Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nội dung 1 AASC Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 GTGT Giá trị gia tăng 4 KSNB Kiểm soát nội bộ 5 KTV Kiểm toán viên 6 TK Tài khoản 7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong 5 năm 6 Bảng 1.2 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 21 Bảng 1.3 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục 22 Bảng 1.

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 Bảng tính mức trọng yếu tuyệt đối 23 Bảng 1.5 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 30 Bảng 1.6 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 32 Bảng 1.7 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 34 Bảng 1.8 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 36 Bảng 1.9 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 38 Bảng 1.10 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 40 Bảng 1.11 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 41 Bảng 1.12 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 42 Bảng 1.13 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 44 Bảng 1.14 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 45 Bảng 2.1 Các tỷ suất áp dụng trong phân tích doanh thu 56 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chuyên đề Việt Nam đang trên đường hội nhập với những kết quả đạt được đáng tự hào, tạo đà phát triển cho tương lai. Đứng trước thách thức cũng như cơ hội mới trên thị trường, ngày càng có nhiều công ty kiểm toán ra đời. Các công ty kiểm toán đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết, cho tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới. Doanh thu là một chỉ tiêu không thể thiếu để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, và doanh thu lại ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu cũng không kém phần quan trọng, như lợi nhuận, thuế... Vì vậy, trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán khoản mục doanh thu là một phần rất quan trọng. Đặc biệt đối với Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thì quy trình kiểm toán doanh thu đã được xây dựng khá hoàn thiện, tuy vậy, vẫn còn một số điểm còn hạn chế. Nhận thấy sự cần thiết trong kiểm toán doanh thu, em đã chọn Đề tài “Hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán”. 2. Nội dung của chuyên đề thực tập chuyên nghành Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Đề tài gồm có ba phần: Phần I: Đặc điểm của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán. Phần II: Thực trạng kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán. Phần III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo - ThS. Bùi Minh Hải, người đã tận tình hướng dẫn cũng như giúp em giải đáp những vướng mắc trong thời gian qua. Em xin được cảm ơn Ban Lãnh đạo và các anh chị làm việc tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thiện được chuyên đề này. Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện Lê Trung Sơn PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 1.1 Đặc điểm hình thành và phát triển Công ty Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán là một trong những doanh nghiệp tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán, Kế toán, Tư vấn tài chính với tên giao dịch quốc tế là Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company Limitted (viết tắt là: AASC). Từ khi hình thành cho đến nay, Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau: Giai đoạn thứ nhất: Ngày 13/05/1991, Công ty được thành lập theo Quyết định 164 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính với tên gọi là Công ty Dịch vụ Kế toán (viết tắt là: ASC). Ngày 14/9/1991, Công ty chính thức đi vào hoạt động. Các dịch vụ cung cấp chủ yếu là: Thứ nhất: Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng: Mở và ghi sổ kế toán, lập bảng cân đối kế toán, lập và phân tích báo cáo quyết toán theo quy định của Nhà nước, và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Thứ hai: Cung cấp thông tin kinh tế - tài chính, và biểu mẫu in sẵn về tài chính - kế toán theo quy định của Nhà nước, tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Tháng 3/1992, Công ty đã thành lập Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và tháng 3/1995, được phép của Bộ Tài chính, Chi nhánh này đã tách ra khỏi Công ty, và thành lập Công ty Kiểm toán Sài Gòn (viết tắt là: AFC). Tháng 4/1993 các chi nhánh của Công ty tại Vũng Tàu và Đà Nẵng đã ra đời. Sau này, Chi nhánh của Công ty tại Đà Nẵng kết hợp với Chi nhánh của Công ty Kiểm toán Việt Nam (viết tắt là: VACO) tại Đà Nẵng thành lập Công ty Tư vấn và Kiểm toán (viết tắt là: A&C). Giai đoạn thứ hai: Đến ngày 4/9/1993, Quyết định 639/TC/QĐ/TCCB đã giao cho Công ty triển khai thêm một dịch vụ mới là dịch vụ kiểm toán, và đã đổi tên Công ty thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (viết tắt là: AASC). Từ đó, kiểm toán BCTC là một trong những hoạt động chủ yếu của AASC. Kế hoạch kiểm toán doanh thu được AASC thiết lập theo trình tự cụ thể cho từng cuộc kiểm toán bởi mỗi khách hàng của AASC có đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau. Ngày 14/4/1995, Chi nhánh của Công ty tại Thanh Hóa đã được thành lập, và đi vào hoạt động. Và ngày 2/2/1996, Văn phòng đại diện của Công ty tại Hải Phòng đã được thành lập. Ngày 13/3/1997, Công ty đã thành lập Văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh, để thay thế cho Chi nhánh trước đây đã tách ra. Tháng 5/1998 Văn phòng đại diện này đã được phát triển thành Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh – đây là Chi nhánh lớn nhất của Công ty. Cũng trong năm 1998, Công ty đã mở thêm một chi nhánh mới tại Quảng Ninh. Đến năm 2003 Văn phòng đại diện tại Hải Phòng đã được phát triển thành Chi nhánh Hải Phòng. Từ ngày 31/12/2004 cho đến nay Chi nhánh tại Hải Phòng đã ngừng hoạt động. Tháng 04/2005 AASC chính thức trở thành hội viên của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Và tháng 07/2005, AASC đã trở thành thành viên của tổ chức kế toán kiểm toán quốc tế INPACT. Cũng trong năm 2005, vào tháng 11, AASC đã liên doanh kiểm toán với Hãng Tư vấn Anh Bannock, và Văn phòng Kiểm toán Nhà nước Vương quốc Anh để thực hiện dự án hỗ trợ, nâng cao năng lực cho Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, hội nhập kiểm toán, kế toán với các nước trong khu vực và các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu (EU). Ngày 30/11/2006, AASC được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập tham gia kiểm toán các tổ chức phát hành niêm yết và kinh doanh chứng khoán theo Quyết định 718/QĐ-UBCK. Giai đoạn thứ ba: Tháng 7/2007 AASC chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp nhà nước sang công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Hiện nay, AASC có trụ sở chính đặt tại số 1 Phố Lê Phụng Hiểu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diện ở Quảng Ninh. Mục tiêu hoạt động của AASC là cung cấp dịch vụ chuyên ngành và thông tin tin cậy, giúp khách hàng ra quyết định quản lý tài chính, kinh tế một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó Công ty hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt, kịp thời vấn đề phát sinh mà ít có một tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào có thể thực hiện được. Hiện tại, AASC có hàng trăm khách hàng hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, thuộc mọi thành phần kinh tế và quy mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng khách hàng của AASC ngày càng đông đảo. Trải qua hơn 17 năm hoạt động, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán đã có khoảng 1600 khách hàng, trong đó, có khoảng 550 khách hàng thường xuyên trong mọi lĩnh vực trên khắp cả nước. Khi mở rộng thị trường, không chỉ kiểm toán doanh thu mà các phần hành kiểm toán khác luôn được AASC chứ trọng và hoàn thiện. Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong 5 năm Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Doanh thu 25,409 31,165 38,026 50,958 71,568 2 Lợi nhuận sau thuế 2,643 1,420 1,845 1,554 1,429 (Nguồn: Phòng Tổng hợp – AASC) Dựa vào bảng trên ta thấy rằng, doanh thu của Công ty tăng đều đặn trong các năm và tăng nhanh trong hai năm 2006 và năm 2007. Lợi nhuận của Công ty cũng đạt ở mức khá cao. Có được điều này là do Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô và thị trường Kiểm toán BCTC là một trong những hoạt động mà AASC chú trọng, trong đó, kiểm toán doanh thu liên quan đến tất cả khách hàng nên được đánh giá là một trong những hoạt động kiểm toán chủ chốt. Các hợp đồng kiểm toán ngày càng tăng lên về số lượng, và về giá trị của hợp đồng. 1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Các loại hình dịch vụ mà Công ty cung cấp bao gồm: Thứ nhất: Dịch vụ kế toán: AASC cung cấp các dịch vụ kế toán hướng tới việc nâng cao chất lượng của hoạt động kế toán cho doanh nghiệp đơn vị hành chính sự nghiệp… Các dịch vụ kế toán cung cấp chủ yếu bao gồm: Lập ghi sổ kế toán; Lập báo cáo tài chính định kỳ theo yêu cầu cửa cơ quan nhà nước và cơ quan cấp trên; Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán trợ giúp việc chuyển đổi hệ thống kế toán và báo cáo tài chính; Hướng dẫn khách hàng trong việc áp dụng chế độ kế toán - tài chính và tư vấn lựa chọn đăng ký chế độ kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp; Thứ hai: Dịch vụ kiểm toán: Đây là loại hình dịch vụ mang lại doanh thu cao nhất cho Công ty Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong cung cấp dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội và dự án hoạt động tại Việt Nam AASC đã và đang được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và ý kiến tư vấn. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì doanh thu luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, nên hoạt động kiểm toán doanh thu luôn được thực hiện chi tiết. Việc kiểm toán doanh thu phải được tổng hợp từ nhiều phần hành khác nhau, nên đòi hỏi phải do các KTV có kinh nghiệm thực hiện. Các dịch vụ kiểm toán chủ yếu bao gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính thường niên của doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, và tổ chức kinh tế - xã hội; Kiểm toán hoạt động của dự án; Kiểm toán báo cáo quyết toán của công trình xây dụng cơ bản; Kiểm toán việc tuân thủ luật định; Kiểm toán xác định vốn thành lập giải thể doanh nghiệp; Kiểm toán doanh nghiệp phát hành niêm yết và kinh doanh chứng khoán; Kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá; Kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước, phục vụ công tác cổ phần và giám định tài liệu tài chính kế toán; Thứ ba: Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán, thuế: AASC cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng giải pháp tốt nhất, giúp khách hàng cải tiến hệ thống KSNB, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm chi phí hoạt động, không ngừng tăng doanh thu… Những dịch vụ chủ yếu bao gồm: Tư vấn rà soát chuẩn đoán hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Tư vấn tái cơ cấu, và mô hình hoạt động của tổng công ty nhà nước; Tư vấn quản lý; Tư vấn thuế: Bao gồm, tư vấn lập kế hoạch thuế, đăng ký, tính toán và kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế rà soát đánh giá việc vận hành sắc lệnh, chính sách thuế hiện hành của Việt Nam... Thứ tư: Dịch vụ công nghệ thông tin: AASC có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin để trợ giúp cho khách hàng trong thiết kế, phát triển, thử nghiệm, và vận hành hệ thống thông tin quản lý mới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, hoạt động của khách hàng. Các phần mềm công nghệ thông tin chủ yếu mà Công ty cung cấp là: Một là, Phần mềm kế toán, bao gồm, các phần mềm là kế toán doanh nghiệp (E-ASPlus 3.0), kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp (A-ASPlus 3.0), kế toán đơn vị chủ đầu tư (P- ASPlus 2.0). Hai là, Phần mềm quản lý, bao gồm, các phần mềm là phần mềm quản lý công văn, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý tài sản cố định. Thứ năm: Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng: AASC luôn đặt vấn đề nguồn lực con người lên hàng đầu chú trọng chất lượng lao động. Do đó đào tạo nhân viên là chiến lược để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Dịch vụ này giúp cho khách hàng lựa chọn được nhân viên phù hợp với yêu cầu cửa công việc tuyển dụng, giúp đỡ khách hàng trong việc tìm kiếm nhân viên tốt nhất cho công việc. AASC có đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo, để xây dựng chương trình đào tạo. Đặc biệt là, khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, quản trị doanh nghiệp, kế toán nội bộ, ứng dụng tin học trong công tác kế toán… AASC phối hợp tổ chức thực hiện, hợp tác với trường đại học, ngành, địa phương ở trong nước, và với tổ chức quốc tế, mở khoá bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, tài chính kế toán và kiểm toán, phân tích đầu tư, chứng khoán, thuế và bảo hiểm… cho hàng nghìn kế toán viên, kế toán trưởng, và kiểm toán viên nội bộ, góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán, kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp. AASC còn thực hiện dịch vụ giới thiệu, cung cấp nhân viên kế toán, kiểm toán cho doanh nghiệp trong nước, và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ sáu: Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, và tư vấn cổ phần hoá: Đây là một dịch vụ khá mói mẻ tại Việt Nam. Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần công ty TNHH. Năm 2003 và năm 2004 là hai năm đánh dấu bước phát triển quan trọng của AASC trong hoạt động cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, và tư vấn cổ phần hoá. 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ảnh hưởng tới kiểm toán doanh thu Hiện nay, nhân sự của AASC tại trụ sở chính và chi nhánh, văn phòng đại diện là khoảng hơn 140 cán bộ, nhân viên được đào tạo đại học và trên đại học ngành Tài chính Ngân hàng, Kế toán và Kiểm toán ở trong và ở ngoài nước. Trong đó có 43 người được cấp chứng chỉ Kiểm toán viên cấp Nhà nước (CPA); 15 thạc sĩ cán bộ đang theo học cao học và ACCA; nhiều cộng tác viên, bao gồm các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm và chuyên môn dầy dạn. Nhân viên của AASC được đào tạo chính quy tại các trường đại học lớn tại Việt Nam; được tuyển chọn vào làm việc thông qua các vòng thi nghiêm túc, chất lượng về trình độ chuyên môn, và khả năng tiếng Anh. AASC cũng chú trọng vào việc đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên trong quá trình làm việc tại Công ty. AASC thường xuyên tổ chức khoá đào tạo cho nhân viên mới, để truyền đạt kinh nghiệm, giúp các nhân viên mới nhanh chóng làm quen với công việc; bên cạnh đó, Công ty cũng tổ chức khoá đào tạo nội bộ để phổ biến cập nhật thông tin và văn bản pháp lý mới ban hành liên quan đến hoạt động tài chính kế toán và kiểm toán. Đồng thời, hàng năm tất cả nhân viên của AASC trừ cấp lãnh đạo phòng trở lên đều phải trải qua các kỳ thi sát hạch định kỳ. AASC rất coi trọng công tác tổ chức cũng như chất lượng của các kỳ thi sát hạch này, bởi qua đó, giúp cho Ban Lãnh đạo thấy được trình độ chuyên môn và sự tiến bộ của nhân viên trong Công ty, đồng thời, là động lực cho nhân viên không ngừng phấn đấu học hỏi. Nhân viên có năng lực chuyên môn tốt sẽ được gửi đi đào tạo ở các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước, dưới những hình thức khác nhau. Hàng năm Công ty luôn tổ chức các vòng thi nghiệp vụ bao gồm tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, ngoại ngữ, tin học nhằm đánh giá tay nghề của nhân viên. Vị trí cán bộ trong Công ty từ trên xuống dưới được phân cấp rõ ràng: Ban Giám đốc; Phụ trách phòng; Kiểm toán viên chính: Được phân nhỏ thành ba cấp, là kiểm toán viên cấp 1, cấp 2 và cấp 3 (Kiểm toán viên cao cấp); Trợ lý kiểm toán: Được phân nhỏ thành năm cấp, là trợ lý kiểm toán viên cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cấp 5; Nhân viên hành chính; Công ty được tổ chức theo mô hình chức năng, và các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động. Bộ máy quản lý của Công ty được khái quát qua Sơ đồ 1.1. Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc đuợc quy định trong Điều 16 - Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ tư vấn cho Tổng Giám đốc về việc điều hành hoạt động của Công ty, và điều hành trực tiếp một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc. Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Phòng Kiểm toán 1 Hội đồng Thành viên Ban Thường trực Hội đồng thành viên Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Ban Kiểm soát Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Ban Thường trực Hội đồng thành viên Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Ban Kiểm soát Phó Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Ban Thường trực Hội đồng Thành viên Tổng Giám đốc Ban Kiểm soát Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản Phòng Tổng hợp Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh Phòng Kiểm toán 3 PhòngKiểm toán 5 Phòng Kiểm toán 2 PhòngDịch vụ Đầu tư Nước ngoài Phòng Tổng hợp: Phòng có chức năng quản lý về mặt hành chính, và nhân sự trong Công ty, đảm nhận lên kế hoạch hàng tháng về lao động, bảo vệ tài sản, cung cấp hậu cần, quản lý công văn, sắp xếp và đề bạt cán bộ… Đồng thời, phòng này có nhiệm vụ theo dõi, và hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp báo cáo kế toán … Mặt khác, Phòng còn có nhiệm vụ xây dựng, và cung cấp phần mềm về kế toán, quản lý theo nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Phòng cũng thực hiện việc lắp đặt bảo trì mạng máy tính của Công ty, góp phần hỗ trợ hoạt động cho các phòng nghiệp vụ khác. Phòng thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân viên hàng năm, tổ chức thi sát hạch định kỳ, cập nhật thông tin mới về tài chính, kế toán và kiểm toán… và hướng dẫn cho phòng nghiệp vụ. Đồng thời, Phòng còn thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất luợng kiểm toán hàng năm theo yêu cầu của Ban Giám đốc. Phòng Kiểm toán 1, Phòng Kiểm toán 2, Phòng Kiểm toán 3: Các phòng nghiệp vụ này đều có cùng chức năng là, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán liên quan đến hoạt động thương mại và dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các dịch vụ tư vấn... Phòng Kiểm toán 5: Phòng có chức năng hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trên, và cung cấp dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản, dịch vụ liên quan tới dự án của tổ chức chính phủ và phi chính phủ… Phòng Dịch vụ Đầu tư Nước ngoài: Phòng có chức năng hỗ trợ cho các phòng nghiệp vụ khác, và kiểm toán doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản: Đây là phòng chuyên thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hoặc hạng mục công trình hoàn thành, được thực hiện bởi đội ngũ kiểm toán viên và kỹ thuật viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm. AASC là một trong hai công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam với quá trình phát triển lâu dài, và bền vững. Sau hơn 17 năm xây dựng và phát triển, AASC đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. AASC đã có được một số lượng khách hàng đông đảo, trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, thương mại, xây dựng cho đến ngân hàng, tài chính, bảo hiểm… PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 2.1 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng 2.1.1 Giai đoạn khảo sát và đánh giá khách hàng Đối với khách hàng mới, Công ty cần có thông tin về loại hình doanh nghiệp, về lĩnh vục sản xuất kinh doanh... của khách hàng, khó khăn cũng như yêu cầu từ phía khách hàng đối với dịch vụ kiểm toán BCTC nói chung cũng như kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng. Từ đó, AASC sẽ ước lượng sơ bộ khối lượng công việc kiểm toán BCTC, kiểm toán doanh thu, và giá phí kiểm toán. Nếu như khách hàng chấp nhận dịch vụ, và giá phí dịch vụ do AASC đưa ra thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Đối với khách cũ, Công ty đã có những thông tin và những hiểu biết cần thiết về khách hàng, nên cuộc gặp gỡ chỉ mang tính chất xem xét và tổng kết những thay đổi trong chính sách, tình hình kinh doanh của khách hàng trong năm qua có ảnh hưởng tới việc kiểm toán, đồng thời, sẽ chốt lại những điều cần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm nay. Sau đó, AASC sẽ tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc tìm hiểu này đặc biệt rất quan trọng đối với Công ty XYZ là khách hàng năm đầu tiên mà AASC tiến hành kiểm toán. Còn với Công ty ABC, để có được các thông tin trên, KTV chỉ cần xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước, và đánh giá lại những biến động của công ty trong năm vừa qua. Qua tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh, KTV thu đuợc các thông tin như sau: Thứ nhất: Đối với Công ty ABC: Công ty ABC là một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập theo Quyết định Số 165/2001/QĐ-UBND ngày 25/09/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh với tên gọi “Công ty ABC”. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất và cung ứng các loại rau quả đóng hộp. Công ty ABC là khách hàng thuờng xuyên của AASC. Thứ hai: Đối với Công ty XYZ: Công ty XYZ là công ty liên doanh được thành lập tại Việt Nam, theo Giấy phép Đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp có trụ sở tại Hải Phòng. Là doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và Đài Loan, trong đó, bên Đài Loan góp 60% vốn pháp định còn bên Việt Nam góp 40% vốn pháp định. Hoạt động kinh doanh chủ yếu là, tư vấn thiết kế các công trình kiến trúc. Để phục vụ cho cuộc kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán doanh thu nói riêng, Công ty yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu cần thiết, như BCTC trong năm tài chính và báo cáo, quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh... của ban giám đốc, trong đó nêu đầy đủ thành phần của ban giám đốc, và những cam kết của ban giám đốc trong việc lập và trình bày BCTC của công ty tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm tài chính đó theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, và các quy định kế toán hiện hành. Đối với Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của Công ty, KTV còn xem xét lại hồ sơ kiểm toán của năm trước đó, và những biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ABC trong năm vừa qua. Sau đó, KTV tiến hành đánh giá kiểm soát và xử lý những rủi ro của cuộc kiểm toán. Mục đích của việc đánh giá những rủi ro kiểm toán là quyết định có nên thực hiện kiểm toán hay không, và sau đó, xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với mức rủi ro đã xác định. Có thể đưa ra đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán ở một trong các mức: Thấp, trung bình và cao. Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết, cộng với kinh nghiệm thực tế của mình, KTV đã đánh giá rủi ro kiểm toán cho hai khách hàng ABC và XYZ của mình ở mức trung bình và quyết định tiếp tục kiểm toán cho hai khách hàng này. 2.1.2 Giai đoạn thoả thuận cung cấp dịch vụ Đại diện AASC và công ty khách hàng sẽ gặp gỡ, để cùng nhau ký kết một hợp đồng kiểm toán bao gồm các điều khoản như phạm vi cuộc kiểm toán, các chuẩn mực áp dụng, thời gian cuộc kiểm toán, trách nhiệm của KTV và của công ty khách hàng, giá phí kiểm toán... 2.1.3 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Bước một: Lập kế hoạch chiến lược: Sau khi hợp đồng kiểm toán trên đã được ký kết kế hoạch chiến lược được đưa ra bởi trưởng nhóm kiểm toán và được đưa lên Phó Tổng Giám đốc phụ trách trực tiếp phê duyệt. Quá trình lập kế hoach chiến lược sẽ kiểm toán giúp cho KTV: Tìm hiểu tình hình kinh doanh, ngành nghề mà đơn vị khách hàng đang được phép hoạt động mục tiêu kinh doanh và rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra đối với ngành nghề kinh doanh đó; Xem xét quan điểm của đơn vị khách hàng vì thế, KTV có thể diễn đạt được phát hiện của mình mà khách hàng quan tâm; Tìm hiểu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, và lập phương pháp tiếp cận kiểm toán đối với hệ thống KSNB của khách hàng; Thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lực, bằng cách tập trung công việc kiểm toán vào mục tiêu kiểm toán với rủi ro sai sót trọng yếu; Bước hai: Lập kế hoạch tổng thể: KTV sẽ lập kế hoạch tổng thể: Thứ nhất: Đánh giá nhũng rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải: Sau khi đã thu thập được những thông tin cơ bản về tình hình của khách hàng KTV sẽ xác định rủi ro tiềm tàng trong môi trường kinh doanh của khách hàng. Với Công ty ABC bằng kinh nghiệm qua các cuộc kiểm toán năm trước và bằng sự hiểu biết thực tế, KTV đánh giá được những bất lợi mà Công ty có thể gặp phải đó là sự cạnh tranh của các công ty khác trong nước và của các công ty nước ngoài sẽ có thể làm giảm doanh số tiêu thụ của Công ty ABC. Đối với Công ty XYZ là khách hàng mới, AASC sẽ trực tiếp trao đổi với Ban Giám đốc Công ty XYZ, để tìm hiểu về quan điểm của họ đối với các rủi ro mà họ có thể gặp phải. Qua việc trao đổi và xem xét thực tế, KTV đánh giá Công ty XYZ có thể gặp phải các bất lợi, như sự thay đổi trong chính sách quản lý việc liên doanh, hợp tác giữa pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước ngoài của Nhà nước đều có thể ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Công ty, sự khác biệt trong văn hoá kinh doanh của hai nước... Thứ hai: Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng: Đây là một công việc hết sức quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, để xác định được các thử nghiệm kiểm toán cần thực hiện, để hạn chế và loại bỏ các rủi ro kiểm toán, tiết kiệm chi phí kiểm toán tới mức thấp nhất có thể. Việc xem xét hệ thống KSNB của khách hàng bao gồm, việc phân tích môi trường kiểm soát chung, xem xét hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát hiện hành tại đơn vị khách hàng. Để có được sự hiểu biết về hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng, KTV đã dựa trên những tài liệu do khách hàng cung cấp, kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ như phỏng vấn nhân viên của Công ty tham quan thực tế, kiểm tra các chứng từ, các sổ sách và báo cáo, quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của công ty khách hàng,... Qua tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB, KTV thu thập được các thông tin của hai khách hàng như sau: Một là, Về môi trường kiểm soát chung: Công ty ABC gồm có hai đơn vị thành viên đó là Xí nghiệp Sản xuất Bao bì và Nhà máy Chế biến Rau quả. Các đơn vị thành viên của Công ty đều hạch toán phụ thuộc, có tên gọi và con dấu riêng, được mở tài khoản theo phân cấp hoặc sự uỷ quyền của Công ty, và theo quy định của Nhà nước. Các đơn vị thành viên của Công ty được sự uỷ quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp quản lý của Công ty, và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý, và quyền lợi đối với Công ty. Công ty sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ tài chính phát sinh, theo sự cam kết của các đơn vị này. BCTC của Công ty ABC được hợp nhất từ BCTC của các đơn vị thành viên, và trụ sở chính. Các đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT thuế môn bài và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật tại cơ sở. Công ty sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước tập trung tại Công ty sau khi đã hợp nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Do Công ty gồm có các đơn vị thành viên nên khi thực hiện kiểm toán doanh thu, KTV sẽ tiến hành kiểm toán doanh thu đối với từng đơn vị thành viên trước, sau đó, mới kiểm toán tại văn phòng Công ty và đưa ra kết quả kiểm toán tổng hợp cuối cùng. Đối với Công ty XYZ: Theo đánh giá môi trường kiểm soát của KTV, nguồn lực quản lý của Công ty tương đối tốt Giám đốc Công ty là người Đài Loan, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty đều là người Việt Nam, đều có bằng cấp về lĩnh vực quản lý kinh tế. Tuy nhiên, do quy mô hoạt động của Công ty còn nhỏ, nên cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán chỉ gồm có ba người kiêm nhiệm nhiều công việc của bộ phận kế toán, trong đó, có một kế toán vừa là kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi vừa kiêm luôn cả thủ quỹ, một kế toán tổng hợp và một kế toán trưởng. Với cơ cấu như vậy, là chưa phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước. Đối với hai khách hàng này Giám đốc là người trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của toàn Công ty. Kế toán trưởng là người sẽ chịu trách nhiệm quản lý công tác kế toán, và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc. Hai là, Về hệ thống kế toán: Đối với Công ty ABC: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Các chính sách kế toán, mà Công ty đang áp dụng: Công ty đang áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định Số 1141/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và Quyết định Số 15/2006/QĐ/CĐKT ngày 26/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Về niên độ kế toán: Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch hàng năm. Về đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng tiền mà Công ty sử dụng trong hạch toán là Đồng Việt Nam (VNĐ). Đối với Công ty XYZ: Hình thức ghi sổ kế toán: Công ty áp dụng ghi sổ theo hình thức Chúng từ ghi sổ. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành của liên ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Vào thời điểm cuối kỳ kế toán, khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được quy đổi theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam công bố tại ngày khoá sổ kế toán. Ba là, Về thủ tục kiểm soát đối với khoản mục doanh thu: Toàn bộ doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá đều phải có hoá đơn bán hàng, và các hoá đơn này đều được đánh số thứ tự trước; hoá đơn bán hàng và phiếu giao nhận hàng phải được ký nhận bởi người mua, xác nhận là đã đặt hàng theo đúng đơn đặt hàng; doanh thu được ghi nhận trên cơ sở sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cung cấp đã cung cấp cho khách hàng, và đã phát hành hoá đơn, không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa. Để tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của hai khách hàng này, KTV còn sử dụng bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB, dưới dạng câu trả lời Có/Không về các vấn đề như phải thu, doanh thu, khách hàng... Từ những thông tin thu được bước đầu, KTV đã có thể đánh giá về hệ thống KSNB của hai khách hàng là có thể tin tưởng được và tiếp tục các thử nghiệm kiểm toán. Bốn là, Đánh giá tổng quát về thông tin mà KTV thu thập được, nhằm khoanh vùng phạm vi có thể có rủi ro, hiểu biết bao quát về toàn bộ nội dung trên BCTC, hiểu được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hai khách