Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Láng Hạ

LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo và học tập của sinh viên sau khi kết thúc các khóa học tại trường đại học, đây là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo một chuyên ngành. Nhờ quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có một cái nhìn tổng thể, trực quan hơn, sinh động hơn và thực tế hơn đối với các vấn đề thuộc tất cả các lĩnh vực văn hóa, kinh tế và xã hội…Qua đó, mỗi sinh viên có thể chủ động vận dụng sáng tạo những kỹ năng, kiế

doc43 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn. Theo kế hoạch của nhà trường, giai đoạn thực tập chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn thực tập tổng hơp và giai đoạn thực tập chuyên đề. Được sự giới thiệu của Nhà trường, em đã đến thực tâp tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.Trong thời gian thực tập tại đây, em đã đến các phòng ban trong ngân hàng để quan sát và tìm hiểu chung về: cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và nội dung hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý của ngân hàng. Sau thời gian thực tập tổng hợp tại đơn vị em đã phần nào nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hiểu được nguyên nhân của sự thành công, thấy được phương thức hoạt động và quản lý của ngân hàng. Qua đó củng cố vững chắc chuyên ngành đã được học của mình. Với những gì đã quan sát và thu thập được, em viết báo cáo này để khái quát tình hình chung của chi nhánh nơi em đang thực tập. Báo cáo gồm 2 phần chính: Chương 1: Tổng quan chung về chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. Chương 2:Tình hình hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ trong những năm qua CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHI NHÁNH NHNo&PT LÁNG HẠ I. Sự hình thành chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ Bối cảnh thành lập NHNo&PTNT Láng Hạ­ Năm 1996 hệ thống NHNo&PTNT đã có những bước phát triển mới, cùng với các NHTM Quốc doanh khác, hệ thống NHNo đã góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu cung câp vốn cho các thành phần kinh tế trên mọi miền đất nước mà đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ngày 15/11/1996, qua quyết định số 280/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền đổi tên NH Nông nghiệp Vietj Nam thành NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90. Với tên gọi mới ngoài chức năng là một NHTM, NHNo&PTNT Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ: Đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng vốn trung trung, dài hạn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đứng trước tình hình nhiệm vụ, xây dựng NH trong giai đoạn mới đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đất nước sau 10 năm đổi mới, đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải đa năng hơn trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển bền vững đổi kinh tế dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII – Đại hội Đảng lần thứ hai trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế đất nước. NHNo&PTNT Việt Nam đã thể hiện định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong những tháng cuối năm 1996 là: củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hóa công nghệ NH, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Từ thực tiễn trên, cùng với việc ra đời của một số Chi nhánh NHNo tại các thành phố lớn, khu đô thị và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước trong giai đoạn 1996 – 1997. Ngày 1/8/1996 tại Quyết định số 334/QĐ – NHNo – 02 của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 17/3/1997. Ngày 18/3/1997 lễ công bố quyết định thành lập chi nhánh Láng Hạ được tổ chức tại trụ sở 44 Láng Hạ (nay là 24 Láng Hạ - Quận Đống Đa – Hà Nội). Nguồn vốn ban đầu của chi nhánh trong những ngày đầu thành lập chỉ có hơn 10 tỷ đồng, nhận bàn giao từ NH Phục vụ người nghèo, nay là NH Chính sách XH Việt Nam Trụ sở hoạt động Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT Việt Nam , trụ sở của chi nhánh đặt tại tòa nhà 44 Láng Hạ - nay là 24 Láng Hạ), bao gồm một phần tầng I tòa nhà và một phần tầng I gồm cả nơi làm việc của Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch kinh doanh. Sự ra đời của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là bước mở đầu cho sự phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam tại các địa bàn đô thị, khu công ngiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước, thể hiện hướng đi đúng trong bước phát triển tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Sự ra đời của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ trong giai đoạn này đã góp phần không nhỏ làm cho quy mô và phạm vi hoạt động cũng như năng lực vị của hệ thống NHNo trên địa bàn Thủ đô được mở rộng và nâng cao thêm, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới, giai đoạn khắc phục khó khăn khách quan và chủ quan, ổn định phát triển mạnh mẽ theo hướng NHTM hàng đầu ở VN, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên thế giới. II. Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 2.1. Về bộ máy tổ chức trong giai đoạn đầu hình thành - Tổng số cán bộ viên chức Chi nhánh Láng Hạ ban đầu chỉ có 13 người( từ NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hà Nội, sở giao dịch I (nay là Chi nhánh Thăng Long về nhận nhiệm vụ) - Biên chế tổ chức của Chi nhánh ban đầu gồm ban Giám đốc (3 đồng chí) có hai phòng chức năng là Kế hoạch kinh doanh và Kế toán ngân quỹ. Phòng Kế hoạch kinh doanh có 7 người vừa thực hiện nhiệm vụ Tín dụng, Kế hoạch vừa làm các công tác của phòng Hành chính – Tổ chức cán bộ (chưa có bộ phận Kiểm tra, kiểm toán nội bộ). Phòng Kế toán ngân quỹ gồm 3 người. - Về tổ chức Đảng, Chi nhánh thành lập một Chi bộ gồm 5 Đảng viên. Trong số 13 cán bộ viên chức, ngoài các đồng chí trong Ban Giám đốc, trưởng các phòng kế hoạch kinh doanh và số cán bộ phòng kế toán ngân quỹ đã trải qua quá trình công tác, thì số CBVC còn lại đều bắt đầu làm quen với công việc hoàn toàn mới mẻ. Số cán bộ điều động từ NHNo&PTNT Việt Nam về còn thiếu kiến thức thực tế, số cán bộ trẻ vừa tốt nghiệp Đại học lại chưa am hiểu công việc.Đây là một trong những khó khăn ban đầu mà Chi nhánh phải từng bước khắc phục trong quá trình triển khai các hoạt động. Trong công tác xây dựng, ổn định mô hình tổ chức. Chi nhánh luôn coi trọng đội ngũ cán bộ, luôn bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực chuyên môn, năng lực quản lý điều hành và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, điều này có ý nghĩa thiết thực tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trên vị trí công tác được phân công, làm nòng cốt xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt trong những năm sau này. 2.2. Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ hiện nay Về mạng lưới: Cho đến nay, thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới, CN đã ,mở thêm 01 Phòng giao dịch và 01 Chi nhánh cấp 2, nâng số điểm giao dịch lên 13 điểm. Về cơ cấu tổ chức Cùng với quá trình phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngày càng được mỏ rộng. Đến nay tổng số CBVC của chi nhánh tăng lên rất nhiều, từ 13 người nay là 215 người: trên đại học là 4 người chiếm 2%; đại học, cao đẳng là 168 người chiếm 78%, trung cấp là 7 người chiếm 3.3%; chưa qua đào tạo là 36 người chiếm 16,7%. Trong đó số CBVC nữ là 138 người, chiếm 64.2%, Đảng viên là 60 đồng chí, chiếm 28.4%.. Mô hình tổ chức của Chi nhánh được thể hiện cụ thể ở Sơ đồ sau: Phòng GD SỐ 2 Phòng GD SỐ 3 Phòng GD SỐ 5 Phòng GD SỐ 6 Phòng GD SỐ 7 Phòng GD SỐ 8 Phòng GD SỐ 10 Phòng GD SỐ 11 CN. BÁCH KHOA CN. MỸ ĐÌNH Phòng KTNQ Phòng TÍN DỤNG Phòng HÀNH CHÍNH Phòng GD SỐ 4 Phòng GD SỐ 9 Phòng KTNQ Phòng TÍN DỤNG Phòng HÀNH CHÍNH GIÁM ĐỐC Phòng TCCB ĐT Phòng KẾ TOÁN NQ Phòng TIN HỌC Phòng HÀNH CHÍNH Q. TRỊ Phòng TÍN DỤNG Phòng N.VỐN KH- TH Phòng THẨM ĐỊNH Tổ KTKT NB Phòng KDNT TTQT Tổ N. VỤ THẺ Tổ TIẾP THỊ PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHI NHÁNH NHNo&PTNT LÁNG HẠ III. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 1. Nhiệm vụ cơ bản của chi nhánh: Quyết định số 454/QĐ/HĐ QT- TCCB của chủ tịch hội đồng quản trị NH Nhà nước và phát triển nông thôn Việt Nam về quy chế tổ chức hoạt động của chi nhánh NHNo^PTNT Việt Nam, Chi nhánh Láng Hạ có những chức năng, nhiệm vụ sau: 1.1. Chức năng của chi nhánh NHNo&PTNT Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH cà các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn theo địa giới hành chính. Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của Tổng giám đôc NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. 1.2. Nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là chi nahnshcaaps 1 có nhũng nhiệm vụ sau: 1.2.1. Hoạt động huy động vốn Hoạt động cho vay Kinh doanh ngoại hối Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Kinh doanh các dịch vụ NH khác Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng. Cân đối, điều hòa vốn kinh doanh đối với các Chi nhánh cấp 2 phụ thuộc trên địa bàn. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Đầu tư dưới các hình thức như: góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lanhx bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh NH khác do các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và cơ sở đào tọa trên địa bàn do NHNo&PTNT Việt Nam giao. Thực hiện công tác tổ chức cán bộ đào tạo, laoddoongj , tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, ủy quyền của NHNo&PTNT Việt Nam. Chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam liên quan đến hoạt động của các Chi nhánh. Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của Chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện các nhiệm vụ khác do hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam giao. 2. Nhiệm vụ cơ bản của các phòng, tổ thuộc chi nhánh. 