Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC

MỤC LỤC 1.Tổng quan về công ty. 1.1. Khái quát về Công ty. Tên: Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: VietNam Expressway Corporation. Tên viết tắt : VEC Mã số thuế: 01057351 VEC là Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải 1.2.Địa chỉ giao dịch. Trụ sở chính: Xóm 2, Phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: +84 4 3643 0266 Fax: +84 4 3643 0270 Email: duongcaotoc@vn.com Webside: www.expressway.com.v

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 1.3.Ngành nghề kinh doanh. -Đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì và tổ chức thu phí các tuyến đường cao tốc quốc gia. -Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thong khác theo mọi hình thức. -Khái thác, kinh doanh các loại hình dịch vụ dọc tuyến đường cao tốc như : nhà nghỉ, nhà hàng, đại lý bán xăng, biển quáng cáo, vật liệu xây dựng. -Tư vấn kỹ thuật giao thông vận tải, nghiên cứu phát triển mạng đường cao tốc quốc gia, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giám sát các công trình hạ tầng giao thong. -Thiết kế đường bộ, đường sân bay. -Thiết kế tổng mặt bằng, kết cấu đối với các công trình xây dựng sân bay. -Nghiên cứu phát triển các loại hình dịch vụ tại khu vực lận cận các tuyến đường cao tốc. -Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản. 1.4.Vốn điều lệ: 1.000.000.000.000 đồng VN ( do nhà nước cấp, gồm: 50 tỷ đồng do Bộ Tài chính cấp một lần vào tài khoản của Công ty, phần còn lại cấp từ nguồn bán quyền thu phí hai trạm Cầu Giẽ và Phù Đổng trong thời hạn 10 năm tính từ 1/1/2005) -Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2006-2010: 6 tỷ USD Trong đó đã thu xếp được 2.241.000.000 USD qua các hình thức: +Trái phiếu trong nước: 165.620.000 USD +Vay JICA: 517.000.000 USD +Vay ADB: 1.548.200.000 USD +Hợp tác đầu tư: 97.000.000. USD Vốn còn thiếu: 3.759.000.000 USD 1.5.Người đại diện theo pháp luật của công ty. Chức danh: Tổng giám đốc Họ và tên: Trần Xuân Sanh Giới tính: Nam Sinh ngày:07-1/06/1957 Dân tộc: Kinh Quốc Tịch: Việt Nam Chứng minh thư nhân dân: 023005070 Cấp ngày: 20/03/2006 Nơi đăng ký hộ khẩu thường chú: Số 127B-A4.1 Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. 1.6.Nhiệm vụ và Mục tiêucủa VEC -Nhiệm vụ: +Huy động các nguồn vốn để đâu tư xây dựng và phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt nam, hiện đại hóa giao thông Việt Nam. +Quản lý , khai thác, bảo trì, kinh doanh đường cao tốc và các dịch vụ hai bên đường cao tốc, hoàn vốn đầu tư và phát triển tái đầu tư mở rộng hệ thống đường cao tốc. -Mục tiêu: +Nhanh chóng hình thành mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia, đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế trong điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao. Trong đó tập trung xây dựng các tuyến đường cao tốc nối các thành phố lớn ( Hà Nội – Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh), các tuyến ra cảng lớn. + Tạo khả năng lien kết cao với các phương thức vận tại hiện đai khác và hội nhập khu vực, quốc tế. +Đường bộ cao tốc được thiết lập tách biệt nhưng phải đảm bảo liên kết được với mạng đường bộ hiện có, đảm bảo môi trường cảnh quan. +Góp phần giải quyết ách tắc giao thông,trước hết tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. +Các tuyến đường cao tốc trong quy hoạch phải được quy hoạch với quy mô hoàn chỉnh, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thế phân kỳ xây dựng để phù hợp với lưu lượng xe và khả năng huy động nguồn vốn, nhưng phải tiến hành quản lý quỹ đất để hạn chế chi phí giải phóng mặt bằng sau này. 1.7.Triết lý kinh doanh và logo của VEC. 1.7.1. Triết lý kinh doanh của VEC. HIỆU QUẢ - CHẤT LƯỢNG – HIỆN ĐẠI là đường băng cất cánh cho mọi sự phát triển. 