Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam VPbank

I/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 1.1 Giới thiệu sơ qua về VPBank Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Tên giao dịch: Ngân hàng Quốc doanh Tên giao dịch quốc tế: Việt Nam Joint- Stock Commerical bank for Private Enterprises Tên viết tắt: VPbank Giấy phép thành lập: Số 1535/QĐ-UB do Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993 Giấy phép hoạt động: Số 0042/NH-CP do Thống Đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 vơí thời gian hoạt động 99 nă

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam VPbank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Vốn điều lệ: khi mới thành lập là 20 tỷ VNĐ 1.2 Một số thay đổi về tổ chức Năm 2007 tăng trưởng 8.5%. Vốn đầu tư toàn XH tăng 16%. Trên thị trường tiền tệ, năm 2007 được coi là năm “được mùa” của ngân hàng. Hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam diễn ra hết sức sôi động, mức độ cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó, VPBank đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp tích cực, linh hoạt trong lĩnh vực huy động vốn, tận dụng và đầu tư để vừa đảm bảo đạt được lợi nhuận kế hoạch đề ra vừa đảm bảo an toàn hoạt động Tính đến thời điểm 31/12/2007, vốn điều lệ của VPBank đạt 2000 tỷ đồng , tổng Tài sản đạt hơn 18,1 ngàn tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt trên 338 tỷ đồng. Năm 2008: toàn thế giới chứng kiến 1 cơn bão tài chính làm rung động không chỉ thị trường tài chính Mỹ- tâm điểm của cơn bão mà còn nhanh chóng tác động mạnh mẽ đến nhiều định chế tài chính lớn trên thế giới. Những ảnh hưởng này với những yếu tố nội tại của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành NHVN nói riêng đã khiến cho các NHVN phải trải qua 1 năm 2008 đầy biến động. Nhận thức được tình hình này, ngay từ đầu năm 2008, Hội Đồng Quản Trị và ban điều hành của VPBank đã kịp thời đưa ra những quyết sách quan trọng, tác động đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng Nền kinh tế Việt Nam từ cuối tháng 3/2009 đã có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên nhận định tình hình nền kinh tế sẽ còn khó khăn, biến động trong năm 2009, VPBank xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2009 vẫn là củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt các khoản vay mới, tích cực xử lý nợ xấu, phát triển các hoạt động dịch vụ để tăng các khoản thu ngoài lãi, trong đó ưu tiên phát triển các hoạt động dịch vụ. Tổng tài sản của VPBank đến cuối tháng 5/2009 đạt 20.236 tỷ đồng, tăng 791 tỷ đồng so với cuối tháng trước và tăng 1.220 tỷ đồng so với cuối năm trước. Huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 16.007 tỷ đồng tăng 7% so với cuối tháng trước và tăng 11% so với cuối năm 2008. Dư nợ tín dụng đạt 13.665 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối tháng trước. Lợi nhuận trước thuế lũy kế 5 tháng của riêng Ngân hàng đạt hơn 125 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch cả năm 2009. II/ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VÀ MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG 2.1 Ngành nghề kinh doanh. + Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác + Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu, thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo luật định + Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng + Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được ngân hàng nhà nước cho phép + Hoạt động bao thanh toán 2.2 Mạng lưới hoạt động Trong suốt quá trình hình thành và phát triển việc mở