2.1. Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp. Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết định kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vón kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giams đốc chi nhánh giao. 2.2. Phòng Tín dụng. Phòng tín dụng có nhiệm vụ sau đây: Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NH cấp trên theo phân cấp ủy quyền. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong mước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm. thử nghiệm địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuát phương hướng khắc phục. Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp. báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. 2.3. Phòng Thẩm định Phòng thẩm định có nhiệm vụ sau đây: Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Thẩm định các tài khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định, chỉ định theo ủy quyền của tổng giám đốc và thẩm định các món vay vượt quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp dưới. Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp 1, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt. Thẩm định khoản vay do tổng giám đốc quy định hoặc do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định trong mức phán quyết cho vay của giám đốc chi nhánh cấp 1. Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh. Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Thực hiện các công việc khác do giám đốc chi nhánh cấp 1 giao. 2.4. Phòng Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua –bán, chuyển đổi ) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện ông tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 2.5. Phòng Kế toán -Ngân quỹ Trực tiếp kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình NHNo cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn. Tổng hợp, lưu thữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo luật định. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. 2.6. Phòng Vi tính Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chu nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Làm dịch vụ tin học. Thực hiện các nhiệm vụ được Giám dốc chi nhánh giao. 2.7. Phòng Hành chính Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc NHNo&PTNT. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự. kinh tế lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến NH và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. TRực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính , văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa –tinh thần và thăm hỏi ốm , đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên. Thực hiện nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh giao. 2.8. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo Xây dựng quy định lề lói làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc địa bàn. Đề xuất mở rộng chi nhánh kinh doanh trên địa bàn. Đề xuất định mực lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh NHNo trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, NHNN trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ quy định của Nhà nước, của ngánh NH. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh. Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 2.9. Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Xây dựng, chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của NH mình. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc. Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh NH cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thếu sớt của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc Giám đốc giao. 2.10. Tổ Tiếp Thị Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường. Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và giám đốc chi nhánh. Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của N HNo&PTNT Việt Nam. Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền đối với các đơn vị phụ thuộc. Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, apphích… theo quy định. Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm, như phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình… phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị. Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thuwcjh iện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin tuyên truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng của đơn vị. Sợn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin tuyên truyền của đơn vị. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 2.11. Tổ nghiệp vụ thẻ Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tham mưu cho các giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và thẻ. Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối. Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xủ lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT LÁNG HẠ TRONG NHỮNG NĂM QUA I. Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong những năm qua 1. Tình hình ktxh trong năm qua ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng Kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 đạt 8,17%.. Năm 2006 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện kinh tế chính trị quan trọng như Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tổ chứ thành công hội nghị các nhà kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) Tuy nhiên nền kinh tế cũng gặp phải rất nhiều khó khăn thách thức do thiên tai lụt lội tại các tỉnh miền Trung, Tây nam bộ, dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lở mồm long móng và sự biến động giá cả trong nước đặc biệt là giá vàng, đô la, xăng dầu, phân bón, giá than.. đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân, áp lực của hội nhập kinhn tế quốc tế khiến cho môi trường kinh doanh có nhiều sự cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn do diễn biến kinh tế trong nước,tình hình tài chính, biến động tăng lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Trong công tác huy động vốn của các TCTD , các kênh huy động vốn ngày càng phát triển cũng làm thu hẹp thị phần của các Ngân hàng, một khối lượng vốn không nhỏ chuyển sang đầu tư vàng và chứng khoán khi giá vàng biến động mạnh và thị trường chứng kháon bùng nổ, đầu tư vào Trái phiếu với lãi suất cao nhiều ưu đãi của một số tập đoàn kinh tế, một số Ngân hàng thương mại quy mô lớn. Trong hoạt động cho vay, tiến trình cổ phần cổ phần hoá còn chậm khiến việc lợa chọn các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả gặp khó khăn. việc mở rộng quy chế về hoạt động của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam đồng thời nhiều tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính với thế mạnh về vốn và dịch vụ chất lượng cao được thành lập mới và mở rộng thêm mạng lưới hoạt động là thách thức không nhỏ đối với các NHTM quốc doanh. Việc Việt Nam ra nhập tổ cức thưng mại thé giới WTO mặc dù tạo nhiều cơ hội song cũng gây không ít thách thức đối với hệ thống Ngân hàng mà đặc biệt là hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam khi bề dày hoạt động trên đô thị lớn còn nhỏ. Nhận thức được những thuận lợi khó khăn trên, tập thể cán bộ viên chức Chi nhánh Láng Hạ đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí cao nhằm thực hiện có kết quả KHKD. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam sau 19 năm đổi mới. Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ qua 10 năm hoạt động và trưởng thành, đặc biệt là trong những năm gần đây, đã gặp không ít khó khăn nhưng những thành tựu mà Chi nhánh đã đạt được cũng không phải là nhỏ. Có thể đánh giá một cách khái quát như sau: Biểu đồ 1.1. Sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm 2.1. Về công tác nguồn vốn Đơn vị: Tỷ đồng Qua biểu đồ thấy rõ được sự thay đổi của tổng nguồn trong những năm kể từ khi NH được thành lập cho dến năm 2006. Ở đây chi xem xét đến sự thay đổi đó trong 3 năm gần đây tức là từ năm 2004 dến năm 2006. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2004 đạt 4,470 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng là 11% tức là tăng 440 tỷ đồng so với 31/12/2003, tuy tổng nguồn tăng so với năm trước vẫn không đạt được kế hoạch đề ra, chỉ đạt 81% kế hoạch (KH: 5.536.3 tỷ đồng). Đến năm 2005, tổng nguồn vốn của chi nhánh giảm di 446 tỷ đổng so với năm 2003, đạt 4,203 tỷ đổng. Như vậy, đã đạt 101% KH năm 2005 ( KH: 4,000 tỷ đồng) Nguồn vốn của chi nhánh năm 2005 chỉ chiếm 2.1% thị phần của các TCTD trên địa bàn Hà Nội, giảm 0.7% thị phần so với năm 2001. Mặc dù nguồn vốn giảm so với năm 2004 song thực chất là chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định giảm tỷ lệ vay TCTD để hướng vào tiền gửi dân cư theo đúng tinh thần chỉ đạo của NHNo Việt Nam. Trong năm 2006, nguồn vốn đạt được lên tới 5,905 tỷ đồng trong đó huy động Trái phiếu AGRIBANK 2006 là 584 tỷ đồng. Như vậy, tổng nguồn vốn năm 2006 tăng 1,882 tỷ đồng so với 31/12/2005 tương đương 147%, đạt 121% kế hoạch năm 2006 (KH: 4,900 tỷ đồng ). Trong đó: Cơ cấu nguồn vốn cụ thể như sau: Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2004- 2006 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Tổng nguồn vốn 4,470 100 4,023 100 5,905 100 1. NV theo loại tiền NV nội tê 3,197 72 3,136 78 4,854 82 NV ngoại tệ 1,273 28 887 22 1,051 18 2. NV theo thành phần kinh tế Tiền gửi dân cư và giấy tờ có giá 1,153 25 1,491 37 1,771 33 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1,551 35 1,444 36 4,134 67 Tiền gửi các TCTD và quỹ hỗ trợ 766 17 88 2 Tiền gửi ủy thác đầu tư 1,000 23 1,000 25 - - 3. NV theo kỳ hạn NV không kỳ hạn 918 20 984 25 1,278 22 NV có kỳ hạn dưới 12T 1,376 31 820 20 859 15 