Báo cáo Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và kinh doanh Địa ốc hòa Bình

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với tiến trình phát triển hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế thu hẹp sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế. Tuy nhiên, do môi trường kinh tế xã hội luôn luôn biến động nên hệ thống báo cáo tài chính không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế đáp ứng nhu c

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2812 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và kinh doanh Địa ốc hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu thông tin của người sử dụng. Đặc biệt là Việt nam chúng ta giờ đây là thành viên của WTO thì việc công khai thông tin của hệ thống báo cáo tài chính không chỉ cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cơ quan quản lý nhà nước, người lao động làm công ăn lương và các đối thủ cạnh tranh. Đối với các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch thì hệ thống báo cáo tài chính trở thành thông tin tổng hợp mang đầy đủ tính chất pháp lý cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cần quan tâm phân tích. Nội dung của phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình nói riêng chưa đóng vai trò vị trí vì thế nên cần phải hoàn thiện. Nhu cầu về sự an toàn, tiện nghi và thẩm mỹ cho nơi ăn chốn ở và sinh hoạt của con người thường xuyên biến đổi và đòi hỏi ngày càng cao.Vì vậy, Ngành Xây dựng và Địa ốc tuy có lúc thịnh lúc suy nhưng sẽ tồn tại và phát triển không ngừng cũng vì vậy, một trong những định hướng, quan trọng của Hoà Bình là phát triển Công ty một cách bền vững và lâu dài qua nhiều thế hệ. Để đảm bảo sự lâu dài và bền vững này, vấn đề tạo lập một môi trường làm việc thật tốt cho Công ty phát triển luôn luôn được chú trọng. Môi trường này được hoàn thiện dần theo hướng nhân bản và mang tính văn hoá cao nhằm tạo điều kiện cho mỗi người phát huy toàn diện năng lực và sức sáng tạo. Tích luỹ cho Công ty ngày càng nhiều vốn liếng, kiến thức và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Hoà Bình rất quan tâm đến việc xây dựng, duy trì và phát triển những mối quan hệ hợp tác lâu dài, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau với các đối tác trên tinh thần hoà bình đồng thời tính kế thừa được bảo đảm để tất cả những mối quan hệ, vốn liếng, kiến thức và kinh nghiệm đó được chuyển giao một cách đầy đủ nhất từ thế hệ này sang thế hệ khác.Trên thực tế Hoà Bình đã và đang thể hiện vai trò tích cực đối với sự nghiệp phát triển không ngừng của đất nước.Việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính thông qua phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là việc làm không thể thiếu trong công tác quản lý tài chính nhằm đưa ra những quyết định quan trọng về chiến lược sản xuất và kinh doanh kịp thời và hiệu quả. Mặc dù việc phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính có vai trò quan trọng như vậy nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có cả Công ty Cổ phần Xây dựng và Địa ốc Hoà Bình chưa chú trọng và quan tâm đúng mức mà chủ yếu vẫn dừng ở lại những mức phân tích đơn giản.Việc phân tích báo cáo tài chính cũng chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ nên chưa thể hiện được vai trò là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp và thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thạc sĩ là "Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình". * Kết cấu của chuyên đề: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình Chương 2: Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình Chương 3: Đánh giá thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HOÀ BÌNH 1.1 Đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tiền thân của Hòa Bình là Văn phòng xây dựng Hòa Bình thuộc Công ty Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp. Từ năm 1987 đến nay, song song với công cuộc đổi mới của đất Nước, Hòa Bình đã không ngừng phát triển. Những nhân tố góp phần vào sự phát triển này trước hết phải kể đến là sự giúp đỡ nhiệt tình của bè bạn, sự ủng hộ, khích lệ của khách hàng và sau cùng là nỗ lực phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Công nhân viên trong việc thực hiện những sứ mệnh, mục tiêu và chính sách đã xác định. Năm 1987- 1993: Xây dựng lực lượng - xác định phương hướng, Năm 1997- 2000: Tăng cường tiềm lực - Nâng cao chất lượng và Năm 2000- 2005: Hoàn thiện tổ chức - Mở rộng thị trường Sau những bước chuẩn bị chu đáo, với sự chấp nhận của Ban Giám đốc Công ty Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, ngày 01/12/2000 trên cơ sở kế thừa toàn bộ lực lượng của Văn phòng Xây dựng Hòa Bình, Công ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình được thành lập với giấy phép do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Cuối năm 2000, trong niềm vui chung của nhân loại đón chào thiên niên kỷ mới, Cán bộ Công nhân viên của Công ty Cổ phần Hòa Bình đã thực hiện một chương trình văn nghệ mang tên “Thành Phố Mùa Xuân”, được Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ghi hình và phát sóng trong dịp tết Tân Tỵ 2001. Năm 2001, Hệ thống Quản lý Chất lượng về lĩnh vực thi công xây dựng của Hòa Bình đã đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 được tổ chức quốc tế QMS cấp giấy chứng nhận. Sau khi mua lại biệt thự song lập 235 Võ Thị Sáu, Quận 3 và cải tạo thành một văn phòng đầy đủ tiện nghi, trụ sở Công ty Cổ phần Hòa Bình đã được chuyển từ 52A Trương Định, Quận 3 sang ngôi nhà này vào tháng 4 năm 2001. Năm 2002 Công ty mở rộng thị trường sang khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Tháng 9 năm 2002, Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với những thành quả đã đạt được là cả một quá trình chiến đấu bền bỉ bằng niềm tin và trí lực của tập thể cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cùng lực lượng nhân công trên mỗi công trình họ đi qua. Các công ty thành viên như Công ty Mộc Hòa Bình, Sơn Hòa Bình liên tiếp đạt các giải thưởng và bằng khen của Bộ Xây Dựng tại Hội chợ VietBuild 2002, 2003, 2004, 2005, 2006; Công ty Cửa Sư Tử đạt danh hiệu “Top Ten Thương hiệu Việt 2004”; Công ty Sơn Hòa Bình với danh hiệu “Thương hiệu Việt yêu thích” và Hòa Bình cũng đã khẳng định mình trong lĩnh vực thi công xây dựng với danh hiệu “Thương hiệu mạnh ngành xây dựng địa ốc 2004, 2005, 2006”. Năm 2004, sau 3 năm áp dụng và cải tiến không ngừng, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 của Hòa Bình đã được tổ chức Quốc tế QMS cấp giấy chứng nhận lần 2 vào tháng 9 với sự mở rộng sang lĩnh vực Thi công Điện nước và Trang trí Nội thất. Năm 2004 là một năm có nhiều sự kiện. Bên cạnh việc Công ty đạt được những thành tích rất cao về các giải thưởng trong nước và quốc tế, kinh nghiệm thi công của Hòa Bình cũng đã có một số tiến bộ trong việc tiếp cận công nghệ cao trong ngành xây dựng thông qua công tác thi công một số công trình phức tạp. Năm 2005 là năm có ý nghĩa phát triển khá lớn của Hòa Bình. Hòa Bình đã có một số tiến bộ trong việc tiếp cận công nghệ cao trong ngành xây dựng thông qua công tác thi công một số công trình có quy mô và yêu cầu kỹ - mỹ thuật cao . Năm 2005 - nay: Tăng cường hợp tác – chinh phục đỉnh cao Ngày 27/12/2006, Cổ phiếu Hòa Bình (HBC) đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM giúp Công ty kịp thời nắm bắt những cơ hội tốt và tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Hòa Bình là doanh nghiệp xây dựng đầu tiên tham gia thị