Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC

MỤC LỤC Lời mở đầu Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đã tăng rất nhanh và đạt gần 20 tỷ USD năm 2007. Nhiều dự án có tổng mức đầu tư đăng kí trên 5 tỷ USD vào Việt Nam năm 2008. Đầu tư trong nước và nước ngoài tăng mạnh làm nhu cầu xây lắp công nghiệp tăng theo. Kinh tế phát triển với tốc độ ổn định, lâu dài sẽ làm bùng nổ nhu cầu xây dựng dân dụng cao cấp, đặc biệt là trong lĩnh vực văn phòng cho thuê, khách sạn và căn hộ cao cấp. Giá đất tại các thàn

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang ở mức khá cao thúc đẩy nhu cầu xây dựng các tòa nhà cao ốc. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, theo đó tập đoàn sẽ đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nhằm phát triển tập đoàn thành một trong những trụ cột của nền kinh tế. Tổng mức đầu tư của Petrovietnam năm 2007 là 55 ngàn tỷ đồng, trong đó có khoảng 15 tỷ ngàn tỷ đồng đầu tư cho xây lắp. Ngoài đầu tư của tập đoàn,các thành viên của Petrovietnam cũng đang đầu tư rất mạnh vào các lĩnh vực khai thác và thăm dò dầu khí, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, thủy điện và các dự án công nghiệp khác. Thực hiện chiến lược phát triển chung của tập đoàn và mục tiêu chiến lược đã vạch ra, PVC đã và đang vươn lên trở thành một Tổng Công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong xây lắp chuyên ngành dầu khí, đặc biệt là các công trình dầu khí trên biển. Là sinh viên năm cuối của khoa Kinh tế đầu tư – trường Đại học kinh tế quốc dân, em đang thực hiện chương trình thực tập cuối khóa tại ban Đầu tư và dự án của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Trong 5 tuần thực tập tại đây, em đã có cơ hội được tìm hiểu khái quát về đơn vị, về quá trình hình thành phát triển, cơ cấu chức năng của các phòng ban, về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cung như tình hình đầu tư của Tổng công ty này. Em sẽ trình bày những vấn đề đó trong báo cáo thực tập tổng hợp dưới đây. Báo cáo được chia làm 3 phần chính: Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) Chương II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty PVC trong giai đoạn 2005 – 2008 Chương III: Tình hình hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) giai đoạn 2005 -2008 Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Hùng đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) 1. Quá trình hình thành và phát triển của PVC Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình dân dụng cao cấp, công nghiệp dầu khí, đầu tư và kinh doanh bất động sản... Tiền thân của Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam là Binh đoàn 318, ra đời từ năm 1980 với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành dầu khí. Ngày 14/9/1983, Tổng cục Dầu khí đã có quyết định số 1069/DK – TC, Binh đoàn 318 chuyển thành Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp Dầu khí, , là một trong những đơn vị chủ lực xây dựng giàn khoan đầu tiên của Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô với gần 1.200 cán bộ chiến sĩ và trên 50 cán bộ lãnh đạo, kỹ sư, công nhân kỹ thuật từ Khu gang thép Thái Nguyên, các Viện, các trường Đại học và các Tổng công ty được điều động về với nhiệm vụ “ Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng phục vụ quá trình tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, công trình chuyên dụng vận chuyển, chế biến, tang trữ dầu…”. Ngay từ ngày đầu thành lập, đơn vị đã chú trọng đến việc đầu tư vào cơ sở vật chất, tích luỹ kinh nghiệm, phát triển năng lực sản xuất để tạo nền tảng khá vững chắc cho sự phát triển sau này. Qua gần một phần tư thế kỷ phát triển và trưởng thành, Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam đã trải qua những dấu mốc quan trọng như: - Chuyển thành Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí (PVECC) vào năm 1995. - Đầu năm 2006, PVECC chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với tên gọi Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí. - Ngày 21/11/2007, Đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí thông qua Đề án chuyển đổi Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Cho đến nay, Tổng công ty PVC đã thực hiện được nhiều công trình lớn và trở thành một trong những Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng không chỉ của ngành dầu khí mà còn ở những ngành công nghiệp và dân