ thống báo cáo sổ sách nhân sự và kế toán tiền lương ở một số người có thẩm quyền. Chẳng hạn, ban quản lí có thể tạo ra các hàng rào cản trở những nhân viên không có phận sự tiếp cận tới tài liệu của bộ phận nhân sự và bộ phận tiền lương, và phân chia trách nhiệm tách bạch giữa các quyền phê duyệt, quyền ghi chép sổ sách, và quyền thanh toán tiền lương để hạn chế các hành vi gian lận Phân chia trách nhiệm: để đảm bảo một cánh thoả đáng về việc phân chia tách bạch các trách nhiệm thì bộ phận nhân sự cần phải tách bạch khỏi trách nhiệm tính toán lương, thưởng; lập bảng lương, thưởng; chi lương, thưởng và trách nhiệm giám sát thời gian lao động hoặc dịch vụ hoàn thành. Nếu không chức năng phê duyệt của bộ phận nhân sự sẽ phối hợp với chức năng thanh toán tiền lương dẫn tới các cơ hội tăng mức lương, bậc lương một cách cố ý vì mục đích tư lợi hoặc tạo ra nhân viên khống. 2. Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam 2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về “lập kế hoạch kiểm toán” cũng đã nêu rõ kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả. Tại Deloitte Việt Nam lập kế hoạch kiểm toán cho từng khách hàng do manager và partner phụ trách khách hàng đó lập và dựa theo kế hoạch chuẩn trên phần mền AS2 và thường thì bao gồm các bước công việc Chuẩn bị kiểm toán: công việc đầu tiên trong bước này là đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, đối với những khách hàng quen thuộc của công ty thì bước công việc này thường thực hiện đơn giản. Đối với khách hàng mới đây là một bước cực kì quan trọng đối với Deloitte Việt Nam. Manager và partner sẽ đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng, độ liêm chính của ban giám đốc, liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm để đánh giá xem việc chấp nhận hay tiếp tục với khách hàng này có làm tăng rủi ro hoạt động của KTV hay làm hại đến uy tín và hình ảnh của công ty hay không? Ở Deloitte Việt Nam đang hướng tới những khách hàng ít rủi ro, công ty đang loại bỏ đần những khách hàng rủi ro cao. Tiếp theo là nhận diện các lý do kiểm toán thì manager và partner sẽ phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc công ty khách hàng để biết rõ lí do kiểm toán, việc nhận diện lí do kiểm toán của khách hàng cũng giúp cho công ty kiểm toán ước lượng được quy mô phức tạp của công việc kiểm toán cần thực hiện từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp. Việc lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán của Deloitte do các manager chọn và tuân thủ theo đúng chuẩn mực chung được thừa nhận. Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng thì công ty sẽ kí với khách hàng một hợp đồng về thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác( ăn, ở, đi lại của KTV) Thu thập thông tin cơ sở: Tất cả các thành viên trong nhóm kiểm toán đều có trách nhiệm thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán đối với những khách hàng quen thuộc thì việc thu thông tin cơ sở về khách hàng chủ yếu sẽ ở file năm ngoái còn với những khách hàng mới việc thu thập thông tin sẽ phải ở nhiều nguồn. Trong giai đoạn này KTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết thực hiện cuộc kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán cần thiết khác. Đối với kiểm toán tiền lương, kiểm toán viên tìm hiểu về chính sách tiền lương của đơn vị, các phê duyệt về thay đổi mức lương bậc lương, thưởng, các khoản phúc lợi, chính sách tuyển dụng, các quy chế chấm dứt hợp đồng lao động …cũng như sự phân tách trách nhiệm giữa các phòng ban đặc biệt là phòng tổ chức lao động và phòng kế toán tại đơn vị khách hàng Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: bao gồm các thông tin trong các tài liệu như: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, các hợp đồng và cam kết quan trọng. Công việc này giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro: Từ những thông tin đã thu thập ở trên manager và partner sẽ phân tích đánh giá nhận xét để đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp. - Đánh giá tính trọng yếu: trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được. Công việc này sẽ giúp cho kiểm toán viên ước lượng được số bằng chứng kiểm toán cần thu thập một cách hợp lí. Trường hợp kiểm toán viên xác định mức trọng yếu là thấp nghĩa là mức sai sót có thể chấp nhận được phải thấp thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập sẽ nhiều hơn trong trường