Báo cáo Thực tập tại Công ty Dệt 8/3

I . Lịch sử hình thành phát triển của công ty Năm 1960 Nhà máy Dệt 8/3 chính thức bắt đầu xây dựng và ngày 8/3/1965 Nhà máy được cắt băng khánh thành để chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ , toàn bộ dây chuyền sản xuất đi vào hoạt động đồng bộ . Kể từ khi thành lập và trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứu nước , nhà maý Dệt 8/3 luôn đi đâù trong phong trào thi đua sản xuất , cung ứng cho tiền tuyến , đồng thời làm tốt công tác hậu phương , vừa sản xuất vừa chiến đấu . Tuy nhiên khi chuyển sang nền kinh tế

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Dệt 8/3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường , nhà máy Dệt 8/3 phải đương đầu với nhiều khó khăn mới do thiết bị lạc hậu , cơ chế quản lý cũ ... Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mới , ngày 13/2/1991 nhà máy Dệt 8/3 lại được đổi tên thành Công ty Dệt 8/3 theo quyết định số 830/ QĐ - TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ. Việc đổi tên thành Công ty Dệt 8/3 không phải là sự chuyển đổi hình thức mà là sự đổi mới thực chất tư duy kinh tế , chức năng , nhiệm vụ , phương thức hoạt động của một DNNN . Trong công ty , chức năng sản xuất kinh doanh , tìm kiếm đối tác , từ khả năng tiêu thụ mà dự tính , điều chỉnh phương án sản xuất , cơ cấu mặt hàng phù hợp ... trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty . Cho đến nay mặc dù Công ty còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty luôn cố gắng khắc phục để đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. II. Chức năng , nhiệm vụ của Công ty Dệt 8/3: 1. Chức năng: Công ty Dệt 8/3 có chức năng sản xuất và cung ứng cho thị trường các sản phẩm sợi, dệt, nhuộm, may đảm bảo theo các tiêu chuẩn của nhà nước quy định. 2. Nhiệm vụ: - Đóng góp vào sự phát triển của ngành Dệt may nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Góp phần bình ổn thị trường Dệt may trong nước. - Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội. Nhiệm vụ nộp thu sử dụng vốn ngân sách cho nhà nước. Công ty Dệt 8/3 tiến hành tổ chức sản xuất và hạch toán kinh doanh độc lập. Vốn nhà nước cấp vài năm trước chiếm khoảng 10% nguồn vốn của công ty. Hàng năm ngoài các khoản thuế phải nộp, công ty còn phải nộp khoản thu sử dụng vốn NSNN với lãi suất khoảng 0.5%/tháng. III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và một số đặc điểm của Công ty : 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý : * Địa chỉ của công ty: 460 Minh Khai- Hai Bà Trưng- Hà nội. Bộ máy quản lý của Công ty Dệt 8/3 được phân thành 3 cấp : Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc điều hành Các giám đốc xí nghiệp và các phòng ban Các ca sản xuất , tổ sản xuất Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của Công ty Tổng giám đốc PGĐ điều hành TC- LĐ Phó TGĐ điều hành sx-kd Phó TGĐ Kỹ thuật TTTN & KCS Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng bảo vệ quân sự P . Kế hoạch tiêuthụ Phòng xuất nhập khẩu Phòng Kỹ Thuật Xí nghiệp Sợi A Xí nghiệp Sợi B Xí nghiệp Sợi II Xí nghiệp Dệt Xí nghiệp nhuộm Xí nghiệp Dịch vụ Xí nghiệp May Xí nghiệp Cơ điện Các ca sản xuất Các ca sản xuất Các tổ sản xuất Công nhân viên - Tổng Giám đốc là người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Ba Phó tổng giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho tổng giám đốc trong công tác điều hành và quản lý công ty: + Phó tổng giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mảng kỹ thuật. + Phó tổng giám đốc sản xuất- kinh doanh chịu trách nhiệm về mảng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Phó tổng giám đốc phụ trách đào tạo