Báo cáo Tìm hiểu kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

Lời mở đầu Việt Nam ngày nay đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam chúng ta đã thu được những thành công này đến thành công khác, song cũng không thể khẳng định được hết những khó khăn , thực tế trở ngại vẫn còn rất nhiều ở phía trước . Đối với lĩnh vực kiểm toán cũng vậy , một ngành nghề rất còn mới mẻ ở Việt Nam, giá trị dịch vụ đóng góp vào sản phẩm quốc dân khong cao.Nhưng nó lại vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ,Đem lại niềm t

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tìm hiểu kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in chio những người sử dụng những thông tin tài chính của một công ty hay một tổ chức . Vì vậy sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) em quyết định chọn đề tài nghiên cứu trong luận văn là: Tìm hiểu kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Luận văn của em gồm 3 chương: ChươngI : Lý luận chung về Kiểm toán hàng tồn kho Chưong II Thực trạng công tác Kiểm toán hàng tồn kho do công ty VAE tiến hành với khách hàng ChưongIII Định hướng và một số giaỉ pháp để hoàn thiên công tác kiểm toán Hàng tồn kho tại công ty VAE . Qua quá trình thực tập tại VAE luận văn của em đã có những đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn trong công tác tổ chức kiểm toán tại VAE, hơn nữa em cũng thu được những bài học bổ ích để phục vụ tốt cho công việc của mình sau này. Tuy nhiên do trình độ và thời gian nghiên cứu , tìm hiểu cố hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sót; em rất mong thầy giáo và các anh chị kiểm toán viên tại Công ty chỉ bảo để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Chương 1 Lý luận chung về kiểm toán hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho với nhiệm vụ kiểm toán Khái niệm HTK Hàng tồn kho tồn tại ở doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau và tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà nó tồn tại dưới hình thức này hay khác.Như trong doanh nghiệp thương mại HTK thường là thành phẩm ,hàng hoá mua về để bán ,trong doanh nghiệp sản xuất HTKbao gồm cả NVL,CCDC,…,cong xét dưới góc độ của tài chính kế toán ha,kiểm toán thì hàng tồn kho chỉ tồn tại dưói những dạng sau đây: Nguyên vật liệu (NVL),công cụ dụng cụ(CCDC),sản phẩm dở dang(SPDD),thành phẩm (TP), hàng hoá(HH),hàng đang đi đường ,hàng gửi bán ,do đó hàng tồn kho có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau như sau: Theo từ điển Tiếng Việt thì HTK dùng để chỉ những hàng hoá đang nằm trong kho chưa được sử dụng hoặc đưa đi tiêu thụ(8.1012) Theo Đại từ điển Kinh tế thị truờng định nghĩa :Thì HTK của doanh nghiệp chỉ những vật chất hàng hoá tồn kho bao gồm :Nguyên liệu , vật liệu ,nhiên liệu ,công cụ ,phối kiện ,bán thnàh phẩm và thành phẩm .HTK của các doanh nghiệp thương mại chỉ là hàng hoá tồn trong kho đang đợi đem đi bán ..Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh bình thưòng thì hàng hoá tồn kho thiết yếu là không thể thiếu được ,Doanh nghiệp phải không ngừng giảm HTK của , nhưng cũng luôn phải bổ xung thêm lượng HTK giảm đi .HTK của doanh nghiệp nhiều hay ít và chiếm dụng bao nhiêui vốn trực tiếp sẽ ảnh hưởng đén kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.(8. 382,383) Theo chuẩn mực Kế Toán Việt Nam thì : Hàng tồn kho là tài sản . Được dự trữ đẻ bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường . Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh. NVL,CCDC ,dùng để sử dụng sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. (Chuẩn mực Kế Toán Việt Nam -chuẩn mực kế toán Hàng tồn khoban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC,ngày 31 tháng 12 năm 2001) theo khái niệm trên sự vận động vật chất của hàng tồn kho được chuyển từ hình thái vạat chất này sang hình thái vật chất khác tạo nên sự vận động chi phí sản xuất của hàng tồn kho. Chúng có sự liên kết vận chuyển. Theo Cac Mác : đây là sự tuần hoàn và chu chuyển của tư bản .Quá trình chuyển đổi có thể khái quát qua công thức sau :T-H-H’-T’.Quá trình vận động vậyt chất của HTK này luôn luôn diễn ra không ngừng và ngày càng trở nên lớn mạnh về nặt giá trị sau mỗi chu kỳ vận động .Quá trình chuyển đỏi từ T-T’ là một quá trình khép kín tuần hoàn và lưu chuyển của tư bản . Tư bản chuyển từ hình thái tiền tệ này sang hình thái hiện vật ,đó là NVL,CCDC,…Lúc này NVL ,CCDC có sự kết hợp của tư liệu lao động vớ sức lao động để tạo ra hàng hoá , thành phẩm có giá trị lớn hơn là H’.Qua đây ta thấy việc kiểm toán HTK cũng phải đựoc tiến hành từ khâu đầu tiên của quá trình nhập mua vào cho đén xuất kho đem đi sản xuất ,bán ,nhập kho thành phẩm ,bán hàng và thu tiền. Việc kiểm toán hàng tồn kho t hường là công tác quan trọng nó liên quan toí việc kiểm toán các chu trình káhc nhau như : Bán hàng thu tiền ,mua hàng và thanh toán ,kiểm toán tiền lương và nhân viên. Hàng tồn kho thường có đặc điểm sau: + Hàng tồn kho là một khoản mục chủ yếu trên bảng cân đối kế toán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng taì sản lưu đọng của doanh nghiệp ,rất dễ xáy ra các sai sót hoặc gian lận , + ở trong doanh ngiệp ,hàng tồn kho thưòng có các vị trí khác nhau; thậm chí có thể phân tán tai các đơn vị bộ phận trực thuộc do nhiều người quản lý dễ dẫn đến việc quản lý và bảo quản ,kểm soát hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn và phức tạp.Đôi khi co thể dẫn tới nhầm lẫn hoặc sai sót và thường có sự gian lận trong việc tính giá HTK ,và xác định giá trị SPDD .Việc xác định giá trị hàng tồn kho thường ảnh hưỏng trực tiếp đến giá vốn hàng bán do vậy có ảnh hưỏng trực tiếp tới lợi nhuận và các khoản phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. +Quá trình định giá hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn do hàng tồn kho tòn tại dưới các hình thái vật chất khác nhau.Ví dụ : sản phẩm dở dang thuộc xây dựng cơ bản, vàng bạc đá quí , các tác phẩm nghệ thuật .Khi tiến hành các khảo sát chi tiết cần tiến hành một cách cẩn thạn , thậm chí có thể cần thuê cả các chuyên gia bên ngoài. Khi kiểm tốan hàng tồn kho cần đạt được những mục tiêu cơ bản sau: +Tính hợp lý của các khoản mục hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán cũng như bảng kê hàng tồn kho. + Tính chính xác của số liệu thanh toán trêncác tài khoản hàng tồn kho cũng như sự nhất trí giữa số liệu trên sổ kế toán và thực tế hàng tồn kho .Hàng tồn kho phải được tphân loại đúng đắn thành từng loại như :NVL,CCDC. Hàng hoá ,thành phẩm. + Tính đầy đủ hiện hữu của các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho đều được ghi sổ ,các khoản mục hàng tồn kho hiện có đều đựoc thể hiện tren sổ sách kế toán ,cũng như trên thực tế . + Tính chính xác :việc xác định đúng giá trị hàng tồn kho và giá trị xuất kho ,tinh nhất quán trong việc tính giá hàng tồn kho . + Tính hiện hưu:xác định rõ quyền sở hưu của HTK ở doanh nghiệp là đúng thuộc quyền sở hưu của doanh nghiệp ,khong có sự tồn tại của hàng nhận gia công ,hoặc giữ hộ. Chức năng của hàng tồn kho. Sơ đồ 1 Quá trình lưu chuyển của hàng tồn kho Nhận mua hàng Nhâp kho hàng hoá ,NVL,CCDC Đưa vào sản xuất Nhập kho thành phẩm Xuất bán Qua sơ đồ trên ta thấy sự vận động vật chất của HTK gồm hai hệ thống có liên quan chặt chẽ đến nhau,từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất đầu vào, kết hợp với chi phí mua hàng ,chi phí san xuất ,chi phí bán hàng .Do đó ,khi HTK vận động thì cần phải có quá trình kiểm soát theo dõi đầy đủ cả mặt chất và lượng để đảm bảo rằng HTK luôn luôn được kiểm soát chặt chẽ. Chức năng mua hàng Một nghiệp vụ bắt đầu bằng việc bộ phận kho hoặc bộ phận có nhu cầu thiết yếu phải viết phiếu yêu cầu