Báo cáo Thực tập tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang có xu hướng phát triển các doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn kinh tế bởi những thế mạnh mà mô hình này mang lại. Việt Nam, là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, cùng với xu thế phát triển đó của thế giới cũng đang cố gắng xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế ngày một lớn mạnh. Nhưng để thực hiện được điều đó không hề đơn giản, chúng ta phải có một chiến lược phát triển lâu dài tổ chức hoạt động bộ máy quản lý của tập đoà

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sao cho có hiệu quả, trong đó phải kể đến tầm quan trọng của bộ máy kế toán. Kế toán là một công cụ quản lý hữu hiệu của các doanh nghiệp, bên cạnh việc thực hiện chức năng hạch toán và quản lý tài sản của doanh nghiệp, bộ máy kế toán còn cung cấp các thông tin tài chính quan trọng cho các đối tượng có liên quan. Từ đó có thể thấy đối với các tập đoàn kinh tế lớn thì vai trò của bộ máy kế toán lại càng trở nên cần thiết. Vì lý do đó mà em chọn Tập đoàn kinh tế Vinashin để nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên, do qui mô quá lớn của Tập đoàn nên trong phạm vi bài báo cáo này em chỉ xin đi sâu vào tìm hiểu về bộ máy kế toán tại Công ty mẹ- Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Vinashin (sau đây gọi tắt là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam). Trong thời gian thực tập vừa qua tại Tập đoàn em đã tìm hiểu được một số thong tin khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị tại phòng kế toán của Tập đoàn và sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Bích Chi, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp với nội dung chính như sau: Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam. Do trình độ còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các anh chị và cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Bích Chi cùng các anh chị phòng kế toán đã giúp đỡ em thực hiện báo cáo này. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VINASHIN 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VINASHIN 1.1.1. Các thông tin sơ lược về Tập đoàn Tên doanh nghiệp: Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin Tên giao dịch quốc tế: Vietnam shipbuilding industry group Tên viết tắt: VINASHIN Loại hình doanh nghiệp: Công ty nhà nước Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2006 sau khi đã kiểm toán. Trụ sở chính: 172 Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04.37711212 Fax: 04.37711535 Website: 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Vinashin Tập đoàn kinh tế Vinashin là một Tập đoàn đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và có chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Vinashin được tóm tắt như sau: Ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam khởi nguồn từ những năm 1958-1960, với tên ban đầu là cơ khí thuỷ, trực thuộc Cục Cơ khí - Bộ giao thông vận tải. Sự hình thành và phát triển của ngành gắn liền với đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội trên đất nước Việt Nam. Trong giai đoạn 1975- 1985 các cơ sở đóng tàu của Việt Nam vừa ít ỏi lại vừa thoát khỏi chiến tranh. Chúng ta vừa phải phục hồi vừa phải xây dựng lại vừa phải tổ chức sản xuất, đơn vị chủ quản cấp trên là Cục Cơ khí vừa làm chức năng quản lý nhà nước vừa làm chức năng quản lý doanh nghiệp. Giai đoạn 1986- 1995 lực lượng cơ khí thuỷ trong Cục Cơ khí được tách ra tổ chức hoạt động dưới dạng liên hiệp các xí nghiệp,giai đoạn này ngành đóng tàu dần dần được hồi sinh nhưng chưa có định hướng phát triển rõ ràng, năng lực sản xuất hạn chế, tàu lớn nhất đóng được có trọng tải khoảng 3800 tấn. Ngày 31/1/1996 Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các cơ sở đóng tàu trong cả nước, giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1420/QĐ- TTg ngày 21/11/2001 và Quyết định 1055/QĐ- TTg ngày 21/11/2002 về việc phê duyệt Đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 với mục tiêu chính là xây dựng và phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam lớn mạnh, có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại trở thành nòng cốt của ngành Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Để tổ chức hoạt động cũng như đầu tư có hiệu quả hơn, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 60/2003/QĐ- TTg ngày 04/11/2003 về việc thí điểm Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, đồng thời Thủ tướng đã có quyết định số 247/QĐ- TTg ngày 06/10/2005 phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo mô hình này. Tiếp theo là Quyết định số 1106/QĐ- TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2005- 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015. Ngày 