Báo cáo Thực tập tại Công ty Cao su Sao Vàng - Chi nhánh Thái Bình

phần I giới thiệu chung về Công ty cao su sao vàng - chi nhánh thái bình I- Lịch sử hình thành và phát triển, chức năng , nhiệm vụ. 1. Công ty CSSV Công ty CSSV (tiền thân là nhà máy CSSV) được xây dựng ngày 22/12/1958 tại khu Công Nghiệp Thượng Đình do Nhà nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa giúp đỡ. Sau gần 2 năm kể từ ngày thi công, ngày 22/05/1960, nhà máy chính thức hoàn thành. Những ngày mới thành lập Nhà máy CSSV chỉ có 262 cán bộ công nhân viên và sản xuất một số sản phẩm như: Săm, lố

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cao su Sao Vàng - Chi nhánh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p xe đạp, dây cua roa, ống sát gạo, phao công binh. Ngày 03/05/1993 theo QĐ215- QĐ/TCNSDT của Bộ Công nghiệp nặng, nhà máy CSSV được đổi tên thành Công ty CAO SU SAO VàNG. tháng 3/1994 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xí nghiệp CSSV được sáp nhập vào công ty CSSV. Tháng 8/1995, Nhà máy pin Xuân Hoà được sát nhập vào công ty. Công ty còn liên doanh với hãng INOUSE- Nhật Bản, thành lập công ty liên doanh cao su INOUSE - VN chuyên sản xuất săm, lốp xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật cao đã chính thức đi vào sản xuất tháng 04/1998. Ngày nay, công ty CSSV đã trở nên ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, số lượng cán bộ công nhân viên lên tới 2850 người. Sản phẩm của công ty đã được tặng nhiều huy chương vàng tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp và hội chợ thương mại Quốc tế. Trong 4 năm liên tiếp 1995, 1996, 1997, 1998 thông qua cuộc bình chọn " 10 sản phẩm trong nước được người tiêu dùng ưa chuộng nhất" Săm, lốp Sao vàng luôn được đạt danh hiệu " TOP TEN 95", " TOP TEN 96", " TOP TEN 97", " TOP TEN 98" - mặt hàng chất lượng cao được người tiêu dùng ưa thích. Hai năm liền 1996, 1997 được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tặng "Giải Bạc - Giải thưởng chất lượng Việt Nam". Với quy mô lớn cùng với những thành tích đạt được, đến nay công ty chủ yếu sản xuất các loại sản phẩm chính sau: Săm, lốp xe đạp các loại. Săm, lốp xe máy Săm, lốp ô tô Săm, lốp xe thồ Săm, lốp máy nông nghiệp Các loại jont sản phẩm cao su kỹ thuật Các loại pin nhãn hiệu "Con Sóc" Để đạt được một loạt sản phẩm như trên, hàng năm, công ty cần phải có một khối lượng nguyên vật liệu rất lớn. Cụ thể: + Cao su thiên nhiên sản xuất trong nước + Cao su tổng hợp ngoại nhập: Đức, Nhật, Hàn Quốc… + Tanh các loại nhập ngoại: Hàn Quốc, Malaysia… + Vải mành các loại: Nhật, Trung Quốc… + Các loại hoá chất chính đều nhập ngoại từ: Nhật Bản, Đức .. + Van xe các loại nhập ngoại từ Đài Loan… Công ty coi chất lượng sản phẩm quyết định chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong cộng đồng CSSV. Chính vì lẽ đó nên công ty: + Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. + Luôn cung cấp sản phẩm với giá thích hợp + Không ngừng củng cố và phát triển thị trường. 2. Chi nhánh Cao su Thái Bình Chi nhánh Cao su Thái Bình trước đây là một phân xưởng của nhà máy cơ khí Thái Bình. Năm 1987 được tách ra thành xí nghiệp Cao su Thái Bình. Năm 1994 theo QĐ của Thủ tướng Chính phủ, xí nghiệp Cao su Thái Bình được sát nhập vào Công ty CSSV hình thành nên Chi nhánh Công ty CSSV Thái Bình(được gọi là Chi nhánh cao su Thái Bình). Công ty CSSV chi nhánh Thái Bình chuyên sản xuất săm, lốp xe đạp các loại. Công ty CSSV chi nhánh Thái Bình được đặt ở xã Tiền Phong- Thị xã Thái Bình . Đó là một vị trí thuận lợi cho giao thông phát triển, rất thuận lợi cho quá trình lưu thông và vận chuyển hàng hoá đến các đại lý tiêu thụ của Chi nhánh trong và ngoài tỉnh. Để phù hợp với cơ cấu tổ chức và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, Chi nhánh Cao su Thái Bình đã có bộ máy quản lý thích hợp