Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Việt Nam

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Hình 1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PVEP 8 Bảng 1: Cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp của PVEP qua các năm 19 Bảng 2: Cơ cấu sản lượng quy dầu khai thác của PVEP qua các năm 25 Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của PVEP qua các năm. 26 Bảng 4: Thành phần hoá lý cơ bản của dầu mỏ Việt Nam 29 Bảng 5: Cơ cấu thị trường dầu thô của Tổng Công ty 30 Bảng 6: Sản lượng khai thác dầu trên thế giới. 32 Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 34 Bảng 8: Kết quả hoạt độn

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kinh doanh năm 2007 35 Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 37 LỜI NÓI ĐẦU Trong vài thập kỷ qua, dầu khí là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong trong nền kinh tế thế giới. Có thể nói chưa có một khoáng sản nào mà phạm vi sử dụng đa dạng và phổ biến như dầu khí. Với sự tiến bộ của khoa học-công nghệ như vũ bão, chưa có thể tính hết được sự đóng góp của dầu khí với đời sống con người. Nhu cầu về dầu khí trên thế giới ngày càng tăng, do sự khan hiếm và phân bố không đồng đều (Trung Cận Đông khu vực tập trung nhiều dầu mỏ và khí thiên nhiên nhất trên thế giới lại bất ổn về tình hình chính trị) mà vấn đề an ninh năng lượng đã trở thành mối quan tâm lớn của mỗi quốc gia. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam đã thực hiện theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là phát huy nội lực tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả nguồn nhiên liệu có sẵn trong nước cũng như để đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, đa phương đa dạng trong hợp tác quốc tế làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế của các ngành kinh tế khác. Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tổ chức điều hành và triển khai các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trong nước và nước ngoài, tham gia như một bên nhà thầu cùng các đối tác triển khai các hợp đồng phân chia sản phẩm, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các hợp đồng liên doanh và liên doanh điều hành chung, tổ chức triển khai các hoạt động kinh doanh dịch vụ hỗ trợ chuyên ngành liên quan, sản xuất kinh doanh các nguồn tài nguyên khác và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tập đoàn phân công. Sau một thời gian thực tập nghiệp vụ kinh tế tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí nhằm: - Làm quen với công tác sản xuất kinh doanh, nắm được quy trình sản xuất các loại công tác chủ yếu trong doanh nghiệp dầu khí. - Nắm được tình hình tổ chức quản lý – tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức tiền lương, việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính của doanh nghịêp. - Thu thập số liệu cần thiết số liệu cần thiết em đã viết báo cáo kết quả thưc tập tổng hợp về công ty. Báo cáo gồm 3 chương: - Chương 1: Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty - Chương 2: Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Chương 3 : Phương hướng và giải pháp phát triển kinh doanh của Tổng công ty Trong quá trình thực tập chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Hường và CBCNV Tổng Công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em tìm hiểu nhưng thông tin cần thiết trong đợt thực tập này. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ (PVEP) 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí Việt Nam 1.1.1. Quá trình hình thành của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí Việt Nam Trụ sở chính: 18 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam. Tel: +84 4 3 772 6001 Fax: +84 4 3 772 6027 Email: pvep.hn@pvep.com.vn Website: www.pvep.com.vn Nhiệm vụ Triển khai với quy mô và nhịp độ đầu tư lớn hơn trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trên địa bàn cả nước, đồng thời tích cực mở rộng địa bàn và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và quản lý đạt tầm quốc tế. Phát triển kinh doanh song trùng với bảo vệ môi trường Chiến lược Xây dựng Tổng Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí trở thành Tổng Công ty với nguồn lực mạnh, điều hành tham gia ở nhiều dự án, có khả năng cạnh tranh với các Công ty Dầu khí trong khu vực, có uy tín hợp tác kinh doanh quốc tế nhằm phát triển không ngừng nguồn vốn và lợi nhuận, tăng cường nguồn thu cho Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển của Nhà nước. Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Chính phủ nhằm thu hút các Công ty Dầu khí quốc tế đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí tại Việt Nam, ngay từ năm 1987, Tổng cục Dầu khí (sau là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) đã ra quyết định thành lập Công ty PV-II. Ngày 17/11/1988 Tổng cục Dầu khí đã ra Quyết định số 1195/TC-DK thành lập Công ty Petrovietnam I (PV-I), là tiền thân của Công ty Thăm dò-Khai thác Dầu khí (PVEP) và Công ty Đầu tư-Phát triển Dầu khí (PIDC) với nhiệm vụ giám sát các hợp đồng thăm dò, tìm kiếm dầu khí triển khai tại thềm lục địa phía Bắc (PV I) và phía Nam Việt Nam (PV II). Trong giai đoạn 1990-1992, số lượng các hợp đồng chia sản phẩm (PSC) được ký kết tăng cao (thời điểm cao nhất tới gần 40 hợp đồng), quy mô và phạm vi hợp đồng có nhiều thay đổi. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát các hợp đồng PSC cũng như công tác thăm dò và khai thác dầu khí, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam quyết định đổi tên Công ty PV-I thành Công ty Giám sát các hợp đồng chia sản phẩm (PVSC) và công ty PV-II thành Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). Với mục tiêu đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác ra nước ngoài, ngày 14/12/2000 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã có Quyết định số 2171/QĐ - HĐQT thành lập Công ty Đầu tư-Phát triển Dầu khí (PIDC) trên cơ sở tổ chức lại Công ty PVSC. Sự ra đời của Công ty Đầu tư – Phát triển Dầu khí (PIDC) đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí ngày nay với việc PIDC tăng cường đầu tư ở trong nước và bắt đầu triển khai đầu tư vào thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài với các dự án đầu tiên được kí kết ở Iraq, Algeria, Malaisia, Indonesia. Ngày 04/05/2007, Tập doàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ra Quyết định số 1311/QĐ - DKVN thành lập Công ty mẹ-Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí trên cơ sở tổ chức lại hai công ty PVEP và PIDC. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, trong đó Công ty mẹ-Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Việc thành lập Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí nhằm thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và ở nươc ngoài. 1.1.2. Quá trình phát triển của Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí. Sự ra đời của Công ty Đầu tư – Phát triển Dầu khí (PIDC) vào năm 2000 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí ngày nay với việc PIDC tăng cường đầu tư ở trong nước và bắt đầu triển khai đầu tư vào thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài với các dự án đầu tiên được kí kết ở Iraq, Algeria, Malaisia, Indonesia. Trong cùng thời gian này, Công ty thăm dò và khai thác dầu khí đã tăng cường sự tham gia góp vốn vào các dự án, bắt đầu triển khai điều hành các dự án quan trọng trong khi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động dầu khí của các nhà thầu trong các hợp đồng dầu khí. Việc thành lập Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí là một bước phát triển quan trọng của ngành dầu khí nhằm thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và nước ngoài. Hiện nay PVEP đang giám sát, quản lý, tham gia góp vốn 42 đề án thuộc phạm vi các hợp đồng PSC, JOC, BC, đề án khai thac dầu khí tự lực cũng như các nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò khác theo phân công của Tập đoàn. PVEP đang tham gia và là nhà điều hành trong 10 đề án khai thác với 8 đề án cùng với các nhà thầu dầu khí nước ngoài hay công ty liên doanh điều hành chung với phần tham gia góp vốn của PVEP từ 12,5-50%. Hai đề án còn lại Đại Hùng và Tiền Hải với phần vốn góp của PVEP là 100%. Tổng Công ty PVEP cũng đang hết sức tích cực trong việc tìm kiếm các cơ hội thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài. Hiện nay có 11 đề án đang hoạt động ở nước ngoài cũng như hàng loạt các dự án khác đang trong quá trình triển khai tích cực. 1.2. Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị. 1.2.1. Sơ đồ bộ máy Tổng Công ty Thăm dò Khai Thác Dầu khí -Về cơ cấu tổ chức theo không gian Tổng công ty(hình 1 trang 4) bao gồm các cơ quan sau: + Trụ sở chính được đặt tại tòa nhà của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại số 18 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. + Hai chi nhánh đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và Venezuela. + Hai công ty. + 10 liên doanh điều hành chung như: Cửu Long JOC, Hoàng Long JOC,…. - Về cơ cấu bộ máy quản trị. Tổng Công ty là một doanh nghiệp lớn nên bộ máy quản trị bao gổm 3 cấp quản trị trong đó: cấp quản trị cao nhất là Hội đồng thành viên và Ban giám đốc. Các nhà quản trị cấp trung là lãnh đạo của các chi nhánh và các công ty con . Sau cùng là các bộ phận chức năng của các công ty con. - Nguyên tắc hoạt động của bộ máy điều hành quản lý: + Tổng Công ty Thăm dò Khai thácĐầu khí Việt Nam chịu sự quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, thực hiện theo chế độ thủ trưởng, thực hiện theo chế độ dân chủ. + Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm giữ gìn tài sản, thường xuyên nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, điều kiện kinh doanh, điều kiện làm việc của công nhân. 1.2.2. Chức năng và mối quan hệ của các phòng ban. Bộ máy quản lý và điều hành của PVEP được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty bao gồm: Hội đồng thành viên Ban giám đốc 18 phòng ban chức năng Hai chi nhánh đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và Venezuela. 10 công ty. 10 liên doanh điều hành chung như: Cửu Long JOC, Hoàng Long JOC,…. Hình 1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PVEP (Nguồn: www.pvep.com.vn) 1.2.3. Ban lãnh đạo của Tổng Công ty. 1.2.3.1. Hội đồng thành viên. 1.Ông Trần Đức Chính: Chủ tịch 2.Ông Nhuyễn Quốc Thập: Thành viên 3.Ông Phan Khánh Hà: Thành viên chuyên trách 4.Ông Hoàng Ngọc Đang: Thành viên 5.Ông Phan Ngọc Trung: Thành viên 1.2.3.2. Ban Tổng Giám đốc. 1.Ông Nguyễn Quốc Thập: Tổng Giám đốc 2.Ông Lê Thuận Khương : Phó Tổng Giám đốc 3.Bà Phan Thúy Lan: Phó Tổng Giám đốc 4.Ông Nguyễn Văn Quế: Phó Tổng Giám đốc 5.Ông Trương Hồng Sơn: Phó Tổng Giám đốc 6.Ông Nguyễn Xuân Cường: Phó Tổng Giám đốc 7.Ông Nguyễn Thanh Trì: Phó Tổng Giám đốc 8.Bà Vũ Thị Ngọc Lan: Phó Tổng Giám đốc 1.2.3.3. Nhiệm vụ của Tổng Giám đốc và các Hội đồng thành viên. Tổng Giám đốc có những nhiệm vụ sau: + Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước hội đồng thành viên và pháp luật hiện hành. + Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của công ty. + Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty. + Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động của công ty như các hoạt động thăm dò, khai thác và đầu tư. + Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư cho Hội đồng thành viên. + Phát triển thị trường trong khu vực và trên thế giới. + Trực tiếp kí các Hợp đồng Dầu khí. + Quyết định ngân sách hoạt động cho các dơn vị và các phòng ban cụ thể trong công ty theo kế hoạch phát triển do Hội đồng thành viên phê duyệt. + Quyết định các chỉ tiêu về tài chính. + Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty. Hội đồng thành viên có những nhiệm vụ sau: + Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm. + Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty. + Bổ nhiệm và bãi miễn các cán bộ quản lí công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc và mức lương của họ. + Giải quyết các khiếu nại của công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc cũng như quyết định lựa chon đại diện của Công ty để giảI quyết các vấn đề liên quan tới thư tục pháp lí chống lại cán bộ quản lí đó. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc hay cán bộ quản lí hoặc người đại diện của Tổng công ty khi Hội đồng thành viên cho rằng đó là ví lợi ích tối cao của Công ty. Việc bãi nhiệm nói trên không được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm. + Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty. + Quyết định thành lập chi nhánh hay các văn phòng đại diện của Công ty. + Thành lập các Công ty con của công ty. + Hội đồng thành viên tùy từng thời điểm quyết định việc thực hiện sửa đổi và hủy bỏ các hợp đồng lớn của công ty. + Quyết định các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh và ngân sách vượt quá 10% giá trị kế hoạch và ngân sách kinh doanh hàng năm. 1.2.4. Nhiệm vụ chung của các phòng - Các phòng có chức năng chung là tham mưu, giúp việc cho Ban Tổng giám đốc và Hội đồng thành viên Tổng Công ty trong công tác quản lý và điều hành hoạt động của Tổng Công ty, theo lĩnh vực hoạt động của phòng; - Chủ trì xử lý và giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến chức năng và nhiệm vụ cụ thể của phòng theo quy định; - Đầu mốí giải quyết các công việc liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của phòng mà có sự tham gia của các phòng, đơn vị khác; - Tham gia, phối hợp giải quyết các công việc của các phòng, đơn vị khác có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ cụ thể của phòng mình, theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng Công ty hoặc khi được các phòng khác đề nghị; - Hỗ trợ triển khai và giám sát việc thực hiện, điều hành các dự án của các Công ty con, đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc của Tổng công ty; - Xây dựng quy định, quy trình làm việc của phòng đảm bảo thống nhất và phù hợp với quy định và hoạt động chung của Tổng Công ty, tham gia xây dựng các quy chế, chính sách, quy định nội bộ của Tổng Công ty liên quan đến lĩnh vực hoạt động của phòng; - Xây dựng và đề xuất cơ cấu tổ chức, định biên lao động của phòng, xây dựng tiêu chuẩn chức danh, tổ chức hoạt động phòng theo cơ cấu đã được phê duyệt và bố trí nhân lực theo đúng chức danh quy định; - Tham gia xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Tổng Công ty; - Trực tiếp quản lý lao động, giờ công lao động, đề xuất chế độ lương, thưởng, thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên phòng mình; - Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong mỗi phòng, xây dựng tập thể phòng gắn bó, đoàn kết, đánh giá công bằng, phát huy năng lực làm việc của nhân viên; - Báo cáo hoạt động của phòng theo định kỳ tuần, tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất theo yêu câu của Lãnh đạo Tổng Công ty, báo cáo tổng kết công tác hàng năm trên các lĩnh vực hoạt động của phòng; 1.2.5. Nhiệm vụ riêng của từng phòng. .Văn phòng Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc quản lý điều hành và triển khai công tác văn thư, hành chính và quản trị trong và ngoài nước của Tổng Công ty. Phòng quản lý Dự án trong nước. Tham mưu, gíup việc Tổng giám đốc quản lý việc đầu tư của Tổng Công ty trong các HĐDK mà Tổng Công ty là một bên ký kết để tiến hành các hoạt động tìm kiễm thăm dò và khai thác dầu khí ở trong nước. Phòng Quản lý dự án nước ngoài. Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc quản lý việc đầu tư của Tổng Công ty trong các HĐDK mà Tổng Công ty là một bên ký kết để tiến hành các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài. Phòng Kế hoạch - Đầu tư. Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc quản lý, điều hành và triển khai công tác chiến lược, kế hoạch và đầu tư của Tổng Công ty. Phòng dự án mới Tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc quản lý điều hành và triển khai công tác tìm kiếm thăm dò và lựa chon các dự án dầu khí mới. Phòng Tài chính - Kế toán và Kiểm toán. Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc quản lý, điều hành và thực hiện công tác tài chính, kế toán, vốn và tài sản của Tổng Công ty, kiểm toán các dự án của Tổng Công ty trong các HĐDK và các đơn vị của Tổng Công ty. Phòng Tổ chức-Nhân sự và Đào tạo. Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc quản lý điều hành công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thi đua khen thưởng, kỷ luật của Tổng Công ty, cung ứng lao động cho các đối tác, các nhà thầu dầu khí. Phòng Luật. Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc quản lý, điều hành công tác pháp lý, tư vấn về mặt pháp lý trong toàn Tổng Công ty. Phòng Quan hệ đối ngoại. Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc quản lý, điều hành và triển khai công tác đối ngoại của Tổng Công ty ở cả trong nước và nước ngoài. Phòng Công nghệ thông tin và Lưu trữ Tham mưu, giúp Tổng giám đốc quản lý, điều hành và triển khai các hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông và công tác lưu trữ, thư viện của Tổng Công ty. Phòng Thương mại và Đấu thầu Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc quản lý, điều hành và triển khai công tác thương mại và các hoạt động đấu thầu của Tổng Công ty và các đơn vị trong Tổng Công ty. Phòng Sức khoẻ - An toàn và Môi trường Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc quản lý, điều hành và triển khai công tác Sức khoẻ - An toàn và Môi trường (SKATMT) trong toàn bộ các hoạt động của Tổng Công ty và các đơn vị trong Tổng Công ty. Phòng Tìm Kiếm Thăm Dò trong nước Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc quản lý điều hành và triển khai các hoạt động timg kiếm thăm dò dầu khí ở trong nước. Phòng Tìm Kiếm Thăm dò ở nước ngoài Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc quản lý, điều hành và triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở nước ngoài. Phòng Công nghệ Mỏ Tham mưu , giúp việc cho Tổng Giám đốc, quản lý, điều hành và triển khai các hoạt động công nghệ mỏ phục vụ công tác thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác mỏ của Tổng Công ty; Phòng Phát triển và Khai thác Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc quản lý, điều hành và triển khai các hoạt động phát trỉên và khai thác mỏ của Tổng Công ty; Phòng Khoan Tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc quản lý, điều hành và triển khai các nhiệm vụ kỹ thuật và công nghệ khoan và tổ chức giám sát/thi công các hoạt động khoan thăm dò, phát triển và khai thấc các dự án của Tổng Công ty trong và ngoài nước. Phòng Hỗ trợ sản xuất Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc quản lý, điều hành và triển khai công tác hỗ trợ sản xuất Tổng Công ty; Các ban Dự án của Tổng Công ty Các ban Dự án của Tổng Công ty hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ quy định trong “ Quy chế Tổ chức và Hoạt động” của Ban Dự án, ban hành theo quyết định của Tổng giám đốc; Các Chi nhánh của Tổng Công ty Các Chi nhánh của Tổng Công ty hoạt động tuân thủ “Điều lệ Tổ chức và hoạt động ” của Chi nhánh và theo chức năng, nhiệm vụ quy định trong “ quy chế Tổ chức và Hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành Chi nhánh ”, ban hành theo quyết định của Tổng giám đốc. Các văn phòng đại diện của Tổng Công ty Giúp việc cho Tổng Giám đốc thực hiện các hoạt động của Tổng Công ty tại các địa phương nơi đặt trụ sở VPĐD; 1.2.6. Quan hệ giữa các phòng, ban * Quan hệ giữa các phòng là hợp tác cùng giải quyết nhiệm vụ chung của Công ty; * Các phòng chủ động, trực tiếp trao đổi và đề xuất với các phòng liên quan để cùng giải quyết công việc; khi được hỏi ý kiến hoặc được yêu cầu tham gia, hỗ trợ, các phòng có trách nhiệm tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của