Báo cáo Tổng hợp về bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ ,thực trạng hoạt động và phướng của Công ty bánh kẹo hải châu

I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bánh kẹo Hải Châu 1 Lịch sử phát triển của Công ty Bánh kẹo Hải Châu Công ty Bánh kẹo Hải Châu được thành lập ngày 02 tháng 09 năm 1965. Quyết định số : 1335 NN – TCCB/ QĐ ngày 24 tháng 09 năm 1994 của bộ trưởng bộ NN & PTNT về việc đổi tên và bổ xung nhiệm vụ cho Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Mía đường I – Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Từ khi thành lập đến n

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ ,thực trạng hoạt động và phướng của Công ty bánh kẹo hải châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay công ty đã không ngừng phát triển, liên tục đổi mới trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, chế biến sản phẩm. Với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại của cộng hoà liên bang Đức, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc. Công ty có một đội ngũ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế ( chiếm tỷ trọng 10% lực lượng lao động ) cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đã đưa quy mô sản xuất của công ty tăng trưởng bình quân hàng năm 20%. Công ty bánh kẹo Hải Châu có chức năng và nhiệm vụ chính là sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân. 2 Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của công ty 2.1 Thời kỳ đầu thành lập ( 1965 – 1975 ) Khởi đầu cho sự ra đời của Công ty Hải Châu được bắt đầu qua sự kiện ngày 16/1/1964, khi Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhệ ra quyết định số 305/QĐBT tách ban kiến thiết xây dựng cơ bản ra khỏi công ty Miến Hoàng Mai, thành lập ban kiến thiết và chuỷân bị sản xuất. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Trung Quốc đến từ Thượng Hải, Quảng Châu sang, bộ phận Kiến thiết và Chuẩn bị sản xuất khẩn trương vừa xây dựng, vừa lắp đặt thiết bị cho một phân xưởng mỳ sợi. Tháng ba năm 1965 ngay đợt đầu tiên công ty đã tuyển 16 công nhân cho phân xưởng mỳ, 95 công nhân cho phân xưởng kẹo. Cùng tháng ba năm 1965 Bộ đã cử 17 cán bộ trung cấp sang Trung Quốc học quy trình công nghệ sản xuất mỳ, bánh kẹo, chế biến thực phẩm. Ngày 02/09/1965 xưởng kẹo đã có sản phẩm xuất xưởng bán ra thị trường. Cùng ngày vẻ vang của cả nước (2/9) Bộ công nghiệp nhẹ thay mặt Nhà nước chính thức cắt băng khánh thành Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Năng lực sản xuất của công ty trong buổi đầu thành lập: Phân xưởng sản xuất mỳ sợi : Một dây sản xuất mỳ Thanh ( Mỳ trắng ) bán cơ giới, năng suất 1 – 1,2 tấn/ca sau nâng lên 1,5 – 1,7 tấn/ca. Thiết bị sản xuất mỳ ống 500 – 800 kg/ca sau nâng lên là 1tấn/ca. Hai dây mỳ vàng 1,2 - 1,5 tấn/ca sau nâng lên 1,8 tấn/ca. sản phẩm chính : mỳ sợi luơng thực, mỳ thanh, mỳ hoa. Phân xưởng bánh: gồm một dây chuyền máy cơ giới công suất 2,5 tấn/ca, sản phẩm chính là : Bánh quy ( hương thảo, quy dứa, quy bơ, quít ). Bánh lương khô ( phục vụ quốc phòng ). Phân xưởng kẹo gồm hai dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi dây, 5 tấn/ca. Sản phẩm chính là kẹo cứng, kẹo mềm ( chanh, cà phê, cam ). Số cán bộ công nhân viên trung bình 850 người/năm. Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1972) nên một phần nhà xưởng và máy móc thiết bị bị hư hỏng, công ty được bộ tách phân xưởng kẹo sang công ty miến Hà nội thành lập công ty Hải Hà ( Nay là công ty bánh kẹo Hải Hà - Bộ công nghiệp ). 2.2 Thời kỳ 1976 – 1985 Sang thời kỳ này công ty đã khắc phục được những thiệt hại sau chiến tranh và đi vào hoạt động sản xuất bình thường. Năm 1976 Bộ công nghiệp thực phẩm cho nhập công ty sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng sấy phun. Phân xưởng này sản xuất hai mặt hàng : Sữa đậu lành : Công suất 2,4 – 2,5 tấn/ngày Bột canh : Công suất 3,5 – 4 tấn/ngày Năm 1978 Bộ công nghiệp thực phẩm cho điều động 4 dây truyền Mỳ ăn liền từ công ty Ssam Hoa (TP Hồ Chí Minh) thành lập phân xưởng Mỳ ăn liền vời công suất 2,5 tấn/ca. Năm 1982 Do khó khăn về bột mỳ và nhà nước bỏ chế độ độn mỳ sợi thay lương thực. Công ty được bộ công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt động phân xưởng Mì lương thực. Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động đồng thời đầu tư cho mười hai sản xuất bánh kem xốp công xuất 240kg/ca. Đây là sản phảm đầu tiên ở phía bắc. Trong giai đoạn này số công nhân viên bình quân của công ty là 1.250 người/năm. 2.3 Thời kỳ 1986 – 1991 Năm 1989 – 1990 công ty tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy phun để lắp đặt dây truyền sản xuất bia với công xuất 2000 lít/ngày. Năm 1990 – 1992 công ty lắp dặt thêm một dây chuyền sản xuất Bánh qui Đài Loan nướng bánh bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ. Công suất 2,5 – 2,8 tấn/ca. Trong giai đoạn này số cán bộ công nhân viên bình quân 950 người / năm. 2.4 Thời kỳ 1992 – 2002 Công ty đẩy mạnh sản xuất đi sâu vào các mặt hàng truuyền thống ( bánh, kẹo) mua sắm thêm thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Năm 1993 công ty mua thêm một dây truyền sản xuất bánh kem xốp của CHLB Đức công suất 1 tấn/ca. Đây là một dây truyền sản xuất bánh hiện đại nhất ở Việt nam. Năm 1994 công ty mua một dây truyền phủ sôcôla của CHLB Đức công suất 500kg/ca. Dây truyền có thể phủ sôcôla cho các sản phẩm bánh. Năm 1996 Công ty liên doanh với Bỉ thành lập một công ty liên doanh sản xuất sôcôla. Sản phẩm này chủ yếu là xuất khẩu (70%). Năm 1996 công ty đã mua và lắp đặt thêm hai dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức gồm: Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất 2400kg/ca. Dây truyền sản xuất kẹo mềm công suất 1200kg/ca. Năm 1998 Công ty đầu tư mở rộng dây truyền sản xuất Bánh Hải Châu với công suất thiết kế 1,6 tấn/ca. Cuối năm 2001 công ty đầu tư một dây truyền sản xuất sôcôla năng suất 200kg/1h. II. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty Bánh kẹo Hải Châu. 1 Hệ thống tổ chức của Công ty bánh kẹo Hải Châu Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Bánh kẹo Hải Châu Giám Đốc PGĐ Kỹ thuật PGĐ Kinh doanh Các phân xưởng Các phòng ban Các phòng ban gồm có : Phòng Kế hoạch vất tư Phòng Kỹ thuật Phòng Tổ chức lao động Phòng hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng xây dựng cơ bản Ban bảo vệ tự vệ Các phân xưởng gồm có : Phân xưởng Bánh 1 Phân xưởng Bánh 2 Xí nghiệp bánh 3 Phân xưởng kẹo Phân xưởng bột canh Phân xưởng phục vụ Các bộ phận ( thuộc phòng kế hoạch vật tư ) : Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng Văn phòng đại diện tại TP HCM Sơ đồ hệ thống quản lý chất lượng : Giám Đốc PGĐ Kỹ Thuật PGĐ Kinh Doanh P. Tổ Chức P. Kỹ Thuật P.KHVT Ban Bảo Vệ PX. Phục vụ PX. BánhIII PX. BánhII PX. Bột canh PX. Kẹo PX. BánhI 2 Chức năng nhiệm vụ của lãnh đạo Công ty Bánh kẹo Hải Châu 2.1 Cam kết của lãnh đạo Công ty Giám đốc Công ty cam kết trước khách hàng và các đối tác : Huy động mọi nguồn lực để phát triển sản xuất và thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, nhằm luôn thoả mãn khách hàng và các đối tác. Công ty trú trọng hàng đầu vào các vấn đề sau : Phổ biến trong Công ty về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu về pháp lý và luật định. Đề ra và thực hiện chính sách chất lượng. Đề ra và thực hiện mục tiêu chất lượng. Tổ chức xêm xét của lãnh đạo về hiệu quả hoạt động của hoạt động quản lý chất lượng. Cung cấp đầy đủ và kịp thời nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Sửa đổi bổ xung và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. 