Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Cầu 12

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Cầu 12: ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Cầu 12

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Cầu 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 Công ty cổ phần Cầu 12 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I - Bộ Giao thông vận tải. Tên công ty: Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 – CIENCO 1 Tên tiếng Anh: BRIDGE JOINT STOCK COMPANY No.12 – CIENCO 1 Tên viết tắt: BJSC12 – CIENCO 1 Logo của Công ty: Trụ sở đăng ký của Công ty: Số 463 - đường Nguyễn Văn Linh - phường Phúc Đồng - quận Long Biên - Thành phố Hà Nội. Giám đốc Công ty: Ông Phạm Xuân Thuỷ - Kỹ sư cầu. Tiền thân của Công ty Cổ phần Cầu 12 là một đội cầu chủ lực với 45 người được thành lập ngày 17/8/1952 - một trong những đơn vị xây dựng cầu đầu tiên của Việt Nam - có tên gọi là đội chủ lực cầu 2. Trong những ngày đầu thành lập, với những dụng cụ, thiết bị thô sơ, những người công nhân Đội chủ lực cầu 2 đã làm mới nhiều cây cầu gỗ bắc tạm qua sông, qua suối cho bộ đội và dân công mở đường lên Tây Bắc phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành với nhiều tên gọi khác nhau, năm 1977 đội cầu chủ lực được chuyển tên thành Xí nghiệp Cầu 12. Từ đó, Xí nghiệp Cầu 12 đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ chế độ bao cấp sang chế độ kinh doanh với phương châm tự trang trải tiến tới đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. Đến năm 1993, do yêu cầu phân cấp quản lý cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, Xí nghiệp Cầu 12 đã được chuyển thành Công ty Cầu 12 theo Quyết định số 324/QĐ/TCCB-LĐ ngày 04/03/1993 của Bộ Giao thông vận tải; Đến tháng 4/2007, Công ty Cầu 12 chính thức trở thành Công ty Cổ phần Cầu 12, mở ra một giai đoạn mới đầy thử thách, cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển… Qua hơn 56 năm xây dựng và trưởng thành, từ một đội cầu với cơ sở vật chất nghèo nàn, dụng cụ thiết bị thô sơ, đến nay Công ty Cổ phần Cầu 12 đã trở thành doanh nghiệp xây dựng cầu có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Công ty đã sửa chữa và xây dựng mới trên 200 lượt cầu lớn, nhỏ từ Bắc vào Nam với tổng chiều dài hơn 70.000 mét, góp phần không nhỏ phục vụ sự nghiệp chiến đấu, xây dựng tái thiết đất nước và đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước ngày nay. Từ thời kỳ đầu chiến tranh, Công ty Cầu 12 luôn đảm nhận công việc xây dựng mới và sửa chữa các cây cầu nơi tuyến lửa cũng như hậu phương đảm bảo giao thông xuyên suốt phục vụ cho tiền tuyến. Hoà bình lập lại, Công ty Cầu 12 cùng với đồng bào chiến sỹ cả nước đã và đang xây dựng đất nước với nhiều cây cầu hiện đại to lớn, đưa đất nước ta dần tiến kịp các nước khác trong khu vực và trên thế giới trong việc phát triển và hiện đại hoá mạng lưới giao thông. Một số cây cầu lớn công ty đã tham gia và trực tiếp thi công: Cầu Chương Dương, nút giao thông Nam Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì - Hà Nội; cầu Bính - Hải Phòng; cầu Thái Bình - Thái Bình; cầu Đò Quan - Nam Định; cầu quay Sông Hàn - Đà Nẵng; dự án cảng 5B Dung Quất - Quảng Ngãi; cầu vượt Đầm Thị Nại - Bình Định; trụ tháp cầu Bắc Mỹ Thuận - Tiền Giang; cầu Rạch Miễu - Bến Tre;… Với những thành tích to lớn đó, Công ty cổ phần Cầu 12 đã 2 lần được Nhà nước trao tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động (năm 1985 và 1987) và một lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân (T3/2002), cùng nhiều huân huy chương các loại cho tập thể, cá nhân anh hùng lao động… Hàng năm, Công ty hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng nhiều cây cầu ở nhiều địa phương. Công nhân luôn có việc làm, lợi nhuận của công ty không ngừng tăng và đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều. Những