Báo cáo Thực tập tại Công ty Da giầy Hà Nội

lời nói đầu. Công ty Da Giầy Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 389 C nn/ TCCLD ngày 29 tháng 4 năm 1993 của Bộ Trưởng Bộ công nghiệp. Tiền thân của công ty Da giầy Hà Nội là nhà máy Da Thuỵ Khuê được thành lập ngày 12 tháng 6 năm 1955 do các cổ đông góp vốn. Qua quá trình phát triển được công tư hợp doanh và quốc hữu hoá thành doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành công ty đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trên đấu trường

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong nước cũng như trên thế giới. Công ty đã tạo công ăn việc làm và đào tạo tay nghề cho gần 1000 CB; CNV, cũng như đóng góp nghĩa vụ cho nhà nước, góp phần đẩy nhanh công cuộc “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là những kết luận khái quát mà em có thể nhận thấy sau một thời gian thực tập tổng hợp tại công ty Da giầy Hà Nội. Trong báo cáo thực tập tổng hợp em xin đưa ra một số thong tin về công ty như : - Quá trình hình thành, đặc điểm tình hình, các vấn đề về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của cơ sở, những kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân của tình hình. - Phương hướng, chương trình phát triển, những dự kiến về đổi mới hoạt đội của công ty trong tương lai. Báo cáo tổng hợp gồm 2 phần chính : Phần I. Giới thiệu chung về công ty Da giầy Hà Nội Phần II. Tình hình thực hiện Kế Hoạch 2000 và dự kiến Kế Hoạch 2001 Trong thời gian qua để hoàn thành được báo cáo này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của TS Phạm Văn Vận, cũng như phòng Kế Hoạch của công ty và cô giáo hướng dẫn : Nguyễn Thị Lan Em xin chân thành cảm ơn và mong các thầy cô cũng như công ty sẽ giúp đỡ em hơn nữa trong thời gian tới. I. Giới thiệu chung về công ty Da Giầy Hà Nội. 1. Lịch sử hình thành phát triển Công ty Da giầy Hà nội ngày nay tiền thân là nhà máy da Thụy Khuê do một nhà tư bản Pháp đầu tư xây dựng năm 1912 theo thiết kế của Pháp với nhiệm vụ sản xuất da thuộc, các sản phẩm chế biến từ da phục vụ cho các ngành công nghiệp đặc biệt là phục vụ cho cuộc chiến tranh của thực dân Pháp. Từ khi thành lập cho đến nay nhà máy đã trải qua quá trình hình thành phát triển khá dài có một số thay đổi trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như tên gọi và cơ quan chủ quản. -Từ năm 1912-1954, một tư bản đã đầu tư vào ngành thuộc da và thành lập công ty thuộc da Đông Dương- một công ty thuộc da lớn nhất Đông Dương thời đó. Nhiệm vụ sản xuất thời kỳ này là sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho chiến tranh như bao súng, bao đạn, thắt lưng...Lúc này quy mô hoạt động của công ty còn nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu. Máy móc được đưa từ Pháp sang, điều kiện lao động thì ẩm ướt, độc hạị...Sản lượng đạt khoảng 5000 -> 6000 da /1năm. -Giai đoạn từ 1954 ->1960, Công ty thuộc da Đông dương nhượng lại cho tư sản Việt Nam. Sau đó Nhà nước quốc hữu hoá một phần chuyển thành xí nghiệp công ty hợp doanh lấy tên là “ Công ty thuộc da VN “. -Giai đoạn từ 1960 -> 1987, Công ty thuộc da Việt Nam từ một công ty hợp doanh mang tên mới “ Nhà máy da Thụy Khuê “ trực thuộc công ty tạp phẩm của Bộ công nghiệp nhẹ. Trong giai đoạn này Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cung cấp da công nghiệp phục vụ các ngành công nghiệp trong nước. Đây là giai đoạn phát triển nhất của công ty. Số lượng công nhân lúc này lên tới 600 người, sản lượng tăng vọt từ 5,3 tỷ năm 1986 lên tới 6,7 tỷ năm 1987, tỷ lệ tăng trung bình 25%. Công ty luôn hoàn thành kế hoạch từ 5%- 31% /năm. - Giai đoạn từ 1989 -> 1990, khi nhận thấy ngành da giầy có những nét đặc trưng riêng và có triển vọng, Nhà nước đã cho phép nhà máy da Thụy Khuê được tách khỏi công ty tạp phẩm và thành lập liên hiệp da giầy với nhiệm vụ tập trung vào công nghiệp da giầy, cung cấp đầy đủ NVL cho các công ty giầy, sản xuất thêm các mặt hàng tiêu