dụng khác. Tổng công ty PVC đã tham gia tất cả các công trình trọng điểm của ngành dầu khí, từ căn cứ dịch vụ tổng hợp trên bờ tại Vũng Tàu, đến các công trình đường ống dẫn khí từ Long Hải đến các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Đồng Nai, các công trình trọng điểm quốc gia như nhà máy Đạm Phú Mỹ, điện Nhơn Trạch, cụm khí điện đạm Cà Mau và đặc biệt là nhà máy lọc dầu Dung Quất. 2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng công ty PVC 3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chức năng trong Tổng công ty PVC 3.1 Phòng tổ chức hành chính a, Chức năng Phòng tổ chức hành chính là phòng chức năng tham mưu giúp cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong việc điều hành mọi hoạt động của cơ quan Tổng công ty, thực hiện công tác tổ chức, quản lý lao động và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, quản lý các công tác hành chính, quản trị, văn thư lưu trữ của Cơ quan Tổng công ty. b. Nhiệm vụ * Trong công tác thư ký Hội đồng quản trị Tổng công ty - Tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị Tổng công ty trong việc ban hành các quy chế, quy định trong công tác quản lý của Hội đồng quản trị - Soạn thảo các văn bản, Nghi quyết, Quyết định do Hội đồng quản trị ban hành. - Tham mưu đề xuất ý kiến với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong việc xử lý các thông tin, văn bản liên quan của các đơn vị thành viên, công ty cổ phần, công ty liên kết và các nội dung khác có liên quan khác trình Hội đồng quản trị. - Tham mưu đề xuất ý kiến với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong việc thực hiện đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chử sở hữu phần vốn nhà nước, phần vốn góp của Tổng công ty tại các công ty con, công ty liên kết. - Phối hợp với các Phòng Ban có liên quan để tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong chiến lược đầu tư và phát triển, phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của Tổng công ty. - Cùng các bộ phận chức năng kiểm tra, giám sát thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị Tổng công ty tại Tổng công ty, các đơn vị thành viên, người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác. - Tham gia giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của Hội đồng quản trị Tổng công ty. - Tham mưu cho Hội đồng quản trị Tổng công ty trong việc xử lý văn bản đến. Thực hiện lưu trữ các công văn, Nghị quyết, Quyết định thuộc thẩm quyễn của Hội đồng quản trị ban hành. - Tập hợp và chuẩn bị tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng quản trị, theo yêu cầu cuả Hội đồng quản trị, tổ chức và theo dõi việc lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị. * Trong công tác tổ chức, nhân sự - Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, đề xuất xây dựng bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý, điều hành của Tổng công ty trong từng thời kỳ. - Xây dựng các quy chế, quy định về công tác tổ chức, quản lý cán bộ trịnh Hội đồng quản trị phê duyệt. - Xây dựng đề án, phương án quy hoạch và sử dụng cán bộ, công nhân viên, điều động, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật với cán bộ, công nhân viên trong Tổng công ty. - Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. - Xây dựng phương án tiền lương, tiền thưởng phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trong toàn Tổng công ty. - Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của nhà nước. - Xây dựng chương trình công tác thi đua khên thưởng, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thi đua, khen thưởng định kỳ và đột xuất. - Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện công tác tổ chức nhân sự, đạo tạo, lao động, tiền lương, chế độ, chính sách và thi đua khen thưởng. * Trong công tác hành chính, sự nghiệp - Làm đầu mối phối hợp hoạt động trong bộ máy điều hành của Tổng công ty. Xây dựng chương trình công tác của Tổng công ty và theo dõi, đôn đốc các đơn vị thành viên thực hiện các chương trình đó. - Chuẩn bị các cuộc họp giao ban tháng, quý, và các cuộc họp khác theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng công ty. - Tham mưu, đề xuất ý kiến với lãnh đạo Tổng công ty trong việc xử lý các thông tin, theo dõi, đôn đốc các đơn vị có liên quan thực hiện các ý kiến của lãnh đạo Tổng công ty. - Thực hiện chế độ thống kế, báo cáo theo quy định của Tổng công ty và các quy định