rộng mạng lưới hoạt động luôn là một trong những biện pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của VPBank, đặc biệt là trong những năm gần đây VPBank tăng trửơng rất nhanh về quy mô. Trong 2 năm đầu hoạt động, mạng lưới của VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch, đến cuối năm 2007 hệ thống VPBank đã có 2 công ty trực thuộc và 128 điểm giao dịch NH (bao gồm Hội sở, 34 chi nhánh và 93 phòng giao dịch). Tính riêng năm 2007. VPBank đã mở mới 12 chi nhánh và 67 phòng giao dịch tại các tỉnh thành trên toàn quốc 2.3 Các sự kiện hoạt động qua các năm của VPBank. - Từ năm 1994-2004: đây là khoảng thời gian VPBank tích cực mở rộng mạng lưới và phát triển sản phẩm, nhằm chiếm lĩnh thị phần tăng lượng khách hàng giao dịch. Nhiều chi nhánh và PGĐ của VPBank đã được khai trương trong thời gian này - Năm 2005: VPBank công bố thay đổi logo và hệ thống nhận diện thương hiệu với 2 màu sắc chủ đạo là xanh đậm và đỏ tươi. Thay đổi logo là sự thay đổi mang tính chất chiến lược, khởi sự cho bước chuyển quan trọng trong quá trính phát triển của VPBank, đách dấu việc VPBank đã bước sang 1 trang mới với những thay đổi mang tính chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Cũng chính trong năm này, VPBank cũng từng bước tăng cường quy mô, mở rộng mạng lưới hoạt động thông qua việc 2 lần điều chỉnh tăng vốn điều lệ (đạt 310 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2005) và khai trương 12 điểm giao dịch trong cả nước. - Năm 2006: đây là năm họat động sôi nổi của VPBank, là bước ngoặt đổi mới với nhiều sự kiện lớn. Tháng 2, VPBank chuyển trụ sở chính về toà nhà số 8 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm. trụ sở bề thế và toạ lạc ở vị trí đẹp nhất thủ đô tạo điều kiện cho ngân hàng kinh doanh hiệu quả, hỗ trợ cho việc củng cố hơn nữa niềm tin từ khách hàng và đối tác của VPBank. Tháng 3, VPBank chính thức lựa chọn cổ đông chiến lược là 1 địch chế tài chính nước ngoài – ngân hàng OCBC của Singapore. Tháng 4 VPBank mua hệ thống phần mềm ngân hàng cốt lõi Core Banking T24 của Temenos (Thuỵ sỹ). Đây là bước tiến quan trọng trong qúa trình hiện đại hoá hạ tầng công nghệ ngân hàng. Cũng trong năm này, VPBank mở rộng quy mô hoạt động, nhằm hướng tới mô hình tập đoàn thông qua việc khai trương 2 công ty trực thuộc là công ty Quản lý Tài sản VPBank (VPB ACM) và công ty Chứng khoán VPBank (VBPS). Vốn điều lệ của VPB cũng được nâng dần lên đạt 750 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 18 chi nhánh và PGĐ khác cũng được khai trương - Năm 2007: VPBank cho ra mắt 2 dòng sản phẩm thẻ: VPBank Master Card Platium và VPBank Master Card MC^2 ứng dụng công nghệ thẻ chip theo tiêu chuẩn EMV. Công nghệ EMV là công nghệ thẻ tiên tiến trên thế giới, giúp bảo mật thông tin khách hàng. Tại Việt Nam VPBank là ngân hàng đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ này. Hai dòng sản phẩm thẻ nói trên với những ưu thế khác nhau về hạn mức chi tiêu, những ưu đãi dành cho khách hàng,màu sắc, thiết kế độc đáo…đã và đang được khách hàng đặc biệt ưa chuộng. Năm 2007 cũng là năm VPBank mở rộng mạng lưới hoạt động 1 cách mạnh mẽ với việc khai trương 51 chi nhánh và phòng giao dịch trong cả nước. VPB cũng điều chỉnh tăng vốn điều lệ 2 lần trong năm 2007 và đạt 2.000 tỷ đồng vào 31/12/2007 - Năm 2008: NHNN chấp thuận cho VPBank bán thêm 5% cổ phần của mình cho OCBC, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC tại VPBank tăng lên đến 2.117.474.330.000 đồng vào ngày 01/10/2008. Bên cạnh đó năm 2008, VPBank ra mắt sản phẩm thẻ VPBank Master Cars E-card. Đây là thẻ minh chính cho những nỗ lực