Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1

Lời nói đầu Cùng với xu thế chung của thời đại quốc tế hoá và sự hợp tác hoá, nền kinh tế của nước ta đang dần hội nhập và phát triển gắn liền với nhịp điệu phát triển kinh tế thế giới. Với nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất nước ta đã đẩy mạnh việc mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Một trong những điểm mạnh nhưng cũng là thách thức đối với đất nước ta trong quá trình h

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội nhập với nền kinh tế thế giới đó là sự cạnh tranh tự do và mạnh mẽ giữa các quốc gia các tập đoàn kinh tế. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý có hiệu quả tình hình sản xuất kinh doanh bằng nhiều công cụ khác nhau, dựa trên những cơ sở khác nhau. Một trong những công cụ quan trọng của công ty đó là chiến lược kinh doanh, Công ty đã từng bước tạo ra được lợi thế cạnh tranh và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Chuẩn bị cho những bước đi chiến lược của mình, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình 1 đã nhanh chóng hoà nhập vào xu hướng phát triển mở rộng thị trường, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh Bất động sản. Với chiến lược phát triển quy mô bền vững, nắm bắt kịp thời những cơ hội dựa trên nền tảng uy tín của một doanh nghiệp. Công ty từng bước phát huy thế mạnh của mình. Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì việc nâng cao chất lượng công trình luôn được xem như là một trong những mục tiêu hàng đầu để doanh nghiệp phấn đấu, dựa vào đó tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm của Công ty luôn đạt chất lượng cao về kỹ thuật và mỹ thuật và có uy tín với khách hàng, có nhiều công trình được gắn biển công trình chất lượng cao. Với những tiềm năng sẵn có cùng với những nỗ lực vượt bậc trong việc vượt qua các giai đoạn khó khăn thử thách Công ty đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Việt Nam, sẵn sàng đứng trước các đối thủ cạnh tranh. Trong thời gian thực tập vừa qua, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Thạc Sỹ Nguyễn Thế Phán và các anh chị trong công ty cổ phần đầu tư xây dựng và công trình 1 đã giúp đỡ em hoàn thành tốt báo cáo tổng hợp này. Chương 1 tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 tiền thân là “Công trường 1” là đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thuỷ, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có tư cách pháp nhân theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc, được mở tài khoản ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng, được thành lập theo quyết định 889 QĐ/TC - LĐ ngày 21/12/1996 của Tổng công ty xây dựng đường thuỷ, được Bộ Giao thông vân tải công nhận bằng quyết định số 760/QĐ/TCCB - LĐ ngày 27/3/1997. Qua một thời gian hoạt động “Công trường 1” được đổi tên thành “Xí nghiệp công trình 1” theo quyết định số 140/2000/ QĐ/ BGTVT ngày 19/1/2000 của Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở chuyển đổi tổ chức, sắp xếp lại “Công trường 1” với chức năng thực hiện nhiệm vụ tổ chức xây dựng các công trình Tổng công ty trực tiếp làm. Theo quyết định số 2095/QĐ-BGTVT ngày 05/07/2002 “Xí nghiệp công trình 1” được đổi tên thành “Công ty công trình 1” với ngành nghề kinh doanh như: Xây dựng các công trình giao thông, san lấp mặt bằng... Chiến lược phát triển Tổng công ty liên tục lớn mạnh, bao gồm nhiều ngành nghề, mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, Công ty được Tổng Công ty xác định là đơn vị mũi nhọn, chuyên thi công các công trình cầu, đường bộ, nổ mìn phá đá, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng...Công ty được Tổng công ty tập trung đầu tư hai dây chuyền máy móc