Báo cáo Thực tập tại Công ty Trung tâm thiết bị Ngân hàng và Máy văn phòng Toàn Phong

LỜI MỞ ĐẦU Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung, công tác kế toán luôn được chú trọng ở tất cả các doanh nghiệp vì tầm ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp. Chức năng của kế toán là ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý những thông tin này giúp họ có được các cơ sở để đưa ra các quyết định phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, thông tin này còn là cơ sở

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Trung tâm thiết bị Ngân hàng và Máy văn phòng Toàn Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho các nhà đầu tư và đối tượng sử dụng khác khi đưa ra các quyết định… Vì vậy, thực tập tốt rất quan trọng đối với mọi sinh viên, trong thời gian thực tập sẽ giúp cho sinh viên trong việc vận dụng được những lý luận đã được học tại trường, và kết hợp với thực tế thu nhận được từ công tác kế toán tại đơn vị thực tập. Qua đó sẽ tạo điều kiện giúp cho sinh viên củng cố được kiến thức thực tế về nghề nghiệp, không bị bỡ ngỡ khi ra trường. Là sinh viên chuyên ngành kế toán em đã hiểu rõ hơn rất nhiều về công tác kế toán, tổ chức kế toán thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty Trung Tâm Thiết Bị Ngân Hàng Và Máy Văn Phòng Toàn Phong. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo: PGS.TS QUÁCH ĐỨC PHÁP và sự giúp đỡ của các cô, chú trong phòng kế toán Công ty, em đã hoàn thành báo cáo thực tập này. Tuy nhiên do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý bổ sung để củng cố kiến thức của bản thân và để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Báo cáo thực tập của em gồm có ba phần chính như sau: Phần I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP TRUNG TÂM THIẾT BỊ NGÂN HÀNG VÀ MÁY VĂN PHÒNG TOÀN PHONG Phần II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRUNG TÂM THIẾT BỊ NGÂN HÀNG VÀ MÁY VĂN PHÒNG TOÀN PHONG Phần III: MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRUNG TÂM THIẾT BỊ NGÂN HÀNG VÀ MÁY VĂN PHÒNG TOÀN PHONG Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRUNG TÂM THIẾT BỊ NGÂN HÀNG VÀ MÁY VĂN PHÒNG TOÀN PHONG 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Trung Tâm Thiết Bị Ngân Hàng Và Máy Văn Phòng Toàn Phong 1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty. Tên Công ty: Công ty Trung Tâm Thiết Bị Ngân Hàng Và Máy Văn Phòng Toàn Phong Địa chỉ Doanh nghiệp: 298 Lê Trọng Tấn- Thanh Xuân- Hà Nội Số tài khoản: 79002211000009 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Điện thoại: 04 62800721 - Fax: 04 628 0958 Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp thương mại (DNTM). Ngày thành lập: 24/01/1983 Công ty Trung Tâm Thiết Bị Ngân Hàng Và Máy Văn Phòng Toàn Phong là một doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Được tổ chức và hoạt động dưới sự giám sát của bộ giáo dục và sau đó là theo luật doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 8 khoá 8 thông qua ngày 20/12/1990 ban hành. Đến ngày 31/12/2004 Công ty tiến hành cổ phần hoá, ngày 10/03/2006 chính thức đổi tên thành Công ty Trung Tâm Thiết Bị Ngân Hàng Và Máy Văn Phòng Toàn Phong. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là mặt hàng sách giáo khoa, sách tham khảo là sản phẩm độc quyền của bộ giáo dục và đào tạo. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt như: Sách nghiệp vụ sư phạm, Sách nâng cao kiến thức xã hội, đồ dùng giảng dạy, học tập và các thiết bị khác… Quy mô của doanh nghiệp (Tổng số vốn và lao động của Doanh nghiệp). Vốn điều lệ: 3,2 tỷ đồng Tổng số lao động của Công ty là: 50 1.2. Ngành nghề kinh doanh, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh Kinh doanh mua bán các mặt hàng thiết bị văn phòng như máy in, máy quét, máy tính và các thiết bị khác… 1.2.2. Chức năng Hiện tại Công ty đang hoạt động kinh doanh với vai trò là một Công ty phân phối các mặt hàng thiết bị có nguồn gốc trong nước và nước ngoài. Như vậy chức năng chính của Công ty là tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại. Công ty luôn tuân thủ các chế độ quản lý kinh tế của nhà nước. 1.2.3. Nhiệm vụ - Tuân thủ các chính sách, chế độ của nhà nước có liên quan đến hoạt động Kinh Doanh của Công ty, thực hiện nghiêm chỉnh hoạt động kinh tế. - Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tận dụng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đóng góp không ngừng vào ngân sách Nhà nước. - Nghiên cứu thị trường và thực hiện phương án kinh doanh có hiệu quả. - Công ty không ngừng cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng và áp dụng nhiều phương pháp bán hàng bán hàng như: giảm giá, khuyến mãi và các phương pháp thanh toán khác.. Ngoài ra trong quá trình hoạt động công ty luôn chú trọng đến các hoạt động xã hội… 2. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty năm 2007-2008 Trải qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, Công ty Trung Tâm Thiết Bị Ngân Hàng Và Máy Văn Phong Toàn Phong đã không ngừng phát triển. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, công ty ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các mặt hàng khác đang bị mất dần đi thị phần. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường, nhưng với sự cố gắng của tất cả cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được mức doanh thu ổn định và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện qua một số chỉ tiêu của năm như sau: (phụ lục 1 trang 8 PI). 3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Sơ đồ 1 trang 1 PL) - Giám đốc: là người giữ vai trò điều hành chung của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh của DN. Quản lý kế toán tài chính theo đúng chế độ của nhà nước ban hành. - Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc các mặt công tác do giám đốc phân công, để thay mặt giám đốc giải quyết một số công việc của công ty. Phó giám đốc chịu trách nhiệm pháp lý trước giám đốc và trước pháp luật về những công việc do mình làm. - Phòng kế hoạch kinh doanh: Giúp Giám đốc trong quá trình nghiên cứu nhu cầu thị trường tìm kiếm nguồn khách hàng, quảng cáo, xúc tiến tiêu sản phẩm, thực hiện các dịch vụ sau bán hàng và đưa ra các kế hoạch, mặt hàng mới vào kinh doanh để phù hợp với thị hiếu khách hàng. - Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý tài chính, quản lý nguồn vốn kinh doanh. Có trách nhiệm tham mưu cho quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động tài chính, tổ chức và các giao dịch với các cơ quan tài chính quyền địa phương pháp về hoạt động. - Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm thực hiện các công tác có liên quan hành chính, tổ chức và các giao dịch với các cơ quan chính quyền địa phương về các hoạt động. - Phòng quản lý cửa hàng: Địa điểm tại trung tâm TP Hà Nội có trách nhiệm quản lý và giám sát trực tiếp các hoạt động mua bán của các cửa hàng, luôn cung cấp đầy đủ các thông tin về các mặt hàng được lưu thông và chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động lưu thông hàng hoá trước Công ty. Phòng Quản lý cửa hàng gồm: * Tổ bán hàng: thực hiện các nghiệp vụ bán hàng, tiếp nhận thông tin về nhu cầu, ý kiến khách hàng về từng loại mặt hàng của Công ty sau đó chuyển thông tin khách hàng về phòng kinh doanh. * Tổ giao hàng: thực hiện nhiệm vụ giao hàng cho khách hàng/ * Thủ kho: theo dõi tình hình nhập - xuất hàng hoá ở kho của Công ty. Các phòng ban trên đây không chỉ hoàn thiện nhiệm vụ của mình mà cón phối hợp lẫn nhau để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục và hiệu quả. Ngoài ra còn hướng dẫn bộ phận cấp dưới thực hiện các Quyết định. Tất cả những điều đó nhằm tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có thể phát huy hết năng lực của bản than nhằm đảm bảo cho sự phát triển của Công ty. PHẦN II TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRUNG TÂM THIẾT BỊ NGÂN HÀNG VÀ MÁY VĂN PHONG TOÀN PHONG 1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty (Sơ đồ 2 trang 2 PL) + Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, phụ trách công tác tài chính chung của toàn Công ty. Tham mưu cho Ban Giám đốc về mặt quản lý tài chính chung và sử dụng vốn có hiệu quả. Quản lý điều hành bộ máy kế toán, kiểm tra đôn đốc tình hình hoạch toán kế toán của từng nhân viên. Hướng dẫn kê khai thuế GTGT theo mẫu biểu của Nhà nước, tính toán và nộp cho các loại thuế theo quy định. Tiến hành quyết toán và lập báo cáo tài chính… + Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ thu nhập số liệu từ bộ phận kinh doanh khác để lên báo cáo về tình hình công nợ, tài chính và kết quả kinh doanh của DN. + Kế toán bán hang: Theo dõi tình hình bán của công ty, thu thập chứng từ gốc, kiểm tra xử lý các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ bán hang, xuất, nhập, tồn hàng. Sau đó thống kê thong tin, số liệu chính xác vào các sổ: sổ chi tiết, Sổ cái tài khoản có liên quan. + Kế toán tiền lương: kế toán tiền lương chịu trách nhiệm tính lương, các khoản trích theo lương và ghi chép các chứng từ, vào sổ… + Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình thanh toán và công nợ, nợ phải thu của khách hàng, nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả phải nộp khác. 2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng ở Công ty + Niên độ kế toán: Từ 01/01/N đến 31/12/N + Phương pháp tính trị giá xuất hàng tồn kho: Phương pháp đích danh + Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên + Kỳ lập báo cáo tài chính của Công ty: Quý, năm. + Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ + Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ + Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp tuyến tính + Tổ chức bộ máy kế toán: theo mô hình kế toán tập trung + Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ Số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Hình thức “Nhật ký chung” và sử dụng phần mềm kế toán như: Fast, Việt Sun acsof. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung: (Sơ đồ 3 trang 3 Pl) Cấu trúc chương trình Kế toán máy tại Công ty: (Sơ đồ 4 trang 4Pl) phù hợp với quy định của Bộ Tài chính. - Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3. Tổ chức công tác kế toán, phương pháp kế toán và một số phần hành chủ yếu tại Công ty Trung Tâm Thiết Bị Ngân Hàng Và Máy Văn Phòng Toàn Phong 3.1. Kế toán Tài sản cố định 3.1.1. Đặc điểm và phân loại tài sản cố định - Cơ sở hạ tầng: 1 trụ sở 2 tầng, 1 nhà kho, 3 quầy bán hàng trung tâm TP Hà Nội, 8 quầy, đại lý bán hàng ở các trung tâm Huyện và một số quầy bán lẻ khác. - Thiết bị máy móc: 2 ô tô con và 2 ô tô vận tải hạng nhẹ, 8 máy vi tính, máy phô tô, máy in, điều hoà… * Đánh giá tài sản cố định Đánh giá TSCĐ, Công ty đánh giá theo nguyên giá TSCĐ do mua sắm và giá trị còn lại của TSCĐ. (Phụ lục 2 trang 9Pl) * Xác định nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế + Chi phí khác kèm theo + Thuế NK (nếu có) - Chiết khấu (nếu có) * Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm 12 tháng Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm * Xác định giá trị còn lại của TSCĐ Giá còn lại = Nguyên giá - Số hao mòn luỹ kế 3.1.2. Kế toán chi tiết tài sản cố định Để phục vụ cho nhu cầu thong tin một cách cụ thể, chi tiết đối với từng loại, nhóm và đối tượng ghi TSCĐ để quản lý và kế toán quản trị TSCĐ cần thực hiện kế toán chi tiết TSCĐ theo địa điểm sử dụng và tại phòng kế toán đơn vị. Việc ghi sổ và kế toán chi tiết TSCĐ cần tiến hành theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật lắp ráp và phụ tùng kèm theo hoặc những vật thể riêng biệt về mặt kết cấu dung để