mua.Phiếu yêu cầu này được thẩm tra và thông qua các cấp có thẩm quyền về sự hợp lý và tính có thật của yêu cầu mua hàng để chuyển tới phòng thu mua để chuẩn bị lập đơn mua hàng .Việc tổ chức nhận hàng mua cũng là một phần của chu kỳ mua và thanh toán .Người nhận hàng mua phải kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hoá mua vào. Khi tiến hành lập phiếu yêu cầu phải nói số lượng ,chủng loại ,quicách chủng loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ yêu cầu .Một liên đặt mua cần được gửi tới phòng kế toán còn lại gưỉ tới bộ phận bán hàng làm căn cứ đối chiếu… Chức năng nhận hàng Tất cả các háo đơn dặt mua hàng đều phải giao cho phòng nhận hàng để kiểm tra .Phòng này phải độc lập với bộ phận mua hàng ,lưu hàng ,vận chuyển .Phòng nhận hàng có trách nhiệm kiểm nhận hàng hoá về chủng loại ,chất lượng ,xem có phù hợp với đơn đặt mua hàng hay không và loại bỏ những hàng hoá mà không đạt yêu cầu. Chức năng lưu kho Hàng hoá khi mua về sẽ được nhập kho sau khi đã kiểm tra về chất lượng sau đó cho nhập kho hoặc chuyển luôn cho bộ phận sản xuất.Khi nhập kho thủ kho phải lập phiếu nhập kho sau đó phải thông báo cho Phòng Kế toán về số lượng hàng nhận và cho nhập kho. Chức năng xuất kho vật tư hàng hoá Hnàg hoá sau khi về nhập kho đầy đủ thì lúc này bộ phận kho phải chịu trách nhiệm về số hàng mà mình quản lý .Khi xuất hàng ra ngoài thì thủ kho cần kiểm tra các phiếu yêu cầu sử dịng vật tư ,hàng hoá đã được phê duyệt bởi các cấp cótẩm quyền . Phiếu này có ba liên: liên 1 Đơn vị yêu cầu sẽ giữ một liên ,liên 2 gioa cho bộ phận kho đẻ làm căn cứ xuât kho và hạch toán (thẻ kho),liên3 chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ sách và làm căn cứ hạc toán khác .Phiếu xuất kho cần phải lập trên một đơn đặt hàng hoặc một phiếu yêu cầu xuất kho để phục vụ cho sản xuất .Ví dụ vầ mẫu phiếu xuất kho Chức năng sản xuất Chức năng sản xuất HTK là rất quan trọng ,trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh việc xuất kho vật tư hàng hoá vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh cần phải được kiểm soát chặt chẽ dựa trên những kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phòng kế hoạch lên kế hoạch .Ước đoán cvề nhu cầu sử dụng tài sản của công ty cũng như dựa và tinh hình thực tế HTK cuối kỳ. Trách nhiệm quản lý hàng hoá trong giai đoạn sản xuất thuộc về quản đốc hoặc nhân viên quản lý phân xưởng .Các chứng từ sổ sách được sử dụng trong giai đoạn này thường bao gồm :phiếu yêu câù sử dụng vật tư ,phiếu xuất vật tư ,bảng chấm công,các bảng kê,bảng phân bổ và hệ thống kế toán sổ sách về chi phí. Sản phẩm được nhập kho sau khi đi qua bộ phận KCS sẽ được tiến hành cho nhập kho hoặc xuất bán trực tiếp cho khách hàng đây cũng là một chức năng của HTK đó là lưu kho thành phẩm . Chức năng nhập kho thành phẩm Để tiếnhành nhập kho thành phẩm cần phải xác định được soó lượng nhập kho và giá thành của sản phảm nhập kho .Cần xác định số lượng thành phẩm nhập kho thông qua việc đối chiếu với số lượng thành phẩm đã hoàn thành trong khâu sản xuất .Đối vớ giá trị thành phẩm nhập kho thì cần pahỉ đối chiếu với chi ophí sản xuất trong kỳ . Khi nhập kho cũng phải có biên bản kiểm nhận và phiếu nhập kho thành phẩm Chức năng xuất thành phẩm đi tiêu thụ Thành phẩm hoặc hàng hoá ở trong kho thì được xuất bán phải căn cứ vào Đơn đặt hàng của khách hàng ,sau khi đã được các cấp có tẩm quyền phê duyệt .Khi xuất kho thành phẩm thủ kho cũng phải lập phiếu xuất kho ,bộ phận vận chuyển lập phiếu vận chuyển hàng hoá có đánh số thứ tự từ trước và chỉ rõ hàng hoá được vận chuyển.Phiếu này sẽ được lập thành ba liên :liên 1 sẽ được lưu tại phòng tiếp vận để làm chứng từ minh chứng về việc vận chuyển ;liên 2 sẽ được gửi tới phòng tiêu thụ và bộ phận tính tiền kèm theo đơn đặt mua hàng của khách hàng để làm căn cứ viết hoá đơn cho khách ;liên 3 sẽ được đính kèm bên ngoài bao kiện của hàng hoá trong quá trình vận chuyển .Trong trường hợp ta đi thuê một bên thứ ba vận chuyển thì phải có thêm một phiếu thứ tư nữa đó là Vận đơn để là căn cứ tính chi phí. 1.1.Qui trình kiểm toán HTK Sau khi tìm hiểu chung về HTK như trên ,ta thấy qua trình kiểm toán HTK cần phải được lập và tiến hành kiểm toán phải thật cẩn thận và khoa học ,Xác định vùng rủi ro, trọng yếu đối với từng khoản mục trong HTK và tầm ảnh hưởng của nó trong BCĐKT và các Báo cáo tài chính khác .Vì vậy trong qui trình kiểm toán HTK kiểm toán viên cần phải làm những bước sau đây:Lập kế hoạch kiểm toán HTK ;tiến hành kiểm toán HTK ; kết luận Sơ đồ 2: Qui trình Kiểm toán HTK Bước 1 Lập kế hoạch kiểm toán HTK Bước 2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán HTK Bước 3 Kết thúc kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán Bước 1 1.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán HTK Để đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của cuộc kiểm toán (chi phí thấp ) và giảm bớt các rủi ro cho kiểm toán viên ,thì việc thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị sẽ làm căn cứ cho các kết luận của kiểm toán viên vầ tính trung thực và hợp lý của HTK trên BCTC như :giá vốn HTK ,chi phí sản xuất kinh doanh dở dang …Vì vậy ,theo chuẩn mực Kiển táon Việt Nam số 300 Chuẩn mực về lập kế hoạch kiểm toán “Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán ,các vấn đề tiềm ẩn mà cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng hạn ’’ Do đó ,trong kiểm toánHTK cũng như vậy việc lập kế hoạch kiểm toán thường đựơc tiến hành bằng các bước sau đây: Sơ đồ 3 Qui trình thực hiện kế hoạch kiểm toán HTK Tìm hiểu hệ thống KSNB đối với HTK Đánh giá hệ thống KSNB đối với HTK Tiến hành các thử nghiệm cơ bản đối với HTK Kết thúc kiểm toán HTK 1.2.1.1Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh HTKSNB đóng vai trò quan trọng điều khiển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ,Để đảm bảo được HTKSNB hoạt động hiệu quả thì phải đảm bảo được các chức năng sau đây: + Bảo vệ tài sản cuả doanh nghiệp +Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin +Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý +Bảo đảm hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý Một HTKSBN hoạt động tốt thì phải đảm bảo được các nhân tố cấu thành sau đây lên một HTKSNB .Nếu thiếu một trong những yếu tố này thì HTK SNB sẽ mất đi hẳn 4 chức năng như trên của nó __Môi trường kiểm soát :là những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến việc thiết kế ,hoạt động ,và xử lý các dữ liệu của doanh nghiệp .Môi trường kiểm soát bao gồm các đặc thù về quản lý ,cơ cấu tổ chức ,chính sách nhân sự ,công tác kế hoạch ,uỷ ban kiểm soát và các nhân tố bên ngoài :đây là nhân tố khách quan tác động từ phía ngoài vào qua trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,như là các sắc lệnh về thuế ,về lao động __Hệ thống kế toán : bao gồm hệ thống chứng từ ,sổ sách ,tài khoản kế toán.ngoài ra còn các loại sổ sách khác như bảng tổng hợp cân đối số phát sinh,bảng tổng kết tài sản. __Các thủ tục kiểm soát :phải đảm bảo được 3 nguyên tắc cơ bản sau đây + Phân công phân nhiệm rõ ràng +Bất kiêm nhiệm +Uỷ quyền và phê chuẩn __Kiểm toán nội :là một bộ phận độc lập trong doanh nghiệp được thiết lập để phụ vụ cho các nhu cầu kiểm soát ,quản lý đơn vị Đối với quá trình kiểm toán HTK cũng vậy ,việc tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng về HTK sẽ giúp đỡ các kiểm toán viên trong việc nhận xét và đánh giá về tính hệu quả HTKSNB đó xác định được mức độ rủi ro ,trọng yếu cần thiết trong khoản mục về HTK của khách hàng , Công việc tìm hiểu về HTKSNB đối với HTK sẽ đựơc tiến hành ngay khi cuộc kiểm toán bắt đấu bằng việc : Tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng ,để