1.7.2. Logo của VEC. 1.8.Mô hình tổ chức của VEC. 1.8.1.Sơ đồ tổ chức. 1.8.2.Ban lãnh đạo của VEC. Ông Phạm Thế Đông Kỹ sư, Chủ tịch hội đồng Quản trị Ông Trần Xuân Sanh Thạc sỹ kỹ thuật, Tổng giám đốc Bà Phạm Thị Thanh Khuya Cử nhân Tài chính  Trưởng Ban Kiểm soát Ông Mai Tuấn Anh Tiến sỹ Kỹ thuật Phó Tổng giám đốc Ông Nguyễn Vương Chí Hiếu Cử nhân Kinh tế  Phó Tổng giám đốc Ông Nguyễn Tất Sơn Kỹ sư, Phó Tổng giám đốc 1.8.3. Các phòng ban của VEC. -Văn phòng tổng hợp. -Phòng kế hoạch kinh doanh. -Phòng tài chính kế toán. -Phòng kỹ thuật dự án. -Phòng dự án quốc tế. 1.9.Lịch sử phát triển của Công ty. -Quá trình thành lập: Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, giao thương ngày càng cao cũng như để đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã dành phần ưu tiên đáng kể cho  phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ngành giao thông trong đó có mạng lưới đường cao tốc. Theo cách truyền thống, việc đầu tư  xây dựng hệ thống đường giao thông quốc gia chủ yếu sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã làm cho gánh nặng tài chính của Chính phủ ngày càng nặng hơn. Vì thế cần một cơ chế mới để huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư xây dựng đem lại khả năng phát triển nhanh hơn cho ngành đường bộ. Để hướng tới việc huy động và sử dụng vốn linh hoạt, chủ động hơn với mô hình đã và đang được áp dụng hiệu quả ở nhiều nước, đó chính là mô hình Công ty đường cao tốc. Việc áp dụng mô hình này sẽ tiến tới đa dạng hoá huy động vốn từ các thành phần kinh tế khác nhau. Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 3033/QĐ-BGTVT ngày 6/10/2004 của Bộ giao thông vận tải dựa trên cơ sở chấp thuận của Chính phủ tại văn bản số 1245/CP-ĐMDN ngày 01/9/2004. 2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VEC những năm gần đây. 2.1.Một số công tác nổi bật của VEC. 2.1.1.Công tác nâng cao năng lực tổ chức sản xuất. -Xác định được rằng năng lực tổ chức sản xuất phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý và khả năng quản lý điều hành xuất sắc của cán bộ, trong suốt thời gian qua VEC luôn luôn chú trọng công tác tổ chức và cán bộ, không ngừng cải tiến tổ chức và đào tạo sắp xếp bố trí cán bộ để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.Năm năm qua trong hoàn cảnh vừa xây dựng tổ chức, vừa tổ chức sản xuất, từ không thành có , đến nay VEC đã có được một hệ thống tổ chức sản xuất với quy mô cấp tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt gồm 1 cong ty mẹ có 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc ( 3 ban quản lý dự án), 2 công ty thành viên hoạch toán độc lập là công ty VEC khai thác bảo trì đường cao tốc ( VEC O&M) và công ty VEC bất động sản (VEC Land) nâng tổng số các đơn vị thành viên lên 8 đơn vị ( 3 đơn vị phụ thuộc và 5 độc lập). Với trên 300 cán bộ công nhân viên có trình độ trên đại học là 8,4% và trình độ đại học là 71%. Tổ chức Đảng bộ hơn 100 đảng viên trực thuộc Đảng ủy Bộ GTVT. 2.1.2.Công tác đầu tư và sản xuất kinh doanh. Năm 2009 thu xếp xong nguồn vốn và tổ chức khởi công thêm 2 dự án đường cao tốc lớn đó là Nội Bài – Lào Cai và TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, các nhà tài trợ đánh giá quy mô dự án lớn nhất khu vực ASEAN. Với việc khởi công hai dự án này VEC đã nâng khối lượng đường cao tốc được đầu tư bằng cơ chế tự chủ hoạch toán lên thành 355 km, đồng thời thu hút được lượng vốn gần 3 tỷ USD cho phát triển đường bộ cao tốc. Điều đó cho thấy trong 5 năm mới thành lập, vừa phải xây dựng tổ chức, vừa phải tổ chức sản xuất mà cán bộ công nhân viên VEC đã làm được như vậy thì khả năng trong thời gian tới VEC có thể làm được tốt hơn. -Công tác thu xếp vốn đầu tư qua các nhà tài trợ quốc tế khi đã thu xếp được nguồn vốn sẽ được đảm bảo.Nhưng thu xếp vốn trong nước qua phát hành trái phiếu công trình thì gặp rất nhiều khó khăn. Vì phát hành trái phiếu phải trải qua nhiều công đoạn bảo lãnh, phê duyệt lãi suất nên thường mất nhiều thời gian không đảm bảo được tiến độ công trình. Mặt khác lãi suất thị trường biến động, có lúc gấp đôi