Báo cáo Thực tập tại Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại - SONA

Phần thứ nhất Quá trình hình thành và phát triển của công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (sona) I. Quá trình hình thành và phát triển 1/ Lịch sử ra đời a. Tên công ty: Tên đầy đủ: Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại Tên giao dịch: International manpower supply and trade company Tên giao dịch viết tắt: sona b. Địa chỉ: 34 - Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Hà nội. c. Cơ quan sáng lập: Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA), tiền thân từ Công t

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại - SONA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y dịch vụ lao động với nước ngoài, trực thuộc Cục quản lí lao động với nước ngoài - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ngày 26 tháng 3 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết định số: 193/LĐTBXH ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty dịch vụ lao động ngoài nước; Ngày 09 tháng 06 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết định số: 340/LĐTBXH - QĐ thành lập Công ty Dịch vụ lao động ngoài nước; Ngày 11 tháng 12 năm 1997, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết định số: 1505/LĐTBXH - QĐ đổi tên Công ty Dịch vụ lao động ngoài nước thành Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương maị trực thuộc Cục Quản lý lao động với nước ngoài - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Công ty SONA hoạt động theo quy chế doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên hai lĩnh vực là xuất khẩu lao động và kinh doanh thương mại. 2/ Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Theo giấy Đăng kỹ kinh doanh số: 112373 ngày 17 tháng 01 năm 1998 do Sở Kết hoạch và Đầu tư Hà nội cấp: Cung ứng lao động và dịch vụ lao động cho các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Dịch vụ phục vụ người lao động Việt nam ở nước ngoài. Xuất khẩu: Nông sản, lâm sản chế biến, mỹ phẩm, chất tẩy rửa công nghiệp và gia dụng, hàng dệt may, hải sản, vật liệu xây dựng và dược liệu Nhập khẩu: Các sản phẩm bằng cao su, gỗm, sứ thuỷ tinh, vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, thiết bị, máy móc phuc vụ cho sản xuất và tiêu dùng, vật tư tư liệu sản xuất, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Kinh doanh hoá chất, kinh doanh khoáng sản, kinh doanh các chứng từ vận chuyển và đại lý vé máy bay. Ngày 24 tháng 12 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép số: 18/LĐTBXH – GP cho phép Công ty được hoạt động chuyên doanh đưa người lao động và chuyên gia Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 1/ Chức năng cơ bản của Công ty SONA Chức năng ưu tiên hàng đầu của Công ty là cung ứng nhân lực đi làm việc và tu nghiệp có thời hạn ở nước ngoài. Hàng năm SONA có khả năng tuyển chọn và cung ứng một số lượng lớn lao động đi làm việc ở nước ngoài với những ngành nghề khác nhau. Trước khi đi làm việc ở nước ngoài, người lao động được giáo dục đầy đủ về pháp luật của nước tiếp nhận lao động, được đào tạo, bổ túc ngoại ngữ, nâng cao trình độ nghiệp vụ, bảo đảm cho họ làm tốt công việc và đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng lao động. Ngoài việc cung ứng lao động, SONA còn tổ chức các dịch vụ khác : Phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần cho người lao động Việt nam tại nước ngoài; Xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá, mở đại lý bán vé máy bay để phục vụ cho lao động ở công ty và các đối tượng khác có nhu cầu. 2/ Công ty SONA có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Tự tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty, bảo đảm tự trang bị và đổi mới trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh. Đảm bảo hạch toán kế toán đầy đủ, cân đối xuất nhập khẩu, làm tròn nghĩa vụ với cấp trên. Tuân thủ đầy đủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn các nguồn vốn nhằm thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng và gia tăng khôí lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế nhằm phát triển hoạt động, khai thác tối đa nguồn lực của Công ty. Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản tài chính phân phối theo lao động tiền lương, đảm bảo công bắng xã hội, đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ cho các bộ công nhân viên trong Công ty. 3/ Các quyền hạn chức năng cơ bản Tổ chức việc thực hiện các hoạt động cung ứng lao động, thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá theo đúng các mặt hàng đã dăng ký kinh doanh. Được phép vay vốn (cả vốn ngoại tệ) tại các ngân hàng Việt nam và nước ngoài, được vay vốn từ trong dân và nước ngoài nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh của Công ty, thực hiện các quy điịnh về ngoại hối của nhà nước. Được kí kết hợp đồng với các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế nhằm tạo nguồn cung ứng hàng hoá cho hoạt động xuất khẩu, đồng thời cung cấp các dịch vụ về xuất nhập khẩu cho các đơn vị này trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, hai bên cùng có lợi. Được đàm phán, kí kết và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu với người nước ngoài trong phạm vi kinh doanh cuả Công ty theo các quy định của nhà nước và luật pháp quốc tế. Được mời các bên nước ngoài hoặc cử cán bộ ra nước ngoài để đàm phán kí kết hợp đồng, khảo sát thị trường, trao đổi nghiệp vụ... Được đặt các văn phòng đại diện của Công ty ở nước ngoài theo quy định của nhà nước Việt nam và nước sở tại. Được thu thập và cung cấp thông tin về kinh tế và thị trường thế giới. Hợp tác với các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp và tập quán của mỗi nước nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường cung ứng và dịch vụ lao động. Cung cấp thông tin, hướng dẫn các thủ tục, luật lệ quy định có liên quan đến người Việt nam đi làm việc ở nước ngoài. cung ứng lao động Việt nam cho các Tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài. Chuyển tiếp và trả hàng cho người Việt nam đi lao động, học tập, công tác ở nước ngoài gửi về cho gia đình. Tổ chức dịch vụ phục vụ nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động Việt nam ở nước ngoài. Làm dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về theo yêu cầu của người lao động. Liên doanh, liên kết làm dịch vụ sản xuất, kinh doanh hoặc gia công tại chỗ tạo nguồn giải quyết việc làm cho người lao động thuộc Công ty và những người lao động đã về nước. Tổ chức dịch vụ đưa đón người lao động đi, về phép và hướng dẫn thủ tục cho người thân nhân của họ muốn đi thăm con em ở nước ngoài theo quy định. Ngoài ra Công ty có quyền tự do lựa chọn, quyết định các phương thức kinh doanh cũng như chủ động trong việc tìm kiếm bạn hàng trong và ngoài nước. Công ty có đầy đủ quyền hạn trong việc tổ chức, sắp xếp bộ máy tổ chức nhân sự trong công ty nhằm bảo đảm hiệu suất kinh doanh cao nhất. Bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định về hạch toán, quản lý tài sản ..., Công ty cũng có quyền chủ động áp dụng các chính sách lương thưởng phù hợp đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty theo chế độ chính sách do nhà nước ban hành. Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại hoạt động theo nguyên tắc sau đây: Thực hiện hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng nhằm bảo toàn và phát triển vốn được giao, đồng thời giải quyết thoả đáng, hài hoà lợi ích của cá nhân người lao động của đơn vị và Nhà nước theo kết quả đạt được trong khuôn khổ của luật pháp quy định. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng trong quản lý, điều hành kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể công nhân viên chức trong đơn vị, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh theo hướng phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước. III. tổ chức bộ máy và lao động của công ty Về tổ chức bộ máy . Trên cơ sở Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty ban hành kèm theo Quyết định số: 193/LĐTBXH – QĐ ngày 26 tháng 03 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Công ty đã chủ động xin ý kiến chỉ đạo của Bộ, Cục thực sự sắp xếp lại nhân sự và tổ chức bộ máy hoạt động theo mục tiêu giữ ổn định để phát triển. Tiến hành thể chế hoá công tác tổ chức lao động của Công ty bằng các quy chế, quy định, nội quy phù hợp với quy định pháp luật của Nhà nước, của Bộ và của Cục. Tổ chức bộ máy Công ty phù phợp với chức năng nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ các nhiệm vụ, chức năng, ngành nghề và các lĩnh vực kinh doanh của Công ty, tổ chức bộ máy của công ty bao gồm: Cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Văn phòng Đại diện tại nước ngoài Chi nhánh tại TP HCM Phòng tổ chức hành chính Phòng tư vấn du học Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh dịch vụ Phòng ĐTGD & hướng nghiệp lao động Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá Phòng XKLĐI + XKLĐII 1.2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các Phòng, Ban 1.2.1 - Phòng XKLĐI + XKLĐII trước đây là Phòng Thị trường và Cung ứng lao động là đơn vị trực thuộc Công ty cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong lĩnh vực khai thác thị trường cung ứng nhân lực trong và ngoài nước, tổng hợp phân tích thị trường lao động và khả năng cung ứng nhân lực của Công ty; tổ chức thực hiện các hợp đồng cung ứng nhân lực do công ty ký kết với đối tác nước ngoài. 1.2.2 - Phòng Kinh doanh XNK hàng hoá: được thành lập vào năm 1996 có chức năng tham mưu giúp Giám đốc quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại nói chung, hoạt động dịch vụ hàng hoá nói riêng ở cả trong và ngoài nước. 1.2.3 - Phòng Đào tạo, Giáo dục và hướng nghiệp lao động: thành lập vào tháng 3 năm 2000 có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh xuất khẩu lao động của Công ty, bao gồm: Đào tạo, giáo dục định hướng, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp, ngoại ngữ và hướng nghiệp cho người lao động. 1.2.4 - Phòng Tổ chức - Hành chính: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, hành chính, quản trị và khiếu tố. 1.2.5 - Phòng Tài chính - Kế toán: trước đây là Phòng Kế toán- Tài vụ, có chức năng tham mưu, cung cấp thông tin và kiểm tra kế toán giúp Giám đốc quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh của Công ty tronglĩnh vực Kế toán - Tài vụ. 1.2.6 - Phòng Kinh doanh dịch vụ: có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, các dịch vụ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài và cho các đối tượng khác có nhu cầu. 2/ Về lao động Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty tính 12/ 2002 là 110 người, trong đó có 03 giáo viên thời vụ. Hầu hết đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn ở bậc Đại học và Cao đẳng. Trình độ cấp bậc ở từng bộ phận, tỷ lệ giữa số lượng cán bộ quản lý so với lực lượng trực tiếp kinh doanh về cơ bản là hợp lý. Đội ngũ cán bộ có bề dày kinh nghiệm, gắn bó, trăn trở, tâm huyết với Công ty, với hoạt động xuất khẩu lao động và kinh doanh thương mại. Cán bộ lâu năm với kinh nghiệm vỗn có và thận trọng kết hợp với tính nhanh nhậy năng động của cán bộ trẻ hình thành và tạo nên một thế mạnh tổng hợp và hài hoà trong Công ty. Số cán bộ có khả năng, kinh nghiệm, óc tính năng động sáng tạo và nhanh nhậy trong công tác thị trường lao động và kinh doanh thương mại dịch vụ còn thiếu và yếu. Đòi hỏi phải có quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu cho hoạt động của Công ty. Tổ chức nhân sự Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (sona) Stt Cơ cấu