Báo cáo Thực tập tại Bộ kế hoạch và đầu tư và Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị

LỜI NÓI ĐẦU Thực tập là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên năm thứ 4 khoa Kinh tế đầu tư thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân. Mặc dù đây là yêu cầu bắt buộc nhưng mặt khác đây là giai đoạn hết sức ý nghĩa và đầy bổ ích đối với em cũng như các sinh viên thực tập khác vì giai đoạn này giúp sinh viên thực tập làm quen với công việc thực tế, áp dụng những kiến thức học tập trên ghế nhà trường vào thực tế. Trong 5tuần thực tập đầu tại Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị em đã tìm hiểu về quá trình hì

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Bộ kế hoạch và đầu tư và Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thành, chức năng và nhiệm vụ của Bộ kế hoạch đầu tư và Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị, bên canh đó đi sâu tìm hiểu về hoạt động của Vụ để nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Môi trường đầu tư là yếu tố quyết định đến khả năng thu hút vốn của một quốc gia đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài,mà trong đó cơ sở hạ tầng của quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đây cũng là yếu tố hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định bỏ vốn ra để thực hiện một dự án nào đó. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Chính Phủ thì cơ sở hạ tâng ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể đáp ứng được phần nào yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung cũng như khẳng định đuợc vai trò trong quá trình thu hút vốn đầu tư. Xuất phát từ tầm quan trọng của Bộ kế hoạch và đầu tư cũng như của Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị, em viết báo cáo thực tập tổng hợp: “Tổng quan về Bộ kế hoạch và đầu tư & Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị”. Em xin gửi lời cảm ơn tới Giảng viên hương dẩn: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và các cán bộ chuyên viên trong Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành bản báo cáo này. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ & VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ ĐÔ THỊ. 1.1. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ. 1.1.1. Quá trình hình thành. Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiến, nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ kế hoạch kiến thiết quốc gia về kinh tế, tài chính, văn hóa và xã hội. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chính phủ. Sau đó 5 năm, ngày 14 tháng 4 năm1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh sô 68-SL thành lập Ban kinh tế Chính phủ thay cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kến thiết. Chính vì vậy, nhân dịp ngành kế hoạch và đầu tư đón nhận Huân chương Sao vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử, ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền thống của ngành Kế hoạch và đầu tư. Kể từ đó, hàng năm, Bộ Kế hoạch và đầu tư lấy ngày này là ngày lễ chính thức của mình. 1.1.2. Sự phát triển của Bộ Kế hoạch và đầu tư qua các thời kỳ. Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết. Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch hoặc những vấn đề quan trọng khác. Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TT thông báo quyết định này. Ủy ban kế hoạch quốc gia và các bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung Ương. Ban kế hoạch các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế văn hóa và tiến hành thống kế kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9/10/1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban kế hoạch kế hoạch nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban kế hoạch nhà nước là cơ quan của hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước. Qua các thời kỳ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định và bổ sung chức năng cho Ủy ban kế hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 174/CP, 134/CP, 224/CP, 224/CP, 69/CP, 86/CP,…) Ngày 27/11/1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể Ủy ban phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban kế hoạch Nhà nước. Ngày 1/1/1993, ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách pháp luật kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1/1/1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước về hợp tác và đầu tư. Ngày 17/8/200 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 99/TTg giao Ban quản lý các khu công nghiệp về Bộ kế hoạch và đầu tư. 1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ. Theo nghị định số 61/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/06/2003, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư được quy định như sau: 1.2.1. Vị trí và chức năng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác); quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của cả nước cùng với các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; lộ trình, kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực; tổng mức và phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối, vốn bổ sung có mục tiêu; tổng mức và phân bổ chi tiết vốn trái phiếu Chính phủ, công trái quốc gia; chương trình của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; chiến lược nợ dài hạn trong chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, ODA và việc đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển các loại hình doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ. 