Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần May 10

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần May 10: ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần May 10

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triển khởi sắc. Dệt may luôn là ngành có giá trị xuất khẩu cao, đứng trong top các ngành có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đây cũng là ngành thu hút nhiều lao động nhất ở nước ta. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có những bước thăng trầm bởi nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của những biến động thị trường. Xu hướng toàn cầu hoá đã thu hẹp khoảng cách về địa lý, thị trường thế giới được thống nhất. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và có sự trưởng thành về mọi mặt, tích cực chủ động tham gia vào xu hướng chung của thương mại toàn cầu. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam học hỏi kinh nghiệm cũng như tiếp thu trình độ công nghệ, trình độ quản lý của thế giới. Từ đó từng bước áp dụng và nâng cao năng suất, chất lượng của doanh nghiệp trong nước, phấn đấu trở thành các doanh nghiệp mang tầm vóc quốc tế. Qua đó các doanh nghiệp đã góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, đưa nước ta trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Trước tình hình đổi mới mạnh mẽ của đất nước, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cũng có những bước chuyền đổi để theo kịp tình hình của thế giới. Trong đó phải kể đến công ty cổ phần May 10 Việt Nam. Đây là một trong số các doanh nghiệp lâu đời nhất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mặt hàng may mặc. Trong thời gian thực tập ở công ty, em đã được sự tận tình chỉ bảo và giúp đỡ của các anh chị phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như ban lãnh đạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em được thực tập ở công ty. Bản báo cáo thực tập tổng hợp này của em xin được trình bày khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua cũng như các phương hướng mục tiêu của công ty trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Hoàng Trọng Thanh đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 1.1. Giới thiệu đôi nét về sự ra đời của công ty cổ phần May 10 Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Cái tên May 10 đã trở lên rất quen thuộc với nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Công ty có nhiều sản phẩm chất lượng cao được nhiều khách hàng ưa chuộng như áo sơ mi nam, veston, jacket, váy, quần áo trẻ em… với phương châm là mang lại sự thanh lịch và sang trọng cho khách hàng. Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực may mặc, công ty cổ phần May 10 đã trải qua một quá trình hình thành lâu dài để có thể phát triển bền vững như ngày hôm nay, để những sản phẩm của công ty không chỉ được tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn hướng ra thị trường nước ngoài đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Kể từ ngày thành lập cho đến nay Công ty cổ phần May 10 đã tròn 62 năm. May 10 ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Đó là thời kì cả nước kháng chiến chống Pháp, cả dân tộc ta phải ra sức đánh đuổi bọn thực dân, phải dồn mọi của cải vào công cuộc kháng chiến đó. Các lực lượng phải tăng gia sản xuất để hỗ trợ cho tiền tuyến. Các xưởng may lúc bấy giờ có nhiệm vụ là sản xuất quân trang cho quân đội. Chính các xưởng may đó là tiền thân của công ty May 10 bây giờ. Năm 1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, một số xưởng, nhà máy ở Hà Nội đã dời lên núi rừng Việt Bắc, trong đó có cả các xưởng may quân trang. Các xưởng may quân trang này được lấy tên là xưởng may X1. Năm 1952, xưởng may X1 ở Việt Bắc đổi tên thành xưởng may X10 mang bí số X10. Có thể thấy cái tên may 10 đã trở thành tên chính thức của công ty cho đến tận bây giờ. Năm 