Báo cáo Thực tập tại Bộ Kế hoạch Đầu tư - Vụ Thương mại

Báo cáo thực tập tổng hợp I. Lịch sử hình thành, quá trình phát triển chức năng và nhiệm vụ của Bộ kế hoạch đầu tư 1.1. Sơ lược lịch sử hình thành quá trình phát triển của Bộ kế hoạch đầu tư Ngày 31/12/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệnh số 78. SL thành lập uỷ ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Uỷ

doc13 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Bộ Kế hoạch Đầu tư - Vụ Thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ban gồm các uỷ viên là tất cả các lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ. Ngày 14/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh 68. SL thành lập ban kinh tế Chính phủ (thay cho uỷ ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết). Ban kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác. Ngày 8/10 /1955, Hội đồng chính phủ đã họp và ra quyết định thành lập Uỷ ban kế hoạch quốc gia và ngày 14/10/1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra thông tư số 603/TTG quyết định thành lập Uỷ ban kế hoạch Quốc gia. Hệ thống cơ quan kế hoạch từ TW tới địa phương được thành lập bao gồm:Uỷ ban kế hoạch Quốc gia và các bộ phận kế hoạch của các Bộ ở TW, Ban kế hoạch của các khu, tỉnh, huyện nằm trong uỷ ban hành chính. Nhiệm vụ của các cơ quan kế hoạch các cấp là xây dựng dự án kế hoạch phát triển kinh tế –văn hoá;tiến hành công cuộc thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9/10/1961, Hội đồng chính phủ đã ra quyết định 158/CP qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Trong quá trình thực hiện, Hội đồng đã có những quyết định bổ sung và sửa đổi bộ máy Uỷ ban kế hoạch Nhà nước phù hợp với tình hình phát triển Kinh tế-Xã hội của đất nước. Ngày 1/1/1993, sát nhập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW và bộ phận đăng ký kinh doanh của trọng tài kinh tế về Uỷ ban kế hoạch Nhà nước Ngày 1/11/1995, hợp nhất hai cơ quan:Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư thành Bộ kế hoạch đầu tư. 1.2. Bộ máy tổ chức của Bộ kế hoạch đầu tư Bộ máy tổ chức của Bộ kế hoạch đầu tư hiện có 22 đơn vị giúp Bộ trưởng làm chức năng quản lý Nhà nước và 7 đơn vị sự nghiệp. Trên cơ sở Nghị định 75. CPBộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư cùng với Bộ trưởng-Trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ ra thông tư liên bộ về hệ thống kế hoạch cấp tỉnh và thành phố trực thuộc TW, qui định rõ chức năng, nhiệm vụ cho hệ thống kế hoạch địa phương và nay đã được triển khai trong cả nước. Ta có sơ đồ tổ chức bộ máy của Bộ kế hoạch đầu tư hiện nay: Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư (Trần Xuân Giá) Các thứ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư (6 thứ trưởng) Khối văn phòng Khối các vụ Các đơn vị sự nghiệp 1-Văn phòng Bộ kế hoạch đầu tư 2-Văn phòng Thẩm định dự án đầu tư 3-Văn phòng Xét thầu quốc gia Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Tổng hợp KTQD Vụ Kinh tế địa phương Vụ Taì chính Tiền tệ VụDoanh nhiệp Vụ Kinh tế đối ngoại Vụ Quan hệ với Lào và Cam-pu-chia Vụ Thương mại-Dịch vụ Vụ Pháp luật đầu tư Vụ Đầu tư nước ngaòi Vụ Quản lý dự án Vụ Quản lý KCN-KCX Vụ Nông nghiệp và PTNT Vụ Công nghiệp Vụ Cơ sở hạ tầng Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội Vụ Khoa học-Giáo dục-Môi trường Vụ Quốc phòng an ninh 1-Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TW (tương đương tổng cục loại 1) 2-Viện chiến lược phát triển (tổng cục loại 1) 3-Trung tâm thông tin (Gồm cả Tạp chí Kinh tế và dự báo) 4-Báo Đầu tư 5-Trung tân Nghiên cứu Kinh tế Miền nam 6-Trường Nghiệp vụ kế hoạch 1.3. Chức năng nhiệm vụ của Bộ kế hoạch đầu tư 1. Bộ kế hoạch đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau: 2. