Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Sao Phương Bắc2

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP =====//===== BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN Đơn vị thực tập : Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Sao Phương Bắc HS thực hiện : Hoàng Thị Linh Lớp : KT2G Ngành : Kế Toán Khoá học : 2007 – 2009 Hà nội, tháng 05 năm 2009 MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAO PHƯƠNG BẮC. I.1. Khái quát chung về lịch sử Công ty: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Phương Bắc ngày nay, trước đây là một nhà má

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Sao Phương Bắc2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y dệt Phương Bắc được thành lập năm 1961 dưới chế độ cũ. Công ty được nhà nước tiếp quản và đi vào sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh trong suốt thời kỳ bao cấp, nguyên vật liệu cấp phát từ trên xuống. Công ty có trụ sở chính tại Thành Phố Hà Nội. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu số 01-02-075-GP ngày 4/2/1994 do bộ trưởng thương mại cấp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số106906 ngày 28/11/1995 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp. Ngày 15/11/2006 Công ty đã đổi tên thành Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Phương Bắc. Tên công ty: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Phương Bắc. Tên giao dịch: Sao Phương Bắc TEXTYLE GARMENT COMPANY. Tên viết tắt: SaoPhươngBắcCOP. Email: Saophươngbắc.com.vn. Giám đốc: Phạm Công Thăng. Địa chỉ Công ty: Số 103-Ngõ 69A- Hoàng Văn Thái- Thanh Xuân-HNội Điện thoại: 0912299243 Fax: 0462851981 Website http: //www.saophuongbac.com.vn Số tài khoản: 701007 tại ngân hàng công thương Hà Nội. Tổng diện tích: 145.000m2, trong đó diện tích nhà xưởng kho khoảng 70.000m2. Tổng số lao động: 6279 người, trong đó bộ phận nghiệp vụ 338 cán bộ và nhân viên quản lý. Vốn điều lệ: 45.000.000.000 đồng Sau khi thành lập đã đưa vào sản xuất với các thiết bị của các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật, Tây Đức Ngành kinh doanh của công ty: - Sản xuất kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp các loại sản phẩm sợi – may mặc. - Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đã được SGS đánh giá và UKAS cấp giấy chứng nhận cho đến nay Công ty liên tục phát triển. - Với tốc độ tăng trưởng trên 20% năm, năm nay doanh thu dự kiến sẽ đạt tầm 800tỷ đồng. Ngày 24/11/2007 Công ty đã đại hội cổ đông để thống nhất phát hành thêm 2triệu cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ lên 65 tỷ đồng với mục tiêu năm 2008 đạt trên 1.000tỷ đồng. Ngày 15/12/2007 Tổng Giám Đốc đã họp giao ban với các trưởng phòng chức năng trực thuộc Công Ty để triển khai nghị quyết của hội đồng quản trị về xây dựng kế hoạch doanh thu năm 2008 sẽ đạt và vượt 1.100 tỷ đồng. I..2 Quá trình phát triển của công ty qua các giai đoạn: Nhà máy dệt Phương Bắc bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1963 với số vốn ban đầu 200.000.000 đồng, 400 máy dệt, 986 công nhân, dây chuyền sx là 20.000 cọc sợi và sợi cũng chính là sản phẩm chủ yếu của nhà máy. - Giai đoạn từ 1975 – 1991: Đây là thời kỳ nhà máy được nhà nước tiếp quản. Trong giai đoạn này, hệ thống XHCN trên thế giới chưa sụp đổ. Do đó, ngoại trừ các sản phẩm cung cấp trong nước còn lại mọi hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty đều được hợp tác với các nước Liên Xô và Đông Âu. - Giai đoạn 1994 – 1995: Công ty bắt đầu hướng ra các thị trường rộng lớn, mở rộng sản xuất với việc tập trung vào đổi mới dây chuyền kéo sợi. Để làm được việc làm này Công ty đã phải đầu tư số vốn là 28.470.000 USD, thông qua sự liên kết với các hãng cung ứng dây chuyền sản xuất hiện đại của Ý. Và doanh nghiệp đã đầu tư vào ngành sợi với một nửa dây chuyền cũ được thay thế bằng dây chuyền kéo sợi của Ý với công suất 950tấn sợi/ 1năm. Bên cạnh đó cải thiện