Báo cáo Thực tập tại phòng tài nguyên môi trường huyện Yên Khánh

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Huyện Yên Khánh là một huyện thuộc tỉnh Ninh Bình. Huyện vừa được công nhận là một đô thị loại III, dự kiến sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2012. Trong quá trình hội nhập, huyện đang từng bước chuyển mình để phát triển cùng với sự đi lên của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. UBND huyện là nơi quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng, giáo dục,… của địa phương, thay mặt nhân dân điều hòa các hoạt động và đưa ra các chính sách

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6494 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại phòng tài nguyên môi trường huyện Yên Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển thị xã, giúp cho thị xã ngày càng phát triển, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao. Là 1 sinh viên lớp quản lý đô thị, em đã nộp đơn xin thực tập tại UBND huyện Yên Khánh để nâng cao trình độ chuyên môn, và mong muốn sau này có thể góp 1 phần nhỏ bé phát triển quê hương mình ngày càng giàu đẹp. Trong quá trình thực tập tại phòng tài nguyên môi trường của UBND huyện, em đã được cô Bùi Hoàng Lan- giáo viên hướng dẫn thực tập, và các anh chị cô chú trong cơ quan giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn thành tốt chương trình thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sau đây là bản “ Báo cáo tổng hợp” bao gồm 2 phần chính: I. Giới thiệu về UBND huyện Yên Khánh II. nội dung thực tập Do trình độ còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và cán bộ hướng dẫn thực tập. NỘI DUNG I. Giới thiệu về UBND huyện Yên Khánh 1. Giới thiệu về huyện Yên Khánh Yên Khánh nằm ở phía đông – nam tỉnh Ninh Bình, phía bắc và phía đông giáp huyện Nghĩa Hưng ( tỉnh Nam Định), phía nam giáp các huyện Kim Sơn, Yên Mô, phía tây giáp thành phố Ninh Bình. Huyện Yên Khánh có tổng diện tích tự nhiên là 137,8 km², bao gồm 19 xã và 1 thị trấn, trong đó thị trấn Yên Ninh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của huyện. Trên địa bàn của huyện có rất nhiều tuyến giao thông quan trọng bao gồm cả đường bộ và đường thủy. Giao thông đường bộ gồm các trục đường: 480c, 480b, 481c, 481e nối Yên Khánh với các địa phương khác ngoài tỉnh. Đặc biệt tuyến đường quốc lộ 10b chạy từ Ninh Bình, nối Yên Khánh với các huyện Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn của tỉnh Thanh Hóa, huyện Nghĩa Hưng của tỉnh Nam Định. Giao thông đường thủy với các con sông chính như: sông Đáy, sông Vạc… Yên Khánh là một trong những huyện mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ với địa hình tương đối bằng phẳng. Đất đai ở đây chủ yếu là đất phù sa được bù đắp hàng năm. Do cấu tạo địa hình như thế nên tiềm năng chủ yếu phát triển của toàn huyện là nông nghiệp ( trồng lúa, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày ); công nghiệp ( chế biến lương thực- thực phẩm, phát triển các làng nghề truyền thống) và các ngành dịch vụ. Theo thống kê năm 2009, Yên Khánh có 20 đơn vị hành chính, dân số trung bình là 142.029 người, Mật độ dân số trung bình 1031 người/ km2. với tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2009 là 8,46 ‰ Yên Khánh là một trong những huyện có tốc độ tăng dân số tự nhiên thấp so với mức trung bình của toàn tỉnh ( 9,84 ‰). Dân cư trên địa bàn huyện sống tập trung, quay quần theo mô hình làng xã Việt Nam. Năm 2009 tổng nguồn lao động của Yên Khánh là 80.700 người, chiếm 56,9% tổng dân số huyện. Trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2008 ( 72.347 người), ngành nông – lâm nghiệp chiếm khoảng 73,8%, công nghiệp xây dựng chiếm 16,5%, khu vực dịch vụ chiếm 9,38%. Nhìn chung, huyện Yên Khánh có hệ thống giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội, là tiền đề cho việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đất đai khá phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu và phát triển các nông sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, Yên Khánh là một trong những huyện có thế mạnh về các ngành nghề thủ công truyền thống như: đan mây, tre, nứa, cói… Tuy nhiên, huyện cũng có nhiều khó khăn trong quá trình phát triển như: điều kiện tự nhiên, khí hậu không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, không có rừng, không có tài nguyên, khoáng sản gì đáng kể, không có sản phẩm mũi nhọn, đặc thù, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, công nghiệp – dịch vụ chậm phát triển, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp… Đó là những khó khăn, thách thức không nhỏ đòi hỏi cần có sự quản lý, phương hướng đi đúng đặn của các nhà quản lý. 2. Nhiệm vụ và chức năng của UBND huyện Yên Khánh 2.1. Vị trí, chức năng UBND huyện tổ chức và chỉ đạo thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. UBND cấp trên chỉ đạo hoạt động của UBND cấp dưới trực tiếp. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, UBND ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. 2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND trong việc thực hiện quản lý Nhà nước: Quản lý Nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, ngư, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mai - dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trường; thể dục – thể thao, báo chí phát thanh và các lĩnh vực xã hội khác; quản lý Nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hoá. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương, quản lý hộ tịch, hộ khẩu ở địa phương, quản lý việc cư trú đi lại của người nước ngoài ở địa phương. Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác. Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ công chức viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, công tác bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của Chính phủ. Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện việc thu chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật. 3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Yên Khánh Sơ đồ tổ chức UBND huyện Yên Khánh UBND huyện Yên Khánh Văn phòng HĐND và UBND Phòng Nội vụ Phòng Công Thương Phòng Tài chính – Kế hoạch Phòng Lao động – TB và XH Phòng Tài nguyên và Môi trường Thanh tra huyện Phòng Y tế Phòng Văn hoá và Thông tin Phòng Nông nghiệp và PTNT Phòng Giáo dục và đào tạo Phòng Tư pháp Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 3.1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tham mưu tổng hợp cho UBND huyện về hoạt động của UBND huyện; tham mưu giúp UBND huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND huyện; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỷ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện. Chuyển chức năng văn thư - lưu trữ Nhà nước, thi đua - khen thưởng về Phòng Nội vụ và tiếp nhận chức năng Dân tộc từ Phòng Dân tộc - Tôn giáo đã giải thể. 3.2. Phòng Nội vụ Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhá nước; cán bộ, công chức xã - thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua- khen thưởng. Được thành lập trên cơ sở tách ra từ phòng Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội, tiếp nhận thêm chức năng văn thư - lưu trữ nhà nước, thi đua khen thưởng từ Văn phòng HĐND và UBND huyện chuyển sang và chức năng  Tôn giáo từ phòng Dân tộc - Tôn giáo đã giải thể. 3.3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới. Được thành lập trên cơ sở tách ra từ phòng Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội, tiếp nhận thêm chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em từ Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em đã giải thể. 3.4. Phòng Tài chính - kế hoạch Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp.Tiếp nhận thêm chức năng quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân từ phòng Công Nghiệp – Thương mại và Khoa học công nghệ chuyển sang. 3.5. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo. 3.6. Phòng Văn hóa - Thông tin Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Văn hóa; Gia đình; Thể dục thể thao; Du lịch; Bưu chính, viễn thông và Internet; Công nghệ thông tin; Hạ tầng thông tin; Phát thanh; Báo chí; Xuất bản. Tiếp nhận thêm chức năng Gia đình từ Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em đã giải thể; chức năng Bưu chính, viễn thông và Internet từ phòng Hạ tầng kinh tế chuyển sang và tăng thêm chức năng về Du lịch, Công nghệ thông tin, Hạ tầng thông tin, Phát thanh, Báo chí, Xuất bản. 3.7. Phòng Y tế Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, y tế cơ sở; y tế dự phòng, khám chữa bệnh phục hồi chức năng; y tế cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh, an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế.Tiếp nhận thêm chức năng về Dân số từ Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em đã giải thể. 3.8. Phòng Tài nguyên và Môi trường Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ; bổ sung thêm chức năng khí tượng, thuỷ văn. 3.9. Phòng Tư pháp Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác. 3.10. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước về: Nông nghiệp; Lâm nghiệp; Diêm nghiệp; Thủy lợi; Thủy sản; Phát triển nông thôn; Phát triển kinh tế hộ; Kinh tế trang trại nông thôn; Kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã - thị trấn. Được thành lập trên cơ sở đổi tên Phòng Nông nghiệp - Thủy sản huyện. 3.11. Phòng Công thương Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị ), giao thông và khoa học công nghệ. Được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa 02 phòng: Công nghiệp - Thương mại và KHCN và phòng Hạ tầng kinh tế; chuyển chức năng quản lý kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân về phòng Tài chính - Kế hoạch; Chuyển chức năng Bưu chính, viễn thông và Internet về phòng Văn hoá và Thông tin. 3.12. Thanh tra huyện Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật, bổ sung thêm chức năng phòng chống tham nhũng. 