Báo cáo Thực tập tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn: ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 20 năm qua, Việt Nam thực hiện thành công quá trình đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam dẫn đầu bằng sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trong đó chính sách và thể chế luôn là yếu tố quan trọng nhất, tạo nên thắng lợi cho quá trình. Ngày nay, Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển với những thách thức và cơ hội mới. Đó là thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hoá, đô thị hoá trong hoàn cảnh lao động nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn tổng lao động và dân cư nông thôn vẫn chiếm đa số dân số, tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn chậm. Đây cũng là giai đoạn chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện khả năng cạnh tranh của các ngành nông nghiệp còn yếu và năng lực tiếp cận thị trường rất hạn chế. Trong bối cảnh đó, phát triển nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo được coi là ưu tiên quan trọng của Việt Nam và đổi mới chính sách và chiến lược vẫn là giải pháp quyết định. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, cuối năm 2005, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đã được thành lập trên nền tảng của Viện Kinh tế Nông nghiệp và một số bộ phận khác của Bộ NN-PTNT. Viện có chức năng là cơ quan tham mưu, tiến hành các hoạt động nghiên cứu và thông tin phục vụ quá trình ra quyết định cho các nhà lập chính sách và mọi đối tượng trong ngành. Viện có 4 trung tâm độc lập trực thuộc, trong đó Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP) là một trong những bộ phận quan trọng của Viện. CAP tập trung vào 2 lĩnh vực: nghiên cứu, phân tích thị trường ngành hàng và xây dựng, khai thác mô hình kinh tế mô phỏng phân tích chính sách. Và Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP) ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc tham mưu, tư vấn chính sách đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Báo cáo thực tập tổng hợp, ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có 2 phần chính: - Phần I: Tổng quan chung về Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn. + Chương 1: Tổng quan về Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn. + Chương 2: Tổng quan về Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp(CAP). - Phần II: Một số nét khái quát về đề tài Em xin cám ơn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp đã tạo điều kiện thực tập và sẵn lòng cung cấp tư liệu để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp. Phần I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (IPSARD) 1.1. Giới thiệu về Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 1.1.1 Giới thiệu chung Tên: Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, trực thuộc Bộ NN và PTNT, thành lập năm 2005. Tên tiếng Anh: Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural development. Tên viết tắt: IPSARD Trụ sở chính: Số 6 Nguyễn Công Trứ - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: 84-4-8219848, Fax: 84-4-9711062 1.1.2. Vị trí của Viện trong Bộ NN và PTNT: 1.2. Chức năng nhiệm vụ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 1.2.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng chính sách và đánh giá tác động của chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình...phát triển nông nghiệp nông thôn: Nghiên cứu thị trường, ngành hàng nông sản. Nghiên cứu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nghiên cứu kinh tế xã hội nông thôn, hệ thống nông nghiệp. Nghiên cứu kinh tế, xã hội trong quản lý, sử dụng tài nguyên nông nghiệp. 