năm gần đây, Công ty đã mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh, hợp tác liên doanh với một số hãng và công ty nước ngoài (Thụy Sỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á) để tham gia đấu thầu và thi công một số công trình trong nước và nước ngoài có quy mô lớn và kỹ thuật phức tạp. Công ty luôn khẳng định vai trò đầu đàn về công nghệ làm cầu và luôn chủ động chiếm lĩnh thị trường cầu mới tại Việt Nam. Bằng chất lượng các sản phẩm của mình, uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, cơ hội hợp tác với các đối tác ở trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng. Việc áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000 đã góp phần gia tăng hiệu quả của hệ thống quản lý kinh doanh, đồng thời tạo cơ hội cho Công ty mở rộng thị phần trên thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác với các đối tác ở trong và ngoài nước. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 Công ty cổ phần Cầu 12 được thành lập với số vốn điều lệ là 48.500.000 đồng, trong đó: Sở hữu của Nhà nước: 24.541.000.000 đồng, bằng 50,6% vốn điều lệ. Sở hữu của các đối tượng ngoài Nhà nước: 23.959.000.000 đồng, bằng 49,4% vốn điều lệ. Loại hình doanh nghiệp: Là một doanh nghiệp Nhà nước được Cổ phần hoá thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Bộ Giao thông Vận tải. Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103019796 ngày 01/10/2007 của Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp thì Công ty cổ phần Cầu 12 được phép kinh doanh những ngành nghề sau: Xây dựng các công trình: giao thông; công nghiệp; dân dụng; thuỷ lợi; cảng; công trình thuỷ; kết cấu hạ tầng dự án cấp thoát nước; đường dây và trụ điện 35KV trở xuống, Xây dựng và kinh doanh: các nhà máy phát điện vừa và nhỏ; các công trình phục vụ dân sinh; khu vui chơi giải trí, Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch, Cho thuê nhà ở, dịch vụ nhà đất, cho thuê kho bãi, nhà xưởng, Tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn lập dự án tiền khả thi và khả thi, Thiết kế công trình xây dựng cầu, Tư vấn kiểm định chất lượng công trình xây dựng, kinh doanh phòng thí nghiệm chuyên ngành, Gia công kết cấu thép, vật liệu xây dựng và các sản phẩm cơ khí khác, Sửa chữa thiết bị máy móc ngành giao thông, xây dựng, Chế biến lâm sản, Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là xây dựng các công trình cầu, cảng sông, cảng biển và một số công trình dân dụng. * Đặc điểm tổ chức sản xuất: Do đặc thù công việc lưu động, địa bàn hoạt động rộng trên phạm vi cả nước và trong cùng một thời gian Công ty phải thường xuyên triển khai thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau trên các địa bàn khác nhau… nên để đáp ứng được yêu cầu thi công, Công ty có các đơn vị trực thuộc: - Chi nhánh công ty cổ phần Cầu 12 tại thành phố Hồ Chí Minh. - Chi nhánh công ty cổ phần Cầu 12 tại miền Trung. - Đội thi công cơ giới. - Đội quản lý máy móc, thiết bị: chịu trách nhiệm theo dõi quản lý máy móc thiết bị của Công ty. - Xưởng sửa chữa: Hoạt động như một đơn vị sản xuất phục vụ cho việc sửa chữa xe và các thiết bị thi công của Công ty. - 16 đội thi công: từ đội 1 đến đội 16, có nhiệm vụ trực tiếp thi công các hạng mục công trình theo hợp đồng đã ký kết, theo tiến độ và yêu cầu kỹ thuật mà Công ty đặt ra. (Xem Sơ đồ 2, trang 11) * Đặc điểm về quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty có những đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu sau: - Sản phẩm chủ yếu là những công trình cầu, quy mô từ nhỏ đến lớn, kết cấu từ đơn giản đến phức tạp, mang tính đơn chiếc, địa bàn sản xuất kinh doanh trải rộng trên khắp mọi miền đất nước. - Sản phẩm cầu được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nên thường bị thanh toán chậm. Do đó, Công ty thường xuyên phải vay