Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Tây

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Tây: ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Tây

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Phần I: Tổng quan về Ngân hàng I. Quá trình hình thành và phát triển 1. Quá trình hình thành và phát triển: Năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kì của dân tộc ta, hòa bình được lập lại ở Miền Bắc, còn ở miền nam tạm nằm trong sự kiểm soát của Mỹ - Ngụy. Ngay sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc thì Đảng và nhà nước ta đã quyết định xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại miền Bắc. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế nước ta là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng hầu như không có gì thì đây là thử thách vô cùng khó khăn với toàn dân tộc trong lúc đất nước còn chưa trọn vẹn. Ngày 26/4/1957, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã kí quyết định 177/TTg khai sinh ra ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam với nhiệm vụ cung ứng và quản lý nguồn vốn của nhà nước cho công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước. Quá trình phát triển của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm và dấu ấn đáng ghi nhớ với những tên gọi khác nhau gắn với nhiệm vụ khác nhau của từng thời kì. Theo yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, sự đa dạng phong phú của các thành phần kinh tế cùng sự đòi hỏi vốn của quá trình công nghiệp hóa, ngày 27/05/1957 chi nhánh Ngân hàng Kiết Thiết Hà Tây được thành lập, nằm trong hệ thống Ngân Hàng Kiến Thiết VIệt Nam có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực cơ bản. Ngày 30-8-1991 được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Tây. Từ khi thành lập cho đến năm 1995, Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Tây trải qua ba giai đoạn phát triển: + Giai đoạn từ 1957-1965: phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5năm lần thứ nhất. + Giai đoạn từ 1965-1975: phục vụ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc. + Giai đoạn từ 1975-1995: phục vụ công cuộc khôi phục phát triển kinh tế trong cả nước. Từ sau năm 1995, do yêu cầu phát triển kinh tế, bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam thành Tổng cục đầu tư và phát triển, trực thuộc Bộ tài chính. Như vậy, từ khi thành lập cho tới năm 1995, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam không hoàn toàn là một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một loại hình Ngân hàng quốc doanh Nhà nước, có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Từ sau 1996 Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Hà Tây nói riêng đã thực sự chuyển hẳn sang chuyên doanh; kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các loại hình ngân hàng; có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung, dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung, dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. Quá trình gần 50 năm xây dựng trưởng thành và phát triển của NHĐT&PTVN cũng là quá trình ngân hàng giúp sức vào thực hiện thành công những nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước: từ thực thi nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư XDCB những năm 1954 - 1994, đến chính sách tạo vốn phục vụ cho vay đầu tư phát triển và phục vụ CNH - HĐH trong giai đoạn hiện nay. Cùng gắn mình với những nhiệm vụ đó, từ khi thành lập đến nay NHĐT&PT Hà Tây đã đóng góp một phần công sức to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ) nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. 2. Lĩnh vực hoạt động: Bước vào thời kì đổi mới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những thay đổi căn bản: ngoài việc tiếp tục nhận vốn ủy thác của Ngân Hàng Nhà Nước để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà Nước, Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn chủ động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển. Trong quá trình chuyển đổi, Ngân Hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ vừa là ngân hàng chính sách của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển cho nhà nước, vừa là một Ngân hàng đa năng, có chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng. Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trên nhiều lĩnh vực dịch vụ tài chính như: cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, các dịch vụ ngân hàng đuện tử ngân hàng đại lý, ủy thác,… từ thị trường trong nước từng bước mở rộng ra các khu vực và quốc tế đã chứng minh sự phát triển vượt bậc của một ngân hàng thương mại đa năng. Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây cũng như hệ thống Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam với phương châm hoạt động “hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động”, “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công”, “Chất lượng – Tăng trưởng bền vững – Hiệu quả an toàn” đang từng bước thực hiện mục tiêu của mình : “Xây dưng Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thành tập đoàn Tài chính – Ngân hàng đã sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực với các hoạt động tài chính – Tài sản – Bất động sản ngang tầm các tập đonà tài chính ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á”. * Sản phẩm dịch vụ: - Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại - Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ - Chứng khoán:   Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư - Đầu tư Tài chính:  + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)                          + Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án. II. Cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban: 1. Cơ cấu tổ chức: Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số cán bộ, công nhân viên của NHĐT&PT Hà Tây là 120 người có tuổi đời trẻ và phần lớn có trình độ đại học. Song song với công tác đào tạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, Chi nhánh luôn khuyến khích cán bộ, nhân viên đi học nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc và phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế. Từ ngày 1/9/2008 Mô hình tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT đã được chuyển đổi mới. Ban gi¸m ®èc KHỐI TÁC NGIỆP KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TRỰC THUỘC KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG Phòng tài chính kế toán Phòng quản trị tín dụng Phòng quản lý rủi ro Phòng quan hệ khách hàng 1 Phòng tổ chức hành chính Phòng dịch vụ khách hàng DN Phòng quan hệ khách hàng 2 Phòng kế hoạch tổng hợp Các quỹ tiết kiệm KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ Các phòng giao dịch Phòng khách hàng cá nhân Phòng quản lý và dịch vụ theo kho quỹ + Khối quan hệ khách hàng : - Phòng quan hệ khách hàng 1 - Phòng quan hệ khách hàng 2 + Khối quản lý rủi ro : Phòng quản lý rủi ro + Khối tác nghiệp : - Phòng quản trị tín dụng - Phòng dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp (bao gồm cả Thanh toán quốc tế) - Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân - Phòng quản lý và dịch vụ theo kho quỹ + Khối quản lý nội bộ - Phòng tài chính kế toán - Phòng tổ chức hành chính - Phòng kế hoạch tổng hợp (bao gồm cả Điện toán) + Khối trực thuộc: bao gồm các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm 2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của các phòng: 2.1. Phòng dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp A. Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: 1. Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng: a. Xây dựng chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách khách hàng, phát triển thị trường, thị phần; triển khai các sản phẩm hiện có (tín dụng, dịch vụ ngân hàng, phi ngân hàng...) phù hợp với điều kiện cụ thể của Chi nhánh và theo hướng dẫn của BIDV. Đề xuất cải tiến, phát triển các sản phẩn dành cho khách hàng doanh nghiệp tới Ban Phát triển sản phẩm và tài trợ thương mại. b. Xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu; xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch bán sản phẩm tháng/quý/năm và các giải pháp tiếp thị, marketing nhằm phát triển khách hàng, thị trường, thị phần, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ theo mục tiêu của Chi nhánh và của BIDV. c. Đánh giá danh mục sản phẩm đối với các khách hàng doanh nghiệp, đề xuất khả năng khai thác các sản phẩm và kiến nghị về cải thiện sản phẩm dịch vụ của chi nhánh để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh. 2. Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ...): a. Triển khai thực hiện chính sách khách hàng doanh nghiệp của BIDV phù hợp với đặc điểm khách hàng tại chi nhánh; tiếp thị, tìm hiểu nhu cầu, tìm kiếm khách hàng, dự án; tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng. Phối hợp với các phòng liên quan, đề xuất với Giám đốc chi nhánh cách giải quyết nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng và bán được nhiều sản phẩm. b. Đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp marketing, quảng bá thương hiệu; bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của chi nhánh/BIDV cho khách hàng (tín dụng, tài trợ thương mại, dịch vụ, quản lý tiền mặt...). Xác định cơ hội thực hiện việc hợp tác sử dụng sản phẩm dịch vụ, xác định cơ cấu sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng tiến tới cung ứng trọn gói sản phẩn tài chính - ngân hàng (tín dụng, tài trợ thương mại, tiền gửi, ngoại hối, thanh toán và các sản phẩm khác như bảo hiểm, dịch vụ tài chính doanh nghiệp, chứng khoán...) với tiện ích ngày càng cao. c. Tham gia đề xuất xây dựng các sản phẩm mới, cải tiến nâng cao chất lượng, tiện ích các sản phẩm, dịch vụ đã có. d. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng; tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng; phổ biến, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đảm bảo phục vụ khách hàng một cách hiệu quả với tính chuyên nghiệp cao; 3. Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng: a. Thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu; mở rộng nền khách hàng; đàm phán mở rộng các lĩnh vực hợp tác với khách hàng; chăm sóc toàn diện khách hàng, đảm bảo khách hàng được phục vụ đầy đủ với chất lượng ngày càng cao. b. Thu thập, cập nhật hồ sơ, thông tin khách hàng. c. Chịu trách nhiệm chính về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu và quản lý cân đối lãi/lỗ trong quan hệ khách hàng doanh nghiệp nhằm đạt lợi nhuận mục tiêu đề ra trên cơ sở đảm bảo phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. B. Công tác tín dụng: 1. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng: a. Thu thập thông tin, phân tích, thẩm định đánh giá dự án, khoản vay; Đối chiếu với các điều kiện tín dụng; đánh giá tài sản đảm bảo; phối hợp thẩm định đối với các dự án thuộc thẩm quyền đề xuất của Phòng Tài trợ dự án. b. Lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/chuyển Phòng Quản lý rủi ro rà soát, thẩm định rủi ro theo đúng quy trình cấp tín dụng của BIDV. Thông báo cho khách hàng về quyết định tín dụng của Chi nhánh/BIDV. c. Hướng dẫn khách hàng và chuẩn bị hồ sơ tín dụng theo quy định. Đề xuất cho vay/bảo lãnh/điều chỉnh tín dụng các dự án/khoản vay của khách hàng; soạn thảo hợp đồng tín dụng/bảo lãnh và các hợp đồng có liên quan khác và đảm bảo các hợp đồng này được lập, được ký theo đúng quy định. d. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh và đề xuất giải ngân/phát hành bảo lãnh để chuyển Phòng quản trị tín dụng xử lý. Thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản đảm bảo nợ vay. e. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc của khách hàng cho Phòng quản trị tín dụng quản lý. Cung cấp các chi tiết liên quan cho Phòng Quản trị tín dụng theo các mẫu biểu quy định. 2. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý. 3. Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. 4. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định. 5. Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng. 6. Chịu trách nhiệm đầy đủ về: a. Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng (doanh nghiệp), mức tăng trưởng và hiệu quả hoạt động tín dụng (doanh nghiệp) của Chi nhánh. b. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp báo cáo để phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng. c. Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và điều kiện tín dụng. d. Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng. C. Các nhiệm vụ khác: 1. Quản lý thông tin: a. Quản lý hồ sơ; đầu mối thu thập, tổng hợp, phân tích, bảo mật thông tin và chịu trách nhiệm về chất lượng thông tin, dữ liệu thuộc phạm vi quản lý. Cung cấp thông tin cho các bên liên quan trong thẩm quyền và phạm vi quản lý. b. Thực hiện chế độ báo cáo phục vụ quản trị điều hành của Ban giám đốc chi nhánh và của BIDV theo quy định. 2. Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing, phát triển thương hiệu...). 3. Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của phòng. 4. Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, Marketing...). 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh. 2.2. Phòng/Tổ tài trợ dự án 1. Thực hiện một phần nhiệm vụ của Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp đối với các dự án. 2. Trực tiếp thẩm định từ đầu các chỉ tiêu tài chính, kinh tế - kỹ thuật, hiệu quả dự án của khách hàng (theo phân cấp uỷ quyền và/hoặc đề xuất của Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp). Chịu trách nhiệm lập báo cáo đề xuất tài trợ dự án trình Lãnh đạo/chuyển Phòng Quản lý rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án. Tìm kiếm dự án tốt của các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Tư vấn, giới thiệu cho khách hàng lựa chọn sản phẩm, phương thức tài trợ, phương án thu xếp tài chính và các điều kiện cần đáp ứng. 4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh. 2.3. Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân A. Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng 1. Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân: a. Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng; Triển khai các sản phẩm hiện có (tín dụng, tiền gửi, bảo hiểm, dịch vụ...) phù hợp với điều kiện cụ thể của chi nhánh và hướng dẫn của BIDV. Đề xuất việc cải tiến/phát triển các sản phẩm bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân tới Ban Phát triển các sản phẩm bán lẻ và Marketing. b. Thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ (dân cư, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ bản lẻ của ngân hàng bạn trên địa bàn...) để xây dựng chính sách, kế hoạch và biện pháp phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ thích hợp theo định hướng của BIDV và phù hợp với điều kiện thực tế của chi nhánh. 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm: a. Tìm kiếm khách hàng; tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng; đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và tiện ích ngân hàng. Đề xuất sản phẩm mới, bổ sung tính năng của những sản phẩm đã có đến Ban Phát triển sản phẩm bán lẻ và Marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. b. Xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả triển khai từng sản phẩm tại Chi nhánh. 3. Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Phối hợp với các đơn vị liên quan/đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng. B. Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: 1. Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân: a. Xác định các chỉ tiêu liên quan đến khách hàng cá nhân (danh mục sản phẩm triển khai tại chi nhánh, thị phần, doanh thu...); phối hợp với Phòng Tổng hợp nguồn vốn để xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng/sản phẩm từng tháng/quý/năm). b. Xây dựng kế hoạch, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm. 2. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao. 3. Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng. 4. Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. C. Công tác tín dụng: 1. Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn. 2. Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định. 3. Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro ( giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro...). 4. Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV. 5. Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ, tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký. 6. Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để trình lãnh đạo ký. 7. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài tiệu liên quan đến khoản vay sang Phòng Quản trị tín dụng quản lý. 8. Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng), phí đến khi tất toán hợp đồng. Xử lý khi khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý. 9. Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng. 10. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định. 11. Chịu trách nhiệm đầy đủ về: a. Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, mức tăng trưởng và hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ. b. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng. c. Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và điều kiện tín dụng. d. Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng. D. Các nhiệm vụ khác: 1. Quản lý thông tin, báo cáo: a. Đầu mối quản lý hồ sơ, thông tin (thu thập, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, lưu trữ, bảo mật...) về khách hàng, sản phẩm, thị phần, thị trường; Cung cấp thông tin cho các bên liên quan theo quy định về thẩm quyền và phạm vi quản lý. b. Thực hiện chế độ lập báo cáo phục vụ quản trị điều hành của Ban giám đốc và của BIDV theo quy định. 2. Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing. phát triển thương hiệu...). 3. Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của Phòng. 4. Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, Marketing...). 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh. 2.4. Phòng quản lý rủi ro A. Công tác quản lý tín dụng 1. Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng: a. Phổ biến các văn bản chỉ đạo, quy chế, quy trình, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng do BIDV ban hành. b. Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tín dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh. Xây dựng chương trình, biện pháp phát triển tín dụng và nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả tín dụng. c. Xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch tín dụng (giới hạn, cơ cấu, hiệu quả, mức sinh lời...) trong hoạt động tín dụng của chi nhánh; phối hợp với Phòng Tổng hợp - Nguồn vốn xác định các chỉ tiêu kế hoạch liên quan đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh. 2. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. 3. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. 4. Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định. 5. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định.. 6. Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV. 7. Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh. 8. Thực hiện việc xử lý nợ xấu: a. Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu. b. Đề xuất các phương án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng (xử lý tài sản, xoá nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp...). c. Xem xét, trình lãnh đạo về việc giảm lãi, miễn lãi theo thẩm quyền của chi nhánh, hoặc trình BIDV (nếu vượt thẩm quyền). d. Quản lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý; Quản lý danh mục các khoản nợ rủi ro ngoại bảng, hoặc đã được bán nợ, khoanh nợ... B. Công tác quản lý rủi ro tín dụng 1. Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng: a. Phổ biến các quy định của BIDV và đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn về quản lý, đánh giá, định hạng rủi ro tín dụng. b. Đề xuất, tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện quy trình, thủ tục, rà soát, đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh. 2. Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng: a. Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với khách hàng, dự án từ các phòng liên quan (Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng tài trợ thương mại, Phòng giao dịch...) để thẩm định, rà soát và đánh giá độc lập về hiệu quả, tính khả thi, các điều kiện tín dụng, định giá tài sản đảm bảo và đánh giá rủi ro của khoản vay để đảm bảo rằng các đề xuất tín dụng phù hợp với quy định, quy trình, thủ tục và mức rủi ro có thể chấp nhận được của BIDV và của Chi nhánh. b. Đề xuất trình lãnh đạo quyết định phê duyệt cấp tín dụng/bảo lãnh/tài trợ dự án/tài trợ thương mại, hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền của chi nhánh, hoặc trình BIDV (nếu vượt thẩm quyền) và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất, quyết định của mình. c. Thông báo các quyết định cho vay đã được phê duyệt đến phòng liên quan theo quy trình nghiệp vụ để thực hiện giải ngân và quản trị khoản vay. 3. Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề. 4. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của Chi nhánh. C. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp 1. Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh. 2. Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có. 3. Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được. 4. Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh. D. Công tác phòng chống rửa tiền: 1. Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện trong Chi nhánh. 2. Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng Dịch vụ khách hàng và các phòng liên quan thực hiện công tác phòng chống rửa tiền. 3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ/đột xuất theo quy định. E. Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO: 1. Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại Chi nhánh. 2. Xây dựng và đề xuất với Giám đốc các chương trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. 3. Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch triển khai, kiểm tra, đánh giá, duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong Chi nhánh. 4. Phối hợp với các tổ chức để đánh giá cấp chứng nhận duy trì hệ thống quản lý chất lượng; tổng hợp kết quả đánh giá hệ thống chất lượng của Chi nhánh. G. Công tác kiểm tra nội bộ 1 Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh: a. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Tổng giám đốc/Giám đốc (chế độ phân công, phân cấp, uỷ quyến, chế độ giao ban, báo cáo...) tại các phòng và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh nhằm tự phát hiện các sai sót, đảm bảo an toàn trong hoạt động. b. Theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Chi nhánh. 2. Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra/thanh tra/kiểm toán tại Chi nhánh theo quy định. 3. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc tổ chức tự kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; tham gia ý kiến về những vấn đề quản lý chất lượng tại Chi nhánh. 4. Đầu mối tiếp nhận, tham mưu cho Giám đốc chi nhánh xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc chi nhánh theo quy định của pháp luật và của BIDV. 5. Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định. H. Các nhiệm vụ khác: 1. Đề xuất, trình lãnh đạo phê duyệt các hạn mức kinh doanh, hạn mức giao dịch đối với từng nghiệp vụ, từng cấp độ, từng phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc. Giám sát độc lập việc tuân thủ các hạn mức trong hoạt động, đảm bảo vận hành hệ thống quản lý rủi ro (đề xuất, phê duyệt, cài đặt và tuân thủ các quy trình và hạn mức hoạt động). 2. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý tín dụng và xử lý nợ. 3. Là thường trực kiêm thư ký Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng bán nợ... theo quy định. 4. Tham gia ý kiến vào các văn bản do BIDV ban hành (quy định, hướng dẫn về công tác tín dụng, quản lý rủi ro, xử lý nợ). 5. Thực hiện thu thập, quản lý thông tin về tín dụng; lập các báo cáo về công tác tín dụng theo quy định và phục vụ quản trị điều hành của lãnh đạo. 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh. 2.5. Phòng quản trị tín dụng 1. Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh: a. Tiếp nhận, kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh/hồ sơ thế chấp từ các phòng liên quan. Nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến khoản vay (tạo hồ sơ, cài đặt hạn mức, gia hạn, tài sản đảm bảo, lãi suất...) từ phân hệ tín dụng vào phân hệ tài trợ thương mại vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo quy định. b. Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo đúng quy định. c. Tiếp nhận (từ Phòng Quan hệ khách hàng) hồ sơ giải ngân/cấp bảo lãnh và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp các điều kiện giải ngân/cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã ký (trường hợp liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế trước khi lập Tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh phải lấy ý kiến của Phòng/Tổ thanh toán quốc tế). d. Lập Tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân/cấp bảo lãnh và chuyển các chứng từ theo quy định cho Phòng Dịch vụ khách hàng/Phòng (tổ) Thanh toán quốc tế để thực hiện thanh toán theo yêu cầu chỉ dẫn của khách hàng trong hồ sơ giải ngân. e. Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạn và chuyển giao cho Phòng Quan hệ khách hàng xử lý. Giám sát khách hàng thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay. g. Theo dõi diễn biến các khoản tín dụng; đề xuất ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro. 2. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định. 3. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn tron._.g tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng. 4. Các nhiệm vụ khác: a. Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định. b. Tham gia ý kiến vào các văn bản quản trị tín dụng. c. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh. 2.6. Phòng quản lý và dịch vụ theo kho quỹ 1. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ: a. Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá quý...) của ngân hàng và của khách hàng. b. Quản lý quỹ (thu/chi, xuất/nhập); phối hợp chặt chẽ với các Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng. Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu-chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo quy định. 2. Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng. 3. Các nhiệm vụ khác: a. Theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định. b. Tham gia ý kiến xây dựng chế độ, quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện. c. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh. 2.7. Phòng kế hoạch tổng hợp A. Công tác kế hoạch - tổng hợp: 1. Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp: a. Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh. b. Thu thập, tổng hợp tình hình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch của Chi nhánh qua từng thời kỳ. c. Lập hồ sơ, kho dữ liệu thông tin về những vấn đề trên. 2. Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh: a. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của Chi nhánh. Tham mưu, đề xuất, xác định định hướng hoạt động của chi nhánh trong từng thời kỳ. b. Nghiên cứu xây dựng đề án phát triển mạng lưới các kênh phân phối sản phẩm. c. Xây dựng các chính sách, biện pháp phát triển khách hàng, sản phẩm, dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và định hướng của BIDV. d. Phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc trong Chi nhánh để tổng hợp xây dựng một hệ thống kế hoạch các mặt hoạt động và kế hoạch biện pháp làm công cụ điều hành: - Xác định hệ thống các chỉ tiêu kinh doanh (chỉ tiêu bắt buộc và chỉ tiêu tham chiếu) về quy mô, doanh số, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng, chất lượng, hiệu quả... - Xây dựng các kế hoạch nghiệp vụ (tín dụng, bản lẻ, huy động vốn, tài trợ thương mại, thanh toán...) gắn với kế hoạch thu-chi tài chính từng đơn vị. - Kế hoạch tài chính. - Các kế hoạch bộ phận/biện pháp hỗ trợ (kế hoạch phát triển khách hàng, kế hoạch gia tăng bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới và đang có, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh bán hàng, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch marketing, tiếp thị, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, kế hoạch bán chéo sản phẩm, kế hoạch liên kết, hợp tác;...). 3. Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh: a. Tham mưu về việc giao kế hoạch cho các đơn vị trong Chi nhánh và tổ chức cho các đơn vị bảo vệ kế hoạch với Ban giám đốc. b. Xây dựng chương trình và biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh tháng/quý/năm của Chi nhánh làm cơ sở cho các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai cụ thể. c. Tham mưu xây dựng các văn bản chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của các đơn vị thuộc Chi nhánh. 4. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh: a. Đầu mối tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động, đánh giá kết quả hoàn thành kế hoạch kinh doanh và kết quả quản trị điều hành của Chi nhánh (tháng/quý/năm); lập báo cáo phục vụ giao ban cụm/khu vực. b. Hướng dẫn, phối hợp, hỗ trợ các đơn vị trong Chi nhánh chuẩn bị báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch trên từng mặt nghiệp vụ. c. Theo dõi, đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp tình hình, tiến độ triển khai kế hoạch và chương trình công tác đã được phê duyệt của từng đơn vị. d. Đề xuất các biện pháp chỉ đạo hoặc điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch (nếu xét thấy cần thiết). e. Tham mưu đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của các đơn vị; 5. Giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh: a. Thu thập, quản lý, lưu trữ, cung cấp, bảo mật hồ sơ và dữ liệu thông tin về công tác kế hoạch và thực hiện kế hoạch của chi nhánh. Lập các báo cáo định kỳ/đột xuất về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phục vụ quản trị điều hành. b. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, phát triển mạng lưới và quản trị điều hành của chi nhánh theo các chỉ tiêu, tiêu chí và hướng dẫn của BIDV. d. Tổng hợp và phản ảnh những khó khăn, vướng mắc, đề xuất biện pháp tháo gỡ, kiến nghị sự hỗ trợ của BIDV. e. Xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tiến độ phấn đấu lên hạng/trụ hạng doanh nghiệp của Chi nhánh. g. Đề xuất ý kiến tham gia của Chi nhánh về phát triển kinh tế địa phương đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động của Chi nhánh khi đuợc các cơ quan chức năng của địa phương yêu cầu. B. Công tác nguồn vốn: 1. Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi xuất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh/BIDV. 2. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình Giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan. 3. Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng. Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm; cung cấp các thông tin về thị trường, giá vốn để các phòng liên quan xử lý trong hoạt động kinh doanh. 4. Thu thập và báo cáo BIDV những thông tin liên quan đến rủi ro thị trường, các sự cố rủi ro thị trường ở chi nhánh và đề xuất phương án xử lý. 5. Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn tại Chi nhánh. 6. Lập các báo cáo, thống kê phục vụ quản trị điều hành theo quy định. C. Các nhiệm vụ khác: 1. Công tác pháp chế - chế độ: Đầu mối tiếp nhận, nghiên cứu, phổ biến, sao gửi, lưu trữ các văn bản chế độ nhận được và các văn bản chế độ do Giám đốc chi nhánh ban hành. Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn hoặc phân công các phòng chức năng hướng dẫn thực hiện những vấn đề liên quan. Tư vấn cho Giám đốc chi nhánh những vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt động ngân hàng. 2. Làm nhiệm vụ thư ký cho Ban giám đốc: Chuẩn bị tài liệu, tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình chấp hành quy chế điều hành của các đơn vị phục vụ các cuộc họp giao ban của Ban giám đốc. Trực tiếp ghi biên bản và thông báo kết luận của Giám đốc trong cuộc họp giao ban đến các đơn vị trong Chi nhánh. 3. Là thành viên của một số Hội đồng theo quy định; 4. Đầu mối phối hợp giải quyết các quyền và nghĩa vụ khi có quyết định chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm. 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh. 2.8. Phòng tài chính kế toán 1. Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp: a. Quản lý phân hệ GL; Trực tiếp xử lý hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh tại phân hệ kế toán tổng hợp (GL) và phân hệ quản lý nội bộ. b. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, công tác quyết toán của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của BIDV. 2. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm): a. Đối chiếu, kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh từ các giao dịch hạch toán tự động tại các phòng thuộc Trụ sở chi nhánh. b. Quản lý, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ tài khoản kế toán tổng hợp tại Trụ sở chi nhánh. Kiểm tra tính khớp đúng giữa các loại báo cáo kế toán tại Chi nhánh. c. Quản lý, lưu trữ toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh tại Trụ sở chi nhánh. d. Hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra công tác hậu kiểm tại các Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm trực thuộc Chi nhánh. e. Đề xuất với Giám đốc chi nhánh xử lý những sai sót phát hiện qua hậu kiểm. 3. Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính: a. Đầu mối phối hợp với các phòng liên quan để xây dựng và trình kế hoạch tài chính, tài sản, kế hoạch quỹ thu nhập hàng năm theo quy định. b. Đề xuất giao kế hoạch thu-chi, lợi nhuận, giao quỹ thu nhập cho các đơn vị trong Chi nhánh. c. Theo dõi, quản lý tài sản (giá trị), vốn và các quỹ của Chi nhánh. d. Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách (tổng hợp, xác định, kê khai, quyết toán và nộp các loại thuế theo quy định). e. Thẩm định, quản lý, tham gia ý kiến vào các phương án, dự toán mua sắm, chi tiêu. g. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính. Định kỳ phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phòng, khả năng sinh lời của từng sản phẩm và của hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh để phục vụ quản trị điều hành. h. Lập quyết toán tài chính của Chi nhánh. 4. Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Đề xuất phân cấp ủy quyền (nếu có) đối với các phòng giao dịch có BDS riêng. 5. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm và các phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh theo quy định. 6. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Phản ảnh đúng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy định của nhà nước và của BIDV. Đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của ngân hàng và khách hàng thông qua công tác hậu kiểm và kiểm tra thực hiện chế độ kế toán, chế độ tài chính của các đơn vị trong Chi nhánh. 7. Quản lý thông tin và lập báo cáo: a. Đầu mối quản lý toàn bộ số liệu, dữ liệu kế toán, cung cấp thông tin hoạt động của Chi nhánh/BIDV, của khách hàng qua số liệu kế toán theo quy định. Thực hiện việc kiểm soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế toán, theo quy định của Nhà nước. b. Lập các loại báo cáo kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước và các loại báo cáo kế toán phục vụ quản trị điều hành của Chi nhánh/BIDV. c. Lưu trữ và lập các loại báo cáo phân tích tài chính, hệ thống báo cáo phục vụ quản trị điều hành (MIS) và các báo cáo phục vụ quản lý tài sản nợ-tài sản có của Chi nhánh và BIDV. 8. Thực hiện quản lý thông tin khách hàng: Kiểm soát thông tin khách hàng do bộ phận khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng khai báo vào phân hệ CIF; Được quyền chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật một số thông tin khách hàng trên phân hệ CIF theo quy định. Quét, quản lý, bảo mật chữ ký, mẫu dấu, hình ảnh (SVS), phê duyệt chữ ký mẫu dấu và cập nhật các thông tin vào hệ thống. 9. Các nhiệm vụ khác: a. Đầu mối phối hợp với các đơn vị phục vụ công tác kiểm toán độc lập. b. Phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra, phục vụ các đoàn kiểm tra/thanh tra; c. Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia, phối hợp với các Phòng về những vấn đề liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng. d. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh. 2.9. Phòng tổ chức nhân sự Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh: 1. Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước và của BIDV đến toàn thể CBNV trong Chi nhánh. 2. Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước và của BIDV, phù hợp với quy mô và tình hình thực tế tại Chi nhánh: a. Triển khai mô hình tổ chức của Chi nhánh theo phê duyệt của BIDV. b. Quản lý cán bộ (nhận xét, đánh giá, bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật). c. Quản lý tiền lương (xếp lương, nâng lương, chuyển ngạch lương); Giải quyết chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ người lao động theo quy định của Nhà nước và của BIDV. d. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và quản lý lao động (định biên lao động, tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ); 3. Hướng dẫn các Phòng/Tổ thuộc Trụ sở chi nhánh và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động. 4. Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh theo quy định. 5. Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ đương chức và cán bộ nghỉ hưu của Chi nhánh. 6. Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập/chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm; 7. Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Quỹ tiết kiệm/Phòng giao dịch/Chi nhánh mới; 8. Quản lý hồ sơ (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ. Hướng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, kê khai tài sản (đối với cán bộ thuộc chức danh phải kê khai), bổ sung lý lịch hàng năm theo quy định. Quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung cấp...) và lập các báo cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định; 9. Các nhiệm vụ khác: a. Thư ký Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng nâng lương, Hội đồng tuyển dụng... b. Tham gia ý kiến vào các văn bản liên quan đến tổ chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động... c. Phối hợp với Công đoàn và các phòng/đơn vị trực thuộc chi nhánh theo dõi việc thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; d. Đầu mối liên hệ với cơ quan quân sự địa phương về những vấn đề liên quan đến công tác quân sự, quốc phòng và luật nghĩa vụ quân sự. e. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh. 2.10. Phòng/Tổ Điện toán 1. Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh: a. Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin (chương trình phần mềm, máy móc, thiết bị,...) phục vụ hoạt động kinh doanh, phục vụ khách hàng; đảm bảo liên tục, thông suốt. b. Thực hiện quản trị mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng, quản trị an ninh mạng, quản trị an toàn thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của Chi nhánh. c. Thực hiện công tác trực kỹ thuật, bảo trì, xử lý sự cố hệ thống máy móc thiết bị và các chương trình phầm mềm ứng dụng trong Chi nhánh. 3. Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ các khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao. 2. Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin hoặc Phòng Công nghệ thông tin khu vực để: a. Triển khai các chương trình phầm mềm ứng dụng, các dự án hoàn thiện, nâng cấp về nghiệp vụ và quản lý tại Chi nhánh. b. Tổ chức lưu trữ, bảo mật, phục hồi dữ liệu và xử lý các sự cố kỹ thuật của hệ thống chương trình theo quy định. 3. Cùng với Trung tâm Công nghệ thông tin hoặc Phòng Công nghệ thông tin khu vực chịu trách nhiệm về việc: Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ yêu cầu kinh doanh của chi nhánh và toàn hệ thống. Bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin của Chi nhánh góp phần bảo về an ninh chung của toàn hệ thống. 4. Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, về những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại Chi nhánh và những vấn đề cần kiến nghị với BIDV. Tham gia ý kiến và làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan theo quy trình nghiệp vụ và theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia. 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh 2.11. Phòng Dịch vụ khách hàng 1. Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng: a. Trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp theo quy định (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền....). b. Quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng (mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế trong hạn mức được giao, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ, đối chiếu, xác nhận số dư tiền gửi, tiền vay...) và các dịch vụ khác. c. Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của Phòng Quản trị tín dụng. d. Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ: Tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục, xử lý tác nghiệp; thực hiện các báo cáo theo quy định. e. Trực tiếp chi trả kiều hối đối với khách hàng (không có tài khoản ở ngân hàng), thông báo và in chứng từ cho khách hàng. Tiếp nhận hồ sơ khách hàng chuyển tiền quốc tế (đi) từ khách hàng hoặc từ các phòng có liên quan tại Chi nhánh để chuyển về Trụ sở chính (đối với các Chi nhánh không được giao hạn mức chuyển tiền quốc tế). g. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch... để phản ảnh với lãnh đạo. Tiếp thu, cải tiến phong cách phục vụ để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. 2. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. 3. Chịu trách nhiệm: - Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; - Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng; - Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng; - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của Phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng. 4. Các nhiệm vụ khác: a. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin (thu thập, lưu trữ, bảo mật, phân tích, xử lý và cung cấp) thuộc nhiệm vụ của Phòng và lập các loại báo cáo, thống kê nghiệp vụ phục vụ quản trị điều hành theo quy định; b. Khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng (tạo số CIF) và tiếp nhận các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng (thay đổi chủ tài khoản, Kế toán trưởng, người giao dịch...) để chuyển bộ phận quản lý thông tin khách hàng cập nhật vào phân hệ CIF. c. Đề xuất với Giám đốc chi nhánh về: Chính sách phát triển; Cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng. d. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh. 2.12. Phòng/Tổ Thanh toán quốc tế 1. Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng: a. Xử lý các giao dịch tài trợ thương mại về nhập khẩu, xuất khẩu theo đúng quy chế, quy trình tài trợ thương mại và thẩm quyền hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt; Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế (nếu được giao). b. Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, về chuyển tiền quốc tế ngoài thẩm quyền xử lý của chi nhánh. Kiểm tra hồ sơ và gửi hồ sơ đến Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại, trung tâm thanh toán ở Trụ sở chính qua hệ thống scan bảo mật. Liên hệ với khách hàng, in và gửi thông báo đến khách hàng. c. Đối chiếu giao dịch với Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại. 2. Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết; tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế... 3. Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại. 4. Các nhiệm vụ khác: a. Quản lý hồ sơ, thông tin (thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích, bảo mật, cung cấp) liên quan đến công tác của Phòng và lập các loại báo cáo nghiệp vụ phục vụ quản trị điều hành theo quy định. b. Tham gia ý kiến với các phòng trong quy trình tín dụng và quy trình quản lý rủi ro theo chức chức năng, nhiệm vụ được giao. c. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh. III. Nguồn lực cơ quan, thành tích: 1. Nguồn lực cơ quan: - Tính đến 31-12-2007: Tổng tài sản đạt 1680 tỷ đồng; Huy động vốn 1677 tỷ đồng, dư nợ 1338 tỷ đồng. - Ngân hàng đầu tư và phát Triển Hà Tây có 10 chi nhánh trải rộng khắp toàn thành phố. 2. Thành tích: Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Tây hoạt động trên mọi lĩnh vực của 1 Ngân hàng thương mại nhưng lĩnh vực kinh doanh chính, có bề dày kinh nghiệm là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và khách hàng truyền thống của Ngân hàng là các đơn vị trực thuộc khối xây lắp. Do ®Æc tÝnh cña chi nh¸nh nªn Ng©n Hµng §Çu T­ Vµ Ph¸t triÓn Hµ T©y cã nguån vèn phô thuéc vµo Ng©n Hµng §Çu T­ vµ Ph¸t triÓn ViÖt Nam, tuy nhiªn kh«ng û vµo sù ­u ®·i cña héi së chÝnh v× míi thµnh lËp, tõ khi b¾t ®Çu ®i vµo ho¹t ®éng toµn thÓ c¸n bé, c«ng nh©n viªn cña chi nh¸nh ®· cïng nhau cè g¾ng v­ît khã, n¨ng ®éng s¸ng t¹o ®Ó ®¹t ®­îc mét sè thµnh tùu sau: Thø nhÊt: Nguån vèn kh«ng ngõng t¨ng lªn tõ khi thµnh lËp do chi nh¸nh cã chÝnh s¸ch ®óng ®¾n, biÖn ph¸p phï hîp, c«ng nghÖ tiªn tiÕn ®Ó thu hót ®­îc kh¸ch hµng göi tiÒn, më tµi kho¶n giao dÞch t¹i ng©n hµng. Thø hai: ChÊt l­îng tÝn dông cña chi nh¸nh ngµy cµng ®­îc n©ng cao ®¶m b¶o h¬n. Chi nh¸nh ®· cã nhiÒu chÝnh s¸ch ­u ®·i