4. Kết quả hoạt động tiêu biểu của UBND huyện những năm gần đây Nền kinh tế của Yên Khánh là nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp quy mô sản xuất nhỏ, đang chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ. Năm 2008, giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 732 tỷ đồng, bằng khoảng 9% giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tương đối khá, nhất là dịch vụ, tiếp theo là công nghiệp- xây dựng. Theo tính toán của nhóm chuyên gia, trong thời kì 2006-2009 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của huyện đạt bình quân 7,5 %/ năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thúc đẩy mạnh mẽ. tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư có xu hướng giảm, công nghiệp dịch vụ có xu hướng tăng, song tốc độ vẫn còn chậm, cơ cấu kinh tế còn nặng về nông nghiệp. Giáo dục đào tạo đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. ở các cấp học mầm non, mẫu giáo, huyện đã huy động được 58% các cháu trong độ tuổi mẫu giáo đến nhà trẻ. Hàng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các bậc học đạt cao: tiểu học đạt trên 99%; trung học cơ sở đạt trên 97% và trung học phổ thông đạt trên 98%. Công tác tuyên truyền vận động toàn dân thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt. Yên Khánh là huyện có số sinh thấp nhất, số giảm sinh cao nhất. mạng lưới chăm sóc y tế cơ sở bước đầu được kiện toàn. Chất lượng khám, chữa bệnh được cải thiện, 8/20 trạm y tế có bác sĩ. Văn hóa- thông tin và thể dục thể thao trên địa bàn huyện là một trong những lĩnh vực được quan tâm phát triển sớm so với các huyện khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, và thông qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn. Đến nay, 20/20 xã và thị trấn đã có đài phát thanh, 6 nhà văn hóa cấp xã- thị trấn, 89 nhà văn hóa cấp thôn- phố, 17 xã, thị trấn đã có điểm văn hóa- bưu điện. Những năm qua, nhờ nền kinh tế huyện Yên Khánh tăng trưởng khá, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 2.250.000 đồng năm 2005 lên 2.850.000 năm 2006. Các chỉ thị, nghị quyết về công tác bảo vệ an ninh- quốc phòng của trung ương và tỉnh đã được huyện thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức. Các chương trình phòng chống tội phạm, tiêu trừ ma túy, bảo đảm an toàn giao thông được tiến hành rộng rãi. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo cảu dân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nhờ vậy, trong 5 năm qua, hầu hết các vụ, việc phức tạp cảu địa phương đã được cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm từ cơ sở. 5. Phương hướng phát triển của huyện trong giai đoạn 2010- 2025 Phương hướng chung phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015 là ra sức khai tác tốt những lợi thế và tiềm năng của địa phương, chú trọng xây xựng quan hệ sản xuất phù hợp, khai thác và huy động mọi nguồn lực để đầu tư, phát triển với tốc độ cao hơn. đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ. Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, sản xuất hàng hoá hiệu quả, bền vững. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hoá- xã hội, giáo dục y tế, xoá đói giảm nghèo, các tệ nạn xã hội…xây dựng huyện Yên Khánh vững về quốc phòng và an ninh, văn hoá xã hội tiên tiến. Mục tiêu cụ thể: Về kinh tế: Tăng mức gdp/ người lên khoảng 300-350 usd vào năm 2015 và 1100-1200 vào năm 2025. Nhịp tăng tổng sản phẩm trên địa bàn huyện bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2010-2015, trong đó: nông nghiệp- thuỷ sản: 4%/năm, công nghiệp- xây dựng: 23%/năm và dịch vụ: 17%/năm.. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ: đến năm 2015: nông nghiệp- thuỷ sản: 43%; công nghiệp – xây dựng: 32% và dịch vụ : 25% Phát triển từng bước hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội làm nền tảng cho phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nuôi trồng thuỷ sản. Về xã hôi: Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 25-30% năm 2015 và 50-55% vào năm 2025 Giảm tỷ lệ hộ nghèo: đến năm 2015 cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí hiện nay. Tỷ lệ hộ đô thị sử dụng nước máy: 100%, số hộ ở nông thôn sử dụng nước máy và nước hợp vệ sinh: 100% vào năm 2015 Về môi trường: Tích cực trồng cây phân tán để nâng độ che phủ của cây xanh, cây ăn quả, cải thiện môi trường sống. Đảm bảo rác thải, nước thải đô thị, công nghiệp và bệnh viện được sử lý. II. Nội dung thực tập 1. Khái quát về phòng tài nguyên – môi trường huyện Yên Khánh Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Khánh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh. Có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình. 1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn  Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân huyện ban hành.  Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã.  Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện.  Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai; quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, thị trấn (sau đây  gọi tắt là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã); thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai của huyện.  Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.  Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản (nếu có).  Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả. Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng. Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện. Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã. Quản lý biên chế, phân công nhiệm vụ điều hành và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân huyện. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật. 1.2 Cơ cấu tổ chức và biên chế Phòng Tài nguyên và Môi trường có Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng. 1. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng 2. Các Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.   Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Biên chế: số biên chế hàng năm của Phòng Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh giao. 1.3 Chế độ làm việc và mối quan hệ Chế độ làm việc: - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện yên khánh làm việc theo chế độ thủ trưởng; các bộ phận và cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về những công việc được phân công và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Thuc hiện xây dung kế hoạch, chương trình công tá. - Định kỳ tổ chức họp lãnh đạo Phòng và tập thể cán bộ, công chức để đánh giá và triển khai nhiệm vụ một cách kịp thời, hiệu quả. Quan hệ công tác: - Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ninh bình: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ và công tác khác liên quan đến ngành. - Đối với UBND huyện yên khánh: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện. Định kỳ (hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm) và đột xuất phải báo cáo kết quả công tác đã triển khai và kế hoạch nhiệm vụ mới để UBND huyện xem xét, chỉ đạo. - Phối hợp với các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện và các xã, thị trấn để tham mưu cho UBND huyện giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng theo đúng quy định của pháp luật. 2. Các công việc thực tập được giao Trong quá trình thực tập tại phòng tài nguyên- môi trường của ubnd huyện yên khánh, em đã được giao các công việc có liên quan đến chuyên ngành mình học, và các công việc khác: - Đọc các tài liệu về quản lý môi trường, sử dụng đất, cấp thoát nước…trên địa bàn huyện. - Soạn tảo các văn bản - sử dụng máy in, photo 3. Thuận lợi và khó khăn tại nơi thực tập Thuận lợi: - Các bác, các anh chị trong phòng nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo - Được học hỏi tác phong làm việc, - các kiến thức được áp dụng vào thực tế Khó khăn: - Còn nhiều bỡ ngỡ trong quá trình thực tập - Nhiều kiến thức chuyên môn khó khăn khi vận dụng vào thực tế 4. Kiến nghị lên văn phòng khoa Trong quá trình học kết hợp với thực tế nhiều hơn để vânj dụng các kiến thức được linh hoạt, đễ hiểu KẾT LUẬN ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Tên đề tài: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2025 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH I. Khái niệm về quy hoạch, quy hoạch tổng thể II. Những cơ sở của quy hoạch III. Tầm quan trọng và yêu cầu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH, CÁC YẾU TỐ, NGUỒN LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN Bối cảnh quốc tế và khu vực có tác động trực tiếp đến nền kinh tế của huyện Các yếu tố và điều kiện tự nhiên Dân số, đặc điểm dân cư, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội, môi trường CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN YÊN KHÁNH 3.1 Quy mô và tăng trưởng kinh tế 3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3.3 Thực trạng các ngành, lĩnh vực 3.4 Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng 3.5 Thực trạng môi trường 3.6 Công tác an ninh- quốc phòng 3.7 Đánh giá tổng hợp những thuận lợi, khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội huyện Yên Khánh CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN YÊN KHÁNH ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 4.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển 4.2 Hình thành và lựa chọn các phương án phát triển 4.3 Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực 4.4 Luận chứng phương hướng phát triển theo lãnh thổ CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 5.1 Khuyến nghị các chính sách phát triển chủ yếu 5.2 Tổ chức và điều hành quy hoạch ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25930.doc