Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Chi nhánh Thái Hà

LỜI MỞ ĐẦU Sau 4 năm học tập tại khoa Tài chính Kế toán , trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, em được thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà. Mục đích của việc thực tập là nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích thực trạng chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại và tìm nguyên nhân của những tồn tại đó. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến ng

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Chi nhánh Thái Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà. Chính vì thế em đã xây dựng báo cáo thực tập với những nội dung sau: Chương 1:Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà Chương 2:Thực trạng chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà Chương 3:Một số nhận xét và kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH THÁI HÀ 1.1.Vài nét về NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà Ngân hàng TMCP Bắc Á tên giao dịch tiếng Anh là: “Asia Commercial Joint - Stock Bank, viết tắt là NASB ” được thành lập theo quyết định số 183/QĐ - NH5 ngày 01/09/1994 của thống đốc Ngân hàng Việt Nam, trụ sở chính đóng tại: 117 Quang Trung - TP Vinh - Nghệ An. Trên cơ sở đó, ngày 10/8/1995 chi nhánh Ngân hàng TMCP Bắc Á tại Hà Nội đã được thành lập theo quyết định số: 1908/GP ngày 22/05/1995, là chi nhánh cấp một của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, có trụ sở tại Phan Chu Trinh- Quận Hoàn Kiếm- Thành Phố Hà Nội. Cho đến nay, chi nhánh cấp I Ngân hàng TMCP Bắc Á - Hà Nội bao gồm 6 chi nhánh cấp II trực thuộc: - NHTMCP Bắc Á - Thái Hà - NHTMCP Bắc Á - Bùi Thị Xuân - NHTMCP Bắc Á - Hàng Bông - NHTMCP Bắc Á - Cát Linh - NHTMCP Bắc Á - Tây Sơn - NHTHCP Bắc Á - Cầu Giấy Ngân hàng TMCP Bắc Á, Chi nhánh Thái Hà là một trong 6 chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh cấp I Ngân hàng TMCP Bắc Á - Hà Nội, có trụ sở tại 61 Thái Hà - Quận Đống Đa – Thành Phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay Ngân hàng TMCP Bắc Á, Chi nhánh Thái Hà không ngừng phát triển và mở rộng, hoạt động kinh doanh không ngừng được hoàn thiện và đạt kết quả cao góp phần to lớn vào sự phát triển của Ngân hàng TMCP Bắc Á - Hà Nội nói riêng và NHTMCP Bắc Á nói chung Biên chế cán bộ : Cho đến nay, chi nhánh có 11 người trong đó có trên 50% là đạt trình độ đại học, trên đại học. Nhân sự được bố trí như sau: - Giám đốc chi nhánh: trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh, Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc chi nhánh NHTMCP Bắc Á - Hà Nội và NHTM Bắc Á về kết quả hoạt động của chi nhánh mình. Phó giám đốc chi nhánh : cùng Giám đốc điều hành công việc kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc chi nhánh về các công việc thuộc thẩm quyền - Phòng tín dụng bao gồm 3 người trong đó: Trưởng phòng tín dụng, 2 Nhân viên tín dụng. Thực hiện các nhiệm vụ nhằm cung ứng sản phẩm tín dụng, bảo lãnh cho khách hàng, từ thu thập, phân tích thẩm định tới ra quyết định cho vay, giám sát sử dụng vốn vay, quản lý hồ sơ tín dụng và đôn đốc thu hồi nợ vay. Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng tín dụng và giám đốc chi nhánh về các công việc liên quan tới quy trình tín dụng thộc thẩm quyền. Ngoài ra, phòng tín dụng còn thực hiện cho vay theo các chương trình, dự án phát triển, lập kế hoạch cân đối vốn, thực hiện chính sách khách hàng, làm tham mưu cho các cấp quản lý trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng và thực hiện các biện pháp quản lý của Ngân hàng. - Phòng kế toán gồm 4 người: Trực tiếp giao dịch và tiếp xúc với khách hàng thông qua các chức năng và nhiệm vụ nhận chứng từ thành toán của khách hàng như Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, bảng kê, thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, hoạch toán chi tiết cho từng tài khoản, từng khách hàng và tổng hợp vào sổ cái để theo dõi, thực hiện thu chi tiền vay và lãi phải trả theo kế hoạch của phòng tín dụng. Đồng thời chịu trách nhiệm lập các báo cáo cân đối nguồn, tài sản, bảng cân đối kế toán và các báo cáo thông tin tổng hợp cho các cấp quản lý, cho các phòng ban chức năng có yêu cầu, cung cấp cho khách hàng về số dư tài khoản của họ. + 2 kế toán giao dịch thực hiện tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng giao dịch như gửi tiền, rút tiền tiết kiệm, làm các thủ tục giấy tờ thuộc phạm vi thẩm quyền, thực hiện kiểm soát thủ tục lần thứ nhất - Bộ phận thủ quỹ: gồm 3 người có nhiệm vụ thu chi, kiểm đếm tiền mặt Việt Nam đồng và ngoại tệ các loại trong giao dịch trực tiếp với khách hàng tại chi nhánh, bảo quản tiền mặt và các giấy tờ có giá, các giấy tờ quan trọng khác trong kho, thực hiện thu chi trong nội bộ Ngân hàng. 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Sổ tiền % 1.Tổng thu 25.577 30.062 43.493 4.485 17,53 13.436 44,69 2.Tổng chi 20.750 23.714 30.576 2.964 14,28 6.862 28,93 3.Lợi nhuận 4.827 6.348 12.922 1.521 31,51 6.574 103,5 ( Báo cáo tổng kết của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà) Nhận xét chung: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà hoạt động khá hiệu quả, tổng thu, tổng chi và lợi nhuận từ năm 2005 đến 2007 tăng lên đáng kể. Tổng thu năm 2005 đạt 25.577 triệu đồng, năm 2006 đạt 30.062 triệu đồng tăng 4.485 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 17,53% so với năm 2005, năm 2007 đạt 43.493 triệu đồng tăng 13.436 triệu đồng tương đương tỷ lệ 44,69% so với năm 2006. Tổng chi năm 2005 là 20.750 triệu đồng, năm 2006 là 23.714 triệu đồng tăng 2.964 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 14,28% so với năm 2005, năm 2007 là 30.576 triệu đồng tăng 6.862 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 28,93% so với năm 2006. Lợi nhuận năm 2005 là 4.827triệu đồng, năm 2006 là 6.348 triệu đồng tăng 1.521 triệu đồng ứng với tỷ lệ 31,51% so với năm 2005, năm 2007 đạt 12.922 triệu đồng tăng 6.574 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 103,5% so với năm 2006. Bảng 1.2.Tình hình huy động vốn và dư nợ tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Sổ tiền % 1.Huy động vốn 228.300 305.100 415.070 76.800 33,65 109.970 36,04 2.Dư nợ 210.400 285.300 382.700 74.900 35,59 97.400 34,13 ( Báo cáo tổng kết của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà) Nhận xét chung: Ngay từ khi mới thành lập, NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà đã xây dựng mục tiêu và chiến lược kinh doanh một cách kỹ lưỡng nhằm không ngừng mở rộng, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh với phương châm tập chung khai thác mọi nguồn vốn. Với mục tiêu rõ ràng, chiến lược kinh doanh hợp lý, từ năm 2005 đến năm 2007 NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà đã đạt được những kết quả đáng kể. Huy động vốn năm 2005 đạt 228.300 triệu đồng, năm 2006 đạt 305.100 triệu đồng tăng 76.800 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 33,65% so với năm 2005, năm 2007 đạt 415.070 triệu đồng tăng 109.970 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 36,04% so với năm 2006. Dư nợ năm 2005 là 210.400 triệu đồng, năm 2006 đạt 285.300 triệu đồng tăng 74.900 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 35,59% so với năm 2005, năm 2007 đạt 382.700 triệu đồng tăng 97.400 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 34,13% so với năm 2006. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH THÁI HÀ 2.1.Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà Bảng 2.1. Tình hình sử dụng các phương thức TTQT tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.DSTTHX 450,38 100 551,55 100 482,51 100 1.1. L/C 172,04 38,19 347,34 62,98 207,09 42,92 1.2. Nhờ thu 43,01 9,54 86,83 15,74 51,77 10,73 1.3. Chuyển tiền đến 235,33 52,27 117,38 21,28 223,65 46,35 2. DSTTHN 1.866,67 100 2.292,76 100 2.562,78 100 2.1. L/C 926,13 49,61 1.127,67 49,18 1.109,63 43,30 2.2. Nhờ thu 25,53 1,36 26,14 1,14 32,65 1,27 2.3. Chuyển tiền đi 915.01 49.03 1.138,95 49,68 1.420,5 55,43 Cộng(1)&(2) 2.317,05 2.844,31 3.045,29 ( Báo cáo tổng kết công tác TTQT của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà) Doanh số TTQT giai đoạn 2005 – 2007 của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà cụ thể: năm 2005 đạt 2.317,05 nghìn USD, năm 2006 tăng lên là 2.844,314 nghìn USD và năm 2007 tăng lên 3.045,29 nghìn USD tăng 7,07% so với năm 2006. Biểu đồ 2.1. Doanh số thanh toán quốc tế qua các năm của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà Đơn vị: Nghìn USD ( Báo cáo tổng kết công tác TTQT của NHTMCP Bắc Á chi nhánh TháI Hà ) Trong thanh toán hàng xuất, phương thức chuyển tiền không còn chiếm tỷ trọng áp đảo cả về doanh số và số lượng như trước kia. Cụ thể là tỷ trọng thanh toán chuyển tiền năm 2005 đạt 52,27%, năm 2006 là 21,28%, và năm 2007 là 46,35%. Phương thức thanh toán TDCT có sự thay đổi bất ngờ, năm 2005 là 38,19% , năm 2006 tăng đột biến đạt 62,98%, và năm 2007 giảm xuống còn là 42,92%. Phương thức thanh toán nhờ thu chiếm tỉ trọng thấp, năm 2005 đạt 9,54% , năm 2006 đạt 15,74% và năm 2007 đạt 10,73%. Trong thanh toán hàng nhập, doanh số chuyển tiền chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, năm 2005 là 49,03%, năm 2006 tăng lên 49,68% và năm 2007 là 55,43%. Phương thức thanh toán L/C cụ thể năm 2005 đạt 49,61%, năm 2006 là 49,18% và năm 2007 còn 43,3%. Phương thức nhờ thu năm 2005 chiếm 1,36%, năm 2006 chiếm 1,14% và năm 2007 chiếm tỷ trọng 1,27%. 2.2. Hoạt động thanh toán TDCT tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà 2.2.1. Thanh toán xuất khẩu: Bảng 2.2. Doanh số thanh toán XK của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % 1. Thông báo L/C 239,64 337,01 434,55 97,37 40,63 97,54 28,94 2. Doanh số chứng từ xuất trình 207,20 232.01 247,77 24,99 12,06 15,76 6,79 3. Doanh số thanh toán 172,04 347,34 207,09 175,3 102 -140,25 -40,38 4. Doanh số chiết khấu 12,94 18,67 24,6 5,73 44,28 5,93 31,76 (Báo cáo tổng kết công tác TTQT của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà) Nhận xét chung: Doanh số thông báo và thanh toán L/C tăng đáng kể từ năm 2005 đến năm 2007 cụ thể như sau: Năm 2005 đạt 239,64 nghìn USD; năm 2006 đạt 337,01 nghìn USD; năm 2007 đạt 434,55 nghìn USD. Ta có thể thấy doanh số thông báo và thanh toán L/C năm 2006 số tiền tăng 97,37 nghìn USD tương đương mức tăng 40,63% so với năm 2005. Năm 2007 số tiền tăng 97,54 nghìn USD tương đương mức tăng 28,94% so với năm 2006 Doanh số chứng từ xuất trình trị giá tăng từ 207,2 nghìn USD năm 2005 lên 232.01 nghìn USD năm 2006 số tiền tăng là 24,99 nghìn USD tương đương 12,06%. Năm 2007 đạt 247,77 nghìn USD tăng 15,76 nghìn USD tương đương 6,79% so với năm 2006. Doanh số chiêt khấu chứng từ cũng tăng đáng kể, năm 2005 đạt 12,94 nghìn USD sang năm 2006 tăng lên 18,67 nghìn USD tương đương tăng 44,28 %. Năm 2007 tăng 5,93 nghìn USD tương đương tăng 31,76 so với năm 2006. 