Báo cáo Thực tập tại Công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội

Lời nói đầu Nằm trong chương trình đào tạo Đại học, thực tập đóng vai trò vô cùng quan trọng với sinh viên. Sau khi được lĩnh hội những kiến thức ở giảng đường thì sinh viên có điều kiện so sánh, đối chiếu, áp dụng những kiến thức đó vào trong thực tế công việc cụ thể. Thực tập sẽ tiếp tục hoàn thiện và bổ sung những kiến thức còn thiếu và mới cho sinh viên. Qua đó sẽ tạo điều kiện cho sinh viên khỏi bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp đi làm. Nhưng làm được điều trên thì đòi hỏi những cơ sở thực tập p

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải phù hợp với chuyên ngành đào tạo của sinh viên. Công ty xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Hà Nội (tên điện tín là AGREXPORT HANOI ) có chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu Nông sản. Với đặc điểm tình hình kinh tế nước ta thì nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH đất nước. Là một sinh viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế thì việc được thực tập ở AGREXPORT HANOI là vô cùng thiết thực quý giá đối với em. Qua đó em có thể củng cố và hoàn thiện kiến thức về kinh doanh xuất nhập khẩu ở trong thực tế. Báo cáo thực tập tổng hợp là một bản báo cáo nhằm giới thiệu những nét chung nhất về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở thực tập. Nó là kết quả quan sát, tổng hợp của sinh viên sau những ngày thực tập tại doanh nghiệp. Bản báo cáo thực tập tổng hợp này giới thiệu về Công ty xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Hà Nội về quá trình hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức, về chức năng nhiệm vụ, và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên ở Công ty AGREXPORT HANOI, đặc biệt là các cô chú ở phòng kế hoạch thị trường. Và được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, mà trực tiếp là PGS.TS. Nguyễn Thị Hường và ThS. Mai Thế Cường đã giúp em hoàn thiện bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Em xin chân thành cảm ơn! Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội I. Quá trình hình thành và phát triển 1. Giới thiệu chung Tên doanh nghiệp: Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội Tên tiếng anh: Việt Nam National Agriculture Produce and Foodstuff Import - Export Company Gọi tắt là AGREXPORT HANOI Trụ sở văn phòng: 6 Tràng Tiền - Hà Nội Điện thoại: 8265550 - 8253543 Fax: (84) 4259170 Telex: 411510 AGRE.VT Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội có tiền thân là tổng Công ty xuất nhập khẩu nông sản được thành lập tháng 7 năm 1963 theo quyết định của thủ tướng Chính phủ trực thuộc Bộ thương mại quản lý. Năm 1985, tổng Công ty được chuyển sang Bộ Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm quản lý theo quyết định số 08/HĐBT ngày 14 tháng 1 năm 1985. Đến ngày 12 tháng 7 năm 1995, trên tinh thần đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 để giúp mô hình tổng Công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, bắt kịp với xu hướng thương mại hoá toàn cầu, đồng thời mở quyền tự chủ kinh doanh, Bộ nông nghiệp và công nghệ thực phẩm ra quyết định số 518/NN - TCCB ngày 12 tháng 7 năm 1995 về việc thành lập lại Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội từ Tổng Công ty xuất nhập khẩu nông sản, trên cơ sở là văn phòng của Tổng Công ty. Từ đó đến nay doanh nghiệp hoạt động chính thức dưới tên gọi: Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội, trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2. Sơ lược hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty AGREXPORT là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh XHCN, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn được nhà nước giao để hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một quá trình khép kín từ khâu thu mua tại nguồn đến quá trình tổ chức xuất khẩu hàng hoá. Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất mang tính rõ tính thời vụ, do đó kinh doanh hàng nông sản cũng mang đậm tính thời vụ. Theo đặc trưng của ngành nghề kinh doanh, Công ty tiến hành thu mua hàng xuất khẩu theo từng thời vụ, theo phương thức đặt hàng mà không thành lập các trạm thu mua.Theo phương thức này nếu xét thấy phương án kinh doanh đảm bảo có lãi thì cán bộ thu mua sẽ ký hợp đồng thu mua với cơ sở bán, doanh lợi thu về sẽ cao, tuy nhiên phương thức thu mua này có nhiều rủi ro và đòi hỏi vốn lớn. Công ty AGREXPORT HANOI hoạt động theo phương thức XNK tự doanh và XNK uỷ thác, được bộ chủ quản và các bộ liên ngành cho phép trực tiếp kinh doanh XNK. Trong quá trình hoạt động, tuỳ thuộc tình hình, điều kiện cụ thể mà Công ty tiến hành hoạt động nhận uỷ thác XNK, với tỷ trọng XNK trực tiếp và XNK uỷ thác là 50/50. Kinh doanh theo phương thức này. Doanh nghiệp tận dụng hết được năng lực kinh doanh của mình, nhằm đạt được kết quả cao nhất. Doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức tự cân đối là chủ yếu, ngoài ra khi có kế hoạch của nhà nước giao cho, Công ty cũng tiến hành xuất khẩu theo nghị định thư. Theo hình thức này, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh, tự chủ tìm kiếm nguồn hàng, bạn hàng, giao dịch đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế sao cho có hiệu quả kinh doanh là cao nhất. AGREXPORT thường sử dụng giá FOB và giá C&F để ký kết hợp đồng xuất khẩu. Nếu người mua có điều kiện thuê phương tiện vận chuyển thì bán với FOB và ngược lại. Khi mua hàng XK thường hàng hoá được bảo quản ở kho của cơ sở bán, đến thời điểm tiến hành xuất khẩu, cán bộ nghiệp vụ cùng với cán bộ kiểm dịch thực vật kiểm tra chất lượng hàng hoá, tiến hành hun trùng kiểm dịch thực phẩm. Khi hàng đã đảm bảo chất lượng theo hợp đồng ngoại đã ký kết. Công ty điều container đến kho, bốc hàng vào container để chuyển đến cảng xuất khẩu đã quy định. Trong quá trình thanh toán, Công ty thường thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ L/C at sight. Theo phương thức này, khi ngân hàng người mua nhận được bộ chứng từ hàng phù hợp với nội dung của L/C, ngay lập tức ngân hàng người mua phải chuyển tiền cho người bán thông qua ngân hàng người bán, ở đây ngân hàng của AGREXPORT là Vietcombank. Sau khi gửi hàng, cùng với việc gửi bộ chứng từ hàng hoá, Công ty (cụ thể là các phòng nghiệp vụ) tiến hành ký phát hối phiếu đòi tiền người mua thông qua ngân hàng. Đồng tiền thanh toán mà Công ty thường sử dụng trong giao dịch là những ngoại tệ mạnh như USD, JPY.... Trước những năm 90, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là khối các nước XHCN như Liên Xô, Đông Âu. Sau khi các nước này tan rã, thị trường truyền thống của Công ty theo đó cũng gặp nhiều khó khăn song đến nay, sau hơn 15 năm đổi mới, tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippin, Malaysia, Nhật Bản. Hiện nay Công ty đang cố gắng mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ và EU. 3. Các giai đoạn phát triển 3.1. Giai đoạn đầu (1963 - 1975) Giai đoạn này nhà nước đang thực hiện đường lối của Đại hội Đảng với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Do đó, phương châm hoạt động của Công ty lúc này là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu. Tổng Công ty đã thành lập hàng loạt các trạm thu mua từ Cao Bằng, Lạng Sơn, tới Nghệ An để thu gom hàng xuất khẩu. Tuy trong giai đoạn mới thành lập, tổ chức bộ máy ban đầu của AGREXPORT Hà Nội còn rất nhỏ bé, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ không được cao, sản xuất và xuất khẩu còn phân tán số lượng nhỏ và không ổn định. Quan hệ với đối tác còn nhiều hạn chế (chỉ với một số nước trong phe XHCN chủ yếu là Liên Xô). Nhưng trong thời kỳ này, mức độ cạnh tranh không cao bởi vì chỉ có các doanh nghiệp của nhà nước tham gia hoạt động XNK. Do đó tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty cũng đạt giá trị khá cao (144,71 triệu Rúp, trong đó hàng nông sản chiếm 20%). Tổng Công ty được thực hiện xuất khẩu khoảng trên dưới 100 mặt hàng, nhiều mặt hàng đạt đến hàng vạn tấn. Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu trong thời gian này được cụ thể như sau: Bảng 1-Mặt hàng xuất khẩu 1965-1975 Đơn vị: 1000R - USD Năm Mặt hàng 1965 1970 1975 1965 - 1975 Nông sản các loạI 2540 3124 2800 21.000 Hải súc sản 2750 38 79 4100 Hiệu quả các loạI 2812 1140 6720 Rau quả thực phẩm 3400 596 23 9200 Đường, Rượu 2200 7600 53500 Về nhập khẩu thì chủ yếu là hàng viện trợ của các nước XHCN đó là các mặt hàng về lương thực như ngô, gạo, lúa mì, bột mì.... và thực phẩm như đậu tương, thịt hộp, cá hộp, thực phẩm khô, mì chính.... để đáp ứng nhu cầu của quân đội trong chiến tranh và cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Các mặt hàng có khối lượng nhập khẩu lớn qua một số năm như sau Bảng 2 Mặt hàng nhập khẩu 1965-1975 Đơn vị: Tấn Năm Mặt hàng 1965 1970 1975 1965 - 1975 Gạo và tấm 84422 203585 223532 2269517 Ngô 49406 152939 140517 1680482 Lúa mì 3000 14128 156761 241299 Bột mi 40500 430358 306491 2767636 Đường 30444 50805 105728 553629 Thực phẩm khác 44214 40185 20735 444761 Do vậy tổng kim ngạch nhập khẩu là con số rất lớn 950 triệu R - USD 3.2. Giai đoạn 1976 - 1985 Sau khi Miền nam hoàn toàn giải phóng đất nước thống nhất, nhà nước thực hiện cơ cấu quản lý tập trung bao cấp. Hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối thuận lợi, không có hiện tượng tranh mua, tranh bán trên thị trường. Công ty được xuất khẩu theo nghị định thư và gần như là độc quyền trong hoạt động XNK hàng nông sản nên có địa bàn hoạt động rộng lớn trên phạm vi cả nước; mua được khối lượng lớn, giá rẻ.... đặc biệt là vùng nông nghiệp phía nam với một số lượng lớn hàng lương thực, thực phẩm, nông sản chế biến. Thêm nữa, thị trường truyền thống của Công ty gồm toàn bạn hàng "dễ tính". Yêu cầu của họ về quy cách, phẩm chất hàng hoá là không cao nên hoạt động của Công ty trong thời gian này là rất hiệu quả. Có năm tổng kim ngạch lên tới 123 triệu R - USD. Tổng Công ty có sự hợp tác chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp, Bộ Lương thực, UBND các tỉnh trong phạm vi cả nước để ký kết các hợp đồng mua nông sản xuất khẩu như gạo ở các tỉnh Miên Tây Nam Bộ, đậu tương ở Đồng Nai, An Giang, lạc ở Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá, Tây Ninh, Long An cùng với sản phẩm hàng công nghiệp như rượu, chè, đường, thuốc lá..... nên tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ này đạt 411.2 triệu R - USD. Bảng 3: Mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 1976-1985: Đơn vị:r_usd Năm Mặt hàng 1976 1980 1985 Lạc qui vỏ 2.614.025 1.082.134 9.076 Rượu 5.706.016 14.209.987 -- Cám mì 3.234.508 -- -- Gạo 1.147.619 9.360.339 -- Bia 1.068.903 313.682 -- Đa nem 941.134 79.826 -- Thóc giống --- 709.294 -- Vừng các loạI 353.814 195.991 158 Đậu các loạI 160 45.645 2.192 Cà phê --- --- 16.318 Các loạI khác 241.853 12.884.226 1.592 Tổng 15.308.032 38.881.124 29.336 Về nhập khẩu: Sau khi Miền nam hoàn toàn giải phóng, khối lượng nhập khẩu còn lớn, chủ yếu là lương thực từ Liên Xô cũ và đường thô từ Cu Ba. Song càng về sau khối lượng nhập lương thực càng giảm dần. Đặc biệt là trong giai đoạn này còn có một lượng nhập lớn từ các nước khác (ngoài Liên Xô) nhằm giải quyết đợt khó khăn do thiên tai gây ra, như vào cuối năm 1981 và đầu năm 1982. Tổng kim ngạch nhập khẩu thời kỳ này là 1360 triệu R - USD trong đó gạo chiếm 285,704 triệu R - USD, phân bón 157, 989 R - USD kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng 150 triệu R - USD. Năm cao nhất là năm 1980 với tổng kim ngạch nhập khẩu là 192 triệu R - USD. Mặt hàng lương thực chiếm 70 - 80% tổng giá trị nhập, cụ thể như bảng sau: Bảng 4: Mặt hàng nhập khẩu 1975-1985 