Báo cáo Rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh

UBND TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ DỰ ÁN AMD TRÀ VINH VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG LÚA GẠO TỈNH TRÀ VINH Nhóm nghiên cứu: Võ Thị Thanh Lộc (Nhóm trưởng) Nguyễn Văn Nhiều Em Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt Huỳnh Hữu Thọ Đoàn Minh Vương Lâm Huôn Nguyễn Thị Kim Thoa Sản phẩm “Lúa Trà Vinh” Cần Thơ, tháng 2 - 2016 MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG Trang Bảng I.1: Cơ sở chọn địa bàn nghi

doc67 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cứu 3 Bảng I.2: Cơ cấu quan sát mẫu 4 Bảng 1.1: Đánh giá các chỉ tiêu theo gói công việc 13 Bảng 2.1: Cơ cấu giống lúa theo vụ 22 Bảng 2.2: Cơ cấu giá thành 1kg lúa tươi và hiệu quả sản xuất lúa 23 Bảng 2.3: Cơ cấu giá thành và hiệu quả sản xuất theo vụ lúa và quy mô 24 Bảng 2.4: Hiệu quả sản xuất lúa TB trên 1ha 25 Bảng 2.5: Sự tham gia các lớp tập huấn của nông dân 26 Bảng 2.6: Rủi ro và đánh giá các loại rủi ro của nông hộ 28 Bảng 2.7: Thu nhập trung bình nông hộ trồng lúa 30 Bảng 2.8: Chi tiêu của nông hộ năm 2015 31 Bảng 2.9: Hoạt động bán lúa của thương lái 36 Bảng 2.10: Đối tượng bán của nhà máy xay xát 37 Bảng 2.11: Hoạt động bán lúa của Công ty 38 Bảng 2.12: Phân tích giá trị gia tăng theo kênh thị trường 40 Bảng 2.13: Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị gạo 41 Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận toàn chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh 42 Bảng I.3: Ma trận SWOT và các giải pháp chiến lược 47 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị gạo tỉnh Trà Vinh năm 2015 20 Hình 2.2: Hoạt động vay vốn của nông dân 27 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN BĐKH Biến đổi khí hậu BVTV Bảo vệ thực vật Cty Công ty DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đ Đồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐX Đông Xuân EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu GAP Thực hành nông nghiệp tốt HT Hè Thu HTX Hợp tác xã KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư KIP Phương pháp phỏng vấn người am hiểu LMHTX Liên minh hợp tác xã LT Lương thực LT-TV Lương thực Trà Vinh MOE Sai số cho phép ND Nông dân NMXX Nhà máy xay xát NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn PCT Phó chủ tịch Sở CT Sở Công thương SRI Mô hình thâm canh lúa cải tiến SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức SX Sản xuất TĐ Thu Đông THT Tổ hợp tác Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương UBND Uỷ ban nhân dân VTNN Vật tư nông nghiệp TÓM TẮT Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng lúa năm 2015 là 237.321 ha với sản lượng đạt 1,35 triệu tấn, đứng thứ 6 vùng đồng bằng sông Cửu Long sau Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An và Sóc Trăng. So với 5 tỉnh đứng đầu về sản xuất lúa của vùng, tỉnh Trà Vinh ít lợi thế cạnh tranh hơn về nhiều mặt, chẳng hạn thiếu vùng nguyên liệu lúa có thương hiệu, thiếu hệ thống sấy, xay xát và lau bóng hiện đại tại địa phương. Lúa chủ yếu bán qua thương lái (85,9%) để đưa đi tiêu thụ ở Tiền Giang và Long An, nơi tập trung nhiều hệ thống xay xát hiện đại để xuất khẩu, thiếu các mô hình liên kết kinh doanh giữa nông dân và công ty xuất khẩu lúa gạo mang tính ổn định và bền vững về lâu dài; bất lợi hơn về nguồn nước ngọt so với các tỉnh khác; và rủi ro do biến đổi khí hậu cao. Vì những lý do cơ bản này việc nghiên cứu nhằm rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh để nâng cao thu nhập và lợi nhuận toàn chuỗi, góp phần phát triển ổn định và bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo nói chung, nâng cao thu nhập cho hộ trồng lúa nói riêng, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo là rất cần thiết. Nghiên cứu dựa trên Lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu của GTZ Eschborn (2007) và tạo ra chuỗi giá trị tốt hơn cho người nghèo (M4P, 2008) và bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013) cùng với 191 quan sát mẫu bao gồm các tác nhân và nhà hỗ trợ chuỗi lúa gạo tỉnh Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều hỗ trợ từ địa phương để thay đổi giống theo nhu cầu thị trường, khắc phục thủy lợi, tạo liên kết trong sản xuất tuy mức độ còn thấp, năng suất và sản lượng tăng qua các năm, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa khá cao. Tuy nhiên, để sản xuất và tiêu thụ lúa có hiệu quả cao hơn, ổn định và bền vững về lâu dài, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 4 chiến lược gồm 12 giải pháp chiến lược và 19 hoạt động nâng cấp, đặc biệt là 8 hoạt động của chiến lược đột phá nhằm phát triển liên kết kinh doanh nông dân – công ty. RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG LÚA GẠO TỈNH TRÀ VINH I. GIỚI THIỆU Trà Vinh là tỉnh duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao và ổn định nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Thật vậy, kinh tế của tỉnh Trà Vinh chủ yếu dựa vào các ngành hàng này. Cụ thể, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh năm 2015 khoảng 148.024ha (chiếm 63,2% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh). Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2015 hầu hết các chỉ tiêu chính của ngành tăng không nhiều, thậm chí giảm so với năm 2014. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp (theo giá so sánh 1994) tăng 0,82%; trong đó nông nghiệp tăng 1,88%, thuỷ sản giảm 1,08% và lâm nghiệp giảm 2,65%. Riêng diện tích gieo trồng lúa (3 vụ, 2 vụ và 1 vụ kết hợp nuôi thuỷ sản) trong năm 2015 là 237.321 ha, với sản lượng đạt 1,35 triệu tấn và năng suất trung bình 5,73 tấn/ha. Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng lúa chiếm 5,6% tổng diện tích trồng lúa của vùng ĐBSCL, đứng thứ 6 sau Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An và Sóc Trăng. Mặc dù diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Trà Vinh năm 2015 đều tăng so với các năm trước nhưng những năm gần đây ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm lượng mưa ít, chịu ảnh hưởng của gió chướng, thuỷ triều cao gây ngập úng và hạn hán cục bộ làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa, nhất là vụ hè thu. Ngoài ra, nguồn nước trực tiếp cung cấp cho Trà Vinh là từ sông Tiền và sông Hậu thông qua dự án thuỷ lợi Nam Măng Thít nhưng vẫn thiếu nước ngọt vào mùa khô, một phần do ảnh hưởng của thuỷ triều và xâm nhập mặn. Ngoài ra, so với 5 tỉnh đứng đầu về sản xuất lúa của vùng ĐBSCL, tỉnh Trà Vinh ít lợi thế cạnh tranh hơn về nhiều mặt, chẳng hạn như thiếu vùng nguyên liệu lúa có thương hiệu như ST và Tài Nguyên Châu Hưng của Sóc Trăng; Nàng Hương Chợ Đào, Tài Nguyên Chợ Đào, nàng Hoa và RVT của Long An; Jasmine và Jamonica của An Giang; VĐ20, Jasmine và gạo hữu cơ Ngọc Đỏ hương dứa của Đồng Tháp; và 5.000-7.000 ha Jasmine được liên kết tiêu thụ ổn định của Kiên Giang; Trà Vinh thiếu cụm xay xát chế biến lớn của các tác nhân sau nông dân như các tỉnh khác; thiếu các mô hình liên kết kinh doanh giữa nông dân và công ty xuất khẩu lúa gạo mang tính ổn định và bền vững về lâu dài; bất lợi hơn về nguồn nước ngọt so với các tỉnh khác; và rủi ro do biến đổi khí hậu cao. Vì những lý do này nên sản xuất lúa và tiêu thụ lúa gạo hiện tại của Trà Vinh còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít làm thiếu nước cục bộ và gây thiệt hại trên nhiều diện tích, đặc biệt lúa vụ Hè Thu; nông dân thiếu vốn sản xuất; giá nguyên liệu, các loại vật tư đầu vào duy trì ở mức cao, trong khi giá bán lúa không ổn định; việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo còn nhiều khó khăn đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành hàng lúa gạo. Mặc dù trong thời gian qua có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh cũng như sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của các ngành, các cấp trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhưng việc thu hút đầu tư và liên kết kinh doanh còn rất hạn chế. Do vậy, việc “Rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh” là rất cần thiết, đặc biệt là các giải pháp đột phá nhằm tăng thu nhập và hiệu quả ngành hàng lúa gạo của tỉnh. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU II.1 Mục tiêu chung Rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh nhằm nâng cao thu nhập và lợi nhuận toàn chuỗi, góp phần phát triển ổn định và bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo nói chung, nâng cao thu nhập cho hộ trồng lúa nói riêng, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo. II.2 Mục tiêu cụ thể Rà soát, phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh năm 2015 Đề xuất kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh từ năm 2016 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU III.1 Phương pháp tiếp cận Lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu của GTZ Eschborn (2007) và tạo ra chuỗi giá trị tốt hơn cho người nghèo (M4P, 2008) và bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013) được ứng dụng để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. III.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và quan sát mẫu Tiêu chí chọn vùng nghiên cứu là huyện và xã có diện tích và sản lượng lúa lớn năm 2015, sau đó kết hợp với hai tiêu chí xã có ảnh hưởng biến đổi khí hậu và tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao được ưu tiên chọn. Theo tiêu chí diện tích và sản lượng lúa thì 4 huyện có diện tích và sản lượng lúa đại diện 68,7% cho tỉnh Trà Vinh là huyện Càng Long, Châu Thành, Trà Cú và Cầu kè. Kết hợp với hai tiêu chí xã có ảnh hưởng biến đổi khí hậu và tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của 7 huyện trong vùng dự án thì 6 xã được chọn làm địa bàn nghiên cứu bao gồm xã Huyền Hội, Mỹ Chánh, Đa Lộc, Tân Hiệp, Đại An và Châu Điền. Các tiêu chí trên được cụ thể trong Bảng I.1 dưới đây: Bảng I.1: Cơ sở chọn địa bàn nghiên cứu S T T Huyện/Xã 2014 2015 %hộ nghèo & CN Xã có ảnh hưởng BĐKH Diện tích gieo trồng (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích gieo trồng (ha) Sản lượng (ha) I Huyện Càng Long Xã Bình Phú 4,165 23,755 4,097 24,618 27,9 2 Xã Huyền Hội 7,200 44,640 7,200 47,520 29,5 3 Xã Phương Thạnh 3,900 21,645 3,900 22,113 35,4 II Huyện Châu Thành 24,100 139,356 24,065 147,346 1 Xã Mỹ Chánh 5,655 34,311 5,655 36,333 41,3 X 2 Xã Đa Lộc 7,040 37,756 7,040 42,240 48,0 3 Xã Lương Hoà 3,035 17,360 3,005 16,707 30,4 4 Xã Song Lộc 7,350 44,829 7,350 46,789 34,6 5 Xã Hoà Lợi 1,020 5,100 1,015 5,278 35,1 III Huyện Trà Cú 10,858 57,344 10,939 59,577 1 Xã Thanh Sơn 2,272 11,999 2,355 12,325 2 Xã An Quãng Hữu 2,451 13,483 2,448 14,528 3 Xã Tân Hiệp 5,330 28,203 5,366 29,040 43,3 4 Xã Đại An 804 3,660 771 3,683 36,8 X IV Cầu Kè 1 Phong Phú 5,550 36,445 5,452 37,782 2 Châu Điền 6,528 42,432 6,448 42,556 35,6 X 3 Hoà Ân 3,665 22,357 3,630 23,595 4 Phong Thạnh 5,814 38,954 5,812 40,104 5 Hoà Tân 1,580 9,767 1,710 10,325 Nguồn: Dự án AMD Trà Vinh, 2015 III.