lãi suất dự kiến của dự án. Tuy nhiên trong suốt 5 năm qua, đặc biệt là năm 2009, với trách nhiệm của chủ công trình VEC đã không để thiếu vốn cho dự án.Có thể tham khảo một vài số liệu để thấy hết được sự cố gắng của VEC trong năm 2009 như thế nào: *Tổng số vốn huy động là: 4.118 tỷ. Trong đó: + Mượn ngân sách nhà nước:1000 tỷ đồng. +Vay ngân hàng thương mại: 1045 tỷ đồng +Phát hành trái phiếu:423 tỷ đồng. +Vay ADB: 1.495 tỷ đồng +Vay JICA: 155 tỷ đồng. -Các hoạt đồng đầu tư dần dần trở nên nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp từ khâu chuẩn bị đến khâu triển khai đầu tư, chính vì vậy mà khi 2 dự án mới đã được khởi công trong năm 2009 là những dự án đã được chuẩn bị kỹ càng từ nguồn vốn, thiết kế, đấu thầu, trao thầu xây lắp cơ bản trong cùng một năm, khác với dự án đầu tay Cầu Giẽ - Ninh Bình. -Các hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu vào các công ty thành viên là VEC dịch vụ và VEC tư vấn đều có hiệu quả,hàng năm các công ty đều bảo toàn vốn cho công ty mẹ và có lợi nhuận, công ty có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng cho vay cụ thể như sau: +Công ty VEC sever là : năm 2008 lợi nhuận 8 tỷ đồng, năm 2009 lợi nhuận 5 tỷ đồng +Công ty VEC Consultant là : năm 2008 lợi nhuận 1 tỷ đồng, năm 2009 lợi nhuận 1,85 tỷ đồng. Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác đầu tư và sản xuất kinh doanh là: -Mặt làm được: Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong 5 năm khởi đầu, phần nào chứng tỏ việc thành lập VEC để phát triển đường bộ cao tốc theo hướng kinh doanh là đúng đắn, trên cơ sở hiện hữu nếu được quan tâm đầu tư thêm năng lực tổ chức sản xuất, năng lực tài chính thì VEC đảm bảo sẽ đáp ứng được vai trò nòng cốt trong đầu tư phát triển hệ thống đường bô cao tốc quốc gia. -Mặt chưa làm được Ngoài vốn điều lệ do nhà nước cấp, bản than VEC chưa có bứt phá để tăng vốn lên nhăm nâng cao năng lực tài chính. 2.1.3.Công tác quản lý thực hiện đầu tư. -Trong 5 năm qua có nhiều biến động về giá cả vật tư, vật liệu, đơn giá tiền lương, đơn giá ca máy. Để đáp ứng phục vụ kịp thời không làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, các phòng tham mưu của Công ty đã cập nhật các thông tư, chỉ thị, tổ chức hướng dẫn, áp dụng điều chỉnh, giải quyết kịp thời cho các nhà đầu tư, đảm bảo đúng chế độ, đúng quy định hiện hành. Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là dự án chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các biến động trên nhưng đến nay đã giải quyết cơ bản các khó khăn vướng mắc, các nhà thầu đã đi vào ổn định thi công, ổn định thanh toán, các dự toán gói thầu điều chỉnh đã được Viện kinh tế Bộ xây dựng thẩm tra làm cơ sở thanh toán đúng quy định. Từ việc giải quyết kịp thời các vướng mắc trong khâu quản lý đầu tư, đến nay dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công, phấn đấu năm 2010 hoàn thành cơ bản dự án. -Bên cạnh cập nhật các thông tư, chỉ thị của nhà nước, VEC cũng đã không ngừng cải tiến các quy trình, quy chế quản lý dự án như quy trình nghiệm thu thanh toán, quy chế hoạt động hoạt động công ty, quy chế phối hợp giưa Công ty với ban quản lý dự án để không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu công việc đã đề ra. -Với đặc điểm các dự án đầu tư của VEC chủ yếu bằng vốn vay nước ngoài, để thành thạo với các quy trình của nhà tại trợ trong từng giai đoạn thiết kế, đấu thầu, thi công, thanh toán. VEC đã quan tâm công tác đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, gửi cán bộ đi đào tạo các lớp nghiệp vụ ngắn hạn trong nước và nước ngoài, từ chỗ vừa làm vừa học đến nay VEC đã có đội ngũ cán bộ, nhân viên khá chuyên nghiệp được các nhà tài trợ quốc tế đánh giá cao như ADB, JICA và WB… -Thực hiện vai trò đầu tư, tự quyết và tự chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụ được giao, VEC đã tổ chức quản lý chặt chẽ các cung đoạn của công việc trong chu trình đầu tư dự