hợp kiểm toán viên xác định mức trọng yếu cao hơn. - Đánh giá rủi ro: có ba loại rủi ro mà kiểm toán viên cần đánh giá trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Rủi ro cố hữu: để đánh giá loại rủi ro này kiểm toán viên cần xem xét đến bản chất kinh doanh của khách hàng, tính trung thực của Ban giám đốc, kết quả các lần kiểm toán trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, kết quả kiểm toán năm ngoái… Rủi ro kiểm soát: thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng mà kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hay thấp. Nếu hệ thống kiểm soát của khách hàng tốt thì rủi ro kiểm soát sẽ ở mức thấp và ngược lại. Rủi ro phát hiện: đó là khả năng xảy ra các sai sót và gian lận mà hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và kiểm toán viên không phát hiện được. Trình độ của kiểm toán viên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phát sinh loại rủi ro này. Ở Deloitte Việt Nam mức trọng yếu sẽ được xác định chung cho tất cả các khoản mục chứ không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục, khoản mục nào được xác định là quan trọng ảnh hưởng nhiều đến các khoản mục khác hay có nhiều khả năng xảy ra sai xót sẽ được tập chung xem xét kĩ hơn. 2.2. Thực hiện kiểm toán 2.2.1. Thử nghiệm kiểm soát Khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viên: bảng tính lương của đơn vị được kiểm toán chính là cơ sở để thanh toán tiền lương, ghi chép vào sổ sách kế toán và phân bổ chi phí tiền lương, do đó nó thường là điểm xuất phát trong các cuộc khảo sát về kiểm toán tiền lương và nhân viên. Và ở Deloitte Viêt Nam cũng vậy, đầu tiên KTV chọn ra bảng tính lương của một kì nào đó để kiểm tra độ chính xác số học của việc tính toán, và việc phân bổ vào các tài khoản hợp lí. Sau đó KTV chọn ngẫu nhiên một số nhân viên kiểm tra sự hoàn hảo của các hồ sơ và rà soát lại các báo cáo hoạt động nhân sự về sự phê duyệt xem có hợp lí không ( bao gồm kiểm tra hợp đồng lao động, các giấy tờ liên quan đến việc tuyển dụng…), đồng thời KTV so sánh các mức lương, bậc lương và các khoản khấu trừ trên các sổ nhân sự với các thông tin như vậy trên bảng tính lương để xác định xem chúng có giống nhau hay không. Các khảo sát tiền lương khống: Trong lĩnh vực tiền lương và nhân viên có nhiều cách khác nhau để nhân viên có thể thực hiện hành vi gian lận, tuy nhiên hình thức phổ biến nhất vẫn là “lương khống”. Lương khống có thể biểu hiện dưới hình thái là số nhân viên khống hoặc số giờ lao động hoặc số lượng sản phẩm hoàn thành khống, để kiểm soát được những gian lận này KTV của Deloitte Việt Nam có một số giả pháp như sau: - Số nhân viên khống: đó là việc tiếp tục viết phiếu chi cho nhân viên đã thôi việc hoặc đã mãn hạn hợp đồng hoặc không có thực. Hành động gian lận này rất dễ xảy ra ở những đơn vị mà nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm không được tuân thủ. Để kiểm soát nghiệp vụ này KTV của Deloitte so sánh tên trên các phiếu chi hoặc séc chi lương đã thanh toán với các bảng chấm công và các giấy tờ liên quan khác về chữ kí phê chuẩn và tính hợp lí của chữ kí tắt mặt sau. Một thủ tục khác nữa là KTV chọn ra một số hồ sơ nhân viên từ sổ nhân sự nhằm tìm các nhân viên đã thôi việc đã mãn hạn hợp đồng lao động trong năm hiện hành để xác định xem các khoản thanh toán mãn hạn hợp đồng cho nhân viên này có phù hợp với chính sách của công ty hay không. Kiểm tra việc thanh toán lương cho nhân viên để đảm bảo việc chấm dứt thanh toán cho những nhân viên đã kết thúc hợp đồng lao động. Một nhược điểm của thủ tục này là nếu phòng nhân sự không được báo cáo về việc mãn hạn hợp đồng thì thủ tục này sẽ không còn hiệu lực. Một biện pháp khác mà KTV của Dloitte Việt Nam tiến hành nhằm kiểm soát số nhân viên khống bằng cách là yêu cầu trả lương đột xuất, mọi nhân viên đều phải trực tiếp kí vào phiếu chi hoặc séc chi của mình dưới sự giám sát của KTV. Đây là hình thức rất tốn thời gian và công sức của cả hai phía nên rất hiếm khi được thực hiện. - Số giờ, khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành khống: hình thức này dễ xảy ra trong những trường hợp do việc theo dõi thời gian, giám sát và quản lí không chặt chẽ hoặc do sự móc nối giữa người giám sát với nhân viên của họ. Để khảo sát hình thức gian lận này các KTV của Deloitte Việt Nam tiến hành cân đối tổng số giờ công, ngày công hoặc khối lượng công việc hay lao vụ được thanh toán theo số lương với