vốn ngân hàng và hàng năm phải trả một khoản lãi vay rất lớn. - Chu kỳ sản xuất sản phẩm dài, thời gian thi công một cây cầu thường kéo dài 1 đến 3 năm (có khi đến 5 - 7 năm); thời gian khai thác và sử dụng kéo dài nhiều thập kỷ nên đòi hỏi nhà thầu phải lập thiết kế tổ chức thi công, lập giá trị dự toán chi tiết cho từng hạng mục xây lắp để có thể hạch toán chi phí giá thành và kết quả doanh thu cho bất kỳ khối lượng công việc nào; quá trình sản xuất phát sinh nhiều chi phí, diễn ra liên tục, phức tạp, nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn tiêu hao các mức chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và chi phí khấu hao tài sản cố định khác nhau; việc hạ thấp giá thành thực tế các hạng mục chỉ có thể thực hiện trên cơ sở đổi mới kỹ thuật và công nghệ thi công xây lắp… Mặt khác, việc xây dựng còn chịu tác động của địa chất công trình và điều kiện thời tiết khí hậu của vùng miền… cho nên công tác quản lý và sử dụng tài sản, vật tư cho công trình là rất phức tạp và đòi hỏi phải xây dựng các mức giá riêng cho từng loại công tác lắp đặt, cho từng vùng lãnh thổ. - Quá trình sản xuất loại sản phẩm đặc biệt này đòi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ kỹ thuật cao, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và phải tuân thủ một quy trình công nghệ cực kỳ chuẩn mực, cụ thể như sau: Bước 1: Lắp dựng các thiết bị trên hệ nổi - Định vị và neo cố định các thiết bị nổi. - Đóng cọc định vị và làm khung vị bằng thép hình cho công tác hạ ống vách tạm, cao độ mũi cọc định vị là 20.0m. Bước 2: Lắp dựng và định vị ống vách - Dùng búa rung hạ ống vách. Bước 3: Chuẩn bị vữa bentônít - Bơm vữa bentônít vào lỗ khoan cao hơn mực nước 1m. - Dùng máy khoan KOBELCO RT3– ST đứng trên hệ nổi 600T hoặc sàn đạo để khoan lấy đất trong lòng cọc. - Duy trì thành vách lỗ khoan bằng dung dịch vữa bentonite trong suốt thời gian khoan tạo lỗ và đổ bê tông, cao độ vữa phải cao hơn cao độ mực nước sông. - Vệ sinh lỗ khoan bằng cách bổ sung vữa bentônite mới theo phương pháp tuần hoàn nghịch. - Vữa bentônite được làm sạch các bằng thiết bị tách cát Desander. - Kiểm tra độ lắng đọng cát và mùn trong lỗ khoan. - Nghiệm thu lỗ khoan. Bước 4: Lồng cốt thép - Lồng cốt thép được gia công thành các đoạn trên bờ sau đó được đưa ra vị trí thi công. - Lắp đặt lồng cốt thép vào trong lỗ khoan bằng cẩu nổi 25T. - Cố định lồng cốt thép vào thành ống vách. Lắp đặt ống tremie. Chuẩn bị các điều kiện để phục vụ công tác đổ bê tông. Bước 5: Đổ bê tông cọc - Bê tông được cung cấp từ 2 nguồn: Mua bê tông thương phẩm hoặc cấp từ trạm trộn đặt trên bờ. - Cấp bê tông từ bờ ra vị trí thi công bằng máy bơm bê tong. - Đổ bê tông cọc bằng ống dẫn thẳng đứng (ống tremi). Bước 6: Kiểm tra cọc khoan - Kiểm tra mùn đáy cọc bằng khoan. - Kiểm tra chất lượng bê tông cọc bằng máy siêu âm và ép mẫu bê tông đối chứng. Bước 7: Nghiệm thu cọc khoan Bước 8: Thi công hố móng và bệ - Đập đầu cọc và ghép ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông. Bước 9: Thi công thân trụ Lắp dựng ván khuôn ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông. Bước 10: Thi công phần trên Đúc dầm, gác dầm, căng cáp, đổ bê tông mặt cầu và hoàn thiện. Sơ đồ 1: Quy trình thi công cầu Nền móng cọc Bệ, thân, mố, trụ Thi công phần trên (bằng dây văng) Hoàn thiện và thi công phần mặt. Đóng cọc Khoan nhồi Rung cọc ống Đính chìm Bệ Kiểm tra chất lượng cọc Đập đầu cọc Uốn cốt thép cọc Lắp ván khuôn cốt thép bệ Đổ bê tông Thân Lắp dựng ván khuôn đà giáo thân. Lắp đặt và buộc cốt thép thân Đổ bê tông thân Thi công phần tháp Lắp các đốt dầm và căng cáp Điều chỉnh phần lực căng cáp - Mỗi khi nhận thi công một công trình (giao thầu hoặc trúng thầu), Công ty phải tiến hành lập bản thiết kế thi công, lập kế hoạch về vốn, vật tư, nhân lực, máy thiết bị, tổ chức bộ máy thi công; trên cơ sở đó, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với từng hình thức thi công công trình, đồng thời xây dựng tiến độ thi công chi tiết cho từng hạng mục, có điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo quy trình, quy phạm kỹ thuật và giá cả thị trường trong từng giai đoạn. Khi khởi công một dự án, việc thành lập bộ máy điều hành công trường có đầy đủ các bộ phận nghiệp vụ là điều cực kỳ cần thiết vì đây chính là bộ phận tạo ra sản phẩm; sau khi hoàn tất bộ máy cho mỗi công trình, Công ty thực hiện giao khoán giá thành kế hoạch cho đơn vị trực thuộc (là các Đội công trình) theo quy định của cơ chế khoán thông qua hợp đồng giao khoán. Các đơn vị nhận khoán thi công được quyền chủ động quan hệ với các chủ Đầu tư để giải quyết các công việc có liên quan đến Dự án; chủ động lập kế hoạch về tiến độ, vật tư, thiết bị, nhân lực, tài chính và các chi phí cần thiết để đảm bảo tiến độ thi công; tiến hành tổ chức nghiệm thu kỹ thuật từng giai đoạn của công trình, thanh quyết toán khối lượng hoàn thành với chủ đầu tư, lập hồ sơ hoàn công cho đến khi công trình kết thúc đưa vào sử dụng. Các đơn vị lại trực tiếp giao khoán cho các tổ sản xuất trên cơ sở bản khoán của Công ty, tổ chức tốt công tác ghi chép ban đầu và luân chuyển chứng từ nhằm phản ánh đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời hoạt động sản xuất phát sinh. Tất cả các chứng từ đều phải đảm bảo đúng chế độ chính sách và kỷ luật tài chính; cuối tháng, cuối quý phải kiểm kê khối lượng xây dựng dở dang báo cáo về Công ty. 1.3. ĐĂC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẤU 12 Công ty Cổ phần Cầu 12 được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 (Luật DN số 60/2005/QH11), có tư cách pháp nhân theo quy định của Pháp luật, có điều lệ tổ chức và hoạt động . Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo hướng tinh giản, gọn nhẹ bao gồm các phòng ban và đơn vị trực thuộc có mối quan hệ hữu cơ được chuyên môn hoá, có phân cấp trách nhiệm, quyền hạn nhằm đảm bảo tối ưu chức năng quản lý và điều hành sản xuất một cách có hiệu quả, tiết kiệm. Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Cầu 12 (sơ đồ trực tuyến chức năng) BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG CÁC CHI NHÁNH,CÁC ĐỘI TRỰC THUỘC PHÒNG KỸ THUẬT THI CÔNG PHÒNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ LAO ĐỘNG PHÒNG AN TOÀN LAO ĐỘNG PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ CHI NHÁNH MIỀN NAM CHI NHÁNH MIỀN TRUNG ĐỘI THI CÔNG CƠ GIỚI ĐỘI QUẢN LÝ MÁY MÓC,THIẾT BỊ XƯỞNG SỬA CHỮA CÁC ĐỘI THI CÔNG TỪ ĐỘI 1 ĐẾN ĐỘI 16 v Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Ban giám đốc: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, Đại hội đồng cổ đông thông qua biểu quyết bầu ra Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị trong đó có Giám đốc Công ty - người trực tiếp quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và tập thể các cổ đông về việc quản lý điều hành. Giúp việc cho Giám đốc còn có các Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật, thi công, máy thiết bị, kinh doanh cùng các phòng ban nghiệp vụ: + Phòng Kỹ thuật thi công: Là đơn vị nhận hồ sơ thiết kế từ chủ công trình, sau đó nghiên cứu và thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế biện pháp tổ chức thi công, lập tiến độ, giám sát chất lượng, an toàn thi công các công trình của toàn Công ty; ứng dụng công nghệ tiên tiến, chủ trì xem xét sáng kiến cải tiến kỹ thuật, chỉ đạo các công trình thực hiện theo đúng thiết kế, quy trình, quy phạm kỹ thuật; tổ chức hướng dẫn, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nâng cao tay nghề để tiếp thu, vận dụng nền công nghệ tiên tiến. + Phòng Quản lý thiết bị: Cung cấp các tính năng, tác dụng, công suất của từng thiết bị; lập kế hoạch đầu tư thiết bị theo các hồ sơ thiết kế; có quy