hệ thống điều khiển thông gió mới của Ý với số vốn đầu tư là 720.000 USD. - Giai đoạn 1996 – 1998: Với sự giúp đỡ của Công Ty Dệt May Việt Nam vào năm 1996 nhà máy đã đầu tư thêm 8 dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản với số vốn đầu tư 7,5 tỷ đồng và cùng với việc đó là tiến hành liên doanh với đối tác nước ngoài để sản xuất khăn bông cao cấp xuất khẩu với tổng số vốn liên doanh là 6.757.762 USD. Nhờ những bước tiến mạnh dạn trong kinh doanh mà Công ty đã hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường lúc bấy giờ với nhiều biến động. - Giai đoạn từ năm 1999 – 2003: Ngành dệt của công ty xuống dốc và trở nên lạc hậu về công nghệ sản xuất,công nghệ không đạt chất lượng. Vì thế các sản phẩm của ngành dệt không được tiêu thụ trên thị trường. Cuối năm 2000, Công ty quyết định giải thể ngành dệt, tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh với sản phẩm chủ yếu là may mặc và ngành sợi. Kết quả kinh doanh thuận lợi đã phần nào bù đắp được lỗ hổng lớn do ngành Dệt đã để lại và giúp doanh nghiệp đứng vững hơn trên thị trường. - Giai đoạn từ năm 2003 – 2005: Trong giai đoạn này tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn ổn định và có bước phát triển khá cao cả về số lượng cũng như chất lượng. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty hằng năm trong giai đoạn 2003 – 2005 đều đạt mức tăng trưởng cao, cụ thể như sau: + Giá trị sản xuất công nghiệp: năm 2003 tăng 42,27%; năm 2004 tăng 57,-7%; năm 2005 tăng 34,45%. Như vậy, giai đoạn 2003 – 2005 giá trị sản lượng công nghiệp của công ty tăng bình quân 42,2% năm. + Doanh thu: Năm 2003 doanh thu của Công ty tăng 68,19%; năm 2004 tăng 52,94%; năm 2005 tăng 34,45%. Mức tăng trưởng bình quân của công ty trong giai đoạn này là 51,55%. + Lao động – thu nhập: Từ năm 2003 – 2005 doanh nghiệp tuyển thêm bình quân là khoảng 14,59%/năm. Thu nhập bình quân của công nhân viên tăng 18,3%. - Giai đoạn năm 2006: Công ty chuyển đổi từ nhà máy dệt phương bắc sang Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Phương Bắc với tổng số vốn vốn điều lệ là 45.000.000.000 đồng. Trong đó nhà nước nắm 51% cổ phần, 29% cổ phần vốn điều được bán ưu đãi cho người lao động, còn 20% cổ phần vốn điều lệ được bán ra ngoài. Tổng công ty hoạt động theo mô thức Công ty mẹ - Công ty con. Hiện công ty đang có 06 công ty con, 3 nhà máy thuộc công ty mẹ và 3 công ty liên kết của Tổng công ty. Trong đó Công ty may Bắc Giang và Công ty may Hải Dương đang trong quá trình xây dựng, 3 đơn vị liên kết có cổ phần của công ty hoạt động và chịu trách nhiệm giám sát Công ty mẹ. Năm 2007, doanh thu của Tổng Công ty đạt mức 806.594.518.828 đồng. Ngoài việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu với các sản phẩm truyền thống là sản xuất công nghiệp và phụ liệu may, ngành dệt may; Công ty đang hướng vào các hình thức kinh doanh mới như bất đậu sản và thành lập Công ty tài chính để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và tham gia vào thị trường tài chính. Mở rộng thị trường nội địa vào các tỉnh phía Nam. Công ty đang tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp đầu tư công nghệ máy móc thiết bị mới; quy trình vật lý áp dụng tiêu chuẩn ISO. II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. II.1. Mặt hàng sản phẩm: - Mặt hàng kinh doanh của Công ty chính là các loại sản phẩm may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, các loại sợi, nhập khẩu các thiết bị thiết yếu dùng để kéo sợi và sản xuất hàng may mặc. + Sản phẩm sợi: Các loại sợi Cotton chải thô, chải kỹ, sợi pha T/C, sợi Polyester ( chỉ số từ Ne10 – Ne45 ). + Sản phẩm may mặc: Jacket, T – shirt, Polo – shirt, Đồ bảo hộ lao động, quần âu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 40 triệu USD, trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm 50%, EU chiếm 20%, Japan chiếm 10% và các thị trường khác 20%. Sau đây là bảng tiêu thụ một số mặt hàng