Báo cáo Thực tập tại Công ty Tài chính Dầu khí

Mục lục Trang Lời mở đầu 2 1. Tổng quan về Công ty Tài chính Dầu khí 3 1.1 Tính chất sở hữu và hình thức hoạt động 3 1.2 Tên gọi 3 1.3 Trụ sở 3 1.4 Vốn điều lệ 3 1.5 Nhân sự 4 1.6 Cơ cấu tổ chức 4 1.7 Chức năng, nhiệm vụ của PVFC 10 2. Tình hình hoạt động của PVFC từ năm 2001-2003 11 2.1 Nội dung hoạt động 11 2.1.1 Huy động vốn 11 2.1.2 Hoạt động tín dụng 12 2.1.3Hoạt động mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ 12 2.1.4 Các hoạt động khác 13 2.2 Đánh gi

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Tài chính Dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á tình hình hoạt động của PVFC 14 Kết luận 20 Phụ lục Lời mở đầu Trong những năm gần đây, nắm bắt kịp xu hướng chung của tình hình tài chính Thế giới, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cũng như nhiều tổng công ty khác đã thành lập công ty tài chính trực thuộc nhằm củng cố sức mạnh tài chính của mình. Công ty Tài chính Dầu khí bắt đầu hoạt động từ ngày 25 tháng 10 năm 2000 theo giấy phép hoạt động số 12/GP-NHNN ngày25 tháng 10 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bốn năm không phải là khoảng thời gian dài nhưng cũng đủ để Công ty Tài chính Dầu khí khẳng định là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất, mạnh nhất trong các Công ty Tài chính Nhà nước. Công ty Tài chính Dầu khí đã từng bước hoà nhập và được cộng đồng tài chính tiền tệ Việt Nam đánh giá cao. Là sinh viên khoa Ngân hàng – Tài chính, thực tập tại Công ty Tài chính Dầu khí là một cơ hội tốt để em có thể thu lượm những kiến thức thực tế, củng cố cho phần lý thuyết đã được học. Trong hơn 4 tuần qua em đã thực tập tổng hợp tại công ty Tài chính Dầu khí; bản báo cáo dưới đây em xin trình bày những nét khái quát nhất về công ty. 1. Tổng quan về Công ty Tài chính Dầu khí 1.1 Tính chất sở hữu và hình thức hoạt động: Công ty Tài chính Dầu khí trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng và là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, được thành lập theo quyết định số 04/2000/QĐ-VPCP ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Công ty Tài chính Dầu khí bắt đầu hoạt động từ ngày 25 tháng 10 năm 2000 theo giấy phép hoạt động số 12/GP-NHNN ngày25 tháng 10 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo quyết định số 456/2000/QĐ-NHNN5 ngày 25 tháng 10 năm 2000 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113108 ngày 23 tháng 8 năm 2000 do sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. 1.2 Tên gọi: Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt là công ty tài chính dầu khí Tên gọi bằng tiếng Anh là PetroVietnam Finance Company, viết tắt là PVFC. 1.3 Trụ sở: Hiện nay, trụ sở chính của PVFC đặt tại số 72 Trần Hưng Đạo, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngoài ra PVFC còn có: 01 chi nhánh tại 99 Bis Sương Nguyệt ánh, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh 01 Chi nhánh tại TP Đà Nẵng 04 văn phòng đại diện trong đó có 02 văn phòng tại TP Hà Nội, 01 văn phòng tại TP Đà nẵng và 01 văn phòng tại TP Hồ Chí Minh 1.4 Vốn điều lệ: Tháng 10/2000 vốn điều lệ của PVFC là 100.000.000 đồng Tháng 12/2005 Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thông qua việc tăng vốn điều lệ của công ty bằng văn bản 1501/NHNN-CNH ngày 27 tháng 12 năm 2005 . Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 cho đến nay vốn điều lệ của PVFC là 300.000.000đồng 1.5 Nhân sự: Theo báo cáo đầu năm 2004: Tổng số cán bộ công nhân viên trong PVFC là 334 người. Số người có trình độ Đại học và trên Đại học là 271 chiếm 81,13% 1.6 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của PVFC được khái quát qua sơ đồ sau: Hội Đồng Quản Trị Ban giám đốc Các phòng ban Các tổ Danh sách các phòng ban, tổ: stt Phòng (ban) Tổ 1 Phòng tổ chức hành chính Tổ tổ chức nhân sự và đào tạo Tổ lao động tiền lương và chính sách Tổ hành chính Tổ quản trị 2 Văn phòng giám đốc và Hội đồng quản trị Tổ thư ký Tổ nghiệp vụ Tổ pháp chế 3 Phòng kế toán Tổ kế toán khách hàng Tổ kế toán nội bộ Tổ kế toán tổng hợp và ph ân tích hoạt động kinh doanh 4 Phòng thông tin và công nghệ tin học Tổ Tổng hợp và Phân tích thông tin Tổ lập trình và Phát triển phần mềm Tổ quản trị hệ thống mạng Tổ Biên tập, phát triển Website & Quản lý Thư viện 5 