số liệu ghi chép độc lập và được kiểm tra thường xuyên của KTVNB tại từng bộ phận hoạt động. Hoặc KTV sẽ tiếp cận với quản đốc nhằm theo dõi việc chấm công của quản đốc và phỏng vấn nhân viên về việc kiểm soát giờ giấc của quẩn đốc. * Ngoài ra có một thủ tục mà các KTV Deloitte Việt Nam thường xuyên dùng để khảo sát tiền lương khống đó là thủ tục ước tính lương có hai cách thường dùng để ước tính đó là: - Đối với các doanh nghiệp không có biến động nhiều về mức lương và số nhân công thì KTV sẽ chọn mẫu một tháng lương sau đó nhân với mười hai tháng để tính ra mức lương của công ty trong một năm. Từ số ước tính này KTV so sánh với số của khách hàng nếu chênh lệch nhỏ hơn mức trọng yếu cho phép( mức trọng yếu này được manager hay partner xác định trong kế hoạch kiểm toán) thì bỏ qua, nếu chênh lệch lớn hơn mức trọng yếu đặt ra thì yêu cầu ban giám đốc giả trình. - Đối với doanh nghiệp mà mức lương và số nhân viên thường xuyên thay đổi thì KTV sẽ tính ra mức lương trung bình một tháng của một nhân viên trong năm ngoái dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước theo công thức Lương TB của 1 nhân viên = Tổng lương/ ( 12 x số nhân viên trung bình) Trong đó: Tổng lương lấy trên số liệu kiểm toán năm trước Số nhân viên trung bình cũng lấy số liệu kiểm toán măn trước Từ số tiền lương trung bình của một nhân viên trong năm trước KTV nhân với mức biến động lương trong năm nay so với năm trước( số liệu về mức biến động lương năm nay so với năm trước do ban giám đốc giải trình) để tính ra tiền lương trung bình của một nhân viên trên một tháng trong năm nay. Sau đó KTV sẽ lấy số nhân viên trung bình của năm nay( số liệu này được phòng nhân sự cung cấp) nhân với mức lương trung bình năm nay vừa tính được tính được và nhân với mười hai tháng sẽ ra tổng tiền lương năm nay của doanh nghiệp do KTV ước tính. Từ số ước tính này KTV so sánh với số của khách hàng nếu chênh lệch nhỏ hơn mức trọng yếu cho phép( mức trọng yếu này được manager hay partner xác định trong kế hoạch kiểm toán) thì bỏ qua, nếu chênh lệch lớn hơn mức trọng yếu đặt ra thì yêu cầu ban giám đốc giả trình. Các khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng sử dụng lao động: việc tính và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động không đúng sẽ dẫn tới việc đánh giá sai lệch các tài sản trên bảng cân đối kế toán, sai lệch các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh chẳng hạn như sẽ làm sai lệch giá trị của các chỉ tiêu như: sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… Để khảo sát nghiệp vụ này các KTV sẽ xem xét tính nhất quán trong hạch toán chi phí giữa các kỳ kế toán đối với việc phân loại các bộ phận chịu phí ( bộ phận trực tiếp sản xuất, bán hàng, quản lí doanh nghiệp…). Ngoài ra KTV còn kiểm tra sơ đồ hạch toán tiền lương xem có đúng theo quy định hiện hành và chính sách đã đề ra của công ty hay không. Các khảo sát đối với các khoản trích theo lương: theo quy định của chính sách kế toán hiện hành, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn là các khoản trích theo lương. Đối với các khoản này thì KTV của Deloitte sẽ lấy kết quả của việc kiểm toán tiền lương làm căn cứ tính ra quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Đồng thời đối chiếu với biên bản xác nhận của cơ quan bảo hiểm xem đơn vị có hạch toán đúng hay không. 2.2.2. Thử nghiệm cơ bản Sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, nếu KTV nhận thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động tốt, các nghiệp vụ về tiền lương đã được tính toán và vào sổ đúng đắn, các sổ nhật ký tiền lương, các bảng tính lương, bảng chấm công, các phương pháp phân bổ chi phí phí và các báo cáo có liên quan đều thống nhất thì các khảo sát chi tiết số dư sẽ được giảm bớt và ngược lại. Nếu KTV nhận thấy có sự thay đổi đáng kể trong thủ tục kiểm soát hoặc trong việc áp dụng các phương pháp hạch toán mới của khách hàng thì KTV sẽ bổ sung thêm các thử nghiệm tuân thủ để đánh giá hệ thống KSNB hoặc là sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát cao và sẽ không cần xem xét hệ thống KSNB mà thực hiện luôn thử nghiệm cơ bản. Mục tiêu của các thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương là kiểm tra xem các khoản tính dồn về tiền lương và các khoản trích theo lương có được đánh giá đúng hay không đồng thời cũng xác định xem các nghiệp vụ trong chu trình tiền lương và nhân viên có được thanh toán và ghi