NV có kỳ hạn trên 12T 2,176 49 2,219 55 3,768 63 Nhìn vào bảng trên ta thấy: Trong năm 2005, do nhu cầu sử dụng vốn của một số đơn vị kinh tế có nguồn tiền gửi thanh toán lớn đặc biệt là ngoại tệ (như Tổng công ty Láp máy giảm 3 triệu USD so với cuối năm 2004), khiến cho nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh giảm 385 tỷ đồng so với năm 2004. Đồng thời điều này làm giảm nguồn tiền gửi không kỳ hạn là 100 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2006, nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh lại tăng 164 tỷ đồng do Chi nhánh đã thu hút được một lượng vốn không kỳ hạn lớn bằng ngoại tệ từ việc làm NH phục vụ giải ngân các dự án ODA do WB, ADB tài trợ tại các Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp và bộ tài nguyên môi trường. Năm 2004, tiền gửi của các TCTD khá cao nhưng trong năm 2005 và 2006, theo tinh thần chỉ đạo của NHNo Việt Nam, khoản tiền gửi này đã giảm đi rất nhiều, NH tập trung tăng tiền gửi dân cư và tiền gửi của các TC kinh tế.. Để làm được việc này, năm 2005, Chi nhánh đã thực hiện nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng bằng vàng và cơ chế lãi suất thay đổi kịp thời so với các TCTD trên địa bàn, điều này có phần nào hấp dẫn nhằm vào thị hiếu của người dân nên đã giúp tăng trưởng cao nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư. Còn trong năm 2006, CN đã làm tốt các đợt huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, Trái phiếu AGRIBANK 2006 TW và các đợt phát hành kỳ phiếu của chi nhánh cũng như nghiên cứu thêm ưu đãi của hình thức tiết kiệm bậc thang đã tạo nhiều ưu thế cho chi nhánh trong cạnh tranh huy động vốn với các TCTD khác trên địa bàn. Tuy nhiên, nguồn vốn từ dân cư mặc dù tăng trưởng so với năm 2005 song tốc độ tăng tưởng chừng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn dẫn đến giảm tỷ trọng so với năm 2005 (từ 37% xuống còn 35% tổng nguồn vốn) chưa đạt KH TW giao là 42%. 2.2. Về công tác tín dụng Đây là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất và đem lại lợi nhuận đáng kể cho NH. Biểu đồ 1.2. Sự tăng trưởng dư nợ qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Từ biểu đồ trên cho thấy: Từ khi Chi nhánh được thành lập và đi vào hoạt động thì trong năm 2004, hoạt động tín dụng là phát triển nhất, đạt 2.200 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 31/12/2006 đạt 2,057 tỷ đồng, tăng 181 tỷ đồng (tức 10%) so với năm 2005, và chỉ bằng 93.5% tức là giảm 143 tỷ đồng so với năm 2004. Như vậy, công tác cho vay năm 2006 chưa hoàn thành nhiệm vụ dược giao, chỉ đạt 89% kế hoạch năm 2006 (KH: 2,300 tỷ đồng). Tuy nhiên, dư nợ của chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng về thị phần trong tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn Hà Nội. Điều này là do Chi nhánh đã tập trung đầu tư vào các dự án, phương án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế, chú trọng tới công tác thẩm định đảm bảo chất lượng khoản vay. Bảng 1.2: Kết quả hoạt động cho vay giai đoan 2004- 2006 Đơn vị: Tỷ đồng Kết quả hoạt động cho vay cụ thể được thể hiện dưới bảng số liệu sau: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Tổng dư nợ 2,200 100 1,876 100 2,057 100 1. Dư nợ theo loại tiền + Dư nợ nội tệ 1,600 48 1,101 59 978 48 + Dư nợ ngoại tệ 1.134 52 775 41 1,079 52 2. Dư nợ theo thành phần kinh tế + Doanh nghiệp Nhà nước 1,752 79 1,161 62 1,245 61 + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 400 19 660 35 756 36 + Cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố giấy tờ có giá 48 2 55 3 56 3 3. Dư nợ theothời gian + Dư nợ ngắn hạn 1,200 54 988 53 1,269 62 + Dư nợ trung và dài hạn 1,000 46 888 47 788 38 Về dư nợ theo thành phần kinh tế: Từ năm 2005, Chi nhánh đã chuyển hướng đẩy mạnh việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty Cổ phần, công ty TNHH), và cho vay tiêu dùng, đời sống trong, song tỷ lệ này còn khá khiêm tốn trong năm 2005, nhưng đến năm 2006, tỷ lệ này đã tăng đáng kể, nâng tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh lên 90 doanh nghiệp. Do đó trong 2 năm này, dư nợ của các DN ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố đã có sự tăng trưởng về tỷ trọng Về dư nợ theo loại tiền: Năm 2005, có sự chuyển dịch về cơ cấu: sư nợ ngoại tệ sụt giảm hơn so với năm 2004 (giảm 370 tỷ đồng) là do giảm sư nợ của Tổng công ty Xăng dầu vì cho vay bằng ngoại tệ có chênh lệch lãi suất quá thấp. Chi nhánh phải chủ động đàm phán với khách hàng để chuyển sang cho vay bằng đồng nội tệ, giúp tăng chênh lệch lãi suất. Nhưng đến năm 2006, cơ cấu này lai quay trở về giồng với năm 2004: dư nợ nội tệ chiếm 48% ít hơn so với dư nợ ngoại tệ ( chiếm 52%) Về dư nợ theo thời gian: Dư nợ trung và dài hạn năm 2005 vượt 2% so với giới hạn cho phép của TƯ (45%/ tổng dư nợ) là do Chi nhánh giảm dư nợ ngắn hạn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33231.doc
Tài liệu liên quan