Báo cáo Thực tập chuyên ngành khai thác thủy sản 1

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN 1 Nghề khai thác: Mành chụp Địa phương: Khánh Hòa GVHD: Nguyễn Trọng Lương Lớp: 56 Khai Thác Thuỷ Sản Thực hiện: Ngô Minh Hoàng MSSV: 56131960 Nha Trang, tháng 6 năm 2017NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Ngày ....... tháng ........ năm ......... GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo thực tập Khai thác thủy sản 1 là kết

docx30 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập chuyên ngành khai thác thủy sản 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả của quá trình tự nghiên cứu của bản thân, không sao chép kết quả của bất kỳ báo cáo tốt nghiệp nào trước đó. Báo cáo có tham khảo các tài liệu, thông tin theo danh mục tài liệu tham khảo của làm báo cáo. Nha Trang, ngày     tháng     năm 2017                  Sinh viên thực tập Ngô Minh Hoàng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa thực tập của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tập thể giáo viên trong Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản đã hết lòng tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường thời gian qua . Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Trọng Lương – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và động viên cá nhân tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thuyền trưởng tàu KH 97777TS và các anh em trên tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện công tác thực tập, điều tra, thu thập số liệu, tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu của khóa thực tập chuyên ngành. Xin chân thành cảm ơn các anh em trên tàu đã giúp đỡ hết sức nhiệt tình trong thời gian thực tập tại tàu. Thật lòng vô cùng cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của toàn thể gia đình, bạn bè trong suốt quá trình hoàn thành khóa thực tập, cũng như trong suốt quá trình học tập vừa qua. Mặc dù đã hết sức cố gắng song bài báo cáo thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy giáo, cô giáo cũng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin kính chúc quý Thầy, Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai. Tôi cũng xin kính chúc tập thể Thuyền trưởng và anh em trên tàu ra khơi gặp nhiều may mắn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 6 năm 2017 Sinh viên: Ngô Minh Hoàng Mục lục MỞ ĐẦU Khánh Hòa là vùng đất miền trung, nơi đón ánh nắng đầu tiên của tô quốc. Biển ở đây không những nổi tiếng đẹp mà nguồn lợi thủy sản rất là phong phú, đa dạng, trữ lượng lớn. Nghề biển ở đây phát triển nhiều ngành nghề đa dạng như vây, câu, rút, mành, rê, pha xúc... số lượng tàu thuyền theo các nghề biến đổi liên tục theo hàng năm. Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp. Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền. Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra biển trong quá khứ địa chất như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu không chỉ dừng lại ở bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe gà (Con Rùa), mũi Đông Ba... mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước biển phủ kín. Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun... Xen giữa các đái đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi là các đồng bằng biển, đó chính là đáy các vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa, với khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích từ 160 đến 180 ngàn km², trong đó có từ 23 đến 25 đảo, bãi cạn nổi thường xuyên, với tổng diện tích 10 km². Địa hình trên bề mặt các đảo rất đơn giản, chỉ là những mõm đá, vách đá vôi san hô, cao vài ba mét. Chuyến thực tập chuyên ngành lần này mang lại cho em rất nhiều cảm xúc, kinh nghiệm, sức chịu đựng sóng gió và tiếp thu một lượng kiến thức khá lớn về cuộc sống trên biển cũng như kỹ thuật đánh bắt thực tế. Làm tiền đề để học khá hơn những môn sau này và công tác nghiên cứu khoa học. