Báo cáo Hoàn thiện tổ chức kiểm toán chi phí trong kiểm toán tài chính ở các Công ty kiểm toán độc lập Việt Nam hiện nay (120tr)

phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu của mọi quốc gia nhằm phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá cần phải huy động mọi nguồn lực cần thiết (trong nước và từ nước ngoài), bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn tài chính , nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và lợi thế (về điều kiện địa lý, thể chế chính trị, năng lực quan hệ …). Trong các nguồn này thì nguồn nhân lực là quan trọng , quyết định các ng

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện tổ chức kiểm toán chi phí trong kiểm toán tài chính ở các Công ty kiểm toán độc lập Việt Nam hiện nay (120tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn lực khác. Hiện nay, ở nước ta sự nghiệp cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đang đặt ra ngày càng cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực (PTNNL),nhất là NNL trong lĩnh vực GD - ĐT ( vì GD - ĐT là cái quyết định chất lượng nguồn nhân lực nói chung), đòi hỏi một đội ngũ lao động trí tuệ có trình độ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật cao, có ý thức kỷ luật, lòng yêu nước, có thể lực, để nắm bắt khoa học - công nghệ trong tất cả các lĩnh vực sản xuất xã hội. Trên thực tế trong những năm qua và hiện nay mặc dù NNL GD - ĐT đã tăng cả về số lượng ,chất lượng và sự thay đổi về cơ cấu .v.v…Tuy nhiên với yêu cầu cao của phát triển kinh tế và quá trinh hội nhập đang dặt ra thì NNL trong GD - ĐT còn nhiều bất cập : chất lượng NNL GD - ĐT còn chưa cao so với đòi hỏi của phát triển kinh tế – xã hội , cơ cấu NNL GD - ĐT bất cập , cơ chế , chính sách sử dụng NNL ( nhất là sử dụng nhân tài trong lĩnh vực này ) con chưa phù hợp , chưa thoả đáng , giữa cá vùng miền của đất nước nên chúng ta không phát huy hết được tính sở trường, khả năng sáng tạo của NNL. Chính vì vậy việc PTNNL đang đặt ra la hết sưc quan trọng , cần thiết và khách quan cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã định hướng cho PTNNL Việt Nam là “ người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo , có phẩm chất tốt đẹp , được đào tạo bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn với một nền khoa học - công nghệ và hiện đại’’. ở nước ta, việc PTNNL phải đặt trong chiến lược phát triển, kinh tế - xã hội, phải đặt ở vị trí trung tâm , chiến lược của mọi chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Chiến lược PTNNL của nước ta phải dặt trên cơ sở phân tích thế mạnh và những yếu điểm của nó , để từ đó có chính sách khuyến khích , phát huy thế mạnh ấy , đồng thời cần có những giải pháp tích cực , hạn chế những mặt yếu kém trong việc PTNNL. Có như vậy chúng ta mới có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở đó , việc làm rõ vấn đề : “PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp’’. Tác giả luận văn nhằm luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với lĩnh vực GD-ĐT đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay và những năm tới . Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, vấn đề PTNNL đã thu hút không ít sự quan tâm các nhà quản lý , các nhà khoa học ,đặc biệt các nhà nghiên cứu , các viện các trường đại học …Đã có rất nhiều công trình khoa học được công bố trên các sách báo, tạp chí, yêu cầu về phương hướng , giải pháp PTNNL và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội . Chẳng hạn : GS.TS Phạm Minh Hạc phân tích vấn đề con người trong “sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam’’, NXB Chính trị quốc gia ,Hà Nội 1996 TS. Nguyễn Hữu Dũng : “Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực con người ở Việ Nam ,NXB Lao động – xã hội , Hà Nội 2003”. Tác giả Mai Quốc Chánh : “Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá’’, NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội 1999. Tác giả Lê Thị ái Lâm : “PTNNL thông qua GD-ĐT và kinh nghiệm Đông á” TS. Nguyễn Thanh : “PTNNL phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” . Ngoài ra có các bài đăng trên các báo , tạp chí. Tuy nhiên những kết quả được nghiên cứu về NNL mới chỉ đề cập tới những vấn đề chung của NNL, và mới chỉ từng bước giải quyết và tháo gỡ những khó khăn trước mắt của vấn đề cơ bản này. Luận văn kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các tác giả đi trước , để nhằm phân tích luận giải những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quá trình PTNNL trong lĩnh vực GD - ĐT ở Việt Nam . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . - Mục đích của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm PTNNL ở Việt Nam. Luận văn tập trung phân tích thực trạng trong lĩnh vực GD-ĐT và đưa ra những quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam. - Để hoàn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau : + Trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về PTNNL trong lĩnh vực GD - ĐT. + Phân tích thực trạng của việc PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT hiện nay ở nước ta . + Đưa ra những quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là NNL trong lĩnh vực GD-ĐT .Bao gồm: đội ngũ những người làm công tác giảng dạy ,cán bộ quản lý GD .Không chỉ về mặt số lượng mà cả về mặt chất lượng . Phạm vi nghiên cứu của luận văn là lĩnh vực GD-ĐT từ giai đoạn đổi mới cho đến nay và những năm tới ở nứơc ta Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phân tích ,để nghiên cứu những vấn đề đã đặt ra . Những đóng góp của luận văn - Một là , hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT và đúc rút những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc PTNNL trong lĩnh vực này. - Hai là ,đánh giá thực trạng PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam trong những năm qua, đưa ra những đánh giá , nhận xét về ưu điểm và tồn tại trong việc PTNNL - Ba là , đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam . Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận , mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT Chương II: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT ở việt nam. Chương III: Quan điểm và một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam trong giai đoạn tới . Phần II: Nội dung Chương I : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo 1.1. Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.1. Các khái niệm cơ bản. * Nguồn nhân lực: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực ( NNL ) được hiểu là nguồn lực con người (Human resrources ) của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động, quản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, như nguồn lực vật chất (physical resouces ), nguồn lực tài chính ( finalcial resources ). Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động hay nguồn nhân lực xã hội. Đó là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Nguồn nhân lực được xem xét trên góc độ số lượng, chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ của dân số. ở nước ta, số lượng nguồn nhân lực được xác định bao gồm tổng số người trong độ tuổi lao động (Nam: 15 đến 60; nữ : 15 đến 55 ) vì người lao động phải ít nhất đủ 15 và được hưởng chế độ hưu trí hàng năm khi có đủ điều kiện về tuổi đời ( Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi ) và thời gian đóng bảo hiểm xã hội ( 20 năm trở lên ). Đây là lực lượng lao động lao động tiềm năng của nền kinh tế - xã hội. Sự gia tăng tổng dân số là cơ sở để hình thành và gia tăng nguồn nhân lực, có nghĩa là sự gia tăng dân số sau 15 năm sẽ kéo theo sự gia tăng nguồn nhân lực. Nhưng nhịp độ tăng dân số chậm lại cũng không giảm ngay lập tức nhịp độ tăng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiển trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc trưng phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển con người. Do vậy chất lượng nguồn nhân lực bao gồm: Tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn và năng lực phẩm chất … Chất lượng nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến nhiều lĩnh vực như đảm bảo dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và đào tạo, lao động và việc làm gắn với tiến bộ kỹ thuật, trả công lao động và các mối quan hệ xã hội khác. * Phát triển nguồn nhân lực. Về phát triển nguồn nhân lực ( Human resource develoment ) có nhiều cách tiếp cận khác nhau. UNESCO sử dụng khái niệm PTNNL dưới góc độ hẹp là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ phát triển của đất nước. IZO cho rằng PTNNL không chỉ chiếm lĩnh trình độ lành nghề hoặc bao gồm cả vấn đề đào tạo nói chung mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để phát triển tiến tới có việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Như vậy, có thể hiểu, PTNNL là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Quá trình đó bao gồm phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tay nghề; tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hoá, truyền thống lịch sử dân tộc…. Phát triển nguồn nhân lực bị tác động bởi nhiều yếu tố: Sinh đẻ và sức khoẻ sinh sản; chăm sóc sức khoẻ ( dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa bện tật…); giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; văn hoá và truyền thống dân tộc; mối quan hệ xã hội và gia đình; việc làm và trả công lao động; thu nhập và mức sống; trình độ phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực. Theo quan niệm của Thủ tướng Phan Văn Khải: “Nguồn lực con người bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc ta” ( Báo nhân dân, ngày 26/8/1998). Đó là 1 quan niệm hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở khoa học và rất khái quát. Nguồn nhân lực, theo cách tiếp cận mới, có nội hàm rất rộng, bao gồm các yếu tố cấu thành về lực lượng ( Số lượng) trí thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội và sức sáng tạo, truyền thống lịch sử, nền văn hoá…. Có thể cụ thể hoá và phân loại các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực theo các nhóm sau đây: - Quy mô, cơ cấu dân số, lao động và sức trẻ của nguồn nhân lực. Nhóm này liên quan đến các biến đổi về dân số, lao động tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. - Trình độ dân số và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực. Đây là yếu tố cấu thành đặc biệt quan trọng có tính chất quyết định của NNL trong tiếp thu, làm chủ và thích nghi với kỹ thuật, công nghệ và quản lý nền kinh tế tri thức. Nhóm này liên quan và phụ thuộc vào sự phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề của một quốc gia, trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá. - Nhóm yếu tố cấu thành NNL thể hiện tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người. Nhóm này liên quan đến môi trường pháp luật, thể chế và các chính sách, cơ chế giải phóng sức lao động, tạo động lực để con người phát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình trong nền kinh tế. - Truyền thống lịch sử, nền văn hoá của một quốc gia. Nó bồi đắp và kết tinh trong mỗi con người và cả cộng đồng dân tộc, hun đúc nên bản lĩnh, ý chí, tác phong của con người trong lao động. 1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội. 1.1.3.1. Nguồn nhân lực - mục tiêu và động lực chính của sự phát triển. Nói đến vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển là nói đến vai trò của con người trong phát triển. * Con người là động lực của sự phát triển. Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy. Phát triển kinh tế - xã hội được dựa trên nhiều nguồn nhân lực: Nhân lực ( nguồn lực con người), vật lực ( nguồn lực vật chất: Công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên…), tài lực ( nguồn lực về tài chính, tiền tệ)… Song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muồn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Từ thời kỳ xa xưa con người bằng công cụ lao động thủ công và nguồn lực do chính bản thân mình tạo ra để sản xuất ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của bản thân. Sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng chi tiết, hợp tác càng chặt chẽ tạo cơ hội để chuyển dần hoạt động của con người cho máy móc thiết bị thực hiện, làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ. Nhưng cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện tại như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lẽ: Chính con người đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện tại đó. Ngay cả đối với máy móc thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự điều khiển, kiểm tra của con người ( tức tác động của con người) thì chúng chỉ là vật chất, chỉ có tác động của con người mới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động. Vì vậy nếu xem xét nguồn lực là tổng thể những năng lực ( cơ năng và trí năng) của con người được huy động vào qúa trình sản xuất, thì năng lực đó là nội lực con người. Đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một nội lực quan trọng nhất. Nếu biết khai thác nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển. * Con người là mục tiêu của sự phát triển. Phát triển kinh tế - xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh. Nói cách khác, con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Và như vậy, nó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Mặc dù mức độ phát triển sản xuất quyết định mức độ tiêu dùng, song nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất, định hướng phát triển sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Nhu cầu con người vô cùng phong phú, đa dạng và thường xuyên tăng lên, nó bao gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, về số lượng và chủng loại hàng hoá càng ngày càng phong phú, đa dạng, điều đó tác động tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.3.2. Vai trò nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, đất nước ta từng bước tiến lên XHCN, không thể không coi trọng bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài nguyên qu‎‎ý giá nhất là con người. ở Việt Nam hiện đang tồn tại ít nhất 5 loại nguồn nhân lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Nguồn nhân lực con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất và khoa học - kỹ thuật, vị trí địa lý và nguồn lực nước ngoài. Các nguồn lực này có vai trò tác động không như nhau trong toàn bộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. ở đây nguồn lực con người lá quý nhất, quyết định nhất. Vai trò quyết định của nguồn lực con người đối với qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thể hiện trên hai mặt: Thứ nhất, Các nguồn lực như vốn tài nguyên thiên nhiên không có sức mạnh tự thân. Chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực xã hội khi được kết hợp với nguồn lực con người, thông qua hoạt động của con người. Thứ hai, con người với trí tuệ của mình - là nguồn lực không bao giờ cạn kiệt, có khả năng phục hồi và tự tái sinh. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực đã được nhiều quốc gia quan tâm và vấn đề này đang nổi lên ở khu vực Đông á. Xuất phát là những nước nghèo, chỉ có thể rút ngắn thời kỳ công nghiệp hoá và đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong trường hợp đầu tư phát triển nhanh nguồn nhân lực. Sự đầu tư được hiểu ở cả ba mặt: Chăm sóc sức khoẻ, nâng cao mức sống và phát triển giáo dục, trong đó đầu tư có hiệu quả nhất là đầu tư giáo dục. Vào những năm 80 quan điểm về phát triển nguồn nhân lực đã trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Con người được coi là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển. Không thể xem xét khía cạnh nguồn nhân lực theo quan hệ một phía mà phải nhận thấy vai trò sản xuất của nguồn nhân lực - vấn đề cốt lõi của học thuyết “vốn con người”, và vai trò tiêu dùng của nó được thể hiện bằng chất lượng cuộc sống. Cơ chể nối liền hai vai trò là trả công cho người lao động tham gia các hoạt động kinh tế và thu nhập đó đầu tư trở lại cho con người để nâng cao mức sống. Đặc biệt những năm 90, khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bước sang giai đoạn mới với bước tiến phi thường của công nghệ thông tin, việc áp dụng kỹ thuật tin học với những sản phẩm phần mềm tự động hoá đã liên tục làm biến đổi quá trình sản xuất và tăng năng suất lao động. Điều này làm nảy sinh mâu thuẫn giữa thực tiễn sản xuất và sự phân công lao động hiện tại, buộc hình thành một cơ chế mới về lao động trong sự thay đổi thang giá trị con người; đồng thời phải xem xét lại toàn bộ hệ thống đào tạo nhân công khi mối quan hệ chặt chẽ giữa các khía cạnh công nghệ, xã hội và kinh tế được hình thành. Triết lý kinh doanh chuyển từ công nghệ là trung tâm sang con người là trung tâm với các ưu tiên tri thức, trình độ chuyên môn và động cơ lao động. Xem xét yếu tố con người với tư cách là nguồn lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội, UNESCO nêu “con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân và là mục đích của sự phát triển. ( Quản lý NNL xã hội - học viện hành chính quốc gia). Trong bối cảnh giao lưu, mở cửa đất nước hiện nay, chúng ta có lợi thế của nước đi sau, thấy được những thuận lợi, khó khăn để rút ra những bài học cho chính mình. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, về thực chất là qúa trình thực hiện chiến lược phát triển con người. Thực ra, đây không phải là hai vấn đề song song hay tách biệt nhau mà là hai cách thể hiện của một nội dung thống nhất phát triển đất nước. Đi lên từ xã hội nông nghiệp lạc hậu, điểm xuất phát công nghiệp hoá, hiện đại hoá thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ khoa học và công nghệ lạc hậu, khả năng về vốn còn hạn chế. Do vậy, phải biết huy động và sử dụng có hiệu quả tất cả mọi nguồn lực mà một trong những nguồn lực lớn nhất, quyết định nhất là nguồn lực con người. Xuất phát từ đó nghị quyết Đại hội VIII của Đảng cũng đặt ra yêu cầu phải chăm lo phát triển nguồn lực con người, phát triển trí tuệ của con người Việt Nam, thể hiện trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo thể để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Khi xác định nguồn lực con người là yếu tố quyết định của qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần xem xét nguồn lực đó trên cả hai bình diện: số lượng và chất lượng để có giả pháp xây dựng và khai thác hợp lý. Mặc dù ở nước ta có số lượng nguồn lao động đông, trẻ, nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, việc sử dụng NNL còn chưa hợp lý, chưa sử dụng một cách có hiệu quả. Trước yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang đặt ra hiện nay là Việt Nam cần tăng trưởng nguồn nhân lực này, tạo ra khả năng lao động mới cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực, sử dụng NNL nhằm đẩy mạnh, nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như mục tiêu Đại hội VIII đã đề ra, đồng thời theo kịp xu hướng phát triển của khu vực và thế giới. Điều dố không có lựa chọn nào khác là phải chuẩn bị tốt hơn chiến lược con người, có ý thức khai thác, sử dụng nguồn nhân lực vô tận này. 1.2. Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT. 1.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT. 1.2.1.1.Là một bộ phận nguồn nhân lực có học vấn cao nhất. Nhìn chung, nguồn nhân lực GD là lực lượng lao động có trình độ khá cao và được đào tạo chính quy là chủ yếu ( chưa có trường sư phạm dân lập, tư thục). Trình độ đào tạo có một phổ khá rộng: Trình độ THCN cho giáo viên mầm non. Trình độ đào tạo cao đẳng cho giáo viên THCS, tiểu học và mầm non. Trình độ đào tạo đại học cho giáo viên THPT, THCS và một bộ phận giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non. Trình độ sau đại học ( Thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học) cho giáo viên cao đẳng, đại học, THPT, cán bộ quản lý. Bộ phận nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD từ giáo viên, giảng viên, chuyên viên, thanh tra viên cho đến cán bộ quản lý GD từ bộ, sở, cho đến phòng… đều có một trình độ học vấn khá cao so với nguồn nhân lực nói chung trong nền kinh tế nước ta. Từ đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực quốc gia có một chất lượng tốt phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. 1.2.1.2. Kết quả hoạt động của NNL trong lĩnh vực GD - ĐT không chỉ phụ thuộc vào bản thân nó mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội. Nền hoạt động sản xuất vật chất của con người là sự tác động của con người vào đối tượng vật chất nhằm biến đổi đối tượng ấy và tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người và xã hội, thì hoạt động GD - ĐT tác động vào chính con người với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động xã hội, nhằm biến đổi chủ thể đó thành con người có nhân cách. Nhờ lĩnh hội được kinh nghiệm của xã hội ngày càng phong phú hơn, cao hơn mà nhân cách con người ở thế hệ sau cao hơn thế hệ trước, do đó sức mạnh thể chất và tinh thần của con người ngày càng tăng, khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội ngày càng lớn. Hoạt động GD - ĐT là một hoạt động xã hội đặc thù - hoạt động tái sản xuất ra nhân cách và năng lực của con người (con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội), khi trực tiếp tham gia vào sự hình thành nhân cách con người, giáo dục bao hàm cả quá trình tự phát lẫn tự giác, trong đó quá trình tự giác đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách toàn diện, đào tạo con người, hình thành sức mạnh bản chất của con người để con người tham gia vào các hoạt động xã hội. Điều đó cho thấy đào tạo phải gắn với giáo dục và là hình thức có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch, có nội dung… Trong các nhà trường, đặc biệt là giáo dục tay nghề, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học, cao đẳng, sau đại học… Ngoài ra, đào tạo NNL còn diễn ra ở cả cơ sở sản xuất, các xí nghiệp, các doanh nghiệp. Tuy nhiên, GD - ĐT ở các cấp độ này luôn luôn gắn bó với nhau, các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường: Giáo dục gia đình, giáo dục xã hội và tự giáo dục. Kết quả hoạt động cuối cùng của NNL là đào tạo một NNL, phát triển NNL cả về số lượng, chất lượng và nhằm biến đổi NNL theo từng thời kỳ khác nhau phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Để tạo ra một NNL có trình độ chuyên môn nhất định và có một kỹ năng vững chắc thì phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ NNL GD - ĐT, tức là cần có những cán bộ quản l‎ý GD chuyên sâu, có kinh nghiệm, các thanh tra, chuyên viên vững chắc… và với một đội ngũ những người làm công tác giảng dạy có một trình độ chuyên sâu, có kỹ năng sư phạm, có một lòng nhiệt tình… cùng với các trang thiết bị cơ sở vật chất trong giáo dục mới tạo ra một kết quả NNL cao, có hiệu quả đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế và quá trình hội nhập nền kinh tế. Nhưng hoạt động GD - ĐT là một hoạt động đặc thù như đã phân tích ở trên, nó đòi hỏi cần phải có một môi trường xã hội tốt như: Chính sách xã hội ưu tiên phát triển GD - ĐT, cần có sự quan tâm các cấp, ngành có liên quan, môi trường gia đình kết hợp…có như vậy mới tạo ra được NNL vừa có tính năng động xã hội, vừa có nhân cách hoàn chỉnh có khả năng tham gia vào đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. 