Báo cáo Thực tập tại VPBank

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại VPBank: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của nhân loại, diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Hòa mình trong xu thế ấy, Việt Nam cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ mang lại rất nhiều cơ hội phát triển cho các lĩnh vực kinh tế của mình. Đặc biệt, ngành ngân hàng trong những năm qua đã chứng tỏ được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế. Với hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phẩn được thành lập, các Ngân hàng trong nước nói ... Ebook Báo cáo Thực tập tại VPBank

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2401 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chung và ngân hàng Thương mại cổ phần Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh (VP Bank) nói riêng cũng đã và đang thay đổi diện mạo của mình, phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các dịch vụ sản phẩm cho khách hàng để tham gia vào thị trường mới, với nhiều cạnh tranh, thách thức mới, đồng thời với một tinh thần chủ động và sáng tạo cao. Trong thời gian qua, cùng với các ngân hàng khác VPBank đã khẳng định được uy tín và chất lượng của mình, với tình hình hoạt động tài tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan, VP Bank đang cố gắng, nỗ lực hết mình để trở thành một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và nằm trong top những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam có tầm cỡ khu vực. Là một sinh viên năm cuối khoa Ngân hàng – Tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cùng với sinh viên cả khóa, em đang có thời gian thực tập tại Hội sở chính VP Bank. Trong thời gian 5 tuần thực tập tổng hợp tại Ngân hàng, em đã có thời gian tìm hiểu một cách khái quát nhất về toàn bộ hoạt động tại VP Bank, những vấn đề đó sẽ được trình bày trong báo cáo thực tập tổng hợp này. Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về VP Bank.. Phần 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của VP Bank. Phần 3: Phương hướng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của VP Bank. PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (VP BANK) Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank. 1.1.1 Lịch sử hình thành của VPBank VPBank là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam. Giấy phép thành lập: Số 1535/QĐ-UB ngày 4/9/1993 do Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cấp ngày 4/9/1993. Giấy phép hoạt động: Số 0042/NH-GB của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 12/8/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 055689 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp cho đăng ký lần đầu ngày 9/9/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 1/11/2006. Mã số thuế: 0100233583 Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint - Stock Commercial Bank for Private Enterprises. Tên viết tắt: VPBANK Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, P.Hàng Trống, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội, được khai trương vào 17/2/2006. Điện thoại: (84-4) 928 8869 Fax: (84-4) 928 8867 Website: www.vpbank.com.vn 1.1.2 Quá trình phát triển của VPBank Kể từ khi thành lập cho tới nay, VP Bank luôn chứng minh được uy tín của mình. VP Bank luôn không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động của mình, mở thêm các chi nhánh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như khai thác triệt để tính tiện ích của các loại hình dịch vụ để không những mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng mà còn mang lại lợi nhuận cũng như uy tín của bản thân ngân hàng. Chính vì vậy quá trình phát triển của VP Bank cũng đã trải qua những bước thăng trầm, có những lúc khó khăn và đã bước đầu đạt được thành công như ngày hôm nay. Có thể chia quá trình phát trỉển của VPBank thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ năm 1993 – 1997: Với vốn điều lệ khi mới thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, khi đó mạng lưới VP Bank mới chỉ có 3 chi nhánh: cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VP Bank mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VP Bank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm chi nhánh Đà Nẵng, ngoài ra có 6 phòng giao dịch. Đây là giai đoạn mới thành lập và bắt đầu những bước đi đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế trong giai đoạn này những gì VP Bank làm được vẫn còn khiêm tốn và thể hiện một số mặt còn hạn chế trong chính sách điều hành và quản lý của mình. Giai đoạn 2: Từ năm 1997 – 2002: Trong giai đoạn này, VPBank đã không tránh khỏi những trì trệ và khủng hoảng . Các hoạt động của VPBank chỉ ở mức cầm chừng, kinh doanh của ngân hàng kém hiệu quả. Biểu hiện là nợ quá hạn ở mức báo động,L/C trả chậm thì rườm rà. Ngày 25/09/2002, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức ký quyết định đặt VPBank vào trạng thái kiểm soát đặc biệt trong thời gian tối đa là 24 tháng. Năm 2004, vốn điều lệ theo sổ sách là 174,9 tỷ VNĐ, song việc nợ quá hạn quá cao, thâm chí nhiều khoản không có khả năng thu hồi, chính vì thế mà vốn điều lệ thực chất của VPBank ở mức “âm”. Trong thời gian này, VPBank không được phép mở thêm bất cứ chi nhánh hay phòng giao dịch nào. Đây là giai đoạn VPBank gặp nhiều khó khăn nhất, không chi nhánh nào được mở thêm, vốn điều lệ thì vẫn giữ nguyên ở mức trước. Giai đoạn 3: Từ năm 2003 đến nay: Ngân hàng có những biện pháp chấn chỉnh, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ. Thời kỳ này, tình hình tài chính của ngân hàng được lành mạnh hóa. Sự cố gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ và nhân viên ngân hàng đã từng bước khắc phục được nợ đọng về tín dụng và bảo lãnh LC quá hạn trong thời kỳ trước. Năm 2004, VPBank đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 198,3 tỷ VNĐ theo quyết định 684/QĐ-HAN7 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Điều này đã đánh dấu bước tiến mới cho giai đoạn này. Tháng 7/2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định dỡ bỏ “Lệnh kiểm soát đặc biệt” đối với ngân hàng. 25/11/2004, theo công văn chấp thuận số 689/NHNN-HAN7, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ từ 170 tỷ đồng lên 210 tỷ đồng.  Tháng 2/2005, theo công văn chấp thuận 134/NHNN-HAN7, VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 234,7 tỷ VNĐ. Ngày 19/10/2005, biểu tượng mới của VPBank chính thức ra mắt trên cơ sở màu xanh đậm và đỏ tươi làm tông màu chủ đạo, tượng trưng cho sự trù phú, thịnh vượng và thành công. 12/2005, VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 309,4 tỷ VNĐ. Ngày 17/2/2006, VPBank chính thức khai trương Trụ sở chính và Phòng Giao dịch Hồ Gươm tại số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Các chi nhánh, phòng giao dịch mới khai trương của VPBank trên toàn quốc đều đi vào hoạt động suôn sẻ và bước đầu đạt được những kết quả khả quan.Ở các tỉnh đều có các chi nhánh cấp I, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được nhu cầu quy mô mở rộng tiếp cận thị trường của Ngân hàng VPBank. Riêng trong năm 2006, VPBank đã khai trương và đưa vào hoạt động 20 điểm giao dịch mới. Tính đến thời điểm lập báo cáo, tháng 3/2007 VPBank đã hiện diện tại nhiều tỉnh thành phố lớn trên cả nước bao gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Khánh Hòa. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, với nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên VPBank trên toàn hệ thống, VPBank đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Tính đến thời điểm 31/12/2007 vốn điều lệ của VPBank là 2.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 18,2 ngàn tỷ đồng tăng 78% so với cuối năm 2006. Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt trên 313 tỷ đồng, tăng  gấp đôi so với năm 2006. Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đem lại dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới  các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc. Tính đến cuối năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã có tổng số 100 điểm giao dịch trên toàn quốc (chưa kể gần 30 điểm giao dịch khác đang chuẩn bị khai trương). Về nhân sự : Chất lượng đội ngũ nhân viên là một trong những yếu tố chính tạo nên sức mạnh của Ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu với các thử thách trong cạch tranh nhất là khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế trong những năm qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng quản trị nhân sự. Bảng 1.1: Cơ cấu lao động năm 2004 – 2007 Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 SL % SL % SL % SL % Tổng số 605 100 782 100 1325 100 1929 100 Giới tính Nam 268 44.3 342 43.7 561 42.3 879 45.6 Nữ 339 56.0 440 56.3 764 57.7 1005 54.4 