Báo cáo Thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương

Lời nói đầU Trong nền kinh tế thị trường, khi mà các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng mở rộng thì nhu cầu về vốn, nhu cầu về giao lưu kinh tế, xã hội ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Ngân hàng thương mại đáp ứng được hầu hết các nhu cầu đó của nền kinh tế thị trường và nó có nhiều ưu thế hơn hẳn các tổ chức trung gian tài chính khác. Ngân hàng được xem như là “bà đỡ cho nền kinh tế”vì thế, ngân hàng luôn phải đi trước một bước, đặc biệt trong giai đoạn này. Các Ngân hàng Việt Nam

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng đang từng bước đổi mới và không ngừng cải tiến để đáp ứng được “vai trò” đó. Ngân hàng Công Thương Việt Nam và các chi nhánh của nó trong đó có chi nhánh Chương Dương cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng, tôi xin giới thiệu một cách tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Chương Dương. Báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam Phần II: Quá trình hình thành và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương Phần III: Một số nhận xét về tổ chức bộ máy và hoạt động của NHCT khu vực Chương Dương Phần I Tổng quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam 1. Sơ lược sự hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam Ngân hàng Công Thương Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng Công Thương, tên giao dịch quốc tế là Investment comercer bank (Incombank) là một trong những Ngân hàng thương mại chủ đạo của Việt Nam, thành lập ngày 26/3/1988 theo nghị định 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (Nay là Thủ tướng Chính phủ), trên cơ sở Vụ tín dụng công nghiệp và Vụ tín dụng thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước Trung ương, cùng với các phòng tín dụng công nghiệp, thương nghiệp của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương. Quá trình hình thành tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng Công Thương Việt Nam trải qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất (từ tháng7/1988 đến hết năm 1990): Trong giai đoạn này Ngân hàng Công Thương trung ương chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý như một liên hiệp xí nghiệp đặc biệt, các chi nhánh thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập. -Giai đoạn thứ hai(Từ tháng 1/1991 đến tháng 9/1996): Sau khi pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực thi hành (10/1990), theo quyết định 402/CT ngày 14/1/1990 của Chủ tịch HĐBT, NHCT Việt Nam mới thực sự trở thành một ngân hàng thương mại có chức năng kinh doanh tiền tệ. Mô hình tổ chức kinh doanh dược định hình rõ: NHCT-Việt Nam là một pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có các chi nhánh là các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc. -Giai đoạn thứ ba (từ tháng 9/1996 đến nay): Theo mô hình Tổng công ty nhà nước, Ngân hàng Công Thương Việt Nam được quản lý bởi hội đồng quản trị, điều hành bởi Tổng giám đốc, có các chi nhánh là các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc (chi nhánh cấp I) và các chi nhánh trực thuộc (chi nhánh cấp II). 2. Mạng lưới tổ chức: Khi mới thành lập (tháng7/1988), Ngân hàng Công Thương Việt Nam ngoài trụ sở chính chỉ có 32 chi nhánh tại các tỉnh và thành phố, đến nay đã có trụ sở chính, 2 Sở giao dịch, 71 chi nhánh phụ thuộc, 30 chi nhánh trực thuộc, 158 phòng giao dịch và 340 quỹ tiết kiệm ở những địa bàn kinh tế phát triển thuộc 47 tỉnh, thành phố trong cả nước; 2 đơn vị sự nghiệp là trung tâm đào tạo, trung tâm công nghệ thông tin; 3 đơn vị hạch toán độc lập là: Công ty cho thuê tài chính, Công ty quản lý và khai thác tài sản, công ty chứng khoán NHCT; các liên doanh là : INDOVINA BANK, Công ty cho thuê tài chính quốc tế (VILC) và góp vốn cổ phần với 9 tổ chức tín dụng. Cùng với việc tăng cường hoạt động kinh doanh