thực hiện những chức năng độc lập nhất định. Đối tượng ghi TSCĐ vô hình cũng tài sản TSCĐ hữu hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ TSCĐ. * Kế toán chi tiết tại các cửa hàng, đại lý Để phục vụ yêu cầu quản lý, theo dõi TSCĐ theo địa điểm sử dụng. Công ty đã mở “Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” cho từng bộ phận, đơn vị nhỏ. Sổ này để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong thời gian sử dụng tại Công ty trên cơ sở các chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ. Mẫu sổ tài sản theo đơn vị sử dụng. * Kế toán chi tiết tại phòng kt - Tài khoản sử dụng: TK 211, TK 213, TK 214 Kế toán căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế toán mở thẻ TSCĐ theo mẫu thống nhất. Đồng thời kế toán dựa vào bảng kê tăng, giảm TSCĐ và lập phiếu tăng, giảm TSCĐ. - Chứng từ sử dụng: Hoá đơn; Hợp đồng mua bán; Phiếu tăng TSCĐ; Quyết định thanh lý; Nhượng bán; Điều tiết của các cấp có thẩm quyền quyết định. 3.1.3. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ * Chứng từ kế toán sử dụng: Biên bản giao nhận tài sản, hoá đơn thuế GTGT, thẻ TSCĐ, số cái TK 211 (Phụ lục 3 trang 10 Pl) biên bản thanh lý TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao, biên bản đánh giá lại, thanh lý TSCĐ… * Tài khoản sử dụng: TK 211, TK 212, TK 213, TK 214 và TK khác có liên quan. * Kế toán tăng TSCĐ - Ví dụ 1: Ngày 13/08/20008 công ty mua một ô tô tải (Vinaxuki) giá mua chưa thuế GTGT là 350.000.000đ. Thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng chuyển khoản. Bút toán 1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211 350.000.000đ Nợ TK 133 35.000.000đ Có TK 112 385.000.000đ Bút toán 2: Kết chuyển bằng nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 441 385.000.000đ Có TK 414 385.000.000đ * Kế toán giảm TSCĐ Ví dụ 2: Ngày 20/08/2008 công ty thanh lý một TSCĐ (Xe máy) nguyên giá là 25.000.000đ giá trị khấu hao là 20.000.000đ (đã bao gồm thuế đầu vào), thu từ thanh lý 5.500.000đ bằng tiền gửi ngân hàng (bao gồm thuế 10% đầu ra). Kế toán định khoản: Bút toán 1: Phản ánh nguyên giá TSCĐ giảm Nợ TK 214 20.000.000đ Nợ TK 811 5.000.000đ Có TK 211 25.000.000đ Bút toán 2: Phản ánh số chi phí về thanh lý TSCĐ Nợ TK 811 5.000.000đ Nợ TK 133 (1) 500.000đ Có TK 112 5.500.000đ Bút toán 3: Phản ánh số tiền thu về thanh lý TSCĐ Nợ TK 112 5.500.000đ Có TK 711 5.000.000đ Có TK 333 (1) 500.000đ 3.2. Kế toán vốn bằng tiền 3.2.1. Kế toán vốn bằng tiền - Tiền mặt tồn quỹ - Tiền gửi ngân hàng - Tiền đang chuyển 3.2.2. Tài khoản sử dụng TK 111, TK 112, TK 113 3.2.3. Kế toán tiền mặt (sơ đồ 5 trang 5 Pl) + Chứng từ sử dụng: Phiếu thu; Phiếu chi; Bảng kiểm kê quý. + Tài khoản sử dụng: TK 111 “Tiền mặt” + Phương pháp kế toán: Mọi nghiệp vụ thu chi phát sinh đều được kế toán lập các phiếu thu, phiếu chi và vào sổ nhật ký chung, sổ cái và sổ quỹ tiền mặt - Ví dụ : Căn cứ chứng từ số 0213, ngày 01 tháng 08 năm 2008, phiếu thu tiền mặt: Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt: 50.000.000, kế toán ghi Nợ TK 111: 50.000.000 Có TK 112: 50.000.000 3.2.4. Kế toán tiền gửi + Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ; Giấy báo có; Uỷ nhiệm thu; Uỷ nhiệm ghi; Séc chuyển khoản; Bảng sao kê của ngân hàng… + Tài khoản sử dụng: TK 112 “tiền gửi ngân hàng” + Phương pháp kế toán: Căn cứ vào các chứng từ do phát sinh như Giấy báo nợ; Giấy báo có; Uỷ nhiệm thu; Uỷ nhiệm ghi; Séc chuyển khoản… kế toán theo dõi, ghi chép và vào sổ theo chi tiết từng Ngân hàng, kho bạc công ty tài chính và vào sổ nhật ký chung, sổ cái. - Ví dụ: Chứng từ: Giấy báo có số 0313, ngày 03/08 năm 2008. Trường THCS Tô Hiệu đã thanh toán mua kỳ trước, số tiền 30.000.000. Kế toán ghi: Nợ TK 112: 30.000.000 Có TK 131: 30.000.000 3.2.5. Kế toán tiền đang chuyển + Tài khoản sử dụng: TK 113 “Tiền đang chuyển” + Chứng từ sử dụng: Phiếu chi; Séc chuyển khoản; Giấy