chính của Công ty: Sau đây là bảng tiêu thụ một số mặt hàng chính của Công ty: ĐVT:1000đ Mặt hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006 Số tuyệt đối số tương đối(%) Số tuyệt đối số tương đối(%) Số tuyệt đối số tương đối(%) Số tuyệt đối số tương đối(%) Sợi Cotton 85.000 105.000 142.051 198.000 288.440 20.000 123 37.051 135 55.949 139 90.440 146 Áo Jacket 100.000 150.000 230.120 380.860 699.000 50.000 150 80.120 153 150.740 165 318.140 183 Tổng sản lượng bán ra 185.000 255.000 372.171 578.860 987.440 70.000 137 117.171 145 206.689 145 929.560 170 * Nhận xét: Qua bảng kết quả tiêu thụ trên cho ta thấy, doanh số bán ra của Tổng Công ty đã tăng mạnh qua các năm. Cụ thể: + Sợi Cotton: Năm 2004 đã tăng 123% so với năm 2003, năm 2005 đã tăng 135% so với năm 2004, năm 2006 đã tăng 139% so với năm 2005, năm 2007 đã tăng 146% so với năm 2006. + Áo Jacket: Năm 2004 đã tăng 150% so với năm 2003, năm 2005 đã tăng 153% so với năm 2004, năm 2006 đã tăng 165% so với năm 2005, năm 2007 đã tăng 183% so với năm 2006. + Tổng giá trị bán ra của 2 mặt hàng: Năm 2004 đã tăng 137% so với năm 2003, năm 2005 đã tăng 145% so với năm 2004, năm 2006 đã tăng 155% so với năm 2005, năm 2007 đã tăng 170% so với năm 2006. Trong nhiều năm qua Công ty đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm khách hàng, phát triển các loại sản phẩm mới để tăng kim ngạch xuất khẩu. Sự nỗ lực của Công ty đã đạt được những kết quả đáng kể như sau: - Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng Công ty: ĐVT: 1000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu 216.012.104.000 334.389.530.003 441.767.608.996 625.346.817.279 806.594.518.828 Doanh thu xuất khẩu 189.221.735.100 307.176.589.153 433.541.608.996 616.132.855.279 700.522.445.150 2 Lợi nhuận trước thuế 265.929.469 2.450.309.669 3.067.243.637 5.175.047.085 14.306.394.427 3 Lợi nhuận sau thuế 265.929.469 1.715.124.928 2.208.415.419 3.720.513.363 13.806.728.109 4 Giá trị TSCĐ bình quân 105.452.088.915 110.626.916.144 117.626.916.144 122.939.832.433 129.138.951.511 5 Vốn lưu động bình quân 168.500.000.000 117.363.327.688 208.444.864.375 258.095.195.560 405.507.637.190 6 Tổng CPSX trong năm 13.961.088.000 15.649.213.863 19.988.626.334 18.110.140.120 19.846.169.217 * Nhận xét: Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy: Doanh thu của công ty năm 2007 tăng 181.229.764.549 đồng so với năm 2006, tương ứng 129%. Chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp đã thu hút được khách hàng, chính vì thế mà sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn trong năm 2006. Chỉ riêng doanh thu xuất khẩu của năm 2007 thôi đã tăng 116.398.589.871đồng, tương ứng với tốc độ 114%. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2007 tăng 9.131.347.342đồng so với năm 2006, tương ứng là 276%. Điều này cho ta thấy sau quá trình kinh doanh, doanh nghiệp đã tạo được nguồn tích luỹ để tái sản xuất và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Nhìn chung, các chỉ tiêu trên tại doanh nghiệp tăng đáng kể qua mỗi năm. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2004 tăng một lượng tương đối so với năm 2003 là 644%. Như vậy chứng tỏ đây là một năm với nhiều thuận lợi về các chính sách như sự phát triển nguồn nhân lực, trí lực của Công ty. Còn trong 2 năm 2005, 2006 thì tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt một mức độ nhất định tương ứng khoảng 127%/năm. Song năm 2007 so với năm 2006 la 371% đây cũng là một thắng lợi của Công ty trước tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, như yếu tố vốn, thị trường…Vậy trong tương lai doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong các khâu để kinh doanh đạt hiệu quả cao,nhăm nâng cao chất lượng của cuộc sống cho người lao động. Qua các chỉ tiêu và số liệu trên cho ta thấy tình hình hoạt động của Công ty được duy trì tốt và có chiều hướng ngày càng phát triển, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. II.2. Tình