thiết bị để thi công đường, tiền vốn, cán bộ, lao động và điều kiện pháp lý để công ty hoạt động như một Công ty độc lập trong Tổng công ty. Đặc biệt Công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay của ngân hàng dưới hai hình thức vay đó là vay qua Tổng công ty và vay trực tiếp có sự bảo lãnh của Tổng công ty. Kết qủa sản xuất của Công ty ngày càng khả quan. Sản lượng của Công tăng nhanh qua từng năm, nhất là trong lĩnh vực đường bộ và giúp cho Tổng công ty xây dựng đường thuỷ trở thành một đơn vị mạnh của Bộ giao thông vận tải trong lĩnh vực thi công các công trình đường bộ. Với đà phát triển nhanh như vậy từ năm 2003 Công ty đã là Công ty độc lập. Vì thế Công ty ngày càng phát triển và điều đó tạo điều kiện phát triển lớn mạnh trong tương lai. Tại quyết định số 2268/QĐ-BGTVT ngày 6/8/2003 của Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt phương án cổ phần hoá và quyết định chuyển “Công ty công trình 1” thuộc Tổng Công ty xây dựng đường thuỷ thành “Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình 1” với tên giao dịch quốc tế là Invesment and cotruction joint stock company (MCO) có trụ sở giao dịch đặt tại: Số 8 Ngõ 121, Phố Thái Hà, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Công trình 1 là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần và luật doanh nghiệp do quốc hội của nước CHXHCNVN thông qua ngày 12/6/1999. Chuyên xây dựng các công trình, dịch vụ, giải trí, xuất nhập khẩu, đầu tư xây dựng…. Công ty hoạt động với tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Vốn điều lệ của Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Công trình 1 là 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng). Trong đó tỷ lệ phần vốn nhà nước chiếm 27,1% vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp chiếm 72,9% vốn điều lệ. Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Công trình 1 được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong công việc phát triển sản xuất kinh doanh về kinh doanh và các công trình giao thông các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Từ một đơn vị ban đầu tài sản vốn liếng không đáng kể nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng Công ty và các cơ quan liên quan cũng như sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty và sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các phòng ban với nhau đã đề ra những phương án kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý... Chính vì thế hiện nay Công ty đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình 1 là đơn vị tiên phong đầu tiên của Tổng Công ty Xây dựng đường thuỷ đã thực hiện xong quá trình Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thành doanh nghiệp Công ty cổ phần. 1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư & xây dựng Công trình 1. Xây dựng công trình giao thông trong và ngoài nước (cầu, đường, sân bay, bến cảng, san lấp mặt bằng...) Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, đường dây và trạm điện đến 35 KV Đầu tư xây dựng các công trình: cơ sở hạ tầng cụm dân cư, đô thị, khu công nghiệp giao thông vận tải. Nạo vét, đào đắp công trình. Tư vấn thiết kế, thí nghiệm vật liệu, tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát các công trình không do Công ty thi công. Khai thác, kinh doanh đá, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa.... Xuất nhập khẩu vật tư  thiết bị, hàng hoá, dịch vụ du lịch, khách sạn, vui chơi giải trí. Sửa chữa xe máy thiết bị thi công, gia công cơ khí. Kinh doanh bất động sản. Vận tải hành khách hàng hoá. Thiết kế xây dựng công trình biển. Thiết kế các công trình xây dựng thuỷ lợi. 1.3. Đặc điểm kinh doanh của công ty. Là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xây