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHỀ MÀNH CHỤP Nghề lưới Chụp là một nghề đang phát triển rất mạnh mẽ trong các nghề khai thác thủy sản của tỉnh Nghệ An, Bình Định, Khánh Hòa, nghề Chụp là nghề cho năng suất và hiệu quả đánh bắt cao, thu nhập bình quân 7-8 triệu đồng/lao động/tháng. Tính đến hết tháng 12/2014 số lượng tàu làm nghề có công suất >= 90 cv là 765 chiếc chiếm 61% trong tổng số 1245 chiếc tàu có công suất >= 90 cv tỉnh Nghệ An.  Hiện nay có hai dạng nghề khai thác lưới chụp là chụp 4 sào hay còn gọi là chụp 4 tăng gông, chụp 3 sào là chụp 3 tăng gông và chụp 2 sào hay còn gọi là chụp hai tăng gông. Nghề lưới chụp là nghề khai thác cá có sự dụng nguồn sáng. Tàu sử dụng ánh sáng tập trung cá, mực để khai thác phải theo đúng những quy định về tổng công suất nguồn sáng và cỡ, loại bóng đèn. Đèn thu hút cá, mực là loại bóng đèn cao áp thủy ngân, công suất 500 - 1000 w/bóng. Số lượng bóng đèn tùy theo yêu cầu mà trang bị cho phù hợp với kỹ thuật khai thác và quy định chung về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đèn gom cá, mực là loại bóng đèn có chiết áp điều chỉnh cường độ ánh sáng, công suất 1000 - 1500 w/bóng. Giá dàn đèn thu hút mực đặt trên nóc ca bin. Các bóng đèn thu hút mực phải đặt cách nhau 0,65m, nghiêng theo chiều thẳng đứng với góc 45 – 550, cách xa phía ngoài thành ca bin khoảng 0,80m và cách nóc ca bin khoảng 0,85m. Cần để treo đèn gom mực dài khoảng 2,50 m và đặt thẳng góc với thành ca bin; bóng đèn cách sàn tàu khoảng 0,95m. Hình 1 1: Sơ đồ bố trí hệ thống đèn chiếu sáng trên tàu nghề lưới chụp Các tăng gông được lắp đặt lên tàu nhờ giá đỡ có thể quay được, phía ngoài mỗi tăng gông lắp một ròng rọc treo để tuồn dây căng lưới, vật liệu làm tăng gông thường là gỗ cây Bạch đàn hoặc Phi lao. Hình 1 2 Hệ thống tăng gông và dây liên kết Lưới chụp có dạng hình nón (hình phễu) cấu tạo tổng thể một vàng lưới gồm các bộ phận: Hình 1 3: Cấu tạo tổng thể lưới chụp 1. Dây thắt đụt     2. Đụt lưới;           3. Thân lưới;                  4. Dây căng lưới 5. Giềng luồn;      6. Giềng băng;     7. Giềng rút                   8. Vòng khuyên Mùa vụ khai thác: Lưới chụp có thể hoạt động khai thác quanh năm.           Ngư trường khai thác: Ngư trường khai thác vùng biển miền Trung, Đông Nam Bộ và các vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.            Thời gian khai thác: Một chuyến biển của tàu nghề chụp có thời gian từ 5 đến 20 ngày, thời gian đánh bắt diễn ra Từ 6h tối đến 5h sáng hôm sau. Đây là nghề khai thác dụng nguồn sáng nên thường vào những ngày sáng trăng cá, mực không ăn đèn nên ngư dân không đánh bắt vào thời gian này. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU Phương pháp quan sát _Quan sát quá trình kỹ thuật khai thác khi làm việc, quan sát hình dáng kết cấu, các thông số kỹ thuật của lưới. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân _Phỏng vấn các thủy thủ trên tàu và thuyền trưởng, thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Phương tiện phục vụ _Bút thước, máy quay, điện thoại.. tài liệu tiêu chuẩn ngành. Phương pháp xử lý số liệu: _Lập bảng tính excel tính toán chi phí, thống kê các thông số ghi nhận được lập thành bảng. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Ngư trường – nguồn lợi thủy sản 3.1.1. Đặc điểm ngư trường hoạt động. Địa hình bờ biển Bờ biển kiểu tích tụ mài mòn. Địa hình bờ dốc có nhiều mũi đá nhô ra biển => đảo và bán đảo => hình thành các đầm phá, san hô. Đoạn bờ từ Qui Nhơn – Cà Ná: nhiều dải bờ biển khoảng 500km dốc,chia cắt sâu và ngang đều phức tạp. Từ Hải Vân đến mũi Sa Huỳnh: ít mũi đá nhô, các bãi cát gắn liền với đồng bằng. Từ Sa Huỳnh đến dải Cà Ná: nhiều đồng bằng nhỏ xen kẽ các dãy núi đồi đá gốc nhô ra biển, nhiều đảo và bán đảo che chắn. Độ sâu và địa hình đáy biển Là một vùng biển thoáng, bờ biển ít lòi lỗm, ít sông và ít đảo, đáy biển có độ dốc và độ sâu lớn, nhất là khu vực Quy Nhơn – Nha Trang. Độ dốc đáy biển lớn và không bằng phẳng, ít chịu ảnh hưởng của các sông lớn mà chịu ảnh hưởng của các dòng hải lưu. Trầm tích bề mặt đáy biển: mang đặc tính của vùng biển sâu, độ dốc tương đối lớn. Chất đáy chủ yếu là bùn cát, ra xa khơi là bùn cát lẫn vỏ nhuyễn thể. Đây là khu vực TLĐ hẹp nhất Việt Nam và phát triển kế thừa trên khung cấu trúc - kiến tạo định hướng Bắc Nam. Bề mặt TLĐ dốc, các đường đẳng sâu từ 20 – 100m nước áp sát vào nhau. Ven bờ nhiều đá gốc, đá ngầm và các rạn san hô. Đường đẳng sâu Đường đẳng sâu 30 – 100m nước song song với bờ và chỉ cách bờ 3- 10 hải lý. Đường đẳng sâu 200m và 500m cũng chỉ cách bờ 20-40 hải lý. Độ sâu lớn nhất: >4000mÞnghề khai thác cá nổi. Phạm vi phân bố từ độ sâu 60-250m thành phần cá đáy ở đây thấp hơn so với vùng biển khác (chỉ có khoảng 50 loài thường gặp) và phân bố rất phân tán chẳng hạn như cá Tráp, Hanh vàng có sản lượng cao nhất (khoảng 20%) Có các rạn đá và rạn san hô Þ nhiều loại hải sản có giá trị tập trung sinh sống. Chế độ khí hậu thủy văn Nhiệt độ nước biển: luôn luôn biến động. Tầng mặt: 21,5 – 28,5°C ( tháng 1 – 3), thấp nhất: 14 – 17°C (ven bờ). Ngoài khơi và phía nam: 24,5 – 28,4°C. Nhiệt độ nước tầng mặt cao, trung bình 27- 30,2°C (gió mùa tây nam). Độ mặn nước biển: Nước có độ mặn khá cao, thay đổi trung bình trên 32 độ. Đặc điểm hoàn lưu biển. _ Vùng biển Miền Trung là vùng biển mà chế độ thủy văn mang tính chất biển khơi là ưu thế. Chế độ dòng chảy ở khu vực này chịu sự chi phối của các dòng hải lưu sau: + Dòng hải lưu có nguồn gốc ở phía Bắc biển Đông Dòng chảy này chiếm ưu thế vào thời kỳ gió mùa Đông bắc và gây ra cường hóa dòng ở vùng. + Dòng hải lưu có nguồn gốc ven bờ vịnh Bắc Bộ. Chúng có hướng Bắc –Nam, đi dọc theo bờ miền Trung và suy yếu ở phía Nam của vùng. Chúng khá mạnh vào mùa gió Đông bắc. Vào mùa gió Tây nam, chúng suy yếu dần. Hình 3 1: Hoàn lưu biển Đông + Dòng hải lưu có nguồn gốc từ phía Nam Dòng chảy thịnh hành trong mùa gió Tây nam và chuyển động theo hướng tách ra khỏi bờ vùng Ninh Thuận – Bình Thuận để tạo ra vùng nước trồi mạnh Nam Trung Bộ. Hình 3 2: Dòng chảy nước trồi _ Nước trồi là một hiện tượng tự nhiên đặc sắc của biển và đại dương, nó phản ánh quá trình chuyển động thẳng đứng của nhiệt độ nước biển tạo lên vùng sinh thái thuận lợi cho việc tập trung và phát triển của nguồn lợi sinh vật biển, cho khả năng đánh bắt hải sản cao. _Nguyên nhân do quá trình phân kỳ, hội tụ của các khối nước, do quá trình tác động của địa hình đáy và gió tạo nên. Hình 3 3: Hiện tượng nước trồi. Chế độ gió bão, lượng mưa Hàng năm miền Trung phải hứng chịu trên 40%. Tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Bắc, cấp 6 ÷ 7, sóng to, biển động. Tuy sản lượng hai tháng này cao nhưng thường có áp thấp nhiệt đới nên tàu thuyền không thể ra khơi. Mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời gian trong năm. Mùa mưa đến với lượng mưa chiếm 68 - 75% lượng mưa trong năm Þlụt lớn, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. 