Báo cáo Thực tập tổng hợp về "Công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ"

Tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về "Công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ": MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo và học tập của sinh viên sau khi kết thúc các khoá học tại trường đại học. Là một khâu quan trọng của quỏ trình đào tạo một chuyên nghành. Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có một cái nhìn tổng thể, trực quan hơn, sinh động hơn và thực tế hơn đối với các vấn đề kinh tế, xã hội. Qua đó sinh viên có thể chủ động vận dụng sáng tạo những kỹ năng, kiến thức đã học vào thực tiễn. Được sự gi... Ebook Báo cáo Thực tập tổng hợp về "Công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ"

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về "Công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới thiệu của nhà trường, em đã đến thực tập tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Quế Võ. Trong thời gian thực tập tổng hợp tại đây, em đã đến các phòng ban trong Cơ quan để quan sát và tìm hiểu chung về: cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, nhân sự và nội dung các hoạt động chủ yếu của đơn vị. Sau thời gian thực tập tổng hợp tại đơn vị em đã phần nào nắm được các hoạt động, nhiệm vụ cơ bản của phòng Tài chính cấp quận, huyện nói chung và phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Quế Võ nói riêng. Với những gì quan sát và tìm hiểu được, em viết báo cáo tổng hợp này để khái quát tình hình chung phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Quế Võ. Báo cáo bao gồm 3 phần chính: - Phần I bao gồm các vấn đề chung - Phần II là các nhận xét đánh giá - Phần kết luận Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Ngân hàng - Tài chính, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của PGS TS Nguyễn Thị Bất cùng sự giúp đỡ ân cần của các cô chú, anh chị cán bộ tại phòng Tài chính- kế hoạch huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt báo cáo này. Với thời gian tiếp cận và khả năng kiến thức còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiểu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, chỉ bảo của thầy cô để em có thêm những kinh nghiệm, kiến thức quý báu nhằm phục vụ tốt hơn trong việc hoàn thành chuyên đề và luận văn sắp tới. I. Những vấn đề chung: 1.Mét sè ®Æc tr­ng vÒ kinh tÕ, v¨n ho¸, x· hội của huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh: 1.1. Về địa lý hành chính: Huyện Quế Võ nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh; phía Bắc giáp tỉnh Yên Dũng- Bắc Giang, phía Nam giáp huyện Gia Lương- Bắc Ninh, Phía Đông giáp huyện Chí Linh- Hải Dương,phía Tây giáp thành phố Bắc Ninh. Huyện Quế Võ bao gồm 24 xã và thị trấn, là huyện lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh. Phòng Tài chính Kế hoạch nằm ngay trung tâm của huyện.Đó là thị trấn Phố Mới, là điểm nối giữa các tuyến giao thông liên tỉnh liên huyện và liên xã. Đây cũng chính là địa bàn cơ sở của nhiều cơ quan hành chính quan trọng. Do có điều kiện địa lý như vậy nên việc thực hiện các chủ trương- chính sách của Đảng và Nhà nước rất thuận lợi và nhanh chóng.Ngoài ra việc chỉ đạo, kiểm tra của phòng với các cơ quan đơn vị trực thuộc cũng có nhiều thuận lợi. 1.2. Về kinh tế: Đến cuối năm 2006 cơ cấu kinh tế của huyện như sau: + Nông- lâm- ngư nghiệp : 43,0% + Công nghiệp- XDCB : 34,2% + Thương mại dịch vụ : 22,8% 1.2.1. Nông- lâm- ngư nghiệp: Sản xuất Nông- lâm- ngư nghiệp tiếp tục phát triển và giữ vai trò ổn định trong nền kinh tế. 1.2.2. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển. Ngoài khu công nghiệp tập trung của tỉnh đã được xây dựng,quy hoạch cụm công nghiệp của huyện: Cụm công nghiệp Phương Liễu- Nhân Hòa, Việt Hùng, Ngọc Xá, Ngọc Xá, Châu Phong, cụm công nghiệp làng nghề Phù Lãng. Cho đến hết năm 2006 đã có hàng chục doanh nghiệp đầu tư và đi vào hoạt động, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề trong nông thôn: Chế biến gỗ, cơ khí nhỏ, chế biến lương thực,thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng. 1.2.3. Thương mại dịch vụ và quản lý thị trường: Hoạt động thương mại, dịch vụ- du lịch trên thị trường có sự chuyển biến tích cực, một số vùng đã và đang dần hình thành khu du lịch sinh thái, mạng lưới chợ nông thôn tiếp tục được quy hoạch và đầu tư xây dựng. Công tác quản lý thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm tra hàng giả, hàng kém chất lượng được tiến hành thường xuyên. Dịch vụ bưu điện có sự phát triển.Toàn huyện có trên 60 điểm phục vụ bưu chính và nâng cao được chất lượng đời sống nhân dân. 1.2.4. Tài chính- Ngân hàng- Kho bạc: */ Tài chính: Với chức năng quản lý ngân sách, đã làm tốt chức năng quản lý thu, chi ngân sách theo luật, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Điều hành ngân sách đúng dự toán HĐND huyện phê duyệt, chỉ đạo khai thác triệt để nguồn thu, hoàn thành các chỉ tiêu thu, chi ngân sách, phấn đấu tăng thu trên khâu lưu thông, tăng thu tiền sử dụng đất. */ Ngân hàng- kho bạc: Công tác huy động vốn được triển khai và đạt hiệu quả cao, thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu kho bạc. Tổng phát hành trái phiếu ước đạt 30 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng tăng nhanh đảm bảo được nhu cầu vay vốn đầu tư cho các doanh nghiệp và cá thể. 1.3. Văn hóa- xã hội: 1.3.1 Giáo dục đào tạo: Quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục được mở rộng phát triển, tỷ lệ huy động học sinh đến lớp đều đạt và vượt kế hoạch giao. Mạng lưới trường được mở rộng, toàn huyện có 25 trường mầm non, 25 trường tiểu học 25 trường THCS, 4 trường PTTH quốc lập, 2 trường PTTH dân lập, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, đã mở 1 trung tâm dạy nghề huyện và 24 trung tâm học tập công cộng. 1.3.2 Về y tế: Công tác y tế có nhiều tiền bộ. Huyện đã có sự chỉ đạo và thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêm chủng mở rộng… Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được tăng cường, chất lượng hoạt động của các trạm y tế cơ sở được nâng cao, 100% các trạm y tế có bác sĩ, có nhà kiên cố và có đủ phương tiện tối thiểu để phục vụ công tác khám chữa bệnh. 2. Đặc điểm chung của phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Quế Võ: 2.1 Quá trình hình thành, phát triển của đơn vị: Tài chính là phương tiện để quản lý của nhà nước; có nhiệm vụ giám sát việc thu, chi ngân sách huyện và xã. Phòng Tài chinh- Kế hoạch huyện Quế Võ được thành lập năm 1987 gồm 3 ngành: Chi cục thuế Kho bạc Phòng Tài chính Cũng trong năm 1987 sát nhập thêm phòng Thương Nghiệp (gọi là phòng Tài chính- Thương nghiệp) Đến năm 1993 sau khi tách riêng Chi cục thuế và Kho bạc phòng thì Tài chính được sát nhập thêm phòng thống kê và đổi tên thành phòng Tài chính- Kế hoạch. Năm 2004 phòng Thống kê được tách riêng khỏi phòng, và tên gọi phòng Tài chính- Kế hoạch vẫn tồn tại đến ngày nay. 2.2 Đặc điểm hoạt động chủ yếu của đơn vị: Phòng Tài chính- Kế hoạch là đơn vị hành chính sự nghiệp quản lý ngân sách nhà nước nên phòng có nhiệm vụ: Tiếp nhận kinh phí hoạt động, sử dụng và quyết toán các khoản kinh phí theo dõi tình hình kinh phí cho các đơn vị cấp trên, và tình hình sử dụng kinh phí đã cấp cho các đơn vị theo dự toán cấp dưới. Là đơn vị cấp dưới nên có nhiệm vụ báo cáo hàng tháng, quý với đơn vị cấp trên là sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh về tình hình sử dụng quyết toán kinh phí đó. Phòng Tài chính- Kế hoạch dưới sự chỉ đạo của huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện Quế Võ và trực thuộc ba cơ sở của tỉnh Bắc Ninh đó là: Sở Tàu chính vật giá, sở thương mại dịch vụ, sở kế hoạch đầu tư. 2.3 Tổ chức bộ máy của phòng Tài chính- kế hoạch: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của phòng Tài chính- Kế hoạch: Trưởng phòng Phó phòng Phó phòng Bộ phận KH&KTXH và thủ quỹ Kế toán ngân sách xã Kế toán cấp phát Kế toán HCSN Bộ phận TĐDA Bộ phận giá cả Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Quế Võ là một đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc UBND huyện Quế Võ và Sở Tài chính Bắc Ninh. Hiện nay phòng Tài chính- kế hoạch có 08 người trong biên chế, trong đó có 03 cán bộ nam chiếm 38%, 5 cán bộ nữ chiếm 62%. Có 06 đồng chí có trình độ Đại học và có 02 đồng chí có trình độ cao đẳng, 100% số cán bộ của phòng đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Quế Võ gồm: - Trưởng phòng: Là người chịu trách nhiệm phụ trách chung và lãnh đạo trực tiếp các mảng chuyên ngành. - Phó phòng: Là người phụ trách và giúp cho trưởng phòng quản lý xã, nắm nguồn thu và giám sát chi. - Kế toán Ngân sách: Theo dõi hoạt động thu- chi của đơn vị trên địa bàn huyện - Kế toán ngân sách xã: Theo dõi hoạt động thu- chi của đơn vị trên địa bàn xã, thị trấn trong huyện. - Thủ quỹ: Là người theo dõi hoạt động tình hình tăng, giảm tiền mặt tại quỹ của phòng và các quỹ của địa phương. -Kế toán hành chính sự nghiệp: có nhiệm vụ trực tiếp chi cho các đơn vị trên địa bàn huyện. - Bộ phận kế hoạch ngân sách kinh tế- xã hội: có nhiệm vụ chuyên lập kế hoạch, ngân sách của tháng, quý, năm. -Bộ phận giá cả: có nhiệm vụ cập nhật thông tin giá cả thị trường hàng ngày - Bộ phận cấp phát: có nhiệm vụ cấp phát kinh phí lương các khoản trích theo lương, theo từng tháng, quý, năm cho các đơn vị trên địa bàn. 3. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách huyện Quế Võ giai đoạn 2004-2006: Dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội kết hợp với Nghị quyết của huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện về quản lý ngân sách, UBND huyện Quế Võ đã tập trung chỉ đạo, điều hành mọi mặt trong công tác quản lý Ngân sách huyện đảm bảo đúng chính sách, chế độ và luật NSNN. 3.1 Công tác thu ngân sách: Trong những năm qua các nguồn thu ngân sách trên địa bàn không ngừng tăng lên, cụ thể: */ Năm 2004: Tổng thu ngân sách huyện là 50.527.286.422 đồng đạt 167,45% dự toán giao, bằng 380,0% năm trước. Trong đó thu trong cân đối là 39.691.967.045 đồng đạt 162,24% dự toán giao và bằng 298,64% so với năm trước. Các khoản thu trên địa bàn đạt cao so với dự toán giao: + Thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh (tăng 2,7%). Do sự nỗ lực của ngành thuế, sự phối hợp của các cấp chính quyền, các ngành liên quan đẩy mạnh các biện pháp quản lý thu, chống thất thu. + Thu phí và lệ phí (tăng 19,05) căn cứ vào nhiệm vụ chỉ tiêu giao thu cho các xã, thị trấn và các đơn vị có nhiệm vụ, nên các xã thị trấn đã khai thác tích cực các nguồn thu có tại địa phương để đáp ứng nhiệm vụ chi của đơn vị. + Thu lệ phí trước bạ (tăng 355,52%) do các phương tiện phát triển mạnh, ý thức người dân và công tác quản lý thu thuế trước bạ nhà đất được nâng cao. + Thu thuế chuyển quyền sử dụng đất ( tăng 187,71%) do việc mua bán chuyển nhượng nhà đất diễn ra rất sôi động và công tác quản lý thu được chặt trẽ. + Thu tiền khi giao đất (tăng 208,28%) do việc giao đất ở cho dân ở các xã, thị trấn thuận lợi, một số quyết định giao đất được thực hiện nghiêm túc. + Thu tiền thuê đất (tăng 455 triệu đồng) do huyện có khu công nghiệp nên có nhiều doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp đến thuê đất để phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó là công tác quản lý ngày càng chặt trẽ hơn. */ Năm 2005: Tổng số thu ngân sách huyện là 87.409.177.276 đồng đạt 357,09 % so với kế hoạch tỉnh và đạt 97,35% so với kế hoạch của Hội đồng nhân dân huyện giao, bằng 172,99% so với năm trước. Trong đó thu trong cân đối: 74.382.698.272 đồng đạt 106,7% so với kế hoạch, bằng 187,39% so với năm trước. - Các khoản thu trên địa bàn đạt cao so với dự toán giao: + Thuế ngoài quốc doanh (tăng 36,14%) : do sự thông thoáng về luật doanh nghiệp, đồng thời cơ chế chính sách được địa phương từng bước tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, năm 2005 số doanh nghiệp mới thành lập tăng rất nhanh (từ 26 doanh nghiệp cuối năm 2004 đến cuối năm 2005 là 38 doanh nghiệp) nên tạo điều kiện tăng thu ở khu vực này. + Thuế nhà đất (tăng 3,39%) do huyện ra quyết định điều chỉnh hệ số tính thuế, chỉ đạo các xã bổ sung lập bộ hồ sơ các hộ được cấp đất kịp thời. + Tiền thuê đất (tăng 2,033%) nguyên nhân do các chủ trang trại thực hiện nộp tiền thuê đất các dự án chuyển đổi sử dụng đất… + Thuế nông nghiệp (tăng 31,9%) do có sự điều chỉnh về giá. + Thuế trước bạ (tăng 12,2%) do công tác cấp đất cho dân đã được huyện quan tâm và ý thức của người dân, trách nhiệm của đội thuế xã, của chi cục thuế đã tập trung đôn đốc thu. + Thu hoa lợi công sản (tăng 107,4%) do có sự hỗ trợ và đền bù của các doanh nghiệp, công ty thu hồi đất. -Các khoản thu không đạt so với dự toán: + Thu phí, lệ phí đạt 66,42% nguyên nhân do thực hiện Quyết định số 171/2004/QĐ- UB ngày 15 tháng 10 năm 2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chuyển sang quỹ chuyên dùng của xã. + Thu tiền khi giao đất đạt 82,03% nguyên nhân do ý thức của người dân ở một số xã, thị trấn chưa chấp hành nghiêm túc Quyết định của UBND huyện và chính quyền ở một số nơi chưa có biện pháp tháo gỡ những vướng mắc trong dân. + Thu biện pháp tài chính đạt 84,26% nguyên nhân do chỉ tiêu này UBND tỉnh giao quá cao so với khả năng của địa phương. */ Năm 2006: Tổng số thu ngân sách huyện là: 84.765.262.950 đồng đạt 161,48% so với kế hoạch của tỉnh giao và đạt 104,32% so với năm trước. Trong đó thu trong cân đối là 67.470.614.206 đồng đạt 153,02% so với kế hoạch của tỉnh giao và đạt 92,80% so với kế hoạch của HĐND giao, bằng 90,70% so với năm trước. -Các khoản thu trên địa bàn đạt cao so với dự toán: + Thuế môn bài tăng 3,69% do số hộ kinh doanh các ngành nghề phát triển và một số doanh nghiệp mới thành lập do tỉnh chuyển về có số môn bài bộ lập. + Thuế VAT tăng 12,36% do có sự điều chỉnh hàng loạt đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn lên có sự thay đổi về doanh số và số hộ kinh doanh. + Thuế sử dụng đất nông nghiệp tăng 47,08% do có sự điều chỉnh giá thuế năm 2006 cao hơn giá thuế dự toán năm kế hoạch. + Thuế nhà đất tăng 10,86% do có sự kiểm tra của các ngành chuyên môn nên một số diện tích được đưa vào sổ bộ quản lý thu thuế. + Thuế chuyển quyền sử dụng đất tăng 19,48% nguyên nhân là do thực hiện Quyết định số 225/2005/QĐ- UB về điều chỉnh giá đất. + Lệ phí trước bạ tăng 203,75% nguyên nhân tăng là do theo quy định tại thông tư 95 của Bộ Tài chính lên một số doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh do đó đã tạo lên tăng thu lớn về lệ phí trước bạ so với dự toán. + Thu tiền thuê đất tăng 563,60% nguyên nhân tăng lớn là do tập trung thu ở các hộ thuê đất để làm trang trại trên địa bàn. + Thu hoa lợi công sản, công ích, thu phạt và thu khác tại xã tăng 50,50% nguyên nhân là do