lao động và chất lượng sản phẩm. - Phòng kế hoạch tiêu thụ có nhiệm vụ trực tiếp triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Căn cứ vào các hợp đồng đã ký của các khách hàng, khả năng sản xuất, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ được vạch ra. Kế hoạch này phải trình lên và được sự phê chuẩn của tổng giám đốc. Thông thường, kế hoạch được lập theo các thời kỳ tháng, quí, năm. - Phòng Tổ chức hành chính chịu trách nhiệm về nhân sự, bảo hộ lao động, giải quyết chế độ công nhân viên chức. - Phòng Kế toán- tài chính chịu trách nhiệm hạch toán thu, chi, lỗ, lãi... Ban đầu tư có nhiệm vụ tính toán các dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa nhà xưởng. - Phòng xuất nhập khẩu: tổ chức ký kết, nhập khẩu hàng hoá, vật tư thiết bị cần thiết cho công ty. Phòng bảo vệ quân sự : chịu trách nhiệm gìn giữ, kiểm tra và phát hiện các hành động trộm, cắp các tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty. Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm : chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm theo quy định của Nhà nước. 2. Các đặc điểm kinh doanh của công ty: Công ty Dệt 8/3 với tổ chức sản xuất bao gồm các bộ phận sản xuất chính sợi- dệt- nhuộm- may và các bộ phận phụ trợ như động lực, phụ tùng, dịch vụ. Bộ phận sợi bao gồm 3 xí nghiệp Sợi A, Sợi B, Sợi II với tổng diện tích 22.000 m2 và có 1650 công nhân. Trong đó, xí nghiệp Sợi A, B về cơ bản dây chuyền sản xuất giống nhau. Máy kéo sợi do phía Trung Quốc lắp đặt. Đây là những loại máy cũ, năng suất thấp, cần nhiều công nhân. Nói chung đều đã lạc hậu từ 3- 4 thế hệ. Xí nghiệp Sợi II được trang bị máy móc hiện đại hơn, là những máy do ý sản xuất, được lắp đặt từ những năm 93, 94. Xí nghiệp Sợi II rút ngắn được một số công đoạn chế biến từ bông thành sợi. Sản phẩm sản xuất ra có năng suất, chất lượng cao hơn Xí nghiệp Sợi A, B. Một số năm gần đây, công ty có lắp đặt thêm một số máy mới của Thuỵ Sỹ, Đức... Tuy nhiên, số lượng máy ít, chỉ mang tính chất thử nghiệm. Bộ phận Dệt có một xí nghiệp với tổng diện tích 14.600 m2 với 800 công nhân có nhiệm vụ nhận thành phẩm từ các xí nghiệp sợi tiến hành sản xuất các loại vải như Kaki, phin, láng, chéo... Xí nghiệp dệt được trang bị phần lớn máy mới của Hàn Quốc trong năm 2000. Thành phẩm của xí nghiệp Dệt là các loại vải mộc trắng, hoa... Các loại vải này được đưa sang xí nghiệp nhuộm để tiến hành tẩy trắng, in màu. Vải sau khi nhuộm xong một số được dùng để may quần, áo theo đơn đặt hàng của khách. Công việc này được thực hiện ở xí nghiệp may. Đây là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Xí nghiệp may được trang bị máy mới, vừa được khánh thành ngày 3/2/2001. Nói chung, các thành phẩm của các xí nghiệp đều được xuất khẩu hoặc bán ra trên thị trường nội địa. Giá cả các sản phẩm do phòng kế toán tài chính xác định trên cơ sở chí phí đầu vào, nhu cầu thị trường sau đó trình lên tổng giám đốc ký duyệt. Ngoài các xí nghiệp trên, công ty còn có các xí nghiệp sản xuất phụ trợ(động lực, phụ tùng) cung cấp các loại vật tư cho xí nghiệp chính. Các loại vật tư như thoi suốt, nước, điện... Công ty bố trí lao động sản xuất theo ca, các nhân viên phòng ban làm việc theo giờ hành chính(từ 7h30- 16h30) trừ chủ nhật. Các loại máy móc được bố trí theo từng chủng loại riêng biệt để tiện cho việc bảo trì, sản xuất và quản lý. - Sơ đồ tổng quát hoạt động sản xuất của công ty: May Hoàn tất (nhuộm) Dệt vải Kéo sợi - Sơ đồ tổng quát kéo sợi: Sợi thô Ghép Chải Bông xơ Cung Bông Sợi con Đậu Xe ống Sợi thành phẩm - Sơ đồ tổng quát về công nghệ Dệt: Mắc sợi Đánh ống Sợi con Xâu go Hồ dọc Dệt vải - Sơ đồ nhuộm, in hoa: Nhuộm màu Làm bóng Tẩy