trong nước, Ngân hàng Công thương đã tích cực mở rộng quan hệ đại lý với các Ngân hàng tại 55 nước trên thế giới. Cùng đội ngũ trên 12 ngàn cán bộ nhân viên, hiện nay, NHCTVN là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam. Tổng tài sản tính có đến ngày 31/12/2001đạt 58.336.541 triệu đồng, chiếm 20 % thị phần của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Phần II qúa trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHCT khu vực Chương Dương (chi nhánh NHCT Chương Dương) NHCT Chương Dương là một doanh nghiệp nhà nước được tách ra từ ngân hàng Nhà nước huyện Gia Lâm từ tháng3/1988 theo Nghị định số53/HĐBT ..của Hội Đồng Bộ Trưởng, thời gian này, Chi nhánh vẫn trực thuộc Ngân hàng Công Thương Hà Nội . Chi nhánh được thành lập chính thức vào năm 1993, trở thành chi nhánh cấp I, trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Trong thời kỳ đầu mới thành lập, tổ chức của chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương chỉ có 5 phòng nghiệp vụ cùng với 89 lao động bao gồm các phòng sau: Tín dụng Kế toán Tiết kiệm Tiền tệ - kho quĩ Tổ chức hành chính Hiện nay, sau 14 năm chi nhánh đã phát triển thành 7 phòng nghiệp vụ và 2 Chi nhánh trực thuộc (cấp II) bao gồm các phòng sau: Kinh doanh Ngoại tệ ( được thành lập vào tháng 1/95) Kế toán Nguồn vốn với 7 quĩ tiết kiệm Phòng kho quĩ Phòng kiểm soát Tổ chức hành chính Chi nhánhYên Viên (được thành lập3/2001) có 2 quĩ tiết kiệm. Chi nhánh Đức Giang ( Được thành lập3/2001) có 3 quĩ tiết kiệm. 2)Vị trí pháp lý và chức năng của Chi nhánh ngân hàng Công Thương Chương Dương: Là chi nhánh của ngân hàng Công Thương nên chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương là đơn vị hạch toán phụ thuộc, theo điều 30 của Điều lệ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng Công Thương Việt Nam (phê chuẩn theo Quyết định số 327/QĐ-NH5 ngày 4-10-1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương là đại diện uỷ quyền của ngân hàng Công Thương, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của ngân hàng Công Thương, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Ngân hàng Công Thương. Ngân hàng Công Thương chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ phát sinh do sự cam kết của các đơn vị này. Chi nhánh được ký kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tổ chức và nhân sự theo sự phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh có các đơn vị trực thuộc bao gồm chi nhánh trực thuộc đơn vị đặt tại các địa bàn thích hợp cho hoạt động của ngân hàng Công Thương ( ở đây là chi nhánh cấp 2 Yên Viên và Đức Giang). 3)Tổ chức quản lý bộ máy kinh doanh, điều hành của chi nhánh 3.1 Tổ chức bộ máy: Tổ chức bộ máy được cụ thể hoá trong quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị do hội đồng quản trị của NHCT phê chuẩn, bao gồm: điều hành quản lý chi nhánh là Ban giám đốc, dưới ban giám đốc là các phòng( xem mô hình tổ chức tại chi nhánh NHCT KV Chương Dương hiện nay). 3.2 Chức năng của các cán bộ quản lý và các phòng ban Ban lãnh đạo: Cán bộ lãnh đạo chi nhánh do hội đồng quản trị NHCT Việt Nam quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc. Giám đốc có chức năng điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc là người biết kinh doanh, năng động sáng tạo. Trong chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương giám đốc là người thực hiện nhiệm vụ của cấp trên (NHCTVN) giao phó. Giám đốc có chức năng sau: Ký nhận về đất đai tài nguyên... theo mục tiêu nhiệm vụ của NHCTVN giao cho. Sử dụng, bảo toàn phát triển vốn theo phương án kinh doanh đã được phê duyệt. Xây dựng chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát triển, đào tạo nguồn nhân lực. Đề xuất những vấn đề đơn giá tiền lương Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền Vai trò vị trí của giám đốc chi nhánh là độc lập tương đối. NHCT Việt Nam là nơi quyết định phương