15/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 103/QĐ- TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế Vinashin và Quyết định 104/QĐ- TTg về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam với mục đích hình thành Tập đoàn kinh tế Vinashin đa sở hữu trong đó có sở hữu Nhà nước là chi phối bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và có chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành công nghiệp đóng mới sửa chữa tàu thuỷ và vận tải biển là ngành kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai đào tạo, làm nòng cốt để ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả. Từ khi thành lập cho đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể: Là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của Việt Nam, có thể nói Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin có lịch sử phát triển với bề dày truyền thống rất oai hùng. Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có 40 đơn vị thành viên với gần 13.000 cán bộ nhân viên, gồm 29 đơn vị hạch toán độc lập, 7 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị liên doanh (trong đó có liên doanh HUYNDAI – VINASHIN là lớn nhất với vốn đầu tư gần 160 triệu USD ), có năng lực sửa chữa cho các loại tàu có trọng tải đến 400.000 tấn. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty nằm trên khắp đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam. Để tăng cường hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường, Tổng công ty có cơ quan đại diện tại các nước: Ba Lan, Đức, Hà Lan, Mỹ, Úc và Iraq. Các sản phẩm của Tổng công ty ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng ngày một cao, đáp ứng được nhu cầu cho quốc phòng và nền kinh tế quốc dân. Vinashin đã từng đóng được cần cẩu nổi 600 tấn, tàu hút bùn 1.500m3/giờ xuất khẩu cho Iraq, các tàu vận tải cho Bộ Quốc phòng, tàu khách tốc độ cao 200 chỗ ngồi, tàu nghiên cứu biển, tàu chở dầu 3.500 tấn, tàu khí hoá lỏng 2.500 tấn, tàu chở hang khô 6.500 tấn, ụ nổi 8.500 tấn, tàu tuần tra của Hải quan… Từ những năm 2002, Tổng công ty bắt đầu đóng tàu lớn, như tàu chở hang 12.000 tấn, tàu chở dầu thương phẩm 13.500 tấn, tàu chở dầu thô 100.000 tấn, tàu container 1.016 TEU và tàu hút bùn 1.500m3/giờ. Với năng lực về thiết bị máy móc và cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao, Vinashin đã và đang có khả năng cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm đóng mới và sửa chữa đảm bảo chất lượng cao. Đến năm 2005, Tổng công ty CN tàu thuỷ đã liên doanh và hợp tác với nước ngoài có thể đóng được tàu có trọng tải đến 80.000 tấn, sửa chữa được các loại tàu có trọng tải đến 400.000 tấn, sản xuất thép đóng tàu, các máy thuỷ, thiết bị phụ tùng phục vụ cho CN tàu thuỷ. Sau năm 2005 Vinashin tiếp tục phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, nâng cao năng lực các nhà máy để đóng được các loại tàu kỹ thuật cao phục vụ ngành dầu khí và quốc phòng, sản xuất lắp ráp các thiết bị thuỷ, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá vật tư thiết bị phục vụ đóng mới và sửa chữa tàu cho khách trong và ngoài nước. Tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm tàu thuỷ phấn đấu đạt 60-70% giá trị sản phẩm. Trong chiến lược phát triển ngành CN tàu thuỷ, đến năm 2010 Việt Nam có thể trở thành quốc gia có nền Công nghiệp đóng tàu ngang bằng các nước khác trong khu vực. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VINASHIN 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Công ty mẹ-Tập đoàn CN Tàu thủy VN là Công ty Nhà nước có chức năng đầu tư tài chính vào các DN khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường; tổ chức KD những ngành nghề chính của Tập đoàn VINASHIN. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tập đoàn 1.2.2.1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh, sản phẩm và thị trường sản phẩm Xuất thân từ ngành đóng tàu và sửa chữa tàu thủy là chính, Tập đoàn VINASHIN vẫn xác định: đóng mới và sửa chữa tàu thủy theo các đơn đặt hàng của các đối tác trong và ngoài nước là hoạt động chủ yếu, là thế mạnh của Tập đoàn. Chính vì vậy mà Tập đoàn đã chú trọng và tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của các Tổng Công ty, các Công ty con thực hiện chức năng đóng và sửa chữa tàu thủy. Ngoài ra Tập đoàn còn hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực khác. Các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh có liên quan của Tập đoàn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ: - Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện nổi; Chế tạo kết cấu dàn khoan; Thiết kế thi công công trình tàu thuỷ, nhà máy đóng tàu, phá dỡ tàu cũ; - Sản xuất các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công nghiệp tàu thuỷ; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các loại hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ; - Lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Công nghiệp tàu thuỷ; tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ; Đào tạo, cung ứng xuất khẩu lao động trong ngành công nghiệp tàu thuỷ; - Dịch vụ, khách sạn, cung ứng hàng hải; Dịch vụ Logistic, tàu mẫu, quảng cáo; Tổ chức, khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới sản xuất; Vận tải biển; - Sản xuất, mua bán thép đóng tàu, thép cường độ cao; sản xuất, lắp ráp động cơ Diezel, động cơ lắp đặt cho tàu thuỷ; sản xuất, lắp ráp trang thiết bị nội thất tàu thuỷ; Mua, bán, vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí; - Lắp ráp, phục hồi, sửa chữa, xuất nhập khẩu và mua bán vật tư, thiết bị giao thông vận tải (trừ vật tư thiết bị, phương tiện giao thong vận tải cấm xuất nhập khẩu do pháp luật quy định); - Khảo sát, thiết kế, cung cấp lắp đặt các hệ thống tự động, phòng cháy, chữa cháy; - Dịch vụ hoa tiêu hàng hải; Dịch vụ hàng hải: Đại lý cung ứng, lai dắt, sửa chữa, vệ sinh tàu biển, môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hoá; Đại lý hàng hoá và môi giới tàu biển, đại lý vận tải; Dịch vụ cảng, bến cảng, bốc xếp hàng hoá, hoạt động kho bãi và các hoạt động khác hỗ trợ vận tải; - Kinh doanh nạo vét luồng sạch và san lấp, tạo bãi, mặt bằng xây dựng; Kinh doanh vật liệu xây dựng; Kinh doanh hạ tầng cơ sở khu công nghiệp Các sản phẩm của Tập đoàn rất phong phú về chủng loại với các loại tàu hàng, tàu kéo, tàu container, tàu chở dầu, tàu chở khí… với nhiều tải trọng. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho công nghiệp đóng tàu như thép đóng tàu, động cơ tàu thuỷ, trục và chân vịt tàu thuỷ…. Các ngành công nghiệp phụ trợ cũng đóng một vai trò quan trọng không kém vì Ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam không thể tiến xa hơn nếu các ngành công nghiệp phụ trợ không được phát triển. Do đó Tập đoàn đang có chiến lược phát triển đến năm 2015 sẽ cung cấp được một số vật tư, máy móc thiết bị cho ngành đóng tàu đảm bảo tỷ lệ nội địa hoá khoảng 60-70% tổng giá trị con tàu. Các sản phẩm đóng tàu của Vinashin được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn vươn ra các thị trường nước ngoài, tàu của Vinashin được đưa vào khai thác tốt trên các tuyến hàng hải trên toàn thế giới. Vinashin hiện có 11 liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực đóng tàu (Hyundai Vinashin, Song san - Vinashin), thiết kế (Vinakita, Việt Hàn), sản xuất container (TGC), nắp hầm hàng (Vinashin – McGregor), nội thất tàu thủy (Sejin – Vinashin), vân tải (Baikan), kinh doanh gas (Shell gas Hải Phòng), hệ thống thông tin (Vinashin Plus), phá dỡ tàu cũ (Visco). Các đối tác trong nước là các công ty, Tập đoàn lớn như: Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam- Vinalines, Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí- PTSC, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí- PVtrans… Trong những năm đầu của thế kỷ 21, từ năm 2004 đến năm 2009, Vinashin đã ký được rất nhiều hợp đồng đóng tàu xuất khẩu với tổng giá trị hợp đồng lớn. Chính các hợp đồng này đã mở ra cho Vinashin một cơ hội lớn để xây dựng, phát triển ngành đóng tàu Việt Nam ngày một lớn mạnh, vươn lên đứng hàng thứ 5 trên thế giới về lượng đơn hàng đóng tàu. 1.2.2.2. Quan hệ của Tập đoàn với Nhà nước và cơ quan khác Được thành lập theo Quyết định 104/QĐ- TTg của Chính phủ nên Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ còn giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo qui định của Pháp luật. Tập đoàn cũng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, trong đó có nghĩa vụ đóng thuế. Tập đoàn thực hiện nghĩa vụ này tại Cục Thuế thành phố Hà Nội 1.2.3. Đặc điểm mô hình tổ chức kinh doanh tại Tập đoàn Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế Vinashin được hình thành trên cơ sở Tổng công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Trong đó, công ty mẹ- Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được thành lập trên cơ sở Văn phòng Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và các đơn vị phụ thuộc: 03 Chi nhánh ( Công ty xuất nhập khẩu Vinashin, Trung tâm đào tạo và hợp tác lao động với nước ngoài, Trung tâm tư vấn quản lý đầu tư và Kiểm định xây dựng Vinashin) và các ban chuyên môn nghiệp vụ, hiện nay văn phòng tập đoàn có: 14 Ban chuyên môn nghiệp vụ và 32 phòng thuộc các ban nghiệp vụ. Một số chi nhánh còn lại của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Tập đoàn đã chuyển thành Công ty TNHH 1thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Sau khi các dự án đầu tư này đi vào hoạt động có hiệu quả, tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, Tập đoàn sẽ nhượng lại 1 phần vốn điều lệ của các công ty này để chuyển thành các công ty cổ phần, thu hồi