có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp khi thu hồi đấ để sản xuất kinh doanh. - Các khoản thu không đạt so với dự toán: + Thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 71,21% là do việc giao dự toán không cân đối giữa chỉ tiêu thuế VAT và thuế TNDN cả hai chỉ tiêu này số hộ kinh doanh phải đồng thời nộp theo thắng, mặt khác một số doanh nghiệp do chi cục quản lý thuộc diện được diện miễn giảm thuế TNDN theo chính sách. Một số doanh nghiệp có số thuế TNDN tạm nộp năm 2005 cao sang năm 2006 quyết toán thừa do vậy được trừ đi trong số thuế tạm nộp năm 2006. + Thu tiền khi giao đất đạt 82,31% nguyên nhân do thị trường bất động sản bị đóng băng trong thời gian dài. Bên cạnh đó là ý thức của chính quyền ở một số xã, thôn chưa thực hiện nghiêm túc quyết định của UBND huyện. + Thu biện pháp tài chính đạt 88,13% nguyên nhân do chỉ tiêu này UBND tỉnh giao quá cao so với khả năng của địa phương. 3.2 Công tác chi ngân sách: Cùng với việc nguồn thu tăng, trong những năm qua, tổng chi của ngân sách huyện cũng tăng, cả về chi trong cân đối và chi theo mục tiêu của tỉnh. */ Năm 2004: Tổng chi ngân sách cấp huyện là 65.735.145.347 đồng trong đó: Chi trong cân đối: 65.735.145.347 đồng đạt 103,85% dự toán và bằng 142,12% so với năm trước. Các khoản chi trong cân đối: + Chi sự nghiệp kinh tế đạt 103,02% so vơi dự toán. Do đó bổ sung kinh phí cho công tác phònh chống lụt bão, rải cấp phối mặt đê, sửa chữa duy tu các tuyến đường do huyện quản lý. + Chi cho sự nghiệp giáo dục đạt 100% dự toán bằng 113,04% năm trước. + Chi đảm bảo xã hội đạt 93,97% dự toán. Do tỉnh cấp kinh phí tăng so với thực tế. + Chi y tế đạt 102,32% dự toán. Do bổ sung kinh phí sửa chữa, mua sắm thiết bị. + Chi sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh, thể dục thể thao đạt 101,89% dự toán do bổ sung ngân sách cho mua sắm, sửa chữa phương tiện làm việc để phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện. + Chi quản lý hành chính đạt 123,78% dự toán. Chi quản lý hành chính tăng do các định mức phân bổ ngân sách dự toán giao chưa đáp ứng được các nhu cầu chi thực tế của đơn vị như: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, chi tập huấn các hội phụ nữ, huyện đoàn, chi hỗ trợ quỹ nông dân… + Chi an ninh- quốc phòng đạt 170,86% dự toán. Tăng chi do bổ sung ngân sách cho quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động theo quy định của tỉnh, hỗ trợ công tác chống buôn lậu, hỗ trợ cho khối nội chính và các đơn vị thuộc ngân sách tỉnh để thực hiện nhiệm vụ chính trị của chính quyền. + Chi ngân sách xã đạt 104,09% dự toán do bổ sung cho công tác bầu cử HĐND các cấp. */ Năm 2005: Tổng số chi ngân sách là: 95.490.038.924 đồng đạt 100,11% dự toán, bằng 145,26% năm trước; trong đó chi trong cân đối: 85.361.908.711 đồng đạt 100,12% dự toán và bằng 134,085 năm trước. Các khoản chi trong cân đối: + Chi sự nghiệp kinh tế đạt 101,30% so với dự toán do bổ sung kinh phí cho đắp đê, nạo vét kênh mương, diễn tập phòng chống lục bão, dịch cúm gia cầm, lập quy hoạch đất, hội chợ thương mại, tập huấn kế toán cho HTX… + Chi sự nghiệp giáo dục đạt 100,04% dự toán và bằng 124,17% so với năm trước, nguyên nhân tăng là do hỗ trợ các trường đạt chuẩn quốc gia. + Chi sự nghiệp y tế đạt 100% dự toán và bằng 121,615 so với năm trước. + Chi đảm bảo xã hội đạt 100,54% dự toán bằng 103,82% so với năm trước, tăng là do chế độ của các đối tượng thay đổi. + Chi quản lý hành chính đạt 97,26% dự toán và bằng 143,41% so với năm trước. Như vậy đã giảm được 2,74% so với dự toán là do có chế độ chính sách mới ban hành như chi hội nghị, xăng xe, tiếp khách… + Chi an ninh quốc phòng đạt 113,38% dự toán và bằng 90,92% so với