lắp các công trình giao thông, do đó quá trình sản xuất xây lắp thường có chu kỳ kinh doanh dài, thời điểm tính giá thành thường không trùng với kỳ báo cáo, giá bán của sản phẩm xây lắp thường được xác định trước khi tiến hành sản xuất. Vì vậy hình thức thanh toán của Công ty với các công trình và hạng mục công trình thường là trả tiền dần theo từng khối lượng hoàn thành, giai đoạn hoàn thành hoặc theo tháng, hoặc theo quý qua hệ thống ngân hàng. Sản phẩm xây lắp của Công ty thường là những công trình có kiến trúc lớn, kết cấu phức tạp, vì thế đòi hỏi phải có thiết kế và dự toán riêng biệt. Với năng lực vốn có, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 1 đã tự tìm kiếm thị trường cho mình, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng trong và ngoài nước. Công ty được trực tiếp xuất nhập khẩu theo yêu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật. Bên cạnh đó được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty và các cơ quan liên quan, cũng như sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty đã vươn lên đứng vững trên thị trường. 1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Nói cách khác đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng và tổ chức hạch toán kế toán nói chung. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty liên tục và phức tạp, sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn...kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài. Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán, quá trình sản xuất xây lắp lấy dự toán làm thước đo. Nguyên vật liệu (sắt, xi măng, cát sỏi, nhựa đường...) được đưa vào chế biến liên tục qua các bước, thành phẩm chủ yếu nhận được bao gồm các công trình cầu đường bộ và bán thành phẩm nhận được là cọc, dầm bản, nền đường... Quy trình công nghệ sản xuất các công trình của Công ty như sau: Đối với công trình cầu: - Giai đoạn 1: gia công cốt thép, ghép cốp pha và đổ bê tông cọc, dầm, bản. Nguyên vật liệu ban đầu: Sắt thép các loại được gia công lắp đặt theo đúng kích thước, sau đó đánh gỉ, hàn buộc định hình. Cát đá theo tiêu chuẩn được sàng rửa sạch sẽ, ghép cốp pha rồi đổ bê tông theo đúng thiết kế. - Giai đoạn 2: Cẩu lắp, lao dầm bản và làm công tác hoàn thiện. Đối với công trình đường: - Giai đọan 1: Đào vét, đấp đất, đổ cát, sau đó đầm lèn đạt độ k (theo quy định) - Giai đoạn 2: Rải lớp đá 4x6, đá 1x2 rồi lèn chặt sau đó rải lớp bê tông áp phan nhựa đường và hoàn thiện. Do tính chất sản xuất thành các công trình nên đối tượng tập hợp chi phí là các công trình, hạng mục công trình hoặc các điểm dừng kỹ thuật hợp lý. 1.5. Tổ chức bộ máy quản lý. Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Công trình1 là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty đường thuỷ, nhưng hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính. Vì vậy, để đảm bảo cho sản xuất và quản lý sản xuất có hiệu quả bộ máy quản lý và Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Ưu điểm : Phân công rõ ràng công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của các phòng ban. Các phòng ban và các phó giám đốc có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho Giám đốc ra quyết định, giảm bớt gánh nặng quản trị cho Giám đốc. Các phòng ban trực tiếp nhận lệnh từ những người lãnh đạo, không có sự chồng chéo trong quản lý. Nhược điểm : Nếu không biết cách tổ chức sẽ làm cho bộ máy quản lý trở lên cồng kềnh, không đem lại hiệu quả cao. Đôi khi các phòng ban sẽ quan tâm đến lợi ích của phòng ban mình hơn là lợi ích của toàn doanh nghiệp. Sơ đồ 1 – 1 : tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phòng vật tư, thiết bị Phòng Tổ chức hành chính Phòng thí nghiệm Đội CT 102 Đội CT 104 Đội