của VPBank trong việc đa dạng hoá sản phẩm dich vụ dành cho khách hàng giúp họ có thêm công cụ bảo vệ tài khoản của mình. Ngoài ra VPBank cũng đã khai trương thêm 32 chi nhánh và PGĐ nâng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch trong toàn bộ hệ thống lên 135 điểm giao dịch Một số chi nhánh của VPBank: - VPB Đông Đô - VPB Hàng Cót - VPB Lê Trọng Tấn - VPB Ngô Quyền - VPB Hàng Giấy - Nam Thăng Long - Kiến An - Thái Nguyên - Hải Dương - Mai Thúc Loan (Huế) - Nguyễn Công Trứ - Phú Thọ - Bình Định - Đồng Tháp - Nha Trang … Một số đối tác: + OCBC, Wachovla. + Citibank, Temenos + The bank of New York + BIDV … Là 1 ngân hàng thương mại đô thị đa năng, VPBank hoạt động với phương châm lợi ích của khách hàng là trên hết, lợi ích cuả người lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng Với những hoạt động phong phú và rộng khắp của mình, VPbank phấn đấu đến năm 2010 trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực phía Bắc, ngân hàng trong top 5 của cả nước, 1 ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả và độ tin cậy. III/ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA VPBANK 3.1 Sơ đồ tổ chức ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG Phòng kế toán BAN ĐIỀU HÀNH Phòng thanh toán Quốc tế Ban kiểm soát HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Phòng kiểm toán nội bộ Các ban tín dụng Hội đồng quản lý tài sản nợ, tài sản có Văn phòng Hội đồng quản trị Hội đồng tín dụng Phòng pháp chế Phòng ngân quỹ Phòng tổng hợp và phát triển sản phẩm Văn phòng Trung tâm Western Union Trung tâm tin học Trung tâm thẻ Trung tâm đào tạo Công ty chứng khoán VPBank Công ty quản lý tài sản VPBank Các chi nhánh Các phòng giao dịch 3.2 Hoạt động nhân sự- Đào tạo VPBank luôn luôn quan tâm đến hoạt động nhân sự và đào tạo vì con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của Ngân hàng. - Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường. Đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hoá - Đối với cổ đông, VPBank quan tâm và cố gắng nâng cao giá trị cổ phiếu duy trì mức cổ tức cao hàng năm…Với môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp VPBank ngày càng thu hút được nhiều nhân lực có chất lượng vào đội ngũ cán bộ nhân viên của mình. Tính đến 31/12/2008 tổng số cán bộ Nhân viên của VPB là 2.834 người tăng 153 người so với cuối năm 2007. Trong đó Theo cấp quản lý: 445 : Cán bộ quản lý 2.388 : Nhân viên Theo trình độ học vấn: 28 : Sau đại học 360 : Cao đẳng, trung cấp 334 : Phổ thông 2111 : Đại học Bên cạnh công tác tuyển dụng, VPBank rất chú trọng đến công tác đào tạo và phúc lợi cho nhân viên. Nhân viên VPBank thường xuyên được tham dự các lớp huấn luyện đào tạo để nâng cao nghiệp vụ do ngân hàng tài trợ kinh phí. Ngoài ra với sự hỗ trợ của cổ đông nước ngoài, VPBank có chế độ cử cán bộ tham gia các khá đào tạo học viên học tập tại nước ngoài + Tiền lương: ngân hàng trả lương trên cơ sở công bằng, hợp lý, phù hợp với năng lực, hiệu quả, trách nhiệm của mỗi người. Ngoài mức lương có bản CBNV còn được hưởng các loại phụ cấp như thâm niên, phụ cấp độc hại, phụ cấp điện thoại…Mức lương bình quân CBNV tại VPBank đến hết 31/12/2008 là 63 triệu đồng/ năm, tương đương 5.250.000 triệu đồng /tháng + Phúc lợi: tất cả nhân viên chính thức của VPBank đều được hưởng các chế độ bảo đảm như BHXH, BHYT theo đúng quy định của Pháp luật về lao động. Đời sống vật chất tinh thần cho CBNV của ngân hàng được quan tâm thường xuyên thông qua các hoạt động: tặng quà nhân ngày sinh nhật, tổ chức đi du xuân đầu năm và nghỉ mát vào dịp hè… IV/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VPBANK