2.2 Hướng vào khách hàng Công ty coi việc định hướng khách hàng trung tâm của hoạt động kinh doanh, là yếu tố chiến lược quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty trong tương lai. Nhằm giữ vững và mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, Công ty cố gắng tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu chính đáng của khách hàng. Lãnh đạo Công ty bảo đảm các yêu cầu của khách hàng được xem xét kỹ càng và được đáp ứng. Đánh giá sự thoả mãn của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ do Công ty cung cấp, trên cơ sở đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. 2.3 Chính sách chất lượng Công ty Bánh kẹo Hải Châu phấn đấu trở thành mọtt trong những Công ty hàng đầu về sản xuất bánh kẹo, sôcôla và bột canh của Việt Nam. Công ty cam kết cung cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện có hiệu lực và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 900:2000, luôn tìm cơ hội cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm không ngừng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo chính sách chất lượng được truyền đạt đến tất cả mọi người trong Công ty. Chính sách chất lượng thường xuyên được xem xét để phù hợp với tình hình phát triển của Công ty. 2.4 Giám đốc A) Trách nhiệm Giám đốc công ty do Hội đồng Quản trị Tổng công ty mía đường I bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc và trước pháp luật về hoạt động của Công ty. Quyết định chiến lược kinh doanh, quy mô và phạm vi thị trường, kế hoạch đầu tư và phát triển, chính sách và mục tiêu chất lượng của Công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty, sắp xếp, bố trí nhân sự. Chỉ đạo điều hành hoạt động tài chính của Công ty. Phê duyệt nội dung các quy trình, quá trình của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 được áp dụng tại Công ty. Tổ chức thực hiện bộ máy quản lý chất lượng tại Công ty, thực hiện các cam kết về chất lượng đối với khách hàng. Chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng của công ty. Lựa chọn nhà cung cấp và nhà thầu để mua vật tư và thiết bị. B) Quyền hạn Giám đốc có quyền quyết định cao nhất về mọi hoạt động của Công ty. 2.5 Phó giám đốc kinh doanh A) Trách nhiệm Xây dựng chiến lược và chính sách tiêu thụ sản phẩm. Lập kế hoạch tiêu thụ hàng năm đối với sản phẩm các loại. Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm khắp cả nước. Duy trì và phát triển thị phần, thị trường trên cơ sở nắm trắc thị trường, nắm vững các đối thủ cạnh tranh để cùng với tập thể lãnh đạo đề ra các chính sách nhằm củng cố và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng chính sách đối với khách hàng trên cơ sở chia sẻ lợi ích đối với khách hàng, đảm bảo đáp ứng cho khách hàng những yêu cầu chính đáng nhằm xây dựng và củng cố lòng tin giữa các bên. Cùng với Phó Giám giám đốc kỹ thuật thường xuyên đánh giá, phân tích, đo lường sự thoả mãn của khách hàng và đề ra các mục tiêu thực hiện nhằm tạo ra sự ổn định, tăng trưởng, hợp tác giữa Công ty và các đối tác, các khách hàng có quan hệ kinh doanh với Công ty. Chỉ đạo phòng kế hoạch vật tư và các đơn vị liên quan giải quyết các khiếu nại của khách hàng. B) Quyền hạn Ký các văn bản trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo sự uỷ quyền của Giám đốc. Có quyền kiểm tra tất cả các khâu trong Công ty để bảo đảm chất lượng và thoả mãn khách hàng. 2.6 Phó Giám đốc kỹ thuật A) Chức năng, nhiệm vụ : Điều hành các công việc thuộc lĩnh vực kỹ thuật của Công ty gồm quản lý kỹ thuật các hệ thống thiết bị, máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh, hệ thống quy trình, quá trình, quy phạm, tiêu chuẩn, hướng dẫn về công nghệ sản xuất ra sản phẩm. Quản lý kỹ thuật về hệ thống nhà xưởng, vật liệu kiến trúc, kho tàng, và các hạng mục xây dựng khác. Quản lý kỹ thuật về hệ thống điện, hơi, nước. Đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật để quá trình sản xuất hoạt động bình thường ( từ khâu nguyên vật liệu, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, mặt bằng sản xuất, điện, hơi, con người và các yếu tố khác ). Là người thay ặt Giám đốc điều hành công tác chất lượng của toàn công ty và chịu trách nhiệm về chất lượng trước Công ty. Chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường của công ty. B) Quyền hạn Ký các văn bản trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo sự uỷ quyền của Giám đốc. Có quyền yêu cầu các trưởng, phó phòng, chánh phó giám đốc phân xưởng, các tổ trưởng, ca trwongr báo cáo công việc liên quan tới phần chức năng, nhiệm vụ của mình phụ trách. 