hàng, từ đó đánh giá được mức độ trọng yếu và quan trọng hơn là xem xét được khả năng tiếp tục hoạt động của hai khách hàng. Để nhằm thực hiện được việc đánh giá tổng quát này, KTV cần thu thập cả những thông tin tài chính, và cả những thông tin phi tài chính. Sau đó, so sánh các thông tin thu được, và bắt đầu phân tích, và đánh giá về kết quả so sánh. KTV thực hiện việc so sánh cá._.c thông tin về các khoản mục trên BCTC của khách hàng giữa năm kiểm toán, và năm trước đó. Đối với kiểm toán khoản mục doanh thư của hai công ty ABC và XYZ, KTV thực hiện so sánh các số liệu như sau: Đối với Công ty ABC: Tình hình về doanh thu bán hàng được đánh giá tổng quát qua Bảng 1.2. Như vậy, qua việc so sánh một cách tổng quát về tình hình doanh thu của năm 2008 với năm 2007 KTV thấy có sự giảm sút trong tình hình kinh doanh của Công ty. Tổng doanh thu năm 2008 giảm, (so với năm 2007 chỉ đạt 89,14%). Trong khi đó các khoản giảm giá hàng bán năm 2008 lại tăng lên khá nhiều (so với năm 2007 là 165,88%). Từ sự giảm sút doanh thu này KTV tiến hành điều tra và dự đoán có thể do các nguyên nhân khách quan. Bảng 1.2 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên Khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: R Niên độ: 31/12/2008 Người thực hiện: NDT Tài khoản: Doanh thu Ngày thực hiện: 24/02/2009 Bước công việc: Đánh giá tổng quát về doanh thu bán hàng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Tuyệt đối % Tổng doanh thu 85.227.334.968 97.256.654.587 (12.029.319.619) 87,63 Giảm giá hàng bán 8.589.124 5.689.481 2.899.643 150,96 Hàng bán bị trả lại 603.249.351 559.638.254 43.611.097 107,79 Doanh thu thuần 78.365.982.286 95.628.359.471 (17.262.377.215) 81,94 Tuy nhiên, kết quả trên cũng không ngoại trừ những nguyên nhân chủ quan, là do có sự gian lận hoặc sai sót xảy ra khi khai báo khoản doanh thu trên BCTC. Có thể vì doanh nghiệp muốn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp mà đã khai giảm doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ vi phạm tính đúng kỳ trong việc ghi nhận doanh thu. Đây chính là điều mà KTV cần quan tâm, để phát hiện ra các sai sót nhằm đưa ra định hướng và phương pháp kiểm toán thích hợp. Đối với Công ty XYZ: Thực hiện việc phân tích tổng quát cũng tương tự như đối với Công ty ABC, KTV đã thu được kết quả sau: Doanh thu năm 2008 của Công ty so với năm 2007 đã giảm đáng . Tiến hành tìm hiểu, KTV thấy rằng, do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu năm 2008, Công ty XYZ đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, KTV còn tiến hành tính toán tỷ suất trên bảng cân đối kế toán, và chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như tỷ suất thanh toán, tỷ suất đầu tư, tỷ suất sinh lời... của năm 2008 so với năm 2007 và so sánh số liệu của hai năm. Từ đó xác định khả năng có thể xảy ra các rủi ro và khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thứ ba: Xác định mức độ trọng yếu: Việc xác định mức độ trọng yếu này giúp cho KTV lập kế hoạch tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp. Nếu KTV xác định rằng mức trọng yếu càng thấp, nghĩa là, độ chính xác của số liệu trên BCTC càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập càng nhiều và ngược lại. Mức trọng yếu mà AASC sử dụng để đánh giá cho khoản mục doanh thu, và toàn bộ BCTC của một doanh nghiệp được thể hiện qua Bảng 1.3. Bảng 1.3 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục Đối tượng Mức trọng yếu Lợi nhuận truớc thuế Từ 5 - 9% Doanh thu Từ 0,5 - 0,9% Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Từ 1,6 – 2,1% Nợ ngắn hạn Từ 1,6 – 2,1% Tổng tài sản Từ 0,8 – 1,1% KTV sẽ tiến hành tính mức trọng yếu, dựa vào tất cả các chỉ tiêu đó và chọn mức trọng yếu nào thấp nhất qua các năm làm mức trọng yếu cho BCTC năm nay. Sau khi đã tính toán được mức trọng yếu tuyệt đối tuỳ theo mỗi khách hàng, và tuỳ theo bản chất của từng loại khoản mục, mức độ rủi ro mà KTV đánh giá cho mỗi khoản mục mà mức trọng yếu được phân bổ cho các khoản mục là khác nhau, đây cũng chính là sai số có thể chấp nhận, được đối với từng khoản mục khác nhau. Công thức để phân bổ múc trọng yếu cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán là: Mức trọng yếu uớc lượng ban đầu Tổng số dư của khoản mục = ´ Hệ số phân bổ Mức trong yếu phân bổ Trong đó hệ số phân bổ cho các khoản mục là: Tài sản cố định, các khoản phải thu phải trả: 2,1; Hàng tồn kho, chi phí trả truớc: 3,1; Các khoản mục khác: 1,2; Công ty chỉ tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, mà không thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, sẽ làm cơ sở cho KTV xác định được mức trọng yếu. Hệ thống KSNB cửa hai khách hàng theo Công ty đánh giá là có thể tin cậy được. KTV xác định mức trọng yếu cho khoản mục doanh thu của hai khách hàng đều là 0,6%. Để có thể đưa ra được ý kiến kiểm toán chính xác, mức trọng yếu này đòi hỏi KTV phải thu thập một số lượng tương đối lớn các bằng chứng kiểm toán. Mức trọng yếu tuyệt đối của khoản mục doanh thu đối với hai khách hàng được KTV tính toán thể hiện trên Bảng 1.4. Bảng 1.4 Bảng tính mức trọng yếu tuyệt đối Chỉ tiêu Công ty ABC Công ty XYZ Doanh thu thuần 78.365.982.286 5.680.411.360 Mức trọng yếu tuyệt đối 425.386.231 29.365.957 Việc tính toán các giá trị trọng yếu này, sẽ cho phép KTV kết luận về mức độ sai sót có thể chấp nhận được khi chọn mẫu để kiểm tra chi tiết. Như vậy, có thể thấy, với các quy mô khác nhau của các doanh nghiệp, thì KTV xác định được mức độ trọng yếu tuyệt đối là khác nhau, và không cứng nhắc cho tất cả các doanh nghiệp. Thứ tư: Xác định nhu cầu nhân sự và thời gian kiểm toán: Đối với Công ty ABC là khách hàng thường xuyên, nên nhóm kiểm toán được lựa chọn là những KTV đã tham gia cuộc kiểm toán các năm trước vì KTV đã có những sự hiểu biết nhất định về hệ thống KSNB, về phương pháp hạch toán kế toán mà đơn vị áp dụng và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, do đó, họ có những hướng xử lý thích hợp khi hệ thống này có những thay đổi bất thường. Đồng thời, sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình kiểm toán năm nay. Ngoài ra, Ban Giám đốc và trưởng phòng còn trực tiếp giám sát quá trình kiểm toán, cũng như chất lượng công việc kiểm toán, và giải quyết những vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình kiểm toán tại khách hàng. Đối với việc phân công công việc cụ thể trong nhóm kiểm toán đã được chọn, tuỳ thuộc vào khối lượng công việc kiểm toán, số lượng KTV tham gia và trình độ, kinh nghiệm của các KTV. Điều này là do truởng nhóm kiểm toán quyết định. Thường thì, có đủ người sẽ phân công theo khoản mục như kiểm toán tiền kiêm việc kiểm toán thuế đầu vào, kiểm toán doanh thu kiêm việc kiểm toán thuế đầu ra, kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán các loại chi phí.... Trên cơ sở khối lượng công việc đã dự tính, và những rủi ro được đánh giá cũng như các vùng trọng yếu được xác định, KTV sẽ dự kiến thời gian làm việc cụ thể cho mỗi cuộc kiểm toán. Đối với Công ty ABC, do khối lượng công việc nhiều thời gian kiểm toán được xác định là 9 ngày. Đối với Công ty XYZ, mặc dù có quy mô nhỏ hơn, khối lượng nghiệp vụ phát sinh và tài liệu kế toán ít hơn nhung là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nên thời gian kiểm toán được xác định là 6 ngày. Bước ba: Thiết kế chương trình kiểm toán: Việc lập chương trình kiểm toán chi tiết được thiết kế đối với từng khoản mục, và đây được xem là một bước rất quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán. Đây chính là cơ sở để KTV thực hiện kiểm toán BCTC cho khách hàng. Chương trình kiểm toán nếu được thiết kế phù hợp, và hiệu quả sẽ giúp cho KTV thu thập được các bằng chứng đầy đủ và thích hợp cho việc đưa ra ý kiến. Tùy vào đặc điểm cụ thể của đối tượng kiểm toán mà KTV có thể bổ sung, hoặc thay đổi một phần nào đó của chương trình kiểm toán sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Công ty đã xây dựng đuợc một quy trình kiểm toán hợp lý, và đem lại hiệu quả kiểm toán cao. Quy trình kiểm toán tại AASC được xây dựng dựa trên các cơ sở là lý thuyết kiểm toán, các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận, và các quy định khác của Bộ Tài chính. Trong chương trình kiểm toán, mỗi khoản mục đều được xác định rõ các mục tiêu, và nội dung cần tiến hành kiểm toán đối với khoản mục đó. Mỗi khoản mục trên BCTC đều đã được đánh giá rủi ro, từ đó, đưa ra giải pháp phù hợp để phát hiện, và phòng ngừa rủi ro còn chứa đựng trong BCTC. Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu của AASC được thiết kế, bao gồm các bước phân tích, kiểm tra chi tiết và đưa ra kết luận. Kế hoạch kiểm toán và chuơng trình kiểm toán khoản mục doanh thu chi tiết đã được lập bám sát, KTV đã thực hiện kiểm toán một cách toàn diện BCTC của khách hàng. Mặc dù, thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán còn hạn chế nhưng KTV đã vận dụng linh hoạt phương pháp kỹ thuật kiểm toán để thu thập được bằng chứng đầy đủ, và đáng tin cậy, cần thiết cho việc đưa ra ý kiến. Các khoản mục cụ thể được thực hiện bởi các KTV độc lậpvà giữa các KTV luôn có sự phối hợp chặt chẽ. Chương trình kiểm toán doanh thu chi tiết trên được lập phù hợp với chương trình kiểm toán tiên tiến nhất, và đang được áp dụng thống nhất trong Công ty nhằm đảm bảo cho công tác kiểm toán đạt hiệu quả nhất. 2.2 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng 2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Sau khi đã tiến hành tìm hiểu hệ thống KSNB của hai khách hàng, KTV đã đua ra đánh giá ban đầu là hai khách hàng này đều có hệ thống KSNB hoạt động có hiệu lực. Do vậy, KTV đã thực hiện thủ tục kiểm soát nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp, và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với doanh thu. Trong công tác kiểm toán tại hai khách hàng là Công ty ABC, và Công ty XYZ, để đánh giá về hệ thống KSNB, KTV sử dụng các phương pháp cụ thể sau: Điều tra: KTV tiến hành xác minh thực tế, kể cả chữ ký trên chứng từ hoặc báo cáo kế toán; Phỏng vấn: KTV đưa ra câu hỏi, và thu thập câu trả lời của nhân viên của hai khách hàng để hiểu rõ hơn về những nhân viên này và xác minh họ đã thực hiện hoạt động kiểm soát; Thực hiện lại: KTV lặp lại hoạt động của nhân viên đã làm, để xác nhận mức độ thực hiện trách nhiệm của họ đối với công việc được giao; Kiểm tra từ đầu đến cuối: KTV kết hợp kỹ thuật phỏng vấn, điều tra, và quan sát công việc theo trật tự diễn biến qua từng chi tiết của nghiệp vụ cụ thể đã được ghi trong sổ cái tài khoản 511, 512 và tài khoản khác có liên quan; Cụ thể là KTV đã tiến hành kiểm tra chính sách, và thủ tục ghi nhận doanh thu như sau: KTV thu thập văn bản hiện hành quy định về chế độ, chính sách ghi nhận doanh thu của khách hàng và tìm hiểu về loại hình doanh thu chủ yếu tại công ty, xem xét chính sách này có phù hợp với quy định hiện hành, và có được thực hiện nhất quán hay không. Qua quá trình tìm hiểu khách hàng, KTV thư được những thông tin như sau: Thứ nhất: Đối với Công ty ABC: Công ty ABC gồm hai đơn vị thành viên, là Xí nghiệp Sản xuất Bao bì và Nhà máy Chế biến Rau quả. Do đó, doanh thu của Công ty là tổng doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của hai đơn vị trên. Cụ thể là: Doanh thu của Nhà máy Chế biến Rau quả là doanh thu bán các loại rau quả đóng hộp; Doanh thu của Xí nghiệp Sản xuất Bao bì là doanh thu tiêu thụ các loại bao bì; Nhà máy Chế biến Rau quả thường sản xuất các loại hoa quả dầm, các loại mứt... Qua kiểm tra và phỏng vấn, KTV thấy rằng các loại hoa quả trên thường được Công ty tiêu thụ thông qua các đại lý cấp 1, tức là, tổng đại lý bán hàng cho Công ty. Và hàng năm, Công ty ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đại lý này với thời hạn một năm, khi hết thời hạn, hai bên thục hiện thủ tục thanh lý hợp đồng và ký kết hợp đồng mới. Số lượng hàng bán cho đại lý sẽ tuỳ thuộc vào khả năng nhu cầu tiêu thụ của các đại lý cấp 1. Khi có nhu cầu sản phẩm, đại lý sẽ đăng ký với Công ty trước khoảng 2 ngày, và đặt hàng qua điện thoại hoặc fax. Giá cả tiêu thụ từng loại sản phẩm được quy định tại Công ty, và tại từng thời điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào giá cả trên thị trường. Xí nghiệp Sản xuất Bao bì có chức năng sản xuất các loại bao bì, tiêu thụ trong địa bàn Bắc Ninh, và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó còn bán cho Nhà máy Chế biến Rau quả. Quy trình bán hàng tại Công ty ABC đuợc thực hiện như sau: Khách hàng đặt mua tại Phòng Kinh doanh. Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng, bộ phận tiêu thụ sẽ xem xét khả năng cung ứng, để ra quyết định sản xuất - tiêu thụ và trình Giám đốc phê duyệt. Khi được Giám đốc phê duyệt bộ phận tiêu thụ sẽ lập hoá đơn bán hàng. Hoá đơn bán hàng được đánh số thứ tự trước, và mỗi hoá đơn được lập thành ba liên, một liên giao cho khách hàng, một liên lưu lại tại quyển hoá đơn bán hàng, và một liên chuyển cho kế toán hạch toán, sau đó lưu tại bảng kê khai hoá đơn bán hàng và kèm theo bảng kê khai thuế GTGT đầu ra hàng tháng. Thông thường thì hoá đơn bán hàng có thuế GTGT được viết theo thứ tự quyển, và cuối năm kế toán tiến hành lập báo cáo sử dụng hoá đơn bán hàng. Tuy vậy, tại thời điểm kiểm toán, kế toán doanh thu chưa kịp lập báo cáo sử dụng hoá đơn bán hàng, nên KTV đã thực hiện kiểm tra trực tiếp. Để kiểm tra tính liên tục của các hoá đơn, KTV chọn ra một dãy liên tục chứng từ khác nhau gồm liên thứ hai của các hoá đơn bán hàng đã được ghi vào sổ nhật ký bán hàng để kiểm tra, và đưa ra kết luận rằng không có trường hợp bỏ sót hay ghi trùng trong dãy số hoá đơn liên tục. Doanh thu của Công ty chủ yếu là từ hoạt động bán rau quả đã qua chế biến (chiếm khoảng 85% tổng doanh thu), nên doanh thu bán rau quả chế biến được hạch toán trực tiếp trên máy vi tính. Theo đó, hàng ngày, kế toán doanh thu sẽ nhập số hoá đơn, ngày phát sinh, tên khách hàng, số tiền (bao gồm doanh thu chưa thuế, thuế GTGT đầu ra, doanh thu có thuế) và chương trình máy tính tự động in ra bảng kê hoá đơn bán hàng, và Công ty xem đây như là sổ chi tiết của tài khoản doanh thu. Về chế độ hoa hồng đại lý khuyến mãi: Công ty trích hoa hồng chia cho đại lý theo bảng giá quy định tại Công ty, là 1000 đồng/kg rau quả bán ra. Khoản hoa hồng này đuợc thể hiện trên hoá đơn bán hàng. Hàng tháng, Công ty thông báo số lượng rau quả chế biến tiêu thụ, và bảng giá, chế độ khuyến mãi cho đại lý. Ngoài khoản hoa hồng mà các đại lý được hưởng, tuỳ theo số lượng tiêu thụ mà đại lý còn được huởng một khoản tiền thưởng theo phương pháp tính luỹ tiến (hàng bán được càng nhiều thì số tiền thuởng càng cao). Phần thưởng khuyến mãi này được khấu trừ trực tiếp vào công nợ đối với từng đại lý hàng tháng, và hạch toán vào chi phí bán hàng của Công ty. KTV tiến hành chọn một số nghiệp vụ bán hàng có quy mô lớn để kiểm tra, và đối chiếu với chế độ hoa hồng đại lý, chế độ thưởng khuyến mãi cũng như kiểm tra sự phê chuẩn, và thấy rằng, các nghiệp vụ đó đều đã được thực hiện theo quy định và phê chuẩn hợp lý. Qua tìm hiểu chính sách bán hàng, và ghi nhận doanh thu tại Công ty, KTV rút ra nhận định: Việc kế toán Công ty hạch toán khoản doanh thu nội bộ vào doanh thu bán hàng, và cung cấp dịch vụ là không đúng với chế độ kế toán hiện hành. Việc hạch toán này là một sai phạm được đánh giá ảnh huởng cụ thể đến doanh thu trình bày trên BCTC. Ngoài sai phạm trên, việc ghi nhận và hạch toán doanh thu tại Công ty đuợc thực hiện theo đúng chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Việc