1.2.1.3 Chất lượng NNLGD quyết định chất lượng đào tạo NNL nói chung của quốc gia. Chất lượng NNL nói chung liên quan đến nhiều vấn đề như: Đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo và các mối quan hệ khác… Nhưng trong đó GD - ĐT có vai trò quyết định đến đào tạo NNL có chất lượng và để đào tạo NNL cho một quốc gia ( vùng lãnh thổ) thì đội ngũ nguồn lực trong GD - ĐT có vai trò quyết định. Đội ngũ nhân lực này bao gồm từ cán bộ quản lí GD, nhân viên giáo dục cho đến đội ngũ cán bộ giảng dạy trong ngành giáo dục là người trực tiếp kết hợp các yếu tố khác ( cơ sở vật chất, trang thiết bị… trong ngành giáo dục) đào tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao từ công mhân kỹ thuật cho đến đại học và sau đại học. ở nước ta để có một NNL vừa đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, của sự hội nhập kinh tế quốc tế, thì NNL nói chung ở nước ta phải được đào tạo theo một quy trình nhất định ( dù đào tạo chính quy hay tại chức hoặc dưới dạng hình thức khác),hay nói cách khác để NNL nói chung có một trình độ chuyên môn nhất định thì phụ thuộc vào đội ngũ nhân lực GD - ĐT. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001 - 2010 đã định hướng cho phát triển NNL Việt Nam với mục tiêu “ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế ”. Vì vậy, phát triển NNLGD để đảm bảo cả về số lượng nâng cao chất lượng, phù hợp cơ cấu và có chính sách đào tạo, sử dụng hợp lý là hết sức quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng NNL nói chung của đất nước. 1.2.1.4 . Cơ cấu NNL mất cân đối NNL GD bao gồm: Cán bộ lãnh đạo quản lý từ bộ đến sở, phòng; cán bộ quản lý cơ sở giáo dục ( hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa, tổ trưởng bộ môn…) Các chuyên viên; Các thanh tra viên; Giáo viên từ giáo viên mầm non đến phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học, trên đại học; Nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ: Nhân viên thư viện, nhân viên phòng thí nghiệm và nhiều loại nhân viên nghiệp vụ khác; Cán bộ nghiên cứu làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở GD - ĐT khác; Nhưng NNL GD lại mất cân đối. Mất cân đối về số lượng: Các thành phố và nhiều tỉnh miền xuôi thừa giáo viên, trong khi nhiều vùng sâu, vùng xa, miền núi thiếu giáo viên nghiêm trọng. Mất cân đối về chất lượng: Tỉ lệ giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là chủ yếu, các trường đại học, cao đẳng ở các địa phương khác thiếu cán bộ, giáo viên có học vị, chức danh cao; Giáo viên mầm non đến giáo viên phổ thông ở thành phố không những đạt chuẩn mà còn trên chuẩn, trong khi ở những vùng khó khăn, giáo viên chưa đạt chuẩn chiếm tỉ lệ cao. Nên vấn đề đặt ra là cần phải có chính sách dịch chuyển, bố trí NNL GD hợp lý, hoạt động đồng đều, có hiệu quả giữa các vùng, miền của đất nước, nhằm tránh sự chênh lệch quá xa về trình độ đội ngũ NNL hiện nay. Đồng thời hạn chế được đội ngũ NNL nói chung khỏi bị chênh lệch về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, văn hoá… giữa các vùng, khu vực của đất nước. 1.2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT. 1.2.2.1. Về số lượng Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ và trực tiếp làm việc trong ngành giáo dục cả nươc khoảng hơn một triệu người. Họ trực tiếp chăm lo giáo dục, giảng dạy trên 22 triệu học sinh, sinh viên. Họ làm việc ở hàng vạn cơ sở trường và hàng chục vạn lớp học trên khắp mọi miền đất nước. Bảng 1 cho thấy một phần sự phân bố này; số liệu chưa bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, giáo viên giáo dục thường xuyên. Biểu 1.1: Số giáo viên học sinh, sinh viên và số trường lớp, năm 2002. TT Bậc học Số giáo viên Số học sinh, sinh viên Số trường/lớp 1 Mầm non 134.428 2.487.755 10.563/ - 2 Tiểu học 354.624 9.336.913 13.936/550.000 3 THCS 243.208 6.702.850 9.362/164.129 4 THPT 81.684 2.525.707 1.962/52.536 5 THCN 10.189 200.225 277/ - 6 Cao đẳng 10.393 210.836 114/ - 7 Đại học 25.546 763.256 77/ - Tổng 760.072 22.247.542 36.291(trường) Nguồn: Báo cáo của các vụ giáo dục, bộ GD - ĐT, ngày 29.8.2002 Số học sinh, sinh viên tăng lên hàng năm đòi hỏi số giáo viên, trường, lớp cũng tăng theo. Năm 2002 tổng số giáo viên là 760.072, tổng số cán bộ công nhân viên 766.105, năm 2003 đã tăng lên thành 1.005.350 giáo viên ( biểu 2, chưa kể giáo viên dạy nghề, giáo viên giáo dục thường xuyên, giáo viên trong một số ngành: công an, quân đội ). Biểu 1.2: Thống kê số lượng giáo viên năm 2003 Phân hệ Tổng số giáo viên Giáo dục mầm non Nhà trẻ Mẫu giáo 42.696 103.238 Giáo dục phổ thông Tiểu học THCS THPT 358.606 262.543 89.357 THCN 10.302 Đại học, cao đẳng 38.608 Tổng cộng 1.005.350 Nguồn: Đề án xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD - ĐT ( năm 2003 ) Với nguồn lực giáo dục liên tục tăng hàng năm đã thể hiện bước phát triển trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. - Về số lượng cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong ngành GD có khoảng trên 46.000 người bao gồm từ cán bộ quản lý bộ, sở, phòng, các trường đại học, cao đẳng, cán bộ trung tâm giáo dục thường xuyên, được phân bố khắp các khu vực, vùng của cả nước. Chất lượng NNL GD thể hiện ở trình độ chuyên môn được đào tạo, những năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức chính trị. trong những năm gần đây hầu hết NNL GD đều có một trình độ chuyên môn cao, bao gồm: - Đội ngũ giáo viên mầm non có trình độ trung học trở lên. - Đội ngũ giáo viên Tiểu học có trình độ từ trung học cho đến đại học. - Đội ngũ giáo viên THCS có trình độ từ cao đẳng trở lên. - Đội ngũ giáo viên THPT, THCN, dạy nghề có trình độ cao đẳng, đại học. - Đội ngũ giảng viên đều có trình độ từ đại đến sau đại học. - Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đa số đều có trình độ từ cao đẳng đến sau đại học. NNL GD - ĐT có trình độ chuyên môn cao, họ là người trực tiếp chăm lo đến sự nghiệp GD - ĐT, đào tạo NNL có chất lượng cao cho đất nước, nên bản thân NNL GD đều được đào tạo cơ bản. Biểu 1 cho biết tỷ lệ đạt chuẩn của giáo viên Tiểu học là 84,38%, THCS là 88,99%, THPT là 94,18%, trình độ THCN của NNL tiến sĩ 31, thạc sĩ 344 ( trong số 200.225 giáo viên), số giảng viên cao đẳng, đại học 1.441 giáo sư, 4.454 tiến sĩ, 6.596 thạc sĩ. Đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục là những người có phẩm chất, năng lực, yêu nghề, có lý tưởng, phấn đấu vì mục tiêu xây dựng một nền giáo dục quốc dân, vững mạnh cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, góp phần đào tạo phát triển NNL cho quốc gia. Về cơ cấu NNL GD - ĐT rất đa dạng được phân bố ở các cấp, bậc học, ngành học trong cả n._.ước. Cơ cấu của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của các trường ĐH, CĐ trong cả nước năm 2003 - 2004. Cán bộ, giảng viên, nhân viên Giảng viên Giảng viên chia theo trình độ chuyên môn GS, PGS TSKH, tiến sĩ Thạc sĩ Chuyên khoa I và II ĐH, CĐ Khác Tổng số: 65542 39.985 1.710 5361 11719 548 21845 512 ( Nguồn : Thống kê GD ĐH, CĐ 2003 - 2004 - vụ kế hoạch - tài chính, Bộ GD và ĐT 3/ 2004) Trong ngành GD, tỉ lệ nữ chiếm tỉ lệ lớn hơn nam, số giáo viên mới vào nghề chỉ mới 20 - 21 tuổi; giáo viên trẻ tính đến 35 tuổi, số giáo viên, cán bộ quản lý ở độ tuổi 50 - 60 tương đối cao. Tính số đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ( CBQLGD) từ báo cáo của 49 tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương cơ quan bộ GD - ĐT và các trường CĐ, ĐH trực thuộc bộ GD và ĐT. (Tính %) STT Chức danh CBQLGD Tổng số < 35 tuổi > 50 tuổi 1 CBQLGD ở bộ 68 0 83,82 2 Chuyên viên bộ 249 7,23 65,46 3 GĐ,PGĐ, các trưởng, phó phòng thuộc sở 1.096 0 44,16 4 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường ĐH, CĐ 121 0,83 70,25 5 Trưởng khoa, phó trưởng khoa, phó phòng thuộc trường 961 1,77 48,8 6 Trưởng, phó phòng GD và ĐT quận, huyện 966 0 41,72 7 Chuyên viên sở và phòng GD - ĐT 6.684 26,20 20,12 8 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chánh phó, GĐTTGDTX, KTHHN 36.517 0 26,34 Về cơ cấu trình độ dội ngũ CBQLGD: - Số CBQLGD ở trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 57,35%, đại học chiếm 35,29%. - Giám đốc, phó giám đốc, các trưởng, phó phòng thuộc sở trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 14,14% ( trong tổng số 1.96 người), đại học chiếm 73,17%. - Hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng trường CĐ, ĐH trình độ thạc sĩ trở lên 77,68% và có trình độ đại học 20,66%. - Số cán bộ trưởng, phó phòng GD - ĐT huyện, quận có trình độ thạc sĩ trở lên 3,3% và đại học 80,02%. - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chánh phó, GĐTTGDTX và hướng nghiệp tổng hợp có trình độ thạc sĩ trở lên 0,8% và đại học 31,43% ( trong tổng số 36.517 người ) 1.2.2.3. Cơ chế chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp NNL GD. Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng NNL GD - ĐT quyết định đến chất lượng của đội ngũ NNL trong ngành GD, quyết định đến việc đào tạo NNL cho đất nước. Vì vậy, việc bố trí sắp xếp, sử dụng đúng người, đúng việc gắn với chức danh phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực và những phẩm chất của đội ngũ NNL GD sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả, chất lượng của ngành GD - ĐT. Hiện nay Đảng và nhà nước đã và đang ban hành những chính sách sử dụng, đãi ngộ NNL như : Phong các danh hiệu nhà giáo nhân dân, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đứng lớp, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí, được cấp học bổng; các trường sư phạm được ưu tiên đầu tư ( sách giáo dục những thập niện đấu thế kỷ XX - chiến lược phát triển Tr 49); nghị định số 35/2001/NĐ TTg về chế độ đãi ngộ đối với các nhà giáo công tác ở các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các trường chuyên biệt. Bộ GD - ĐT đã ban hành tiêu chuẩn giáo viên, CBQL GD ở ngành học, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các cấp theo chu kỳ từ 3 - 5 năm, bồi dưỡng CBQL GD để có đủ năng lực, phẩm chất quản lí GD có hiệu quả. Vừa qua việc điều chỉnh bậc lương, tháng lương và hệ số lương của công chức nhà nước mà trong đó có ngành GD - ĐT đã thể hiện bước chuyển biến về chất trong việc thực hiện, thi hành cơ chế chính sách, sử dụng, đãi ngộ NNL GD - ĐT. Tuy nhiên, việc phân bổ NNL GD còn chưa hợp lý , điều này thể hiện rõ qua thi tuyển công chức trong ngành GD ngoài việc phản ánh không thực chất trình độ chuyên môn, nó còn thể hiện việc bố trí, phân bổ NNL này khi được tuyển chọn giữa các khu vực, vùng, miền của đất nước không cân đối, còn chồng chéo, tình trạng “ thừa ” nơi này nhưng lại “thiếu” nơi khác… Chính điều