1.2.2. Thông tin đa chiều, đa phương tiện nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định của các đối tượng quản lý, sản xuất kinh doanh, đầu tư... liên quan đến ngành nông nghiệp nông thôn Thông tin chính sách, chiến lược về phát triển nông nghiệp nông thôn. Thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành. Thông tin xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn. Thông tin quản lý tài nguyên nông nghiệp, phát triển môi trường bền vững. 1.2.3. Thực hiện các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, tư vấn, xây dựng mô hình với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. 1.3. Sản phẩm của Viện 1.3.1. Thị trường, ngành hàng Việt Nam ngày nay đã trở thành nước sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông sản đóng vai trò quan trọng trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê, hồ tiêu, điều....Để giúp cho các nhà quản lý và người sản xuất kinh doanh ra các quyết định đúng đắn về tổ chức, sản xuất, đầu tư, phát triển thị trường, Viện đã và sẽ cung cấp một số sản phẩm và dịch vụ như sau: 1.3.1.1. Trước mắt * Báo cáo đánh giá thị trường hàng quý và năm tóm tắt, đánh giá diễn biến thị trường của các mặt hàng chính. Bản tin thị trường và ngành hàng được xuất bản hàng tháng, báo cáo và cung cấp thông tin giá cả, các bài viết chuyên đề, hướng dẫn thị trường. Báo cáo hồ sơ ngành hàng tổng quan ngành hàng từ tổ chức sản xuất đến tiêu thụ và phân tích các yếu tố tác động đến các ngành hàng. Báo cáo được xuất bản thành sách chuyên đề và được cập nhật theo thời gian. *Trang web thị trường và ngành hàng và báo điện tử thị trường đưa thông tin thị trường và tin cập nhật trong ngày; thông tin cũng được gửi trực tiếp cho các thành viên có đăng ký. Chương trình thông tin thị trường nông sản đăng tải các bản tin về biến động giá cả và nhận xét ngắn gọn trên các bản tin đặc biệt trên đài truyền hình trung ương, đài truyền hình kỹ thuật số và một số đài địa phương. 1.3.1.2. Lâu dài *Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành hàng được xây dựng dựa trên kết cấu của hồ sơ ngành hàng với các thông tin từ điều tra của Tổng cục Thống kê, các cơ quan chuyên ngành và các đề tài nghiên cứu, điều tra cơ bản của Viện. Mô hình phân tích và dự báo thị trường được xây dựng để mô phỏng quan hệ cung cầu, phân tích tác động chính sách và dự báo biến động thị trường. *Xuất bản phẩm về thị trường và ngành hàng như Atlas, tờ gấp, sổ tay thông tin, sách chuyên đề được xuất bản để cung cấp cho độc giả thông tin dưới dạng bản đồ, số liệu... Các nghiên cứu chuyên đề được Viện tiến hành theo yêu cầu các đối tượng nhằm đánh giá tác động hội nhập, lợi thế so sánh các ngành hàng, nghiên cứu dự báo cung, dự báo cầu cho từng ngành hàng. *Hội nghị dự báo hàng năm: Viện sẽ tổ chức các hội nghị dự báo và phân tích thị trường các ngành hàng chính hàng năm để cung cấp thông tin rộng rãi cho các đối tượng liên quan. 1.3.2. Phát triển nông thôn Phần lớn dân số và lao động Việt Nam sống ở nông thôn và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển nông thôn, hỗ trợ nông dân đang là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn phát triển hiện nay. Trong lĩnh vực phát triển nông thôn, các sản phẩm sau sẽ được Viện cung cấp: 1.3.2.1. Trước mắt *Nghiên cứu xây dựng mô hình thể chế ngành hàng liên kết giữa người sản xuất, chế biến, kinh doanh dọc theo ngành hàng nhằm tăng mức độ tham gia của nông dân, người nghèo vào chuỗi giá trị, nhờ đó tăng thu nhập và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Hỗ trợ xây dựng mô hình tổ chức ngành nghề và doanh nghiệp nông thôn, giúp xây dựng các