Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) chi nhánh huyện Than Uyên

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) chi nhánh huyện Than Uyên: ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) chi nhánh huyện Than Uyên

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) chi nhánh huyện Than Uyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Được thành lập vào ngày 26/3/1988 , hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, AGRIBANK hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. AGRIBANK đã có tới hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch khắp toàn quốc tính đến tháng 3/2007. Không thể phủ nhận một điều rằng, cho đến nay, AGRIBANK đã giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống các ngân hàng thương mại nói riêng, và trong hệ thống kinh tế tài chính chung của cả nước. Than Uyên là một huyện nghèo thuộc tỉnh vùng cao biên giới, kinh tế huyện đa phần là phát triển nông nghiệp, đời sống của người dân chưa thật sự được nâng cao. Do đó, sự cần thiết phải có một ngân hàng giúp người dân giải quyết nhu cầu trước mắt là có vốn để xây dựng kinh tế là điều tất yếu. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Than Uyên ra đời không nằm ngoài mục đích đó. Tính đến nay, chi nhánh ngân hàng đã đóng góp một phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hệ thống ngân hàng nông nghiệp, cũng như quá trình phát triển và những đóng góp của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Than Uyên cho huyện, đặc biệt là mong muốn được học tập và nâng cao về nghiệp vụ ngân hàng, em đã chọn NHNo&PTNT chi nhánh huyện Than Uyên là nơi thực tập. Trong quá trình thực tập tổng hợp, em đã tìm hiểu được sơ lược về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, và sơ lược hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua. Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm 3 phần : Phần I : Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Than Uyên. Phần II : Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Than Uyên trong thời gian 3 năm ( 2006 - 2008 ). Phần III : Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới. Danh mục các cụm từ viết tắt Diễn giải Ký hiệu Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNo&PTNT Ngân hàng Nhà nước NHNN Việt Nam đồng VND Ngân hàng thương mại NHTM Tổ chức kinh tế TCKT Tổ chức tín dụng TCTD Phần I : Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Than Uyên . 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Nhằm mục đích hỗ trợ cho người dân vay vốn để phát triển kinh tế để nâng cao đời sống, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên mà tiền thân là chi điếm Ngân hàng Than Uyên đã được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1961. Tính đến nay đã trải qua 47 năm xây dựng và hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên đã đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Ngay từ ngày đầu mới thành lập, trên địa bàn một huyện miền núi cao, địa hình rộng, trình độ dân trí lại thấp, kinh tế lạc hậu, song chi điếm Ngân hàng Than Uyên đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Trong chiến tranh, ngoài thực hiện các nhiệm vụ được giao, chi điếm còn có cán bộ tham gia chiến đấu trên các chiến trường. Đến khi hoà bình lập lại, chi điếm Ngân hàng Than Uyên nay là chi nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên thực hiện nhiệm vụ chung của ngành là “ tiền tệ - tín dụng “. Mọi hoạt động thanh toán của chi nhánh đều hướng vào phục vụ sản xuất, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Từ năm 1996 tới nay, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên đã từng bước đổi mới toàn diện, nhanh chóng thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế. Bắt đầu từ năm 1992, chi nhánh đã thực hiện chỉ thị của Chính phủ về phát triển nông thôn, thực hiện nhiều hình thức huy động vốn như : tiết kiệm gửi góp của hội người cao tuổi, trường học, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng…Những hình thức này đã được người dân ủng hộ và tham gia, trong năm 1992, nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện đã là 562 triệu đồng, đến 2002 tăng lên 23.549 triệu đồng, đến tháng 5/2008 tăng lên những 104.320 triệu đồng. Song song cạnh đó, chi nhánh còn mở các dịch vụ tiện ích ngân hàng kèm theo như : chuyển tiền điện tử, chi trả kiều hối…để phục vụ khách hàng, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Dư nợ năm 1992 là 1.720 triệu đồng, năm 2002 là 35.549 triệu đồng, tháng 5/2008 là 102.684 triệu đồng. Hiện nay, chi nhánh đang phấn đấu đến 2010 đạt dư nợ 200.000 triệu đồng. 1.2. Bộ máy tổ chức của chi nhánh và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Bộ máy tổ chức của chi nhánh bao gồm : Trụ sở chính Ngân hàng huyện Phòng kế toán - Ngân quỹ Phòng kinh doanh Tổ hành chính nhân sự Chi nhánh cấp 3 Thân Thuộc Phòng giao dịch Mường Kim Trong đó, hai đơn vị trực thuộc phòng kinh doanh là chi nhánh cấp III Thân Thuộc và phòng giao dịch Mường Kim do khá xa trung tâm huyện và trụ sở chính nên cũng thực hiện các giao dịch như tại trụ sở chính để tiện lợi hơn cho người dân. Tại trụ sở chính có các phòng ban : - Phòng kế toán - ngân quỹ : Thực hiện mọi giao dịch với khách hàng như nhận tiền gửi, chi trả tiền,chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh toàn quốc qua mạng máy vi tính, thanh toán quốc tế qua mạng WU, hạch toán… - Tổ hành chính nhân sự : Chịu trách nhiệm về nhân sự của ngân hàng. - Phòng kinh doanh : Cã chøc n¨ng tham m­u, gióp ban gi¸m ®èc x©y dùng c¸c biÖn ph¸p thùc hiÖn chÝnh s¸ch, chñ tr­¬ng cña NHNN vÒ tiÒn tÖ, tÝn dông..., thùc hiÖn cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các doanh nghiệp và cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện nhiệm vụ cầm cố, bảo lãnh, cho vay phục vụ đời sống, cho vay các nguồn vốn tài trợ uỷ thác của các tổ chức quốc tế ®èi víi c¸c thµnh phÇn kinh tÕ theo LuËt Ng©n hµng, më tµi kho¶n cho vay, theo dâi hîp ®ång tÝn dông, tÝnh l·i theo ®Þnh k×, thÈm ®Þnh vµ xem xÐt b¶o l·nh nh÷ng dù ¸n cã møc kÝ quü d­íi 100%, ®iÒu hoµ vèn ngo¹i tÖ vµ VND, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng với lãi suất linh hoạt và khá hấp dẫn. Thùc hiÖn mét sè nhiÖm vô kh¸c do gi¸m ®èc giao. Phần II : Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên trong thời gian 3 năm vừa qua ( 2006 - 2008 ) Trong 3 năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên đã góp phần phát triển đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện, qua đó, đời sống của người dân ngày một cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo mỗi năm giảm từ 4 - 5%. 2.1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động kinh doanh 3 năm vừa qua 2.1.1. Những thành tựu Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2008 Với 2006 Với 2007 1. Tiền gửi từ dân cư 37.745 41.325 72.458 + 34.713 + 31.133 2. Tiền gửi của các TCKT 23.233 25.112 29.374 + 6.141 + 4.262 3. Tiền gửi của các TCTD khác 22.570 23.930 25.579 + 3.009 + 1.649 Tổng nguồn 83.548 90.367 127.411 + 43.863 + 37.044 Nguồn : Thống kê công tác huy động vốn các năm 2006-2008 (Phòng kinh doanh) Qua bảng số liệu cho thấy, nguồn vốn huy động trên địa bàn tính đến 31/12/2006 đạt 83.548 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 35.125 triệu đồng, đạt 108% kế hoạch đề ra. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm dân cư là 37.745 triệu đồng, tăng 1.425 triệu so với năm 2005. Nguồn vốn huy động trên địa bàn đến 31/12/2007 là 90.367 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 6.819 triệu đồng. Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động là 127.411 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 37.044 triệu. Trong đó tiền gửi từ dân cư là 72.458 triệu. Tăng so với năm 2007 là 31.133 triệu, chiếm 56,87% tổng nguồn vốn huy động. Đạt 126,9% kế hoạch được giao. Bảng 2.2 : Thống kê dư nợ qua các năm Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dư nợ Quá hạn Dư nợ Quá hạn Dư nợ Quá hạn 1. Vốn ngắn hạn 37.072 90 40.253 50 65.791 2. Vốn trung hạn 27.753 30.462 75 36.152 192 3. Vốn dài hạn 15.291 11.921 15.171 Tổng dư nợ 80.116 90 82.636 125 117.114 192 Nguồn : Báo cáo tín dụng các năm 2006 - 2008 (Phòng kinh doanh) Tính đến 31/12/2006, tổng dư nợ đạt 80.116 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 37.072 triệu đồng, nợ xấu dưới 1% / tổng dư nợ. Năm 2007, tổng dư nợ tăng lên 82.636 triệu đồng, nợ quá hạn vẫn dưới 1% / tổng dư nợ. Đến 2008, chi nhánh đã thực hiện đạt 100% kế hoạch được giao, tổng dư nợ là 117.114 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 34.478 triệu đồng. Nợ quá hạn dưới 1% / tổng dư nợ, cụ thể nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 là 192 triệu đồng, chiếm 0,16% / tổng dư nợ. Bảng 2.3 : Kết quả tài chính - thu nhập qua các năm Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng thu 13.345 18.257 21.648 Tổng chi 9.666 12.696 14.591 Chênh lệch thu – chi 3.679 5.561 7.057 Nguồn : Bảng cân đối kế toán các năm ( Phòng kế toán - ngân quỹ) Từ kết quả tài chính trong bảng số liệu cho thấy, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên đã tăng các nguồn thu, lợi nhuận cũng tăng đều qua các năm. So với con số 3.679 triệu đồng của năm 2006, lợi nhuận của năm 2007 đã tăng lên 5.561 triệu đồng, tức là về số tuyệt đối, năm 2007 đã tăng 1.182 triệu đồng, tương đương với 51,16%. Năm 2008, con số này thay đổi với 7.057 triệu đồng, tăng 1.496 triệu đồng so với 2007. 2.1.2. Nguyên nhân đạt được những thành tựu trên Quán triệt quan điểm phải coi đồng vốn là nền tảng để mở rộng kinh doanh, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng nhận thức về ý nghĩa và vai trò của công tác huy động vốn. Qua đó, công tác huy động vốn ngày một được chú trọng nhiều hơn, được chỉ đạo sát sao hơn. Qua số liệu 3 năm cho thấy, nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm, điều đó thể hiện một nỗ lực không nhỏ của chi nhánh trong công tác này. Chi nhánh đã thực hịên điều chỉnh lãi suất linh hoạt, hấp dẫn phù hợp với sự chỉ đạo chung của Ngân hàng Nhà nước. Thêm vào đó, là những dịch vụ kèm theo, hay những chương trình dự thưởng, thu hút được nguồn vốn từ dân cư là khá đông. Ngoài ra, trình độ dân trí và mức sống của người dân ngày càng nâng cao, do đó, người dân cũng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn. Đặc biệt, 2008 là năm mà số tiền gửi của tiết kiệm của dân cư tăng cao hơn so với các năm trước, điều này cũng dễ hiểu bởi 2008 là năm xảy ra sự chạy đua về lãi suất giữa các NHTM. Lãi suất đã có lúc tăng lên tới 17%/năm, thu hút rất nhiều tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Một lý do khách quan nữa, do địa bàn huyện là một huyện vùng cao, nên đến giờ, chi nhánh NNNo&PTNT huyện vẫn là NHTM duy nhất tại địa bàn. Việc là một NHTM độc quyền cũng có ưu thế lớn giúp cho chi nhánh hoạt động kinh doanh thuận lợi. Thêm vào đó, chi nhánh lại có quan hệ mật thiết với các cấp, các ngành, giữ vững được khách hàng truyền thống nên chi nhánh luôn giữ vững được thị phần, thị trường hiện có để tăng trưởng nguồn vốn trên địa bàn. Trong hoạt động tín dụng, chi nhánh đã mở rộng đầu tư tín dụng có trọng điểm, khơi tìm những dự án lớn có hiệu quả để đầu tư, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt. Qua số liệu cho thấy, tổng