Đánh giá chung về tình hình hoạt động của VPbank: Trên chặng đường 15 năm hoạt động, VPBank đã trải qua nhiều bước thăng trầm, bằng những nỗ lực cùng với sự đoàn kết, gắn bó và tích cực của toàn thể CBNV, những năm gần đây VPBank luôn đảm bảo được tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động Các hoạt động 4.1 Huy động vốn Huy động vốn là 1 hoạt động được VPBank rất chú trọng với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản va tăng nhanh tài sản có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được VPBank khai thác triệt để. Năm 2006: Mức độ cạnh tranh lãi suất giữa cá ngân hàng không còn sôi động như những năm trước, nhưng các nghiệp vụ lại tăng cường các chiến dịch khuyến mại với cơ cấu quà tặng phong phú, thậm chí có giá trị rất lớn như ở biệt thự, can hộ trung cư cao cấp… Mặc dù có những tác động trên, nguồn vốn của VPBank vẫn tăng trưởng cao. Đó là nhờ vào chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hoá các sản phẩm huy động, cùng với các chương trình khuyến mại. Đến cuối năm 2006 nguồn vốn huy động đạt 9.065 tỷ đồng, tăng 7.5 lần so với cuối năm 2003. Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của VPBank (80%) Năm 2007: Thị trường huy động vốn có sự canh tranh gay gắt, nhiều ngân hàng mới thành lập, mạng lưới các chi nhánh của NHTM liên tục được mở rộng. Tuy nhiên bằng các biện pháp hữu hiệu như: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, thực hiện các chươgn trình khuyến mại với các phần quà hấp dẫn. VPBank đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao Đến 31/12/2007 tổng số dư huy động vốn của VPB là 15.448 tỷ đồng đạt 113% kế hoạch năm 2007 và tăng 6.393 tỷ đồng so với năm 2006 (gần 70%) trong đó nguồn vốn huy động từ tổ chức tài kinh tế và dân cư (thị trường I) đạt 12.764 tỷ đồng, tăng 128% so với năm 2006. Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là 2.439 tỷ đồng, giảm 947 so với năm 2006 Tình hình huy động vốn năm 2006-2007. Đơn vị : Nghìn đồng Năm ND Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Ng.vốn HĐ 9.055.935 100% 15.448.002 100% Phân theo kì hạn Ngắn hạn 7.244.548 80% 11.756.345 77% Trung, dài hạn 1.811.387 20% 3.599.139 23% Phân theo cơ cấu HĐ thị tr I 5.630.373 63% 12.764.366 84% HĐ thị tr II 3.386.736 37% 2.439.615 16% Năm 2008: Trong năm 2008, VPBank đã triển khai cá chương trình khuyến mại như “Đi tìm triệu phú Bạch kim”, “Quà tặng vàng từ VPBank và “Gửi tiền hôm nay nhận ngay phiếu mua quà”. Song song với việc triển khai các chương trình khuyến mại, VPBank cũng đã đưa ra những sản phẩm tiền gửi linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm như “tiền gửi bù lạm phát” và “Lãi cao trúng lớn”. Các chương trình khuyến mại và các sản phẩm tiền gửi này đã thu hút được 1 lượng khách hàng gửi tiền khá lớn Năm 2008 thành công lớn nhất đối với hoạt đông huy động vốn chính là việc duy trì và ổn định nguồn vốn huy động tại thị trường I, đưa tỉ trọng vốn huy động tại thì trường I lên đến 91%. Điều này giúp VPBank tự chủ được nguồn vốn và đảm bảo thanh khoản Tính đến thời điểm 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động của VPBank đạt 15.83 tỷ, tăng 3% so với thời điểm cuối năm 2007 Năm 2009: Tổng nguồn vốn huy động của VPBank đến cuối tháng 5/2009 là 17.125 tỷ đồng tăng hơn 700 tỷ đồng so với cuối tháng trước (tương đương 4%), tăng 8% so với cuối năm 2008 và giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nguồn vốn huy động thị trường I đạt 16.007 tỷ đồng tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với cuối tháng trước (tương đương 7%), tăng 11% so với cuối năm 