nhận thức và xác định các dữ kiện ,thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo đánh giá của kiểm toán viên nó có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Theo chuẩn mực Kiểm toán số 310 quy định :Để thực hiện kiểm toán BCTC kiểm toán viên cần phải có sự hiểu biết cần thiết ,đầy đủ tình hình kinh doanh nhằm đánh giá ,phân tích được các sự kiện ,nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán .Mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC ,đến việc kiểm toán của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán Những hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng bao gồm những hiểu biết chung về nền kinh tế ,lĩnh vực kinh doanh cuả khách hàng .Ngoài ra kiểm toán viên cần phải tìm hiểu về cơ cấu tổ chức dây chuyền và các dịch vụ sản xuất khác. Để đạt được sự hiểu biết này thì kiểm toán viên có thể trao đổi với kiểm toán tiền nhiệm hoặc sử dụng thông tin từ các cuộc kiểm toán năm trước ,song cũng có thể thông qua thông tin từ ban giám đốc của công ty khách hàng .Trong kiểm toán HTK cũng vậy việc tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng cũng được tiến hành tương tự như trên. Khảo sát về hệ thống Kế toán đối với HTK của khách hàng Hệ thống kế toán của doanh nghiệp là một nhân tố vô cùng quan trọng cấu thành nên HTKSNB của doanh nghiệp .Đối với HTK cũng vậy : Kiểm toán viên cần phải thu thập được ban đàu về lượng HTK có thực trong tay(trên sổ sách kế toán)thông tin về tình hình mua bán HTK cũng như việc sử dụng NVL,CCDC,SPDD và giá thành sản phẩm nhập kho . Khi thu thập được những thôngtin ban đầu này kiểm toán viên cần phải tìm hiểu được tất cả các chứng từ ,sổ chi tiết sổ phụ sổ cái các bảng biểu liên quan đến HTK ,kể từ khi mua hàng về nhập kho,xuất kho cho chế biến hoặc bán thành phẩm ra ngoài . -Công việc tiếp theo là xác định cách thức hạch toán HTK mà doanh nghiệp lựa chọn ;sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ. Nhưng ngày nay với việc phát triển cuả khoa học kỹ thuật ,việc sử dụng máy tính vào công tác kế toán thì việc sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên thường đựơc các doanh nghiệp sử dụng vào kế toán HTK,đây là một thông tin vô cùng quan trọng .Kiểm toán viên cần lưu ý nếu thấy doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì cần chú ý phần chi phí sau này. -Với việc sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát HTK một cách chặt chẽ ,dự trữ qua nhiều hay qua ít HTK có thể dẫn đến việc tăng các chi phí trong lưu kho hoặc không chủ động được NVL đầu vào cho sản xuất dẫn tới việc giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. -Một hệ thống kế toán đầy đủ phải có cả sổ tổng hợp và sổ chi tiết…để theo dõi HTK về mặt lượng và mặt giá trị.Hệ thống sổ sách kế toán phải được đối chiếu định kỳ giữa sổ tổng hợp với sổ chi tiết cùng biên bản kiểm kê. -Trong hệ thống kế toán HTK thì bao gồm cả hệ thống về chi phí .Trong các doanh nghiệp sản xuất thì hệ thống kế toán hay chi phí đầy đủ thích hợp rất quan trọng liên quan đến việc theo dõi tình hình sử dụng NVL,CCDC để xác định nội dung và giá trị SPDD và để tính toán xác đinh giá thành sản phẩm nhập kho.Sau khi tìm hiểu về hệ thông kế toán HTK của khách hàng kiểm toán viên cần tiến hành các khảo sát sau đây : + Khảo sát quá trình mua hàng Khảo sát quá trình mua hàng thuộc về kiểm toán chu trình mua vào và thanh toán.Chỉ khảo sát xem việc xử lý các đơn đặt hàng,sự phê chuẩn các đơn đặt hàng ,xem xét thủ tục nhập hàng mua hàng và báo cáo kiểm nhận hàng mua độc lập của nhân viên mua hàng với nhân viên kho và kế toán mua. +Khảo sát quá trình nhập hàng và xuất kho hàng Khi tiến hành khảo sát quá trình nhập và xuất kho hàng thông thường kiểm toán viên xem xét các thủ tục nhập về nghiệp vụ nhập ,xuất kho được tiến hành theo đúng nguyên tắc và quy định không Việc tổ chức nhập kho và quá trình làm việc của ban kiểm nhận hàng nhập kho có đúng trình tự hay không Khảo sát quá trình hoàn thành các thủ tục xuất kho ,từ việc lập các phiếu yêu cầu vật tư của bộ phận sản xuất trực tiếp ,tiếp nhận các đơn đặt hàng của khách hàng ,việc phê chuẩn hoặc ký lệnh xuất kho và lập phiếu xuất kho. Khảo sát việc tôn trọng nguyên tắc kiểm tra chất lượng hàng nhập ,xuất kho quy trình làm việc và xác nhận chất lượng HTK của bộ phận KCS. Xem xét tính độc lập của thủ kho với người giao hàng và nhân viên kế toán kho. Khảo sát quá trình bảo vệ hàng ở kho như hệ thống bảo vệ ,như hệ thống kho hàng.. Tóm lại quá trình khảo sát của kiểm toán viên thực hiện thông qua việc quan sát và tiếp cận thân thiện với những nhân viên trực tiếp làm những công việc kiểm nhận,nhập kho ,kiểm tra chất lượng ..Đôi khi cũng có thể tham gia trực tiếp vào một số lần nhập kho ,xuất kho hàng để có thêm bằng chứng cho việc đánh giá HTKSNB sau này. + Khảo sát chi phí sản xuất Thông thường ở mỗi doanh nghiệp ở khâu sản xuất có một bộ phận kiểm soát để xem xét số lượng chủng loại sản phẩm được sản xuất có đúng yêu cầu hay không ,kiểm soát chất lượng sản phẩm ở các phân xưởng ,NVL ở khâu sản xuất .Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần có một HTKSNB ở khâu sản xuất để kiểm soát việc tập hợp chi phí cho sản xuất được tính đúng và đủ. Khi khảo sát quá trình chi phí sản xuất thì kiểm toán viên cần phải chú ý ở một số khâu sau đậy: -Việc tổ chức sản xuất ở các phân xưởng tổ đội theo dõi cách thức làm việc ghi chép của nhân viên phân xưởng đó .Việc giám sát của quản đốc phân xưởng có thường xuyên và chặt chẽ không -Xem xét việc ghi chép nhật ký sản xuất của từng bộ phận sản xuất theo dõi số lượng chất lượng và chủng loại sản phẩm -Quan sát quá trình làm việc của bộ phân kiểm tra chất lượng .Tổ chức bảo quản NVL,SPDD ở khâu sản xúât có chặt chẽ và an toàn không -Xem xét quá trình thực hiên công tác kế toán của doanh nghiệp có được thực hiện thành công hay không .Quá trình và thủ tục kiểm kê và đánh gía SPDD cuối kỳ có tuân thủ nguyên tác kế toán hay không và đánh giá SPDD Tiến hành quan sát vật chất HTK Đây là một khâu rất quan trịng ,trợ giúp cho kiểm toán viên trong việc xác định mức độ rủi ỏ trọng yếu trong HTK bằng việc: -Quan sát quá trình bảo vệ kho hàng ,hệ thống bến bãi tập kết hàng tồn kho ,có đủ độ an toàn trên hay không Một kho hàng mà không có hệ thống phòng cháy chữa cháy ,hệ thống bảo vệ yếu kém thì có thể khẳng định rằng việc giá trị HTK ghi trên sổ sách không đáng tin cậy -Quan sát việc tổ chức sắp xếp ngăn nắp và kiểm tra thường xuyên chất lượng HTK.Cuộc tham quan này nên có thêm một nhân viên của doanh nghiệp có đủ độ hiểu biết và khả năng trả lời các câu hỏi của kiểm toán viên và có thể trợ giúp kiểm toán viên trong qua trình kiểm kê HTK. Tóm lại trong tất cả các cuộc kiểm tra về HTK thì việc đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK chiếm vị trí quan trọng trong quá trình tiến hành kiểm toán Ngoài việc tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ HTK thì kiểm toán viên cần phải xác định rõ mục tiêu của cuộc kiêm rotán HTK.Từ đấy xác định được tính hiện hưu của HTK ,tính trọn vẹn (đầy đủ ) của HTK ,quyền sở hữu HTK cũng từ đây khẳng định được tính chính xác và đúng đắn của các con số trên số sách kế toán về HTK và bảo đảm sự trình bày và khai báo về HTK 1.2.1.