tổ chức bộ máy Thực hiện năm 2002 Đăng ký sử dụng năm 2002 Ghi chú 01 Ban Giám đốc Giám đốc Phó giám đốc 04 01 03 04 01 03 02 Phòng XKLĐI + XKLĐII - Trưởng phòng - Phó trưởng phòng - Chuyên viên 13 01 01 11 23 02 04 17 Tăng thêm 01 phòng XKLĐ 03 Phòng ĐTGD & HNLĐ - Trưởng phòng - Phó trưởng phòng - Chuyên viên, Giáo viên, KTV - Bảo vệ – QLLĐ - Phục vụ 13 01 01 09 02 00 24 01 01 19 02 01 Tăng cường giáo viên giảng dạy 04 Phòng Kinh doanh XNK - Trưởng phòng - Phó trưởng phòng - Chuyên viên 05 00 02 04 08 01 01 06 05 Phòng Kinh doanh Dịch vụ (Đại lý vé máy bay) - Trưởng phòng - Phó trưởng phòng - Chuyên viên dịch vụ và Đại lý vé máy bay 06 01 01 04 06 01 01 04 06 Phòng Tài chính Kế toán - Trưởng phòng - Phó trưởng phòng - Chuyên viên, thủ quỹ 07 00 02 05 09 01 01 07 07 Phòng tư vấn Du học - Trưởng phòng - Phó trưởng phòng - Chuyên viên 03 01 01 01 05 01 01 03 08 Phòng Tổ chức - Hành chính - Trưởng phòng - Phó trưởng phòng - Chuyên viên + văn thư - Lái xe, Phục vụ, Bảo vệ 11 00 02 03 06 12 01 01 03 07 09 Trưởng đại diện và chuyên viênVPQLLĐ & TM ở NN 10 13 10 Chi nhánh tại TP HCM 02 03 11 Giáo viên thời vụ 01 03 Tổng cộng 75 110 Phần thứ hai Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty I - Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Là một doanh nghiệp nhà nước về cung ứng lao động quốc tế và xuất nhập khẩu hàng hoá nên Công ty rất có lợi thế trong việc tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, tìm kiếm nguồn cung ứng và thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá cung ứng lao động quốc tế. Trong lĩnh vực cung ứng lao động quốc tế, với danh tiếng của một doanh nghiệp nhà nước đã nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này, SONA có lợi thế hơn so với nhiều Công ty khác trong nước trong việc huy động nguồn lao động có trình độ, tay nghề, sức khoẻ đáp ứng được yêu cầu của chủ sử dụng lao động ở nước ngoài, đồng thời Công ty cũng rất quen thuộc và giữ được uy tín với nhiều thị trường sử dụng lao động là người Việt nam về chất lượng dịch vụ lao động cung ứng. Nếu biết tận dụng thế mạnh này, kết hợp với đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu về thị trường nước ngoài của Công ty thì tiềm năng mở rộng khai thác thị trường sử dụng lao động ở nước ngoài của SONA là rất lớn. Ngoài ra với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, Công ty có thể thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài nước cùng hợp tác làm ăn với Công ty dựa trên một số ưu thế về nguồn vốn, các ưu đãi về tín dụng của Ngân hàng dành cho Công ty và đội ngũ cán bộ có trình độ của Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. Kết hợp các thế mạnh trên đây, Công ty có thể chủ động trong việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, tiếp cận các thị trường nước ngoài và thu hút khách hàng 1. Đối với lĩnh vực cung ứng lao động Quốc tế Công ty SONA cung ứng lao động cho rất nhiều nước như: Nhật, Libia, U.E.A, khu vực Trung Đông, Cộng hoà Sip, Hàn quốc, Đài loan, Malaysia.... Nguồn lao động trong nước của Công ty chủ yếu tại một số tỉnh ngoại thành như: Hà nam, Hà tây, Nghệ an, Hà tĩnh, Thanh hoá, Hải dương, Bắc ninh, Hưng yên.... 2. Đối với lĩnh vực thương mại * Về kinh doanh dịch vụ trong nước - Chủ yếu là hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động, ngoài ra còn phát triển thêm dịch vụ đại lý bán vé máy bay để phục vụ cho đối tượng lao động của Công ty và các đối tượng khác có nhu cầu. * Về kinh doanh xuất nhập khẩu: Các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các mặt hàng chủ yếu của Công ty bao gồm: Hoạt động nhập khẩu: chủ yếu là nhận uỷ thác nhập khẩu cho các Công ty trong nước, do vậy mặt hàng nhập khẩu khá đa dạng bao gồm: + Về thiết bị vật tư: Máy móc xây dựng, máy móc nông nghiệp, các thiết bị khác và sắt thép. + Về hàng tiêu dùng: Các loại hoa quả, bột ngọt, và mọt số vật dụng gia dụng khác. - Hoạt động xuất khẩu: Từ trước đến nay, hoạt động xuất khẩu của Công ty SONA là nhận uỷ thác xuất khẩu cho các Công ty trong nước, chủ yếu là một số mặt hàng nông sản, đồ mỹ nghệ và một số mặt hàng khác. II - Phân tích , đánh giá hiệu quả kinh doanh. 