báo nợ; Giấy báo có… - Ví dụ: Ngày 06 tháng 08 năm 2008, Công ty chuyển tiền gửi từ tài khoản TGNH để trả nợ nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ, số tiền 100.000.000; kế toán ghi: Nợ TK 113: 100.000.000 Có TK 112: 100.000.000 3.3. Kế toán hàng hoá 3.3.1. Kế toán tổng hợp hàng hoá - Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho; Biên bản kiểm tra hàng hoá; Hoá đơn GTGT; Hoá đơn bán hàng thông thường; Bảng kê mua hàng. - Tài khoản sử dụng; Kế toán sử dụng các TK 152, TK 153, TK 156 và các TK liên quan khác. 2.3.2. Đặc điểm và các phương pháp kế toán hàng hoá * Đặc điểm hàng hoá Hàng hoá của Công ty là tài sản dự trữ thuộc tài sản ngắn hạn sử dụng cho kinh doanh * Phương pháp kế toán chi tiết hàng hoá Hiện nay, Công ty sử dụng phương pháp sổ số dư, cuối tháng kế toán đối chiếu sổ chi tiết với thẻ kho (Phụ lục 4 trang 11 Pl) - Ví dụ: Ngày 10/08/2008, Công ty nhập kho mua sách của Nhà xuất bản giáo dục, tổng giá thanh toán là 45.000.000 đồng, thuế suất 5%, nhưng chưa trả tiền. Kế toán hạch toán: Nợ TK 156: 45.000.000 Nợ TK 133(1): 2.250.000 Có TK 331: 47.250.000 3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (Sơ đồ 6 trang 6 Pl) 3.4.1. Hình thức trả lương, Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương - Hình thức trả lương của Công ty: Công ty tiến hành trả lương theo thời gian. - Phương thức tính lương: Được tính theo hệ số lương và cấp bậc cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên của công ty. Tiền lương thời gian (tháng) = mức lương tối thiểu x hệ số lương 3.4.2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương * Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công làm them giờ, bảng phân bổ tiền lương và BHXH,… * Tài khoản sử dụng: TK 334 “Phải trả công nhân viên” TK 338 “Phải trả phải nộp khác” trong đó TK 338(2) “Kinh phí công đoàn” TK 338(3) “Bảo hiểm xã hội” TK 338(4) “Bảo hiểm y tế” Ngoài ra KT còn sử dụng các TK liên quan như TK 111, TK 112, TK 622, TK 641… * Phương pháp kế toán Hàng tháng trên cơ sở tính toán tiền lương phải trả cho nhân viên kế toán ghi sổ theo dõi định khoản Nợ TK 622, 641, 642 Có TK 334, 338 - Ví dụ: 15/08/2008 chi tiền mặt trả lương cho cán bộ công nhân viên 75.000.000đ kế toán hạch toán (Phụ lục 5 trang 12 Pl) Nợ TK 334 75.000.000 Có TK 111 75.000.000 3.4.3. Kế toán các khoản trích theo lương * Các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương của công ty bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ. Được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành (20% BHXH, 3% BHYT, trên quỹ lương cơ bản và 2% KPCĐ trên quỹ lương thực tế). * Phương pháp kế toán . - Trích BHXH, BHYT,KPCĐ NỢ TK 641,TK 642,TK 622…( trích 19% vào chi phí SXKD) Nợ TK 334 ( trích 6 % vào lương của người lao động ) Có TK 338 (TK 338(2),TK 338(3),TK 338(4),trích 25%) Trong đó : TK 338(2) trích 2% KPCĐ Tk 338(3) trích 20% BHXH TK 338(4) trích 3 % BHYT VD: đồng thời dtrích nộp BH XH, BHYT,KPCĐ, kế toán hoạch toán: Nợ TK 622 :14.250.000 Có TK 338(2) :1500.000 Có TK 338(3) :10.500.000 Có TK 338(4) :2.250.000 3.5 Kế toán bán hàng và xác định kết quản kinh doanh tại công ty 3.5.1 Kế toán bán hàng.(bao gồm: Kế toán doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán). * Kế toán bán hàng. - Phương thức bán: Công ty chủ yếu bán buôn kho; Bán lẻ, bán qua đại lý… - Chứng từ kế toán sử dụng : hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho, phiếu thu tiền mặt, giấy báo có của ngân hàng, các chứng từ liên quan. - Tài khoản sử dụng: +TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” +TK 512 “Doanh tu bán hàng nội bộ” +TK 333(1) “Thuế giá trị gia tăng phải nộp” Phương pháp kế toán và doanh thu bán hàng. +Để xác định kết quả kinh doanh trong tháng,kế toán sử dụng TK 911 “xác định kết quả kinh doanh” và một số tài khoản liên quan khác. +Kết quả kinh doanh tại công ty được xác định