3.1.2. Nguồn lợi thủy sản và đối tượng khai thác. Số lượng loài Nhóm cá nổi >60% (chủ yếu), cá đáy và cá gần đáy khoảng 40%. Cá sống gần bờ (ưu thế) khoảng 70%, cá biển khơi khoảng 29%, cá biển sâu khoảng 1%. Các loài cá sống ở biển miền Trung mang tính chất điển hình của vùng biển nhiệt đới, đa dạng, phong phú về chủng loại nhưng phân tán. Có khoảng 600 loài cá, có trên 30 loài có giá trị kinh tế cao. Có khoảng 50 loài tôm thuộc 6 họ tôm kinh tế là họ tôm he, tôm hùm, tôm rồng, tôm vỗ, tôm gai, họ moi biển. Ví dụ: trữ lượng tôm 19.981 tấn, khả năng khai thác khoảng 9.991 tấn 23 loài mực thuộc 3 họ, 6 giống, mực ống và mực nang( kinh tế) Ví dụ: Trữ lượng mực khoảng 19.310 tấn và khả năng khai thác khoảng 7723 tấn. Phân bố các nhóm nguồn lợi Nhóm cá nổi: phong phú và đa dạng hơn các vùng biển khác. Nhóm cá nổi gần bờ: cá Trích, cá Nục, cá Cơm Hình 3 4: Nguồn lợi cá Hình 3 5: Nguồn lợi cá _ Nhóm cá nổi đại dương: họ cá Chuồn, họ cá Thu và họ cá Ngừ... thường phân bố ở độ sâu trên 200m và chỉ vào gần bờ để sinh sản trong khoảng tháng 4-8. Đứng đầu là cá ngừ Chù và cá Thu vạch tập trung nhiều từ vùng biển Quảng Trị đến Khánh Hòa (10 – 12% sản lượng đánh bắt). _ Nhóm cá đáy: Thành phần cá đáy thấp hơn ở các vùng biển khác (chỉ có 50 loài thường gặp) và phân bố rất phân tán chẳng hạn như cá Tráp, Hanh vàng có sản lượng cao nhất (khoảng 20%) ,có 12 loài sản lượng cao. Phạm vi phân bố rất rộng từ độ sâu 60-250m. Loài chiếm ưu thế Nhóm cá nhám, cá mập: Vào mùa gió Tây Nam, các loài này thường xuất hiện ở vùng biển từ Bình Định – Khánh Hòa và khu vực phía Tây quần đảo Trường Sa. Nhóm cá bạc má chiếm ưu thế ở vùng biển miền Trung. Mực xà: chủ yếu bắt gặp ở vùng biển xa bờ, trong đó vùng biển xa bờ các tỉnh Quảng Ngãi đến Phú Yên và vùng biển phía Tây Nam quần đảo Trường Sa là những khu vực có năng suất khai thác mực xà cao. Tần suất bắt gặp mực xà trong mùa gió Tây Nam cao hơn so với ở mùa gió Đông Bắc. Nhóm cá cơm: vào mùa gió Tây Nam. Nhóm cá cơm phân bố chủ yếu ở vùng biển Quảng Ngãi. Vùng ven biển Khánh Hòa – Ninh Thuận cũng là khu vực nhóm cá cơm phân bố nhiều hơn so với các khu vực khác. Nhóm cá trích: Vào mùa gió Tây Nam. Nhóm cá trích phân bố nhiều ở vùng ven biển Bình Định và Khánh Hòa đến Ninh Thuận.  Nhóm cá bạc má – ba thú: Trong mùa gió Tây Nam, khu vực Quảng Nam - Quảng Ngãi, vùng biển Khánh Hòa – Ninh Thuận. Nhóm cá nục: Nhóm cá nục chiếm ưu thế vùng biển miền Trung ở cá hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam. Trữ lượng, khả năng khai thác. Trữ lượng nguồn lợi hải sản ước tính khoảng 712 ngàn tấn, trong đó cá nổi nhỏ (616 ngàn tấn, chiếm 86,6%); hải sản tầng đáy (95 ngàn tấn, chiếm 13,3%); cá rạn san hô (0,8 ngàn tấn, chiếm 0,1%).( theo trang thông tin tổng cục thủy sản: kết quả đánh giá tổng hợp hiện trạng nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam, giai đoạn 2011-2013). 3.2. Tàu cá và trang thiết bị phục vụ khai thác. 3.2.1. Đặc điểm tàu cá 3.2.1.1 Các thông số cơ bản của tàu. Kích thước chính: Dài x Rộng x Cao = 24,0 x 7,0 x 3,5m Hình dáng và kết cấu tàu: Thân tàu được làm bằng gỗ, trên các bề mặt có phủ lớp composit. Kết cấu tàu vững chắc, ít rung lắc rất phù hợp với tàu cá nghề mành chụp (có tăng gông tàu dài 18m, chịu mô men uốn ngang rất lớn). Các vị trí dễ xảy ra va đập được gia cố bằng Inox, do vậy đã nâng cao khả năng chịu va đập của tàu. Máy chính: Công suất 1150Hp Máy phụ: Tàu trang bị 02 cụm máy phụ: Máy phụ 1: Công suất 300HP – dẫn động máy phát điện  3 pha 220 – 380V, công suất 200 kVA; Máy phụ 2: Động cơ Yanmar, Nhật, công suất 350Hp, dẫn động máy phát điện 3 pha 220-380V, công suất 250KVA; Hệ thống điện công suất lớn nhằm phục vụ nhu cầu thắp sáng cho 200 bóng đèn siu loại 1kW- nhằm đảm bảo ánh sáng cho việc khai thác. Bố trí chung: Tàu chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu gỗ. Tàu bao gồm 01 cabin lái, bố trí 2 sạp ngủ cho thuỷ thủ đoàn 12 người, nhà bếp .Ca bin tàu được chế tạo từ vật liệu gỗ, có kết cấu rất vững chắc, mui ca bin có thể bố trí trang thiết bị có khối lượng đến 10 tấn và lắp đặt khung treo đèn có chiều dài 10m, thuận lợi cho thao tác khai thác tàu. Có 05 hầm cách nhiệt với tổng dung tích các khoang là 70m3. Trang bị hệ thống thiết bị cơ khí phục vụ nghề mành chụp, bao gồm hệ khung dàn, 04 tăng gông, 03 bộ tời điện 3 pha 220/380V-15kW, và 01 bộ tời điện 3 pha 220/380V- 7,5kW, phục