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn quan sát mẫu Phương pháp xác định cỡ mẫu dựa vào đặc tính dữ liệu. Cách xác định này phụ thuộc vào ba yếu tố: (1) Độ biến động của dữ liệu, (2) Độ tin cậy trong nghiên cứu và (3) sai số cho phép - MOE. Công thức tính như sau: n = Trong đó: - Độ biến động dữ liệu: V = p(1- p) => max p – p2 => max 1 – 2p = 0 p = 0,5 => p(1-p) = 0,25 - Chọn độ tin cậy trong nghiên cứu là 95%, suy ra α = 5% = 0,05 và α/2 = 0,025, tra bảng phân phối Z ta có Z 0,025 = 1,96 - Chọn sai số cho phép MOE là 10%, ta có: n = 96 Vậy cỡ mẫu ít nhất phải là 96. Trong nghiên cứu này, cỡ mẫu 230 là rất phù hợp cho thống kê suy rộng từ mẫu cho tổng thể. Cỡ mẫu quan sát là 230 bao gồm tất cả các tác nhân tham gia chuỗi (nông dân, thương lái, NMXX, đại lý bán sỉ/lẻ và công ty), nhà hỗ trợ chuỗi và đại biểu dự hội thảo. Phương pháp chọn quan sát mẫu đối với nông dân trồng lúa là phương pháp phi ngẫu nhiên có điều kiện (hộ có trồng và bán lúa ít nhất 7 năm), các tác nhân sau nông dân được chọn theo phương pháp liên kết chuỗi (Bảng I.2). Bảng I.2: Cơ cấu quan sát mẫu STT Đối tượng Số quan sát mẫu* Phương pháp 1 Nông dân 112 Phương pháp phi ngẫu nhiên có điều kiện 2 Thương lái 9 Phương pháp theo liên kết chuỗi*** 3 NMXX 11 Phương pháp theo liên kết chuỗi 4 Công ty 7 Phương pháp theo liên kết chuỗi 5 Đại lý sỉ/lẻ 7 Phương pháp theo liên kết chuỗi 6 Nhà hỗ trợ 15 Phỏng vấn KIP 7 Đại biểu hội thảo 69 Tổ chức ngày 19/02/2016 tại Trà Vinh Tổng cộng 230 (*) Xem danh sách chi tiết trong phụ lục 1 (***) Phỏng vấn người sau theo kết quả người trước, thí dụ nông dân bán cho thương lái nào thì tìm người đó phỏng vấn tiếp III.4 Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê của các sở/ban ngành của tỉnh có liên quan; các báo cáo hàng năm, thống kê hàng năm và những định hướng kế hoạch trong tương lai liên quan đến sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; tài liệu dự án, báo cáo sơ kết chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh đã phê duyệt. Các tài liệu hội thảo, công trình nghiên cứu của các Viện/Trường; tài liệu tham khảo của Trung tâm học liệu trường Đại học Cần Thơ và một số trang Web có liên quan đến lĩnh vực lúa gạo trên mạng internet - Dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp phỏng vấn người am hiểu (KIP) bằng bảng hỏi bán cấu trúc đối với nhóm đối tượng là các tác nhân hỗ trợ/thúc đẩy của các sở ban ngành. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bảng hỏi cấu trúc đối với tất cả tác nhân tham gia chuỗi (nông dân, thương lái, NMXX, đại lý bán sỉ/lẻ và công ty). Phỏng vấn sâu tổ trưởng THT sản xuất lúa Hội thảo cấp tỉnh góp ý hoàn chỉnh kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo III.5 Phương pháp phân tích dữ liệu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu các phương pháp phân tích dưới đây được sử dụng: Phân tích SWOT toàn chuỗi ngành hàng Phân tích lợi ích chi phí Phân tích rủi ro theo chuỗi cung ứng của Steve (2008) Phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp cận toàn cầu của GTZ (2007) Bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013) Kiểm định T-test sự khác biệt số trung bình giữa hai nhóm hộ có diện tích lúa trên 1ha và dưới 1ha. Phương pháp cross-tab để kiểm định mối quan hệ giữa việc tham gia tập huấn và năng suất theo quy mô. IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả và thảo luận của báo cáo sẽ chia làm 2 phần: Phần 1 liên quan đến kết quả “Khảo sát, rà soát, phân tích và đánh giá chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh đến năm 2015”. Phần 2 bao gồm kết quả “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo năm 2015 của tỉnh Trà Vinh”, kết hợp với kết quả Phần 1 từ đó đề xuất các giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới. Chú ý: Phần 1 và Phần 2 có cấu trúc và format riêng để dễ theo dõi: PHẦN 1 KHẢO SÁT, RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2015 Qua nghiên cứu chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh năm 2015 cùng với dữ liệu thứ cấp của các Sở/ban ngành của tỉnh, nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá chung về tầm nhìn và các chiến lược cũng như đánh giá cụ thể 11 hoạt động nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh đã phê duyệt. 1.1 TẦM NHÌN VỀ NGÀNH HÀNG LÚA GẠO ĐẾN NĂM 2015 CỦA TỈNH Đến năm 2015, tỉnh Trà Vinh là tỉnh xuất khẩu gạo chất lượng cao và nông dân trong tỉnh được liên kết hoàn toàn với thị trường và nâng cao lợi nhuận cho nông hộ. Đánh giá chung về tầm nhìn: Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững, tham mưu ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn theo Nghị định số 210 của Chính phủ (Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 13/2/2015). Mặc dù hàng năm hỗ trợ giống lúa chất lượng cao cho khoảng 34.000 ha, đầu tư sản xuất giống khoảng 300 ha, đến nay có hơn 75% diện tích sử dụng giống lúa chất lượng cao và gần 60% sử dụng giống xác nhận. Tuy nhiên, hiện nay (2015) diện tích trồng lúa chất lượng cao đạt yêu cầu xuất khẩu đến các thị trường khó tính là không đáng kể. Nông dân mới được liên kết đầu vào bởi vài công ty và chỉ liên kết đầu ra với công ty LT-TV, chiếm 0,2% (# 3.000 tấn năm 2015) trong tổng sản lượng lúa của tỉnh. Lúa Trà Vinh chủ yếu bán qua thương lái (85,9%). Lợi nhuận người trồng lúa chỉ nâng cao đáng kể đối với các nhóm THT/HTX có liên kết đầu vào và làm theo quy trình kỹ thuật của công ty. Ngoài ra, các chương trình, kế hoạch thực hiện tái cơ cấu kinh tế nhìn chung chưa được chú ý tận dụng thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của ngành, của địa phương; chưa chú ý triệt để đến tái cơ cấu liên quan đến việc tổ chức lại sản xuất các chuỗi cung ứng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của địa phương, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa gắn kết với thị trường (thiếu liên kết kinh doanh), khả năng cạnh tranh về giá, về chất lượng chưa cao. 1.2 CÁC CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH TRÀ VINH ĐÃ PHÊ DUYỆT Tạo liên kết thị trường có hiệu quả cho tất các các tác nhân trong chuỗi Hỗ trợ việc tự tổ chức có hiệu quả của nông dân Nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu Cải tiến các quy trình, công nghệ canh tác và sau thu hoạch Thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi Xây dựng và quảng bá nhãn hiệu lúa gạo Đảm bảo sự hỗ trợ có hiệu quả và điều phối tốt giữa tất cả các sở ban ngành có liên quan Đánh giá chung về các chiến lược: Chiến lược (1) Tạo liên kết thị trường có hiệu quả cho tất các các tác nhân trong chuỗi: Đến năm 2015 tổng diện tích có liên kết đầu vào chỉ chiếm 9,8% tổng diện tích trồng lúa của THT/HTX (3.589 ha/36.653ha) và chỉ khoảng 1,5% tổng diện tích trồng lúa của tỉnh; Riêng liên kết đầu ra chỉ hơn 500 ha (khoảng 3.000 tấn lúa), chiếm khoảng 0,2% tổng sản lượng lúa của tỉnh. Tuy tỷ lệ liên kết kinh doanh (cả đầu vào lẫn đầu ra) không cao nhưng lợi nhuận có tăng lên so với không liên kết. Theo kết quả phỏng vấn THT thì liên kết làm theo quy trình kỹ thuật của công ty thì năng suất cao hơn 500kg/ha và chi phí giảm 2-3 triệu đồng/ha. Do vậy, cần tăng cường liên kết kinh doanh giữa THT/HTX – Công ty trên địa bàn tỉnh. Chiến lược (2), (3) và (4) Hỗ trợ việc tự tổ chức có hiệu quả của nông dân, nâng cao chất lượng và cải tiến quy trình canh tác: Có rất nhiều hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương các cấp về giống, cải thiện các công trình thuỷ lợi trọng điểm phục vụ đa mục tiêu phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu, thành lập mới THT/HTX, chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngắn ngày kết hợp nuôi thuỷ sản, vận hành, điều tiết các cống giữ ngọt, ngăn mặn phù hợp, chính sách tổ chức và hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn, cơ giới hoá... Tuy nhiên, đổi mới về công nghệ còn chậm, sức cạnh tranh không cao. Việc triển khai thực hiện liên kết, hợp tác, xây dựng cánh đồng lớn còn khó khăn, bước đầu chỉ mới xây dựng được mô hình mẫu trên lúa với diện tích không lớn (trên 3.300 ha) và chỉ liên kết được đầu vào; việc gắn kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm không đáng kể. Thực hiện kế hoạch chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm khác, kết hợp nuôi thuỷ sản còn chậm và chưa đạt yêu cầu. Trong khi đó, việc sản xuất tự phát như trồng cam sành trên đất lúa, nuôi cá lóc tràn lan gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ quy hoạch, khó quản lý. Ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn chậm, chất lượng sản phẩm không cao, đưa vào thị trường chủ yếu ở dạng thô, thiếu sức cạnh tranh, không nâng cao được chuỗi giá trị các ngành hàng thế mạnh. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã và tổ hợp tác còn nhiều mặt yếu kém; chưa chủ động, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Riêng công tác nhà nước về giống, vật tư đầu vào cho sản xuất, chất lượng nông sản, thuỷ sản, vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế, yếu kém và lúng túng. Vẫn còn tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp qua kết quả kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu còn cao và chậm được cải thiện. Hơn nữa, khu vực nông nghiệp, nông thôn vốn có nhiều rủi ro... nên doanh nghiệp ít mạnh dạng đầu tư. Chiến lược (5): Thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường chế biến để nâng cao giá trị gia tăng. Tỉnh đã mời được 08 doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với tổng vốn đầu tư khoảng 130 tỷ đồng; 05 doanh nghiệp đầu tư xây dựng; 6 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; 2 doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống thuỷ sản; 01 doanh nghiệp đầu tư trồng rừng; 05 doanh nghiệp đăng ký và đang làm thủ tục chuẩn bị đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và sản xuất trồng trọt với vốn đầu tư khoảng 65 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có 23 doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết, xây dựng cánh đồng lớn (Báo cáo Sở Công Thương, 2015). Tuy nhiên, đến năm 2015, tỉnh chưa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài cũng như trong nước về việc xây dựng hệ thống dây chuyền chế biến lúa gạo chất lượng cao từ khâu sấy lúa – xay xát – đánh bóng – tách màu – đóng gói – kho dự trữ và xuất khẩu. Chiến lược (6): Xây dựng và quảng bá nhãn hiệu lúa gạo. Cuối năm 2011, Sở Khoa học – Công nghệ triển khai thực hiện dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Châu Điền” cho sản phẩm gạo hữu cơ sinh học. Tổ chức 02 cuộc hội thảo liên kết thị trường cho cánh đồng mẫu lớn tại huyện Tiểu Cần và Cầu Kè. Kết quả tiếp tục ký kết hợp đồng liên kết đầu vào với các công ty, doanh nghiệp (Công ty thuốc BVTV An Giang, Công ty phân bón Bình Điền, tổ giống Chín Táo) cung cấp giống, phân, thuốc cho nông dân đến cuối vụ thu hồi. Sở Công thương và Công ty lương thực Trà Vinh xây dựng kế hoạch thu mua lúa hàng hoá trong dân đạt chuẩn xuất khẩu theo hợp đồng, tránh tình trạng thiệt thòi cho nông dân khi lúa rớt giá. Tuy nhiên, hiện nay (2015) Tỉnh chưa thực hiện được và cũng không thể thực hiện được nhãn hiệu khi chưa có vùng nguyên liệu chuẩn cho việc xuất khẩu. Cũng lưu ý rằng nhãn hiệu và thương hiệu lúa gạo thuộc về giống lúa và công ty xuất khẩu trực tiếp làm nên nhãn hiệu và thương hiệu; tên địa phương (Tỉnh/huyện/xã) chỉ phục vụ truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý. Vì vậy, rất cần chính sách kêu gọi công ty đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cũng như xây dựng hệ thống chế biến hoàn chỉnh, từ đó tăng tính khả thi khi xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu về lâu dài. Chiến lược (7): Đảm bảo sự hỗ trợ có hiệu quả và điều phối tốt giữa tất cả các sở ban ngành có liên quan. Trong hai năm 2010 và 2011, rất nhiều cuộc họp và hội thảo giữa các Sở Ban ngành tỉnh Trà Vinh để thống nhất kế hoạch và trách nhiệm nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh. Theo