thống nhất trong toàn chi nhánh và được sự đồng ý của Công ty CSSV. Toàn Chi nhánh Cao su Thái Bình có 456 cán bộ, công nhân viên trong số đó có hơn 330 công nhân trực tiếp sản xuất, quản lý là 18 người, còn lại là khối phụ trợ. Chi nhánh Cao su Thái Bình đã phấn đấu mở rộng sản xuất, bố trí đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên, đồng thời giữ vững thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Đây là nền tảng cho sự phát triển và ổn định. Chi nhánh Cao su Thái Bình đã giải quyết tốt vấn đề này bằng nhiều biện pháp lớn như: tăng cường khai thác thị trường, chuyển đổi cơ cấu, mẫu mã mặt hàng, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Chi nhánh Cao su Thái Bình rất coi trọng kỷ cương nề nếp công nghiệp và công bằng xã hội, đây là vấn đề cơ bản để Chi nhánh phát triển, bên cạnh đó, chi nhánh cũng tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm bảo vệ uy tín hàng hoá cho doanh nghiệp trước nạn hàng giả kém phẩm chất và sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm trên thị trường ngày càng gay go và quyết liệt. Qua nhiều năm không ngừng phấn đấu vươn lên chi nhánh đã chứng minh được vị thế của mình trên thị trường và trong ngành thông qua bảng kết quả kinh doanh sau: đơn vị : đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Doanh thu thuần 51.924.532.562 53.213.568.897, 54.478.499.484, Giá vốn hàng bán 40.125.789.112. 41.564.123.456, 42.163.024.183, Lợi nhuận gộp 11.298.743.450, 11.649.445.441, 12.315.475.701, Để có được các kết quả trên, ban lãnh đạo chi nhánh đã không ngừng tăng cường trang thiết bị kỹ thuật cũng như máy móc thiết bị 3. Bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty CSSV - Chi nhánh Thái Bình 3.1. Ban lãnh đạo Bao gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc kinh doanh, 1 Phó giám đốc kỹ thuật. Giám đốc Chi nhánh Cao su Thái Bình: là người đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh CSSV Thái Bình, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc Công ty CSSV. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch được công ty giao, căn cứ vào điều kiện cụ thể của chi nhánh, giám đốc xí nghiệp điều chỉnh cho phù hợp và giao nhiệm vụ cho các bộ phận nghiệp vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Chính vì thế, Giám đốc chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, kịp thời báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh lên công ty để có biện pháp thích hợp cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Phó giám đốc kinh doanh: Dưới sự điều hành của Giám đốc Chi nhánh, chịu trách nhiệm về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trực tiếp điều hành hoạt động của phòng kế hoạch thị trường, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo thực hiện tốt yếu tố đầu ra cho sản phẩm của chi nhánh va một phần sản phẩm của công ty trên thị trường Thái Bình. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh trong việc chiếm lĩnh thị trường mới. Phó giám đốc kỹ thuật: Dưới sự điều hành của Giám đốc chi nhánh, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, điều hành công việc sản xuất tại các phân xưởng trong chi nhánh và chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất kinh doanh cũng như xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất sản phẩm. Quản lý và điều hành phòng kỹ thuật, phòng KCS . 3.2. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Gồm có: Phòng tổ chức hành chính. Phòng kế hoạch thị trường. Phòng kỹ thuật. Phòng tài chính kế toán. Phòng tổ chức hành chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh. Nhiệm vụ chính là đảm nhiệm công tác nhân sự trong chi nhánh và sắp xếp tổ chức quản lý cho phù hợp với từng thời kỳ. Thực hiện mọi chính sách, chế độ, quyền lợi, nghĩa vụ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. Phòng kế hoạch thị trường: Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Nhiệm vụ chính của phòng là quản lý kho hàng, lập phiếu nhập và phiếu xuất vật tư, tiếp nhận nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của các đại lý để lập hoá đơn bán hàng sau đó vận chuyển sản phẩm đến từng đại lý. Nắm bắt được biến động của thị trường, phản hồi tín hiệu cho lãnh đạo để điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất. Kết hợp với bộ phận công nghiệp phòng kỹ thuật xác định mức cụ thể cho từng loại sản phẩm. Phòng kỹ thuật: Chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của phó giám đốc kỹ thuật. Trên cơ sở quyền hạn của mình quản lý mọi khâu kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm. Bảo đảm an toàn thiết bị trong khi vận hành, tiến hành bảo dưỡng máy móc theo kế hoạch, khắc phục kịp thời các sự cố kỹ thuật nếu có. Thiết kế lắp đặt hệ thống máy móc công nghệ và trang bị dùng trong sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Đề xướng nâng cao năng suất lao động dần dần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Là nhân tố chính trong việc hiện đại hoá sản xuất. Phòng Tài chính- Kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính, hạch toán sản xuất kinh doanh, thanh quyết toán với Nhà nước đồng thời cung cấp thông tin kinh tế cần thiết. Các phòng trong Chi nhánh có mối liên hệ qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, phòng này cung cấp thông tin, số liệu cần thiết cho phòng kia. Sự phối hợp cần thiết cho hoạt động giữa các phòng này làm cho bộ máy quản lý của Chi nhánh luôn vận động liên hoàn và thông suốt. * Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý - sản xuất chi nhánh Cao su Thái Bình (biểu 1) II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty CSSV chi nhánh Thái Bình. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất 2 loại sản phẩm chính đó là Săm xe đạp và lốp xe đạp và với chính sách chất lượng- chất lượng sản phẩm quyết định tất cả. Do vậy, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Cao su Sao vàng Chi nhánh Thái Bình được thể hiện ở các quy trình tạo thành quá trình khép kín từ khâu xác định nguyên vật liệu đầu vào đến khâu bảo hành sản phẩm cuối cùng. Cụ thể: 1.Mua nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chủ yếu gồm cao su, hoá chất, vải mành, dây thép, tanh, kẽm, mangan thiên nhiên, mangan điện giải để sản xuất các sản phẩm chủ yếu. Phòng kế hoạch tiêu thụ thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tồn kho nguyên vật liệu, tiêu chuẩn nguyên vật liệu và các yêu cầu mua sắm khác xác định nhu cầu mua sắm. Sau đó lập nhu cầu mua sắm, chuyển đến cho giám đốc Chi nhánh hoặc người được uỷ quyền phê duyệt nhu cầu mua sắm mà chuyển ngay đến cho giám đốc phê duyệt. Sau khi đã được duyệt mà đạt, phòng kế hoạch tiêu thụ lập đơn đặt hàng cung ứng nguyên vật liệu, đàm phán với nhà thầu và lập hợp đồng gồm có: Tên nguyên vật liệu, quy cách, số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận và điều kiện thanh toán. Hợp đồng được lập theo đúng pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 và Nghị định số 17 ngày 16/01/1990. Hợp đồng sau khi lập xong, chuyển đến cho giám đốc Chi nhánh hoặc người được uỷ quyền kiểm tra và ký hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký, phòng kế hoạch tiêu thụ lập phiếu yêu cầu giao hàng hoặc chấp nhận đề nghị giao hàng của nhà thầu. Sau đó phòng kế hoạch, phòng KCS tiếp nhận, đánh giá, kiểm tra từng lô nếu đạt theo yêu cầu, tiêu chuẩn cho nhập kho (nếu với số lượng nguyên vật liệu nhỏ không cần lập hợp đồng mà phòng kế hoạch tiêu thụ tiếp nhận, kiểm tra luôn). xác định nhu cầu mua sắm NHU CầU NHỏ HOặC lập nhu cầu mua sắm ĐộT XUấT KHÔNG ĐạT phê duyệt nhu cầu mua sắm ĐạT lập đơn hàng cung cấp nguyên vật liệu ĐàM PHáN Và LậP HợP ĐồNG Ký HợP ĐồNG LậP PHIếU YÊU CầU