năm trước.Tăng 13,38% do hỗ trợ cho đơn vị vững mạnh… + Chi khối xã đạt 100% so với dự toán và bằng 113,45% so với năm trước Chi các ngân sách khác đạt 100% so với dự toán và bằng 101,86% so với năm trước. */ Năm 2006: Tổng số chi ngân sách năm 2006 là: 96.790.462.711 đồng đạt 102,77% so với dự toán và bằng 101,36% so với năm trước, trong đó chi trong cân đối là 91.250.195.081 đồng đạt 99,26% và bằng 106,89% so với năm trước. Các khoản chi trong cân đối: + Chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 74,08% so với dự toán và bằng134,685 so với năm trước. Giảm 25,92% do một số công trình đã không hoàn thành khối lượng thi công như dự tính. + Chi sự nghiệp kinh tế đạt 103,33% so với dự toán do bổ sung kinh phí chống hạn vụ xuân, phòng dịch lở mồm long móng, kho lạnh bảo quản giống, cúm gia cẩm, lập quy hoạch đất đai, đắp đê, trồng tre chắn sóng, đền bù hoa màu, lấy đất đắp đê, phòng chống lụt bão. + Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề đạt 100% so với dự toán và bằng 114,22% so với năm trước, nguyên nhân tăng do cải cách tiền lương và phụ cấp lương. + Chi sự nghiệp y tế đạt 100% so với dự toán và bằng 148,315, nguyên nhân tăng là do bổ sung trang thiết bị y tế và chuẩn y tế xã, tăng lương tăng phụ cấp đặc thù. + Chi đảm bảo xã hội đạt 100% so với dự toán và bằng 82,73% so với năm trước. + Chi quản lý hành chính đạt 100% so với dự toán và bằng 83,89% so với năm trước. + Chi an ninh- quốc phòng đạt 112,25% so với dự toán và bằng 116,53% so với năm trước. tăng 12,25% do huấn luyện dự bị động viên, dân quân tự vệ, xây dựng đơn vị chính quy. + Chi khối xã đạt 128,77% so với dự toán và bằng 91,53% so với năm trước, tăng 28,77% do tăng lương mới, hỗ trợ lốc xoáy, hỗ trợ kênh mương, đường giao thông nông thôn. + Chi khác ngân sách đạt 100% so với dự toán và bằng 121,89% so với năm trước. II. Những nhận xét đánh giá về công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ: Được sự chỉ đạo của cấp trên, cùng với sự nỗ lực của các ban, ngành, Ngân sách huyện Quế Võ ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong nền kinh tế. Các khoản thu được khai thác, huy động, tập trung ngày một lớn. Các khoản chi được tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được vẫn tồn tại một số hạn chế đòi hỏi phải giải quyết kịp thời 1. Những thành tựu: Huyện đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước và các chế độ quản lý kinh tế Tài chính, từng bước đưa công tác quản lý Tài chính vào hoạt động có nề nếp từ việc lập, chấp hành đến quyết toán Ngân sách, phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước, phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Huyện có cơ cấu kinh tế chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, chưa có nghành kinh tế mũi nhọn nhưng Huyện đã từng bước đưa công tác thu vào hoạt động có hiệu quả, có nề nếp. Chi cục Thuế, Chi cục Kho bạc Nhà nước và Phòng Tài chính (Đây là ba đơn vị đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý và điều hành Ngân sách Huyện) đã làm khá tốt nhiệm vụ tham mưu cho UBND và HĐND Huyện về công tác lập kế hoạch theo kế hoạch Luật NSNN. Công tác chấp hành Pháp lệnh Kế toán thống kê tương đối tốt, thường xuyên có sự hướng dẫn và kiểm tra của Phòng Tài chính - Kế hoạch. Huyện đã xây dựng được đội ngũ, tổ chức cán bộ ngày càng kiện toàn. Các nhân viên không ngừng rèn luyện, học tập, tìm tòi để nâng cao chất lượng công tác. Huyện đã tổ chức được các đợt sinh hoạt chính trị, đã tạo môi trường thuận lợi để cán bộ không ngừng lớn mạnh về đạo đức, tác phong, củng cố quan điểm, lập trường kiên định. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, coi trọng công tác thi đua khen thưởng là một nội dung, một biện pháp hữu hiệu để tổ chức phong trào quần chúng trong toàn nghành phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Trong những năm qua, UBND Huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban, nghành thực hiện dự toán Ngân sách bám sát mục tiêu và Nghị quyết của Huyện uỷ, HĐND Huyện cũng như chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh về công tác quản lý thu, chi Ngân sách. Kết quả thu NSNN trên địa bàn đạt khá và toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt là thu thuế ngoài quốc doanh, thuế nhà đất và tiền thuê đất để đạt kết quả cao, UBND Huyện đã chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với Chi cục Thuế chủ động thực hiện các biện pháp tăng cường thu, chống thất thu, dư đọng. Công tác quản lý nguồn vốn có tính chất đầu tư XDCB được quan tâm, thực hiện, tạo điều kiện thúc đẩy việc dải ngân đôí với công trình. Nhiều công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng như: Trường học, Trung tâm thể dục thể thao, Nhà văn hoá, Trụ sở và UB các xã, thị trấn đường ngõ xóm phục vụ đời sống nhân dân. Về chi Ngân sách, các khoản chi Ngân sách hầu như đều tăng so với năm trước, kể cả chi trong cân đối và chi mục tiêu của t?nh: Các khoản chi sự nghiệp văn xã, quản lý hành chính, an ninh - quốc phòng, chi khác Ngân sách đều đạt và vượt dự toán, tạo điều kiện tốt đảm bảo an ninh trật tự, đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. 2. Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý Ngân sách Huyện còn một số hạn chế nhất định xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong việc lập kế hoạch thu, chi Ngân sách chưa tạo được cơ sở vững chắc để lập cho nên có khi kế hoạch năm nay thấp hơn thực hiện năm trước. Xây dựng dự toán còn thiếu yếu tố tăng trưởng kinh tế, yếu tố trượt giá, chưa căn cứ vào năng lực thu thực tế để xây dựng kế hoạch. Việc giao kế hạch cho các phường, các cơ quan quản lý chưa có căn cứ kế hoạch của các đơn vị xây dựng và bảo vệ có cơ sở (giao theo tỷ lệ thực hiện năm trước). Một số đơn vị có số thu khác được để lại chi quản lý qua NSNN nhưng không được tổng hợp để gao kế hoạch, dẫn đến có đơn vị hoàn thành kế hoạch cao, có đơn vị không hoàn thành kế hoạch . Về việc thu và quản lý, khai thác nguồn thu còn bỏ sót, chưa tương xứng với tình hình kinh tế - xã hội, công tác thu chưa được cải tiến, cụ thể: - Thuế nhà đất: Còn một số khu vực chưa xác định mục đích sử dụng, hoặc chưa khai thác hết tiềm năng. - Thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương còn khiêm tốn. - Thu từ công thương nghiệp và thương mại dịch vụ - là lĩnh vực thế mạnh của huyện - tuy cao nhưng không ổn định Về chấp hành nhiệm vụ chi, tuy hầu hết các khoản chi vượt dự toán nhưng có khoản chi sự nghiệp kinh tế không đạt dự toán và còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi. Một số khoản chi còn chưa đúng đối tượng, chính sách, chế độ. - Các đơn vị thụ hưởng Ngân sách còn chưa thực sự chủ động trong công tác sắp xếp bố trí nhiệm vụ chi. - Chi các chương trình mục tiêu thành phố triển khai còn chậm, hiệụ quả chưa cao. Về việc quản lý, điều hành Ngân sách còn một số khoản chi không đúng chế độ như chi hỗ trợ ngoài nhiệm vụ chi đã được phân cấp. Ngoài ra, còn quản lý chưa kịp thời các nguồn thu sự nghiệp. Một số đơn vị trong Huyện còn chi chưa đúng chế độ. Công tác chấp hành Pháp lệnh kế toán thống kê còn hiện tượng sai sót, cu. thể: - Hạch toán sai Mục lục NSNN ở một số đơn vị. - Tại một số đơn vị còn một số chứng từ chưa đảm bảo đầy đủ tính hợp pháp, hợp lệ như: Chứng từ chưa đúng quy định, không có hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành, một số phiếu chi thiếu