án. Lựa chọn các tư vấn có năng lực thực sự để thiết kế dự án, thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, mời các tổ chức nhà nước có thẩm quyền thẩm tra thiết kế, dự toán trước khi Hội đồng quản trị phê duyệt. Kết quả các hoạt động chuẩn bị đầu tư, trao thầu đã được các tổ chức tài trợ quốc tế xem xét chấp nhận, điều đó cho thấy năng lực công việc của VEC đã ngày được đáp ứng. 2.2.Một số kết quả hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của VEC trong năm 2009 và 5 năm qua. 2.2.1.Các dự án đang thực hiện đầu tư. Gồm có 3 dự án: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài – Lào Cai và TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, tổng chiều dài dự án là 355 km, tổng mức đầu tư là 50.000 tỷ đồng. -Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: chiều dài 50 km, Tổng mức đầu tư 7.692 tỷ đồng. +Giá trị sản lượng TH2009: 1.286,4/1.296,4 tỷ đồng, đạt 99,2% KH +Giá trị sản lượng lũy kế đến nay: 2.682/4.716 tỷ đồng, đạt 56% tổng giá trị hợp đồng đã ký. +Giá trị giải ngân TH2009: 1.199,2/1.141,6 tỷ đồng,đạt 105% KH. +Giá trị giải ngân lũy kế đến nay 2.891/4.716 tỷ đồng, đạt 61% tổng giá trị hợp đồng đã ký. +Công tác Giải phóng mặt bằng: đã bàn giao 51,09/53,27 km, đạt 96% khối lượng toàn tuyến. *Đến nay tất cả các gói thầu xây lắp chính ( 10 gói thầu) của dự án đều đã được khởi công. Tình hình triển khai thi công năm 2009 đã có nhiều chuyển biến tích cực, đến nay giá trị thực hiện mới đạt trên 56% nhưng khối lượng đạt được là những khối lượng thi công khó khăn phức tạp, có giá trị thấp đã được giải quyết xong, khối lượng còn lại chủ yếu là mặt đường có giá trị cao sẽ được hoàn thành trong năm 2010. Công tác Giải phóng mặt bằng của các địa phương chậm dẫn đến một số gói thầu triển khai không được tập trung và liên tục; năng lực tài chính của các nhà thầu còn nhiều hạn chế mặc dù Công ty đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các nhà thâu thi công. Bên cạnh đó, một số tồn tại cần phải giải quyết dứt điểm ngay từ đầu năm 2010 là phê duyệt tổng dự toán và dự toán chi phí xây dựng bổ sung; rà soát, đánh giá lại tổng thể tiến độ và phương án tài chính của Dự án để triển khai ngay việc trình Bộ GTVT điều chỉnh mức tổng đầu tư theo quy định. -Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai: chiều dài 245 km, Tổng mức đầu tư 19.984 tỷ đồng. +Khởi công tháng 4 năm 2009 +Giá trị sản lượng TH 2009: 1.121,9/1.030,8 tỷ đồng, đạt 108,8% KH. +Giá trị sản lượng tích lũy: 1.725/13/218 tỷ đồng, đạt 13% +Giá trị giải ngân: 1.702,3/1.225,9 tỷ đồng,đạt 138,9%KH +Giá trị giải ngân tích lũy: 2.286/13.218 tỷ đồng, đạt 17%. +Công tác giải phóng mặt bằng: đã bàn giao 131,19/245,99 km, đạt 53,3% khối lượng trên toàn tuyến. Hiện nay đã hoàn thành trao thầu 7/8 gói thầu xây lắp chính và gói thầu Tư vấn giám sát. Riêng gói thầu A4, do nguồn vốn đầu tư của dự án ( theo hiệp định vay) không đủ vốn để triển khai gói thầu này, hiện đang xúc tiến các thủ tục để có thể trao thầu gói thầu này trong thời gian sớm nhất. Tồn tại lớn nhất của dự án này là công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội vẫn chưa giao mặt bằng (7,6 km) mặc dù gói thầu đã được khởi công từ tháng 7 năm 2009. -Dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây: chiều dài 51 km, tổng giá trị đầu tư 15.010 tỷ đồng. +Khởi công tháng 10 năm 2009. +Giá trị sản lượng: 692,1/665,2 tỷ đồng,đạt 104% KH +Giá trị sản lượng tích lũy: 769/9.254 tỷ đồng, đạt 8% +Giá trị giải ngân: 833/808,7 tỷ đồng, đạt 103% KH. +Giá trị giải ngân tích lũy: 881/9.254 tỷ đồng, đạt 9%. +Công tác giải phóng mặt bằng: đến nay mới chi trả bồi thường được 37,23/50,98 km, và nhận bàn giao mặt bằng 5,9 km. Đã huy động Tư vấn giám sát( phần vốn JICA ) và triển khai thi công tại gói thầu 1A; đã trao thầu gói thầu 1B và đang tiến hành thương thảo hợp đồng các gói thầu 2 và 3, đã tiến hành phát hành hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp 5 và 6; ADB đang xem xét đề xuất kỹ thuật gói thầu Tư vấn giám sát ( phần vốn ADB). Trong năm 2009, VEC đã tiếp nhận trở lại 4km dự án thành phần 1 ( đoạn An Phú – Vành Đai 2 TP.HCM) vào dự án TP.Hồ Chí Mính – Long Thành – Dầu Giây. Hiện đang xúc tiến các thủ tục cần thiết để thu xếp nguồn vốn thực hiện. 2.2.2.Các dự án chuẩn bị đầu tư. -Các dự án xây dựng các đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Hà Nội Lạng Sơn và Hạ Long Móng Cái: Tư vấn đã hoàn thiện báo cáo cuối kỳ dự án Bến Lức – Long Thành, và báo cáo đầu kỳ cho các dự án Hà Nội – Lạng Sơn và Hạ Long – Móng Cái. VEC đã hoàn thành đánh giá, phê duyệt danh sach ngắn tuyển chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật ( TA) của dự án Bến Lức – Long Thành. -Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Mai Dịch: VEC đang xúc tiến thu xếp nguồn vốn cho dự án từ vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc, đối tác Tổng công ty cầu đường Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. * Năm 2009 là năm hoạt động sản xuất kinh doanh của VEC có bước phát triển đáng kể +Đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư với một khối lượng công việc lớn, phức tạp và tiến hành khởi công hai được 2 dự án đường cao tốc vào loại lớn nhất Đông Nam Á với tổng số vốn đầu tư trên 2 tỷ USD. +Giá trị sản lượng tăng hơn 2 lần và giá trị giải ngân tăng gần 3 lần so với năm 2008, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn giải ngân ngoài ngân sách của toàn ngành GTVT. +Không chỉ tăng trưởng về số lượng, hoạt động sản xuất kinh doanh đã tiến bộ về chất lượng : nâng cao công tác quản lý, cải tiến quản lý theo xu hướng tích cực, khoa học , chặt chẽ, chuyên nghiệp hơn. 2.3.Một số chỉ tiêu tài chính của VEC các năm qua. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm: 2005-2009 (đơn vị: đồng VN) Chỉ tiêu Mã số 2005 2006 2007 2008 2009 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 _ 4.816.803.998 _ _ 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02 _ _ _ _ 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 _ 4.816.803.998 _ _ 4.Giá vốn hàng bán 11 _ 4.816.803.998 _ _ 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 _ _ _ _ 6.Doanh thu từ hoạt động tài chính 21 3.803.303.801 9.631.154.097 2.850.754.581 6.356.992.350 7.Chi phí tài chính khác 22 _ _ _ _ 8.Chi phí bán hàng 24 _ _ _ _ 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 3.486.044.263 3.492.603.029 2.850.754.581 6.356.992.350 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 317.259.538 6.138.551.068 _ _ 11.Thu nhập khác 31 133.635.255 _ _ _ 12.Chi phí khác 32 83.635.185 _ _ _ 13.Lợi nhuận khác 40 50.000.070 _ _ _ 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 367.259.608 6.138.551.068 _ _ 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 _ _ _ _ 16.Lợi nhuận sau thuế 60 367.259.608 6.138.551.068 _ _ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp trực tiếp) Năm 2005-2009 (đơn vị: đồng VN) Chỉ tiêu Mã số 2005 2006 2007 2008 1.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐSXKH 20 (75.158.702.846) (234.924.293.128) (312.903.212.702) (240.816.501.512) 2.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ đầu tư 30 (462.874.342) (2.193.940.911) _ (20.009.350.000) 3.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ tài chính 40 229.162.632.780 91.095.922.168 311.073.778.638 285.947.452.543 4.Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50 153.541.055.592 (146.022.311.871) (1.829.434.064) 25.121.601.031 3. Định hướng phát triển trong thời gian tới của công ty. 3.1.Những thuận lợi và khó khăn trong thời gian vừa qua. Năm 2009 Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam kết thúc kế hoạch 5 năm thứ 5 trong điều kiện có nhiều khó khăn, thử thách nhưng dưới sự chỉ đạo sát , giải quyết kịp thời của Bộ trưởng Bộ GTVT do đó VEC đã vượt qua nhiều và hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra.Tổng giá trị sản lượng đầu tư thục hiện được là 3.102 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra là 2.992 tỷ đồng, đạt 103,6%; Tổng giá trị giải ngân thực hiện được là 3.734 tỷ đồng, so với kế hoạch giải ngân đề ra là 3.176 tỷ đồng, đạt 117,6%.