dùng bán ra thị trường. - Giai đoạn từ 1990-> 1992, cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý Nhà nước mô hình liên hiệp không còn thích hợp nữa, Nhà nước cho phép tất cả các doanh nghiệp thuộc liên hiệp tách ra hoạt động độc lập. Nhà máy da Thụy Khuê tách ra khỏi Liên hiệp da giầy trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ và xuất nhập khẩu trực tiếp. - Đến tháng 12 /1992 Nhà máy da Thuỵ Khuê được đổi tên thành Công ty da giầy Hà nội theo QĐ số 1310 /CNN- TC ngày 17/12/1992 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ kèm theo điều lệ của Công ty. - Giai đoạn 1993 -> nay: theo quyết định số 338 /CNN – TC ngày 29/4 1993 Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ ra quyết định thành lập lại Công ty lấy tên: Tên doanh nghiệp: “ Công ty da giầy Hà Nội “. Tên giao dịch quốc tế: HALEXIM (viết tắt của Ha Noi Leather products and foot wear production and export import company.) Từ tháng 6/96 Công ty trở thành thành viên của Tổng Công ty da giầy Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như tăng sản lượng năm 1994 công ty đã đưa vào một dây chuyền thuộc da hoàn chỉnh và một số thiết bị nhập từ Italia vào lắp đặt. Lúc này sản lượng của công ty đã tăng lên: - Sản lượng da cứng 25-> 32 tấn/năm. - Sản lượng da mềm 450.000 ha/năm. - Keo CN 25 tấn /năm. Từ năm 1998 Công ty đã đầu tư hai dây chuyền giầy vải xuất khẩu và cho đến nay đã có đủ năng lực sản xuất từ 1- 1.2 triệu đôi/ năm. Cùng với chủ trương đó đến tháng 7/ 1999, theo quy hoạch mới thì tổng công ty Da Giầy Việt Nam đã có quyết định chuyển toàn bộ dây chuyền thuộc da vào nhà máy Da Vinh – Nghệ an. Đến tháng 8/1999, Công ty quyết định tận dụng dây chuyền sản xuất giầy da cũ để đầu tư dây chuyền giầy nữ, đến nay dây chuyền này đang được chuẩn bị và củng cố để sản xuất trong thời gian tới. Năm 1999 là năm đánh dấu 1 sự chuyển biến, một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với công ty Da giầy Hà Nội. Đó là việc chuyển đổi lĩnh vực sản xuất từ một nhà máy chuyên thuộc da thành một công ty sản xuất kinh doanh giầy dép các loại. Cùng với sự thay đổi chung, từ những năm 1990, Bộ Công Nghiệp và Thành Phố cho công ty Da giầy Hà Nội chuyển từ 151 Thuỵ khuê về số 409 - đường Nguyễn Tam Trinh – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, khu đất 151 thuỵ khuê (20.300 m) đã được đưa vào để góp vốn liên doanh. Tháng 12/ 1998 liên doanh tại 151 Thuỵ khuê chính thức được thành lập và lấy tên là Công ty liên doanh “Hà Việt - TungShing”. Đây là liên doanh giữa ba đơn vị là Công Ty Da Giầy Hà Nội, Công ty May Việt Tiến, Công ty Tunghing – Hồng Kông nhằm xây dựng khu nhà ở cao cấp cho thuê, bán và khu văn phòng, khu vui chơi giải trí. 2. Đặc điểm và tình hình chung của công ty Da Giầy Hà Nội 2.1. Về tổ chức sản xuất kinh doanh Là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân trực thuộc Tổng công ty Da giầy Việt Nam, Công ty Da giầy Hà Nội tổ chức theo quy mô hình trực tuyến chức năng. Ban giám đốc trực tiếp điều hành quản lý, bên cạnh đó công ty còn thực hiện cơ chế khoán đến từng phân xưởng để giải quyết công ăn việc làm cho công nhân, các quản đốc phân xưởng phải tự đôn đốc công nhân trong quá trình sản xuất. Cơ cấu tổ chức của công ty gồm: 7 phòng ban, 3 xí nghiệp,3 xưởng,1trung tâm mẫu và liên doanh Hà Việt - Tungshing. Mỗi phòng ban có những chức năng nhiệm vụ sau: - Ban giám đốc: Gồm có 04 đồng chí: +01 Đồng chí Giám đốc. + 01 đồng chí phó giám đốc kỹ thuật giầy. + 01 Đồng chí phó Giám đốc kinh doanh. + 01 Đồng chí phó Giám đốc thuộc da. Giám đốc điều hành chung cả công ty đặc biệt là về mặt kinh tế. Một phó giám đốc thường trực quản lý về mặt đời sống, đầu tư XDCB. Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. - Phòng tài chính - kế toán. Phòng tài chính kế toánđặt dưới sự quản lý trực tiếp của Giám đốc công ty, là cơ quan tham mưu quan trọng nhất giúp Giám đốc nắm rõ thực lực tài chính của công ty trong quá khứ, ở hiện tại và cung cấp kịp thời, đầy đủ cơ sở dữ liệu để Giám đốc ra quyết định tài chính. Chức năng của bộ phận tài chính tập trung vào việc phân tích, dự đoán lên các kế hoạhhuy động và sử dụng các nguồn vốn cũng như theo dõi, kiểm soát khả năng thanh toán của công ty. Chức năng của bộ phận kế toán là cập nhật trung thực, chính xác, kịp thời đúng pháp luật tất cả các quan hệ kinh tế phát sinh của công ty thông qua các nghiệp vụ kế toán. - Phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc công ty, thực hiện hai chức năng sau : + Chức năng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trực tiếp của công ty. Phòng thực hiện việc xây dưng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện việc tìm kiếm và đảm bảo các yếu tố đầu vào theo phân cấp của công ty kịp thời và hiệu quả cho các nhu cầu nội bộ của công ty. + Chức năng kinh doanh : Phong kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi, tập trung kinh doanh nguyên vật liệu, phục vụ đầu vào cho ngành da giầy, và các mặt hàng theo giấy phép kinh doanh của công ty. - Phòng kế hoạch vật tư: Có chức năng xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm, điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. - Phòng tổ chức: Tham mưu cho cho Giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện đầy đủ các chức năng này liên quan đến nhân sự trong công ty. Thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ, đảm bảo an ninh, trật tư an toàn cho công ty. Tổ chức vận động phong trào thi đua trong toàn công ty, xây dưng văn hoá công ty. - Phòng xuất nhập khẩu. Phòng xuất nhập khẩu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty. Phòng thực hiện chức năng xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu các yếu tố sản xuất theo quy định của đăng ký kinh doanh ghi trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ xuất, nhập khẩu, phòng còn có chức năng tìm kiếm khách hàng, củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng quốc tế, góp phần tích cực vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thi trường khu vực và thế giới, cải thiện vị thế của công ty, cũng như góp phần vào việc năng cao uy tín của Việt Nam trên trương trường quốc tế. Tham mưu cho Giám đốc trong việc lựa chọn khách hàng XNK đáng tin cậy và các biện pháp để hoàn thiện công tác XNK của công ty. - Phòng quản lý chất lượng (Phòng ISO). Phòng quả lý chất lượng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc Kỹ thuật công ty. phòng thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn bộ công ty trên các mặt : hoạch định- thực hiện – kiển tra – hoạt động điều chỉnh và cải tiến.Thông qua thực hiện các nội dung của công tác quản lý chất lượng, phòng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng hoạt động, khả năng cạnh tranh và cải tiến vị thế của công ty trên thi trường trong nước và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của công ty. - Văn phòng công ty. Trong công tác quản lý, công ty phải sử lý nhiều mối qua hệ nội bộ và qua hệ bên ngoài. Trong những năm tới, với sự phát triển của công ty và việc phân cấp mạnh mẽ cho các xí nghiệp thành viên, các qua hệ này ngày càng mở rộng. Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ công tác của văn phòng công ty là yêu cầu cấp thiết. Văn phòng là cơ qua tham mưu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó Giám đốc kinh tế công ty. Văn phòng có chức năng giúp việc Ban Giám đốc công ty trong lĩnh vực hành chính – tổng hợp và đối ngoại, điều hoà các mối qua hệ giữa các bộ phận trong công ty, xây dựng công ty thành khối thống nhất hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh,củng cố và phát huy vị thế của công tỷ trên thị trường. - Trung tâm kỹ thuật – mẫu. Nghiên cứu cơ bản : là các nghiên cứu mang tính phát hiện, sáng tạo mới các nguyên lý,các nguyên vật liệu, các kiểu dáng mới để tiếp tục cho các nghiên cứu ứng dụng triển khai. Hiện tại công ty chưa đủ nguồn lực