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế –Xã hội xủa cả nước và các quy hoạch phát triển Kinh tế-Xã theo ngành, vùng lãnh thổ. Xác đình phương hướng và cơ cấu gọi vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, đảm bảo sự cân đối giữa đầu tư trong nước và ngoài nước để trình Chính phủ quyết định. 3. Trình chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản, pháp qui có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý Kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu Kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch kế hoạch để ổn định và phát triển Kinh tế –Xã Hội;Nghiên cứu, xây dựng các quy chế và phương pháp kế hoạch hoá, hướng dẫn các bên nước ngoài và Việt Nam trong việc đầu tư vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngaòi. 4. Tổng hợp các nguồn lực của cả nước, kể cả các nghồn lực từ ngước ngoài để xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển Kinh tế –Xã Hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền Kinh tế Quốc dân:giữa tích luỹ và tiêu dùng, tài chính tiền tệ, hàng hoá vật tư chủ yếu của nền kinh tế, xuất nhập khẩu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Phối hợp với Bộ tài chính trong việc phân bổ kế hoạch thu chi ngân sách Nhà nước cho các Bộ, Ngành và địa phương để trình Chính phủ. 5. Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW xây dựng và cân đối tổng hợp kế hoạch, kể cả kế hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phù hợp với chiến lược phát triển Kinh tế –Xã hội của cả nước, nghành Kinh tế và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt 6. Hưỡng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc TW trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển Kinh tế –Xã Hội, các chương trình chính sách của Nhà nước đối với việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Niệt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài 7. Điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền Kinh tế Quốc dân chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực do Chính phủ giao;làm đầu mối phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư trên. 8. Làm chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà Nước;xét duyệt định mức Kinh tế –Kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; là cơ quan thường trực hội đồng thẩm định dự án đầu tư trong nước và ngoài nước;là cơ quan đầu mối trong việc điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA, quản lý đăng kí kinh doanh;cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh liên kết của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra ngước ngoài. Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư 9. Trình Thủ tướng chính phủ quyết định việc sử dụng quĩ dự trữ Nhà Nước 10. Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập, xử lý các thông tin về việc xây dựng và điều hành kế hoạch. 11. Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc Bộ quản lý. 12. Thực hiện hợp tác quộc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính sách Kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hoá phát triển Kinh tế-Xã hội, hỗ trợ phát triển và hợp tác đầu tư. 1.4. Những thành tích nổi bật Bộ kế hoạch đầu tư đã đạt được Trong suốt 45 năm xây dựng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng lãnh đạo Bộ và Đảng uỷ cơ quan, tất cả các đơn vị, các cá nhân trong cơ quan Bộ kế hoạch đầu tư đều đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng, đóng góp vào những thành tích chung của Bộ kế hoạch đầu tư đã và đang là một tập thể đoàn kết thống nhất, có kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn cao, luôn luôn tin tưởng và trung thành với lý tưởng của Đảng, có tính thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Bộ kế hoạch đầu tư đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (1995) và đang đề nghị Nhà nước tằng thưởng Huân chương sao vàng. Những đơn vị, cá nhân trong Bộ đã được tặng thưởng huân chương, huy chương cao quí của Nhà nước, bằng khen và giấy khen của Bộ trưởng... Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị trong Bộ đã đạt được những thành tích rất đáng biểu dương đó là: Các đơn vị giúp bộ trưởng quản lý về công tác cán bộ, công tác nội vụ đã rất cố gắng hoành thành nhiệm vụcủa mình. Vụ Tổ chức cán bộ đã khắc phục khó khăn quản lý đội nghũ cán bộ cơ quan và trong nghành; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ trong cơ quan. Văn phòng Bộ trong những năm gần đây đã vươn lên mạnh mẽ, duy trì, đôn đốc điều hành các hoạt động của cơ quan vào nề nếp, điều hoà, khâu nối các hoạt động của các đơn vị; xây dựng cơ quan khang trang sạch đẹp. Khối các vụ tổng hợp:Vụ tổng hợp Kinh tế quốc dân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là cầu nối giữa các vụ trong quá trình xây dựng kế hoạch và điều hành Kinh tế, phối hợp chặt chẽ với các vụ liên quan để đánh giá tổng hợp việc thực hiện chiến lược 10 hăm các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Do những thàn tích của mình, Vụ tổng hợp Kinh tế quốc dân đã được Đảng và Nhà nước tằng thưởng Huân chương lao động hạng ba (1996). Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ thực hiện tốt chức năng là đầu mối phối hợp các vụ, viện làm việc và xử lý những vướng mắc với các tỉnh thành phố trực thuộc TW các thành phố loại 3;Vụ Kinh tế Đối ngoại đã hoành thành tốt chức năng tổng hợp kế hoạch thu hút và quản lý các nguồn tài chính từ bên ngoài, nhất là xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách và điều phối, quản lý và sử dụng vốn ODA. Đói với các vụ khối FDI như của vụ Đầu tư nước ngoài, Quản lý dự án, Pháp lật đầu tư, Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất đã khắc phục nhiều khó khăn, vừa giải quyết các yêu cầu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, vừa tham mưu cho Bộ trưởng trong việc dự thảo luật, nghị đình chính phủ, các cơ chế chính sách nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vụ tài chính tiền tệ đã chủ trì xây dựng và tổng hợp kế hoạch thu chi nhân sách, khả năng huy động các nguồn vốn ; dựa vào tình hình lạm phát, giá cả và tham gia vào tổng hợp kế hoạch chung toàn nền kinh tế quốc dân. Khối các vụ chuyên nghành gồm các vụ Doanh nghiệp, Nông nghiệp và PTNT, Công nghiệp, Thương mại dịch vụ, Cơ sở hạ tầng, Lao động-Văn hoá-Xã hội, Khoa học-giáo dục-môi trường, Quốc phòng –An ninh, Quan hệ với Lào và Cam-pu-chia, Văn phòng thẩm định dự án đầu tư, văn phòng xét thầu quốc gia đều thoàn thành chức năng xây dựng và tổng hợp kế hoạch các lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn quản lý theo dõi của mình, đồng thời là những đầu mối tích cực phói hợp với các vụ, viện trong Bộ làm việc với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và các tổng công ty 91. Đặc biệt trong vài năm gần đây, các vụ chuyên ngành đã cố gắng đối mới công tác, tập trung hơn vào nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, xây dựng cơ chế chính sách, tạo diều kiện thuận lợi cho cơ sở sản xuất kinh doanh ở các ngành, các cấp. Các đơn vị như:Trung tâm nghiên cứu kính tế Miền Nam, Trung tâm thông tin thị trường kế hoạch –kinh doanh cũng đã không ngừng tự đổi mới và phát triển, đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghiên cứu, góp phần hình thành hệ thống quản lý kinh tế mới trong phạm vi cả nước, đóng góp nhiều ý kiến có giá trị cho TW, Đảng và Chính phủ về chính sách đổi mới quản lý Kinh tế ;tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho nhiều thế hệ cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước;thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, đề tài nhiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ. Do những cống hiến xuất sắc trong 20 năm hoạt động, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW đã được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất (1998) Viện chiến lược phát triển đã làm đầu mối chủ trì tổ chức xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh stế xã hội của cả nước, của nhiều nhành và vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm, avf hàng năm; đã tích cực tham gia xay dựng chiến lược ổn định và phát triển Kinh tế-Xã hội thời kỳ 1991-2000, hiện đang tích cực tham gia chuẩnbị các văn kiện phục vụ Đại hội Đảng lần IX, chr trì tổ chức xây dựng chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội thời kỳ 2001-2010 và qui hoạch tổng thể phát triển Kinh tế-Xã hội cho cùng thời kỳ. Viện cũng đã tổ chức nghiên cứu và bảo vệ thành công 2 chương trình khoa học trọng điểm cấp nhà nước, 44 đè tài cấp nhà nướcvà hàng trăm đề tài cấp Bộ, được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì (1999) Tạp chí, Kinh tế và dự báo là một trong những đơn vị được Đảng và Nhà nước tặng tgưởng Huân chương cao quí nhất trong cơ quan Bộ kế hoạch đầu tư. Đến nay, tạp chí đã được Nhà nước trao tặng cả 3 Huân chương lao động:Hạng 3 (1982) , hạnh nhì (1987) , hạng nhất (1997). Qua 33 năm xây dựng và trưởng thành, Tạp chí đã thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, phổ biến những thông tin lý luận, phương pháp thực hiện kế hoạch hoá trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong những năm đổi mới kinh tế, nhất là trong thời gian gần đây, tạp chí đã giới thiệu được nhiều nội dung rất được bạn đọc hưởng ứng về công tác kế hoạch hoá trong bối cảnh Kinh tế thị trường, xây dựng chiến lược, qui hoạch, chương trình dự án phát triển kinh tế gắn với các vấn đề xã hội, môi trường, xoá đói giảm nghèo và dự báo Kinh tế. Báo Đầu tư:từ khi ra mắt bạn đọc đến nay tuy chưa đầy 10 năm nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những tờ báo lớn và có uy tín trong làng báo Kinh tế, được bạn đọc trong và ngoài nước nhất là các bạn đọc là giới kinh doanh ưa chuộng; tờ Tiếng Anh từ chỗ chỉ 24 trang đen trắng, phát hành 2 tuần một kì 16 trang đen trắng lên 3 số/tuần in màu với số lượng phát hành 15. 000 bản. Từ giữa năm 1999 đã phát hành thêm tờ Đàu tư chứng khoán vào cuối tuần. Ngoài ra, báo Đầu tư còn có thêm các ấn phẩm khác bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Chất lượng các tờ báo đều tằng lên rất rõ rệt. Tập thể cán bộ báo Đầu tư được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba (1996) 1. 5. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Bộ kế hoạch và đầu tư Công tác đào tào và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cơ quan luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, kết quả như sau: - Gửi ra nước ngoài đào tạo theo cả 3 hướng:cử đi học nghiên cứu sinh 65 người, học dài hạn từ 10 tháng đến 2 năm gần 250 người;đi học ngắn hạn, hội thảo, khảo sát thực tế ở các nước trên 4000 lượt người. - Gởi đi đào tạo 6 nước, nghiên cứu sinh hệ tập trung 5 người; hệ tại chức 50 người, hệ đại học dài hạn 3 người, đại học tại chức 32 người, bồi dưỡng sau đại học 2 người;Trường Nguyễn ái Quốc TW 31 người và hệ tại chức lý luận chính trị cao cấp hơn 100 người;lý luận chính trị trung cấp 47 người. Ngài ra còn cử hơn 200 người đi học các lớp tập trung chuyên tu ngoại ngữ, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, đại học luật. - Đã tập trung kinh phí đào tạo và bồi dưỡng của cơ quan để mở các lớp tập trung về bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho gần 200 đồng chí, lớp nhiệp vụ 512 người, lpứo t ại chức trung cấp lý luận 62 người và ngoại ngữ Anh văn 135 người;Trung tâm dào tạo của Bộ được thành lập. Với cách tổ chức đào tạo như vầy đã tạo nên đội ngũ đông đảo cán bộ được nâng cao về trình độ kiến thức đáp ứng được yêu cầu công tác. Tính đến nay toàn cơ quan đã có 498 người tốt nghiệp đại học và trên đại học, chiếm 81, 9%số công chức, viên chức toàn cơ quan, hệ các ngành Kinh tế chiếm 54%, hệ các nghành kỹ thuật chiếm 31, 9%, các ngành khác là 13, 8%. Cơ cấu trên đại học thuộc các ngành Kinh tế là 75, 6%, hệ kỹ thuật là 24, 4%. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Bộ cũng không ngừng lớn mạnh, hiện nay có 1 giáo sư, 6 phó giáo sư, 124 tiến sĩ, 42 thạc sĩ 479 người có trình độ đại học. Tập thể cán bộ công nhân viên chức của Bộ ngày càng phát triển vững mạnh, đoàn kết, là cơ sở để bộ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó II. Thực trạng tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua Vụ thương mại –dịch vụ là một trong số các đơn vị trực thuộc Bộ kế hoạch đầu tư có chức năng quản lý xây dựng và tổng hợp kế hoạch trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ. ở đây, tôi chỉ tiến hành nghiên cứu thực trạng của ngành hàng cà phê xuất khẩu-một trong số các ngành thuộc vụ Thương mại-Dịch vụ quản lý 2. 1. Vị trí ngành cà phê trong nền Kinh tế Việt Nam Cà phê là xây công nghiệp dài ngày, có giá trị Kinh tế cao, yêu cầu xuất khẩu lớn... góp phần quan trọng vào việc phát triển Kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Cớ thể nói mức tiêu dùng cà phê tính theo đầu người được coi như một chỉ tiêu đẻ đánh giá trình độ sinh hoạt vật chất của một nước. ở Việt Nam, cây cà phê được nhập và trồng từ nơn 100 năm nay, đã và đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng ở nước ta. nếu vào thời điểm 1982, sản lượng đã tăng lên quá con số 5. 000 tấn thì đến năm 1992, sản lượng đã tăng lên 112. 400 tấn, gấp 22, 31 lần. Và nếu năm 1982 xuất khẩu được 4100 tấn thì đến năm 1992 đã xuất khẩu được 107. 000 tấn gấp 26 lần và theo đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 75. 600. 000 $. Rõ ràng là ngành cà phê nước ta trong những năm qua đã có những chiều hướng phát triển đáng kể. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 56. 000. 000$ và đến năm 1998, Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 trên thế giới. chỉ sau Braxin và Colombia. Theo số lượng của TCHC năm 1998, Việt Nam, đã xuất khẩu 382. 000 tấn cà phê và đạt kim ngạch xuất khẩu là 594. 000. 000 $. Ta có thể nhận định rằng cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu, giữ vai trò là một ngành mũi nhọn của nền Kinh tế Việt Nam hiện nay. Cũng như các ngành sản xuất cây công nghiệp khác, bên cạnh việc đem về cho đất nước một lượng giá trị kim ngạch xuất khẩu đáng kể, ngành cà phê còn góp phần tham gia giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc hiện nay. Ngành cà phê tạo ra công ăn việc làm cho người dân có thu nhập cao, góp phần cải tạo môi trường sinh thái. Thực tế cho thấy rằng việc tròng mới và phất triển cò phê đã góp phần: + Xân dựng các vùng Kinh tế mới trên Tây Nguyên nói riêng và miện núi nói chung. +Tham gia tích cực vào công cuộc định canh, định cư các đồng bào dân tộc thiểu số. +Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho hàng triệu lao động. + Tích cực tham gia vào cải tạo môi sinh, phủ xanh đất trống, đồi trọc và góp phần quan trọng vào việc củng cố an ninh quốc phòng khu vực Tây Nguyên, khu vực miền núi phía bắc. Khai thác tiềm năng mặt hàng cà phê là một vấn đề rất có ý nghĩa trong công cuộc phát triển Kinh tế nông nghiệp cũng như trong sự nghiệp, phát triển Kinh tế xã hội Việt Nam. Đặc biết là phát triển Kinh tế miền núi, Tây Nguyên, Trung Du. 2.2. Tình hình sản xuất-xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Về sản xuất, theo chủ trương của Hiệp hội cà phê -cacao Việt Nam và Tổng công ty cà phê Việt Nam, chúng ta đã xúc tiến việc thực hiện chương trình mở rộng diện tích trồng cà phê tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, khu vực chủ lực của ngành cà phê Việt Nam, chiếm 70% diện tích cà phê cả nước. Các tỉnh phía bắc chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (chủ yếu là diện tích trồng cà phê chè). Trong số các tỉnh thuộc Tây Nguyên thì Đắc Lắc là tỉnh có sản lượng và diện tích cà phê lớn nhất (chiếm 60% các khu vực Tây Nguyên và 50%diện tích cà phê cả nước). Trong vòng 18năm, diện tích cà phê của cả nước đã tăng lên lmạnh mẽ. Năm 1981 diện tích cà phê của Việt Nam là 19. 100 ha, đến năm 1998, diện tích cà phê của cả nước đã tằng lên 370. 