Báo cáo Thực tập tại Nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội

Lời mở đầu Để trang bị cho mình nhưng hành trang cần thiết trước khi ra trường và tạo lập cuộc sống mới trong tương lai thì bất kỳ sinh viên nào cũng phải trải qua quá trình đi thực tại các cơ quan, đơn vị ở bên ngoài. Quá trình thực tập sẽ giúp mỗi sinh viên nắm vững hơn những lý luận đã được học trong trường và qua đó sẽ giúp bổ sung thêm lượng kiến thức cần thiết thông qua việc đi tìm hiểu hoạt động thực tiễn ở từng cơ quan, đơn vị . Nhận thức được điều trên và có sự đồng ý của nhà trường,

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong thời gian qua em đã thực tập tại Nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội. Trong quá trình thực tập tại đây em đã tích luỹ được một số kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Công việc thực tập không những giúp em khẳng định lại những gì đã được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết mà còn giúp em thấy được những điểm giống và khác nhau giữa lý thuyết và thực tế để từ đó có thể vận dụng những lý luận vào thực tế. Sau một thời gian thực tập ở nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội em đã hiểu được một phần nào sự hình thành và phát triển của nhà máy. Tại đây có một hệ thống làm việc quy củ; các phòng ban , bộ phận có những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt và bộ máy nhân sự được quản lý chặt chẽ. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, những vấn đề trên sẽ được trình bày rõ hơn qua những nội dung sau : Phần I : tình hình xây dựng và phát triển của nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội . Phần II : tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội . Phần Iii . các nghiệp vụ chủ yếu về công tác quản trị văn phòng . Phần I: tình hình xây dựng và phát triển của nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội 1 . Vị trí địa lý và tổ chức của Nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội - Tên hiện tại của nhà máy : Nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội + Địa chỉ : Xã Đại Mỗ Huyện Từ Liêm - Hà Nội. Điện thoại : 8390363 + Địa chỉ giao dịch chính : 45B Hoàng Hoa Thám - Hà Nội Nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ. Nhà máy là một đơn vị thành viên của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng. + Nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội nằm ở Km2 đường 70 nối liền thị xã Hà Đông với huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội 13 Km2 về phía Tây Nam. - Quá trình hình thành và phát triển : Tiền thân của nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội là một tổ chức gồm 6 người . Mục đích ban đầu là nghiên cứu để sản xuất tấm lợp fibrociment. Nhà máy được thành lập theo quyết định số 24 / BCN – KH ngày 08 / 01 / 1958 với tên gọi là nhà máy Fibrociment Hà Nội trực thuộc Cục khai khoáng và luyện kim, lúc bấy giờ có khoảng 145 cán bộ công nhân viên . Năm 1966 , nhà máy trở thành đơn vị trực thuộc cục hoá chất và bắt đầu được giao nhiệm vụ nghiên cứu vật liệu ma sát ( má phanh ô tô ) . Qua nghiên cứu thành công, nhà máy đã sản xuất được 2000 kg má phanh ô tô. Từ đó cho đến nay, mặt hàng đó luôn là mặt hàng chủ yếu của nhà máy. Từ năm 1973 cho đến nay, đơn vị chủ quản của nhà máy là Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng – BXD. Năm 1994, nhà máy ngừng sản xuất ngói Fibrociment với lí do sản phẩm này không còn là mặt hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau đó, nhà máy được giao nhiệm vụ sản xuất gạch lát hoa. Năm 1978 phân xưởng sản xuất gạch của nhà máy được thành lập với 30 máy ép thuỷ tinh và 120 công nhân trực tiếp sản xuất. Cho đến cuối năm1997 thì 2 sản phẩm gạch lát hoa và má phanh ô tô vẫn là những sản phẩm truyền thống của nhà máy và đều đã được tặng huy chương vàng tại hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế VN. Tháng 3/ 1993 theo quyết định số 082 A/ BXD – TCLĐ của bộ xây dựng, nhà máy đổi tên thành nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội trực thuộc liên hiệp thuỷ tinh và gốm xây dựng – BCN ( nay đổi tên thành Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng – BXD ). Theo đăng kí kinh doanh số 108218 ngày 25 / 05/ 1993, ngành nghề kinh doanh của nhà máy gồm sản xuất kinh doanh tấm lợp, má phanh. Trong đăng kí thay đổi kinh doanh lần 1 ngày 14/ 9 / 1995 nhà máy bổ sung đăng kí kinh doanh vật liệu xây dựng, hoàn thiện trang trí nội thất. Trong đăng kí thay đổi kinh doanh lần 2 ngày 29 / 10/ 1998, nhà máy đã bổ sung đăng kí sản xuất kinh doanh in ấn các chế phẩm bao bì theo quyết định số 354 / QĐ - BXD vào ngày16/ 6/ 1998. Song song với hoạt động sản xuất hiện tại, nhà máy đang chuẩn bị triển khai dự án đầu tư chiều sâu, mở rộng dây chyền sản xuất bao bì các tông sóng công suất 4.5 triệu m2/ năm với tổng vốn đầu tư gần 18 tỉ đồng. Trải qua 40 năm hoạt động và trưởng thành, nhà máy đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất bao gồm đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu lực thiết bị và hệ thống nhà xưởng, đa dạng hoá sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước để tồn tại và phát triển không ngừng. 2 . Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nộ A. Mô hình tổ chức của nhà máy: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng TCHC TCKT KT KHVT XD PX Phân xưởng MP bao bì B. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị: a. Giám đốc: - Có nhiệm vụ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà máy trên cơ sở SXKD có hiệu quả và đời sống CBCNV ngày càng được nâng cao. - Lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhà máy, đảm bảo SXKD đạt nhịp độ phát triển cao, tăng năng suất lao động, áp dụng kỹ thuật mới, tổ chức lao động trong sản xuất và quản lý một cách khoa học . - Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch Tổng công ty giao đúng những chỉ tiêu về khối lượng, chất lượng; hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với nhà nước. - Có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại điều 13 của bản “ Điều lệ tổ chức và hoạt động của nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội ” do Tổng công ty quy định. - Trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ các phòng: Tổ chức hành chính, Kế toán tài chính, Kế hoạch đầu tư, Kinh doanh b. Phó Giám đốc: Là người giúp việc giám đốc và phụ trách các lĩnh vực sau: - Trực tiếp chỉ đạo việc điều hành sản xuất hàng ngày của 2 phân xưởng. - Trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật, xác định chính sách kỹ thuật và triển vọng phát triển kỹ thuật của nhà máy. - Phụ trách XDCB, sửa chữa lớn, máy móc thiết bị của nhà máy. - Phụ trách công tác an toàn,VSCN và BHLĐ. - Chỉ đạo việc xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu. - Tổ chức thực hiện các công tác nghiên cứu khoa học và thực nghiệm. - Chỉ đạo việc thi nâng bậc cho công nhân và đảm bảo việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật. - Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. - Trực thay khi Giám đốc đi vắng. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhà máy và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công. - Quyền hạn: được ký vào các văn bản thuộc lĩnh vực mình phụ trách. c. Phòng tổ chức hành chính - Quản lý về con người và tham mưu cho Giám đốc các vấn đề chủ trương chính sách, chế độ của nhà nước liên quan đến lao động trong nhà máy. - Đảm bảo lực lượng CBVC có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất. - Tổ chức nghiệp vụ văn thư, lưu trữ tài liệu và chuẩn bị điều kiện vật chất cho các bộ phận trong nhà máy hoạt động tốt . - Tổ chức bảo vệ tài sản, PCCC, an ninh trật tự, bảo vệ nội bộ trong nhà máy. - Quyền hạn: Có quyền đề nghị nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật cho CBCNV trong nhà máy và đề nghị Giám đốc điều phối lao động trong nhà máy. d. Phòng tài chính kế toán - Chức năng và nhiệm vụ: + Giám sát mọi hoạt động tài chính của nhà máy nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn. + Tổ chức công tác tài chính kế toán, đảm bảo nguồn tài chính cho các nhiệm vụ, kế hoạch của nhà máy và thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ và nguyên tắc của công tác tài chính. + Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn SXKD. + Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối vói ngân sách nhà nước - Quyền hạn: Có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ theo sự hướng dẫn của cơ quan kế toán cấp trên. Có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong nhà máy chuyển đầy đủ, kịp thơì những số liệu phục vụ cho công tác kế toán e. Phòng kế hoạch đầu tư: - Chức năng: + Nghiên cứu chiến lược đầu tư phát triển, nghiên cứu thị trường + Cung cấp vật tư + Xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn - Nhiệm vụ: + Điều tra tình hình phát triển chung của cả nước và khu vực để đề ra chiến lược phát triển của nhà máy +Tính giá thành và giá bán sản phẩm + Đảm bảo cung cấp vật tư cho quả trình sản xuất + Giám sát việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật - Quyền hạn: có quyền đề nghị tăng, giảm giá bán f. Phòng kỹ thuật - Chức năng: Quản lý các mặt về khoa học, kỹ thuật như: + Quản lý công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị, tổ chức thực hiện cải tiến, đổi mới cũng như ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật. + Quản lý chất lượng sản phẩm - Nhiệm vụ: Quản lý khoa học, kỹ thuật. Quản lý công nghệ sản xuất và quản lý máy móc thiết bị - Quyền hạn: Có quyền phát hiện, đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ trong phạm vi quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình. g. Phòng kinh doanh - Chức năng: + Quản lý kho sản phẩm, hàng hoá của nhà máy. + Nghiên cứu thị trường và khách hàng để xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, ngắn hạn. - Nhiệm vụ: + Tổ chức tiêu thụ các loại sản phẩm má phanh và bao bì của nhà máy + Kinh doanh các loại hàng hoá theo ngành nghề đăng ký - Quyền hạn: Có quyền đề nghị mức hoa hồng cho các đại lý và khách hàng h. Phân xưởng sản xuất Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi mặt hoạt động kinh tế, chính trị của phân xưởng. - Hoàn thành kế hoạch sản xuất mà nhà máy giao đúng tiến độ với năng suất, chất lượng đúng yêu cầu. - Đảm bảo tuyệt đôí cho người lao động, máy móc thiết bị. - Có trách nhiệm tạo mọi điều kiện tốt cho các tổ chức quần chúng của phân xưởng hoạt động. - Thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh mọi quy định, nội quy của nhà máy đối với phân xưởng. - Thực hiện đúng quy trình công nghệ, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đúng tiêu chuẩn chất lượng mà nhà máy quy định. - Quyền hạn: + Có quyền điều phối lao động trong phạm vi phân xưởng + Được phép cho công nhân nghỉ việc từ 1 ngày trở xuống + Có quyền đình chỉ không cho công nhân làm việc nếu vi phạm kỉ luật lao động và báo cáo Giám đốc + Có quyền đề nghị Giám đốc khen thưởng, kỷ luật công nhân trong phân xưởng Phần ii: Tình hình sản xuất kinh doanh Trong những năm vừa qua nhà máy gạch lát hoa và má phanh ô tô Hà Nội đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh. Nhưng nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của lãnh đạo nhà máy, của toàn bộ cán bộ công nhân viên cũng như đã ứng dụng và cải tiến được các công nghệ hiện đại vào quá trình hoạt động của nhà máy nên đã đạt được những thành tựu đáng kể. Sau đây là tình hình sản xuất kinh doanh đã đạt được của nhà máy từ năm1998 đến 2002. 