CT 106 Đội nổ mìn, phá đá Phó giám đốc điều hành Nội chính Phó giám đốc điều hành khu vực miền Bắc Phó giám đốc điều hành khu vực miền Trung Phó giám đốc điều hành khu vực miền Nam Đội CT107 Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật dự án Đội sửa chữa Đội CT 109 Phòng thiết kế Trong đó: * Giám đốc điều hành: Là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm trước sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan, Tổng cục thuế, Bộ giao thông vận tảỉ, Bộ Tài chính, là người đại diện pháp nhân dưới sự uỷ quyền của Hội đồng quản trị, là người điều hành hoạt động của Công ty. Đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ toàn Công ty, đối với Hội đồng quản trị và nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc điều hành Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng có quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty. Giám đốc còn chỉ huy, chỉ đạo bằng những quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh trên cơ sở nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng quản trị. * Phó giám đốc điều hành: Là người giúp việc cho giám đốc và được giám đốc phân công phụ trách và chỉ đạo thường xuyên các công việc, khi điều hành công việc phó giám đốc căn cứ vào chỉ thị uỷ quyền của giám đốc- thay mặt giám đốc giải quyết các công việc phát sinh trong phạm vi Công ty và phạm vi được phân công. Phó giám đốc cũng là người quản lý, theo dõi các đội, công trường. Mặt khác, phó giám đốc phải thường xuyên báo cáo cho giám đốc dưới những hình thức khác nhau tuỳ thuộc theo tính chất nhiệm vụ của từng công việc. Các phó giám đốc điều hành được phân công điều hành, quản lý theo từng khu vực. * Phòng tổ chức hành chính: quản lý nhân sự, giải quyết các vấn đề tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu kinh doanh xây lắp. Là nơi quản lý giao nhân sự, lưu trữ các văn bản từ các nơi đến Công ty và trong nội bộ Công ty là nơi hướng dẫn đưa đón các khách hàng đến làm việc... * Phòng kỹ thuật, dự án: Có nhiệm vụ chuẩn bị kỹ thuật sản xuất, quá trình công nghệ xây lắp các công trình, chỉ đạo trực tiếp thi công, bảo hành công trình, có nhiệm vụ tham mưu về công tác kế hoạch, hướng dẫn sản xuất xây lắp, cung ứng vật tư cho các công trình, lập dự toán, thanh quyết toán công trình là nhiệm vụ chủ yếu. Đồng thời thống kê tình hình hoạt động toàn công ty, phân tích công tác sản xuất kinh doanh để tham mưu cho giám đốc. * Phòng vật tư, thiết bị: Có nhiệm vụ dự toán, mua bán vật tư thiết bị, chỉ đạo lắp đặt máy móc thiết bị, vật liệu thi công công trình và phụ trách kỹ thuật cơ giới. * Phòng thí nghiệm: Thí nghiệm vật liệu, công trình cho Công ty và thí nghiệm cho các khách hàng yêu cầu. * Phòng tài chính - kế toán: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức quản lý công tác thống kê, kế toán và quản lý tài chính của công ty. Nhiệm vụ của các đội xây dựng: thực hiện thi công các công trình công ty giao, đội xây dựng hoạt động theo mô hình khoán công việc. Công ty cung cấp vật tư kỹ thuật các trang thiết bị để tiến hành thi công công trình, hạng mục công trình. Nhiệm vụ của xưởng sửa chữa: Sửa chữa các máy móc, thiết bị, ôtô… trên toàn bộ các công trường. 