trắng Giặt Rũ hồ Đốt nóng Nấu ủ Hoàn tất In hoa 3.Tình hình về nguyên vật liệu : Bông xơ là những nguyên liệu chủ yếu sử dụng cho quá trình sản xuất của Công ty . Những nguyên liệu này trong nước rất ít nên chủ yếu công ty phải nhập từ nước ngoài . Do điều kiện còn hạn chế về nguồn vốn nên việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất nhiều khi còn gặp khó khăn về giá cả , chất lượng không đều , sự ép giá của các nhà cung cấp ... làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm . tình hình nhập nguyên vật liệu từ năm 1997 - 2001 Đơn vị tính : USD 1997 1998 1999 2000 2001 Hoá chất 198.866,65 136.987,45 110.932 291.788,18 363.137,14 Bông 5.050.160 1.707.815 687.475,12 139.608 442.281,69 Xơ 1.084.371 365.568 NPL may 129.514,69 441.048,31 869.117,41 295.120,14 308.937,66 Xơ PE 56.640 4.Tình hình về máy móc thiết bị công nghệ : Dây chuyền sản xuất khép kín Sợi - Dệt - Nhuộm - May của Công ty Dệt 8/3 được cấu thành bởi nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau của nhiều nước sản xuất . Trước đây phần lớn máy móc thiết bị trong công ty là do trung Quốc sản xuất hầu như đã khấu hao hết và quá lạc hậu do vậy không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường . Đứng trước tình hình đó , trong những năm gần đây Công ty đã từng bước chấn chỉnh lại bằng việc mua sắm các máy móc thiết bị mới của các nước như : máy dệt Kiếm của Nam Triều Tiên máy dệt Plean của Thuỵ Sỹ , máy nhuộm liên hợp của Nhật , máy in hoa của Ân độ và một số máy khác được nhập từ Cộng hoà Séc , Thái Lan , Đức ... Tuy nhiên do hạn chế về tài chính nên Công ty chỉ đổi mới được khoảng 40% , số còn lại Công ty tiến hành nâng cấp chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu mới của thị trường . Biểu sau cho ta thấy tình hình đầu tư máy móc của Công ty trong những năm gần đây . Tình hình đầu tư máy móc của Công ty Năm đầu tư Loại máy móc thiết bị mới đầu tư Số lượng Nước SX 1995 2000 2001 2002 Máy nhuộm Thermofix ( Sando ) Máy nhuộm Padsteam ( Sando ) Máy liên hợp ( Shanghai) Dây chuyền nhuộm màu , nấu tẩy Máy mắc , máy hồ Rotal Máy dệt GA Máy ống nối vê Schflahost Máy mài Máy in lưới phẳng Máy trục ép Máy in hoa lưới phẳng Buser Máy Z tròn ( Then ) 1 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 Nhật Nhật Trung quốc Nhật Nhật Trung quốc Italia Đài Loan Thuỵ Sỹ Nhật Thuỵ Sỹ Đức Với thực trạng máy móc công nghệ được đầu tư như hiện nay , các sản phẩm của công ty đã phần nào đáp ứng được mức độ thoả mãn đối với nhu cầu của khách hàng . Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Tình hình lao động của Công ty : Lao động là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất , ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty . Trước đây trong cơ chế bao cấp , lực lượng lao động của Công ty thường có khoảng 6500 đến 7200 người , đây là một con số khá lớn . Bước sang cơ chế thị trường và theo yêu cầu của tình hình mới , Công ty đã tổ chức sắp xếp lại lao động cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh . Trong đó 1235 người đã được giải quyết cho về hưu hoặc mất sức , đồng thời 600 lao động trẻ được tuyển dụng . Việc trẻ hoá đội ngũ này của Công ty đã làm giảm bậc thợ bình quân , tạo một đội ngũ lao động trẻ , năng động có kiến thức , họ sẵn sàng và nhanh chóng tiếp thu kiến thức mới , song bậc thợ bình quân của Công ty chỉ đạt 3.0 tình hình lao động tại công ty Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng số CBCNVC 3740 3626 3427 3324 3197 Lao động gián tiếp 364 328 326 308 385 Lao động trực tiếp 3106 3298 3101 3016 2912 Nữ Số lượng Tỉ lệ 2279 60,94% 2464 67,95% 2501 72,98% 2252 67,75% 2180 68,19% Tuổi thợ BQ 33.4 32.0 31.4 