hình nguồn nhân lực: Theo báo cáo tình hình nguồn nhân lực của công ty vào 31/12/2007, thì sự biến động của công ty không có gì thay đổi lớn ngoài việc lao động tăng bình quân hàng năm của doanh nghiệp vẫn là: 14,5%. Nguồn lao động bình quân của công ty qua 3năm 2005 đến 2007 sẽ được thể hiện trong báo cáo của phòng tổ chức hành chính của Công ty như sau: Tình hình tăng giảm lao động của Công Ty 05 -07 TT Năm 2005 2006 2007 06/05 07/06 +/- % +/- % 1 LĐ trong biên chế 4057 4609 5022 522 13,606 413 8,96 Nhà máy, XN 3903 4418 4821 515 13,195 403 9,12 Phòng ban 154 191 201 37 24,026 10 5,23 2 Lao đông HC 406 374 1257 -32 -7,882 883 36,096 Nhà máy, XN 365 350 1218 -15 -4,110 868 48,00 Phòng ban 41 24 39 -17 -41,463 15 6,25 3 Tổng số LĐ 4463 4983 6279 520 11,651 1296 26,008 Nam 753 860 1115 107 14,210 255 29,651 Nữ 3710 4123 5164 410 11,051 1041 25,248 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Trong tổng số lao động của Tổng Công ty, ta nhận thấy lao động nữ chiếm tỷ lệ rất lớn do đặc thù của ngành dệt may. Số lao động nam trong Tổng Công ty hiện nay thường thuộc các bộ phận phục vụ, một số nằm trong đội ngũ quản lý. Qua 3năm 05 – 07 lao động của công ty đã tăng thêm 1816 người, bình quân mỗi năm doanh nghiệp tăng thêm 20% lao động trong đó nhân lực tăng thêm thuộc bộ phận văn phòng là 16% trong năm 2006 và giảm tỷ lệ lao động hợp đồng ở bộ phận văn phòng năm 2007 là 18%, trong khi đó lao động biên chế lại tăng 37%. Sỡ dĩ lao động của Công ty thuộc bộ phận văn phòng tăng nhiều do Công ty chuyển đổi từ nhà máy dệt Phương Bắc sang Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Phương Bắc cuối năm 2006 và thành lập các công ty con từ một số các xí nghiệp nhà máy của Công ty lên. Lao động tại các bộ phận xí nghiệp tăng 10% so với cùng kỳ năm 2005. III. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT. III.1. Dây chuyền sản xuất sản phẩm: Sơ đồ biểu diễn quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy III Nguyên vật liệu Kho Kỹ thuật Sơ đồ Tổ cắt Tổ may Tổ KCS Hoàn thành Nhập kho thành phẩm Chú thích: - Nguyên vật liệu từ khách hàng cung cấp được nhập kho. - Tổ kỹ thuật: nhận tài liệu từ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu may, sau đó đề ra chỉ tiêu cho từng mặt hàng, làm bảo mẫu, lên sơ đồ, mang mẫu chuyển xuống tổ cắt. - Tổ may: Nhận bán thành phẩm, phụ liệu từ các tổ cắt tiến hành công việc may theo từng công đoạn được may, khi hoàn thành công việc chuyển cho tổ KCS. - Tổ KCS: Kiểm tra sản phẩm của công nhân làm ra có đảm bảo quy cách, chất lượng hay không sau đó chuyển giao cho tổ hoàn thành. - Tổ hoàn thành: Nhận sản phẩm từ tổ KCS tiến hành công đoạn cuối cùng là ủi, phân loại kích cỡ và đóng gói nhập kho thành phẩm. III.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất. III.2.1. Phương pháp sản xuất: Nhà máy tiến hành sản xuất theo phương thức FOB và gia công. Để sản xuất đạt chất lượng cao thì ngoài yếu tố nhân lực, nguyên phụ liệu đầu vào đòi hỏi nhà máy phải có thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất. Qua sơ đồ trên ta thấy sản phẩm của nhà máy trải qua nhiều giai đoạn sản xuất liên tục, khép kín, sản phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau. Chính vì thế nếu sản phẩm bị ngưng trệ tại một khâu nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn tiếp theo nên đòi hỏi các bộ phận phải được kiểm tra chặt chẽ và phải có trình độ chuyên môn. III.2.2 Máy móc, thiết bị sản xuất: Là một doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dệt may nên máy móc thiết bị là một yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất. Ý thức được điều đó doanh nghiệp đã chủ động đầu tư máy móc thiết bị từ các nước công nghệ tiên tiến về đơn vị sản xuất nhằm nâng cao tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để cạnh tranh với hãng dệt may các nước như Trung Quốc, Ấn Độ. Do đó máy móc của ngành may được