Báo cáo Thực tập tại Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội

Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, kế toán với chức năng của mình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụ trực tiếp cho yêu cầu quản lý kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính nói chung. Đối với doanh nghiệp thì các thông tin do kế toán cung cấp giúp cho chủ doanh nghiệp và những người quản lý nắm được tình hình hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của doanh nghiệ

doc17 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p, thấy rõ mặt mạnh, và mặt yếu để có những quyết định cần thiết. Đối với Nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách Nhà nước, để điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân. Như vậy kế toán không chỉ là công việc ghi chép số liệu kế toán mà còn bao gồm nhiều hơn thế. Người làm kế toán phải có khả năng thiết kế hệ thống kế toán, thu thập xử lý và phân tích số liệu của các quá trình kinh tế phức tạp diễn ra thường xuyên trong doanh nghiệp để cung cấp và sử dụng thông tin một cách hữu ích phục vụ tốt cho các yêu cầu quản lý của doanh nghiệp cũng như của Nhà nước và những đối tượng quan tâm khác. Chính vì vậy mà trong quá trình thực tập giai đoạn 1 tại Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội em đã tìm hiểu và đưa ra " Báo cáo tổng hợp giai đoạn I". Báo cáo gồm các phần: I. Quá trình hình thành xây dựng và phát triển của Công ty II.Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. III. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Em xin cảm ơn cô giáo Trần Nam Thanh và tập thể các phòng ban của Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này. I. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng uỷ thành phố Hà Nội nói chung và ngành xây dựng nói riêng hăng hái tổ chức thực hiện chương trình cải cách, sắp xếp lại doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội (tên giao dịch Hà nội Construction Investmen Company, tên viết tắt HANCIN) thuộc sở xây dựng Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1893/QT-UB ngày 16/05/1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trên cơ sở sát nhập hai Công ty: Công ty vật liệu và xây dựng Hà Nội và Công ty xây lắp điện Hà Nội. Hai Công ty tiền thân đều có quá trình sản xuất kinh doanh gắn liền với quá trình sản xuất của ngành. Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội là doanh nghiệp đầu tiên của ngành xây dựng thủ đô ra đời trong công cuộc đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp năm 1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Hiện nay Công ty có trụ sở chính tại: 76 Đường An Dương - Phường Yên Phụ - Quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội. Sau khi sát nhập Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội cũng đã phát huy thế và lực mới, khắc phục những khó khăn của ngành cũng như của đất nước. Để đáp ứng được nhu cầu mới của nhân dân cũng như xã hội và để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã tuyển thêm nhiều kỹ sư trẻ có trình độ, tuyển thêm lực lượng cán bộ kỹ thuật năng động, và bổ sung thêm đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi, lành nghề tạo đà chủ động cho Công ty. Đồng thời Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm các trang thiết bị như ôtô, máy xúc, máy ủi và các thiết bị thi công phục vụ cho công tác thi công, trúng thầu các công trình lớn của thủ đô cũng như của các tỉnh bạn trong cả nước. Công ty cũng thực hiện những nhiệm vụ có qui mô lớn hiện đại và phức tạp về mặt kỹ thuật, mỹ thuật công trình cũng như tiến độ thi công. Đặc biệt là lĩnh vực tư vấn xây dựng như lập dự án xây dựng, giải phóng mặt bằng, các thủ tục xây dựng .... Hiện nay, Công ty đã có tiềm năng về cơ sở vật chất vững vàng, đội ngũ cán công nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm quản lý và tổ chức thi công những công trình lớn. Công ty cũng đã và đang đầu tư thêm các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến như: Dây chuyền sản xuất gạch Block, tàu hút cát, máy xúc, ôtô, máy ủi, máy thi công... Nhiệm vụ chính của Công ty được phân công theo Quyết định thành lập bao gồm 8 nhiệm vụ và được chia thành 3 nhóm chính: Nhóm 1: Khối hoạt động kinh doanh mang tính chất đầu tư ( gọi tắt là khối quản lý đầu tư); - Lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. - Làm tư vấn cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước về lĩnh vực lập và tổ chức thực hiện dự án, lĩnh vực đất - xây dựng và giải phóng mặt bằng. - Kinh doanh nhà. Nhóm 2: Khối hoạt động kinh doanh mang tính chất công nghệ xây lắp. - Xây dựng các công trinh dân dụng, công nghiệp thuỷ lợi và giao thông, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội. - Thi công xây lắp đường dây và trạm biến áp, điện dân dụng, công nghiệp thuỷ lợi, sản xuất vật liệu. - Thi công xây lắp trang trí nội, ngoại thất cho các công trình xây dựng gia dụng khung nhôm kính chất lượng cao, dây chuyền công nghệ ý và Đài Loan cung cấp. Nhóm 3: Khối hoạt động kinh doanh mang tính chất khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng: - Sản xuất vật liệu xây dựng: Là đại lý vật tư thiết bị xây dựng và trang thiết bị xây dựng nội, ngoại thất. - Khai thác và kinh doanh cát xây dựng bao gồm cát bãi, cát hút, cát vàng, đá, sỏi. - Kinh doanh xuất, nhập khẩu vật tư vật liệu xây dựng, chuyển giao sản phẩm. Hiện nay cả ba lĩnh vực trên Công ty đều kinh doanh có hiệu quả và có doanh thu. Khả năng thị trường đang được mở rộng và có uy tín. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây: Khi mới thành lập, trong 6 tháng cuối năm 1997, vừa ổn định kiện toàn tổ chức, vừa sản xuất kinh doanh, công ty đã đạt doanh thu 16 tỷ đồng. Năm 1998, doanh thu đạt được là 5,5 tỷ và cho đến năm 1999 tăng 125%. Dự kiến, sản xuất năm 2000. Tốc độ tăng trưởng hàng năm: Đơn vị: tỷ đồng Năm 1997 1998 1999 2000 Gía trị sản lượng Doanh thu Tốc độ tăng trưởng/ doanh thu (%) 30,000 21,756 65,000 55,442 216 80,000 42,555 123 120,500 76,000 179 Số liệu về tài sản như sau: Đơn vị: tỷ đồng Tài sản 1997 1998 1999 2000 1.Tổng tài sản có 2.Tài sản có lưu động 3.Tổng tài sản nợ 4.Tài sản nợ lưu động 5.Gía trị ròng 6.Vốn lưu động 15,226 13,294 7,761 7,477 7,464 5,816 38,039 31,496 30,120 29,802 7,918 1,694 61,099 55,123 52,641 43,190 8,457 11,932 73,693 68,107 64,982 51,125 9,710 16,981 II. Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ra đời trong điều kiện nền kinh tế thị trường công ty không phải chiụ ảnh hưởng của cơ chế cũ để lại như nhân sự, cơ cấu tổ chức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ...đã tạo cho công ty những thuận lợi nhất định trong việc bố trí và sử dụng lao động phù hợp. Đến nay tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty là 915 người bao gồm: - Thạc sỹ - kỹ sư : 167 người chiếm gần 20% - Trung cấp kỹ thuật : 49 người chiếm 5% - Công nhân kỹ thuật bậc cao : 394 người chiếm 40% - Công nhân lao động và nhân viên : 415 người Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật chiếm xấp xỉ 60% trong tổng số cán bộ công nhân viên và được phân bố đều cho các lĩnh vực, các nhóm ngành điều này nói lên chất lượng lao động của công ty là cao. Nhóm ngành Trình độ Đại học Cao đẳng CNKT cao Quản lý 58 5 Kỹ thuât Xây dựng 54 12 611 Cơ khí 9 23 Điện 23 8 146 Thuỷ lợi, thuỷ điện 6 Nông lâm nghiệp 3 3 Sửa chữa chế tạo 2 Với số lượng là 915 người và đội ngũ cán bộ chuyên môn, công nhân kỹ thuật bậc cao thì công ty có thể đáp ứng dược đầy đủ các yêu cầu trong việc quản lý và tổ chức thi công những công trình lớn. Để thực hiện công tác quản lý và chỉ huy sản