vụ việc nâng hạ lưới, kéo neo và vươn tăng gông, đáp ứng yêu cầu của nghề mành chụp. Hệ thống nhiên liệu gồm 3 két chứa, có tổng dung tích 15.000 lít, đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục 60 ngày trong phạm vi toàn vùng lãnh hải Việt Nam. Mặt boong thoáng và rộng, đáp ứng nhu cầu thao tác cho ngư dân. Trang bị hệ thống lái truyền động, thuận tiện trong thao tác; 3.2.1.2 Bản vẽ bố trí chung của tàu Hình 3 6: Bố trí chung của tàu 3.2.1.3 Máy tàu Hình 3 7: Máy tàu 3.2.2. Trang thiết bị phục vụ khai thác 3.2.2.1 Máy khai thác Máy định dạng AIS Máy dò ngang SONAR, máy dò đứng. Máy định vị GPS 3.2.2.2 Máy điện hàng hải Máy đàm thoại tầm gần, tầm xa. 3.3. Ngư cụ 3.3.1. Thông số kỹ thuật ngư cụ Bảng 3 1- Trang bị của lưới chụp Tên gọi Số lượng Vật liệu Quy cách Áo lưới gồm: - Thân lưới - Chao lưới và đụt lưới 1 Sợi polyamid (sợi PA) Sợi polyetylen (sợi PE) Sợi PA đơn, Φ = 0,40 mm. Sợi PE 380D/3x3, Φ = 0,89 mm Giềng miệng (giềng luồn và giềng băng) 2 Dây polypropylen (dây PP) Φ = 12,00 mm Giềng rút 1 PP Φ = 60 mm Dây căng lưới 4 PP Φ = 30 mm Dây thắt đụt 1 PP Φ = 6 mm Vòng khuyên 20 inox Đường kính ngoài của vòng khuyên Φ = 160 mm; đường kính của vật liệu d = 28 mm; khối lượng 1 vòng khuyên: 0,5 kg Tăng gông - Tăng gông chính (mạn trái) - Tăng gông chính (mạn phải) 2 2 Thanh sắt hàn dài hình lục giác liên kết chắc chắn Dài 18 m _Chu vi miệng lưới đã rút gọn: 168 m _Chiều cao lưới kéo căng: 55 m 3.3.2. Áo lưới Vật liệu áo lưới của lưới chụp mực được quy định trong Bảng 3.2 Bảng 3.2 Bảng 3 2- Vật liệu áo lưới chụp Tên gọi Vật liệu Đường kính, mm Kích thước mắt lưới, a,mm Diện tích giả, m2 Khối lượng kg Đụt lưới PE 380D/3x3 0,89 15 75,60 2,85 Thân lưới PA mono PA mono PA mono 0,40 0,40 0,40 15 15 15 529,20 756,00 1 965,60 6,56 9,38 24,38 Chao lưới PE 380D/3x3 0,89 17,5 267,54 8,25 - Kích thước mắt lưới + Đụt lưới: + Thân lưới + Chao lưới a = 25 mm a = 20 mm a = 20 mm - Hệ số rút gọn ở miệng lưới: U = 0,50 - Diện tích giả của áo lưới: 3844 m2 - Khối lượng áo lưới: 51,42 kg - Khối lượng chì: 1700 kg 3.3.3. Hệ thống dây giềng Bảng 3 3- Vật liệu dây giềng của lưới chụp Tên gọi Số lượng Vật liệu Đường kính, 6mm Chiều dài,  m Khối lượng, kg Giềng miệng - Giềng luồn - Giềng băng 1 1 Dây PP Dây PP 12,00 12,00 95,55 95,55 2,87 2,87 Giềng rút 1 Dây PP 60 200,00 23,00 Dây căng lưới 4 Dây PP 16,00 70,00 35,00 Dây thắt đụt 1 Dây PP 6,00 5,00 0,09 Tổng 83,94 - Chiều dài giềng rút: 200,00 m 3.3.4. Phụ tùng - Số lượng tăng gông: 4 chiếc Vòng khuyên Bảng 3 4- Vật liệu vòng khuyên của lưới chụp Tên gọi Số lượng Vật liệu Khối lượng, kg Vòng khuyên 20 inox 12 Chì Bảng 3 5- Vật liệu vòng khuyên của lưới chụp Tên gọi Số lượng Vật liệu Khối lượng, kg Chì 340 Chì (Pb) 1700 3.3.5. Các bản vẽ ngư cụ Hình 3 8: Bản vẽ ngư cụ 3.3.6. Quy trình thi công chế tạo ngư cụ 3.4. Tổ chức sản xuất và kỹ thuật khai thác 3.4.1. Tổ chức sản xuất Quy trình tổ chức chuyến biển Canh thời gian sau trăng khoảng từ 17-19 âm lịch để bắt đầu chuyến biển. Chuẩn bị: Đá, lương thực thực phẩm, xăng, nước ngọt và những thứ cần thiết. Lập hành trình chuyến biển đến các điểm đánh bắt. Tiến hành khai thác và bảo quản sản phẩm. Mô tả các công đoạn của quy trình Bờ Lấy đá: Nguồn đá say khoảng 1500 cây đá cho thẳng vào hầm chứa. Lương thực thực phẩm: cho vào hầm bảo quản Dầu: 15 000 lít. Ngư trường: Hành trình đến điểm đánh bắt rồi thả neo dù. Đợi trời tối chong đèn tập trung cá Thấy cá tập trung nhiều tiến hành thả lưới chụp cá. Tiến hành bảo quản sản phẩm. 3.4.2 Kỹ thuật khai thác Quy trình kỹ thuật khai thác Dừng máy thả neo nổi cho tàu trôi dạt 0,5 hải lý/h. Chong đèn: Đợi trời tối tầm 6 -7h, bắt đầu chong đèn. Quan sát máy dò xem mật độ của cá dưới tàu, khi thấy số lượng nhất định thì thuyền trưởng ra hiệu Thả lưới. Thả lưới: Đầu tiên dùng cẩu nâng hạ chì suống nước