vốn đầu tư. Số lượng và hình thức pháp lý các công ty con Theo quyết định số 104/TTg ngày 15/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, hệ thống các công ty con thuộc Tập đoàn gồm có: Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con; các công ty Cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; các công ty liên kết do tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và các đơn vị sự nghiệp. - Các Tổng công ty do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Các Tổng công ty do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ được hình thành trên cơ sở công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và tổ hợp công ty con bao gồm từ việc sắp xếp các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, các công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng công ty và các công ty cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Tại Quyết định số 104/TTg ngày 15/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tập đoàn thành lập 8 Tổng công ty, 7 công ty TNHH một thành viên khi có đủ điều kiện thì thành lập các Tổng công ty. Như vậy, khi thực hiện xong Quyết định 104/TTg của Thủ tướng Chính phủ thì Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam sẽ có 15 Tổng công ty là công ty con thuộc Tập đoàn Đến nay đã có 3 Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án để Tập đoàn ra quyết định thành lập là: + Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu ( Công văn số 1726/VPCP- ĐMDN ngày 03/4/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty CNTT Nam Triều) + Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng ( Công văn số 963/TTg- ĐMDN ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty CNTT Bạch Đằng) + Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Phà Rừng (Công văn số 893/TTg- ĐMDN ngày 9/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty CNTT Phà Rừng) Tập đoàn đang chỉ đạo một số công ty TNHH một thành viên có quy mô về tổ chức và năng lực sản xuất kinh doanh, sắp xếp các công ty thuộc tập đoàn dự kiến cho phép xây dựng các Đề án thành lập các tổng công ty tiếp theo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện. Các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt độn theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Các công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Các công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Các đơn vị sự nghiệp. (Phụ lục 1) 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN Tập đoàn CN Tàu thủy VN- VINASHIN được tổ chức theo mô hình Công ty mẹ(Tập đoàn mẹ)-Công ty con. Tập đoàn mẹ giữ 100% vốn hoặc chi phối . Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin CÔNG TY MẸ : TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM Sơ đồ 1.3 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐO ÀN BAN KIỂM SOÁT BAN ĐIỀU HÀNH Văn phòng Đảng Ủy Ban Kiểm tra Đảng. Văn phòng Công đoàn Tập đoàn. Văn phòng Tập đoàn. Ban Tổ chức cán bộ - Lao động. Ban Kinh doanh & đối ngoại. Ban Tài chính kế toán. Ban Kiểm t án nội bộ. Ban Kế hoạch đầu tư. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp. Ban Khoa học công nghệ và nghiên cứu phát triển. Ban Kỹ thuật & sản xuất. Ban Bảo hộ lao động và An toàn. Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin. Tạp chí Công nghiệp tàu thuỷ Trung tâm hợp tác lao động nước ngoài Văn phòng đại diện công ty ở trong và ngoài nước Trung tâm tư vấn đầu tư và kiểm định xây dựng Vinashin Trường Cao đẳng nghề Vinashin Trường Trung cấp nghề Vinashin III Trường Trung cấp nghề Vinashin VI (Theo Quyết định số:  104/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 ) Chức năng và nhiệm vụ - Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam, có tối đa 09 thành viên. Thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị là Chủ tịch Tập đoàn do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam là đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam Chức năng và nhiệm vụ của Hội động quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được qui định tại Quyết định 104/2006/Q Đ- TTg như sau: + Xây dựng đề án thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu trong Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ; triển khai thực hiện theo đề án đã được phê duyệt. + Quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và của tổng công ty, công ty do Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. + Phê duyệt điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung điều lệ của tổng công ty, công ty thành viên do Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. + Quyết định sử dụng, đầu tư và điều chỉnh vốn, các nguồn lực khác do Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam đầu tư đối với các tổng công ty, công ty thành viên, nhưng