1956, cuộc kháng chiến chống Pháp của ta giành thắng lợi vẻ vang, xưởng may X10 đã rời mảnh đất Việt Bắc chuyển về Hà Nội, sát nhập với xưởng may X40 lấy tên chung là xưởng may X10. Công xưởng sản xuất chính được xây dựng ở Gia Lâm, Hà Nội. Đây cũng là nơi tiến hành sản xuất của công ty May 10 bây giờ. Tháng 12/1961, miền Bắc tiến hành xây dựng xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa và là hậu phương vững chắc của miền Nam. Trước tình hình đó, xưởng may X10 nhanh chóng được chuyển sang Bộ công nghiệp nhẹ tiếp quản và đổi tên là Xí nghiệp may 10. Tuy đổi tên nhưng xí nghiệp May 10 vẫn làm nhiệm vụ chính là may quân trang, quân phục cho bộ đội và sản xuất thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng. Thời kì kháng chiến chống Pháp kết thúc, giải phóng miền Bắc còn nhân dân miền Nam lại bắt đầu một cuộc kháng chiến mới là chống đế quốc Mỹ. Đất nước ta vẫn bị chia cắt làm hai miền, nhân dân miền Bắc tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, chung sức với đồng bào miền Nam, đánh đuổi đế quốc Mỹ, giành lại độc lập và thống nhất đất nước. Mùa xuân năm 1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc ta, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Cả nước cùng chung tay xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Xí nghiệp may 10 cũng chuyển sang một bước ngoặt mới, làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chuyên sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Thị trường chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và Đông Âu. Như vậy May 10 đã có sự phát triển vượt bậc về thị trường hàng hoá, không chỉ giới hạn trong nước mà đã mở rộng ra thị trường nước ngoài. Có thể nói may 10 là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu sớm nhất ở nước ta. Qua đó chúng ta có thể thấy May 10 là một doanh nghiệp rất dày dạn kinh nghiệm trên thị trường quốc tế. Năm 1990, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, xí nghiệp may 10 đứng trước nguy cơ bị tan rã do mất thị trường. Đây là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Nếu không tìm ra lối thoát thì sự phá sản của doanh nghiệp chỉ là sớm hay muộn, đời sống nhân dân sẽ gặp nhiều khó khăn, thiệt hại đối với nền kinh tế cũng không phải nhỏ. Nhưng chính lúc đó Đảng và Nhà nước ta đã có đường lối đổi mới, mở ra một con đường mới cho doanh nghiệp là sản xuất và xuất khẩu sang những nước khác như Hàn Quốc, Đức, Pháp,… Như vậy may 10 đã có đầu ra và tránh khỏi nguy cơ phá sản. Từ đây doanh nghiệp lại đương đầu với những thử thách mới đó là làm ăn với các bạn hàng lớn thì phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo cũng như sự cố gắng của công nhân viên trong toàn xí nghiệp để duy trì và phát triển doanh nghiệp hơn nữa. Sự trưởng thành và lớn lên của doanh nghiệp may 10 đã được đánh dấu bằng quyết định của Bộ công nghiệp nhẹ là chuyển đổi may 10 thành công ty May 10. Từ đây công ty May 10 hoàn toàn có quyền tự chủ trong kinh doanh, có quyền kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Kể từ khi chuyển đổi công ty May 10 liên tục làm ăn phát đạt, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần cải thiện đời sống của công nhân. Điều đặc biệt là May 10 đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, các sản phẩm của công ty được biết đến là những mặt hàng có chất lượng cao, đem lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Đánh dấu sự đổi mới và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thực hiện theo chủ trương của Nhà nước, công ty May 10 đã chuyển đổi thành công ty cổ phần May 10 theo Quyết định số 105 (QĐ – BCN kí ngày 5 tháng 10 năm 2004). Công ty cổ phần May 10 có tên giao dịch quốc tế là GARCO 10 viết tắt của “ Garment 10 Join Stock Company”, trong đó Nhà nước giữ 51% cổ phần và 49% cổ phần còn lại do các nhân viên trong công ty nắm giữ. Đất nước