Báo cáo Tổng hợp về đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty XNK xi măng

Bộ giáo dục và đào tạo đại học kinh tế quốc dân Khoa Ngân hàng – Tài chính Báo cáo thực tập tổng hợp Tại Công ty Xuất nhập khẩu xi măng (VINACIMEX) trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Sinh viên thực hiện: Hà Hồng Hải Lớp: Tài chính doanh nghiệp A – K41 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lưu Thị Hương Hà Nội, tháng 02 năm 2003 1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xuất nhập khẩu xi măng: Công ty xuất nhập khẩu xi măng tiền thân là Phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty xi mă

doc11 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty XNK xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Việt Nam, nhưng do yêu cầu ngày càng cao của việc mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá cần áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công nghệ sản xuất xi măng và xây dựng thêm một số nhà máy xi măng mới nên sau khi căn cứ vào: - Nghị định số 59/HĐBT ngày 14/4/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng, Nghị định 64/HĐBT ngày 10/6/1989 của Hội đồng bộ trưởng quy định chế độ và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. - Công văn thoả thuận số 1367/BNgT-TCCB ngày 14/3/1988 của Bộ Ngoại thương đã ký để Tổng công ty xi măng được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. - Quyết định số 692 BXD-TCCB ngày 31/11/1990 và quyết định số 025A BXD TCLĐ ngày 12/2/1993 của Bộ Xây dựng về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 588/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng, Bộ Xây dựng đã quyết định thành lập Công ty xuất nhập khẩu xi măng trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Công ty có tên giao dịch quốc tế VINACIMEX (Vietnam National Cement Import and Export Company). Trụ sở của công ty đặt tại số 108 đường Lê Duẩn, Hà Nội và bắt đầu hoạt động từ ngày 01/01/1991. Công ty xuất nhập khẩu xi măng là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng theo mẫu quy định, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng Công Thương Việt Nam. Để tạo điều kiện cho hoạt động của Công ty trên địa bàn cả nước, ngày 15/3/1991 Bộ Xây dựng đã có quyết định số 154 TCLĐ thành lập Chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu xi măng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 14/7/1993 đại diện công ty tại Hải Phòng được thành lập theo quyết định số 333 BXD-TCLĐ. Đến ngày 25/12/1997 theo quyết định số 469 XMVN-TCLĐ nâng cấp thành Chi nhánh tại Hải Phòng. Hiện nay, công ty có hai chi nhánh đặt tại Hải Phòng (số 48 đường Trần Phú, quận Ngô Quyền) và thành phố Hồ Chí Minh (số 19 Hồ Tùng Mậu, quận 1). Theo nhu cầu công tác, để mở rộng phát triển thị trường nước ngoài, góp phần tăng lực lượng xuất khẩu, Tổng công ty xi măng Việt Nam đã quyết định thành lập Văn phòng đại diện Công ty tại Viên Chăn, CHDCND Lào theo quyết định số 515 XMVN HĐBT ngày 8/11/1999. Khi thành lập, công ty có tổng số vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung là: 6 418 000 000 đ .Trong đó: Vốn cố định: 362 000 000 đ Vốn lưu động: 6 056 000 000 đ Phân theo nguồn vốn: Vốn ngân sách cấp: 3 151 000 000 đ Vốn công ty tự bổ sung: 3 267 000 000 đ Sau mười năm hoạt động, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên, công ty đã góp phần giúp cho việc phục vụ nhu cầu xi măng trong nước và phát triển ngành xi măng ngày một tốt hơn. Điều này thể hiện rõ nét trong việc công ty luôn hoàn thành kế hoạch và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, thể hiện qua một số chỉ tiêu sau (10 năm): Tổng kim ngạch: 528 128 000 $ Tổng lợi nhuận: 94 071 255 000 đ Tổng số nộp ngân sách: 237 555 453 000 đ 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Công ty Xuất nhập khẩu xi măng có các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau: Xuất khẩu clinker, xi măng, tấm lợp. Nhập khẩu thiết bị phụ tùng, vật tư cho ngành sản xuất xi măng. Theo quyết định của Bộ Xây dựng, công ty có các nhiệm vụ: + Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành xi măng của các nước trên thế giới, khả năng hợp tác đầu tư với nước ngoài, khả năng nhập khẩu vật tư phụ tùng, thiết bị lẻ chuyên ngành và khả năng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới. + Thu thập và phổ biến thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường giá cả trên thế giới cho các đơn vị thành viên trong tổng công ty