trình hoạt động bảo quản, bảo dưỡng của từng thiết bị để người được giao sử dụng thực hiện; mở sổ sách theo dõi máy móc thiết bị để biết rõ tình trạng cụ thể và có biện pháp xử lý kịp thời; hướng dẫn, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của các chuyên viên và công nhân sử dụng máy. + Phòng Vật tư: Phối hợp cùng phòng Kỹ thuật, nghiên cứu hồ sơ thiết kế để tìm nguồn vật liệu phù hợp; quy định khối lượng, kết cấu vật tư cho các công trình, từ đó lập kế hoạch mua sắm, xây dựng định mức tiêu hao vật tư cho các công trình; theo dõi số lượng cung cấp vật tư cho các công trình, giám sát việc sử dụng vật tư đó có đúng mục đích hay không. + Phòng Tài chính kế toán: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch vốn, cấp phát kinh phí cho các đơn vị; hạch toán, quyết toán các công trình theo tháng, quý để điều chỉnh kế hoạch cấp phát; tham mưu về tài chính cho Giám đốc, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình tài chính của Công ty; tổ chức giám sát, phân tích các hoạt động kinh doanh để giúp giám đốc nắm bắt được tình hình cụ thể của công ty, hổ trợ Giám đốc trong việc soạn thảo hợp đồng giao khoán chi phí sản xuất cho các đơn vị trực thuộc và xây dựng quy chế phân cấp tài chính kế toán của Công ty cho các đơn vị. + Phòng Kinh tế Kế hoạch: Kết hợp với phòng Kỹ thuật thi công lập hồ sơ dự thầu, lập dự toán kinh phí cho từng công trình và hạng mục công trình, áp dụng đơn giá giao khoán và cấp kinh phí khoán cho các công trình; tham mưu ký hợp đồng thầu phụ, thanh lý hợp đồng, lập kế hoạch theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch. + Phòng Tổ chức cán bộ lao động: Nghiên cứu hồ sơ, tiến độ công trình, lập phương án nhân lực và bộ máy quản lý tại công trường; có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực như xây dựng mô hình tổ chức sản xuất, công tác đào tạo, quản lý cán bộ, điều động lao động sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, tuyển dụng lao động một cách hợp lý; kết hợp với phòng Kinh tế kế hoạch xây dựng định mức khoán, xây dựng và quản lý quỹ lương, giải quyết chế độ cho người lao động…; là trung tâm tác động đến mối quan hệ kết hợp giữa các phòng ban và các đơn vị trong Công ty. + Phòng An toàn lao động: Xây dựng nội quy, biện pháp quản lý bảo hộ lao động của Công ty, trang bị kịp thời bảo hộ cho người lao động, phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ lao động và phòng Kỹ thuật thi công phổ biến quy trình, quy phạm về an toàn lao động của Nhà nước đến người lao động,… + Phòng Hành chính quản trị: Tiếp nhận và quản lý công văn giấy tờ, điện, fax đến và đi, vào sổ sách theo dõi và lưu trữ các công văn cho đơn vị; quản lý và sử dụng con dấu sao cho đúng giá trị pháp lý; quản lý toàn bộ đất đai, nhà cửa và các trang thiết bị của Công ty. + Các đơn vị thành viên của Công ty: Ngoài ra, để thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và mở rộng thị phần trên thị trường xây dựng cầu khắp cả nước, Công ty còn chia lực lượng quản lý và lao động thành các xí nghiệp, chi nhánh và các đội công trình, những đơn vị trực thuộc này cũng có các bộ phận chức năng: kỹ thuật, tài vụ, lao động, tiền lương, an toàn, các đội sản xuất; có văn phòng giao dịch; được mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng; hạch toán phụ thuộc, mở sổ sách cập nhật số liệu của chứng từ thu chi theo hướng dẫn của phòng Kế toán tài chính Công ty. Các đơn vị chủ động tổ chức sản xuất và quản lý, đảm bảo an toàn lao động, hạch toán có lãi, hoàn thành các khoản trích theo quy định. Khi công trình có doanh thu, tiền thu được sẽ được chuyển về tài khoản của Công ty. Đối với các đơn vị nhận khoán, khi nhận được bản giao khoán phải căn cứ vào tiến độ, thiết kế tổ chức thi công của phòng kinh tế kỹ thuật, giao cho các tổ nhóm. Với cơ chế giao khoán, càng phát sinh ít chi phí thì đơn vị được hưởng càng nhiều lợi nhuận cho nên đã thúc đẩy tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Phần lãi từ công trình sẽ được phân phối như sau: + 50% quỹ phát triển sản xuất. + 30% quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi; 10% quỹ dự phòng tài chính; 5% quỹ trợ cấp mất việc làm; còn lại 5%, sau khi trích lập một số quỹ khác sẽ được bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất. 1.