này dẫn đến không phát huy được trình độ chuyên môn, kỹ năng của NNL GD và cũng không thu hút được đội ngũ nhân lực giỏi, hiện tượng một số sinh viên học các trường sư phạm khi ra trường họ thường không muốn đi dạy học. Mặt khác, cần có cơ chế chính sách thu hút những nhà khoa học, những sinh viên các trường ngoài sư phạm vào làm công tác giáo dục, giảng dạy. Nhà nước, ngành GD cần phải có những chính sách thích hợp nhằm sử dụng, đãi ngộ NNL hiện có khi mà nền kinh tế đang đi vào hội nhập, đặt ra nhiều đòi hỏi cao cho đào tạo NNL, trong đó đội ngũ nhân lực GD có nhiệm vụ tổ chức, đào tạo NNL có chất lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, vấn đề cần làm trong giai đoạn hiện nay là: - Chính sách học bổng, đãi ngộ, phụ cấp phải kích thích được người lao động yêu nghề, phấn đấu vì mục tiêu phát triển nền giáo dục nước nhà. - Cơ chế, chính sách sử dụng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ NL GD đủ mạnh phát huy được tính tự chủ cao trong công tác đào tạo đội ngũ nhân lực cho quốc gia không chỉ hiện tại và dự báo tương lai. 1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển NNL trong lĩnh vực GD - ĐT. 1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ. Theo số liệu thống kê của Mỹ năm 2000, dân số nước này là 274 triệu người, chiếm khoảng 4,5% dân số thế giới, tốc độ tăng dân số dưới 1%; lực lượng lao động là 140 triệu người, chiếm 67% dân số. Về việc phát triển NNL GD ở Mỹ, từ những năm 60 Mỹ đã có luật giáo dục đại học. Luật này đã tạo điều kiện cho việc GD - ĐT được thực hiện công bằng, có hiệu quả và chất lượng, bảo đảm cho những người trong độ tuổi đi học và những người muốn được đào tạo có điều kiện học tập, nhất là việc hỗ trợ tài chính. Trong những năm 90, Mỹ đã điều chỉnh chính sách GD để chuẩn bị đào tạo NNL cho thập niên đầu của thế kỉ XXI. Hiện nay, khoảng 67% học sinh tốt nghiệp trung học ở Mỹ tiếp tục được theo học bậc CĐ và ĐH, giáo dục tiểu học và trung học là bước khởi đầu quan trọng để thực hiện đào tạo NNL. Chính sách của Mỹ trong lĩnh vực này bao gồm những qui định trực tiếp đối với học sinh, đảm bảo cho mọi học sinh có đầy đủ điều kiện tiếp cận một nền giáo dục hiện đại có chất lượng cao. Thực hiện giảm qui mô lớp học. Đến năm 1999, quốc hội Mỹ đã thông qua điều luật liên quan đến vấn đề này, và chi 1,3 tỷ USD cho đào tạo, thuê giáo viên đủ năng lực để từ năm 2000 - 2001 qui mô lớp học giảm trung bình còn 18 học sinh. Nâng cao chất lượng giáo viên, chính phủ Mỹ năm 2000 đã chi 98 triệu USD cho chương trình trợ cấp nâng cao chất lượng giáo viên và nhờ chính sách này đã góp phần nâng cao được trình độ và phương pháp giảng dạy cho giáo viên đồng thời chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên. Đối với giáo dục cao đẳng, đại học, chính phủ Mỹ luôn tạo cơ hội cho sinh viên và công dân Mỹ học đại học, cao đẳng nhằm nâng cao trình độ trong quá trình làm việc. Năm 1997, chính phủ liên bang Mỹ lần đầu tiên đưa ra hai chương trình hỗ trợ giáo dục đại học cho 50 năm: Chương trình học bổng HOPE ( 5 tỷ USD cho năm 2000) và chương trình tín dụng thuế học tập suốt đời. Đến năm 2000, có 43,1 triệu học sinh đạt tiêu chuẩn, trong đó 5,9 triệu học sinh nhận được học bổng HOPE và 7,2 triệu được hưởng tín dụng thuế học tập. Mỹ còn có chương trình PELL với quỹ tài trợ cho cơ hội giáo dục, căn bản ( năm 2000 chi 7,6 tỷ USD), cung cấp tài chính trực tiếp cho sinh viên chi trả các chi phí học đại học. Nhà nước đầu tư ngân sách cao cho giáo dục nên tỷ lệ người biết chữ ở Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu cao ( xem bảng biểu). Hoạt động GD - ĐT và phát triển NNL ở Mỹ là một hoạt động có định hướng rõ rệt cho phát triển kinh tế - xã hội, tri thức và thông tin, một nền kinh tế đương đầu với cạnh tranh gay gắt trong toàn cầu hoá, trong đó Mỹ là cường quốc kinh tế số một. 1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản. Giáo dục ở Nhật Bản được ưu tiên đầu tư trên nhiều khía cạnh. Trong điều luật thành lập hệ thống giáo dục mới nêu rõ rằng các gia đình có nhiệm vụ đặt việc học tập của con cái mình lên trên hết. Luật giáo dục Nhật Bản năm 1947 chỉ rõ giáo dục được coi là nhiệm vụ quốc gia và là quyền cơ bản của người dân Nhật. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản hiện nay được phân thành 4 cấp: 6 năm tiểu học, 3 năm trung học bậc thấp, 3 năm trung học bậc cao, 4 năm đại học, gọi tắt là hệ thống 6 - 3 - 3 - 4. Trong hệ thống giáo dục này, giáo dục tiểu học và trung học bậc tháp là bắt buộc đối với tất cả trẻ em, nhưng trên thực tế phần lớn trẻ em tiếp tục học sau hệ thống giáo dục bắt buộc. Chương trình học trong các trường của Nhật Bản được soạn riêng cho từng trường nhưng dựa trên cơ sở các môn học được quy định của Bộ giáo dục. Nội dung các chương trình đó hướng vào mục tiêu thực dụng, đào tạo ra đội ngũ lao động có kiến thức phổ thông, tiếp thu và sử dụng các công nghệ nhập khẩu. Đồng thời chương trình giáo dục rất chú ý tới giáo dục đạo đức nhân cách và tính kỷ luật của học sinh. Chính nền giáo dục đào tạo này đã tạo cho xã hội Nhật Bản một đội ngũ lao động đủ phẩm chất đưa nước Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng cao. 1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc. Tính đến năm 1997, tổng số học sinh, sinh viên của Trung Quốc là 330 triệu, chiếm 26,7% dân số ( 1,2 tỷ người ). Cả nước có 710.000 trưởng tiểu học và phổ thông trung học với hơn 200 triệu học sinh; 17.116 trường trung học kỹ thuật nghề nghiệp với 10.895.000 học sinh; 1.020 trường ĐH ( hệ ngắn hạn và hệ dài hạn) với 5.818.3000 sinh viên. Cả nước có 735 cơ sở ( gồm trường đại học và viện nghiên cứu ) đào tạo nghiên cứu sinh, trong đó nghiên cứu sinh tiến sĩ là 39.900 người, nghiên cứu sinh thạc sĩ là 136.400 người. Giáo dục dân tộc thiểu số luôn luôn được coi trọng và được hỗ trợ tích cực về chính sách và tiền vốn. Tính đến năm 1997 đã có 25.635 trường tiểu học, trung học dân tộc độc lập, 13 trường đại học dân tộc với số học sinh, sinh viên được phân bố như sau: - 12.482.500 học sinh tiểu học. - 4.286.600 học sinh trung học. - 216.800 sinh viên đại học. ở Trung Quốc, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp phổ thông là: - Tiểu học: 93,7%. - Sơ trung: 51,5%. - Cao trung: 48,6%. Về chi phí cho giáo dục, đến nay chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh việc đặt giáo dục vào vị trí chiến lược ưu tiên phát triển. Trung Quốc đề ra ba giai đoạn phát triển giáo dục: Giai đoạn 1996 - 2010, giai đoạn 2011 - 2030, giai đoạn 2031 - 2050, trong đó giai đoạn 1996 - 2010 là giai đoạn điều chỉnh từng bước các bậc học đầu tư khoảng 800 tỷ, đến 2050 đầu tư giáo dục chiếm 8% tổng giá trị sản xuất quốc dân, tức đạt mức xấp xỉ 13 nghìn tỷ nhân dân tệ. Phổ cập giáo dục nghĩa vụ 12 năm, tức là giáo dục từ 6 đến 18 tuổi (hoặc giáo dục nghĩa vụ 15 năm, tức bao gồm cả 3 năm mẫu giáo). Trong đó tính theo giáo dục nghĩa vụ 13 năm. Trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo là 110 triệu, học sinh tiểu học 175 triệu; tỷ lệ vào đại học trên 6%, khoảng 57.600.000 người; nghiên cứu sinh đạt 2.100.00 - 2.500.000 người hàng năm có từ 700.000 - 800.000 người được học vị thạc sĩ và tiến sĩ. Số giáo viên đạt 32 triệu người trong đó: Giáo viên mẫu giáo: 7,3 triệu; giáo viên tiểu học: 8,45 triệu; giáo viên trung học: 11,92 triệu; giáo viên đại học: 3,7 triệu người. Về đội ngũ giáo viên, Trung Quốc để cao tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao tố chất và địa vị xã hội của giáo viên. Xác định đội ngũ giáo viên là nền tảng của giáo dục, là người đào tạo nhân tài các cấp - thành quả cuối cùng của giáo dục. Chất lượng của đội ngũ giáo viên, tức cơ cấu tri thức, tố chất ảnh hưởng tới trình độ giáo dục, đồng thời quyết định tố chất quốc dân và năng lực phát triển khoa học kỹ thuật của một nước. Chính phủ Trung Quốc quy định giáo viên tiểu học cần phải có trình độ văn hoá từ cao đẳng trở lên; giáo viên trung học cần phải có trình độ văn hoá từ đại học và thạc sĩ trở lên; giáo viên đại học phải có học vị tiến sĩ trở lên. Cho nên chính phủ Trung Quốc luôn đề cao vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đội ngũ vật chất cho giáo viên, điều kiện làm việc và địa vị xã hội của giáo viên phải được cải thiện và nâng cao hơn, cần phải làm cho nghề nghiệp của giáo viên trở thành nghề nghiệp được mọi người ngưỡng mộ và tự nguyện lựa chọn. Chỉ khi nào địa vị của giáo viên thực sự được nâng cao thì khi đó số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên mới được đảm bảo, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục mới thực hiện được. Chương II Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT ở Việt Nam 2.1. Tình hình phát triển GD - ĐT ở nước ta trong những năm qua 2.1.1. Về hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Hệ thống giáo dục ở Việt Nam cũng tương tự như hệ thóng giáo dục của hầu hết các nước Châu á. Chính phủ quản lý các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp ; tỉnh, thành phố quản lý, giáo dục trung học ; quận, huyện quản lý giáo dục tiểu học. Hệ thống giáo dục Việt Nam đang được mở rộng, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục mẫu giáo và giáo dục phổ thông. Sau giáo dục phổ thông là giáo dục dạy nghề, trung học chuyên nghiệp theo chương trình 3 năm, giáo dục ĐH, CĐ từ 3 đến 6 năm. Cuối cùng là giáo dục sau đại học kéo dài từ 3 đến 5 năm (Hình 2.1). Cơ cấu hệ thống quốc dân (1) ( Đại học ) (2) 18 tuổi Đào tạo thạc sĩ (6) Đào tạo tiến sĩ (5) Giáo dục đại học (3) Sau đại học (4) Cao đẳng (3 năm) (8) Đại học (4-6 năm) (7) Đại học, cao đẳng (9) Trung học (10) 15 tuổi (13) 11 tuổi (14) Đào tạo nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) (20) Trung học cơ sở (4 năm ) (19) Trường nghề (6 tháng- 2 năm) (18) Trung học chuyên nghiệp (3-4 năm) (7) Trung học nghề (3-4 năm) (16) Trung học phổ thông (3 năm) (15) Tiểu học (11) 11 tuổi 6 tuổi (12) (22) Tiểu học (5 năm) Giáo dục mầm non (21) 5 tuổi 3 tuổi 24 tháng (25) (23) Trường lớp mẫu giáo (3 năm) (24) Nhà trẻ (1 năm) Mỗi làng xã đều có ít nhất một trường tiểu học hoặc trung học cơ sở. Số trường phổ thông trong cả nước tăng liên tục. Năm học 1998 - 1999 cả nước có 23.256 trường phổ thông thì năm học 2003 - 2004 có 26.359 trường tăng 3.073 trường ( xem bảng 2.1). Số trường học ở các cấp bậc học giai đoạn 1998 - 2004 Năm học 1998 - 1999 Năm học 2000 - 2001 Năm học 2003 - 2004 Năm học 2003 - 2004 so với năm học 1998 - 1999 (+ , - ) Tổng số trường 1. Mầm non 2. Trường phổ thông 3. Dạy nghề 4.Trung học chuyên nghiệp 5. ĐH, CĐ, học viện 6. Cơ sở đào tạo sau ĐH 33.309 9.491 23.286 191 247 139 133 34.747 9.641 24.675 312 253 178 141 37.183 10.104 26.359 546 288 214 147 3.874 613 3.073 335 39 75 14 Nguồn: Vụ kế hoạch - tài chính, bộ GD - ĐT và tổng cục dạy nghề Hầu hết các trường ĐH, CĐ tập trung ở các thành phố, nhiều tỉnh không có một trường ĐH hoặc CĐ, nếu có chỉ là một vài trường CĐ sư phạm để đào tạo các giáo viên phổ thông cho địa phương đó mà thôi. Hiện cả nước có 214 trường ĐH, CĐ trong đó có 87 trường ĐH ( có hai ĐHQG: Hà Nội và TPHCM ; 3 ĐH vùng: ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng ) và 127 trường CĐ, 147 cơ sở đào tạo sau ĐH. Quy mô GD và ĐT mở rộng liên tục trong những năm qua đòi hỏi đội ngũ giáo viên cũng tăng để đáp ứng yêu cầu đó. Số giáo viên trực tiếp ở các cấp tham gia giảng dạy đều tăng. Hiện tại cả nước có 610.506 ngàn giáo viên phổ thông, trong đó có 358.606 ngàn giáo viên tiểu học, 262.543 ngàn giáo viên trung học cơ sở, 89.357 ngàn giáo viên trung học phổ thông. Giáo viên các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp cũng tăng. Cả nước có 146.247 giáo viên mầm non; có 10.247 ngàn giáo viên trung học chuyên nghiệp, 6.640 ngàn giáo viên dạy nghề à 39.985 giáo viên ĐH và CĐ. Tỷ lệ giáo viên trên lớp tính bình quân cả nước hiện nay là: Tiểu học 1,12; trung học cơ sở 1,58; trung học phổ thông 1,68; CĐ và ĐH là 30. Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo thì định biên giáo viên/ lớp ở tiểu học: 1,15; trung học cơ sở: 1,85 và trung học phổ thông: 2,1. Căn cứ vào số lớp ở từng bậc học và số giáo viên hiện có để quy ra định mức, thì cả nước hiện nay thiếu giáo viên phổ thông và giáo viên dạy nghề. Từ năm 1980 đến năm 1990 Việt Nam đã có nhiều thực tập sinh sang các nước phát triển. Đã có hơn 6500 phó giáo sư, 283 tiến sĩ và 34000 kỹ sư, bác sỹ, cán bộ quản lý kinh tế tốt nghiệp ở nước ngoài về làm việc. Từ năm 1991 khi không còn các hiệp định hợp tác giáo dục đào tạo không mất tiền của các nước Liên Xô và Đông Âu, nhiều nước như Thụy Điển, Hà Lan, Thụy Sỹ, ấn Độ, Thái Lan, Malayxia, Hoa Kỳ, Canada, Austraylia... đã cấp một số học bổng cho sinh viên Việt Nam làm luận án thạc sĩ và tiến sĩ. Tính đến nay hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã giúp Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, vừa tranh thủ được nguồn vốn hỗ trợ giáo dục vừa tiếp thu được công nghệ giáo dục hiện đại, trao đổi khoa học. Hệ thống đào tạo sau đại học của Việt Nam được tiến hành từ năm 1976, đến cuối thập kỷ 80 đã có 30 trường đại học và 34 viện nghiên cứu đào tạo nghiên cứu sinh. Hiện nay cả nước có 147 cơ sở đào tạo sau đại học. Đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong các trường đại học đã tăng lên, có 211 tiến sĩ, 2.666 phó giáo sư và 2.773 thạc sĩ. Tại 253 cơ quan nghiên cứu khoa học có 24.796 cán bộ, trong đó có 160 tiến sĩ, 1.735 phó giáo sư. Hàng năm chương trình quóc gia và hàng ngàn đề tài nghiên cứu đã thực hiện cho kết quả tốt. Kết quả nghiên cứu đã góp phần váo sự nghiệp đổi mới kinh tế xã hội của đất nước. 2.1.2. Quy mô giáo dục. Quy mô giáo dục tăng nhanh ở các vùng, các ngành học và các cấp học. Quy mô phát triển giáo dục trước hết thể hiện ở số lượng người học. Cùng với số lượng người học, quy môi giáo dục còn được đánh giá qua mạng lưới trường học theo địa bàn dân cư, số luợng nhà giáo, trang thiết bị dạy học. Năm học 1998 - 1999 trở đi số học sinh đi học tăng lên liên tục. Số học sinh phổ thông năm học 1998 - 1999 là 17.472.810, năm học 2000 - 2001 là 17.869.398. Trong năm học 2001 - 2002 cả nước có 2.487.744 học sinh mầm non bao gồm cả nhà trẻ và mẫu giáo; 17.897.604 học sinh phổ thông, trong đó có 9.311.010 học sinh tiểu học; 6.253.525 học sinh phổ thông trung học cơ sở và 2.339.069 học sinh trung học phổ thông, 285.000 học sinh trung học chuyên nghiệp. Đến năm 2003 – 2004 số học sinh phổ thông tăng lên, trong đó số tiểu học là 8350191; THCS 6612099; THPT 2616207 và THCN 360392. Thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và kết quả của công tác kế hoạch hóa gia đình nên số học sinh tiểu học tiếp tục giảm xuống. Số học sinh trong toàn bộ hệ thống không ngừng được tăng lên, số học sinh trong các trường ngoài công lập tăng nhanh: Trẻ nhà trẻ tăng bình quân 7% năm; mẫu giáo tăng bình quân 5,2% năm. Riêng ở cấp trung học phổ thông, quy mô học sinh ngoài công lập năm học 2000 - 2001 tăng 2,91 lần so với năm học 1995 - 1996 và ở đại học tăng 6,74 lần. Quy mô đào tạo nghề từ năm 1997 đến 2000 tăng 1,86 lần (xem biểu). Số học sinh, sinh viên năm học 2001 - 2002 so với năm học 1995 - 1996 ( Đơn vị: người). Cấp học, bậc học Năm học 2001 - 2002 Tăng so với năm học 1995 - 1996 ( lần) Mầm non 2.487.744 1,3 Phổ thông 17.897.604 1,15 THCN 285.000 1,67 Dạy nghề 792.000 1,86 Đại học, cao đẳng 974.119 2,36 Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục ( bộ GD - ĐT) Điểm nổi bật của nền giáo dục Việt Nam là tỷ lệ nữ học sinh so với học sinh nam trong nhiều năm là không thay đổi ở bậc phổ thông và khoảng 93 - 94%. Đó là một thực tế đã có ở Việt Nam trong khi các nước đông dân khác như Trung Quốc, ấn Độ, Pakistang không có. Tuy nhiên giữa các vùng lại có sự khác biệt lớn về tỷ lệ người lớn biết chữ và số học sinh đến trường. ở các vùng miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ học sinh đến trường rất thấp. Trong khi khu vực thành thị có 47% dân số tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở trở lên thì ở nông thôn tỷ lệ này chỉ là 30%. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học ở thành thị cao gấp 3 lần khu vực nông thông. Số học sinh dạy nghề cũng tăng lên liên tục. Năm 1998 - 1999 có 665.700 học sinh và tăng lên 792.000 vào năm 1999 - 2000, nhưng đến năm 2000 - 2001 tăng cao 1.051.500 học sinh và năm học 2003 - 2004 là 1.145.100 học sinh, tăng lên mức 72% kể từ 1998 - 1999. Hình thức đào tạo đại học, cao đẳng của Việt Nam khá phong phú. Có 66% sinh viên theo học hệ chính quy tập trung dài hạn, số còn lại học các hệ ngắn hạn và tại chức. Mỗi năm có hàng vạn sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp chính quy. Tỷ lệ sinh viên học đại học, cao đẳng trong độ tuổi đi học ( 20 - 24 tuổi ) của Việt Nam dao động khoảng 2,3 - 2,5%. Tỷ lệ nàý là cao hơn 2% của Trung Quốc nhưng thấp hơn so với 16% của Thái Lan, 10% của Inđônêxia, 7% của Malayxia, 18% của Philippin và 40% của Hàn Quốc. Số sinh viên đại học cao đẳng cũng tăng lên liên tục, năm 2003 - 2004 là 1.032.440 và so với 1998 - 1999 là 759.935 sinh viên. Loại hình đào tạo sau đại học cũng tăng lên trong nhiều năm tính từ năm 1998 - 204 số học viên cao học là 639%, nghiên cứu sinh 592% ( xem biểu 3). Số liệu về học sinh, sinh viên, học viên theo năm học ( người ) Năm học Nhà trẻ Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT THCN DN dài hạn & ngắn hạn CĐ, ĐH Sau ĐH 1998- 1999 409.166 2.171.127 10.250.214 5.564.888 1.657.708 216.912 665.700 759.635 686NCS 4.534 hvch** 1999-2000 372.646 2.124.142 10.063.025 5.767.298 1.975.835 227.992 792.200 844.592 713NCS 5.747 hvch 2000-2001 366.698 2.113.574 9.751.431 5.918.153 2.199.814 255.323 887.000 875.592 2.480 NCS 14.817 hvch 2001-2002 367.410 2.120.345 9.336.913 6.254.254 2.328.965 271.175 1.051.5000 923.176 2.798 NCS 18.316 hvch 2002-2003 403.594 2.143.881 8.841.004 6.497.548 2.452.891 309.807 1.074.100 960.692 3.313 NCS 23.841 hvch 2003-2004 413.784 2.172.899 8.350.191 6.612.099 2.616.207 360.392 1.145.100 1.032.440 4.061 NCS 28.970 hvch Tỉ lệ tăng* 1.1% 0,08% -18,5% 18,8% 57,8% 66,1% 72% 35,95% 592% NCS 693% hvch 2.1.3. Ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách giáo dục đào tạo được phân cấp, nhà nước chịu trách nhiệm đối với hầu như toàn bộ các khoản chi của giáo dục đại học, sau đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Chính quyền địa phương cấp tỉnh và thành phố chịu phần lớn ngân sách giáo dục phổ thông. Phần ngân sách nhà nước cấp chỉ đủ trả lương cho giáo viên và một phần dành để trao học bổng cho sinh viên đại học và trung học chuyên nghiệp. Tình hình đó buộc các địa phương phải co các khoản chi phí xây dựng trường học, phương tiện học tập cho học sinh. Nhưng ngân sách của địa phương cũng có hạn, không đủ chi các khoản định kỳ cho giáo dục, vì vậy việc xây dựng trường mới và nâng cấp hệ thống trường học rất hạn chế. Từ năm 1996, ngân sách dành cho giáo dục chiếm 11% tổng ngân sách của nhà nước. Năm 2000 tăng lên 15%, phần ngân sách này cũng chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục. Ngân sách cho dạy nghề giảm dần từ 7,3% năm 1990 xuống còn 3,% năm 1996; Từ năm 1998 có tăng nhưng không đáng kể, đến năm 2000 mới đạt 4,7% ngân sách giáo dục. Đến năm 2004, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo là 29.298 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 17,1% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong đó chi thường xuyên: 23.148 tỷ dồng; chi chương trình mục tiêu 1.250 tỷ đồng; chi đầu tư xây dựng cơ bản 4.900 tỷ đồng. Cơ cấu phân bổ ngân sách cho các cấp học bao gồm khoảng 3 - 4% cho giáo dục mầm non, 50% dành cho giáo dục tiểu học và cơ sở, 8 - 9% dành cho giáo dục trung học và 15% dành cho giáo dục đại học và cao đẳng. Cơ cấu phân bổ ngân sách giữa các bậc học không hợp lý. Trong khi số học sinh trung học chiếm 25% tổng số học sinh cả nước nhưng phần ngân sách dành cho nó chỉ có 8 - 9 %. Ngược lại học sinh đại học chiếm tỷ lệ 6,7% tổng số học sinh nhưng ngân sách lại dành cho 15%. Sự phân bổ ngân sách giữa các địa phương không đều, tạo nên sự mất cân đối trong phát triển giáo dục ở các vùng. Cơ chế điều hành ngân sách GD - ĐT thiếu ổn định, cơ chế thì tập chung thực thi thì phi tập chung, không phát huy được tính chủ động của địc phương, của các cơ sở GD - ĐT. Hiện nay các tỉnh, thành phố, cơ chế điều hành ngân sách GD - ĐT rất khác nhau. Theo luạt ngân sách thì ngân sách GD - ĐT ở địa phương do cấp tỉnh, thành phố đảm nhiệm chi; song vai trò điều hành ngân sách GD - ĐT của giám đốc sở GD - ĐT lại bị lu mờ, không được chủ động điều hành toàn bộ ngân sách GD - ĐT cho phù hợp với tiến độ các công việc của ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố. hiện nay, sở GD - ĐT chỉ quản lý phần ngân sách các trường trực thuộc sở, còn lại toàn bộ ngân sách trên thực tế do ngành tài chính điều hành với hai mô hình là: Sở tài chính – vật giá địa phương cấp uỷ quyền cho phòng tài chính huyện, thị, quận để phòng tài chính huyện thực hiện cấp cho các trường; Sở tài chính – vật giá cấp uỷ quyền cho phòng GD huện, thị, quận để các phòng GD cấp cho các trường ( GD Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI ). Về khối ĐT thuộc địa phương thì sở tài chính – vật giá cấp cho các sở có trường ĐT hoặc cấp trực tiếp cho các trường. Như vậy ngoài sở tài chính vật giá không ai có thể toàn bộ ngân sách hàng năm thực tế được cấp phát và thanh quyết toán là bao nhiêu. Ngân sách giáo dục của Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Ngân sách giáo dục của Singapore, Hàn Quốc, Malayxia còn cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Những năm gần đây tỷ lệ ngân sách của: Singapore là 23% Maylayxia là 20% Hàn Quốc là 20% Thái Lan là 21% Trung Quốc là 16% Giá trị thực tế ngân sách giáo dục bình quân đầu người của Việt Nam cũng rất thấp ( xem biểu). Chi phí cho GD bình quân theo đầu người/ năm Nước Tính theo sức mua tương đương ( USD ) So với Việt Nam ( lần ) 1.Singapore 889,40 16,7 2.Malaixia 720,48 13,5 3.Hàn Quốc 610,20 11,5 4.Thái Lan 350,50 6,6 5.Philippin 133,40 2,5 6.