GIAO HàNG TIếP NHậN, KIểM TRA Và NHậP KHO lưu đồ 2: mua nguyên vật liệu 2. quy trình sản xuất săm xe đạp. CAO SU THIÊN NHIÊN CHấT PHA CHế SƠ LUYệN PHốI LIệU HỗN LUYệN NHIệT LUYệN LọC Và Xử Lý éP ốNG SĂM LóT VAN LồNG LõI Và CHỉNH Lý LƯU HOá RúT LõI VAN THàNH HìNH KEO CắT Bỏ không đạt KIểM TRA Và Xử Lý đạt BAO GóI NHậP KHO lưu đồ 2: quy trình sản xuất săm xe đạp 3.Quy trình sản xuất lốp xe đạp. cao su tổng hợp cao su tự nhiên vải mành tanh thép chất pha chế vải phin sơ luyện phối liệu hỗn luyện vòng tanh kiểm tra và xử lý cán hình mặt lốp nhiệt luyện cán tráng xé vải cắt cuộn vải mành thành hình lốp định hình lưu hoá cắt bỏ không đạt kiểm tra và xử lý đạt bao gói nhập kho lưu đồ 3. Quy trình sản xuất lốp xe đạp 4. Qúa trình nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm. Chi nhánh đã thiết lập và duy trì quy trình nhận dạng và truy tìm nguồn gốc sản phẩm từ khi nhập nguyên vật liệu và trong tất cả các giai đoạn sản xuất, giao hàng để có thể nhận biết được hoặc truy tìm được nguồn gốc của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm khi cần thiết. Việc nhận biết sản phẩm riêng rẽ hoặc là sản phẩm chung được thực hiện tuân theo quy định của quy trình liên quan. nguyên vật liệu vào thẻ kho kiểm tra xác nhận chất lượng Cắm thẻ trạng thái kiểm tra và thử nghiệm mã hoá bán thành phẩm mã hoá số sản phẩm cuối cùng kiểm tra ngoại quan bao gói nhãn mác sản phẩm nhập kho lưu đồ 4: quy trình nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm - Nguyên vật liệu do phòng kế hoạch tiêu thụ nhập về kho Chi nhánh. - Thủ kho nguyên vật liệu Chi nhánh nhập hàng, vào thẻ kho, trên thẻ kho ghi rõ: + Tên nguyên vật liệu. + Tên nhà cung cấp. + Ngày nhập nguyên vật liệu. + Số lượng nguyên vật liệu. + Chứng nhận chất lượng nguyên vật liệu của nhà thầu (nếu có). - Nhân viên phòng KCS kiểm tra ngoại quan và lấy mẫu thí nghiệm nguyên vật liệu theo hướng dẫn kiểm tra và lấy mẫu nguyên vật liệu tương ứng. Trưởng phòng KCS, giám đốc Chi nhánh ký xác nhận chất lượng nguyên vật liệu. - Nhân viên phòng KCS cắm thẻ trạng thái kiểm tra và thử nghiệm - Đạt vào sản xuất theo quy trình sản xuất tương ứng, hướng dẫn công việc tương ứng, kế hoạch chất lượng tương ứng: + Cán bộ quản lý công nhân từng bộ phận của xí nghiệp mã hoá bán thành phẩm. + Công nhân lưu hoá mã số sản phẩm cuối cùng - Công nhân KCS kiểm tra ngoại quan sản phẩm cuối cùng theo tiêu chuẩn kiểm tra kiểm tra ngoại quan sản phẩm tương ứng, đóng dấu KCS - loại I vào sản phẩm cuối cùng theo hướng dẫn kiểm tra ngoại quan sản phẩm cuối cùng tương ứng. Trên dấu KCS thể hiện xí nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó và người kiểm tra sản phẩm đó. - Công nhân bao gói sản phẩm xí nghiệp đóng gói sản phẩm, ghi nhãn mác sản phẩm theo hướng dẫn bao gói sản phẩm tương ứng. - Thủ kho thành phẩm nhập kho, vào thẻ kho sản phẩm cuối cùng và cắm thẻ chỉ trạng thái kiểm tra và thử nghiệm. - Từ con dấu được đánh trên sản phẩm tìm ra thời gian sản xuất ra sản phẩm đó, người sản xuất ra sản phẩm đó (theo mã số lượng) ở từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, người kiểm tra chất lượng ngoại quan của sản phẩm đó. 5. Bảo hành sản phẩm Mục đích của công việc bảo hành sản phẩm là: + Giúp nâng cao chất lượng. + Bảo vệ uy tín cho sản phẩm của công ty. Nhóm bảo hành sản phẩm hoặc người được uỷ quyền kiểm tra lập biên bản tại đại lý Chi nhánh, tại nơi khách hàng có yêu cầu. Qúa trình bảo hành sản phẩm được thực hiện thông qua lưu đồ sau: khách hàng đề nghị bảo hành - xem xét, kiểm tra - viết phiếu đổi sản phẩm kết luận xác nhận số lượng sản phẩm nhận phiếu lấY LốP, SĂM MớI TạI KHO TRả KHáCH SảN PHẩM MớI CậP NHậT Hồ SƠ CHấT LƯợNG lưu đồ 6: Quy trình bảo hành sản phẩm của chi nhánh - Đối với săm lốp xe máy, xe đạp: Các kỹ sư, KCS nhóm bảo hành sản xuất Săm Lốp xe máy, xe đạp bảo hành sản phẩm