Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Thạch Bàn

LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, nước ta đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công tác quản lý kinh tế đang đứng trước yêu cầu và nội dung quản lý có tính chất mới mẻ, đa dạng và phức tạp. Là một công cụ thu thập xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, công tác kế toán cũng trải qua những cải biến sâu sắc, phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Việc thực hi

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Thạch Bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tốt hay không tốt đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Công tác kế toán ở công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối liên hệ, gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống quản lý có hiệu quả. Mặt khác, tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là một trong những cơ sở quan trọng cho việc điều hành, chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Qua quá trình học tập môn Kế toán tài chính, Tổ chức hạch toán kế toán và tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần Thạch Bàn, đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.S Phạm Minh Hồng cùng các cô chú quản lí, kế toán trong công ty, em đã hoàn thành bài báo cáo Thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần Thạch Bàn. Bài báo cáo Thực tập tổng hợp gồm 3 phần : Phần I : Khái quát chung về đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lí của công ty Công ty cổ phần Thạch Bàn. Phần II : Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Thạch Bàn. Phần III : Nhận xét, đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty cổ phần Thạch Bàn. Do thời gian thực tập còn ít và khả năng của bản thân còn hạn chế nên bản báo cáo Thực tập tổng hợp không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẠCH BÀN 1.1.Quá trình hình thành và phát triển. Công ty Cổ phần Thạch Bàn là một Công ty Cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Trụ sở chính của Công ty đặt tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Như hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân, Công ty Cổ phần Thạch Bàn đã có một quá trình hình thành và phát triển không ngừng để tồn tại và khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Công ty Cổ phần Thạch Bàn (TBC) tiền thân là "Công trường gạch Thạch Bàn", thuộc Công ty sản xuất vật liệu kiến trúc Hà Nội, được Uỷ ban hành chính Thành phố Hà Nội quyết định thành lập vào ngày 15 tháng 2 năm 1959.Thời kì sơ khởi này, các khâu sản xuất trên công trường hoàn toàn là lao động thủ công, mỗi nhóm thợ làm việc trên một mảnh sân riêng. Quy trình kĩ thuật là “ba mai, hai kéo, một xéo” để làm đất và đóng từng viên gạch phơi khô tự nhiên trên sân đất. Người thợ với đôi quang gánh trên vai, từng gánh trĩu nặng đưa gạch mộc lên những dốc nghiêng 45 độ để vào lò. Lò nung của công trường khi đó là loại lò bầu công suât 3-4 vạn viên/mẻ với kênh lò kiểu “xương cá”. Khi đốt lửa phải nhờ đến gió trời, lúc lặng gió người lao động phải thay nhau dùng quạt thóc quạt đến “hồng cầu, suốt vách”. Ngày 6/12/1962, theo quyết định số 1893/ BKT của Bộ trưởng Bộ kiến trúc (nay là Bộ xây dựng ), Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn chính thức ra đời với quy mô sản xuất nhỏ, công cụ lao động giản đơn, sản lượng toàn xí nghiệp chỉ đạt 3 đến 4 triệu viên mỗi năm. Ngày 5/6/1969, bộ trưởng bộ kiến trúc ra quyết định số 498/BKT tách xí nghiệp gạch ngói thạch bàn ra khỏi công ty kiến trúc khu bắc Hà Nội thành xí nghiệp trực thuộc bộ. Hàng loạt hạng mục công trình, thiết bị của xí nghiệp được đầu tư xây dựng mới như lò đưng công suất 8-10 van viên/mẻ, máy ép gạch EG5 của cơ khí Liên Ninh, máy đùn ép có hút chân không của Tiệp Khắc công