ấn Độ 109,40 2,05 7.Trung Quốc 105,30 1,9 8.Việt Nam 53,00 - ( Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới năm 2003 (Ngân hàng thế giới). NXB Chính trị quốc gia, H.2003 ) Để có thêm nguồn đầu tư cho phát triển giáo dục, chính phủ Việt Nam đã kêu gọi các tổ chức quốc tế tài trợ và cho vay vốn. Như ngân hàng thế giới ( WB) cho vay 80 triệu USD để thực hiện dự án tiểu học và 70 triệu USD để thực hiện dự án đại học; ngân hàng phát triển châu á ( ADB) cho vay ưu đãi 50 triệu USD để phát triển giáo dục phổ thông trung học và dạy nghề; quỹ nhi đồng liên hợp quốc hỗ trợ cho giáo dục Việt Nam với các dự án trị giá khoảng 2 triệu USD/năm; Ôxtraylia mỗi năm cấp từ 150 đến 200 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Ngoài ra còn vay của nhiều tổ chức quốc tế khác nhằm nâng cao đầu tư thêm cho giáo dục. Mặt khác cơ chế quản lý ngân sách còn chưa tạo thế chủ động cho ngành giáo dục. Một số địa phương còn cắt xén ngân sách giáo dục cho các khoản chi khác nên dẫn đến ảnh hưởng chất lượng giáo dục. Các trường đại học bị cắt giảm kinh phí và xuất phát từ nhu cầu của tình hình mới, do đó phải đi tìm các hình thức giáo dục mới. Hầu hết các trường đại học và cao dẳng đứng vững trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính đó là nhờ mở rộng các hình thức đào tạo khác như: Tại chức, từ xa hoặc liên kết đào tạo với cấc tỉnh, trường khác. Hơn nữa, một hướng khắc phục sự khó khăn về nguồn tài chính là nhờ nhà nước cho phép cấp học mở các trường dân lập, bán công bậc phổ thông và đại học. Mô hình mới đó đến nay dã đạt được nhiều kết quả tốt vừa cho xã hội vừa có lợi cho các trường khi thực hiện. 2.1.4. Chất lượng giáo dục ở nước ta trong những năm gần đây nhà nước luôn quan tâm đến đầu tư cho giáo dục từ 15% năm 2000 lên 15,7% năm 2003 và 17,1% năm 2004. Nhờ đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên phương tiện học tập còn nghèo nàn, trường lớp còn thiếu, đời sống vật chất khó khăn đã làm cho chất lượng giáo dục của ta nói chung ở các bậc học đều giảm sút trong nhiều năm. Tỷ lệ học sinh đến trường ở các cấp bậc học đều tăng cao nhưng cũng không phản ánh được những vấn đề về chất lượng trong ngành giáo dục. Số liệu năm 1996 - 1997 cho thấy tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh tiểu học là 72,10%, năm 1999 - 2000 là 71,00%; THCS 64,97% và 69,36%; THPT là 83,37% và 77,66%; tỷ lệ bỏ học ở bậc tiểu học năm 1999 - 2000 là 4,50%, THCS là 8,50%; THPT là 4,45% ( xem bảng số liệu) và tỷ lệ này giảm xuống ở những năm 2000 - 2001. Hiệu suất đào tạo ( số tốt nghiệp so với số vào đầu cấp ) tăng lên (ở tiểu học tăng từ 60,87% lên 71,42%; ở trung học cơ cở tăng từ 60,22% lên 70,01%; ở trung học phổ thông tăng từ 74,49% lên 83,16% ). Nguồn: Vụ kế hoạch – Tài chính, Bộ GD - ĐT Hình: Tỉ lệ hoàn thành cấp học giai đoạn 1999 - 2003 Giáo dục phổ thông còn nhiều lúng túng, nhất là trong việc xác định quy mô phát triển, tổ chức phân ban, hướng nghiệp, giáo dục trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học có nhiều điều xa với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo nghề có tiến bộ nhưng còn nhiều bất cập về nội dung chương trình so với những tiến bộ về khoa học công nghệ thực tế sản xuất và thị trường lao động. Theo đánh giá của bộ giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên ở mọi cấp học đều thiếu và yếu. Bài toán nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên rất nan giải vì khoản thu nhập tính bằng tiền lương cơ bản rất ít ỏi ( mặc dù hệ số lương hiện nay đã được điều chỉnh tăng lên), chỉ số giá tiêu dùng lên cao, không đủ đảm bảo cho cuộc sống, do đó trong khi vừa dạy học, họ vừa phải làm thêm nhiều nghề khác để có thêm thu nhập ( thể hiện rõ nhất là số giáo viên cấp học phổ thông hiện nay). Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu của quy mô giáo dục phát triển, ngành giáo dục buộc phải sử dụng đội ngũ giáo viên không đủ tiêu chuẩn ( đặc biệt vùng sâu, vùng xa). Yếu tố này cũng làm cho chất lượng giáo dục giảm sút. Số giáo viên đại học hiện nay là 28.434 người, trong đó tỷ lệ giáo viên có học hàm tiến sĩ trở lên khoảng 16,21%, ở cao đẳng tỷ lệ này là 1,58% ( trong tổng số 11.551 người ), thấp hơn các nước trong khu vực ( tỷ lệ phổ biến của các nước trong khu vực là 30%). Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu, công nghệ giáo dục lạc hậu đã hạn chế chất lượng giáo dục. Tầm hiểu biết công nghệ, khả năng xử lý và giao tiếp ( đặc biệt là ngoại ngữ) còn hạn chế làm cho sinh viên Việt Nam thua kém sinh viên nhiều nước trong khu vực. Chất lượng giáo dục còn phụ thuộc vào cả giáo trình giảng dạy. ở bậc phổ thông đã trải qua nhiều lần bổ sung giáo trình, đổi mới phương pháp dạy học. Bộ GD - ĐT đã thành lập các ban chỉ đạo tổ chức viện nghiên cứu, biên soạn, thử nghiệm trên cơ sở đó ban hành chương trình và sách giáo khoa mới ở phổ thông, tiến tới triển khai, áp dụng đại trà ở tiểu học và trung học cơ sở từ năm 2002 - 2003 theo n._.c, chuẩn hoá bằng cấp để nhằm giúp họ đáp ứng kịp thời những đòi hỏi mới của sự nghiệp giáo dục. - Thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục( XHH GD ), phối hợp GD - ĐT với quốc tế nhằm phát triển NNL. Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời, tiến tới một xã hội học tập với các nội dung cụ thể: + Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp XHH GD, nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức và tổ chức thực hiện. Bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục. + Cần có sự bình đẳng giữa các loại hình đào tạo. + Mở rộng các quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, đổi mới chế độ học phí của các trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng các dịch vụ giáo dục mà nhà trường có thể cung cấp, phù hợp với khả năng của người học, đồng thời miễn giảm cho các đối tượng chính sách. - Cần có sự phối hợp GD - ĐT với quốc tế dưới nhiều hình thức như: gửi học sinh, sinh viên đi du học nước ngoài hoặc mời các chuyên gia, giáo sư giỏi về giảng dạy tại các trường theo kiểu liên kết để phối hợp giảng dạy, nâng cao năng lực quan hệ quốc tế của ngành giáo dục theo hướng cải tiến cơ chế và bộ máy điều hành, quản lý quan hệ quốc tế, từ việc đào tạo và sử dụng đội ngũ nhân lực một cách hợp lý đồng thời tăng cường nguồn lực cho giáo dục nhằm đào tạo NNL GD cả về số lượng và chất lượng. Bộ GD - ĐT cần phối hợp ( hợp tác quốc tế ) xây dựng đề án nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân lực giáo dục một cách thường xuyên trên cơ sở liên kết các cơ sở đào tạo với nước ngoài. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục lãnh đạo chủ chốt từ Bộ, sở, cán bộ giảng dạy ở một số ngành quan trong thường xuyên được đi tham quan, khảo sát nước ngoài để học tập kinh nghiệm quản lý thế giới nhằm làm cho giáo dục Việt Nam tiếp cận hoà nhập với giáo dục thế giới. Để phát triển hình thức liên doanh, liên kết trong giáo dục cần có các chính sách khuyến khích các cơ sở trong toàn ngành liên kết với các đối tác nước ngoài và Việt kiều cùng đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng công nghệ để vừa nâng cao chất lượng đào tạo vừa có thêm ngân sách phục vụ lại đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chương III: Quan điểm và một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT ở nước ta 3.1. Quan điểm phát triển NNL trong lĩnh vực GD - ĐT ở nước ta. 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực đặt ra đối với việc phát triển GD - ĐT Nền kinh tế thế giới của thế kỷ XXI có sự thay đổi căn bản và đặt ra những yêu cầu mới. Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kỹ thuật, tốc độ giao lưu thông tin nhanh chóng trên thế giới hiện nay làm cho toàn bộ hệ thống tri thức của nhân loại đang trải qua một sự đảo lộn mạnh mẽ. Sự ra đời của các công nghệ cao, sự tiến tới xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức khẳng định một thực tế rằng, nhân loại hiện nay đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin. Mặt khác, sự phát triển khoa học - công nghệ cũng tạo ra phương tiện mới giúp cho quá trình giáo dục hiệu quả hơn. Quốc gia nào biết tận dụng những cơ hội do tiến bộ khoa học - công nghệ đem lại có thể đẩy nhanh sự phát triển giáo dục. GD - ĐT cung cấp nguồn nhân lựuc và nhân tài cho sự phát triển khoa học và công nghệ. Sự phát triển khoa học công nghệ tác động vào toàn bộ cơ cấu hệ thống giáo dục, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, cơ cấu quản lý thể chế giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, sự ra đời của các phương tiện dạy học tiên tiến hiện đại. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế đòi hỏi phải có sự nhận thức và tiếp nhận sự thách thức về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao để thích ứng. Yếu tố giáo dục - đào tạo sẽ là một nguồn lực chủ yếu tạo thế cạnh tranh của các nước ở thế kỷ XXI này. Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho đội ngũ nhân lực GD - ĐT, Việt Nam - người có sứ mệnh đào tạo một nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng thích ứng với sự biến động của nền kinh tế thế giới, khu vực và trong nước. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập tạo điều kiện cho Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu, tranh thủ được các nguồn lực của thế giới. Kinh tế thị trường tạo ra nhiều cơ hội đối với sự phát triển GD - ĐT, tạo điều kiện cho việc học tập của các tầng lớp dân cư - sức lao động là hàng hoá, chất lượng sức lao động do quá trình giáo dục và đào tạo tạo ra. Thị trường lao động tuyển chọn NNL có chất lượng cao, sự cạnh tranh NNL GD sẽ là ‎nhân tố nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo NNL. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có điều kiện, cơ hội để nắm bắt khoa học, ứng dụng những tri thức mới vào hoạt động chuyên môn của mình, đồng thời có điều kiện thay đổi phương pháp dạy học, quản lý giáo dục hiện đại hơn. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và khu vực cũng tạo ra cho ngành giáo dục nói riêng và nước ta nói chung những thách thức mới. - Rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm tránh được nguy cơ tụt hậu ngày càng xa trong điều kiện các nước vẫn tiếp tục phát triển là một thách thức gay gắt nhất. - Nền giáo dục Việt Nam đứng trước nguy cơ về cơ cấu đào tạo, loại hình từng lớp, những trang thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên trong ngành giáo dục hiện nay còn nhiều hạn chế về số lượng, chất lượng, cơ cấu, đòi hỏi giáo dục Việt Nam phải phát triển đi trước một bước, đón đầu trong khí xuất phát điểm của chúng ta là nước nông nghiệp lạc hậu, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 1/12 bình quân của thế giới, nhưng lại phấn đấu để nâng cao trình độ tri thức, tăng cường năng lực nội sinh, nắm bắt và vận dụng có hiệu quả thành tựu khoa học - công nghệ mới nhất để hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3.1.2. Mục tiêu chiến lược phát triển GD - ĐT. Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, của từng vùng, từng địa phương ; hướng tới một xã hội học tập phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực. Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế ; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo ; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện mục tiêu đó cần thực hiện một số nhiệm vụ : - Củng cố nâng cao chất lượng hệ thống các trường sư phạm, các trường cán bộ quản lý giáo dục. - Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho NNL GD - ĐT. - Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện tại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. - Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng nhân lực GD - ĐT. Thực hiện những mục tiêu đó cần có sự phối hợp, nhất trí của nhà nước, Đảng các cấp, ngành trong đó ngành giáo dục đóng vai trò quan trọng và phải cần có thời gian trải nghiệm để đạt được những mong muốn, những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra. 3.1.3. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT ở nước ta. Từ mục tiêu chiến lược phát triển GD - ĐT ở nước ta, quan điểm chung phát triển NNL GD - ĐT là: 3.1.3.1. Phát triển NNL GD - ĐT phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển NNL GD - ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, gắn với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gắn với nhu cầu phát triển các ngành kinh tế giữa các vùg kinh tế, vùng dân cư, từng địa phương. Phát triển NNL GD - ĐT dựa trên cơ sở của việc tăng quy mô giáo dục, sự phát triển của các loại hình trường lớp ở các cấp bậc học, cơ cấu giáo dục đào tạo ở mỗi thời kỳ. Từ đó có chiến lược xây dựng và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho GD - ĐT. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã cụ thể hoá quan điểm giáo dục này như sau : đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền ; mở rộng qui mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả ; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Đào tạo nhân lực là một khâu chủ yếu trong toàn bộ quá trình phát triển NNL ở mỗi quốc gia. Trên nền tảng học vấn phổ thông và các hiểu biết, nhận thức về tự nhiên, xã hội và sự phát triển của nhân cách, việc đào tạo nhân lực hướng tới việc hình thành và phát triển các kiến thức, nhân lực hướng tới việc hình thành và phát triển các kiến thức, kỹ năng lao động chuyên biệt phù hợp với các hình thức tổ chức, phân công lao động xã hội theo từng giai đoạn phát triển trong các lĩnh vực sản xuất - dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Các trường sư phạm, các trường đào tạo quản lý cán bộ GD là nơi cung cấp, đào tạo NNL GD - ĐT, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp với sự phát triển của GD - ĐT. Phát triển GD - ĐT cùng với các cơ sở hạ tầng khác như giao thông, cần phải đi trước một bước trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các địa phương, đặc biệt là ở các vùng dân tộc miền núi và những vùng khó khăn khác. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất - dịch vụ phải dành một phần đầu tư phát triển sản xuất cho đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ nhân lực của ngành và tham gia phát triển GD - ĐT cũng cần cân nhắc đến những lĩnh vực nhân lực mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở đó để có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân lực có trí tuệ có trình độ quản lý và các phẩm chất khác … để đáp ứng những đòi hỏi đó. Do đó, việc quán triệt và thực thi các quan điểm phát triển giáo dục, phối hợp chặt chẽ giáo dục với phát triển kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. 3.1.3.2. Tạo môi trường cho GD - ĐT phát triển. Tạo lập môi trường hành lang pháp lý cho GD - ĐT phát triển bằng việc ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, sử dụng NNL GD hợp lý có hiệu quả. Thông qua cơ chế chính sách sử dụng NNL giúp cho đội ngũ nhân lực được cọ sát, phát huy tính năng động, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục. Đồng thời tạo môi trường cạnh tranh trên cơ sở hợp tác quốc tế về GD - ĐT dưới nhiều hình thức khác nhau như : đào tạo tại chỗ, du học nước ngoài hoặc mời các chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam ; cử đội ngũ nhân lực GD đầu ngành chủ chốt đi học tập, khảo sát ở nước ngoài nhằm trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức khoa học tiên tiến để hoà nhập, tạo điều kiện cho GD - ĐT phát triển nhanh. Tiếp tục tiến hành xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật giáo dục để ngành giáo dục phù hợp với những biến đổi nhanh của nền kinh tế. Bằng việc sử dụng các nguồn tài chính, viện trợ của các tổ chức quốc tế chính phủ và phi chính phủ và các cá nhân, tổ chức trong nước, cũng như từ nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực để ngành giáo dục có điều kiện phát triển đảm bảo về số lượng, chất lượng và phù hợp với cơ cấu giữa các bậc học trong cả nước. Qua đó, họ có cơ hội để khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Tiến tới phân loại các trường ĐH, CĐ để tạo cơ hội cho việc cạnh tranh trong việc đào tạo NNL cho xã hội và chất lượng đội ngũ NNL hiện có trong ngành GD - ĐT. Việc tạo môi trường cho GD - ĐT phát triển phải căn cứ vào xu thế biến đổi của nền kinh tế thế giới và khu vực và căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh của đất nước trong mỗi giai đoạn để cho ngành GD - ĐT phát triển đúng hướng. Hoà nhập với thế giới và khu vực tránh lạc hậu quá xa khi nền kinh tế còn ở trình độ thấp kém. 3.1.3.3. Phát triển NNL GD - ĐT phải đặt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Muốn phát triển GD phải học tập kinh nghiệm thế giới và tăng cường giao lưu quốc tế. Quốc tế hoá, hội nhập là xu thế của thời đại chúng ta, và giáo dục cũng nằm trong quy luật đó. Do vậy, chúng ta cần tăng cường học tập những kinh nghiệm quốc tế trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất ; từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất thiết bị theo những tiêu chuẩn quốc tế ; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng của các nước tiên tiến ; nâng cao đội ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý giáo dục. GD - ĐT phải tiếp cận theo hướng, một mặt phải đảm bảo tỷ lệ cơ cấu NNL hài hoà, cân đối theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu chất lượng. Do điều kiện đầu tư cho giáo dục đào tạo sắp tới còn nhiều hạn chế, nhưng lại phải đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao để đuổi kịp các nước trong khu vực, mặt khác phải đảm bảo công bằng xã hội cho mọi người, vì vậy GD - ĐT phải phát triển theo hướng đảm bảo về số lượng, chất lượng và sự phù hợp cơ cấu. Cần đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ cao đạt tiêu chuẩn không chỉ trong nước mà chuẩn so với khu vực và thế giới. Đặc biệt đào tạo một đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đầu đàn có đủ năng lực, phẩm chất, đủ khả năng tiếp cận công nghệ, phương tiện kỹ thuật hiện đại khi ngành GD - ĐT đã hiện đại hoá. Đội ngũ này vừa là người giảng dạy, vừa là nhà khoa học, quản lý. Từng bước soạn thảo các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực giáo dục dưới nhiều hình thức ( kể cả đào tạo chính quy và không chính quy). Xây dựng củng cố mạng lưới các trường sư phạm, các trường đào tạo cán bộ quản lý có chất lượng cao, hiện đại. Tuyển những học sinh giỏi vào các trường sư phạm và các sinh viên giỏi giữ lại dùng làm cán bộ giảng dạy trong tương lai. Mời các chuyên gia khoa học, các ngành mũi nhọn làm cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng đòi hỏi cao của ngành giáo dục trong điều kiện Việt Nam đi sâu vào qúa trình hội nhập. Việc phát triển NNL GD - ĐT phải có kế hoạch đi trước, phải đảm bảo đáp ứng ở từng thời kỳ, ở từng chuyên ngành trong mỗi giai đoạn, tránh tình trạng hẫng hụt khi một bộ phận cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ, năng lực đã đến tuổi nghỉ hưu. Mặt khác, việc đào tạo phải tính đến sự mở rộng quy mô giáo dục, số lượng các trường, loại hình giáo dục, không nóng vội đào tạo ồ ạt, sử dụng cả dội ngũ nhân lực giáo dục không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra không đáp ứng được yêu cầu của các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam và thế giới. 3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL trong lĩnh vực GD - ĐT 3.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển NNL GD - ĐT. Việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển NNL GD - ĐT có thể bằng nhiều biện pháp cụ thể : - Nhà nước cần hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ NNL GD trẻ ; đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đội ngũ các nhà quản lý giáo dục giỏi đầu ngành, các giảng viên ở các trường ĐH, CĐ, viện. Mỗi đơn vị ( mỗi tỉnh, thành phố) cũng cần có quy hoạch phát triển đội ngũ nhân lực và có kế hoạch cụ thể để phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ quản lý đầu đàn chủ chốt của đơn vị. - Quy hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao đội ngũ nhân lực giáo dục nhằm tiếp cận những tri thức về chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ và tiếp cận những kỹ thuật giáo dục hiện đại. - Có kế hoạch đẩy mạnh việc gửi đội ngũ nhân lực GD ( đặc biệt đội ngũ các nhà giáo trong các trường đại học lớn, các cán bộ quản lý chủ chốt ở bộ, sở ) đi đào tạo, bồi dưỡng tại các nước có nền giáo dục hiện đại, tiên tiến. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ những người có điều kiện đi du học tự túc bậc đại học, trên đại học ở các nước phát triển. - Có kế hoạch, dự trù và có chính sách cho đội ngũ nhân lực giáo dục được đi tham quan, khảo sát thực tế, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác nghiên cứu khoa học với các bạn đồng nghiệp không chỉ ở trong nước mà đi sang các nước. Việc xây dựng chiến lược phát triển NNL GD - ĐT cần có căn cứ khoa học cụ thể ở mỗi vùng, địa phương, căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển GD - ĐT của đất nước để có kế hoạch cụ thể về phát triển NNL GD - ĐT cho phù hợp với quy mô giáo dục, cơ cấu, số lượng các trường, lớp ở các cấp bậc học trong cả nước tránh tình trạng thiếu tổng thể nhưng lại thừa bộ phận gây lãng phí về NNL trong ngành giáo dục, nhà nước dành kinh phí để đi đào tạo NNL cho đất nước. Xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục để có định hướng, kế hoạch phát triển trong những năm tiếp theo thông qua những chương trình như : Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư cho giáo dục. Chương trình đào tạo đội ngũ nhân lực cho nền kinh tế quốc dân. Chương trình xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.... Để từ đó có kế hoạch, phương án lựa chọn, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển NNL GD - ĐT cho từng thời kỳ, thích ứng với những yêu cầu đòi hỏi mới của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Xây dựng chiến lược giáo dục phải căn cứ vào điều kiện tình hình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trong nước và những xu hướng biến động của thế giới, từ đó để có những căn cứ xác thực nhằm triển khai những nội dung, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. 