Phòng Kế hoạch thị trường Tổ kế hoạch Tổ Thị trường Tổ mua sắm 6 Phòng Quản lý dòng tiền Tổ trái phiếu Tổ kinh doanh vốn với các tổ chức tín dụng Tổ cân đối và tổng hợp 7 Phòng Thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp Tổ tư vấn và thu xếp vốn Tổ tín dụng doanh nghiệp Tổ Bảo lãnh và bao thanh toán Tổ Tổng hợp 8 Phòng dịch vụ tài chính Tổ tư vấn tài chính doanh nghiệp Tổ dịch vụ quản lý các nguồn vốn của các doanh nghiệp Tổ thẩm định 9 Phòng Dịch vụ và tín dụng cá nhân Tổ Quản lý nghiệp vụ các phòng giao dịch Tổ Tổng hợp, nghiên cứu cà phát triển thị trường Phòng giao dịch 10 Phòng Đầu tư Tổ đầu tư dự án Tổ tổng hợp Tổ chứng từ có giá 11 Ban chứng khoán Phòng Giao dịch chứng khoán Tổ kinh doanh chứng khoán Tổ Tổng hợp và phân tích 12 Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Tổ Kiểm tra nội bộ Tổ kiểm tra kinh doanh Tổ tổng hợp và phân tích * Hội đồng Quản trị: Theo điều lệ hoạt động của PVFC, Hội đồng quản trị công ty có quyền nhân danh công ty theo uỷ quyền và PVFC để quyết định các vấn đề có liên quan đến quản lý công ty theo Luật các tổ chức tín dụng, báo cáo Tổng công ty các vấn đề của PVFC thuộc thẩm quyền và quyết định các vấn đề theo sự uỷ quyền của Hội đồng quản trị Tổng công ty. Hội đồng quản trị công ty làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ 3 tháng 1 lần do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham gia. Hội đồng quản trị gồm có 05 thành viên, trong đó 01 uỷ viên là uỷ viên của Hội đồng quản trị Tổng công ty , 01 uỷ viên là thành viên trong ban tổng giám đốc Tổng công ty , một trong hai thành viên nói trên giữ chức vụ là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, 01 uỷ viên là trưởng ban tài chính kế toán Tổng công ty, 01 uỷ viên kiêm trưởng ban kiểm soát của Công ty Tài chính Dầu khí, 01 uỷ viên là Giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí. Hội đồng quản trị sử dụng bộ máy điều hành và con dấu của PVFC để thực hiện nhiệm vụ của mình đồng thời thành lập Ban kiểm soát để kiểm tra, giám sát các hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí. *Tổ chức bộ máy điều hành của Công ty Tài chính Dầu khí gồm: Giám đốc Các Phó Giám đốc Kế toán trưởng Các phòng, ban chức năng Các chi nhánh và Phòng giao dịch Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị công ty, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể trong điều lệ công ty. Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩmh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốcvà chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công. Kế toán trưởng giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ ở trụ sở chính có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng quản trị và Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc của công ty, cụ thể: Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành các công tác: Tổ chức nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động, công tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ, lễ tân, an ninh bảo vệ, công tácan toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của công ty. Văn phòng Giám đốc và Hội đồng quản trị: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Giám Đốc và Hội đồng quản trị công ty trong việc chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động chung. Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của công ty. Phòng Thông tin và công nghệ tin học: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong công tác thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích, lưu trữ và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của công ty; quản lý hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin ứng dụng. Phòng kế hoạch và thị trường: Là p hòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác kế hoạch hoá, báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sảnn phẩm và thị trường. Phòng quản lý dòng tiền: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc cân đối, điều hoà, sử dụng và kinh doanh mọi nguồn vốn trong công ty nhămg bảo đảm đáp ứng kịp thời và hiệu quả vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc công ty trong thu xếp vốn cho các dự án trong và ngoài Tổng công ty; quản lý và tổ chức triển khai các hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp. Phòng dịch vụ tài chính: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực tổ chức triển khai cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho Tổng công ty và các tổ chức kinh tế khác. Phòng tín dụng và dịch vụ cá nhân: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu và chỉ đạo triển khai chung trong toàn hệ thống công ty và trực tiếp tổ chức hoạt động các phòng giao dịch trực thuộc công ty về dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên ngành Dầu khí và các cá nhân khác. Phòng Đầu tư: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai và quản lý đầu tư, vốn của công ty tại các doanh nghiệp khác( ngoại trừ lĩnh vực chứng khoán) Ban chứng khoán: Là đơn vị nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu và triển khai kinh doanh trên thị trường chứng khoán; nghiên cứu và xây dựng đề án thành lập công ty chứng khoán Dầu khí. Phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty trong công tác kiểm tra, kiểm toán các hoạt động của công ty bảo đảm được thực hiện đúng các quy định của pháp luật và của công 1.7 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Tài chính Dầu khí * Chức năng chủ yếu của Công ty Tài chính Dầu khí được quy định tại Điều 4 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí, các chức năng đó là: Đáp ứng nhu cầu tín dụng của Tổng công ty, các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty và các tổ chức, cá nhân khác; Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của Tổng công ty, cá đơn vị thành viên của Tổng công ty và các tổ chức cá nhân khác; Phát hành tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; Đàm phán ký kết các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước cho Tổng công ty, các đơn vị thành viên và các tổ chức cá nhân khác theo uỷ quyền; Tiếp nhận và sử dụng vốn uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước, bao gồm cả vốn uỷ thác đầu tư của Nhà nước, Tổng công ty, các đơn vị thành viên thuộc Tổn công ty và các tổ chức, cá nhân khác; Thực hiện nghiệp vụ khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụngkhi được Hội đồng quản trị và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép. * Nhiệm vụ của Công ty Tài chính Dầu khí được quy định tại Điều 28 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí, các nhiệm vụ đó là: Công ty Tài chính Dầu khí có trách nhiệm bảo toàn vốn được giao, sử dụng có hiệu quả và không ngừng tích luỹ vốn để đầu tư phát triển và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh; Chịu trách nhiệm nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo Luật pháp; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của Công ty Tài chính Dầu khí; Đề nghị Hội đồng quản trị Tổng công ty về việc thành lập và giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty trực thuộc. Việc thành lập và giải thể cho nhánh, văn phòng đại diện, công ty trực thuộc phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; Công ty Tài chính Dầu khí có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về nội dung và phạm vi hoạt động, dự trữ bắt buộc, về hệ số an toàn trong kinh doanh tiền tệ, tín dụng, lãi suất.. và chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước; Khởi kiện các tranh chấp có liên quan đến hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí. 2.Tình hình hoạt động của PVFC từ năm 2001-2003 2.1 Nội dung hoạt động Hoạt động của PVFC là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bao gồm các nội dung chính: Huy động vốn, tín dụng, mở tài khoản & dịch vụ ngân quỹ và một số hoạt động khác. 2.1.1 Huy động vốn PVFC được huy động vốn từ các nguồn: Nhận tiền gửi từ 1 năm trở lên của Tổng công ty, các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty, các tổ chức cá nhân khác ngoài Tổng công ty theo quy định của Pháp luật. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong ngoài nước và các tổ chức tài chính Quốc tế. Tiếp nhận vốn uỷ thác trong và ngoài nước của chính phủ, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty và các tổ chức cá nhân khác. 2.1.2 Hoạt động tín dụng PVFC được cấp tín dụng dưới hình thức cho vay,chiết khấu-tái chiết khấu, bảo lãnh và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Cho vay: PVFC được sử dụng vốn để: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động ngân hàng và hoạt động uỷ thác. Cho vay thực hiện các phương án, dự án phục vụ đời sống bằng hình thức cho vay mua trả góp. PVFC được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác. PVFC được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh theo quy định của pháp luật. PVFC được thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định của Pháp luật khi được Ngân hàng nhà nước cho phép. Ngoài ra PVFC còn được cấp tín dụng dưới hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 2.1.3 Hoạt động mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ PVFC được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; PVFC chỉ được mở tài khoản tại ngân hàng hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam khi được sự đồng ý của Tổng công ty và Ngân hàng Nhà nước. Khi nhận tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng, PVFC phải mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do ngân hàng Nhà nước quy định. PVFC được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng 2.1.4 Các hoạt động khác PVFC được thực hiện đầu tư dự án, góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành. PVFC được thực hiện nghiệp vụ uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý và các dịch vụ trong lĩnh vực có liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức và cá nhân theo hợp đồng. PVFC được quản lý và vận hành hệ thống tài khoản được thiết lập theo quy chế quản lý tiền tệ của Tổng công ty và các tổ chức khác theo sự uỷ quyền. PVFC được thực hiện tổ chức thẩm định tài chính các dự án đầu tư của Tổng công ty, các đơn vị thành viên, và các tổ chức khác; tư vấn quản lý tài chính, tiền tệ và quản lý tài sản theo yêu cầu của Tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên và các tổ chức, cá nhân khác; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, ngân hàng, tiền tệ, đầu tư và các dịch vụ tư vấn khác cho khách hàng. PVFC được tham gia thị trường tiền tệ. PVFC được thực hiện dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng theo quy định của Pháp luật. PVFC được làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho Tổng công ty và các doanh nghiệp. PVFC được cung ứng các dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. PVFC được hoạt động ngoại hối theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. PVFC được thực hiện các nghiệp vụ khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cho phép nhưng phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. 2.2 Đánh giá tình hình hoạt động của PVFC Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, mặc dù nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có những bước tiến vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên đạt mức trên bảy phần trăm, cụ thể năm 2002 mức tăng trưởng đạt 7.04%, năm 2003 con số này là 7.24%. Đóng góp không nhỏ vào thành quả của nền kinh tế Việt Nam phải kể đến vai trò của hệ thống Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng, trong đó có Công ty Tài chính Dầu khí. Trong lĩnh vực Ngân hàng tài chính, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục có những chính sách thích hợp nhằm ổn định thị trường tài chính tiền tệ, sắp xếp và củng cố lại hoạt động của mạng lưới các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Trong năm 2002,Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng cơ chế lãi suất cho vay theo thoả thuận, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng được chủ động hơn trong việc quyết định lãi suất cho phù hợp với tình hình hoạt động của mình. Đặc biệt, trong năm 2003, Ngân hàng Nhà nước đã có những biện hữu hiệu kiểm soát và ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất , đồng thời Ngân hàng nhà nước cũng tích cực sử dụng công cụ tiền tệ gián tiếp nhằm hạn chế những diễn biến bất lợi của thị trường ngoại tệ như: bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng để nhập vàng, thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai; Ngân hàng Nhà nước cũng tiến hành mở rộng các đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, cho phép các công ty tài chính được thực hiện giao dịch cho thuê tài chính bằng ngoại tệ.. Mới đi vào hoạt động lại đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng nhưng trong năm 2002 PVFC lại đạt được những thành tích