cho khách hàng theo quy chế bảo hành sản phẩm đang hiện hành của công ty. Sau khi xem xét, kiểm nếu sản phẩm hỏng do lỗi của nhà sản xuất thì các kỹ sư, KCS, nhóm bảo hành viết phiếu đổi sản phẩm cho khách hàng và cắt đôi sản phẩm hỏng đó. - Đối với săm lốp ô tô: Phòng KCS, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch tiêu thụ thu thập thông tin khiếu nại từ người tiêu dùng, khách hàng hoặc đại lý. Sau khi xem xét kiểm tra nếu hư hỏng do lỗi nhà sản xuất thì nhóm bảo hành sản phẩm đổi sản phẩm cho khách hàng theo quyết định, quy chế bảo hành sản phẩm và hướng dẫn thực hiện quy chế bảo hành sản phẩm của Chi nhánh để làm thủ tục cho khách hàng. Nhóm người bảo hành sản xuất có trách nhiệm lập biên bản gửi về phòng KCS. Phòng KCS đối chiếu sổ lốp với số theo dõi chất lượng lốp ô tô do phòng quản lý cung cấp. Nếu đúng thì viết phiếu đổi sản phẩm theo biên bản bảo hành sản phẩm. Khách hàng nhận phiếu đổi, nộp tiền thu tỷ lệ sử dụng (nếu có) tại phòng tài chính- kế toán và lấy lốp mới tại kho lốp Chi nhánh. Lốp không đúng số hoặc không có số trong sổ theo dõi chất lượng lốp ô tô thì phải chờ xem xét lại. Phần II Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty CAO SU SAO vàng - chi nhánh thái bình I .Tổ chức bộ máy kế toán 1.Phương thức xây dựng bộ máy kế toán. Tại công ty CSSV - chi nhánh Thái Bình, bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu. Kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành mà không thông qua khâu trung gian nhận lệnh và có mối quan hệ có tính chất tham mưu giữa kế toán trưởng với các kế toán phần hành (quan hệ chỉ đạo trực tiếp) và giữa kế toán trưởng với các bộ phận tham mưu như thanh tra, tin học trong kế toán… 2. Mô hình kế toán Chi nhánh tổ chức kế toán tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Tức là chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn kế toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán của Chi nhánh thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, sử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Trưởng phòng kế toán Kế toán thanh toán Kế toán NVL – công cụ lao động Kế toán thành phẩm – tiêu thụ Thủ quỹ Nhân viên kinh tế phân xưởng Quan hệ chỉ đạo Quan hệ tác nghiệp Quan hệ báo sổ 3. Cơ cấu lao động kế toán Bộ máy kế toán của chi nhánh bao gồm 01 trưởng phòng kế toán 01 kế toán thanh toán 01 kế toán nguyên vật liệu, công cụ lao động 01 kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm 01 thủ quỹ 02 nhân viên kinh tế phân xưởng 4. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán Là một nhánh của công ty Cao su Sao Vàng nhưng có quy mô hoạt động lớn, phức tạp. Do vậy, khi xây dựng bộ máy tổ chức kế toán, ban lãnh đạo Chi nhánh đã phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc song song: là sự đảm bảo công việc giữa các kế toán viên (kế toán thanh toán, kế toán nguyên vật liệu – công cụ lao động…) một cách đồng thời nhằm rút ngắn thời gian, tăng năng suất lao động. Nguyên tắc tiết kiệm: nhằm tiết kiệm thời gian làm việc, chi phí lao động sống, lao động vật hoá. Nguyên tắc liên tục: đảm bảo cho quy trình công việc phải được thực hiện liên tục. Nguyên tắc phối hợp phục vụ nơi làm việc. Nguyên tắc phù hợp: đảm bảo phù hợp giữa nhân viên kế toán và các công việc được giao. Nguyên tắc tối ưu cường độ lao động và tối ưu hiệu suất trang thiết bị. II. Phân công lao động kế toán 1. Kế toán trưởng (hay trưởng phòng kế toán) Chức năng,nhiệm vụ: Lập các kế hoạch tài chính, vốn lưu động, giá hàng tháng, hàng quý, hàng năm… Kế toán tổng hợp, tính chi phí sản xuất và giá thành, lập báo cáo quyết toán quý, năm và gửi báo cáo. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ và tính khấu hao. Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo tình hình hoạt động chung. Quyền hạn: Theo đúng điều lệ kế toán trưởng của Nhà nước và quy chế quản lý tài chính của công ty, Chi nhánh. Tài liệu sử dụng: Các tài liệu, số liệu, chứng từ, sổ sách có liên quan đến quản lý tài chính của Nhà nước, của Công ty. 2. Kế toán thanh toán Chức năng, nhiệm vụ: Kế toán thanh toán tiền gửi, tiền vay, quỹ tiền mặt và thanh toán với công nhân viên chức. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý, hợp pháp của chứng từ gốc. Phân loại định khoản trên chứng từ gốc. Lập phiếu thu, phiếu chi, đối chiếu với thủ quỹ, ngân hàng. Cập nhật hàng ngày theo trình tự phát sinh các khoản tăng, giảm, xác định số dư của tiền mặt, tiền gửi cuối ngày, cuối tháng, cuối quý, lập báo cáo. Quyền hạn: Yêu cầu các bộ phận liên quan phải cung cấp đầy đủ các loại chứng từ, số liệu có liên quan theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và Công ty quy định. Tài liệu sử dụng: Tất cả các chế độ văn bản, hệ thống kế toán quy định của Nhà nước về pháp lệnh kế toán thống kê và công ty quy định. 3. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ lao động: Nhiệm vụ, chức năng: Lập các định mức tiêu hao nguyên liệu sản phẩm. Lập biểu báo cáo vật tư cho các phân xưởng sản xuất. Thống kê sản lợng, giá trị sản lượng, doanh thu Chi nhánh, doanh thu vào từng loại hàng tiêu thụ của các đại lý, các khu vực và lập báo cáo. Lập các chứng từ ban đầu, nhập kho vật tư sản phẩm hàng hoá, xuất vật tư cho các đối tượng sử dụng. Quyền hạn: Kiểm tra sơ bộ, kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các hoá đơn đầu vào. Lấy số liệu chính xác theo đối tượng sử dụng và bán hàng. Kiểm tra vật tư sử dụng cho các đối tượng, đặc biệt các vật tư không có định mức. Tài liệu sử dụng: Đơn sản xuất, hao phí vật tư qua các thời kỳ, các công đoạn sản xuất. Các dự trù vật tư. Các chứng từ nhập xuất kho. Các tài liệu hướng dẫn của công ty và Chi nhánh. 4. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ, theo dõi công nợ với người mua. Chức năng, nhiệm vụ: Theo dõi, ghi chép tình hình tăng, giảm kho thành phẩm theo từng loại và phẩm cấp. Kiểm tra giám sát cả quá trình nhập xuất kho thành phẩm, kịp thời phát hiện những sai sót để phản ánh cho những bộ phận có liên quan. Cụ thể: Kế toán kho thành phẩm tương tự như kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Kế toán tiêu thụ: tiếp nhận hoá đơn, chứng từ do khách hàng hoặc phòng thị trường cung cấp, phân loại và cập nhật vào sổ chi tiết tiêu thụ, kiểm tra tính chính xác của số liệu. Mở sổ theo dõi chi tiết đối với từng khách hàng, từng lần nhập, xuất hàng theo số thực tế, từng lần trả tiền. Cuối tháng, tổng hợp lập bảng kê, xác định số thuế đầu ra phải nộp. Định khoản và lập báo cáo chi tiết tiêu thụ, báo cáo chi tiết công nợ, đối chiếu xác nhận, đôn đốc thu hồi công nợ, tránh để tồn đọng, dây dưa. Lập và nộp báo cáo chậm nhất vào ngày 10 tháng sau cho trưởng phòng. 5. Kế toán thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội Chức năng, nhiệm vụ: Căn cứ vào những số liệu tài liệu pháp lý của các bộ phận: lao động – tiền lương, bảng chấm công, bảng thanh toán lương của các phân xưởng, phiếu nghỉ ốm đau, thai sản. Căn cứ vào các loại định mức tiêu hao: nguyên, nhiên vật liệu, công cụ lao động để xác định giá mua, bán vật tư cho từng loại sản phẩm Tính toán, ghi chép đầy đủ, chính xác, phản ánh kịp thời số tiền lương thực trả cho từng công nhân, từng bộ phận trong Chi nhánh, phân bổ chính xác tiền lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp vào từng đối tượng sản phẩm. Qua việc tính toán ghi chép và kiểm tra tình hình: quản lý lao động và tiền lương, chấp hành chính sách, chế độ…, cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác. Quyền hạn: Làm thủ tục thanh toán lương hàng tháng, báo cáo lao động tiền lương định kỳ. Làm các thủ tục về chế độ chính sách đối với người lao động. Tài liệu sử dụng: Các quy định về lao động tiền lương mà Nhà nước đã ban hành. Các nghị định hướng dẫn thực hiện mà Chính phủ đã ban hành. Thoả ước lao động tập thể của công ty. 5. Thủ quỹ: Chức năng, nhiệm vụ: Kiểm nhận chính xác tiền thu bán hàng theo từng loại, đúng loại chứng từ. Thu chi tiền mặt theo chứng từ kế toán. Nhật ký quỹ, số dư quỹ hàng ngày, báo cáo quỹ hàng ngày. Nộp tiền vào tài khoản tiền gửi. Bảo quản kho tài liệu, tiền khỏi mục nát. Tài liệu sử dụng: Tất cả tài liệu, quy chế của công ty và chi nhánh. 