phải đảm bảo yêu cầu mức vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp hoặc mức vốn pháp định đối với các ngành, nghề theo quy định của pháp luật. + Quyết định sử dụng vốn của Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam để đầu tư thành lập đơn vị thành viên do Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ nhưng không vượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị và sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. + Phê duyệt đề án góp vốn của tổng công ty, công ty thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ để thành lập mới các công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên ngoài ngành, lĩnh vực, địa bàn quy định tại Điều 6 Luật Doanh nghiệp nhà nước. + Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc điều hành quyết định các dự án góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư ra nước ngoài của tổng công ty, công ty thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. + Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc điều hành sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. + Kiểm tra, giám sát Chủ tịch Tổng công ty, Tổng giám đốc, giám đốc đơn vị thành viên trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và điều lệ Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam. - Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; có tối đa 05 thành viên, trong đó Trưởng Ban Kiểm soát là uỷ viên Hội đồng quản trị; - Ban điều hành: Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam do Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản. Hiện nay ban điều hành của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có 8 thành viên. - Các Tổng giám đốc chức năng, kế toán trưởng Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam do Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc điều hành. 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy giảm kinh tế toàn cầu trong năm 2008 và 2009 nhưng cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Tập đoàn nên hoạt động kinh doanh của Tập đoàn trong những năm này vẫn đạt được những kết quả khả quan. Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn trong 2 năm gần đây 2008, 2009. Bảng 1.4 Chỉ tiêu Năm So sánh 2009/2008 (%) 2008 2009 1.Doanh thu thuần 4,896,380,223,018 4,055,741,356,982 82,83 2.Chi phí 1,252,125,394,004 1,374,295,232,958 109,76 3.Lợi nhuận sau thuế 725,652,674,821 637,558,440,098 87,86 (Nguồn trích: Báo cáo tài chính của Tập đoàn năm 2008, 2009) Từ bảng trên ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn năm 2009 có giảm sút so với năm 2008. Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh đều giảm, mà cụ thể là doanh thu đã giảm đi 17,17% chỉ đạt bằng 82,83% so với năm 2008. Chi phí tăng thêm 9,76% do đó lợi nhuận sau thuế cũng đã giảm đi đáng kể (chỉ còn đạt 87,86% so với năm 2008). Kết quả kinh doanh không mấy thuận lợi trong năm 2009 một phần cũng là do ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng đang dần hồi phục sau khủng hoảng, cán bộ công nhân viên Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam cũng đang nỗ lực hết mình cùng với các phương hướng phát triển cho những năm sắp tới hi vọng sẽ đưa tình hình kinh doanh của Tập đoàn đi lên và ngày một phát triển. PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VINASHIN Do đặc thù hạch toán của Văn phòng Công ty mẹ của Tập đoàn Vinashin nên tổ chức bộ máy kế toán tại Vinashin có một số điểm khác biệt so với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban Tài chính - Kế toán tại Văn phòng Tập đoàn được tổ chức thành 5 bộ phận, bao gồm: + Phòng Kế toán thanh toán + Phòng Chế độ kế toán + Phòng Tài chính Thẩm định + Phòng Quản lý vốn đầu tư và tài sản + Phòng Nguồn vốn Ban Tài chính - Kế toán có tổng số nhân viên là 30 người, trong đó có 3 thạc sĩ còn lại 27 người có trình độ đại học, được phân bổ như sau: 1 Trưởng Ban Tài chính - Kế toán kiêm Kế toán trưởng. 3 Phó trưởng Ban. Tại mỗi phòng có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng Còn lại là các chuyên viên giúp việc. (Có sự kiêm nhiệm giữa các chức vụ Phó trưởng ban và Trưởng phòng) Dưới đây là sơ đồ tổ chức Ban Tài chính- Kế toán Sơ đồ 2.1 Phòng Kế toán thanh toán Chức năng, nhiệm vụ: Phòng Kế toán thanh toán có nhiệm vụ làm đầu mối của Ban Tài chính - Kế toán để tham mưu, giúp việc lãnh đạo Tập đoàn về các lĩnh vực công tác sau đây: + Nghiên cứu, đề xuất chủ trương, biện pháp đổi mới quản lý nghiệp vụ thanh toán, xây dựng các quy định liên quan đến công tác thanh toán của Tập đoàn và hướng dẫn , kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong toàn Tập đoàn. + Thực hiện công tác thanh toán các khoản chi phí phát sinh và các khoản thanh toán khác trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của Cơ quan Tập