trường chứng khoán. Hòa Bình chuyển sang chuyên nhận thầu những công trình lớn với phương thức thi công trọn gói. Cuối năm 2006 và đầu năm 2007, Hòa Bình đã trúng thầu một loạt các dự án lớn.Có thể nói, năm 2006 là mốc son trong lịch sử phát triển của Hòa Bình khi mô hình doanh nghiệp đã được hình thành rất rõ nét và một đường băng vững chắc đã được tạo dựng cho con tàu Hòa Bình cất cánh bay cao và bay xa hơn nữa. Những giải thưởng và danh hiệu đã đạt được: Giải thưởng ngành xây dựng lần thứ 16 “New Millenium Award” do Trade Leaders’ Club (Câu lạc bộ lãnh đạo doanh nghiệp với hơn 7.000 hội viên ở 25 Quốc gia trên thế giới) trao tặng tại Madrid, Tây Ban Nha: Hòa Bình là công ty Việt Nam duy nhất được trao giải thưởng này cùng 39 công ty xây dựng khác ở 25 nước trên thế giới. Giải thưởng “Diamond Eye” về chất lượng tuyệt hảo, cam kết chất lượng và “Chương trình tín nhiệm TQCS” (tiêu chuẩn làm khách hàng hài lòng) được trao tại Berlin, Đức. Giải thưởng “Platinium Technology” dành cho các đơn vị đạt tiêu chuẩn về sản phẩm chất lượng cao và thương hiệu tuyệt hảo, được trao tại Paris, Pháp. Giải thưởng “CENTURY INTERNATIONAL QUALITY ERA AWARD in the Gold category” do tổ chứcB.I.D Business Initiative Directions trao tặng tại Thụy Sĩ. Giải thưởng “Top ten Thương hiệu Việt” cho “ Thương hiệu uy tín chất lượng hàng đầu ” ba năm 2004, 2005 và 2006 do bạn đọc mạng thuonghieuviet.com bình chọn. Huy chương vàng “Quản Lý Chất Lượng Toàn Cầu” do tổ chức quốc tế Câu Lạc bộ Doanh Nhân dành cho cá nhân Tổng Giám Đốc Công ty. Danh hiệu “Doanh Nhân Sài Gòn Tiêu Biểu” hai năm liền 2005, 2006 do Chủ tịch UBND TP.HCM trao tặng. Giải thưởng trong nước như: Huy Chương Vàng Hội Chợ Địa ốc – VLXD & Sản phẩm gia dụng lần 2; Huy Chương vàng Thương hiệu Hội chợ Vietbuild 4 năm liên tục từ năm 2003 đến 2006; Huy Chương Bạc Hội chợ hàng Công Nghiệp Việt Nam; Thương hiệu Việt ưa thích ngành xây dựng do bạn đọc báo Doanh Nhân Sài Gòn bình chọn. Bằng khen của Nhà nước, các bộ ngành như: Bộ Xây Dựng, Bộ Thuỷ Sản, UBND TP. Hồ Chí Minh. Thư khen, thư giới thiệu của các đối tác trong và ngoài nước như: DANAO International Holdings Ltd, TECASIN Business Center, RIVERSIDE Co., WESTMOUNT Co., Ltd, FISHERIES ENGINEERING Co., Ltd, TRANSFIELD, TOA Corporation, FUJITA Corporation, Khách sạn Tân Sơn Nhất, Clubhouse Sông Bé Golf PALM, DELTA JUICE Company Vietnam Ltd, POSEC – Posco Engineering & Construction Co.,Ltd, HUHTAMAKI (Vietnam) Ltd., ARTIFORT Co., HBP Co., Tổng Công Ty Xây Dựng Hà Nội, Tổng Công Ty Xây Dựng Sài Gòn, Công ty Indochina Resort, Graham Taylor, Học viện Phật giáo Việt nam tại Tp.HCM, Đại học RMIT Việt Nam, v.v. 1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh chính của Công ty hiện nay là: Xây dựng dân dụng và công nghiệp đã thành công trong vai trò thầu chính của nhiều công trình khá lớn và nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn làm rất tốt vai trò thầu phụ cho nhiều công trình đầu tư nước ngoài có qui mô lớn, yêu cầu tiến độ kỹ - mỹ thuật cao từ công tác bê tông cốt thép cho đến công tác hoàn thiện, trang trí nội thất và điện nước. Sản xuất, thi công và kinh doanh sơn Hodastone Lĩnh vực này do công ty Sơn Hòa Bình (HBP) đảm nhận với thương hiệu sơn đá Hodastone , một loại vật liệu hoàn thiện tuyệt mỹ và siêu bền được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến trên thế giới, đã được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng. Sản phẩm đã được công bố chất lượng tại Trung tâm Kỹ Thuật Tiêu chuẩn Đo Lường Chất Lượng (QUATEST-3 ) theo tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản, đã đoạt các giải thưởng: Huy chương vàng Hội chợ địa ốc - VLXD & Sản phẩm gia dụng lần 2, Huy Chương Vàng Thương Hiệu Hội Chợ VIETBUILD 4 năm liền 2003 đến 2006, Huy chương bạc hội chợ hàng Công nghiệp Việt Nam, Thương hiệu Việt yêu thích ngành Xây Dựng do bạn đọc báo Doanh nhân SÀI GÒN bình chọn, Thương hiệu Việt Uy tín Chất lượng. Sản xuất, thi công và kinh doanh thành phẩm mộc và trang trí nội thất. Lĩnh vực này do công ty Mộc Hòa Bình (MHB) đảm nhận, MHB thành lập từ việc sát nhập HBD (Hoa Binh Decor) và HBF (Hoa Binh Furniture), MHB chuyên thiết kế, thi công và trang trí nội thất các công trình. Sản phẩm của MHB đã được xuất khẩu sang Đài Loan, Mỹ. Tại Hội chợ Triển lãm Vietbuild 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, Mộc Hòa Bình liên tiếp được Bộ Xây Dựng trao Cúp vàng Thương hiệu ngành Xây dựng Việt Nam và Huy chương vàng chất lượng sản phẩm cho cửa gỗ do MHB sản xuất với đánh giá là: “Sản phẩm mới có chất lượng cao”. Sản xuất, thi công lắp đặt và kinh doanh nhôm kính. Lĩnh vực nhôm kính hiện đang được công ty Anh Huy (AHA) đảm nhận, chuyên sản xuất và lắp đặt cửa nhôm, vách kính cho công trình có quy mô lớn theo công nghệ hiện đại. Tư vấn xây dựng, thiết kế kiến trúc và kết cấu công trình.Lĩnh vực này do công ty tư vấn thiết kế Hòa Bình (HBA) đảm nhận. Với đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư chuyên nghiệp được đào tạo chính quy lại có cơ hội chủ trì thiết kế nhiều công trình hoặc phối hợp với các Công ty Tư vấn Thiết kế nước ngoài nên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệp quí báu. Kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng. Lĩnh vực này hiện do công ty thương mại Hòa Bình (HBT) đảm nhiệm, chuyên làm dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhiều loại sản phẩm xây dựng và trang trí nội thất khác nhau với sự tiện ích tối đa và giá cả hợp lý. Với kinh nghiệm của mình, HBT sẵn sàng tư vấn cho khách hàng trong việc chọn lựa vật liệu thích hợp cho từng hạng mục công trình với những mục đích sử dụng khác nhau. HBT cũng là nhà đại lý độc quyền phân phối các sản phẩm của Công ty cổ phần Hòa Bình: sơn đá Hodastone, nhôm kính, đồ mộc và cửa gỗ. h. Thi công xây dựng các công trình cầu đường và cơ sở hạ tầng. Lĩnh vực này hiện do bộ phận HBCE (Hoa Binh Civil Engineering) đảm nhiệm, chuyên thi công xây dựng các công trình cầu đường và cơ sở hạ tầng. Đây là một bộ phận đầy triển vọng, bởi vì, ngoài việc đảm nhận thi công cơ giới cho Hòa Bình, HBCE còn có một thị trường rất lớn về xây dựng cầu đường và cơ sở hạ tầng của một đất nước đang phát triển. i. Thi công điện nước. Lĩnh vực này hiện do bộ phận HBE (Hoa Binh Engineering) đảm nhiệm, HBE chuyên thi công điện nước bao gồm toàn bộ hệ thống phân phối điện và hệ thống cấp thoát nước cho các công trình công nghiệp và dân dụng. . J Kinh doanh địa ốc và khác: Lĩnh vục này do công ty HBH đảm nhiệm đang triển khai các dự án 1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công tác hạch toán kế toán tại công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Mọi nghiệp vụ phát sinh đều được xử lý tại phòng kế toán tài vụ. Đứng đầu bộ máy kế toán tại công ty là Giám đốc tài chính, đây là người trực tiếp thực hiện chức năng quản lý tài chính, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về tài chính – kế toán, tổ chức phổ biến và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thi hành kịp thời các qui định về tài chính – kế toán của Nhà nước và cấp trên. Quan hệ với ngân hàng, cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan để thực hiện công tác tài chính – kế toán theo qui định của pháp luật. Trưởng phòng kế toán tài vụ Chịu trách nhiệm chung về hiệu suất làm việc của Phòng và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về hệ thống tài chính – kế toán tại Công ty. Phó phòng kế toán tài vụ là người Quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa, kinh phí và các quỹ, tổng kết thu – chi tài chính, báo cáo quyết toán, kiểm tra thường xuyên hoạt động kế toán của các bộ phận, nắm bắt tình hình hình kinh doanh của Công ty từ đó lập kế hoạch tài chính và cung cấp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài Công ty. Thực hiện phân phối lợi nhuận theo đúng qui định của Nhà nước. Là người tổ chức thanh toán mua bán hàng hóa nhanh chóng và thu hồi công nợ, tăng nhanh vòng quay vốn, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các số liệu. Ngoài ra, bộ máy kế toán tại công ty còn chia các phần hành: Kế toán thanh toán, Kế toán tiền lương, Kế toán thuế tài sản cố định, thống kê chứng khoán, Kế toán vật tư công nợ phải trả, Kế toán tiêu thụ công nợ phải thu. Kế toán vật tư công nợ phải trả. Mỗi phần hành được giao cho một kế toán viên phụ trách các kế toán viên có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh liên quan đến phần hành của mình phụ trách. 