sau đó 4 dây định hình lưới sẽ kéo lưới về 4 đầu của tăng gông tạo thành một hình vuông rộng. Kéo một căng thân lưới trên bề mặt lên lại tàu để dễ quan sát cá nổi và tránh hiện tượng quấn lưới. Thuyền trưởng tắt đèn dần dần và lu đèn về bên mạng, sau đó tắt hẳn đèn và thả lưới cho chìm suống kèm theo tất cả phần lưới còn lại trên tàu. Độ sâu của lần chụp do thuyền trưởng quyết định, đến độ sâu nhất định thì thuyền trưởng ra hiệu thu lưới.. Thu lưới bắt cá và bảo quản : Bật tời thu dây rút, và cẩu lưới lên từ từ. Đụt lưới khi cẩu lên cần để ý trọng lượng của mẻ cá mà phân chia đụt để kéo lên nhiều lần, tránh rách lưới đứt dây cẩu. Cho cá vào khay trộn đá và cho suống hầm bảo quản nhanh. Mô tả chi tiết các công đoạn của kỹ thuật khai thác Chuẩn bị chuyến biển Lập kế hoạch hành trình; chuẩn bị nhiên liệu, phương tiện dụng cụ bảo quản sản phẩm và nhu yếu phẩm đủ cho thời gian khai thác dự kiến ở ngư trường. Kiểm tra thiết bị hàng hải và khai thác, hệ thống ngư cụ trên tàu. Chuẩn bị phương tiện dụng cụ để sửa chữa những sự cố thông thường của thiết bị và ngư cụ. Hành trình đến ngư trường Trên cơ sở xác định khu vực có mực tập trung, điều khiển tàu hành trình đến ngư trường và chọn nơi đáp ứng được điều kiện kỹ thuật để chuẩn bị thao tác khai thác cá. Sắp xếp bố trí nhân lực vào vị trí làm việc. Lao động trên tàu khi hoạt động khai thác cá được bố trí như Hình Trong đó: Thuyền trưởng (1) là người chỉ huy chung. Các vị trí thủy thủ (2), (3), (4), (5) và (6) có thể linh hoạt hỗ trợ lẫn nhau trong các thao tác khi tiến hành hoạt động sản xuất tùy theo yêu cầu chỉ huy của thuyền trưởng. Sắp xếp hệ thống ngư cụ và thiết bị khai thác vào vị trí làm việc Tiến hành cố định tăng gông và liên kết với hệ thống dây căng lưới Lưới được liên kết với tăng gông bằng dây căng miệng lưới có chiều dài mỗi sợi 70 m. Liên kết dây buộc lưới với 4 vòng khuyên góc đã được đánh dấu. Hình 3 9: Cố định hệ thống tăng gông và các dây liên kết CHÚ DẪN: 1. Dây căng lưới mạn trái 3. Tăng gông chính 5. Ròng rọc treo lưới 7. Cần cố định tăng gông đuôi 9. Dây chằng tăng gông đuôi 11. Đèn gom cá 13. Dây giềng rút 2. Dây căng lưới mạn phải 4. Tăng gông phụ 6. Cần cố định tăng gông mũi 8. Dây chằng tăng gông mũi 10. Đèn thu hút cá 12. Lưới Phát hiện và tập trung đàn cá - Khi đến ngư trường, thuyền trưởng cho tiến hành thả neo dù và điều khiển tốc độ trôi của tàu dưới 1 m/s (Hình 16). - Dò tìm đàn cá bằng cách quan sát trên màn hình máy dò cá rồi bật hệ thống đèn thu hút cá. - Khi quan sát thấy đàn cá đã tập trung quanh tàu, thuyền trưởng sẽ quyết định thời điểm thả lưới. Hình 3 10- Thả neo dù trôi tàu Căng lưới và điều chỉnh ánh sáng gom cá a) Hai thủy thủ ở vị trí (2) và (5) trên Hình 3.12 đưa hai vòng khuyên đã được đánh dấu chia đôi miệng lưới tới vị trí thao tác rồi liên kết dễ tháo với cọc bích. Các thủy thủ ở các vị trí khác vào vị trí làm việc. Hình 3 11- Vị trí thao tác khi căng và thả lưới b) Thủy thủ đứng tời ở vị trí (4) vận hành máy tời để kéo dây căng lưới ở tăng gông mạn trái, phía mũi tàu. Khi góc lưới được kéo đến ròng rọc treo đầu tăng gông, thủy thủ ở vị trí (6) tiến hành liên kết dây căng lưới với cọc bích bằng nút dễ tháo. c) Các thao tác tiếp theo để kéo dây căng lưới ở tăng gông mạn trái và mạn phải phía đuôi tàu được các thủy thủ ở vị trí (5) và (6) tiến hành tương tự như thao tác phía mũi tàu. d) Dây căng lưới mạn phải, đuôi tàu được kéo sau cùng và được giữ bởi thủy thủ ở vị trí (4) khi góc lưới được đưa ra ròng rọc treo đầu tăng gông. đ) Thuyền trưởng (1) bật đèn gom cá; sau đó, tắt dần các bóng đèn thu hút cá theo trình tự như Hình 18. Mỗi lần tắt một bóng đèn hoặc một nhóm từ 2 bóng đến 4 bóng tùy theo số lượng bóng được trang bị trên tàu. Thời gian giữa hai lần tắt đèn từ 1 min đến 2 min. e) Giảm dần cường độ ánh sáng của các bóng