3.2.2. Huy động các nguồn lực nhằm phát triển NNL GD - ĐT. Để tăng cường nguồn lực cho GD - ĐT, thực hiện đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục, điều 36, hiến pháp năm 1992 quy định : “ Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục ” và đồng thời “ khuyến khích các nguồn đầu tư khác ” ( Tạp chí giáo dục số 112/2005). Việc phát triển NNL GD - ĐT đòi hỏi cần huy động nhiều nguồn lực khác nhau : Nguồn ngân sách nhà nước, nguồn từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, trong đó có nguồn từ ngân sách nhà nước xác định là nguồn quan trọng, quyết định. Cần phải tăng tỷ trọng ngân sách cho đầu tư phát triển NNL GD - ĐT cả về chi trả lương, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, hội thảo, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Đối với nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cần xây dựng hợp tác quốc tế về giáo dục thông qua các chương trình, dự án hợp tác ngắn hạn và dài hạn trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực GD. Tận dụng các nguồn viện trợ thông qua các chương trình hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ để tăng cường đầu tư cho đào tạo NNL và phát triển NNL hiện có. Khuyến khích các cơ sở giáo dục liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng ; khuyến khích các nhà khoa học nước ngoài và Việt kiều tham gia vào quá trình đào tạo và chuyển giao nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, khuyến khích việc tiếp nhận học bổng do các nước, các tổ chức quốc tế và các cá nhân trao tặng. Dự báo khả năng huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho GD - ĐT. 2000 2005 2010 Tổng nguồn ngoài ngân sách nhà nước cho GD - ĐT ( tỷ đồng, giá năm 2000) 5.749 12.880 24.577 1. Huy động từ dân đóng góp ( năm 2005 chiếm 25%, năm 2010 là 35% so với tổng chi ngân sách nhà nước cho GD - ĐT ) 3.149 5.855 13.234 2. Viện trợ, vay nợ ( ODA) ,( khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho GD - ĐT ) 1.400 4.686 7.562 3. Từ các nguồn khác ( các doanh nghiệp đóng góp, dịch vụ của nhà trường..)( khoảng 10% so với tổng chi ngân sách nhà nước cho GD - ĐT) 1.200 2.340 3.781 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường sư phạm, các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước nhằm hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nghiên cứu, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực giáo dục đáp ứng công cuộc đổi mới của đất nước. Huy động các nguồn lực trên cần phải có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các nguồn đầu tư cả trong và ngoài nước để có chiến lược, dự án đào tạo và phát triển NNL GD - ĐT không chỉ trong những năm trước mắt mà còn tính chiến lược lâu dài trong tương lai vì việc phát triển NNL GD - ĐT đòi hỏi phải có thời gian lâu dài mới có thể có một nguồn nhân lực giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng mới đáp ứng được sự phát triển về quy mô, loại hình đào tạo trong các cấp bậc học trong giai đoạn phát triển của đất nước. 3.2.3 Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT. Một trong những giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL GD - ĐT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay thì việc cần có các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT là hết sức quan trọng, cần thiết, là giải pháp kích thích thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL GD. Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT bao gồm hàng loạt các chính sách như: Chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi, chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho NNL GD; chính sách về sử dụng, sắp xếp, điều động, phân bổ NNL GD - ĐT. Về chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấp, ưu đãi. Để sử dụng có hiệu quả NNL GD và nâng cao chất lượng NNL GD thì tiền lương là một trong những yếu tố quan trọng, nó là đòn bẩy kích thích người lao động nâng cao trình độ, nhiệt tình công tác. Để người lao động đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác giảng dạy, quản lý giáo dục vì sự nghiệp nền giáo dục nước nhà thì cần phải có một chế độ chính sách tiền lương đúng đắn, mức lương tối thiểu phải phản ánh được mức sống thực của đội ngũ giáo dục trong điều kiện sự biến động của giá cả trong nền kinh tế thị trường ở mỗi giai đoạn ( thời kỳ ). Cần tiến tới có hình thưc chi trả lương theo học hàm, học vị nhằm khuyến khích những người có trình độ cao, đồng thời kích thích người lao động nâng cao kiến thức chuyên môn như học cao học, tiến sĩ. Mặt khác cần xây dựng chế độ giờ dạy tiêu chuẩn, tiên tới định tiền lương theo giờ tiêu chuẩn, vì lao động của người giáo viên thể hiện chính ở giờ lên lớp. Đánh giá giá trị lao động của họ phải căn cứ vào số giờ lên lớp và chất lượng gờ lên lớp. Cần phải có chính sách khen thưởng về vật chất, tinh thần đối với những người có thành tích cao, có cống hiến tài năng thực sự cho ngành, tránh tình trạng chạy theo thành tích hư danh nặng về số lượng, nhẹ về chất lượng. Ngoài ra nhà nước sớm cần phải có chính sách phụ cấp ưu đãi hơn nữa đối với đội ngũ nhân lực giáo dục ( đặc biệt đội ngũ nhân lực giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn ), mức phụ cấp ưu đãi này cộng với mức lương cơ bản cũng phải phản ánh, đảm bảo được tiền lương thực tế không chỉ tái sản xuất sức lao động ở mức giản đơn mà còn mở rộng đối với đội ngũ nhân lực giáo dục tạo. Tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho họ, có như vậy họ mới yên tâm công tác, dành hết tâm huyết của mình cho sự nghiệp giáo dục chung của đất nước. * Chính sách đào tạo , bồi dưỡng sử dụng đội ngũ nhân lực giáo dục . Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách đào tạo bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ nhân lực GD - ĐT cho phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế thị trường. Việc đào tạo, bồi dưỡng NNL GD nhà nước, ngành giáo dục cần phải dành một khoản ngân sách chi cho việc đào tạo bồi dưỡng nhân lực giáo dục dưới nhiều hình thức: Học cao học, nghiên cứu sinh hoặc dưới các hình thức khác. Việc đào tạo, bồi dưỡng này phải đảm bảo mức chi trả tối thiểu trong công tác đào tạo, nghiên cứu học tập. Mặt khác, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực này cần phải có cơ chế chính sách sử dụng họ đúng với năng lực, trình độ chuyên môn mà học được đào tạo, tránh tình trạng đào tạo bồi dưỡng xong lại không sử dụng họ dẫn đến hiện tượng bị trôi nổi chất xám, gây lãng phí cho nhà nước, cho người học. Tiến tới chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, CBQLGD, đến năm 2010 nâng tỉ lệ giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ lên 10%; giáo viên trung học chuyên nghiệp có trình độ sau ĐH lên 10%; giáo viên ĐH, CĐ 40% thạc sĩ và 25% tiến sĩ. Thông qua bồi dưỡng cần giúp cho giáo viên nâng cao trình độ đa dạng kiến thức, giúp họ có thể dạy nhiều môn để từ đó phát huy thêm tiềm năng vốn có của họ. Việc sử dụng đội ngũ nhân lực cần phải có chính sách thu hút những người làm việc ngoài ngành giáo dục tham gia giảng dạy quản lý GD tại các trường học, nhất là các trường ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề. Hiện nay ở nước ta có một đội ngũ đông đảo các cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ, các nghệ nhân, thợ cả đang làm việc ở khắp các lĩnh vực kinh tế – xã hội, nếu lôi cuốn được đội ngũ nhân lực này sẽ góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt của đội ngũ nhân lực giao dục, vừa giúp cho ngành GD ( các trường ) không bị tụt hậu quá xa so với những tiến bộ khoa học công nghệ. Hơn nữa việc sử dụng đội ngũ này sẽ tiết kiệm được một khoản kinh phí đào tạo không nhỏ trong khi nguồn ngân sách của nhà nước còn đang han hẹp. Cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ NNL GD - ĐT cần có sự chỉ đạo từ nhà nước, bộ đến các bàn ngành một cách nhất quán, thống nhất, đồng bộ, tránh tình trạng đơn vị này áp dụng, đơn vị kia không thực hiện gây ảnh hưởng đến tâm lý đội ngũ nhân lực. Việc sắp xếp điều động, phân bổ NNL GD cần phải khách quan, căn cứ yêu cầu đòi hỏi của từng địa phương, từng vùng và ở từng thời kỳ một nhằm đảm bảo chất lượng nhân lực giữa các vùng, miền giảm khoảng cách xa về chênh lệch chất lượng đào tạo NNL nói chung cho cả nước. Tiếp tục rà soát, bố trí, sắp xếp lại những đội ngũ nhân lực giáo dục không đáp ứng được yêu cầu bằng các giải pháp thích hợp như: luân chuyển, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi, bố trí lại công việc phù hợp với lực lượng nhân lực trẻ có đủ điều kiện và năng lực để tránh sự hụt hẫng về đội ngũ nhân lực. Ưu tiên việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên các môn học còn thiếu và giảng viên ở các lĩnh vực mũi nhọn hoặc có nhu cầu cấp bách. Khẩn trương đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp, CĐ, ĐH, tạo cơ chế để các trường chủ động và có trách nhiệm gắn giảng dạy với nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội. Tài liệu tham khảo Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hương ( 2004 ), giáo dục Việt nam hướng tới tương lai vấn đề giả pháp, NXBCTQG, Hà Nội. - Nguyễn Hữu Châu ( 2004 ), một số vấn đề về chất lượng học sinh, sinh viên Việt Nam trong những năm gần đây, tạp chí nghiên cứu con người số 5, Tr 32 - 37. - Nguyễn Khắc Chương ( 2003 ), công tác đào tạo đại học, cao đẳng ngành nghề để phát triển nguồn nhân lực ở nước ta, tạp chí lý luận chính trị số 7, Tr 72 - 75. - Nguyễn Hữu Dũng ( 2002 ), phát triển NNl chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. - Trần Khánh Đức ( 2005 ), mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong phát triển GD ở nước ta thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, số 105, Tr 1 - 4. - Nguyễn Thị Thu Hà ( 2004 ), bài học về phát triển NNL của Trung Quốc, tạp chí cộng sản số 3, Tr 74 - 77. - Phạm Thu Hoa ( 2005 ), tăng cường mối liên hệ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học trong các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạp chí GD số 112. - Bùi Hiền, chất lượng GD Việt Nam : Những điều suy nghĩ, tạp chí GD số 95 ( 9/2004 ), Tr 17 - 19. - Ngô Văn Hiền ( 2005 ), các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho GD - ĐT thời kỳ CNH, HĐH, đất nước, số 112 Tr 8,9,10,7. - Phạm Xuân Huân, Nguyễn Đức Vũ ( 2004), quản lý, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên đại học : Thực tế và một số suy nghĩ, tạp chí giáo dục số 101, Tr 3 - 5. - Đặng Bá Lâm ( 2003 ), giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI chiến lược phát triển NXB GD. - Đặng Huỳnh Mai ( 2004 ) , “ thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành GD - ĐT ”, tạp chí giáo dục số 101, Tr 1,2,2,1. - Phạm Thành Nghi, Vũ Hoàng Ngân ( 2004 ) chủ biên, quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB khoa học xã hội. - Lê Hồng Sơn ( 2004), 10 năm thực hiện cuộc vận động “ Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm’’, tạp chí GD số 95. - Lê Thu ( 2004), phát huy kết quả năm học 2003 - 2004, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong năm học mới, tạp chí GD số 95 ( 9/2004), Tr 44 - 46 và 31. - Phùng Thế Trường, nguồn nhân lực Việt Nam trước yêu cầu công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế thế giới, tạp chí kinh tế và phát triển số 70/2003. - Nguyễn Văn Vọng ( 2004 ), báo cáo tổng kết năm học 2003 - 2004, tạp chí giáo dục số 94, Tr 1 - 3 và 9. - Bộ GD - ĐT viện nghiên cứu phát triển GD ( 2002 ), chiến lược trong thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các quốc gia, NXBCT QG Hà Nội, 2002. - Chỉ thị của Bộ GD & ĐT về nhiệm vụ của toàn ngành năm học 2004 - 2005, tạp chí giáo dục số 95 ( 9/2004 ), Tr 2 - 4. - Chỉ thị của ban bí thư ( 2004 ), về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD. - Luật giáo dục 1998. - Niên giám thống kê 2002, 2003, 2004. - Vụ kế hoạch - tài chính ( 2004 ), thống kê giáo dục CĐ và ĐH năm học 2003 - 2004. - Vụ tổ chức cán bộ - Bộ GD & ĐT ( 2003 ), đề án xây dựng đội ngũ giáo viên và CBQL GD. - Viện nghiên cứu phát triển giáo dục trung tâm nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ( 2002 ), từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, NXB GD. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT904.doc
Tài liệu liên quan