1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trên máy vi tính. Chứng từ gốc Chứng từ - ghi sổ Sổ cái Sổ đăng ký chứng từ - ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ kế toán chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán 1.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình được tổ chức và điều hành theo mô hình Công ty Cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty. Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất trong Công ty có 9 thành viên bao gồm: Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 7 thành viên. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người có trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý, có quá trình hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng. Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban Giám đốc bao gồm 5 thành viên: Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của Công ty trước pháp luật, trước hội đồng Quản trị, khách hàng, nhà cung cấp, nhà thầu phụ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty: 1.2 Vai trò và xu thế phát triển công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình 1.2.1 Vai trò công ty cổ phần và kinh doanh địa ốc Hoà Bình Sứ mệnh Công ty do lãnh đạo khởi xướng, được toàn thể Cán bộ Công nhân viên đồng tình hưởng ứng và quyết tâm thực hiện. Để hoàn thành những sứ mệnh của Công ty, với sự đồng tâm nhất trí, Ban Giám đốc cùng toàn thể Cán bộ, Công nhân viên Công Ty Cổ phần Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình quyết tâm phấn đấu trở thành Công ty hàng đầu trong ngành xây dựng và địa ốc bằng cách theo hướng nhận thầu trọn gói công trình có qui mô lớn, yêu cầu kỹ mỹ thuật cao. Doanh số năm 2010 đạt 1.600 tỷ, lợi nhuận 150 tỷ. Mở rộng sang một số lĩnh vực khác mà Hòa Bình có lợi thế nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó: Ưu tiên 1: đầu tư phát triển địa ốc. Ưu tiên 2: đầu tư tài chính (trong lĩnh vực địa ốc). Ưu tiên 3: nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, hỗ trợ cho công tác thi công xây dựng. Phát triển Hòa Bình thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu tại TP. HCM sau 2010. 1.2.2.Xu thế phát triển của công ty cổ phần và kinh doanh địa ốc Hoà Bình Định hướng phát triển của Công ty: Theo xu thế chung về hội nhập và cạnh tranh toàn cầu của thế giới cũng như nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam, trên nền tảng đã hình thành, Hòa Bình cần nỗ lực phấn đấu trở thành một trong những nhà thầu tổng hợp có đủ sức cạnh tranh với các công ty xây dựng nước ngoài dần dần trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu ở Việt Nam, có uy tín đối với bạn bè quốc tế, tạo tiền đề cho việc mở rộng phạm vi hoạt động sang các nước khác, triển khai kế hoạch chiến lược phát triển đã đề ra và thành công trong việc thực thi những sứ mệnh đã xác định. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH 2.1. Khái quát thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 2.2.1 Tổ chức phân tích Trong những năm qua, phân tích báo cáo tài chính đã được triển khai tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình. Tuy nhiên công ty chưa có bộ phận làm công tác báo cáo tài chính riêng mà việc phân tích thuộc chức năng phòng tài chính - kế toán. Kế toán phần hành thuế, TSCĐ, thống kê, chứng khoán đồng thời cũng là thư ký của hội đồng quản trị nên kiêm luôn việc phân tích báo cáo tài chính, các sổ chi tiết cũng như các số liệu liên quan đến tình hình chứng khoán của công ty. Nội dung phân tích chủ yếu là phân tích một số nội dung cơ bản phản ánh khái quát tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và phân tích các chỉ số liên quan đến cổ phiếu của công ty. Việc phân tích không được tiến hành thường xuyên mà chỉ thực hiện vào thời điểm báo cáo tài chính năm được lập xong hoặc khi có yêu cầu của Ban giám đốc 2.2.2 Phương pháp phân tích Trong quá trình thực hiện việc phân tích báo cáo tài chính tại công ty, phương pháp so sánh là phương pháp phân tích được sử dụng phổ biến . Đây là phương pháp mà hầu hết người làm công tác phân tích nào cũng sử dụng . Phương pháp so sánh được thực hiện theo cả 2 cách là so sánh ngang và so sánh dọc chủ yếu là so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối. Khi sử dụng phương pháp so sánh công ty đã đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu và gốc so sánh được chọn 2.2.3 Nội dung phân tích Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp. Thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó cung cấp những thông tin đáng tin cậy giúp các nhà quản trị có cái nhìn chính xác, toàn diện về các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp và đề ra các quyết định hợp lý để sử dụng các nguồn lực này một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên qua khảo sát việc phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá một số chỉ tiêu tài chính tổng quát nên chưa nêu bật được hiệu quả hoạt động cũng như tiềm năng về tài chính mà công ty đang có. Nội dung phân tích báo cáo tài chính hiện nay tại công ty gồm các nhóm chỉ tiêu chính : Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Phân tích hiệu quả kinh doanh 2.2 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Trong công ty, công tác phân tích báo cáo tài chính đã được quan tâm nhưng chỉ mới tập trung vào tính toán các chỉ tiêu chung mà chưa cụ thể được thế mạnh tài chính của doanh nghiệp. Do đó, những thông tin công ty cung cấp chưa nhiều cho các quản trị bên trong doanh nghiệp điều hành hoạt động, đồng thời những thông tin cung cấp ra bên ngoài chưa tạo sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư, các đối tượng tham gia thị trường khoán. Nguyên nhân do việc tổ chức phân tích đơn điệu và nội dung phân tích chưa toàn diện. Để thấy rõ thực trạng phân tích báo cáo tài chính của Công ty, chúng ta có thể xem xét từng vấn đề cụ thể sau: Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, công ty tiến hành so sánh một số tài sản cuối kỳ so với đầu năm cả về số tuyệt đối so với số tương đối, đồng thời xem xét từng loại tài sản chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong số tổng tài sản, qua việc phân tích này sẽ đánh giá quá trình biến động của tài sản diễn ra trong năm. TT Tài sản Mã số Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm Số tiền Tỷ trọng Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 506.292.997.058 54.84 735.787.656.085 68.56 229.496.659.027 145,33 I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 197.485.744.272 21.39 68.787.656.085 6.39 -128.937.179.740 34,71 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 