Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nguyễn Văn Huyên

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nguyễn Văn Huyên: LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường thì các loại ngành nghề đều có những thay đổi để có thể phù hợp với nền kinh tế và không bị thụt lùi. Mặt khác nước ta vừa được gia nhập tổ chức WTO, đây vừa là cơ hội để cho chúng ta phát triển và cũng là một thách thức lớn đối với tất cả các ngành kinh tế trong cả nước chứ không riêng gì ngành ngân hàng. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới đồng nghĩa với thị trường được mở cửa tự do, các doanh nghiệp nước ngoai được kinh doanh tự do, ngành ngân hàng c... Ebook Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nguyễn Văn Huyên

doc44 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nguyễn Văn Huyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng là một lĩnh vực mà được các nhà đầu tư quan tâm rất nhiều. Mới gia nhập WTO một thời gian ngắn mà số lượng các ngân hàng liên doanh và các văn phòng đại diện của các ngân hàng trên thể giới ở Việt Nam đã tăng lên một lượng đáng kể. Ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu sự đổi mới của lĩnh vự ngân hàng trong những năm qua để có thể thấy được sự thay đổi nhanh tróng của lĩch vự kinh tế này để có thể nắm bắt được sự biến động đang xảy ra trong xã hội đang ngày càng đổi mới của chúng ta. Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM. 1.1/ Tổng quan về ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng. 1.1.1/ Ngân hàng là gì? - Ngân hàng là một tổ chức kinh tế có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng. Tuy nhiên, định nghĩa thế nào là ngân hàng vẫn còn những vấn đề phải tranh cãi. Trước hết, như các tổ chức, ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng hoạt động được thực hiện trong nền kinh tế. Chức năng của các ngân hàng lại cũng được thay đổi theo sự chuyển động của nền kinh tế và theo sự biến động của chế độ kinh tế; ngoài ra, còn phải tính đến sự thay đổi có tính cạnh tranh của các đối thủ của ngân hàng, đó chính là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm: các công ty kinh doanh chứng khoán, các công ty tài chính, hợp tác xã Tín dụng, quỹ tương hỗ và các công ty bảo hiểm… Nhóm các tổ chức này, bên cạnh việc thực hiện chức năng kinh doanh của mình, đều cố gắng mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực ngân hàng, trước hết là cung cấp dịch vụ ngân hàng như: tiết kiệm, tiền gửi, đầu tư, tín dụng,… Ngược lại, các ngân hàng cũng đối phó với các đối thủ cạnh tranh này bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản, môi giới chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và các sản phẩm dịch vụ mới và mở ra những mối liên kết nhằm đa dạng hoá hoạt động ngân hàng. Như vậy có thể định nghĩa: “Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục và các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là về tín dụng, tiền gửi, kinh doanh tiền tệ và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” - Những chức năng của ngân hàng đa năng: NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI Chức năng quản lý tiền mặt Chức năng bảo hiểm Chức năng môi giới Chức năng ngân hàng đầu tư và bảo lãnh Chức năng lập kế hoạch đầu tư Chức năng thanh toán Chức năng tiết kiệm Chức năng uỷ thác Chức năng tín dụng - Mô hình hệ thống ngân hàng hiện đại có sự phân chia ra 2 cấp ngân hàng, với chức năng hoàn toán khác biệt: + Cấp quản lý: Ngân hàng trung ương. + Cấp kinh doanh: các Ngân hàng thương mại. Ban đầu, việc phát hành tiền do Nhà nước thực hiện, khi các Ngân hàng thương mại phát triển, một số quốc gia giao cho một Ngân hàng thương mại có uy tín thực hiện việc phát hành tiền. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, đặc biệt ở những nước tư bản có nền ngoại thương phát triển mạnh, lưu thông tiền tệ trong nước luân chuyển với khối lượng lớn, tất yếu phải phát sinh chức năng Quản lý nhà nước về lưu thông tiền tệ, phát hành tiền vào nền kinh tế cũng phải được kiểm soát và tuân thủ những quy luật chặt chẽ. Các quốc gia phương Tây đã thành lập các Ngân hàng trung ương với chức năng rõ ràng là Quản lý lưu thông tiền tệ, phát hành thẻ. Kiểm soát hoạt động Tín dụng và kiểm tra hoạt động của các Ngân hàng thương mại, kiểm soát tỉ giá, bảo đảm dự trữ quốc gia về ngoại hối… Các Ngân hàng thương mại trở thành những doanh nghiệp đặc biệt, chỉ làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng thương mại được coi là: “Định chế tài chính trung gian”, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Quá trình phát triển hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam có những đặc thù riêng, có sự chuyển hoá mô hình kinh tế xã hội, nhưng cuối cùng vẫn theo mô hình ngân hàng 2 cấp, sự vận hành và mối quan hệ giữa 2 cấp ngân hàng cũng theo thông lệ quốc tế như các quốc gia khác. 1.1.2/ Các sản phẩm và các dịch vụ ngân hàng. 1.1.2.1/ Các sản phẩm và dịch vụ truyền thống của ngân hàng: - Thực hiện mua bán và trao đổi ngoại tệ: Một nhà ngân hàng đứng ra mua, bán một loại tiền, chẳng hạn USD lấy một loại tiền khác, chẳng hạn đồng France hay Yên Nhật và hưởng phí dịch vụ. Sự trao đổi đó là rất quan trọng đối với khách hàng là các nhà kinh doanh trên lĩnh vực thương mại, đặc biệt là ngoại thương; khách du lịch cũng cần đến dịch vụ này, vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện và thoải mái hơn khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay thành phố mà họ đến. Các nhà Xuất khẩu, Nhập khẩu phải thanh toán bằng ngoại tệ và chuyển hoá kịp thời để đảm bảo vòng quay vốn, và bảo đảm an toàn tỷ giá kết hối sao cho có lợi nhất, Ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò tư vấn và kinh doanh trên lĩnh vực này. Chức năng trao đổi và mua bán ngoại tệ hình thành ngay từ thửa ban đầu, khi mà các ngân hàng sơ khai của người Do thái phát minh ra, nhằm phục vụ cho việc giao lưu thương mại giữa các quốc gia. - Tín dụng: thời đại ngày nay, không có doanh nghiệp nào chỉ kinh doanh bằng vốn tự có của mình, Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian tài chính mạnh mẽ nhất ở chức năng này. Với nguồn vốn to lớn huy động được từ trong nền kinh tế, Ngân hàng thương mại đầu tư cho doanh nghiệp và các nhu cầu vốn tín dụng khác trong nền kinh tế kể cả cho vay tiêu dùng. Nhờ sự chuyển hoá này mà hiệu quả của đồng tiền được phát huy cả từ hai phía. Người có tiền gửi cũng nhận được một khoản lợi nhuận thích đáng, mà người sử dụng vốn cũng có vốn để kinh doanh và đương nhiên cũng có lợi nhuận không phải là vốn tự có. - Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: quá trình luân chuyển hàng hoá, các doanh nghiệp có thể thực hiện thanh toán với nhau bằng cách ghi nợ, thương phiếu ra đời từ những quan hệ mua chịu bán chịu đó. Nhưng người bán hàng đâu có thể chờ đợi đến kỳ hạn thanh toán, mà họ sẵn sàng bán các giấy tờ có giá đó để thu tiền về, bảo đảm cho chu chuyển vốn liên tục. Không ai khác ngoài ngân hàng thương mại có thể làm nổi chức năng đó. Vậy thì chiết khấu thương phiếu cũng là một dịch vụ sinh lời của ngân hàng thương mại. - Nhận tiền gửi : Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm kiếm cách huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng - một quỹ sinh lợi được gửi tại ngân hàng trong khoản thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao và độ an toàn của phương thức này khiến cho thị trường chứng khoán khó có thể lôi kéo được những khách hàng truyền thống gửi tiền tại các ngân hàng thương mại. - Thanh toán: là nghiệp vụ “cổ xưa” của các ngân hàng thương mại, khi uy tín của các nhà băng đủ lớn, thì các thương nhân cứ yên tâm vận chuyển và giao hàng, việc thanh toán chỉ “ra lệnh” là các ngân hàng thương mại phải thực hiện. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng lại được sự hỗ trợ của công nghệ thông tin hiện đại, đã hình thành cả một hệ thống thanh toán đồ sộ trong từng quốc gia và nối mạng thanh toán quốc tế toàn cầu qua hệ thống SWIFT. Thời gian thanh toán giữa các doanh nghiệp, giữa các nước khác nhau không phải tính bằng tuần như mới cách đây 1/4 thế kỷ nữa, mà được tính bằng phút. - Bảo quản vật có giá : nghiệp vụ bảo quản vật có giá cho khách hàng thường do phòng “dịch vụ bảo quản” của ngân hàng thực hiện. Toàn bộ vật quý hiếm của khách hàng được cất trữ trong những ô tủ riêng biệt, đặt trong hầm an toàn, được bảo vệ 24/24 giờ. Dịch vụ này tạo điều kiện cho khách hàng được giải phóng khỏi việc tự cất trữ, bảo quản những đồ quý hiếm, những giấy tờ có giá trị trong điều kiện an toàn tuyệt đối và hoàn toàn bí mật. - Cung cấp các tài khoản giao dịch: Tài khoản tiền gửi giao dịch - một tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc hoặc các hình thức thanh toán thích hợp cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an toàn hơn. - Cung cấp dịch vụ uỷ thác : Uỷ thác đầu tư hoặc uỷ thác thực hiện những quan hệ tài chính tiền tệ với một đối tác khác kể cả nước ngoài tạo tiện ích cho khách hàng có thể thực hiện ý đồ kinh doanh, mà mình không thông thạo và tất nhiên khách hàng được bảo đảm thu lợi nhuận tối đa trong điều kiện kinh doanh tại thời điểm đó. Các tổ chức nước ngoài, kể cả các ngân hàng thương mại, các tổ chức phi chính phủ cũng hay dùng các dịch vụ này để thực hiện các dự án của mình tại một quốc gia nào đó. 1.1.2.2/ Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển. Có nhiều dịch vụ mới phát sinh, theo với nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tiện ích của khách hàng và tiến bộ của công nghệ ngân hàng. Có thể nêu ra một vài dịch vụ mới: - Dịch vụ cho thuê tài chính. - Cho vay tiêu dùng (liên kết với các nhà sản xuất và phân phối hàng hoá). - Cho vay tài trợ dự án, đồng tài trợ. - Tư vấn tài chính. - Quản lý tiền mặt. - Bán các dịch vụ bảo hiểm. - Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán. - Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh. - Các hình thức thẻ tín dụng, thẻ thanh toán. - Máy rút tiền tự động (ATM). - Máy đổi tiền. Nhóm các dịch vụ có liên quan đến công nghệ thông tin, ra đời sau, nhưng đang được các ngân hàng thương mại phát triển thành loại hình thương mại điện tử. Các dịch vụ này đang thay đổi bộ mặt các ngân hàng thương mại hiện đại và cũng là mảng dịch vụ có sức cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng thương mại trong phạm vi quốc gia và cả trên thị trường quốc tế. 1.2/ Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam. 1.2.1/ Thời kỳ cách mạng thánh 8 năm 1945: * Trong suốt thời kỳ tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam cho đến nửa đầu thế kỷ 19, ở Việt Nam chưa có hoạt động ngân hàng, mặc dù trên thực tế, đã từng có hoạt động in, đúc tiền của các triều đại phong kiến. Trong thời kỳ Việt Nam bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trên thị trường đã lưu hành tiền đúc bằng đồng, kẽm. Khi Lý Nam Đế lên ngôi, đã cho đúc tiền bằng đồng lấy tên là “Thiên Đức Thông Bảo”, là đồng tiền đầu tiên được đúc ở Việt Nam. Sau đó, mỗi triều đại mới, đều cho ra đời một loại tiền đức mới. Đặc biệt thời Hồ Quý Ly (1400 - 1407) đã cho phát hành tiền giấy, và cưỡng bức lưu hành để đổi lấy tiền đúc bằng đồng: trang trải các chi phí của triều đình. Tuy nhiên, thời gian lưu hành không dài, khi nhà Hồ bị sụp đổ thì tiền giấy cũng không còn được lưu hành nữa. * Từ giữa thế kỷ 18, khi Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, đã cho lưu hành nhiều loại khác