2.2.2. Thanh toán nhập khẩu Bảng 2.3: Doanh số thanh toán và phát hành L/C nhập khẩu của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số phát hành 902,25 1.032,31 1050,58 130,06 14,4 18,27 1,76 2. Doanh số thanh toán 1.026,13 1127,67 1133,67 101,54 9,89 6 0,53 (Báo cáo tổng kết công tác TTQT của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà) Nhận xét chung Doanh số phát hành chứng từ năm 2005 là 902,25 nghìn USD, năm 2006 tăng lên là 1.032,31 nghìn USD tăng 14,4%, và năm 2007 đạt 1.050,58 nghìn USD tăng 1,76% so với năm 2006. Doanh số thanh toán chứng từ tăng từ 1.026,13 triệu đồng năm 2005 lên 1.127,67 nghìn USD năm 2006 tương ứng tăng 9,89% và năm 2007, doanh số thanh toán tăng lên là 1.133,67 nghìn USD tương ứng với tỷ lệ 0,53%. 2.3. Chất lượng thanh toán TDCT tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà Thực trạng chất lượng thanh toán TDCT tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà thể hiện đầu tiên ở khâu phát hành L/C. Bảng 2.4. Doanh số phát hành L/C từ năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Số món 643 757 780 2. Trịgiá(nghìn USD) 902,25 1.032,31 1.050,58 ( Báo cáo hoạt động TTQT của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà) Theo bảng 2.4 phát hành L/C tăng cả về doanh số và số món. Năm 2005, số món L/C phát hành là 643 món tương ứng với doanh số 902,25 nghìn USD; năm 2006 là 757 món tương ứng với doanh số 1.032,31 nghìn USD, năm 2007 phát hành 780 món tương ứng với doanh số là 1.050,58 nghìn USD. Như vậy, năm 2007, số món phát hành L/C đã tăng so với năm 2006. Số món tăng lên và trị giá tăng, điều này khẳng định chất lượng phát hành L/C của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà dần tăng lên cho thấy NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà đã thực hiện tốt công tác phát hành L/C. Về mặt thời gian phát hành thì L/C luôn được phát hành đúng thời hạn thoả thuận. Chỉ trong một số ít trường hợp, do chính bản thân nhà nhập khẩu không chuẩn bị đầy đủ và đúng hẹn các thủ tục cần thiết cho việc phát hành L/C, dẫn đến việc phát hành L/C quá thời hạn quy định. Nhân viên TTQT của ngân hàng luôn quan tâm tới việc tư vấn cho khách hàng của mình sao cho L/C đảm bảo được quyền lợi cho chính khách hàng. Vì vậy, số món L/C bị trả lại hoặc sửa đổi rất ít, chỉ chiếm khoảng trên dưới 5% với nguyên nhân chính là do sự thay đổi hợp đồng thương mại. Thực trạng về việc thông báo L/C được thể hiện qua bảng số liệu 2.5: Bảng 2.5. Doanh số thông báo L/C từ năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Số món 346 337 722 2.Trịgiá(nghìn USD) 239,64 337,01 434,55 ( Báo cáo tổng kết công tác TTQT của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà) Doanh số và số món thông báo L/C tăng dần trong các năm. Năm 2007, số món thông báo L/C tăng 114,24% so với năm 2006 và doanh số thông báo L/C tăng 28,94% so với năm 2006. Chất lượng công tác thông báo L/C nhìn chung được đánh giá là tốt. Từ 2005 đến 2007, NH không thông báo nhầm hay sửa đổi bất cứ một L/C giả nào. Có được điều này do ngay khi nhận được L/C phía NH nước ngoài chuyển đến, NH thực hiện đúng các quy trình thông báo kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ trước khi thông báo cho nhà XK. Doanh số xuất trình L/C tại NHTMCP Bắc Á tăng lên thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ 2.2. Doanh số chứng từ xuất trình qua NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà Đơn vị: nghìn USD ( Báo cáo tổng kết công tác TTQT của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà) Doanh số xuất trình chứng từ tăng lên ở năm 2007 nói lên chất lượng thanh toán TDCT tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà được đánh giá tốt. Chất lượng thanh toán TDCT còn được thể hiện qua việc lập chứng từ của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu có trách nhiệm lập bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của L/C và xuất trình tới ngân hàng trả tiền trong thời hạn quy định của L/C thì sẽ được thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc chiết khấu. Việc người xuất khẩu có được thanh toán hay không, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân họ có lập được bộ chứng từ hoàn hảo hay không mà không phụ thuộc vào hàng hoá họ đã giao cho nhà nhập khẩu. Việc xuất trình các bộ chứng từ có lỗi gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng. Tuy nhiên, các nhân viên TTQT của ngân hàng đã giúp khách hàng của mình chỉnh sửa lại để có được bộ chứng từ hoàn hảo. Chất lượng của phương thức thanh toán TDCT còn được thể hiện thông qua tình hình rủi ro trong thanh toán. Rủi ro trong thanh toán TDCT của các NHTMVN được biểu hiện trên các nội dung chủ yếu, như tồn đọng vốn trong thanh toán; kéo dài thời hạn thanh toán; thanh toán trả chậm; nợ quá hạn; mất vốn… Những rủi ro này cũng được thể hiện trên tất cả các nội dung hoạt động của thanh toán TDCT, như: rủi ro trong khâu phát hành L/C; rủi ro trong khâu thông báo L/C; rủi ro trong khâu xác nhận; rủi ro trong khâu chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá và rủi ro trong khâu đòi tiền cũng như khi trả tiền. Nếu chỉ nhìn vào những con số là kim ngạch và tỷ trọng thanh toán L/C thì chưa thấy hết những vấn đề phát sinh từ phương thức này, ẩn chứa đằng sau kim ngạch thanh toán là nợ quá hạn số tuyệt đối và tỷ trọng đều cao, tiềm ẩn rủi ro không nhỏ. Rủi ro xảy ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao hàm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH THÁI HÀ 3.1.Một số đánh giá chất lượng thanh toán TDCT tại NHTMCP Bắc Á Chi nhánh Thái Hà 3.1.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, Ngân hàng đã thực hiện tương đối tốt khâu phát hành và thông báo L/C. Nội dung và thời hạn được đảm bảo. Việc chậm trễ trong phát hành L/C hay xảy ra sai sót được hạn chế đến mức tối đa. Thứ hai, chất lượng kiểm tra chứng từ ngày càng tăng. Điều này thể hiện chất lượng công tác tư vấn lập chứng từ cho nhà xuất khẩu của NH ngày càng tăng lên. Đó là do trình độ cán bộ làm công tác thanh toán được nâng cao, khả năng am hiểu cũng như vận dụng các văn bản pháp lý trở nên chính xác hơn và chất lượng kiểm tra chứng từ cũng tốt hơn. Thứ ba, tỷ lệ rủi ro trong thanh toán bắt đầu có xu hướng giảm xuống. Có thể nói, trong thời gian vừa qua, ngân hàng đã khắc phục được hậu quả do việc cho phép mở L/C trả chậm để nhập khẩu hàng hoá một cách tràn lan trước đây, đồng thời thu hồi được một số nợ cũ nên nợ quá hạn đã giảm xuống đáng kể. 3.1.2. Tồn tại Thứ nhất, những sai sót trong việc lập chứng từ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Trình độ nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do đó trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng thường bị phía nước ngoài ép, buộc phải chấp nhận những điều khoản bất lợi. Khâu lập chứng từ đòi tiền hết sức khó khăn, sự giúp đỡ của NH trong trường hợp này là rất quan trọng. Nhằm giúp đỡ khách hàng của mình, khi nhận được chứng từ đều kiểm tra một cách tỉ mỉ và tư vấn cho khách hàng sửa chữa những sai sót nhằm có được bộ chứng từ hoàn hảo. Thứ hai, chất lượng kiểm tra chứng từ của NHTMCP Bắc Á chưa cao. Trong nghiệp vụ kiểm tra chứng từ đòi hỏi ngân hàng cần phải tuân thủ một cách triệt để những nguyên tắc và quy trình kiểm tra. Tuy nhiên thực tế điều này không phải lúc nào cũng được thực hiện, gây ra những