57.104.100.350 6.19 50.000 0.00 - 57.104.050.350 0,00 III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 228.986.751.276 24.80 285.246.932.880 26.58 56.260.181.604 124,57 IV Hàng tồn kho 140 11.385.576.148 123 380.081.887.043 35.42 368.696.310.895 3.338 V Tài sản ngắn hạn khác 150 11.330.825.012 123 1.910.221.630 0.18 - 9.420.603.382 16,86 B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 416.932.338.543 337.364.898.269 31.44 -79.567.440.274 80,92 I Tài sản cố định 210 297.034.079.252 32.17 130.264.146.066 12.14 - 166.769.933.186 43,85 -Tài sản cố định hữu hình 220 102.404.960.851 11.09 125.155.378.253 11.66 22.750.417.402 122,22 -Tài sản cố định vô hình 240 4.804.453.247 0.52 5.108.767.813 0.48 304.314.556 106,33 -Chi phí XDCB dở dang 250 189.824.665.154 20.56 -189.824.665.154 II Các khoảng đầu tư tài chính dài hạn 260 104.155.269.748 11.28 190.178.829.217 17.72 86.023.559.469 182,59 III Tài sản dài hạn khác 270 15.742.989.543 1.71 16.921.922.986 1.58 1.178.933.443 107,49 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 149.927.218.753 116,24 Bảng 2.1. Phân tích cơ cấu tài sản năm 2008 Qua bảng 2.1 ta thấy, trong năm 2007 tổng tài sản công ty vào thời điểm đầu năm là 923.225.335.601 đồng trong đó là chủ yếu là tài sản ngắn hạn với 506.292.997.058 đồng chiếm tỷ trọng 54,84% Tài sản dài hạn là 416.932.338.543 tỷ trọng tương ứng là 45,16%. Đến cuối năm tổng tài sản là 1.073.152.554.354 đồng, tăng 116% tương ứng tăng 149.927.218.753 đồng. Điều này cho thấy quy mô tài sản công ty tăng rất mạnh. Cùng với sự tăng lên của tài sản, từng loại tài sản cũng có sự thay đổi về số tuyệt đối. Trong đó tài sản ngắn hạn vào cuối năm là 735.787.656.085 đồng chiếm 68,56% trong tổng tài sản tăng 229.494.659.027 đồng và bằng 145% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm 05 khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Trong năm, từng loại tài sản ngắn hạn có sự biến động mạnh. Tiền và các khoản tương đương giảm 128.937.179.740 đồng và giảm 35% so với đầu năm. Tuy nhiên, trong năm 2008 do chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng không đáng kể, khoảng 6,39% trong tổng tài sản nên chỉ tiêu này không ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tài sản ngắn hạn . Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng có xu hướng giảm cụ thể cuối năm là 50.000 đồng giảm 57.104.050.350 đồng đạt 0,00009 % so với đầu năm. Các khoản phải thu tăng mạnh, cụ thể là vào cuối năm 285.246.932.880 đồng tăng 56.260.181.604 đồng, đạt 124,57% so với đầu năm. Đây là các khoản phải thu từ xây dựng các công trình công nghiệp và nhà ở cho các công ty và cá nhân, từ hoạt động cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho các khách hàng. Các khoản phải thu khách hàng tương đối cao là do đặc thù của ngành xây dựng, khối lượng thường được nghiệm thu vào cuối tháng, cuối năm và thanh toán vào kỳ tiếp theo nên công nợ phải thu vào thời điểm cuối kỳ cao. Bên cạnh đó, chủ đầu tư giữ một khoản tiền bảo lưu tương đương 10% giá trị khối lượng thực hiện hàng kỳ, và khi kết thúc công trình chủ đầu tư giữ 5% giá trị quyết toán trong thời gian 12 tháng để bảo hành công trình. Hàng tồn kho cuối năm ở mức 380.081.887.043 đồng, tăng 3.338% so với đầu năm. Tuy nhiên do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 35,42% trong tổng tài sản nên chỉ tiêu này biến động làm ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn khác vào thời điểm đầu năm là: 11.330.825.012 đồng chiếm tỷ trọng 1,23%.Đến cuối năm tổng tài sản ngắn hạn là 1.910.221.630 đồng giảm 9.420.603.382 đồng so với đầu năm. Điều này cho thấy quy mô tài sản của công ty có xu hướng giảm. Tài sản dài hạn vào cuối năm 337.364.898.269 đồng giảm 79.567.440.274 đồng tương ứng 80,92% so với đầu năm nhưng do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (145.33%) lớn còn tốc độ tài sản dài hạn giảm 79.567.440.274 (80,92%) nên tỷ trọng của tài sản dài hạn chiếm trong tổng tài sản (Cũng chính là chỉ tiêu “Tỷ suất đầu tư” lại giảm từ 45,16% vào đầu năm xuống còn 31,44% vào cuối năm. Trong 337.364.898.269 đồng tài sản dài hạn của công ty thì có 190.178.829.217 đồng khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm 17.72% tổng tài sản dài hạn. Toàn bộ số tài sản dài hạn còn lại là tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. Trong năm 2008,công ty cũng đã đầu tư thêm máy móc thiết bị mới có giá trị gần 36,217 tỷ đồng nhưng do mức khấu hao cho tất cả các tài sản cố định trong năm là khá lớn, gần 13,750 tỷ đồng nên làm cho giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình tăng không đáng kể. Đồng thời với việc phân tích sự biến động của tài sản, Công ty còn phân tích sự biến động của nguồn vốn. Qua bảng 2.2, phân tích biên động nguồn vốn, ta thấy, cuối năm nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên 149.927.218.753 đồng, tương ứng bằng 116% so với đầu năm. Có thể nói quy mô hoạt động của Công ty tăng lên TT NGUỒN VỐN Mã số Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A NỢ PHẢI TRẢ 300 393.450.556.158 42,62 534.702.413.066 49.83 141.251.856.908 135.90 I Nợ ngắn hạn 310 329.876.783.916 35,73 426.623.813.535 39.75 96.747.029.619 129.33 II Nợ dài hạn 320 63.573.772.242 6,89 108.078.599.531 10,07 44.504.827.829 170,01 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 529.774.779.443 57,38 538.450.141.288 50,17 8.675.361.845 101,64 I Vốn chủ sở hữu 410 526.340.925.346 57,01 536.858.891.177 50,03 10.517.965.831 102,00 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 135.000.000.000 14,62 151.195.400.000 14,09 16.195.400.000 112,00 - Thặng dư vốn cổ phần 368.383.473.203 39,90 368.383.473.203 34,33 0 100,00 - Các quỹ 4.939.610.143 0,54 7.332.046.995 0,68 2.392.436.852 148,43 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 18.017.842.000 1,95 9.947.970.979 0,93 -8.069.871.021 -144,79 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 3.433.854.097 0 1.591.250.111 1.842.603.986 -153,66 -Quỹ khen thưởng phúc lợi 3.433.854.097 0,37 1.591.250.111 0,15 -1.842.603.986 -153,66 -Nguồn kinh phí 420 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN V 430 92.3225.335.601 100 1.073.152.554.354 100 149.927.218.753 116,24 Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2008 Trong các tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn nợ phải trả. Tương ứng với tỷ lệ là 57,01% và 42,62%. Trong năm, từng loại nguồn vốn cũng có sự biến động nhẹ. Nợ phải trả tăng 141.251.856.908 đồng tương ứng đạt 135,9% so với đầu năm. Nhưng xét về mặt kế cấu thì tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn (cũng chính là chỉ tiêu “hệ số nợ”) lại tăng từ 42,62% lên 49,83%. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu tăng 8.675.361.845 từ ở 529.774.779.443 đồng đầu năm lên 538.450.141.288 đồng ở cuối năm, tương ứng đạt 101,64% so với đầu năm. Như vậy, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn (chính là chỉ tiêu “hệ số tài trợ”) có sự thay đổi từ 57,38% ở đầu năm và 50.17% lúc cuối năm. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty là cao và ổn định. 2.2.