30.2 30.0 Bậc thợ BQ 2.5 2.25 2.8 3.0 3.0 Kết quả doanh thu tiêu thụ sản phẩm về mặt giá trị theo từng măt hàng trong những năm gần đây : Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh 2000/99 2001 So sánh 2001/00 Tổng doanh thu 218.806 260.340 118,98% 280.365 107,69% Trong đó : Sợi toàn bộ 94.065,31 113.376,23 120,53% 125.805,29 110,96% Sợi bán 39.945,91 37.896,75 94,87% 41.680,25 109,98% Vải mộc 19.753,5 25.460,67 128,89% 29.384,39 115,41% Vải TP 46.041,88 57.370,49 124,6% 59.901,16 104,41% Sản phẩm may 18.999,4 26.235,86 138,09% 23.593,91 89,93% SP xuất khẩu 16.959,5 20.676,87 121,92% 18.588,51 89,9% Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng doanh thu tiêu thụ hàng năm của công ty đều tăng trong giai đoạn 1999-2001 . Với tốc độ tăng bình quân là 13,33% /năm là một điều rất đáng mừng đối với một công ty đang phải vực dậy sau một thời kỳ khó khăn . Cụ thể là năm 2000 về giá trị doanh thu đã tăng 41.534 triệu đồng ( tương ứng với 18,98% ) so với năm 1999 .Điều này có được là do hầu hết các mặt hàng đều tăng , duy chỉ có mặt hàng sợi bán là giảm đi , tuy nhiên sự giảm đó là ít so với sự gia tăng của các mặt hàng khác do vậy nó vẫn làm tăng doanh thu. Nhưng công ty cũng cần xem xét sự giảm đó là do nguyên nhân gì để có thể tăng mức tiêu thụ sản phẩm này đảm bảo cho sự gia tăng doanh thu . Đến năm 2001 , mức doanh thu so với năm 2000 là 20.025 triệu đồng ( tương ứng với 7,69% ) . Từ thực tế về tổng donh thu trong những năm này đã đem lại một cách nhìn khả quan hơn cho công ty , chứng tỏ tình hình sản xuất tiêu thụ của công ty đang dần được củng cố . Nhưng vào năm này vẫn có mặt hàng may bị giảm xuống đặc biệt là do sự giảm sút của mặt hàng may xuất khẩu . Tóm lại , xét về mặt giá trị thì công ty đã có được kết quả tốt là mức tổng doanh thu tiêu thụ hàng năm được tăng lên trong giai đoạn vừa qua , xét riêng về từng mặt hàng thì vẫn có mặt hàng bị giảm xuống , điều này gây nên sự gia tăng không cân đối giữa các sản phẩm , cần điều chỉnh sao cho nó phù hợp hơn . Kết quả tình hình tiêu thụ của Công ty trong thời gian vừa qua còn nhiều hạn chế , nếu ta so sánh kết quả đó với một số các doanh nghiệp khác cùng ngành thì công ty Dệt 8/3 vẫn chưa phải là môt công ty làm ăn có hiệu quả , nhất là trong tình hình hiện nay . Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trong những năm gần đây, hoạt động SXKD của Công ty gặp nhiều khó khăn do bỡ ngỡ, lúng túng trong cơ chế thị trường do thị trường gặp nhiều khó khăn, thị trường Đông âu co lại, thị trường EU thì chưa thể đáp ứng được. Thị trường nội địa cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty trong ngành và đặc biệt là với hàng Trung quốc. Vốn lưu động hạn chế, vốn đầu tư không có, phải đi vay nên giá thành sản phẩm cao, giá cả vật tư thay đổi không có dự trữ, việc nhập nguyên vật liệu rất khó khăn. Máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu, sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV trong Công ty, trong những năm gần đây đời sống công nhân viên trong Công ty đã dần được nâng lên, có việc làm và thu nhập ổn định. Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng doanh thu 169.985 181.476 192.212 233.000 280.365 Xuất khẩu Trong nước 8499 161.486 8.525 172.951 8.222 183.990 20.111 212.889 24.295 256.070 D thu thuần 165.547 172.721 184.032 232.775 237.966 Giá vốn hàng bán 145.567 152.235 163.532 212.575 214.500 Lãi gộp 19.980 20.486 20.500 20.200 23.466 Chi phí bán hàng 600 639 1.585 1.400 1645 Chi phí QLDN 20.000 2.375 18.838 18.500 21520 Lãi trước thuế -620 -528 +77 +300 +301 Nộp ngân sách 1.751 1.742 3.001 4.190 2.859 GTTSL 149.652 163.133 166.280 195.976 251.385 Qua số