Đơn vị: Tấn Năm Mặt hàng 1975 1980 1984 1975 - 1985 Gạo và tấm 223532 208112 318000 1661000 Ngô 140571 154806 1213000 Lúa mì 156761 343335 Bột mì 306491 387580 150000 5569000 Đường 105728 49922 68784 750720 Thực phẩm các loại 20135 725 Về thị trường của công ty chủ yếu là thị trường các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó Liên Xô vẫn là bạn hángố 1. Tổng kim ngạchthị trường này đạt cao nhất vào những năm 1979, 1980, riêng năm 1980 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Liên Xô là12337392 R-USD, chiếm 44,74% giá trị xuất khẩu sang thị trường khu vực I, chiếm 31,73% gía trị xuất khẩu của công ty. NgoàI ra còn phải kể tới một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn là Rumani và CHDC Đức. Với thị trường khu vực II, do quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước có sự phân biệt nên tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vẫn chiếm một gía trị nhỏ, chỉ bằng một nửa của khu vực I. Công ty chỉ có quan hệ làm ăn với một số nước như Pháp, Singapore, Hồng Kông…Hai thị trường đặc biệt quan trọng là Singapore và Hồng Kông. Riêng hai thị trường này thường chiếm khoảng 70-80% tổng giá trị xuất khẩu của công ty sang khu vực II. Bảng5: thị trường xuất khẩu giai đoạn 1976-1985: Đơn vị: R-USD Năm Thị trường 1976 1980 1985 KVI 7.923.143 27.577.946 21.181 Liên Xô 6.545.916 12.337.392 12433 Trung Quốc 259.995 --- --- CHDC Đức 406.131 908.982 112 Tiệp 146.901 371.538 1.711 Rumani 125.290 775.834 60 Các nước khác 438.910 13.184.200 6865 KVII 7.384.889 11.233.878 8.155 Singapore 1.861.873 ---- 4623 Hồng Kông 4.700.292 5.009.307 1.964 Pháp 515.897 6.197.807 --- Các nước khác 306.827 26.764 1.568 Tổng 15.308.032 38.881.124 29.336 Tổng công ty luôn luôn thực hiện vượt kế hoạch đề ra (thậm chí năm 1983 vượt 170% đạt trên123 triệu R-USD) chỉ có năm 1979 là không đạt được kế hoạch lý do được giải thích ở đây là do năm này chúng ta có chiến tranh biên giới với Trung Quốc nên đất nước lại gặp phải những khó khăn nhất định và công ty cũng bị mất đi một thị trường lớn từ năm này mà chưa kịp chuẩn bị tinh thần để thích ứng kịp thời. Để khắc phục tình trạng này năm 1980, Tổng công ty đã thực hiện hai phương thức xuất khẩu mới: xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu tại chỗ (năm 1980 xuất khẩu tại chỗ lên tới trên 7 triệu R-USD) làm cho kim ngạch xuất khẩu từ đây lại tăng trở lại. Nhìn chung thì kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty liên tục tăng ở cả khu vựcII và cả thời kỳ chỉ trừ có 2 năm 1984-1985 có thể do hai năm này việc áp dụng mô hình kế hoạch hoá tập trung quá lâu ở thời bình không còn có tác dụng thúc đẩy cả nước cũng như Tổng công ty nữa. 3.3. Giai đoạn từ 1986 - 1990 Đây là thời kỳ đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch nhập khẩu của Công ty vẫn là thực hiện nghị định thư của ta và các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô. CHDC Đức, Ba Lan, Tiệp Khác.... * Kết quả kinh doanh của Công ty không có sự biến động lớn nhưng phương thức hoạt động kinh doanh đã có nhiều sự thay đổi. Trước năm 1986 Công ty chủ yếu thu mua hàng xuất khẩu theo phương thức hàng đổi hàng và thu mua theo chỉ tiêu của nhà nước giao cho các đơn vị kinh tế, các đơn vị đó lại phải giao lại hàng cho Công ty để Công ty xuất khẩu theo nghị định thư. Đến năm 1987 thì Công ty trả vật tư trực tiếp cho nhà sản xuất theo giá buôn hàng nhập. Đồng thời Bộ Ngoại Thương cho phép áp dụng phương thức uỷ thác xuất khẩu sang khu vực I (các nước XHCN ) đối với một số mặt hàng kinh doanh của Công ty. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, hàng về nghị định thư giãn đi rõ rệt. Công ty phải tìm ra các phương thức thu mua tạo nguồn thích hợp cho mình như: Thu mua tạo hàng theo đơn đặt hàng ký hợp đồng, thu mua tạo nguồn theo hợp đồng thu mua thu mua tạo nguồn hàng thông qua đại lý, mua đứt bán đoạn, phương thức xuất khẩu uỷ thác do các đơn vị không có khả năng XNK. Năm 1989 Công ty thực hiện phương thức thu mua trong nước bằng cách ký hợp đồng trực tiếp với từng địa phương hoặc đặt hàng trước nhưng không đạt kết quả cao do sản lượng thấp chất lượng kém, thiếu tiền và vật tư cung ứng trước cho sản xuất. Do vậy, thu mua chủ yếu là khi đến vụ mùa. Cùng với sự thay đổi về phương thức kinh doanh là sự thay đổi về mặt hàng kinh doanh. Lúc này, Công ty được phép xuất khẩu không hạn chế các mặt hàng chuyên doanh (nông sản, thực phẩm), mà còn được phép xuất khẩu nhiều mặt hàng tổng hợp khác như quần áo, giấy dép, đồ gốm sứ... Nhưng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là lạc nhân, đậu tương cho Liên Xô, dầu lạc cho Tiếp Khắc, cà phê cho Đức, Ba Lan, Bungari, đậu Cove cho Cu Ba. Bảng 6: Mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 1986-1990: đơn vị R-USD Năm Mặt hàng 1986 1988 1989 Lạc qui vỏ 9.969.229 11.462.345 6.140.209 Vừng các loại 170.198 -- 95.438 Kê 96.236 74.486 48.362 Hạt điều 122.618 91.518 1.632.650 Đậu các loại 3.625.219 2.340.725 506.615 Cà phê 26.959.109 -- -- Tơ tằm 834.834 1.161.712 607.359 Các hàng khác 14.310.607 2.301.106 905.651 Tổng 45.996.335 17.431.892 9.936.284 Những mặt hàng chính mà tổng công ty thực hiện xuất khẩu ở giai đoạn này lại được thực hiện chủ yếu từ các nước TBCN điều này nói nên rằng mối quan hệ của đất nước nói chung và của Tổng công ty nói riêng với các nước này đã được cải thiện hơn (xem bảng 7). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón, hàng tiêu dùng như mì chính, các thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và cho nhu cầu xã hội. Bảng 7: Thị trường xuất khẩu giai đoạn 1986-1990: Đơn vị R-USD Năm Thị trường 1986 1988 1990 KVI 30.401.505 11.213.218 2.704.083 Liên Xô 21.395.426 10.350.825 1.781.658 CHDC Đức 2.063.658 -- -- Tiệp Khắc 1.426.488 335.989 463.608 Rumani 449.719 -- -- Cuba 707.269 207.662 325.790 Các nước khác 4.358.945 318.742 133.027 KVII 15.594.830 6.218.674 7.232.201 Singapore 12.215.502 3.767.763 2.634.470 Hồng Kông 378.107 1.682.300 2.384.410 Pháp 816.000 -- -- Các nước khác 2.185.221 768611 2.213.321 Tổng 45.996.335 17.431.892 9.936.284 Việc Tổng công ty không còn được độc quyền kinh doanh mặt hàng nông sản thực phẩm này nữa và cộng với sự lớn mạnh của một vài công ty khác khiến cho công ty bị mất đi những thị trường truyền thống làm cho trong ba năm cuối của giai đoạn này thì kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường kể cả hai khu vực giảm sút 1 cách đáng kể so với 2 năm đầu. Hai năm cuối kim ngạch có tăng lên so với năm 1988 là do sự cố gắng vượt bật của cán bộ công nhân viên của Tổng công ty để thích nghi với những thay đổi nêu trên 3.4. Giai đoạn từ 1991 - 1994 Tổng Công ty là một đơn vị xuất nhập khẩu có uy tín lớn trong nước và quốc tế nhưng đứng trước sự chuyển hướng của cơ cấu thị trường thì Công ty cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức. Công ty không còn độc quyền kinh doanh các mặt hàng nông sản như trước nữa mà đã có nhiều doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh mặt hàng này. Công ty không những phải cạnh tranh với các Công ty khác trên địa bàn Hà Nội, mà còn phải cạnh tranh với các đơn vị kinh tế trên phạm vi toàn quốc. Sự cạnh tranh này làm cho giá thu mua tăng cao, khối lượng hàng thu mua giảm xuống. Ngoài ra, thuế doanh thu, thuế xuất khẩu cũng tăng lên làm cho tình hình kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa việc khối SEV tan rã, đặc biệt liên xô đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Về mặt hàng xuất khẩu, ngoài những mặt hàng chính được thực hiện ở giai đoạn trước Tổng công ty vẫn tiếp tục duy trì được thì Tổng công ty đã có gắng tìm kiếm thêm những thị trường để có thể xuất khẩu được những mặt hàng mới với kim ngạch lớn như hạt tiêu, ngô, quế, hồi, chè và đặc biệt là việc qua trở lại của thị