Trình độ Trên Đại học 3 0.5 15 1.9 17 1.3 24 1.2 Đại học 450 74.4 602 77.0 1036 78.2 1754 90.9 Dưới đại học 152 25.1 165 21.1 272 20.5 151 7.8 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006, 2007. Đội ngũ nhân sự của VPBank không ngừng được tăng lên về số lượng mà còn cả chất lượng.Số lượng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học liên tục tăng qua các năm. Số lượng nhân viên nữ luôn cao hơn nam, do xuất phát từ tính chất của công việc ngân hàng, cần sự chính xác, tỷ mỉ và cẩn thận, đặc biệt là bộ phận kế toán và thanh toán quốc tế. Dù vậy, điều này cũng làm hạn chế hoạt động của ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng, lĩnh vực đòi hỏi sự nhạy bén, linh động. Cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động của VP Bank. 1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của VP Bank Theo quyết định số 481/2002/QĐ-HĐQT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các chi nhánh VPBank, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh là 1 pháp nhân duy nhất bao gồm: Hội sở, các chi nhánh cấp 1, và các văn phòng đại diện. Các chi nhánh cấp II trực thuộc các chi nhánh cấp I. Các chi nhánh cấp III trực thuộc các chi nhánh cấp II. Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT P. kiểm toán nội bộ Các ban tín dụng Phòng Thanh toán quốc tế Kiều hối Phòng Pháp chế Văn phòng Trung tâm Western Union Văn phòng Hội đồng quản trị BAN ĐIỀU HÀNH Hội đồng Quản lý Tài sản nợ, Tài sản có Hội đồng tín dụng Phòng Kế toán Phòng Ngân quỹ Phòng tổng hợp và Phát triển sản phẩm Trung tâm tin học Công ty chứng khoán VPBank Các Chi nhánh Công ty Quản lý Tài sản VPBank Các Phòng Giao dịch Trung tâm Thẻ Trung tâm Đào tạo Phòng Thanh toán quốc tế- Kiều hối Phòng Ngân quỹ Hình 1.2: Sơ đồ Cơ cấu bộ máy tổ chức của VP Bank 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ. Đại hội cổ đông: bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Đây là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng trong việc ra quyết định chiến lược phát triển của ngân hàng, bầu ra các cơ quan quản lý, hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị: Đây là cơ quan quản lý ngân hàng. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của ngân hàng, trừ phạm vi của Đại hội cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 4 năm. Hiện nay, chủ tịch HĐQT là Ông Phạm Hà Trung. Ban kiểm soát: có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hoạt động quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, được thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng, báo cáo với HĐQT về kết quả hoạt động. Hội đồng tín dụng và Ban Tín dụng : VPBank có 2 hội đồng tín dụng và mỗi chi nhánh cấp I có một Ban Tín dụng. Hai Hội đồng này được đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ giải quyết các khoản vay đã vượt hạn mức giao cho các chi nhánh cấp I ở các địa bàn khu vực phía Bắc ( Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh phúc...) và phía Nam ( Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh...). Hội đồng tín dụng có chức năng là thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, tiến hành phân tích, đánh giá khách hàng theo quy trình nghiệp vụ trong các hợp đồng tín dụng nằm trong khả năng của mình. Tiến hành quản lý sau giải ngân như kiểm tra việc tuân thủ điều kiện vay vốn của khách hàng, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, thực hiện cho vay và thu nợ theo quy định…,thực hiện các nhiệm vụ khác được Ban điều hành phân công. Hội đồng ALCO: để hạn chế rủi ro thị trường và thanh khoản, được giao cho nhiệm vụ quản lý thanh khoản, được quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả, được quyền quyết định triển khai các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, ALCO còn được giao trách nhiệm theo dõi sát sao tình hình thị trường về tỷ giá, lãi suất và các khả năng rủi ro để đưa ra các giải pháp trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Phòng Thanh toán Quốc tế: Trên cơ sở hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc phân công. Phòng Ngân quỹ: Phòng tiền tệ kho quỹ thực hiện quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh, thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc kim loại, đá quý, Quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố; thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh…Thực hiện các nhiệm vụ khác được Ban điều hành phân công. Phòng Tài chính - Kế toán: Thực hiện công tác kế toán tài chính cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh(không trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm). Phòng Kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ kiểm tra nội bộ tại VPBank. Phòng Kiểm toán nội bộ được tổ chức thành 1 hệ thống thống nhất theo ngành dọc, chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Kiểm soát. Hướng dẫn, phổ biến, lưu trữ các văn bản pháp quy, văn bản chế độ. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm toán nội bộ tất cả các nghiệp vụ tại các đơn vị trực thuộc Chi nhánh thành phố Hà Nội. Kiểm tra thực hiện các quy chế, chế độ tại chi nhánh thành phố Hà Nội. Văn phòng: Thực hiện công tác hành chính: quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ… Thực hiện công tác hậu cần như lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản… phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho con người và tài sản tại chi nhánh. Quản lý hồ sơ giấy tờ đất đai của chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc phân công. Các chi nhánh các cấp và các phòng giao dịch trực thuộc: là nơi trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong mỗi chi nhánh, cơ cấu phòng ban bao gồm các phòng kiểm tra hạch toán nội bộ, phòng phục vụ khác hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp (A/O), phòng giao dịch kho quỹ, phòng thu hồi nợ, phòng thanh toán quốc tế, phòng kiều hối... 1.2.3 Mối quan hệ giữa các phòng ban Mối quan hệ giữa các phòng ban trong vp Bank là mối quan hệ chặt chẽ gắn bó. Giữa các phòng ban luôn có sự tương hỗ lẫn nhau trong mọi hoạt động. Mặc dù chức năng nhiệm vụ của các phòng ban đã được phân công, phân nhiệm rất rõ ràng và cụ thể song trong hoạt động giữa các phòng ban luôn có sự liên kết với nhau, bổ trợ nhau trong các nghiệp vụ hoạt động của mình. Ví dụ như hoạt động của phòng tín dụng là tiến hành tiếp xúc khách hàng trong các khoản cho vay, một hợp đồng cho vay được duyệt phải thông qua rất nhiều phòng ban khác, nếu khoản vay đó là một khoản vay lớn mà vượt quyền quyết định của trưởng phòng tín dụng thì phải thông qua phòng thẩm định rồi mới có quyết định cho vay hay không. Khi hồ sơ tín dụng được duyệt thì phải thông qua phòng ngân quỹ để được giải ngân, phòng kế toán để hạch toán. Hay là hoạt động của phòng kế toán thì phải dựa vào chứng từ các phòng ban khác… Như vậy ta thấy sự liên kết trong hoạt động giữa các phòng ban trong chi nhánh là rất chặt chẽ, chỉ cần một bộ phận không hoàn thành nhiệm vụ của mình thì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các phòng ban khác trong hệ thống và làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của toàn ngân hàng. Lĩnh vực hoạt động của VP Bank Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá. Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành. Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc. Huy động các loại vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi được NHNN cho phép. Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức đặc biệt là chuyển tiền nhanh Western Union. Những thành tích VP Bank đã đạt được trong những năm vừa qua Với sự nỗ lực cả trong hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội, tập thể lãnh đạo và nhân viên VPBank đã đạt được nhiều thành tích đáng chú ý và được xã hội công nhận: Cúp vàng “Doanh nghiệp vì tiến bộ xã hội và Phát triển bền vững”. Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dành cho  Tập thể lao động xuất sắc năm 2005. Giấy chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2004 do Ngân hàng UNION BANK – Mỹ trao tặng . Giấy chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2005 do Ngân hàng THE BANK OF NEWYORK – Mỹ trao tặng . Giấy khen: đối với Tập thể lãnh đạo và nhân viên Hội sở VPBank  “ Đã có thành tích góp phần chấn chỉnh, củng cố hoạt động của VPBank” của Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội (23/7/2004). Công nhận danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh năm 2005 của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (27/4/2006). Chứng nhận “Doanh nhân văn hóa” của Trung tâm Văn hóa doanh nhân Việt Nam đối với Tổng Giám đốc Lê Đắc Sơn (năm 2006). Giải thưởng : “ Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Công nhận Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh của Đảng bộ thành phố Hà Nội.  