đèn gom cá bằng cách giảm điện áp vào bóng xuống còn khoảng từ 40 V đến 60 V. Sau đó, cho tắt dần các bóng đèn gom cá; thời gian tắt đèn kéo dài trong khoảng từ 8 min đến 10 min. Thả lưới a) Khi mực nổi thành đàn và hoạt động chậm chạp trên mặt nước, thuyền trưởng (1) quyết định cho thả lưới đánh bắt. Các vị trí thao tác khi thả lưới như Hình 17. b) Các thủy thủ ở các vị trí (2), (4), (5) và (6) đồng thời tháo mối liên kết giữa dây căng lưới với cọc bích trên tàu. c) Thủy thủ ở vị trí (3) thả hết phần thịt lưới và phần dây giềng rút bằng chu vi miệng lưới cộng với khoảng 0,8 đến 1,2 độ sâu ngư trường đã được chuẩn bị trước. d) Toàn bộ quá trình thả lưới phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ nhịp nhàng giữa các vị trí. Thời gian thả lưới chỉ được kéo dài trong khoảng từ 50 s đến 120 s. Lưới chụp mực khi được thả hết xuống nước như Hình 19. Hình 3 12- Vị trí lưới được thả hết dưới nước Thu giềng rút và hệ thống giềng chì Ngay sau khi thả xong lưới phải tiến hành thu ngay giềng rút và hệ thống giềng chì. Các vị trí thao tác như Hình 20. Hình 3 13- Vị trí thao tác khi thu giềng rút a) Theo lệnh chỉ huy của thuyền trưởng (1), các thủy thủ ở vị trí (4) và (6) đưa hai đầu giềng rút về vị trí máy tời rồi vận hành máy tời để thu dây giềng rút (Hình 20 và Hình 21). Hình 3 14- Thu giềng rút b) Các thủy thủ ở vị trí (2), (3) và (5) phải quan sát quá trình cuộn rút dây giềng để kịp thời xử lý các sự cố nếu xảy ra. c) Cẩu toàn bộ giềng rút và hệ thống giềng chì lên tàu. Thời gian thực hiện quá trình thu giềng rút và hệ thống giềng chì lên tàu phải đảm bảo chỉ kéo dài trong khoảng từ 3 min đến 4 min. Hình 3 15. Khép kín miệng lưới, đưa hệ thống giềng miệng lên tầu. Thu lưới a) Khi thu lưới (Hình 23), tất cả thủy thủ ở các vị trí (2), (3), (4), (5) và (6) tập trung kéo lưới lên tàu. Khi thu phải tiến hành thu lưới lần lượt từ miệng đến đụt lưới. Nếu sản phẩm đánh bắt được nhiều, có thể tiến hành thu từng phần đụt lưới. Hình 3 16- Vị trí thao tác khi thu hồi lưới b) Khi kết thúc một đợt khai thác cá, thủy thủ phải tiến hành rửa sạch boong tàu thao tác và sẵn sàng các hoạt động chuẩn bị cần thiết để tiếp tục đánh bắt cá khi tàu đến vị trí đánh bắt tiếp theo. Một số lưu ý Trong quá trình hoạt động khai thác, một số sự cố dưới đây có thể xảy ra, phải có biện pháp xử lý kịp thời: - Hệ thống ánh sáng không ổn định Cách khắc phục: Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện, bóng đèn, dây dẫn, bóng đèn Khi tắt, mở công tắc đèn phải dứt khoát. Sử dụng điện áp đúng mức quy định của thiết bị. - Gẫy tăng gông căng lưới Cách khắc phục: Phải dừng việc thả lưới bằng cách cố định dây căng lưới và dây giềng rút rồi tiến hành thu lưới lên tàu. Để hạn chế sự cố này xảy ra, trước khi đi biển phải kiểm tra kỹ tăng gông căng lưới. - Rối hoặc đứt dây giềng rút và dây căng lưới Cách khắc phục: Phải dừng thao tác, thu dây để sửa chữa. Tiến hành xả xoắn và kéo giãn các dây trước khi sử dụng. Để hạn chế sự cố này xảy ra phải kiểm tra thường xuyên, thay thế dây mới khi cần thiết. 3.4.3. Phân loại và bảo quản sản phẩm Phân loại và thành phần sản phẩm _Giai đoạn này không đáng kể vì cá được đánh bắt chủ yếu là cá ngừ ồ, sản lượng các loài cá khác rất thấp nên người dân không chú trọng phân loại sản phẩm. Bảo quản sản phẩm _Cho cá vào khay nhựa sau đó rải đá lên một lớp trên cùng, đậy nắp và đưa suống hầm tiếp tục rải đá lên bề mặt các khay. _Phương pháp này giữ được cá tươi khoảng 5-8 ngày, nên sau 8 ngày tàu phải về bờ để xuất cá và lấy đá mới tiếp tục đi tiếp. 3.5. Đánh giá hiệu quả sản xuất 3.5.1. Đánh giá công tác tổ chức sản xuất _ Công tác tổ chức sản xuất nhìn chung an toàn, tuy nhiên khâu đưa đụt lên tàu còn hết sức khó khăn. Khó tính toán được mẻ lưới mà tiến hành chia đụt. Quá trình chia đụt tốn nhiều thời gian và công sức lặn suống nước thắt dây. Lao động làm việc về đêm, sức khỏe năng suất lao động có phần giảm sút. Bảo quản cá trên tàu còn chưa hợp lý, không giữ được độ tươi cho cá sau 10 ngày. 3.