xuất, kỹ thuật, nghiệp vụ tài chính, chế độ chính sách và lao động Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý của mình theo kiểu trực tuyến chức năng. Nó hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, các phòng ban chức năng và các xí nghiệp thành viên đều phải chịu sự quản lý chung của giám đốc thông qua các phó giám đốc. Riêng đối với Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng thì trực tiếp chịu sự quản lý của giám đốc. Công ty có 15 đơn vị thành viên gồm : - Chi nhánh của Công ty tại Hà Tĩnh. - Chi nhánh của Công ty tại Hưng Yên. - Văn phòng đại diện của Công ty tại nước CHDCND Lào. - Trung tâm tư vấn và đầu tư xây dựng. - Trung tâm ứng dụng công nghệ xuất nhập khẩu và xây dựng. - Xí nghiệp xây dựng điện và công trình dân dụng. - Xí nghiệp xây lắp điện I. - Xí nghiệp xây lắp điện II. - Xí nghiệp xây dựng kỹ thuật hạ tầng. - Xí nghiệp xây dựng dân dụng. - Xí nghiệp xây dựng nội ngoại thất. - Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu và xây dựng. - Đội xây dựng công trình I. - Đội xây dựng công trình II. - Xí nghiệp GAS. Tất cả 15 đơn vị thành viên của Công ty đều đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và mang lại những nguồn lợi nhuận lớn cho Công ty. * Nhiệm vụ, chức năng của từng phòng, ban trong Công ty 1. Giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động chung của Công ty theo Pháp luật và trực tiếp điều hành kinh doanh của khối đầu tư. Chịu trách nhiệm trước các cơ quan cấp trên về hiệu quả công việc của Công ty. 2. Các phó giám đốc: Giúp giám đốc tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ mang tính chất xây lắp công trình, trực tiếp phụ trách các khối đơn vị thi công xây lắp, thi công cơ giới, trực tiếp quản lý kỹ thuật, an toàn lao động, vật tư phục vụ khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Giúp giám đốc các mặt công tác quản trị hành chính, xây dựng kỹ thuật cơ bản nội bộ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. 3. Phòng tổ chức lao động - Phải quản lý được số lao động thực đang làm việc của từng đơn vị, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động cho từng đối tượng ký hợp đồng, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. - Phải tính toán, quản lý được đơn giá tiền lương chung cho mỗi ngành nghề của Công ty trên cơ sở đơn giá được duyệt mỗi năm. Căn cứ vào đó để quản lý việc thanh toán tiền nhân công của từng công trình. 4. Phòng kế hoạch kinh doanh Quản lý việc ký kết các hợp kinh tế, tình hình thực hiện hợp đồng, để như vậy Công ty cần quán triệt các hợp đồng kinh tế nhất thiết phải qua phòng kế hoạch kinh doanh , vào số trước khi trình giám đốc ký chính thức. - Quản lý được việc tổ chức thi công, tiến độ thi công công trình, tiến độ thực hiện các hợp đồng kinh tế thương mại theo đúng kế hoạch đã đề ra. Giám sát, đôn đốc các đơn vị trong công tác an toàn lao động, đảm bảo chất lượng công trình. - Quản lý được định mức chi phí của từng hợp đồng trên cơ sở dự toán đấu thầu, nếu hợp đồng nào không có dự toán đấu thầu thì yêu cầu lập dự toán thi công. Kiểm tra xác nhận được số tiền xin ứng tương đương với khối lượng đã hoàn thành, kiểm tra chứng từ công trình đơn vị chuyển trả về định mức và khối lượng thi công được quyết toán để ký duyệt. - Phải có các quyết định giao việc trước khi hợp đồng được thực hiện. Căn cứ hồ sơ quyết toán, thanh lý A-B và quyết định giao việc, tính toán số liệu chi phí và số trích nộp Công ty để lập thanh lý trình giám đốc ký. Phải có cán bộ quản lý được tình hình hàng hoá nhập, xuất kho, phải theo dõi được chi tiết cho từng loại hàng hoá với những giá nhập khác nhau. - Đối với công tác đầu tư thiết bị: Phòng kế hoạch kinh doanh cần kiểm tra được tính chính xác của phương án hiệu quả, tính khả thi của dự án ( công suất, thị trường, khả năng trích