Giấy chứng nhận của hội sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận VPBank đạt Nhãn hiệu nổi tiếng 2007. Giấy chứng nhận Ngân hàng Thanh toán xuất sắc năm 2006 do Ngân hàng Citibank trao tặng. Chứng nhận"Doanh nhân Văn hóa" của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam đối với TGĐ Lê Đắc Sơn năm 2007. Bằng khen và cúp Thăng Long "Nhà Doanh nghiệp giỏi thành phố Hà Nội" do UBND Thành phố Hà Nội trao tặng cho TGĐ Lê Đắc Sơn. PHẦN II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VP BANK 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank . 2.1.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động được VP Bank rất chú trọng, với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của VP Bank trong hệ thống ngân hàng. Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được VP Bank khai thác triệt để. Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn giai đoạn năm 2004 – 2007 Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Số dư TT % Số dư TT % Số dư TT % Số dư TT% Nguồn vốn huy động 3858 100 5638 100 9.065 100 15355 100 Huy động thị trường I 1847 48 3209 57 5.678 63 12941 84 Huy động thị trường II 2011 52 2398 43 3.386 37 2414 16 Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2004, 2005, 2006, 2007 Đầu năm 2007 thị trường chứng khoán phát triển nóng đã thu hút một lượng vốn đáng kể đổ vào thị trường này, cùng các thị trường khác như thị trường bất động sản, thị trường vàng... Nhưng nguồn vốn của VP Bank vẫn tăng cao đó là do những chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm huy động, cùng với các chương trình khuyến mãi và quà tặng hấp dẫn. Đến cuối năm 2006, nguồn vốn huy động đạt 9.065 tỷ đồng tăng gấp 7,5 lần so với cuối năm 2003, bình quân giai đoạn 2004-2006 nguồn vốn huy động của VP Bank đạt mức tăng trưởng 68%. Đến 31/12/2007 con số nguồn vốn huy động của VP Bank đã là 15.355 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007,tăng 6.290 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương tăng 69%). Trong đó, nguồn vốn huy động của tổ chức kinh tế và dân cư (thị trường I) đạt 12.941 tỷ đồng tăng 138% so với cuối năm 2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7.906 tỷ đồng tăng 3.397 tỷ đồng so với cuối năm 2006). Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là  2.414 tỷ đồng, giảm 1.210 tỷ đồng so với cuối năm 2006. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư: Là một ngân hàng hoạt động với phương châm “ Lợi ích của khách hàng là trên hết”, chính vì thế trong những năm vừa qua, VP Bank luôn cung cấp cho các khách hàng là tổ chức, là cá nhân các sản phẩm đa dạng và mang tính tiện ích cao, như trả lương qua tài khoản tại ngân hàng, bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu...,do đó trong những năm qua nguồn huy động chủ yếu của VP Bank thu được là từ các tổ chức kinh tế và dân cư, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn huy động. Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của VP Bank ( khoảng 80%). Việc huy động vốn từ thị trường I có xu hướng tăng nhanh ( cuối năm 2006 tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2004, cuối năm 2007 tăng gấp 1,38 lần so với cuối năm 2006), đây là những con số khá ấn tượng. Còn nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng cũng được VP Bank điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn từng thời kỳ. 2.1.2 Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chủ yếu mang lại nguồn thu lớn cho các ngân hàng. Hoạt động tín dụng của VP Bank cũng đã phát triển qua các năm, mang lại trên 50% thu nhập cho ngân hàng. Hình 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng 2004 – 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 1865 3014 5031 13217 Cho vay ngắn hạn 1004 1405 2512 6626 Cho vay trung, dài hạn 855.3 1607 2485 6476 Cho vay khác 5.7 2.1 34.5 115 Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2004, 2005, 2006, 2007 Năm 2004 là năm tình hình đầu tư có phần chững lại, đặc biệt do sự phát triển bất ổn của thị trường bất động sản và sau đó là tình trạng đóng băng kéo dài đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các các thị trường khác trong đó có ảnh hưởng lớn tới hoạt động tín dụng, tuy vậy VP Bank vẫn dạt được mức tăng trưởng khả quan, đó là do sự kết hợp đồng bộ giữa các chính sách ... Đến năm 2005, hoạt động tín dụng của VP Bank vẫn duy