1. Các sản phẩm của doanh nghiệp : Năm 1998, nhà máy sản xuất 3 loại sản phẩm là: má phanh, gạch lát và vỏ hộp bao bì carton . Còn từ năm 1999 đến năm 2002, nhà máy chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm là: má phanh và vỏ hộp bao bì carton . 2. Khối lượng sản xuất theo kì trong năm: a. Năm 1998: - Sản xuất má phanh: Sản xuất má phanh năm 1998 nhìn chung gặp nhiều khó khăn, năng lực sản xuất của máy móc thiết bị lớn nhưng do tốc độ tiêu thụ chậm nên phải điều chỉnh giảm khối lượng sản xuất. Việc giảm lượng sản xuất đã tạo thêm khó khăn cho nhà máy như giá thành sản phẩm tăng lên và bố trí việc làm cho người lao động. - Sản xuất gạch lát: Khối lượng sản xuất được là: 492.782 viên. Bắt đầu từ quý IV dừng sản xuất sản phẩm này. - Sản xuất vỏ hộp bao bì: Vỏ hộp bao bì sản xuất được 603.546 chiếc tương đương 178.250m2. Thực tế năm 1998 nhà máy chỉ sản xuất 4 tháng, từ tháng 9 đến hết tháng 12 sản xuất trên dây chuyền cũ, từ tháng 11 đến tháng 12 mới bắt đầu sản xuất trên dây chuyền mới. b. Năm 1999: - Sản xuất bao bì: Sản lượng sản xuất đạt 1.122.776 m2 tăng so với kế hoạch 12,27% - Sản xuất má phanh: Khối lượng sản xuất 116,2 tấn đạt 97% kế hoạch, tăng 13,6% so cùng kỳ năm 1998. Sản lượng sản xuất nói chung cũng như sản lượng sản phẩm mới còn thấp, ước tính sản lượng sản xuất má phanh mới chỉ đáp ứng 6,13% tổng nhu cầu thị trường, má phanh xe máy chỉ mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. c. Năm 2000: - Sản xuất bao bì: Khối lượng sản xuất đạt 1.633.574m2 vượt so với kế hoạch và tăng 46% so với năm 1999 - Sản xuất má phanh: Khối lượng là 101.438kg đạt kế hoạch và bằng 87% so với năm 1999 d. Năm 2001: - Khối lượng bao bì carton: Khối lượng là 2.895.956m2 đạt 95% kế hoạch và bằng 177% so với năm 2000. - Sản xuất má phanh: Khối lượng là 124.761kg đạt 116% kế hoạch và bằng 122% so với năm 2000. e. Năm 2002: - Khối lượng bao bì carton : 4.437.400m2 - Khối lượng má phanh : 120.000kg - Kinh doanh VLXD : 3.500 triệu đồng 3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm: a. Năm 1998: - Tình hình tổ chức tiêu thụ sản phẩm: + Sản phẩm sản xuất: Sản xuất má phanh ô tô, gạch lát hoa xi măng, bao bì carton. Kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất + Hệ thống tiêu thụ sản phẩm gồm: Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: gồm 2 cửa hàng trong đó 2 cửa hàng tại địa điểm 45B Hoàng Hoa Thám bán sản phẩm của nhà máy sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. b. Năm 1999: Tổng doanh thu của năm 1999 là 12.800 triệu đồng đạt 11,3% kế hoạch và tăng109% so với năm 1998. + Sản lượng tiêu thụ: . Bao bì carton: 1.075.618m2 tăng 7.5% so với kế hoạch. . Má phanh: 102,6 tấn đạt 68,4% kế hoạch bằng 82,7% cùng kỳ 1998. + Bao bì carton: Doanh thu 6.519 triêụ đồng đạt 109.6% kế hoạch và chiếm 51% tổng doanh thu. c. Năm 2000: - Tổng doanh thu: đạt 15.038 triệu đồng vượt kế hoạch và tăng 18% so với năm 1999 - Sản lượng tiêu thụ: + Bao bì carton là 1.646.448m2 vượt kế hoạch 3%và tăng 46% so với năm 1999 + Má phanh là111.824kg bằng 93% kế hoạch 93%và tăng 9% so với năm 1999 d. Năm 2001: - Sản lượng tiêu thụ: + Bao bì: 2.707.407m2 đạt 90% kế hoạch, bằng 164% so với năm 2000 + Má phanh: 112.614kg 99% kế hoạch - Tồn kho cuối kỳ: + Bao bì: 178.235m2 tăng 75% so với năm 2000 + Má phanh: 75.890kg tăng 23% so với năm 2000 e. Năm 2002: - Bao bì : 4.437.400m2 - Má phanh : 120.000kg - Kinh doanh vật liệu xây dựng : 3.500 triệu đồng 4. Tổng giá trị và tổng doanh thu: a. Năm 1998: Chỉ tiêu Má phanh ( kg ) Gạch lát(viên) Bao bì (Hộp) K.