tài chính cũng như con người nên chức năng này chưc chiếm dữ vị trí quyết định, về lâu dài, đây sẽ là nhân tố quyết định thành công. Nghiên cứu ứng dụng, sao chép: Tức là tư các sản phẩm, các kết quả nghiên cứu cơ bản đã có, Trung tâm kỹ thuật – Mẫu triên khai cải tiến, thay đổi nhỏ để áp dụng vào sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường và năng lực của công ty. Phối hợp với các xí nghiệp : Tổ chức triển khai quá trinh chế thử mẫu,chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp để sản xuất hàng loạt,tham gia kiểm soát,điều chỉnh quy trình công nghệ kỹ thuật chế biến của các xí nghiệp đê sản xuất hàng loạt, tham gia kiểm soát điều chỉnh công nghệ kỹ thuật chế biến của các xí nghiệp để sản xuất sản phẩm ra đúng với các chuẩn mực chế thử. Sơ đồ bộ máy công ty da giầy Hà Nội HANSHOES. Giám Đốc Trợ lý Giám Đốc Phó Giám Đốc kinh tế Phó giám đốckỹ thuật Phòng Kế Hoạch Văn Phòng Phòng Tài Chính Toán Kế tổ chức Phòng Phòng XNK phòng kinh Doanh Phòng ISO Trung tâmkỹ thuật mẫu Xí Nghiệp Cao Su Xí Ngiệp Giầy Da Xương Cơ Điện Xí Nghiệp Giầy Vải Liên Doanh Hà Việt- Tungshing 2.2 Đặc điểm sản phẩm của Công ty Da giầy Hà nội: Sản phẩm của Công ty Da giầy Hà nội là giầy vải,giầy da, các loại sản phẩm chế biến từ da và giả da. Sản phẩm được sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của nước ngoài như Đài Loan, Hồng Kông, Đức, ý...và sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước nên đòi hỏi tiêu chuẩn khá cao, chất lượng phải đảm bảo, mẫu mã đẹp, sản xuất phải theo đúng yêu cầu của khách hàng. Đặc điểm của loại sản phẩm tiêu dùng này là có thể để lâu, không bị hao hụt nên cũng dễ dàng trong việc quản lý. Đơn vị tính thường là đôi. Do yêu cầu của quản lý và theo đơn đặt hàng của khàch hàng nên khi sản xuất xong sản phẩm thường được đóng thành kiện. Số đôi giầy trong một kiện và kích cỡ giầy, mầu sắc giầy đóng vào kiện hoàn toàn theo yêu cầu của khách hàng. Về số lượng: Hàng tháng số lượng sản phẩm sản xuất nhiều hay ít căn cứ vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng và tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, từ đó bộ phận kế hoạch sẽ lên kế hoạch sản xuất giầy trong tháng. Quá trình vận động của thành phẩm rất ngắn và nhanh kết thúc để có thể kịp thời gian giao hàng cho khách như hợp đồng đã ký kết. Về chất lượng: Do Công ty có dây chuyền sản xuất giầy tiên tiến, tương đối hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế nên sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng khá cao. Ngoài ra, nhiều loại nguyên vật liệu nhập về từ nước ngoài để phục vụ cho sản xuất sản phẩm cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty đã sản xuất được rất nhiều loại giầy vải khác nhau. Mỗi loại giầy chia thành nhiều loại giầy khác nhau. Giầy của Công ty có mẫu mã, hình thức khá đẹp và rất đa dạng. Chính vì vậy, nhiều loại giầy đã chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm của Công ty được bạn hàng tín nhiệm nên số lượng đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Với đặc điểm sản phẩm của Công ty như vậy nên để thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì nhất thiết cần phải tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm một cách khoa học, hợp lý, phải có các biện pháp thích hợp, kịp thời đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo thu hồi vốn nhanh và thu được nhiều lợi nhuận. 3. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Công ty: Việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty Da giầy Hà nội có đặc điểm rất riêng biệt, khác với nhiều Công ty trong nước. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu sang các nước khác theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Và trong một vài năm gần đây, sản phẩm của Công ty cũng đã được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước. - Đối với xuất khẩu: Việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phụ trách. Công ty sẽ xuất giao hàng dựa trên các hợp đồng ký kết với nước ngoài. Công ty có quan hệ hợp đồng với một số Công ty khác ở các nước như: Đài loan, hồng kông, trung quốc. Những Công ty này đóng vai trò trung gian và Da giầy Hà nội nhận được các đơn đặt hàng của nước ngoài chủ yếu thông qua các Công ty này. Theo như hợp đồng, Công ty sẽ xuất hàng cho bên trung gian và bên trung gian sẽ thanh toán tiền hàng cho Công ty sau khi đã nhận được hàng. Nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm do Công ty mua trong nước nhưng cũng có trường hợp không mua được trong nước vì không có nên Công ty phải nhập nguyên liệu từ phía các Công ty trung gian. Có khi nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phải nhập 70% từ phía nước ngoài. Như vậy khi thanh toán tiền hàng, khách hàng sẽ bù trừ tiền nguyên vật liệu vào tiền hàng của Công ty theo định mức đã tính. Trong trường hợp Công ty không phải xuất hàng sang các Công ty trung gian mà xuất thẳng sang nước có đơn đặt hàng thì sau khi đã nhận được tiền hàng từ phía nước có đơn đặt hàng, Công ty sẽ thanh toán hoa hồng cho bên trung gian theo phần trăm đã thoả thuận trong hợp đồng. Ngoài ra, Công ty cũng có đơn đặt hàng trực tiếp từ phía các nước có nhu cầu mà không phải qua trung gian nhưng trường hợp này không nhiều. - Đối với thị trường trong nước: Việc sản xuất sản phẩm chủ yếu dựa vào tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường và các hợp đồng với khách hàng. Việc tiêu thụ sản phẩm trong nước do phòng tiêu thụ phụ trách. Công ty có các chi nhánh bán hàng, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại Hà nội và nhiều tỉnh, thành phố trong nước. Đặc biệt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố, trung du, miền núi đặc biệt là ở những nơi dân cư đông đúc và lực lượng công nhân lao động nhiều. Việc thanh toán tiền hàng giữa các đại lý, chi nhánh, khách hàng với Công ty được thực hiện theo từng tháng. Riêng đối với các đại lý, khi thanh toán sẽ được tính trừ luôn phần trăm tiền hoa hồng. - Việc thanh toán, biên bản thanh toán, hoá đơn bán hàng...giữa Công ty với khách hàng, nếu là khách hàng hàng nước ngoài sẽ do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tính trên từng lô hàng xuất đi, nếu là khách hàng trong nước hay chi nhánh bán hàng, đại lý sẽ do phòng tiêu thụ đảm nhiệm theo từng tháng. Cuối cùng tất cả các chứng từ biên bản sẽ được chuyển sang phòng Kế toán. Kế toán tiêu thụ và Kế toán thanh toán sẽ tập hợp các chứng từ, biên bản đó và theo dõi việc thanh toán giữa khách hàng với Công ty hoặc việc thanh toán của Công ty với khách hàng theo từng biên bản. - Thông thường việc thanh toán tiền hàng giữa Công ty với khách thường theo phương thức giao hàng trước và thanh toán tiền hàng sau. Tất cả các chi phí bán hàng quy định trong hợp đồng do Công ty chịu trách nhiệm. Khi bán hàng ra nước ngoài thì tiền hàng của Công ty thường được thanh toán bằng ngoại tệ. Do vậy, khi khách hàng thanh toán Công ty phải quy đổi ra đồng Việt nam. - Ta thấy rằng, việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty phần lớn là ở thị trường nước ngoài. Thị trường sản phẩm của Công ty ở trong nước tuy vài năm trở lại đây đã phát triển khá mạnh nhưng trong điều kiện nền kinh tế thị trường trong nước ngày càng phát triển thì việc mở rộng thị trường trong nước để tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất đáng quan tâm đối với Công ty. 4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Kế Hoạch 4.1 Chức năng Phòng kế hoạch chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kinh tế công ty thực hiện 3 chức năng cơ bản sau : - Chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm của công ty phổ biến và phối hợp thực hiện với các bộ phận, các khâu liên quan trong Công ty. - Chức năng quản lý tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm, tư khâu dự trữ tồn kho phù hợp đến sản xuất và quá trình bán hàng. - Tổ chức thực hiện kinh doanh