trì ở mức khá tốt, nếu như năm 2004 dư nợ tín dụng chỉ tăng 23% so với năm 2003 thì tới năm 2005 đã tăng tới 82% so với năm 2004, không chỉ dừng lại ở đó, năm 2007 cũng đánh dấu một năm hoạt động tín dụng khá sôi động của VP Bank khi mà dư nợ tín dụng tăng 163% so với cuối năm 2006 và vượt 53% kế hoạch của cả năm. Không chỉ tăng trưởng về lượng, mà chất lượng tín dụng của VP Bank vẫn đảm bảo theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước.Nếu như năm 2005 tỉ lệ nợ xấu( nhóm 3,4,5) đạt 0,75% tổng dư nợ, thấp hơn rất nhiều so với con số chung toàn ngành, thì tới năm 2006 tỉ lệ này lại tiếp tục giảm xuống còn 0,58% trong khi con số trung bình ngành là 7% và cho tới hiện nay, chất lượng tín dụng vẫn được duy trì tốt, chỉ khoảng 0,49%. Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của VP Bank luôn được mở rộng, dư nợ tín dụng năm sau cao hơn năm trước. Trong cơ cấu cho vay ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn tuy giảm trong năm 2005 nhưng lại có xu hướng tăng và chiếm tỉ trọng cao hơn trong tổng dư nợ trong năm 2006, 2007, điều này là tất yếu bởi nguồn vốn huy động của chi nhánh thì chủ yếu là nguồn ngắn hạn, và chính kỳ hạn của nguồn huy động là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến kỳ hạn cho vay của ngân hàng. Đây không chỉ là vấn đề khó khăn về huy động vốn trung và dài hạn của VP Bank mà còn là vấn đề chung của các ngân hàng khác. Có thể nói VP Bank đã và đang phát triển cả về chất và lượng, với những gì VP Bank huy động được, cùng với hiệu quả của việc sử dụng nó thì trong thời gian tới VP Bank sẽ chứng minh được năng lực của mình trên con đường cạnh tranh đầy khốc liệt của ngành ngân hàng. 2.2 Các hoạt động dịch vụ 2.2.1 Hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế của VP Bank (Thanh toán bằng thư tín dụng, thanh toán nhờ thu chứng từ, thanh toán chuyển tiền bằng điện) trong những năm gần đây tăng trưởng khá tốt, Trị giá L/C nhập khẩu mở trong năm tăng 61% so với năm trước,doanh số chuyển tiền TTR tăng 51% so với năm trước đó. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán trong nước (Mở tài khoản tiền gửi, trả lương qua tài khoản, thanh toán qua tài khoản, chuyển tiền) cũng phát triển, cùng với việc mở rộng qui mô, mạng lưới hoạt động cũng như đầu tư phát triển công nghệ, việc chuyển tièn qua VP Bank càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Trong năm 2007, hoạt động thanh toán quốc tế của VP Bank rất đáng để ghi nhận. Lượng giao dịch Thanh toán quốc tế của VP bank đã tăng lên rất nhanh không những cả về doanh số và phạm vi hoạt động. Tháng 4/2007, VP Bank đã được đại diện của The Bank of New York trao “Chứng nhận đạt tỉ lệ điện chuẩn trong Thanh toán quốc tế năm 2006”, đây là năm thứ 3 liên tiếp VP Bank được công nhận về chất lượng thanh toán quốc tế. Tháng 9/2007, đại diện Citibank đã trao cho VP Bank giải thưởng “Ngân hàng hoạt động Thanh toán xuất sắc năm 2006”. Bảng 2.3: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu thanh toán năm 2005-2007 Đơn vị tính: 1.000 USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tốc độ tăng (so năm 2006) (%) Thanh toán quốc tế Trị giá L/C nhập mở trong kỳ 38 225 61 049 98 320 159 Trị giá L/C xuất thông báo trong kỳ 6 423 5 655 9 154 90 Doanh số chuyển tiền TTR 44 685 80 078 120 879 179 Doanh số nhờ thu 3 618 5 159 8 972 142 Tổng số phí thu được (Triệu đồng) 4 015 6 122 9 879 152 Thanh toán trong nước (Tỷ đồng) Doanh số chuyển tiền 6 200 7 331 12 875 22 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007 Có thể nói hoat động thanh toán quốc tế là thế mạnh của VP Bank, điều đó đã được khẳng định thông qua những giải thưởng mà ngân hàng này đã được các tổ chức quốc tế trao tặng. 2.2.2 Hoạt động kiều hối Nếu như đến cuối năm 2006, Tổng doanh số chi trả kiều hối đạt 16,8 triệu USD và 13,4 tỷ đồng thì tới cuối năm 2007, doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VP Bank qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đã tăng từ 225 ( năm 2006) lên 390 điểm(năm 2007), tổng số phí Western Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD, tăng 68% so với năm 2006, tăng 669% so với năm 2004 (74,7 ngàn USD). 2.3 Đánh giá về tình hình tài chính Sau giai đoạn 1997 – 2002, tình hình tài chính của VPBank bị rơi vào trạng thái suy giảm trầm trọng, các chỉ tiêu tài chính liên tục suy sút và ở mức báo động. Từ năm 2003, tình hình tài chính đã được lành mạnh hóa, từ năm 2003, mặt tài chính đã được cải thiện đáng kể. Quy mô vốn cổ phần được tăng lên. Kết quả hoạt động khả quan trên nhiều lĩnh vực đã đem lại diện mạo mới về mặt tài chính cho VPBank. 