doanh nghiệp liên tục cải tiến, đầu tư bổ sung để sản phẩm xuất ra giữ được uy tín thương hiệu nâng cao năng suất chất lượng tạo lập vị thế mới trên thị trường. Dưới đây là một số máy móc thiết bị của nghành may phục vụ cho SXSP Stt Tên thiết bị ĐVT Nước sản xuất Năm sản xuất Số lượng đặc trưng KT 1 Máy may 01 kim Bộ Nhật 98-99 1823 400W 2 Máy may 02 kim Bộ Nhật 97-2004 616 250W 3 Máy đính cúc Bộ Nhật 97-2004 87 400W 4 Máy đính bộ Bộ Nhật 97 73 400W 5 Máy vắt sổ Bộ Nhật 97 331 250W 6 Máy dập nút Bộ Đài Loan 2004 59 100W 7 Máy cắt Bộ Đài Loan 97-2001 67 200W 8 Máy khác Bộ Nhật,đài loan 97-2007 351 9 Tổng cộng 3.470 III.2.3 Bố trí mặt bằng, nhà xưởng. - Nhà máy may III nằm trong khu vực của Tổng Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Phương Bắc là một nhà máy thuộc Công ty, bắt đầu hình thành từ nhà máy may I và đưa vào sử dụng từ ngày 15tháng 05 năm 2000. - Nhà máy may III có hệ thống kho tàng xuyên suốt khép kín bao bọc 2 phân xưởng, nhà làm việc, công trình phúc lợi. - Mặt bằng nhà máy sử dụng với diện tích: 2140m2 Trong đó: + Xưởng cắt: 440m2 + Xưởng may: 1000m2 + Nhà kho: 200m2 + Còn 500m2 là nhà làm việc và công trình phúc lợi. Trong các phân xưởng, nhà kho, nhà máy đã lắp đặt hệ thống thông gió và ánh sáng rất khoa học để tạo điều kiện tốt cho sản xuất. III.2.4 An toàn lao động: Ngoài việc đẩy mạnh công việc sản xuất, nhà máy cũng rất quan tâm đến công nhân lao động và luôn đặt an toàn cho người lao động lên cao. Chính vì vậy nhà máy đã trang bị đầy đủ những đồ dùng bảo hộ tốt cho công nhân, phân xưởng nào cũng có bình chữa cháy, nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu cho người lao động. IV.Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của nhà máy: IV.1 Tổ chức sản xuất: - Loại hình sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Sản phẩm rất đa dạng, mỗi sản phẩm yêu cầu về mặt kỹ thuật và trình tự thực hiện các công đoạn cũng khác nhau đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật và công nhân sản xuất phải có tay nghề cao. - Chu kỳ sản xuất ngắn bởi vì sản phẩm của nhà máy chủ yếu là hàng may mặc nên phải có kế hoạch sản xuất theo thời vụ: xuân, hè, thu, đông, hay sản xuất theo đơn đặt hàng…Đây là một điều kiện tiên phong, thuận lợi nhất để nhà máy đẩy nhanh tốc độ sản xuất, chu chuyển sản phẩm, vốn kinh doanh, tăng nhanh tích luỹ. IV.2 Kết cấu sản xuất: - Để bố trí sản xuất phù hợp với yêu cầu của quy trình công nghệ, cơ cấu sản xuất của công ty được trình bày qua sơ đồ sau: Công ty bộ phận sx chính bộ phận sx chính bộ phận sx phụ trợ Tổ mài kéo Tổ sửa chữa điện Nhà máy may I Nhà máy may II Nhà máy may III Nhà máy may Minh trí Nhà máy may HoaLư Tổ cung ứng NVL Tổ chuyên cấp phát NVL -Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm của công ty, bộ phận này bao gồm: Nhà máy I. Nhà máy II. Nhà máy III. Nhà máy may Minh Trí. Nhà máy may Hoa Lư. -Bộ phận phục vụ sản xuất: là bộ phận thực hiên các công việc phục vụ cho bộ phận sản xuất chính. Như vận chuyển vải, chỉ tư kho tới nơi sản xuất, giao thành phẩm cho khách hàng. Cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. -Bộ phấn sản xuất phụ trợ: là bộ phận làm nhiệm vụ tạo điều kiện cho bộ phận sản xuất chính thực hiện tốt công việc của mình. Chẳng hạn như: +Tổ mài kéo phục vụ cho tổ cắt, tổ ủi đồ phục vụ cho bộ phận là ủi để trang phục không bị nhăn, bắt mắt người tiêu dùng. + Tổ sửa chữa cơ điện: phục vụ điện cho quá trình sản xuất và sửa chữa định kỳ hay đột xuất máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh V. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: V.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CÔNG TY MẸ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG TƯ VẤN - Tuyển dụng Lương Thi đua Kỷ luật Giá Thanh lý KHKT Bảo hộ lao động Hoà giải TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ & GĐ ĐIỀU HÀNH PHÓ TGĐ & GĐ ĐIỀU HÀNH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH XNK SỢI PHÒNG KINH DOANH XNK MAY PHÒNG KTĐT-QLÝ C. LƯỢNG SPHẨM PHÒNG KỸ THUẬT CN MAY PHÒNG QLCL MAY TTÂM KINH DOANH THỜI TRANG V.