như sau: Kết quả bán hàng = DTT về BH – GVHB –CPBH- CPQLDN Trong đó: Doanh thu thuần về bán hàng = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh thu Trình tự kế toán xác định kết quả bán hàng tại công ty như sau:(trích dẫn số liệu tháng 8/2008.Cuối tháng công ty xác đinh được doanh thu thuần về bán hàng hoá). DTT = 459.320.978 - 9.820.000 = 449.500.978 + Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Nợ TK 511: 449.500.978 Có TK 911: 449.500.978 + Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911: 375.470.000 Có TK 632: 375.470.000 +Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911: 40.602.400 Có TK 642: 40.602.400 + Kết quả bán hàng trong kỳ: 499.500.978 – 375.470.000 – 40.602.400 = 33.428.578 Xem (phụ lục 6 trang 13 PI) * Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: - Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu: Trong quá trình bán các sản phẩm cho khách hàng nếu sản phẩm làm không đúng theo yêu cầu hoặc khi khách hàng mua với số lượng lớn công ty sẽ chiết khấu cho khách hàng theo từng loại mặt hàng. Do vậy các khoản giảm trừ doanh thu tại công ty chỉ bao gồm các khoản chiết khấu giảm giá hàng bán. - Chứng từ kế toán sử dụng: Hợp đồng mua bán hàng hoá, hoá đơn bán hàng (hoá đơn GTGT của công ty ) biên bản kê khai do số lượng hàng hoá đề nghị giảm giá của khách hàng, các quyết định giảm giá của công ty cho khách hàng. Tài khoản sử dụng: công ty sử dụng tài khoản 532 “ giảm giá hàng hoá” Trình tự kế toán của công ty: khi khách hàng mua với số lượng lớn thì kế toán thực hiện chính sách giảm giá với khách hàng theo định khoản sau: Nợ TK 532: Giảm giá bán Nợ TK 333(1): Thuế GTGT đầu ra Có TK 131: Nợ phải thu của khách hàng Đồng thời cuối tháng kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong tháng sang tài khoản 511 theo định khoản: Nợ TK 511 Có TK 532 VD: Ngày 10/08/2008 văn phong đã mua một số mặt hàng sau: Máy tính laptop: số lượng 10 x 7.000.000 = 70.000.000đ Máy in : số lượng 6 x 3.000.000 = 18.000.000đ Phím chuột số lượng 12 x 700.000 = 8.400.000đ Do mua với số lượng lớn nên kế toán quyết định giảm giá 3% trị giá số hàng trên(theo tổng giá thanh toán chưa thuế 96.400.000đ,thuế GTGT 5%: 48.200.000đ) Kế toán tính trị giá số tiền mà công ty đã giảm giá cho khách hàng như sau: Số tiền giảm chưa có thuế GTGT : 96.400.000 x 3% = 28.920.000đ Số thuế GTGT được giảm : 28.920.000 x 5% = 14.460.000đ Tổng số tiền được giảm 28.920.000 + 14.460.000 = 43.380.000đ Kế toán định khoản Nợ TK 532: 28.920.000 Nợ TK 333.1 14.460.000 Có Tk 131: 43.380.000 Cuối tháng kết chuyển sang tài khoản 511 định khoản: Nợ TK 511: 20.420.000 Có TK: 20.420.000 Xem Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 532 (Phụ lục 7 trang 14 Pl) * Kế toán giá vốn hàng bán. - Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT… - Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh trị giá vốn kế toán sử dụng tài khoản 632: “ Giá vốn hàng bán”, tài khoản 156 “Hàng hóa” và các tài khoản liên quan như: TK 511, TK 911. - Phương pháp xác định giá vốn: Công thức tính giá vốn theo phương pháp giá thực tế đích danh: Giá trị hàng xuất kho = Số lượng hàng xuất kho X Đơn giá hàng nhập xuất kho Ví dụ: Trong tháng 8/2008 căn cứ vào bảng tổng xuất hàng hoá (Phụ lục 8 trang 15 Pl), số lượng bán 800 cái, giá là 250.000./cái. Như vậy trị giá xuất kho của 800 cái là: 800 x 250.000 = 2.000.000đ Kế toán tiến hành hạch toán nghiệp vụ này như sau: Nợ TK 632: 2.000.000d Có TK 516: 2.000.000 Xem sổ cái Tk 632 (Phụ lục 9 trang 16 Pl) 3.5.2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp * Nội dung chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như là chi phí bao, gói, kho bái, chi phí vận chuyển, chi phí tiếp thị quảng cáo, chào hàng… (Chi phí nhân viên, dịch vụ mua ngoài…) * Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí: Chi phí nhân viên quản lý, tiền lương