ta đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ về mặt kinh tế và ngành may mặc Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển. Chính vì vậy công ty cổ phần May 10 ra đời là hành động đúng đắn thể hiện sự tin tưởng của ban lãnh đạo công ty vào sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước. Kể từ đó công ty cổ phần May 10 đã gặt hái được nhiều thành công hơn so với thời kì trước đó. Công ty luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Ngoài ra công ty còn thực hiện phân phối lao động, thực hiện chủ trương “ làm theo lao động, hưởng theo năng lực”, “ làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. Nhờ đó công ty đã khuyến khích động viên tinh thần làm việc tích cực của anh chị em trong công ty, làm tăng lợi nhuận cho công ty cũng đồng thời là làm lợi cho bản thân họ. Có thể nói rằng, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, công ty May 10 vẫn luôn vững vàng trên thị trường, chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn chiếm lĩnh một số thị trường nước ngoài như Mỹ, EU, Nhật,.... Những vinh dự mà công ty đã nhận được như huân huy chương, cờ thi đua, bằng khen, danh hiệu các loại là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực phấn đấu hết mình của công ty, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng là một doanh nghiệp may mặc hàng đầu của Việt Nam. 1.2. Một số chi tiết đáng lưu ý về công ty như: Tên giao dịch quốc tế là: Garment 10 Joint Stock Company Tên viết tắt là: Garco 10 JSC Trụ sở chính: Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội Điện thoại: 84.43827.6923 Fax: 84.43827.6925 Email: ctymay10@garco10.com.vn Website: 1.3. Ban lãnh đạo cấp cao của công ty Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Vũ Đức Giang Tổng giám đốc : Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền –bí thư đảng ủy 1.4. Cơ sở pháp lý của công ty May 10 được chính thức thành lập năm 1946 1.5. Loại hình doanh nghiệp May 10 là công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần 1.6. Lĩnh vực hoạt động của công ty Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp May10 là sản xuất các sản phẩm may mặc tiêu thụ trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Hàng hoá đưa ra thị trường nước ngoài chủ yếu theo con đường gia công toàn bộ sản phẩm hoặc bán thành phẩm hoặc xuất khẩu trực tiếp. Cơ cấu mặt hàng khá đa dạng và phong phú. Danh mục sản phẩm của công ty bao gồm hơn 100 chủng loại sản phẩm may mặc các loại. Sản phẩm của công ty mang một số nhãn mác như: Gate, Bigman, Jackhot, Freland, Pharaon, Chambray, Pretty women,… Các mặt hàng chủ yếu của công ty bao gồm: sơ mi nam, nữ các loại; veston các loại; Jacket các loại; váy; quần âu dành cho nam nữ các loại; quần áo trẻ em; quần áo thể thao,… Trong đó, sơ mi nam là sản phẩm mũi nhọn của công ty, đem lại nguồn thu chủ yếu cho công ty. Tôn chỉ của công ty là hàng hoá có chất lượng cao, mang lại sự sang trọng và lịch lãm cho khách hàng. Vì vậy sản phẩm của May 10 trở lên có uy tín cao đối với thị trường trong nước. Bên cạnh đó thông qua gia công, xuất khẩu các sản phẩm do May 10 sản xuất cũng rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Về trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất: Công ty rất chú trọng vào việc đổi mới trang thiết bị công nghệ, hiện đại hoá sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động. Công ty đã nhập khẩu một số dây chuyền sản xuất hiện đại từ Ba Lan, Pháp, Đức và một số nước khác. Nhờ có các trang thiết bị hiện đại này mà công ty đã sản xuất ra nhiều mặt hàng hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ tiết kiệm chi phí. Đặc điểm nhân lực: Công ty luôn luôn chú trọng và phát triển nguồn lực về con người bởi đây chính là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Lực lượng lao động của công ty không ngừng được nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng. Cụ thể về mặt số lượng, số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty lên tới 8000 người. Trong đó số lao động nữ chiếm 80%, nữ chiếm chủ yếu trong lực lượng lao động của công ty bởi vì đặc thù của công ty là may mặc đòi hỏi sự khéo léo. Về mặt chất lượng: công ty rất chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ lao động lành nghề và đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao. Chính vì vậy, công ty đã thành lập một trường học riêng để đào tạo nhân viên cho chính công ty. Do đó các lao động trong công ty đều là những người có tay nghề cao, đã được đào tạo bài bản, đảm bảo chất lượng. Công ty còn thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp và gửi đi học ở nước ngoài về quản lý kinh tế, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, ngoại ngữ. Về tình hình vốn của công ty: Vốn là nguồn lực quan trọng và chủ yếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một công ty. Trước đây May 10 còn là công ty nhà nước thì vốn chủ yếu là của nhà nước. Nhưng từ khi cổ phần hoá thì Nhà nước chỉ giữ 51 % cổ phần còn 49% cổ phần là của công nhân viên trong công ty. Nguồn vốn huy động từ chính những lao động của công ty đã giúp cho họ có động lực làm việc bởi quyền lợi của họ gắn liền với quyền lợi của công ty. Trên đây là những khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may 10. Đôi nét giới thiệu đó đã cho thấy May 10 có một sự trưởng thành từ khá sớm, là niềm tự hào của tập thể trong công ty cũng như của toàn ngành dệt may Việt Nam vì đã “ một may 10 như thế”. PHẦN II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG, SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRONG THỜI GIAN QUA 2.1- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty trong thời gian qua 2.1.1.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Trong thời gian qua, công ty cổ phần May 10 đã đổi mới phương thức hoạt động, nắm bắt những vận hội mà đất nước đem lại. Tiêu biểu là ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sự kiện trọng đại này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành dệt may Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp May 10. Nhìn lại chặng đường phát triển 62 năm qua, doanh nghiệp May 10 đã gặt hái được không ít những thành công, nhất là thời kì sau đổi mới. Có thể đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua như sau: Bảng 1: Kết quả thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005-2009 Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu TH năm 2005 TH năm 2006 TH năm 2007 TH năm 2008 TH năm 2009 Tổng Doanh thu (không VAT) 552.985 631.6 481.2 607 700 Doanh thu FOB 343.423 405.068 346.414 250 385.3 DT gia công 145.149 137.4 76.326 250 186.5 DT Nội địa 64.413 89.132 58.46 107 128.2 Lợi nhuận 13.842 15.83 16.5 16.7 17.5 ( Nguồn: Phòng kế hoạch - Công ty cổ phần May 10) Bảng 2: Tình hình biến động các chỉ tiêu từ năm 2005-2009 Chỉ tiêu Năm 2006 so với 2005 Năm 2007 so với 2006 Năm 2008 so với 2007 Năm 2009 so với 2008 +/- % +/- % +/- % +/- % Tổng Doanh thu (không VAT) 78.715 14.216 -150.4 -23.812 125.8 26.142 93 15.32 Doanh thu FOB 61.645 17.95 -58.65 -14.480 -96.414 -27.832 135.3 54.12 DT gia công -7.749 -5.338 -61.07 -44.449 173.674 227.542 -63.5 -25.4 DT Nội địa 24.719 38.375 -30.67 -34.411 48.54 83.031 21.2 19.813 Lợi nhuận 1.988 14.362 0.67 4.232 0.2 1.212 0.8 4.7904 +/- : tỷ lệ năm sau so với năm trước (đvt : tỷ đồng) % : tỷ lệ phần trăm năm sau so với năm trước (đvt : % ) Tổng doanh thu trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 tăng 14.2165% ,ứng với mức tăng 78.615 tỷ đồng + Năm 2007 tăng so với năm 2006 giảm 23.812 % tương ứng với 150.4 tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 26.142% tương ứng với 125.8 tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 15.32%tương ứng