Đ ngoài cb Hàng đại lý Tiêuthụ khác Cộng Sản lượng tiêu thụ 124.061 727.927 559.201 Doanh Thu 3.009.909 980.637 936.986 825.296 135.424 243.251 631.508 b. Năm 1999: Chỉ tiêu - Tổng giá trị + Giá trị SXCN + Giá trị khác - Tổng doanh thu + Doanh thu SXCN + Doanh thu khác Đvt 1000đ “ “ “ “ “ Thực hiện năm 1998 4.607.000 3.691.000 916.000 6.131.000 4.927.000 1.204.000 Kế hoạch năm 1999 6.885.000 5.000.000 1.885.000 11.000.000 9.000.000 2.000.000 Thực hiện năm 1999 9.663.199 6.852.447 2.810.752 12.800.191 9.373.010 3.427.113 TH 1999 TH 98 210 178 306 209 190 284 KH 99 140 137 149 116 104 171 c. Năm 2000: Chỉ tiêu Đ v t Thực hiện Năm 1999 Kế hoạch Năm 2000 Thực hiện Năm 2000 % So sánh thực hiện 2000 99 00 Tổng giá trị 1000 đ 9.663.199 12.788.888 13.270.876 137 104 Giá trị SXCN ‘’ 6.852.447 10.888. 888 11.104.171 162 102 Giá trị SXCN khác ‘’ 2.810.175 1.900.000 2.166.705 77 114 Tổng doanh thu ‘’ 12.800.191 14.500.000 15.038.683 118 104 Doanh thu SXCN ‘’ 9.373.010 12.500.000 12.745.383 136 102 Doanh thu SX khác ‘’ 3.427.113 2.000.000 2.293.300 70 115 d. Năm 2001: Chỉ tiêu Đ v t Thực hiện 2000 Kế hoạch 2001 Thực hiện 2001 % So sánh thực hiện 2001 TH 2000 KH 2001 Tổng giá trị 1000đ 13.387.000 21.494.000 21.234.000 158 98,8 Giá trị SXCN 1000đ 11.104.000 18.644.000 18.384.000 165 98,6 Giá trị SXCN khác 1000đ 2.283.000 2.850.000 2.850.000 124,8 100 Tổng DT 1000đ 15.035.000 26.560.000 23.268.000 154 87 Doanh thu SXCN 1000đ 12.572.000 23.560.000 19.813.000 157 84 Doanh thu SX khác 1000đ 2.463.000 3.000.000 3.455.000 140 115 e. Năm 2002: Chỉ tiêu Đ v t Thực hiện 2001 Kế hoạch 2002 % So sánh thực hiện 2000 02 01 - Tổng giá trị 1000 đ 21.234.000 32.492.444 153 157 122 159 170 101 + Giá trị SXCN 1000 đ 18.384.000 28.992.444 + Giá trị SXCN khác 1000 đ 2.850.000 3.500.000 - Tổng doanh thu 1000 đ 23.267.990 37.193.648 + Doanh thu SXCN 1000 đ 19.812.436 33.693.648 + Doanh thu SX khác 1000 đ 3.455.563 3.500.000 5. Quy trình sản xuất a. Quy trình công nghệ sản xuất bao bì các tông sóng - Các công đoạn chính: Chuẩn bị nguyên liệu, định hình và kích cỡ, bế tạo hình triển khai và kích của sản phẩm và in lưới, hoàn thiện sản phẩm: dập ghim hoặc gián cạnh hộp. - Nguyên liệu: + Nguyên liệu chính : là giấy cuộn các loại ( kraf, duplex ) + Nguyên liệu phụ: Bột sắn, PAV, xút để tạo hồ dán, thuốc tím, axit oxalic, dầu hoả xử lí lưới in và mực in - Quy trình sản xuất bao bì các tông sóng theo trình tự: + Cắt khổ: Giấy cuộn được kéo trên một băng chuyền và đưa ra một máy cắt khổ. Tại đây giấy sẽ được cắt ra theo đúng kích thước đã được định trước tuỳ theo yêu cầu sản xuất.. + Tạo phôi: Nếu phân theo độ dày, mỏng của sản phẩm thì bao bì các tông sóng ở nhà máy có 2 loại là 5 lớp và 3 lớp. Sau khi giấy đã được cắt khổ, nó sẽ được phân loại để làm các lớp khác nhau trong tấm bìa. Tất cả các loại giấy được phân loại như trên sẽ được cho chạy qua một lớp gọi là máy sóng. Sau đó, các lớp giấy này sẽ được ghép lại với nhau khi chạy qua một băng chuyền, ở giữa các lớp giấy sẽ quét một lớp hồ làm từ bột sắn thông qua một hệ thống ở trong nhà máy. + Cán giấy: Để tạo được sự liên kết giữa các lớp và cho ra những tấm bìa các tông sóng thì phôi phải được chạy qua một hệ thống gọi là máy cán lằn ngang và dọc. Hệ thống này không những có tác dụng cán lằn cho giấy phẳng mà còn làm hồ sống giữa các lớp được chín thông qua các dây may so được đốt bằng địên sẽ truyền nhiệt cho các thanh lăn. Như vậy kết thúc giai đoạn này sẽ cho ra một giải bìa các tông chạy trên một băng chuyền. + Máy bế hoặc máy nổ: Đây là những máy có tác dụng tạo nếp gấp hay xẻ rãnh để người thợ gấp theo nếp này và tạo nên chiếc hộp . + Ghim, dán cạnh hộp: Đây là công đoạn cuối cùng để tạo nên chiếc hộp bao bì các tông hoàn chỉnh. Toàn bộ giai đoạn này cũng được làm thủ công Giấy cuộn các loại Máy cắt khổ giấy Giấy mặt Giấy sóng Giấy vách Giấy sóng Giấy đáy Máy tạo sóng Phôi 3 lớp hoặc 5 lớp Máy cán lằn dọc Máy cán lằn ngang Máy bế hoặc máy bổ In lưới Ghim, dán cạnh hộp KSC Nhập kho thành phẩm - Cơ cấu phân xưởng: Đứng đầu phân xưởng là một quản đốc, có cơ cấu như sau: Tổ cắt ; tổ làm ; tổ ghim , dán cạnh hộp ; bộ phận quản lí phục vụ . b. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất má phanh ô tô . - Các công đoạn chính : gồm chuẩn bị nguyên liệu, trộn, ép sóng tạo hình, hoàn thiện sản phẩm ( Mài và khoan ) . - Nguyên liệu : + Nguyên liệu chính : Amiăng : 60 - 70% (Amiăng crizotin ), nhựa J 1051 ; 20% ( Nhựa phenol formaldehyde ) . + Nguyên liệu phụ : Ôxit kim loại (Ôxit sắt Fe2O3, ôxit kẽm ZnO ), bột cao su tái sinh, mạt đồng và các phụ gia khác …. + Các nguyên liệu phụ này có tác dụng tăng độ xốp, ổn định nhiệt, giảm mài mòn. Ngoài ra chúng có thể là chất độn để giảm giá thành hoặc tạo màu . - Sản phẩm: Má phanh ô tô các loại như ô tô zil, Kama, ifa… Ngoài ra theo yêu cầu của thị trường, nhà máy cũng sản xuất cả má phanh xe máy . Cơ cấu phân xưởng : Đứng đầu phân xưởng là quản đốc, gồm các bộ phận sau : Tổ trộn, tổ ép, tổ hoàn thiện, bộ phận quản lý Chuẩn bị phối liệu ép tạo hình Lưu hoá Gia công KCS Dán tem Nhập kho - Chuẩn bị phối liệu : Trộn khô - ép tạo hình - Lưu hoá : Các vật liệu sau khi ép tạo hình sẽ được đưa vào lò lưu hoá nhằm mục đích : + Rút ngắn thời gian ép + Đảm bảo sự phản ứng tiếp tục diễn ra, ổn định kết cấu của sản phẩm để đảm bảo chất lượng - Gia công gồm khoan và mài + Mài : gồm mài trong và mài ngoài Sau khi ép, mặt cong ngoài của sản phẩm được mài để khớp với vành tăm bua ô tô, mặt cong trong cũng được mài để khớp với mặt cong của xương phanh. Quá trình này được tiến hành trên các máy chuyên dụng. + Khoan : là giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất má phanh. Má phanh phải được đưa vào máy khoan để tạo lỗ vít vào xương phanh. Trước khi nhập kho, thành phẩm này phải qua bộ phận gia công, vệ sinh và phải kiểm tra chất luợng qua bộ phận KCS và dán tem của nhà máy . c. Trang thiết bị sản xuất Trước năm 1997, địa điểm sản xuất của nhà máy là ở 45B Hoàng Hoa Thám - HN gồm 2 dây chuyền sản xuất má phanh ô tô và gạch lát nhà. Từ năm 1997 đến nay, địa điểm sản xuất này chuyển xuống Đại Mỗ Từ Liêm - HN gồm 2 dây chuyền sản xuất má phanh ô tô và bao bì các tông sóng. Trang thiết bị sản xuất bao gồm : TT Tên thiết bị máy móc Số lượng cái, bộ Tình trạng Nước sản xuất chế tạo PHÂN XƯởng má phanh 1 Máy trộn liệu 2 TB VN 2 Máy ép thuỷ lực 400 3 Mới TQ 3 Máy ép thuỷ lực 250T 3 Cũ Tiệp Khắc 4 Máy ép thuỷ lực nhỏ 3 Cũ Liên Xô 5 Máy mài má phanh 2 Mới TQ 6 Máy khoan má phanh 1 Mới TQ 7 Lò lu hoá 1 Mới TQ 8 Hệ thống hút bụi khoan má phanh 1 TB VN PHÂN Xưởng bao bì 9 Máy khổ 0,95 m 1 Cũ VN 10 Máy khổ 1,40 m 1 TB VN 11 Máy cán lằn dọc 2 TB VN 12 Máy cán lằn ngang 2 Cũ VN 13 Máy bổ 2 Cũ VN 14 Máy cưa giấy 1 Cũ VN 15 Máy dập ghim 2 TB VN 16 Máy bế hộp 2 TB VN 17 Máy hút chân không 1 TB VN 18 Máy khuấy hồ dán 2 Cũ VN 6. Hạch toán sản xuất kinh doanh a. Năm 1998 - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 1998: Chỉ tiêu Má phanh ( kg ) Gạch lát(viên) Bao bì (Hộp) K.Đ Ngoài CB Hàng đại lý Tiêu thụ khác Cộng Sản lượng tiêu thụ 124.061 727.927 559.201 Doanh Thu 3.009.909 980.637 936.986 825.296 135.424 243.251 6.131.508 Thuế DT 30.099.505 39.225.588 18.739.737 16.505.934 20.313.608 9.489.056 134.373.018 DTT 2.964.074.710 937.094.102 918.247.123 808.790.741 115.110.447 233.762.764 5.977.079.887 Giá vốn hàng bán 2.118.995.483 785.610.988 816.776.798 676.646.338 4.398.029.607 CP bán hàng 223.787.640 70.750.605 13.980.000 61.063.700 81.507.225 451.089.170 Lãi(+),lỗ(-) 51.960.826 13.195.185 47.297.825 0 16.336.662 4.213.264 2.691.742 - báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước năm 1998 Chỉ tiêu Số phải nộp năm trước chuyển sang Số phải nộp trong kỳ Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm Số đã nộp trong kỳ Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm Số còn phải nộp Thuế 190.295 365.322 365.322 263. 341 263.341 292.277 1.Thuế doanh thu (hoặc V.A.T) 60.471.322 134.373 134.373 14.000.000 14.000.000 54.844 2.Thuế lợi tức 159.205 155.205 15.205.545 3.Thuế nhà đất 122.336 229.549 229.549 106.735 106.735 245.150 4. Các loại thuế khác 1.400. 