nhiÒu chiÕn l­îc linh ho¹t ®Ó phôc vô nhu cÇu nhiÒu kh¸ch hµng ®Õn víi ng©n hµng. Thø ba: Uy tÝn cña chi nh¸nh ngµy cµng ®­îc kh¼ng ®Þnh kh«ng chØ trªn ®Þa bµn ho¹t ®éng mµ cßn ë c¸c vïng l©n cËn. NhiÒu doanh nghiÖp nhµ n­íc, c¸c doanh nghiÖp n­íc ngoµi vµ tæ chøc kinh tÕ c¸ nh©n ®· tin t­ëng ng©n hµng, coi ng©n hµng lµ tin cËy trong ho¹t ®éng kinh doanh cña m×nh. Thø t­: C¸c dÞch vô thu phÝ cña chi nh¸nh ngµy cµng ®­îc më réng gãp phÇn ®¸ng kÓ trong viÖc thu lîi nhuËn cho ng©n hµng. Tuy nhiªn bªn c¹nh nh÷ng kÕt qu¶ ®· ®¹t ®­îc nh­ trªn Ng©n Hµng §Çu T­ vµ Ph¸t TriÓn Hµ T©y còng cßn nhiÒu h¹n chÕ: - VÒ nguån vèn: PhÇn lín vèn ®Ó cho vay trung dµi h¹n lµ vèn vay cña Trung ­¬ng, nguån vèn t¹i chç hÇu nh­ ch­a huy ®éng ®­îc do vËy chi nh¸nh th­êng bÞ ®éng vÒ nguån vèn trung dµi h¹n. - TÝn dông trung dµi h¹n ph©n bè ch­a hîp lý, c¬ cÊu cho vay gi÷a c¸c ngµnh kinh tÕ cßn chªnh lÖch lín, t¨ng tr­êng d­ nî tÝn dông trung dµi h¹n qua c¸c n¨m kh«ng æn ®Þnh cã sù tråi sôt trong tõng th¬× kú thÓ hiÖn thêi gian qua chi nh¸nh chØ míi chó träng ®Õn thµnh phÇn kinh tÕ quèc doanh xem nhÑ viÖc më réng tÝn dông ®èi víi kinh tÕ ngoµi quèc doanh. TËp trung vèn trung dµi h¹n cho vay mét sè ngµnh kinh tÕ nh­ XDCB, thi c«ng c¬ giíi, thi c«ng x©y l¾p (kho¶ng trªn 40% tæng d­ nî trung dµi h¹n). - HÖ thèng kh¸ch hµng chi nh¸nh cßn l¹c hËu vÒ c«ng nghÖ nªn cã nhu cÇu vèn tÝn dông trung dµi h¹n rÊt lín, nh­ng viÖc më réng tÝn dông trung dµi h¹n ch­a ®­îc ®¸p øng nhu cÇu ®ã. NhÊt lµ ®èi víi nh÷ng kh¸ch hµng thué c¸c ngµnh chiÕn l­îc nh­ c«ng nghiÖp c¬ khÝ, chÕ biÕn n«ng s¶n thùc phÈm ch­a thùc sù ®¸p øng ®­îc môc tiªu chiÕn l­îc CNH-H§H nÒn kinh tÕ ë ®Þa ph­¬ng. Phần II: Thực trạng hoạt động đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng I. Hoạt động đầu tư phát triển 1. Hoạt động huy động vốn Ng©n hµng lµ mét doanh nghiÖp kinh doanh trªn lÜnh vùc tiÒn tÖ, cã mét ®Æc tr­ng c¬ b¶n lµ : "®i vay ®Ó cho vay", do ®ã nguån vèn hay cßn gäi lµ ®Çu vµo cña ng©n hµng cã ý nghÜa quyÕt ®Þnh ®Õn hiÖu qña kinh doanh cña mét ng©n hµng . Bëi v× ng©n hµng còng nh­ c¸c doanh nghiÖp kh¸c muèn cã hiÖu qu¶ kinh tÕ cao th× s¶n phÈm tiªu thô ph¶i ®­îc thÞ tr­êng chÊp nhËn , mµ s¶n phÈm muèn ®­îc thÞ tr­êng chÊp nhËn ph¶i ®¹t ®­îc hai yÕu tè ®ã lµ: "gi¸ c¶ phï hîp vµ chÊt l­îng s¶n phÈm tèt". §èi víi lÜnh vùc kinh doanh ng©n hµng th× yÕu tè gi¸ c¶ chiÕm vai trß then chèt, gi¸ c¶ cña ho¹t ®éng ng©n hµng chÝnh lµ l·i suÊt ®Çu ra hay cßn gäi lµ l·i suÊt cho vay vµ l·i suÊt cho vay muèn h¹ th× l¹i ®­îc quyÕt ®Þnh c¬ b¶n bëi l·i suÊt ®Çu vµo. Nh­ vËy, cã thÓ kh¼ng ®Þnh trong ho¹t ®éng kinh doanh cña mét ng©n hµng th× nghiÖp vô t¹o tiÒn hay cßn gäi lµ c«ng t¸c nguån vèn chiÕm vÞ trÝ then chèt nhÊt nã quyÕt ®Þnh mäi ho¹t ®éng kh¸c cña ng©n hµng. V× vËy, trong qu¸ tr×nh ho¹t ®éng c¸c ng©n hµng nãi chung vµ ng©n hµng §Çu T­ & Ph¸t TriÓn Hµ T©y nãi riªng ®Òu ®­a nghiÖp vô nguån vèn lµ mét trong nh÷ng nghiÖp vô chñ yÕu trong ho¹t ®éng cña m×nh. §Ó ®¸nh gi¸ t×nh h×nh thùc hiÖn c«ng t¸c nguån vèn t¹i ng©n hµng §Çu T­ & Ph¸t TriÓn Hµ T©y trong thêi gian qua, ta xem xÐt b¶ng sau: B¶ng1: T×nh h×nh huy ®éng vèn cña Ng©n Hµng §Çu T­ vµ Ph¸t TriÓn Hµ T©y. §¬n VÞ: Tû §ång Nguån Vèn N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 Møc t¨ng (%) 2007 / 2005 Møc t¨ng (%) 2007 /2006 Tæng sè Tû träng ( % ) Tæng sè Tû träng ( % ) Tæng sè Tû träng ( % ) 1. Tæng tµi s¶n BQ 1238 100 1500 100 1680 100 135.702 112 - Tæng Nguån Vèn BQ 970 78.352 1195 79.666 1580 93.333 162.886 132.217 2. Tæng nguån vèn CK 1140 100 1496 100 1677 100 147.105 112.098 2.1 ph©n theo loai tiªn tÖ 1140 100 1496 100 1677 100 147.105 112.098 - VND 915 80.236 1248 83.422 1480 88.252 161.748 118.589 - Ngo¹i tÖ 225 19.736 248 16.577 197 11.747 87.555 79.435 2.2 ph©n theo TPKT 1140 100 1496 100 1677 100 147.105 112.098 a- tiÒn göi TCKT 306 26.842 576 38.502 816 48.685 266.666 141.666 - D­íi 12 Th¸ng 281 24.649 350 23.395 648 38.640 230.604 185.142 - tõ 12 th¸ng trë lªn 25 2.192 226 15.106 168 10.017 672 74.336 b- tiÒn göi DC 834 73.157 920 61.497 861 51.341 103.237 93.586 - d­íi 12 th¸ng 326 28.596 420 28.074 376 22.428 115.337 89.523 - tõ 12 th¸ng trë lªn 508 44.561 500 33.422 485 28.920 95.427 97 3. Tæng d­ nî 916 100 1104 100 1338 100 146.069 121.195 - doanh sè cho vay 2170 236.899 2534 229.528 3241 242.227 149.354 127.9 - doanh sè thu nî 1986 216.821 2236 205.536 3008 224.813 151.460 134.525 3.1ph©n theo thêi h¹n 916 100 1104 100 1338 100 146.069 121.195 - Ng¾n h¹n 502 54.803 588 53.260 765 57.174 152.390 130.102 - Trung dµi h¹n 414 45.196 516 46.739 573 42.825 138.405 111.046 3.2 ph©n theo tiÒn tÖ 916 100 1104 100 1338 100 146.069 121.195 - D­ nî VND 809 88.318 995 90.126 1228 91.778 151.792 123.417 - D­ nî ngo¹i tÖ 107 11.681 109 9.873 110 8.221 102.803 100.917 3.3 ph©n theo TPKT 916 100 1104 100 1338 100 146.069 121.195 - Quèc doanh 760 82.969 932 84.420 946 70.702 124.473 101.502 - Ngoµi quèc doanh 156 17.030 172 15.579 392 29.297 251.282 227.906 3.4 Tû lÖ nî qu¸ h¹n 0.46 0.04 0.28 0.018 0.08 0.47 17.391 28.571 3.5 Tû lÖ nî xÊu 1.5 0.131 6.58 0.439 2.8 0.166 186.666 42.553 ( n¨m 2005 theo ®iÒu 6 ( 493), n¨m 2006, 2007 theo ®iÒu 7 ( 493 ) ) 3.6 Tû lÖ TS§B 59 5.175 64 4.278 70 4.174 118.644 109.375 4. DÞch vô ( t¨ng tr­ëng sè T§ ) 66 39 123 5. KQKD( t¨ng tr­ëng sè T§) 17 33 37 6. §Þnh biªn ®é lao ®éng 89 97 105 (Nguån: B¸o c¸o tæng kÕt ho¹t ®éng kinh doanh cña BIDV Hµ T©y tõ n¨m 2005 – 2007) Ghi chó: Tû träng: % trªn tæng nguån vèn. Tû träng : % trªn tæng d­ nî. So s¸nh: (+/-) so víi n¨m tr­íc. Sau 50 n¨m ho¹t ®éng Chi nh¸nh BIDV Hµ T©y, víi sù nç lùc cña m×nh vµ sù quan t©m chØ ®¹o chÆt chÏ, ®­a ra nhiÒu gi¶i ph¸p t­¬ng ®èi cô thÓ phï hîp víi thùc tÕ ph¸t triÓn kinh doanh trªn ®Þa bµn tØnh Hµ T©y vµ c¸c tØnh, thµnh phè l©n cËn cña BIDV Hµ T©y, Chi nh¸nh ®· t¹o ®­îc uy tÝn vµ lßng tin víi kh¸ch hµng thuéc mäi thµnh phÇn kinh tÕ. §iÒu ®ã ®­îc thÓ hiÖn qua c«ng t¸c huy ®éng vèn cña chi nh¸nh ®­îc thÓ hiÖn ë b¶ng trªn. B¶ng 1 m« t¶ kÕt qu¶ huy ®éng vèn cña BIDV Hµ T©y. NÕu tÝnh ®Õn 31/12/2007 tæng nguån vèn huy ®éng ®¹t 1677 tû ®ång, trong ®ã so víi cïng kú n¨m 2006 huy ®éng ®¹t 1496 tû ®ång, n¨m 2005 huy ®éng ®¹t 1140 tû ®ång, t¨ng so víi cïng kú n¨m 2005 lµ 537 tû ®ång chiÕm 147.105%, t¨ng h¬n so víi n¨m 2006 lµ 181 tû ®ång chiÕm 112.098%. Trong ®ã: Nguån vèn néi tÖ (VND) n¨m 2005 lµ 915 tû ®ång, n¨m 2006 lµ 1248 tû ®ång, n¨m 2007 lµ 1480 tû ®ång, qua møc t¨ng ta thÊy n¨m 2007 chiÕm 161.748% so víi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22365.doc
Tài liệu liên quan