1/ Về bố trí cơ cấu tài sản: Tỷ lệ Tài sản cố định của các năm 1998 là: 9,06%, năm 1999 là: 8,89% và năm 2000 là: 7,30% trên tổng số tài sản cho ta thấy: Tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng tài sản; chủ yếu là Tài sản lưu động: năm 1998 là: 90,94%, năm 1999 là 91,11% và năm 2000 là: 92,70%. Đây là cơ cấu bất hợp lý, do Công ty không được đầu tư tài sản cố định; điều này làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và do đó hạn chế quy mô lợi nhuận. 2/ Về bố trí cơ cấu nguồn vốn: - Nợ phải trả chiếm 83,38% năm 1998, chiếm 79,3% năm 1999 và chiếm 80,06% năm 2000 trên tổng nguồn vốn của Công ty.Trong đó Nợ phải trả chủ yếu là tiền đặt cọc và tiền lương tháng chưa lĩnh của lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Năm 1998 là: 75,01%, năm 1999 là: 72,16% và năm 2000 là: 72,82 trong tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 1998 là: 16,62%, năm 1999 là: 20,63% và năm 2000 là: 19,94% trên Tổng nguồn vốn cho thấy Vốn để Công ty kinh doanh trong các năm vừa qua là rất thấp. Để công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong tình hình mới thì việc bổ sung vốn cho Công ty là rất cần thiết. 3/ Tỷ suất sinh lời: Tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên Doanh thu cho ta thấy cứ làm ra 1.000 đồng Doanh thu thì: Lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt: Năm 1998 là 98,8 đồng, năm 1999 là: 266 đồng và năm 2000 là: 272,2 đồng; Lợi nhuận sau thuế đạt : Năm 1998 là: 48,8 đồng, năm 1999 là: 159,7 đồmg và năm 2000 là: 185,1 đồng. Tỷ suất Lợi nhuận trước và sau Thuế thu nhập doanh nghiệp trên Tổng tài sản cho ta biết cứ 1.000 đồng tài sản đưa vào kinh doanh sau 1 năm, Lợi nhuận trước Thuế đạt: Năm 1998 là: 46,9 đồng, năm 1999 là: 61,7 đồng và năm 2000 là: 48, 7 đồng; Lợi nhuận sau Thuế: Năm 1998 là: 23,1 đồng, năm 1999 là: 40,3 đồng và năm 2000 là: 33,1 đồng. Tổng tài sản của Công ty bao gồm cả Nợ phải trả là tiền đặt cọc và tiền lương hàng tháng của lao động chưa lĩnh. Theo chế độ tài chính hiện hành đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động, hai khoản này không được phép sử dụng vào mục đích kinh doanh mà gửi vào kho bạc Nhà nước. Loại bỏ hai khoản nợ này ra khỏi Tổng tài sản, ta có: Cứ 1.000 đồng tài sản đưa vào kinh doanh sau 1 năm: Lợi nhuận trước Thuế đạt 187,7 đồng năm 1998, đạt 241,1 đồng năm 1999 và 179,3 đồng năm 2000; Lợi nhuận sau Thuế đạt 92,6 đồng năm 1998, đạt 144,7 đồng năm 1999 và đạt 121,9 đồng năm 2000. Nhìn vào tỷ suất Lợi nhuận trước và sau Thuế thu nhập doanh nghiệp trên Vốn chủ sở hữu ta thấy rằng: Cứ 1.000 đồng Vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh sau 1 năm thu được: Lợi nhuận trước Thuế năm 1998: 282,2 đồng , năm 1999:325,4 đồng và năm 2000: 244,4 đồng; Lợi nhuận sau Thuế năm 1998: 139,2 đồng, năm 1999: 195,3 đồng và năm 2000: 166,2 đồng. Như vậy: Các chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty các năm 1998, 1999 và 2000 cho ta thấy rằng: Công ty kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao. Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của mình. Nền tài chính của Công ty vững mạnh. 4/ Giải quyết việc làm và thu nhập của người lao động: Giải quyết việc làm và thu nhập của cán bộ Công nhân viên: Trong 3 năm qua, Công ty đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Ngoài số lượng CBCNV của Công ty từ 35 người năm 1998 tăng lên 43 người năm 1999, tăng lên 47 người năm 2000 và 110 người năm 2002. Thu nhập bình quân của CBCNV Công ty từ 1. 