liệu ở bảng trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ở trong tình trạng khó khăn . Trong 2 năm 1997-1998 Công ty làm ăn thua lỗ. Từ năm 1999 đến nay , nhờ có sự lãnh đạo của Ban giám đốc cùng với sự cố gắng của toàn thể CBCNV trong công ty kết hợp với việc đổi mới máy móc công nghệ , trang thiết bị hiện đại , hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều bước chuyển biến mới . Tỉ suất doanh lợi ( lợi nhuận / doanh thu thuần ) trong năm 1997 , 1998 ở mức âm . Tỉ suất này trong năm 1999 là 0,04% , năm 2000 và 2001 đã tăng lên đáng kể là 0,12% . Đó là những con số khiêm tốn đối với một công ty có quy mô lớn và tầm cỡ như Công ty Dệt 8/3 . Điêù đó do ảnh hưởng của nhiêù yếu tố , nhất là đối với một doanh nghiệp Nhà nước đã từng làm ăn có hiệu quả và được khen ngợi trong thơì bao cấp thì nay khi chuyển sang cơ chế mới những vấn đề khó khăn mới nảy sinh là điều khó có thể tránh khỏi . Bên cạnh những mặt còn hạn chế thì còn có nhiều điều đáng khích lệ như chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp của công ty đã không ngừng tăng lên trong thời kỳ mới , đã đóng góp môt phần không nhỏ vào việc tạo ra sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của nền kinh tế quốc dân và góp một số lượng không nhỏ cho Ngân sách Nhà nước , điều đó thể hiện qua chỉ tiêu nộp ngân sách của công ty trong thời gian qua . Qua bảng số liệu trên , ta thấy doanh thu xuất khẩu của Công ty ngày càng cao chứng tỏ công ty luôn luôn nỗ lực đưa sản phẩm của mình ra thị trường , đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường và đã có những thành công nhất định . 8. Tình hình tài chính của Công ty : Đến cuối năm 2001 Công ty đã có số vốn lên tới hơn 293 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước cấp một phần nhỏ, phần còn lại Công ty phải đi vay ngân hàng, huy động vốn tự có và các hình thức khác. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh tài chính như thanh lý các tài sản ứ đọng, các thiết bị quá cũ nát, thành lập hội đồng mua bán nguyên vật liệu, thường xuyên kiểm soát công nợ, thực hiện đúng các nguyên tắc tài chính, có biện pháp thu nợ, đáo nợ của khách hàng đầu tư và phát triển. Tình hình tài chính mạnh là cơ sở để Công ty thực hiện các chiến lược kinh doanh mới. Công tác hạch toán nội bộ cũng được quan tâm. Ngay từ năm 1991, Công ty đã thực hiện hạch toán độc lập cho từng Xí nghiệp. Đây là yếu tố cơ bản nhằm xác định đúng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm qua đó tạo điều kiện cho Công ty thực hiện chính sách giá cả hợp lý, nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng vốn 263.711 269.237 264.222 287.000 293.780 Vốn lưu động 102.830 112.553 117.611 120.000 123.388 Vốn cố định 160.881 156.684 146.611 167.000 170.392 Công ty Dệt 8/3 được xây dựng từ đầu những thập kỷ 60 bằng toàn bộ máy móc, thiết bị của Trung Quốc, trong những năm bao cấp là một đơn vị sản xuất chủ lực của ngành dệt may Việt Nam. Công ty cung cấp vải trong nước và xuất khẩu theo hiệp định ký kết cho các nước thuộc Liên Xô và Đông Âu cũ. Hơn 30 năm qua toàn bộ số khấu hao đều được nộp vào ngân sách nhà nước mà không hề được tái đầu tư trở lại. Từ 1991, khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, thiết bị của công ty quá cũ nát, lạc hậu, để tồn tại và phát triển công ty đã bắt đầu thực hiện chương trình đổi mới máy móc thiết bị đến năm 2000 theo chương trình đã được bộ công nghiệp nhẹ trước đây thông qua. Trong điều kiện nguồn tài trợ cho các quyết định đầu tư khó khăn, vốn vay ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, lợi nhuận tái đầu tư không có Mặc dù doanh thu tăng đều từ năm này sang năm khác, chi phí ngoài