để tiếp cận với thị trường thế giới. + Chịu trách nhiệm quản lý quỹ ngoại tệ của toàn công ty để thanh toán và sử dụng có hiệu quả theo kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt, tuân thủ đúng các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính, xuất nhập khẩu và các qui chế giao dịch đối ngoại của Bộ, Nhà nước quy định. + Được vay vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng Việt Nam và nước ngoài, được phép huy động vốn của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo hướng dẫn chung của Nhà nước để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phát triển ngành trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm trang trải vốn vay. + Thực hiện cam kết trong hợp tác quốc tế thông qua hợp đồng thương mại, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Công ty được trực tiếp quan hệ với các tổ chức và thương nhân nước ngoài để ký kết các hợp đồng kinh tế, tiến hành các hợp đồng mua bán, hợp tác đầu tư, được cử cán bộ tham gia hội thảo, hội chợ, được trao đổi thông tin kinh tế kỹ thuật của các ngành công nghiệp xi măng theo các quy định hiện hành của Bộ, Nhà nước và luật Quốc tế. + Công ty được thực hiện các nghiệp vụ kinh tế đối ngoại và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng đã được Bộ Thương mại qui định tại công văn số 1387/HĐBT-TCCB ngày 12/05/1988. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiêp: Công ty xuất nhập khẩu xi măng tuy mới thành lập được trên 10 năm nhưng các qui chế về tổ chức quản lý, điều hành kinh doanh về mọi mặt đều được quán triệt xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ được giao theo chế độ quản lý và pháp luật hiện hành. Căn cứ vào: + Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công tác xuất nhập khẩu xi măng; + Phương án tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty; + Các yêu cầu quản lý của Nhà nước; cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Đặc điểm cơ bản của cơ cấu này là mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty được thực hiện theo một đường thẳng. Người thừa hành chỉ nhận và thi hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp. Người phụ trách chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của những người dưới quyền mình. Ưu điểm của mô hình này là nó tăng cường trách nhiệm cá nhân, tránh được tình trạng người thừa hành phải thi hành những chỉ thị khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau của người phụ trách. Tuy nhiên, kiểu cơ cấu này có nhược điểm: Mỗi thủ trưởng phải có kiến thức toàn diện, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặt khác, nó không tận dụng được các chuyên gia có trình độ cao về từng chức năng quản trị. Cơ cấu quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Giám đốc Phòng Kế Toán Phòng Tổng Hợp Phòng XNK Thiết bị phụ tùng Phòng XNK vật tư xi măng Chi nhánh tại H.Phòng Chi nhánh tại TP HCM VP đại diện tại Viên Chăn Sơ đồ tổng quát bộ máy quản lý của công ty XNK xi măng Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty điều hành hoạt động kinh doanh của công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty. 2 Phó giám đốc phụ trách theo các lĩnh vực công tác phân công và giúp giám đốc trong công tác quản lý. Kế toán trưởng là người giúp giám đốc thực hiện các pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Các phòng ban thực hiện các chức năng quản lý nhất định tham mưu cho giám đốc theo các chức năng của mình: +) Phòng Tổng hợp là phòng làm kế hoạch cho các kỳ, các năm. Ngoài ra, phòng còn làm công việc hành chính tổ chức của toàn công ty. +) Phòng Xuất nhập khẩu vật tư xi măng: xuất khẩu xi măng, tấm lợp, clinker và nhập khẩu thiết bị phụ tùng của ngành xi măng cho các công ty trong nước và cho các dự án lớn. +) 2 chi nhánh tại Hải Phòng và tại thành phố Hồ Chí Minh: đây là các đơn vị hạch toán kinh tế báo số trực thuộc Công ty Xuất nhập khẩu xi măng, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định. +) Đại diện của công ty tại Viên Chăn, CHDCND Lào có chức năng và nhiệm vụ sau: Khi có giấy báo hàng và giấy phép xuất khẩu của lô hàng, đại diện Viên Chăn cần quan hệ với cơ quan chức năng để làm thủ tục nhập hàng, kiểm tra hàng hoá. Tổ chức điều hành khâu bốc dỡ, đảm bảo đủ hàng, bốc dỡ nhanh, an toàn, đúng hợp đồng qui định. Trường hợp có tổn thất xảy ra trong quá trình bốc dỡ, được thay mặt công ty làm biên bản với các bên có liên quan để lập hồ sơ khiếu nại. Kịp thời báo cáo