2.3.1 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn Về nguồn vốn: Trong những năm qua tổng nguồn vốn của VP Bank đã tăng lên đáng kể, năm 2006 tăng 66,8% so với năm 2005; năm 2007 tăng 79% so với năm 2006 và tăng 299% so với năm 2005. Xét về con số tương đối thì vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn khác đều tăng lên đáng kể qua các năm, nhưng xét về con số tương đối thì tỉ trọng vốn huy động có xu hướng giảm dần, thay vào đó tỉ trọng vốn chủ sở hữu và vốn khác có xu hướng chiểm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn. Bảng 2.4: Cơ cấu vốn của VPBank 2004-2006 Đv: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn TT (%) Vốn TT (%) Vốn TT (%) Vốn CSH 309 386 5 835 619 8 2 299 801 12,6 Vốn huy động 5 608 001 92 9 065 194 89 15 355 786 84,2 Vốn khác 172 776 3 258 488 3 575 665 3,2 Tổng vốn 6 090 163 100 10 159 301 100 18 231 252 100 Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2005, 2006, 2007 Về sử dụng vốn: đến cuối 12/2007, tổng tài sản Có của VP Bank là 18 231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó, tiền mặt và tiền gửi tại ngân hàng nhà nước là 1 491 tỷ đồng, tăng 65 so với thời điểm cuối năm 2006; Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác là 541 tỷ đồng, giảm 51 % so với cuối năm 2006. Tổng dư nợ cho vay của VP Bank đói với nền kinh tế đạt 13 217 tỷ đồng – tăng 165% so với cuối năm 2006; Góp vốn, mua cổ phần vào các công ty khác là 563,7 tỷ đồng – tăng 582% so với cuối năm 2006 ( tăng chủ yếu là do chuyển vốn thành lập công ty chứng khoán – 500 tỷ đồng); Chứng khoán đầu tư là 178,5 tỷ đồng, giảm 43% so với cuối năm 2006.Tài sản cố định là 264,6 tỷ đồng – tăng 157% so với cuối năm 2006 2.3.2 Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả kinh doanh Bảng 2.5: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 – 2007 Đv: Triệu vnđ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Thu nhập tiền lãi, các khoản có tính chất lãi. Chi phí tiền lãi và các khoản có tính chất lãi 432 054 (286 701) 712 450 (481 210) 1 320 540 (721 489) Thu nhập tiền lãi ròng 145 353 231 240 599 051 Thu phí dịch vụ và hoa hồng 10 069 17 796 23 789 Chi trả phí dịch vụ và hoa hồng (3 852) (9 050) (11 158) Thu nhập từ phí dịch vụ & hoa hồng ròng 6 217 8 746 16 631 Lãi ròng từ kinh doanh ngoại hối (9 718) (2 583) (3 584) Thu nhập khác 22 485 64 582 98 687 Lương và các chi phí có liên quan (32 726) (56 659) (78 982) Dự phòng cho các khoản nợ khó đòi (7 085) (11 437) (15 732) Hao mòn TSCĐ (2 943) (8 296) (10 082) Chi phí quản lý chung (45 374) (71 876) (91 208) LN trước thuế 76 209 156 808 312 058 Thuế TNDN (20 626) (43 388) (87 376) LN sau thuế 55 583 113 420 224 682 Lãi trên cổ phiếu Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 2 446 2 447 2 552 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank năm 2005, 2006, 2007 2.3.2.1 Nhóm các chỉ tiêu sinh lời Bảng 2.6: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 – 2007 Đv: Triệu vnđ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Lợi nhuận sau thuế 55 583 113 420 224 680 Tổng tài sản 6 090 163 10 159 301 18 231 252 Vốn chủ sở hữu 309 386 835 619 2 299 801 ROA (%) 0.91 1.12 1.23 ROE (%) 17.97 13.57 9.77 ROA, ROE là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA) hay của vốn chủ sở hữu (ROE). Qua số liệu trong các năm 2005 – 2007 ta thấy rằng LNST năm 2006 tăng 204% so với 2005 trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản của năm 2006 so với 2005 là 166% do đó, ROA (LNST/Tổng TS) năm 2006 đã tăng cao hơn so với năm 2005; Cũng như vậy tốc độ tăng của LNST năm 2007 là 198% trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng 179%, do đó ROA năm 2007 cũng cao hơn so với năm 2006. Như vậy ta thấy rằng Khả năng sinh lời của tổng tài sản đang có xu hướng tăng dần trong các năm, phản ánh rằng VP Bank đã và đang khai thác tốt hiệu quả của tài sản. Với mục tiêu là tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, ROE là chỉ tiêu sinh lời được các nhà ngân hàng quan tâm nhất. Tuy nhiên qua các số liệu thống kê thì ROE của VPBank đang có xu hướng giảm dần qu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11091.doc
Tài liệu liên quan