nhau. Ngoài tiền đúc bằng đồng, kẽm của các triều đại phong kiến đương thời, còn có đồng bạc Mê - xi - cô, đồng France (1862). Năm 1875 ngân hàng Đông Dương được thành lập theo sắc lệnh ngày 25/1/1875 của Tổng thống Pháp; ngay sau đó, đã cho phát hành tiền Đông Dương. Đồng Đông Dương lúc bấy giờ là đồng tiền đúc bằng bạc (theo chế độ bản vị bạc) và tiền giấy ngân hàng. Việc in và đúc tiền đều thực hiện tại “mẫu quốc” (nước Pháp). Trong thời kỳ thuộc địa của Pháp, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, chính quyền Đông Dương là người tổ chức thực hiện. Hệ thống tài chính ở Việt Nam thời kỳ đó đương nhiên do chính phủ bảo hộ nắm giữ và điều hành, ngân hàng Đông Dương đã độc quyền phát hành tiền và nắm giữ tổ chức tín dụng quan trọng như ngân hàng Pháp - Hoa , ngân hàng địa ốc Đông Dương, ngân hàng Cầm cố Đông Dương, Nông phố ngân hàng,…tạo thành một tập đoàn tài chính có sức mạnh áp đảo trên thị trường tài chính. Ngân hàng Đông Dương cũng đã bỏ vốn mua nhiều cổ phần của các công ty tư bản công, thương nghiệp, vận tải, giao thông, nông nghiệp (các công ty chuyên chở đường sắt, đường sông; các công ty mỏ, các công ty công nghiệp chế biến, công ty điện và công ty cao su…). Ngân hàng Đông Dương đã thâm nhập sâu và các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của các nước Đông Dương, vừa là công cụ phục vụ đắc lực chính sách thuộc địa của chính phủ Pháp ở Đông Dương, vừa là công cụ bóc lột thậm tệ nhân dân Đông Dương và là giàu cho tư bản Pháp. 1.2.2/ Thời kỳ sau cách mạng tháng 8/1945 và kháng chiến chống Pháp: Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, lực lượng cách mạng tuy không chiếm được ngân hàng Đông Dương, những đã buộc bọn chủ ngân hàng xuất tiền của ngân khố cho ta. Trong điều kiện chưa phát hành được động tiền cách mạng, đồng bạc Đông Dương vẫn tạm thời lưu hành và được sử dụng làm công cụ chi tiêu cho chính quyền cách mạng. Thực dân Pháp đã tìm mọi cách để phá hoại và gây cho ta nhiều khó khăn. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho cách mạng, Đảng chủ trương dựa vào dân, phát huy tinh thần yêu nước và ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc, phát động phong trào quyên góp tài chính và vật chất trong các tầng lớp nhân dân dưới các hình thức như: “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo kháng chiến”,… để có nguồn tài chính và lương thực phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kỳ; đồng thời, chuẩn bị phát hàng tiền Việt Nam, Chính phủ giao Bộ tài chính phụ trách. Thàng 12/1945, đồng tiền Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời mang ý nghĩa kinh tế, chính trị sâu sắc, phù hợp với nguyện vọng và được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh. Tháng 11/1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định cho phát hành giấy bạc Việt Nam trong cả nước. Nhờ phát hành được đồng tiền riêng và nắm công cụ phát hành, Đảng và chính phủ ta đã có điều kiện để giải quyết vấn đề tài chính cho công cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập, xây dựng đất nước và tạo điều kiện để xây dựng nền tài chính - tiền tệ độc lập, tự chủ của chính phủ kháng chiến. 1.2.3/ Thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam: Công cuộc kháng chiến ngày một tiến triển mạnh mẽ, nhất là từ sau chiến thắng Biên giới cuối năm 1950, đã tạo ra một cục diện mới về quân sự, chính trị ngày càng có lợi cho ta; cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới. Đại hội Đảng lần thứ hai (tháng 2/1951) đã đề ra những chủ trương chính sách mới về tài chính – kinh tế; trong đó chính sách tài chính có nội dung cơ bản là: chính sách tài chính phải kết hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế, tăng thu trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất; giảm chi bằng cách tiết