đáng ghi nhận: Theo báo cáo tài chính năm 2001 của PVFC (đã được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán và và dịch vụ tin học TP Hồ Chí Minh),trong năm 2001: - Thu nhập trước thuế của PVFC là 2.024.832.711VNĐ - Tổng tài sản là 359.790.730.033 VNĐ Theo báo cáo tài chính năm 2002 của PVFC (đã được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài Chính Kế toán Sài Gòn) trong năm 2002: Thu nhập trước thuế của PVFC là 5.162.264.294VNĐ, tăng 2,5 lần so với năm 2001 Tổng tài sản là 1.230.625.130.353VNĐ, tăng 3,42 lần. Theo báo cáo tài chính năm 2003 của PVFC (đã được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán và và dịch vụ tin học TP Hồ Chí Minh) trong năm 2003: Thu nhập trước thuế của PVFC là 5.933.994.896 VNĐ, tăng 1,16 lần so với năm 2002 Tổng tài sản là 2.895.530.737.697 VNĐ, tăng 2,35 lần. Dưới đây là những kết quả mà PVFC đạt được trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể: *Hoạt động huy động vốn: Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động huy động vốn của PVFC được thể hiện ở biểu đồ sau: Việc tăng đáng kể nguồn huy động vốn trong năm 2002 trước hết đã giúp PVFC đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu tín dụng của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Bên cạnh đó, nó cũng tạo điều kiện tốt để PVFC mở rộng hoạt động tín dụng đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước. Hiện nay, mặc dù PVFC được phép huy động vốn từ 4 nguồn cơ bản là nhận tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm của cá nhân, tổ chức kinh tế; Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Vay của các Tổ chức tài chính, tín dụng; Tiếp nhận vốn uỷ thác nhưng trong 2 năm đầu hoạt động(2001,2002), PVFC vẫn chưa phát hành bất kỳ loại giấy tờ có giá nào. Số sư huy động đến ngày 31/12/2003 đạt 2.410 tỷ VNĐ, bằng 150% so với kế hoạch và tăng 215% so với năm 2002. Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu là từ nguồn vốn uỷ thác đầu tư bằng VNĐ và bằng USD của các ngân hàng và các tổ chức kinh tế Việt Nam. Đây là một ưu thế của PVFC vì vốn uỷ thác đầu tư là nguồn vốn có chi phí rẻ( thậm chí là không mất chi phí). Các ngân hàng và các tổ chức kinh tế cấp vốn uỷ thác đầu tư cho PVFC là: NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội, NH Đầu tư và phát triển Việt Nam , NH Đầu tư và phát triển Hà Nội, NH Công thương Hoàn Kiếm, NH TMCP Hàng Hải, Công ty bảo hiểm Dầu khí, Công ty cổ phẩn dịch vụ Dầu khí, Công ty chế biến và kinh doanh các Sản phẩm khí…Trong tương lai PVFC cần có thêm nữa những hoạt động cụ thể, thiết thực để có thể nâng cao uy tín từ đó mở rộng quy mô của nguồn vốn này, đặc biệt là tiếp nhận được nguồn vốn của Chính Phủ, của các tổ chức tín dụng, tài chính quốc tế. Bên cạnh đó việc tăng nguồn huy động còn do nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng trong năm qua đạt kết quả khả quan, huy động được185 tỷ VND tăng 2,1 lần. Trong năm 2002, PVFC đã tiến hành vay của 5 ngân hàng, đó là: NH Ngoại thương Việt Nam, NH Công thương Việt Nam, NH Đầu tư và phát triển Hà Nội, NH Đầu tư và Phát triển-SGD và NH Chohung Vina, trong đó tỷ trọng vay NH Ngoại thương Việt Nam chiếm tới 37.2%. Do mới đi vào hoạt động, PVFC chưa thực sự được công chúng biết đến rộng rãi. Cho đến năm 2003, PVFC mới chỉ nhận tiền gửi của cá nhân là cán bộ công nhân viên ngành Dầu khí và một số rất ít các tổ chức kinh tế. *Hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng(gồm 3 hoạt động chính là cho vay và bảo lãnh, cho thuê tài chính) là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho PVFC; tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng trong tổng thu của PVFC được bểu thị qua các biểu đồ sau: Với sự nỗ lực không ngừng, qua 3 năm hoạt động, hoạt động tín dụng của PVFC đã liên tục phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Nếu trong năm 2001, công ty mới có hạn mức tín dụng với các Ngân hàng là 100 tỷ VNĐ thì đến năm 2003, hạn mức tín dụng bằng cả nội tệ và ngoại tệ tại 4 Ngân hàng thương mại Quốc doanh và một số Ngân hàng thương mại cổ phần lớn là 420 tỷ VNĐ. Doanh số cho vay không ngừng tăng lên theo các năm. Tổng mức dư nợ cuối năm 2003 đạt 1.750 tỷ VNĐ, bằng 125% so với kế hoạch và gấp 1,8 lần so với năm 2002. Như đã trình bày ở trên, nhiệm vụ chủ yếu của PVFC