3. Trình Thủ tướng Chính phủ: a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng, lãnh thổ; quy hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế; tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước; danh mục các chương trình, dự án đầu tư quan trọng bằng các nguồn vốn; các khoản chi dự phòng của ngân sách trung ương cho đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ tín dụng nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh; chi ứng trước cho đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật; kết quả thẩm định các dự án quy hoạch, thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm phát triển các loại hình doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; b) Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thống kê và các dự thảo văn bản khác trong các ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật. 4. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển, thống kê đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 6. Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: a) Xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; điều hành thực hiện kế hoạch về một số ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; b) Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong từng thời kỳ; tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng, lãnh thổ, quy hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế; có ý kiến về các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi được yêu cầu; c) Tổ chức công bố chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ sau khi được phê duyệt; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch hàng năm và năm năm gắn phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng, lãnh thổ đã được phê duyệt; d) Tổng hợp chung các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân: cân đối tích luỹ và tiêu dùng; cân đối về tài chính, tiền tệ; vay và trả nợ nước ngoài; ngân sách nhà nước; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và giám sát các cân đối này; đề xuất các giải pháp lớn để giữ vững các cân đối theo mục tiêu chiến lược và kế hoạch; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng và lập dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm thực hiện mục tiêu kế hoạch; đ) Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của Bộ, ngành, địa phương; tổ chức theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. 7. Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước: a) Tổng hợp chung về đầu tư phát triển. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu tư toàn xã hội năm năm, hàng năm; danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA; danh mục các chương trình, dự án đầu tư nhóm A trở lên sử dụng nguồn vốn của Nhà nước và danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, các dự án quan trọng; b) Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo ngành, lĩnh vực; tổng mức và cân đối vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực (bao gồm cơ cấu đầu tư của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); tổng mức vốn dự trữ nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, vốn bổ sung cho các doanh nghiệp công ích, tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực, tổng mức vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành, vốn bổ sung dự trữ nhà nước, vốn đối ứng ODA và các dự án quan trọng, vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực. Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn của từng chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêu khác; c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, đặc biệt là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; d) Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước các dự án đầu tư quan trọng quốc gia; thẩm định các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ giao; thẩm tra các dự án đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư. 8. Về đầu tư trong nước, nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: a) Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư; b) Thực hiện việc đăng ký hoặc thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và chủ trì thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT; c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư, đề xuất hướng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư; đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư công. Báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu và dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư; làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong nước và ở nước ngoài. 9. Về quản lý ODA: a) Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối và quản lý nhà nước về ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp Danh mục các chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ; b) Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, định hướng thu hút, sử dụng ODA; đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế khung về ODA và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; hỗ trợ các Bộ, ngành và các địa phương chuẩn bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ; c) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, xây dựng kế hoạch vốn đối ứng hàng năm và xử lý các nhu cầu đột xuất đối với các chương trình, dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách nhà nước; đ) Theo dõi, kiểm tra và đánh giá các chương trình, dự án ODA theo quy định của pháp luật; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều Bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA. 10. Về quản lý đấu thầu: a) Thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi việc tổ chức thực hiện công tác đấu thầu đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; tổ chức mạng lưới thông tin về đấu thầu theo cơ chế phân cấp hiện hành. 11. Về quản lý các khu kinh tế: a) Xây dựng, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu kinh tế trong phạm vi cả nước; b) Tổ chức thẩm định quy hoạch tổng thể các khu kinh tế, việc thành lập các khu kinh tế; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu kinh tế sau khi được phê duyệt; c) Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu kinh tế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với các khu kinh tế. 12. Về thành lập và phát triển doanh nghiệp: a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế; b) Tham gia cùng các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước; c) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. 13. Về kinh tế tập thể, hợp tác xã: a) Xây dựng chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; b) Tổ chức xây dựng các cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. 14. Về lĩnh vực thống kê: a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê; thống nhất quản lý việc công bố và cung cấp thông tin thống kê, niên giám thống kê theo quy định của pháp luật; b) Quy định thẩm quyền ban hành các bảng phân loại thống kê (trừ bảng phân loại thống kê của ngành toà án, kiểm sát) theo quy định của pháp luật; c) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chương trình điều tra thống kê quốc gia dài hạn, hàng năm và các cuộc điều tra thống kê theo quy định của pháp luật. 15. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, bao gồm: a) Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt; b) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo thẩm quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế toán trưởng; c) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 16. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. 18. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ. 19. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. 20. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. 21. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 22. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 23. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. 24. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của bộ. 1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân. 2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ. 3. Vụ Tài chính, tiền tệ. 4. Vụ Kinh tế công nghiệp. 5. Vụ Kinh tế nông nghiệp. 6. Vụ Kinh tế dịch vụ. 7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị. 8. Vụ Quản lý các khu kinh tế. 9. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư. 10. Vụ Kinh tế đối ngoại. 11. Vụ Lao động, văn hoá, xã hội. 12. Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường. 13. Vụ Quản lý quy hoạch. 14. Vụ Quốc phòng, an ninh. 15. Vụ Hợp tác xã. 16. Vụ Pháp chế. 17. Vụ Tổ chức cán bộ. 18. Vụ Thi đua - Khen thưởng. 19. Thanh tra Bộ. 20. Văn phòng Bộ. 21. Cục Quản lý đấu thầu. 22. Cục Phát triển doanh nghiệp. 23. Cục Đầu tư nước ngoài. 24. Tổng cục Thống kê. 25. Viện Chiến lược phát triển. 26. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. 27. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia. 28. Trung tâm Tin học. 29. Báo Đầu tư. 30. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 31. Học viện Chính sách và Phát triển. Tại Điều này, các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 25 đến khoản 31 là các tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ. Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vụ Quản lý quy hoạch được tổ chức phòng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia và quyết định ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác hiện có trực thuộc Bộ. 1.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ ĐÔ THỊ. Căn cứ Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ KCHT và ĐT như sau: 1.3.1. Vị trí và chức năng. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phát triển Vụ KCHT và ĐT. 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn. 1. Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ tổng hợp, lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ. 2. Chủ trì tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị bao gồm các ngành: xây dựng, giao thông - vận tải, bưu chính viễn thông và các công trình công cộng đô thị, cấp thoát nước, nhà ở, hạ tầng các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, vệ sinh môi trường thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách; nghiên cứu, tổng hợp các ngành dịch vụ: vận tải, bưu chính viễn thông, tư vấn xây dựng, công cộng đô thị theo sự phân công của Bộ. 3. Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các dự án đầu tư trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách. Làm đầu mối quản lý các chương trình, dự án được Bộ giao. 4. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô thị; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm, hàng năm. Trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cụ thể khi được Bộ giao. Làm đầu mối tham gia thẩm định các cơ chế, chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách để các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền. 5. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án (kể cả dự án ODA), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý và hàng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách. Đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình điều hành triển khai thực hiện kế hoạch. 6. Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc cho phép đầu tư; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách để các bộ, ngành, địa phương quyết định theo thẩm quyền gồm: thẩm định thành lập mới, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước; thẩm định các dự án đầu tư (cả vốn trong nước và vốn ngoài nước); thẩm định quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị. Thực hiện việc giám sát đầu tư các dự án thuộc ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách. 7. Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp thông tin về lĩnh vực KCHT và ĐT. 8. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm của: Bộ Xây dựng, Bộ Bưu chính - Viễn thông, Bộ Giao thông Vận tải (kể cả Cục Hàng hải Việt nam và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam) và các Tổng Công ty thuộc chuyên ngành xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. 9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 1.3.3. Cơ cấu tổ chức của Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị. Vụ KCHT và ĐT có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng. Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên. Biên chế của Vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định riêng. Vụ trưởng giao nhiệm vụ xuống các chuyên viên ở các phòng ban và các vụ phó sẽ kiểm tra việc thực hiện của các chuyên viên đồng thời báo cáo cho vụ trưởng. Cơ cấu tổ chức của Vụ KCHT và ĐT được thể hiện qua sơ đồ sau: Mô hình tổ chứcvụ kết cấu hạ tầng và đô thị Toàn diện Bộ GTVT Đường bộ Đường sắt Hàng hải Hàng không Đường thủy nội địa-CN đóng tàu Địa phương; các Bộ, ngành khác Thiết kế quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, KCN-KCX; Khu KT,KCN cao Cấp nước, Thoát nước-VSMT Toàn diện Bộ XD; Cơ chế xây dựng Công trình công cộng Nhà ở; Quản lý nhà nước Tổng hợp ngành xd; kt đô thị; Khu đô thị mới Nhà ở; Quản lý Nhà nước Nhóm tổng hợp Văn thư Vụ Nhóm Bưu chính-Viễn thông Nhóm Dịch vụ; tổng hợp FDI,ODA;cơ chế đầu tư Toàn diện địa phương vùng chws Thiết kế quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, KCN-KCX; Khu KT,KCN cao Cấp nước, Thoát nước-VSMT Toàn diện Bộ XD; Cơ chế xây dựng Công trình công cộng Nhà ở; Quản lý nhà nước Tổng hợp ngành xd; kt đô thị; Khu đô thị mới Nhà ở; Quản lý Nhà nước Vụ trưởng Phó vụ trưởng Phụ trách tổng hợp và Bưu chính Viễn thông Phó vụ trưởng Phụ trách Giao thông Vận tải Phó vụ trưởng Phụ trách ngành Xây dựng CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ ĐÔ THỊ. 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA VỤ NĂM 2007. 2.1.1. Công tác chuyên môn. Năm 2007 và kế hoạch 5 năm 2006-2010 và Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi cán bộ, công chức trong Vụ phải có đổi mới trong nếp suy nghĩ, sáng tạo trong công việc và làm việc hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vụ đã tham gia góp ý, hoàn thiện KH phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2006-2010; hoàn thành Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007, xây dựng dự kiến KH năm 2008 các ngành, lĩnh vực, Bộ, tổng công ty do Vụ phụ trách. Hoàn thành các báo cáo định kỳ và đột xuất theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ. Trong năm 2007, đã tập trung hoàn thành danh mục và mức vốn các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ; xử lý vốn đối ứng ODA ngành giao thông vận tải năm 2007; nợ xây dựng cơ bản và xử lý một số vấn đề tồn tại của các doanh nghiệp xây lắp ngành giao thông vận tải. Xử lý vốn tín dụng đầu tư phát triển cho các dự án chưa sử dụng hết vốn vay. Kết hợp với việc bố trí nguồn vốn trái phiếu chính phủ, đã tổ chức các đợt công tác nhằm tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án TPCP… Tham gia thẩm định các dự án đầu tư, kết quả đấu thầu các dự án thuộc lĩnh vực do Vụ phụ trách. Góp ý kiến các quy hoạch xây dựng mới về hệ thống cảng biển một số khu vực; Quy hoạch phát triển bưu chính – viễn thông, công nghệ thông tin, Quy hoạch giao thông vận tải một số tỉnh, thành phố… và các Đề án phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tham gia tổ soạn thảo một số Nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết Luật đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật kinh doanh bất động sản; Luật Công nghệ thông tin; Nghị định về đầu tư công; cấp thoát nước đô thị, quản lý nghĩa trang… Tham gia các Ban chỉ đạo trung ương, các tổ công tác của Bộ về triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ chính trị về các vùng kinh tế, tổ công tác Chính phủ về dự án cổ phần hóa VMS, phát triển nguồn nhân lực về CNTT và truyền thông; tham gia các tổ công tác liên ngành về dịch vụ… Tham gia các Đoàn Thanh tra liên ngành và của Bộ về một số dự án liên quan như Quốc lộ 5, Chương trình vay vốn tín dụng chuyên ngành JBIC, một số hạng mục dự án do PMU18 làm chủ đầu tư; Tham gia các Đoàn công tác liên ngành về biến động giá nguyên, nhiên vật liệu xây dựng và nhà ở vượt lũ đồng bằng Sông Cửu Long. Tham gia và có báo cáo tại một số Hội thảo về đổi mới cơ chế quản lý ĐTXD, hiệu quả đầu tư sử dụng vốn nhà nước- Thực trạng và giải pháp… Tổ chức nhiều Đoàn công tác chuyên đề do Vụ chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính – viễn thông và xây dựng để nắm tình hình cụ thể, phát hiện các khó khăn, vướng mắc kiến nghị các biện pháp xử lý kịp thời. Hoàn thành 3 Đề án: Tiểu đề án 6 – Đề án 169 của Chính phủ về kế hoạch hiện đại hóa công sở giai đoạn 2006-2010. Đã trình Thủ tướng Chính phủ và Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch 2006-2010; Đề án về cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22902.doc