nộp khấu hao) trước khi ký vào dự án. Sau khi đã đầu tư mua sắm thiết bị bằng vốn vay, vốn tự có, thiết bị có sẵn của công ty, khi phòng kế hoạch kinh doanh làm quyết định bàn giao sử dụng cho đơn vị nào thì phải có trách nhiệm lập ngay phương án khoán cho đơn vị đó, chuyển phòng kế toán thu hàng tháng để đảm bảo việc bảo toàn vốn và hoàn trả nợ ngân hàng đúng thời hạn. 5. Phòng hành chính quản trị: Có nhiệm vụ thực hiện tất cả các công việc hành chính, văn thư bảo mật, đảm bảo công tác văn phòng giúp các phòng ban khác hoạt động có hiệu quả. 6. Phòng thống kê kế toán - Kiểm tra kiểm soát việc chi tiêu đúng với qui định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính. - Đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước. - Tổ chức công tác kế toán, thông kê và bộ máy kế toán thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. - Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các Phòng, Ban, Xí nghiệp, các đơn vị thành viên thu thập hồ sơ chứng từ để phục vụ công tác thanh quyết toán, thu hồi vốn . - Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời đúng chế độ tình hình, kết quả hoạt động của Công ty. Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thồng kê và quyết toán của xí nghiệp theo đúng chế độ qui định. - Thông qua công tác tài chính kế toán, tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức, cải tiến quản lý kinh doanh nhằm khai thác khả năng tièm tàng. Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn vào sản xuất, đảm bảo và phát huy tính tự chủ tài chính của đơn vị. Giám đốc Công ty Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Các phó giám đốc Phòng hành chính quản trị Phòng thống kê kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tổ chức lao động III. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội 1. Bộ máy kế toán của Công ty Sơ đồ bộ máy kế toán Thủ quỹ Kế toán 4 Kế toán 3 Kế toán 2 Kế toán 1 Trưởng phòng kế toán * Nhiệm vụ của từng người trong phòng kế toán 1. Trưởng phòng kế toán: - Tổ chức công tác thống kê, kế toán và bộ máy kế toán. Tổ chức phương pháp ghi chép cho phù hợp và khoa học nhất với đơn vị mình - Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành đúng chế độ, chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính. - Phải nắm rõ định hướng phát triển của Công ty để điều hành hoạt động của Phòng. Chịu trách nhiệm chung về phương pháp hạch toán, quyết định phân bổ chi phí vào các đối tượng phù hợp . - Phải kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, các dự toán chi phí sản xuất. - Kiểm tra việc chấp hành các chính sách kinh tế, tài chính, các chế độ tiêu chuẩn chi tiêu, kỷ luật tài chính của Nhà nước, việc thực hiện chế độ thanh toán tiền mặt, vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế. - Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị để có biện pháp khắc phục. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về các số liệu báo cáo, về tính đúng đắn của báo cáo tài chính do phòng lập nên. - Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các chứng từ hoá đơn chấp nhận thanh toán, về tính trung thực của các báo cáo tài chính. - Cân đối các nguồn vốn để đáp ứng tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2. Kế toán 1: Kế toán TSCĐ, vật tư hàng hoá, các khoản thanh toán với CNV, các quĩ cơ quan: - Kế toán có trách nhiệm lập kế hoạch tính trích khấu hao năm gửi cho Cục quản lý vốn tài sản. Thông báo các thủ tục cần thiết để thanh lý tài sản, ghi tăng tài sản. Theo dõi riêng số phải thu khấu hao của từng đơn vị. - Theo dõi lượng vật tư hàng hoá xuất nhập hàng tháng, cùng các phòng ban liên quan kiểm kê định kỳ vật tư hàng hoá tồn kho vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Lập biên bản với các trường hợp thiếu thừa. - Tính toán quĩ lương theo thông