kiệm, thực hiện dân chủ hoá chế độ thuế, quy định rõ Ngân sách trung ương, Ngân sách địa phương; thành lập Ngân hàng quốc gia, phát hành đồng bạc mới để ổn định tiền tệ, cải tiến chế độ tín dụng. Trên cơ sở này, ngày 6/5/1951, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam, và cử ông Nguyễn Lương Bằng làm tổng giám đốc với những nhiệm vụ sau: - Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ. - Quản lý kho bạc nhà nước. - Huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá. - Quản lý hoạt động kinh doanh bằng biện pháp hành chính. - Quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập với tư cách là một cơ quan ngang bộ trong Hội đồng chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, ngân hàng: đồng thời kiêm nhiệm hoạt động kinh doanh của các ngân hàng chuyên doanh. Sự ra đời của Ngân hàng quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử trong hệ thống tiền tệ - tín dụng của Việt Nam. Lần đầu tiên nước ta có được một ngân hàng độc lập, tự chủ của nhân dân. Ngân hàng quốc gia Việt Nam được tổ chức theo quy mô lớn, quản lý hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc tập trung thống nhất, giữ vị trí trụ cột trong hệ thống tiền tệ - tín dụng của nước ta. 1.2.4/ Thời kỳ từ năm 1954 – 1975: Là thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hoàn thành công cuộc giải phóng miền Nam. Những năm đầu mới hoà bình lập lại, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được đổi tên là Ngân hàng Trung ương, nhưng thực chất vẫn là ngân hàng một cấp với tất cả chức năng của một ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại. Ngân hàng trung ương vào thời kỳ đó là một hệ thống có 3 cấp ngân hàng: trụ sở chính đóng tại Hà Nội, các tỉnh và thành phố có các chinh nhánh và cấp huyện có các chi điếm ngân hàng. 1.2.5/ Thời kỳ tháng 4/1975 đến năm 1986: Ngay trong những năm đầu miền Nam được giải phóng, ngành Ngân tín trực thuộc ban kinh tài miền Nam đã nhận được sự chi viên đắc lực của Ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương đã cử nhiều đoàn cán bộ tham gia uỷ ban quân quản (dưới phiên hiệu K3) tiếp quản hệ thống ngân hàng của chế độc cũ. Để phù hợp với nhu cầu phát triển trong tình hình mới, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của Đảng và nhà nước. Ngày 6/6/1975 Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra nghị định số 04/PCT – 75 thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam. Theo nghị định: “Ngân hàng quốc gia Việt Nam là cơ quan trung ương của Hội đồng chính phủ, chịu trách nhiệm cải tổ hệ thống ngân hàng cũ, xây dựng ngân hàng mới, tổ chức thực hiện và quản lý tập trung thống nhất của nhà nước về các chính sách tín dụng, phát hành tiền tệ, thanh toán, quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngoại tệ và thanh toán quốc tế”. 1.2.6/ Thời kỳ 1987 đến nay: Thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngân hàng trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chù nghĩa. Hệ thống bộ máy tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ, mà bước khởi đầu là nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng bộ trưởng V/v: “Chuyển hẳn hệ thống Ngân hàng sang hoạt động kinh doanh”. Thành lập hệ thống Ngân hàng 2 cấp: + Cấp quản lý: Ngân hàng nhà nước là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ ứng dụng, đồng thời làm chức năng “Ngân hàng của ngân hàng” (Ngân hàng trung ương). + Cấp kinh doanh: Thành lập các Ngân hàng thương mại hoạch toán kinh tế độc lập trên cơ sở các chi nhánh Ngân hàng trung ương tỉnh, thành phố, đặc khu và ở cấp huyện, quận, thị xã. Kinh doanh tiền tệ và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Trong thời gian này, 4 ngân hàng chuyên doanh của nhà nước được hình thành bằng chuyển và tách ra từ Ngân hàng trung ương thành 