sổ đúng kì hạn hay không. Các số dư tài khoản của tài khoản tiền lương thưởng và các khoản phải trả CNV (TK334), tài khoản phải trả, phải nộp khác (TK338), các tài khoản liên quan đến các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ và các tài khoản liên quan đến chu trình tiền lương như chi phí nhân công trực tiếp (TK622), chi phí sản xuất chung (TK627), chi phí quản lí doanh nghiệp (TK642) sẽ là đối tượng thường xuyên của các KTV thực hiện kiểm toán tiền lương và nhân viên nếu KTV thực hiện thử nghiệm cơ bản. Cụ thể: - Đối với tài khoản “ Phải trả công nhân viên- TK334” khi thực hiện thử nghiệm cơ bản KTV sẽ tiến hành thông qua số dư tiền lương, tiền thưởng và các khoản thanh toán khác cho CNV. Khi tiến hành thử nghiệm cơ bản trên số dư tiền lương KTV sẽ vận dụng những hiểu biết về những chính sách và chế độ thanh toán tiền lương của doanh nghiệp từ những bước tìm hiểu về khách hàng ở trên và từ đó đánh giá xem chúng có được tuân thủ một cách nhất quán hay không. Khi KTV đã xác định được chính sách của doanh nghiệp đối với tiền lương là nhất quán giữa các kì kế toán thì KTV sẽ bắt đầu xem xét đến thời hạn và độ tin cậy của số dư trên tài khoản “ Phải trả công nhân viên”. Về các khoản tiền thưởng tính dồn tại một số doanh nghiệp, số tiền thưởng phải trả cho người lao động chưa được trả vào cuối niên độ là một khoản mục lớn, nếu không ghi chép kịp thời và chính xác sẽ dẫn tới những sai sót trọng yếu trên bảng cân đối kế toán. Để kiểm tra khoản mục này KTV sẽ xem xét tính kịp thời và chính xác trong việc ghi sổ các khoản đó thông qua việc đối chiếu với quyết định hay biên bản của ban quản lý về sự phê duyệt các khoản tiền lương đối với người lao động. Đối với các khoản phải trả khác cho công nhân viên, bao gồm các khoản được chia từ phúc lợi, tiền nghỉ ốm đau, thai sản, bảo hiểm mà người lao động được hưởng thì KTV sẽ xem xét tính nhất quán trong cách tính dồn giữa các kì kế toán sau đó KTV sẽ kiểm tra độ tin cậy của số liệu bằng cách tính toán lại chi tiết các khoản tiền liên quan đã được ghi sổ và cộng dồn, đồng thời sẽ xem xét các chứng từ tài liệu đính kèm. - Đối với khoản “Phải trả phải nộp khác- TK338” có liên quan tới các khoản trích nộp trên tiền lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ thì KTV sẽ so sánh số dư trên các tài khoản chi tiết với số liệu trên bảng tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ và đối chiếu với các khoản chi bằng tiền đã phát sinh trên các chứng từ chi tiền mặt. - Đối với các khoản chi phí liên quan đế chu trình tiền lương và nhân viên “ Chi phí nhân công trực tiếp- TK 622” “ Chi phí quản lý sản xuất chung- TK627” “ Chi phí bán hàng- TK641” và “ Chi phí quản lý doanh nghiệp- TK642” thì KTV thường chỉ tiến hành bổ sung các thử nghiệm cơ bản khi phát hiện những nhược điểm trong cơ cấu KSNB của đơn vị kiểm tra liên quan tới việc hạch toán và ghi sổ các tài khoản này. Ngoài ra các thông tin của khoản mục này sẽ được đối chiếu với KTV làm phần hành chi phí. 2.3. Kết thúc kiểm toán 2.3.1. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ Kiểm toán viên có trách nhiệm xem xét lại các nghiệp vụ và các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ để xác định liệu có sự kiện gì xảy ra mà có thể có ảnh hưởng đến ý kiến của KTV hay không, nếu có sự kiện nào đó ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán thì KTV sẽ yêu cầu kế toán đưa ra bút toán điều chỉnh điều chỉnh (đối với khoản mục tiền lương thì thường xảy ra việc kế toán phân bổ chi phí tiền lương không hợp lí ). Việc chấp nhận điều chỉnh hay không của kế toán sẽ ảnh hưởng tới kết luận của kiểm toán viên sau này. 2.3.2. Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán Giai đoạn này KTV phải hoàn thành tất cả các thủ tục kiểm toán sau đó hợp nhất tất cả các kết quả vào một kết luận chung. KTV phải quyết định liệu bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đầy đủ để đảm bảo cho kết luận là các báo cáo tài chính đã được trình bày phù hợp với chuẩn mực và chính sách kế toán hiện hành hay chưa. 2.3.3. Lập báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là báo cáo bằng văn bản do KTV lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của khác hàng. Ý kiến của KTV có thể là: - Ý kiến chấp nhận toàn phần: KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần khi báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu và phù hợp với các chuẩn mực và chính sách