với 93 tỷ đồng Tổng doanh thu FOB trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 tăng 17.95% ,ứng với mức tăng 61.645tỷ đồng + Năm 2007 tăng so với năm 2006 giảm 14.48% tương ứng với 58.65 tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 giảm 27.832% tương ứng với 96.414tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 54.12%tương ứng với153.3tỷ đồng Tổng doanh thu gia công trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 giảm 5.338% ,ứng với mức giảm 7.749 tỷ đồng + Năm 2007 tăng so với năm 2006 giảm 44.449% tương ứng 61.074tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 tăng vượt bậc 227.542% tương ứng với 173.674tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 giảm 25.4%tương ứng với 63.5đồng Doanh thu nội địa trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 tăng 38.375% ,ứng với mức tăng 24.719 tỷ đồng + Năm 2007 so với năm 2006 giảm 34.411% tương ứng 30.672tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 83.03% tương ứng với 48.54tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 19.813%tương ứng với 21.2 tỷ đồng Lợi nhuận trong 5 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau: + Năm 2006 so với năm 2005 tăng 14.362 % ,ứng với mức tăng 1.988tỷ đồng + Năm 2007 so với năm 2006 tăng 4.232 % tương ứng 0.67tỷ đồng + Năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.212% tương ứng với 0.2tỷ đồng + Năm 2009 so với năm 2008 tăng 4.790%tương ứng với 0.8 tỷ đồng Nhìn chung lợi nhuận của công ty đã tăng đều qua các năm,đó là sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc tăng năng xuất lao động,nâng cao chất lượng săn phẩm,tạo ra những mẫu thiết kế hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. 2.2 / Những thuận lợi và khó khăn 2.2.1. Về thuận lợi: Doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ ngành và Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Doanh nghiệp cũng chủ động tìm hiểu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường Mỹ, EU. Mặt khác công ty cũng phải luôn chú ý tới chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu vào để không bị rơi vào các vụ kiện chống bán phá giá từ phía các thị truờng lớn này. 2.2.2. Về khó khăn: Thời điểm trước khi Việt Nam gia nhập WTO, toàn ngành dệt may nước ta đều trải qua thời kì khó khăn. Đó là tình hình các doanh nghiệp dệt may luôn luôn đứng trước nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Chi phí để theo đuổi các vụ kiện khá lớn và khả năng thắng được các vụ kiện đó là rất ít. Điều này làm thiệt hại lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty vào thời kì trước năm 2006. Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì các doanh nghiệp dệt may tránh bị áp đặt hạn ngạch tuy nhiên phía Mỹ lại đưa ra cơ chế giám sát đặc biệt đối với các doanh nghiệp dệt may nước ta. Vì vậy, những tháng đầu tiên năm 2007, thời điểm nước ta mới vào WTO thì các đơn đặt hàng từ Hoa Kì và EU đều giảm một cách đáng kể. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương và Tập đoàn dệt may Việt Nam, công ty cổ phần May 10 vẫn tiếp tục sản xuất với công suất cao. Các phòng, ban, xí nghiệp thực hiện tốt kế hoạch đề ra là tăng 15 – 20% doanh thu, giảm 10 – 15% chi phí. Do đó doanh thu thực hiện của công ty năm 2009 đạt 700tỷ, lợi nhuận thực hiện đạt 17,5 tỷ, thu nhập người lao động là2.250.000 đồng. PHẦN III. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 3.1. Đặc điểm về quy trình công nghệ : Quy trình công nghệ của ngành may bao gồm rát nhiều công đoạn trong cùng một quá trình sản xuất sản phẩm. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu, để sử dụng thì có các máy chuyên dùng như : may, thêu,là, ép, ... Nhưng có những khâu mà máy móc không thể đảm nhận được như :cắt chỉ, nhặt xơ, đóng gói sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với tính chất dây truyền như vậy yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàngcũng như đưa được sản phẩm ra thị trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm may. Ở công ty May 10 công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật cho tới thực hành, sản phẩm được triển khai từ phòng kỹ thuật xuống tới các xí nghiệp rồi cả phân xưởng và sau đó xuống càc tổ sản xuất và từng công nhân. Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy cách may, lắp giáp và thông số kỹ thuật của từng sản phẩn. Việc giám sát và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo cho tới khi sản phẩm sản xuất ra hoàn thiên với chất lượng cao.Với công ty May10 trong cùng một dây truyền sản xuất có sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, nhìn chung có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của công ty như sau : Nguyên vật liệu Cắt trải vải ® đặt mẫu ®dắt sơ đồ® cắt May:may bộ phận phụ® ghép thành phẩm Là,gấp Đóng gói Nhập kho Giặt,mài,tẩy thêu Trên đây là toàn bộ quá trình sản xuất và kết cấu sản xuất sản phẩm nói chung của công ty May10. + Công đoạn cắt: Nguyên liệu được đưa lên xưởng. Sau khi trải vải, công nhân tiến hành giát sơ đồ sao cho tiết kiệm được nguyên liệu nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tùy theo thiết kế mà sau khi cắt xong, sản phẩm cắt có thể được đem đi thêu hay không. + Công đoạn may: Các sản phẩm cắt ở bộ phận phụ trợ được đưa lên tổ may để ghép các sản phẩm cắt thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó các sản phẩm này được đưa tới các phân xưởng mài, giặt, tẩy trắng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng. + Công đoạn là: Các thành phẩm đã được làm sạch, làm trắng được đưa xuống bộ phận là để chuẩn bị đóng gói. + Công đoạn gói: Tổ hoàn thiện thực hiện nốt giai đoạn cuối là đóng gói thành phẩm. + Công đoạn nhập kho: Bộ phận bảo quản tiếp nhận những sản phẩm hoàn thiện đã được đóng gói, lưu trữ và xuất kho tiêu thụ trên thị trường. Nhìn chung; ở từng giai đoạn công ty đều sử dụng công nghệ mới có thể sản xuất những mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao; hao phí nguyên vật liệu thấp. Vì vậy, có thể giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty. 3.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị vật tư của công ty : Do đặc thù của ngành may nên vốn đầu tư vào máy móc thiết bị là không lớn nhưng tuổi đời của thế hệ máy móc được thay đổi rất nhanh do tiến bộ của khoa hoc ngày càng cao và do yêu cầu của sản phẩm ngày càng đa dạng, đây là vấn đề khó giải quyết. khách hàng thường xuyên đòi hỏi chất lượng phải cao hơn, muốn vậy phải có những thiết bị mới đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm chất lượng cao. bên cạnh đó, về mặt xã hội cũng phải cân đối giữa việc mua sắm thiết bị hiện đại và vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trước đây trong cơ chế bao cấp, hoạt động sản xuất của công ty May10chỉ mới tập trung vào số lượng, chất lượng chưa được đầu tư đúng mức. Vì vậy máy móc thiết bị của công ty chậm đổi mới, thay thế, hơn nữa việc mua sắm thiết bị thời kỳ này phải được liên hiệp may phê duyệt, thủ tục mua sắm phiền hà, tốn thời gian. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường tự hạch toán sản xuất kinh doanh với tổng số vốn ban đầu ít ỏi công ty đã xác định quan điểm đầu tư cho mình là : Cần xác định công trình tập trung, trọng điểm để tập trung vốn đầu tư. Đầu tư dựa vào sức mình là chính, bằng nguồn vốn tự bổ sung. Ngoài ra tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ của khách hàng, khi thật cần thiết mới sử dụng vốn vay. Xuất phát từ quan điểm này mà công ty quyết định đấu tư theo chiều sâu vào việc thay thế, tổ chức lắp đătj thiết bị mới, đồng bộ và hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến để nhanh chóng sản xuất sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Máy móc thiết