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh: - Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam. - Ngân hàng công thương Việt Nam. - Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam. - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Các Ngân hàng thương mại từng bước phát triển theo chiều hướng kinh doanh đa năng, có lợi nhuận và đóng vai trò định chế trung gian, thu hút vốn, hoạt động cho vay, phục vụ tích cực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước. Sang thập kỷ 90, hành lang pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tín dụng cảng trở nên bức bách, cần phải được bổ sung và nâng cấp mang tính pháp lý cao hơn. Sau một thời gian khảo sát, nghiên cứu và chỉnh sửa, Ngân hàng nhà nước đã trình quốc hội và “Luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng” đã được quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 01/10/1998. Đó là một bước tiến quan trọng về cơ chế và tạo hành lang pháp lý cao hơn cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tới nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm: + 6 Ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó có 1 Ngân hàng chính sách xã hội. + 26 Ngân hàng cổ phần đô thị. +20 Ngân hàng cổ phần nông thôn. + 5 Ngân hàng liên doanh với nước ngoài. + 26 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. + Các văn phòng đại diện của trên 30 Ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam. + Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân gồm 1 quỹ trung ương và 906 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. + 14 đơn vị tín dụng phi ngân hàng. Những thời điểm quan trọng trong phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam Năm Sự kiện 1948 - đầu 1951 Bộ tài chính quản lý các công việc về tiền tệm tín dụng, Ngân hàng trung ương chưa hình thành. Tháng 1/1946 Phát hành giấy bạc Việt Nam đầu tiên, lưu hành ở miền Bắc, và toàn quốc vào năm 1948. 1947 – 1951 Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập theo mô hình trung ương - khu vực - cơ sở. Tháng 5/1951 Phát hành giấy bạc ngân hàng thay thế tiền tài chính 1946. 1960 Cải tiến cơ chế tín dụng ngân hàng. Đổi tên thành Ngân hàng nhà nước Việt Nam . Cuối năm 1960 Hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng sau cải tiến cơ chế tín dụng. Giữa năm 1987 Thí điểm chuyển sang mô hình ngân hàng kinh doanh ở một số tỉnh. Tháng 3/1988 Ban hành Nghị định 53/CP, mô hình ngân hàng hai cấp ra đời: Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng, các ngân hàng chuyên doanh thực hiện kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng, Tháng 5/1990 Ban hành hai pháp lệnh Ngân hàng nhà nước và pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Tháng 12/1997 Bam hành Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng theo cơ chế thị trường. 1.3/ Quy trình xây dựng và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 1.3.1/ Bối cảnh ra đời của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam: - Tháng 12/1986 Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Đổi mới hệ thống Ngân hàng được coi là khâu then chốt của công cuộc đổi mới vì Ngân hàng là huyết mạch, đồng thời là tấm gương phản ánh nền kinh tế. Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, với nhiệm vụ chủ yếu là cho vay và thực hiện các dịch vụ ngân hàng để phát triển Nông lâm nghiệp và Thủy sản. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam ra đời trong bối cảnh kinh tế, xã hội hết sức khó khăn. Vào những năm 1980, do hậu qủa của hơn 30 năm chiến tranh, chính sách cấm vận của Mỹ và đóng cửa biên giới với Trung Quốc từ sau chiến tranh biên giới năm 1979, Liên bang Xô viết tan rã, nguồn viện trợ của các nước đối với Việt Nam không còn nữa, cùng với cơ chế kinh tế tập trung bao cấp, nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng khoảng. - Khi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam ra đời, kiến thức và kinh nghiệm về ngân hàng thương mại hiện đại hoạt động theo cơ chế thị trường hầu như chưa có, tuy ý tưởng và thử nghiệm về sự tách bạch giữa quản lý nhà nước và kinh doanh thương mại trong ngân hàng đã xuất hiện trước đó. Tuy nhiên, cũng có một số thuận lợi cơ bản: Công cuộc đổi mới toàn diện do Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra từ tháng 12/1986 đã đi vào cuộc sống, được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng, toàn dân. Quá trình phân tách hệ thống Ngân hàng từ một cấp sang hai cấp, hình thành các ngân hàng chuyên doanh và phát triển theo hướng Ngân hàng thương mại hiện đại được sự ủng hộ của các ngành, các cấp. Trong phân phối lưu thông, Đảng và Nhà nước đã cương quyết dẹp bỏ nạn “ngăn sông, cấm chợ”, tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thông tự do. Trong nông nghiệp, nhờ Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988) về khoán hộ, các hộ nông dân được giao đất để sử dụng lâu dài, được tự chủ trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Trong công nghiệp, xóa bỏ dần phương thức kế hoạch tập trung. Các xí nghiệp công nông nghiệp được tự chủ dần trong hoạt động. Về tổ chức, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hình thành trên cơ sở tiếp nhận toàn bộ các chi nhánh Ngân hàng cấp huyện của Ngân hàng Nhà nước, các Phòng tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố được tập hợp, bổ sung một số cán bộ kế toán và hành chính để hình thành chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp cấp tỉnh, ở thời điểm đó nhiều chi nhánh cấp tỉnh không có trụ sở làm việc. Ở cấp trung ương, Ngân hàng phát triển nông nghiệp trung ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng đầu tư và Xây dựng, Vụ kế toán và một số đơn vị khác. Cơ sở vật chất, công cụ làm việc rất nghèo nàn lạc hậu. Ở các chi nhánh tỉnh, thành phố trụ sở Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam thường ở các vị trí xa trung tâm, nhà cửa chật chội, chi nhánh Huyện, thị xã thường là nhà cấp 4, có nhiều nơi xây dựng từ những năm 1960. Trang thiết bị hầu như không có gì, một số nơi khá hơn, được trang bị máy tính quay tay “Nisa” của Tiệp Khắc. - Đội ngũ cán bộ nhân viên được tiếp nhận ban đầu hơn 36.000 người, phần đông trình độ thấp, chưa được đào tạo. Do đặc điểm lịch sử cũng như đặc điểm kinh doanh và phục vụ trong lĩnh vực Nông nghiệp và nông thôn là chính, nên cán bộ cấp chi nhánh, đặc biệt chi nhánh huyện chỉ được đào tạo qua loa, hầu hết là trình độ sơ cấp. Toàn hệ thống Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam lúc đó chỉ có 2 phó tiến sỹ; 10% có trình độ đại học, cao đẳng và chứng chỉ nghiệp vụ; 46% có trình độ trung cấp; còn lại là sơ cấp và chưa được đào tạo. Số người biết tiếng Anh ở mức giao dịch giản đơn chỉ đếm trên đầu ngón tay. - Về hoạt động kinh doanh có thể nói ở thời điểm thành lập Ngân hàng phát triển nông nghiệp chưa có kinh doanh Ngân hàng, với sự tập hợp hơn 500 Ngân hàng huyện, thị xã vậy Ngân hàng phát triển nông nghiệp cũng tiếp nhận dư nợ cho vay các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã nghề cá, hợp tác xã thủ công, một số công ty vật tư nông nghiệp,... Tổng số nợ là 1.561 tỷ đồng, 70% là nợ quá hạn và nguồn vốn chủ yếu là của Ngân hàng nhà nước cho vay, chiếm tới 85%. Hệ thống kế toán, thanh toán liên hàng còn dựa vào Ngân hàng nhà nước. Về dịch vụ, trừ thanh toán và chuyển tiền cho khách hàng nội địa, còn hầu như không có khái niệm về dịch vụ ngân hàng. 1.3.2/ Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 1.3.2.1/ Giai đoạn từ 1988 – 1989. Là giai đoạn thành lập Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam đã ra đời với chức năng là