suất 5.000 viên/giờ và xây dựng đồng bộ hệ thống Tuynel sấy gạch gồm 10 hầm. Đơn vị còn được bộ Kiến Trúc chọn làm điểm thực hiện chế độ hạch toán kinh tế sản xuất, vì vậy công tác quản lý của xí nghiệp được nâng cao và đi dần vào nề nếp, trang bị văn phòng, nhà làm việc cũng được nâng cấp một bước. Các yếu tố cơ bản đó cộng với nỗ lực phấn đấu của CBCNV đã đưa năng lưc sản xuất của đơn vị lên 14-15 Triệu viên/năm và bước đầu có lãi. Tháng 12-1992, Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn là đơn vị thí điểm đầu tiên của Bộ Xây dựng trong việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan nên việc cổ phần hoá phải tạm dừng một thời gian khá dài. Sau 5 năm tiến hành các công việc chuẩn bị, tháng 12/1998, công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn(TBSC) đã được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 1/1999. Cổ phần hoá đã giúp bộ máy quản lý của công ty trở nên gọn nhẹ mà hiệu quả hoạt động cao hơn. Kết quả sản xuất của công ty TBSC năm sau luôn cao hơn năm trước, điều kiện làm việc và đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện tốt hơn. Giai đoạn 2004-2008: Giai đoạn hội nhập kinh tế thị trường. Năm 2004 khởi đầu bằng việc chỉ số giá nhiều mặt hàng tăng đột biến đặc biệt là giá của một số vật liệu xây dựng cơ bản như sắt, thép…Nhu cầu và tốc độ xây dựng chúng lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ của công ty. Trong lĩnh vưc sản xuất gạch ốp lát, cung đang vượt cầu. Nhiều nhà sản xuất mới ra đời, để vào thị trường đã giảm giá bán xuống dưới giá thành, tạo sự rối loạn về giá, về cơ chế khuyến mại…Thị truờng trở nên phức tạp, sức tiêu thụ giảm sút. Do phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, các chỉ tiêu chính của năm kế hoạch không đạt nhưng về cơ bản công ty vẫn duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo công an việc làm và thu nhâp cho người lao động. Ngày 31/12/2004, đại hội cổ đông công ty cổ phần Thạch Bàn Viglacera được tổ chức và đã thành công tốt đẹp. Năm 2005, thành lập các công ty CP Thạch Bàn Miền Bắc và CP Thạch Bàn Miền Trung hoạt động chu yếu trong lĩnh vực kinh doanh XNK. Năm 2006 bắt đầu đẩy mạnh tổ chức hoạt động của mô hình công ty Mẹ_Con, trong đó công ty Thạch Bàn là công ty Mẹ. Tháng 5/2007, sau khi tổng công ty bán nốt phần vốn nhà nước, công ty Thạch Bàn trở thành công ty CP với 100% vốn điều lệ do các cổ đông là thể nhân nắm giữ. Định hướng phát triển Thạch Bàn tới năm 2010 do hội đồng giám đốc đã vạch ra, được thông qua tại Hội Nghị HĐGĐ lần thư 4 tại Đà Nẵng tháng 8/2007: 1-Phát triển nghề truyền thống trên cơ sở Công nghệ cao- Chất lượng cao-Hiệu quả cao. Đẩy mạnh kinh doanh VLXD. 2-Kinh doanh bất động sản. 3-Mở rộng phát triển công ty. 4-Xây dưng mô hình quản lí phù hợp và hiệu quả. Trải qua 50 năm sản xuất kinh doanh, cùng với sự trưởng thành không ngừng của ngành sản xuất VLXD cả nước, xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn đã ngày càng phát triển và chuyển đổi hình thức sở hữu thành Công ty cổ phần từ tháng 1/2005. Công ty đã và đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cả nước với các sản phẩm chủ yếu: Gạch ốp lát Granite, Gạch ngói, đất sét nung, đá mài, gạch Granite, xây lắp chuyển giao công nghệ sản xuất VLXD và xây dựng dân dụng. Trong tiến trình đổi mới đất nước, công ty Thạch Bàn luôn đi tiên phong trong mọi lĩnh vực hoạt động, phát triển bền vững và toàn diện, góp phần tích cực vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại ngành sản xuất VLXD Việt Nam. Các sản phẩm mang thương hiệu Thạch Bàn rất có uy tín trên thương trường và được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Công ty đã được Nhà nước và Bộ xây dựng tặng thưởng nhiều huân, huy chương và danh hiệu cao quý. Nhìn lại 50 năm qua, từ một công trường gạch thủ công đến công ty Thạch Bàn phát triển ôn định hôm nay, là cả một chặng đường phấn đấu, hi sinh gian khổ với biết bao mồ hôi, nước mắt và cả máu đã đổ. Nhờ có định hướng đúng đắn, lãnh đạo sáng suốt và nỗ lực của các thế hệ cán bộ CNV Thạch Bàn.Trên bước đường hội nhập hôm nay, Thạch Bàn đã trở thành một thương hiệu đầy uy tín và đang phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh.Thạch Bàn Vững Như Bàn Thạch, câu khẩu trưng chắc, khoẻ, giản dị nhưng đầy ý nghĩa ấy đang là động lực phấn đấu cho gần 1.500 CB CNV Thạch Bàn trong cuộc thi đua nươc rút lập thành tích kỉ niệm 50 năm thành lập công ty 15/2/1959-15/2/2009. Đến nay, ngoài Công ty mẹ, còn gọi là TBC1, còn có các đơn vị thành viên sau: - Công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn số 2 – huyện Đan Phượng – Hà Nội. - Công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn số 3 –Huyện Tân Uyên – Bình Dương. - Công ty cổ phần Xây lắp Thạch Bàn – xã Thạch Bàn – quận Long Biên – Hà Nội. - Công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn số 4 – xã Kiêu Kị - huyện Gia Lâm – Hà Nội. - Công ty cổ phần Thạch Bàn Xanh – Quảng Ninh. - Công ty cổ phần Thạch Bàn Miền Bắc – Cát Linh – Hà Nội. - Công ty cổ phần Thạch Bàn Miền Trung – Đà Nẵng. - Chi nhánh tại Tp.Hồ Chí Minh. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. Đối với bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào thì việc xây dựng một bộ máy quản lý khoa học và hiệu quả cũng là một vấn đế hết sức quan trọng. Vì bộ máy quản lý mà tốt thì hoạt động sẽ tốt, góp phần làm tăng hiệu quả, giảm rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Mỗi loại hình công ty lại phù hợp với một mô hình tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Trước đây Công ty Thạch Bàn là doanh nghiệp nhà nước. Từ tháng 1/1999, Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn (TBSC) - một bộ phận của Công ty Cổ phần Thạch Bàn hiện nay - đã chính thức hoạt động. Cổ phần hoá đã giúp cho bộ máy quản lý của Công ty trở nên gọn nhẹ mà hiệu quả hoạt động lại cao hơn. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Văn phòng Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật Phòng đầu tư phát triển Phòng kinh doanh Nhà máy Granite Phòng xuất nhập khẩu Trung tâm TV và CGCN Phòng Tài chính-Kế toán CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT Việc triển khai thắng lợi công tác cổ phần hoá, Công ty Cổ phần TBSC ra đời là tiền đề cho tiến trình phát triển Công ty Thạch Bàn theo mô hình tổ chức mới: Mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con mà công ty Mẹ là Công ty Thạch Bàn và các công ty Con là các đơn vị thành viên hoặc công ty cổ phần hoạt động xoay quanh trục quỹ đạo TBC - TBSC. Với mô hình tổ chức này, Công ty Thạch Bàn đã thực hiện đa phương hoá hình thức thu hút vốn đầu tư thông qua việc bán cổ phần và đa dạng hoá ngành nghề, phát triển địa bàn hoạt động. Quản lý, chỉ đạo, điều hành Kiểm soát Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần TB5. 1.3.Đặc điểm và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. 1.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. NHÀ MÁY GẠCH GRANITE Bộ phận cung ứng Tổ gia công NVL Tổ tạo hình Tổ lò nung Tổ mài Tổ cơ điện Bộ phận phục vụ: -Nghiệp vụ - Quản lý - Bốc xếp Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Sơ đồ 2: Sơ đồ bố trí sản xuất của nhà máy gạch ốp lát Granite Toàn bộ quy trình của nhà máy là một quy trình phức tạp kiểu chế biến liên tục bao gồm nhiều công đoạn chế biến khác nhau. Giữa các giai đoạn có mối tương quan với nhau và cùng tuân thủ những quy tắc về kỹ thuật vật liệu, tiêu chuẩn sản phẩm một cách chặt chẽ. Tổ chức sản xuất liên tục 3 ca, bao gồm các khâu chủ yếu: Nạp nguyên liệu à Tạo hình à Nung sấy à Mài bóng à Làm vát cạnh à Đóng hộp. Toàn bộ quy trình công