là đáp ứng nhu cầu tín dụng của Tổng công ty, các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty và các tổ chức, cá nhân khác do vậy hoạt động thu xếp vốn cho các dựa án của ngành Dầu khí là hoạt động trọng tâm của công ty. Hoạt động này trong 3 năm qua đã được triển khai tích cực, bám sát tất cả các dự án của ngành, đảm bảo thu xếp vốn cho các dự án của Tổng công ty và các đơn vị thành viên với chi phí hợp lý. Kết quả là, đã thu xếp thành công cho 32 dự án với tổng số vốn hơn 5000 tỷ VNĐ. Cho đến nay, đã có gần 3000 tỷ VNĐ được giải ngân sử dụng đúng mục đíchvà phát huy hiệu quả thực sự của đồng vốn đầu tư cho các dự án ngành Dầu khí, góp phần phát triển toàn ngành Dầu khí nói riêng và phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung. Sau 3 năm đi vào hoạt động, con số khách hàng tái sử dụng dịch vụ của công ty không ngừng tăng: khách hàng ngoài ngành là 21 đơn vị, trong ngành là 10 đơn vị, tổ chức tín dụng là 15 đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được kể trên, hoạt động tín dụng của PVFC bắt đầu bộc lộ những hạn chế, thể hiện: tốc độ tăng trưởng nhanh có nguy cơ vượt quá tầm kiểm soát, một số quy trình, quy chế còn chung chung, lý thuyết, chưa mang tính hướng dẫn nghiệp vụ, đặc biệt là đã phát sinh rủi ro tín dụng. Trong năm 2002, tại PVFC xuất hiện 01 khoản nợ quá hạn đến 180 ngày. Dư nợ của khoản này là 15 tỷ VNĐ, chiếm 1,6% tổng dư nợ cho vay. Số lượng rủi ro tín dụng là ít nhưng đây cũng là vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay nhóm khách hàng chủ yếu của PVFC là các tổ chức kinh tế trong ngành và các tổ chức tín dụng, nhóm này về cơ bản là nhóm khách hàng “ an toàn”; trong tương lai, PVFC chắc chắn sẽ còn mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng là cá nhân, tổ chức kinh tế ngoài ngành vì vậy công ty cũng cần thiết xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng với phương châm kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro để tích cực phòng tránh thay vì giải quyết rủi ro. *Các hoạt động khác: Đầu tư chứng khoán & góp vốn mua cổ phần: Tính đến ngày 31/12/2003, PVFC đã đầu tư vào chứng khoán của 09 công ty& ngân hàng (gồm cả chứng khoán ngắn và hạn) đồng thời góp vốn mua cổ phần của 16 tổ chức kinh tế. Hoạt động này không những đa dạng hoá danh mục đầu tư của PVFC (từ đó phần nào giảm thiễu những rủi ro) mà còn mang lại cho PVFC một khoản thu nhập không nhỏ: Năm 2002, 2003 thu từ hai hoạt động này lần lượt là 6,4 và 9,9 tỷ VNĐ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối: Trong năm tài chính 2003, Công ty được phép hoạt động trong lĩnh vực ngoại hội theo Giấy phép hoạt động ngoại hối số 03/GP-NHNN ngày 6 tháng 3 năm 2003 của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, trong năm đầu hoạt động PVFC đã bị lỗ 111 triệu VNĐ. Bước đầu không thuận lợi nhưng trong tương lai hy vọng hoạt động này sẽ mang lại không ít lợi nhuận cho PVF C. Kết luận Trong bốn năm qua, bên cạnh hoàn thành các nhiệm vụ chính trị do Tổng công ty giao Công ty tài chính Dầu khí đã không ngừng mở rộng các hoạt động dẫn tới lợi nhuận liên tục tăng. Trong các lĩnh vực hoạt động, tín dụng là hoạt động chính, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty. Tuy vậy, hoạt động tín dụng của PVFC lại chỉ tập trung vào hoạt động cho vay; bảo lãnh chưa phát triển; chưa thực hiện chiết khấu các giấy tờ có giá. Trong hoạt động cho vay, PVFC chủ yếu tiến hành thu xếp vốn cho các dự án của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc; chưa cho vay đối với các cá nhân ngoài ngành, cho vay rất ít đối với các tổ chức kinh tế ngoài ngành. Trong tương lai PVFC dự định sẽ mở rộng đối tượng cho vay ra ngoài ngành; Hiện nay, PVFC chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn xếp loại doanh nghiệp, do vậy việc mở rộng đối tượng cho vay chắc chắn sẽ gặp những khó khăn nhất định. Qua 4 tuần tìm hiểu về công ty, làm thế nào để hoàn thiện hơn nữa hệ thống xếp hạng doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả cho vay là vấn đề mà em thực sự quan tâm và mong muốn sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển thành chuyên đề thực tập. Em kính mong thầy giúp đỡ để em có thể hoàn tất việc nghiên cứu. Sinh viên Phạm Thị Mai Hương ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34769.doc