bán hàng, phục vụ thị trường nội địa cho công ty và các hành hoá nhận làm đại lý tiêu thụ khác. Với chức năng này phòng kế hoạch có quyền hạn và phương tiện để thực hiện theo quy định. 4.2 Nhiệm vụ. 4.2.1 Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ từng danh mục, chủng loại mặt hàng theo từng tháng, quý, năm của công ty. Theo dõi tình hình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường và nguồn lực của công ty. 4.2.2 Là đầu mối trong việc xây dựng các kế hoạch chiến lược dài hạn của công ty, tư việc xác định hệ thống mục tiêu, hình thành cácd dự báo để đưa ra các định hướng chiến lược, các chiến lược bộ phận. 4.2.3 Tổ chức, phát triển mới và quản lý hệ thống đại lý tiêu thụ hàng hoá của công ty cũng như khai thác hàng hoá để thực hiện kinh doanh tiêu thụ cho các khách hàng. Soạn thảo hợp đồng đại lý, quy chế đại lý bán hàng nội địa. 4.2.4 Khai thác, tổ chức thực hiện các hợp đồng mua vật tư, quản lý kho vật tư ở cấp công ty, thực hiện cấp phát cho các bộ phận, đơn vị trong toàn công ty theo đúng quy định. Thực hiện các hoạt động kiểm kê cần thiết để thông tin đầy đủ về tình trạng tồn kho vật tư. 4.2.5 Theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty theo các kênh đặc biệt theo dõi sát sao tình hình bán hàng tại các đại lý, cựa hàng tiêu thụ theo hai nhóm : hàng của công ty và hàng khai thác khác. 4.2.6 Lên kế hoạch và tổ chức thực hiện chức năng hoạt động hỗ trợ tiêu thụ, các hoạt động khuyến mại, khuyếch trương quảng cáo nội địa. 4.2.7 Lập kế hoạch và phương án sử dụng ngân sách hoạt động của phòng theo nguyên tắc hạch toán kinh tế nội bộ phòng. Đảm bảo các hoạt động thu chi đúng nguyên tắc tài chính và quy định của công ty. 4.2.8 Bảo toàn và phát hiện các nguồn tài chính công ty giao cho phòng theo đúng pháp luật nhà nước. 4.2.9 Trực tiếp quản lý bộ phận xây dựng cơ bản. 4.2.10 Hàng tháng lập báo các về giám đốc công ty về chức năng, nhiệm vụ được giao. tổng hợp báo cáo về tình hình thị trường, các dự báo và các đề xuất của phòng để giám đốc sử lý và ra quyết định. 4.3 Cơ cấu tổ chức của phòng Kế Hoạch. Phòng kế hoạch được tổ chức thành 3 bộ phận theo sơ đồ sau : T. Phòng kế hoạch PP phụ trách kế hoạch PP Tiêu thụ nội địa Marketing Đại lý Bán hàng Kho hàng hoá KH Quản lý Xây dựng Tổng hợp Cty kho vật tư cơ bản Với cách tổ chức này phòng kế hoạch gồm: + 01 trưởng phòng phụ trách chung. + 01 phó phòng chuyên trách kế hoạch tổng hợp và quản lý vật tư, kho tàng + 01 cán bộ quản lý cung ứng vật tư và kho tàng, viết hoá dơn xuất nhập hàng. + 01 cán bộ theo dõi xây dựng cơ bản. + 01 phó phòng kế hoạch phụ trách hoạt động Marketing, tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm nội địa. + 03 cán bộ phụ trách theo dõi, phát triển quản lý về tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty và hàng hoá khai thác. + 01 kế toán sổ sách, 02thủ kho,02 nhân viên bán hàng. 4.4. Một số liên hệ công tác. 4.4.1. Quan hệ với các phòng chức năng: có quyền yêu cầu các phòng chức năng khác nộp các báo cáo tháng để tập hợp thành bản kế hoạch tổng hợp trình Giàm đốc. có trách nhiệm gửi các báo cáo tổng hợp trở lại các phòng chức năng để cùng phối hợp tổ chức thực hiện. Phòng ké hoạch gửi kế hoạch tháng, quý của công ty và kế hoạch hoạt dộng của phòng đến các phòng chức năng. Phòng kế hoạch là đầu mối để xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm của công ty, các phòng chức năng khác có nghĩa vụ cung cấp thông tin làm căn cứ xây dựng kế hoạch năm và có quyền chất vấn phòng kế hoạch về tính khả thi của kế hoạch sản xuất – kỹ thuật- tài chính của công ty. 4.4.2. Quan hệ với các xí nghiệp phân xưởng: Phòng kế hoạch phối hợp cùng các xí nghiệp, Xưởng thuộc công ty trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất -kỹ thuật – tài chính hàng năm, triển khai kế hoạch tiến độ quý, tháng để các đơn vị Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật tự động hoáổ cức thực hiện. Phòng kế hoạch tập hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các xí nghiệp và phối hợp điều chỉnh, tháo gỡ các vướng mắc xẩy ra với các xí nghiệp thành viên, phân xưởng. Chức năng sử lý thuộc thẩm quyền và khả năng sẽ được phòng kế hoạch lập báo cáo tổng hợp gửi Ban Giám đốc sử lý. 4.4.3. Quan hệ với Giám đốc và các tổ chức: Phòng kế hoạch được coi là trụ cột của bộ máy điều hành hoạt động toàn công ty. Là nơi để qua đó Giám đốc điều hành kinh doanh của công ty. Phòng kế hoạch để xuất các cuộc họp kế hoạch toàn công ty theo yêu cầu của việt xây dựng và thực hiện kế hoạch trình Giám đốc triệu tập. Phòng kế hoạch là cơ quan tham mưu cho Giám đốc trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá quy chế và lề lối điều hành toàn công ty cũng như quy chế nội bộ của các bộ phận. 4.4.4. Quan hệ với bên ngoài công ty. là tham mưu trực tiếp của giám đốc công ty trong các quan hệ kế hoạch với tổng công ty, với bộ phần, với Bộ công nghiệp. Thay mặt công ty thực hiện các quan hệ với các tổ chức và các cá nhân phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty cũng như thuộc phàm vi hoạt động của phòng kế hoạc 5.Một số kết quả đạt được và khó khăn của công ty Da Giầy Hà Nội. 5. Một số kết quả đạt được và những khó khăn của công ty 5.1:Một số kết quả đạt được -Tình hình kinh tế- chính tri của đất nước ổn định và phát triển. Đặc biệt là ngành da giầy Việt Nam đẵ khôi phục và phát triển tốt, có bước tăng trưởng đáng kể. - Công ty da giầy Hà Nội được chính phủ, Bộ công nghiệp, Tổng công ty da giầy Việt Nam quan tâm giải quyết một số khó khăn về tồn đọng tài chính của công ty do thời kỳ bao cấp để lại. - Công ty Da giầy Hà Nội đă nhận được sự ủng hộ cao của cấp trên, đặc biệt là tổng công ty da giầy Việt Nam trong việc đầu tư phát triển thêm dây chuyền sản xuất giầy vải ,giầy da, đế giầy … Đồng thời công ty cũng đă nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của các công ty ban trong và ngoài ngành. Đặc biệt là công ty giầy Hiệp Hưng đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ công ty. - Công ty đă đầu tư hoàn thiện hai dây chuyền giầy vải và một dây chuyền giầy da xuất khẩu. Hiện đã và đang phát huy tác dụng tốt. - Công ty đã xây dựng một trung tâm mẫu đủ mạnh vàbước đầu đã làm chủ đượctoàn bộ quá trình sản xuất từ khâu thiết kế, ra quy trình công nghệ, định mức vật tư, hưỡng dẫn triển khai sản xuất. - Tuy mới bước vào lĩnh vực sản xuất giầy dép. Nhưng công ty đă tạo dựng được mối quan hệ với nhiều bạn hàng, tạo được thị trường tương đối ổn định, vững chắc cho cả giầy vải và giầy da nam nữ … Giầy của công ty đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như : Đức, Pháp, ý, Anh, Đài Loan, Hàn Quốc… - Công ty đă tạo việc làm cho gần 1000 cán bộ, công nhân viên và bước đầu đã cải thiện đời sống và điều kiện làm việc cho người lao động. -Năm 1999 tình hình tài chính của công ty đã được cải thiện lành mạnh hơn, tình hình sản xuất kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực và có bước tăng trưởng đáng kể so với năm 1998. Công ty đã được chuyển vốn vay ấn độ, Vai SIĐA 3.035 tỷ đồng thành vốn ngân sách nhà nước cấp, xoá lãi phải trả nhà nước 1.659 tỷ đồng. Công ty đã nộp ngân sách Nhà nước được 302 triệu đồng đạt 86% so với kế hoạch năm chủ yếu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, số thuế thu sử dụng vốn. Nhiều lĩnh vực mới đã được triển khai và có su hướng phát triển tốt. Bên cạnh việc sản xuất và xuất khẩu chúng ta đã phát triển kinh doanh (năm 1999 chiếm 20% doanh số).Bên cạnh việc sản xuất và xuất khẩu Công ty đã triển khai mở rộng chiếm lĩnh thi trường nội địa. Riêng trong năm 1999 chúng ta đã có 25 đại lý bán và giới thiệu sản phẩm từ nam ra bắc. - Công tác hạch toán kinh tế, công tác quản lý nội bộ công ty năm 1999 cũng có những bước tiến quan trọng, với việc thành lập các xí nghiệp thành viên như : Xí nghiệp giầy vải, Xí nghiệp giầy da, Xí nghiệp cao su và việc thực hiện hạch toán nội bộ đầy đủ nhằm