nghệ có mức độ tự động hóa cao, riêng giai đoạn đóng hộp cần nhiều nhân công hơn. Nguyên vật liệu Nạp liệu Nghiền bi Bể chứa có khuấy chậm Silô đơn màu Sàng rung Sấy phun Két chứa Sàng rung Trộn hai trục Silô đa màu Máy ép Sấy đứng Tráng men Engobe Máy lựa chọn Lò nung Sấy Tuynel Xe goòng Sản phẩm đạt tiêu chuẩn đóng gói Máy vát cạnh, mài bóng Nhập kho thành phẩm Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nguyên vật liệu chính để sản xuất gạch Granite là đất sét, cao lanh, fenspat, đôlômit…được khai thác chủ yếu ở trong nước. Một số loại vật liệu phụ công ty phải nhập từ nước ngoài như bi nghiền, qủa lô, đĩa vát cạnh, đá mài. Nguyên vật liệu xuất kho Vật tư cho sản xuất được đưa tới nhà máy bắt đầu quy trình sản xuất sản phẩm. Nguyên liệu sau khi gia công được chuyển lên dây chuyền qua máy nghiền bi, bể hồ sấy phun, lò nung. Sản phẩm sau khi nung được nhập kho bán thành phẩm nhà máy. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ một số sản phẩm sau nung qua hệ máy lựa chọn một phần được đóng hộp( sản phẩm thường), một phần được chuyển đến dây chuyền vát cạnh, mài bóng bề mặt nhờ đá mài, quả lô kim cương. Sản phẩm vát cạnh, mài bóng sau khi gia công cũng được đóng hộp. Sản phẩm được đóng hộp sau khi được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, đóng dấu mới được nhập kho thành phẩm. Trên cơ sở nắm chắc quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty sẽ giúp cho việc quản lý và hạch toán các chi phí đầu vào hợp lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết, theo dõi từng bước quá trình tập hợp chi phí sản xuất từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn cuối cùng. Từ đó góp phần làm giảm giá thành một cách đáng kể, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.3.2.Đặc điểm về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.2.1.Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Công ty Cổ phần Thạch Bàn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, hoạt động xây lắp, tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ. * Công ty sản xuất các loại sản phẩm: - Các sản phẩm gạch ngói đất sét nung truyền thống được chế tạo trong các dây chuyền lò nung Tuynel. - Gạch ốp lát Granite với 2 dòng sản phẩm là gạch Granite truyền thống và Granite công nghệ cao. Dòng truyền thống có bề mặt bóng kính, bóng mờ, sần chống trơn với nhiều kích thước khác nhau. Loại sản phẩm này có thể sử dụng để ốp lát cho tất cả các hạng mục của nhà và công trình. Dòng sản phẩm công nghệ cao bao gồm các loại : BRF - Bóng kính (Rollfeed) có hoa văn như mây; MME - Men in lưới có vân mây, vân gỗ; MSF - (Spot Feeder), là loại sản phẩm giả đá rất thích hợp cho việc ốp lát các khách sạn, nhà hàng, nhà vườn, biệt thự cao cấp có các kiểu kiến trúc cổ. - Các sản phẩm Granite kích thước nhỏ mang nhãn hiệu MOSAIC với những kích cỡ: 45x95, 45x145, 45x195, 95x95, 60x245 (mm) dùng để trang trí cho các công trình, đặc biệt là mặt ngoài của các cao ốc, biệt thự, ốp lát bể bơi, hành lang, cột tròn và chống trơn, chống rơi. * Ngoài ra công ty còn thực hiện kinh doanh các mặt hàng: Inox, gạch đỏ, ngói, xi-măng, thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát, keo dán gạch và một số loại vật tư hàng hóa khác. * Hoạt động xây lắp, hoạt động tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ: Bao gồm thiết kế, lắp đặt các thiết bị, các công trình xây lắp theo hợp đồng; tư vấn xây dựng các công trình xây dựng, tư vấn sử dụng máy móc thiết bị sản xuất gốm sứ; thiết kế lập dự án khả thi, chuyển giao công nghệ cho các đơn vị hoạt động cùng trong lĩnh vực. Tính đến nay, công ty đã thực hiện xây lắp và chuyển giao công nghệ cho hơn 90 nhà máy gạch Tuynel trong cả nước. 1.3.2.2.Thị trường đầu ra, đầu vào. Công ty Cổ phần Thạch Bàn tham gia cả hoạt động sản xuất và kinh doanh nên thị trường đầu vào và đầu ra rất rộng lớn. * Thị trường các yếu tố đầu vào: Nguyên vật liệu đầu vào: Chủ yếu khai thác từ thị trường trong nước, ngoại trừ một số vật liệu đặc biệt như bi nghiền, quả lô, đĩa vát cạnh, đá mài… thì phải nhập ngoại từ Italia và Trung Quốc. Máy móc công nghệ nhập ngoại từ Italia và một số nước khác như Bungari, Nhật Bản. Lao động: Đa phần là lao động trong nước. Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty đã cơ bản được đổi mới. Trước đây phần lớn lực lượng là lao động phổ thông nay đã có hơn 30% số CBCNV có trình độ Cao học, Đại học và Cao đẳng, có hàng trăm công nhân kỹ thuật bậc cao, được đào tạo cơ bản... Nhà máy gạch Granite hiện có 230 cán bộ công nhân viên, bậc thợ trung bình của công nhân sản xuất là 5/7. * Thị trường đầu ra: Công ty Cổ phần Thạch Bàn là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc đưa công nghệ tiên tiến hiện đại áp dụng vào sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam. Các sản phẩm của Thạch Bàn có chất lượng tốt, phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc nên được khách hàng ưa chuộng. Các sản phẩm granite Thạch Bàn được sử dụng cho nhiều công trình lớn nổi tiếng trong nước như Sân bay Quốc tế Nội Bài, Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Sân bay Đà Nẵng, Nhà khách Chính phủ, các khách sạn, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng... Cho đến nay, Công ty đã có hơn 615 đại lý ở 61 tỉnh thành trên toàn quốc. Granite Thạch Bàn được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đài Loan, Na Uy, Nga... Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty hiện nay là thị trường Singapore. 1.3.3.Kết quả sản xuất kinh doanh một số năm gần đây của công ty. Bảng1: Một số chỉ tiêu phản ánh trên BCĐKT của công ty. Đvị: 1000VND TÀI SẢN 31/12/2006 31/12/2007 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 1. Tiền và các khoản TĐ tiền 2. Các khoản phải thu 3. Hàng tồn kho 4. TS ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1. Tài sản cố định 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3. TS dài hạn khác 129.660.774 6.237.364 41.138.708 75.555.592 6.729.109 73.145.464 68.624.821 3.792.000 728.642 120.600.493 6.313.653 31.703.949 74.787.437 7.795.452 62.397.189 58.356.802 3.792.000 248.387 TỔNG TÀI SẢN 202.806.239 182.997.682 NGUỒN VỐN 31/12/2006 31/12/2007 A. NỢ PHẢI TRẢ 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn B. NGUỒN VỐN CSH 1. Nguổn vốn, quỹ 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 188.846.980 159.789.869 29.057.110 13.959.258 14.007.818 (48.560) 163.406.579 141.973.123 21.433.455 19.591.102 19.686.062 (94.960) TỔNG NGUỒN VỐN 202.806.239 182.997.682 Bảng 2: Các chỉ tiêu trên BCKQKD năm 2006 – 2007 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty) Đơn vị tính:1000VND Chỉ tiêu Mã số 31/12/2006 31/12/2007 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 01 02 10 11 20 21 22 23 24 25 30 31 32 40 50 51 52 60 70 139.498.154 2.034.766 137.463.388 104.317.389 33.145.998 183.521 11.457.479 11.270.521 15.076.946 5.484.564 1.310.529 2.893.613 1.861.167 1.032.445 2.342.975 - - 2.342.975 15.620 152.058.307 4.976.239 147.091.067 110.610.829 36.480.237 786.021 11.884.282 11.560.500 17.266.434 5.735.554 2.379.987 3.308.382 10.126 3.298.256 5.678.244 - - 5.678.244 37.885 Qua Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt. Doanh thu năm 2007 tăng 12.560.153 nghìn đồng so với năm 2006 (tương ứng 9.04%), tốc độ tăng chi phí năm 2007 thấp hơn so với doanh thu ( giá vốn hàng bán tăng 6.239.660 tương ứng 6.03%, …). Do vậy, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2007 cao 142.35% ( 3.335.269 nghìn đồng). Từ Báo cáo Kết quả kinh doanh trên ta có biểu đồ sau: PHẦN II THỰC TẾ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ - Chế độ kế toán: Công tác hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn được thực hiện theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ - Tỷ giá trong quy đổi ngoại tệ: Tỷ giá thực tế. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá vật tư xuất kho: Phương pháp Bình quân gia quyền. - Phương pháp tính khấu hao: Phương pháp đường thẳng. - Hình thức sổ kế toán: Hình thức Nhật ký chung. 2.1.Tổ chức bộ máy kế toán. 2.1.1.Sơ đồ bộ máy kế toán. Do tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh, tiêu thụ của doanh nghiệp công nghiệp nên bộ máy kế toán của Công ty cũng phải tổ chức sao cho phù hợp với cơ chế kinh doanh của mình. Công ty Cổ phần Thạch Bàn tổ chức theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con nên bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình hỗn hợp. Kế toán trưởng ở đơn vị cấp trên (Công ty cổ phần Thạch Bàn) Kế toán các hoạt động tại cấp trên Kế toán các đơn vị trực thuộc hạch toán tập trung Bộ phận tổng hợp báo cáo từ các Công ty con Các Công ty con Nhân viên hạch toán ban đầu tại cơ sở trực thuộc Đơn vị kế toán phân tán tại các Công ty con Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Thạch Bàn Mô hình hỗn hợp này là sự kết hợp của cả mô hình kế toán tập trung và phân tán: Nhà máy Granite Thạch Bàn với đặc điểm gần trung tâm điều hành nên toàn bộ khối lượng kế toán được thực hiện ngay ở trung tâm kế toán tại đơn vị cấp trên. Tại nhà máy có bố trí các nhân viên kinh tế thực hiện nhiệm vụ thống kê, thu thập chứng từ gửi về phòng Tài chính kế toán của công ty để xử lý theo định kỳ từng tháng. Các Công ty con có đủ điều kiện về tổ chức, quản lý và kinh doanh một cách tự chủ, hơn nữa kinh doanh ở quy mô lớn, trên diện không gian rộng, phân tán mặt bằng nên có bộ máy kế toán riêng. Toàn bộ khối lượng kế toán được thực hiện ở những đơn vị này, cuối kỳ kế toán cấp trên sẽ làm nhiệm vụ tổng hợp các báo cáo của các Công ty con để lập các báo cáo hợp nhất. 2.1.2. Nhiệm vụ và tổ chức bộ máy kế toán. Phòng Tài chính-Kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị thành viên, nhà máy cũng như của toàn Công ty. Cụ thể là: - Lập kế hoạch tài chính đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lập kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn vốn, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. - Tổ chức hạch toán kế toán: tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tài chính, kế toán, thống kê theo đúng qui định pháp luật; phân tích các hoạt động kinh tế của công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước, tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực kinh tế tài chính, chịu trách nhiệm xác định chi phí giá thành của sản phẩm và các công trình. Kế toán tổng hợp KT thanh toán, chi phí gián tiếp KT giao dịch ngân hàng, chi phí TC Kế toán TSCĐ, Lương và Thuế KT Vật tư, đầu tư XDCB, Chi phí trực tiếp KT tập hợp chi phí, giá thành KẾ TOÁN TRƯỞNG Sơ đồ 5: Sơ đồ phân công lao động kế toán tại phòng Tài chính-Kế toán của Công ty Số lao động kế toán tại phòng tài chính - Kế toán của Công ty Cổ phần Thạch Bàn là 6 người. Công tác kế toán tại công ty được chia ra làm các phần hành, mỗi nhân viên sẽ đảm nhận một hoặc một số phần hành. Mặc dù quy định nhiệm vụ và chức năng riêng của từng phần hành kế toán nhưng giữa các phần hành kế toán có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất và cùng hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế toán của công ty. 2.1.3.Chức năng các nhân viên trong bộ máy kế toán. * Kế toán trưởng: Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tổng giám đốc về tình hình tài chính tại công ty theo quy định của Bộ tài chính về quản lý và hạch toán kế toán. Cân đối nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của công ty, thanh toán