rủi ro rất đáng tiếc như: phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có sự đảm bảo chắc chắn về thanh toán, không thông báo cho phía nước ngoài sự bất hợp lệ của bộ chứng từ trong thời gian quy định, không làm tròn trách nhiệm cầm giữ chứng từ đợi sự định đoạt của người xuất trình. Mặt khác, ngân hàng kiểm tra chứng từ một cách máy móc. Đây là một tồn tại hiện nay ở một số NHTMVN khi kiểm tra chứng từ cả L/C xuất và L/C nhập. Thứ ba, rủi ro tiềm ẩn trong thanh toán vẫn còn cao. Nợ quá hạn trong thanh toán L/C qua ngân hàng đang có xu hướng giảm, và những năm gần đây chưa có nợ quá hạn đối với các L/C mới mở. Tuy nhiên, nó có thể phát sinh bất cứ lúc nào nếu người mở L/C không có khả năng hoặc không muốn thanh toán, và như vậy rủi ro tài chính vẫn luôn tiềm ẩn cùng với sự phát triển của phương thức thanh toán TDCT. Doanh số nợ quá hạn trong thanh toán L/C đã có dấu hiệu giảm dần nhưng vẫn là mối đe doạ lớn đối với hoạt động của toàn ngành ngân hàng nếu số nợ quá hạn đó không thu hồi được và trở thành nợ khó đòi. Chính vì thế trong thời gian tới, các ngân hàng đặc biệt là NHTMCP Bắc Á cần có biện pháp tích cực hơn nữa để tỷ lệ nợ L/C quá hạn thấp hơn, góp phần làm trong sạch nguồn vốn của ngân hàng. Thứ tư, hạn chế do đặc thù của phương thức tín dụng chứng từ L/C hầu hết không chỉ định ngân hàng chiết khấu chứng từ. Người hưởng lợi L/C có thể xuất trình chứng từ tại bất kỳ ngân hàng nào mà họ muốn. Điều này dẫn đến chứng từ được xuất trình tại ngân hàng mà NHTMCP Bắc Á không có quan hệ đại lý, gây khó khăn trong việc xác định uy tín của ngân hàng chiết khấu chứng từ. Đặc biệt đối với các thị trường mới, ít giao dịch sẽ là rủi ro trong trường hợp chứng từ xuất trình phù hợp với L/C nhưng có thể không có hàng, gây bất lợi cho khách hàng và rủi ro cho ngân hàng nếu L/C được mở bằng vốn vay. 3.1.3. Nguyên nhân Hoạt động TTQT của các NHTM phụ thuộc vào sự phát triển của ngoại thương Việt Nam. Tình hình kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động gây bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Ngoài ra tình hình chính trị nhiều khu vực còn bất ổn cũng ảnh hưởng tới quan hệ thương mại. Rào cản thương mại và phi thương mại ở nhiều thị trường xuất khẩu gây khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt các vụ kiện bán phá giá liên tiếp trong thời gian vừa qua ở Mỹ, Canada và Châu Âu, đánh mạnh vào các mặt hàng thủy sản, dệt may, giày dép đã khiến nhiều doanh nghiệp XK của Việt Nam lao đao. Sự cạnh tranh gay gắt của hàng hoá các nước khác đặc biệt là của Trung Quốc gây nhiều khó khăn cho hàng hoá Việt Nam… Các nhân tố đó đã khiến cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số hoạt động TTQT của các NHTM Việt Nam. Trong nước, tình hình thiên tai và dịch cúm gia cầm lan trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm và thu hút du lịch, gián tiếp tác động xấu đến xuất khẩu Việt Nam. Sự kiện đồng USD giảm giá toàn diện so với các đồng tiền khác trong đó có VND đã ảnh hưởng sâu sắc đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Một thực tế cho thấy, trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam thì xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm đến 25%. Hơn nữa, đồng tiền thực hiện trong thanh toán xuất khẩu đến 90% là đồng USD. Do đó, việc đồng USD giảm giá cũng là nguyên nhân khiến tổng kim ngạch xuất khẩu giảm. Nền kinh tế Mỹ trong thời gian vừa qua rơi vào tình trạng khủng hoảng, sức cầu giảm, do vậy việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ gặp rất nhiều khó khăn. Hành lang pháp lí trong hoạt động NH nhất là trong hoạt động TTQT ở Việt Nam còn nhiều bất cập như: thiếu các văn bản điều chỉnh hoạt động TTQT phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, các văn bản hiện hành còn chồng chéo trong quy định lại được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nên không đảm bảo được tính thống nhất trong văn bản pháp luật khiến cho hiệu lực pháp lí còn thấp. Một nguyên nhân khách quan tồn tại mà chúng ta không thể không nói đến đó là nguyên nhân từ chính phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Được đánh giá là phương thức tương đối an toàn, dung hoà được quyền lợi giữa các bên và là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất nhưng phương thức TDCT vẫn mang lại những rủi ro nhất định cho các bên liên quan. 3.2. Một số kiến nghị 3.2.1. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà - Đề nghị Ban Giám đốc sớm lập kế hoạch và có chương trình hành động cụ thể cho việc thực hiện: + Khảo sát thị trường + Lập danh sách tất cả các khách hàng xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội. + Thống kê các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực, từ đó tìm ra khách hàng tiềm năng trong từng lĩnh vực. + Lập kế hoạch tiếp xúc khách hàng - Đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn và chiết khấu chứng từ, đề nghị các phòng ban cơ quan cần tích cực làm việc với khách hàng để sớm hoàn thiện các thủ tục cấp hạn mức cho khách hàng. Nghiên cứu xây dựng văn bản thỏa thuận với khách hàng cho từng dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng cũng như của ngân hàng trong giao dịch - Đề nghị Ban Giám đốc thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp và quan hệ với khách hàng để toàn thể cán bộ công nhân viên nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của khách hàng để phục vụ khách hàng được tốt hơn. - Nhanh chóng rà soát công tác báo cáo, số liệu thống kê, đặc biệt cần có sự quan tâm đúng mức đối với việc nhập thông tin đầu vào đầy đủ, chính xác để có được báo cáo đánh giá chính xác, toàn diện hoạt động thanh toán ở cấp Trung ương. - Để có thể thực hiện được những định hướng như trên đây, với mục tiên “Hướng tới khách hàng” và vì sự phát triển bền vững trên con đường hội nhập, đòi hỏi có sự thống nhất cao của các cấp lãnh đạo từ Hội sở chính đến các chi nhánh, đòi hỏi sự cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ. 3.2.2. Đối với Chính phủ Một là, Chính phủ cần ổn định môi trường kinh tế và các chính sách vĩ mô. Hai là, Chính phủ cần hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt đông TTQT nói chung và hoạt động tín dụng chứng từ nói riêng. Ba là, Chính phủ cần có cơ chế quản lý ngoại hối theo xu hướng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thị trường ngoại hối trong nước phát triển với đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh nhằm hỗ trợ cho hoạt động thanh toán TDCT phát triển. Bốn là, Chính phủ cần thắt chặt mối liên hệ giữa các cơ quan ngoại giao và thương vụ, tham tán kinh tế Việt Nam ở nước ngoài với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Ngân hàng trong nước. 3.2.3.Đối với Ngân Hàng Nhà Nước Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán TDCT nói riêng. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam Tuân thủ triệt để nguyên tắc phát hành và thanh toán L/C Nâng cao năng lực cho nhà quản trị NH và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế Thực hiện chiến lược Marketing ngân hàng Phát triển dịch vụ tư vấn Có chính sách kinh doanh ngoại hối gắn liền với dịch vụ TTQT và tín dụng Mở rộng và tăng cường quan hệ đại lý, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường quốc tế Phát triển các nghiệp vụ bảo lãnh và tài trợ ngoại thương Hoàn thiện các chương trình ứng dụng công nghệ NH trong phương thức thanh toán TDCT Quản trị rủi ro trong thanh toán TDCT 3.2.4. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Trình độ của cán bộ ngoại thương ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác kinh doanh đối ngoại nói chung và TTQT nói riêng. Chính vì vậy, các đơn vị xuất nhập khẩu cần nâng cao kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, nâng cao hiểu biết về thanh toán quốc tế và tín dụng chứng từ để tránh gặp phải những rủi ro vì không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và các điều khoản đi kèm, không nắm bắt được một cách đầy đủ các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá... Có nghiệp vụ ngoại thương vững vàng, các nhà xuất nhập khẩu mới có thể chủ động và hoàn thành tốt việc thực hiện hợp đồng. Với nghiệp vụ TTQT giỏi, chúng ta mới đảm bảo chi phí hợp lý hoặc đảm bảo thu tiền đầy đủ và nhanh chóng KẾT LUẬN Từ thực tế nghiên cứu cho thấy NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà vẫn còn những bất cập và lúng túng khi tiến hành phương thức thanh toán này. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán TDCT của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà là điều hết sức cần thiết. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc phát triển hoạt động TTQT của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà báo cáo thực tập đã hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Tìm hiểu về NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà. Phân tích tình hình, đánh giá, tổng hợp thực trạng chất lượng thanh toán TDCT của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà Từ nghiên cứu đưa ra những đánh giá, nhận xét về hoạt động kinh doanh và đề xuất một số kiến nghị đối với NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà. Hi vọng rằng, với những nghiên cứu và đề xuất trên sẽ giúp cho hoạt động của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà có bước cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 Báo cáo thường niên hàng năm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà năm 2005 đến 2007 Báo cáo tổng kết công tác thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà năm 2005 đến 2007 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH THÁI HÀ 1.1.Vài nét về NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH THÁI HÀ 2.1.Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà 2.2. Hoạt động thanh toán TDCT tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà 2.2.1. Thanh toán xuất khẩu 2.2.2. Thanh toán nhập khẩu 2.3. Chất lượng thanh toán TDCT tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH THÁI HÀ 3.1.Một số đánh giá chất lượng thanh toán TDCT tại NHTMCP Bắc Á Chi nhánh Thái Hà 3.1.1. Kết quả đạt được 3.1.2. Tồn tại 3.1.3. Nguyên nhân 3.2. Một số kiến nghị 3.2.1. Đối với NHTMCP Bắc Á chi nhánh Thái Hà 3.2.2. Đối với Chính phủ 3.2.3.Đối với Ngân Hàng Nhà Nước 3.2.4. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do- Hạnh phúc ----------------------*****……………………. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Chi nhánh Thái Hà xác nhận: Sinh viên : Trần Như Quỳnh Lớp : 949 MSV : 04A07344N Khoa : Tài chính Kế toán Trường : Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Đã thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á Chi nhánh Thái Hà từ ngày 01/05/2008 đến 13/06/2008. Trong thời gian thực tập sinh viên Trần Như Quỳnh đã tích cực tham gia tìm hiểu hoạt động kinh doanh của đơn vị qua tài liệu, văn bản của ngành, thực hiện đúng nội quy của đơn vị. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2677.doc
Tài liệu liên quan