trường xuất khẩu cà phê với giá trị lớn (một thị trường mà trong mà Tổng công ty để mất từ năm 1987). Số lượng mặt hàng được Tổng công ty thực hiện xuất khẩu cũng tăng lên cao hơn so với giai đoạn trước điều này cũng là một phần làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên so với 3 năm cuối của giai đoạn trước. Điều này nói nên sự cố gắng, tích cực năng động rất lớn của cán bộ công nhân trong công ty khi mà công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh có phần gay gắt hơn so với giai đoạn trước (xem bảng 8 mặt hàng xuất khẩu chính của công ty). Bảng 8: Mặt hàng xuất khẩu chính giai đoạn 1991-1994: Đơn vị: R-USD Năm Mặt hàng 1991 1993 1994 Lạc nhân 4758422 8364650 8416620 Cà phê 343849 6749636 9213498 Hạt tiêu 569300 1125186 1796135 Hạt điều 672520 3554541 1818486 Đậu các loại 924489 373480 166311 Ngô - 798060 1301425 Tơ 975449 - 165738 Quế - 39636 678078 Hồi - 181857 80906 Chè - 52101 223976 Các hàng khác 6414846 3360650 246431 Tổng 14660866 24599797 24107604 Đứng trước những khó khăn và thách thức vậy toàn thể cán bộ công nhân viên đã cố gắng, nỗ lực hết mình để đưa Công ty vượt qua những khó khăn thử thách đó. Tìm ra những phương pháp cải cách thích hợp với cơ chế để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là công tác thị trường. Công ty đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường. Một số thị trường mới như các nước ở khu vực Đông Nam á, các nước Tây Âu.... Vào thời kỳ này các nước XHCN ở Đông âu và Liên Xô sụp đổ về chính trị, nền kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng. Do đó mà thị trường truyền thống của tổng công ty trước đây cũng mất hẳn, thay vào đó là các nước asean (chủ yếu là Singapore, Inđônêxia, Thái Lan, Phillipin, Malaysia) và một số nước Tây âu cùng với một số nước Châu á khác, còn thị trường LB Nga đến năm 1992 mới quay trở lại (xem bảng 9: thị trường xuất khẩu của công ty ). Bạn hàng lớn là các nước Singapore, Hồng Kông, Nhật, Inđônêxia,Tây âu, LB Nga (từ năm 1992). Bảng 9: Thị trường xuất khẩu của công ty từ năm 1991-1994: Đơn vị: R-USD Năm Thị trường 1991 1993 1994 Singapore 3.903.954 8.480.217 11.359.200 Hồng Kông 1.775.340 217.509 48.289 Nhật 201.142 156.557 50.350 Inđônêxia 1.692.767 5.169.151 3.480.162 ấn độ 475.465 -- 881.335 Asean khác -- 781.494 2.616.536 Tây âu 73.419 4.506.563 4.705.681 LB Nga -- 1.249.078 698.062 Các nước khác 5.367.913 840.228 267.999 Tổng 13.490.000 21.400.797 24.107.614 Bên cạnh việc lo mở rộng thị trường Công ty còn chú ý đến việc tổ chức mạng lưới thu mua, thu hút các khách hàng địa phương bán hàng cho mình. (Công tác điều chỉnh tổ chức quản lý ngày càng phù hợp, khuyến khích được cả ba chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh là nhà nước , tập thể và người lao động). Do vậy mà hàng năm kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng, mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng (80%), vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi, đóng góp đầy đủ vào ngân sách nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện và nâng cao. 3.5. Giai đoạn từ 1995 - 1997 Đến năm 1995, Tổng Công ty đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội. Trong thời gian này, thực hiện chủ trương của nhà nước và Bộ Nông nghiệp Tổng Công ty đã giao một số mặt hàng cho các đơn vị quản lý chuyên ngành. Năm 1995, bộ phận xuất nhập khẩu lương thực được chuyển sang Bộ lương thực thực phẩm. Năm 1998 chuyển bộ phận cà phê sang cho liên hiệp xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam. Những năm gần đây, Công ty đã tích cực triển khai tìm kiếm thị trường mới để bán hàng nông sản, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu. Vì sau một thời kỳ bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng toàn diện của một số nước trên thế giới đến nay Công ty đã trụ vững và định hướng được đường đi của mình.