sơ kết năm 2011 của tỉnh, có rất nhiều hoạt động được thực hiện liên quan đến quy hoạch vùng sản xuất, thành lập THT/HTX, cải thiện chất lượng lúa gạo, cải thiện công nghệ sau thu hoạch, phát triển thị trường (xem phần 3 bên dưới). Tuy nhiên, cho đến nay (2015) các Sở/ban ngành có phối hợp tổ chức hội nghị thành lập HTX trên mô hình cánh đồng lớn. Phối hợp với cơ quan Thường trực phía Nam Liên minh HTX Việt Nam, Công ty Cổ phần Vật tư tổng hợp và phân bón Hoá sinh (thuộc Bộ Quốc phòng) tổ chức hội thảo triển khai chương trình “Hỗ trợ cung ứng vật tư nông nghiệp tập trung qua HTX” cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, với 30 đại biểu là Giám đốc HTX, Tổ trưởng THT trên lĩnh vực nông nghiệp tham dự, tham dự nghiệm thu máy sấy lúa do Công ty giống cây trồng Miền Nam hỗ trợ cho HTX nông nghiệp Nhị Trường. Cùng với một số Sở ngành, chính quyền địa phương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khu vực kinh tế tập thể, làm việc thành lập HTX theo mô hình kiểu mới; xây dựng mô hình để tổ chức tập huấn về kỹ thuật, liên kết thị trường theo kế hoạch xây dựng mô hình. Tiếp và làm việc với Liên minh HTX thành phố Hồ Chí Minh đến trao đổi, học tập mô hình, giao lưu kinh tế hàng hoá tại tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên, một số Sở/ban ngành có nhận xét “Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có lúc thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ. Vai trò quản lý nhà nước của cơ quan chuyên ngành và chính quyền các cấp chưa được phát huy đúng mức”, “một số hoạt động chưa thể triển khai trong thực tiễn do thiếu tính khả thi trong liên kết hỗ trợ và chỉ trên giấy tờ”. Riêng nhóm nghiên cứu thấy rằng, kế hoạch được tỉnh và các sở ban ngành thảo luận rất thấu đáo, phân công rõ ràng và có cơ quan chịu trách nhiệm và cơ quan phối hợp nhưng việc thực hiện còn chậm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan liên quan đến kinh phí cũng như một số gói công việc đưa ra chưa có cơ sở thực tiễn qua nghiên cứu để đề xuất, ngay cả việc đầu tư phát triển THT/HTX còn trùng lắp giữa các sở ban ngành với nhau nên hiệu quả đạt chưa cao hoặc hoạt động không thể thực hiện được như mô tả cụ thể các phần tiếp theo dưới đây. 1.3 ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ CÁC GÓI CÔNG VIỆC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH TRÀ VINH 1.3.1 Đánh giá của các Sở Ban ngành tỉnh Trà Vinh Theo sơ kết đánh giá của các Sở/ban ngành tỉnh trong 10 tháng đầu tiên thực hiện các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo năm 2011, một số gói công việc đã tiến hành về Quy hoạch sản xuất, Thành lập HTX/THT, Cải thiện chất lượng lúa gạo, Cải thiện công nghệ sau thu hoạch và Xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường. Cụ thể như sau: 1.3.1.1 Quy hoạch vùng sản xuất (gói số 1) - Hoàn thành và trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch đầu tư phát triển vùng lúa chất lượng cao tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 (theo Quyết định số 898/QĐ-UBND, ngày 19/5/2010). Trong năm 2011 diện tích sản xuất lúa chất lượng cao 13.006 ha, đạt 50,6% kế hoạch, chiếm 5,6% diện tích gieo trồng của tỉnh, năng suất bình quân 6,07 tấn/ha, cao hơn kế hoạch 0,57 tấn/ha, cao hơn 0,89 tấn/ha so năng suất chung toàn tỉnh (5,18 tấn/ha), chủ yếu là các giống OM 6162, OM 4900, OM 5451, OM 5472, OM 6976, OM 6932; Kế hoạch năm 2012 diện tích sản xuất lúa chất lượng cao tăng 37.800 ha tập trung chủ yếu ở 41 xã của 05 huyện. Năm 2015 có hơn 75% diện tích sử dụng giống lúa chất lượng cao và gần 60% sử dụng giống xác nhận; 100% khâu làm đất, bơm tát nước, trên 98% khâu thu hoạch và 50 – 60% khâu gieo sạ, phun thuốc, sấy lúa bằng cơ giới hoá. - Thực hiện 37 mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo phương pháp cùng nông dân ra đồng với diện tích 380 ha và 762,26 ha mô hình cánh đồng mẫu lớn tại các xã Phong Phú (Cầu Kè), Tân Sơn (Trà Cú), Phú Cần (Tiểu Cần) đã góp phần đáp kể trong tổ chức sản xuất hiệu quả và tăng năng suất lúa toàn tỉnh. - Năng suất lúa bình quân của tỉnh đã tăng từ 4,79 tấn/ha năm 2008 lên 5,18 tấn/ha năm 2012. Năng suất trung bình năm 2015 là 5,73 tấn/ha, đặc biệt đối với các THT/HTX có liên kết đầu vào với các công ty năng suất tăng lên 6-7 tấn/ha. - Công tác thuỷ lợi đã thực hiện nạo vét các kênh cấp 2, kênh nội đồng, đầu tư gia cố, sửa chữa các cống ngăn mặn, điều tiết nước ngọt phục vụ tưới, tiêu nội đồng với tổng chiều dài kênh (cấp II) 106.990 m và tổng chiều dài kênh cấp (cấp III) 240.962 m đạt chỉ số đủ nước tưới, tiêu khoảng 60% năm 2012. Năm 2015 thi công, đào đắp, nạo vét 523 công trình thuỷ lợi nội đồng, chiều dài 413.494 m, khối lượng đào đắp 1,46 triệu m3. Ngoài ra, thực hiện chương trình nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển ngành đã tập trung triển khai 5 dự án, trong đó hoàn thành 01 dự án: Kè bảo vệ khu bờ tây cảng cá Định An; đê biển Nam rạch Trà Cú; kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển ấp Cồn Trứng; kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh; đê ven cửa sông Cổ Chiên bảo vệ khu dân cư thị trấn Mỹ Long đã góp phần quan trọng đảm bảo an toàn cho các công trình đê điều, bảo vệ sản xuất và dân cư trong mùa mưa bão. 1.3.1.2 Thành lập các THT, HTX (gói số 2) Năm 2011, trên địa bàn tỉnh hiện có 11 hợp tác xã nông nghiệp và 701 tổ hợp tác chuyên sản xuất lúa trong vùng dự án lúa chất lượng cao. Trong đó, mới thành lập 01 hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2011. Đến năm 2015 có 41 HTX nông nghiệp và 1043 THT sản xuất lúa. Trong năm 2011, Chi cục Phát triển nông thôn đã tập huấn về cách quản lý cho 09 hợp tác xã sản xuất lúa giống; 01 hợp tác xã sản xuất lúa và dịch vụ nông nghiệp; 31 tổ hợp tác sản xuất lúa chất lượng cao; ngoài ra còn tổ chức tập huấn 02 lớp cho cán bộ cấp xã nằm trong vùng dự án về hướng dẫn qui trình thành lập hợp tác xã và tổ hợp tác ở xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần và xã Phong Phú, huyện Cầu Kè. Năm 2015 có 43 lớp tập huấn. 1.3.1.3 Cải thiện chất lượng lúa, gạo (gói số 4) - Tỷ lệ lúa hàng hoá chất lượng cao tăng từ 20% (2009) lên 27% (2011) và kế hoạch tăng 36% vào năm 2012. Năm 2015 tỷ lệ này là 70,5%. - Thực hiện khảo nghiệm chọn giống thích ứng với biến đổi khí hậu gồm 62 giống lúa thuộc bộ A0, A1 và bộ giống Trà Vinh, kết quả chọn được 12 giống phù hợp với điều kiện của tỉnh. Đến năm 2015 có 06 bộ giống lúa, đã chọn được 18 giống có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. - Năm 2011, thực hiện kế hoạch điều phối, cung ứng giống lúa chất lượng cao 847.249 tấn (28.530 tấn giống nguyên chủng và 818.719 tấn giống xác nhận 1). Đến năm 2015 có 951.895 tấn lúa từ giống chất lượng cao, chiếm 70,5% trong tổng sản lượng lúa của tỉnh. - Hoàn thành, phê duyệt và đưa vào sử dụng sổ tay kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao theo phương pháp FFS. Tổ chức 07 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất hạt lúa giống và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, đã tổ chức 233 lớp tập huấn kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao theo phương pháp FFS. - Tổ chức 02 lớp tập huấn kiểm định ruộng sản xuất giống cho 30 cán bộ Ngành Nông nghiệp và 30 Tổ trưởng các THT sản xuất, kinh doanh lúa giống. - Kết hợp với dự án Para – GIZ thực hiện thí điểm 05 mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) với diện tích 1,2 ha. Mô hình bước đầu đạt kết quả tốt, tiếp tục triển khai cho vụ Hè Thu 2012 với diện tích 4,0 ha tại Tiểu Cần, Cầu Kè. Đây là một trong những mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và từng bước xây dựng nhãn hiệu chứng nhận lúa SRI hữu cơ sinh học. Năm 2015, Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho 9.040 lượt nông dân; tư vấn trực tiếp cho trên 11.000 lượt hộ; xây dựng 15 mô hình trình diễn về máy cấy lúa và ứng dụng hệ thống thâm canh cải tiến trong sản xuất lúa theo SRI; trên 200 mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong luân canh lúa-màu, chăn nuôi gia súc - gia cầm, nuôi thuỷ sản luân canh với lúa, góp phần... phòng trừ sâu bệnh trên lúa, chăn nuôi (heo, bò, gia cầm) và hoa màu. Các lớp tập huấn chủ yếu được thực hiện bởi cán bộ nông nghiệp địa phương và một số cán bộ từ các viện, trường đại học. Bên cạnh đó, các công ty nông dược, công ty thức ăn- thú ý cũng có mở các buổi hội thảo hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng và dịch hại trên gia súc, gia cầm. Bảng 2.5 cho thấy nhóm hộ người Kinh có diện tích trên 1ha tham gia tập huấn nhiều hơn. Tuy nhiên, để kiểm định việc tham gia tập huấn nhiều hơn có mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn không!? Phương pháp cross-tab kiểm định mối quan hệ giữa việc tham gia tập huấn và năng suất theo quy mô thì kết quả là có quan hệ thuận biến ở mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là, nông hộ có tham gia tập huấn và áp dụng quy trình kỹ thuật thì có năng suất cao hơn, và nông hộ có quy mô lớn hơn 1ha có hiệu quả tốt hơn (rất phù hợp với kết quả Bảng 2.3). Bảng 2.5: Sự tham gia các lớp tập huấn của nông dân Dưới 1ha Trên 1ha Kinh Khmer % % % % Có tham gia 50,0 84,0 77,0 64,0 Không tham gia 50,0 16,0 23,0 36,0 Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 Cụ thể, nhóm hộ sở hữu diện tích trên 1ha có tần suất tham gia các lớp tập huấn 84% cao hơn so với nhóm hộ sở hữu đất dưới 1ha chỉ đạt 50%. Lý giải cho vấn đề này thì nhiều nông dân thuộc nhóm hộ có diện tích đất trên 1ha chia sẻ rằng với qui mô diện tích lớn nông dân có thể sẵn sàng sử dụng một phần diện tích để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, nếu kết quả của việc ứng dụng kỹ thuật mới đạt hiệu quả tốt thì sẽ tiến hành nhân rộng trên các phần đất còn lại. Ngược lại, nếu không đạt hiệu quả như kỳ vọng thì cũng không tác động đến sinh kế của họ vì những nông dân này vẫn còn một phần diện tích đất đủ đảm bảo cho hoạt động sản xuất phục vụ đời sống. Đây chính là một trong những nguyên nhân góp phần tăng tính chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chấp nhận rủi ro của nhóm hộ có quy mô lớn. Nhóm hộ đồng bào người Kinh có tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn cao khoảng 77% trong khi nhóm hộ đồng bào người Khmer chiếm khoảng 64% với lý do là người dân tộc Khmer không nhận được thông tin về lớp tập huấn hoặc biết nhưng ngại tham gia do khó khăn về tiếp thu kiến thức (Người Khmer vẫn có thể giao tiếp tiếng Việt được nhưng để tiếp thu kiến thức và vận dụng vào sản xuất thì còn nhiều hạn chế). Từ kết quả này cho thấy rằng yếu tố dân tộc rất cần được quan tâm khi nghiên cứu tại các địa bàn có đông đồng bào người dân tộc sinh sống vì họ có những hạn chế và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiếp thu kiến thức. Do đó, một phương pháp tiếp cận mới và phù hợp cần được nghiên cứu để đạt được hiệu quả tập huấn cao hơn. Vay vốn sản xuất của nông hộ: Hiện tại trong năm 2015, chỉ có 32% nông hộ khảo sát có vay vốn sản xuất lúa và chăn nuôi (Hình 2.2). Hình 2.2: Hoạt động vay vốn của nông dân Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 Nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông dân trong vùng nghiên cứu là do tâm lý sợ trả nợ, đặc biệt là người dân tộc Khmer vì học vấn còn thấp nên nhiều nông dân có tâm lý ngại đi vay vì sợ không trả được tiền vay và thủ tục vay không nắm rõ, từ đó làm nảy sinh tâm lý lo lắng khi vay vốn. Bên cạnh đó, hầu hết các nông dân đều mua VTNN của các cửa hàng, đại lý VTNN đến cuối vụ trả do đó nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất lúa không nhiều (cuối vụ đại lý có thể tính lãi khoảng 2-3% hoặc khoán trên từng sản phẩm, thu thêm 5.000 -10.000đ/bao phân). Một bộ phận nông dân vay, nhất là người Kinh là nhằm cho mục đích chăn nuôi, chuyển đổi cây trồng, một ít cho mua VTNN và khoản vay thường dao động 20-30 triệu/hộ/năm; cá biệt những hộ chăn nuôi lớn và có nhiều hoạt động sản xuất thì khoản vay có thể lên 100 – 300 triệu đồng/năm. Các nông hộ thường vay từ hai nguồn chính là ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách xã hội với thời hạn vay từ 6 tháng -12 tháng. Lãi suất cho vay bình quân của hai ngân hàng này tuỳ từng thời điểm và đối tượng mà dao động từ 0,55 – 0,8%/tháng. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu: Trong vài năm gần đây ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH) đến sản xuất nông nghiệp khá rõ nét do mưa nắng bất thường, sương muối và xâm nhập mặn, đặc biệt là ảnh hưởng trên cây lúa. Ở Trà Vinh, năm 2015 vụ Hè Thu bị ảnh hưởng lớn nhất do nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn, thiếu nước làm giảm năng suất. Ngoài ra, còn các rủi ro khác ảnh hưởng đến sản xuất lúa như lũ bão, ô nhiễm, thuốc BVTV, biến động thị trường, thể chế chính sách và do nông hộ không biết cách quản lý. Bảng 2.6 dưới đây là rủi ro và đánh giá rủi ro mà nông hộ quan tâm. Bảng 2.6: Rủi ro và đánh giá các loại rủi ro của nông hộ Các loại rủi ro Thấp Trung Bình Cao Do BĐKH (mưa, gió, nắng, xâm nhập mặn) 8,2 24,5 67,3 Thảm họa (lũ, bão,) 40,5 16,2 40,5 Sinh học, ô nhiễm 38,7 36,0 15,3 Biến động thị trường 11,9 33,9 54,2 Chính sách & thể chế 64,9 19,8 6,3 Hậu cần (thất thoát sau thu hoạch) 43,2 42,3 2,7 Do quản lý của nông hộ 32,4 42,3 9,0 Quản lý rủi ro của nông hộ Do BĐKH (mưa, gió, nắng, xâm nhập mặn) 47,3 23,6 29,1 Thảm hoạ (lũ, bão,) 78,4 10,9 8,1 Sinh học, ô nhiễm 45,0 34,2 10,8 Biến động thị trường 61,5 30,3 8,3 Chính sách & thể chế 73,9 15,3 3,6 Hậu cần (thất thoát sau thu hoạch) 26,3 36,0 26,1 Do quản lý của nông hộ 11,7 41,4 32,4 Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 Có 100% nông dân cho rằng rủi ro do BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sán xuất lúa và ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của nông dân. Vì vậy, có 67,3% nông dân nhận định rủi ro BĐKH ảnh hưởng lớn đến canh tác lúa. Do có cống ngăn mặn nên rủi ro do xâm nhập mặn đối với sản xuất có thể kiểm soát được nhưng việc nước nhiễm mặn cũng bị chi phối bởi sự thay đổi của thời tiết (nếu nắng hạn sớm thì xâm nhập mặn sâu với cường độ mặn cao). Bên cạnh đó, nông dân cũng chia sẻ rằng hầu hết vùng sản xuất đều có bao đê, có cống nên tác động thảm hoạ do lũ không là vấn đề đáng lo ngại, tuy vậy, bão vẫn có xuất hiện nhưng tần suất xuất hiện không đáng kể. Tuy nhiên, trong năm có nhiều lần gió mạnh rất khó kiểm soát và quản lý. Rủi ro do sử dụng thuốc BVTV được nông dân đánh giá ở mức trung bình thấp do nhiều diện tích được trồng theo qui trình kỹ thuật cũng như qua tập huấn nông dân có thể kiểm soát và quản lý; tuy nhiên vẫn còn 45% nông hộ không thể quản lý nông dược trên đồng ruộng. Một trong những rủi ro mà nông dân cũng rất quan ngại là rủi ro thị trường (88,1% nông hộ), cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra mà bản thân họ không thể kiểm soát (61,5% nông hộ). Nông dân luôn bị động về thông tin thị trường, thị trường đầu vào thì phụ thuộc đại lý VTNN vì đa số nông dân thường mua VTNN cuối vụ trả nên nông dân hiếm khi mặc cả về giá, đối với thị trường đầu ra thì nông dân không có điều kiện tồn trữ nên phải bán lúa tươi cho thương lái hoặc nhờ cò lúa tìm thương lái, do đó khả năng thương lượng giá cũng hạn chế. Ngoài ra, nông dân không quan tâm nhiều đến các chính sách và thể chế của địa phương (64,9%) và những chính sách này nếu có triển khai thì cũng chỉ tác động đến một bộ phận nông dân vì hầu hết các chính sách hỗ trợ chi mang tính chất thí điểm ở qui mô nhất định và họ không phải là đối tượng được thụ hưởng chính sách (73,9% ý kiến nông hộ). Do thu hoạch bằng máy nên tỷ lệ lúa thất thoát sau thu hoạch thấp (2,1%), nông hộ cũng đánh giá rủi ro này là chấp nhận được. Nông dân mô tả chi tiết về những bất lợi do thời tiết thay đổi bất thường gây ra trong sản xuất lúa bao gồm nắng nóng kéo dài gây hạn hán, các cơn mưa theo mùa xuất hiện ít nhưng xuất hiện thì lại mưa dầm. Đặc biệt năm 2015, nông dân chứng kiến nhiều đợt nắng nóng kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ Hè Thu vì đây là vụ sản xuất phụ thuộc chủ yếu là nước mưa. Nhiều nông dân đã mất mùa hoặc giảm năng suất đáng kể vì thiếu nước tưới. Ngoài ra, xuất hiện những cơn mưa dầm kéo dài vào những thời điểm không cần thiết làm phát sinh nhiều dịch bệnh trên đồng ruộng, thậm chí những cơn mưa cuối vụ làm lúa đổ ngã không thu hoạch bằng máy gặt được, phải tốn chi phí thuê nhân công cắt tay. Ngoài ra, trong vụ ĐX và TĐ nông dân phải tốn nhiều chi phí cho nhiên liệu xăng dầu hoặc thuê máy để bơm nước tưới nhất là vụ ĐX. Bên cạnh đó, hiện tượng nắng nóng bất thường còn gây khó khăn cho việc kiểm soát mặn và phèn ở các tầng đất bên dưới trở nên hoạt động mạnh sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Năm 2015, do hạn về sớm gây thiếu nước nội đồng tạo điều kiện cho xâm nhập mặn tiến sâu và sớm hơn dự kiến. Vì vậy, kế hoạch đóng cống ngăn mặn cũng bị động và lịch xuống giống không thực hiện được đồng loạt dẫn đến phá vỡ kế hoạch sản xuất né rầy, kiểm soát dịch bệnh. Nhiều nông dân cho rằng sâu, bệnh hại phát sinh rất nhiều vì thời tiết biến đổi (nóng, ẩm, mưa dầm) làm dễ phát sinh sâu và dịch bệnh trên lúa. Các loại sâu bệnh gây hại nhiều như cuốn lá, bọ trĩ, rầy nâu, đục thân. Đặc biệt có nhiều bệnh phát sinh do vi khuẩn: thối bẹ, thối gốc, cháy bìa lá, lem lép hạt và các bệnh đạo ôn, khô vằn, khô cổ bông. Để thích ứng biến đổi khí hậu tốt hơn cần có những giải pháp cơ bản như (1) chính quyền địa phương các cấp cần có dự báo và kịp thời đóng mở cống chủ động nước tưới trong trường hợp thời tiết thất thường theo lịch thời vụ; (2) Nghiên cứu phát triển giống lúa theo yêu cầu công ty/thị trường trong điều kiện biến đổi khí hậu ở Trà Vinh; (3) Nghiên cứu các loại sâu bệnh mới trên lúa và cách phòng trừ và (4) Xây dựng và phát triển các liên kết kinh doanh giữa THT/HTX với công ty để chủ động về giống, phòng trừ sâu bệnh đồng loạt trên diện rộng cũng như các vấn đề khác có liên quan biến đổi khí hậu bao gồm cả quy trình kỹ thuật, ứng dụng 1P6G, giảm phát khí thải, chia sẻ rủi ro v.v đây là giải pháp cốt lõi để phát triển ổn định và bền vững ngành hàng lúa gạo. Thu nhập và chi tiêu nông hộ trồng lúa: Thu nhập nông hộ: Nguồn thu nhập nông hộ bao gồm thu nhập từ lúa, chăn nuôi và các nguồn phi nông nghiệp khác như làm công nhân ở các khu công nghiệp (da giày, may mặc, xưởng gỗ, phụ quán ăn, công chức và mua bán tại địa phương). Bảng 2.7 dưới đây mô tả chi tiết các nguồn thu nhập của nông hộ. Bảng 2.7: Thu nhập trung bình nông hộ trồng lúa ĐVT: triệu đồng/hộ/năm Nguồn thu nhập Dưới 1ha Trên 1ha Ý nghĩa Sản xuất lúa 40,2 207,4 *** Chăn nuôi 33,6 74,7 *** Phi nông nghiệp 58,5 47,2 ns Tổng thu nhập 132,3 329,3 *** % thu nhập từ lúa 30,4 62,9 *** Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 ns: khác biệt không ý nghĩa, ** khác biệt ở mức ý nghĩa 5% , *** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Tổng thu nhập nông hộ trong năm 2015 của hai nhóm hộ dưới 1ha và trên 1ha có sự chênh lệch khá lớn. Nhóm hộ trên 1ha có tổng thu nhập nông hộ khoảng 329,3 triệu đồng/hộ/năm cao gấp 2,5 lần tổng thu nhập của nhóm dưới 1ha (132,3 triệu đồng). Đặc biệt, thu nhập từ lúa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của hai nhóm hộ (nhóm hộ dưới 1ha là 30,4% và nhóm trên 1ha là 62,9%). Có thể nói, hoạt động sản xuất lúa vẫn giữ vai trò quan trọng trong sinh kế tạo thu nhập của nông hộ. Kết quả nghiên cứu một lần nữa minh chứng cho thấy quy mô sở hữu ruộng đất có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nông hộ. Hộ ít đất hơn tăng thu nhập ngoài lúa bằng chăn nuôi và làm công nhân ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Cả 2 nhóm hộ dưới 1ha và trên 1ha đều thực hiện nhiều hoạt động sản xuất khác nhau để đa dạng nguồn thu nhập cho nông hộ. Ngoài sản xuất lúa, nông hộ còn chăn nuôi (thuỷ sản, bò, heo, gia cầm), trong đó chăn nuôi heo và bò là phổ biến. Với nguồn lực nông hộ tốt hơn, nhóm hộ trên 1ha thường có khoản đầu tư cho chăn nuôi cao với quy mô lớn hơn nhiều so với nhóm hộ dưới 1ha. Do đó, nguồn thu từ chăn nuôi của nhóm hộ trên 1ha cao hơn gấp 2 lần nhóm hộ dưới 1ha (74,7 triệu đồng so với 33,6 triệu đồng). Tuy nhiên, nguồn thu từ phi nông nghiệp của hai nhóm hộ không có sự khác biệt cho dù họ làm những công việc khác nhau. Nhóm hộ dưới 1ha thì các thành viên tham gia lĩnh vực phi nông nghiệp nhiều hơn chủ yếu là làm công nhân ở các khu công nghiệp (da giày, may mặc, xưởng gỗ, phụ quán ăn); đối với nhóm hộ trên 1ha chủ yếu tham gia vào cán bộ công chức địa phương hoặc mua bán kinh doanh, làm dịch vụ tại địa phương. Chi tiêu nông hộ: Đời sống nông hộ phản ánh qua thu nhập và chi tiêu. Các khoản chi tiêu trung bình của nông hộ trong năm 2015 được thể hiện trong Bảng 2.8. Bảng 2.8: Chi tiêu của nông hộ năm 2015 ĐVT: triệu đồnghộ/năm Khoản chi Dưới 1ha Trên 1ha Ý nghĩa Thực phẩm 27,9 36,3 ** Quần áo 2,4 3,0 ns Y tế 3,2 5,2 ns Giáo dục 6,9 11,3 ns Chi phí sản xuất ngoài lúa 27,0 54,4 * Chi phí sản xuất lúa TB/năm 47,6 42,5 Đám tiệc 8,6 12,9 ** Tổng chi 103,9 165,7 Tổng thu 132,3 329,3 *** Tiết kiệm 28,4 163,6 *** Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 ns: khác biệt không ý nghĩa, ** khác biệt ở mức ý nghĩa 5% , *** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Tổng các khoản chi trung bình của hai nhóm hộ cũng rất khác biệt do nguồn thu nhập chi phối chi tiêu gia đình, trong đó khác biệt ở mức chi tiêu thực phẩm, chi phí sản xuất ngoài lúa và đám tiệc. Nhóm hộ dưới 1ha sẽ có khoản tiết kiệm không nhiều (28,4trđ/năm), trong khi nhóm hộ có diện tích trên 1ha có thể tiết kiệm lên đến 163,6 tr.