1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 Là một Công ty lấy ngành thi công cơ giới làm mũi nhọn, tập chung rất nhiều các trang thiết bị, máy móc do đó đòi hỏi Công ty phải có đủ năng lực thiết bị hoạt động. Từ khi cổ phần hoá đến nay, Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị mới có giá trị lớn. Các thiết bị mới đầu tư và hiện có được khai thác có hiệu quả, đồng bộ về chủng loại, hiện đại về kỹ thuật, đủ khả năng thi công nhiều dự án lớn. Song song với việc khai thác các thiết bị, công tác bảo dưỡng sửa chữa được duy trì thường xuyên, các thiết bị được quản lý chặt chẽ, hạn chế thiết bị ngừng hoạt động lâu dài nên chất lượng thiết bị được bảo toàn và hoạt động tốt, đáp ứng kịp thời tiến độ công trình. Sau đây là một số thiết bị chính của công ty được thể hiện qua bảng thống kê 1-1: Các thiết bị chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 năm 2004  Bảng 1-1 TT Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng Chất lượng Ghi chú A Thiết bị và máy thi công 1 Trạm trộn bê tông ý, Hàn Quốc 3 100% 120 T/h 2 Máy rải bê tông Nhật, Đức 5 80% 3 Máy ủi Nhật, Mỹ 17 100% 4 Máy xúc đào Nhật, Hàn Quốc 8 95% 5 Máy đào Nhật 15 85% 6 Lu rung Trung Quốc 28 100% 28T, 16T 7 Máy xúc lật Nhật 4 80% 8 Máy phát điện ý, Pháp, Nga 11 80% 250KVA, 300KV/h 9 Máy trộn bê tông Trung Quốc, Nga 11 80% 1000lít, 400lít 10 Máy xay đá Việt Nam 7 85% 11 Máy nghiền đá Nga 4 90% 12 Máy nén khí Việt Nam 6 80% 13 Máy kinh vĩ Đức 7 85% 14 Máy thuỷ bình Đức 7 100% 15 Máy toàn đạc Nhật 1 100% 16 Đầm cóc Nhật 7 100% 70 kg 17 Xe cẩu Đức, Nhật 3 85% 25T, 70T 18 Bộ khoan cọc nhồi Trung Quốc 3 80% ĐK: max: 2,5m 19 Máy phun vữa Trung Quốc 2 80% 20 Xe chở bê tông tươi Hàn Quốc 5 85% 6m3 21 Bộ dàn giáo thép Việt Nam 3 80% 22 Ván khuôn Việt Nam 1500m3 80% 23 Búa đóng cọc Nhật 3 85% 3,5T, 4,5T 24 Máy ép cọc Nhật 2 85% 25 Máy sơn đường Malaixia 2 100% 200T B Phương tiện vận tải 1 Ô tô Kamaz Nga 10 85% 15 T 2 Xe tải ben Đức, Hàn Quốc 40 90% 10 Tấn, 24 Tấn 3 Xe con bốn chỗ Nhật 2 100% 4 Xe con bảy chỗ Nhật 1 90% 5 Xe Uóat Nga 2 75% 6 Xe tải Hàn Quốc 5 90% 7 Xe Ford Range Mỹ 2 100% 2,5 Tấn 8 Xe Toyota Nhật 1 100% 1.7. Tình hình tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá trong công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1. 1. Tình hình tập trung hoá của công ty. Do đặc thù của công ty là sản xuất phân tán trên phạm vi cả nước nên việc sản xuất tập chung là rất khó khăn. Chính vì vậy công ty phải xây dựng các quy chế, cơ chế khoán sản phẩm, nội quy quy định quản lý, quy chế trả lương đảm bảo mức lương thoả đáng dựa trên công sức người lao động, thưởng phạt phù hợp để có thể quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời khuyến khích người lao động làm việc và sản xuất có hiệu quả. Công ty ký hợp đồng kinh tế hoặc giao việc cho các công trường, đội sản xuất, xí nghiệm thi công toàn bộ công trình hoặc hạng mục công trình. 2. Tình hình chuyên môn hoá của công ty. Do muốn nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời thúc đẩy tiến độ thi công nên công ty rất chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị mới, hiện đại, bổ sung hoàn thiện các dây chuyền thi công nền đường, mặt đường, thi công cầu, phòng thí nghiệm…Hầu hết các máy móc thiết bị của công ty đều được sản xuất từ năm 2000 trở lại đây, chất lượng còn lại đạt trên 80% giá trị sử dụng nên các công việc thi công sản xuất đều được chuyên môn hoá, chỉ sử dụng rất ít các lao động thủ công để thi công những phần việc máy móc không làm được. Đồng thời trong công ty có sự phân chia rõ rệt công việc cũng như nhiệm vụ của từng phòng ban, từng đội, từng người. Chính vì vậy tính trách nhiệm của mỗi người, mỗi đội trong công việc của công ty giao là rất cao và sự chuyên môn hoá như vậy đã đẩy mạnh hiệu qủa lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. 