602 ha Mức tăng bình quân hàng năm là 117, 81 ha. Bên cạnh đó, diện tích cho sản phẩm cũng đã tăn lên rất nhanh, từ 9, 46 ha năm 1981 lên 205, 818 ha năm 1998-bình quân hàng năm là 70, 09 ha. Dự báo đến năm 2010 Việt Nam sẽ có 350. 000 ha cà phê, trong đó cà phê chè 100. 000 ha, sản lượng hơn 500000tấn và kim ngạch xuất khẩu cà phê khoảng 700triệu $. Do việc mở rộng diện tích gieo trồng theo chiều rộng và đầu tư thâm canh theo chiều sâu cùng với vườn cà phê trẻ rất thích hợp với môi trường sinh thái, khí hậu, đất đai của nước ta nên cây cà phê phát triển nhanh chóng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, sản lượng và năng suất cà phê ngày càng được nâng cao. Hiện nay năng suất bình quân của cà phê Việt Nam đạt trên 18 tạ/ha trong khi năng suất bình fquân của thế giới là 5, 3tạ/ha và Châu á là 7 tạ/ha. Như vậy, năng suất cà phê hiện nay của Việt Nam gấp 3, 4 lần năng suất bình quân trên thế giới, gấp 2, 6 lần năng suất bình quân Châu á. Chính nhờ diện tích và năng suất tăng nhanh đã giúp cho sản lượng cà phê Việt Nam tăng mạnh, từ 92 tấn năm 1990 tăng lên 272, 9 tấn năm 1998 (gấp 2, 96 lần) Nhìn nhận về công nghệ, thiết bị chế biến cà phê nước ta hiện nay có thể nhận xét rằng công nghiệp chế biến ở nước ta hiện nay còn rất nhiều yếu kém, thiếu tập trung, chưa có điều kiện đổi mới công nghệ, không đa dạng hoá được mặt hàng mà chất lượng hàng hoá chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại. Trong kỹ thuật chế biến cà phê nhân xô hiện naychúng ta có 2 phương pháp chính đó là: ã Phương pháp chế biến khô: Là công nghệ đơn giản, chỉ có một công đoạn chính là làm khô quả cà phê tươi bằng việc phơi nắng hặc sấy rồi dùng máy xát loại bỏ vỏ khô, lấy hạt cà phê nhân. Để phơi chóng khô người ta có thể xát dập quả cà phê tươi trước khi đem phơi. Phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi ở tất cả các vùng trồng cà phê trong các doanh nghiệp nhà nước cũng như đối với các hộ gia đình. Đây là phương pháp dễ làm, giá thành hạ nhưng chất lượng không ổn định, thời gian phơi ngoài trời lâu sẽ ảnh hưởng đến lượng cà phê, chi phí diện tích sân phơi lớn, nếu thời tiết mưa nhiều thì thời gian phơi kéo dài, tỉ lệ hạt đen sẽ tăng và dễ bị lên men mốc. ã Phương pháp chế biến ướt: Là công nghệ chế biến phức tạp với nhiều công đoạn từ phân loại quả chính, xát tươi, rửa đánh nhớt, làm khô hạt bằng phơi, sấy và sau khi đó xay loại bỏ vỏ thóc lấy hạt nhân. Phương pháp này cho sản phẩm có chất lượng tốt nhưng công nghệ đòi hỏi phức tạp, đầu tư lớn và cần có các biện pháp xử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường. Một số doanh nghiệp Nhà nước có điều kiện đầu tư xâydựng cơ sở chế biến ướt, như Công ty cà phê Phước An, ông ty cà phê Thắng Lợi, Công ty cà phê Tháng Mười, Nông trường Drao, Công ty cà phê Easim,... với công suất từ 5000tấn đến 10. 000 tấn cho chất lượng sản phẩm tốt, giá bán buôn cao hơn cà phê nào chế biến bình thường từ 120-150$/tấn. Việc đánh bóng tuyển chọn cà phê trước khi xuất khẩu cũng đã được quan tâm chú ý. Nhưng mức độ đầu tư còn hạn chế, đặc biệt là tâm lý về chất lượng sản phẩm cà phê Việt Nam còn thấp, giá hạ nên đầu tư công nghệ này còn kém hiệu quả. Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Daklak, Công ty cà phê Thắng Lợi đầu tư dây chuyền chọn nhặt tách màu Laze hàng chục tỷ đồng nhưng phát huy hiệu quả chưa cao. Chế biến cà phê tiêu dùng chủ yếu là tư nhân. Nhà máy liên doanh chế biến cà phê hoà tan tại Biên Hoà với công suất 200 tấn cà phê hoà tan trong một năm cũng chỉ hoạt động hơn 75% công suất. Sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, chưa cạnh tranh được với các sản phẩm của các hàng cà phê nổi tiếng trên thế giới. Về chất lượng cà phê Việt Nam:Về mặt hình thức, cà phê Việt Nam đạt chất lượng thấp, trước hết là các chỉ tiêu về cảm quan. Tỉ lệ hạt đen vỡ, teo, lép và lọt sàng khá lớn. Do những hạn chế về chế biến, nhìn chung