đoàn. + Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng, quản lý vốn và các hoạt động tài chính của các dự án, hợp đồng kinh tế có liên quan đến nước ngoài. + Theo dõi, quản lý công tác đối chiếu công nợ trong toàn Tập đoàn. + Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của các chủ nhiệm đề tài, dự án được ngân sách nhà nước cấp. + Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. + Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi mở LC, sửa đổi và thanh toán LC của các hợp đồng nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. + Thực hiện công tác báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng tháng, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo qui định của pháp luật. + Phối hợp với Phòng Tài chính đối ngoại- Ban Kinh doanh đối ngoại tham mưu, đề xuất với lãnh đạo về chính sách thuế đối với các hợp đồng kinh tế có liên quan đến nước ngoài. + Theo dõi, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản trong Cơ quan Tập đoàn. + Báo cáo kịp thời, đầy đủ các thông tin, số liệu kế toán theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thanh toán đảm bảo yêu cầu của lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo Ban. + Thực hiện các công tác khác do lãnh đạo Tập đoàn và Trưởng ban giao. - Cơ cấu: Phòng Kế toán Thanh toán có một trưởng phòng, một phó phòng và các chuyên viên giúp việc theo biên chế được lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt và theo sự phân công của lãnh đạo Ban. - Phòng Nguồn vốn - Chức năng, nhiệm vụ: Phòng Nguồn vốn có nhiệm vụ làm đầu mối của Ban Tài chính - Kế toán để tham mưu, giúp việc lãnh đạo Tập đoàn về các lĩnh vực công tác sau đây: + Theo dõi và thực hiện việc kiểm tra giám sát việc huy động và sử dụng nguồn vốn + Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, biện pháp đổi mới nhằm sử dụng vốn có hiệu quả - Cơ cấu: Phòng Nguồn vốn có một trưởng phòng, một phó phòng và các chuyên viên giúp việc theo biên chế được lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt và theo sự phân công của lãnh đạo Ban. - Phòng Tài chính Thẩm định * Chức năng, nhiệm vụ: Phòng Tài chính Thẩm định có nhiệm vụ làm đầu mối của Ban Tài chính - Kế toán để tham mưu, giúp việc lãnh đạo Tập đoàn về các lĩnh vực công tác sau đây: + Nghiên cứu, đề xuất phương án đổi mới công tác quản lý, tổ chức thẩm định, cân đối các nguồn vốn tài trợ cho các dự án; thẩm định phương án sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư; kiện toàn công tác quản lý tài chính trong toàn Tập đoàn; ứng dụng phương pháp quản lý hoặc áp dụng khoa học, công nghệ mới vào lĩnh vực tài chính doanh nghiệp của Tập đoàn. + Nghiên cứu, xây dựng Quy chế Tài chính của Tập đoàn, quy định về việc phê duyệt chi phí quản lý dự án, quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác có liên quan để thống nhất thực hiện trong Tập đoàn. + Theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình sử dụng các nguồn vốn đã huy động: nguồn vốn trái phiếu trong và ngoài nước, nguồn tín dụng ngắn hạn và các nguồn huy động khác. + Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước và các quy định về quản lý tài chính của Tập đoàn. + Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Ban về công tác thẩm định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao như: Thẩm định phương án tài chính của các dự án đầu tư; Thẩm định nguồn vốn tài trợ cho dự án; Thẩm định tính hợp lý của các khoản mục trong Tổng mức đầu tư và của các khoản mục chi phí trong đề nghị phê duyệt chi phí quản lý dự án; Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh; Thẩm định năng lực tài chính của các nhà thầu; Thẩm định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; Thẩm định phương án tài chính để cổ phần hoá doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp để thực hiện sáp nhập, giải thể, mua bán, khoan, cho thuê doanh nghiệp; thẩm định giá trị doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hoá. + Hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục đảm bảo chi phí quàn lý dự án được phê duyệt theo đúng quy định. + Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của lãnh đạo Tập đoàn. + Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo Ban giao. - Cơ cấu Phòng Tài chính thẩm định có một trưởng phòng, một phó phòng và các chuyên viên giúp việc theo biên chế được lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt và theo sự phân công của lãnh đạo Ban. - Phòng Quản lý vốn đầu tư và tài sản * Chức năng, nhiệm vụ Phòng Quản lý vốn đầu tư và tài sản có nhiệm vụ làm đầu mối của Ban Tài chính - Kế toán để tham mưu, giúp việc lãnh đạo Tập đoàn về các lĩnh vực công tác sau: + Xây dựng các quy định, định chế để quản lý phần vốn đầu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26187.doc
Tài liệu liên quan