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Mặc dù được phép mở rộng kinh doanh nhiều ngành nghề khác, nhưng trong hơn 56 năm qua, Công ty chủ yếu theo nghề truyền thống đó là xây dựng các công trình cầu. Những công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã được đánh giá cao về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được chủ đầu tư và người tiêu dùng chấp nhập và ngưỡng mộ. Hiện tại, Công ty đang mở rộng thị trường xây dựng cầu vào phía Nam đất nước, với những công trình như cầu Rạch Miễu - Tiền Giang, cầu Hàm Luông - Bến Tre, cầu Cái Côn - Hậu Giang, cầu Mỹ An - Đồng Tháp, cầu Hưng Lợi - Cần Thơ, cầu Gò Găng - Vũng Tàu, cầu Bạc Liêu 2 - Bạc Liêu, cầu Trà Ôn - Vĩnh Long, cầu cạn Sài Gòn Trung Lương - TPHCM, cầu qua kênh nước mặn Cần Giuộc... Công ty đã liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong nhiều năm, nhất là trong những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua bảng sau: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2003 – 2007 TT CHỈ TIÊU ĐV 2003 2004 2005 2006 2007 2007 so với 2006 +/- % 1 Sản lượng Trđ 319.256 309.245 318.216 330.726 378.100 +47.374 +14.3 2 Doanh thu Trđ 288.566 259.493 246.095 276.268 484.727 +208.459 +75.5 3 Lợi nhuận TT Trđ 4.369 2.874 1.560 1.022 1.032 +10 +1.0 4 Lợi nhuận ST Trđ 2.971 2.070 1.123 736 743 +7 +1.0 5 Giá trị TSCĐ Trđ 53.788 45.410 39.417 36.907 39.235 +2.328 -6.3 6 Vốn chủ sở hữu Trđ 32.016 32.328 32.858 36.428 51.197 +14.769 -17.4 7 Số lđộng bq/ năm Ngh 1.483 1.528 1.590 1.280 1.253 -27 -2.1 8 Nộp ngân sáchNN Trđ 1.819 1.826 5.191 12.370 31.521 +19.151 +154.8 9 Tổng CPSX Trđ 220.282 298.691 243.411 276.055 438.060 +162.005 +58.7 (Số liệu do phòng Tài chính Kế toán và phòng Tổ chức cán bộ lao động Công ty cung cấp) 0 50 100 150 200 250 300 350 N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m S¶n l­îng Doanh thu BiÓu ®å s¶n l­îng vµ doanh thu Tû ®ång 400 450 500 Qua số liệu trên có thể thấy: Tình hình sản xuất của Công ty ngày càng phát triển, sản lượng và doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là năm 2007, giải quyết được việc làm cho người lao động, nộp ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, thu nhập người lao động năm sau cao hơn năm trước, đời sống vật chất và tinh thần của hơn 1.800 cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty ngày càng được cải thiện, các chế độ đối với người lao động như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,… luôn được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Phần 2 THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 - Bộ máy kế toán áp dụng ở Công ty theo hình thức tập trung, mọi chứng từ đều được gửi về và hạch toán tập trung tại phòng Tài chính kế toán của Công ty. - Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm phòng Kế toán tại Công ty và các nhân viên kế toán trực thuộc tại công trình. - Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần Cầu 12 Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán vật tư Kế toán công nợ, doanh thu Kế toán giao dịch ngân hàng Kế toán tập hợp CP, tính Z Kế toán thuế kiêm kếtoán 111 Kế toán TSCĐ kiêm kếtoán BH Phó phòng phụ trách tài vụ Phó phòng phụ trách nguồn vốn CT Nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc Chức năng của các nhân viên trong phòng như sau: + Kế toán trưởng: Chỉ đạo chung công tác tài chính kế toán của Công ty. + Phó