2008 và giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái Tháng 5 VPBank tiếp tục thực hiện chương trình khuyến mại dành cho khách hàng gửi tiền mang tên: Gửi tiền lãi cao, thẻ cào trúng lớn. Sau 1 tháng triển khai, so với cùng thời điểm của các chương trình khuyến mại trước đây, chương trình lần này thu được kết quả khá tốt: Tổng nguồn vốn huy động thị trường I tăng hơn 2.300 tỷ đồng so với thời điểm trước khi thực hiện chương trình, doanh số đã đạt 153% kế hoạch 4.2 Hoạt động tín dụng Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới. Nhu cấu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của các ngân hàng khá sôi động Trong thời gian 2004-2006: hoạt động của VPBank được giữ vững theo phương châm “ Bảo thủ” không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng. Tuy vậy nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị, nên tốc độ phát triển tín dụng vẫn đạt được mức tăng khá, cao cấp hơn 2 lần mức tăng trưởng tín dụng của toàn Ngân hàng - Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2006 đạt 6.594 tỷ đồng, tăng 2681 tỷ (gần 68%) so với năm 2005. dư nợ tín dụng toàn hệ thống tính đến 31/12/2006 đạt 5.031 tr đồng (67%) sơ với 2005 - Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3,4,5) của VPB cuối năm 2006 ở mức 0,58% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành NHVN (gần 7%) Năm 2007 tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13..323 tỷ đồng tăng 8.317 tỷ đồng so với 2006 và vượt 53% so với kế hoạch năm 2007. Trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.726 tỷ đồng chiếm 95% tổng dư nợ - Dư nợ ngắn hạn dạt 6.959 tỷ đồng chiếm 52% tổng dư nợ. chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0.49% Năm 2008: là 1 năm cực kì khó khăn đối với hoạt động tín dụng. Đồng thời khó khăn về nguồn vốn giải ngân, đó là sự thay đổi chóng mặt về lãi suất cho vay, nhiều lúc không thể giải ngân được, do trần lãi suất cho vay quá thấp. Chính vì vậy, dư nợ đến cuối năm 2008 chỉ đạt gần 13.000 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kì năm ngoái và bằng 65% kế hoạch đề ra. Năm 2009: Tổng dư nợ tín dụng của VPBank đến cuối tháng 5/2009 là 13.665 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng so với cuối tháng trước, tăng 5% so với cuối năm 2008 và giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó cho vay bằng VNĐ đạt 13.383 tỷ đồng chiếm 98% tổng dư nợ. Đến cuối tháng 5/2009 VPBank mới đạt 18,6% kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm 2009. Thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, VPBank đã tích cực triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất, đến cuối tháng 5/09 dư nợ các khoản hỗ trợ lãi suất của VPBank đạt gần 1.000 tỷ đồng. Về chất lượng tín dụng: Nợ xấu toàn hàng đến cuối tháng 5/2009 là 366 tỷ đồng (chiếm 2,68% tổng dư nợ), giảm 75 tỷ đồng so với cuối năm trước (giảm 0,7% về tỷ lệ). Nợ cần chú ý đến cuối tháng 5/2009 là 240 tỷ đồng (chiếm 1,76% tổng dư nợ), giảm 256 tỷ đồng so với cuối năm trước. 4.3 Hoạt động ngân quỹ Năm 2005-2006: thị trường liên ngân hàng có sự tham gia của 1 số ngân hàng mới thành lập hoặc được nâng cấp từ các ngân hàng nông thôn do vậy các giao dịch liên ngân hàng diễn ra khá sôi động. Vào những tháng cuối năm 2006, nguồn tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng lại trở nên khan hiếm. Năm 2006 cũng là năm có tỷ giá USD/VNĐ khá ổn định. Mức độ mất giá VNĐ so với USD chỉ ở mức 1%. Tuy có những khó khăn nhất định song hoạt động ngân quỹ trong năm 2006 đạt kết quả hết sức khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu hoạt động ngân quỹ đều