2.7 Phòng tổ chức lao động tiền lương A) Chức năng, nhiệm vụ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ các công việc của phòng. Xây dựng các quy định (hướng dẫn) để phục vụ cho công việc quản lý và điều hành các hoạt động của phòng. Tham mưu cho lãnh đạo về tổ chức bộ máy của Công ty, gồm hẹ thống phòng ban, phân xưởng và các đầu mối khác. Làm công tác tuyển dụng lao động mới bằng hợp đồng dài hạn và ngắn hạn trên cơ sở tiêu chuẩn của Công ty đã đề ra. Quản lý điều động nhân sự lực lượng lao động. Tổng hợp, phân loại, đánh giá chất lượng lao động. Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Lập hế hoạch tiền lương cho Công ty hàng năm. Lập định mức đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm. Làm hệ số lương Công ty, kiểm tra lương thu nhập hàng tháng phòng ban, phân xưởng. Theo dõi báo cáo các chế độ bảo hiểm. Theo dõi công tác bảo hộ lao động và an toàn vệ sinh. Làm thường trực ban soạn thảo quy chế quản lý, hội đồng kỷ luật của công ty. Kiểm tra các tổ chức và cá nhân về việc chấp hành kỷ luật lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy định của Giám đốc về bảo vệ, bảo mật, phòng cháy nổ, an toàn cơ quan xí nghiệp. Tham gia các hội nghị do Giám đốc chủ trì giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, đến khen thưởng và kỷ luật. B) Quyền hạn Có quyền giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi chức năng được giao theo sự uỷ quyền của Giám đốc. Có quyền kiểm tra, giám sát các tổ chức và cá nhân trong công ty thực thi chức trách của mình theo điều lệ Công ty và theo nội quy lao động, thoả ước lao động, theo các chế độ chính sách mà Nhà nước quy định. Xây dựng các quy định( hướng dẫn) để phục vụ cho công việc quản lý và điều hành các hoạt động của phòng, trên cơ sở các hoạt động của công ty. 2.8 Phòng Kế hoạch vật tư A) Chức năng, nhiệm vụ Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh theo kỳ ( tháng, quý, năm ) trên cơ sở kế hoạch của Tổng công ty mía đường I giao cho Công ty. Xây dựng và giao kế hoạch sản xuất tháng cho các đơn vị trong công ty. Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như các kế hoạch khác đối với phân xưởng sản xuất và các phòng ban liên quan. Tổng hợp, thống kê tình hình sản xuất và tiêu thụ theo biểu mẫu thống nhất. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh hàng ngày và báo cáo lãnh đạo Công ty, kể cả các sự cố, tồn tại, những vướng mắc đã được khắc phục và chưa khắc phục. Phối hợp với phòng kỹ thuật, tài vụ và các phân xưởng kiểm kê sản phẩm tồn kho, bán thành phẩm, phụ kiện, vật tư tại kho và tại các phân xưởng sản xuấ. Tổng hợp số liệu để báo cáo lãnh đạo theo chu kỳ báo cáo. Tham mưu cho lãnh đạo định hướng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn. Tham mưu cho lãnh đạo công tác thị trường, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, tổ chức mạng lưới marketing. Quản lý theo dõi công nợ khách hàng. Quản lý đội xe vận tải chuyên chở hàng của Công ty theo từng bộ phận. Tham mưu và tham gia kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ. Tham mưu cho lãnh đạo các phương án tối ưu hoá sản xuất và điều độ sản xuất, các biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Giúp Giám đốc thu hập thông tin về các nhà cung ứng vật tư, đánh giá lựa chọn các nhà cung cấp và đề nghị danh sách các nhà cung cấp để Giám đóc phê duyệt. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, xác lập kế hoạch mua vật tư phụ liệu, phụ tùng thay thế phù hợp với yêu cầu sản xuất cả về số lượng, chất lượng trên cơ sở sử dụng tiết kiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Soạn thảo các hợp đồng mua hàng và tổ chức mua hàng theo hợp đồng đã ký. Xây dựng kế hoạch giá thành, giá bán, quản lý định mức vật tư. Quản lý sổ sách, kiểm kê định kỳ, lậpp báo cáo về tình hình nhập – xuất – tồn kho vật tư theo yêu cầu của quản lý. Đảm bảo chất lượng vật tư tồn kho. Tham gia hoạt động khắc phục và phòng ngừa trong quản lý, tham gia giải quyết và làm đầu mối giao dịch với nhà cung ứng để giải quyết các tranh chấp Công ty với các nhà cung ứng. Tiếp nhận, sắp xếp, bảo quản, cấp phát vật tư cho các phân xưởng và các đơn vị trong Công ty theo định mức tiêu hao vật tư phụ liệu và theo nhu cầu đã được Giám đốc phê duyệt. Sắp xếp quản lý hệ thống kho tàng do đơn vị mình quản lý. Thực hiện bảo quản vật tư phụ liệu đảm bảo thuận tiện cho việc xếp dỡ, quản lý và duy trì được chất lượng vật tư phụ liệu trong thời gian bảo quản. Kiểm tra việc thực hiện nội quy của kho tàng. Tham gia xây dựng sửa chữa kiến thiết cơ bản Công ty. B) Quyền hạn Ký các văn bản giấy tờ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, và được Giám đốc uỷ quyền. Xây dựng các quy định ( hướng dẫn ) để phục vụ cho công việc quản lý và điều hành các hoạt động của phòng. 2.9 Phòng kế toán tài chính A) Chức năng, nhiệm vụ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Nhà nước theo những quy định của điều lệ kế toán Nhà nước và mọi hoạt động của tài chính kế toán của Công ty. Theo dõi tập hợp số liệu về kết quả sản xuất – kinh doanh bằng nghiệp vụ kế toán. Tham gia phân tích kết quả sản xuất – kinh doanh của Công ty theo từng kỳ tài chính. Đề xuất các giải pháp kinh tế – kỹ thuật phù hợp với chính sách kinh doanh của Công ty. Xác lập tính hiệu quả của hệ thống tài chính Công ty. Chỉ đạo cán bộ nhân viên phòng kế toán theo đúng điều lệ kế toán Nhà nước và gnhiệp vụ kế toán, bảo đảm tính trung thực, chính xác, kịp thời của số liệu kế toán. Theo dõi và đề xuất các biện pháp kế toán trong các nghiệp vụ có liên quan đến hợp đồng mua vật tư, bán sản phẩm của Công ty. Tính toán trích nộp đúng quy định những khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước như thuế, các loạI bảo hiểm cho người lao động… Theo dõi công nợ và thanh toán đúng quy định các khoản tiền vay, các khoản phải thu phải trả trong nội bộ Công ty cungư như các đói tác kinh doanh bên ngoài. Theo dõi trích nộp các quỹ tài chính sử dụng trong Công ty theo đúng chế độ tài chính hiện hành và theo nghị quyết đại hội công nhân viên chức hàng năm. Lập và gửi báo cáo đúng hạn các laọi văn bản tài chính, thống kê, quyết toán theo chế độ hiện hành cho các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ chứng từ kế toán theo đúng chế độ kế toán do Nhà nứơc xây dựng. Đảm bảo bí mật tuyệt đối các tài liệu, hồ sơ, chứng từ và số liệu kế toán. B) Quyền hạn Ký các văn bản, chứng tù, báo cáo trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao (theo quy định của pháp luật và sự uỷ quyền của Giám đốc). Xây dựng các quy định (hướng dẫn) để phục vụ cho công việc quản lý và điềuu hành các hoạt động của phòng. 2.10 Phòng kỹ thuật A) Chức năng, nhiệm vụ * Quản lý công nghệ sản xuất : Nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới. Quản lý chất lượng vật tư, nguyên liệu bán thành phẩm và thành phẩm. Phối hợp với các phòng ban, phân xưởng để xử lý các sản phẩm không phù hợp và thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa. Quản lý thiết bị đo lường thử nghiệm. Làm thư ký cho ban cải tiến chất lượng. * Quản lý các đề tài tiến bộ kỹ thuật và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Tổng hợp từ các đơn vị khác để xây dựng kế hoạch khoa học kỹ thuật và môi trường của Công ty hàng năm. Đôn đốc các đơn vị thực hiện và đề xuất khen thưởng cho các tiến bộ kỹ thuật. Theo dõi việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đề xuất huặc thực hiện một số đề