hiện hành của nhà nước. - Tham gia xây dựng và quản lý trang web của Tổng công ty. - Làm đầu mối giao dịch, làm việc với các cơ quan thông tấn, báo chí. * Trong công tác quản trị Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho cơ quan Tổng công ty. Lập dự trù mua sắm, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Quản lý các thiết bị và phương tiện thông tin liên lạc của cơ quan Tổng công ty, đảm bảo thông tin, liên lạc thông suốt, phục vụ cho công tác quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty. Theo dõi việc sử dụng tài sản cố định bao gồm đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Quản lý và điều động xe, máy phục vụ cho công việc theo đúng quy định, chuẩn bị vé tàu, xe, máy bay cho lãnh đạo Tổng công ty đi công tác. Lập dự trù mua sách, báo chí, văn phòng phẩm phục vụ theo yêu cầu của Lãnh đạo Tổng công ty và các Phòng ban chức năng. Tổ chức công tác lễ tân, phục vụ khách trong nước và khách nước ngoài đến làm việc tại cơ quan Tổng công ty. Tổ chức thăm viếng, hiếu hỷ… * Trong công tác thanh tra- bảo vệ Điều hành công tác bảo vệ thường trực co quan Tổng công ty, bảo đảm trật tự , kỷ cương, an toàn vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ trong cơ quan Tổng công ty. Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện chương trình công tác thanh tra và bảo vệ chính trị nội bộ trong các đơn vị của Tổng công ty. Tiếp nhận kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và tiếp dân theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng công ty. 3.2 Phòng kinh tế kế hoạch a. Chức năng Phòng kinh tế kế hoạch và Phòng chức năng tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo tổng công ty trong công tác Kinh tế kế hoạch, quản lý đấu thầu, mua sắm máy móc thiết bị, vật tư và công tác phát triển thị trường và quản lý thương hiệu. b. Nhiệm vụ * Trong công tác kinh tế kế hoạch Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Tổng công ty Thực hiện công tác thống kê, báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định kỳ, tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, đề xuất các giải pháp thực hiện để hoàn thành kế hoạch sản xuất theo kỳ kế hoạch. Phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chức năng của Tổng công ty để hướng dẫn theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ, đôn đốc việc lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty. Tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế khi Tổng công ty được chỉ định thầu hoặc trúng thầu thi công. Tư vấn, tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong việc giao nhiệm v, ủy quyền thực hiện, ký hợp đồng kinh tế giữa Tổng công ty với các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty. Là đầu mối quản lý tất cả các hợp đồng kinh tế trong toàn Tổng công ty, thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc thanh quyết toán và thanh lý các hợp đồng kinh tế, kể cả hợp đồng với nhà thầu phụ nếu có. Phổ biến chế độ, quy định của pháp luật về công tác hợp đồng kinh tế, tư vấn về nội dung hợp đồng kinh tế cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty. - Hướng dẫn, thẩm định, trình duyệt và giao giá thành sản xuất công nghiệp đối với các đơn vị thành viên và người đại diện quản lý phần vốn tại các công ty góp vốn, công ty liên kết. Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức phân tích kết quả hạch toán kinh doanh để tư vấn cho lãnh đạo Tổng công ty có những điều chỉnh quản lý phù hợp và kịp thời. * Trong công tác quản lý đầu thầu Xây dựng quy chế, quy định của Tổng công ty về đấu thầu Tư vấn, làm hồ sơ, tham dự đấu thầu đối với các dự án, công trình, hạng mục công trình mà Tổng công ty tham gia đấu thầu. Điều hành và quản lý các công trình mà Tổng công ty tham gia thi công sau khi trúng thầu, thanh quyết toán với chủ đầu tư. Lập hồ sơ năng lực giới thiệu về Tổng công ty phục vụ cho công tác tiếp thị, đấu thầu. Xây dựng chiến lược, kế hoạch của Tổng công ty trong công tác liên doanh, liên kết với các đối tác cùng tham dự đấu thầu công trình. Dự thảo các thỏa thuận liên danh, liên kết với các đối tác khi tham gia đấu thầu. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về phân cấp đấu thầu của Tổng công ty. Quản lý, lưu trữ hồ sơ thầu theo quy định hiện hành của Nhà nước Chụi trách nghiệm trước lãnh đạo Tổng công ty và pháp luật về tính trung thực và chính xác của hồ sơ thầu. * Công tác mua sắm máy móc thiết bị, vật tư Xây dựng quy chế đầu tư, mua sắm vật tư, máy móc thiết bị của Tổng công ty. Là đầu mối triển khai kế hoạch đầu thầu mua sắm máy móc thiết bị, lập tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu, tổ chức xét thầu, thẩm định kết quả đấu thầu trình hội đồng quản trị phê duyệt. Soạn thảo, đàm phán, tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế về việc đầu tư mua sắm, thuê các loại thiết bị,máy móc, vật tư phục vụ cho các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư hoặc tổng thầu EPC. Chụi trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện hợp đồng, xử lý các công việc phát sinh theo đúng thủ tục và cá quy định hiện hành. Tổ chức thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất các vật tư, thiết bị mua sắm ngoài nước, tổ chức tiếp nhận, bàn giao vật tư, thiết bị mua sắm ngoài nước, tổ chức tiếp nhận, bàn giao vật tư, thiết bị đã mua sắm cho các đơn vị sử dụng. Là đầu mối thẩm định các kế hoạch đầu tư, báo cáo đầu tư cho các dự án đầu tư mua sắm thiết bị, vật tư do các công ty con làm chủ đầu tư để báo cáo Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị cho ý kiến về định hướng đầu tư và thỏa thuận chủ trương đầu tư. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thành viên trong việc đầu tư,mua sắm vật tư, thiết bị cho công trình và mục đích khác theo đúng quy chế hiện hành của nhà nước và quy chế đầu tư, mua sắm máy móc vật tư, máy móc thiết bị của Tổng công ty. * Công tác phát triển thị trường và quản lý thương hiệu Giúp việc cho Ban Tổng giám đốc Tổng công ty trong công tác xây dựng định hướng chiến lược phát triển thị trường của Tổng công ty. Tư vấn, soạn thảo các quy định của Tổng công ty trong công tác quản lý, sử dụng và phát triển thương hiệu. Xây dựng phương án sử dụng thương hiệu và đề xuất giá trị thương hiệu trong các hoạt động góp vốn bằng thương hiệu của Tổng công ty. Đề xuất và triển khai các hoạt động quản lý, xây dựng và phát triển thương hiệu của Tổng công ty. 3.3 Phòng kỹ thuật sản xuất a. Chức năng Phòng kỹ thuật sản xuất là phòng chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý kỹ thuật thi công, quản lý phương tiện, thiết bị thi công… theo các cong trình, quy phạm kỹ thuật của nhà nước liên quan đến ngành, nghề sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. b. Nhiệm vụ * Trong công tác khoa học và công nghệ Hệ thống hóa các quy định của Nhà nước về quy trình, quy phạm kỹ thuật các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của các phòng, đề xuất lãnh đạo phê duyệt các quy trình, quy phạm lỹ thuật chuyên ngành của Tổng công ty. Xây dựng các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng của Tổng công ty. Tổng hợp các đề tài nghiên cứu công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất và thi công của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. * Trong công tác quản lý kỹ thuật thi công và giám sát chất lượng Lập và xem xét các quy trình kỹ thuật, kế hoạch chất lượng theo yêu cầu của các dự án mà Tổng công ty hoặc các đơn vị thành viên thực hiện để trình Tổng giám đốc phê duyệt. Tham gia thiết kế kỹ thuật thi công, lập phương án về tiến độ, tổ chức thi công các dự án mà Tổng công ty thực hiện. Thực hiện công tác giám sát và quản lý tiến độ đối với các công trình, dự án trọng điểm theo quyết định của Tổng giám đốc. * Trong công tác quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật cơ giới Quản lý toàn bộ trang thiết bị, máy móc kỹ thuật phục vụ thi công của toàn bộ Tổng công ty, lập báo cáo tình hình sử dụng thiết bị, định kỳ theo quy định, kiểm kê số lượng, chất lượng, thanh lý và đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị định kỳ hàng năm. Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa thiết bị, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thành viên trong công tác quản lý thiết bị, công tác bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng thiết bị, làm đầu mối xử lý các tình huống sự cố đối với phương tiện, thiết bị. Đề xuất và làm thủ tục điều phối thiết bị thi công trong nội bộ Tổng công ty phục vụ sản xuất. Phối hợp với phòng kinh tế và kế hoạch lập kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị hàng năm. * Công tác an toàn lao động Trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhà nước về an toàn lao động , xây dựng quy trình cụ thể về biện pháp an toàn lao động trên mỗi dự án, công trình do Tổng công ty thực hiện. Xây dựng, phổ biến và tổ chức thực hiện các quy định của Tổng công ty về an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ,y tế, vệ sinh môi trường trong toàn Tổng công ty. Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện các biện pháp an toàn lao động, các phương án phòng chống cháy nổ cho từng công trình, quản lý và theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng đối với trang thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ann toàn- vệ sinh leo động, phôi hợp với các đơn vị và cơ quan chức năng giải quyết các sự cố, tai nạn xảy ra, nếu có. 3.4 Phòng đầu tư và dự án a. Chức năng Phòng đầu tư và dự án là phòng chức năng tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty trong công tác đầu tư và quản lý dự án. b. Nhiệm vụ Xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đầu tư ngắn hạn, dài hạn của Tổng công ty. Theo định kỳ hàng tháng, quý, năm tiến hành thống kê lập báo cáo theo quy định về công tác đầu tư, phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư, đề xuất các biện pháp tốt nhất để công tác đầu tư có hiệu quả cao nhất. Đối với các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư: + Làm đầu mối quản lý, lập luận chứng tiền khả thi và khả thi về các dự án đầu tư. Chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục đầu tư và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Tổng công ty. + Trên cơ sở các dự án đã duyệt, tùy theo tính chất quy mô của từng dự án, lập phương án tổ chức thực hiện trình Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định. + Tổ chức quản lý, theo dõi, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư, chủ trì thực hiện các hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng giao nhận thầu các hạng mục hoặc các dự án khi được lãnh đạo Tổng công ty giao, bao gồm: mua bán, cho thuê, khai thác, nhà ở… Các công trình công cộng và những bất động sản khác do Tổng công ty trực tiếp đầu tư. + Tổ chức nghiệm thu, bàn giao và quyết toán vốn đầu tư với cấp có thẩm quyền. + Là đầu mối quản lý tài sản cố định bao gồm đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc theo các dự án của Tổng công ty. + Lưu trữ, quản lý hồ sơ, văn bản liên quan đến các dự án đầu tư do Tổng công ty làm chủ đầu tư. - Đối với các dự án do các đơn vị thành viên Tổng công ty làm chủ đầu tư: + Hướng dẫn trình tự, thủ tục quản lý đầu tư xây dựng khi đơn vị thành viên đề nghị, rà soát, kiểm tra chủ trương đầu tư dự án của các đơn vị báo cáo làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Kiểm tra và lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kĩ thuật, tổng dự toán các dự án. + Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện dự án theo đúng quy định của Nhà nước và theo thiết kế đã được duyệt. + Kiểm tra quyết toán và các số liệu thanh quyết toán các dự án của các đơn vị thành viên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Hướng dẫn, tham gia với chủ đầu tư về phương án quản lý, sử dụng dự án sau đầu tư hoặc bàn giao dự án. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Tổng công ty giao. 3.5 . Phòng tài chính kế toán a, Chức năng Là phòng chức năng tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty trong việc: tổ chức vốn, phân phối các nguồn tài chính, kiểm tra tài chính, tổ chức bộ máy kế toán, tổng hợp chi phí phân tích hoạt động tài chính, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc ghị chép, hạch toán…. b, Nhiệm vụ - Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ đầy đủ, kịp thời cho sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. - Tham mưu xây dựng quy định, chế độ tài chính của Tổng công ty Tạo vốn và điều hòa sử dụng vốn trong toàn Tổng công ty nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, lập quy trình cho vay vốn, thu hồi vôn, giám sát kiểm tra đôn đốc việc thu hồi nợ. Thực hiện việc phân cấp quản lý về quy chế tài chính cho các đơn vị thành viên.Thực hiên nghiệp vụ thanh toán với ngân sách, khách hàng, cán bộ, công nhân viên. Trích lập sử dụng các quỹ theo đúng chế độ và quy định tài chính của Tổng công ty. Tổ chức và thực hiện các cuộc kiểm kê tài sản, vật tư vốn và đánh giá lại tài sản, vật tư theo đúng chủ chương và chế độ quy định cuat Nhà nướ. Tổ chức kiểm tra xét duyệt các báo cáo kế toán, thống kê, quyết toán của các đơn vị trực thuộc, thành viên. Tổng hợp và báo cáo về kế toán, thống kê quyết toán tài chính của Tổng công ty theo chế độ quy định Chương II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty PVC trong giai đoạn 2005 – 2008 1. Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty PVC * Xây lắp chuyên ngành dầu khí: - Thiết kế, thi công, bảo dưỡng và sửa chữa các giàn khoan, chân đế, bồn bể, tháp, hệ thống ống công nghệ... của ngành dầu khí trên đất liền và trên biển. - Sản xuất, chế tạo, lắp đặt và gia công ống công nghệ, ren ống, khớp nối, đầu nối và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực khoan, khai thác dầu khí. - Đóng tàu vận tải dầu, khí và hoá chất. - Kinh doanh vật tư thiết bị xây dựng và thiết bị phục vụ ngành dầu khí. * Xây dựng công nghiệp: - Đầu tư xây dựng các nhà máy chế tạo cơ khí, đóng tàu, xi măng, VLXD... - Khảo sát, thiết kế, tư vấn, thi công hệ thống máy móc, thiét bị công nghệ, thiết bị điều khiển... trong xây dựng công nghiệp. - Đầu tư, thiết kế và tổng thầu các dự án hạ tầng, giao thông, thủy lợi, đê kè, bến cảng... - Xây dựng nhà máy Khí - Điện, nhiệt điện, lắp đặt hệ thống đường dây tải điện * Xây dựng dân dụng: - Đầu tư, tư vấn, thiết kế, tổng thầu EPC xây dựng văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp; đặc biệt nhà kết cấu thép, nhà cao tầng và siêu cao tầng... * Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị * Đầu tư bất động sản; kinh doanh văn phòng, siêu thị và nhà ở. 2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty PVC giai đoạn 2005 – 2008 Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đã tăng rất nhanh và đạt gần 20 tỷ USD năm 2007. Nhiều dự án có tổng mức đầu tư đăng kí trên 5 tỷ USD vào Việt Nam năm 2008. Đầu tư trong nước và nước ngoài tăng mạnh làm nhu cầu xây lắp công nghiệp tăng theo. Kinh tế phát triển với tốc độ ổn định, lâu dài sẽ làm bùng nổ nhu cầu xây dựng dân dụng cao cấp, đặc biệt là trong lĩnh vực văn phòng cho thuê, khách sạn và căn hộ cao cấp. Giá đất tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang ở mức khá cao thúc đẩy nhu cầu xây dựng các tòa nhà cao ốc. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, theo đó tập đoàn sẽ đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nhằm phát triển tập đoàn thành một trong những trụ cột của nền kinh tế. Tổng mức đầu tư của Petrovietnam năm 2007 là 55 ngàn tỷ đồng, trong đó có khoảng 15 tỷ ngàn tỷ đồng đầu tư cho xây lắp. Ngoài đầu tư của tập đoàn,các thành viên của Petrovietnam cũng đang đầu tư rất mạnh vào các lĩnh vực khai thác và thăm dò dầu khí, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, thủy điện và các dự án công nghiệp khác. Thực hiện chiến lược phát triển chung của tập đoàn và mục tiêu chiến lược đã vạch ra, PVC đã và đang vươn lên trở thành một Tổng Công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong xây lắp chuyên ngành dầu khí, đặc biệt là các công trình dầu khí trên biển. Do đó kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty PVC trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty PVC giai đoạn 2005 -2007 Năm 2005 2006 2007 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 179.736.198.814 465.698.350.092 726.816.008.586 Giá vốn hàng bán 174.947.165.244 526.818.207.411 690.709.032.890 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.789.033.570 89.822.546.967 36.106.975.696 Doanh thu hoạt động tài chính 6.235.398.504 18.094.525.562 18.191.955.110 Chi phí tài chính Trong đó: chi phí lãi vay 7.182.482.896 6.796.750.239 9.167.083.442 8.864.367.564 16.016.242.834 15.587.746.808 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.373.480.622 31.939.751.994 25.373.723.336 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.531.531.444 112.554.609.007 12.908.964.636 Thu nhập khác 1.271.410.542 3.032.641.880 11.313.891.838 Chi phí khác 2.258.180.186 16.578.962.057 6.423.549.749 Lợi nhuận khác 986.770.144 13.756.125.523 4.890.342.089 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.518.301.588 126.310.734.530 17.799.306.725 Thuế thu nhập doanh nghiệp - - - Lợi nhuận sau thuế 4.518.301.588 126.310.734.530 17.799.306.725 Nguồn: Báo váo tài chính kiểm toán của PVC năm 2005 - 2007 Năm 2008, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Hội đồng quản trị thông qua, Ban Tổng giám đốc cùng cùng toàn thể cán bộ công nhân viên PVC đã nỗ lực triển khai, thực hiện nhiệm vụ đề ra. Sản lượng thực hiện 2.468,5 tỷ, đạt 108% so với kế hoạch năm 2008 và tăng 179 % so với năm 2007. Tổng doanh thu năm 2008 2.216,5 tỷ, đạt 119,8 % so với kế hoạch năm 2008 và tăng 205 % so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế 89,64 tỷ, đạt 108 % so với kế hoạch năm 2008 và tăng 404% so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế 74,54 tỷ, đạt 124,2 % so với kế hoạch năm 2008 và tăng 318,8 % so với năm 2007. Tổng số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước 68,5 tỷ, đạt 297,8% so với kế hoạch năm 2008 và tăng 40,9% so với năm 2007. Tổng mức đầu tư tài chính 1051,8 tỷ, đạt 273% kế hoạch. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 4,8 triệu đồng/người/ tháng, đạt 137% so với kế hoạch năm 2008. Sự phát triển của PVC trong năm qua dựa trên rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là PVC luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự hỗ trợ toàn diện của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) về tài chính, thị trường... và đặc biệt là bổ sung cho PVC nhiều cán bộ chủ chốt có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt... Đồng thời, việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con đã giúp Tổng Công ty có sự thay đổi một cách căn bản phương thức tổ chức quản lý, quản trị doanh nghiệp theo hướng chuyên nghiệp hóa, đặc biệt là sự thay đổi về bản chất mối quan hệ giữa Tổng Công ty với các công ty thành viên, từ cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng phương thức đầu tư tài chính là chủ yếu; từ hình thức chi phối bằng mệnh lệnh hành chính trực tiếp sang gián tiếp thông qua người đại diện phần vốn của mình... Điều đó tạo cho PVC có sự chủ động trong sự chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phát huy hiệu quả sự năng động, sáng tạo của các đơn vị thành viên. Một trong những nguyên nhân quan trọng khác là PVC đã lựa chọn cho mình hướng đi đúng. Thực hiện mục tiêu chiến lược đã vạch ra, PVC đã và đang vươn lên trở thành một Tổng Công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong xây lắp chuyên ngành dầu khí, đặc biệt là các công trình dầu khí trên biển. Hướng đi ấy không những phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành Dầu khí trong thời gian sắp tới, mà còn giúp PVC hướng tới một thị trường xây dựng giàu tiềm năng phát triển, đồng thời giảm áp lực phải cạnh tranh với những doanh nghiệp mạnh, có tên tuổi trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp trong giai đoạn hiện nay... Đến thời điểm hiện nay, PVC đã có mặt trên nhiều công trình trọng điểm quốc gia như: Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy điện Nhơn Trạch, cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Dự án Nhà máy hoá lọc dầu Nghi Sơn, Nhà máy lọc dầu Dung Quất... Đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đang không ngừng trưởng thành qua từng công trình, dự án, góp phần khẳng định năng lực và thương hiệu PVC trong lĩnh vực xây lắp. Bên cạnh đó, PVC đã và đang thi công xây dựng nhiều công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình công nghiệp và dân dụng trong và ngoài ngành với yêu cầu kỹ thuật đa dạng như: Khách sạn dầu khí Vũng Tàu, Trung tâm tài chính dầu khí Hà Nội, Trung tâm dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi, Văn phòng Viện Dầu khí, Trụ sở Tổng Công ty Lương thực miền Bắc... Tận dụng các thế mạnh về tài chính cũng như kinh nghiệm quản trị dự án và quản trị sản xuất công nghiệp, trong năm qua, PVC đã triển khai một loạt dự án mới, có quy mô lớn như: Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Tiền Giang, Khu đô thị trung tâm tỉnh Hậu Giang, đặc biệt là Dự án đầu tư tàu xây lắp biển đa năng và một số các dự án khác.. 3. Các lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty PVC trong năm 2008 3.1. Về công tác tiếp thị và kí kết hợp đồng Sản lượng và doanh thu trong năm 2008 của PVC một phần được chuyển tiếp từ việc thực hiện các hợp đồng ký trong năm 2007, phần lớn các hợp đồng mới được kí kết trong năm 2008 được tập đoàn hỗ trợ bằng việc chỉ định thầu thực hiện các dự án trong ngành. Tình hình thực hiện công tác tiếp thị, đầu thầu và kí kết hợp đồng kinh tế trong năm 2008 như sau: Công ty mẹ: Trong năm 2008 PVC đã tham gia 8 gói thầu trong và ngoài ngành, kết quả là trúng 7 gói thầu và kí kết hợp đồng với giá trị 420 tỷ. Lập hồ sơ đề xuất cho 13 công trình/ dự án được Tập đoàn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22910.doc
Tài liệu liên quan