với khách hàng và các tổ chức tín dụng. Lập kế hoạch tài chính đảm bảo sự thông suốt và phù hợp trong quản lý điều hành. Thay mặt phòng Tài chính kế toán giải quyết các công việc đối nội và đối ngoại. Đề xuất với lãnh đạo công ty về các giải pháp trong lĩnh vực quản lý tài chính và công tác hạch toán kế toán. Xây dựng các phương án mô hình hạch toán cụ thể cho từng loại hình sản xuất kinh doanh trên cơ sở tình hình thực tế và các đề xuất của cán bộ phụ trách phần hành. Hướng dẫn và sắp xếp nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ trong phòng dựa vào trình độ nghiệp vụ và năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân. Ký duyệt các chứng từ thanh toán, chứng từ hạch toán, phiếu nhập xuất , báo cáo quản trị, báo cáo tài chính trước khi trình lãnh đạo công ty và các cơ quan có thẩm quyền cấp trên. * Kế toán tổng hợp: Là người trực tiếp giúp việc kế toán trưởng. Thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát công tác hạch toán phát sinh tại các phần hành chi tiết. Triển khai quy chế và quy định mới của công ty và Bộ tài chính, thuế liên quan đến tài chính kế toán tại phòng và đơn vị trực thuộc. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của toàn bộ những nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh Miền Nam trước khi sáp nhập số liệu báo cáo tài chính. Tập hợp chi phí, giá thành và lập các báo cáo quản trị, báo cáo tài chính. Hàng tháng kiểm tra nội dung, lũy kế số thứ tự: tập hợp, đóng và quản lý chứng từ hạch toán của phòng Tài chính kế toán. Lập các mẫu biểu báo cáo và xây dựng các quy chế quy định cho công tác hạch toán kế toán tại phòng tài chính kế toán, Chi nhánh và các Công ty con. * Kế toán thanh toán: Thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi tiền mặt. Theo dõi công nợ đối với khách hàng và công nợ cá nhân nội bộ đầy đủ kịp thời thông qua các khoản thu chi tiền mặt, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ với các chứng từ thanh toán. * Kế toán giao dịch ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi công nợ đối với khách hàng, theo dõi tiền gửi và tiền vay Ngân hàng phát sinh hàng ngày tại Công ty, giao dịch với Ngân hàng về các khoản vay nợ và trả nợ đồng thời thực hiện báo cáo đối với Ngân hàng. * Kế toán Vật tư: Có nhiệm vụ ghi chép kịp thời chính xác số lượng, chất lượng, giá cả vật tư trong việc nhập, xuất tồn kho. Hàng tháng tính giá thành yếu tố vật liệu theo quy định. Hạch toán đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí trực tiếp. * Kế toán tài sản cố định, lương và thuế: Có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình tăng giảm tài sản cố định. Căn cứ vào tỉ lệ khấu hao đã quy định để tính khấu hao vào đối tượng sử dụng. Hàng tháng kê khai thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế. Thực hiện hạch toán chi phí lương, các khoản trích theo lương và thanh toán lương với người lao động. Ngoài ra còn đảm nhận công tác quản lý tổ nghiệp vụ Phòng kinh doanh, và hạch toán chi phí khác. * Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Là người chịu trách nhiệm về việc tập hợp và tính giá thành cho các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định kết quả kinh doanh, cân đối phân bổ các chi phí phát sinh cần phân bổ trong toàn công ty cho từng loại hình kinh doanh, đầu tư các dự án… * Các nhân viên thống kê kinh tế tại nhà máy và chi nhánh có nhiệm vụ thống kê, thu thập chứng từ gửi về phòng tài chính - kế toán Công ty để xử lý theo định kỳ từng tháng. 2.2.Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ. Các chứng từ Công ty sử dụng để hạch toán tuân theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Việc lập, ký, luân chuyển chứng từ và kiểm tra chứng từ được chấp hành theo đúng chế độ. * Lập chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán được lập 1 lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng trung thực với nội dung nghiệp vụ, chữ viết trên chứng từ rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ khớp với số tiền viết bằng số. Chứng từ được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Công ty áp dụng kế toán máy nên các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán. * Ký chứng từ kế toán: Các chứng từ kế toán có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Các chữ ký trên chứng từ được ký bằng bút mực hoặc bút bi, không ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền được ký theo từng liên. Chữ ký của Tổng giám đốc, của kế toán trưởng và dấu đóng trên chứng từ phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ giống với chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng. Công ty mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng, tổng giám đốc. Sổ đăng ký được đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Tổng giám đốc quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người có ba chữ ký trong sổ đăng ký. Việc phân cấp ký trên chứng từ do Tổng giám đốc công ty quyết định phù hợp với Luật pháp, với yêu cầu quản lý đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản. 2.3.Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán. * Hệ thống tài khoản của Công ty Cổ phần Thạch Bàn cũng được vận dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Công ty Cổ phần Thạch Bàn đang sử dụng hầu hết các tài khoản theo Quyết định 15 ngoại trừ những tài khoản sau đây: TK 121 "Đầu tư chứng khoán ngắn hạn" TK 161 "Chi sự nghiệp" TK 217 "Bất động sản đầu tư" TK 343 "Trái phiếu phát hành" TK 461 "Nguồn kinh phí sự nghiệp" TK 466 "Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định": các Tài sản cố định của công ty được hình thành từ nguồn vốn cổ phần và nguồn đi vay nên không dùng tài khoản này. TK 631, TK 611: Công ty hạch toán Hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. * Hướng mở chi tiết các tài khoản: Công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản được quy định trong Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, tiến hành nghiên cứu, tổ chức vận dụng và chi tiết hóa hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của công ty. Việc mở chi tiết các tài khoản được căn cứ vào số lượng, bản chất các đối tượng cần chi tiết. Các tài khoản được chi tiết theo nhiều cấp, mỗi cấp là một nhóm đối tượng được phân loại căn cứ vào những tiêu thức nhất định. Có càng nhiều đối tượng thì tài khoản chi tiết càng có nhiều con số. Do đặc điểm là đơn vị sản xuất nên tài khoản phải mở chi tiết nhiều nhất ở công ty là TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu". 2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 2.4.1. Hình thức kế toán áp dụng Công ty Cổ phần Thạch Bàn thực hiện hạch toán theo hình thức kế toán máy và hình thức ghi sổ kế toán được sử dụng là hình thức Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong 4 hình thức kế toán (Hình thức Nhật ký chung, Hình thức Nhật ký- Chứng từ, Chứng từ- Ghi sổ và Nhật ký Sổ cái) hoặc kết hợp các hình thức kế toán đó. Phần mềm kế toán mà Công ty Cổ phần Thạch Bàn đang sử dụng là phần mềm Fast Accounting, với hình thức hạch toán là hình thức Nhật kí chung. Khi sử dụng những phần mềm này công ty đã có những điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ KẾ TOÁN: -Sổ tổng hợp -Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính *Giải thích sơ đồ: Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, căn cứ vào những chứng từ gốc, các kế toán phần hành tương ứng sẽ phân loại và nhập số liệu vào các tài khoản trong phần mềm kế toán tại phần "Cập nhật chứng từ". Sau đó căn cứ vào những số li._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22544.doc
Tài liệu liên quan