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK đánh giá các rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát bổ sung Sau khi tiến hành tìm hiểu về HTKSNB đối với HTK .Kiểm toán viên cần phải tiến hành đánh giá về HTK SNB của khách hàng về HTK Công việc được tiến hành bằng cách mô tả hoặc vẽ lại các lưu đồ về HTKSNB đối với HTK.Bằng cách này thì kiểm toán viên có thể thấy ngay rằng HTKSNB có hoạt động hay không .Kiểm toán viên cũng cần phải thu thập thêm thông tin về sự hoạt động của HTKSNB( thu thập ở trên )thông qua phỏng vấn các nhân sự của công ty .Tiến hành kiểm tra các chứng từ và số sách và quan sát các hoạt động khác của công ty .Trong công việc chung ai là người chịu thực hiện những chức năng đó .Cần kiểm tra mẫu một vài phiếu yêu cầu mua hàng ,đơn đặt hàng ,phiếu yêu cầu sử dụng vật tư hàng hoá ,phiếu nhập kho ,xuất kho. Từ đây kiểm toán viên sẽ đưa ra một mức độ rủi ro nhất định ban đầu trên cơ sở các dẫn liệu đối với BCTC,theo công thức sau đây : DAR=IR*CR*DR AR là mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn (Auditing rish) IR là mức rủi ro cố hưũ (Interent rish) CR là rủi ro kiểm soát (Control rish) DR là rủi ro phát hiện (Delection rish) Mối quan hệ cá rủi ro này đươc A.A Rens và J.K .Loebbecke phản ánh bằng mô hình trên. Ví dụ :với IR =50%,CR=25%,DR=10%, thì AR =50%*25%*10%=1,25% Trong mọi trường hợp kiểm toán viên cần phải thu thập thêm thông tin những bằng chứng cần thiết bổ sung về sự hoạt dộng hữu hiệu của HTKSNB bằng việc thiết kế các thử nghiệm kiểm sóat bổ sung.Xem xét xem thử nghiệm nào có thể làm giảm bớt các thử nghiệm cơ bản xuống ở phần sau tiến tới có thể điều chỉnh kế hoạch và thời gian thực hiện một cuộc kiểm toán xuống Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bổ sung cần phải nhằm vào tính chất hiệu lực của HTKSNB này nhằm trợ giúp kiểm toán viên đánh gia sđựoc tính hiệu lực của nó và xác định được mức độ rủi ro ban đầu về cơ sở dẫn liệu đối với HTK. Một thử nghiệm kiểm soát phổ biến thường được tiến hành với một số các khoản mục dưới đây :nghiệp vụ xuất kho vật tư,hàng hoá ,nghiệp vụ sản xuất và nghiệp vụ lưu kho hàng hoá.Đây là 4 nghiệp vụ chính quan trọng nhất trong HTK.Mỗi nghiệp vụ bị khuyết thiếu hoặc không được điều hành hoạt động có hiệu quả thì kết luận rằng toàn bộ HTKSNB đối với HTK hoạt động không hiệu quả B.Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát bổ sung Khảo sát các nghiệp vụ xuất kho vật tư hàng hoá Kiểm toán viên cần phải kiểm tra xem xét tính có thật cuả các yêu cầu sử dụng vật tư ,hàng hoá .Bằng cách kiểm tra lại các phiếu yêu cầu sự phê duyệt đối với các yêu cầu đó .Cần phải xem lại trình tự phê duyệt ,xem xét xó thấy đủ chữ ký hay không:giám đốc ,kế toán trưởng ,thủ kho, người yêu cầu. Đồng thời cần phải kiểm tra các chứng từ sổ sách liên quan tới việc hạch toán các nghiệp vụ xuất kho vật tư hàng hoá như :lệnh xuất kho ,đơn đặt mua hàng,phiếu xuất kho ,sổ cái ,sổ chi tiết ,thẻ kho. _Khảo sát nghiệp vụ sản xuất của HTK:đây được coi là nghiệp vụ trọng tâm của quá trình vận động vật chất của HTK .Kiểm toán có thể tiến hành nhiều thử nghiệm kiểm soát khác nhau .Xem phụ lục 1 _Khảo sát các nghiệp vụ lưu kho vật tư hàng hoá:đây cũng là một nghiệp vụ trọng tâm của HTK.Khi tiến hành đánh gía hệ thống kiểm soát của nghiệp vụ lưu kho cần phải được tiến hành cẩn thận và thích đáng .Cần phải tiến hành các thử nghiệm kiểm soát để giúp đỡ kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng và có một cái nhìn tổng thể về những điểm mạnh ,điểm yếu của HTKSNB đối với HTK của khách hàng, 1.2.2. Thực hiện kiểm toán HTK 1.2.2.1 Thực hiện các thủ tục phân tích Trước khi tiến hành các thử nghiệm phân tích kiểm toán viên nên rà soát lại môt lượt ngành nghề kinh doanh của khách hàng ,xem xét tình hình biến động thực tế cũng như xu hướng vận động của ngành nhằm tạo ra một căn cứ để phân tích .Ví dụ mặt hàng kinh doanh của khách hàng kỳ này đang được ưa thích trên thị trường thì có nghĩa là kiểm toán viên sẽ kỳ vọng vào số vòng quay của HTK sẽ tăng lên ,Tuy nhiên khi kết quả thu được không như mong muốn thì cần phải tiên hành rà soát lại các mối quan hệ giưã số dư của HTK với số hàng hoá mua vào trong kỳ cũng như sẽ giúp cho kiểm toán viên đánh giá chính xác hơn về sự thay đổi đối với HTK trong kỳ. Một số tỷ suất quan trọng thường được sử dụng để kiểm toán chu trình HTK Tổng lãi gộp Tỷ suất lãi gộp = Tổng doanh thu Tổng giá vốn hàng bán Số vòng quay của HTK = Giá trị bình quân của HTK Sử dụng hai tỷ suất này cho phép kiểm toán viên đánh giá tính hợp lý của giá vốn hàng bán Nếu tỷ suất lợi nhuận thô quá thấp hoặn tỷ lệ vòng quay HTK qua cao so vơi dự kiến của kiểm toán viên có thể do đơn vị khách hàng đã khai tăng giá vốn hàng bán và khai giảm HTK Nếu số lượng HTK kỳ này chênh lệch ớn quá so với kỳ trước và thấy có những biểu hiện không bình thường đối với một số khoản mục hàng tồn kho thì kiểm toán viên có thể chọn mấu để so sánh khoản mục HTK thực tế với định mức của chúng xem có gì thay đổi khác biệt không Ngoài ra ,kiểm toán viên cũng có thể sử dụng các thông tin phi tài chính để kiểm tra mức độ hợp của các khoản mục trên HTK .Nếu khách hàng luôn khớp đúng giữa thẻ kho với các sổ sách kết toán như :Sổ cái ,sổ chi tiết cũng như với BCĐKT 1.2.2.3 Quan sát vật chất và kiểm kê HTK Quan sát vật chất HTK là công việc mà kiểm toán viên phải có mặt vào thời điểm mà cuộc kiểm kê HTK được tiến hành .Bằng các biện pháp quan sát ,khaỏ sát thẩm vấn thích hợp ..để kiểm toán viên xác định được sự tồn tại vật chất và tính chính xác của HTK kiểm kê,cũng như các vấn đề liên quan đến HTK về quyền sở hữu chúng chất lượng HTK.. Mục tiêu cơ bản của quan sát vật chất HTK là: +Xác định sự tồn tại vật chất thực tế của HTK về số lượng và chất lượng ,phát hiện những chênh lệch thực tế và sổ kế toán,những mặt hàng ngoài số kế toán và sự gian lận +Xác định quyền sở hữu của HTK thực tế ,để phát hiện những mặt hàng trong báo cáo HTK nhưng không thuộc sở hữu của doanh nghiệp +Quan sát vật chất HTK của kiểm toán viên thường được tiến hành theo các bước :tìm hiểu các quá trình kiểm soát các cuộc kiểm kê ,xác định quyết định kiểm toán và thực hiện các khảo sát quan sát vật chất. Quá trình quan sát vật chất HTK bao gồm :lựa chọn thủ tục kiểm toán ,xác định thời gian qui mô mẫu và lựa chọn khoản mục để khảo sát -Lựa chọn thủ tục kiểm toán Thủ tục kiểm toán sử dụng trong quá trình quan sát vật chất HTK chủ yếu là :kiểm tra ,quan sát ,thẩm vấn ,đối chiếu,so sánh.. những thông tin liên quan để đạt được mục tiêu kiểm toán. Bước 1 Xác định thời gian +Thông qua việc khảo sát kiểm soát các cuộc kiểm kê vật chất của doanh nghiệp và việc đối chiếu so sánh ,khảo sát đối chiếu HTK ..để quyết định có tổ chức tiến hành kiểm kê vật chất vào cuối kỳ kế toán hay không ,nếu có kiểm kê vật chất đầy đủ vào cuối kỳ kế toán thì dự tính thời gian cần thiết để thực hiên công việc đó với sự giám sát của kiểm toán viên là bao nhiêu ngày: Giả sử và thời điểm giưã kỳ đã có một cuộc kiểm kê vật chất và kiểm toán viên đã quan sát được cuộc kiểm kê đó vào lúc đó,đồng thời kiểm toán viên đã khảo sát sổ kế toán HTK từ thời diểm kiểm kê giữa kỳ đến cuối kỳ nếu không có vấn đề gì nghi vấn, thì KTV có thể so sánh số liệu trên sổ ghi kế toán với HTK thực tế của một mẫu ,tại thời điểm nhất định nào đó.Ngược lại nếu số liệu trên sổ sách không được ghi chép thường xuyên thì việc tiến hành một cuộc kiểm kê vật chất đầy đủ là hoàn toàn cần thiết.Tuỳ theo số lượng HTK nhiều hay ít ,phân tán ra từng kho thì cần phaỉ xác định thời điểm cần thiết cho công việc mà kiểm toán viên cần phải theo dõi,giám sát trực tiếp cuộc kiểm kê đó. Bước 2 :Xác đinh quy mô mẫu Qui mô mẫu trong quan sát vật chất thường không xác định cụ thể số lượng những mặt hàng cần khảo sát của KTV thực hiện khảo sát là nhằm vào việc quan sát các thủ tục của doanh nghiệp tiến hành trong cuộc kiểm kê ghi sổ kế toán .Cách thích hợp nhất trong qui mô ở đây là tổng số giờ bỏ ra để thực hiện công việc quan sát . Những yếu tố quyết định đến thời gian cần thiết để khảo sát vật chất HTK là tính đầy đủ và độ tin cậy cao của qua trình kiểm soát nội bộ với quá trình kiểm kê vật