hướng kinh doanh, mục tiêu, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho các đơn vị thành viên, người giám đốc chi nhánh phải thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó và chỉ được độc lập hoạt động trong một phạm vi nhất định. Dưới giám đốc là các phó giám đốc: 2 phó giám đốc phụ trách 2 chi nhánh phụ thuộc là chi nhánh Yên Viên và chi nhánh Sài Đồng 2 Phó giám đốc phụ trách các phòng như ngoại tệ, nguồn vốn, ngân quỹ, hành chính tổ chức... Phòng nguồn vốn: Phòng đầu vào của ngân hàng, có chức năng huy động vốn của các thành phần kinh tế , đặc biệt là trong dân cư – nguồn huy động vốn rất lớn xét trong tổng thể NHCT VN nói chung. Phòng này trực tiếp quản lý các quỹ (12 quỹ) và giao dịch với các khách hàng lớn là các doanh nghiệp Phòng kinh doanh nội tệ: - Phòng có chức năng thực hiện cho vay và đầu tư các dự án đối với doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh có lãi. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là thực hiện nghiệp vụ tín dụng, thực hiện chiết khấu các chứng từ có giá , bảo lãnh. Tất cả các cán bộ tín dụng đều có thể thực hiện các nghiệp vụ liên quan. Mỗi cán bộ tín dụng được phân công phụ trách một số đơn vị là khách hàng quen thộc. Phòng tài chính kế toán: gồm 3 bộ phận Tổ kế toán thanh toán ngân hàng Tổ kế toán nguồn vốn Tổ vi tính Phòng gồm có 12 cửa, trong đó 6 cửa giao dịch với khách hàng, 6 cửa thực hiện các nghiệp vụ của phòng như thanh toán điện tử, hạch toán cho vay và bảo lãnh, hạch toán tài khoản vốn... Phòng kinh doanh ngoại tệ: có 5 chức năng chính: - Hạch toán kế toán:hạch toán các nghiệp vụ phát sinh như chuyển tiền đi chuyển tiền đến; các vấn đề liên quan đến L/C nhập, L/C xuất; hạch toán viẹc nhờ thu xuất nhập khẩu; thanh toán thể; mua bán chuyển đổi ngoại tệ... - Thanh toán quốc tế: thực hiện việc chuyển tiền đi chuyển tiền đến , nhờ thu xuất nhập khẩu, mở L/C xuất, L/C nhập và chiết khấu chứng từ . - Mua bán ngoại tệ: chi nhánh được phép thực hiện với Hội sở chính, với các đơn vị nhưng không được tham gia trên thị trường liên ngân hàng. - Chi trả kiều hối: Chi nhánh nhận các bản kê có từ hội sở chính chuyển về cho chi nhánh, hạch toán vào tài khoản phải trả và thông báo cho khách hàng. - Thanh toán séc thẻ Phòng hành chính tổ chức: Phòng này có nhiệm vụ xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương phê duyệt; lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và các quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam ; Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính văn thư,bảo vệ, y tế ..;Thực hiện công tác xây dựng cơ bản , chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho cán bộ công nhân viên; làm công tác tham mưu cho ban giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, đề bạt lương cho cán bộ công nhân viên. Phòng kiểm soát Phòng này có chức năng kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và các văn bản liên quan, đặc biệt là các chỉ số về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng; các nguyên tắc , chế độ chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước , của ngành Ngân hàng. Ngoài ra phòng còn phục vụ yêu cầu phối hợp với thanh tra ngân hàng và kiểm toán quốc tế, thông qua công tác kiểm tra kiểm soát để kịp thời đề ra các biện pháp sửa chữa những sai lệch,xử lý các sai phạm. -Phòng kho quỹ: Phối hợp với các phòng khác thực hiện quản lý thu chi tiền mặt, bảo quản hồ sơ, tài liệu; thực hiện kiểm quỹ cuối ngày, cuối tháng, cuối quý; kiểm đếm chọn lọc,phân loại tiền; quản lý an toàn kho quỹ. - Chi nhánh trực thuộc: Tại các Chi nhánh này thực hiện hạch toán phụ thuộc và chịu sự quản lý của Chi nhánh NHCT Chương Dương. Hai Chi nhánh này được phép thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh theo chức năng của mỗi phòng hiện có. -Quỹ tiết kiệm: Thực hiện các nghiệp vụ về công tác nhậnvà chi trả tiền gửi của dân cư theo đúng thể