tài tiến bộ kỹ thuật. * Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực chuyên môn. * Quản lý công tác công bố chất lượng, công tác đăng ký sở hữu nhãn hiệu hàng hoá. Kết hợp với các trung tâm thiết kế, các phòng trong Công ty để thiết kế nhãn hiệu hàng hoá. Quản lý cơ điện, ggồm các nhiệm vụ sau : Quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị và hồ sơ máy móc thiết bị cơ khí, điện, hơi nước. Quản lý các thông số kỹ thuật cơ bản, các bản vẽ lắp cơ điện, các nội quy, các quy trình, quy phạm của hệ thống thiết bị toàn Công ty. Hoàn thiện tài liệu đã có, bổ xung, sưu tầm tài liệu chưa có huặc bị mất, hiệu đính, thay đổi cho phù hợp đúng với thiết kế huặc thực tế. Lập kế hoạch chung tu huặc đại tu máy móc thiết bị của phân xưởng. sSau khi đã trao đổi thống nhất với các bộ phận có liên quan thì trình Giám đốc phê duyệt. Chủ trì các thủ tục nghiệm thu và bàn giao các thiết bị mới, các thiết bị sau khi trung tu, đại tu, làm thủ tục đề nghị Công ty thanh lý các thiết bị không đủ điều kiện phục vụ sản xuất. Cùng với các phẩn xưởng lập các biên bản sự cố lớn khi các thiết bị hỏng nghiêm trọng, đánh giá và tìm giải pháp khắc phục nhanh và hiệu quả. Kiểm tra giám sát việc thực hiện các hướng dẫn vận hành và bảo quản máy móc thiết bị. Cho tạm ngừng việc vận hành máy móc thiết bị nếu nhận thấy có nguy cơ không an toàn cho người và thiết bị và báo cáo ngay với Giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời. Hướng dẫn các phân xưởng lập kế hoạch nhu cầu sử dụng vật tư cơ khí điện. Phòng các trường hợp và lên kế hoạch nhu cầu sử dụng vật tư của toàn Công ty, sau đó trình Giám đốc phê duyệt. Quản lý các thiết bị, dụng cụ đo lường trong dây tryền sản xuất. Những thiết bị, phụ tùng chế tạo trong hoặc mua ngoài Công ty, khi hàng về kho Công ty, phòng có chức năng , nhiệm vụ kiểm tra chất lượng và ghi phiếu kiểm tra để phòng kế hoạch vật tư làm thủ tục thanh toán. * Tham mưu cho Giám đốc về việc trang bị và đầu tư chiều sâu thiết bị máy móc mới, từng bước hiện đại hoá sản xuất của Công ty, nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm sức người, giảm ô nhiễm môi trường. * Tham gia công tác đào tạo. B) Quyền hạn Có quyền đình chỉ sản xuất nếu dây chuyền sản xuất xẩy ra sự cố ảnh hưởng nghiệm trọng đến chất lượng, thiết bị không bảo đảm an toàn và các yêu cầu về công nghệ, sau đó báo cao Giám đốc để cùng với các đơn vị liên quan tìm và đề ra giải pháp khắc phục kịp thời. 2.11 Ban xây dựng cơ bản A) Chức năng, nhiệm vụ * Quản lý xây dựng cơ bản Công ty : Làm các dự án đầu tư, sửa chữa nhỏ, xây dựng kiến thiết Công ty. Xây dựng kế hoạch kiến thiết sửa chữa hàng năm, sử dụng đất đai nhà xưởng Công ty. Đề xuất huặc thực hiện các công tác các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản. Phối hợp các đơn vị xây dựng sửa chữa lớn Công ty. * Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực chuyên môn. B) Quyền hạn Xây dựng các bản vẽ thiết kế sửa chữa nhỏ và thực hiện. Có quyền đình chỉ công trình xây dựng không đảm bảo các yêu cầu an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật sau đó báo cáo Giám đốc để cùng với các đơn vị liên quan tìm và đề ra giải pháp khắc phục kịp thời. 2.12 Ban bảo vệ, tự vệ A) Chức năng, nhiệm vụ * Quản lý công tác bảo vệ – tự vệ Công ty : Bảo vệ nội bộ, an toàn tài sản, bí mật của Công ty. Tuần tra canh gác, ra vào cổng. Phòng ngừa tội phạm. Sử lý các trường hợp vi phạm tài sản, kỷ luật. Tổ chức huấn luyện, bảo vệ, tự vệ, an ninh quốc phòng, phòng chống cháy nổ, ngăn ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội. Giữ gìn an toàn đất đai. Phối hợp với các đơn vị bên ngoài Công ty như chính quyền địa phương, công an, đơn vị bạn cho công tác bảo vệ – tự vệ, an ninh khu tập thể Công ty. * Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực chuyên môn. B) Quyền hạn Xây dựng các nội quy về bảo vệ, tự vệ. Có quyền thực hiện đúng chức trách của công tác bảo vệ, khắc phục phòng ngừa mất an toàn trật tự kịp thời báo cáo Giám đốc, để cùng với các đơn vị liên quan tìm và đề ra giải pháp khắc phục kịp thời. 2.13 Các phân xưởng Quản đốc các phân xưởng (Giám đốc xí nghiệp) là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về toàn bộ các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của phân xưởng (xí nghiệp) theo quy định của Công ty. Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng năm được Công ty giao phải xây dựng phương án tổ chức và quản lý các hoạt động của sản xuất bao gồm lao động, vật tư, sản phẩm, thiết bị, bảo hộ lao động, an toàn lao động, tiền lương,… theo các quy định của Công ty, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch được giao. III Thực trạng hoạt động và phướng của Công ty Bánh kẹo Hải Châu trong gai đoạn tới. 1 Thực trạng Công ty bánh kẹo Hải Châu Địa điểm : 15 Mạc : Thị Bưởi – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội Diện tích mặt bằng : Hiện nay 55.000 m2 Trong đó : - Nhà xưởng : 23.000 m2 Văn phòng : 3.000 m2 Kho bãi : 5.000 m2 Phục vụ công cộng : 24.000 m2 Công ty có một đội ngũ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế ( chiếm tỷ trọng 10% lực lượng lao động ) cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đã đưa quy mô sản xuất của công ty tăng trưởng bình quân hàng năm 20%. Trong những năm qua, vốn của Công ty bánh kẹo Hải Châu tăng lên khá nhanh. Theo quyết định thành lập và cấp giấy phép kinh doanh của công ty ngày 29/09/1994 và 09/11/1994 thì vốn điều lệ của công ty là 4,938 tỷ đồng. Sang đến năm 2000, tổng số vốn đã tăng lên 57,095 tỷ đồng, đến năm 2002 số vống của Côpng ty đã lên trên 78 tỷ đồng. Công ty Bánh kẹo Hải Châu hiện nay có số cán bộ công nhân nhân viên trung bình là 900 người trong đó : - Trình độ đại học : 94 người. - Công nhân sản xuất : 806 người. Công ty được phép kinh doanh trong các lĩnh vực sau: Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo Sản xuất kinh doanh các loại bột gia vị Xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài những mặt hàng mà công ty kinh doanh Kinh doanh vật tư bao bì ngành công nghiệp thực phẩm. Sản phẩm chủ yếu của Công ty bánh kẹo Hải châu là mặt hàng bánh kẹo và bột canh. Hiện nay Công ty có sáu phân xưởng, trong đó năm phân xưởng sản xuất sản phẩm là: - Phân xưởng bánh I: có 2 dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo, bánh Hải Châu. - Phân xưởng bột canh: có 2 dây chuyền sản xuất bột canh thường, bột canh iốt. - Phân xưởng bánh II: có 2 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, bánh kem xốp phủ sôcôla . - Phân xưởng kẹo: Có 2 dây chuyền nhập từ Đức tương đối hiện đại, có công suất cao. - Phân xưởng bánh mềm: có 2 dây chuyền sản xuất các loại bánh mềm cao cấp đang trong giai đoạn sản xuất thử. STT Tên dây truyền Số lượng (chiếc) Nước sản xuất Năm chế tạo Năm sử dụng Trình độ 1 Dây chuyền bánh Hương Thảo 1 Trung Quốc 1960 1965 Bán cơ khí, nướng bằng lò 2 Dây chuyền bánh Hải Châu 1 Đài Loan 1991 1991 Tự động, bao gói thủ công 3 Dây chuyền bột canh 1 Việt Nam 1978 1978 Thủ công 4 Máy trộn iốt 1 úc 1995 1995 - 5 Dây chuyền bánh kem xốp 1 CHLB Đức 1993 1994 Tự động, bao gói thủ công 6 Dây chuyền phủ sôcôla 1 CHLB Đức 1996 1997 Tự động 7 Dây chuyền sản xuất kẹo cứng 1 CHLB Đức 1996 1997 Tự động, bao gói thủ công Thông qu chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng Công ty lập và duy trì thực hiện cải tiến chất lượng, thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng nhằm củng cố niềm tin của khách hàng, tăng thêm lợi nhuận cho Công ty và thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Công ty khuyến khích ccá nhân, bộ phận thường xuyên tìm kiếm cơ hội cải tiến quản lý chất lượng. Công ty quy định mức khen thưởng cho cá nhân, bộ phận theo giá trị của các sáng kiến cải tiến mang lại. Theo đánh giá chung, kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong thời gian qua rất khả quan. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu sau: - Sản lượng các mặt hàng tăng trung bình 11,5%/năm + Sản lượng bánh tăng trưởng trung bình 12,1% + Sản lượng kẹo tăng trưởng trung bình 4%. + Sản lượng bột canh tăng trưởng trung bình 13,4% Sản lượng sản phẩm chủ yếu của công ty năm 2003 - Bánh các loại 5688 tấn - Kẹo các loại 1446 tấn - Bột canh các loại 7168 tấn Tổng giá trị sản lượng của Công ty trong những năm vừa qua (tỷ đồng) Năm 2000 10.938,17 Năm 2001 11.023,10 Năm 2002 109.948 Năm 2003 129.738 Doanh thu hàng năm của Công ty trong một số năm gần đây (chưa thuế VAT): Năm 2000 : 127,687 tỷ đồng Năm 2001 : 148,710 tỷ đồng Năm 2002 : 168,5 tỷ đồng Năm 2003 : 185,4 tỷ đồng Công ty xây dựng mục tiêu chất lượng : Doanh số năm 2004 tăng 10% so với năm 2003. Tỷ lệ sản phẩm thị trường trả về không vượt quá 0.1%. Công ty bánh kẹo Hải Châu chủ yếu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa. Cũng như của sản phẩm phần lớn các công ty khác, sản phẩm bánh kẹo của công ty không có khả năng xuất khẩu, thậm chí sang các nước trong khu vực như Thái Lan, Indônêxia… Trong thị trường nội địa, Công ty có thể mạnh ở thị trường phía Bắc. Khoảng 80% sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc. Thị phần của Công ty trên thị trường trong nước (%) Năm Thị trường 1999 2000 2001 2002 Hà Nội 27,4 26,54 25,59 26,98 Miền Bắc (trừ HN) 28,29 30,97 31,41 32,56 Miền Trung 38,91 37,34 38,15 39,65 Miền Nam 5,4 5,15 4,58 4,52 Chủ yếu khách hàng của công ty là những người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình và thấp trên thị trường. Khả năng chi tiêu cho các mặt hàng kẹo không cao. Vì thế, họ không đòi hỏi hàng hoá đắt tiền, có mẫu mã, hình thức cầu kì, chất lượng quá cao. Tuy nhiên nhóm khách hàng có đặc trưng này cũng không thuần nhất. Người tiêu dùng ở thành phố và ở nông thôn có những điểm khác biệt nhau. Trên cơ sở này, công ty đã đa dạng hoá mặt hàng để đáp ứng đồng đều các loại khách hàng. Hiện nay, công ty cũng đang cố gắng nhắm tới những khách hàng cao cấp, khả năng chi tiêu cao bằng các sản phẩm cao cấp như sôcôla, bánh mềm. 2 Những khó khăn hạn chế của Công ty trong giai đoạn hiện nay Thị trường Công ty bánh kẹo Hải Châu hoạt động kinh doanh là thị trường bánh kẹo. ở nước ta với dân số trên tám mươi triệu dân là một thị trường tiềm năng để phát triển, tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Châu phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, đây là một trở ngại lớn cho Công ty. Công ty Hải Châu có lịch sử thành lập từ lâu và còn những dây truyên sản xuất còn lạc hậu nên khó có thể cạnh tranh với những đối thủ có công nghệ hiện đại đây là một yếu điểm của Công ty. Thị phần của Công ty trên thị trường còn thấp và khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa cao, sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ ở Miền Bắc, đây là một hạn chế. Thị trường Miền Trung và Miền Nam còn nhiêu tiềm năng mà Công ty cần hướng tới. Bên cạnh thị trường trong nước, sản phẩm của Công ty trên thị trường thế giới còn hạn chế, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm bánh kẹo của Công ty còn thấp. Các mặt hàng của Công ty Hải Châu thường đặt mục tiêu chất lượng là cơ bản, sử dụng chiến lược giá cả trong cạnh tranh trên cơ sở giảm giá thành sản phẩm và về lâu dài nó sẽ làm giảm uy tín của Công ty. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay bên cạnh chất lượng sản phẩm, vấn đề mẫu mã cũng hết sức quan trọng mà Công ty cần hết sức chú ý. Công ty tập chung chủ yếu vào sản phẩm bánh do đó thị trường kẹo của Công không lớn và các đối thủ cạnh tranh đã lấn át thị trường này. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay sở dĩ còn nhiều hạn chế do chiến lược kinh doanh của Công ty còn nhiều thiếu xót, cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty vẫn còn lạc hậu, mẫ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC474.DOC