chất tính chính xác của các số liệu trên sổ ghi kế toán HTK :số lượng ,chủng loại ,vị trí cảu HTK ;bản chất và mức độ sai sót phát hiện được về HTK ở những kỳ trước.. Bước 3: Lựa chọn những mặt hàng cần khảo sát Ngoài ra trên thực tế tuỳ thuộc vào những điều kiện và những đặc thù của doanh nghiệp ,kiểm toán viên có thể chọn mẫu đối với những mặt hàng chủ yếu và có nghi vấn về gian lận hoặc sai sót trong qua trình khảo sát nghiệp vụ và khảo sát kiểm soát. Hoặc trong quá trình quan sát cuộc kiểm kê hiện vật ,kiểm toán viên chú ý đến những mặt hàng đáng kể._. nhất điển hình nhất để tiến hành khảo sát cụ thể .Tương tự như khi điều tra những mặt hàng có khả năng kém chất lượng hoặc hư hỏng trong quá trình bảo quản cũng cần phải lựa chọn những mặt hàng này để tiến hành khảo sát. Đặc biệt trong quá trình tranh luận với người quản lý về lý do của những mặt hàng để ngoài sổ kế toán…thì KTV cũng cần lựa chon những mặt hàng đó để khảo sát và điều tra thêm. Bước 4 :Khi tiến hành quan sát KTV thường thực hiện những công việc sau. Xác định liệu cuộc kiểm kê vật chất HTK của doanh nghiệp hiện có ,có được tuân thủ theo đúng qui định và hướng dẫn cuả doanh nghiệp không. Thí dụ : Nếu thủ tục hướng dẫn và giám sát kiểm kê HTK qui định. Một tổ kiểm kê HTK, một tổ khác kiểm tra lại như một khảo sát về về tính chính xác, nhưng các nhân viên kiểm kê lại không thực hiện, như vậy mà hai tổ cùng thực hiện một lúc, thì có thể coi là không đúng hướng dẫn của doanh nghiệp. Hoặc các nhân viên thuộc ban kiểm kê không thưc hiện đúng các qui trình công việc, cũng như làm không đúng các chức năng được giao… Trong những trường hợp như vậy, kiểm toán viên thường kết hợp với giám sát viên của cuộc kiểm kê để sửa sai các vấn đề sửa chữa các sai sót về những vấn đề cần phải sửa đổi, để các thủ tục kiểm kê được đúng hướng dẫn. + KTV phải có sự hiểu biết về những mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp ,nếu không có sự hiểu biết sâu về chúng( nhất là đối với nhưng măt hàng đặc thù như;điện tử, hoá chất ,kim loại quý hiếm ,,)thì phải mời chuyên gia trong ngành để định giá về những HTK đó, chất lượng của chúng ,khả năng lạc hậu của những hàng đó. +Tranh luận để xác định quyền sở hữu của những HTK hiện đại ,đặc biệt là hàng gửi bán ,hàng nhận đại lý ,nhận kí gửi ,hoặc mua đang đi đường. +Tham quan và xem xét các phương tiên kho ,bãi bảo quản HTK, khu vực sản xuất ,chuộc tham quan xem xét đó nên được một nhân viên của doanh nghiệp có đủ hiểu biết và khả năng để trả lời các câu hỏi của KTV. +Theo dõi và xem xet sổ kế toán ghi chép về nhập ,xuất kho hàng hoá ,thành phẩm NVL,sổ theo dõi chi phí sản xuất ,SPDD…tìm ra thực tế HTK có phù hợp với số liệu kế toán trưởng. Bảng 1 Thủ tục quan sát HTK phổ biến Mục tiêu kiểm toán Các thủ tục quan sát HTK phổ biến Ghi chú 1 2 3 Tính hợp lý chung -HTK được ghi trên các thẻ kho có tính hợp lý -Theo dõi tất cả các khoản mục HTK để xem xét chúng đã được ghi chép và phản ánh đày đủ trên thẻ kho hay không. -So sánh nhưng khoản mục HTK (NVL,SPDD,thành phẩm ,hàng hoá..) lớn hơn so với kiểm kê của niên đọ trước và trên sổ kế toán hiện hành. -Tham quan các phương tiện bảo quản để xem xét HTK của tất cả các địa điểm đều được ghi đầy đủ vào thẻ kho. Những cuộc khảo sát này cần được thực hiên gần ngày hoàn tất việc kiểm kê vật chất. Các mục tiêu đặc thù. -HTK ghi trên thẻ kho đều có chứng từ hợp lý -Chọn ngẫu nhiên một số thẻ kho để kiểm tra việc ghi chép từ các chứng từ nhập ,xuất hàng vào thẻ kho cuả thủ kho có đầy đủ không. -Đối chiếu mã số thực tế của lô hàng và số tồn thực tế với số tồn trên thẻ kho. -Quan sát xem lô hàng có được di chuyển trong quá trình kiểm kê hay không ( việc đánh dấu và nhưng lô hàng đã kiểm kê) -Mục đích phát hiện những HTK trong thẻ kho nhưng không có trong thực tế. -Phát hiện những gian lận trong khi kiểm kê. Xác định HTK hiện có đều được kiểm kê và ghi vào thẻ kho -Kiểm kê HTK thực tế để đảm bảo chúng đều đã được mở thẻ kho và được ghi vào thẻ kho đầy đủ. -Quan sát xem liệu hàng có bị di chuyển trong quá trình kiểm kê hay không -Điều tra HTK ở các địa điểm bảo quản xem chúng có được kiểm kê hay bỏ sót. Mục đích nhằm phát hiện những bỏ sót các bộ phận HTK . Xác định tất cả các HTK ghi trên the kho đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị -Điều tra về hàng nhận ký gửi,hàng nhận đại lý của khách hàng,hàng của khách hàng còn gửi trong kho hoặc nơi bảo quản của doanh nghiệp. -Điều tra về những hàng đơn vị còn gửi bán ,đại lý hoặc ký gửi ở các đơn vị khác. -Phải cảnh giác HTK được xếp ra 1 bên hoặc hàng làm ra vẻ không thuộc sở hữu của doanh nghiệp -Mục đíc xác định chính xác HTK tại doanh nghiệp là thuộc sở hữu của doanh nghiệp. -Phát hiện gian lận để HTK ở ngoài số kế toán. -Tính chính xác của kiểm kê HTK Kiểm kê lại số liệu kiểm kê của doanh nghiệp ,đối chiếu số liệu kiểm kê lại với số liệu kiểm kê của doanh nghiệp,để đảm bảo số liệu kiểm kê được ghi chính xác và sổ kế toán và thẻ kho. -So sánh số liêu kiểm kê thực tế với số liệu tồn kho trên sổ kế toán . -ghi sổ các số liệu kiểm kê của doanh nghiệp để khảo sát sau này -Ghi sổ các số liệu kiểm ke của doanh nghiệp đẻ cho biét răng có ,một cuộc kiểm kê vật chất đầy đủ đã được tíên hành và đẻ khảo sat khả năng thay đỏi số liệu kiểm kê sau này của doanh nghiệp Các mặt hàng lạc hậu,kém chất lượng ,mất phẩm chất ,hư hỏng , không thể sử dụng được đã được sử lí đưa ra ngoài sổ kê toán -Khảo sát tính lạc hậu ,kém phẩm chất của HTK thông qua việc thẩm vấn các nhân viên liên quan như :công nhân sản xuất ,nhân viên phân xưởng ,thủ kho... hoặc sự báo động của những mặt hàng hư hỏng không sử dụng được nũa và xem xét các quyết định xử lí giải quyết những mặt hàng đó của doanh nghiệp có đúng và kịp thời không. Đảm bảo chất lượng của HTK đủ tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm hoặc bán ra ngoài thị truờng. -Sự phân loại đúng đắn HTK -Kiểm tra mẫu mã HTK trên thẻ kho và so sanh với HTK thực tế theo từng khoản mục:NVL,SPDD, thành phẩm ,hàng hoá .. -Quan sát tỉ lệ hoàn thành sản phẩm dở dang có hợp lí không -Các cuộc khảo sát này phải được thực hiện ngay từ đầu trong quá trình đánh giá HTK -Các nghiệp vụ liên quan đến HTK đều được ghi sổ đúng luc và đầy đủ -Ghi sổ theo dõi tư liệu kiểm toán ,những chứng từ nhập ,xuất kho cuối cùng và thời điểm cuối kỳ để kiểm tra xem chúng có được hạch toán đúng lúc không , điều này liên quan đên hàng gửi bán và hàng mua đang đi dường. -Đảm bảo những hàng xuất kho gửi bán không đuợc đưa vào kiểm kê HTK nũa,ngược lại những hàng mua vào cuối kỳ đều đã đưa vào kiểm kê. -Xem xét các khu vực dùng để giao nhận hàng hoá và hàng hoá,vật tư ở các khu vực này khi khảo sát và kiểm kê vật chất Thu nhập thông tin để giới hạn đúng đắn HTK Các thẻ kho được ghi chép đầy đủ không bị bỏ sót một thẻ nào -Xem xét tất cả các thẻ kho đang sử dụng và các thẻ kho chưa sử dụng để đảm bảo không có thẻ kho nào bị mất hoặc bỏ sót có chủ ý(nếu thẻ kho được đánh số từ trước) -Cuộc khảo sát này phải đuợc thực hiện vào giai đoạn hoàn tất cuộc kiểm kê vật chất 1.2.2.4 Kiểm tra việc tính giá HTK -Khảo sát quá trình giá HTK thường là một trong nhưng phần quan trong nhất và mất nhiều thời gian nhất của cuộc kiểm toán chi tiết HTK. Theo chuẩn mực kế toán về HTK thì: HTK thường được tính toán theo giá gốc .Vì vậy giá gốc HTk thường bao gồm chi phí thu mua và các chi phí chế biến khác phát sinh để có HTK tại thời điểm và trạng thái hiện tải trong đó : +Chi phí thu mua gồm:giá mua ,các lại thuế không được hoàn lại,chi phí vận chuyển bốc xếp bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác liên quản trực tiếp đến việc mua HTK . Các khoản chiết khấu thương mại , giảm gia hàng mua không đựoc ghi nhận và chi phí thu mua. +Chi phí chế biến : Là những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu ,vật liệu thành thành phẩm . Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp thông thường thay đổi theo số lượng thành phẩm như là những chi phí về khấu hao,chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị,nhà xưởng …và chi phí quản lý hành chính ở những phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung cố định biến đổi được phân bổ vào các chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.Còn trong các trường hợp mà mức sản phẩm sản xuất ra cao hơn mức bình thường thì mỗi sản phẩm sản xuất ra sẽ được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh. Chi phí sản xuất chung biến đổ sản xuất chung được phân bổ hết và chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. +Chi phí liên quan trực tiếp khác Bao gồm các chi phí khác ngoài chi phí thu mua và chi phí chế biến HTK như là chi phí thiết kế sản phẩm cho 1 đơn vị đặt hàng cụ thể . +Chi phí không được tính vào giá gốc của HTK bao gồm : Chi phí NVL,nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng -Khi khảo sát KTV cần quan tâm tới vấn đề được nêu trên của phương pháp tính giá các đối tượng (chủ yếu là hàng xuất kho,sản phẩm làm dở dang cuối kỳ và giá thành sản phẩm)đó là:phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng có phù hợp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận hay không, có tuân theo chuẩn mực không.Quá trình áp dụng phương pháp tính giá có nhất quán với các niên độ trước đó không số liêu tính toán có chính xác và hợp lý không .Mỗi đối tượng tính giá có đặc điểm khác nhau nên sẽ được sử dụng các phương pháp khác nhau để kiểm tra việc tính toán giá của đối tượng tính giá đó. Kiểm tra việc tính giá NVL,thành phẩm và giá hàng hoá xuất kho. -Trước hết phải xem xét việc tính giá hàng nhập kho có được đúng và hợp lý không,đối với NVL và hàng hoá mua ngoài KTV cần phải khảo sát xem liệu những chi phí cấu thành gia của hàng nhập kho có được hạch toán đung không cụ thể là các khoản chi phí vận chuyển ,bốc dỡ ,hao hụt, các khoản chi phi liên quan đến hàng mua có được tính vào giá hàng nhập kho không, các khoản chiết khấu mua hàng giảm giá hàng mua có được ghi nhận giảm giá tri HTK hay không …những khảo sát này là một phần của khảo sát chu kỳ mua vào thanh toán .Còn đối với thành phẩm trứơc hết xem xet quá trình tính giá thành sản xuất thực tế của đơn vị thành phẩm nhập kho có đúng không. -Tiếp theo KTV phải xác định tõ ràng phương pháp đang được sử dụng dể tính gia trị vốn thực tế hàng xuất kho ở doanh nghiệp là phương pháp gì .Phương pháp FIFO và LIFO , phương pháp giá đích danh hay phương pháp đơn gia bình quân, hoặc phương pháp nào khác và phương pháp đó có được thừa nhận không -KTV xem xét phương pháp tính gía hàng xuất kho áp dụng trong kỳ này có nhất quán với các kỳ trứơc không.Bởi vì thực tế có một số doanh nghiệp có thực sự thay đổi từ phương pháp tính này sang phương pháp khác với mục đích khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị hàng xuất kho, phản ảnh sai lệch kết quả kinh doanh -Thí dụ : trong điều kiện đơn giá mua của HTK tăng lên mà doanh nghiệp thay đổi từ phương pháp FIFO sang phương pháp LIFO để tính trị giá hàng xuất bán thì sẽ làm trị giá hàng xuất bán tăng lên và kết quả bán hàng kỳ này sẽ giảm đi có thể doanh nghiệp làm như thế với mục đích ghi tăng chi phí lên để nhằm mục đích giảm lợi nhuận để được ghi nhận giảm trừ thuế…hoặc đối với thay đổi phương pháp tính gía vật liêụ xuất dùng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất sản phẩm.. -Giả sử nếu doanh nghiệp có sự thay đổi phương pháp tính giá hàng xuất kho thì KTV xem xét sự công khai việc thay đổi này có được giải trình trên thuyết minh BC TC của doanh nghiệp hay không. -Để khảo sát kỹ thuật tính toán giá hàng xuất kho có đúng hay không, kiểm toán viên phải xem xét và liệt kê các mặt hàng tồn kho mà anh ta có ý định kiểm tra kết quả tính toán ,yêu cầu doanh nghiệp cung cấp cho anh ta những hoá đơn .Sau đó anh ta sẽ xem xét tính đầy đủ của các hoá đơn,chứng từ nhập,xuất kho để khảo sát tính đầy đủ của số lượng hàng nhập,xuất kho.Tiếp tục anh ta tính toán lại giá trị của hàng xuất kho cuả những mặt hàng anh ta đã chọn để so sánh với kết quả tính toán cuả doanh nghiệp để tìm ra những sai lệch (nếu có). -Nếu trường hợp KTV đã khảo sát tính thường xuyên , kịp thời của việc ghi sổ kế toán chi tiết HTK theo từng mặt hàng, khi đó KTV không cần phải tính toán lại giá trị hàng xuất kho mà chỉ cần đối chiêu ssố liệu về đơn giá ,số lượng hàng xuất kho trên sổ sách kế toán HTK với chi phí trên sổ kế toán chi phí; hoặc kết hợp có thể làm lại một vài phép tính ở một vài mặt hàng cụ thể để xem xet và đối chiếu tăng thêm tính thuyết phục của các kết quả khảo sát. *Kiểm tra quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm . -KTV có thể xem xét chi phí NVL trực tiếp ,chi phí nhân công trực tiếp ,chi phí sản xuất chung khi tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm,cho tưng đối tượng sản phẩm cá biệt.Việc kiểm tra từng yếu tố chi phí trên thường phức tạp hơn kiểm toán NVL,thành phẩm và hàng hoá xuất kho. -Khi kiểm tra quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành, thông thường KTV sẽ thực hiện các công việc sau: + Kiểm tra xem xét đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành của doanh nghiệp có gì thay đổi so với kỳ trước không.Xem xét có những khoản mục chi phí nào không thuộc phạm vi của chi phí sản xuất mà được tính và giá thành sản xuất không hoặc ngược lại có những khoản mục chi phí sản xuất nhưng lại không được tính vào giá thành sản xuât mà tính vào chi phí bán hàng hay chi phí quản lý doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc gía trị HTK trên bảng cân đối tài sản tạo ra những sai sót trọng yếu…các phương pháp tính toán và phương pháp phân bổ chi phí có được nhất quán với kỳ trước không. Thú dụ: phương pháp TSCĐ ,phương pháp phân bổ chi phí chung cho các đối tượng tính giá, phương pháp tính giá thành sản phẩm…việc thay đôỉ các phương pháp đó đôi khi cũng gây ra những sai sót trọng yếu đối với kết quả kinh doanh và HTK trên BCTC. Khảo sát chi tiết sản phẩm dở dang cuối kỳ: -Khảo sát chi tiết việc đánh giá SPDD cuối kỳ đúng đắn và hợp lý sẽ tạo ra cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. -Do vậy khi kiểm toán khảo sát chi tiết đánh giá SPDD cuối kỳ KTV có thể tiến hành các công việc:xem xét chi tiết đánh giá SPDD cuối kỳ ,có thể KTV kiểm tra mẫu một số chi tiết SPDD để xác định tinh đúng đắn cuả kiểm kê SPDD. Xem xét quá trình đánh giá SPDD của doanh nghiệp, xem daonh nghiệp áp dụng phương pháp tính theo giá trị NVL trực tiếp, hoặc theo chi phí định mức ..hay theo một phương pháp nào đó và phương pháp đó được thừa nhận không. Đồng thời xem xét quá trình tính toán đánh giá SPDD có tính chính xác không .Bơỉ vì việc thay đổi phuơng pháp đánh giá SPDD và kỹ thuật tính toán không đúng đắn sẽ dẫn đến kết quả tính sẽ không đúng. KTV có thể đối chiếu so sánh tỷ lệ SPDD cuối kỳ này với các kỳ trước để phát hiện những thay đổi bấtthường . Giả sử đột xuất gía trị SPDD cuối kỳ này tăng lên đáng kể so với nhiều kỳ trước đó như vậy sẽ có vấn đề cần lưu ý đối với việc đánh giá đối với SPDD cuối kỳ này,KTV cần phải xem xét tìm hiểu nguyên nhân và mong muốn tìm ra những sai sót đáng kể ,liệu doanh nghiệp có cố ý đánh giá tăng SPDD cuối kỳ để giảm giá thành sản phẩm không hay vì một lý do nào khác 1.2.2.5 Gửi thư xác nhận đối với một số HTK đơn vị lưu trữ ở bên thứ 3 Việc gửi thư xác nhạn đói với bên thứ 3 sẽ cho phép KTV xác minh được HTK có thực không thẻ hiện được tính hiênhữu , quyền và nghĩa vụ ,tính giá và