lệ, chế độ, quy định hiện hành của Ngân hàng Công Thương; đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng, hồ sơ lưu về khách hàngvà quản lý tốt tài sản, trang thiết bị làm việc; tuyên truyền , thu thập ý kiến, phản ánh kịp thời cho Giám đốc Chi nhánh. Một quỹ có thể có từ 4 đến 5 nhân viên trong đó có 1 trưởng quỹ , có từ 1 đến 2 phó quỹ. 3.3. Cơ cấu lao động Theo độ tuổi Theo giới tính Theo trình độ Tuổi Số nguời Giới Số người Trình độ Số người <30 82 Nữ 147 Tiến sĩ 1 31 – 40 53 Thạc sĩ 2 42 – 50 56 Nam 61 Đại học 124 51 - 60 17 CĐ, TH 81 4. Quy trình thực hiện nghiệp vụ tại các phòng 4.1 Phòng nguồn vốn: 4.1.1 Huy động tiền gửi dân cư: Phòng nguồn vốn thực hiện chức năng huy động tiền gửi dân cư thông qua các hoạt động của các quỹ. Khách hàng gửi tiền vào quỹ dưới dạng tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi và được Nhà nước bảo hộ. Thủ quỹ quỹ tiết kiệm thu, chi trả tiền với khách hàng theo chứng từ đã được kế toán của quỹ lập và ký. Kế toán quỹ tiết kiệm ghi chép phản ánh vào nhật ký thu chi của quỹ để cuối ngày hoà nhập chung vào cân đối kế toán của chi nhánh. 4.1.2 Nhận tiền gửi của các tổ chức: Thông thường các đơn vị giao dịch với ngân hàng là khách hàng qen thuộc, tại Chi nhánh này, chủ yếu là khách hàng lớn do đó được hưởng nhiều ưu đãi từ phía ngân hàng. Những khách hàng này không chỉ gửi tiền mà chủ yếu là hưởng các dịch vụ khác của ngân hàng như thanh toán...Các đơn vị có thể giao dịch trực tiếp với cán bộ phòng nguồn vốn hoặc hưởng các dịch vụ tại quỹ của Chi nhánh. Thông thường mỗi nhân viên của phòng cũng giao dịch chuyên về một số đối tượng khách hàng cụ thể, bao gồm nhiều khâu như tiếp thị, giao dịch.. 4.2. Phòng ngoại tệ: 4.2.1 Hạch toán kế toán Kế toán sử dụng 2 loại tài khoản là tài khoản điều chuyển vốn và hệ thống tài khoản khác. Tài khoản điều chuyển vốn dùng để hạch toán việc nhận và gửi vốn ngoại tệ luân chuyển giữa Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Chi nhánh. Tài khoản khác dùng để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh như các vấn đề liên quan đến L/C nhập – xuất, nhờ thu, thu nhận tiền vào tài khoản, mua bán chuyển đổi ngoại tệ, cho vay thu nợ. 4.2.2 Mua bán ngoại tệ * Khi Chi nhánh có nhu cầu mua bán với Họi sở chính, đơn vị gửi giấy mua bán đến Hội sở chính để duyệt và đánh bảng kê MT 202, truyền bảng kê cho Hội sở chính. Việc mua bán này phải sử dụng mẫu biểu là giấy mua bán ngoại tệ. *Khi có nhu cầu mua bán ngoại tệ với Ngân hàng khác, sau khi ký hợp đồng, Chi nhánh chuyển tiền ngoại tệ cho Ngân hàng khác, Ngân hàng khác chuyển VND cho Chi nhánh hoặc ngược lại theo tỷ giá thoả thuận. *Đối với khách hàng khác, Chi nhánh chỉ thực hiện bán ngoại tệ cho khách hàng có tài khoản tại chi nhánh và thực hiện mua ngoại tệ với tất cả các khách hàng đến giao dịch; nếu khách hàng có tài khoản tại chi nhánh thì sử dụng mẫu biểu là giấy mua bán ngoại tệ; ngược lại, phải sử dụng hợp đồng mua bán ngoại tệ. Sau khi ký hợp đồng hoặc giấy mua bán và đã chuyển tiền ngoại tệ (VND) cho Ngân hàng, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, Ngân hàng sẽ chuyển vào tài khoản tiền gửi, trích thẳng thanh toán cho nước ngoài hay chi trả tiền mặt cho khách hàng. 4.2.3. Chi trả kiều hối Chi nhánh nhận bảng kê có từ hội sở chính chuyển về sau đó hạch toán vào tài khoản phải trả, thông báo cho khách hàng và chi trả cho khách hàng bằng ngoại tệ hay VND tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Theo quy định, tên và địa chỉ người gửi trên giấy báo phải trùng với chứng minh thư và hộ khẩu. Chi nhánh thu phí là 0,25% trong đó phí hạch toán báo có là 0,1% tính trên số tiền chi trả (tối đa 100$, tối thiểu 2$) và phí rút tiền mặt bằng ngoại tệ là 0,15% tính trên số tiền rút, nếu rút bằng VND thì không phải trả phí. 4.2.4. Thanh toán quốc tế a. Chuyển tiền đi và chuyển tiền đến *Chuyển tiền đi: khi khách hàng có nhu cầu chuyển