phòng phụ trách nguồn vốn công trình: Kết hợp cùng kế toán trưởng theo dõi và thanh toán vốn các công trình của Công ty. + Phó phòng phụ trách tài vụ: Phụ trách công tác nghiệp vụ kế toán, chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ công tác hạch toán kế toán chi tiết và tổng hợp; chịu trách nhiệm làm việc với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, theo dõi hợp đồng thầu phụ, thuê mượn máy móc thiết bị; theo dõi việc thu hồi công nợ; theo dõi, tổng hợp sản lượng, chi phí từng công trình theo từng kỳ quyết toán, theo dõi khoán các công trình; nhận chứng từ các đội, công trường do phòng Quản lý dự án giao, kiểm tra báo cáo quyết toán các đội, công trình sau khi các kế toán viên hạch toán. + Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán bảo hiểm: Theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định, quản lý hồ sơ tài sản cố định; phân bổ và hạch toán các khoản lương; theo dõi công nợ cá nhân; thanh toán bảo hiểm, ốm đau cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. + Kế toán thuế kiêm kế toán tiền mặt: Theo dõi tình hình kê khai thuế tại Công ty và các công trường, lên biểu báo cáo thuế hàng tháng, cân đối số thuế phải nộp, số được khấu trừ, số còn phải nộp trong kỳ; hạch toán các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt của Công ty. + Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí phát sinh từ các đội sản xuất và tính giá thành thực tế các công trình, hạng mục công trình; lên báo cáo tài chính theo kỳ kế toán theo quy định; theo dõi cổ đông của Công ty. + Kế toán giao dịch ngân hàng: Thực hiện giao dịch thanh toán với ngân hàng; theo dõi tiền vay, trả nợ ngân hàng, thanh toán Quốc tế và các khoản thanh toán khác của Công ty. + Kế toán công nợ, doanh thu: Theo dõi công nợ phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp; tập hợp và theo dõi doanh thu các công trình của Công ty. + Kế toán vật tư: Theo dõi số lượng vật tư nhập và xuất, đối chiếu vật tư cấp cho các công trình, hạng mục công trình của toàn Công ty theo từng quý. + Thủ quỹ: Theo dõi việc thu, chi tiền mặt; đảm nhiệm việc xuất tiền mặt trên cơ sở phiếu thu, phiếu chi hợp lý. + Nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc: Như mục 1.2 đã nêu công ty gồm 16 đội sản xuất và hai chi nhánh hiện đang hạch toán theo hình thức báo sổ. Do đó, ngoài số người biên chế trong phòng thì mỗi đội có một nhân viên kế toán kiêm thống kê, chịu trách nhiệm thu nhận chứng từ, tập hợp chứng từ gửi về phòng mỗi tháng ba lần. 2.2. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12 2.2.1. Chế độ kế toán chung tại công ty cổ phần Cầu 12 - Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Việt Nam. - Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức kế toán tập trung. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ). * Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: + Nguyên tắc xác định các khoản tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển gồm: Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: Theo giá trị thực tế; Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: hạch toán theo tỷ giá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm hạch toán. + Nguyên tắc hạch toán thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo giá gốc; Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia quyền; Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. + Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán “TSCĐ”; Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo Quyết định 166/1999/QĐ-BTC. + Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư; ghi nhận các khoản đầu tư tài chính; ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay, chi phí phải trả, các khoản chi phí khác; ghi nhận và lập các khoản dự phòng phải trả,dự phòng rủi ro hối đoái; ghi nhận vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán liên quan. 2.2.2. Đặc điểm hệ thống chứng từ tại công ty cổ phần Cầu 12 Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty - mang tính chất phân tán ở nhiều nơi, để tạo ra sự năng động trong công việc điều hành sản xuất, Công ty đã áp dụng phương pháp khoán gọn các công trình, hạng mục công trình cho các đội sản xuất với phương châm Công ty quản lý và cung cấp toàn bộ những vật tư chủ yếu cho các công trình, đồng thời đảm bảo nhu cầu tài chính phục vụ cho các công trình, đội sản xuất được quyền tự quyết định phương án thi công theo đúng thiết kế kỹ thuật. Về mặt tài chính, mọi chứng từ thu - chi đều được gửi về phòng Tài chính kế toán của Công ty để thực hiện việc phân loại chứng từ hạch toán chung toàn Công ty, đồng thời, sau khi công trình hoàn thành bàn giao sẽ tiến hành quyết toán lãi (lỗ) cho từng công trình, hạng mục công trình. Phòng Tài chính kế toán của Công ty đã vận dụng tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung để phù hợp với cách quản lý trên. Do đó, ngoài số người biên chế trong phòng thì mỗi đội có một nhân viên kế toán kiêm thống kê, chịu trách nhiệm thu nhận chứng từ, tập hợp chứng từ gửi về phòng mỗi tháng ba lần. Sau khi nhận chứng từ ở các đơn vị phụ thuộc gửi lên, phòng Tài chính kế toán sẽ tiến hành phân loại chứng từ, tập hợp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tổng hợp vào nhật ký tài khoản theo chế độ kế toán mà Công ty áp dụng. Sơ đồ 4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ nội bộ của Công ty cổ phần Cầu 12 Kế toán đội Kế toán tổng hợp Báo cáo quyết toán quí, năm (Chứng từ gốc) Báo cáo quyết toán Đối chiếu công nợ toàn Công ty TM, vật tư Kế toán phần hành Bảng cân đối số PS Một số loại chứng từ chủ yếu được Công ty sử dụng là: Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu, phiếu chi, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng trích khấu hao, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, hợp đồng thuê máy, biên bản nghiệm thu ca máy, phiếu nhập mua hàng nội địa, phiếu nhập mua hàng xuất khẩu, phiếu xuất điều chuyển kho,… 2.2.3. Đặc điểm hệ thống tài khoản tại công ty cổ phần Cầu 12 Công ty hiện đang sử dụng các tài khoản cấp 1 và cấp 2 theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC của Bộ Tài chính, một số tài khoản cấp 2 được mở chi tiết cho từng đội, công trình,… chẳng hạn TK 1362 - Phải thu nội bộ dài hạn (Đội thi công cơ giới), TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (công trình cầu Cẩm Lệ)... Công ty không sử dụng tài khoản cấp 3. 2.2.4. Đặc điểm hệ thống sổ tại công ty cổ phần Cầu 12 Như đã nêu ở phần trên, bộ máy kế toán áp dụng ở Công ty theo hình thức tập trung, mọi chứng từ đều được gửi về và hạch toán tập trung tại phòng Tài chính kế toán của Công ty thông qua hệ thống kế toán máy. Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting 2002 trong công tác hạch toán kế toán. Hiện nay, phòng Tài chính kế toán của Công ty tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Theo hình thức này, Công ty sử dụng các loại sổ sau đây: - Sổ Nhật ký chuyên dùng: sổ Nhật ký quỹ, sổ Nhật ký tài khoản... - Sổ Nhật ký chung: là sổ kế toán tổng hợp để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính trong Công ty. - Sổ Cái các tài khoản: là sổ kế toán tổng hợp sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính theo từng tài khoản kế toán tổng hợp. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết khác. Hệ thống sổ kế toán của Công ty được thiết kế trên máy vi tính theo mẫu biểu thống nhất của Bộ Tài chính. Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung là việc kết hợp ghi sổ theo trình tự thời gian và phân loại sổ theo nội dung các nghiệp vụ kinh tế trong sổ Nhật ký._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22549.doc
Tài liệu liên quan