674.872 đồng/ tháng, năm 1998 lên tới 1.825.114 đồng/ tháng năm 2000. Thu nhập bình quân thực tế của người lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài là hơn 350 USD/ tháng. - Giải quyết việc làm và thu nhập của người lao động: Bình quân hàng năm Công ty giải quyết được trên 1.000 việc làm cho người lao động ở nước ngoài. Thu nhập bình quân trên 350 USD/ người/ tháng. 5/ Nộp Ngân sách: Tình hình nộp Ngân sách của Công ty như sau: Năm 1998: nộp Ngân sách 1.209.467.000 đồng, tức là 1 đồng vốn cấp nộp Ngân sách 1,37 đồng; Năm 1999: nộp ngân sách 2.011.901.000 đồng, tức là 1 đồng vốn cấp nộp ngân sách 2,28 đồng; Năm 2000: nộp ngân sách 968.075.000 đồng, tức là 1 đồng vốn cấp nộp ngân sách 1,10 đồng. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản Stt Năm Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Thuế GTGT 225.550 354.851 289.217 2 Thuế xuất nhập khẩu 512.687 3 Thuế thu nhập doanh nghiệp 666.640 697.728 448.334 4 Thu trên vốn 111.633 227.789 227.789 5 Thuế môn bài 850 850 850 6 Thuế thu nhập của lao động 204.764 217.996 1.885 Tổng cộng 1.209.467 2.011.901 968.075 III- Đánh giá về các hoạt động kinh doanh của công ty 1/ Hoạt động xuất khẩu lao động Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động gia đoạn 1998 - 2000 và hiệu qủa kinh tế - xã hội: Stt Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Lao động đang làm việc ở nước ngoài Người 1.098 1.248 1.500 2 Thu nhập của lao động chuyển qua Công ty USD 4.611.600 5.241.600 4.552.800 2.1 Thu nhập của lao động chuyển qua Công ty USD 2.014.863 2.218.884 2.479.825 2.2 Thu nhập của lao động không chuyển qua Cty USD 2.596.737 3.022.716 2.072.975 3 Thu nhập bình quân tháng của lao động USD 350 350 350 Thu nhập của người lao động: Theo số liệu thống kê, thu nhập thực tế của người lao động bình quân mỗi năm làm việc ở nước ngoài khoảng 4.200 USD/ người, gấp 10 lần GDP bình quân đầu người trong nước. Sau hai năm làm việc, người lao động tích luỹ được trên 100 triệu đồng. Với số tiền tích luỹ được, nhiều lao động không chỉ xoá được nghèo mà còn có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới, gòp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác khi tái hoà nhập cộng đồng. b. Hiệu quả Kinh tế - Xã hội: Xuất khẩu lao động được coi là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ về cho đất nước. 2/ Hoạt động đào tạo a. Cơ sở vật chất cho đào tạo: Trước tháng 11 năm 2000, việc đào tạo lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài Công ty phải thuê ngoài. Từ tháng 11 năm 2000, Công ty thuê đất với diện tích 1.200 m2 để xây dựng Cơ sở đào tạo với quy mô 200 người/khoá, có chỗ ở nội trú cho 150 người; gồm 06 phòng học và 01 phòng thực hành đối với nghề giúp việc gia đình và khán hộ công để thực hiện nhiệm vụ đào tạo phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động của Công ty và nhu cầu Xã hội. b. Số lượng và chất lượng đào tạo: Năm 2000, Công ty đã đào tạo được 550 lượt người đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo nội dung quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Năm 2001 đã đào tạo được 537 lao động, doanh thu đạt 76.000.000 đồng, chất lượng lao động nâng lên rõ rệt, tỷ lệ trúng tuyển cao hơn. Tuyệt đại bộ phận số lao động qua đào tạo tại cơ sở đào tạo của Công ty khi đi làm việc ở nước ngoài được phía sử dụng lao động đánh giá cao. 3/ Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Do điều kiện vốn lưu động còn quá ít, năm 2000 về trước , Công ty chủ yếu làm dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác và huy động vốn của khách hàng để kinh doanh. Nhiều đối tác sử dụng lao động của Công ty muốn hợp tác cả lĩnh vực thương mại nhưng chưa thực hiệu và phát triển được. Kết quả cụ thể như sau: Đơn vị tính: 1.000 đồng Stt Chỉ tiêu Năm Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Doanh thu 9.493.572 2.472.780 1.213.461 + Phí uỷ thác xuất nhập khẩu 87.005 65.075 98.227 + Doanh thu bán trực tiếp 9.406.567 