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. V.2.1.Công ty mẹ: Là tổng công ty cổ phầncó vốn góp của Nhà nước, bao gồm bộ máy quản lí, các phòn ban chức năng, văn phòng đại diện các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Công ty mẹ thực hiện các chức năng kinh doanh độc lập, đầu tư vốn vào các Công ty con, các Công ty liên kết va có quyền lợi cũng như nghĩa vụ đói với các Công ty theo đièu lệ Công ty mẹ và tuân thủ các qui định của luật pháp. V.2.2.Bộ máy lãnh đạo: a.Hội đồng quản trị:Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh Tổng công ty không thuôc thảm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc có thời hạn không quá 3 năm. b.Ban kiểm soát: Bao gồm 3 thành viên, được đề cử theo điều lệ của Tổng công ty và được đại hội cổ đông bầu.Ban kiem soát chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của công ty mẹ theo điều lệ của công ty mẹ. Để đảm bảo tính độc lập trong công tác quản lí và giám sáthoạt động của doanh nghiệp, trưởng ban kiểm soát không thuộc nhóm cổ đông nắm giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc, kế toán trưởng. c.Ban tổng giám đốc:Bao gồm Tổng giám đốc va các phó Tổng giám đốc, giám đốc điều hành. Tổng giám đốc do hội đồng quản trị Công ty mẹ quyết định, bổ xung nhiệm, miễn nhiệm. Tổng giám đốc làđại diẹn theo pháp luật của Tổng công ty và điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty. d.Các phòng ban chức năng: -Phòng hành chính nhân sự: Phụ tráchcông tác nhân sự trong công ty, theo dõi tình hình lao động của công ty từ đó tham mưu với cấp trên va chế đọ khen thưởng, đề bạt cũng như các chế độ liên quan đến công nhân. -Phòng tài chính kế toán: +Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính kế toán: là người chịu trách nhiệm về việc thực hiện công tác thống kê, kế toấn tài chính. Tham mưu hạch toán kinh doanh cho công ty. Tham mưu với cấp trên về việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và tài sản từ đó giải quyết kịp thời các nhu cầu về nguồn vốn. Kiểm tra tình hình thu chi, thanh toán, đề xuất các giải pháp vay và sử dụng các nguồn vốn. Phụ trách việc liên hệ trực tiếp với ngân hàng. - Phòng kế hoạch đầu tư: Lập các kế hoạch đầu tư, xây dựng kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Cung ứng phụ liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược tác nghiệp theo định kỳ. Giao dịch đàm phán với khách hàng trong nước và ngoài nước cũng như các chứng từ giao dịch, kê khai hàng xuất nhập khẩu đúng quy định và kịp thời. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: — Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Sợi: + Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại tìm chọn khách hàng đàm phán - đề xuất ký kết mua – bán - xuất khẩu các loại sản phẩm Sợi; nhập khẩu nguyên liệu phụ liệu; Vật tư phụ tùng - thiết bị phục vụ sản phẩm sợi. + Lập các thủ tục xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu - vật tư phụ tùng thiết bị phục vụ sản xuất sợi theo đúng quy định, hợp đồng đã ký và thanh lý hợp đồng với khách hàng sau khi thực hiện xong. + Lập và triển khai kế hoạch sản xuất sợi theo đúng các cam kết hợp đồng đã ký với khách hàng và báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất sợi. Quản lý kho nguyên liệu Bông – Xơ — Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu May: + Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại tìm chọn khách hàng đàm phán - đề xuất ký kết các hợp đồng gia công – sản xuất hàng ngày. + Lập và triển khai kế hoạch sản xuất hàng may theo đúng các cam kết hợp đồng đã ký với khách hàng và báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất hàng may ở các đơn vị thành viên. + Lập các thủ tục xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu - vật tư phụ tùng thiết bị sản xuất hàng may theo đúng quy định, hợp đồng đã ký và thanh lý hợp đồng với khách hàng sau khi thực hiện xong. + Quản lý văn phòng đại diện, các kho nguyên phụ liệu sản phẩm may. + Tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tác thị trường, kế hoạch sản xuất – kinh doanh và công tác kinh doanh xuất nhập khẩu May. - Phòng Kỹ thuật đầu tư - Quản lý chất lượng sản phẩm: + Xây dựng – Trình ban hành - Kiểm tra – Báo cáo tình hình thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật sử dụng nguyên vật liệu - điện dùng cho sản xuất sợi; Lịch xích bảo trì thiết bị - năng suất - hiệu suất hoạt động của thiết bị sợi; quy trình vận hành thiết bị sợi và các thiết bị điện - thiết bị áp lực của công ty ở các đơn vị và tổ chức kiểm định định kỳ các thiết bị điện - thiết bị áp lực theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. + Nghiên cứu – xây dựng - đề xuất phương án sản xuất các loại sản phẩm sợi mới thích hợp với nhu cầu thị trường. + Nghiên cứu - khảo sát - lập các dự án khả thi đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và đầu tư phát triển sản xuất nghành sợi-may của công ty theo đúng các qui định hiện hành của Nhà nước về đầu tư và xây dựng cơ bản. +Nghiên cứu đè suất các giải pháp - phương án ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất và quản lí mang lại hiệu quả. +Kiểm tra đánh giá - tổng hợp - đề khen thưởng các đề tài khoa học-các sáng kiến-tiết kiệm của CBCNV Công ty đột suất và hàng năm. +Quản lý - đánh giá – báo cáo – đè xuất các giải pháp đảm bảo môi trường và công tác kỹ thuật - đầu tư của công ty theo qui định. Tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm sợi; vhất lượng nguyên liệu Bông – Xơ - Phụ tùng thiết bị sợi gia công ngoài - nhập khẩu trước khi Xuất - nhập kho Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả kiểm tra chất lượng. -Phòng kỹ thuật công nghệ may: +Xây dựng các định mức kinh tê - kỹ thuật sử dụng nguyên vật liệu sản xuất – gia công các loại sản phẩm may cua Công ty và kiểm tra báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị. +thiết kế thông số kỹ thuật, giá cữ, sơ đồ, may mẫu các loại sản phẩm may theo đơn đặt hàng hoặc phục vụ vho sản xuất kinh doanh hàng may của Công ty thích ứng với thị hiếu tiêu dùng hoặc theo yêu cầu của khách hàng. +Xây duựng quy trình vận hành - bảo trì các thiết bị máy của Công ty và kiểm tra báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị. +Lập dự án khả thi đầu tư đổi mới thiết bị và phát triển mở rộng sản xuất may của Công ty. +Cùng với phòng KD – XNK May làm việc với khách hàng và thống nhất các yêu cầu kỹ thuấtản xuất, gia công may của công ty với khách hàng trước khi Tổng giam đốc Công ty ký kết hợp đồng với khách hàng. -Phòng Quản lý chất lượng may: Tổ chức kiểm tra hướng dẩn các Nhà may – Xí nghiệp May – kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng may theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng và Công ty ban hành. +Tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào trước khi nhập kho xuất giao cho các đơn vị sản xuất. Làm việc với các Nhà máy – Xí nghiệp – Phòng kỹ thuật công nghệ may và khách hàng xác nhận chất lượng sản phẩm may đã sản xuất trước khi xuất hàng cho khách hàng để đảm bảo việc thanh toán. +Cùng với việc Tổ chức hành chính hướng dẫn - kiểm tra các Nhà máy – Xí nghiệp may thực hiện các chính sách xã hội theo tiêu chuẩn SA: 8000. -Trung tâm kinh doanh thời trang: +Thực hiện các nhiệm vụ tiếp thị, nghiên cứu thị hiếu - mẫu mã sản phẩm may mặc tiêu dùng trong nước để thiết kế và lập kế hoạch gia công các loại sản phẩm may mặc phục vụ hoạt động kinh doanh ở các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Công ty. +Tổ chức tham gia các hội chợ - triển lãm sản phẩm trong nước và thế giới nhằm quảng bá thương hiệu và các loại sản phẩm của Công ty. +Tổ chức hoặc liên doanh với các đơn vị trong ngành để tổ chức các đại lý - cửa hàng – siêu thị giới thiệu và bán sản phẩm may mặc của Công ty và các đơn vị trong ngành theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. V.