chứng từ, chi tiết. Có thể nói, công tác quản lý thu chi Ngân sách huyện Quế Võ đang còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục bên cạnh những thành tựu cần phát huy. Những hạn chế trên đây đòi hỏi phải tiếp tục khắc phục, cải tiến triệt để. Muốn thực hiện được điều đó, trước tiên, ta phải tìm hiểu nguyên nhân của các hạn chế trên. 3. Nguyên nhân của những hạn chế trên Hạn chế còn tồn tại do cả nguyên nhân chủ và nguyên nhân khách quan. Do vặy, công việc khắc phục những tồn tại không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyện mà nó yêu cầu sự cải tiến, đồng bộ từ sự chỉ đạo, điều tiết của cấp trên đến sự thực hiện nhất quán ở cơ sở. 3.1 Nguyên nhân khách quan: Do trong khâu lập dự toán còn chưa đi sâu, đi sát tại các đơn vị dự toán, chưa quan tâm tới các yếu tố tăng trưởng kinh tế, trượt giá ...Việc giao kế hoạch còn chưa căn cứ vào kế hoạch của các đơn vị. Trong công tác thu và khai thác thu còn bỏ sót, chưa khai thác triệt để, chưa có biện pháp xử lý mạnh đối với các đối tượng trốn lậu thuế và các khoản đóng góp khác. Ngoài ra, việc để nợ đọng thuế từ năm này qua năm khác vẫn nổi cộm. Trong công tác quản lý chi Ngân sách còn lỏng lẻo, khả năng kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước còn chưa cao dẫn đến một số khoản chi không đúng đối tượng, nhiệm vụ được giao. Các nguồn chi sự nghiệp kinh tế tuy bước đầu đã được cải thiện đáng kể nhưng còn nhỏ, công tác thực hiện dự án, phê duyệt quyết toán các dự án còn chưa kịp thời cho nên một số công trình đã hoàn thành nhưng chưa có hồ sơ hoàn công. Việc thực hiện Luật NSNN, các chế độ, chính sách, Pháp lệnh kế toán thống kê còn sai lệch. 3.2 Nguyên nhân chủ quan: Những bất cập trong phân cấp quản lý Ngân sách còn tồn tại nhiều. Cơ chế phân cấp này đã làm cho Ngân sách huyện ở thế bị động. Những khoản thu phải chuyển giao cho cấp trên còn nhiều, các khoản thu trong điều tiết còn nhỏ. Điều này, dẫn đến các khoản bổ sung từ Ngân sách cấp trên nhiều làm cho việc thực hiện chi chậm trễ không kịp thời. Có thể nói, cơ chế phân cấp hiện tại không tạo ra được thế chủ động trong công tác quản lý Ngân sách huyện. Hệ thống các chỉ tiêu, định mức còn mang tính cứng nhắc, lạc hậu so với thực tế. Nhu cầu chi thường xuyên cho một loại dịch vụ bằng cách chi cho một đối tượng thụ hưởng tiềm năng và có tính đến hệ số khác biệt về chi phí. Chi đầu tư bảo dưỡng phải xác định bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật cho những cơ sở hạ tầng hiện có như đường bộ, nhà xưởng. Các quy trình thu còn rườm rà, chưa gọn nhẹ, chưa tạo ra cho đối tượng thu sự tự giảc trong việc tự tính, tự nộp. Các quy định về hoá đơn chứng từ, sổ sách ghi chép có một số chi tiết đã không phù hợp với hiện tại. KẾT LUẬN Trên đây là những nét khái quát tổng hợp của em về phòng Tài chính- kế hoạch huyện Quế Võ.Báo cáo đã phần nào phản ánh cơ bản được lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức cũng như tình hình hoạt động và vấn đề quản lý thu chi ngân sách của huyện trong những năm gần đây. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự chỉ bảo tận tình của PGS TS Nguyễn Thị Bất cùng sự giúp đỡ ân cần của các cô chú, anh chị cán bộ tại phòng Tài chính- kế hoạch huyện Quế Võ- tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt báo cáo này. Với thời gian tiếp cận và khả năng kiến thức còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiểu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, chỉ bảo của thầy cô để em có thêm những kinh nghiệm, kiến thức quý báu nhằm phục vụ tốt hơn trong việc hoàn thành chuyên đề và luận văn sắp tới. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12548.doc
Tài liệu liên quan