2.407.705 1.115.234 2 Nộp ngân sách 379.742 611.598 121.346 3 Lãi gộp 381.051 141.371 189.343 Hàng hoá Công ty đang cung ứng trên thị trường chủ yếu là hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, trong đó tập trung chủ yếu ở nhóm hàng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng. Do giữ chữ tín trong kinh doanh và chất lượng dịch vụ cao nên luôn được khách hàng tín nhiệm. Chính vì vậy mà năm 2001 doanh thu xuất nhập khẩu của Công ty tăng 14 lần, nộp ngân sách tăng 8 lần, lợi nhuận tăng 5 lần so với năm 2000 và các năm trước đây. 4/ Hoạt động đại lý bán vé máy bay Cùng với sự gia tăng hoạt động xuất khẩu lao động, thương mại, phát huy lợi thế của mình về nguồn khách là lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời khai thác nguồn khách từ các công ty bạn đồng nghiệp và các nguồn khách khác, được Bộ và Cục cho phép, Phòng đại lý bán vé máy bay của Công ty đã chính thức đi vao hoạt động từ ngày 24 tháng 8 năm 2001. Hệ thống thiết bị phục vụ cho hoạt động bán vé máy bay được lắp đặt đầy đủ và hiện đại, bộ máy CBNV định biên là 6 người và đã được học tập đào tạo nghiệp vụ hoàn chỉnh. Tuy mới đi vào hoạt động, đang trong quá trình xâm nhập rút kinh nghiệm, tìm kiếm khai thác phát triển khách hàng, doanh số 03 tháng hoạt động đầu tiên của quí 4 năm 2001 đạt được 1.163.000.000 đồng, doanh thu hoa hồng bán vé đạt 47.000.000, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, hứa hẹn khả năng phát triển tốt trong năm tới. 5/ Hoạt động tư vấn du học: Do mới đi vào hoạt động nên bước đầu chủ yếu cho công tác chuẩn bị, tuy nhiên đầu năm 2002 công ty đã hoàn tất hồ sơ, lập danh sách đợt 1 cho 12 học viên gửi trường dạy nghề OSTROV-CHSEC. Công ty đã ký hợp đồng với STANSFILD về việc đưa học sinh đi du học tại Singgapo. Tư vấn và hướng dẫn cho trên 60 lượt khách về việc du học. Tiếp tục tổng hợp thông tin về du học của các nước CHSec, Trung quốc, Singgapo, Niuzilan, CHLiên bang Đức.... Phần thứ ba Phương hướng phát triển công ty giai đoạn 2001 - 2005 Trong những năm qua Công ty SONA đã có rất nhiều cố gắng trong bước đường đi của mình nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Nếu như trong năm 1999, Công ty có sự giảm sút trong doanh thu từ hoạt động xuất khẩu lao động và xuất nhập khẩu hàng hoá. Thế nhưng sang năm 2000, năm 2001 sự khởi sắc trở lại của cả 2 hoạt động này đã làm cho tình hình kinh doanh của Công ty có nhiều nét sáng sủa hơn. Dựa trên tình hình hoạt động của Công ty trong những năm qua, dựa vào những khả năng nguồn lực có thể khai thác, dựa vào những chuyển biến của nền kinh tế và định hướng hoạt động xuất nhập khẩu của nhà nước, cũng như xu hướng của thị trường thế giới, Công ty chủ trương trong thời gian tới sẽ tiếp tục tìm kiếm đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, khai thác cơ hội phát triển ở thị trường mới trong hoạt động cung ứng lao động quốc tế cũng như xuất nhập khẩu hàng hoá. Mở rộng và phát triển các loại hình kinh doanh như: làm đại lý bán vé máy bay, tư vấn du học, lắp đặt dây chuyền lắp ráp xe máy. Tuy nhiên trọng tâm trong kế hoạch phát triển ở giai đoạn tới vẫn là đẩy mạnh hoạt động cung ứng nhân lực quốc tế, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu mà tầm quan trọng tương đối được đặt vào việc kích hoạt thị trường cho xuất khẩu hàng hoá. I. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng của mình, Công ty SONA dự kiến trong 5 năm tới số lao động đưa đi và số lao động làm việc bình quân ở nước ngoài như sau: Năm Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng cộng Số lao động đưa đi 500 1.000 1.400 1.700 2.000 6.600 Số lao động bình quân làm việc ở nước ngoài 1.800 2.300 3.000 4.000 5.000 16.100 Để thực hiện tốt các chỉ tiêu trên, Công ty đề ra nhóm các giải pháp như sau: Phát triển thị trường mới, giữ vững thị trường truyền thống: Đối với các thị trường truyền thống: Lybia, Đài loan, Nhật bản, U.A.E, Nga và Đông âu: + Tăng cường quản lý lao động ở nước ngoài, phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với phía đối tác giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh của lao động để nâng cao uy tín của lao động do Công ty cung cấp và trách nhiệm của Công ty trong quá trình hợp tác nhằm tăng thêm số lao động được tuyển dụng mới. + Mở rộng thêm các đối tác có nhu cầu sử dụng lao động. + Có giải pháp chống trốn hữu hiệu đối với lao động ở thị trường Nhật bản, Hàn quốc một hệ thống biện pháp tổng hợp mà trước hết là gắn chặt trách nhiệm, quyền lợi của người lao động, gia đình, chính quyền sơ sở nơi lao động cư trú, công ty, và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đối với các thị trường mới: Các nước ASEAN, Tây âu, Bắc âu, Bắc Mỹ: + Tăng cường công tác nghiên cứu, thăm dò, tìm hiểu và lựa chọn các đối tác có nhu cầu lao động trên cơ sở phát triển nhiều đối tác sử dụng lao động trên từng quốc gia đã sử dụng lao động Việt nam. + Thay đổi căn bản phương thức tiếp thị dưới hình thức quảng cáo lao động trên mạng, đăng quảng cáo trên một số báo chí nước ngoài và trực tiếp đi khảo sát thị trường. + Đa dạng hoá hình thức xuất khẩu lao động: xuất khẩu trực tiếp cho chủ sử dụng lao động, xuất khẩu qua các nhà môi giới. + Thăm dò và chuẩn bị các điều kiện để thâm nhập thị trường Mỹ, Canada. 2/ Xây dựng và phát triển nguồn lao động xuất khẩu: Thực tiễn cho thấy trong những năm qua Công ty đã gặp những khó khăn trong việc tìm nguồn lao động có tay nghề, ngoại ngữ đi làm việc cho các đối tác ở Châu âu, Trung đông, Bắc phi... Giải pháp cho vấn đề này là: Xây dựng hệ thống trường đào tạo riêng cho Công ty. Hợp tác với các trường dạy nghề để kết hợp tìm nguồn và đào tạo lao động xuất khẩu. Phối hợp với các đối tác tiếp nhận lao động để có kế hoạch đào tạo trước. Hợp tác với các đối tác trong nước để tìm nguồn lao động phù hợp cho từng hợp đồng khu vực. Tuyển chọn và đào tạo lao động kỹ lưỡng trước khi xuất khẩu. Huấn luyện và giải thích một cách lỹ lưỡng cho lao động về phong tục tập quán, luật pháp của nước sở tại, nơi lao động đến làm việc. Giải thích rõ nội dung của Hợp đồng giữa Công ty với phía tuyển mộ, giữa công ty với người lao động, và giữa người lao động với phía tuyển mộ để lao động hiểu rõ và tự giác thực hiện. 3/ Các giải pháp về tài chính cho xuất khẩu lao động Nhà nước cần cấp bổ sung vốn để Công ty có đủ tài chính thực hiện các hợp đồng cung ứng nhân lực và giải quyết các rủi ro phát sinh. Cho Công ty vay vốn theo dự án Nhà nước nên thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động tập trung. Nhà nước cho phép Doanh nghiệp huy động sự đóng góp tự nguyện của người lao động thành lập Quỹ dự phòng rủi ro để hỗ trợ cho những lao động nào không may vì lý do bệnh tật, nhà máy bị phá sản, tai nạn.... mà phải về nước trước thời hạn. Kết hợp với hệ thống ngân hàng, bảo lãnh cho người lao động có thể vay tiền để người nghèo vẫn có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. II. Phát triển hoạt động đào tạo Căn cứ vào khả năng của Công ty và nhu cầu xã hội, giai đoạn 2002 – 2005, Công ty xác định tập trung đào tạo lao động xuất khẩu lao động là chủ yếu với các nội dung: Dạy ngoại ngữ, dạy nghề nữ công gia chánh, bổ túc tay nghề cho lao động trước khi dự tuyển. Chuẩn bị cơ sở vật chất để dạy một số nghề như may mặc, điện, điện tử, tin học, nghề xây dựng. Mở rộng và phát triển thêm cơ sở đào tạo để xây dựng trường học và nhà xưởng thực hành, phòng thực hành cho lao động giúp việc gia đình. Liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo. Liên kết với các đối tác nước ngoài để đào tạo tại cơ sở đào tạo của Công ty hoặc đào tạo tại nước ngoài. Nâng cao chất lượng đào tạo bằng các phương pháp như: cử các giáo v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25158.doc
Tài liệu liên quan