000 1.400. 000 1.400.000 1.400. 000 Tổng số 190.295 365.322 365.322 263.341 263.341 292.277 b. Năm 1999 : Các chỉ tiêu tổng hợp Chỉ tiêu - Tổng giá trị + Giá trị SXCN + Giá trị khác - Tổng doanh thu + Doanh thu SXCN + Doanh thu khác - Thực hiện đầu tư - Trả nợ đầu tư + Trả gốc + Trả lãi - Lao động bình quân -Thu nhậpbình quân Đvt 1000đ “ “ “ “ 1000 đ “ “ “ Người 1000 đ Thực hiện năm 1998 4.607.000 3.691.000 916.000 6.131.000 4.927.000 1.204.000 365.000 263.000 673.062 600.062 137 516 Kế hoạch năm 1999 6.885.000 5.000.000 1.885.000 11.000.000 9.000.000 2.000.000 640.623 463.000 1.285.360 854.280 147 645 Thực hiện năm 1999 9.663.199 6.852.447 2.810.752 12.800.191 9.373.010 3.427.113 376.000 290.000 378.349 2.039.000 141 733 TTH 1999 TH 98 210 178 306 209 190 284 103 110 8,6 160 182 136 103 142 KH 99 140 137 149 116 104 171 59 87 95 95 96 114 c. Năm 2000 : Chỉ tiêu Đ v t Thực hiện Năm 1999 Kế hoạch Năm 2000 Thực hiện Năm 2000 % So sánh thực hiện 2000 99 00 Tổng giá trị 1000 đ 9.663.199 12.788.888 13.270.876 137 104 Giá trị SXCN ‘’ 6.852.447 10.888. 888 11.104.171 162 102 Giá trị SXCN khác ‘’ 2.810.175 1.900.000 2.166.705 77 114 Tổng doanh thu ‘’ 12.800.191 14.500.000 15.038.683 118 104 Doanh thu SXCN ‘’ 9.373.010 12.500.000 12.745.383 136 102 Doanh thu SX khác ‘’ 3.427.113 2.000.000 2.293.300 70 115 Trả nợ đầu tư ‘’ 2.039.000 2.048.000 2.210.722 108 108 Lao động bình quân Người 141 170 146 104 86 Thu nhập bình quân 1000 đ 733 940 1.009 138 107 Lãi thực hiện 1000 đ 180.000 511.306 284 d. Năm 2001 Chỉ tiêu Đ v t Thực hiện 2000 Kế hoạch 2001 Thực hiện 2001 % So sánh thực hiện 2001 TH 2000 KH 2001 Tổng giá trị 1000đ 13.387.000 21.494.000 21.234.000 158 98,8 Giá trị SXCN ‘’ 11.104.000 18.644.000 18.384.000 165 98,6 Giá trị SXCN khác ‘’ 2.283.000 2.850.000 2.850.000 124,8 100 Tổng DT ‘’ 15.035.000 26.560.000 23.268.000 154 87 Doanh thu SXCN ‘’ 12.572.000 23.560.000 19.813.000 157 84 Doanh thu SX khác ‘’ 2.463.000 3.000.000 3.455.000 140 115 Trả nợ đầu tư 1000đ 2.210.7222 3.210.397 3.132.265 141 97 Tổng quĩlương 1000đ 1.813.320 2.612.736 2.648.772 146 101 Lãi thực hiện 1000 đ 180.000 511.306 284 e. Năm 2002 biểu tổng hợp chi phí sản xuất năm 2002 Stt Chi Phí Thực hiện 2000 Kế hoạch 2001 Thực hiện 2001 %Tăng giảm So TH 2000 So KH 2001 A Chi phí sản xuất 11.589.458 20.138.552 18.060.217 156 90 1 Chi phí nguyên vật liệu 6.564.964 12.585.986 10.787.462 164 86 2 Tiền lương, bảo hiểm…công nhân SX 1.309.332 1.774.473 1.989.167 152 112 3 Chi phí SX chung 1.540.988 2.923.092 2.548.521 165 87 4 Giá vốn hàng kinh doanh 2.183.173 2.855.000 2.735.065 125 96 B Chi phí bán hàng 663.009.959 1.265.793 962.932 145 76 C Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.160.769.193 3.369.470.200 4.210.075.036 195 125 Tổng cộng 14.422.264 24.773.815 23.233.225 7. Đời sống cán bộ công nhân viên chức - Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy: tính đến tháng 5 năm 2000 là 141 người trong đó có 63 nữ, 73 nam. - Trình độ chuyên môn : Đại học : 20 người Trung cấp : 04 người PTTH( 10 / 10 ; 12/ 12 ) : 117 người - Thực trạng về thu nhập lao động và bệnh nghề nghiệp ở nhà máy : Lãnh đạo nhà máy luôn quan tâm đến sức khoẻ của người lao động với các việc làm cụ thể + Phân công phù hợp với sức khoẻ người lao động + Trang bị, cấp đầy đủ phương tiện BHLĐ + Hàng năm tiến hành kiểm tra môi trường lao động và khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV, đặc biệt cho những công nhân trực tiếp sản xuất. Kết quả khám sức khoẻ cho CBCNV như sau : Tổng số người được khám : 100, trong đó : nam 60 và nữ : 40 Nhìn chung sức khoẻ của CBCNV nhà máy tốt, chủ yếu là sức khoẻ loại 1 và loại 2(chiếm 84%). Hầu hết các bệnh của người lao động là bệnh thông thường, các bệnh về tai mũi họng và về mắt