nâng cao tính chủ động sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cho các đơn vị sản xuất. Tăng cường công tác tiết kiệm và hạ gia thành sản phẩm. - Công tác an toàn sản xuất, an ninh chính trị phòng cháy chữa cháy trong năm qua đã được công ty quan tâm thực hiện nghiêm túc không để xẩy ra cố đáng tiếc nào. Trong phong trào thi đua Công ty đã phối hợp cùng công đoàn đã được duy trì phát động thường xuyên để động viên và thúc đẩy sản xuất với nội dung : năng xuất, chất lượng và hiệu quả. Phong trào luyện thi tay nghề giỏi đã tìm ra được những điển hình tiên tiến thúc đẩy được sản xuất và mang lại hiệu quả tốt. - Bộ máy công ty đã được sắp xếp lại gọn nhẹ, hiệu quả, đoàn kết, thống nhất cao đủ tạo thành một sức mạnh quan trọng giúp công ty vượt qua mọi khó khăn. Bên cạnh đó công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình với công việc, gắn bó với công ty. Đặc biệt là một số đồng chí lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm quản lý trong công tác sản xuất kinh doanh. 5.2 Khó khăn. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trên, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể như sau: Bởi địa lí nước ta nằm trong vùng nhiệt đới vì vậy thời tiết được phân theo mùa, do vậy đã tạo nên tính đặc thù của ngành sản xuất da giầy. Điều này đã tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm cũng theo mùa của khách hàng, gây nên sự khó khăn đối với Công ty trong việc đảm bảo kế hoạch sản xuất liên tục trong năm. Tình hình trang thiết bị công nghệ lạc hậu không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, các sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm mà Công ty đang gặp phải đó là số vốn dành cho hoạt động sản xuất quá ít. Vì vậy việc đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm bị hạn chế. Cũng như đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước khác, Công ty Da giầy Hà nội cũng chịu sự cạnh tranh của thị trường. Sản phẩm của Công ty khi sản xuất ra phải chịu sự cạnh tranh của nhiều loại giầy trong và ngoài nước cả về chất lượng lẫn giá cả. Vì vậy đòi hỏi ở Công ty có sự nỗ lực cố gắng cao để giữ vững và không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài những khó khăn nêu trên Công ty còn gặp một số trở ngại từ đội ngũ công nhân sản xuất tay nghề không đồng bộ, chưa theo kịp với sự chuyển đổi thay thế của dây chuyền công nghệ mới gây ra nhiều ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, quá trình sản xuấu của công ty chủ yếu dựa trên những đơn đặt hàng của các ban hàng với mẫu mã, chủng loại, chất lượng, được quy định trước dẫn tới khó khăn cho công ty bởi chi phí sản xuất cao và chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh. II. Tình hình thực hiện Kế Hoạch 2000 và dự kiến Kế Hoạch 2001 của công ty Da giầy Hà Nội 1. Đánh gia tình hình thực hiện Kế Hoạch 2000. Bước vào năm 2000, Công ty Da giầy Hà Nội đã khắc phục được một số khó khăn tồn tại từ những năm trước để lại, đã quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000 do Tổng công ty Da Giầy Việt Nam giao cho. Hiên nay công ty Da Giầy Hà Nội đã củng cố và hoàn thiện xong một dây chuyền giầy da và hai giây chuyền giầy vải, cố gắng phát huy tối đa công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Ngoài ra công ty còn tiếp tục đầu tư trang bị cho sản xuất một số máy móc thiết bị như : máy may, máy chặt, dàn ép đế… nhằm mở rộng và phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2000, Công ty đă quyết tâm xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quả lý chất lượng ISO 9002 vào Xí nghiệp Giầy vải, bước đầu đã nâng cao hơn công tác quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng. Đồng thời đây sẽ là tiền đề cho Xí nghiệp Giầy da xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 vào năm 2001. Nhìn chung chỉ trong 11 tháng năm 2000, mọi chỉ tiê._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC830.doc
Tài liệu liên quan