nhân viên, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, lệ phí, phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí liên quan đến quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp. * Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu chi tiền mặt, hoá đơn, hợp đồng dịch vụ mua ngoài, giấy tạm ứng, chứng từ khác có liên quan. * Tài khoản kế toán sử dụng: Công ty sử dụng TK 641, 642 để hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và một số tài khoản liên quan khác: TK 111, TK 511, TK 334, TK 338, TK 911… * Chứng từ kế toán sử dụng: Sổ cái TK 642 ;Sổ chi tiết TK 642. * Trình tự kế toán CPBH và CP QLDN: Khi chi phí phát sinh kế toán phản ánh: Nợ TK 641 ,642 Có TK 111 ,142,334,338… Cuối kỳ kế toán chuyển toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sàng tài khoản 911 để xác định kết qủ kinh doanh.Kế toán phản ánh: Nợ TK 911 Có TK 641,642 VD.Trong tháng 8/2008 kế toán tập hợp được chi phí bán hàng và chi phí uản lý doanh nghiệp như sau: Nợ TK 642 :40.602.400 Nợ TK 641 :40.602.400 Có TK 112 : 7.500.000 Có TK 111 : 1.200.000 Có TK 334 :6.250.000 Có TK 112 :1.500.000 ……….. ……….. Có TK 338 : 1.960.400 Có TK 111 : 40.602.400 Cuối kỳ kết chuyển tài khoản 911 để xác định kết quả bán hàng ké toán ghi. Nợ TK 911 :40.602.400 Có TK 642 :40.602.400 3.5.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Đây là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh, qua đó biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ. * Tài khoản sử dụng: Để xác định kết quả kinh doanh kế toán sử dụng TK 911:” Xác định kết quả kinh doanh”. Ngoài ra kế toán sử dụng TK 421D:”Lãi chưa phân phối “ để xác định lãi hoặc lỗ tại công ty. * Phương pháp kế toán (Sơ đồ 7 trang 7 PI) Xác định KQKD, cũng như kế toán bán hàng.Công ty xác định như sau: Kết quả bán hàng = DTT – GVHB – CPBH - CPQLDN Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ hàng hoá,dịch vụ trong kỳ. Nợ TK 511: 492.161.478 Có TK 911: 492.11.478 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển giá vốn hàng hóa dịch vụ : Nợ TK 911 : 375.470.000 Có TK 632 : 375.470.000 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911: 40.602.400 Có TK 641: 40.602.400 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911 : 42.660.500 Có: TK 642: 42.660.500 Kết chuyển lãi: Nợ TK 911: 33..428.578 Có TK 421: 33.428.578 (Sổ chi tiết TK 911 phụ lục 6 trang 13 PI) PHẦN III MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRUNG TÂM THIẾT BỊ NGÂN HÀNG VÀ MÁY VĂN PHÒNG TOÀN PHONG 3.1 Thu hoạch của bản thân. Trong thời gian thực tập tại Công ty Trung tâm thiết bị Ngân hàng và Máy văn phòng Toàn Phong đã tìm hiểu toàn bộ về công tác kế toán của công ty, chức năngm nhiệm vụ, ngàng nghề và lĩnh vực hoạt động kinh doanh, cũng như quá trình hình thành và phát triển của công ty Trung tâm thiết bị Ngân hàng và Máy văn phòng Toàn Phong. Em đã hiểu rõ, hiểu sau hơn về những kếin thức được học trong nhà trương, đồng thời được tiếp thu thêm cac kiến thứuc mới trong thực tiễn để củng cố và hoàn thiện kiến thức lý luận đã được học trong trường và qua đó cũng tạo điều kiện tốt cho em được nghiên cứu sâu, và hiểu rõ hơn về tổ chức cong tác kế toán trong doanh nghiệp. Trong thời gian thưc tập em đã tùm ra những ưu điểm, nhược điểm và mạnh dạn đưa ra một số ưum nhược điểm còn tồn tại trong công tác kế toán tại công ty và những ý kiến đề xuất của em nhằm hoàn thiện công tác kế toạn tại công ty và nfhững ý kiếnn đề xuất của em nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Trung tâm thiết bị Ngân hàng và Máy văn phòng Toàn Phong. Để khắc phục những tồn tại và phát huy được các ưu điểm về công tác kế toán tại công ty Trung tâm thiết bị Ngân hàng và máy văn phòng Toàn Phong. Em xin nêu một số ý kiến sau. 3.2 Những ưu điểm và tồn tại trong công tác kế toán tại đơn vị. 3.2.1 Những ưu điểm. Nhìn chung Công ty Trung tâm thiết