3. Tình hình hợp tác hoá của công ty. Công ty rất chú trọng việc liên doanh, liên kết giữa các đơn vị trong và ngoài ngành để tham gia thiết kế thi công và nhận thầu các công trình nhất là liên danh trong việc đấu thầu các công trình nhằm tăng năng lực, kinh nghiệm trong hồ sơ dự thầu và phân chia các thành phần công việc cho các đợn vị bạn có năng lực và kinh nghiệm hơn như: liên danh với các công ty chuyên thi công cầu đường bộ lớn để đấu thầu các gói thầu cầu đường bộ có giá trị lớn và sau khi thắng thầu thì giao lại phần việc thi công cầu cho đơn vị đó. Bên cạnh đó bằng những thành công và sự khẳng định thương hiệu của mình trong thời gian qua, công ty đã nhận được sự ủng hộ của các ban quản lý dự án ở trong và ngoài Bộ GTVT tạo được vị thế trong cạnh tranh đấu thầu các dự án, mở ra các thị trường xây lắp trên toàn quốc. CHƯƠNG 2 Tình hình hoạt động của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1. 2.1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 Là một doanh nghiệp từ hình thức doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên không vì thế mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị giảm sút mà ngược lại công ty đang ngày một phát triển hơn. Số liệu trong bảng 2-1 sẽ chỉ ra một cách rõ ràng hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 Bảng 2-1 Chỉ tiêu Năm 2006 Kế hoạch năm 2007 Năm 2007 Chênh lệch năm 2007 so với Năm 2006 (%) KH 2007 (%) Giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành (đồng) 50.000.000.000 62.000.000.000 64.200.000.000 28,40 3,55 Tổng doanh thu (đồng) 42.535.445.612 50.550.000.000 54.805.163.195 28,85 8,42 Giá vốn hàng bán (đồng) 39.236.258.331 44.505.000.000 48.702.399.302 24,13 9,43 Tổng lợi nhuận trước thuế (đồng) 573.233.621 785.540.000 1.195.741.933 108,60 52,22 Tổng lợi nhuận sau thuế (đồng) 389.798.862 785.540.000 1.195.741.933 206,76 52,22 Số lao động (người) 250 280 310 24,00 10,71 Tổng quỹ lương (đồng) 5.868.800.000 7.025.000.000 8.094.450.000 7,92 15,22 Thu nhập bình quân (đồng/ng-tháng) 1.300.000 1.400.000 1.500.000 15,38 7,14 Bảng 2-1 Bảng 2-1 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007 đã có những bước nhảy vọt đáng kể. Do công ty mở rộng quy mô sản xuất, đưa ra giá đấu thầu hợp lý, sản phẩm có chất lượng… nên giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành đã tăng từ 50 tỷ đồng lên 64,2 tỷ đồng. Chính vì khối lượng xây lắp hoàn thành tăng nên doanh thu cũng tăng. Doanh thu của năm 2007 tăng 28,85% so với năm 2006 tức là tăng thêm 12.269.717.583 đồng. Tuy doanh thu tăng 28,85% nhưng giá vốn hàng bán của công ty năm 2007 so với năm 2006 chỉ tăng 24,13% do công ty thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Năm 2007 công ty đã tuyển thêm 60 lao động nhằm mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn vào bảng tổng hợp thấy thu nhập của người lao động cũng được cải thiện hơn so với năm 2006, làm động lực cho người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 2007, do khối lượng công tác hoàn thành nhiều, công ty thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm… nhờ đó mà lợi nhuận cũng tăng cao. Nhìn chung công ty đã đạt được một kết quả khá khả quan, hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đã đề ra. Đây là điều rất đáng mừng đối với một công ty vừa chuyển từ loại hình doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. 2.2. Phân tích tình hình thực hiện công tác xây lắp và các nhân tố ảnh hưởng ở công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 năm 2007 2.2.1. Phân tích tình hình thực hiện công tác xây lắp ở công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1 năm 2007 2.2.1.1. Phân tích tình hình bàn giao công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch bàn giao công trình và hạng mục công trình xây dựng hoàn thành được bắt đầu bằng việc đánh giá theo số lượng công trình và thời hạn bàn giao. Chỉ tiêu để phân tích theo khía cạnh này đó là: Mức độ hoàn thành kế hoạch bàn giao công trình về mặt số lượng. * 100% Số công trình và hạng mục công trình xây dựng đã bàn giao trong kì Số công trình và hạng mục công trình cần bàn giao trong kì theo kế hoạch Chỉ tiêu trên cho phép đánh giá một cách khái quát về tình hình hoàn thành kế hoạch bàn giao công trình xây dựng đồng thời cũng chỉ ra sự cần thiêt phải tìm ra nguyên nhân dẫn tới việc không thể bàn giao các công trình và hạng mục công trình để đưa vào sử dụng theo kế hoạch. Theo bảng 2-2 cho thấy: Về số lượng hạng mục công trình bàn giao được đưa vào sử dụng trong năm 2007 chỉ đạt 71%, còn hai công trình chưa được bàn giao là công trình đường Hồ Chí Minh và công trình D10 Thanh Hoá. Về thời hạn bàn giao, trong 6 hạng mục đã bàn giao chỉ có ba hạng mục là đúng thời hạn như: Công trình đường 12 Hà Tĩnh, công trình N1 Kiên Giang và công trình Cầu Nậm Lệ. Còn lại đều là chậm hơn so với thời hạn quy định trong đó chậm nhất là công trình kè Bình Phước chậm tới năm tháng. Về thời gian xây dựng cũng chỉ có bốn hạng mục là chấp hành đúng thời gian so với kế hoạch. Có hai nguyên nhân dẫn đến việc bàn giao công trình chậm đó là: Nguyên nhân khách quan: Do bàn giao mặt bằng thi công chậm so với hợp đồng thi công. Nguyên nhân chủ quan: Do những thiếu sót của công ty trong việc thực hiện kế hoạch bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Điều này được thể hiện ở mọi mặt, cả về số lượng hạng mục cũng như thời hạn bàn giao và thời gian xây dựng các hạng mục công trình. Như vậy việc lập kế hoạch của công ty vẫn còn mắc nhiều sai sót. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là việc công ty còn thiếu sự quan tâm đầy đủ tới việc thực hiện kế hoạch bàn giao, vì thế chưa thể tập chung nhân lực, vật liệu, máy móc cho thi công dứt điểm các hạng mục công trình bàn giao. Ngoài ra sự kết hợp không chặt chẽ giữa các đội thi công với công ty dẫn đến tình trạng phải chờ đợi lẫn nhau cũng là nguyên nhân làm kéo dài thời gian xây dựng. Hơn nữa việc chuẩn bị không tốt đã dẫn tới việc khởi công muộn so với dự kiến cũng dẫn tới sự chậm chễ trong việc bàn giao. Với số liệu ở bảng 2-1 cũng cho thấy rằng các hạng mục không bàn giao và bàn giao chậm đều có hiện tượng khởi công muộn. Chính vì thế công ty nên có các biện pháp cải tiến thích hợp. Tình hình thực hiện kế hoạch bàn giao công trình và hạng mục công trình của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1. Bảng 2-2 STT Danh mục công trình và hạng mục CT Kế hoạch Thực hiện Thời gian xây dựng ( Tháng) Chênh lệch về thời gian XD Chênh lệch về thời hạn bàn giao Khởi công Bàn giao Khởi công Bàn giao Kế hoạch Thực hiện 1 Công trình ADB Gia Lai 2/2/2006 2/9/2007 1/3/2006 1/11/2007 20 21 1 Chậm 2 tháng 2 CT đường Hồ Chí Minh 1/7/2006 1/12/2007 4/6/2006 - 18 - - - 3 CT đường 12 Hà Tĩnh 21/6/2006 21/7/2007 15/6/2006 15/7/2007 14 14 0 Đúng thời hạn 4 CT N1 Kiên Giang 1/12/2006 1/5/2007 4/11/2006 4/4/2007 6 6 0 Sớm 1 tháng 5 CT kè Bình Phước 12/2/2006 12/5/2007 1/3/2006 1/10/2007 16 20 4 Chậm 5 tháng 6 CT D10 Thanh Hoá 1/9/2007 1/12/2007 4/9/2007 - 4 - - - 7 CT cầu Trại Cau 1/10/2006 1/4/2007 15/12/2006 15/6/2007 7 7 0 Chậm 2 tháng 8 CT cầu Nậm Lệ 5/2/2006 5/2/2007 5/2/2006 5/2/2007 12 12 0 Đúng thời hạn 2.2.1.2. Phân tích tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp trong kỳ. a). Đánh giá chung tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp trong năm 2007 của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 1. Hoàn thành khối lượng công tác xây lắp trong kì là điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành kế hoạch bàn giao đưa công trình và hạng mục công trình vào sử dụng của doanh nghiệp xây dựng. Hoàn thành khối lượng công tác còn có ảnh hưởng quan trọng tới sự hoàn thành các kế hoạch khác của doanh nghiệp như: kế hoạch lao động và tiền lương, kế hoạch giá thành, kế hoạch lợi nhuận…. Để đánh giá khái quát tình hình hoàn thành công tác xây lắp trong kì của