báo đã được duyệt của Sở LĐTBXH, trích BHXH, BH ytế, Công đoàn theo đúng chế độ. - Theo dõi tình hình biến động các quĩ cơ quan. 3. Kế toán 2: Kế toán thanh toán, thuế VAT đầu vào, doanh thu: - Theo dõi chi tiết từng khoản tạm ứng, thanh toán theo đối tượng và theo từng công trình. Hàng tháng tổng hợp số dư nợ để đốc thúc việc thanh toán. Cuối mỗi công trình thanh quyết toán phải đối chiếu toàn bộ công nợ của công trình và tất toán với đơn vị - Tính toán thuế VAT phải nộp, thuế đã nộp đầu vào để tính toán số còn phải nộp cho từng công trình. - Đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo doanh thu kịp thời để lập báo cáo doanh thu hàng tháng gửi ra Cục thuế đúng hạn. - Cuối mỗi công trình thanh lý, phải chủ động tính doanh thu để chuyển cho bộ phận tính kết quả hoạt động SX KD để tính lãi - lỗ. 4. Kế toán 3: Kế toán tiền mặt, tập hợp chi phí trực tiếp, chi phí quản lý Công ty và tính giá thành công trình. - Căn cứ vào số liệu các bộ phận gửi sang, kế toán phải tập hợp chi phí trực tiếp cho từng công trình, theo từng nội dung chi phí. - Cuối mỗi niên độ kế toán, phải chủ động tổ chức, hướng dẫn các đơn vị đánh giá giá trị các công trình thi công dở dang, tính toán số chi phí trong kỳ để tính giá thành công trình chuyển cho bộ phận tính lãi - lỗ. - Tập hợp chi phí quản lý Công ty theo từng nội dung chi phí để phục vụ công tác quản trị kinh doanh. Cuối kỳ chuyển cho bộ phận tính lãi - lỗ. - Kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ của các chừng từ chi trước khi viết phiếu thu - chi. Mở sổ theo dõi việc luân chuyển tiền tệ, cuối ngày, tuần, tháng phải đối chiếu khớp với thủ quĩ. 5. Kế toán 4: Kế toán tiền gửi, tiền vay - Phải chủ động giao dịch thường xuyên với ngân hàng, căn cứ vào sổ phụ để mở sổ theo dõi chặt chẽ tiền gửi, số dư tài khoản. Tuyệt đối không được cắt chuyển tiền vượt quá số dư hiện có. - Phải chủ động chuẩn bị đủ hồ sơ để tiến hành thủ tục bảo lãnh cho các công trình: Bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, chất lượng công trình. Theo dõi các hồ sơ này và chuyển tiền về tài khoản hoạt động khi hết hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh. - Chủ động xem xét, chuẩn bị hồ sơ vay vốn cho các công trình, đảm bảo tiến hành chặt chẽ việc nhận nợ với Công ty của các đơn vị vay vốn. Theo dõi, đốc thúc việc nộp trả lãi tiền vay của từng món vay, nộp trả kịp thời, đúng hạn các khoản nợ gốc. 6. Thủ quĩ - Phải bảo đảm an toàn tuyệt đối quĩ tiền mặt, chỉ được phép xuất tiền ra khỏi quĩ khi đã có phiếu chi dược ký duyệt. - Khi quản tiền ngân phiếu, phải lưu ý thời hạn, không được để quá thời hạn. - Phải căn cứ vào các phiếu thu - chi hàng ngày để lập báo cáo quĩ, đối chiếu thường xuyên với kế toán tiền mặt 2. Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại Công ty * Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty Hiện nay Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội đang áp dụng hệ thống tài khoản chung theo Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT và sau đó có những thay đổi bổ sung theo các Thông tư 10, 44, 64... và áp dụng theo đúng chế độ kế toán qui định. Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty gồm các báo cáo sau: + Bảng cân đối kế toán + Kết quả hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính. * Hình thức sổ kế toán Công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ với phương pháp kế toán thủ công và một phần được áp dụng máy vi tính. Công ty có những sổ kế toán chính như: Nhật ký chứng từ (NKCT) số 1, NKCT số 2, NKCT số 3, NKCT số 4, NKCT số 5, .... và các bảng kê như bảng kê số 3 và các loại sổ cái như sổ cái tiền mặt và các sổ chi tiết... Sơ đồ trình tự ghi sổ tại Công ty Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ (thẻ) chi tiết Nhật ký CT Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ cho thấy: - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. - Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng bê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. - Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của ác Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo Tài chính. 