phòng mình; * Phòng chủ trì lựa chọn gửi các tài liệu liên quan đến các phòng tham gia; đôn đốc phòng tham gia thực hiện đúng thời hạn và báo cáo Lãnh đạo Tổng Công tynhững trường hợp thực hiện không đúng hạn; tập hợp kết quả và đề xuất, trình Lãnh đạo Tổng Công ty xem xét, quyết định; * Phòng tham gia có trách nhiệm tham gia đúng nội dung, đảm bảo thời hạn do phòng chủ trì đề nghị và chịu trách nhiệm về phần tham gia của mình; * Nếu phòng ban tham gia có ý kiến khác với đề xuất của phòng chủ trì thì phòng chủ trì có trách nhiệm trao đổi để làm rõ trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu có ý kiến khác nhau thì phòng chủ trì có trách nhiệm báo cáo trực tiếp Lãnh đạo Tổng Công ty để xin ý kiến chỉ đạo; * Lãnh đạo phòng được yêu cầu các phòng khác hoặc các đơn vị trong Tổng Công ty cung cấp đầy dủ và kịp thời những thông tin cần thiết liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng mình; * Lãnh đạo phòng được ký các thông báo nội bộ để đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ các phòng khác phù hợp với phạm vi chức năng, nhiệm vụ của phòng mình; * Trong quá trình thực hiện công việc, nếu có vướng mắc trong phối hợp giải quyết công việc, các phòng co trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến Lãnh đạo Tổng Công ty để có biện pháp giải quyết kịp thời. 1.3. Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu của công ty. 1.3.1. Điều kiện địa lý kinh tế Tổng Công ty thăm dò Khai Thác Dầu khí (PVEP) có trụ sở chính tại Tầng 6,7 và 9, trung tâm Thương mại Dầu khí, 18 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nộ - Việt Nam. Ngoài ra Công ty PVEP còn có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh và một văn phòng đại diện tại Vũng Tàu. Đây là một vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển của công ty. Vì Hà Nội là trung tâm văn hóa-kinh tế xã hội của cả nước, nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, là một trong nhưng vùng tập trung đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hà Nội là nơi có mạng lưới giao thông lớn, là nơi giao thông với nhiều vùng kinh tế phát triển như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh….Nói chung đây là khu vực có nhiều thuận lợi cho việc liên lac, kinh doanh và giao dịch với các đối tác. 1.3.2. Đăc điểm về lao động 1.3.2.1. Đặc điểm của đội ngũ lao động hiện tại. Với nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước, địa bàn hoạt động của PVEP trảI rộng trong cả nước và trên thế giới với nhiều loại hình tổ chức và lao động. Tính đến hết năm 2008, PVEP đã có một lực lượng lao động hơn 1.700 người, làm việc trong 42 dự án trong và ngoài nước, gồm các đội ngũ sau: + Đội ngũ lao động làm việc trong Bộ máy điều hành công ty, hưởng các khoản lương thưởng, phụ cấp, phúc lợi theo các chính sách, chế độ, quy chế áp dụng cho Bộ máy điều hành Tổng công ty do Hội đồng thành viên PVEP ban hành. + Đội ngũ lao động làm việc trong các Dự án Dầu khí ở nước ngoài và các chi nhánh ở nước ngoài của Tổng công ty hưởng các khoản lương, thưởng, phụ cấp,phúc lợi theo chính sách nhân viên làm việc cho các dự án dầu khí ở nước ngoài do Tập đoàn dầu khí Việt Nam ban hành. + Đội ngũ lao động biệt phái làm việc cho các liên doanh điều hành ở trong nước hưởng các khoản lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi theo chính sách nhân viên biệt phái ;àm việc cho các liên doanh diều hành ở trong nước do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành. + Đội ngũ lao động làm việc trong các công ty TNHH 1 Thành viên ở trong nước hưởng các khoản lương, thưởng , phụ cấp, phúc lợi theo các chính sách, chế độ, quy chế của từng đơn vị theo sự phê duyệt của PVEP. + Đội ngũ lao động ký hợp đồng trực tiếp với các Đơn vị thành viên của PVEP (các liên doanh, các Công ty con trong và ngoài nước) hưởng các khoản lương, thưởng , phụ cấp, phúc lợi theo các chính sách, chế độ, quy chế của từng đơn vị. Do đăc điểm của lĩnh vực tìm kiếm , thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí, phần lớn lao động của Tổng công ty đều là những người có trình độ đại học, tốt nghiệp từ các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước với số liệu thông kê sơ bộ như sau: + Số lượng Tiến sĩ: Chiếm khoảng 3% + Số lượng thác sĩ: Chiếm khoảng 10% + Số lượng kĩ sư, cử nhân: Chiếm khoảng 70% Đây chính là một nguồn lực dồi dào để xây dựng và phát triển những đội ngũ lao động có số lượng và chất lượng đủ để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tổng Công ty. 1.3.2.2. Chế độ và chính sách lao động của PVEP Là một doanh nghiệp nhà nước, PVEP duy trì hệ thống lương cơ bản theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 theo đó hệ số lương cơ bản được lĩnh được tính theo mức lương tối thiểu theo Chính phủ quy định. Song song với hệ thống lương cơ bản, PVEP xây dựng hệ thống lương chức danh trên nguyên tắc làm công việc náo hưởng lương công việc đó. Tổng công ty cũng đang triển khai kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn chức danh nhằm chuẩn hóa những kiến thức, kỹ năng chuyên môn..cho mỗi bậc lương chức danh nhằm trả đúng lương, đúng người. Trong hệ thống lương chức danh, ngoài các ngạch lương thông thường như nhân viên , cán sự, kỹ sư, cón cáo ngạch lương chức danh chuyên gia với mức tương đương ngạch lương giành cho các vị trí cao nhất nhằm tạo điều kiên cho những kĩ sư có trình độ chuyên môn xuất sắc được hưởng mức lương thỏa đáng để toàn tâm toàn ý cho công tác chuyên môn. PVEP còn có chế độ trả thưởng đi đôi với chế độ trả lương. Ngoài các khoản thưởng theo luật định tùy theo kết quả kinh doanh CBCNV còn có những khoản thưởng vào những dịp đặc biệt như kỉ niệm ngày thành lập Tổng công ty, đón mừng phát hiện mỏ dầu mới, đón mừng khai thác dòng dầu đầu tiên.Đắc biệt PVEP có chế độ khuyến khích khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời với chế độ tiền lương tiền thưởng PVEP còn xây dựng chính sách phúc lợi cho CBCNV và các thành viên gia đình bao gồm các chế độ phúc lợi hàng tháng như phụ cấp trang phục, chỗ ở, trợ cấp giáo dục cho con CBCNV. Ngoài chế dộ phúc lợi cho mỗi CBCNV, Tổng công ty còn có chế độ phúc lợi cho tập thể lao động, khuyến khích cá hoạt động giao lưu theo nhóm ngoài giờ làm việc, trong nội bộ các ban với nhau đẻ tạo điều kiện thiết lập và tăng cường những mối quan hệ đồng nghiệp, hỗ trợ và hợp tác cùng nhau làm việc vì lợi ích chung. 1.3.2.3. Cơ cấu lao động của công ty trong những năm qua. Bảng 1: Cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp của PVEP qua các năm Đơn vị tính: Người Lao động Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lao động trực tiếp 394 796 867 Lao động gián tiếp 352 723 825 Tổng 746 1519 1692 Bảng số liệu trên cho thấy số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp của PVEP là không chênh lệch nhiều như các công ty thường có số lượng lao động trực tiếp nhiều hơn so với lao động gián tiếp. Sở dĩ như vậy là vì đặc thù về hoạt động của Tổng công ty yêu cầu kĩ thuật cao nên lực lượng lao động của công ty là những người có trình độ chuyên môn giỏi và lao động trực tiếp ở đây chủ yếu là các kĩ sư làm việc ở các giàn khoan, các kĩ sư làm công tác thăm dò và nhân viên kĩ thuật. Do đó công ty không yêu cầu số lượng lớn lao động trực tiếp. Một điều nữa là tổng số lượng lao động của công ty có sự thay đổi đột biến (hơn 2 lần) từ năm 2006 sang năm 2007. Nguyên nhân xuất phát từ việc PVEP được sáp nhập với PIDC( Công ty Đầu tư-Phát triển Dầu khí) thành lập Tổng công ty khai thác và thăm dò dầu khí trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam vào ngày 04/05/2007. Chính vì thế số lượng lao động của Tổng công ty vào năm 2007 là tổng số lượng lao động của PVEP trước đây và PIDC. Cũng xuất phát từ đặc trưng về lĩnh vực hoạt động của công ty mà trong lực lượng lao động của PVEP lao động có trình độ chuyên môn giỏi (Đại học trở lên) chiếm tỉ lên rất cao (khoảng 80%). Theo như số liệu thống kê mới nhất tính cho đến hết năm 2008 thì: + Số lượng Tiến sĩ: Chiếm khoảng 3% + Số lượng thác sĩ: Chiếm khoảng 10% + Số lượng kĩ sư, cử nhân: Chiếm khoảng 70% Như vậy số lượng lao động có trình độ chuyên môn cao chiểm tỉ lệ lên tới 83% trong tổng số lao động. 1.3.3. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của PVEP là khai thác và thăm dò dầu khí. Ngoài ra để phát triển lĩnh vực dịch vụ và tình hình thị trường thế giới ngày nay đặt ra yêu cầu về năng lực tự chủ nên theo sự phân công và cho phép của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, PVEP đang triển khai một số dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ như: các dự án tàu địa chấn 2D -3D, dự án trung tâm xử lí dữ liệu địa chấn, dự án giàn khoan biển nước sâu và nhiều sự án liên kết tiềm năng khác. 1.3.3.1. Thăm dò khai thác dầu khí trong nước - Tự điều hành các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở trên đất liền thuộc Miền võng Hà Nội và các khu vực có triển vọng ở thềm lục địa Việt Nam. - Tham gia điều hành chung các hợp đồng dầu khí với các Công ty Dầu khí nước ngoài tại Việt Nam - Quản lý, giám sát các hợp đồng dầu khí của nhà thầu nước ngoài khi được uỷ quyền. 1.3.3.2. Thăm dò, khai thác dầu khí ngoài nước - Tự điều hành các hợp đồng dầu khí - Tham gia điều hành chung các hợp đồng dầu khí. - Mua tài sản dầu khí /góp cổ phần đối với các hợp đồng dầu khí 1.3.3.3. Một số hoạt động đầu tư khác. Trong chiến lược phát triển của PVEP, phát triển lĩnh vực dich vụ là một hạng mục rất được quan tâm với các yêu cầu như: + Thực hiện 100% khối lượng công tác khảo sát điểu tra cơ bản Tập đoàn giao. + Tích cực phát triển các lĩnh vực dịch vụ phù hợp với năng lực, chức năng của Tổng công ty khi có đủ điều kiện. Bên cạnh đó, thị trường dịch vụ dầu khí trong thời gian qua có những biến động bất thường do chịu tác động chung của nền kinh tế – chính trị thế giới, đặt ra yêu cầu cao về năng lực tự chủ trong lĩnh vực này nhằm phục vụ tốt cho hoạt động tìm kiếm – thăm dò- khai thác dầu khí. Thực hiện mực tiêu trên, được Tập đoàn dầu khí Việt Nam phân công và ho phép, PVEP đang triển khai một só dự án sau: Dự án tàu địa chấn 2D : ngày 21/05/2007, theo quyết định số 2796/QĐ-DKVN, Tập đoàn đầu khí Việt Nam đã giao cho PVEP làm chủ đầu tư để triển khai Dự án Tàu địa chấn 2D. Dự án tầu địa chấn 2D nhằm đạt các mục tiêu : thực hiện kế hoạch tự chủ tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí; tham gia cung cấp dịch vụ thu nổ địa chấn ngoài khơI cho các nhà thầu dầu khí trong và ngoài nước và phát triển năng lực kí thuật, nguồn nhân sự cho gành dịch vụ thu nổ địa chấn. Việc cung cấp dịch vụ tàu địa chấn 2D của PVEP sẽ mở ra một loại hình dịch vụ kĩ thuật cao mới tại Việt Nam, góp phần vào việc tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ dầu khí trong tổng doanh thu của ngành. Hợp đồng mua tàu địa chấn 2D hoán cải được kí kết ngày 13/01/2008 giữa PVEP và công ty Nordic Maritime. Tàu địa chấn 2D mang tên Bình minh 02 sẽ là tàu địa chấn đầu tiên của Việt Nam , được hoán cải từ tàu cá Atlantic 333 tại xưởng đống tàu Cochin, Ân Độ. Các nhà thầu tham gia dự án : + Nhà thầu hoán cải: công ty NordicMaritime + Công ty tư vấn: Germanischer Lloy Industrial Services nVietnam CO.ltd + Nhà thầu giám sát dự án hoán cải: công ty TNHH dịch vụ dầu khí PTSC. Dịch vụ kĩ thuật: ngoài lĩnh vực hoạt động chính là thăm dò, khai thác đầu khí, PVEP đang mở rộng các hoạt động dịch vụ kỹ thuật khác có liên quan và hỗ trợ trực tiếp cho lĩnh vực hoạt động chính của m ình như hoạt động tư vấn – thiết kế- dịch vụ dầu khí, các hoạt động thu nổ, minh giảI địa chấn….. Cho tới nay PVEP đã và đang triển khai góp vốn cổ phần,tham gia liên doanh với các công ty chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực này. Cụ thể: + Tham gia 12% cổ phần vào Công ty cổ phần thiết kế WORLEY PARSONS Đầu Khí Việt ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21490.doc
Tài liệu liên quan