mô hình tổ chức (hợp tác xã, hiệp hội...) nhằm nâng cao quy mô sản xuất, bổ sung dịch vụ công và tăng khả năng cạnh tranh ngành hàng... Hỗ trợ xây dựng mô hình chỉ dẫn địa lý và thương hiệu xuất xứ cho các mặt hàng đặc sản có giá trị đặc biệt của các địa phương. *Xây dựng mô hình phân tích chính sách phát triển nông thôn, mô phỏng kết cấu của các tổ chức ở nông thôn để dự đoán phản ứng, tác động của chính sách và biến động thị trường đến các tác nhân. Nghiên cứu chuyên đề về tổ chức, hệ thống canh tác, quy hoạch nông thôn... nhằm đưa ra căn cứ khoa học cho các đề xuất chính sách phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nông thôn. Sản phẩm thông tin (ấn phẩm, bản tin phát triển nông thôn, chương trình TV...) cung cấp các kết quả nghiên cứu nông thôn, tạo cơ chế trao đổi thông tin nhiều chiều, giúp cho người dân nắm bắt chính sách và có ý kiến phản hồi đóng góp xây dựng chính sách. 1.3.2.2. Lâu dài *Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo, sử dụng cách tiếp cận gây dựng tài nguyên cộng đồng và phát triển cộng đồng... để huy động nội lực và đưa người dân vào quá trình ra quyết định. Mạng lưới các trạm quan trắc nông thôn thu thập thông tin thường xuyên của các hộ nông dân đại diện để giám sát diễn biến về lao động, việc làm, dinh dưỡng, thu nhập..., đánh giá tác động của chính sách, thị trường và các biến động khác. *Diễn đàn điện tử về phát triển nông thôn: trình bày ý kiến, giới thiệu thông tin, trang bị kỹ năng và kiến thức cho các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát triển NN-NT. Diễn đàn sẽ tư vấn, trực tiếp trả lời người dân. 1.3.3. Chính sách chiến lược Để làm tham mưu hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước của Bộ, cần phải trả lời các câu hỏi và cung cấp các thông tin cần thiết, cung cấp ý tưởng và phát hiện ra vấn đề từ thực tiễn cho các cơ quan hoạch định chính sách và chiến lược. Các sản phẩm sau đã và sẽ được cung cấp: 1.3.3.1. Trước mắt *Nghiên cứu chuyên đề để trả lời câu hỏi của các nhà lập chính sách, đề xuất các sáng kiến chính sách đưa lên từ địa phương, tổng kết kinh nghiệm chính sách NN-NT trong nước và quốc tế. Cơ sở dữ liệu chính sách cập nhật và phân loại chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn 10 năm qua để giúp người đọc tra cứu và sử dụng. Bản tin phát triển hội nhập: giới thiệu lý thuyết, bài học kinh nghiệm chính sách trong và ngoài nước, kết quả nghiên cứu và nội dung các chính sách mới. *Báo cáo phản biện và đánh giá chính sách: được tiến hành khách quan và độc lập để giúp các nhà hoạch định chính sách có căn cứ khoa học để so sánh, lựa chọn và điều chỉnh chính sách. Diễn đàn và trang tin điện tử chính sách công khai về ý tưởng và giải pháp chính sách để mọi đối tượng tham gia góp ý, đề xuất, nhận xét về chính sách. 1.3.3.2. Lâu dài Mô hình phân tích chính sách và mô hình kinh tế mô phỏng kết cấu và hoạt động của ngành, bao gồm các ngành hàng chính trên từng vùng sinh thái để phân tích tác động của chính sách trong ngành, chính sách vĩ mô hoặc chính sách thương mại hội nhập. 1.3.4. Quản lý tài nguyên và môi trường Ngành nông nghiệp nông thôn đang quản lý và sử dụng phần lớn tài nguyên tự nhiên, có tác động mạnh mẽ đến chất lượng và cân bằng môi trường quốc gia, đến vệ sinh an toàn thực phẩm và tác động gián tiếp đến biến động về thiên tai. Để giúp công tác hoạch định chính sách trong lĩnh vực này, Viện đưa ra các sản phẩm sau: 1.3.4.1. Trước mắt Nghiên cứu chuyên đề để cung cấp cơ sở khoa học xây dựng chính sách. 1.3.4.2. Lâu dài Trang tin điện tử và diễn đàn chính sách về quản lý tài nguyên môi trường: tạo cơ chế trao đổi thông tin, đề đạt ý kiến trực tuyến