Điều đáng chú ý là trong năm 1992 khi các nước Đông Âu và Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế xã hội, thị trường này giảm sút nghiêm trọng thì Công ty không bị lỡ đà mà còn nhanh chóng tìm đến những thị trường mới; đồng thời Công ty tìm cách duy trì thị trường truyền thống. Đến nay bạn hàng mà Công ty có là các nước trong khối ASEAN, Tây Âu và một số nước thuộc liên xô trước đây, một số nước trong thị trường khu vực I. Thêm nữa, còn có cả những nước Châu á khác như Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Nam Triều Tiên và Nhật Bản, nhưng khối lượng hàng xuất khẩu sang những nước này còn rất ít, song thực tế chứng minh là có triển vọng. Công ty xuất hàng sang các nước Tây Âu với khối lượng cũng không lớn vì thị trường này yêu cầu về chất lượng rất cao nên Tây Âu chủ yếu là thị trường nhập khẩu của Công ty. AGREXPORT HANOI là Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm nhưng mặt hàng xuất khẩu lớn là các mặt hàng nông sản. Trong đó lạc nhân vẫn là mặt hàng chủ yếu chiếmtỷ trọng cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu (những năm đầu của giai đoạn này). Bảng 10 Mặt hàng xuất khẩu 1995-1997 Đơn vị :R_USD Năm Mặt hàng 1995 1996 1997 Lạc nhân 3.904.742 1.596.171 772.912 Nhân điều -- -- 569.369 Hạt tiêu 2.015.472 -- 667.369 Hồi 153.139 466.407 236.088 Quế 104.779 135.550 290.512 Chè 257.663 316.216 375.178 Ngô 1.364.962 -- 374.880 Kê 98.123 99.824 121.351 Tơ tằm -- -- 173.000 Cà phê 7.249.286 -- -- Mặt hàng khác 1.109.593 177.166 179.823 Tổng 16.257.759 2.791.334 3.760.831 Với thị trường trong nước, bộ máy hoạt động của Công ty có mặt trên khắp mọi miền. Với các chi nhánh của Công ty như chi nhánh TP. HCM, chi nhánh Hải Phòng.. đang hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Nhờ một hệ thống kênh phân phối, thu mua rộng khắp. Do đó, Công ty có được một nguồn hàng thường xuyên và ổn định và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhờ chính sách đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, kết hợp chuyên doanh nên Công ty đã đứng vững trên thị trường. Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh đã tạo kết quả tương hỗ giữa các nhóm mặt hàng. Do vậy mà duy trì được mặt hàng chuyên doanh truyền thống trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt hiện nay. Những năm qua, Công ty đã mở rộng kinh doanh các mặt hàng nhưng không phát triển lan tràn mà có sự định hướng điều tiết của Công ty và phù hợp với giấy phép kinh doanh được cấp. Ngoài các mặt hàng truyền thống như lạc, đậu, quế, phân bón, thuốc trừ sâu.... thì còn có thêm nhiều các mặt hàng khác như hạt tiêu, hạt điều, đường, kính, quần áo.... ở giai đoạn này, thị trường chính của công ty vẫn là các nước asean, Tây âu, LB Nga với kim ngạch xuất khẩu vào đó có những năm lên tới trên 1 triệu R-USD. Tuy nhiên 2 thị trường Tây âu, LB Nga và Hồng Kông thì kim ngạch xuất khẩu lại thất thường có những năm bị mất. Điều này công ty cần tổng kết và rút ra kinh nghiệm khắc phục cho giai đoạn sau. Ngoài những bạn hàng cũ của giai đoạn trước ra Tổng công ty đã nỗ lực tìm kiếm thêm thị trường mới với kết quả là có thêm 2 thị trường rộng lớn đó là Mỹ và Trung Quốc đây là hai thị trường có sự mua vào loại nhất nhì trên thế giới ở thời kỳ này đối với hàng nông sản nếu công ty biết khai thác triệt để nó sẽ đem lại một kim ngạch xuất khẩu lớn . Đặc biệt với thị trường Trung Quốc một thị trường đã quen thuộc với công ty từ trước những năm 1979, một thị trường khá dễ tính và Tổng công ty cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm thực hiện hợp đồng xuất khẩu sang thị trường này do trước đây để lại mà ít có một công ty nào có thể sánh được kể từ khi nước ta bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Và thực tế đã cho thấy rằng kim ngạch xuất khẩu sang hai nước này trong những năm đầu của mối quan hệ là một con số tương đối lớn. Họ đã trở thành một trong những bạn