6. Nhân viên kinh tế phân xưởng: Chức năng, nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm về chế độ hạch toán trong công đoạn sản xuất của dây chuyền. Thực hiện công tác chuyên môn theo ngành dọc. Quản lý kinh tế của phân xưởng, tính toán, hạch toán, cân đối trong phân chia tiền thưởng, năng suất, tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên phân xưởng. Tính toán chuẩn bị nguyên liệu, vật tư cho sản xuất theo kế hoạch được giao. Quản lý chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm giữa các công đoạn trong dây chuyền sản xuất. Quyền hạn: Yêu cầu các bộ phận thực hiện và nộp các báo cáo chứng từ theo quy định tài chính của Nhà nước, của công ty và của Chi nhánh. Yêu cầu các bộ phận báo cáo và tổng hợp lương hàng ngày, chia lương đến từng người lao động. Tạm dừng các loại bán thành phẩm không đủ quy cách, chất lượng đưa vào sản xuất và báo cáo với quản đốc phân xưởng. III. Hình thức ghi sổ kế toán: 1. Các loại sổ kế toán: Công ty cao su Sao Vàng – chi nhánh Thái Bình thực hiện ghi sổ kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ”. Theo hình thức này gồm có các loại sổ kế toán: Các sổ thẻ kế toán chi tiết. Sổ cái. Trong đó, các sổ thẻ kế toán chi tiết gồm có: Sổ tài sản cố định. Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá. Thẻ kho (ở kho vật liệu, sản phẩm, hàng hoá). Sổ chi phí sản xuất. Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay. Thẻ tính giá sản phẩm dịch vụ. Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, thanh toán nội bộ, thanh toán với Ngân sách,… Sổ chi tiết tiêu thụ. 2. Trình tự hạch toán chung: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán các phần hành lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền phát sinh Nợ, tổng số tiền phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. 3. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức “chứng từ ghi sổ” của Công ty cao su Sao Vàng – chi nhánh Thái Bình. Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ cái Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ” Quy trình hạch toán từng phần hành tại Công ty cao su Sao Vàng – chi nhánh Thái Bình Tại Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, công việc kế toán trong toàn chi nhánh được chia thành các phần hành: Kế toán tài sản cố định. Kế toán tiền mặt Kế toán thanh toán. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ lao động. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ. Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán chi phí – tính giá thành sản phẩm. Kế toán báo cáo kết quả kinh doanh. Cụ thể: I. Kế toán tài sản cố định: Trong Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, công việc kế toán tài sản cố định do trưởng phòng kế toán đảm nhiệm. Chi nhánh hạch toán tài sản cố định theo nguyên giá của tài sản cố định (TSCĐ) sao cho luôn thể hiện 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, Giá trị còn lại và Giá trị đã hao mòn. Phân loại TSCĐ theo các phương pháp phân loại đã quy định trong các báo cáo thống kê để mở sổ kế toán chi tiết theo dõi tình hình hiện có và tình hình tăng, giảm từng loại TSCĐ phục vụ cho yêu cầu quản lý và tổng hợp chỉ tiêu của Nhà nước. 1. Các tài khoản chuyên dùng của Chi nhánh Cao su Sao Vàng Thái Bình TK 211: Tài sản cố định hữu hình. TK 213: Tài sản cố định vô hình. TK 214: Hao mòn Tài sản cố định. Công ty Cao su Sao Vàng - Chi nhánh Thái Bình là đơn vị hạch toán trực thuộc nên nguồn hình thành TSCĐ chủ yếu là do Công ty Cao su Sao Vàng cấp, Chi nhánh rất ít khi đi vay TSCĐ hoặc đầu tư mua sắm. Cách xác định nguyên giá, giá trị còn lại và giá trị hao mòn đã tuân thủ theo đúng nguyên tắc của chế độ Nhà nước quy định. 1.1. Tiêu chuẩn TSCĐ: Về mặt giá trị phải từ 10 triệu đồng trở lên. Về mặt thời gian: phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Có khả năng đem lại thu nhập cho doanh nghiệp. 