thuế cũng tăng với tốc độ nhanh hơn., lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn âm. Tuy nhiên, việc tăng chi phí của doanh nghiệp lại chủ yếu là do từ các chi phí khác. Tổng quỹ lương tăng không đáng kể. Nếu doanh nghiệp vẫn giữ nguyên số lượng cán bộ công nhân viên, thì chắc chắn thu nhập bình quân sẽ bị giảm. Số lượng cán bộ công nhân viên giảm khá nhiều trong các năm. Chính vì vậy việc quỹ lương tăng không đáng kể là điều hợp lý. Tình hình tài chính của công ty vẫn ở trong tình trạng yếu kém. Phần lỗ mặc dù có giảm nhưng lợi nhuận vẫn tiếp tục âm. Mức thu nhập bình quân theo lao động có tăng nhưng là do giảm biên chế. Năm 2000, 2001đánh dấu một bước chuyển biến mới trong tình hình tài chính của công ty. 9. Kết quả mà công ty đã đạt được: * . Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn, đưa công ty dần dần thoát khỏi tình trạng tài chính yếu kém. Mục tiêu của mọi doanh nghiệp khi kinh doanh là đảm bảo được nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. Do đó, trước hết doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn, sau đó sẽ tìm cách tài trợ đủ cho nhu cầu đó. Khi xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, doanh nghiệp có thể biết được lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dương, tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu nhiều hơn nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được từ bên ngoài, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng phần vốn chủ sở hữu để tài trợ cho phần chênh lệch. Ngược lại, nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên âm có nghĩa là nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được thừa để tài trợ cho nhu cầu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. * Ngân quỹ luôn dương và có sự tăng trưởng: Trong ba năm gần nhất, tình hình tài chính ở công ty là không được tốt. Tuy nhiên, có những dấu hiệu của việc tình hình tài chính ngày càng được cải thiện. Ngân quỹ của công ty luôn dương và tăng cao ở năm 2000,2001. * . Vòng quay của vốn lưu động ngày càng tăng. Theo tính toán ở bảng trên ta thấy vòng quay vốn lưu động tăng dần trong 3 năm từ 1998- 2001, thấp nhất là năm 1998, chỉ đạt 1,58 vòng. Song đến năm 2001 số vòng quay vốn lưu động đã tăng lên 2,35 vòng. Như vậy là công ty đã ngày càng tăng thêm được số vòng quay của vốn lưu động. Mặc dù số vòng quay này là hơi thấp so với mức vòng quay bình quân của toàn ngành dệt may. Nguyên nhân là do công ty đã dần dần nắm bắt được các cơ hội, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... *. Tận dụng triệt để đòn bẩy tài chính: Nghiên cứu bảng cân đối kế toán của công ty, ta thấy công ty sử dụng chủ yếu là các khoản vay. Đây là một lợi thế nhằm có được một khoản tiết kiệm nhờ thuế, sử dụng triệt để công cụ đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên cũng làm giảm mức độ an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. *. Tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu: Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 98, 99 là không có. Nói một cách chính xác là vốn chủ sở hữu chỉ nhằm mục đích để tài trợ cho các khoản lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng năm 2000, doanh lợi vốn chủ sở hữu đạt 0,014 tức là một đồng vốn chủ sở hữu đem lại 0,014 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này là quá thấp nhưng đã thể hiện phần nào sự cải cách trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Những kết quả trên cho thấy, trước năm 2000 tình hình tài chính, kinh doanh của công ty vô cùng yếu kém. Năm 2000,2001 đánh dấu một bước ngoặt mới trong hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25185.doc