3. Khái quát một số phần hành kế toán chủ yếu của Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội có rất nhiều phần hành kế toán như: tiền lương, tài sản cố định, thanh toán với người bán, phân phối lợi nhuận, ..... các phần hành đều được hạch toán theo đúng phương pháp hạch toán quy định. 3.1 Phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương * Chức năng của phần hành Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. - Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán thống kê ban đầu về chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương ở các đơn vị. * Tài khoản sử dụng: - TK 334 - Phải trả công nhân viên - TK 338 - Phải trả phải nộp khác - TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp - TK 642 - Chi phí tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp..... * Sổ sách chứng từ sử dụng trong phần hành * Chứng từ: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, phụ cấp, bảo hiểm, tiền thưởng. * Sổ sách: Sổ tổng hợp kết quả lao động, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, sổ chi tiết TK 334, TK 338 ( TK 3382, 3383, 3384), TK 622, TK 621, TK 627, TK642 và các Nhật ký chứng từ số 1, số 10, số 7, các bảng kê số 4, số 5, Sổ cái và Báo cáo kế toán. Trình tự ghi sổ như sau: Từ bảng phân bổ tiền lương kế toán vào NKCT số 1, số 10, số 7 vào bảng kê số 4,5 vào sổ chi tiết TK 334, TK 338, TK 621, TK 627, TK 642 và Sổ cái, lên báo cáo tài chính. 3.2 Phần hành kế toán tài sản cố định * Chức năng của phần hành - Kế toán tài sản cố dịnh của Công ty có nhiệm vụ ghi chép phản ánh chính xác kịp thời số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm tài sản cố định trong từng bộ phận sử dụng cũng như trong phạm vi toàn công ty. - Tính toán và phân bổ chính xác giá trị khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh theo qui định. - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thành viên trong việc thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về tài sản cố định. - Tham gia đánh giá, lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định. * Tài khoản sử dụng - TK 211 - Tài sản cố định - TK 214 - Hao mòn tài sản cố định - TK 6274 - Chi phí khấu hao tài sản cố định .... * Chứng từ và sổ sách sử dụng: Chứng từ sử dụng: Thẻ tài sản cố định, biên bản giao nhận tài sản cố định, Biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản đánh giá lại tài sản cố định, biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành. Sổ sách sử dụng: Sổ TSCĐ TK 211,TK214 và sổ chi tiết TK 642, TK 622, TK 621, TK 627. Qui trình ghi sổ như sau: Từ chứng từ gốc, kế toán mở thẻ TSCĐ, sau đó kế toán vào Nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 9, số 7 và vào sổ chi tiết TK 211, TK 214 và Sổ cái, Báo cáo kế toán. kết luận Qua thời gian thực tập tại Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội được nghiên cứu thực tế hoạt động tại Công ty em nhận thấy: Công ty có một bộ máy quản lý tương đối chặt chẽ, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của Công ty. Vơi kiến thức và thời gian có hạn báo cáo thực tập giai đoạn I của em không tránh khỏi còn nhiều hạn chế. Em rất mong có sự góp ý của cô giáo Trần Nam Thanh để có thể hoàn thiện tốt cáo báo này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Trần Nam Thanh cùng với tập thể cán bộ các phòng ban trong Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này./. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29366.doc
Tài liệu liên quan