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán được thực hiện thông qua phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả. Qua bảng 2.3, phân tích các khoản phải thu, ta thấy, tổng các khoản thu vào cuối năm cao hơn so với._. đầu năm là 62.607.275.955 đồng, tương ứng là 60,55%. Tổng nợ phải thu của Công ty bao gồm các khoản phải thu thương mại, ứng trước cho nhà cung cấp, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng, dự phòng các khoản phải thu khó đòi và khoản phải thu khác. Trong đó, khoản phải thu thương mại chiếm tỷ trọng lớn, đầu năm là 41,97% và cuối năm là 55,64%. Do đó sự biến động của khoản phải thu thương mại làm ảnh hưởng lớn đến sự biến động của toàn bộ các khoản thu. Đây là các khoản phải thu từ xây dựng các công trình công nghiệp và nhà ở cho các công ty và cá nhân, từ hoạt động cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho các khách hàng. Các khoản phải thu khách hàng tương đối cao là do đặc thù của ngành xây dựng, khối lượng thường được nghiệm thu vào cuối tháng, cuối năm và thanh toán vào kỳ tiếp theo nên công nợ phải thu vào thời điểm cuối kỳ cao. Bên cạnh đó, chủ đầu tư giữ một khoản tiền bảo lưu tương đương 10% giá trị khối lượng thực hiện hàng kỳ, và khi kết thúc công trình chủ đầu tư giữ 5% giá trị quyết toán trong thời gian 12 tháng để bảo hành Vào cuối năm 2008, khoản ứng trước cho nhà cung cấp giảm 16.610.281.929 đồng nhưng do nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (cuối năm là 2,36%) trong tổng các khoản phải thu nên không gây ảnh hưởng nhiều đến công nợ phải thu. Bên cạnh đó, các khoản phải thu theo tiến độ hợp đồng khác tăng đột biến từ 71.895.451.578 đồng ở đầu năm (tương ứng với tỉ trọng 31,40.%) lên 113.808.062.490 đồng vào cuối năm tương ứng với tỉ trọng 39,90.%). Khoản phải thu khác giảm so năm 2007, Công ty tăng cường thu các khoản cho mượn tiền, lợi nhuận từ các công ty con, công ty liên kết và phải thu của cán bộ công nhân viên nên trong năm 2008 Công ty chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy Ứng trước cho nhà cung cấp và phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng so với đầu năm tăng cao, đồng thời tỉ trọng của 2 khoản này chiếm trong tổng nợ phải thu khá cao, nên với sự giảm xuống đáng kể của khoản phải thu khác (tương ứng giảm 31.649.423.334) thì tổng nợ phải trả cuối năm vẫn tăng nhiều so với đầu năm. Trong bảng 2.4 ta thấy, chỉ có các khoản vay và nợ ngắn hạn, phải trả cho người bán và người mua trả trước là có biến động nhiều, còn các khoản phải trả còn lại biến động ít đồng thời tỷ trọng của nó chiếm trong tổng nợ phải trả thấp, nên sự thay đổi của nó ảnh hưởng ít đến tổng nợ phải trả. Khoản phải trả cho người bán giảm 7.576.491.513 đồng, tương ứng bằng 94,27% so với đầu năm. Nhưng vay và nợ ngắn hạn lại tăng 9.172.780.123 đồng, bằng 108,43% so đầu năm. Sự tăng và giảm của 2 khoản này là tương đương với nhau nên tổng sự biến động của chúng là không nhiều. Do đó, tổng nợ phải trả cuối năm 2008 đã tăng mạnh so với đầu năm (tăng 141.251.856.908 đồng, tương ứng tăng 135,9%). Tuy nhiên, trong cơ cấu tổng nợ phải trả hầu hết là vay và nợ ngắn, vay và nợ dài hạn nên áp lực thanh toán đối với Công ty trong khoảng thời gian ngắn là tương đối lớn. Trong khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước đã bao gồm 5.198.494.704 là khoản doanh thu nhận được từ công trình và chung cư . Khoản phải trả cho người bán chủ yếu là các khoản phải trả cho nhà cung cấp vật liệu xây dựng trong nước và các nhà thầu phụ ở tại thời điểm cuối năm giảm so với đầu năm 7.576.49.513 đồng tương ứng 94,27% còn khoản người mua trả tiền trước năm 2008 tăng mạnh 75062.513.27 tương ứng 252,67% đây là khoản ứng trước của các khách hàng cho các công trình xây dựng. Khoản phải trả công nhân viên: Đây là khoản phải trả tiền lương cho người lao động vào thời điểm cuối tháng. Khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Đây là chủ yếu khoản thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, tài sản thuế thu nhập thuế doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ trợ phòng trợ cấp mất việc làm và thuế thu nhập cá nhân phải nộp nhà nước vào thời điểm cuối kỳ.Tại thời điểm cuối năm 2008 so năm 2007 tăng 12.429.156.903 đồng tương ứng tăng 816,7% Khoản phải trả khác: Đây là các khoản phải trả kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quỹ phát triển của cán bộ công nhân viên, các bên có liên quan và phải trả khác.Khoản này cuối năm 2007 là 3.732.605.718 đồng chiếm 0,949% thì đến cuối năm 2008 là 3.850.571.208 đồng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 0,72%. Ngoài việc phân tích tình hình các khoản phải thu và phải trả, tại Công ty còn tiến hành phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của Công ty, chủ yếu được thực hiện thông qua việc tính toán, so sánh và đưa ra các nhận xét trên các chỉ tiêu cơ bản như: Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với nợ phải trả; Hệ số khả năng thanh toán tổng quát; Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn; Hệ số khả năng thanh toán. Nợ phải thu Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Phải thu khách hàng 131 96.101.146.793 41,97 158.708.422.748 55,64 +62.607.275.955 165,15 2 Trả trước người bán 132 23.343.720.153 10,19 6.733.438.224 2,36 -16.610.281.929 28,84 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 0 0 0 0 0 0 4 Phải thu theo tiến độ 134 71.895.451.578 31,40 113.808.062.490 39,90 +41.912.610.912 158,30 5 Các khoản phải thu khác 135 37.836.494.152 16,52 6.187.070.818 2,17 -31.649.423.334 16,35 6 Dự phòng 139 -190.061.400 -0,08 -190.061.400 -0,07 0 100,00 CÔNG NỢ phải thu 130 228.986.751.276 100,00 285.246.932.880 100 +56.260.181.604 124,57 Bảng 2.3: Phân tích các khoản nợ phải thu trong năm 2008 TT NỢ PHẢI TRẢ Mã số Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Vay và nợ ngắn hạn 311 108.779.786.649 27,65 117.952.566.772 22,06 9.172.780.123 108,43 2 Phải trả cho người bán 312 132.191.539.005 33,60 124.615.047.492 23,31 -7.576.491.513 94,27 3 Người mua trả tiền trước 313 49.165.809.392 12,50 124.228.322.619 23,23 75.062.513.227 252,67 4 Thuế và các khoản phải nộp NN 314 1.734.209.583 0,44 14.163.366.486 2.65 12.429.156.903 816,70 5 Phải trả công nhân viên 315 5.345.232.200 1,36 9.015.245.502 1,69 3.670.013.302 113,38 6 Chi phí phải trả 316 28.927.601.369 7,35 32.798.693.456 6,13 3.871.092.087 113,38 7 Các khoản phải trả phải nộp khác 317 3.732.605.718 0,95 3.850.571.208 0,72 117.965.490 103,16 8 Nợ dài hạn 330 63.573.772.242 16,16 108.078.599.531 20,21 44.504.827.289 170.01 9 Vay và nợ dài hạn 334 62.924.972.242 15,99 107.467.249.531 20,10 44.542.277.289 170,79 10 Dự phòng trợ cấp mất việc 336 648.800.000 0,16 611.350.000 0,11 -37.450.000 94,23 TỔNG CỘNG NỢ PHẢI TRẢ 300 393.450.556.158 100 534.702.413.066 100 141.251.856.908 135,90 Bảng 2.4. Phân tích các khoản nợ phải trả trong năm 2008 Các chỉ tiêu được tính toán và trình bày trên bảng phân tích sau: Chỉ tiêu Công thức Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1/ Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với nợ phải trả Tổng nợ phải thu Tổng nợ phải trả 0,72 0,43 0,30 2/ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả 2,35 2,01 0,34 3/ Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn 1,53 1,72 0,19 4/ hệ số khả năng thanh toán nhanh Tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn 1,53 1,72 0,19 Bảng 2.5 Phân tích khả năng thanh toán trong năm 2008: Qua bảng 2.5 ta thấy, tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả nhỏ hơn 100% nghĩa là số vốn của Công ty bị chiếm dụng ít hơn số vốn của công ty đi chiếm dụng. Nguyên nhân do vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh lớn. Vào cuối năm 2008 các khoản phải thu giảm hơn thời điểm đầu năm (từ 16,52% xuống 2,17%), còn các khoản phải trả ở cuối năm cao hơn đầu năm là 117.965.490 đồng tương ứng 103,16%. Như vậy tỷ lệ này thấp hơn 100% nhưng với xu hướng ngày càng giảm đã cho thấy tình hình tài chính của Công ty có những dấu hiệu của sự không an toàn. Công ty cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này. Khi phân tích Hệ số thanh toán tổng quát ta thấy tình hình tài chính công ty ổn định và khả quan, có khả năng trang trải hết công nợ, luôn bảo đảm được khả năng thanh toán vì hệ số thanh toán tổng quát lớn hơn 1. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn 1, điều này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn mà công ty phải thanh toán trong vòng 1 năm là cao. Hệ số này ở cuối năm lớn hơn đầu năm nên có thể coi công ty hoàn toàn có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính trong công ty là an toàn. Mặc dù hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đều thể hiện tình hình tài chính của công ty là ổn định, nhưng hệ số khả năng thanh toán nhanh tại công ty lại thấp hơn, do đó Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản công nợ.Tuy nhiên chỉ tiêu này có chiều hướng tăng nên mức độ khó khăn trong thanh toán nhanh ngày càng cao sẽ có chiều hướng giảm nguyên nhân là do dự trữ tiền mặt thấp, vốn bằng tiền được đưa hết vào sản xuất kinh doanh. Khi dự trữ vốn bằng tiền thấp hơn nhu cầu làm cho công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản công nợ tức thời, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty hoặc sẽ làm cho công ty rơi vào tình trạng phải bán gấp hàng hóa để trả nợ. Do đó, Công ty cần phải xem xét lại mức dự trữ tiền cần thiết để đảm bảo hoạt động tài chính của công ty luôn thông suốt và ổn định. 2.2.3.Phân tích kết báo cáo quả kinh doanh Đây là nội dung khá quan trọng khi phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp. Công ty đã tiến hành phân tích kết quả kinh doanh trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính bằng cách tính toán các chỉ tiêu có liên quan và so sánh sự biến động của chúng giữa năm báo cáo và năm trước đó. Công ty đã phân tích bằng cách so sánh mức tăng giảm cả về số tương đối và số tuyệt đối các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của năm hiện tại so với năm trước. Việc phân tích được thực hiện qua bảng 2.6. trong năm 2008 tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công tăng 243.758 triệu đồng, mức tăng là 58.90% so với năm 2007. Tuy nhiên lợi tức sau thuế thu nhập doanh nghiệp lại giảm 113 triệu đồng, mức giảm 0.22% như vậy mức tăng của doanh thu không tương ứng với mức của lợi tức. Do đó công ty cần có biện pháp để lợi tức sau thuế cũng phải tăng tương ứng với mức tăng của doanh thu. TT CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm trước Số tiền (Đồng) Năm nay Số tiền (Đồng) Tăng giảm Số tiền (Đồng) Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 24 413.818.297.922 657.576.330.573 243.758.032.651 158,90 2 Các khoản giảm trừ 03 24 3 Doanh thu thuần về bán hang, DV 10 24 413.818.297.922 657.576.330.573 243.758.032.651 158,90 4 Giá vốn hàng bán 11 25 362.510.608.645 606.381.934.021 243.758.032.651 167,27 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 51.307.689.277 51.194.396.552 -113.292.725 99,78 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 24 15.424.141.095 4.062.289.183 -11.361.851.912 26,34 7 Chi phí tài chính 22 26 20.412.644.880 25.062.806.921 4.650.162.041 122,78 Trong đó: Lãi vay 23 7.281.954.332 15.768.757.000 8.486.802.668 216,55 8 Chi phí bán hang 24 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 18.525.234.033 18.999.289.405 474.05.372 102,56 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 27.793.951.459 11.194.589.409 -16.599.362.050 40,28 11 Thu nhập khác 31 1.327.506.000 4.710.925.399 3.383.419.399 354,87 12 Chi phí khác 32 748.805.053 2.151.835.819 1.403.030.766 287,37 13 Lợi nhuận khác 40 578.700.947 2.585.089.580 -2.006.388.633 287.37 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 28.372.652.406 13.779.678.989 -14.592.973.417 48,24 15 Chi phi thuế TNDN 51 28 3.764.074.000 1.817.494.732 -2.024.066.135 47,24 16 Chi phi thuế TNDN hoãn lại -72.478.000 5.008.867 77.486.867 6,91 17 Lợi nhuận sau thuế nhu nhập doanh nghiệp 60 28 24.608.578.406 11.962.184.257 -12.106.394.149 49,70 Bảng 2.6. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh mà các nhà quản lý hướng tới là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó việc phân tích kinh doanh sẽ giúp cho nhà quản lý đánh giá được khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp mà thể hiện ở khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, từ các số liệu trên, các nhà phân tích đã tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh trong công ty gồm các chỉ tiêu: Suất sinh lời của doanh thu (ROS), suất sinh lời của tổng tài sản (ROA); suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Các chỉ tiêu này được tính và trình bày trên bảng sau: Chỉ tiêu Công thức Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Suất sinh lời của doanh thu (ROS), Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần 0,0595 0,0182 0,0413 Suất sinh lời của tổng tài sản (ROA); Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân 0,0459 0,0120 0,0339 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân 0.041 0,0112 0,0298 Bảng 2.8. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời năm 2008 Qua bảng phân tích trên ta thấy tất cả các hệ số sinh lời trong năm 2008 đều giảm mạnh so với năm 2007 cụ thể, trong năm 2007, 1 đồng doanh thu thuần chỉ tạo ra 0.0595 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng cuối năm 2008, hệ số này đã giảm xuống và đạt 0,0182 đồng lợi nhuận sau thuế trong 1 đồng doanh thu. Tương tự, năm 2007, chỉ tiêu ROA bằng 0,0459 tức là 1 đồng tài sản tạo ra 0,0459 đồng lợi nhuận sau thuế, thì trong năm 2008 lại giảm còn 0,012.đồng. Và 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,041 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2008 cũng giảm so với năm 2007 . Khi tất cả các hệ số sinh lời đều giảm là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với hoạt động của công ty. Ngoài ra, với đặc điểm là Công ty cổ phần, Công ty còn tiến hành phân tích chỉ tiêu “Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thường (Earnings per common share – EPS)”.Tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình số lượng cổ phiếu phát hành không thay đổi, không có cổ phiếu ưu đãi nên chỉ tiêu “Lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu thường” được tính theo công thức (2.1) sau: Lợi nhuận cho mỗi cố phiếu thường (EPS) = Lợi nhuận sau thuế Số cổ phiếu phát hành EPS = 11.962.184.257 = 848 đồng 14.112.319 Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu bằng 848.đồng, nghĩa là, trong năm 2008, mỗi cổ phiếu thường của Công ty tạo ra được một mức lợi nhuận là 848 đồng. Đây là mức lợi nhuận tương đối cao. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Thực hiện so với kế hoạch Kế hoạch Thực hiện Sô tiền % Doanh thu Đồng 800.000.000.000 675.576.330.573 -142.423.669.427 82,20 Lợi nhuận Đồng 54.000.000.000 51.194.396.552 - 2.805.603.448 94,80 Bảng 2.7. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2008 Qua bảng 2.7 các nhà phân tích đã lập bảng so sánh các tài liệu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên kết quả này là do quyền sử dụng đất của dự án toà nhà Hoà Bình Tower tại lô C17-1-1 được trình bày theo giá gốc mà chưa được dự phòng do giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc khoảng 20,33 tỷ đồng VNĐ. Theo đó giá trị Hàng tồn kho hàng hoá bất động sản, phản ánh trên bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày 31/12/2008 và lợi nhuận trước thuế thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm 2008 tăng lên khoảng 20,33 tỷ. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN 3.1. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 3.1.1.Về tổ chức phân tích. Hiện nay, tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình công tác phân tích báo cáo tài chính đã được triển khai ở một số chỉ tiêu cơ bản nên chưa thấy được tầm quan trọng của việc phân tích. Điều này thể hiện rõ qua các bước của quá trình phân tích tại Công ty đang thực hiện như sau: Về công tác chuẩn bị phân tích: Người phân tích cần lập kế hoạch phân tích tức là xác định trước nội dung, phạm vi, thời gian và cách thức phân tích. Tại Công ty, công tác lập kế hoạch trong khâu chuẩn bị gần như là không có, nếu có thì cũng rất đơn giản, chủ yếu trên cơ sở các năm trước thì năm này tiếp tục thực hiện. Thời gian phân tích được tiến hành sau khi lập báo cáo tài chính. Nội dung phân tích chủ yếu là tính toán các chỉ tiêu được quy định trên thuyết minh báo cáo tài chính trên thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày các chỉ tiêu đánh giá về: Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn; Khả năng thanh toán; Tỷ suất lợi nhuận. Bây giờ dù đã có những sửa đổi và có những thông tin này không cần phải trình bày trên báo cáo tài chính nữa nhưng Công ty vẫn tiến hành phân tích và đưa các thông tin này vào báo cáo thường niên. Ngoài ra, Công ty còn tiến hành phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu để phục vụ cho yêu cầu hoạt động trên thị trường chứng khoán. Bước tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch, thực chất đây là sự kết hợp hài hòa giữa con người, phương pháp phân tích, tài liệu sử dụng để đạt được các thông tin theo mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, do công tác phân tích, bước lập kế hoạch cũng chưa được chú trọng, nên ở bước tiến hành, tại công ty chỉ đơn giản người phân tích là một kế toán viên kiêm nhiệm, căn cứ vào các số liệu trên báo cáo tài chính để tính toán ra các chỉ tiêu cần thiết và căn cứ vào kết quả tính toán đưa ra những nhận xét cơ bản. Bước viết báo cáo tài chính: Đây là giai đoạn sau cùng của việc phân tích. Báo cáo phân tích là bảng tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh họa cho những kết luận rút ra từ quá trình phân tích, đồng thời thông qua báo cáo phải nêu rõ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp khả thi về những vấn đề phân tích. Nhưng tại công ty, công tác phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu cơ bản chứ chưa có cái nhìn sâu sắc về thực trạng tài chính. Do đó hiệu quả cung cấp thông tin là không cao. Và các thông tin này chủ yếu sử dụng cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc để đánh giá và tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm. Như vậy, từ những nhận xét trên có thể thấy rằng công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty mặc dù đã được tiến hành nhưng chưa được quan tâm đúng mức, vẫn chưa có bộ phận chuyên thực hiện việc phân tích báo cáo tài chính riêng mà hiện nay chỉ tập trung hết vào một người, đó là nhân viên làm công tác kế toán Do đó, hiệu quả của việc phân tích là chưa cao, chưa phát huy hết sự hữu ích của công cụ phân tích báo cáo tài chính trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị trong Công ty. 3.1.2.Về nội dung phân tích Hiện nay, nội dung phân tích báo cáo tài chính của công ty bao gồm nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn; nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Chỉ tiêu này đã được tính dưới góc độ tổng các khoản phải thu, tổng các khoản phải trả cũng như đối với từng khoản phải thu, phải trả. Việc lập bảng phân tích 2.3 và 2.4 tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng nắm được thông tin về công nợ của Công ty. Công ty lập kế hoạch hàng năm đối với chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận nên khi tiến hành phân tích, Công ty không chỉ so sánh với kết quả thực hiện năm trước mà còn so sánh với kế hoạch đề ra. Nhờ đó, đã giúp công ty nhìn nhận cụ thể hơn về kết quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức nên công tác phân tích báo cáo tài chính nói chung và nội dung phân tích báo cáo tài chính nói riêng tại công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Vì chỉ mới dừng lại ở việc phân tích nhóm các chỉ tiêu như trên đã được trình bày nên nội dung phân tích còn quá đơn giản, chưa đầy đủ, chưa toàn diện, chưa làm toát lên được toàn cảnh bức tranh tài chính của Công ty. Có thể xem xét cụ thể vấn đề này dưới các khía cạnh sau: Quá trình phân tích mới chỉ dừng lại ở việc so sánh đơn giản giữa kết quả cuối năm và đầu năm, trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét về xu hướng biến động của chỉ tiêu. Tuy nhiên, việc đưa ra nhận xét sự thay đổi của các chỉ tiêu trên cơ sở hai số liệu đầu năm và cuối năm mới chỉ phản ánh được biểu hiện bên ngoài của sự biến động, chưa đánh giá được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Những nhận xét này chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn.Về lâu dài, để có những nhận định vững vàng hơn về sự thay đổi này cần so sánh với ít nhất là ba dãy số liệu của chuỗi thời gian ít nhất là ba năm. Các chỉ tiêu phân tích mới dừng lại ở việc tính toán những con số mà không đưa ra nguyên nhân tạo ra con số đó vì vậy họ mới chỉ đưa ra những nhận định, đánh giá chung chung mà chưa lý giải nguyên nhân cũng như các giải pháp có tính khả thi để khắc phục, do đó không thể cung cấp những thông tin có chất lượng phục vụ cho nhà quản trị điều hành hoạt động của Công ty. Nguồn số liệu dùng để phân tích còn rất hạn chế, vì vậy, thiếu thông tin sử dụng trong việc phân tích.Hiện nay, việc phân tích báo cáo tài chính của Công ty chủ yếu chỉ dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính. Hơn nữa, các số liệu cung cấp thường nặng về tính thống kê, tổng hợp mà chưa nêu được rõ ràng ý nghĩa cũng như bản chất của các thông tin tài chính. Số lượng các chỉ tiêu phân tích chưa được sử dụng một cách khoa học, còn thiếu nhiều, số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hầu như không được sử dụng trong quá trình phân tích. Tên gọi của các chỉ tiêu chưa phù hợp , ví như nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Mà hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh dù có quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại là hai phạm trù khác nhau. Những tồn tại từ công tác tổ chức, phương pháp đến nội dung phân tích như đã trình bày trên đây là do nguyên nhân Ban giám đốc Công ty có quan tâm đến công tác phân tích báo cáo tài chính nhưng chưa thật sự đầy đủ nên chưa thấy hết vai trò cũng như chưa thể tận dụng hết những ý nghĩa rất thiết thực của việc phân tích báo cáo tài chính đối với công tác quản lý doanh nghiệp. Vì lẽ đó mà việc thực hiện công tác phân tích báo cáo tài chính vẫn mang tính hình thức, trong công tác quản lý của mình, Ban giám đốc công ty mới chỉ coi phân tích báo cáo tài chính là hoạt động phụ trợ, chỉ là một thao tác nhỏ của người quản lý trong quá trình thực hiện công tác quản trị doanh nghiệp chứ chưa đặt ra yêu cầu cụ thể cho phòng Tài chính – Kế toán về kế hoạch sắp xếp, tổ chức công tác này. Công ty đang thiếu một quy trình phân tích báo cáo tài chính rõ ràng, rành mạch. Xuất phát từ việc đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính, do đó việc phân tích được thực hiện một cách