đ/năm. Khi tính toán riêng cho nhóm hộ có diện tích dưới 0,5ha thì hoàn toàn không có khoản tiết kiệm nào trong năm, thậm chí thiếu hụt tạm thời phải mượn người thân. Cũng lưu ý rằng do các khoản chi các nông hộ nhớ không chính xác và không đầy đủ, do đó các khoản chi này trong thực tế còn cao hơn nhiều, nghĩa là khoản tiết kiệm được tính toán trên sẽ ít hơn. c) Hợp tác xã và tổ hợp tác trồng lúa tỉnh Trà Vinh Hợp tác xã (HTX) và Tổ hợp tác (THT) và tổ hợp tác theo mô hình cánh đồng mẫu là các tổ chức điển hình của kinh tế hợp tác và cũng là những liên kết ngang điển hình để nối kết với các tổ chức thu mua và công ty trong các liên kết kinh doanh, tạo sự ổn định và bền vững trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo về lâu dài. Vì vậy, tổ chức và quản lý tốt hoạt động của HTX/THT và hợp tác theo mô hình cánh đồng mẫu là cơ sở vững chắc cho các liên kết kinh doanh cũng như nâng cao giá trị gia tăng chuỗi ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh nói chung, tăng thu nhập nông hộ trồng lúa nói riêng, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo. Tình hình chung HTX/THT: Tính đến cuối năm 2015, tỉnh Trà Vinh hiện có 92 HTX, trong đó có 86 HTX đang hoạt động (với 32.058 thành viên và vốn điều lệ khoảng 121,2 tỷ đồng) và 6 HTX ngưng hoạt động đang làm thủ tục giải thể; Trong đó, có 42 HTX nông nghiệp với 1.791 xã viên, tổng vốn điều lệ là 32,4 tỷ đồng với tổng diện tích đất tham gia hợp tác 1.648 ha và giải quyết việc làm cho khoảng 1.171 lao động. Qua đánh giá của LMHTX thì có 12 HTX hoạt động có hiệu quả, điển hình là các HTX nông nghiệp Nhị Trường, HTX thuỷ nông Định An, HTX NN Phú Mỹ Châu, HTX Thành Công, HTX Nghêu Tiến Thành, HTX Nghêu Ba Vinh. Số HTX còn lại hoạt động cầm chừng hoặc kém hiệu quả. Có 7/42 HTX có cung cấp dịch vụ cho thành viên như cung ứng lúa giống chất lượng cao, giống cây trồng, vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản cho thành viên và nông dân. Riêng số lượng THT hiện có của tỉnh năm 2015 là 1.954 THT với 36.500 tổ viên tham gia và tổng diện tích là 35.055 ha; trong đó THT về trồng trọt chiếm 68,7% (1343 THT). Tuy nhiên, chỉ có 1.752 THT hoạt động đúng theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP, chiếm 89,66%. Trong đó có 99 THT thực hiện liên kết đầu vào, đầu ra, tiêu thụ sản phẩm (Càng Long, huyện Duyên Hải, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Kè và Tiểu Cần) với tổng doanh thu đạt 25.814 triệu đồng/năm, lợi nhuận đạt 1.290 triệu đồng/năm, trung bình lợi nhuận đạt 13,03 triệu đồng/THT. Riêng sản xuất lúa, hiện tại toàn tỉnh có 1.049 THT, tương đương khoảng 19.931 ha; trong đó 994 THT sản xuất lúa hàng hoá (gần 19 ngàn ha) và 55 tổ sản xuất lúa giống. Hiện tại có khoảng 10% số THT trồng lúa có liên kết đầu vào với các công ty mà không có liên kết đầu ra và 4,3% HTX/THT (45/1049) có liên kết kinh doanh (đầu vào lẫn đầu ra). Qua phỏng vấn tổ trưởng THT có liên kết đầu vào sản xuất và sản xuất lúa theo quy trình kỹ thuật của công ty thì tiết kiệm được chi phí khoảng 2-3 triệu đồng/ha (giảm 15-16%), năng suất cao hơn khoảng 500kg/ha (năng suất trung bình 3 vụ là 6,8 tấn/ha) và lợi nhuận cao hơn khoảng 2-3 triệu đồng/ha (tăng 15-16%) so với hộ không liên kết đầu vào. Ngoài ra, chất lượng lúa tốt hơn, bóng hơn, đồng đều hơn và thương lái thích mua hơn. Tuy nhiên, lúa của THT chưa được liên kết đầu ra (bán chung) với giá cao hơn. Đối với các THT có liên kết đầu ra (mua chung bán chung) thì ngoài các lợi ích trên giá bán lúa còn được các công ty mua cao hơn giá thị trường 2%. Đối với hợp tác theo mô hình cánh đồng mẫu của tỉnh, theo báo cáo của Sở NN&PTNT thì năng suất lúa bình quân trong mô hình là 6,63 tấn/ha (tăng 15,7%); chi phí sản xuất 18,17 triệu đồng/ha, giảm so với ngoài mô hình 1,26 triệu đồng/ha (giảm 6,9%); lợi nhuận 18,52 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình trên 03 triệu đồng/ha (tăng 19,4%). Các doanh nghiệp tham gia cung ứng vật tư đầu vào phục vụ sản xuất lúa với các tổ chức đại diện của nông dân không tính lãi suất, đến cuối vụ thu hồi nông dân bán lúa trả tiền vật tư. Cụ thể các mô hình cánh đồng mẫu ở các vụ lúa như sau: Vụ Đông Xuân năm 2014 - 2015, trên địa bàn tỉnh xây dựng được 21 mô hình cánh đồng lớn, diện tích 4.175,4 ha (chiếm 4,29% diện tích đất lúa toàn tỉnh), có 4.336 hộ tham gia. Trong đó, có 08 mô hình ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty thuốc BVTV An Giang và Công ty Lương thực Trà Vinh với diện tích 1.683,3 ha. Vụ Hè Thu năm 2015: Thực hiện 17 mô hình diện tích 3.366,9 ha với 3.154 hộ tham gia. Đến nay, đã thu hoạch 891,5 ha, tập trung chủ yếu ở 02 huyện Càng Long và Tiểu Cần. Trong đó, liên kết với Công ty lương thực Trà Vinh thu mua 1.203 tấn lúa. Thành công và hạn chế của HTX/THT trồng lúa: Thành công: - Hợp tác xã: Trong năm, các HTX có xu hướng phát triển, năng suất, chất lượng trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, các HTX dần từng bước phát triển về chất lượng và quy mô hoạt động, số HTX hoạt động có mức lợi nhuận ngày càng nhiều, các HTX dần hoạt động theo Luật hợp tác xã 2012 (20/42, chiếm 47,61%). - Tổ hợp tác: Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện trên cơ sở hợp đồng hợp tác, tương trợ nhau về vốn, giúp đỡ nhau kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, liên kết hợp đồng mua bán hàng hoá vật tư đầu vào, đầu ra cho các thành viên, đây là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với hình thức sản xuất nhỏ lẻ vốn góp ít ở nông thôn. Ngoài ra, THT tạo điều kiện góp phần tích cực trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập. Hạn chế: + Hợp tác xã: Số lượng HTX trên địa bàn tỉnh luôn luôn biến động cao (tăng, giảm không ổn định); chất lượng hoạt động của một số HTX chưa đạt theo yêu cầu; một số HTX còn mang tính trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; chưa chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và tìm kiếm thị trường tiêu thụ; quyền lợi của các thành viên chưa được quan tâm kịp thời. Ngoài ra, chưa được quan tâm để có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay hỗ trợ; phân phối lợi nhuận chủ yếu theo nguyên tắc vốn góp là chủ yếu, chưa kích thích quan hệ giao dịch kinh tế giữa HTX và thành viên. Ngoài ra, thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường không ổn định luôn luôn tìm ẩn những rủi ro khó kiểm soát đối với các HTX nói riêng và loại hình kinh tế hợp tác nói chung. - Nội lực HTX yếu, quy mô dịch vụ nhỏ, thiếu ổn định, năng lực cạnh tranh yếu, chưa liên kết với thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh. Hoạt động của một vài HTX còn mang tính hình thức, hoạt động kém hiệu quả, chưa mang lại lợi ích cho thành viên, chưa chủ động, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. - Trình độ, năng lực điều hành hoạt động của Hợp tác xã, Tổ hợp tác còn hạn chế. Điều kiện tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng, quỹ tín dụng khó khăn do không có tài sản thế chấp, năng lực xây dựng phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa thuyết phục để được vay vốn. - Mối quan hệ giữa HTX với các ngành có liên quan và chính quyền địa phương chưa thường xuyên nên những khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời. Việc thông tin báo cáo theo định kỳ của THT/HTX cho các đơn vị quản lý còn yếu. + Tổ hợp tác: Đa số các tổ hợp tác chỉ thực hiện hợp tác ở những khâu giản đơn như: mua lúa giống (trường hợp được hỗ trợ 40% theo quy định của tỉnh); xuống giống theo lịch thời vụ; chủ động trong tưới tiêu; liên kết đầu vào. Tuy nhiên, do quy mô diện tích sản xuất nhỏ lẻ nên hợp đồng tiêu thụ đầu ra còn hạn chế. - Số lượng THT/HTX sản xuất lúa chưa được liên kết kinh doanh còn rất lớn (>90%) do uy tín và năng lực quản lý còn yếu; tính cam kết, tính liên kết sản xuất lỏng lẻo, giá thành sản xuất cao, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, sản xuất chưa theo thị trường; kỹ thuật, kỷ luật, kỹ năng lao động còn nhiều hạn chế (đây là một trong những nguyên nhân chính sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp). Hay nói cách khác, chất lượng, hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của các THT/HTX nói chung còn thấp. - Nhiều THT/HTX chưa tuân thủ nguyên tắc tổ chức và hoạt động, hoạt động chưa đúng bản chất, người quản lý THT/HTX thiếu và yếu về kiến thức thị trường, kỹ năng quản lý, kiến thức sản xuất kinh doanh (làm theo yêu cầu thị trường về số lượng và chất lượng với giá cạnh tranh) nên không tạo được niềm tin với người mua và với thành viên THT/HTX. Tư tưởng bảo thủ, thói quen sản xuất tự phát của nông dân là sức ỳ, rào cản dẫn đến sự thống nhất trong hành động chưa cao, giá trị sản phẩm thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, chưa nghĩ đến sức khoẻ người tiêu dùng. Ngoài ra, mặc dù có nhiều chủ trương và chính sách về kinh tế hợp tác và liên kết sản xuất – tiêu thụ từ Trung ương đến địa phương đối với kinh tế hợp tác, tuy nhiên từ chủ trương đến triển khai tổ chức thực hiện là một vấn đề lớn, khó triển khai trong thực tiễn nhất là liên kết “4 nhà”; nhận thức từ các ngành, địa phương, cán bộ làm công tác này chưa thật đầy đủ, chưa đồng bộ. Cán bộ và người dân thấy vai trò, vị trí, lợi ích của kinh tế hợp tác đối với sản xuất hàng hoá, đối với liên kết thị trường còn hạn chế, chưa quyết tâm tìm kiếm đầu ra để liên kết kinh doanh cho các ngành hàng chủ lực của tỉnh cũng như thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng và địa phương trong tỉnh. - Cơ chế chính sách về quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác còn nhiều hạn chế; công tác bố trí cán bộ hoặc phòng ban chuyên trách theo dõi kinh tế tập thể của các Sở, ngành và địa phương chưa được thực hiện nên công tác triển khai nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn; công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn thiếu thống nhất, còn buông lỏng, thiếu kiểm tra, giám sát. 2.1.2.2 Thương lái lúa Thông tin chung: Kết quả khảo sát các thương lái có hoạt động thu mua lúa của nông dân Trà Vinh cho thấy tuổi trung bình của thương lái là 44 tuổi, chủ yếu là nam (66,7%). Kinh nghiệm mua bán lúa trung bình khoảng 8 năm (từ 1 năm đến 20 năm). Tuy nhiên, thương lái có trình độ học vấn khá thấp (lớp 5). Thương lái thu mua lúa chủ yếu bằng ghe tàu (trọng tải trung bình 56 tấn) với số tiền mua phương tiện khoảng 412,5 triệu đồng, thời gian sử dụng còn lại là 14 năm. Lao động gia đình tham gia mua bán lúa trung bình là 2 người, trong đó thương lái chủ yếu trả tiền công cho lao động thuê theo sản phẩm (trung bình là 60 ngàn đồng/tấn). Hoạt động mua lúa của thương lái: Năm 2015, lượng lúa thu mua trung bình của thương lái khoảng 3.619,3 tấn/năm (thấp nhất là 525 tấn, cao nhất là 11.000 tấn), trong đó lượng lúa tươi thu mua chiếm 99,1% do phần lớn thương lái không có kho dự trữ và công nghệ sấy lúa ở địa phương chưa đáp ứng nhu cầu cao lúc thu hoạch rộ. Vì vậy, phần lớn thương lái trong tỉnh thu mua lúa tươi để “sang tay” cho các tác nhân khác nên lượng hao hụt không đáng kể. Sản lượng bán trung bình khoảng 3.619,3 tấn/thương lái/năm (# 2.784,1 tấn gạo hàng hoá). Một số thương lái mua lúa tươi để sấy khô bán, chi phí sấy khô trung bình khoảng 225 đồng/kg. Có 11% số thương lái có dự trữ lúa, thời gian tồn trữ lúa của thương lái trung bình khoảng 20 ngày (trữ ít nhất 1 ngày, nhiều nhất là 2 tháng). Thương lái thu mua lúa theo giá thị trường nhưng để đảm bảo số lượng lúa theo yêu cầu, thương lái chi cho cò lúa 20đồng/kg hoặc cho cò ghe 50đồng/kg. Yêu cầu chất lượng lúa của thương lái là lúa có màu sắc vàng đẹp, chín đều, chất lượng lúa tốt, hạt lúa đều, no hạt không bị lép, lúa sạch không lẫn các loại lúa khác. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết thương lái đều thu mua hết lúa của nông dân nhưng tuỳ thuộc vào chất lượng mà lúa được thu mua có giá khác nhau. Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy có 22,2% số thương lái có vay vốn phục vụ cho hoạt động mua bán lúa, số tiền vay trung bình là 225 triệu đồng (thương lái vay ít nhất là 150 triệu đồng, nhiều nhất là 300 triệu đồng), lãi suất vay vốn trung bình là 7%/năm. Tuy nhiên, do nhu cầu mở rộng kinh doanh của thương lái khá lớn nên số vốn cần vay thêm trung bình là 425 triệu đồng/thương lái. Hoạt động bán lúa của thương lái: Ngoài các thương lái ở địa phương, còn có các thương lái lớn ở tỉnh khác như Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long đến thu mua lúa tại Trà Vinh, sau đó cung cấp cho công ty, nhà máy xay xát để xay chà và bán gạo cho các đại lý bán sỉ/lẻ tại địa phương. Các thương lái lớn thu mua lúa cung cấp cho công ty và nhà máy xay xát ngoài tỉnh để xuất khẩu và tiêu thụ ở Tp. HCM, Hà Nội và các tỉnh ĐBSCL. Bảng 2.9 cho thấy thương lái chủ yếu bán lúa cho công ty mua bán gạo trong và ngoài tỉnh với tỷ trọng 41,9% với giá bán trung bình 5.640 đ/kg (# 7.330 đ/kg gạo). Ngoài ra, thương lái còn bán lúa cho nhà máy xay xát khoảng 32%, với giá bán lúa trung bình 5.015 đ/kg (# 6.520 đ/kg gạo). Bên cạnh đó, để gia tăng lợi nhuận, thương lái xay chà lúa và bán gạo cho đại lý bán sỉ/lẻ khoảng 12%, với giá bán gạo là 8.900 đ/kg. Trong năm 2015, thương lái mua bán lúa, gạo thu được lợi nhuận trung bình là 529 triệu đồng/năm (ít nhất là 23 triệu đồng/năm, cao nhất là 2,8 tỉ đồng/năm). Bảng 2.9: Hoạt động bán lúa của thương lái Hoạt động bán % theo sơ đồ chuỗi Giá bán lúa (đ/kg) Qui giá gạo (đ/kg) Nhà máy xay xát 32,0 5.015 6.520 Công ty 41,9 5.640 7.330 Đại lý sỉ/lẻ 12,0 - 8.900 Tổng cộng 85,9 Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 2.1.2.3 Nhà máy xay xát Thông tin chung: Kết quả phỏng vấn các nhà máy xay xát lúa cho thấy tuổi trung bình của đáp viên là 46 tuổi và 50% đáp viên là nam. Trình độ học vấn trung bình của chủ nhà máy là lớp 12 (có đến 10% chủ nhà máy có trình độ đại học). Kinh nghiệm mua bán, xay xát lúa trung bình 17 năm (từ 1 năm đến 39 năm). Nhà máy thu mua lúa chủ yếu bằng xe tải (trọng tải trung bình là 7 tấn) hoặc do thương lái chở đến bán trực tiếp cho nhà máy. Phần lớn nhà máy xay xát địa phương kinh doanh với quy mô nhỏ nên lao động gia đình tham gia kinh doanh là 2 người. Nhà máy thuê lao động cố định trong năm là 2 người và trả công theo tháng (trung bình là 3,6 triệu đồng/người/tháng). Ngoài ra, nhà máy còn thuê lao động theo thời vụ và trả công theo sản phẩm (trung bình khoảng 110 ngàn đồng/tấn). Liên quan đến vốn vay, có 10% nhà máy có vay vốn phục vụ kinh doanh lúa gạo. Lượng vốn vay trung bình là 1,5 tỷ đồng, với lãi suất 7%/năm và nhu cầu vốn vay để mở rộng kinh doanh của nhà máy khoảng 3,5 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà máy đóng thuế theo hình thức khoán, số tiền thuế trung bình là 6,2 triệu đồng/năm. Hoạt động mua bán lúa gạo của nhà máy xay xát: Năm 2015, lượng lúa thu mua trung bình của nhà máy xay xát là 651,2 tấn/năm (thấp nhất là 120 tấn, cao nhất là 1.500 tấn), trong đó lượng lúa tươi thu mua chiếm 52,1% và lúa khô chiếm 47,9%. Thời gian tồn trữ lúa của nhà máy trung bình là 3 tháng (lượng hao hụt khoảng 3,1%) nên lượng gạo hàng hoá bán trung bình của nhà máy xay xát là 485,4 tấn/năm. Hao hụt chủ yếu do bảo quản không kỹ bị chuột, mối, mọt phá hoại, lúa bị ẩm vàng do sấy không đủ khô hoặc do sang bao để trả cho người bán cũng làm thất thoát lượng lúa nhưng không đáng kể. Giải pháp chủ yếu là sấy lúa đủ độ khô, chuẩn bị kho chứa tốt, kê đậy kỹ. Đối với hoạt động bán gạo, nhà máy xay xát chủ yếu bán gạo cho đại lý bán sỉ/lẻ với tỷ trọng 37,7% (giá gạo trung bình là 8.900 đồng/kg). Chỉ có 6,5% sản lượng gạo bán cho công ty (giá bán gạo trung bình là 7.520 đồng/kg) (Bảng 2.10). Phần lớn nhà máy xay xát ở địa phương kinh doanh với quy mô khá nhỏ, chỉ thu mua và xay chà đủ cung ứng cho nhu cầu trong huyện, tỉnh hay gia công cho thương lái hoặc đại lý bán sỉ/lẻ. Do đó, lợi nhuận trung bình của nhà máy chỉ khoảng 378,6 triệu đồng/năm (lợi nhuận ít nhất là 45 triệu đồng/năm và cao nhất chỉ khoảng 1 tỷ đồng/năm). Bảng 2.10: Đối tượng bán của nhà máy xay xát Hoạt động bán % theo sơ đồ chuỗi Giá bán gạo (đ/kg) Công ty 6,5 7.520 Đại lý sỉ/lẻ 37,7 8.900 Tổng cộng 44,2 Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 Khó khăn và kiến nghị trong hoạt động mua bán lúa gạo của NMXX: Khó khăn lớn nhất của nhà máy xay xát là thiếu vốn phục vụ kinh doanh. Ngoài ra, nhà máy còn gặp những khó khăn khác như nguồn điện ở địa phương chưa đảm bảo, thiếu lao động và thiếu phương tiện thu gom lúa nên khó mở rộng kinh doanh. Bên cạnh đó, phần lớn nhà máy xay xát thiếu kho bãi đạt chuẩn và bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên khó bảo đảm chất lượng lúa gạo đạt theo yêu cầu thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, vì hoạt động xay chà có nhiều bụi cám, trấu gây ảnh hưởng đến môi trường rất lớn, yêu cầu của khách hàng ngày càng khắt khe và tiền thuế khá cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của nhà máy. Để hạn chế ảnh hưởng của những khó khăn trên, nhà máy đã đầu tư vào các công nghệ ít tiêu hao điện và bán “gối đầu” cho đại lý để thu hút khách hàng. Kiến nghị của nhà máy xay xát: Cần hỗ trợ vay vốn ưu đãi và miễn giảm thuế để nhà máy có nhiều nguồn vốn hơn đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh. Cần cung cấp nguồn điện ổn định hơn để nhà máy đầu tư công nghệ ép trấu thành củi từ đó gia tăng lợi nhuận của nhà máy. Nông dân nên sử dụng giố...TV An Giang hiện có. Trên cơ sở mô hình hiện tại của công ty ADC cung cấp đầu vào cho 60 THT (1.500 ha) và công ty BVTV-AG 21THT (760 ha), Công ty LT TV 74 THT (# 2.388 ha) trong đó liên kết đầu ra khoảng 36,8% # 923,3 ha thì có thể xem xét 3 cách liên kết đầu ra: THT đã được liên kết đầu vào có thể trực tiếp liên kết đầu ra với công ty Công Bình, Cty Lương thực Trà Vinh và các công ty khác. Công ty ADC và Công ty BVTV-AG trực tiếp liên kết đầu ra với các THT mà Công ty đã liên kết đầu vào. Đại diện công ty ADC, BVTV-AG tại Trà Vinh (không phải Công ty) có thể tổ chức tiêu thụ lúa của THT do mình cung ứng đầu vào đến công ty Công Bình, công ty LT TV,...bằng thoả thuận giao lúa giữa đôi bên. (3) Mở rộng và nâng cao liên kết kinh doanh của công ty LT-TV Hoạt động 6: Mở rộng và nâng cao liên kết kinh doanh ổn định và bền vững. Công ty LT-TV có thể mở rộng và nâng cao hơn nữa các hoạt động liên kết kinh doanh, hoặc liên kết với công ty đầu vào để tiêu thụ đầu ra của liên kết đầu vào ổn định và bền vững trên những diện tích lúa nhất định, sau đó mở rộng liên kết theo yêu cầu thị trường. (4) Củng cố THT và xây dựng HTX kiểu mới đáp ứng nhu cầu liên kết kinh doanh Hoạt động 7: Củng cố THT sản xuất lúa với tinh thần trách nhiệm hợp tác cao. THT cần có tổ trưởng có uy tín và trách nhiệm với cộng đồng, năng động và chủ động tìm kiếm thị trường và có tâm trong tổ chức quản lý để tổ sản xuất và tiêu thụ lúa sạch đáp ứng yêu cầu thị trường. Bầu tổ trưởng có sự tham gia của chính quyền địa phương, Công ty liên kết kinh doanh và tổ trưởng bầu ra trước tiên phải có uy tín và trách nhiệm cao với tổ, có kiến thức và tấm lòng, minh bạch và rõ ràng. Hoạt động 8: Xây dựng HTX kiểu mới để trở thành đơn vị kinh doanh. Có 2 hình thức HTX kiểu mới cần xem xét phát triển: Hình thức 1: Đối với HTX đang tồn tại, cần có giám đốc HTX là người có tầm, có tâm, có uy và có kiến thức về thị trường, kinh doanh và kiến thức chuỗi giá trị, là người biết tìm kiếm cơ hội liên kết đầu vào - đầu ra cho HTX cũng như thương thuyết hợp đồng. Người có trình độ đại học càng tốt. Phó giám đốc phụ trách sản xuất cần có kinh nghiệm sản xuất cũng như áp dụng KHKT để sản xuất lúa sạch theo quy trình kỹ thuật, giảm giá thành sản xuất. Trước mắt, đối với các HTX hiện tại cần ổn định sản xuất theo quy trình kỹ thuật, giảm chi phí và chủ động liên kết ổn định đầu ra, tìm hiểu để biết nhiều thông tin đầu ra hơn nhằm tăng khả năng thoả thuận để giá bán tốt hơn. Hình thức 2: Tập hợp một nhóm người có vốn, có tư liệu sản xuất, có kiến thức sản xuất và kinh doanh sẽ thành lập HTX, thuê đất nông dân sản xuất có hiệu quả hơn và trả lúa cho nông dân vào cuối vụ như nông dân tự làm (thoả thuận giữa nông dân và HTX). Trong trường hợp này nông dân có thể làm thêm việc khác để tăng thu nhập (tham quan mô hình HTX Đức Huệ tỉnh Đồng Tháp để tham khảo). Để thực hiện điều này tỉnh Trà Vinh cần ra chính sách kêu gọi và khuyến khích những người có điều kiện như mô tả trên để thực hiện mô hình thí điểm HTX kiểu mới tại Trà Vinh. Về lâu dài đây là HTX sẽ trở thành doanh nghiệp tiêu thụ lúa của nông dân (thay vì trả lúa cho nông dân vào cuối vụ như HTX Đức Huệ tỉnh Đồng Tháp đang làm). Bảng I.3: Ma trận SWOT và các giải pháp chiến lược SWOT CƠ HỘI (O) O1: Chính sách hỗ trợ của tỉnh và chính quyền địa phương các cấp trong các chương trình phát triển nông nghiệp. O2: Nhu cầu thị trường về các giống lúa OM4900 và OM 5451 đang tăng O3: Liên kết kinh doanh với công ty Công Bình và các công ty khác NGUY CƠ (T) T1: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) T2: Sâu bệnh phát triển T3: Giá cả vật tư cao T4: Rủi ro trong xuất khẩu tiểu ngạch cũng như Rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu khó tính. T5: Giá bán sản phẩm không ổn định T6: Sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Cạnh tranh với các tỉnh khác cũng như nước khác ĐIỂM MẠNH (S) S1: Đất đai phù hợp một số giống lúa. S2: Nguồn lao động địa phương đủ để sx lúa. S3: Có kinh nghiệm trồng lúa lâu năm. S4: Có nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh S5: Có công ty đầu tư đầu vào sản xuất S6. Có nhiều THT và HTX cũng như Cánh đồng lớn sẵn sàng liên kết S7. Giao thông, thuỷ lợi, cơ giới hoá đang được đầu tư tốt Chiến lược đột phá: (1) Xây dựng liên kết kinh doanh ND-Cty theo mô hình Cty LTTV + Cty Công Bình (2) Phát triển liên kết kinh doanh đầu ra với Cty cung cấp đầu vào như ADC và BVTV An Giang (3) Mở rộng liên kết kinh doanh với công ty LTTV (4) Củng cố THT và xây dựng HTX kiểu mới đáp ứng nhu cầu liên kết kinh doanh Chiến lược thích ứng: (7) Kết hợp kết quả thực hiện của các dự án để tăng khả năng thích ứng của nông dân với BĐKH (8) Phát triển liên kết đầu vào với các THT và HTX với các công ty (9) Tập huấn tổ trưởng THT kiến thức thị trường, chuỗi giá trị, kỹ năng quản lý để tạo uy tín và đủ năng lực chịu trách nhiệm với tổ ĐIỂM YẾU (W) W1: Lệ thuộc thị trường Trung Quốc W2: Thiếu vốn sản xuất và kinh doanh. W3: Sản phẩm bán tươi tại đồng. W4: Thiếu công nghệ sấy và chế biến W5: Thông tin thị trường còn hạn chế W6. Chưa có “thương hiệu“ Chiến lược điều chỉnh: (5) Triển khai các gói hỗ trợ của tỉnh, dự án, các chương trình của các sở ban ngành có liên quan đến từng THT và HTX cũng như công ty (6) Kêu gọi công ty cùng đầu tư hệ thống cơ sở sấy, xay xát và chế biến tại tỉnh/huyện có vùng nguyên liệu liên kết lớn Chiến lược phòng thủ: (10) Tăng cường nghiên cứu ảnh hưởng BĐKH để tăng giải pháp thích ứng chống rủi ro cho cây lúa và sâu bệnh. Tăng cường hoạt động khuyến nông, ứng dụng kỹ thuật sản xuất giảm giá thành, giảm khí thải (11) Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm sạch trong liên kết kinh doanh (12) Tăng cuwofng sự gắn kết của các sở ban ngành và các chương trình dự án có hiệu quả và thiết thực. Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát, 2015 2. Chiến lược điều chỉnh (5) Triển khai các gói hỗ trợ của tỉnh, dự án, các chương trình của các sở ban ngành có liên quan đến từng THT và HTX cũng như công ty Hoạt động 9: Phổ triển cơ hội các gói hỗ trợ phục vụ phát triển liên kết kinh doanh. Các công ty, THT và HTX có cơ hội như nhau để được biết tất cả các gói hỗ trợ của tỉnh nhằm phát triển THT và HTX tốt hơn, cũng như cơ hội cho các công ty đầu tư vùng nguyên liệu hiểu rõ hơn về các chính sách hỗ trợ của tỉnh, các dự án và chương trình hỗ trợ từ các sở ban ngành có liên quan. Hoạt động 10: Hướng dẫn thủ tục nhận gói hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả. Cơ quan cung cấp gói hỗ trợ cần giúp và hướng dẫn rõ ràng, cụ thể và nhanh chóng quy trình và thủ tục hỗ trợ để tạo ra hiệu quả đầu tư càng nhanh càng tốt (chung tay vì cộng đồng). (6) Kêu gọi công ty cùng đầu tư hệ thống cơ sở sấy, xay xát và chế biến tại tỉnh/huyện liên kết. Hoạt động 11: Kêu gọi đầu tư hệ thống sấy, xay xát và chế biến. Tỉnh cần ra chính sách riêng cho ngành hàng lúa gạo bằng cách kêu gọi đầu tư hệ thống sấy, xay xát và chế biến lúa gạo tại vùng nguyên liệu lúa gạo lớn của tỉnh và tiêu thụ trực tiếp. Nông dân hiện “thích“ bán lúa tươi, việc đầu tư này sẽ rất cần thiết để nâng cao chất lượng và tăng giá trị gia tăng. Thực ra, làm điều này không dễ dàng vì đa số Công ty có thể liên kết kinh doanh là Công ty đã có hệ thống chế biến, họ chỉ muốn có được nguồn hỗ trợ để nâng cấp hệ thống hiện có hoàn chỉnh hơn, công nghệ cao hơn. Tuy nhiên, có hệ thống chế biến tại vùng nguyên liệu sẽ hiệu quả và ổn định bền vững về lâu dài. 3. Chiến lược thích ứng (7) Kết hợp kết quả thực hiện của các dự án để tăng khả năng thích ứng của nông dân với BĐKH Hoạt động 12: Kết hợp kết quả các dự án AMD và SME để tăng năng lực và sự thích ứng của nông dân và công ty trong liên kết kinh doanh. Do hoạt động của các dự án có liên quan đến thích ứng biến đổi khí hậu, nhiều nghiên cứu và tập huấn được triển khai; điều này sẽ giúp nâng cao năng lực và khả năng thích ứng trong cây trồng chống chịu sâu bệnh và biến đổi khí hậu cũng như nâng cao năng lực DNNVV. Hoạt động 13: Nghiên cứu qui hoạch lại sản xuất, chuyển đổi hệ thống canh tác ở những nơi sản xuất lúa kém hiệu quả (do mặn, hạn, thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh). Ưu tiên các xã thuộc vùng dự án AMD có ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như xã Đại An, Long Sơn, Hiệp Hoà, Mỹ Chánh, Châu Điền, Long Hoà, Tân Thới và Ngũ Lạc. (8) Phát triển liên kết đầu vào với các THT và HTX với các công ty Hoạt động 14: Tăng số lượng THT trồng lúa liên kết đầu vào sản xuất. Hiện tại còn rất nhiều THT chưa liên kết đầu vào với các công ty như hình thức liên kết của công ty ADC và BVTV-AG, nhu cầu này còn rất cao ngay cả các THT đã liên kết vẫn muốn mở rộng diện tích liên kết trên tất cả diện tích đất của họ. (9) Tập huấn tổ trưởng THT kiến thức thị trường, chuỗi giá trị, tạo uy tín và đủ năng lực chịu trách nhiệm với tổ. Hoạt động 15: Nâng cao năng lực và uy tín của tổ trưởng THT. Đây là việc làm cần ưu tiên vì tổ trưởng là vệ tinh của công ty liên kết cũng là người thay mặt toàn bộ tổ viên dám chịu trách nhiệm trước tổ để ký hợp đồng đầu vào và đầu ra, chịu trách nhiệm tài chính cũng như uy tín trước cộng cồng. Do vậy, tổ trưởng cần được tập huấn các kiến thức và kỹ năng liên quan đến thị trường, chuỗi giá trị và kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán hợp đồng. 4. Chiến lược phòng thủ (10) Tăng cường nghiên cứu ảnh hưởng BĐKH để tăng giải pháp thích ứng chống rủi ro cho cây lúa và sâu bệnh. Hoạt động 16: Tăng cường hoạt động nghiên cứu về giống lúa thích ứng BĐKH cũng như thuốc phòng trừ sâu bệnh mới phát sinh. Qua khảo sát nhiều vùng trồng lúa của Trà Vinh bị hạn, nhiễm mặn hoặc mưa nhiều làm hiệu quả trồng lúa thấp. Vì vậy, rất cần các nghiên cứu thay đổi giống thích hợp và đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như thuốc phòng trừ sâu bệnh phù hợp. Trong thời gian qua, tỉnh Trà Vinh cũng đã chuyển đổi hệ thống canh tác ở những nơi trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác, tuy nhiên cần có nghiên cứu cụ thể hiệu quả ở các nơi đã chuyển đổi, thị trường tiêu thụ ra sao để có những giải pháp tiếp theo. Hơn nữa, địa phương có ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu sẽ khó phát triển liên kết kinh doanh vì rủi ro cao. Hoạt động 17: Định hướng chuyên canh cây trồng/vật nuôi. Trên các vùng chuyển đổi do trồng lúa kém hiệu quả nên chuyển đổi sang các vùng chuyên canh quy mô lớn về các cây trồng/vật nuôi có thị trường đang phát triển mạnh như cây dừa bán trái uống nước (công ty , nuôi heo sạch, bắp non, nấm rơm,... có thể liên kết đầu ra tiêu thụ lớn. (11) Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm sạch trong liên kết kinh doanh. Hoạt động 18: Tiếp tục hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm sạch. Sau khi các liên kết kinh doanh có hiệu quả cho sản phẩm lúa sạch cần xúc tiến quảng bá cũng như xây dựng thương hiệu, tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm,... (12) Sự gắn kết của các sở ban ngành và các chương trình dự án có hiệu quả và thiết thực Hoạt động 19: Kết hợp hiệu quả từ các sở ban ngành của tỉnh. Vấn đề này rất quan trọng vì khi làm việc có “tâm và tấm lòng: thì các hoạt động sẽ được triển khai nhanh và hiệu quả, có đầu mối kiểm tra và đánh giá, phản ảnh kịp thời để điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là 8 hoạt động của chiến lược đột phá và hoạt động 15 về nâng cao năng lực và uy tín cho tổ trưởng THT. VI. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY TRONG NĂM 2016 Nhằm để thực thi các hoạt động của chiến lược đột phá, các nội dung cần được tỉnh và các Sở Ban Ngành quan tâm thực hiện trong năm 2016 như sau: (1) Bước 1: Tỉnh rà soát lại chính xác các nội dung sau: Thực hiện trong Quý 1/2016 Số lượng và diện tích HTX trồng lúa hiện đã và đang liên kết kinh doanh (đầu vào lẫn đầu ra) và tên Công ty liên kết Số lượng và diện tích THT trồng lúa hiện đã và đang liên kết kinh doanh (đầu vào lẫn đầu ra) và tên Công ty liên kết Số lượng HTX/THT và diện tích hiện đã và đang liên kết đầu vào + tên Công ty liên kết đầu vào nhưng chưa liên kết đầu ra Lên danh sách số lượng Công ty đã và đang liên kết và khả năng mở rộng liên kết kinh doanh trong thời gian tới. Cụ thể số lượng và diện tích của các mô hình cánh đồng mẫu, số diện tích đã liên kết/chưa liên kết (đầu vào hoặc đầu ra, hoặc cả hai) và tên công ty đang liên kết và công ty tiềm năng. (Phương pháp: Gặp Công ty đang liên kết với HTX/THT để lấy số liệu và thông tin về các liên kết và cơ quan của tỉnh có lưu trữ dữ liệu để so sánh và cho dữ liệu chính xác về các thông tin trên – lên biểu bảng thống kê). Lên danh mục HTX/THT tiên tiến và diện tích trồng lúa chưa liên kết kinh doanh nhưng sẵn sàng liên kết trong thời gian tới. Biểu bảng có thể có các nội dung sau: A. Tên HTX Địa chỉ Diện tích (ha) Số hộ (hộ) % hộ nghèo và cận nghèo Tên tổ trưởng + Đ.thoại 1. 2.... B. Tên THT 1. 2.... (2) Bước 2: Sau khi có biểu bảng thống kê đầy đủ các thông tin trên, tỉnh tiến hành gặp riêng từng Công ty (không nên thảo luận chung tất cả các Công ty vì vấn đề cạnh tranh và tế nhị liên quan đến các gói hỗ trợ của tỉnh) để thảo luận các vấn đề liên quan đến mở rộng và phát triển liên kết kinh doanh trong thời gian tới, đặc biệt là với các Công ty tiềm năng (ví dụ như DN Tư nhân Công Bình tỉnh Long An) – Công việc này thực hiện trong Quý 2/2016 đối với Công ty tiềm năng. Riêng các Công ty đang liên kết, sau khi gặp gỡ ở bước 2 tiến hành liền các thủ tục mở rộng liên kết mà tỉnh đã và đang thực hiện. (3) Bước 3: Thực hiện các hoạt động của chiến lược đột phá từ Quý 3/2016. VII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ VII1. Kết luận Tỉnh Trà Vinh có diện tích và sản lượng lúa đứng thứ 6 vùng ĐBSCL, là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc Khmer và tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo làm nông nghiệp khá cao. Tỉnh có nhiều nông sản phẩm đặc sản, tuy nhiên nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm vẫn chưa được mở rộng, đặc biệt là sản phẩm lúa gạo. Trong sản xuất lúa, khâu thuỷ lợi và giống chất lượng cao đã được cải thiện đáng kể. Có nhiều mô hình chỉ liên kết đầu vào và mô hình liên kết kinh doanh cho hiệu quả cao về năng suất và chất lượng, giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên, tỷ trọng diện tích có liên kết còn quá thấp. Các liên kết ngang như HTX/THT chưa chủ động liên kết sản xuất và tìm kiếm đầu ra, còn trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Thời gian qua, việc trồng lúa còn ảnh hưởng nhiều do biến đổi khí hậu, đặc biệt là vụ hè thu. Tỉnh và các Sở ban ngành tỉnh có rất nhiều chính sách hỗ trợ trong thực hiện các mô hình liên kết, chính sách thu hút phát triển liên kết kinh doanh từ các nguồn quỹ Trung ương, địa phương và các dự án/chương trình của tỉnh. Tuy nhiên, các gói hỗ trợ chưa phát huy hiệu quả như mong đợi do các tác nhân tham gia chuỗi, đặc biệt là công ty ngoài tỉnh chưa nắm được thông tin các gói hỗ trợ. Mặt khác, tỉnh chưa chủ động tìm kiếm và làm việc trực tiếp với các công ty hiện tại và tiềm năng trong việc phát triển các liên kết kinh doanh lúa gạo. Điều này tỉnh cần thay đổi tư duy quản lý theo cách chủ động hẹn lịch làm việc với các công ty như là một khách hàng của công ty, làm sao để công ty về với tỉnh mình thực hiện liên kết kinh doanh, xây dựng vùng nguyên liệu, đặc biệt là các công ty thành công và có khả năng phát triển thị trường tốt về lúa gạo. Trong xu hướng hội nhập năm 2016, việc cạnh tranh của các tỉnh để thu hút công ty đầu tư vùng nguyên liệu sẽ rất cao. Vì vậy, việc thay đổi tư duy quản lý như trên là việc làm cấp bách để “kéo” công ty về thành lập vùng nguyên liệu cho tỉnh nhà. Qua phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh cho thấy hiệu quả sản xuất là khá cao, tổng thu nhập và lợi nhuận khâu sản xuất là cao nhất, tuy nhiên lợi nhuận/nông hộ và tỷ suất lợi nhuận của nông hộ là khá thấp. Thu nhập và lợi nhuận khó bù đắp chi tiêu của nhóm nông hộ có diện tích dưới 1ha; hiệu quả sản xuất của nhóm hộ có diện tích trên 1ha cao hơn nên kinh tế hộ cũng tốt hơn. Hơn nữa, sản xuất trong liên kết có năng suất, giá bán và lợi nhuận cao hơn nhiều so với nông hộ ngoài liên kết. Vì vậy, phát triển liên kết kinh doanh là điều cần thiết để ổn định và bền vững ngành hàng lúa gạo của tỉnh về lâu dài. Qua đánh giá và phân tích, để nâng cấp ngành hàng lúa gạo của tỉnh nhóm nghiên cứu đã đề xuất 12 giáp pháp chiến lược và 19 hoạt động. Trong năm 2016, cần tập trung các hoạt động của “chiến lược đột phá” để bắt đầu hình thành các liên kết kinh doanh cho sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của tỉnh ổn định và bền vững về lâu dài./. VII2. Khuyến nghị (1) Đối với tỉnh Trà Vinh: Phân công cơ quan và người chịu trách nhiệm lên kế hoạch chi tiết và triển khai các hoạt động của CL đột phá. Thay đổi tuy duy quản lý để chủ động “kéo” công ty LKKD về TV trong môi trường cạnh tranh cao giữa các tỉnh, đáp ứng nhu cầu sản phẩm hợp chuẩn trong HNTC năm 2016. Hỗ trợ cũng cố THT/HTX, nâng cao vai trò tổ trưởng THX về năng lực quản lý, trách nhiệm và uy tín để LKKD thành công và hiệu quả. Triển khai các gói hỗ trợ đến các đối tượng có liên quan càng sớm càng tốt, đặc biệt là công ty tiềm năng và THT/HTX. (2) Đối với nông dân, THT/HTX: Cần ý thức sản xuất TN theo quy trình kỹ thuật, đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu Cty Cần hiểu rõ lợi ích của liên kết KD để thay đổi tư duy trong sản xuất Khi đã thống nhất ký kết HĐ thì phải giữ uy tín trong sx-tt, không vì lợi ích trước mắt. (3) Đối với công ty: Cần thiết đầu tư phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo chất lượng cao (GAP), đáp ứng yêu cầu TT về số lượng và giá cạnh tranh để ổn định và bền vững về lâu dài trong điều kiện hội nhập AEC, EVFTA và TPP sắp tới. Cung cấp thông tin thị trường cho các liên kết ngang (THT/HTX) để sx đáp ứng nhu cầu TT bao gồm cả giống và QTKT. *** TÀI LIỆU THAM KHẢO GTZ Eschborn (2007). Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị. Cẩm nang ValueLinks. Kaplinsky and Morris (2001). A handbook for value chain research. The Institute of Development Studies, University of Sussex. Brighton, United Kingdom. M4P (2008). Marking value chains work better for the poor: A toolbook for pratitioners of value chain analysis. A publication financed by the UK department for internationl development (DFID). Porter M. E. (1985). Competitive Advantage. New York, The Free Press. Steven, J., Paul Siegel and Colin Andrews (2008). Rapid agricultural supply chain risk management. Conceptual framework and guidelines for application, Volume 1. Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013). Giáo trình phân tích chuỗi giá trị, ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 2013. Cục Thống Kê Trà Vinh (2015). Niên Giám Thống Kê 2014 tỉnh Trà Vinh. IFAD (2014). Báo cáo thiết kế dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL (AMD) tại Bến Tre và Trà Vinh. AMD Trà Vinh (2015). Sổ tay hướng dẫn thực hiện quỹ đồng tài trợ mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu (CCA). AMD Trà Vinh (2015). Sổ tay hướng dẫn thực hiện quỹ hợp tác Công – Tư (PPP). UBND tỉnh Trà Vinh (2013). Văn Kiện dự án thích ứng biến đổi khí hậu khu vực ĐBSCL tại tỉnh Trà Vinh. UBND tỉnh Trà Vinh (2015). Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 13/2/1015 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Trà Vinh về Quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Chính phủ (2013). Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Chính sách có hiệu lực từ ngày 10/02/2014). Bộ KH&ĐT (2014). Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/09/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP. Hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 14/11/2014). Bộ NN&PTNT (2014). Thông tư số 43/2014/TT-BNNPTNT ngày 18/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Danh mục sản phẩm nông lâm thuỷ sản, sản phẩm phụ trợ, sản phẩm cơ khí để bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản được hỗ trợ theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP. Phan Công Bình và Võ Thị Thanh Lộc (2015). Liên kết kinh doanh nông sản thành công theo cách tiếp cận chuỗi giá trị: Trường hợp Doanh nghiệp tư nhân Công Bình tỉnh Long An. Tham luận hội thảo “Giới thiệu quỹ hợp tác công – tư (PPP) do dự án AMD Trà Vinh tổ chức ngày 22/12/2015 tại tỉnh Trà Vinh. UBND tỉnh Trà Vinh (2014). Quyết định số 1147/QĐ-UBND ngày 10/07/2014 về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Võ Thị Thanh Lộc (2015). Hiệp định Thương mại tự do và doanh nghiệp cần làm gì!? Tham luận hội thảo “Giới thiệu quỹ hợp tác công – tư (PPP) do dự án AMD Trà Vinh tổ chức ngày 22/12/2015 tại tỉnh Trà Vinh. Liên Minh HTX (2014). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể và hoạt động Liên minh Hợp tác xã tỉnh năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. Liên Minh HTX (2015). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể và hoạt động Liên minh Hợp tác xã tỉnh năm 2015; phương hướng, nhiệm vụ năm 2016. UBND tỉnh Trà Vinh (2015). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. Chi cục Phát triển Nông thôn (2015). Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng kế hoạch năm 2016. Sở Công Thương Trà Vinh (2015). Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016. Sở NN&PTNT (2015). BÁO CÁO Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2015 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. *** PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH ĐÁP VIÊN 1. Nông dân TT Họ và tên Xã/huyện Số điện thoại 1 Kim Dũng Đa Lộc - HCT 0166905514 2 Kim Long Đa Lộc - HCT 01232517076 3 Thạch Chét Đa Lộc - HCT 01684977808 4 Kiên Ri Đa Lộc - HCT 5 Thạch Dư Đa Lộc - HCT 01647977093 6 Sơn Thị Sô Pha Đa Lộc - HCT 7 Lê Văn Kiểm Đa Lộc - HCT 0973990259 8 Huỳnh Thái Bình Đa Lộc - HCT 9 Dương Văn Sa Đa Lộc - HCT 01206967383 10 Nguyễn Văn Minh Đa Lộc - HCT 11 Sơn Phương Đa Lộc - HCT 01222157110 12 Thạch Ngọc Trí Đa Lộc - HCT 13 Sơn Ánh Thinh Đa Lộc - HCT 01656304986 14 Ngô Thị Mao Đa Lộc - HCT 15 Thạch Rồng Đa Lộc - HCT 01656973669 16 Thạch Ki Ri Gia Đa Lộc - HCT 17 Kim Thành Trung Đa Lộc - HCT 18 Thạch Phiếp Đa Lộc - HCT 19 Thạch Chung Đa Lộc - HCT 01683290883 20 Thạch Thi Minh Đa Lộc - HCT 01692422725 21 Huỳnh Văn Chiên Đa Lộc - HCT 01644524611 22 Nguyễn Văn Tới Mỹ Chánh - HCT 0918839150 23 Lê Văn Dài Mỹ Chánh - HCT 24 Trần Thanh Line Mỹ Chánh – HCT 01689758559 25 Thạch Sai Mỹ Chánh – HCT 01664243621 26 Huỳnh Văn Khó Mỹ Chánh – HCT 0947366593 27 Huỳnh Lộc Mỹ Chánh – HCT 0979915996 28 Trần Quốc Thuần Mỹ Chánh – HCT 0972073606 29 Đặng Quốc Thống Mỹ Chánh – HCT 0969993109 30 Trần Quốc Chương Mỹ Chánh - HCT 0933785229 31 Sơn Nhươl Mỹ Chánh – HCT 0907322551 32 Trần Văn Công Mỹ Chánh – HCT 01212689756 33 Ngô Văn Hón Mỹ Chánh – HCT 01262519080 34 Nguyễn Văn Tư Mỹ Chánh – HCT 0909465551 35 Nguyễn Văn Khánh Mỹ Chánh – HCT 0984767687 36 Trương Văn Trát Mỹ Chánh – HCT 01653846559 37 Trần Văn Viên Đại An – HTCú 0985160082 38 Trương Thành Lễ Đại An – HTCú 0985485182 39 Lâm Văn Dũng Đại An – HTCú 01647968954 40 Trần Dương Đại An – HTCú 01642338629 41 Thách Rết Đại An – HTCú 01647874008 42 Thạch Văn An Đại An – HTCú 01666172325 43 Sơn Minh Quang Đại An – HTCú 44 Nguyễn Văn Đọt Đại An – HTCú 01693828645 45 Lâm Văn Hành Đại An – HTCú 0988598194 46 Kim Tranh Sa Thea Đại An – HTCú 0969992725 47 Lý Thanh Tín Đại An – HTCú 48 Huỳnh Văn Hoạt Đại An – HTCú 0978462581 49 Diệp Sơ Viết Đại An – HTCú 01652837211 50 Diệp Thị Khiêng Đại An – HTCú 51 Trần Seng Đại An – HTCú 52 Trần Thị Nghĩa Đại An – HTCú 0922980721 53 Lâm Phát Ngọc Đại An – HTCú 54 Lâ mTrung Tín Đại An – HTCú 55 Thạch Thái Tân Hiệp – HTCú 01204853513 56 Kim Sa Van Tân Hiệp – HTCú 01635757626 57 Kim Sa Rây Tân Hiệp – HTCú 0972412823 58 Đặng Thanh Giảng Tân Hiệp – HTCú 01685358912 59 Nguyễn Văn Nhỏ Tân Hiệp – HTCú 01692905899 60 Nguyễn Văn Hòa Tân Hiệp – HTCú 01633469975 61 Kim Có Tân Hiệp – HTCú 0989818363 62 Thạch Cang Tân Hiệp – HTCú 01648640108 63 Trần Văn Nam Tân Hiệp – HTCú 01287807428 64 Thạch Sinh Tân Hiệp – HTCú 65 Thạch Tha Tân Hiệp – HTCú 0198924731 66 Thạch Trọng Tân Hiệp – HTCú 01289612392 67 Sa Ron Tân Hiệp – HTCú 0743865244 68 Đa Ga Tân Hiệp – HTCú 01699223572 69 Thạch Khôi Tân Hiệp – HTCú 0985392734 70 Dương Văn Út Tân Hiệp – HTCú 0985921060 71 Kim Thị Hoa Tân Hiệp – HTCú 72 Trần Thị Mỹ Nhung Tân Hiệp – HTCú 73 Thạch Thanh Tân Hiệp – HTCú 74 Thạch Thị Nữ Tân Hiệp – HTCú 75 Phạm Thị Bích Tân Hiệp – HTCú 76 Thạch Thị Sen Tân Hiệp – HTCú 77 Lý Thị Tranh Thi Châu Điền – HCK 01629560474 78 Huỳnh Del Châu Điền – HCK 01685005974 79 Thạch Phương Châu Điền – HCK 01695699454 80 Sơn Chung Châu Điền – HCK 01652288013 81 Thạch Tônl Châu Điền – HCK 01653778509 82 Sơn Sâm Bách Châu Điền – HCK 83 Thạch Phán Châu Điền – HCK 01684504377 84 Ta Quanh Châu Điền – HCK 85 Thạch Thương Châu Điền – HCK 01659631604 86 Trịnh Phú Sáp Châu Điền – HCK 0165788013 87 Thạch Thị Xâm Châu Điền – HCK 88 Thạch Thị Phiếp Châu Điền – HCK 016988044551 89 Thạch Dơ Châu Điền – HCK 01677363927 90 Trịnh Thị Thia Châu Điền – HCK 01666529750 91 Kim Thị Sô Thi Châu Điền – HCK 01666724494 92 Thạch Xên Châu Điền – HCK 01677784416 93 Trần Văn Mẩn Huyền Hội – HCL 01658092941 94 Phạm Văn Minh Huyền Hội – HCL 01699997257 95 Ngô Văn Việt Huyền Hội – HCL 0939575594 96 Phạm Văn Hưởng Huyền Hội – HCL 01667065782 97 Phạm Thanh Bình Huyền Hội – HCL 0984446284 98 Lê Văn Minh Huyền Hội – HCL 01655185386 99 Trần Văn Hinh Huyền Hội – HCL 01216997681 100 Thạch Thuận Huyền Hội – HCL 101 Huỳnh Văn Hùng Huyền Hội – HCL 01662374919 102 Nguyễn Thanh Sang Huyền Hội – HCL 01649333199 103 Nguyễn Ngọc Thảo Huyền Hội – HCL 01682121815 104 Võ Quốc Sấm Huyền Hội – HCL 0974983907 105 Dương Thanh Của Huyền Hội – HCL 01644491270 106 Thạch Bằng Huyền Hội – HCL 01666529339 107 Tảng Văn Hoàng Huyền Hội – HCL 0989002115 108 Trần Hiểu Hóa Huyền Hội – HCL 01667771965 109 Hồ Văn Quẹo Huyền Hội – HCL 0984115001 110 Nguyễn Thị Liên Huyền Hội – HCL 01685065713 111 Trương Thành Công Huyền Hội – HCL 0903341061 112 Lâm Trung Tín Tổ trưởng THT 0907651218 2. Thương Lái TT Họ và tên Tỉnh/thành Số điện thoại 1 Lê Minh Thiện Trà Vinh 0918626693 2 Lê Văn Kiểm Trà Vinh 0973330259 3 Nguyễn Văn Phụng Trà Vinh 0963652544 4 Trần Thanh Tuấn Trà Vinh 01626528302 5 Phạm Thị Tám Trà Vinh 0976785391 6 Nguyễn Kim Nhan Trà Vinh 0918759672 7 Cô Diễm Long An 01666246808 8 Anh Tuấn Tiền Giang 01673913901 9 Nguyễn Thanh Hải Tiền Giang 01662926532 3. Nhà máy xay xát TT Họ và tên Tỉnh/thành Số điện thoại 1 Cao Thành Sơn Trà Vinh 01696880188 2 Tăng Văn Long Trà Vinh 0919887667 3 Tân Phước Trung Trà Vinh 0966181333 4 Nguyễn Thanh Tòng Trà Vinh 01677961062 5 Cao Thị Thảnh Trà Vinh 0939149703 6 Thạch Thuận Trà Vinh 7 Nhà máy xay xát Càng Long (Cô Dung) Trà Vinh 0909207332 8 DN Thúy An (Chị Tuyết) Trà Vinh 0934442577 9 Nhà máy xay xát BaXi (Cô Mỹ Yến) Trà Vinh 0985921033 10 Nguyễn Thị Diệu Cái Bè, Tiền Giang 0913.798.328 11 Nhà Máy Chín Máy Cày Tân Trụ LA 0983767213 4. Công ty TT Họ và tên Tên công ty Số điện thoại 1 Phan Công Bình DNTN Công Bình, Long An 0916020739 2 Trần Thị Ngọc Hạnh DNTN Công Thành Út Hạnh 0982798879 3 Đặng Thị Liên Công ty TNHH LT-TP Long An 0903910033 4 Lâm Quốc Việt Công Ty THHH ADC - TV 0914683199 5 Dương Nguyễn Thảo Công ty Lương Thực Trà Vinh 0908623627 6 Chú Tư Hòa DNTN Vạn Hòa 0973770002 7 Nguyễn Công Hưng Công ty TNHH Đầu Tư Phước Sen- LA 01224676622 5. Đại lý bán sỉ/lẻ TT Họ tên Tỉnh/Thành Số điện thoại 1 Dương Thị Thu Trang Trà Vinh 0969122966 2 Lê Thị Lan Trà Vinh 0743852491 3 Chị Ben Trà Vinh 0939604597 4 Đặng Thị Hồng Trà Vinh 0977814752 5 Lê Út Quý Trà Vinh 0919329411 6 Nguyễn Thị Ngọc Trà Vinh 0973662219 7 Diệp Bích Vân Trà Vinh 0919647888 7. Nhà hỗ trợ TT Họ và tên Xã/huyện Số điện thoại Cấp xã/huyện 1 Lê Trung Thượng Đa Lộc - CT 01665757999 2 Tống Lâm Vuông Đa Lộc - CT 0919360568 3 Nguyễn Thị Thanh Thảo Mỹ Chánh - CT 0916093646 4 Lâm Thị Thúy Kiều Đại An – T Cú 0974480909 5 Thạch Ngọc Thắng Tân Hiệp – T Cú 01648523268 6 Nguyễn Thanh Hùng Huyền Hội - CL 0983336621 7 Đỗ Hữu Giàu Châu Điền - CK 0989646954 Cấp tỉnh 1 Phạm Văn Nhi PCT. LMHTX 0919872158 2 Huỳnh Nghĩa Thọ GĐ. Dự án AMD 0988423339 3 Trần Thị Viễn CV. Dự án AMD 0939171191 4 Nguyễn Thu Hằng CV. Dự án AMD 01688722088 5 Trần Thị Hồng Yến PTP. CCPTNT, Sở NN-PTNT 0975125141 6 Tô Ngọc Bình PGĐ. Sở KH-ĐT 0913880832 7 Nguyễn Thị Bích Vân TT KC. Sở Công Thương 0919182929 8 Hồng Ngọc Hưng Sở KH-ĐT 0908012325 PHỤ LỤC 2: THÔNG TIN CHUNG NÔNG DÂN Bảng 1 : Thông tin chung nông hộ tại Trà Vinh Dưới 1ha Trên 1ha Ý nghĩa Diện tích lúa (ha) 0,5 2,1 *** Năng suất lúa (tấn/ha) Tuổi (năm) 6,3 50 6,6 48 ns ns Nhân khẩu (người) 4,0 4,7 *** Kinh nghiệm sx (năm) 25 23 ns Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 ns: khác biệt không ý nghĩa, ***: khác biệt qua kiểm định T ở mức ý nghĩa 1% Bảng 2: Nhóm hộ khảo sát phân theo địa phương Dưới 1ha Trên 1ha Huyện Xã n % n % Châu Thành Đa Lộc 9 19,1 14 21,9 Mỹ Chánh 2 4,3 13 20,3 Trà Cú Đại An 14 29,8 3 4,7 Tân Hiệp 10 21,3 11 17,2 Càng Long Huyền Hội 7 14,9 13 20,3 Cầu Kè Châu Điền 5 10,6 10 15,6 Tổng cộng 47 (42,3%) 100,0 64 (57,7%) 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 Bảng 3: Nhóm dân tộc phân theo địa phương Kinh Khơme Huyện Xã n % n % Châu Thành Đa Lộc 4 19 Mỹ Chánh 10 5 Trà Cú Đại An 1 16 Tân Hiệp 6 15 Càng Long Huyền Hội 17 3 Cầu Kè Châu Điền 1 14 Tổng cộng 39 (35,1%) 100,0 72 (64,9%) 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015 Bảng 4: Học vấn người trực tiếp sản xuất lúa theo nhóm hộ và dân tộc Dưới 1ha Trên 1ha Kinh Khmer % % % % Mù chữ 10,9 6.5 2,7 11,3 Cấp 1 34,8 24.1 10,8 38,0 Cấp 2 32.6 37,1 37,9 33,8 Cấp 3 21,7 32,3 48,6 16,9 Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_ra_soat_phan_tich_danh_gia_va_xay_dung_ke_hoach_phat.doc
Tài liệu liên quan