bị chủ yếu hiện nay của công ty là máy chuyên dùng,phần lớn được sản xuất ở các nước tư bản như : Nhật, Mỹ, Đức, Hungary.Nhờ việc đầu tư máy móc thiết bị kịp thời tạo điều kiện cho việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu của kách hàng. Các công doạn sán xuất được chuyên môn hoá cao do đó đã hạ giá thành ở nhiều công đoạn.Mặt khác do đặc điểm máy móc thiết bị ngành may là luôn được cải tiến hiện đại nên công ty tổ chức theo 2 ca để khấu hao nhanh máy móc thiết bị và công ty cũng kết hợp mở rộng sản xuất tới các địa phương, thành lập các công ty liên doanh. Do đó mà công ty có thể chuyển giao máy móc thiết bị cũ cho địa phương, tận dụng được lực lượng lao động nhà xưởng sẵn có ở địa phương để sản xuất kinh doanh hàng may mặc, thực hiên cả hai bên cùng có lợi. PHẦN IV. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU CHU KÌ SẢN XUẤT 4.1 .Tổ chức sản xuất Dưới đây là quy trình sản xuất ra 1 chiếc áo Polo nam Quy trình công nghệ may - Định mức thời gian Mã: 10307/10308(EME 0867) Mô tả: Aó PoLo nam phối sườn và phối vai B SL 10,824 Sè ngµy s¶n xuÊt 19.6 ngµy C Tæ may 1,2 Quü l¬ng 26,254,612 ®ång AB Số c/ đoạn Tên công đoạn may Phân loại BËc thî Loại máy Phút/ sphẩm Giây/ sphẩm Đơn giá / sphẩm SL 10.5h Số CN 70% 25 Kiểm tra BTP B 3 Tay 0.67 40 84 662 1.3 26 May nẹp lên thân trước (1K-T) B 3 1K 0.52 31 65 854 1.0 27 Trần đè gấu B 3 TĐ 0.58 35 73 756 1.1 28 Chắp đáp sườn trước B 3 VS 0.57 34 71 778 1.1 29 Mí đáp sườn trước (1K-T) B 3 1K 0.45 27 56 980 0.9 30 Chắp đáp sườn sau B 3 VS 0.57 34 71 778 1.1 31 Mí đáp sườn sau (1K-T) B 3 1K 0.45 27 56 980 0.9 32 Tra tay trước, sau B 3 VS 0.80 48 100 551 1.6 33 Chắp vai, tay sau B 3 VS 0.57 34 71 778 1.1 34 Mí vai, tay sau (1K-T) B 3 1K 0.50 30 63 882 1.0 35 Chắp vai, tay trước B 3 VS 0.70 42 88 630 1.4 36 Mí vai, tay trước (1K-T) B 3 1K 0.62 37 77 715 1.2 37 Tra cổ AB 4 VS 0.57 34 80 778 1.1 38 Diễu cổ (1K-T) AB 4 1K 0.87 52 123 509 1.7 39 May nẹp hoàn chỉnh (1K-ĐT) AB 4 1K 1.52 91 213 291 3.0 40 May tà hoàn chỉnh (1K-ĐT) B 3 1K 1.15 69 144 383 2.2 41 Chắp sườn B 3 VS 0.90 54 113 490 1.8 42 Trần đè cửa tay B 3 TĐ 0.67 40 84 662 1.3 43 Chặn chân nẹp+ c tay (1K-ĐT) B 3 1K 0.40 24 50 1103 0.8 45 Thùa khuyết B 3 CD 0.30 18 38 1470 0.6 46 Đính cúc B 3 CD 0.38 23 48 1150 0.7 47 Đính bọ B 3 CD 0.30 18 38 1470 0.6 44 Chặn 2 đầu cổ (1K-ĐT) B 3 1K 0.48 29 61 912 0.9 90 Tổ trưởng - 1 người hệ số 2 A 70 182 552 1.0 92 Thu hóa - 1 người hệ số 1.5 A 53 137 552 1.0 Tổng hợp thiết bị 1K 9 Tổng thời gian chế tạo 842 14.0 VS 6 Đơn giá có QL,K hóa 2185 TD 0 Lao động may phụ 18 24 TK 0 Nhịp chuyền 47 35 DC 0 Đ/M S/Phẩm/1 người 31 DB 0 Năng suất mục tiêu cả tổ 10.25 h 552 TC 0 Luong c«ng nh©n bq/ngµy 74,410 ®ång May 10 chủ yếu là sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.Tùy theo đơn đặt hàng mà công ty tiến hành tổ chức sản xuất với số lượng và thời gian hoàn thành theo yêu cầu của khách hàng 4.2 .Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp Bộ phận cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu như vải,chỉ…cho bộ phận sản xuất chính là may.Sau khi sản phẩm được tẩy bẩn sẽ được đưa đến bộ phận may để tiến hành cắt,may.Khi đã hoàn thành,sản phẩm được là và chuyển đến bộ phận sản xuất phụ là gấp và đóng gói sản phẩm.Bộ phận vạn chuyển sẽ vận chuyển sản phẩm hoàn thành đến kho sau khi đã được kiểm tra chất lượng sản phẩm.Nếu đạt yêu cầu sản phẩm mới được đóng gói và đóng kiện giao cho khách hàng.Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ để lại trong kho làm phế phẩm. PHẦN V. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần May 10 BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC (Đại diện lãnh đạo về HTQL) GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Phòng Kỹ Thuật Phòng Cõ Điện Ban Đầu Tý Phát Triển Ban Thiết Kế Thời Trang Phòng QA Ban Nghiên Cứu TCSX Trýờng CNKT May và TT 11 xí nghiệp sx & 2 liên doanh Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Kinh Doanh Ban Tổ Chức Hành Chính Ban Marketing Ban Bảo Vệ Quân Sự Phòng Kế Hoạch Ban Y Tế-Môi Trýờng LD Trýờng Mầm Non Xí Nghiệp Dịch Vụ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ kiểm soát Quan hệ phối hợp Bộ máy quản lý của công ty có sự phân chia thành các phòng ban và có sự chuyên môn hóa. Bộ máy quản lý khá tinh giản và gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao. 5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, là người đại diện hợp pháp trong các giao dịch kinh doanh, thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước. Tổng giám đốc có nhiệm vụ là nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty dệt may Việt Nam giao để quản lý và sử dụng theo nhiệm vụ được giao. - Phó tổng giám đốc: là người giúp đỡ điều hành công việc ở các xí nghiệp thành các phòng kinh doanh, phòng quản lý chất lượng và thay quyền giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt ở công ty. Phó tổng giám đốc cũng được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng với khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài. Ngoài ra, công ty còn có giám đốc điều hành hỗ trợ cho tổng giám đốc các công việc ở các xí nghiệp địa phương hay xí nghiệp liên doanh. - Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc và điều hành việc tổ chức kinh doanh tại công ty. - Phòng kĩ thuật: quản lý công tác kỹ thuật công nghệ và cơ điện nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho sản xuất các thiết bị hiện đại tiên tiến nhằm đáp ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng tài chính kế toán: có chức năng điều hành tổ chức toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của công ty, nhằm sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, đạt được mục tiêu về lơị ích kinh tế cũng như lợi ích về xã hội của công ty. - Phòng chất lượng (QA): có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy trình công nghệ, ký công nhận sản phẩm đạt chất lượng trước khi đưa ra thị trường. - Phòng kế hoạch: quản lý công tác kế hoạch sản xuất, kí kết các hợp Nghiđồng kinh doanh. -Ban cơ điện:Quản lý,bảo dưỡng,sửa chữa thiết bị,chế tạo công cụ,trang thiết bị phụ trợ,cung cấp năng lượng,lắp đặt các hệ thống điện,nước,hơi,khí nén. -Phòng tổ chức hành chính:nghiên cứu,quản lý công tác lao động,tiền lương,văn thư lưu trữ,pháp chế,quản trị đời sống,công nghệ thông tin,an toàn lao động,quản lý các hoạt động hành chính khác. -Phòng Marketing:Nghiên cứu và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế,xây dựng thương hiệu May 10 -Phòng nghiên cứu tổ chức sản xuất:Nghiên cức,cải tiến mô hình tổ chức sản xuất,mặt bằng sản xuấ,cữ gá thao tác,kiểm tra giám sát và duy trì việc thực hiện của các đơn vị khi áp dụng các mô hình sản xuất mới cũng như các biện pháp cải tiến cho các đơn vị trong toàn công ty -Ban thiết kế thời trang:Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thời trang phục vụ cho việc kinh doanh của công ty -Ban bảo vệ quân sự :chịu trách nhiệm trong công tác bảo vệ an ninh trật tự,phòng chống cháy nổ,công tác quân sự địa phương -Ban y tế môi trường:nghiên cứu,quản lý việc khám chữa bệnh,bảo vệ sức khỏe,vệ sinh phòng dịch,phòng chống bệnh nghề nghiệp cho toàn cán bộ công nhân viên trong công ty.Mỗi năm khám sức khỏe cho hơn 35.000 lượt người -Trường mầm non: Chăm sóc,nuôi dạy các cháu độ tưổi mầm non theo quy định của công ty và của ngành giáo dục$ đào tạo,tạo cho cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc và công tác. - Ban đầu tư và phát triển: chức năng của ban là nghiên cứu và phát triển thị trường, đưa ra các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược quảng cáo nhằm đem lại hiệu quả cao trong ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26137.doc
Tài liệu liên quan