giữa các đối tượng khác nhau và người lập chính sách. Mô hình phân tích tác động chính sách mô phỏng các phương án chính sách quản lý tài nguyên môi trường đối với các đối tượng khác nhau. 1.4. Phương hướng phát triển của Viện Năm 2008, sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT tiến hành sắp xếp lại hệ thống nghiên cứu của ngành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn sẽ là một trong sáu viện chính của cả ngành trực thuộc Bộ. 1.4.1. Đội ngũ cán bộ 12 Tiến sỹ 45 Thạc sỹ 2 về Nông học 1 về nghiên cứu phát triển 9 về kinh tế nông nghiệp 42 về Kinh tế 3 về quản lý Tổng số: 150 cán bộ trong đó: 1.4.2 Cơ cấu tổ chức Viện hiện có 3 phòng chức năng, 4 bộ môn nghiên cứu và 4 trung tâm/cơ sở độc lập Sơ đồ tổ chức của Viện Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP(CAP) 2.1. Giới thiệu về Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông thôn: Trung tâm được phát triển theo mô hình “Trung tâm xuất sắc” để thu hút các chuyên gia kinh tế chính sách được đào tạo từ các trường đại học có uy tín quốc tế. Trung tâm được tổ chức theo mô hình quản lý tự chịu trách nhiệm. cả về tổ chức, ngân sách, hợp tác quốc tế và xác định nhiệm vụ nhằm đảm bảo tính độc lập cao trong quá trình đưa ra kiến nghị và đánh giá tác động chính sách. Thế mạnh của Trung tâm tập trung vào 2 lĩnh vực: (i) nghiên cứu, phân tích thị trường ngành hàng; (ii) xây dựng, khai thác mô hình kinh tế mô phỏng phân tích chính sách Tên giao dịch quốc tế tiếng Anh của Trung tâm: Center for Agricultural Policy. Tên viết tắt tiếng Anh: CAP Trụ sở chính của Trung tâm: số 6 Nguyễn Công Trứ - Hà Nội Điện thoại: 84-4-7280491, fax: 84-4-7280489. Email: cap@ipsard.gov.vn 2.2. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm 2.2.1. Chức năng Trung tâm có chức năng nghiên cứu, tư vấn một cách độc lập, tham gia đào tạo các vấn đề về chính sách, chiến lược thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2.2.2 Đối tượng phục vụ Đối tượng phục vụ của Trung tâm là các cơ quan hoạch định chính sách, những người ra quyết định sản xuất, kinh doanh, đầu tư và viện trợ để phát triển nông nghiệp nông thôn. 2.2.3 Nhiệm vụ Độc lập nghiên cứu, thẩm định, đánh giá các chính sách, đề án đầu tư, phương án quy hoạch, dự án phát triển liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chuyển giao công nghệ và làm dịch vụ tư vấn về (i) phát triển thị trường và ngành hàng; (ii) quản lý sử dụng tài nguyên, môi trường; (iii) phát triển nông thôn; và (iv) chính sách chiến lược. Tập huấn kỹ năng phân tích chính sách kinh tế - xã hội, phân tích kinh tế, xây dựng mô hình, hội nhập quốc tế và khu vực trong lĩnh vực NN&PTNT. Hợp tác nghiên cứu, tham gia đào tạo và trao đổi học thuật với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tham gia công tác thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quản lý tổ chức, kinh phí, tài sản và các nguồn lực được giao. Thực hiện các chế độ chính sách với viên chức và người lao động. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện giao. 2.3. Tổ chức bộ máy của Trung tâm 2.3.1. Tổ chức bộ máy của Trung tâm 2.3.1.1. Lãnh đạo Trung tâm Giám đốc Trung tâm do Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định hiện hành. 2 Phó giám đốc do Giám đốc Trung tâm đề xuất và Viện trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định hiện hành. 2.3.1.2. Trung tâm có 3 phòng chức năng Phòng Hành chính. Phòng Tài chính. Phòng Hợp tác Quốc tế. 2.3.1.3. Trung tâm có 4 phòng nghiên cứu Phòng Nghiên cứu Kinh tế nông sản. Phòng Nghiên cứu kinh tế - xã hội nông thôn. Phòng Nghiên cứu sử dụng nguồn lực bền vững. Phòng Mô hình, kinh tế vĩ mô và hội nhập. 