tìm hiểu hệ thống kế toán doanh thu tại Công ty ABC được thực hiện qua Bảng 1.5. Bảng số 1.5 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên Khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: R Niên độ: 31/12/2008 Người thực hiện: LTS Tài khoản: Doanh thu Ngày thực hiện: 24/2/2009 Bước công việc: Tìm hiểu hệ thống kế toán doanh thu Chế độ hạch toán doanh thu được thực hiện như sau: - Với doanh thu bán rau quả chế biến, bao bì các loại cho đại lý và cho khách hàng lẻ bên ngoài kế toán hạch toán vào TK 511 - Đối với hoạt động bán bao bì cho Nhà máy Chế biến Rau quả kế toán Công ty hạch toán như một khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài. Cụ thể: + Kế toán tai văn phòng hạch toán: Nợ TK 136: Có TK 511: + Kế toán tại Nhà máy hạch toán: Nợ TK 152: Có TK 336: Việc hạch toán này chưa hợp lý, và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, Công ty nên hạch toán phần doanh thu này trên TK 512 Thứ hai: Đối với Công ty XYZ: Doanh thu của Công ty là doanh thu của việc tư vấn thiết kế các công trình kiến trúc, các cơ sở hạ tầng... Bên cạnh đó, Công ty còn tiến hành thiết kế các dự án theo đơn đặt hàng của các chủ đầu tư. Doanh thu của Công ty bao gồm tiền tư vấn, tiền thiết kế các công trình trong và ngoài nước. Người mua sẽ liên hệ với Phòng Kinh doanh của Công ty XYZ, và thoả thuận thuê tư vấn hay thiết kế. Phòng kinh doanh sau khi xem xét mức độ phức tạp của công trình, nguồn nhân lực, và giá phí dịch vụ... sẽ trình lên Giám đốc phê duyệt. Sau khi xem xét Giám đốc sẽ quyết định xem có nên ký hợp đồng này không. Các nghiệp vụ về ghi nhận doanh thu của Công ty sẽ đuợc kế toán hạch toán trên TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Qua tìm hiểu, KTV đã đánh giá chính sách bán hàng và ghi nhận doanh thu của Công ty XYZ là phù hợp, theo đúng chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, và hạch toán đúng tài khoản. 2.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích Sau khi đã nắm đuợc thông tin cần thiết về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV sẽ thực hiện thủ tục phân tích đối với doanh thu. Thủ tục phân tích thuờng đem lại hiệu quả cao hơn thủ tục kiểm tra chi tiết vì khi sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết thì số lượng mẫu kiểm tra quá lớn. Thứ nhất: Đối với Công ty ABC thì thực hiện thủ tục phân tích được tiến hành qua các buớc sau: Một là, Trước tiên KTV tổng hợp doanh thu của từng bộ phận theo từng tháng, để tiến hành so sánh, nhận diện biến động bất thường về doanh thu qua từng tháng. Việc phân tích trên được thể hiện qua Bảng 1.6. Khi KTV thực hiện phân tích doanh thu bán rau quả chế biến, KTV thấy doanh thu tháng 1, và tháng 2, tháng 12 giảm đi so với các tháng khác. Sau khi thu thập giải trình của đơn vị, KTV tìm ra nguyên nhân là, tháng 1 và tháng 2 vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán, lượng tiêu thụ rau quả chế biến giảm. Tháng 12 vào mùa đông, do ảnh hưởng của thời tiết lạnh nên sản lượng ra quả được sản xuất giảm dẫn đến lượng tiêu thụ rau quả chế biến cũng giảm. Bảng 1.6 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên Khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: R Niên độ: 31/12/2008 Người thực hiện: LTS Tài khoản: Doanh thu Ngày thực hiện: 25/2/2009 Bước công việc: Phân tích doanh thu bán rau quả chế biến theo tháng Tháng Doanh thu bán rau quả chế biến Trong đó Giá thành phẩm Hàng bán bị trả lại Giảm giá hàng bán 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 278.139.567 385.248.572 371.867.198 612.577.993 511.287.863 280.514.221 331.521.462 329.867.456 347.829.376 415.263.771 437.981.553 856.339.747 167.986.357 197.382.781 379.249.683 579.348.687 421.671.558 231.589.667 227.863.547 290.341.283 271.495.385 334.692.751 431.569.824 621.498.364 - - - 3.394.153 2.394.248 2.054.972 - 2.794.465 - - - - - - - 725.456 - 1.269.975 - - - 6.154.861 - - Tổng 5.135.297.558 4.454.698.546 9.864.487 7.654.862 Đối với việc tiêu thụ bao bì thì doanh thu bán bao bì qua các tháng không đều nhau có sự biến động bất thường. Điều này cũng được kế toán giải thích, là do hoạt động bán bao bì của đơn vị là không thường xuyên, việc bán bao bì đó thực hiện theo hợp đồng. Ngoài ra, KTV còn thấy rằng, hàng bán bị trả lại vào các tháng cuối năm tăng lên. Lý do được giải thích là vào các tháng cuối năm, thời tiết ẩm thấp nên nhiều mặt hàng có hiện tượng ẩm mốc, và bị trả lại. Đối với khoản giảm giá hàng bán, số lượng các nghiệp vụ phát sinh ít nên do đó, khi thực hiện kiểm toán, KTV đã tiến hành kiểm tra toàn bộ chứng từ chứng minh các nghiệp vụ này là có thật, được thực hiện đúng quy định, và phê chuẩn đúng đắn. Hai là, KTV sẽ tiến hành tính toán và tổng hợp tỷ suất lợi nhuận qua các tháng để so sánh, và đánh giá biến động bất thường. Cụ thể, KTV so sánh các tỷ sưất sau: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản; tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh với doanh thu thuần để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm qua các quý; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên ngưồn vốn chủ sở hữu, việc phân tích các tỷ suất tại nhà máy chế biến rau quả trên được thể hiện qua Bảng 1.7. Qua bảng trên, KTV nhận thấy tỷ lệ lãi gộp của Công ty là tương đối thấp so với công ty khác cùng ngành, điều này là do năm vừa qua, công việc kinh doanh của Công ty đã gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, để duy trì việc kinh doanh Công ty đã áp dụng những chính sách như giảm giá hàng bán tăng cường việc quảng cáo sản phẩm, do đó, làm giảm doanh thu và tăng chi phí, nhất là các chi phí bán hàng. KTV còn thấy tỷ lệ này lại giảm mạnh trong quý III, là do trong tháng 6 và tháng 7 thời tiết nóng, lượng rau quả chế biến tiêu thụ giảm, đồng thời, do một số sản phẩm trong kho thành phẩm của Công ty bị mốc nên phải huỷ, do đó, doanh thu tiêu thụ giảm tương đối so với giá vốn, và chi phí khác. Bảng 1.7 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên Khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: R Niên độ: 31/12/2008 Người thực hiện: LTS Tài khoản: Doanh thu Ngày thực hiện: 25/2/2009 Bước công việc: Phân tích các tỷ suất lợi nhuận bán rau quả chế biến qua các quý Chỉ tiêu Đv tính Quý I Quý II Quý III Quý IV 1. Tỷ lệ lãi gộp % 19,03 21,38 19.07 21,54 2. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu - Tỷ sưất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần % % % % 5,17 4,03 4,91 6,15 4,72 5,67 5,04 3,59 5,18 6,79 4,72 6,28 3. Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản % % % 5,94 4,13 7,09 5,61 5,97 4,73 5,14 3,76 4.