đơn giản thiếu đồng bộ và được kiêm nhiệm tại phòng Tài chính – Kế toán. Vì kiêm nhiệm nên công tác phân tích báo cáo tài chính được giao cho những người chưa đủ trình độ chuyên môn về phân tích lại không hề có một văn bản hay quy định của cơ quan cấp trên nào để họ thực hiện theo. Hạn chế trong phân tích báo cáo tài chính của Công ty còn do sự thiếu hoàn thiện trong các quy định của Nhà nước. Các quy định của chế độ kế toán, tài chính, thuế…thường xuyên bị thay đổi, thiếu sự thống nhất qua các giai đoạn làm ảnh hưởng đến số liệu sử dụng khi phân tích, do đó làm công việc tổng hợp và lập kế hoạch tài chính gặp nhiều khó khăn.Ngoài ra, hiện nay chưa yêu cầu các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích báo cáo tài chính. Bộ Tài chính mới chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu tài chính cơ bản, chủ yếu phục vụ công tác quản lý nhà nước do đó chưa bắt buộc được công ty phải thực hiện công tác phân tích báo cáo tài chính. Chỉ có doanh nghiệp nào thấy rõ tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính thì mới tiến hành còn một số doanh nghiệp khác chủ yếu thực hiện theo kiểu tự phát. 3.1.3.Về phương pháp phân tích Tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình hiện nay, việc phân tích hầu như chỉ dựa vào phương pháp so sánh. Đây là phương pháp truyền thống, rất phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính mà hầu như doanh nghiệp nào cũng sử dụng. Phương pháp này cho phép đánh giá được những mặt cơ bản nhất của hoạt động tài chính nhưng nó chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi trong quá trình sử dụng, người phân tích đảm bảo được các điều kiện so sánh và gốc so sánh. Công ty sử dụng phương pháp so sánh theo 2 cách: so sánh ngang và so sánh dọc dưới dạng số tuyệt đối và số tương đối. Việc sử dụng các phương pháp phân tích trong Công ty còn đơn điệu nên khi phân tích không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Riêng bản thân phương pháp so sánh mà Công ty đang sử dụng cũng bộc lộ một số thiếu sót. Chẳng hạn về gốc so sánh: Công ty mới chỉ so sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm với năm kế trước, thông qua đó đánh giá sự tăng giảm của các chỉ tiêu và đưa ra nhận xét về kết quả hoạt động của Công ty là tốt hơn hay xấu đi. Tuy nhiên, chỉ từ các so sánh giản đơn này mà đưa ra kết luận về hoạt động tài chính trong Công ty thì những nhận xét này có phần mang tính chủ quan, chưa có tính thuyết phục. Và có chăng thì nó cũng chỉ có ý nghĩa trong thời gian ngắn, người sử dụng thông tin chưa thể thấy được những xu hướng biến động về tình hình tài chính của Công ty trong dài hạn. Ngoài ra, việc so sánh với các chỉ tiêu bình quân của ngành sẽ cung cấp cho Công ty cơ sở vững chắc hơn để xác định tình hình hoạt động của bản thân công ty là tốt hay xấu. Tuy nhiên, điều này cũng đã được thực hiện tại Công ty trong những 2003 và 2004 còn những năm gần đây không triển khai tuy nhiên cũng có nguyên nhân mang tính khách quan, bởi trên thực tế hiện nay, việc tập hợp, thống kê số liệu trung bình của ngành chưa được cập nhập kịp thời , do vậy công ty chưa có đủ căn cứ để so sánh, đánh giá mức độ phù hợp của các chỉ tiêu đạt được ở chính công ty. Ngoài ra, trong Công ty chưa áp dụng phương pháp loại trừ hay phương pháp Dupont vào phân tích nên các chỉ tiêu như: Suất sinh lời của tài sản; suất sinh lời của doanh thu hay suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tính được cũng hết sức đơn giản và chưa tổng quát, chưa thấy rõ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động chung của các chỉ tiêu cần phân tích, cũng như chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này với nhau, do đó bức tranh tài chính của công ty mới chỉ được xem xét một phần mà chưa phân tích toàn diện, đầy đủ, hạn chế đến việc cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính kịp thời và đúng đắn. 3.2. Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình Qua nghiên cứu thực tế cho thấy công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Sự thiếu xót thể hiện ở các khâu từ tổ chức phân tích đến phương pháp và nội dung phân tích. Để việc phân tích báo cáo tài chính mang lại hiệu quả, phát huy tác dung của một công cụ quản lý trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty nên thực hiện một số giải pháp như sau: 3.2.1 Hoàn thiện phương pháp phân tích Hiện nay, hầu như Công ty mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích báo cáo tài chính, do đó, các con số tính toán được, đặc biệt là với các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời, chưa toát lên hết ý nghĩa của nó. Để khắc phục vấn đề này, đối với các nội dụng phân tích về hiệu quả kinh doanh, Công ty nên tiến hành nghiên cứu và áp dụng mô hình Dupont vào quá trình phân tích. 3.2.1.1 Áp dụng phương pháp Dupont trong phân tích Trong phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), phương pháp Dupont dựa vào mối quan hệ giữa suất sinh lời của vốn chủ sở hữu với suất sinh lời của doanh thu (ROS), suất sinh lời của tài sản (ROA) để thiết lập phương trình phân tích. Phương pháp này lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên được gọi là phương pháp Dupont. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo phương trình Dupont như sau: ROE = Hệ số tài sản trên VCSH x Số vòng quay của tài sản x Suất sinh lời của doanh thu Qua phương trình trên, ta thấy, chỉ tiêu “Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu” chịu sự tác động bởi các yếu tố: -Số vòng quay của tài sản -Suất sinh lời của doanh thu -Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu (hay còn gọi là đòn bẩy tài chính) Cả ba nhân tố trên đều tác động đến suất sinh lời cảu vốn chủ sở hữu theo chiều tỷ lệ thuận. Nghĩa là, khi các nhan tố này tăng sẽ làm suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng và ngược lại. Do đó, để tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, có thể sử dụng các biện pháp: -Tăng doanh thu và giảm tương đối chi phí -Tăng số vòng quay tài sản -Thay đổi cơ cấu tài chính: tỷ lệ nợ vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu Cụ thể, tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình, khi tiến hành phân tích suất sinh,lời của vốn chủ sở hữu theo phương pháp Dupont, ta có các số liệu sau: Chỉ tiêu 2007 2008 Năm 2008 so với năm 2007 Số tuyệt đối Số tương đối 1/Hệ số TS trên VCSH (5)=(1)/(2) 1,81 1.87 0,06 103,52% 2/Số vòng quay của TS (6)=(3)/(1) 0,77 0,66 -0,11 85,43% 3/Suất sinh lời của doanh thu (ROS) 0,06 0,02 -0,04 30,28% 4/Suất sinh lời của tài sản (ROA) 0,05 0,01 -0,03 25,87% 5/Suất sinh lời của VCSH (ROE) 0,08 0,02 -0,06 26,78% Bảng 3.1: Các nhân tố tác động đến ROE của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình (Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình) Qua bảng phân tích trên ta thấy, so với năm 2007, trong năm 2008, chỉ tiêu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) giảm đột biến từ 0,08 xuống 0,02. Nghĩa là, trong năm 2008, một đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận thì trong năm 2007, vốn chủ sở hữu sử dụng có hiệu quả hơn khi một đồng vốn chủ sở hữu đem về 0,08 đồng lợi nhuận. Kết quả này được tạo ra bởi sự tác động của các nhân tố như hệ số của tài sản trên vốn chủ sở hữu, số vòng quay của tài sản và suất sinh lời của doanh thu. Cụ thể như sau: -Trong năm 2008, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu có thay đổi nhưng hầu như không đáng kể so với năm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2534.doc