2.3.1.4. Trung tâm có 2 Ban cố vấn Ban cố vấn trong nước. Ban cố vấn quốc tế. 2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng chức năng 2.3.2.1. Phòng Hành chính Hỗ trợ các phòng xây dựng, theo dõi và giám sát các chương trình, kế hoạch công tác, đề tài nghiên cứu, dự án, dự án phát triển của Trung tâm. Quản lý tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất của Trung tâm. Hỗ trợ Lãnh đạo Trung tâm trong công tác tổ chức và quản lý nhân sự bao gồm: quy hoạch và tuyển dụng, quản lý cán bộ, nhân viên, quản lý hồ sơ cán bộ, nhân viên, xét thưởng và khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên và các công tác khác trong tổ chức và quản lý cán bộ. Cùng với phòng Tài chính, thực hiện các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ, nhân viên của Trung tâm theo quy định pháp luật. Hỗ trợ lãnh đạo Trung tâm quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của Trung tâm. Quản lý công tác văn thư, lưu trữ và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Hỗ trợ tổ chức các cuộc họp, hội thảo, các lớp tập huấn, đào tạo của Trung tâm. Điều phối, đôn đốc các hoạt động khác của Trung tâm. 2.3.2.2. Phòng Tài chính: Đảm bảo hoạt động tài chính - kế toán của Trung tâm theo đúng quy định pháp luật và Quy chế quản lý tài chính nội bộ của Trung tâm. Cùng với phòng Hành chính, thực hiện các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ, nhân viên của Trung tâm theo đúng quy định pháp luật. Tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm về các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán 2.3.2.3. Phòng Hợp tác Quốc tế (HTQT) Theo dõi, các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế của Trung tâm. Tham gia xây dựng các chương trình, dự án, nghiên cứu trong nước và quốc tế. Làm đầu mối và điều phối, đôn đốc hoạt động đối ngoại. Quản lý, làm thủ tục và theo dõi các cán bộ, nhân viên được cử tham gia/tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế, các khóa đào tạo, tập huấn dài hạn và ngắn hạn ở trong và ngoài nước. Đưa đón chuyên gia, làm thủ tục ra vào cho các chuyên gia. Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, các lớp tập huấn, đào tạo và hỗ trợ các hoạt động tư vấn khác của Trung tâm. 2.3.3 Chức năng và nhiệm vụ các phòng nghiên cứu Thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, tư vấn, đào tạo và hoàn thành nhiệm vụ của Trung tâm và Viện giao theo các lĩnh vực chuyên môn của phòng, cụ thể: Phòng Nghiên cứu Kinh tế nông sản: nghiên cứu, phân tích cung cầu các ngành hàng nông sản (phân tích hàm cung, hàm cầu, cân bằng cung cầu, khả năng cạnh tranh, kênh phân phối, thị hiếu, tiêu chuẩn chất lượng...của các mặt hàng nông sản) Phòng Nghiên cứu kinh tế - xã hội nông thôn: nghiên cứu, phân tích kinh tế - xã hội nông thôn (đói nghèo, việc làm, thu nhập, đất đai, công nghiệp hoá nông thôn, ngành nghề nông thôn, môi trường kinh doanh và các tổ chức nông thôn...) Phòng Nghiên cứu sử dụng nguồn lực bền vững: nghiên cứu, phân tích chính sách sử dụng nguồn lực bền vững (cân bằng sinh thái, tác động môi trường, hiệu quả sử dụng nguồn lực...) Phòng Mô hình, kinh tế vĩ mô và hội nhập: nghiên cứu, phân tích chính sách ngành, liên ngành và liên vùng. 2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính 2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật Tài sản của Trung tâm được xây dựng từ các nguồn do nhà nước giao, tự mua, từ quà tặng và từ tài sản của các dự án khi kết thúc bàn giao lại. Trung tâm thực hiện chế độ quản lí tài sản theo qui định của nhà nước đối với các cơ sở nghiên cứu hạch toán độc lập. Mọi tài sản được sử dụng đúng chức năng nhiệm vụ của Trung tâm được giao. 2.4.2. Nguồn tài chính Các nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm gồm có: 2.4.2.1. Kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp, bao gồm Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước do Viện, Bộ giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu và được cấp theo phương thức khoán trên cơ sở hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp theo mức khoán tương ứng với nhiệm vụ được giao. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng dự án, kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa tài sản cố định. Các nguồn kinh phí khác (nếu có). 2.4.2.2. Nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, bao gồm Thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ. Thu từ hợp đồng chuyển giao công nghệ. Thu sự nghiệp khác (nếu có). 2.4.2.3. Các nguồn kinh phí khác, bao gồm: Vốn khấu hao tài sản cố định. Vốn huy động của các cá nhân, vốn vay của các tổ chức tín dụng. Vốn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước (theo quy định). Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có). 2.4.3 Sử dụng kinh phí Trung tâm được quyền chủ động về tài chính, huy động các nguồn kinh phí và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn tài chính theo qui định nhà nước và qui chế chi tiêu nội bộ. Các khoản chi kinh phí của Trung tâm như sau: Chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước theo hình thức khoán chi trên cơ sở hợp đồng kí kết với các cơ quan giao nhiệm vụ. Chi tiền lương, thưởng: Trung tâm đảm bảo chi trả tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, viên chức và người lao động tối thiểu bằng các qui định nhà nước về ngạch lương, bậc lương và chức vụ. Chi quản lý Hành chính, mua sắm, sửa chữa thường xuyên, máy móc thiết bị … Dự toán, kiểm toán, quyết toán: hoạt động dự toán, quyết toán và kiểm toán của Trung tâm được thực hiện theo các qui định nhà nước. Phần II: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong xu h­íng khu vùc ho¸, toµn cÇu ho¸, mçi n­íc ®Òu chän cho m×nh mét h­íng ®i thÝch hîp ®Ó cïng tiÕn tíi mét môc tiªu kinh tÕ lµ: æn ®Þnh vµ ph¸t triÓn l©u dµi nÒn kinh tÕ. Mét h­íng ®i mµ nhiÒu n­íc lùa chän lµ “C«ng nghiÖp ho¸ h­íng vÒ xuÊt khÈu”. XÐt vÒ ®iÒu kiÖn kinh tÕ ViÖt Nam hiÖn nay cßn kÐm so víi c¸c n­íc trong khu vùc, do ®ã ®Ó tr¸nh nguy c¬ tôt hËu th× ViÖt Nam cÇn ph¶i hoµn thµnh c«ng cuéc CNH-H§H ®Êt n­íc. ViÖt Nam lµ mét n­íc n«ng nghiÖp, cã tíi h¬n 80% d©n sè lµm viÖc trong ngµnh nµy, do ®ã ho¹t ®éng xuÊt khÈu cña ViÖt Nam ngoµi dÇu má vµ than th× chñ yÕu lµ hµng n«ng s¶n trong ®ã mÆt hµng g¹o chiÕm tû träng lín nhÊt cña ViÖt Nam. Vµ n¨m 1997 ViÖt Nam ®· ®øng thø 2 trªn thÕ giíi vÒ xuÊt khÈu g¹o. V× vËy, viÖc nghiªn cøu, t×m hiÓu ho¹t ®éng xuÊt khÈu g¹o ViÖt Nam ®Ó tõ ®ã ®Ò ra nh÷ng gi¶i ph¸p thÝch hîp nh»m ®Èy m¹nh ho¹t ®éng xuÊt khÈu g¹o ë ViÖt Nam trong thêi gian tíi lµ hÕt søc cÇn thiÕt. XuÊt ph¸t tõ thùc tiÔn ®ã và trong phạm vi kiến thức của mình em chọn đề tài : “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.” 2. Mục đích nghiên cứu: §¸nh gi¸ thùc tr¹ng xuÊt khÈu g¹o ViÖt Nam hiÖn nay. Phân tích lµm râ vai trß cña các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược xuÊt khÈu g¹o của Việt Nam từ đó đề xuÊt c¸c gi¶i ph¸p h÷u hiÖu nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ cho xuÊt khÈu g¹o ViÖt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu: Ph­¬ng ph¸p thèng kª. Ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch tæng hîp kinh tÕ. Ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch chÝnh s¸ch. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22825.doc
Tài liệu liên quan