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu % 14,35 19,07 13,27 20,41 Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần thấp hơn nhiều so với tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu trong quý I, nguyên nhân là, trong tháng 4, Nhà máy Chế biến Rau quả đã thanh lý một số máy móc cũ và thu được số tiền là 133.492.179 VNĐ, làm tăng lợi nhuận trước thuế. Trong quý III, tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần lại cao hơn nhiều so với tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu, nguyên nhân là có một số khoản chi phí bán hàng với giá trị 72.110.934 VNĐ đã bị bỏ sót vào năm trước, năm nay mới phát hiện ra, và kế toán hạch toán vào chi phí, do vậy làm chi phí khác tăng lên, giảm tổng lợi nhuận trước thuế. Tháng 10 của quý IV, Nhà máy Chế biến Rau quả đã đầu tư một dây chuyền công nghệ chế biến rau quả mới của Pháp trị giá 3.027.574.942 VNĐ bằng quỹ đầu tư xây dựng cơ bản. Chính vì vậy, làm cho tổng tài sản tăng lên đáng kể, do đó, tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản giảm tương đối so với các quý khác. KTV tiến hành điều tra, xem xét, và nhận định rằng giải trình của Công ty ABC đối với những biến động bất thường trên là phù hợp. Thứ hai: Đối với Công ty XYZ: Thủ tục phân tích đối với Công ty XYZ cũng được thực hiện tương tự như đối với Công ty ABC, nhưng do là khách hàng mới nên bên cạnh việc phân tích doanh thu theo tháng, quý và phân tích tỷ suất lợi nhuận, KTV còn so sánh doanh thu và tỷ suất lợi nhuận năm kiểm toán với năm trước và thu được kết quả qua Bảng 1.8. Dựa vào bảng trên và qua phân tích, KTV thấy rằng mặc dù doanh thu năm 2008 tăng đánh kể so với năm 2007, nhưng các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2008 lại thấp hơn năm 2007, điều này được KTV giải thích là do trong năm 2008, Công ty có các chiến dịch quảng bá thương hiệu, chào hàng mới, làm tăng doanh thu nhưng chi phí cho công việc đó tương đối lớn nên làm cho chi phí tăng tương đối so với doanh thu. Tổng lợi nhuận năm 2008 tăng so với năm 2007 nhưng tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm, nguyên nhân là, trong năm 2008, Giám đốc Công ty đã tăng vốn chủ sở hữu bằng cách đầu tư thêm một bộ dụng cụ thiết kế kỹ thuật tiên tiến trị giá 568.486.255 VNĐ làm cho tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên, dẫn tới các tỷ suất lợi nhuận trên đều giảm. Bảng 1.8 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên Khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu: R Niên độ: 31/12/2008 Người thực hiện: LTQ Tài khoản: 511 Ngày thực hiện: 18/1/2009 Bước công việc: Phân tích doanh thu và các tỷ suất lợi nhuận qua các năm Chỉ tiêu Đv tính Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh thu VNĐ 6.435.941.584 5.481.394.578 2. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận thưần từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần % % % 5.78 3,95 5,13 5,97 3,97 5,47 3. Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản % % 12,65 8,56 13,83 9,74 4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu % 45,29 47,61 Sau khi tiến hành phân tích chỉ tiêu cần thiết, KTV kết luận doanh thu tại Công ty XYZ được ghi sổ hợp lý, và bắt đầu tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết để khẳng định lại kết luận đó. 2.2.3 Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết Sau khi đã thực hiện thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích, KTV đã có kết luận sơ bộ về công tác kế toán hạch toán doanh thu tại Công ty ABC, và Công ty XYZ là trung thực và hợp lý. KTV của AASC thường áp dụng hai phương pháp kiểm tra chi tiết, đó là kiểm tra mẫu phi đại diện, và kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ. Đối với Công ty ABC và Công ty XYZ, sau khi đã xác định được loại nghiệp vụ phải kiểm tra mẫu phi đại diện, và loại nghiệp vụ phải kiểm tra toàn bộ, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết theo các nội dung lần lượt sau: Thứ nhất: Kiểm tra phát sinh tăng doanh thu: Một là, Đối với Công ty ABC: Bước một: Kiểm tra phản ánh và hạch toán doanh thu: KTV tiến hành kiểm tra xem doanh thu có được phân loại, ghi chép, và phản ánh hợp lý hay không. Do vậy KTV tiến hành chọn một số nghiệp vụ trên sổ chi tiết tài khoản doanh thu để kiểm tra chi tiết. Công ty ABC là một công ty lớn, trong kỳ các nghiệp vụ về doanh thu phát sinh với số lượng lớn. Do đó, KTV tiến hành chọn mẫu kiểm tra là nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn (Bảng 1.9). KTV thục hiện kiểm tra chi tiết mẫu đã chọn theo các mục tiêu sau: Đầu tiên, kiểm tra khoản bán hàng và ghi sổ doanh thu là có thực, bằng cách kiểm tra hợp đồng đại lý để xác định được người mua là có thật, đối với khách hàng mua lẻ thì thực hiện kiểm tra việc ký nhận của người mua trên hoá đơn bán hàng. Bảng 1.9 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên Khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: R Niên độ: 31/12/2008 Người thực hiện: LND Tài khoản: Doanh thu Ngày thực hiện: 26/2/2009 Bước công việc: Kiểm tra chi tiết doanh thu bán rau quả chế biến Số chứng từ Ngày Nội dung Số tiền (a) (b) (c) (d) (e) ... 2659 1397 ... 4268 1684 ... 22/1/08 29/7/08 29/10/08 03/12/08 Bán hàng cho ông A Bán hàng cho ông B Bán hàng cho ông C Bán hàng cho ông D 21.684.971 29.671.484 14.654.792 82.964.941 √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ √ (a) : Kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng đại lý hay phiếu đặt hàng có sự phê duyệt của Giám đốc (b) : Kiểm tra, đối chiếu với quy định liên quan đến giá bán (c) : Kiểm tra, đối chiếu với thủ tục phê duyệt trên hoá đơn bán hàng (d) : Kiểm tra, đối chiếu với tờ khai thưế GTGT hàng tháng (e) : Kiểm tra việc hạch toán, ghi sổ √ : Thoả mãn các điều kiện kiểm tra Kết luận: Các mẫu kiểm tra được phản ánh phù hợp Kiểm tra sự phê chuẩn của nghiệp vụ bán hàng, bằng cách xem xét sự phê duyệt của giám đốc trên phiếu đặt mua hàng, hoá đơn bán hàng. Kiểm tra việc ghi sổ để khẳng định các khoản doanh thu đã đuợc phân loại đúng. Sau đó, kiểm tra, đối chiếu với quy định về giá bán của đơn vị, để xác định doanh thu bán hàng ghi sổ đã được định giá đúng. Đồng thời, với quá trình kiểm tra chi tiết trên, KTV cũng tiến hành kiểm tra việc tổng hợp số liệu doanh thu từ chứng từ liên quan lên sổ chi tiết, sổ tổng hợp, và báo cáo liên quan. Sau khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết trên với mẫu đã được chọn, KTV thấy điều kiện kiểm tra đều được thoả mãn, và kết luận doanh thu đã được phản ánh trung thực. Bước hai: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu: Trong kiểm toán doanh thu kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu là thủ tục không thể thiếu. Do vậy, KTV thực hiện cọn mẫu một số chứng từ phát sinh trong khoảng thời gian 20 ngày trước, và 20 ngày sau khi lập BCTC. Rồi tiến hành đối chiếu chứng từ đó với hoá đơn bán hàng, hay hoá đơn dịch vụ để khẳng định về tính đúng kỳ của doanh thu (Bảng 1.10). Thủ tục kiểm tra chi tiết ở trên cũng đuợc áp dụng tương tự đối với doanh thu bán bao bì. Với doanh thu bán bao bì, thay vì kiểm tra chính sách giá của Công ty, KTV thực hiện kiểm tra đối chiếu với giấy đề nghị giá xuất bán bao bì theo từng loại. Cuối cùng, KTV thu được kết quả tương tự là doanh thu bán bao bì được phản ánh trung thực, và đúng kỳ. Bảng 1.10 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên Khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: R Niên độ: 31/12/2008 Người thực hiện: LND Tài khoản: 511 Ngày thực hiện: 26/2/2009 Bước công việc: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu Số chứng từ Ngày Nội dung Số tiền Doanh thu ghi nhận đúng kỳ ... 1039 2981 3964 2974 1127 1096 ... 23/12/08 30/12/08 31/12/08 02/01/08 02/01/08 04/01/08 Bán hàng thành phẩm Bán hàng cho E Bán hàn cho F Bán hàng thành phẩm Bán hàng thành phẩm Bán hàng cho G 22.874.941 72.541.588 57.496.134 69.482.871 20.493.967 86.418.841 √ √ √ √ √ (1) (1) : Đây là khoản doanh thu do bán sản phẩm cho đại lý của bà G, phát sinh năm 2007 nhưng kế toán lại hạch toán vào năm 2008, đã kiểm tra hoá đơn bán hàng, trên đó ghi ngày phát sinh nghiệp vụ là 31/12/2007. Đề nghị bổ sung nghiệp vụ này vào năm 2007 và xoá sổ nghiệp vụ đó trong năm 2008. Kết luận: Sau khi điều chỉnh, số liệu trên TK doanh thu đã phản ánh đúng kỳ. Hai là, Đối với Công ty XYZ: Do quy mô của Công ty còn nhỏ, trong năm số lượng nghiệp vụ về doanh thu không nhiều, nên thay vì chọn mẫu để kiểm tra như Công ty ABC, KTV tiến hành kiểm tra toàn bộ các hoá đơn bán hàng, hợp đồng của Công ty. Sau đó, tiến hành đối chiếu việc ghi chép sổ kế toán đối với từng hoá đơn hợp đồng. Các bước kiểm tra chi tiết được thực hiện qua Bảng 1.11. Bảng 1.11 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên Khách hà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22179.doc
Tài liệu liên quan