đạt và vượt kết hoạch từ 30-40%. Các quan hệ liên ngân hàng vẫn được duy trì và phát triển tốt. Hầu như tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần đều đã thiết lập quan hệ và có hạn mức giao dịch với mức chênh giao dịch nói chung và hạn mức giao dịch với VPB. Các NHTM quốc doanh liên tục điều chỉnh tăng hạn mức giao dịch nói chung và hạn mức tín chấp nói riêng cho VPBank. Trong năm 2006 tổng doanh số ngoại tệ là 386 triệu USD. Tổng doanh số bán là 327 triệu USD. Doanh số mua kỳ phiếu, trái phiếu 1.380 tỷ đồng giảm 615 đòng so với 2005. Gía trị kì phiếu trái phiếu mà VPB tham gia mua bán trong thời gian qua đều có nguồn gốc từ kho bạc nhà nước hoặc các NHTM quốc doanh phát hành Trong năm 2007, thị trường liên ngân hàng có những biến động rất trái chiều. Cụ thể 6 tháng đầu năm nguồn cung tiền tương đối dồi dào, lãi suất trên thị trường tương đối thấp, VPBank đã phải hạn chế huy động vốn từ 1 số đối tượng khách hàng đặc thù. Từ giữa năm 2007 tình hình lạm phát diễn biến phức tạp. Tuy nhiên trong giai đạo này, VPB đã có những biệp pháp điều chỉnh kịp thời như tăng lãi suất huy động ngắn hạn (1-3 tháng); tăng lãi suất cho vay ngắn hạn trong giai đoạn cuối năm nên vẫn đảm bảo cân đôi nguồn vốn- sử dụng vốn, khả năng thanh khoản luôn được đảm bảo. Năm 2007 hoạt động kinh doanh vốn tiếp tục duy trì được quy mô và vị thế cao trên thị trường liên ngân hàng, tận dụng tốt các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng duy trì dự trữ bắt buộc và đảm bảo thanh khoản. Năm 2008: tình hình thị trường tài chính có nhiều diễn biến phức tạp, nguồn cung vốn trên thị trường liên ngân hàng có lúc trở nên khan hiếm, cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng diến ra khá gay gắt. Vì vậy VPBank luôn đặt mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động và đảm bảo khả năng thanh khoản lên hàng đầu và thực tế VPBank là 1 trong số ít các ngân hàng luôn đảm bảo thanh khoản tại mọi thời điểm. VPBank đã thực hiện chính sách lãi suất huy động linh hoạt, nhằm giữ lại những khách hàng cũ có quan hệ thường xuyên, lâu năm với số dư tiền gửi lớn, mặt khác cũng nhằm thu hút số khách hàng mới, khách hàng tiềm năng Về hoạt động đầu tư giấy tờ có giá, trong những tháng cuối năm, tình hình nguồn vốn và thanh khoản có dấu hiệu dư thừa, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất cơ bản liên tục giảm mạnh. VPBank đã thực hiện mua khoản Trái phiếu Chính Phủ với mức lợi suất từ 15-16%/năm.Và hiệu quả của việc mua Trái phiếu trong năm 2008 là khá cao, đem lại nguồn thu khá lớn cho VPBank 4.4 Hoạt động thanh toán 4.4.1. Hoạt động thanh toán quốc tế: Trong những năm gần đây của VPBank tăng trưởng khá tốt. Giá trị LC nhập khẩu mở trong năm 2006 đạt 61 triệu USD tăng 60% so với năm 2005. Doanh số chuyển tiền TTR năm 2006 đạt hơn 80 triệu USD tăng 79% so với cuối năm 2005 Năm 2009: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế toàn hệ thống VPBank 5 tháng đầu năm cụ thể như sau: Chỉ tiêu Đơn vị 5 tháng đầu năm 2009 Trị giá L/C nhập mở trong kỳ USD 15.105.508 Trị giá L/C xuất thông báo trong kỳ USD 3.183.976 Doanh số nhờ thu (xuất, nhập) USD 1.597.667 Thu phí dịch vụ VND 4.485.768.188 4.4.2 Hoạt động thanh toán trong nước Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng, việc chuyển tiền trong nước thông qua VPB ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Doanh số chuyển tiền trong nước năm 2006 đạt 7,331 tỷ đồng. Phí dịch vụ chuyển tiền trong nước thu được trong năm 2006 là 2 tỷ đồng 4.4.3 Hoạt động kiều hối Tính đến cuối năm 2006, tổng số đại lý phụ chi trả kiều hối của VPB là 225 