chất lượng cà phê nhân của chúng ta trên thị trường thế giới thấp, thua thiệt nhiều về giá. So với một số nước trong khu vực thì giá cà phê nhân Việt Nam thấp hơn từ 200 $ đến 250$/tấn. Trước thực tế đó, nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu là yêu cầu hàng đầu để tăng sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Những đổi mới trong lĩnh vực từ kỹ thuật và tổ chức quản lý, đặc biệt là các đơn vị làm hàng xuất khẩu, luôn đảm bảo uy tín về chất lượng hàng xuất bán, nên chất lượng cà phê Việt Nam đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của người tiêu thụ. Chất lượng cà phê qua thử nếm cũng đã được xác định rõ qua từng vùng sinh thái, được thể hiện theo tỷ lệ sau: - Rất tốt (thơm đặc trưng, thể chất đậm đà, phong phú, hấp dẫn) :35% - Tốt (thơm đặc trưng, thể chất đậm đà) 50% - Trung bình (Vị tương đối đặc trưng, thể chất trung bình) 10% -Trung bình kém (vị không đặc trưng, nhạt, có vị tạp) 5% Về cơ cấu mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn rất đơn điệu, hầu như cà phê mới chỉ qua sơ chế, chưa qua chế biến cao cấp. Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê vôi, cà phê chè chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Trong đó 95% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, cà phê hoà tan chỉ chiếm từ 3, 3-4, 7%, cà phê nhân rang chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, từ 0, 1-0, 3%. Cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam được hình thành do sự thoả thuận buôn bán với khách hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến còn yếu và thiếu tập trung lên công tác sơ chế sản phẩm còn ở mức độ rất khiêm tốn nên chưa thể chế biến nhiều sản phẩm chất lượng cao như cà phê xay rang, cà phê hoà tan,... Về thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam:Hiện nay, có trên 95% sản lượng cà phê sản xuất là để xuất khẩu. Vì vậy, thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Hiện nay, cà phê Việt Nam đã có một vị trí xứng đánh, vị trí đáng kể trên thị trường cà phê thế giới (khoảng 40 nước) tiêu thụ trên khắp các châu lục. Đặc biệt là khi mở cửa nền kinh tế với chính sách “đa phương hoá thị trường xuất khẩu nông sản”, Viêtn Nam đã có quan hệ với nhiều khách hàng bao gồm cả những hãng kinh doanh cà phê hàng đầu thế giới như Newman (Đức) , ED và Fmam (Anh) Volcafe (Thuỵ Sĩ) , Jadivat (Pháp) , Itouchu (Nhật) , Ngân hàng CreditLyonnairs (Pháp) III. Kiến nghị, đề xuất. Trước thực trạng trên của ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam, để nâng cao sức cạnh tranh cho ngành hàng này, tôi xin có một số đề xuất sơ bộ sau: * Về phía nhà nước - Cần tạo một môi trường xuất khẩu thuận lợi thông qua các chính sách mở cửa, tự do hóa kinh tế trên cơ sở điểu tiết vĩ mô theo luật pháp Việt Nam, Kích thích xuất khẩu cạnh tranh lành mạnh, tránh độc quyền. - Hỗ trợ về tài chính xuất khẩu - Đưa ra chính sách tỉ giá hối đoái hợp lý - Sớm hình thành quỹ bảo hiểm xuất khẩu * Về phía ngành hàng - Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn ngành đổi mới công nghệ và thiết bị chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế - Cần tổ chức lại trên từng khu vực để phối hợp với nhau trong việc phối hợp bán hàng tránh tình trạng tranh nhau trong việc mua bán và tăng sức cạnh tranh của ngành hàng Việt Nam với khách nước ngoài. - Thời gian trước mắt nên tập trung phát triển cà phê chè ở các tỉnh phía bắc, đặc biệt ưu tiên cho các vùng dân tộc đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, vùng được ưu tiên phải là những vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp với sự phát triển của cây cà phê. - Không nên mở rộng diện tích cây trồng mới mà chỉ nên tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng trên những diện tích cà phê hiện có nhằm khai thác tối đa tiềm năng về đất đai và lao động. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC155.doc
Tài liệu liên quan