tiền, nộp hồ sơ cho Ngân hàng, trong đó có: quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, mã số xuất nhập khẩu(nếu chuyển tiền lần đầu), hợp đồng ngoại, hợp đồng uỷ thác (nếu có), bộ chứng từ nhận hàng, tờ khai hải quan, giấy mua bán ngoại tệ, giấy phép nhập khẩu của bộ thương mại, lệnh chi của khách hàng. Ngân hàng sẽ kiểm tra tính khớp đúng giữa hợp đồng, hoá đơn, lệnh chi và các chứng từ khác, nếu đúng thì lập bảng kê MT100 và tiến hành hạch toán. Mức phí thu là 0,2% tính trên số tiền chuyển (tối thiểu 2$, tối đa 200$) và điện phí là 5$ * Chuyển tiền đến: Sau khi nhận giấy báo có của hội sở chính (điện MT 100 từ nước ngoài chuyển về), Ngân hàng sẽ hạch toán ghi có vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của khách hàng sau khi tiến hành thu phí (0,1% tính trên số tiền chuyển, tối đa 100$, tối thiểu 2$). Nếu có sai lệch thì Ngân hàng sẽ tiến hành tra soát, sau đó sẽ hạch toán báo có cho khách hàng. b.Phương thức nhờ thu: * Nhờ thu nhập khẩu: Ngân hàng nhận bộ chứng từ kèm thư đòi tiền từ Ngân hàng nước ngoài chuyển về, thanh toán viên sẽ kiểm tra nội dung trên thư và đối tượng chịu phí, sau đó sẽ thông báo cho khách hàng. Nếu là phương thức nhờ thu trả tiền ngay, Ngân hàng lập điện MT202 và chỉ chuyển bộ chứng từ cho khách để khách hàng đi lấy hàng khi nhận được tiền hoặc lệnh chi tiền của khách hàng; nếu là phương thức nhờ thu chấp nhận, đơn vị phải có công văn chấp nhận trả tiền, Ngân hàng mới chuyển bộ chứng từ cho khách hàng để đi lấy hàng, đến thời hạn thanh toán thanh toán viên mới lập điện MT202. Sau khi lập điện MT202, thanh toán viên sẽ chuyển chứng từ sang bộ phận kế toán để thanh toán. Phí thanh toán được phép thu ở mức 0,2% giá trị thanh toán(tối đa 200$, tối thiểu 2$), phí thông báo nhờ thu là 10$/1 lần. * Nhờ thu xuất khẩu: Đơn vị xuất hàng mang chứng từ gồm có hợp đồng, yêu cầu nhờ thu đến Ngân hàng. Ngân hàng kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ giữa số tiền, hàng hoá, số lượng hàng trên hợp đồng và yêu cầu nhờ thu, sau đó lập thư đòi tiền kèm bộ chứng từ gửi ra nước ngoài dể đòi tiền.......nhập tài khoản ngoại bảng để theo dõi số tiền chuyển về. Khi nhận được báo có của Hội sở chính, Chi nhánh ghi có vào tài khoản của đơn vị sau khi trừ phí ( phí gửi đi nước ngoài nhờ thu là 3$; phí gửi chứng từ được thu tuỳ theo thực tế của cơ quan chuyển phát nhanh; thu phí báo có 0,2%/trị giá báo có-tối thiểu 5$,tối đa 50$ ). c. Thư tín dụng: *L/C nhập khẩu: khách hàng có nhu cầu, phải gửi hồ sơ đề nghị mở L/C , bao gồm: 1. Hợp đồng ngoại 2. Hợp đồng uỷ thác (nếu là nhập khẩu uỷ thác) 3. Giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại đối với mặt hàng có hạn ngạch 4. Giấy mua bán ngoại tệ 5. Đơn xin mở L/C của đơn vị 6. Cam kết thanh toán của đơn vị đã qua phòng kinh doanh, ban lãnh đạo duyệt 7. Giải trình mở L/C do phòng kinh doanh lập và đã được giám đốc Chi nhánh duyệt Nếu khách hàng kí quỹ 100%giá trị L/C thì phòng thanh toán quốc tế thực hiện không cần qua phòng tín dụng và không cần có cam kết thanh toán và giải trình mở L/C(6,7) . Nếu đơn vị ký quỹ dưới 100% thì phải qua phòng tín dụng, phải được kiểm tra về hạn mức tín dụng đối với đơn vị. Thanh toán viên kiểm tra tính khớp đúng giữa hợp đồng với đơn xin mở L/C, giữa trị giá L/C với giấy cam kết và bản giải trình, sau đó sẽ mở L/C trên cơ sở điện MT100. Điện này sau khi được cán bộ kiểm soát, sẽ được truyền lên Hội sở chính.Tại Chi nhánh, kế toán sẽ hạch toán kí quỹ và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để theo dõi. Khi Chi nhánh nhận bộ chứng từ L/C, thanh toán viên kiểm tra sự phù hợp giữa L/C và bộ chứng từ, giữa các chứng từ với nhau, giữa chứng từ với quy tắc thực hành thống nhất UCP 500. Nếu chứng từ phù hợp, thanh toán viên sẽ thông báo cho khách hàng khi đến hạn(thời hạn 5 ngày kể từ khi Ngân hàng nhận được bộ chứng từ). Trường hợp thấy không phù hợp, thanh toán viên