điểm. Tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 16,8 triệu USD và 13,4 tỷ đồng trong đó VPB trực tiếp chi trả 6.4 tỷ USD và 5,2 tỷ đồng, còn lại được chi trả qua xác đại lý phụ 4.5 Tình hình phát triển các dịch vụ ngân hàng VPBank đã thực hiện mạng lưới online trên toàn hệ thống, nhờ vậy có thể phục vụ khách hàng tốt hơn, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán Hoạt động dich vụ của VPBank trong năm 2007 tiếp tục tăng trưởng đều đặn, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VPBank luỹ kế đến 31/12/2007 đạt trên 37 tỷ đồng, hơn gấp đôi con số thu dịch vụ cả năm 2006 Sau khi chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mạng tên Autolink vào cuối năm 2006, VPBank đã ký hợp đồng với Điebol mua 1.000 máy ATM và triển khai ký kết thuê địa điểm lắp đặt TAM tại Hà Nội, Tp HCM và các tỉnh thnàh có sự hiện diện cuả VPBank. Đến năm 2007 có 170 máy ATM của VPBank được lắp đặt và đưa vào hoạt động. Đến ngày 31/12/2007 số lượng thẻ Autolink được phát hành là 10.000. Tháng 7/2007 VPBank cho ra mắt sản phẩm thẻ VPBank Platium EMV Master Card dưới 2 loại hình: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Với sản phẩm này, VPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo tiêu chuẩn EMV quốc tế Năm 2009 hoạt động của Trung tâm Thẻ phát triển mạnh mẽ. Đến cuối tháng 5/2009 tổng số lượng thẻ ghi nợ nội địa Autolink phát hành là 53.082 thẻ tăng 1% so với cuối tháng trước. Số lượng thẻ Platinum đã phát hành tính đến 31/5/2009 đạt 1.438 thẻ, trong đó có 1.006 thẻ Credit. Dư nợ tín dụng của chủ thẻ Platinum credit đạt gần 16 tỷ đồng tăng 17% so với cuối năm 2008. Số lượng thẻ MC2 phát hành được đến 31/5/2009 là 5.950 thẻ trong đó có 3.494 thẻ credit với tổng dư nợ đạt hơn 13 tỷ đồng. Tính đến 31/5/2009 số lượng máy ATM đã lắp đặt trên toàn quốc là 241 máy. 4.6 Hoạt động kinh doanh vốn giao dịch liên ngân hàng Tổng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) đến cuối tháng 5/2009 là 1.118 tỷ đồng - giảm 240 tỷ đồng so với cuối năm trước. Nguyên nhân nguồn vốn thị trường 2 giảm là do trong 5 tháng đầu năm nguồn vốn huy động từ dân cư (thị trường 1 của VPBank tăng khá mạnh (tăng 1.570 tỷ đồng), trong khi dư nợ tín dụng 2 tháng đầu năm giảm, chỉ tăng trở lại từ tháng 3/2009 nên mức tăng dư nợ thấp hơn nhiều (dư nợ chỉ tăng 692 tỷ đồng) so với tăng nguồn vốn, nguồn vốn của VPBank tạm thời dư thừa nên VPBank đã chủ động điều chỉnh giảm nguồn vốn huy động trên thị trường 2. Tổng tiền gửi có kỳ hạn, cho vay liên ngân hàng và đầu tư trái phiếu các loại đến cuối tháng 5 là 3.958 tỷ đồng - tăng 1.175 tỷ đồng so với cuối năm trước. Trong đó riêng tiền gửi có kỳ hạn và cho vay liên ngân hàng là 1.930 tỷ đồng - tăng 569 tỷ đồng so với cuối năm trước. Số dư đầu tư trái phiếu Chính phủ và trái phiếu khác là 2.028 tỷ đồng - tăng 606 tỷ đồng so với cuối năm trước. 4.7 Hoạt động quản lý rủi ro Vấn đề quản trị rủi ro luôn được VPBank quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và tránh được những sai lầm. Bộ máy quản trị rủi ro của VPBank được tổ chức 1 cách chặt chẽ theo nhiều cấp quản lý với cơ cấu như sau: Ban kiểm soát: do đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên trong đó có 2 thành viên chuyên trách Hội đồng tín dụng và ban tín dụng: VPBank có 2 hội đồng tín dụng và mỗi chi nhánh cấp I có 1 ban tín dụng. Hai hội đồng tín dụng đặt tại Hà Nội và Tp HCM . Để hạn chế đến mức thấp nhất ruỉ ro tín dụng, VPN đã và đang áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng do HĐQT ban hành Hội đồng ALCO: để hạn chế rủi ro thị trường và thanh khoản, đã từ lâu VPBank thành lập HĐ ALCO