hàng chính của Tổng công ty trong thời kỳ này ( xem bảng 11: thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty giai đoạn 1995-1997). Bảng 11: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty giai đoạn 1995-1997 Đơn vị: R-USD Năm Thị trường 1995 1996 1997 Asean 10.387.126 1.318.751 1.635.053 Tây âu 2.283.607 -- 60.605 LB Nga 1.199.016 399.960 -- Trung Quốc 798.254 22.500 962.341 Nhật 183.528 127.720 33.210 Hồng Kông 561.067 -- 398.510 Đài Loan 263.473 352.277 383.207 Mỹ 581.688 -- 19.621 Các nước khác -- 570.126 268.284 Tổng 16.257.759 2.791.334 3.760.831 Cùng với đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh là việc Công ty phải chia các phòng ban thành các nhóm tổng hợp kết hợp với chuyên doanh. Đi kèm với nó là cơ chế khoán đến từng phòng, đã phát huy tích cực khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ kinh doanh, hoạt động kinh doanh có hướng rõ rệt và tính được hiệu quả kinh doanh của mình. Hiện nay, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đang đi đầu trong cơ chế khoán của Công ty. Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường thì chất lượng hàng hoá là hết sức quan trọng, xét riêng mặt hàng lạc nhập khẩu của Công ty. Nhu cầu trên thị trường về hàng lạc nhân của Công ty thì rất cao trong khi đó khối lượng lạc nhân sản xuất trong nước chỉ bán ra thị trường quốc tế khoảng 38%. Nguyên nhân chính là do chất lượng hàng của ta là chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu của bạn hàng trên thế giới. Trong năm 1996, trị giá lạc nhân bị khiếu nại vì chất lượng là 141827 USD. Cũng từ đó, yêu cầu đặt ra cho chất lượng hàng hoá của Công ty là gay gắt hơn. Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế trước kia như việc Công ty phân rõ trách nhiệm giữa người làm nghiệp vụ với người kiểm tra chất lượng; giữa các đơn vị giao hàng với Công ty .... Mặt khác, Công ty cũng bổ sung các văn bản quy chế về kiểm tra chất lượng, giải quyết các vấn đề phát sinh để nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ kinh doanh. Nhờ đó mà tình trạng kiém chất lượng giảm hẳn trong năm 1997, uy tín của Công ty càng được nâng lên. Nhờ vậy mà Công ty có được những kết quả nhất định. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều đặn, không có sự biến động lớn. Cụ thể một số chỉ tiêu tài chính trong năm 1996 - 1997 được trình bày trong bảng sau: Bảng 12 Một số chỉ tiêu tài chính năm 1997 và 1998 Đơn vị; Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1996 1997 So với kế hoạch Doanh thu 100.104 175.082 Nộp ngân sách 1.142 30.540 177% Lợi nhuận sau thuế 1.010 200 8% Quỹ lương 1.064 2.030 110% Thu nhập bình quân 0,75 0,72 Nguồn: Báo cáo kết quả công tác năm 1996 - 1997 Tuy có được mức tăng của doanh thu nhưng lợi nhuận của Công ty các năm 1995 - 1997 lại giảm đi nhiều so với năm 1994. Kết quả đạt được của giai đoạn này là do một số nguyên nhân sau: - Công ty định hướng đúng đắn về công tác thị trường, tập trung vào khai thác thương nhân, phát triển thị trường, tháo gỡ khó khăn bằng cách định ra các chủ trương biện pháp phù hợp với thị trường trong và ngoài nước như: có mức giá phù hợp, quan tâm tới chất lượng, phương thức thanh toán, chọn đối tác kinh doanh. Do đó, Công ty đã thu hút được nhiều bạn hàng mới, đồng thời duy trì được một số bạn hàng cũ. - Công ty định hướng đúng về xuất khẩu hàng chuyên doanh. Để giải quyết sự hụt hẫng sau khi thị trường truyền thống mất đi, Công ty đã xây dựng hướng kinh doanh tổng hợp các mặt hàng dựa trên các mặt hàng truyền thống chuyên doanh. - Việc chia lại bộ máy tổ chức thành các phòng ban chuyên doanh và việc để cho các phòng tự chủ trong kinh doanh cũng góp phần tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên phát huy được hết năng lực của họ, tận dụng hết khả năng của Công ty để kinh doanh tăng ki._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC941.doc
Tài liệu liên quan