Đặc biệt trong năm nay đã tổ chức khởi công 2 dự án lớn là Nội Bài-Lào Cai và TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, nâng tổng số chiều dài đường bộ cao tốc được VEC đầu tư lên thành 355km, nâng tổng mức đầu tư lên 50 ngàn tỷ đổng. Để thực hiện được các số liệu tổng quát trên đây VEC đã phải trải qua các khó khăn và thuận lợi sau đây: 3.1.1.Khó khăn -Năm 2009 bên cạnh các khó khăn tồn tại do các năm trước chưa giải quyết xong như khó khăn về biến động giá cả vật tư, vật liệu làm ảnh hưởng tới tiến độ hợp đồng, tiếp tục phát sinh các khó khăn mới trong năm mới trong năm 2009, đặc biệt là khó khăn do tăng đột biến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, có thời điểm lãi suất cho vay cho ngân hàng nhà nước công bố lên đến 20%. Với đặc điểm như vậy VEC là một nhà đầu tư mà vốn đầu tư chủ yếu dựa vào vốn vay thương mại đã không thể tránh được các khó khăn đó, cụ thể là trong năm 2009 VEC chỉ phát hành thành công được 423 tỷ đồng trái phiếu công trình với lãi suất 8,9 đến 10,5 % so với nhu cầu vốn đầu tư VEC phải phát hành 2500 tỷ đồng, thực tế VEC chỉ phát hành được 17%. -Cũng từ khó khăn do biến động giá cả vật liệu và biến động lãi suất huy động vốn, tình hình đó đã làm thay đổi tổng mức đầu tư các dự án, dẫn đến kế hoạc đấu thầu bị phá vỡ đối với những gói thầu đang giai đoạn đấu thầu, kế hoạch thi công bị đình trệ do chờ điều chỉnh trượt giá đối với những gói thầu đang thi công. Đặc biệt hơn cả là các phương án kinh tế cho các dự án đầu tư mới hôm qua là hiệu quả nhưng hôm nay thì không hiệu quả và phải chờ đợi hàng loạt các thủ tục cả trong nước lẫn quốc tế để dự án được tiếp tục xây dựng. -Chính phủ ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư đã có ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công các dự án do các địa phương dừng lại để áp dụng nghị định mới. -Bên cạnh các khó khăn khách quan nêu trên, VEC cũng nhận thấy năng lực các mặt của VEC chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng công việc vì vậy khả năng thực hiện các công việc còn hạn chế, đặc biệt là năng lực về tài chính bởi vốn tự có của VEC chỉ có 1000 tỷ đồng trong khi đó VEC đi vay 50 ngàn tỷ. 3.1.2.Thuận lợi. Tuy nhiên gặp nhiều khó khăn song VEC cũng có được nhưng thuận lợi hết sức cơ bản và đây chính là động lực quan trọng giúp VEC hoàn thành kế hoạch năm 2009. -Trước hết, VEC được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính Phủ và các Bộ, Ngành. Đặc biệt, trong thời điểm khó khăn nhất về lãi suất ngân hàng cho vay cao, trên cơ sở đề nghị của Bộ GTVT và Bộ Tài chính,Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho VEC mượn ngân sách nhà nước 1000 tỷ đồng, sau này lãi suất hạ VEC phát hành trái phiếu trả nợ ngân sách, đề xuất này đã được Chính phủ chấp nhận đã tháo gỡ khó khăn mấu chốt của VEC. -Nhờ có chủ trương, chính sách cho vay có hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nhằm kích thích nền kinh tế, VEC cũng đã vận dụng cơ chế này để vay 1000 tỷ đồng, kịp thời đáp ứng vốn cho giải phóng mặt bằng và thi công các dự án , tiếp tục tháo gỡ mấu chốt khó khăn về nguồn vốn. -VEC cũng đã có được một đội ngũ cán bộ nhân viên bao gồm hơn 300 cán bộ, kỹ sư trong đó có hàng trăm các bộ đảng viên là những người có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh đã đồng long chung sức xây dựng phát triển công ty, vì vậy VEC đã vượt qua các khó khăn để hoàn thành tốt kế hoạch năm 2009 và kế hoạch 5 năm qua. 3.2.Phương hướng nhiệm vụ năm 2010. 