với cơ chế định kỳ hàng tháng và khi có sự cố hoặc khi có diễn biến đặc biệt, đột xuất trên thị trường cso thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng. Hoạt động có nghiệp vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả, quyết định triển khai các sản phẩm mới Hệ thống kiểm soát nội bộ: VPBank có 1 hệ thống kiểm toán nội bộ- là 1 đơn vị chuyên trách thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ tại VPBank. Phòng kiểm toán nội bộ được thành lập, quản lý tập trung thống nhất tại Hội sở và tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban kiểm soát Phòng quản lý rủi ro là bộ phận nghiệp vụ thuộc hội sở chi chính có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc giám sát các rủi ro và thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại VPBank 4.8. Kết quả kinh doanh Kết thúc 5 tháng đầu năm 2009, tổng thu nhập thuần của VPBank đạt 323 tỷ đồng, lợi nhuận của Ngân hàng đạt 125 tỷ đồng (đã trừ hơn 20 tỷ đồng trích lập dự phòng tín dụng); lợi nhuận của công ty TNHH Quản lý tài sản VPBank đạt 0.7 tỷ đồng; Công ty Chứng khoán lỗ 1.8 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm của Ngân hàng và hai công ty con đạt hơn 124 tỷ đồng. Những tiến bộ đạt được trong năm 2009 - Về cơ cấu tổ chức và quản lý: VPB tiếp tục tiến hành hoạt động tái cơ cấu. Cuối năm 2008, VPB đã thành lập trung tâm hỗ trợ khu vực Hà Nội và đi vào hoạt động từ năm 2009. Trước đó VPB cũng đã thành lập trung tâm thanh toán - Trong năm 2008, với những hoạt động của tình hình kinh tế, sản phẩm tiền gửi bù lạm phát và tiền gửi lãi cao trúng lớn đã mang lại hiệu quả cao - VPB đã đưa dịch vụ SMS Banking vào phục vụ khác hàng, giúp họ có thể truy vấn số dư tài khoản, truy vấn giao dịch và truy vấn thông tin về lãi suất, tỷ giá thông qua tin nhắn điện thoại mà không cần phải tới ngân hàng. Năm 2009 VPB tiếp tục triển khai 1 loạt các kênh Dịch vụ khác như: Internet Banking, Mobile Banking… Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cuối năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 Thuyết minh 31/12/2008 (triệu VNĐ) 30/6/2009 (triệu VNĐ) Thu nhập lãi 17 2.630.121 3.247.122 Chi phí lãi và các khoản CP tương tự (1.978.611) (1781.121) Thu nhập tiền và lãi ròng 651.600 846.730 Thu phí DV và hoa hồng (33.325) (46.422) CPhí DV 34.275 50.288 TN ròng từ phí DV và hoa hồng (7.481) (8.538) Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá-ròng (1.287) (754) Lãi/lỗ ròng từ KD Chứng khoán 7.054 9.521 TN cổ tức 15.210 20.066 TN khác (67.435) (85.981) Dự phòng nợ khó đòi 21.859 32.056 Hoàn nhập dự phòng nợ khó đòi Hoàn nhập dự phòng 203 393 Dự phòng giảm giá Đtư Chứng khoán (4.922) (6.108) Khấu hao và phân bổ TSCĐ (47.719) (65.742) Lương và các CP liên quan (187.360) (128.566) CP quản lý chung (215.184) (465.988) LN trước thuế 198.732 313.532 Thuế TNDN (56.142) (86.802) LN sau thuế 142.581 226.721 Lãi trên cổ phiếu (mệnh giá 10.000VNĐ/CP) Lãi cơ bản trên cổ phiếu 703 1.063 V/ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA VPBANK TRONG THỜI GIAN TỚI 5.1. Chiến lược ngắn hạn: Với lịch sử hình thành và phát triển rất mạnh mẽ như vậy, trong thời gian tới cụ thể là năm 2010, VPBank phấn đấu trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực phía Bắc, ngân hàng trong top 5 của cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy… 5.2. Chiến lược dài hạn: Định hướng phát triển của VPBank là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đồng thời tiếp tục tiến tới mô hình tập đoàn Tài Chính – Ngân hàng. MỤC LỤC Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31451.doc
Tài liệu liên quan