đo lường đối với HTK Sau khi thực hiên việc trên KTV đi vào tổng hợp các thông tin và chuẩn bị công tác họp với khách hàng để tiến hành kết thúc kiểm toán. 1.2.3Kết thúc kiểm toán Khâu cuối cùng là lập báo cáo kiểm toán về BCTC. Đối với HTK là một khoản mục trong kiểm toán BCTC ấy ,ý kiến của KTV phải thể hiện tính trung thực hợp lý của các thông tin tài chính về định lượng trong đó bao gồm cả HTK. Chương II Thực trạng công tác kiểm toán HTK do công ty VAE tiến hành với khách hàng 2.1 Thực tế tiến hành kiểm toán HTK tại VAE 2.1.1 Qui trình chung khi tiến hành kiểm toán HTK tại côngty VAE 2.1.1.1 Lâp kế hoạch kiểm toán Quá trình lập kế hoạch được tiến hành thông qua các bươc sau: Những thông tin chung của khách hàng -Khách hàng Thường xuyên năm đầu Tên công ty: Trụ sở chính : Điện thoại: Fax: Quyết định thành lập hay cấp giấy phép đầu tư: Ngành nghề hoạt động: Số vốn đầu tư: Thời gian hoạt động: Hội đồng quản trị : Ban giám đốc : Công ty Mẹ (Đối tác liên doanh ) Tóm tắt qui chế kiểm soát nội bộ của khách hàng đánh giá rủi ro ban đầu -Căn cứ vào kết quả phân tích soát xét sơ bộ BCTC và tìm hiểu oạt động kinh doanh cuả khách hàng để xem xét mức sộ ảnh hưởng của khách hàng tới việc lập BCTC trên các góc độ: + Hệ thống kế toán đang áp dụng. +Đội ngũ nhân viên kế toán +Yêu cầu về báo cáo: + Những thay đổi về việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới để sản xuất ra sản phẩm +Thay đổi nhà cung cấp +Mở rộng hình thức bán hàng -Kết luận và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra:ảnh hưởng tới các khoản mục trongBCTC Bảng 4. Phương pháp kiểm toán một só tài khoản chủ yếu Tài khoản Rủi ro có thể xảy ra Phương pháp kiểm toán chủ yếu Tham chiếu Vốn bằng tiền C.E.A Thủ tục test Roll –forward period to year end tại ngày 31/12 /2000,31/12/2001 cut off, thư xác nhận ,kiểm tra hệ thống Hàng tồn kho C.E.A.V OP Đối chiếu biên bản kiểm kê HTK tại ngày lập bảng cân đối kế toán của khách hàng.Kiểm tra hệ thống Walk though test ,tính giá xuất ,kiểm tra gia nhập kho chọn mẫu số lớn,… Tài sản cố định O.E.C Kiểm tra 100% chứng từ ,phân tích khấu hao năm trước năm nay Công nợ phải thu ,phải trả A.C.O.E Chọn mẫu và xác nhận số dư,kiểm tra sau ngaỳ khoá sổ,kiểm tra chi tiết. Thuế C.A Kiểm tra 100% chứng từ hoặc kiểm tra kết hợp với phần hành khác Nguồn vốn C.O.P Kiểm tra 100% chứng từ Doanh thu C.A.E Kiểm tra hệ thông doanh thu matching concept Chi phí C.A.E Phân tích tỷ lệ năm nay/năm trước,kiểm tra tính tuân thủ ,tính cut off ,hệ thống kiểm soát nội bộ Ghi chú : C:Tính đầy đủ V:Tính đánh giá E:Tính hữu hiệu O:Tính sở hữu A :Tính chính xác P:Tính trình bày Kế hoạch kiểm toán và nội dung kiểm toán Ngày thực hiện Nội dung Từ 20/5 đến 25/5/2002 Kiểm toán các phần chủ yếu: Kiểm tra tài khoản vốn bằng tiền Kiểm tra tài khoản HTK Kiểm tra tài khoản TSCĐ Kiểm tra các khoản phải thu phải trả Kiểm tra các khoản thuế Kiểm tra tài khoản vốn chủ sở hữu Kiểm tra tài khoản doanh thu Kiểm tra tài khoản chi phí Từ 27/5 đến 31/5/2002 Tổng hợp kết quả và lập dự thảo báo cáo kiểm toán 01/6/2002 Soat xét báo cáo và hồ sơ kiểm toán của ban giám đốc 03/6/2002 Gửi dự thảo báo cáo tài chính đã đựơc kiểm toán Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức hai ngày sau khi báo cáo kiểm toán dự thảo đươc khách hàng thông qua. (Ngày tháng trên chỉ là minh hoạ) 2.1.1.2 Tiến hành kiểm toán HTK Bước 1: Kiểm tra hệ thông kiểm toán nội bộ *Kiểm tra qui chế quản lý HTK, chính sách kế toán áp dụng đối với HTK của công ty như : phương pháp hạch toán, phương pháp tính giá, phương pháp và nguyên tắc lập dự phong giảm gia HTK. Thu thập , lập và cập nhập các văn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ , chính sách và qui trình kiểm soát trình tự các nghiệp vụ từ lập kế hoạch mua hàng nguyên nhiên vật liệu (NNVL), CCDC. Sau đó kết thúc kiểm tra phải xem xét bao gồm cả thủ tục thanh toán đối với quá trình mua bán hàng hoá, NNVL, CCDC. -Chọn một số NVL về xuất nhập kho hàng hoá, NNVL CCDC SPDD và dự phòng giảm giá HTK và kiểm tra xem xét các nghiệp vụ này có tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ từ khi bắt đầu phát sinh nghiệp vụ đến khi kết thúc việc kiểm tra phaỉ bao gồm việc đánh giá tính tuân thủ theo các qui chế quản lý HTK và các qui định pháp luật. Việc kiểm tra phải ghi chép trên giấy tờ làm việc. -Chương trình kiểm toán này cần hoàn thành cùng với chương trình kiểm kể HTK Bước 2: Phân tích soat xét *Phân tích ,so sanh số dư HTK của năm trước so với năm nay,cơ câu cảu số dư HTK *Trên cơ sở laoi hình sản xuất kinh doanh của công ty ,tinh toán và phân tích tỷ trộng HTK trên tông tài sản tông số HTK/doanh thu,hoặc HTK trên giá vốn hàng bán và so sánh với kỳ trước .Xác định các nguyên nhân biến động lớn như hàng ế đọng do sản phẩm lỗi thời thauy đoi mưc qui đinh trong dự trữ HTK hay NVL ,sản phẩm mất sưc cạnh tranh *Phân tích đánh giá cụ thể các khoản mục SPDD ,xác định tỷ trọng trong tổng số HTK.Đánh giá tính chất và sự phù hợp của các khoản mục này. Bước 3: Kiểm tra chi tiết. *Lập bảng tổng hợp về HTK ,NNVL,CCDC,chi phí sản xuất dở dang(CPSXDD) và thành phẩm theo các khoản mục *Kiểm kê chỉ tiến hành vào cuối năm -Thời gian và qua sát trong quá trình kiểm kê HTK . -Hoàn thành mẫu kiểm tra quan sát trong kiểm kê -Sử dụng mẫu kiểm tra chọn mẫu đếm thực tế -Bảo đảm HTK của bên thứ ba không có trong hàng được kiểm kê *Thu thập báo cáo HTK(báo cáo nhập ,xuất ,tồn kho) -Đối chiếu với báo cáo kiểm kê ( số luợng ). -Chắc chắn rằng báo cáo kiểm kê bao gồm tất cả các khoản mục hàng hoá và chúng đã được đếm ,xácnhận tại ngày kiểm kê -Thu thập những giải thích về những chênh lệch giữa sổ sách và báo cáo kiểm kê *Chẵc chắn rằng HTK đã được thực hiện: bằng cách soát xét các chứng từ doanh thu và mua hàng bao gồm cả hàng mua đang đi đường và các phiếu xuất hàng trong những ngày trước. Chắc chắn rằng tại thời điểm kháo số mới đượcloại trừ ra khỏi số hàng,kiểm kê vva tính gia strị xuất trên số cái tài khoản giá thành sản xuất hoặc tài khoản giá thành hang fbán. -Chắc chắn rằng hàng hoá nhận trước thời điểm khoá sổ mới được tính vào số hàng kiểm kê và được cộng vào giá trị nhẩp tên sổ cái tài khoản mua hàng hoặc tài khoản tồn kho. -Chắc chắn rằng HTK không bị đếm hai lần hoặc bị đếm thiếu ,áp dụng kỹ thuật quan sát và đếm thử. *Kiểm tra HTK +Soát xét bút toán trên sổ cái,tài khoản HTK trứơc và sau ngày kiểm kê để bảo đảm rằng tất cả các bút toán như tính lượng dồn tích ,phân bố chi phí phân xưởng ,điều chỉnh chênh lệch…đã được thực hiện đúng kỳ kế toán . +Đảm bảo rằng sự xác nhận về HTK là thuộc sở hữu doanh nghiệp.Nếu như không chắc chắn thì nó phải được trình bày trên thuyết minh BCTC. +Xác nhận về số lượng hàng hoá gửi bán và đối chiếu vơí sổ sách. +Kiểm tra một số hoá đơn mua hàng các hàng hoá mới nhận được gần nhất mà đã dược ghi chép trước thời điểm kiểm kê, đảm bảo các hoá đơn này đã được phản ánh trong tài khoản mua hàng và tài khoản phải trả hoặc đã đựơc thanh toán bằng thương mại hoặc tiền gửi ngân hàng. +Kiểm tra những khoản thanh toán bao gồm cả những hàng hoá tralại trước thờiđiểm kiểm kê bảo đảm các khoản này đã được phản ảnh trên các tài khoản mua hàng,tài khoản phải tra và tài khoản bằng tiền +Những hoá đơn bán hàng gần nhất được phảnánh tren tài khoản doanh thu và phải thu thì phải phù hợp với phiếu xuất kho đã được lập trứơc thời điểm kiểm kê. +Phỏng vấn quản đốc phân xưởng liệu số liệu có sự thay đổi lớn nào trong phương thức sản xuất của niên độ kế toán hay không.Nếu có thì phải xem xét những ảnh hưởng cụ thể tới giá tri ghi số cà phản ánh điều đó với chủ nhiệm kiểm toán. +Chủ nhiệm kiểm toán sẽ quyết định những công việc nào cần làm thêm để đảm bảo chắc chắn răng những chi phí