dư nợ cũng tăng dần trong các năm, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đều dưới 1%. Trong công tác này, chi nhánh đã chuyển hướng đầu tư, ưu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả của hộ sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp tục lấy địa bàn nông nghiệp nông thôn và kinh tế hộ là địa bàn chính để phục vụ và phát triển kinh doanh. Trong bảng kết quả tài chính - thu nhập, ta thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng. Mà lợi nhuận tăng chủ yếu do doanh thu từ hoạt động của ngân hàng tăng, trong đó nguồn thu chủ yếu của ngân hàng chính là từ lãi của hoạt động cho vay chứng tỏ hoạt động tín dụng rất có hiệu quả, chất lượng các khoản vay tốt và đảm bảo. 2.2. Những hạn chế, khó khăn còn tồn tại 2.2.1. Những hạn chế Trong công tác huy động vốn, chủ yếu vẫn tập trung vào huy động tiền gửi từ dân cư, chưa thật sự tập trung vào những thị trường có tiềm năng lớn như các TCKT hay các TCTD khác. Thêm nữa, mặc dù được triển khai toàn diện nhưng mới chỉ đầu tư tập trung ở khu vực thị trấn. Một số cán bộ ngân hàng chưa nhận thức rõ vai trò của công tác này nên chưa có biện pháp tích cực trong huy động vốn. Nguồn vốn cơ bản ổn định lâu dài phục vụ cho sản xuất kinh doanh là nguồn từ tiền gửi tiết kiệm và chứng chỉ thì tỷ trọng vẫn còn thấp. Công tác tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá chuyển tiền và các dịch vụ tiện ích khác chưa được sâu rộng đến quần chúng nhân dân nên tỷ lệ thu dịch vụ / tổng thu chưa cao. Trong hoạt động tín dụng, mặc dù trên địa bàn đã có khá nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nhưng đến nay, phòng kinh doanh chỉ có 1 cán bộ tín dụng đảm nhận việc cho vay đối với doanh nghiệp. Quy mô các khoản vay còn nhỏ, lại chủ yếu là cho vay đời sống, mức độ bảo đảm chưa cao. Bảng số liệu về thống kê dư nợ cũng cho thấy, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm vẫn dưới 1%, nhưng con số này lại tăng dần. Năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,11%, năm 2007 tỷ lệ này đã tăng lên 0,15%, và năm 2008 là 0,16%. Đây là con số báo hiệu tình trạng nợ quá hạn có thể tăng thêm nữa, tiềm ẩn rủi ro cao, ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng còn chưa phong phú, như không có hoạt động về thanh toán quốc tế, ngân hàng cũng không thực hiện việc mua bán, trao đổi ngoại tệ, vì thế, tiện ích đem lại cho người dân còn chưa nhiều. Một hạn chế nữa, đó là trong vấn đề về nhân lực. Nguồn nhân lực của ngân hàng còn quá ít, lại phải phục vụ cho nhu cầu của hơn 3000 người dân trong huyện, nên hầu như luôn trong tình trạng không thể giải quyết hết khối lượng công việc trong ngày. Trình độ của cán bộ ngân hàng cũng chưa hoàn chỉnh, không đồng đều, có nhiều trường hợp học xong phổ thông là được vào làm nên chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm chưa thể có. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các NHNo&PTNT ở nước ta. 2.2.2. Những khó khăn Than Uyên là một huyện nghèo của tỉnh miền núi Lai Châu, mặt bằng dân trí không đồng đều, sản xuất độc canh là cây lúa, cây công nghiệp địa phương chưa phát triển, vậy nên đại đa số các món vay là nhỏ lẻ, xuất đầu tư thấp, địa bàn quản lý lại rộng. Điều kiện khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp bất lợi cho sản xuất, gây ra những rủi ro bất khả kháng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng. Trong công tác tín dụng, chủ yếu là các món vay đối với hộ sản xuất, do những nguyên nhân khách quan nói trên, các món vay này thường tiềm ẩn rủi ro cao về thiên tai, dịch bệnh, chết…hay do nguyên nhân chủ quan là hộ sản xuất vay vốn vì không đủ khả năng trả nợ nên trốn nợ. Cơ sở vật chất của ngân hàng còn hạn chế về nhiều mặt, hệ thống máy móc chưa đồng bộ. Hiện nay đã phổ biến quy trình giao dịch một cửa nhưng hệ thống vi tính nhiều lúc bị lỗi, làm trì trệ hoạt động của ngân hàng. Hiện tại, ngân hàng chỉ có hai phòng hoạt động kinh doanh, diện tích lại chật hẹp, không những gây khó khăn cho cán bộ nhân viên mà còn gây khó khăn cho khách hàng. C¸c dù ¸n cña c¸c hé gia ®×nh ®Òu lµ c¸c dù ¸n nhá, ®Òu do c¸n bé tÝn dông h­íng dÉn x©y dùng, sau ®ã l¹i trùc tiÕp thÈm ®Þnh cho vay, do ®ã tÝnh kh¶ thi vµ hiÖu qu¶ kinh tÕ thÊp. Phần III : Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới. Trong những năm qua, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên đã đạt được rất nhiều thành tích. Không chỉ dừng lại ở đó, chi nhánh còn tiếp tục phấn đấu đề ra mục tiêu mới, là phương hướng hoạt động trong năm 2009. Đó là trong hoạt động tín dụng, đề ra mục tiêu định hướng như sau : - Huy động vốn : 212.548 triệu đồng Trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương : 165.243 triệu đồng. Kết hợp chặt chẽ giữa huy động vốn trong các thành phần kinh tế với dân cư, đặc biệt chú trọng công tác huy động tiền gửi tiết kiệm vì đây là nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh. - Dư nợ : 160.000 triệu đồng Trong đó : - Dư nợ ngắn hạn : 85.000 triệu đồng - Dư nợ trung hạn : 64.000 triệu đồng - Dư nợ dài hạn : 11.000 triệu đồng *Dư nợ cho vay nông nghiệp và nông thôn : 55.000 triệu đồng *Dư nợ hộ sản xuất và cá nhân : 62.000 triệu đồng *Dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa : 43.000 triệu đồng - Tỷ lệ nợ xấu : 0.2% / tổng dư nợ. Kết luận Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế như đã nêu trên, nhưng 47 năm xây dựng và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận. Nhờ phần nào sự đóng góp đắc lực của chi nhánh, tỷ lệ hộ đói nghèo mỗi năm giảm được từ 4 - 5%, đời sống của người lao động được cải thiện đáng kể. Tính từ 2001 đến nay, chi nhánh đã đầu tư các đối tượng chính được 25.127 con gia súc, trong đó cày kéo kết hợp sinh sản 15.484 con, thâm canh được 20.632 ha lúa, đầu tư sản xuất ngô, đậu tương hàng hoá 987 ha, 28.157 tấn phân bón các loại, khai hoang được 532 ha… Số liệu trên cho thấy, tầm quan trọng của chi nhánh ngân hàng tại huyện, đặc biệt là trong cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh. Với thời gian thực tập tổng hợp, em đã nắm được sơ lược về tình hình hoạt động của chi nhánh, điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Qua đó, em nhận thấy, trên địa bàn còn chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động, chủ yếu các khoản vay là của cá nhân, hộ sản xuất; trong định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm 2009 cũng vẫn tập trung vào tín dụng đối với hộ sản xuất. Vì vậy, em chọn đề tài : “ Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả “, với mong muốn hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT ngày càng cao, đời sống người dân trong huyện sẽ cải thiện hơn, đồng đều hơn và đóng góp thêm nữa cho sự phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Mục lục Lời mở đầu - Phần I : Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của NHNN & PTNT Chi nhánh huyện Than Uyên . 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 1.2. Bộ máy tổ chức của chi nhánh và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Phần II : Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Than Uyên trong thời gian 3 năm vừa qua ( 2006 - 2008 ) 2.1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động kinh doanh 3 năm vừa qua 2.1.1. Những thành tựu 2.1.2. Nguyên nhân đạt được những thành tựu trên 2.2. Những hạn chế, khó khăn còn tồn tại 2.2.1. Những hạn chế 2.2.2. Những khó khăn - Phần III : Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới. - Kết luận ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22791.doc