công ty và các khách hàng về những vấn đề phát sinh trong giao nhận để phối hợp giải quyết. +) Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính, kiểm tra, quan sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, giúp giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh, thanh quyết toán với Nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý nên công ty tổ chức mô hình kế toán theo hình thức tập trung. Phòng kế toán có nhiệm vụ là phản ánh, giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh, tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ công tác quản lý. Phòng kế toán gồm 8 kế toán viên, mỗi kế toán viên có nhiệm vụ khác nhau được phân công cụ thể như sau: Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của công ty đảm bảo tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng là người giúp giám đốc chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, tổ chức thông tin kinh tế và tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý tài chính và luật pháp nhà nước. Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thuế: có trách nhiệm tổng hợp số liệu từ các kế toán phần hành, lập các báo cáo tổng hợp, bảo quản hồ sơ, tài liệu, đồng thời thực hiện nhiệm vụ thanh quyết toán với nhà nước. Kế toán công nợ: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán của công ty với nhà cung cấp và các đơn vị khác. Kế toán thanh toán tiền Việt Nam: có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm biến động lượng tiền mặt của công ty và các quan hệ thanh quyết toán với các đơn vị trong nước. Kế toán thanh toán ngoại tệ: là người kiểm tra, ghi chép tình hình xuất nhập khẩu của công ty đối với các đơn vị nước ngoài, các quá trình thanh toán ngoại tệ giữa hai bên và quan hệ với các ngân hàng. Kế toán vật tư và tài sản cố định: theo dõi, ghi chép, phản ánh một cách chính xác kịp thời về số hiện có và tình hình biến động của các loại vật tư, tài sản cố định. Thủ quỹ: có nhiệm vụ theo dõi quá trình thu chi tiền mặt, lập các báo cáo thu chi hàng tháng. Kế toán tiền lương: theo dõi tình hình thanh toán với công nhân viên trong đơn vị. Các cán bộ phòng kế toán của công ty đều nắm vững chế độ quản lý kinh tế, tài chính, có trình độ đại học và trên đại học. Đồng thời trong quá trình làm việc, các kế toán viên luôn tìm tòi, sáng tạo làm quá trình hạch toán được chính xác, kịp thời. Mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Xuất nhập khẩu xi măng: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Kế toán thanh toán tiền VN Kế toán vtư & tài sản cố định Kế toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán thanh toán ngoại tệ 4. Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Công ty Xuất nhập khẩu xi măng là công ty chuyên ngành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với quy mô lớn, tập trung chuyên môn hoá phục vụ cho toàn ngành xi măng về công tác phát triển ngành với doanh số kim ngạch xuất khẩu lớn. Công ty có địa bàn hoạt động rộng lớn trên phạm vi cả nước. Công ty kinh doanh theo lĩnh vực kinh tế thương mại về: - Nhập khẩu chuyên ngành vật tư, thiết bị phụ tùng và thiết bị toàn bộ phục vụ sản xuất xi măng. - Xuất khẩu clinker, xi măng, tấm lợp. - Nhận nhập khẩu uỷ thác cho các công ty trong nước trực thuộc ngành. - Nhận đại lý bán hàng ký gửi. - Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá, cung cấp dịch vụ tư vấn về nhập khẩu. Trên cơ sở hạch toán bù đắp chi phí có lợi nhuận, bảo toàn vốn kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo luật định. Các chỉ tiêu chủ yếu trong Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây: Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu 45.883.354.597 74.373.872.822 78.235.232.626 Doanh thu thuần 45.883.354.597 74.373.872.822 78.235.232.626 Giá vốn hàng bán (39.932.406.766) (70.708.877.127) (73.018.566.760) Lợi nhuận gộp 5.950.947.831 3.664.995.695 5.216.665.866 Chi phí bán hàng (1.129.098.082) (1.311.938.271) (1.516.022.671) Chi phí quản lý DN (2.724.093.982) (2.857.257.731) (3.575.918.480) LN thuần từ h/đ KD 2.097.755.767 (504.200.307) 124.724.715 LN hoạt động TC 3.804.736.471 5.134.632.532 3.667.627.429 LN h/đ bất thường 400.000 330.566.128 507.588.576 LN trước thuế 5.902.892.238 4.960.998.353 4.299.940.720 Thuế TNDN (1.871.299.921) (1.389.119.473) (1.240.068.472) LN sau thuế 4.031.592.921 3.571.878.880 3.059.872.248 (Nguồn: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC635.doc
Tài liệu liên quan