doanh nghiệp trước hết cần đánh giá chung tình hình thực hiện tổng kế hoạch công tác của doanh nghiệp xây dựng. Sự đánh giá này được tiến hành bằng cách so sánh tổng khối lượng công tác đã thực hiện trong kì so với năm trước và so với dự kiến kế hoạch. Số liệu để đánh giá được tập hợp trong bảng 2- 3 như sau: Bảng tổng hợp khối lượng xây lắp hoàn thành trong năm 2007 Bảng 2-3 ĐVT1.000.000đ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh năm 2007 với Kế hoạch Thực hiện TH năm 2006 KH năm 2007 ± % ± % Tổng khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ 50.000 62.000 64.200 14.200 128,40 2.200 103,55 Trong đó: Do doanh nghiệp tự làm 42.500 53.000 54.500 12.000 128,24 1.500 102,83 Do đơn vị thầu phụ hoàn thành 7.500 9.000 9.700 2.200 29,33 500 105,43 Với số liệu trong bảng 2-3 đã cho chúng ta thấy rằng công ty đã hoàn thành 103,55% kế hoạch về khối lượng công tác xây lắp trong kì, vượt mức kế hoạch 2.200 triệu đồng. Tuy nhiên nếu xét riêng về phần khối lượng do chính doanh nghiệp tự thực hiện thì chỉ đạt 102,83% kế hoạch hay vượt mức 1.500 triệu đồng. Trong khi đó đối với phần khối lượng do các tổ chức thầu phụ thực hiện lại hoàn thành kế hoạch với mức độ cao hơn so với năm 2006 là 105,43% hay vượt mức 500 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ công ty và tổ chức thầu phụ đã có sự phối hợp tốt trong việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, đặc biệt là các đơn vị thầu phụ thể hiện nhiều cố gắng trong việc thực hiện hợp đồng nhận thầu đối với công ty. Và điều này cũng chứng tỏ công ty đã có mối quan hệ ngày càng tốt hơn đối với các nhà thầu phụ. Nhìn chung công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch khối lượng công tác xây lắp trong kì. Bảng 2-3 cũng cho thấy rằng khối lượng công tác xây lắp hoàn thành năm 2007 tăng 28,4% so với năm 2006 tức là tăng 14.200 triệu đồng. Hiện tượng này xảy ra là do rất nhiều nguyên nhân như: nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng đang ngày một gia tăng, năm nay công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng, do năng suất lao động tăng…. Để có được kết quả này là do công ty đã xây dựng được mô hình hoạt động phù hợp không những chủ động trong công tác sản xuất mà còn chủ động trong quá trình phát triển thị trường, luôn lấy chất lượng, tiến độ thi công làm mục tiêu để xây dựng thương hiệu và uy tín của mình. Nhờ vậy mà các công trình do Công ty thi công đều đạt chất lượng tốt, được các chủ đầu tư đánh giá cao, sẵn sàng đặt niềm tin và tạo điều kiện cho các công trình tiếp theo. Như vậy công ty đã có một bước tăng trưởng rất đáng kể, thúc đẩy việc mở rộng thị trường. Và khối lượng công tác xây lắp hoàn thành mà doanh nghiệp tự thực hiện năm 2007 cũng tăng 28,24% tương ứng với 12.000 triệu đồng. b) Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng công tác xây lắp trong kì do chính bản thân công ty tạo ra. Sau khi phân tích chung tình hình thực hiện tổng kế hoạch công tác của doanh nghiệp xây dựng cần đi sâu vào phân tích tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp do chính bản thân doanh nghiệp xây dựng hoàn thành nhằm thấy rõ những ưu điểm và thiếu sót của doanh nghiệp xây dựng trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp. Theo số liệu bảng 2- 4 có thể nhận thấy rằng: Công ty đã hoàn thành 102,83% kế hoạch khối lượng công tác xây lắp trong kì tức là vượt mức kế hoạch 2,83% hay 1.500 triệu đồng. Trong khối lượng công tác xây lắp do công ty xây dựng hoàn thành thì phần khối lượng công tác đã bàn giao cho chủ đầu tư hoàn thành vượt mức kế hoạch là 2.600 triệu đồng hay 4,98%, trong khi đó khối lượng thi công dở dang cuối kì lại giảm 11._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30105.doc