phải thông báo cho khách hàng, nếu khách hàng chấp nhận thì thanh toán viên tiến hành thanh toán(đối với L/C trả ngay), nếu khách hàng không chấp nhận, thanh toán viên gửi điện từ chối cho bên đối tác nước ngoài(trong vòng 5 ngay kể từ khi Ngân hàng nhận bộ chứng từ). Nếu là L/C trả ngay, Ngân hàng phải tiến hành thanh toán; nếu là L/C trả chậm, thanh toán viên sẽ gửi điện chấp nhận thanh toán . Khi thanh toán , thanh toán viên lập điện MT202 để chuyển tiền thanh toán và chuyển cho kế toán hạch toán. Phí phát hành thư tín dụng là 0,1%(tối thiểu là 10$, tối đa là 300$)và phí thanh toán L/C nhập là 0,2%(tối đa 300$, tối thiểu 15$) tính trên giá trị L/C nhập, điện phí mở L/C và điện phí thanh toán lần lượt là 15$ và 5$/ 1 lần. *L/C xuất khẩu: Sau khi giao hàng cho bên nhập khẩu, khách hàng chuyển bộ chứng từ hàng xuất, L/C xuất (bản gốc)và bảng kê các chứng từ liên quan cho ngân hàng. Thanh toán viên nhận, kiểm tra tính khớp đúng và hợp lí giữa chứng từ với L/C (bản gốc); giữa các chứng từ; giữa chứng từ với UCP 500, nếu phù hợp thì lập thư đòi tiền kèm bộ chứng từ gửi cho Ngân hàng đối tác nước ngoài để đòi tiền. Trường hợp có sai sót, nếu có thể sữa chữa được thì yêu cầu khách hàng sửa chữa, nếu không sửa chữa được thì hoặc đơn vị gửi chứng từ ra nước ngoài hoặc điện hỏi Ngân hàng nươc ngoài có chấp nhận sửa chữa không. Kế toán hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để theo dõi, khi có báo có từ Hội sở chính,kế toán ghi có vào tài khoản tiền gửi của đơn vị sau khi đã trừ phí( phí thông báo thư tín dụng là 15$; phí thanh toán là 0,075%/giá trị báo có, tối đa 120$, tối thiểu 10 $). d. Chiết khấu chứng từ: Chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu bộ chứng từ khi bộ chứng từ hoàn hảo .Nghiệp vụ này phải có sự phối hợp giữa thanh toán viên của phòng Thanh toán quốc tế với cán bộ tín dụng của phòng kinh doanh. Thanh toán viên phòng thanh toán quốc tế đảm bảo sự phù hợp giữa L/C với các quy định trong thanh toán quốc tế. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm trong việc thẩm định tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và phương án kinh doanh của lô hàng. 4.2.5 Thanh toán séc, thẻ: khách hàng chuyển séc, thẻ cho Ngân hàng, thanh toán viên nhận, thông báo cho Ngân hàng nước ngoài.Thực hiện nghiệp vụ này còn tuỳ thuộc Ngân hàng nước ngoài có chấp nhận thanh toán không. 4.3. Phòng kinh doanh 4.3.1. Cho vay: Khách hàng có nhu cầu vay vốn cung cấp thông tin và tiếp xúc với nhân viên giao dịch (cán bộ tín dụng), nếu là khách hàng vay lần đầu thì trước hết phải giao dịch trực tiếp với trưởng hoặc phó phòng tín dụng. Nếu là khách hàng quen thuộc thì tực tiếp giao dịch với cán bộ tín dụng phụ trách đơn vị mình. Khách hàng hoàn thiện hồ sơ và nộp cho phòng tín dụng, hồ sơ gồm có: 1. Đơn xin vay vốn 2. Hồm sơ pháp lý 3. Phương án sử dụng vốn hoặc dự án Hồ sơ được chuyển cho cán bộ tín dụng thẩm định, kiểm tra về khả năng tài chính, tư cách pháp lý và các giấy tờ về bảo đảm tài sản. Dựa trên các văn bản quy định về điều kiện cho vay, phân loại khách hàng để ra quyết định tín dụng. Nếu từ chối cho vay, Ngân hàng phải có giấy báo nêu lý do hoặc cán bộ tín dụng phải phối hợp với khách hàng để giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ của mình. Nếu chấp nhận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ ký hợp đồng tín dụng và các hợp đồng phụ, sau đó tiến hành giải ngân. Suốt thời hạn cho vay, cán bộ tín dụng (hoặc thanh tra, kiểm soát viên, cấp quản trị) còn phải thực hiện giám sát việc sử dụng vốn vay. Nếu khách hàng vi phạm thì tùy theo mức độ mà có biện pháp xử lý như cảnh cáo, tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân hoặc thu hồi vốn vay. Đến thời gian đáo hạn, cán bộ tín dụng phải thu nợ, nếu nợ không được trả đầy đủ thì sẽ chuyển nợ quá hạn với lãi suất 150% lãi trong hạn hoặc gia hạn nợ cho khách hàng. 4.3.2. Bảo lãnh: Doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh gửi đến phòng kinh doanh nội tệ những tài liệu sau: 1. Đơn xin bảo lãnh (theo mẫu của ngân hàng) 2. Tài liệu liên quan như: hồ sơ mời thầu, thông báo trúng thầu, hợp đồng liên quan...