1.2. Các loại TSCĐ: Trong Công ty Cao su Sao Vàng - chi nhánh Thái Bình, TSCĐ gồm có: nhà kho, phân xưởng săm, phân xưởng sản xuất lốp, nhà văn phòng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,… 1.3. Cách xác định nguyên giá TSCĐ: Đối với TSCĐ hữu hình được cấp trên cấp: Nguyên giá TSCĐ = Giá trị trong biên bản bàn giao + Chi phí tiếp nhận + Chi phí lắp đặt, chạy thử Đối với TSCĐ mua sắm(nếu có) Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ + Chi phí lắp đặt chạy thử - Giảm giá (nếu có) 1.4. Nguyên tắc thủ tục nhập kho, xuất kho TSCĐ: Khi có TSCĐ tăng do nhập (mua ngoài, cấp trên cấp, đánh giá lại TSCĐ) phải có Quyết định của Giám đốc Công ty: Biên bản giao nhận của TSCĐ. Biên bản xác nhận tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. Biên bản nghiệm thu TSCĐ. Ví dụ: Ngày 25 tháng 01 năm 2003, Công ty Cao su Sao Vàng đã cấp cho phân xưởng lốp của chi nhánh cao su Sao Vàng Thái Bình một máy nén khí, giá trị bàn giao: 160.000.000 đồng. Thủ tục bàn giao gồm có: Quyết định số 75 ngày 25 tháng 01 năm 2003 của Giám đốc Công ty Cao su Sao Vàng về việc điều chuyển máy nén khí từ công ty về Chi nhánh. Biên bản bàn giao TSCĐ. Phiếu xác định tình trạng kỹ thuật của thiết bị của phòng kỹ thuật. Kế toán TSCĐ xác định nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ. Biên bản nghiệm thu TSCĐ. Khi phát sinh nghiệp vụ nhập hay xuất TSCĐ, kế toán phải mở sổ TSCĐ theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ. Phòng kế toán mở sổ hoặc thẻ để hạch toán chi tiết TSCĐ. Thẻ TSCĐ lập thành 1 bản để tại phòng kế toán để theo dõi, ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ. 2. Danh mục TSCĐ: a. Máy móc thiết bị STT Loại thiết bị đvt 1999 2000 2001 2002 1 Máy luyện 450 sơ luyện Cái 2 2 2 2 2 Máy luyện 550 sơ luyện 2 2 2 2 23 Máy luyện 450 hỗn luyện 1 1 1 1 4 Máy luyện 550 hỗn luyện 1 1 1 1 5 Máy phối liệu 2 2 2 2 6 Máy đùn lọc 2 2 2 2 7 Máy nhiệt luyện 450 1 1 1 2 8 Máy ép xuất 1 miệng 1 1 1 2 9 Máy ép xuất 2 miệng 1 1 2 2 10 Máy nén khí 2 2 1 2 11 Máy thành hình 2 1 2 2 12 Nồi hơi 1 1 1 2 13 Nồi hơi nóng 2 2 2 2 14 Nồi lu hoá 3 3 3 4 15 Máy cán tráng vải mành 2 2 2 2 16 Máy cắt vải 1 2 2 2 17 Máy làm tanh 1 1 1 1 18 Máy cán mặt lốp 1 1 2 1 19 Máy lưu hoá 1 1 1 2 20 Máy bao gói 2 2 2 2 21 Máy in kim 3 2 2 2 22 Máy in laze 3 3 3 3 23 Máy photocopy 1 1 1 1 24 Máy vi tính 6 6 6 6 Bảng tổng hợp thiết bị cơ bản b. Tài sản cố định khác: Nhà cửa, vật kiến trúc. Phương tiện vận tải, truyền dẫn. Thiết bị dụng cụ quản lý. Các TSCĐ khác. 3. Phương pháp hạch toán tăng, giảm TSCĐ: 3.1. Phương pháp hạch toán tăng TSCĐ: Đối với TSCĐ qua xây dựng cơ bản được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị. Khi nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ TK 211 Có TK 241 Đồng thời, căn cứ vào nguồn vốn đầu tư ghi: Nợ TK 411,336 Nợ TK 414 Có TK 411 Khi mua sắm đầu tư TSCĐ Nợ TK 211, 213 Nợ TK 133 Có TK 11, 112, 331 đồng thời ghi tăng nguồn vốn kinh doanh: Nợ TK 441 Nợ TK 414 Có TK 411 Đối với TSCĐ được cấp trên cấp (cấp vốn bằng TSCĐ), được biếu tặng, viện trợ, ghi: Nợ TK 211 Có TK 411, 336 Trường hợp TSCĐ phát hiện thừa phải xác định nguyên nhân để giải quyết: Trường hợp TSCĐ thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế to._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC833.doc
Tài liệu liên quan