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý công ty: Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy: Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với 6 công ty con, 3 nhà máy trực thuộc chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Công ty mẹ. Quan hệ điều hành giữa các bộ phận liên kết với nhau một cách chặt chẽ và có hệ thống. Các phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng đều chịu sự quản lý của ban giám đốc. Cụ thể: Như phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng KDXNK may chịu sự quản lý của giám đốc điều hành. Phòng kỹ thuật đầu tư - quản lý chất lượng sản phẩm, phòng quản lý chất lượng may, phòng kỹ thuật công nghệ may chịu sự quản lý của giám đốc kỹ thuật. Tuy có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng các phòng ban này có sự hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ: Phòng hành chính nhân sự theo dõi tình hình lao động, cung cấp số liệu cho phòng kế toán tính quỹ lương và cân đối thu chi trong các dịp lễ tết, thưởng. Phòng tài chính kế toán: Tổng hợp nguồn vốn và lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn để các phòng kinh doanh có cơ sở tiến hành sản xuất sản phẩm. Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, là mối quan hệ trực thuộc chức năng, với tầm quản lý rộng. VI. Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của Công ty: VI.1 Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào”: VI.1.1 Yếu tố đối tượng lao động: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sao Phương Bắc là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng dệt may sản phẩm chủ yếu là: Áo Jacket, sơ mi, T – Shirt, Polo – Shirt, đồ bảo hộ lao động, quần âu…Nên nguyên vật liệu rất đa dạng và phong phú. Đối với ngành dệt may nguyên vật liệu chủ yếu là vải Cotton, sợi polyester, các hoá chất cần thiết, thuốc nhuộm. Tại công ty nguyên vật liệu chiếm 70% tỷ trọng sản phẩm, do đó nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào đồng thời nó sẽ góp phần tăng nhanh vòng quay vốn và đạt hiệu quả cao. Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và chức năng của nguyên vật liệu tại công ty được phân ra như sau: Nguyên vật liệu chính: Phục vụ chủ yếu cho bộ phận sản xuất sản phẩm. +Vải các loại: Vải Cotton chải thô, vải cotton chải kỹ, vải pha sợi T/C… +Chỉ sợi các loại: chỉ may cho từng loại sản phẩm sợi polyester… Vật liệu phụ: Được dùng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng của sản phẩm. Vật liệu phụ ở Công ty có nhiều loại như các hoá chất, thuốc nhuộm, dây kéo, khuy, khoá… Mặt hàng ĐVT số lượng Nhà cung cấp Đơn Giá Vải cotton Mét 95.390.222 Hàn Quốc 20.000đ/met Vải sợi tổng hợp Mét 350.342.000 Nam Định 15.000đ/met Chỉ may Cuộn 50.789.340 Việt Nam 3.000đ/cuộn Dây kéo Cái 150.585.000 Thái Lan 2.000đ/cái Bảng thống kê nguyên vật liệu mua vào cần dùng tại công ty năm 2007 Năng lượng: Tham gia quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm, bên cạnh NVL chính, VLP thì doanh nghiệp cần phải tiêu tốn thêm một khoản năng lượng gồm xăng, dầu Diezell…Bình quân một năm, năng lượng sử dụng của công ty chiếm tỷ trọng khoảng 15%. Giá cả: Để thuận tiện cho việc theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu Công ty sử dụng phương pháp tính giá vật liệu theo giá thực tế. Vì công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh nên nguyên vật liệu tăng giảm liên tục, do đó công ty đã xác định giá nguyên vật liệu theo giá thực tế. Tính chất của Công ty là ngành may mặc nên nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ rất đa dạng và phong phú, đủ kích cỡ, hình dáng và màu sắc mà ngày nay trên thị trường có nhiều loại nên Công ty dễ dàng trong việc lự._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21414.doc
Tài liệu liên quan