có tỷ lệ tưong đối cao. Số công nhân trực tiếp sản xuất đều có sức khoẻ đảm bảo yêu cầu sản xuất . - Chế độ chính sách về Bảo hộ lao động : Chế độ chính sách về của nhà máy luôn là vấn đề được ưu tiên, thực hiện đúng quy định của nhà nước. Các công nhân được hưởng các quyền lợi như: về chế độ nghỉ ngơi ( ngày 8h, có ăn trưa, các ngày lễ và ngày khác được nghỉ đúng quy định của nhà nước); các chế độ về vệ sinh ( như nhà tắm, nhà vệ sinh …). Bên cạnh đó, nhà máy đã có 1 phòng y tế riêng với 1 bác sỹ để thường xuyên hoặc định kỳ khám sức khoẻ cho công nhân theo các chế độ của nhà nước và cũng có cả sổ sách theo dõi sức khoẻ cho từng công nhân. Ngoài ra, việc trang bị PTBVCN được thực hiện khá tốt như trang cấp mũ, quần áo, găng tay …và luôn được cán bộ có thẩm quyền nhắc nhở thực hiện thường xuyên việc sử dụng đúng nguyên tắc. - Lao động và tiền lương thực tế : Năm 1998 : + Có thể nói là một năm căng thẳng về lao động và việc làm đối với nhà máy. Một mặt do thu hẹp sản xuất vì tiêu thụ sản phẩm khó khăn, mặt khác do từ đầu quý IV nhà máy dừng sản xuất gạch lát và giải thể phân xưởng sản xuất vật liệu xây dựng. Với chủ chương và biện pháp phù hợp, nhà máy đã bố trí việc làm cho hầu hết số lao động của phân xưởng gạch lát làm việc tại phân xưởng bao bì và tuyển dụng thêm một số công nhân mới để đáp ứng yêu cầu sản xuất thực tế. Tổng số lao động năm 1998 là 137 người trong đó công nhân sản xuất chính là 112 người, công nhân hoạt động khác là 25 người. + Nhà máy luôn thực hiện nghiêm túc chính sách của nhà nước về chế độ Bảo hộ lao động, tiền lương, chế độ nghỉ hưu, mất sức và các chính sách khác liên quan đến người lao động. + Đã trang bị hoàn chỉnh hệ thống an toàn máy móc thiết bị, hệ thống hút bụi và quần áo bảo hộ cho công nhân. + Trong điều kiện khó khăn tài chính nhà máyvẫn luôn thanh toán lương cho công nhân đúng kỳ hạn và tổ chức cho 50% CBCNV đi nghỉ mát tại Sầm Sơn. + Tổng quỹ lương năm 1998 là : 780.556.000 đồng, lương bình quân đạt 516.800 đồng/ người/ tháng. - Năm 1999: + Lao động: Tổng số lao động năm 1999 là 141 người bằng 103% so với năm 1998. Mặc dù với số lao động tăng lên ít, qui mô sản xuất tăng nhanh nhưng với tinh thần cố gắng khắc phục khó khăn và tinh thần lao động chịu khó, nhiệt tình nên đã đạt doanh thu 12.800 triệu đồng tăng hơn 2 lần so với năm 1998. Nhà máy luôn thực hiện nghiêm túc chính sách của nhà nước về chế độ Bảo hộ lao động, tiền lương, chế độ nghỉ hưu, mất sức và các chính sách khác liên quan đến người lao động: . Ký hợp đồng với 100% CBCNV theo luật lao động. Khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV . Trang bị đầy đủ BHLĐ, an toàn lao động và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. . Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhà máy vẫn duy trì đều đặn các chế độ: tổ chức ăn ca cho CBCNV; nộp đủ BHXH theo qui định; tổ chức sinh nhật và thăm hỏi hiếu hỉ, trợ cấp cho người lao động có khó khăn trong đời sống. . Tổ chức cho 50% CBCNVđi nghỉ mát Cửa Lò với kinh phí 30 triệu đồng. + Tiền lương: Tổng quỹ lương năm 1999 là : 1.240 triệu đồng bằng 159% so với năm 1998, bình quân 733.000 đồng/ người/ tháng và được thanh toán đúng kỳ hạn trong tháng. - Năm 2000 : + Thực hiện chế độ với người lao động: Trong số lao động bình quân năm 2000 là 146 người bằng 104% so với năm 1999, trong đó lao động nữ là 63 người. Nhà máy luôn thực hiện nghiêm túc chính sách của nhà nước về chế độ Bảo hộ lao động, tiền lương, chế độ nghỉ hưu, mất sức và các chính sách khác liên quan đến người lao động, cụ thể: . Ký hợp đồng với 100% CBCNV theo luật lao động . Khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV . Trang bị đầy đủ BHLĐ, an toàn lao động và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. Nộp đủ BHXH theo q._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25205.doc
Tài liệu liên quan