3.2.1. Nhận định tình hình. Năm 2010, dự báo nền kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Ngăn chặn lạm phát cao trở lại được Chính Phủ xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 và đã chuyển hướng điều hành từ chống suy giảm sang ngăn chặn lam phát. Là một năm tiếp tục khó khăn về tài chính, việc phát hành trái phiếu công trình đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các dự án trong năm tới sẽ vẫn còn khó khăn; giá cả nguyên vật liệu xây dựng có khả năng tiếp tục biến động phức tạp vì vậy việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng toàn ngành GTVT nói chung và VEC nói riêng cũng có thể gặp phải rât nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, với những kinh nghiệm và kết quả đạt được của năm 2009 cùng với những nhóm giải pháp kích thích kinh tế của Chính phủ sẽ là điều kiện thuận lợi quan trọng để VEC vững tin vượt qua mọi khó khăn thách thức, thực hiện thành công kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010. 3.2.2.Kế hoạch, nhiệm vụ Năm 2010 VEC phải tập trung hoàn thành các nhiệm vụ sau: -Cơ bản hoàn thành thi công Dự án Đường cao tôc Cầu Giẽ - Ninh Bình: + Đây là dự án đầu tay của VEC, sử dụng vốn trong nước, đã triển khai được 4 năm trong giai đoạn khó khăn tài chính của đất nước và của ngành Giao thong vận tải. Khối lượng công việc còn nhiều, các nhà thầu thi công còn khó khăn về tài chính vì vậy VEC cần có biện pháp chỉ đạo tập trung, quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ thi công, chuẩn bị một lượng vốn lớn để cung cấp cho dự án, đồng thời phải làm tốt công tác quản lý chất lượng, quản lý tài chính đê thanh quyết toán công trình +Bên cạnh công tác thi công, phải khẩn trương xúc tiến tổ chức công tác quản lý , khai thác công trình. Đây là một công việc rất mới mẻ với ngành Giao thông vận tải nước ta nói chung và VEC nói riêng. +VEC phải tổ chức. tạo điều kiện để công tác thanh kiểm tra Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Tổng thanh tra nhà nước được thuận lợi, đạt kết quả tốt, qua đó đúc kết rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết cho công tác quản lý triển khai dự án -Triển khai đồng bộ các gói thầu xây lắp của hai dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây: Việc triển khai đồng loạt các gói thầu của hai dự án đường cao tốc quy mô lớn nói trên trên địa bàn trọng yếu hai đầu đất nước từ địa đầu phía Bắc và Đông Nam Bộ là nhiệm vụ to lớn và phức tạp, khó khăn đối với một doanh nghiệp còn non trẻ như VEC. Năm 2010 chúng ta đứng trước những thử thách lớn về tổ chức quản lý dự án cũng như đáp ứng tài chính cho công trình và đặc biệt là công tác Giải phóng mặt bằng. Với lực lượng CBCNV còn hạn chế, VEC cần phải nỗ lực trưởng thành vượt bậc về mọi mặt, nâng cao năng lực vủa mỗi tập thể, mỗi cá nhân mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. -Tiếp tục công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đường cao tốc được giao và các dự án đường cao tốc khác theo quy hoạch: Hiện nay VEC đã được giao chuẩn bị đầu tư 4 dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Hà Nội – Lạng Sơn, Hạ Long – Móng Cái, Nội Bài – Mai Dịch và mới đây đầu tháng 01/2010 VEC đã được Chính phủ và Bộ GTVT giao làm chủ đầu tư Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và dự kiến giao tiếp Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương theo hình thức hợp tác đầu tư (PPP). Với trách nhiệm là doanh nghiệp nòng cốt trong đầu tư phát triển đường cao tốc ở Việt Nam, phát huy những kết quả đạt được trong công tác triển khai dự án nhưng năm qua VEC cần bám sát quy hoạch mạng lưới đường cao tốc đã được phê duyệt, chủ động xây dựng dự án với những hình thức đầu tư thích hợp, xúc tiến thu xếp nguồn vốn tạo tiền đề thực hiện dự án sau này. Đây là nhiệm vụ quan trong đảm bảo sự phát triển bền vững của VEC. *Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên VEC cần phải làm tốt các mặt công tác sau: -Công tác phát triển hoàn thiện tổ chức sản xuất: + Ra mắt và chính thức hoạt động Công ty cổ phần xây dựng và bảo trì đường cao tốc Việt Nam và Công ty cổ phần bất động sản VEC. +Tiếp tục củng cố, xây dựng ban quản lý dự án đủ mạnh để điều hành quản lý thực hiện các dự án. +Cải tiến công tác tuyển dụng lao động để thu hút và tuyển chọn được các cán bộ có năng lực đảm đương được công việc. +Nghiên cứu cải cách tiền lương nhằm nâng cao thu nhập cho CBCNV và thu hút lao động có trình độ chuyên môn giỏi. + Trên cơ sở quy hoạch cán bộ đã được phê duyệt, lập kế hoạch đào tạo chính trị, chuyên môn và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ để đảm bảo năng lực và phẩm chất công tác khi được đề bạt. +Phối hợp các đối tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho CBCNV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. -Công tác phát triển dự án và nguồn lực tài chính. +Nghiên cứu các phương pháp đầu tư mới, thi điểm các phương pháp đầu tư theo phương thức nhà nước – tư nhân (PPP) trong đó VEC là nòng cốt chủ động xây dựng. +Hoàn thành bán quyền thu có thời hạn trạm số 2 QL1 ( Cầu Phù Đổng) trong quý 1 năm 2010 để bổ sung vốn điều lệ của công ty theo quyết định của Chính phủ để phục vụ đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. +Tranh thủ sự giúp đỡ của chính phủ, các Bộ, Ngành, xúc tiến làm việc với các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và quốc tế để thu xếp các khoản vay đầu tư xây dựng các dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Hà Nội – Lạng Sơn, Hạ Long – Móng Cái, Nội Bài – Mai Dịch, Đà Nẵng – Quảng Ngãi và các dự án đường cao tốc khác. Đặc biệt phải chú trọng thu xếp đủ vốn cho dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình ( khoảng 4.800 tỷ đồng) để dảm bảo mục tiêu hoàn thành dự án cơ bản vào tháng 12 năm 2010. -Quản lý thực hiện các dự án đầu tư. -Xây dựng kế hoạch, hoàn thiện quy trình với hệ thống các biền pháp mạnh mẽ thep hướng đơn giản hóa hơn về hình thức, công khai hơn về quy trình, đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch hơn và có tính khả thi cao hơn nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án, đặc biệt đối với dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, phấn đấu đến cuối năm 2010 hoàn thành dự án. +Chỉ đạo các nhà thầu thi công các gói thầu xây lắp của dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây thực hiện đúng tiến độ đề ra, đảm bảo chất lượng an toàn lao động và vệ sinh môi trường, tiến hành trao thầu các gói thầu xây lắp còn lại của hai dự án. +Triển khai thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Hà Nội – Lạng Sơn và Hạ Long Móng Cái. Hoàn thành phê duyệt dự án đầu tư đường cao tốc Bến – Long Thành vào quý II năm 2010. +Tiếp tục nghiên cứ để thực hiện công tác chuẩn bị đâu tư các dự án đường cao tốc khác dự kiến được Chính Phủ và Bộ GTVT giao trong năm 2010 như Dự án PPP đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương và các dự án khác trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. -Các công tác khác +Thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo cho đời sống người lao động: bảo đảm đủ việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; thực hiện đầy đủ chế độ thu nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; tăng cường các biện pháp cải thiện các điều kiện làm việc, vệ sinh môi trường nhằm giảm thiểu tối đa các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. +Công tác đời sống: tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho CBCNV; tăng cường giao lưu với các đơn vị trong ngành và ngoài ngành để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác.; tổ chức các phong trao thi đua lao động giỏi, phát huy sang kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2.3.Các chỉ tiêu phấn đấu. -Tổng giá trị sản lượng: 6.438,9 tỷ đồng -Tổng giá trị giải ngân: 7.117,9 tỷ đồng. -Thu nhập bình quân của người lao động: trên 10 triệu đồng\người\tháng. 3.3.Một số kiến nghị của VEC. Để hoàn thà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26195.doc
Tài liệu liên quan