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế chuyến biển - Để đánh giá hiệu quả kinh tế của một chuyến biển phụ thuộc vào doanh thu và các chi phí bỏ ra để chuẩn bị cho chuyến biển dài ngày. Tàu khai thác được chủ yếu là cá ngừ ồ, sản lượng cá khác rất thấp nên doanh thu chủ yếu từ bán cá ngừ ồ. Các thuyền viên không được chia sau khi bán cá, họ phải đợi mùa trăng kết thúc, chủ tàu mới tổng kết một lần và chia lần lượt cho các thuyền viên. Nên đây chỉ là đánh giá thực tế một chuyến biển tôi đi dựa theo thông tin của chủ tàu cung cấp. stt Tên loài cá Sản lượng Đơn vị Đơn giá Tổng tiền(vnđ) 1 Cá ngừ ồ 300 Tấn 10.000 300.000.000 -Qua phỏng vấn các thuyền viên trên biển tôi biết được chi phí của chuyến biển như sau: * Chi phí: Bảng 3 6: Chi phí stt Tên chi phí Số lượng Đơn vị Đơn giá Tổng tiền 1 Dầu 10000 lít 15.000 150.000.000 2 Đá 750 cây 22.000 16.500.000 3 Nước ngọt 8000 lít 400.000 4 Lương thực, thực phẩm 2 Tấn 24.000.000 Tổng 190.900.000 * Vậy tổng lợi nhuận của chuyến biển này là: 109.100.000 vnđ - Tàu tôi thuyền trưởng đồng thời cũng là chủ tàu, mặc dù chưa chia tiền nhưng theo thông tin thuyền viên cho biết chủ tàu sẽ được nhận 2 phần và các phần còn lại chia cho các thuyền viên, có 2 thuyền viên phụ trách thêm công việc nên họ được chủ tàu chia thêm những người còn lại. - Qua lợi nhuận vừa tính tôi thấy lợi nhuận của chuyến biển này không nhiều, hiệu quả kinh tế của chuyến biển tương đối thấp, chưa đạt so với điều kiện làm việc khó khăn và nguy hiểm dài ngày của các thuyền viên trên tàu. Nhìn chung mỗi chuyến biển các thuyền viên trên tàu kiếm được 3-10 triệu đồng tùy chuyến. Đời sống khá khó khăn, chưa trang trải đủ cho gia đình. Mức thu nhập thấp nếu tháng thất cá. Thu nhập thấp nên các chủ tàu vẫn đang khốn đốn trong việc tìm nhân sự để ra khơi bám biển. 3.5.3. Đánh giá tác động của ngư cụ đối với NLTS _ Tàu đánh bắt nghề mành chụp tiến hành khai thác tại vùng lộng, vùng nước sâu mà đánh bắt chủ yếu là cá nổi nên không làm ảnh hưởng đến môi trường tầng đáy. Mặc khác tàu chỉ đánh bắt các loài hướng quan như cá, giáp sát.. nên các loài không mong muốn rất hiếm khi lọt vào lưới. Nhưng mắt lưới khá nhỏ vây với số lượng lớn đàn nên mang tính chọn lọc các thể trong đàn kém. Không gây ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến các sinh vật khác. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận - Sau thời gian thực tập cùng với ngư dân trên biển, thực tế quan sát, khảo sát về nghề mành chụp. Ngành này vẫn còn khá mới đối với nghề cá nước ta, lưới chụp chưa được phổ biến ngư dân còn phải đặt hàng ở nơi khác chuyển về chứ không tự thi công lắp ráp được. Chính điều này làm cho công tác thực tập khá là khó khăn cộng với việc ngư dân còn hạn chế cho sinh viên thực tập biết hay đo đạt nhiều về lưới nên các thông số chỉ mang tính tương đối. Kiến nghị - Chính quyền địa phương cấp cơ sở cần quan tâm đúng mức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thành lập và phát triển nghề.  - Hoạt động của các tổ, đội đạt hiệu quả chưa cao do các tổ, đội được thành lập nhưng hoạt động chưa đúng với quy ước, quy chế chung. Việc thành lập các tổ, đội khai thác trên biển theo nghề hay ngư trường vẫn còn hạn chế do ngư dân luôn có tư tưởng giấu ngư trường khai thác, không khai báo toạ độ với cơ quan chức nănggây khó khăn trong việc thông báo diễn biến tình hình thời tiết, phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, làm ảnh hưởng đến việc kêu gọi tàu thuyền khi có bão, áp thấp nhiệt đới trên biển. - Các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_thuc_tap_chuyen_nganh_khai_thac_thuy_san_1.docx
Tài liệu liên quan