Đối với L/C trả chậm vay vốn nước ngoài phải có hợp đồng được sự đồng ý của ngân hàng Nhà nước (vụ quản lý ngoại hối). 3. Bảng tính toán hiệu quả kinh tế. 4. Bảng giải trình kế hoạch thực hiện hay tiến độ thi công, nguồn vốn đảm bảo cho việc thi công( đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng). 5. Hợp đồng cầm cố thế chấp kèm thêm danh mục tài sản thế chấp có ý kiến của tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước và các cấp có liên quan ( đối với doanh nghiệp Nhà nước). Nếu là khách hàng mới giao dịch lần đầu thì cần phải xuất trình thêm: 1. Quyết định thành lập 2. Bản đăng ký kinh doanh 3. Bảng tổng kết tài sản hai năm gần đây nhất Hồ sơ sẽ được cán bộ tín dụng thẩm định về hiệu quả kinh tế, tuỳ vài mức ký quỹ mà xem xét đến tài sản thế chấp, sau đó trình cho trưởng phòng kinh doanh nội tệ để kiểm tra hồ sơ và ghi ý kiến của mình, trình giám đốc Chi nhánh duyệt và giải quyết (nếu thuộc thẩm quyền).Nếu không thuộc thẩm quyền của giám đốc Chi nhánh thì sẽ trình hồ sơ cho tổng giám đốc NHCT Việt Nam giải quết. Nếu nếu đồng ý thì sẽ chuyển hồ sơ cho phòng kinh doanh ngoại tệ (nếu là bảo lãnh nước ngoài) hoặc phòng kinh doanh nội tệ (nếu là bảo lãnh trong nước) để thực hiện mở thư bảo lãnh. Nếu không đồng ý thì phải từ chối bằng văn vản và trả lại hồ sơ cho khách hàng (trong vòng từ 10 đến 15 ngày - đối với bảo lãnh trên 1 năm, 6 ngày đối với bảo lãnh dưới 1 năm). Mức phí bảo lãnh là tối đa 2%/1 năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Chi nhánh thực hiện các hình thức bảo lãnh như bảo lãnh trong nước (bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán..), bảo lãnh mở L/C trả chậm,... 4.3.3. Chiết khấu giấy tờ có giá: Phòng tín dụng chỉ thực hiện chiết khấu những bộ chứng từ hoàn hảo. Công việc này phòng tín dụng cùng phối hợp vớo phòng kinh doanh ngoại tệ. 5)Đôi nét về hoạt động: 5.1 Đặc điểm tình hình. Gia Lâm là địa bàn tập trung của nhiều xí nghiệp công nghiệp, công ty, chi nhánh của tổng công ty, có khu công nghiệp Sài Đồng, do đó tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng. Sự cạnh tranh trên địa bàn chưa cao so với ở các quận nội thành, nên với thế mạnh của mình, Chi nhánh đã tạo được nhiều lợi thế riêng. Chi nhánh ngân hàng Công Thương Chương Dương cũng như NHCT Việt Nam đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng. Chi nhánh đã được trang bị máy vi tính tại các quỹ và xử lý nghiệp vụ tại quỹ. Với phương châm hoạt động “ổn định, an toàn, hiệu quả, phát triển” NHCTVN đã có các chính sách, biện pháp phù hợp nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng xấu từ các nhân tố khách quan, thực hiện đúng chính sách tiền tệ của chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam, đã làm cho Ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng như Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương tiếp tục mở rộng và duy trì mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, doanh số hoạt động kinh doanh đối ngoại liên tục tăng so với năm . 5.2. Công tác huy động vốn Cũng như các doanh nghiệp khác, đối với nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng. Nhận thức rõ điều đó, ban lãnh đạo NHCT Chương Dương đã chủ động tích cực quan tâm phát triển nguồn vốn, mở rộng mạng lưới khách hàng với 12 quỹ.Các quỹ này được đặt ở những địa điểm thuận lợi cho khách hàng như gần chợ, ở những khu đông dân cư. Phòng nguồn vốn đã có nhiều biện pháp để thu hút khách hàng như đưa ra các dịch vụ tại quỹ như thu đổi ngoại tệ, thu tiền tại quỹ (gần doanh nghiệp), chính sách chăm sóc khách hàng được thực hiện tốt. Hơn nữa, nhờ sự chỉ đạo linh hoạt của NHCT Việt Nam nên công tác huy động vốn tăng trưởng khá. Cụ thể tình hình huy động vốn và sử dụng vốn ở Ngân hàng Công Thương Chương Dương như sau: ( đơn vị: tỷ đồng) Năm TG tiết kiệm TG doanh nghiệp Trái phiếu kì phiếu Tổng Có KH Không KH Có KH Không KH 2001 609 14 536 400 24 1667 2002 804,2 11,6 912 133,4 109 2476 Như vậy tổng vốn huy động tăng mạnh ( 809 tỷ 48,53%) so với năm 2001, vượt 23,5% so với kế hoạch. Trong đó vốn huy động bằng VNĐ tăng hơn 70% và nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ lại giảm. Sở dĩ như vậy là do........ Về cơ cấu vốn thì tiền gửi từ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (67% vào năm 2002 tăng 616 tỷ đồng, tốc độ tăng 59%)- đây là thuận lợi lớn cho Ngân hàng. Nguồn vốn tăng trưởng cả nguồn tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi dân cư, đảm bảo tính ổn định và lãi suất huy động hợp lý.Qua đó chung ta có thể thấy khách hàng chủ yếu của chi nhánh là doanh nghiệp, và tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp khá lớn - đây là nguồn vốn rẻ cho Ngân hàng. Hệ thống mạng lưới huy động vốn bao gồm 12 quỹ tiết kiệm, tăng so với đầu năm 1 quỹ. Nhiều quỹ có mức tăng trưởng đạt mức dư tiền gửi trên 100 tỷ như quỹ 56, quỹ 58, quỹ 59. Riêng hai chi nhánh mới thành lập, tổng nguồn vốn huy động đều tăng; Tại chi nhánh Sài Đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 334 tỷ đồng, tăng 187 tỷ, tốc độ tăng 127 % so với năm 2001, trong năm có mở thêm 1 quỹ tiết kiệm; tại chi nhánh Yên Viên, tổng nguồn vốn huy động đạt 126 tỷ, tăng 40 tỷ, tốc độ tăng 45% so với năm 2001. Trong tình trạng khó khăn về nguồn vốn huy động của hệ thống Ngân hàng, để đạt được những chỉ số như trên, chứng tỏ những nỗ lực Chi nhánh chủ động tìm mọi biện pháp khơi thông nguồn vốn. Đến 31/12/2002 Chi nhánh chỉ phải nhận vốn điều hoà từ Trung ươgn là 49 tỷ đồng trên tổng đầu tư và cho vay là 2.525 tỷ. 5.3. Công tác sử dụng vốn Tổng dư nợ đầu tư và cho vay đến 31/12/2002 ( kể cả VND và ngoại tệ quy VND) đạt 2525 tỷ đồng, tăng 808 tỷ đồng, tốc độ tăng 46%so với đầu năm và vượt lế hoạch 21%. Trong đó đồng tài trợ tăng 222 tỷ đồng, tốc độ tăng 249 % so với năm 2001 (thuộc dự án khí Nam Côn Sơn và dây chuyền II granit Thach Bàn). 5.3.1 Cho vay nền kinh tế Tổng doanh số cho vay 2.978 tỷ đồng, tăng 10,3 % so với năm trước Tổng doanh số thu nợ 2.412 tỷ đồng, tăng 22,2%so với năm 2001 Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 2.198 tỷ đồng, tăng 556 tỷ đồng, tốc độ tăng 34% so với năm 2001, trong đó cho vay VND tăng 481 tỷ đồng, ngoại tệ tăng 75 tỷ đồng. 5.3.2 Cơ cấu dư nợ + Theo thể loại cho vay -Cho vay ngắn hạn: Dư nợ đạt 1.265 tỷ đồng, tốc độ tăng 39% so với năm trướcvà chiếm tỷ trọng 50% trong tổng dư nợ. -Cho vay trung và dài hạn: dư nợ đạt 1.185 tỷ đồng. Trong năm, Chi nhánh đã tiếp cận và đầu tư nhiều dự án lớn: dự án khuôn đúc Cty Kim khí Thăng Long, Cty Thạch Bàn, Công ty Điện lực Hà Nội, dự án sản xuất ống gang cầu Công ty Mai Động... Tiếp tục thực hiện cam kết đồng tài trợ dự án khí Nam Côn Sơn giải ngân trong năm 2002 là 14 triệu Đô la Mỹ, dự án đến nay đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả kinh tế. Các dự án đầu tư được thẩm định chặt chẽ kỹ càng, một só dự án đã đi vào hoạt động phát huy hiệu quả kinh tế đảm bảo trả nợ gốc, lãi đúng hạn. + Theo thành phần kinh tế: -Dư nợ cho vay Doanh nghiệp Nhà nước đạt 2.294 tỷ, tốc độ tăng 47%, chiếm tỷ trọng 91% trong tổng dư nợ. -Dư nợ cho vay thành phần kinh tế khác đạt 230 tỷ đồng, tốc độ tăng 44%, Chiếm tỷ trọng 9% trong tổng dư nợ. +Phân theo ngành kinh tế và lĩnh vực đầu tư chủ yếu: Bám sát đương lối chủ trương phat triển kinh tế của Nhà nước và thành phố Hà Nội, Chi nhánh đã chú trọng đầu tư cho vay đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao như ngành xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành g._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC864.doc
Tài liệu liên quan