mới phát sinh là được phản ánh chính xác trong HTK. Kiểm tra việc hạch toán chi phí đã sử dụng để tính toán HTK (Hoặc không hạch toán chi phí thì tiến hành những thử nghiệm phù hợp đối với bảng tính giá HTK)với : Các hoá đơn mua hàng và các hoá đơn đặt hàng Bảng lương Bảng chi phí sản xuất Xác định chi phí sản xuất cũng đã được hạch toán trong giá trị HTK.Xác định rằng phương pháp tính chi phí sản xuất chunglà tuân thủ chế độ kế toán *Soát xét ,phân tích mối quan hệ HTK đối với , -Mua hàng hiện thời -Sản xuất hiện thời Xác đinh rằng hàng mua đang đi đường với hoá đơn cuả người bán nhận được ngày khoá sổ +Kiểm tra việc ghi nhận HTK và hàng mua để bảo đảm hàng mua đang đi đường đã thể hiện trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm lập đã nhận sau thời điểm đó +Đảm bảo rằng hàngcủa bên thứ 3 không có trong hàng được kiểm kê *So sánh giữa số dư HTK tại ngày được kiểm kê với số dư HTK tại ngày khoá sổ và giải thích các khoản bất bình thường . *So sánh giá với báo cáo HTK năm trước *Kiển tra thời điểm khoá sổ +Chắc chắn rằng việc xuất hàng đã được ghi vào khoản giá thành hàng bán trong mối quan hệ chặt chẽ vơi việc ghi chép hạch toán ở tài khoản phải thu +Chắc chắn rằng hàng hoá nhận được trước ngày cuối năm mới được ghi tăng HTK và tăng tài khoản trả người bán. +Chắc chắn rằng HTK không bị báo cáo nhỏ hơn hoặc lớn hơn hàng luân chuyển giữa các chi nhánh hay công ty nội bộ. +Nếu hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên để xác định giá trị HTK cuối năm thì phải giải thích xem làm thế nào để có thể kiểm tra được thời điểm ghi nhận hàng,xuất hàng cho sản xuất,và xuất bán tại thời điểm khoá số.(Phương pháp tính giá HTK khi áp dụng) *Kiểm tra cơ số tính giá HTK(đặc biệt khoản mục hàng có giá trị lớn )Đối với hoá đơn của nhà cung cấp hoặc đối chiếu theo sổ chi tiết của HTK,hoặc theo giá định mức. +Đảm bảo rằng các chi phí liên quan đến nhân hàng như:chi phí vận chuyển ,thuế nhập khẩu,bảo hiểm … đã được tính và giá trị HTK. +Nếu đúng giá trị định mức thì phaỉ đánh gia xem xét cơ số xác định giá trị ,giá định mức và phân tích chênh lệch giữa giá định mức và giá trị thực tế. *Xác định hàng chậm luân chuyển,hư hỏng hoặc lỗi thời. +Xem xét kết quả của công việc đã làm trong cuộc kiểm kê ,để xem xét hiện còn cần lập dự phòng cho những HTK nào lỗi thời cũ nát hoặc vượt qua nhu cầu dự trữ trong kho +Chủ nhiệm kiểm toán sẽ phỏng vấn những người có trách nhiệm trong đơn vị liệu họ có biết những ảnh hưởng nào có thể dẫn tới làm giảm giá HTK. +Soát xét các báo cáo lãi ,lỗ theo từng sản phẩm của khách hàng để kiểm tra ,phân tich dự phòng,giảm giá HTK .Danh mục HTK lập dự phòng +Soát xét doanh thu theo từng loại hàng sau ngày khoá sổ để đảm bảo rằng giá có thể bán được tại thời điểm tại thời điểm khoá sổ ……………………………………………thể bán sau ngày khoá sổ. Xác nhận với người mua hoặc người bán trong các trường hợp ,hay hàng bán đang đi đường và hàng mua đang đi đường. *Xác nhận HTK được trình bày theo đúng luật và chuẩn mực kế toán. *Kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh dở dang -Kiểm tra hệ thông kiểm soát nội bộ +Kiểm tra phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty. + Trường hợp công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp định mức hoặc giá chuẩn thì phải kiểm tra cơ sở và phương pháp định mức hoặc đơn giá -Phân tích soát xét +So sánh chi phí sản xuất của năm nay với năm trước +Phân tích tỷ trọng của các loại chi phí trong chi phí sản xuất để từ đó có trọng tâm kiểm toán và đưa ra phương pháp kiểm toán phù hợp là phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thông và kiểm tra cơ bản . -Kỉêm tra chi tiết +Đối với chi phí NVL trực tiếp +Chọn mẫu một số loại vật tư chủ yếu để đối chiếu và kiểm tra việc ghi chép vào tài khoản chi phí có phù hợp không +Đối chiếu phiếu xuất kho với phiếu yêu cầu sử dụng vật tư với sự phê duyệt để tìm ra những sai sót trong việc hạch toán chi phi vật liệu giữa các tài khoản 621,627,642,641. +Tính tóan xác định số lượng đơn vị vật liệu thực tế hao cho 1 đơn vị sản phẩm với định mức dự toán để phát hiện những chênh lệch bất hợp lý đặc biệt là tỉ lệ hao hụt cho phép. +Tham chiếu với phần kiểm tra HTK ở trên *Đối với chi phí nhân công trực tiếp cần kiểm tra trực tiếp tài khoản(334)tham chiếu đến phần kiểm toán tiền lương *Đối với chi phí sản xuất chung +Chi phí khấu hao TSCĐ được tham chiếu tới phần kiểm toán TSCĐ +Chi phí bằng tiền khác được tham chiếu với phần kiểm tra tài khoản tiền hoặc có sự kết hợp *Kiểm tra chi tiết đánh giá SPDD cuối kỳ. +Kiểm tra kết quả kiểm kê tài sản SPDD cuối kỳ về hiện vật +Kiểm tra phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà công ty áp dụng (theo số lượng hoàn thành tương đương ,theoNVL trực tiếp,theo chi phí định mức ) và phương pháp này có nhất quán với kỳ trước không. +So sánh đối chiếu tỷ lệ sản phẩm dở dang kỳ này so với kỳ trước để phát hiện những thay đổi bất thường nhất trong trường hợp công ty đánh giá SPDD cao để rao lãi giả hoặc ngược lại. 2.1.1.3 Kết thúc kiểm toán là việc phát hành báo cáo Trên cơ sở kiểm tra tất cả các nghiệp vụ trọng yếu và nghiệp vụ không trọng yêú ,theo ý kiến của KTV ghi chép kế toán về các phần hành trên đây là hợp lý. Chúng tôi khẳng định rằng tất cả các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện Căn cứ trên các công việc kiểm toán và các qui định kiểm toán đã thực hiện chúng tôi có đủ tin tưởng để khẳng định rằng giá trị HTK gồm: Hàng hoá tồn kho Nguyên vật liệu Công cụ ,dụng cụ Sản phẩm dở dang Thành phẩm Dự phòng giảm giá HTK Số liệu trên đây được phản ánh chung thực hợp lý cho kỳ hoạt động từ ngày 31/12/N-1 đến ngày 21/12/N 2.1.2. Tiến hành kiểm toán tại nhà máy xi măng HG và công ty May LL 2.1.2.1. Tiến hành kiểm toán tại nhà máy xi măng HG A Chuẩn bị kiểm toán Và cuối niên độ kế toán ,công ty VAE sẽ gửi một thư chào hàng đến các khách hàng tiềm nănng trong năm mới hoặc các khách hàng cũ .Đối với tất cả các khách hàng thì thư chào hàng thường bao gồm những nộ dung sau đây : -Giới thiệu về công ty VAE -Các khách hàng đã từng được kiểm toán bởi VAE -Kế hoạch và phưong pháp kiểm toán sẽ được lập như ở trên Giá phí ( theo gia thoả thuận ghi trong hợp đồng kiểm toán sau này) B Tìm hiểu về khách hàng : Tìm hiểu về khách hàng : Dối với những khách hàng thường xuyên mà công ty đã tiến hành kiểm toán trong năm tài chính trước thì việc thu thập thông tin chung ban đầu về khách hàng là tương đối thuận lợi ,chỉ cần lấy hồ sơ kiểm toán chung của khách hàng đó ,còn đối với các khách hàng nới thì KTV phải thu thập thông tin của khách hàng thông qua việc phỏng vấn ban giám đốc khách hàng, thu thập hoặc photo các thông tin pháp lý như:giấy phép thành lập doanh nghiệp,giấy đăng ký kinh doanh, tìm hiểu lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng ,qui chế hoạt động cảu công ty ,chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng.. Công ty xi măng HG là khách hàng đầu tiên của công ty.Do đó việc thu thập các thông tin chung về khách hàng được KTV thu thập như trên và thu được kết quả dưới đây : Khái quát về Nhà máy xi măng HG Công ty xi măng HG là một doanh nghiệp nhầ nước hạch toán độc lập ,trực thuộc UBND tỉnh Hà Giang ,được gọi tắt là :xí nghiệp nhà máy xi măng HG được thành lập theo quyết định sô243/QĐ -UB ngaỳ 14/6/1994 và giấy phép kinh doanh số 104485 ngày 15/6/1994 và theo Quyết định số 546/QĐ-UB ngày 31/3/2000 của UBND tỉnh HG V/v bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh cảu công ty xi măng HG Vốn điều lệ của công ty ( theo quyết định thành lập )184500000000VNĐ Có trụ sở tại Xã Ngọc Đường –Thị xã Hà Giang-Tỉnh ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33890.doc
Tài liệu liên quan