một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Đây là một lĩnh vực, một địa bàn trọng điểm của đất nước với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cầu GDP và là khu vực kinh tế chiếm hơn 85% dân số nước ta. Tình trạng sản xuất nông nghiệp lại cũng hết sức lạc hậu, công cụ chủ yếu là các nông cụ thủ công, sức kéo chủ yếu là trâu bò. Nghề cá chủ yếu khai thác trong lộng, nuôi trồng thủy sản chưa phát triển, nạn lũ lụt, hạn hán và các thiên tai xảy ra liên tiếp, lạm phát ở mức cao. Hoạt động ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này vào thời điểm đó là vô cùng khó khăn. Về cơ chế hoạt động, lúc đó tuy đã hình thành hệ thống, có tư cách pháp nhân, con dấu, vốn riêng nhưng trong giai đoạn này, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Ngân hàng phát triển nông nghiệp vẫn do Ngân hàng nhà nước điều hành trực tiếp. Trong công tác cán bộ, Ngân hàng nhà nước trực tiếp duyệt cơ cấu tổ chức mạng lưới, chỉ tiêu tuyển dụng, đề bạt, điều chuyển cán bộ từ cấp trưởng phòng ở trung tâm điều hành và giám đốc chi nhánh tỉnh, thành phố trở lên. Ngân hàng nhà nước trực tiếp ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ, đồng thời quản lý trực tiếp nguồn vốn, dư nợ của các ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh kinh tế xã hội và điều kiện hoạt động như trên, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đã đứng vững và tạo nền móng để tồn tại và phát triển, từng bước xây dựng mô hình tổ chức, đội ngũ cán bộ, tự nghiên cứu và hình thành văn bản các nghiệp vụ từ khâu xây dựng kế hoạch, cân đối vốn, hình thành hệ thống kế toán và hạch toán kinh doanh, xây dựng các chế độ về tín dụng không chỉ đối với nông nghiệp mà cả các ngành khác… bước đầu phát triển kinh doanh đặt các mối quan hệ với các ngành, các tổ chức tín dụng quốc tế. Nghiên cứu các chương trình kinh tế, các chủ trương cải cách kinh tế của Đảng và nhà nước, chuẩn bị mở rộng các hoạt động kinh doanh. Vào thời điểm đó Ngân hàng phát triển nông nghiệp cũng chưa có nhiều khách hàng là các doanh nghiệp, nhiều đơn vị còn ngần ngại khi đặt mối quan hệ với ngân hàng nông nghiệp. 1.3.2.2/ Giai đoạn từ 1990 – 1996: Năm 1990 là năm đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới của ngân hàng. Tháng 5/1990, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời khẳng định hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngân hàng nhà nước với chức năng là ngân hàng trung ương, là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng, là ngân hàng của các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam. Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ pháp luật. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàng đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Cuối năm 1991 được sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp thí điểm cho vay hộ nông dân, mở ra 1 thị trường rộng lớn và hết sức phù hợp với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Đầu năm 1994 việc cho vay hộ nông dân thành công tốt đẹp, được thể chế hoá và qua đó uy tín của Ngân hàng nông nghiệp được tăng lền. 1.3.2.3/ Giai đoạn từ 1997 đến nay: Năm 1997 Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng ra đời thay thế 2 pháp lệnh. Điều lệ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được thống đốc phê chuẩn tại quyết định số: 309/1997/QĐ – NHNN ngày 22/11/1997. Thời kỳ này kinh tế đang phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng đạt trên mức 7%/ năm, song vào năm 96 – 97, xảy ra khủng khoảng tài chính và tiếp đến suy thoái của 2 khu vực kinh tế Châu Á và Mỹ La Tinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam cũng như hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NGUYỄN VĂN HUYÊN. 2.1/ Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12765.doc
Tài liệu liên quan