bị Ngân hàng và Máy văn phòng Toàn Phong đã tổ chức tương đối hợp lý bộ máy kế toán cũng như công tác dể toán. Cụ thể như sau: - Hệ thống chừng từ kế toán phản ánh nghiệp vụ bán hàng được sử dụng theo đúng mẫu qui định của Bộ tài chính.Mọi nghiệp vụ kinh tế phát triển phát sinh đều đựơc phản ánh vào chứng từ kế toán , đảm bảo nguyên tắc khách quan trong kế toán .Trình tự luân chuyển chứng từ để ghi sổ là hợp lý ,tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán đúng đủ ,kịp thời. - Hệ thống tài khỏn kế toán được vận dụng đúng,hợp lý ,theo đúng nguyên tắc hạch toán của chế độ kế toán doanh nghiệp.Ngoài ra công ty con theo dõi các tài khoản 156,511,632 theo tưng mã mặt hàng trên máy tính để đảm bảo quản lý chặt chẽ, cung cấp thông tin nhanh chống,dễ dàng. - Hình thức kế toán áp dụng là hình thức nhật ký chung.Hình thức này có các mẫu sổ đơn giản ,để ghi chép,thuận tiện cho việc cơ giơi hoá cũng như phân công lao động kế toán. - Công ty thực hiện hạch toán hàng ồtn kho theo phương pháp kế khai thường xuyên là phù hợp với tình hình nhập- xuất hàng hoá diễn ra thường xuyên,tạo điều kiện thuân lợi cho công tác kế toán bán hàng 3.2.2 Những tồn tại. Bên cạnh những ưu điểm vẫn con tồn tại những hạn chế đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa. Để công tác kế toán thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ củamình, phục vụ tốt yêu cầu quảnlý của doanh nghiệp * Về hạch toán ban đầu : Hiện nay công ty đang áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán,chiết khấu thương mại và cả những chính sách giảm giá hàng bán cho khách hàng thanh toán trước thời hạn, cho khách hàng mua khối lượng nhiều, và cho những dịp lễ đặc biệt.Tuy nhiên, khi phát sinh nghiệp, kế toán chưa có mẫu chứng từ riêng để theo dõi khoản chiết khấu này. * Về tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán: - Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng” chưa được mở chi tiết đến cấp 3 để theo dõi từng mặt hàng hoặc nhóm hàng. Như vậy không xác định được doanh thu cụ thể của từng mặt hàng hoặc nhóm hàng để có biện pháp thúc đẩy tiêu thụ hợp lý. - Công ty chưa sử dụng tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” để hạch toán. Như vậy khó khăn trong việc hạch toán bóc tách doanh thu thuần. - Chưa tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Với tình hình giá cả thị trường có nhiều biến động, nhất là đối mặt với hàng này, nếu không trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. - Công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Việc thu hồi nợ không phải lúc nào cũng dễ dàng, có thể vì lý do nào đó mà khách hàng chưa thể thanh toán hay không thể thanh toán, vì vậy công ty sẽ gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn, có thể bị động trong những tình huống xấu. - Công ty xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước - xuất trước, vì vậy mà chi phí bán hàng hiện tại không phù hợp với chi phí bán hàng đã xảy ra trong quá khứ. * Ý kiến khác: Các phương thức bán hàng chưa phong phú, chưa áp dụng phương thức bán buôn vận chuyển thẳng hay đại lý. Như vậy bỏ lỡ nhiều cơ hội cung ứng hàng hoá cũng như chưa tiết kiệm được một số khoản chi phí: chi phí vận chuyển, chi phí thuê ngoài. Những tồn tại trên nếu khắc phục được sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán và năng lực quản lý của công ty. 3.3. Các đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty * Về hạch toán ban đầu: Công ty hiện đang áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng, thanh toán trước thời hạn. Đây được coi là biện pháp thúc đẩy hàng hoá, thu hồi công nợ. Khoản thanh toán chiết khấu khách hàng được theo dõi trên tài khoản 635 “Chi phí tài chính”. Công ty có thể xem xét áp dụng mẫu chứng từ sau (Phiếu xác nhận chiết khấu thanh t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31860.doc
Tài liệu liên quan