kế toán hiện hành, nhưng không có nghĩa là báo cáo tài chính được kiểm toán là chính xác tuyệt đối mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó không trọng yếu. - Ý kiến chấp nhận từng phần: KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần khi báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị trên các khía cạnh trọng yếu nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tùy thuộc mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ( trong trường hợp này nếu kế toán chấp nhận điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng do KTV đưa ra thì có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần) - Từ chối đưa ra ý kiến: KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến từ chối trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc tính không đầy đủ về thông tin đến mức làm cho KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. - Ý kiến không chấp nhận: KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến không chấp nhận khi không thống nhất được với ban giám đốc khách hàng về những vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của đơn vị đến mức mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất sai sót của báo cáo tài chính. III. Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện tại công ty sản xuất ống thép VSP 1. Lập kế hoạch kiểm toán 1.1. Tìm hiểu chung khách hàng VSP là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 1929/GP ngày 25/6/1997 với thời gian hoạt động là 30 năm kể từ ngày được cấp giấy phép và các giấy phép điều chỉnh. Các cổ đông của công ty là: Sumitomo Metal Industrial, Sumitomo Corporation và Mitsui&co. Tổng số nhân viên của công ty tại ngày 31/12/2007 là 869 người Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất và gia công ống thép cao cấp, các phụ tùng kim loại và băng lá thép dùng trong công nghiệp ôtô xe máy và các ngành công nghiệp khác. Báo cáo tài chính được trình bày theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành về kế toán việt Nam. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo tài chính của công ty là đồng Đô la Mĩ (USD), kì kế toán của công bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12. 1.2. Các chính sách kế toán chủ yếu tại công ty khách hàng - Các chính sách kế toán đối với các ước tính kế toán: việc lập báo cáo tài chính tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam yêu cầu ban giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày lập báo cáo tài chính cũng như số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh có thể khác với các ước tính giả định đặt ra - Tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng - Hàng tồn kho: được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hang tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở vị trí và trạng thái hiện tại. Giá gốc của hang tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân ra quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành, chi phí tiếp thị, bán hang, và phân phối phát sinh. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của công ty được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành. Theo đó công ty được phép trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho lỗi thời, hỏng, kếm phẩm chất cao hơn giá trị thị trường tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. - Tài sản cố định hữu hình và hao mòn: TSCĐHH được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn. Nguyên giá TSCĐHH bao gồm giá mua và toàn bộ chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sang sử dụng. TSCĐHH được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính như sau. TSCĐHH Số năm khấu hao ước tính Máy móc thiết bị 4- 10 Thiết bị văn phòng 3- 10 Phương tiện vận tải 6 Đồ đạc 10 - Ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hoá được xác định một cách đáng tin cậy và công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi hàng đã giao và chuyển quyền sở hữu cho người mua. - Ngoại tệ: Các nghiệp vị phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỉ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số dư các tài khoản bằng tiền và công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày này. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản này được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các số dư tại ngày kết thúc niê._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28533.doc
Tài liệu liên quan